1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Báo cáo tổng quan báo chí

17 338 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 371 KB

Nội dung

Báo cáo tổng quan báo chí

BÁO CÁO TỔNG QUAN BÁO CHÍ (Tin Quảng Nam ngày 06 tháng 7 năm 2010) TIN NÓNG 2 1. Một cảnh sát dùng thẻ ngành thế chấp vay hàng trăm triệu đồng 2 2. Kiến nghị Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 17 tỷ đồng chống hạn .3 3. Phú Ninh: Kiểm điểm công an vô cớ bắt phóng viên 4 QUẢN LÝ .4 4. Phước Sơn: Nạn tảo hôn đang ở mức báo động .4 5. Đại Lộc: Tái định cư vào đúng cửa tử 5 6. Đạt nhiều thành quả sau 5 năm thực hiện NQ Đại hội Đảng bộ 7 PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI .8 7. Hội An: Đầu tư 1,4 tỉ đồng xây dựng kè tại khu vực bờ biển Cửa Đại 8 8. Sẵn sàng đối phó với bão lũ .8 CÔNG THƯƠNG .9 9. Chú trọng bảo tồn nghề truyền thống .9 10.Tam Kỳ: Khai trương sàn giao dịch Thương mại điện tử EMT .10 NÔNG NGHIỆP 11 11.Chống . trời cứu lúa 11 PHÁP LUẬT .13 12.Thăng Bình: Nổi điên giết người .13 AN NINH – TRẬT TỰ .13 13.Núi Thành: Giếng “nước thánh” bà Lĩnh đã được đậy nắp .13 14.Phú Ninh: Bàn tay vứt dưới ruộng là do mìn nổ 14 DU LỊCH .14 15.Hội An: 11 tỉ đồng xây dựng làng nghề phục vụ du lịch .14 16.Điện Bàn: Biến vườn nhà thành điểm du lịch 14 VĂN HOÁ .16 17.Hương vị phố cổ Hội An giữa Hà Nội .16 XÃ HỘI .16 18.Tặng sổ tiết kiệm cho nữ thanh niên xung phong .16 19.Bạn đọc trúng thưởng cuộc thi “Đoán hay, có ngay giải thưởng” .17 TIN VẮN .17 1 TIN NÓNG Một cảnh sát dùng thẻ ngành thế chấp vay hàng trăm triệu đồng Trong thời gian học chuyên tu, một thiếu úy công an đã thế chấp thẻ ngành và thẻ sinh viên Đại học CSND để vay tiền nhiều người. Theo đơn tố cáo của bà Nguyễn Ngọc Nga (ngụ tại TP.HCM), Thiếu úy Doãn Đức Thọ - Công an phường Minh An (TP Hội An) đã vay bà 40 triệu đồng rồi . biến mất. Tại thời điểm vay tiền bà Nga, Thọ đang được cơ quan cử đi học lớp chuyên tu 13 (niên khóa 2007-2010) tại Trường Đại học Cảnh sát nhân dân (TP.HCM). Để vay tiền, Thọ đã viết giấy cam kết, tự nguyện thế chấp một số giấy tờ quan trọng và hẹn một tháng sau sẽ hoàn trả. Tuy nhiên đến hẹn, bà Nga liên lạc thì Thọ cứ lần lữa rồi né tránh. Khi bà Nga làm đơn phản ánh đến trường thì mới biết Thọ đã bỏ học nửa chừng, trở về địa phương. Tương tự, bà Nguyễn Thị Thanh Hà (ngụ quận Thủ Đức, TPHCM) cũng gửi đơn đến Công an quận Thủ Đức và các cơ quan chức năng của tỉnh tố cáo Thiếu úy Thọ vay 650 triệu đồng rồi “xù” nợ. Vào tháng 5/2009, Thọ đã mượn 500 triệu đồng, viết giấy hẹn ba tháng sau sẽ trả. Gần đến ngày “đáo hạn”, Thọ lại vay thêm 150 triệu đồng. Được biết trong những lần vay mượn tiền, Thọ đã thế chấp thẻ ngành và thẻ sinh viên ĐH CSND để làm tin. Ngoài ra còn một số nạn nhân khác cho biết trong thời gian theo học chuyên tu, Thọ chủ động làm quen với những người dân xung quanh trường. Khi đã được coi như “người trong nhà”, Thọ bắt đầu than vãn cảnh gia đình khó khăn, người thân gặp nạn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo rồi mượn tiền. Sau khi biết tin Thiếu úy Doãn Đức Thọ tự ý bỏ học và rời khỏi trường, các chủ nợ chỉ còn cách gửi đơn đến địa chỉ Thọ đang công tác và thường trú. 2 Tháng 9/2009, Công an huyện Quế Sơn (nơi Thọ đăng ký thường trú) đã phúc đáp bằng cách hướng dẫn các nạn nhân gửi đơn đến Công an quận Thủ Đức, TP.HCM để được giải quyết. Tuy nhiên, Công an quận Thủ Đức ra thông báo “đây là quan hệ dân sự nên không khởi tố vụ án hình sự” và hướng dẫn nạn nhân khởi kiện Thọ ra tòa. Vào thời điểm tháng 9/2009, ban giám đốc Công an tỉnh có công văn gửi Trường Đại học CSND (TP.HCM) đề nghị trường xem xét giải quyết vì “Thọ là học viên, thuộc biên chế của trường quản lý”. Đồng thời, trong công văn nói rõ: “Ngày 21/8/2009, công an tỉnh đã làm việc với đồng chí Doãn Đức Thọ. Thọ thừa nhận có vay mượn của chị Hà số tiền 210 triệu đồng. Từ đó đến nay đồng chí Thọ ở đâu, làm gì, công an tỉnh không rõ”. Tuy nhiên trước đó, ban giám hiệu Trường ĐH CSND đã gửi thông báo đến Công an tỉnh về việc Thọ bỏ học từ ngày 8/8/2009, chưa rõ lý do, hiện không có mặt tại trường. Vụ việc xảy ra đã hơn một năm nhưng hiện tại vẫn còn nhiều người điêu đứng bởi cả tin vào “gia cảnh khó khăn” của Thọ nên vay tiền nơi khác cho Thọ vay lại. Điều đáng nói là khi các nạn nhân tố cáo thì cơ quan công an địa phương không biết Thiếu úy Thọ đang ở nơi đâu. (Pháp Luật TP.HCM 6/7)Về đầu trang Kiến nghị Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 17 tỷ đồng chống hạn 5/7, UBND tỉnh báo cáo Chính phủ về thiệt hại nông nghiệp do hạn hán gây ra. Tỉnh kiến nghị Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 17 tỷ đồng chống hạn, mua giống ngô, rau, màu hỗ trợ cho dân vùng khô hạn chuyển đổi cây trồng, hỗ trợ một số địa phương mua nước phục vụ sinh hoạt, kiến nghị Chính phủ hỗ trợ 3.000 tấn gạo để cứu đói cho nhân dân vùng bị hạn hán làm mất mùa. (Nông Thôn Ngày Nay 6/7, tr2)Về đầu trang 3 Phú Ninh: Kiểm điểm công an vô cớ bắt phóng viên Chiều 5/7, Thượng tá Nguyễn Văn Phong - Phó trưởng công an huyện cho biết, đang tiến hành kiểm điểm, họp rút kinh nghiệm những cán bộ công an có liên quan đến vụ giật máy ảnh, tạm giữ phóng viên Nguyễn Văn Thành của báo Tiền Phong, đồng thời báo cáo sự việc cho Giám đốc công an tỉnh. Sáng 4/7, phóng viên Thành cũng một phóng viên báo Quảng Nam đến địa phương xã Tam Phước tác nghiệp về vụ hai người tâm thần đập phá tài snả nhiều nhà dân. Khi công an đang bắt đối tượng tâm thần, phóng viên Thành lấy máy ảnh ra chụp đối tượng tâm thần thì bị Thương sĩ Lê Anh Việt (Công an huyện) và một số cán bộ công an xã chạy đến giật máy ảnh. Một số người mặt thường phục chạy đến bẻ tay anh Thành ra sau rồi đẩy lên xe ô tô đưa về trụ sở công