Khả năng sản xuất của con lai giữa ngan và vịt

10 689 0
Khả năng sản xuất của con lai giữa ngan và vịt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Khả năng sản xuất của con lai giữa ngan và vịt

KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA CON LAI GIỮA NGAN VỊT Ngô Văn Vĩnh, Nguyễn Đức Trọng, Nguyễn Văn Duy, Nguyễn Thị Thúy Nghĩa, Vương Thị Lan Anh, Đồng Thị Quyên, Đặng Thị Vui, Phạm Văn Chung, Lương Thị Bột Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên Tóm tắt Sử dụng ngan đực RT11 RT9 cho lai với vịt mái MT12, MT3, kết quả lượng tinh dịch thu được của ngan đực được nhiều trong giai đoạn 32 - 52 tuần tuổi mùa Thu Đông trung bình từ 0,93 - 0,98ml/lần lấy tinh. Dùng vịt mái nền là vịt MT12 MT3 để thụ tinh nhân tạo ở cả 4 công thức đều cho tỷ lệ phôi đạt 77,6 - 80,2% tỷ lệ nở/trứng có phôi đạt 78,1 - 81,5%. Con lai có tỷ lệ nuôi sống đạt cao, khối lượng cơ thể khi nuôi đến 10 tuần tuổi đạt 3821,0 - 3938,0g/con; tỷ lệ thịt có giá trị của con lai ngan vịt đạt 32,79 - 33,84%. Khi nhồi lấy gan béo tỷ lệ gan loại 1 đạt 75,0 - 84,3%; khối lượng gan đạt 360,15 - 417,15g; gan béo có hàm lượng lipit cao 42,7%; lượng axit béo không no rất cao 9,72%; lượng Vitamin A, D, E B1 đều cao. Con lai ngan vịt nuôi thịt nuôi nhồi lấy gan béo đều cho hiệu quả kinh tế cao. 1. Đặt vấn đề Con lai giữa ngan vịt có sức sống cao, tốc độ tăng trọng nhanh, tận dụng được ưu thế lai, thịt có màu hồng tươi hấp dẫn, nuôi đến 70 ngày tuổi khối lượng cơ thể đạt 3400 - 4000g, tỷ lệ thịt xẻ 72%, phần thân thịt có giá trị chiếm 29,7 - 31%, sản phẩm của con lai được sử dụng ở Việt Nam chủ yếu để lấy thịt. Khi sử dụng ngan đực để nhồi lấy gan béo sẽ được sản phẩm là gan béo có giá trị dinh dưỡng kinh tế cao, mỡ của gan béo chứa nhiều axit béo không no, người sử dụng không sợ tăng cholesterol trong máu, đặc biệt axit oleic có trong mỡ gan có tác dụng tích cực trong phòng chống những bệnh có liên quan đến tim mạch. Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên đã nhập 2 dòng ngan WA CR50 cùng với 2 giống vịt M14 M15, sử dụng chúng để tạo con lai ngan vịt bằng công nghệ thụ tinh nhân tạo đã cho kết quả cao, nâng tỷ lệ có phôi lên 70 - 80,2%, tỷ lệ nở trên trứng có phôi đạt 78 - 81%, con lai loại 1 đạt 96,2%. Con lai có màu đồng đồng nhất trắng có đốm đầu (đen hoặc nâu), phù hợp với thị hiếu tiêu dùng sản xuất, con lai ngan vịt đã được triển khai nuôi thí nghiệm tại Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên một số hộ chăn nuôi ở các tỉnh như Bắc Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hà Nam, Thanh Hóa, Gia Lai… đều cho hiệu quả kinh tế cao. Xuất phát từ những thực tế đề tài được tiến hành với mục đích: + Xác định khả năng sản xuất của con lai bằng công nghệ thụ tinh nhân tạo. + Xác định khả năng cho thịt của con lai ở các cặp lai. + Xác định