nuôi con khỏe dạy con ngoan
Trang 1NUÔI CON KHỎE DẠY CON NGOAN
CÁCH ĐÁP ỨNG NHU CẦU TÌNH CẢM
CỦA TRẺ TỪ 4 ĐẾN 12 TUỔI
DR RICHARD C WOOLFSON
Trang 3BÌA 4
Quyển sách được xem như một cẩm nang hữu ích nhất trong việc nuôi dạy con, đề cập đến những yếu tố góp phần tích cực vào việc bồi đắp nên hạnh phúc cho trẻ và giúp trẻ cảm thấy hài lòng về bản thân
Phần đầu sách sẽ giới thiệu về sự phát triển và những điều góp phần tạo nên hạnh phúc
cho trẻ thông qua những phương pháp nuôi dạy con tích cực
Phần tiếp theo trình bày về bản chất và tầm quan trọng của lòng tự tin đối với trẻ
Kế đó là những phương pháp giúp trẻ điều khiển tình cảm một cách hiệu quả hơn, và
không ngừng khám phá những mối quan hệ xã hội quan trọng khác
Chương cuối của cuốn sách sẽ nhấn mạnh đến vai trò của giao tiếp tích cực trong việc tạo
nên hạnh phúc cho trẻ
Trang 4
Chương 1: GIỚI THIỆU
Dù ở thời đại nào, cha mẹ cũng luôn mong muốn đem đến hạnh phúc cho con cái Trẻ sẽ cảm thấy cuộc sống của mình trở nên thú vị hơn nếu trẻ học tốt ở trường,
có nhiều bạn bè, biết chơi một nhạc cụ nào đó hay có thật nhiều đồ chơi, v.v Song tất cả chỉ có ý nghĩa khi trẻ cảm nhận được niềm vui trong từng công việc
Tuy nhiên, nếu lúc nào trẻ cũng cảm thấy buồn bã hoặc không hài lòng về một việc gì
đó, thì chắc chắn trẻ sẽ không còn thời gian lẫn hứng thú để quan tâm đến những món đồ chơi
ưa thích hay những sự việc đang diễn ra xung quanh mình nữa Khi đó, khả năng gây ảnh hưởng cũng như khả năng mang lại niềm vui cho trẻ của những hoạt động này sẽ giảm đi rất nhiều Tương tự, khi tâm trạng buồn rầu, kém năng động chiếm ưu thế trong đời sống tình cảm của trẻ thì trẻ sẽ không còn muốn phấn đấu để đạt kết quả cao trong học tập, cũng như cố gắng
để giành thành tích cao nhất trong các cuộc thi thể thao nữa…
Các kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy rằng trẻ em ngày nay phải chịu quá nhiều áp lực từ mọi phương diện xã hội Nghĩa là hiện nay có rất nhiều trẻ em luôn trong trạng thái bị căng thẳng, bất an và lo lắng nhiều hơn so với trẻ em các thế hệ trước Điều này là bằng chứng cho thấy rằng không phải trẻ em nào cũng luôn có hạnh phúc như nhau
Nhận diện hạnh phúc
Hạnh phúc là một khái niệm tâm lý học mà chúng ta chỉ có thể cảm nhận thông qua những trải nghiệm, chứ rất khó định nghĩa Theo chúng tôi, hạnh phúc của trẻ được xác định bởi những yếu tố như: cảm xúc tích cực đối với cuộc sống, biết tự hài lòng và cảm thấy thỏa mãn về bản
Trang 5thân, về tính cách, về sự thành công của mình và những mối quan hệ với mọi người xung quanh
Đôi khi hạnh phúc của trẻ được biểu lộ một cách rất rõ ràng, chẳng hạn bé cười hớn hở khi thấy cha mẹ đến đón lúc tan trường, hoặc bé thấy thích thú khi được lần đầu tiên đi máy bay Tuy nhiên, không phải lúc nào hạnh phúc của trẻ cũng được bộc lộ một cách rõ ràng để chúng ta có thể nhận ra một cách dễ dàng như vậy, mà đôi khi nó còn được biểu hiện hết sức tinh tế Chẳng hạn, đã bao giờ bạn biết hết tất cả lí do vì sao bé thích đến trường chưa? Có thể
bé sẽ không nói cho chúng ta biết bé cảm thấy rất vui với những hoạt động ở trường, với những người bạn ở lớp Có thể không phải sáng nào bé cũng đến trường với nụ cười hớn hở trên môi, nhưng đến lúc vào lớp thì bé lại rất ngoan và hào hứng với bài tập được giao, mỗi khi đi học về thì líu lo kể những trò chơi mới ở trường… Tất cả những biểu hiện ấy chứng tỏ rằng bé đang hạnh phúc với cuộc sống của mình và với thế giới xung quanh Khi đã thấu hiểu tâm lí
trẻ, chúng ta có thể “bắt nhịp” chính xác với bất kỳ dấu hiệu tinh tế nào chứng tỏ là bé đang
hạnh phúc hay đang buồn lo
Tr.7
Hình tr.7
Hài lòng v ề bản thân, về những thành quả đã đạt được, cũng như về những mối quan hệ với
m ọi người xung quanh đều là những yếu tố không thể thiếu để bồi đắp nên hạnh phúc cho bé
Làm cách nào để trẻ hạnh phúc?
