THỰC TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY
2.1/ Giới thiệu khái quát về Công ty
2.1.1 : Quá trình hình thành và phát triển. a.Lịch sử hình thành và phát triển của Viettel Telecom được tóm tắt như sau:
Tháng 6/ 1989: VIETTEL được thành lập ngày 01/06/1989 tiền thân là
Công ty Điện tử thiết bị thông tin, kinh doanh các dịch vụ truyền thống: khảo sát thiết kế, xây lắp các công trình thông tin, xuất nhập khẩu các thiết bị viễn thông và dịch vụ bưu chính1989-1995: đây là thời kỳ sơ khai, hình thành. Công ty được rèn luyện và trưởng thành qua các công trình xây lắp thiết bị, nhà trạm viễn thông và các cột ăng ten cho các tuyến vi ba.
Tháng 2/1990: hoàn thành tuyến vi ba số AWA Hà Nội – Vinh đầu tiên cho Tổng cục Bưu điện, đây cũng là công trình lớn đầu tiên của VIETTEL.
Năm 1995 : Công ty Điện tử thiết bị thông tin được đổi tên thành Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội (tên giao dịch là VIETTEL).
Tháng 9/1997 : xin phép kinh doanh 6 loại hình dịch vụ BCVT: Dịch vụ điện thoại cố định; di động, nhắn tin, Internet, trung kế vô tuyến Radio trunking; dịch vụ bưu chính.
Giai đoạn 1998 -2000: VIETTEL được cấp phép kinh doanh dịch vụ
BCVT trên phạm vi toàn quốc:
- Thiết lập mạng và cung cấp các dịch vụ bưu chính;
- Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất;
- Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ điện thoại trung kế vô tuyến;
- Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ Internet công cộng;
- Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ điện thoại chuyển mạch công cộng (PSTN);
Năm 1999: Triển khai thử nghiệm và chính thức kinh doanh dịch vụ trung kế vô tuyến trên địa bàn thành phố Hà Nội Nghiên cứu và xây dựng dự án xin phép thử nghiệm dịch vụ điện thoại đường dài sử dụng công nghệ VoIP.
Tháng 9/1999: Nghiệm thu bàn giao tuyến đường trục cáp quang 1A, dài gần 2.000 km với 19 trạm chính; là đường trục đầu tiên ở Việt nam do người Việt Nam tự thiết kết, thi công không có sự tham gia của chuyên gia nước ngoài Đây là công trình đánh dấu nhiều sáng kiến mang tính đột phá của VIETTEL như: Đấu tắt cáp quang phục vụ ứng cứu thông tin; giải pháp thu phát trên một sợi quang và thiết kế mạng phẳng; giải pháp về đảm bảo thông tin khi xảy ra sự cố đồng thời trên 2 tuyến của vòng ring phẳng sáng kiến sử dụng công vụ để quản lý các mã nguồn; giải pháp khai báo kênh công vụ cho trạm nhánh; thiết kế lại phần nguồn cho Card khuyếch đại quang
Tháng 2/2000: VIETTEL được cấp phép khai thác thử nghiệm dịch vụ
VoIP (mã số 178) Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển mới trong sản xuất kinh doanh BCVT của VIETTEL.
Tháng 9/2000: Thống nhất và ký thoả thuận kết nối cung cấp dịch vụ điện thoại VoIP đầu tiên ở Việt Nam với VNPT; tiến hành các thủ tục thuê kênh, tập huấn kỹ thuật để chuẩn bị triển khai dự án; đồng thời làm các thủ tục xin cấp phép dự án VoIP quốc tế.
Ngày 15/10/2000: Chính thức tổ chức kinh doanh thử nghiệm có thu cước dịch vụ điện thoại đường dài VoIP trên tuyến Hà Nội - Hồ Chí Minh. Đánh dấu sự kiện lần đầu tiên có một Công ty ngoài VNPT cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam, bước đầu phá vỡ thế độc quyền, người sử dụng được lựa chọn dịch vụ viễn thông của nhà khai thác khác với giá cước rẻ hơn Lưu lượng bình quân đạt 50K-60K phút/ ngày.