khả năng sản xuất gan béo của con lai. + Xác định hiệu quả kinh tế khi nuôi con lai lấy thịt gan béo. 2. Vật liệu phương pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu nghiên cứu - Ngan trống dòng WA (RT9) CR50 (RT11). - Vịt mái giống M14 (MT12) M15 (MT3). - Con lai giữa ngan vịt. 2.2. Thời gian địa điểm nghiên cứu - Thời gian: từ tháng 5/2005 - 9/2010. - Địa điểm: Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên, một số hộ chăn nuôi ở Vĩnh Bảo - Hải Phòng, Lý Nhân - Hà Nam. 2.3. Nội dung nghiên cứu - Khả năng sản xuất tinh của 1 ngan trống - Khả năng sản xuất con lai của hai dòng vịt M14 (MT12) M15 (MT3) - Khả năng cho thịt của con lai ngan vịt - Khả năng cho gan của con lai ngan vịt 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm bố trí theo phương pháp phân lô so sánh, theo dõi ghi chép các chỉ tiêu. Sơ đồ bố trí thí nghiệm: Ngan trống RT9 Vịt mái M14 (MT12) Ngan trống RT11 Vịt mái M15 (MT3) 2.4.2. Phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng Chăm sóc nuôi dưỡng ngan đực, vịt mái, con lai ngan vịt theo quy trình chăn nuôi, thú y của Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên. Ngan đực, vịt mái cho ăn hạn chế từ 1 ngày tuổi đến khi vào đẻ cho ăn tự do, con lai ngan vịt cho ăn tự do, giai đoạn nhồi gan béo nhồi ngày 2 lần, cách nhau 12 giờ. 2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học bằng phần mền Minitab 15. 3. Kết quả thảo luận 3.1. Khả năng sản xuất tinh của 1 ngan đực Ngan trống sau thời gian nuôi hậu bị vào sinh sản đến tuần tuổi khai thác được theo dõi từng tuần thí nghiệm khả năng sản xuất tinh, kết quả được trình bày tại bảng 1. Bảng 1. Lượng tinh thu được theo độ tuổi (n = 5) Tháng tuổi ngan Tần số lấy tinh Lượng tinh lấy Vịt mái được phối đực (lần/tuần) được (ml/con) (con) 8 - 10 11 - 13 14 - 15 16 - 17 2 2 2 2 1,15 ± 0,25 1,0 ± 0,30 0,75 ± 0,25 0,45 ± 0,15 25 22 16 9 Qua bảng 1 cho thấy khai thác tinh ngan đực từ tháng thứ 8 - 13 (32 - 52 tuần tuổi) tức là 20 tuần đầu là tốt nhất, lượng tinh thu được 1,0 - 1,15 ml/con phối được cho 22 - 25 vịt mái, đến tháng thứ 16 - 17 (tuần tuổi 64 - 68) chỉ thu được 0,45 ml/con phối chỉ được cho 9 vịt mái. Theo Nguyễn Đức Trọng (2005) lượng tinh thu được của 1 ngan đực phụ thuộc vào tuổi khai thác ở giai đoạn 1 - 20 tuần đầu lượng tinh thu được cao nhất 1,21ml/con/lần, giảm xuống ở những tuần khai tác từ 30 - 40 để có hiệu quả kinh tế chỉ nên khai thác tinh của ngan trống trong khoảng 30 tuần đầu. Lượng tinh thu được khi khai thác ngan trống cũng bị ảnh hưởng của mùa vụ khai thác trong năm, kết quả lượng tinh thu được theo mùa thể hiện ở bảng 2. Bảng 2. Lượng tinh thu được theo mùa Mùa Tháng trong năm Lượng tinh lấy được (ml) Ngan RT9 Ngan RT11 Thu Đông 9 10 11 12 Trung bình 0,79 ± 0,2 1,12 ± 0,35 1,05 ± 0,23 1,01 ± 0,03 0,993 0,83 ± 0,13 1,01 ± 0,25 