Không điều gì có thể chắc chắn rằng những việc chúng ta làm là “đúng” hay “sai” để giúp trẻ
đi đến hạnh phúc Phần lớn điều này tùy thuộc vào nhân cách riêng của từng trẻ, vào tính khí,
kỹ năng, thái độ, cũng như cách thức mà chúng cảm nhận về cuộc sống, về mối quan hệ giữa trẻ với những người xung quanh… Ngoài ra, hạnh phúc của trẻ không phải là sự sắp đặt ngẫu nhiên, vậy nên chúng ta đừng bao giờ nghĩ rằng mọi điều tốt đẹp đến với trẻ đều tự nhiên mà
có Trong nhiều trường hợp, trẻ chỉ cảm thấy hạnh phúc khi nhận được sự trợ giúp và hướng dẫn của người khác mà thôi
Nội dung của cuốn sách đề cập đến những yếu tố góp phần tích cực vào việc bồi đắp nên hạnh phúc cho trẻ Phần đầu sách sẽ giới thiệu về sự phát triển và những điều góp phần tạo nên hạnh phúc cho trẻ thông qua những phương pháp nuôi dạy con tích cực Phần tiếp theo trình bày về bản chất và tầm quan trọng của lòng tự tin đối với trẻ Kế đó là những phương pháp giúp trẻ điều khiển tình cảm một cách hiệu quả hơn, và không ngừng khám phá những
Trang 6mối quan hệ xã hội quan trọng khác Chương cuối của cuốn sách sẽ nhấn mạnh đến vai trò của giao tiếp tích cực trong việc tạo nên hạnh phúc cho trẻ
Đối tượng chính mà cuốn sách này nhắm tới là những bậc cha mẹ có con từ 4 - 12 tuổi,
đây được xem như một “cẩm nang” hữu ích nhất trong việc nuôi dạy con, nhằm giúp bé luôn
có một cuộc sống hạnh phúc và cảm thấy hài lòng về bản thân Cuốn sách sẽ là người bạn đồng hành quan trọng đối với tất cả những ai đang làm cha mẹ hoặc sắp làm cha mẹ, luôn mong muốn đem đến những điều tốt đẹp nhất cho con cái mình
Trang 7Tr.9
Chương 2:
CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH HẠNH PHÚC
Tr.10
HẠNH PHÚC BIỂU HIỆN RẤT ĐA DẠNG
Chỉ cần quan sát một nhóm trẻ em vui đùa, chúng ta sẽ bắt gặp được những tâm trạng khác nhau của từng trẻ Có trẻ vui chơi hào hứng, có trẻ thụ động e dè, lại
có trẻ ủ rũ, vẻ mặt lúc nào cũng buồn bã… Điều này không chỉ xảy ra ở những nhóm trẻ ngẫu nhiên, mà ngay cả anh em trong cùng một gia đình cũng không ai giống ai
Lựa chọn cảm xúc
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tâm trạng của trẻ, các yếu tố này đều có vai trò nhất định và có
sự tương tác lẫn nhau Tuy nhiên, sự tương tác qua lại này vẫn chưa thực sự phản ánh đúng mọi trường hợp xảy đến với trẻ Chẳng hạn, một trẻ thường ít tham gia vào các trò chơi với các bạn sẽ nhận thấy các bạn tỏ vẻ hờ hững với mình và thế là trẻ không vui Thực tế là trẻ con chỉ thích rủ những ai trông có vẻ hoạt bát để chơi chung với chúng, còn ngược lại chúng cũng không muốn chủ động mời nếu biết những đứa kia không thích Vì vậy, đôi khi rất khó xác định yếu tố đó có ảnh hưởng đến tâm trạng vui vẻ của bé hay không
Tuy vậy, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, các bậc cha mẹ đều có thể giúp trẻ cảm thấy hài lòng hơn về bản thân, về cuộc sống bất kể tính khí, mức độ tình cảm và trải nghiệm của trẻ ra sao Chúng ta không nên nghĩ rằng tâm trạng vui vẻ xuất hiện ở trẻ một cách tự nhiên, mà bản thân chúng ta phải chủ động giúp trẻ hình thành những cảm xúc tích cực ấy