Năm 2001-2003: Triển khai hạ tầng viễn thông, mở rộng các loại hình dịch vụ viễn thông, liên tục củng cố hoàn thiện mô hình tổ chức. Đây là thời kỳ một loạt các đơn vị thành viên của VIETTEL được thành lập: Trung tâm điện thoại cố định; Trung tâm Công nghệ thông tin và dịch vụ kỹ thuật; Trung tâm Mạng truyền dẫn; Trung tâm điện thoại di động là tiền thân của các Công ty thiết lập mạng và cung cấp các dịch vụ viễn thông sau này Việc thành lập các Trung tâm theo hướng tách riêng các dịch vụ cố định, di động, Internet ra để tập trung phát triển nhanh giai đoạn đầu.
Tháng 7/2001: chính thức kinh doanh dịch vụ VoIP đường dài trong nước; Tháng 12/2001: Chính thức kinh doanh dịch vụ VoIP quốc tế;
Tháng 10/2002: Cung cấp dịch vụ thuê kênh nội hạt và đường dài trong nước; chính thức cung cấp dịch vụ Internet.
Tháng 1/2003: Cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP).
Tháng 9/2003: Cung cấp dịch vụ điện thoại cố định (PSTN) tại Hà Nội và Hồ Chí Minh.
Tháng 11/2003: Khai trương cổng quốc tế vệ tinh tại Sơn Tây Đáng kể nhất chính là sự triển khai nhanh và mạnh mạng truyền dẫn toàn quốc và đi quốc tế, với quan điểm “truyền dẫn chính là hạ tầng của hạ tầng” VIETTEL phối hợp với đường sắt triển khai tuyến cáp quang 1B dung lượng 1Gbps, nhằm phục vụ kết nối cho các dịch vụ điện thoại của VIETTEL và cho thuê kênh; triển khai cửa ngõ quốc tế làm cơ sở để cung cấp dịch vụ điện thoại quốc tế và phục vụ kết nối Internet.
Ngày 15/10/2004: VIETTEL chính thức kinh doanh dịch vụ điện thoại di động, chỉ hơn một tháng sau khi vào hoạt động, VIETTEL đã có 100.000 khách hàng; gần 1 năm sau đón khách hàng 1 triệu; ngày 21/7/2006 đón khách hàng thứ 4 triệu và đến cuối tháng 12/2007 đã vượt con số trên 7 triệu khách hàng Là mạng di động phát triển nhanh nhất, chỉ sau hơn 2 năm chính thức kinh doanh đã có trên trên 3000 trạm BTS trên toàn quốc và trên 7 triệu khách hàng, theo số liệu thống kê năm 2006 của GSMA thì VIETTEL MOBILE là mạng di động có tốc độ phát triển nhanh thứ 13 trên thế giới.
Năm 2005: Công ty Viễn thông Quân đội chuyển đổi thành Tổng công ty Viễn thông Quân đội, điều đó cho thấy, từ một công ty nhỏ, đã phát triển trở thành một tập đoàn lớn mạnh, có uy tín, có thương hiệu trên thị trường.
Ngày 18/6/2007, Tổng Công Ty Viễn Thông Quân Đội đã long trọng tổ chức lễ công bố thành lập Công ty Viettel Telecom trên cơ sở sát nhập 2 công ty là Công ty điện thoại đường dài và công ty điện thoại di động Viettel, với mục tiêu trở thành nhà cung cấp viễn thông hàng đầu tại Việt Nam Trong xu hướng hội nhập và tham vọng phát triển thành một Tập đoàn Viễn thông, Viettel Telecom (thuộc Tổng Công ty Viễn thông quân đội Viettel) được thành lập kinh doanh đa dịch vụ trong lĩnh vực viễn thông trên cơ sở sát nhập các Công ty: Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di động Viettel. Đến nay, Viettel Telecom đã ghi được những dấu ấn quan trọng và có một vị thế lớn trên thị trường cũng như trong sự lựa chọn của những Quý khách hàng thân thiết:
- Dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế 178 đã triển khai khắp 64/64 tỉnh, thành phố cả nước và hầu khắp các quốc gia, các vùng lãnh thổ trên thế giới.
- Dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ Internet…phổ cập rộng rãi đến mọi tầng lớp dân cư, vùng miền đất nước với hơn 1,5 triệu thuê bao
- Dịch vụ điện thoại di động vượt con số 20 triệu thuê bao, trở thành nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động số 1 tại Việt Nam.