1,02 ± 0,03 1,07 ± 0,25 0,980 Xuân Hè 4 5 6 Trung bình 0,83 ± 0,11 0,22 ± 0,14 0,20 ± 0,17 0,420 0,67 ± 0,11 0,26 ± 0,14 0,20 ± 0,11 0,380 Ở mùa Thu Đông trung bình lượng tinh thu được cao hơn mùa Xuân Hè vào những tháng mùa Thu Đông lượng tinh lấy được 0,993ml ở ngan RT9 0,980ml ở ngan RT11, lượng tinh này phối được cho 20 - 25 vịt mái. Đối với mùa hè thu lượng tinh thu được từ 1 ngan trống giảm xuống rất rõ chỉ còn 0,38 - 0,42ml/con. Qua đây cho thấy khả năng sản xuất tinh của ngan trống vào mùa hè là rất kém, muốn nâng cao sức sản xuất cần cải thiện môi trường nuôi ngan có chế độ chăm sóc tốt. 3.2. Một số chỉ tiêu ấp nở của trứng vịt M14 (MT12) M15 (MT3) được phối với tinh ngan Cùng tiến hành xác định khả năng sản xuất của ngan đực có tiến hành xác định một số chỉ tiêu ấp nở của vịt mái, kết quả trình bày tại bảng 3. Bảng 3. Một số chỉ tiêu ấp nở của vịt mái M14 (MT12) M15 (MT3) Chỉ tiêu Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Số trứng vào ấp (quả) 1480 1225 1596 1024 Số trứng không phôi (quả) 332 253 343 203 Tỷ lệ phôi (%) 77,6 79,3 78,5 80,2 Số trứng chết phôi (quả) 137 104 151 93 Tỷ lệ chết phôi kỳ I (%) 9,3 8,5 9,5 9,1 Số con nở ra (con) 933 759 1021 665 Tỷ lệ nở/trứng có phôi (%) 81,2 78,1 81,5 81,0 Ghi chú: Lô 1: Ngan đực RT11 x vịt mái M14 (MT12) Lô 2: Ngan đực RT11 x vịt mái M15 (MT3) Lô 3: Ngan đực RT9 x vịt mái M14 (MT12) Lô 4: Ngan đực RT9 x vịt mái M15 (MT3) Qua bảng 3 cho thấy sử dụng tinh ngan đực RT11 RT9 phối cho vịt mái M14 (MT12)và M15 (MT3) đều cho kết quả tốt, tỷ lệ trứng có phôi đạt từ 77,6 - 80,2%; tỷ lệ nở/trứng có phôi đạt 78,1 - 81,2% số con loại 1 đạt trên 95%, các con lai đều có màu lông đồng nhất trắng tuyền hoặc trắng tuyền có đốm đầu nâu hoặc đen. Với thí nghiệm sử dụng mái nền là vịt SM trước đây có kết quả tỷ lệ phôi đạt 76 - 82%, màu lông của con lai không được đồng nhất, số con trắng tuyền hoặc có đốm đầu chỉ chiếm 25 - 35%, còn lại là đốm lung, khoang trắng đen chiếm tỷ lệ cao trong đàn (Ngô Văn Vĩnh cs, 2005). 3.3. Tỷ lệ nuôi sống của con lai Con lai được nuôi theo dõi tỷ lệ nuôi sống từ 1 ngày tuổi đến 10 tuần tuổi, kết quả trình bày tại bảng 4. Bảng 4. Tỷ lệ nuôi sống của con lai Ngày tuổi Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 n TLNS (%) n TLNS (%) n TLNS (%) n TLNS (%) 1 - 28 40 100,0 40 100,0 40 100,0 40 100,0 1 - 56 40 100,0 39 97,5 38 95,0 40 100,0 1 - 63 40 100,0 39 97,5 38 95,0 40 100,0 1 - 70 40 100,0 39 97,5 38 95,0 40 100,0 Con lai có sức sống cao nuôi đến 70 ngày tuổi ở tất cả các công thức lai đều đạt từ 95,0 - 100,0%. Khảo sát con lai giữa ngan R71 vịt SM trước đây cũng có kết quả tỷ lệ nuôi sống đạt cao 97,0 - 100% (Ngô Văn Vĩnh, 2005). Theo Nguyễn Văn Hải (2005) con lai ngan vịt có sức sống cao nhất 100%, trong khi đó tỷ lệ nuôi sống ở đàn ngan thuần thấp hơn 95% ở ngan R51, 