Trang 8Tình cảm quyến luyến
Đây là tình cảm mà trẻ dành cho cha mẹ và chúng có ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc của bé Tình cảm yêu thương mà trẻ dành cho một người nào đó (có thể là mẹ, cha, hay người chăm sóc bé hàng ngày) sẽ tạo nền tảng cho sự phát triển về tình cảm và tâm lý của bé sau này Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng nếu lúc được khoảng 3 hoặc 4 tuổi mà trẻ vẫn chưa có những tình cảm tích cực từ phía cha mẹ thì sau này trẻ sẽ thường xuyên gặp phải những khó khăn về mặt giao tiếp xã hội
bị cô lập về mặt xã hội và bị bạn bè xa lánh Trong khoảng 5 - 6 tuổi, mối quan hệ đối với thầy
cô giáo ở trường cũng có ảnh hưởng đến mức độ hạnh phúc của trẻ
Những trải nghiệm
Trong cuộc sống, không phải sự trải nghiệm nào cũng có tác dụng tích cực đối với trẻ Chẳng hạn, khi bị mất một món đồ chơi, trẻ thường chỉ cảm thấy buồn tạm thời nhưng nếu có sự mất mát người thân nào đó trong gia đình (ông, bà, hay cha, mẹ) thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn
và sâu sắc đến tâm lý của trẻ Ngoài ra, hạnh phúc của trẻ còn chịu ảnh hưởng bởi kết quả học tập mà trẻ đạt được ở trường, bởi những mối quan hệ với bè bạn hay những trải nghiệm khác trong cuộc sống
Trang 9Hình bên trái (tr.10)
Nh ững trẻ dễ hòa đồng sẽ dễ dàng kết bạn hơn và nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới ở
tr ường
Hình bên phải (tr.11)
Khi tr ẻ tự tách mình ra khỏi cuộc chơi thì rất dễ bị cô lập, vì vậy mà bạn bè của trẻ sẽ không
mu ốn rủ bé tham gia cùng nữa
Trang 10Tr.12
NƠI HẠNH PHÚC BẮT ĐẦU
Bất cứ đứa trẻ nào cũng có thể tìm thấy niềm hạnh phúc của mình trong cuộc sống Tuy nhiên, cách đón nhận và bộc lộ niềm hạnh phúc của trẻ có xu hướng thay đổi theo thời gian, chẳng hạn có những điều khiến cho trẻ 4 tuổi cảm thấy hạnh phúc nhưng lại ít có tác động đối với trẻ 8 tuổi hoặc lớn hơn.
Hạnh phúc biểu hiện ở từng lứa tuổi như thế nào?
Hạnh phúc của trẻ được phát triển qua từng giai đoạn và thể hiện không giống nhau vì mỗi trẻ
là một cá thể riêng biệt
Không những thế, hạnh phúc của trẻ còn chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố bên ngoài Các yếu tố này thay đổi tùy theo từng trẻ và cũng không giống nhau giữa các gia đình Vì vậy, không phải bất kỳ trẻ nào ở cùng độ tuổi cũng đều bộc lộ niềm hạnh phúc theo những cách giống nhau Tuy vậy, thông qua những mốc phát triển chính về việc cảm nhận niềm hạnh phúc của trẻ cũng đã giúp cho các bậc làm cha mẹ hiểu con mình cần những gì khi lớn lên
Hình tr.12
M ỗi bé sẽ thể hiện hạnh phúc của mình theo một cách riêng Đây là điều dễ hiểu, bởi những sự
ki ện liên quan đến hạnh phúc và cá tính của trẻ thay đổi rất đa dạng theo thời gian
Tr.13
Điều gì khiến trẻ hạnh phúc Trẻ biểu hiện hạnh phúc ra sao?