Với việc thành lập công ty Viettel Telecom trên cơ sở sáp nhập 2 công ty lớn, Viettel Telecom giờ đây sẽ cung cấp tất cả các dịch vụ viễn thông tại Việt Nam Hội tụ là một xu hướng tất yếu , các doanh nghiệp viễn thông trên thế giới đã tiến hành cung cấp đa dịch vụ và tích hợp công nghệ theo hướng tất cả trong một, việc Viettel Telecom ra đời là đi theo xu hướng đó Đây cũng là sự điều chỉnh để thích nghi, tăng cường tính cạnh tranh cho Viettel trong môi trường kinh doanh mới Viettel Telecom ra đời sẽ tiếp tục sứ mệnh mà Viettel luôn theo đuổi là trở thành nhà cung cấp viễn thông số một tại Việt Nam và có tên tuổi trên thế giới Viettel Telecom sẽ tiếp tục đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng mạng lưới kỹ thuật, mạng lưới kinh doanh, nâng cao công tác chăm sóc khách hàng nhằm cung cấp cho khách hang các dịch vụ đa dạng, hấp dẫn với chất lượng tốt nhất, giá thành hợp lý nhất
2.1.2 : Các giấy phép của Viettel
- Giấy phép số 111/1998/GP-TCBĐ ngày 24/01/1998 của Tổng cục Bưu điện cho phép Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất.
- Giấy phép số 275/GP-TCBĐ ngày 17/03/2006 của bộ bưu chính viễn thông cho phép Tổng Công ty Viễn thông Quân đội thử nghiệm mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông;
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨU TƯ VÀO CƠ SỞ HẠ TẦNG NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA VIETTEL
Phương hướng và mục tiêu phát triển trong thời gian tới
Định hướng của Tổng công ty trong thời gian tới là phát triển nhanh, bền vững và theo đó các công ty thành viên cũng phải đề ra cho mình những phương hướng và mục tiêu cụ thể trong thời gian tới Để đạt được sự phát triển nhanh và bền vững, công ty đã đưa ra mục tiêu cụ thể cho riêng mình và đưa ra phương hướng “6 nhất” cùng với các chương trình hành động cụ thể.
Công ty định hướng mục tiêu cho mình như sau:
+Về vị thế: Viettel Telecom xác định sẽ trở thành công ty cung cấp dịch vụ viễn thông số một tại Việt Nam và có tên tuổi trên thế giới.
+Về cơ sở hạ tầng: Có cơ sở hạ tầng viễn thông rộng lớn, đường truyền đến tận huyện xã, có chất lượng mạng tốt nhất.
+Về nguồn nhân lực: Có nguồn nhân lực trình độ cao, chuyên môn giỏi, luôn luôn làm chủ công nghệ.
-Chương trình mở rộng và củng cố nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh dịch vụ di động đường dài trong nước và quốc tế.
-Chương trình đầu tư mở rộng nâng cao chất lượng dịch vụ điện thoại di động.
-Chương trình phát triển mạng truyền dẫn.
-Chương trình phát triển đường trục Internet và truy cập Internet băng rộng.
-Chương trình đầu tư ra nước ngoài kinh doanh dịch vụ viễn thông.Chương trình triển khai cơ sở hạ tầng viễn thông.
-Kênh phân phối tốt nhất
-Chính sách khách hàng tốt nhất
Định hướng trong đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Viettel Telecom
Thực hiện quan điểm “đầu tư chiều sâu”, Viettel sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược “ Mạng lưới đi trước, kinh doanh đi sau” đã chứng tỏ được thành công ở mạng 2G Viettel sẽ ưu tiên đầu tư cho hạ tầng mạng 3G, cả chiều sâu lẫn chiều rộng, thể hiện ở việc sẽ phủ sóng 83% dân số tại 64/64 tỉnh thành trên toàn quốc ngay từ thời điểm khai trương mạng 3G; và tiếp đến sẽ phủ 100% dân số sau 3 năm, với hạ tầng truyền dẫn được quang hóa khoảng 70%.