an giữ nhiều tiếng đồng hồ mới cho về. (Pháp Luật Việt Nam 6/7, tr2)Về đầu trang QUẢN LÝ Phước Sơn: Nạn tảo hôn đang ở mức báo động Tại một số xã của huyện, tỷ lệ tảo hôn dưới 15 tuổi chiếm khoảng 15%, tảo hôn ở độ tuổi 16 – 17 tuổi chiếm 70%. Đây là con số đáng báo động về chính sách hôn nhân và gia đình. Nó rung lên hồi chuông cảnh báo cho chính quyền địa phương. Trường PTCS Phước Thành có 272 học sinh nhưng đã có 25 em có gia đình, đa số các em đang ở độ tuổi 14 – 15 tuổi. Năm học 2009 – 2010, trường có hơn 10 em nữ bỏ học vì nạn tảo hôn. Hiện có nhiều em đang trong độ tuổi đi học nhưng đã có chồng con. Năm học nào cũng có học sinh lớp 9 bắt vợ, bắt chồng và sinh con. Thầy Nguyễn Văn Ánh – Hiệu trưởng trường Phước Thành cho biết, các em nữ sau khi cưới xong thường bỏ học luôn. Các em nam tuy vẫn đi học nhưng lực học sa sút. Không riêng xã Phước Thành, một số xã khác như Phước Kim, Phước Chánh, Phước Lộc, Phước Công… cũng có tỷ lệ tảo hôn rất cao. 4 Kết quả khảo sát của Trung tâm Dân số - Gia đình và trẻ em huyện cuối năm 2009 cho thấy, tỷ lệ tảo hôn dưới 14 tuổi chiếm 15%, độ tưởi 15 – 17 tuổi chiếm 70%, số kết hôn trên 18 tuổi chỉ trên 15%. Do nạn tảo hôn nên tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 – 2 tuổi tăng cao. Năm 2009, ở 3 xã Phước Chánh, Phước Lộc, Phước Công có trên 20 trẻ em chết (chiếm 52,7%). Nguyên nhân cảu nạn tảo hôn là do nhận thức của người dân còn thấp. Một nghịch lý là kinh tế càng phát triển thì nạn tảo hôn càng tăng. Bởi các gia đình có nhiều trâu bò nương rẫy thì cần có nhiều người làm. Hơn nữa, điều kiện thách cưới cũng bớt nặng hơn so với trước nên nạn tảo hôn vẫn cứ tiếp diễn. Về vấn đề này, ông Hồ Văn Song – Chủ tịch xã Phước Thành không nắm được các cặp vợ chồng tảo hôn ở xã. Ông cho biết, năm trước có đi dự 1 đám cưới tảo hôn, dù biết phạm luật nhưng lãnh đạo xã vẫn phải đi dự theo phong tục tập quán. (Giáo Dục&Thời Đại 3/7, tr8)Về đầu trang Đại Lộc: Tái định cư vào đúng cửa tử Tính mạng, nhà cửa và tài sản của hơn 30 hộ dân thuộc khu tái định cư mới Trà Đức (xã Đại Tân) đang bị đe dọa bởi hàng ngàn mét khối đất đá của vùng gò đồi Hố Nước đang có hiện tượng bị sạt lở nghiêm trọng. Trong khi đó, mùa mưa bão lại sắp đến, chính quyền địa phương vẫn chưa có giải pháp tối ưu để ngăn chặn. Khu tái định cư mới Trà Đức được hình thành từ năm 2000 nhằm di dời gần 60 hộ dân của thôn Trà Đức nằm trong vùng trũng thấp, thường xuyên bị ngập lụt. Tuy nhiên, người dân chưa kịp vui vì sẽ không còn phải sống trong cảnh “chạy lụt”, thì đã phải tiếp tục đối mặt với nỗi lo sạt lở đất, đe dọa đến tính mạng, nhà cửa, tài sản nơi ở mới. Anh Đoàn Phương, 1 trong 9 hộ dân có nhà đối mặt với nguy cơ sạt lở đất đặc biệt nghiêm trọng nhất cho biết, mới đến nơi ở mới chưa được bao lâu 5 thì gia đình anh đã chứng kiến cảnh lở đất tại vùng gò đồi Hố Nước phía sau