Lúc 4 tuổi
Tình cảm và sự hài lòng mà chúng ta dành
cho trẻ là rất quan trọng, dù ở bất kỳ lứa
tuổi nào, đặc biệt là khi trẻ còn nhỏ - lúc
mà các mối quan hệ với bạn bè vẫn chưa
được hoàn thiện
Lúc 4 tuổi
Ở độ tuổi này, chúng ta chỉ cần quan sát ngôn ngữ cơ thể của trẻ là có thể biết ngay trẻ có hạnh phúc hay không Những biểu hiện như nét mặt hớn hở, ánh mắt long lanh, nụ cười tươi tắn, điệu bộ thoải mái…
Trang 11đã nói lên rằng: “Lúc này con đang rất
vui!” Trong độ tuổi này, trẻ ít khi thể hiện niềm hạnh phúc bằng lời nói mà chủ yếu là bằng ngôn ngữ cơ thể
Lúc 6 tuổi
Đây là thời gian mà bé tham gia vào nhiều
trò chơi và bài vở ở trường Những mục
tiêu và cảm xúc của bé đã vượt ra ngoài
phạm vi gia đình, thế nên hạnh phúc của bé
có liên hệ nhiều hơn đến những mối quan
hệ với bạn bè trong lớp Bé cũng đã bắt đầu
quan tâm đến sự hài lòng của cha mẹ về
những kết quả mà bé đạt được ở trường, và
còn muốn làm vui lòng thầy cô giáo nữa
Lúc này, việc bị thầy cô giáo phạt có thể
khiến bé buồn và lo lắng nhiều hơn so với
việc bị cha mẹ la rầy ở nhà
Lúc 6 tuổi
Nhờ vào khả năng phát triển ngôn ngữ nhanh chóng, nên bé đã có thể bày tỏ cảm xúc của mình bằng cả lời nói lẫn điệu bộ Nhờ vào vốn từ vựng dồi dào mà bé đã có thể diễn tả cho chúng ta biết chính xác lúc nào bé đang hạnh phúc, lúc nào bé đang buồn bã
Lúc 9 tuổi
Đối với trẻ ở tuổi này, mặc dù sự quan tâm
giúp đỡ của cha mẹ vẫn là yếu tố quan
trọng nhất, song tình bạn đã trở thành
nguồn hạnh phúc không thể thiếu trong đời
sống tình cảm hàng ngày của trẻ Những
trải nghiệm và các mối quan hệ bên ngoài
xã hội cũng đóng góp ý nghĩa rất quan
kỳ thi vừa qua Khi đó, hạnh phúc đã trở thành một cảm xúc phức tạp không bộc lộ một cách đơn thuần ra ngoài
Trang 12vẻ bề ngoài (tức là đã chú ý đến cách người
khác đánh giá về bản thân), điều này đã trở
thành yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến
hạnh phúc của trẻ Trẻ muốn trở thành một
nhân vật nổi bật của đám đông, muốn mặc
kiểu quần áo giống như bạn bè đồng trang
lứa, muốn có những món đồ chơi giống bạn
mình Và trẻ còn muốn chúng ta luôn ở bên
cạnh, quan tâm chăm sóc nhiều hơn Tuy
nhiên, trẻ vẫn chưa đủ tự tin, nên dễ cảm
thấy bị tổn thương nếu ai đó có lời nhận xét
hơi mỉa mai đối với mình
dễ phát cáu dù không có nguyên nhân chính đáng nào Thế nên, đôi khi bé đang rất vui vẻ, hạnh phúc thì lập tức chuyển sang trạng thái giận dữ không kiểm soát được!
Trang 13Tr.14
LÀM CHA MẸ TÍCH CỰC
TỰ TIN KHI LÀM CHA MẸ
Làm cha mẹ tích cực là luôn tự tin vào năng lực và trách nhiệm của bản thân, điều này đem lại nhiều lợi ích cho con cái cũng như cho chính bản thân họ nữa Con cái sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn khi cha mẹ của chúng cũng hạnh phúc Cha
mẹ tự tin cũng đồng nghĩa với việc họ biết đề ra những kỷ luật rõ ràng, công bằng
và linh hoạt đối với trẻ.