Thống nhất quan điểm “đẩy mạnh đầu tư theo chiều sâu”, những năm qua Viettel đã đẩy mạnh đầu tư theo chiều rộng, để tiếp tục phát triển nhanh và bền vững, phải đẩy mạnh hơn nữa đầu tư theo chiều sâu, bao gồm đầu tư hạ tầng sâu xuống huyện, xã, hạ tầng mạng lưới phải đảm bảo tính vững chắc, chất lượng ổn định, đầu tư vào công nghệ mới, đầu tư cho nghiên cứu phát triển, đầu tư vào các công nghệ quản lý, đầu tư cho các ứng dụng CNTT Cụ thể là quang hoá đến 100% xã Mỗi xã sẽ có ít nhất một trạm BTS, cả 2G và 3G để phục vụ mọi giao dịch cho khách hàng, bao gồm cả điện thoại cố định, di động và Internet Quang hoá đến 100% các toà nhà, phủ sóng trong nhà100% các toà nhà cao tầng Nâng cao tính bền vững của mạng lưới truyền dẫn với việc nâng cao thêm một cấp dự phòng, đường trục từ 1+3 lên 1+4, liên tỉnh từ 1+2 lên 1+3, truyền huyện từ 1+1 lên 1+2 Xây dựng trên 20.000 km cột để triển khai mạng cáp, ít nhất 30-40% hệ thống cột cáp là của Viettel đầu tư Tại các thành phố lớn, đẩy mạnh việc ngầm hóa các tuyến cáp Coi việc đầu tư vào các hệ thống cống bể như một lĩnh vực kinh doanh hạ tầng Đẩy mạnh xây dựng trụ sở Viettel tại tất cả các tỉnh, đẩy mạnh việc mua, thuê lâu dài các vị trí kinh doanh tại các thành phố, thị xã và huyện Tiếp tục đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng mạng lưới, coi chất lượng là gốc của sản phẩm và quyết định sự tồn tại lâu dài của Viettel Thành lập bộ phận nghiên cứu phát triển của Công ty, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ mới, đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh Phát triển các ứng dụng giá trị gia tăng và sản phẩm mới
- Đầu tư hiệu quả bằng cách tối ưu hóa việc sử dụng lại hạ tầng Với ưu thế đang quản lý khai thác một hạ tầng viễn thông sâu rộng nhất Việt nam với gần 60.000 km cáp quang đến từng huyện lỵ, hàng chục ngàn nút mạng bao gồm cả các trạm thu phát sóng; Viettel sẽ tối ưu hóa hiệu quả đầu tư bằng cách tối đa việc sử dụng lại hạ tầng Điều này sẽ giúp cho người sử dụng được nhanh chóng thụ hưởng các tiện ích tiên tiến của các dịch vụ do 3G đem lại, với chi phí phù hợp nhất.
- Ưu tiên phát triển vùng sâu vùng xa Triết lý kinh doanh của Viettel là
“Kinh doanh gắn liền với trách nhiệm xã hội” và “Đầu tư cho tương lai”, do đó Viettel tin chắc rằng, các vùng còn khó khăn, khi tiếp cận được với thông tin thông qua mạng viễn thông, họ sẽ có nhiều cơ hội thay đổi cuộc sống hơn.Chính vì vậy, Viettel luôn ưu tiên phát triển các vùng còn khó khăn, thiếu thốn và xác định đó chính là điều làm nên sự khác biệt cho mạng viễn thông của mình
- Băng rộng là nhu cầu cơ bản: Tầm nhìn của Viettel là đem băng rộng đến cho mọi hộ gia đình Việt nam trước năm 2012, vì Viettel hiểu rằng băng rộng là nhu cầu cơ bản của người dân, vì những lợi ích mà nó đem lại cho quốc gia, cho xã hội và cộng đồng trong việc phát triển kinh tế nói chung và tăng cường tri thức nói riêng 3G sẽ là phương tiện tốt để Viettel hiện thực nhanh chóng tầm nhìn này của mình, với việc phủ sóng không chỉ ở các thành phố, thị xã thị tứ, mà còn ở các vùng nông thôn, miền núi.
- Vùng phủ sóng đóng vai trò quyết định: Kinh nghiệm khai thác mạng di động cho thấy vùng phủ sóng là yếu tố hàng đầu quyết định thành công, bên cạnh giá dịch vụ và tính phổ cập của thiết bị đầu cuối Viettel sẽ triển khai vùng phủ sóng đến tối đa dân cư trong thời gian ngắn nhất có thể Mục tiêu là trong 3 năm đầu tiên, Viettel sẽ phủ đến 100% dân số.