nhà. Chỉ cần có một cơn mưa là đất đá cuốn theo nước mưa chảy xuống chân đồi tấp vào nhà. Để giảm bớt nguy cơ mất nhà, gia đình anh cùng các hộ dân ở khu tái định cư mới đã đào mương dẫn nước ngăn đất đá. Đã 10 năm nay, mỗi khi có mưa lớn thì gia đình anh cũng như nhiều hộ khác lại cùng nhau đội mưa, cơi đắp mương dẫn nước cho cao hơn, nạo vét đất đá để khai thông cống rãnh. Đến nay, lượng đất đá sạt lở xuống từ vùng gò đồi Hố Nước được nạo vét đã đến hàng trăm khối. Chị Nguyễn Thị Xuân (cạnh nhà anh Phương) cho biết thêm, cứ mỗi năm, lượng đất đá theo nước mưa sạt xuống càng nhiều, lâu ngày nước mưa đã tạo nhiều rãnh mương lớn chạy chi chít khắp vùng gò đồi Hố Nước. Được biết, chân gò đồi Hố Nước cách khu tái định cư Trà Đức chưa tới 5 mét, lại cao hơn nóc nhà dân cả chục mét, độ dốc đang ngày một lớn. Rẫy cây keo tràm trồng chống xói lở phía dưới chân đồi cũng vì bị đất bồi mà còi cọc dù đã hơn 4 năm tuổi. Theo ông Huỳnh Bốn - Trưởng thôn Trà Đức, hiện tượng xói lở đất, trôi xuống theo nước mưa tràn vào nhà dân đã có từ khi người dân di dời vào khu tái định cư, hiện tình hình sạt lở đang ở mức báo động hơn. Cũng theo ông Bốn, mỗi mùa mưa bão về, chính quyền địa phương đều phải đôn đốc các hộ này di dời đến nơi khác an toàn hơn để trú tạm, đề phòng lở đất cục bộ. Đồng thời, tập trung người khai thông cống rãnh để thoát nước, thoát đất đá không để tràn vào nhà. Cũng theo ông Bốn, năm 2006 Chi cục tái định canh định cư tỉnh đã hạ một phần ngọn đồi nhưng vẫn không ăn thua. Cho nên, đã có 6 hộ có nhà nằm trong vùng nguy cơ sạt lở nghiêm trọng đành di dời về ở nơi cũ sinh sống. Còn ông Huỳnh Văn Khải - Chủ tịch xã Đại Tân thừa nhận, hiện tại 32 hộ dân tại khu tái định cư mới Trà Đức đang phải đối mặt với nguy cơ sạt lở đất gò đồi Hố Nước với khối lượng hơn ngàn khối đất đá là có thật. Với nguy cơ 6 sạt lở ngày càng lớn, địa phương chỉ biết vận động nhân dân khắc phục theo hướng thủ công là đào vét, khơi thông kênh mương. Chính quyền xã đại Tân cũng đã có tờ trình cấp trên, mong tìm có hướng khắc phục, nhằm tránh những sự cố đáng tiếc khi xảy ra sạt lở vào mùa mưa bão sắp tới, nhưng đến nay, vẫn chưa nhận được câu trả lời.(Khoa Học & Đời Sống Online 5/7)Về đầu trang Đạt nhiều thành quả sau 5 năm thực hiện NQ Đại hội Đảng bộ Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ nhiệm kỳ 2005- 2010, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh đã gặt hái được nhiều thành công trong công tác xây dựng lực lượng và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới. Trong 5 năm qua, BĐBP tỉnh đã xác lập và đấu tranh thắng lợi 12 chuyên án mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma tuý, vật liệu nổ, khai thác cổ vật trái phép; đã tiến hành khởi tố 38 vụ/83 đối tượng, thu 129,27 gam hê-rô-in, 482,5 kg thuốc nổ, 1.861 kíp nổ, 2 quả lựu đạn, 334 viên đạn các loại, 50kg