ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THỰC TRẠNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SACOMBANK CHI NHÁNH HUẾ Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Thùy Linh Lớp: K44B-TCNH Niên khóa: 2010 - 2014 ThS. Hà Diệu Thương Huế, tháng 05 năm 2014 Lời Cảm Ơn ! Hoàn thành đề tài này trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị đang công tác tại Sacombank – Chi nhánh Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập. 1 Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Hà Diệu Thương đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn cho tôi trong quá trình hoàn thành đề tài này. Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kế toán – Tài chính trường Đại học Kinh tế Huế đã dạy dỗ và giúp đỡ tôi trong những năm học vừa qua. Do nhận thức còn hạn chế và thời gian nghiên cứu chưa nhiều, bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp về bài viết. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Trần Thị Thùy Linh 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc sĩ Hà Diệu Thương 2014 SVTH: Trần Thị Thùy Linh Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc sĩ Hà Diệu Thương 2014 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình tài sản và nguồn vốn Sacombank CN T.T.Huế 2010-2013 Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của Sacombank CN T.T.Huế 2010-2013 Bảng 2.3: Tình hình cho vay của Sacombank CN T.T.Huế 2010 – 2013 Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank CN T.T.Huế 2010 - 2013 Bảng 2.5: Doanh số TTQT theo các phương thức thanh toán của Sacombank CN T.T.Huế Bảng 2.6: Doanh số TTQT theo sản phẩm của Sacombank CN T.T.Huế SVTH: Trần Thị Thùy Linh Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc sĩ Hà Diệu Thương 2014 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ SVTH: Trần Thị Thùy Linh Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc sĩ Hà Diệu Thương 2014 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Vốn điều lệ Sacombank 2001 - 2013PL3 Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận trước thuế Sacombank 2001 - 2013 Biểu đồ 2.3: Nhân lực Sacombank 2001 - 2013 Biểu đồ 2.4: Tài sản Sacombank CN T.T.Huế 2010 - 2013 Biểu đồ 2.5: Nguồn vốn Sacombank CN T.T.Huế 2010 – 2013 Biểu đồ 2.6: Doanh số cho vay của Sacombank CN T.T.Huế. Biểu đồ 2.7: Doanh số thu nợ của Sacombank CN T.T.Huế Biểu đồ 2.8: Nợ quá hạn của Sacombank CN T.T.Huế Biểu đồ 2.9: Nợ xấu của Sacombank CN T.T.Huế TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI Kết cấu đề tài gồm có 3 phần: Phần đặt vấn đề, phần nội dung và kết quả nghiên cứu, phần kết luận. Phần đặt vấn đề sẽ nêu ra các vấn đề làm cơ sở để thực hiện đề tài: trình bày lý do lựa chọn thực hiện đề tài này, những mục tiêu cần đặt được của bài nghiên cứu, làm rõ những nội dung về đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và những phương pháp được sử dụng trong đề tài. Tiếp theo, phần nội dung và kết quả nghiên cứu được trình bày theo 3 chương. Qua đề tài này, ở chương 1 sẽhệ thống lại những kiến thức cơ bản về thanh toán quốc tế (TTQT), đi sâu tìm hiểu các phương thức TTQT. Đặc biệt chú trọng phương thức tín dụng chứng từ (TDCT), nhấn mạnh ưu điểm của phương thức này so với những phương thức TTQT khác. Ở chương 2, liên hệ với thực tế,giới thiệu sơ lượt vềNgân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), phân tích tình hình hoạt động chung của SacombankChi nhánh Thừa Thiên Huế (CN T.T.Huế) trong giai đoạn 2010 - 2013. Từ đó phân tích tình hoạt động TTQT tại CN trên các phương diện: theo các phương thức thanh toán, theo loại tiền,theo sản phẩm,theo đối tượng và theo DT. Phần trọng tâm của đề tài là tìm hiểu thực trạng hoạt động của phương thức TDCT tại CN trong mối liên hệ với tình hình hoạt động chung của TTQT,so sánh với các SVTH: Trần Thị Thùy Linh Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc sĩ Hà Diệu Thương 2014 phương thức TTQT khác, phân tích đóng gópdoanh thu(DT) của phương thức TDCT trong tổng DT TTQT cũng như tổng thu nhập của CN. Sau đó,ở chương 3 trình bày những ưu điểm và hạn chế của CN trong quá trình thực hiện TTQT bằng phương thức TDCT.Từ những tìm hiểu trên, đề tài đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm mở rộng và phát triển phương thức TDCT tại Sacombank CN T.T.Huế. Phần kết luận trình bày tóm gọn kết quả đạt được của đề tài trong quá trình phân tích thực trạng TTQT bằng phương thức TDCT. Đồng thời nêu lên mặt hạn chế và phương hướng phát triển để tài của mình trong tương lai. SVTH: Trần Thị Thùy Linh Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc sĩ Hà Diệu Thương 2014 PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Hội nhập đã trở thành một xu thế lớn của thế giới hiện đại, tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốc gia. Hội nhập quốc tế là chính sách hàng đầu của hầu hết các quốc gia,tạo điều kiện thuận lợi để các quốc gia mở rộng và phát triển kinh tế đối ngoại, trong đó thương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng. Ngày nay,TTQT trở thành một yếu tố không thể thiếu để nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại. Hoạt động TTQT là khâu cuối cùng của một quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa, vì vậy nếu công tác TTQT được tổ chức tốt thì giá trị hàng xuất khẩu (XK) mới được thực hiện, góp phần thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển.Bên cạnh đó, trong xu thế toàn cầu hóa và cạnh tranh gay gắt, hoạt động TTQT vai trò quan trọng trong việc góp phần tăng thu nhập, uy tín, tăng tính thanh khoản và hỗ trợ, bổ sung cho các hoạt động khác của ngân hàng (NH) như bão lãnh, kinh doanh ngoại tệ… Do vậy, các NH ngày càng chú trọng vào hoạt động TTQT. Trong đó, phương thức TDCT được sử dụng rất rộng rãi trong lĩnh vực NH. Đó là hình thức thanh toán linh hoạt, bảo đảm tính an toàn cho các giao dịch thương mại quốc tế, là phương thức tốt nhất đảm bảo quyền lợi của cả người mua và người bán. Tuy nhiên, tại Sacombank CN T.T.Huế trong những năm vừa qua, hoạt động TTQTgặp nhiều khó khăn. Doanh số (DS) TTQT giảm liên tục; TTQT bằng phương thức TDCTvẫn chưa được chú trọng và bên cạnh đó đang có biến động theo chiều hướng giảm nhanh. Xuất phát từ những nhận thức đó và nhằm tìm hiểu rõ hơn về thực trạng cũng như đánh giá hiệu quả, từ đó đưa ra những giải pháp cho hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT tại Sacombank CN T.T.Huế, tôi quyết định chọn đề tài “ Thực trạng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Sacombank chi nhánh Huế ”. SVTH: Trần Thị Thùy Linh Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc sĩ Hà Diệu Thương 2014 2. Mục tiêu nghiên cứu • Mục đích lý luận: - Nắm được những vấn đề cơ bản về TTQT, nhận định ưu nhược điểm của từng phương thức. - Nắm được quy trình, những điểm đặc trưng của phương thức TDCT cũng như những ưu điểm nổi trội hơn so với những phương thức khác. • Mục đích thực tiễn: - Tìm hiểu thực trạng hoạt động nghiệp vụ TTQT và hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT tại Sacombank CN T.T.Huế. - Đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT tại CN. - Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của CN, những hạn chế và nguyên nhân khi CN thực hiện phương thức TDCT. - Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hoạt động TTQT, cũng như phát triển phương thức TDCT. 3. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT tại Sacombank CN T.T.Huế. 4. Phạm vi nghiên cứu Do hạn chế về kiến thức, hiểu biết và thời gian nghiên cứu, đề tài xin đề cập đến: - Hoạt động TTQT, tập trung nghiên cứu phương thức TDCT, tình hình áp dụng phương thức này tại NH. - Thời gian: giai đoạn 2010 – 2013. - Không gian: đề tài phân tích thực trạng hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT tại Sacombank CN T.T.Huế. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp duy vật biện chứng: nghiên cứu tình hình và đánh giá hiệu quả hoạt động của phương thức TDCT ở trạng thái động, có mối quan hệ với tình hình hoạt động TTQT của NH và nền kinh tế chung. - Phương pháp duy vật biện chứng: nghiên cứu sự biến động, phát triển của hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT theo thời gian, biểu hiện sự tăng trưởng của lực lượng sản xuất phù hợp với sự phát triển của quan hệ sản xuất. SVTH: Trần Thị Thùy Linh Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc sĩ Hà Diệu Thương 2014 - Phương pháp so sánh: đánh giá, so sánh về số tuyệt đối và tương đối của các chỉ tiêu, phân tích sự tăng trưởng qua các năm; so sánh tình hình và hiệu quả phương thức TDCT so với các phương thức khác. - Phương pháp thống kê: thu thập dữ liệu, thống kê theo các chỉ tiêu, tóm tắt thông tin nhằm hỗ trợ quá trình phân tích tình hình và đánh giá hiệu quả về hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT ; từ đó đưa ra kết luận, ước lượng hiện tại, dự báo tương lai. - Phương pháp quy nạp: dựa trên các số liệu tổng hợp được để tiến hành phân tích, kết hợp với việc so sánh, đánh giá để từ đó có thể đưa ra kết luận chung. - Phương pháp quan sát: quan sát, tìm hiểu về cách thức tổ chức, quản lý hoạt động TTQT nói chung, và phương thức TDCT nói riêng; quan sát, nắm bắt quy trình thực hiện, kỹ thuật xử lý công việc trong thanh toán bằng TDCT , để từ đó giúp cho việc đánh giá hiệu quả, tìm hiểu những hạn chế, nguyên nhân, và cách khắc phục. 6. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung và kết quả nghiên cứu gồm có 3 chương: Chương 1:Tổng quan về thanh toán quốc tế và thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ. Chương 2: Tình hình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Sacombank CN T.T.Huế. Chương 3: Giải pháp phát triển thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại Sacombank CN T.T.Huế. PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ. SVTH: Trần Thị Thùy Linh [...]... bên mua nhận đúng số lượng, chất lượng hàng hóa ứng với số tiền đã thanh toán Với những ưuđiểm đó, phương thức TDCT trở thành phương thức hữu hiệu nhất cho cả bên mua và bên bán Phương thức tín dụng chứng từ Khái niệm về tín dụng chứng từ Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán trong đó NH theo yêu cầu của KH cam kết sẽ trả một số tiền nhất... Các phương thức thanh toán quốc tế Phương thức TTQT là cách thức chi trả một hợp đồng xuất nhập khẩu (XNK) thông qua trung gian NH bằng cách trích tiền từ tài khoản của nhà nhập khẩu (NNK) chuyển vào tài khoản của nhà xuất khẩu(NXK) căn cứ vào hợp đồng thương mại và chứng từ (CT) do hai bên cung cấp cho NH Phương thức chuyển tiền a Định nghĩa :Phương thức. .. TTQT 2006), Thanh toán quốc tế là quá trình thực hiện các khoản thu chi tiền tệ quốc tế thông qua hệ thống NH trên thế giới nhằm phục vụ cho các mối quan hệ trao đổi quốc tế phát sinh giữa các nước với nhau ” Như vậy, TTQT là việc thực hiện các nghĩa vụ thanh toán giữa các quốc gia thông qua hệ thống NH, thực chất là các nghiệp vụ NH quốc tế; diễn... cho bên XK bằng các phương tiện như tiền mặt, chuyển khoản, hối phiếu, lệnh phiếu, séc, thẻ thanh toán b Phương thức thanh toán: Được hiểu là toàn bộ quá trình, cách thức nhận trả tiền hàng trong giao dịch ngoại thương giữa bên XKvà NK Trong TTQT có nhiều phương thức thanh toán, mỗi phương thức đều có ưu và nhược điểm riêng Vì vậy lựa chọn phương thức nào... được BCT thanh toán từ bên XK Nhận xong hàng hóa Là hình thức bên XK cấp tín dụng cho bên NK, tạo điều kiện cho bên NK bán hàng khi chưa đủ vốn; giúp bên XK giữ vững thị trường SVTH: Trần Thị Thùy Linh Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc sĩ Hà Diệu Thương 2014 1.1.2.5 Điều kiện về phương tiện và phương thức thanh toán a Phương tiện thanh toán: Bên NK sẽ thanh toán cho... chung về thanh toán quốc tế Khái niệmthanh toán quốc tế Thế giới ngày càng tiến tới hội nhập Vì vậy, các quốc gia không ngừng mở rộng các mối quan hệ quốc tế trên nhiều lĩnh vực khác nhau Trong đó quan hệ kinh tế đóng vai trò quan trọng, là cơ sở để phát triển các mối quan hệ khác Cùng với xu hướng đó, hoạt động chi trả, thanh toán giữa các quốc. .. Văn bản về thực hành kiểm tra CT theo tiêu chuẩn NH quốc tế đối với phương thức TDCT(International Standard Banking Practice for Examination of Document under Documentary Credits)- ISBP Các đặc trưng của phương thức tín dụng chứng từ a L/C là hợp đồng kinh tế hai bên L/C là hợp đồng kinh tế độc lập chi của hai bên là NH mở L/C và NXK Mọi yêu cầu và chi thị của... một phương thức thanh toán phù hợp sao cho có thể đảm bảo đôi bên cùng có lợi Thế nhưng, phương thức nhờ thu, chuyển tiền và mở tài khoản rõ ràng đã bộc lộ những hạn chế của nó Hiện nay, phương thức TTQT được sử dụng phổ biến nhất la phương thức TDCT Trong phương thức này, NH không chi đóng vai trò trung gian, là người thu hộ, chi hộ mà còn đại diện cho bên mua thanh toán. .. đảm bảo và đồng tiền trong hợp đồng tại thời điểm ký kết Đến thời điểm thanh toán, xác định lại tỷ giá, - điều chi nh tăng hay giảm giá trị hợp đồng theo sự thay đổi của tỷ giá này Trường hợp đồng tiền thanh toán và tính toán khác loại: khi thanh toán, căn cứ vào tỷ • giá giữa đồng tiền thanh toán và tính toán để xác định số tiền cần phải... (D/OT) : thanh toán từng phần, trao CT đổi kỳ phiếu, trao CT đổi giấy nhận nợ hay trao CT khi hối phiếu được người trả tiền chấp • nhận và NH thu hộ bảo lãnh Trình tự thực hiện: (3) Chuyển chi thị nhờ thu, hối phiếu, và CT hàng hóa (7) Báo có / thông báo từ chối (6 )Thanh toán / thông báo từ chối (5) Thanh toán / chấp nhận thanh toán và nhận CT hoặc từ . về thanh toán quốc tế và thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ. Chương 2: Tình hình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Sacombank. bằng phương thức TDCT tại Sacombank CN T.T.Huế, tôi quyết định chọn đề tài “ Thực trạng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Sacombank chi nhánh Huế. triển thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại Sacombank CN T.T.Huế. PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ THANH TOÁN QUỐC