Hoài nghi về khả năng nuôi dạy trẻ
Đôi khi trách nhiệm nặng nề trong việc nuôi dạy con cái có thể khiến cho các bậc cha mẹ hoài nghi về khả năng của mình và cảm thấy lo lắng cho mối quan hệ này Thậm chí có người còn cho rằng chính bản thân họ đã không thực hiện tốt việc nuôi dạy con như họ mong đợi
Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý một điều rằng tự tin với trách nhiệm làm cha mẹ không
có nghĩa là phải luôn luôn hoàn hảo trong tất cả mọi trường hợp Trái lại, việc lắng nghe trẻ cũng đóng một vai trò rất quan trọng Cha mẹ không thể tránh khỏi những sai lầm và con cái đôi khi cũng có những ý kiến hay nhằm giải quyết những bất đồng trong mối quan hệ với cha
mẹ của chúng Vì vậy, nếu cha mẹ tôn trọng “luật chơi” đối với con cái, thì hai bên sẽ dễ dàng
chấp nhận mối quan hệ này hơn
Cần tự tin hơn
Sự hoài nghi về khả năng nuôi dạy con ở các bậc cha mẹ, đặc biệt là các bậc cha mẹ trẻ, là điều hoàn toàn bình thường Tuy nhiên, nếu hoài nghi quá mức, hoặc cảm thấy lo lắng trong thời gian nuôi dạy con, thì bản thân cha mẹ cần điều chỉnh lại những suy nghĩ theo hướng tích cực hơn
Hãy tự trấn an rằng, bất cứ ai làm cha mẹ cũng đều trải qua những giây phút hoài nghi
về những “kỹ năng” này Chẳng hạn, có nhiều người làm cha mẹ rất có kinh nghiệm, hết lòng
yêu thương con, nhưng cũng gặp phải những khó khăn trong việc dỗ con cái khi chúng bước vào tuổi đến trường Điều này có thể đơn thuần xuất phát từ phía đứa trẻ, như chúng không tự
Trang 14tin để kết bạn, hoặc do gặp nhiều chuyện phải lo lắng ở trường, ở lớp… Trong “vai trò” làm
cha mẹ, không ai dám tự khẳng định rằng mình là bậc cha mẹ hoàn hảo cả
Hình tr.14
Nh ững bậc cha mẹ luôn tự tin trong việc nuôi dạy con cái sẽ thực hiện trách nhiệm của mình
t ốt hơn Bởi khi đó, trẻ sẽ biết được trẻ đang ở đâu và cảm thấy an toàn hơn khi biết rằng lúc
nào c ũng có cha mẹ ở bên cạnh để quan tâm, chăm sóc
Tr.15
Hãy lạc quan hơn
Sau đây là một số gợi ý nhằm giúp cho các bậc cha mẹ có thêm kinh nghiệm và tự tin hơn trong việc chăm sóc con cái để có gia đình hạnh phúc
Đừng nên ám ảnh bởi mặc cảm có lỗi
Trong mỗi con người ai cũng có sở trường và sở đoản của riêng mình Mặt khác, làm cha mẹ
là một công việc rất vất vả Bất cứ ai làm cha mẹ đều có cảm giác như vậy, do đó chúng ta cũng đừng nên ám ảnh bởi mặc cảm có lỗi khi chăm sóc con cái không được chu đáo Tuy nhiên đôi khi có thể chúng ta vẫn cảm thấy chưa hài lòng về bản thân vì có một số việc lẽ ra chúng ta đã có thể làm tốt hơn, song thật ra bản thân trẻ cũng chưa thể cảm nhận được điều này đâu
Hãy giữ vững quan điểm của mình
Đừng nên chú trọng thái quá vào một điều gì đó Là cha mẹ, mỗi ngày chúng ta luôn có rất nhiều việc cần phải quyết định, kể cả những lời nhận xét, góp ý về cách chăm sóc con cái tốt hơn Thông thường, chúng ta đều có những quyết định đúng để đảm bảo cho con mình nhận được sự chăm lo tốt nhất, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng mong muốn làm được điều này Tuy nhiên, đây là một vấn đề phụ nên không ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của trẻ
Hãy tâm sự với chồng (hay vợ), cũng như với những thành viên khác trong gia đình, hoặc bạn bè
Trang 15Hãy thổ lộ những mối hoài nghi trong việc nuôi dạy con cái với một người nào đó mà chúng ta cảm thấy tin tưởng Khi đó chúng ta sẽ cảm thấy dễ chịu hơn vì đã nói ra được những điều khiến mình cảm thấy lo lắng Chỉ cần một ai đó biết thông cảm, động viên, thì chúng ta sẽ cảm thấy tự tin hơn rất nhiều
Tập trung vào năng lực của mình
Một trong những hiệu ứng của việc kém tự tin trong việc nuôi dạy con cái là trẻ sẽ dễ biểu hiện tất cả những điều này từ cha mẹ thành những hành vi mang tính tiêu cực Tuy nhiên, chúng ta
có thể phá vỡ rào cản này bằng năng lực của mình, chẳng hạn khi con cái quấy khóc hãy tìm
cách dỗ trẻ bằng những cách mình biết Hãy thử dành thời gian để suy nghĩ về những “điểm
m ạnh” và những kết quả mà chúng ta đã đạt được với tư cách làm cha mẹ, thay vì chỉ nghĩ đến những “điểm yếu” sẵn có
Nhờ sự trợ giúp của người khác
Trong việc nuôi dạy con cái, các bậc cha mẹ nên chia sẻ công việc cùng nhau, đồng thời chia
sẻ cả với những người thân khác trong gia đình, bất cứ khi nào có thể Ngoài ra, chúng ta còn
có thể trao đổi kinh nghiệm hay nhờ sự trợ giúp từ bạn bè Chúng ta nên vui vẻ chấp nhận tất
cả những sự trợ giúp này vì điều đó sẽ khiến cho chúng ta cảm thấy thoải mái và mạnh mẽ để hoàn thành trách nhiệm dễ dàng hơn
Hình tr 15
Hãy l ắng nghe ý kiến từ trẻ, nhất là khi bạn đang có sự bất đồng với con Chúng ta sẽ ngạc
nhiên b ởi những ý kiến hay mà trẻ đưa ra nhằm giải quyết vấn đề
Trang 16Tr.16
CÂN NHẮC VÀ CHỌN LỰA
Nuôi dạy con khôn lớn là một công việc cần đến sự cân nhắc và chọn lựa một cách thường xuyên Chúng ta luôn phải cân nhắc thật kỹ giữa các chọn lựa để tìm
ra điều phù hợp nhất đối với bé Một số chọn lựa tương đối đơn giản, song cũng
có nhiều vấn đề đòi hỏi phải suy xét kĩ lưỡng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc đời của trẻ
Chọn lựa phù hợp
Làm cha mẹ, chắc chắn ai trong chúng ta cũng đã từng trải qua những lúc phải chọn lựa để đáp ứng những yêu cầu của trẻ Ngoài việc đảm bảo cho những chọn lựa ấy phù hợp với sở thích của cả cha mẹ và trẻ thì đôi khi chúng ta cũng phải chấp nhận những điều đi ngược lại ý muốn ban đầu của mình Chẳng hạn, trong trường hợp trẻ xin ở lại nhà của bạn bè để vui chơi Có thể khi nghe được mong muốn đó, bạn sẽ không đồng ý vì sẽ rất phiền hà và chưa kể có thể sẽ phát sinh nhiều vấn đề Nhưng nếu suy xét kĩ lưỡng và bạn có thể đảm bảo một cách ổn thỏa mọi vấn đề thì hãy để cho con bạn hưởng trọn niềm vui theo sở thích của chúng Vì biết đâu đây cũng là cơ hội để con bạn mở rộng được mối quan hệ với bạn bè và học cách tự lập sớm hơn khi không có cha mẹ bên cạnh
Hình tr.16
Khéo nuôi d ạy con có thể được biểu hiện ở việc biết cách chọn lựa, tuy nhiên đôi khi đó là
nh ững chọn lựa khó khăn bởi không phải lúc nào cũng có thể làm hài lòng tất cả mọi người
Lắng nghe ý kiến của người khác
Cha mẹ cần phải biết cân nhắc trước ý kiến của mọi người xung quanh, vì không phải sự góp ý nào cũng đồng bộ mà đôi khi còn tạo ra xung đột Thế nên, chúng ta cần phải thành thật với chính bản thân mình, cũng như cần xác định rõ mình đang xem xét ý kiến của ai trong khi cân nhắc về sự tán thành hoặc phản đối của họ với phương pháp nuôi dạy con của mình Nếu nhận
ra một thực tế rằng, lúc nào chúng ta cũng lấy vai trò làm cha mẹ để đặt quyền lợi của mình lên trên quyền lợi của trẻ, thì đã đến lúc chúng ta nên bắt đầu thay đổi quan niệm của mình rồi!