chất độc xyanua, cùng nhiều tang vật khác. Một thành công nữa trong 5 năm qua là BĐBP tỉnh đã làm tốt công tác tham mưu cho UBND tỉnh trong đối ngoại biên phòng, tổ chức thành công các phiên họp thường niên giữa hai tỉnh Quảng Nam - Sê Kông, các buổi hội đàm, trao đổi, thống nhất các nội dung về công tác phối hợp giữa lực lượng bảo vệ biên giới hai tỉnh. Đơn vị cũng đã tham mưu UBND tỉnh tổ chức nâng cấp Cửa khẩu phụ Nam Giang - Đắc Tà Oọc thành Cửa khẩu chính tạo cơ hội giao thương hàng hóa giữa hai nước Việt - Lào nói chung và hai tỉnh Quảng Nam - Sê Kông nói riêng. Ngoài ra, BĐBP tỉnh còn tổ chức tốt khoá tập huấn cán bộ quản lý biên giới cho Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Sê Kông, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho bạn Lào trong công tác tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc giới. Hiện nay, trên tuyến biên giới Việt - Lào của tỉnh đã xây dựng xong 10 cột mốc, trong đó có cột mốc đại 717 đặt tại Cửa khẩu Nam Giang - Đắc Tà Oọc. 7 Về công tác tham gia phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, thời gian qua, BĐBP Quảng Nam đã tích cực tham gia các chương trình xoá đói giảm nghèo. BĐBP tỉnh đã cử cán bộ tăng cường làm nhiệm vụ tại 12 xã biên giới để giúp cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tham mưu, củng cố, kiện toàn cơ sở chính trị địa phương. Nhiều chương trình, dự án phát triển KT-XH như: chương trình 135, phủ sóng truyền hình, ngân hàng bò, đường tuần tra biên giới, xây dựng nhà Đại đoàn kết cho người nghèo, các công trình dân sinh đã được triển khai trên địa bàn biên phòng với số vốn hơn 100 tỉ đồng nhằm từng bước nâng cao đời sống cho nhân dân biên giới. Qua đó, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, củng cố khối đại đoàn kết quân - dân, đoàn kết các dân tộc . (Báo Biên Phòng 6/7)Về đầu trang PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI Hội An: Đầu tư 1,4 tỉ đồng xây dựng kè tại khu vực bờ biển Cửa Đại UBND TP vừa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng kè chống xâm thực khu vực bờ biển Cửa Đại với tổng kinh phí trên 1,4 tỉ đồng từ nguồn vốn hỗ trợ của trung ương và ngân sách thành phố. Như báo chí đã phản ánh, do biến đổi khí hậu, bờ biển này thời gian qua đã bị xâm thực dẫn đến mất hàng cây số bãi biển. (Tiền Phong 6/7, tr2; Tuổi Trẻ 6/7, tr4)Về đầu trang Sẵn sàng đối phó với bão lũ Hàng năm có nhiều cơn bão xảy ra trên địa bàn tỉnh gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Hệ thống giao thông trên địa bàn cũng vì thế mà bị hư hỏng nặng. Để chủ động đối phó với mùa bão lũ năm nay, ngành GTVT tỉnh đã lên phương án cụ thể với hy vọng nhằm giảm thiệt hại do bão lũ gây ra. Theo nhận định, mùa mưa bão năm 2010, tỉnh có khả năng chịu ảnh hưởng từ 1 đến 2 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới. Trong đó, các địa phương