3.2 / Giải pháp đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Viettel
- Có chiến lược phát triển mạng lưới chủ động theo hướng ưu tiên đầu tư phát triển mạng lưới mạnh tại các khu vực trọng điểm, địa bàn đông dân cư, có khả năng mang lại doanh thu dịch vụ cao Bài học từ ChinaMobile cho thấy, phủ sóng rộng là một chiến lược kinh doanh thành công đầu tiên cho các mạng điện thoại di động học tập Tại Việt Nam, dù ra đời sau nhưng Viettel đã áp dụng chiến lược này và âm thầm phủ sóng rộng toàn quốc, tốc độ phát triển mạng lưới của Viettel trong vòng chưa đầy 2 năm (năm 2006) đã vượt xa quá trình hơn 10 năm của 2 mạng MobiFone và Vinaphone Đến thời điểm hiện nay, tháng 12 năm 2008, số lượng trạm thu phát sóng của Viettel đã đạt con số hơn 14 nghìn trạm, phủ sóng tới 98% dân số và là mạng điện thoại di động đầu tiên phủ sóng tới cả các hải đảo Để thoả mãn nhu cầu khách hàng công ty phải tập trung đầu tư vào hệ thống các trạm thu phát sóng (BTS), phát triển hệ thống truyền nội hạt Mặc dù công việc này đã được Viettel đầu tư và thực hiện rất tốt, song thị trường ngày càng phát triển thì cơ sở hạ tầng như hiện nay là chưa đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ của nhà cung cấp, do vậy công ty cần đầu tư cơ sở hạ tầng tương thích với số lượng thuê bao phát triển của mình.
- Có kế hoạch đầu tư cho các vùng thị trường tiềm năng, chuẩn bị đón chu kỳ tăng trưởng kinh tế của các vùng này.
- Đầu tư phát triển mạng viễn thông đồng bộ, hiện đại, theo kịp trình độ thế giới để có thể cung cấp các dịch vụ tiên tiến Đầu tư nâng cấp công nghệ sử dụng trong cung cấp dịch vụ, hiện nay công ty đang chuẩn bị triên khai công nghệ 3G, rất có thể trong tương lai sẽ là công nghệ 3,5G Do vậy công ty cần chú ý nắm bắt xu hướng công nghệ hiện đại của thế giới để mình không trở thành nhà cung cấp lạc hậu về công nghệ.
- Tổ chức lực lượng chuyên gia nghiên cứu chiến lược công nghệ và phát triển mạng lưới.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ đặc biệt các dịch vụ cốt lõi Cải thiện tình trạng nghẽn mạch, tốc độ chậm thông qua việc nâng cấp dung lượng đường truyền. Tránh tắc nghẽn mạng vào những giờ cao điểm hay trong thời gian khuyến mại sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường.
- Tăng cường các công tác bảo dưỡng, tối ưu hoá và điều hành mạng lưới, bảo đảm mạng lưới hoạt động ổn định, không có sự cố xảy ra trên toàn mạng.
- Hiện đại hoá cơ sở hạ tầng: Năm 2008 về cơ bản triển khai công nghệ GPRS, EDGE đưa vào hoạt động Từ công nghệ GPRS, EDGE là bước đệm để triển khai công nghệ thông tin di động thế hệ 3G vào năm 2010 Sử dụng công nghệ HSPA (tốc độ truy cập Internet trên mobile với tốc độ cao) ngay từ khi cung cấp dịch vụ Thực tế cho thấy, lựa chọn công nghệ phù hợp với xu thế phát triển chung đóng vai trò quan trọng trong thành công của các nhà khai thác viễn thông HSPA là lựa chọn của Viettel, khi có đến hơn 92% các nhà khai thác WCDMA triển khai ngay HSPA từ đầu, ban đầu cung cấp tại các thành phố lớn và các tỉnh trọng điểm Tất cả các thiết bị mạng (bao gồm node B và RNC) phục vụ mạng WCDMA đều phải sẵn sàng hỗ trợ HSDPA/HSUPA phiên bản rel.5 trở lên Thiết bị mạng cũng sẵn sàng để nâng cấp lên LTE, hỗ trợ chuyển giao giữa mạng 2G và 3G.