Tránh cực đoan trong chọn lựa
Trẻ con thường hay khám phá cuộc sống một cách cực đoan, nhất là trong giai đoạn từ 9 đến
Trang 17“ú tim” khi đi dạo trong công viên, còn trẻ 10 tuổi lại thường thích đạp xe thật nhanh mà không để ý đến những mối nguy hiểm có thể xảy ra với chúng Sự cực đoan hay thái quá này
khiến cho chúng cảm thấy thích thú Tuy nhiên, chúng ta không nên để cho trẻ chơi “thả ga”
theo ý thích của mình mà không có một giới hạn nào rõ ràng quy định cho trẻ Bởi theo quy luật phát triển chung thì bé sẽ phát triển tốt nhất khi được vui chơi điều độ và chừng mực
Khi xem xét những phương pháp được áp dụng trong việc nuôi dạy trẻ, chúng ta cần chú ý đến khả năng điều hòa giữa hai thái cực, tuyệt đối không được nghiêng hẳn về một thái cực nào đó Điều quan trọng là chúng ta phải nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của trẻ, biết rút kinh nghiệm về những việc đã qua, để ý xem việc nào trẻ phản ứng tích cực nhất, từ đó xây dựng phương pháp nuôi dạy trẻ hợp lý nhất Đây là cách tốt nhất giúp trẻ có một cuộc sống hạnh phúc
Thuyết dung hòa: Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng trẻ phát triển tốt nhất khi những
quy tắc đề ra không quá lỏng lẻo nhưng cũng không quá khắt khe đối với trẻ Nói cách khác,
đó là những quy tắc hợp lý, thưởng phạt nghiêm minh, chắc chắn sẽ tốt hơn nhiều so với việc quá chiều chuộng trẻ mà không đặt ra một nội quy nào, hoặc có quá nhiều hình phạt nhằm vào trẻ Chúng ta có thể áp dụng những quy tắc này vào những giai đoạn quan trọng như trước kì
Hình tr 17
Hãy h ỏi xem trẻ nghĩ gì về quyết định của chúng ta Trong bất cứ trường hợp nào chúng ta
c ũng nên chuẩn bị tinh thần để lắng nghe mọi suy nghĩ của trẻ
Trang 18Những câu hỏi cần thiết
Khi cố gắng đạt đến sự quân bình trong việc chăm sóc con cái, tự bản thân mỗi chúng ta cần phải trả lời được những câu hỏi sau đây:
- Cách nuôi dạy con của mình có quá cực đoan so với những người làm cha mẹ khác hay không?
- Khi chúng ta ép buộc trẻ phải làm điều gì đó, trẻ thường phản ứng ra sao?
- Những ý kiến của chúng ta và của trẻ có thường xuyên xung đột với nhau không?
- Bản thân chúng ta có sẵn lòng để trẻ làm điều gì đó theo ý muốn của trẻ không, mặc dù điều đó trái với ý của chúng ta?
- Phương pháp nuôi dạy con mà chúng ta đang áp dụng đã giúp trẻ phát triển ra sao?
- Bản thân chúng ta có sẵn sàng thay đổi phương pháp để nuôi dạy trẻ tốt hơn không?
- Chúng ta có quá cứng nhắc và bảo thủ trong việc nuôi dạy con cái hay không?
- Chúng ta có thường xuyên hỏi xem trẻ nghĩ gì khi cha mẹ đưa ra một quyết định nào đó đối với trẻ hay không?
Trang 19Tr.18
TRÍ THÔNG MINH CẢM XÚC
Trí thông minh cảm xúc của trẻ là khả năng nhận thức về cảm xúc của bản thân
và của mọi người, cùng với những phương pháp hữu hiệu giúp trẻ điều khiển và
xử lý chúng Đây là yếu tố góp phần quan trọng tạo nên hạnh phúc của trẻ
Bẩm sinh và thụ đắc
Một trẻ có trí thông minh cảm xúc sẽ nhận thức một cách trung thực trạng thái tình cảm của mình, và có năng lực đáng kể trong việc điều khiển những cảm xúc đó Đồng thời, trẻ rất nhạy cảm với cảm xúc của những người xung quanh, dù đó là người lớn hay các trẻ đồng trang lứa khác Sự hòa hợp và hiểu biết về cảm xúc này khiến trẻ cảm thấy hài lòng với cuộc sống và yêu đời hơn Cũng giống như hầu hết các đặc điểm tâm lý khác, trí thông minh cảm xúc của trẻ
là sự tương tác giữa tính nhạy cảm mà lúc mới sinh bé đã có (bẩm sinh) với những kỹ năng về cảm xúc mà trẻ học được khi lớn lên (thụ đắc) Năng lực tiềm ẩn này không phải luôn cố định,
vì trong thực tế, một số bé lúc mới sinh đã có trí thông minh cảm xúc nhiều hơn so với những