ven biển đề phòng khả năng bị ảnh hưởng trực tiếp. Các công trình giao thông dù được sửa chữa, tu bổ thường xuyên vẫn sẽ có hư hỏng khi mưa lũ, đặc biệt ở khu vực miền núi. 8 Chính vì thế, công tác phòng chống lũ bão (PCLB) cần có sự chỉ đạo quyết liệt và tập trung vào các tuyến đường quốc lộ 14B, 14D, 14E (cầu Bình Đào), ĐT604, ĐT616… Ngoài ra, cần đặc biệt chú trọng đến tuyến ĐT610 và ĐT611 để đảm bảo giao thông cho huyện Nông Sơn mới chia tách đang gặp nhiều khó khăn. Ngành GTVT tỉnh xây dựng phương án PCLB của ngành theo nhiệm vụ của cấp trên giao và triển khai cho các đơn vị thực hiện trên cơ sở quán triệt phương châm 4 tại chỗ, có những giải pháp đồng bộ phòng chống và khắc phục hiệu quả nhất. Đồng thời, ngành tổ chức tốt lực lượng thường trực và thường xuyên kiểm tra, nắm chắc diễn biến thời tiết, tình hình thiên tai, phối hợp trong chỉ đạo, xử lý thông tin với CSGT, Khu Quản lý Đường bộ V và Cty QL&SCĐB Quảng Nam – Đà Nẵng để kịp tham mưu cho UBND tỉnh trong công tác phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai. Bên cạnh đó, ngành kiểm tra công tác triển khai phương án PCLB của các đơn vị cấp dưới. Tổ chức lực lượng thường trực PCLB theo chế độ thường trực 24/24h trong những ngày có mưa bão từ 30/9 – 31/12, kịp thời báo cáo tình hình trước, trong và sau bão lụt về Ban chỉ đạo PCLB ngành. Ngay sau khi bão lũ xảy ra, các đơn vị phải kiểm tra ngay các hư hỏng để đánh giá thiệt hại và triển khai các biện pháp khắc phục đảm bảo giao thông. Có phương án huy động các lực lượng vận tải tham gia cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu từ cấp trên, nhất là trong các trường hợp di dân trước và sau các đợt bão lớn… (Giao Thông Vận Tải 5/7, tr12)Về đầu trang CÔNG THƯƠNG Chú trọng bảo tồn nghề truyền thống Không những mang lại nguồn thu nhập, nghề truyền thống còn thể hiện nét đẹp văn hóa của đồng bào. Vì thế, việc khôi phục, bảo tồn và phát huy nghề và làng nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số miền núi Quảng Nam không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội mà còn góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa. 9 Vùng núi Ngọc Linh thuộc huyện Nam Trà My không chỉ nổi tiếng bởi cây sâm đốt trúc mà còn được nhiều người biết đến với những làng nghề dệt dồ (thổ cẩm) nổi tiếng của người Xê Đăng. Nhận thức rõ tiềm năng, thế mạnh, giá trị kinh tế từ nghề dệt dồ, lãnh đạo huyện đã đầu tư mua sắm khung dệt, bước đầu khôi phục 15 tổ dệt dồ tại các xã Trà Linh, Trà Nam và Trà Cang. Bên cạnh đó, huyện còn xây dựng dự án khôi phục làng nghề sản xuất rượu cần truyền thống của người Ca Dong tại thôn 3 (xã Trà Bui). Từ nhiều năm nay, chính quyền tỉnh cũng đã đầu tư một khoản kinh phí lớn để khôi phục các nghề truyền thống của đồng bào Cơ Tu như làng dệt thổ cẩm Zơra (xã Tà Bhing - Nam Giang); làng dệt thổ cẩm Đờ Roòng (xã Tà