+Mạng lớn, tập trung đầu tư và triển khai nhanh trong các năm tiếp theo, đảm bảo trong năm phủ kín 100% diện tích Việt Nam Các năm sau chỉ tập trung tăng dung lượng theo nhu cầu thực tế.
+Tận dụng tối đa hạ tầng và phần mạng đã có sẵn như nhà trạm và các thiết bị phụ trợ, kho số, hệ thống truyền dẫn, hạ tầng mạng 2G để phát triển dịch vụ 3G Đây cũng là một thế mạnh của Viettel Telecom
2.2 : Nhóm giải pháp cụ thể
Hiện nay Viettel đang sử dụng công nghệ GSM đang là công nghệ rất tốt tại thời điểm này nhưng công ty cần nắm bắt xu hướng công nghệ thế giới để có những điều chỉnh cụ thể Thực tế công ty đang chuẩn bị triển khai công nghệ 3G Với công nghệ 3G này chiếc điện thoại di động trở thành một cvcái máy tính xách tay nhỏ đem lại nhiều tiện ích cho người tiêu dùng như e-mail, video, hội họp…Để thực hiện tốt chiến lược công nghệ của mình công ty nên thực hiện các giải pháp sau:
-Tiếp tục thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại phục vụ cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp tới cho khách hàng.
- Theo dõi xu hướng biến động công nghệ của thế giới để có hướng đi thích hợp tránh lạc hậu về công nghệ
Các giải pháp khác
Ngoài việc đưa ra cho mình các định hướng hợp lý và thực hiện chúng hiệu quả, công ty cần chú ý tới các giải pháp khác nhằm tạo điều kiện cho các định hướng chiến lược đúng đắn đó và thực hiện kinh doanh hiệu quả. Đó là các giải pháp như: a Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin và truyền thông
- Hệ thống thông tin và truyền thông có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đưa ra các định hướng chiến lược và thực hiện nó hiệu quả Do vậy công ty nên chú ý đầu tư cho hệ thống hạ tầng thu thập và xử lý thông tin của mình sao cho các thông tin thu thập được đảm bảo phản ánh đúng tín hiệu của thị trường, tránh sai lệch sẽ đưa ra các quyết định sai lầm Hệ thống thông tin phải đảm xử lý được các thông tin sơ cấp thành các thông tin thứ cấp cho các nhà quản lý ra quyết định, đồng thời đảm bảo cho việc truyền tải thông tin trong quá trình thực hiện kinh doanh hiệu quả. b Giải pháp đảm bảo hoạt động mua sắm cho các nhu cầu của doanh nghiệp khi cần thiết
-Công ty nên chú ý tới các hoạt động này vì nó ảnh hưởng đến tiến trình của các hoạt động khác trong doanh nghiệp Do vậy cần chú ý cung cấp đầy đủ kinh phí cho các hoạt động này và đảm bảo đúng tiến trình cho các hoạt động khác.
3.3 / Kiến nghị để thực hiện được các giải pháp trên.
Kiến nghị đối với nhà nước và các cơ quan
Sự thành công của doanh nghiệp gắn với lợi ích của Đất nước, sự phát triển của kinh tế - xã hội, nên Nhà nước và các cơ quan cần thực hiện các biện pháp kinh tế vĩ mô để hỗ trợ và tạo ra một nền kinh tế phát triển ổn định nhằm tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp nói chung và cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động nói riêng Môi trường kinh doanh thuận lợi chính là sự bảo đảm bước đầu cho doanh nghiệp trong triển khai các định hướng và mục tiêu có hiệu quả.Đó là các giải pháp như:
-Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, nâng cao thu nhập quốc đan và thu nhập bình quân đầu người
- Các giải pháp về bình ổn giá cả thị trường tránh tình trạng lạm phát như hiện nay.
-Các giải pháp tạo lập môi trường thông thoáng cho các doanh nghiệp hoạt động, tăng cường tính cạnh tranh bình đẳng, tránh hiện tượng độc quyền.
- Các giải pháp về văn hoá xã hội nhằm xoá bỏ tâm lý lạc hậu cổ điển cho người dân, xoá dần khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.