bé khác Những yếu tố như cách cha mẹ nuôi dạy con, đời sống tình cảm gia đình, những kinh nghiệm tiếp nhận được từ gia đình và nhà trường, mối quan hệ với bạn bè, anh chị em… đều
có vai trò trong việc nuôi dưỡng trí thông minh cảm xúc của trẻ
Tr.18-19
Diễn tả cảm xúc bằng lời
Chúng ta có thể khuyến khích trẻ phát triển ở nhiều khía cạnh của trí thông minh cảm xúc thông qua từng mặt như: biết tự kiểm soát bản thân, thái độ tích cực và tự tin, có động cơ phấn đấu và biết thông cảm với mọi người Tuy nhiên, ngoài việc khuyến khích trẻ phát triển từng khía cạnh đặc trưng như trên, chúng ta cũng cần khuyến khích trẻ diễn tả lại cảm xúc bằng lời, thay vì chỉ bằng hành vi
So với những trẻ lớn, trẻ nhỏ thường gặp khó khăn hơn trong việc diễn tả cảm xúc thành lời Bởi vì, những kỹ năng ngôn ngữ của trẻ nhỏ (4 tuổi) không thể nào phát triển như ở trẻ lớn (12 tuổi) được Đây chính là lý do khiến chúng ta cần phải dành nhiều thời gian cho trẻ
và phải trợ giúp trẻ nhiều hơn, cần khuyến khích trẻ trò chuyện về những đề tài có liên quan đến cảm xúc Chúng ta cần cố gắng bằng mọi cách hãy giúp trẻ hiểu rằng chúng ta luôn hiểu rõ tâm trạng trẻ mọi lúc Hãy giải thích cho trẻ hiểu rằng chúng ta sẽ giúp trẻ dùng lời nói để diễn
Trang 20tả cảm xúc của mình Bạn cần kiên nhẫn trong việc này, vì trẻ học cách diễn tả cảm xúc của bản thân bằng ngôn ngữ lời nói chậm hơn rất nhiều so với ngôn ngữ cử chỉ
Chúng ta cần luôn nhớ rằng không thể nào ép buộc trẻ phải đạt đến mức độ thông minh cảm xúc giống như người trưởng thành được Tuy nhiên, nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng trẻ có thể phát triển trí thông minh cảm xúc tốt hơn khi nhận được sự giúp đỡ của những người xung quanh Trẻ không chỉ phát triển cảm xúc trong những năm đầu đời mà còn tiếp tục phát triển đến khi bước vào tuổi thiếu niên Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ thu được kết quả như mong đợi bằng những nỗ lực giúp đỡ dành cho trẻ Nếu trong thời thơ ấu trẻ đã có một tâm hồn nhạy cảm, biết quan tâm và đồng cảm với mọi người… thì khi lớn lên có nhiều khả năng trẻ cũng sẽ có những phẩm chất ấy
Hình tr.18
Hãy nuôi d ưỡng trí thông minh cảm xúc của trẻ bằng cách lắng nghe và giúp trẻ diễn tả bằng
l ời những cảm xúc này
Hình tr.19
Bé gái th ường dễ đồng cảm với mọi người hơn so với bé trai, và từ rất sớm, bé gái đã biết vỗ
v ề, an ủi một người bạn khác rồi
Tr.19
HỎI VÀ ĐÁP
Hỏi: Giữa bé trai và bé gái có sự khác nhau về trí thông minh cảm xúc hay không?
Đáp: Có Trí tuệ cảm xúc giữa bé trai và bé gái có một số điểm khác biệt Chẳng hạn, so với bé
trai thì bé gái sớm có sự đồng cảm và dễ cảm thông với mọi người hơn Bé gái còn cảm nhận được những khía cạnh tình cảm khác nhau của tình bạn sớm hơn so với bé trai Ngược lại, bé trai lại thường đương đầu với stress tốt hơn, đồng thời tỏ ra tự tin hơn so với bé gái Các chuyên gia tâm lý học cho rằng cả bé trai lẫn bé gái đều có chỉ số thông minh cảm xúc ngang
nhau – tuy nhiên mỗi giới đều có những thế mạnh riêng
Trang 21Hỏi: Cha mẹ có thể làm gì để nuôi dưỡng trí thông minh cảm xúc cho trẻ?
Đáp: Ngoài những hoạt động mang tính chuyên biệt, cha mẹ cần tạo được bầu không khí biết
lắng nghe trong gia đình để trẻ có thể tự tin diễn tả cảm xúc của mình Đồng thời, cha mẹ cũng nên khuyến khích trẻ quan tâm đến những cảm xúc của anh chị trong gia đình và bạn bè xung quanh Chúng ta sẽ đạt được kết quả mỹ mãn trong việc nuôi dưỡng trí thông minh cảm xúc của trẻ, bằng cách tạo ra một môi trường tinh tế trong quan hệ gia đình, để có thể bắt đúng cảm xúc của mọi thành viên Tất nhiên, chính bản thân chúng ta phải luôn là tấm gương sáng để trẻ noi theo