Lu); làng dệt thổ cẩm và đan lát thôn Bờ Hôồng (xã Sông Kôn - Đông Giang) . Không những làm ra những tấm tút, váy, áo các loại, bà con còn mang sản phẩm đi trao đổi, buôn bán với các địa phương khác hoặc dùng làm quà tặng cho khách du lịch. Xã La Dêê (huyện Nam Giang), có một làng dệt thổ cẩm truyền thống của người Giẻ Triêng. Từ nghề dệt mang tính gia đình, dần dần đã phát triển thành nghề dệt truyền thống. Tuy nhiên, do ít được giao lưu với bên ngoài nên các sản phẩm chỉ phục vụ cho nhu cầu tại chỗ, chưa mang lại lợi ích kinh tế. Nên chăng, chính quyền tỉnh cần có hướng đầu tư thích hợp để nghề dệt vải truyền thống của người dân nơi đây ngày một phát triển . Với mục tiêu mở rộng sản xuất, phát triển thị trường, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào, mong rằng không chỉ các làng nghề nói trên được giữ vững, phát huy mà tất cả các làng nghề truyền thống khác cũng được chính quyền tỉnh quan tâm đầu tư gìn giữ. (Kinh Tế Nông Thôn 5/7, tr6)Về đầu trang Tam Kỳ: Khai trương sàn giao dịch Thương mại điện tử EMT Sáng 5/7, tại số 17 Trương Chí Cương, Công ty cổ phần đầu tư Tân mặt trời đã chính thức tổ chức lễ khai trương sàn giao dịch Thương mại điện tử EMT chi nhánh tại Quảng Nam. 10 [...]... đã được đậy nắp 4/7, cơ quan chức năng xã Tam Hòa và Ban Công an xã đã tiến hành đúc miếng bê tông để đậy giếng “nước thánh” bà Lĩnh Trong thời gian vừa qua, người dân các nơi đổ về giếng bà Lĩnh (xã Tam Hòa) xin nước giếng về chữa bách bệnh, làm náo loạn cả một khu vực Để người dân không mê tín dị đoan và không gây ảnh hưởng đến nhân dân trong xã, cơ quan chức năng xã khuyến cáo người dân chờ lấy mẫu... đọc trúng thưởng cuộc thi “Đoán hay, có ngay giải thưởng” 4/7, BTC cuộc thi “Đoán hay, có ngay giải thưởng” trên Báo Người Lao Động Online đã xác định được bạn đọc Dương Quang Thoại, ngụ xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành đã dự đoán đúng trận tứ kết đầy kịch tính Đức Argentina Bạn đọc Dương Quang Thoại đã dự đoán đội Đức thắng với số phiếu là 7.272, lệch 1 phiếu so với kết quả Đây là kết quả gần đúng nhất... thắng với số phiếu 7.270, lệch 1 so với kết quả Tuy nhiên, phiếu dự đoán này được gởi đến sau so với bạn đọc Quang Thoại Xét theo thể lệ tham dự, BTC quyết định chọn bạn đọc Quang Thoại là người trúng giải (Người Lao Động 5/7)Về đầu trang TIN VẮN 50 trường hợp khai thác vàng trái phép bị xử phạt hành chính Đây là kết quả mà phòng cảnh sát môi trường Quảng Nam thực hiện được trong hơn 1 năm rưỡi qua với... Trước sự việc này, ông Nguyễn Tấn Hiệp – Trưởng Công an xã cho biết, tình trạng này đã diễn ra 1 tháng nay, xã đã bó cáo lên cấp trên để xin hướng giải quyết Trước mắt, xã cử người túc trực để ngăn cản người dân đến cúng bái xin nước giếng, gây mất trật tự cho nhân dân trong khu vực và khuyến cáo người dân không múc nước giếng về dùng 13 Còn ông Võ Thanh Lạc – Chủ tịch xã cho biết, trước tình hình phức... cũng bảo anh gàn dở, đem tiền vứt xuống biển Thế nhưng bằng ý chí, lòng cần cù, anh đã “cảm hóa” được thiên nhiên, biến màu trắng của cát thành màu xanh của cây trái Cả một không gian rộng lớn xanh um cây cối, quả trĩu cành, râm ran tiếng gà gáy, tiếng cá quẫy dưới ao - “như một khu rừng nguyên sinh” - nhận xét của nhiều du khách Anh không nhớ chính xác, chỉ ang áng trang trại mình có trên 500 khóm tre... địa phương còn triển khai đắp đập ngăn mặn để tích nước từ thượng nguồn đổ về bơm phục vụ nông nghiệp và sinh hoạt Tại TP Tam Kỳ, chính quyền đã huy động hàng trăm bộ đội cùng với dân quân tự vệ giúp nhân dân kè bờ sông, chống nước mặn xâm thực ruộng đồng Tại huyện Đại Lộc, chính quyền đã huy động sức dân nạo vét các tuyến kênh dẫn, đồng thời dùng bao tải cát chặn dòng sông Kôn để tạo nguồn 12 nước cho... tỉnh, hiện nay toàn tỉnh có đến 10.435ha đất nông nghiệp chịu ảnh hưởng nặng của hạn hán Trước tình hình trên, người dân và các cấp chính quyền cùng ngành nông nghiệp tỉnh đang tập trung ra sức chống hạn Cụ thể, tỉnh đã ký phê duyệt phương án chống hạn cho vụ hè thu với tổng kinh phí lên đến 8,198 tỷ đồng cho 18 huyện, TP Để chống hạn, tỉnh yêu cầu các cấp trong tỉnh thành lập Ban chỉ đạo chống hạn... thịt heo bánh ướt, chả giò làng quê, bánh mì Phố, tôm đất sông Thu từng để nhớ để thương trong những chuyến đi của nhiều du khách tại Hội An, thì nay đã có thể thưởng thức ngay tại Hà Nội do đầu bếp chính gốc Hội An chế biến Những món ngon mới mẻ thời hiện tại được người Hội An sáng tạo nên từ những nguyên liệu chắt chiu thu hoạch trên mảnh đất nhiều nắng gió quê hương cũng sẽ làm thực khách hài lòng... lượng canh gác 24/24h, không cho người các nơi đến cúng bái xin nước Hiện lực lượng chức năng đã tiến hành đậy nắp giếng này Ông Lạc cho biết thêm, xã sẽ gửi công văn đề nghị Đài Truyền thanh huyện thông báo rộng rãi cho người dân được biết và không đến xin nước nữa (Công An Nhân Dân 5/7, tr12; Đại Đoàn Kết 5/7, tr2; Dân Trí 5/7) Về đầu trang Phú Ninh: Bàn tay vứt dưới ruộng là do mìn nổ 5/7, Công...Sàn giao dịch thương mại điện EMT ra đời nhằm đáp ứng những đòi hỏi thiết thực của cuộc sống, với chức năng chính giúp các doanh nghiệp tiết kiệm đối đa chi phí và thời gian, không những vậy mà còn mở rộng thì trường kinh doanh thông qua việc xây dựng các gian hàng trực tuyến với đầy đủ các mục cho các gian . BÁO CÁO TỔNG QUAN BÁO CHÍ (Tin Quảng Nam ngày 06 tháng 7 năm 2010) TIN NÓNG......................................................................................................2. 17 tỷ đồng chống hạn 5/7, UBND tỉnh báo cáo Chính phủ về thiệt hại nông nghiệp do hạn hán gây ra. Tỉnh kiến nghị Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 17 tỷ đồng

Ngày đăng: 28/01/2013, 15:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w