Kiến nghị đối với cán bộ quản lý của công ty
Để thực hiện thành công các định hướng và mục tiêu chiến lược của mình, các cán bộ quản lý của công ty cần phải:
- Chú trọng đến các hoạt động kiểm tra giám sát và đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu kinh doanh, không chỉ giao cho các bộ phận chuyên trách tiến hành mà ngay cả cán bộ quản lý cấp cao cũng cần thường xuyên kiểm tra giám sát các hoạt động của các bộ phận cấp dưới.
- Lắng nghe ý kiến của nhân viên cấp dưới bởi họ là những người gần nhất với quá trình thực hiện các mục tiêu chiến lược đã đề ra của doanh nghiệp, nhân viên cấp dưới có thể gợi mở ra những ý tưởng mới rất tốt cho cán bộ quản lý.
- Tăng cường quan hệ với các nhà quản lý cấp cao của Nhà Nước sẽ có rất nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp.
Dịch vụ viễn thông nói chung và dịch vụ ĐTDĐ nói riêng là những dịch vụ kinh doanh mang lại cho Viettel lợi nhuận cao và đang trên đà phát triển mạnh mẽ Hiện nay những dịch vụ này đang dứng trước một sự cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp trong và ngoài nước Điều đó cần thiết phải có sự nghiên cứu một cách toành diện bà hệ thống về khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông nói chung và ĐTDĐ nói riêng Đề tài “Giải pháp đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel” nghiên cứu hệ thống lý luận về hạ tầng cơ sở viễn thông và khả năng cạnh tranh, phân tích đánh giá thự trạng, hoạt động đầu tư vào cơ sở hạ tầng để nâng cao khả năng cạnh tranh của Viettel telecom, đề xuất các giải pháp đầu tư hạ tầng để tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp Với mục đích đó , đề tài đã giải quyết được những vẫn đề sau :
1 Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về cơ sở hạ tầng viễn thông và khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp, nghiên cứu các đặc điểm của hạ tầng cơ sở và vai trò của cơ sở hạ tầng đối với sự phát triển của doanh nghiệp viễn thông.
2 Nghiên cứu nội dung đầu tư vào cơ sở hạ tầng, làm rõ sự cần thiết phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng, các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
3 Nghiên cứu đặc điểm hoạt động kinh doanh và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Viettel Telecom, đặc điểm sản phẩm dịch vụ ĐTDĐ và kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ ĐTDĐ giai đoạn 2003-2008
4, Phân tích thực trạng cơ sở hạ tầng viễn thông và các giải pháp đầu tư vào hạ tầng cơ sở để nâng cao khả năng cạnh tranh mà doanh nghiệp đã thực hiện Từ đó dã làm rõ được các vấn đề : Khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng, thực trạng các loại cơ sở hạ tầng viễn thông hiện có của công ty, thị phần cũng như khả năng cạnh tranh của Viettel Telecom.
5 Đưa ra hệ thống các giải pháp đầu tư vào cơ sở hạ tầng để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và những điều kiện để thực hiện các giải pháp đó Hệ thống những giải pháp này được dựa trên việc nghiên cứu thự trạng tình hình cơ sở hạ tầng viễn thông của công ty, các giải pháp mà công ty đã thực hiện để nâng cao khả năng cạnh tranh cho mình, cùng với các đặc điểm kinh doanh, đặc điểm công ty và định hướng kinh doanh cà định hướng phát triển cơ sở hạ tầng, mục tiêu phát triển trong chíên lược kinh doanh của Viettel Telecom những năm tới về kinh doanh viễn thông.
Phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông trong hoạt động sản xuất kinh doanh là mối quan tâm của mọi doanh nghiệp viễn thông Với những vấn đè đac nghiên cứu trong đề tài, em hy vọng góp phần làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa ra các giải pháp đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Viettel Telecom Với thời gian có hạn và đây là một vấn đề rất lớn, cho nên trong phạm vi của đè tài này, chắc chắn chưa thể giải quyết một cách triệt để những vấn đề tồn tại của hoạt động đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Viettel Những giải pháp đưa ra cần phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để đè tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn
Một lần nữa em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy giáo Thạc sỹ Nguyễn Quang Huy đã tận tình hướng dẫn em và tạo mọi điều kiện để bản chuyên đề này được hoàn thành.