97% ở ngan R71 siêu nặng. 3.4. Khả năng cho thịt của con lai Con lai được cân khối lượng cơ thể theo từng tuần, kết quả khối lượng cơ thể được thể hiện ở bảng 5. Khi nuôi đến 10 tuần tuổi khối lượng của con lai ở các lô đều đạt 3800g trở lên, con lai giữa ngan RT11 với vịt M14 là 3926,7g M15 là 3938,8g, độ đồng đều cao, chênh lệch giữa con đực mái không nhiều. Theo Nguyễn Văn Hải (2005) khối lượng của con lai ngan vịt ở 75 ngày tuổi là 4170g khối lượng này lớn hơn ở ngan R51, R71 ngan siêu nặng. Bảng 5. Khối lượng cơ thể của con lai ở các tuần tuổi (g/con) Tuần tuổi TSKT Lô 1 (n = 40) Lô 2 (n = 40) Lô 3 (n = 40) Lô 4 (n = 40) 1 NT Mean ± SE Cv (%) 50,8 ± 0,75 9,39 49,6 ± 0,66 8,45 51,7 ± 0,75 9,12 48,7 ± 0,73 9,44 4 Mean ± SE Cv (%) 1330,0 ± 38,0 12,98 1376,5 ± 27,3 12,57 1276,4 ± 26,0 12,98 1279,9 ± 23,9 11,66 8 Mean ± SE Cv (%) 3545,9 ± 44,9 7,66 3609,5 ± 57,6 9,82 3467,1 ± 35,1 6,41 3512,4 ± 42,40 7,53 9 Mean ± SE Cv (%) 3713,6 ± 41,7 6,57 3710,0 ± 61,3 9,66 3721,2 ± 37,3 6,33 3648,5 ± 42,3 7,05 10 Mean ± SE Cv (%) 3926,7 ± 43,3 6,54 3938,8 ± 62 9,24 3821,5 ± 47,6 7,67 3849,1 ± 44,3 7,11 3.5. Kết quả mổ khảo sát con lai Con lai ngan vịt được mổ khảo sát ở 9 10 tuần tuổi, kết quả thể hiện ở bảng 6. Bảng 6. Kết quả mổ khảo sát con lai ngan vịt Lô Tuần tuổi n Tỷ lệ thịt xẻ (%) Tỷ lệ cơ ức (%) Tỷ lệ cơ đùi (%) Tỷ lệ thịt có giá trị (lườn + đùi) (%) 1 9 10 2 2 67,29 71,5 17,99 19,82 14,19 14,21 32,18 34,03 2 9 10 2 2 67,98 69,37 18,36 20,42 12,73 13,42 31,09 33,84 3 9 10 2 2 68,36 69,92 17,51 18,23 14,47 13,56 31,98 32,79 4 9 10 2 2 69,61 71,34 16,96 20,61 13,20 12,40 29,39 33,01 Khảo sát con lai ở 4 công thức lai lúc 10 tuần tuổi tỷ lệ thịt xẻ đều đạt cao 69,37 - 71,50%; phần thịt có giá trị cao là lườn đùi có chỉ số cao 32,79 - 33,84%. Nuôi khảo nghiệm con lai ngoài nông hộ Con lai ngan vịt đã được sản xuất tiêu thụ ra ngoài thị trường sản xuất với số lượng lớn khả năng sản xuất của con lai là rất cao với các chỉ tiêu cụ thể tỷ lệ nuôi sống đạt từ 95% đến 100%, con lai nuôi đến 70 ngày tuổi đều đạt từ 3700 - 4400g, hiệu quả kinh tế thu được từ 17000 - 21000 đồng/con. Để có kết quả rõ hơn về khả năng sản xuất của con lai nuôi ngoài sản xuất được thể hiện ở bảng 7. Bảng 7. Kết quả nuôi con lai ngan vịt ngoài sản xuất Chỉ tiêu Nuôi tại Trung tâm Nuôi ở Nông hộ n n 8 tuần tuổi n 10 tuần tuổi P 4 tuần tuổi (g) P 8 tuần tuổi (g) P 9 tuần tuổi (g) P 10 tuần tuổi (g) Tỷ lệ nuôi sống (%) Lượng thức ăn (kg) TTTA/kg khối lượng 50 50 50 1177,4 ± 129,0 3164,0 ± 310,5 3552,0 ± 450,0 3767,0 ± 430,0 100,0 775,0 3,05 270 263 263 1100,0 ± 100,0 3000,0 ± 250,0 3850,0 ± 350,0 4400,0 ± 410,0 97,4 3468,0 2,99 Qua bảng 7 cho thấy nuôi con lai ở nông hộ đạt tỷ lệ nuôi sống 97,4% nuôi đến 10 tuần tuổi khối lượng đạt 4400,0g; tiêu tốn thức ăn 2,99kg/kg khối lượng. 3.6. Kết quả nhồi lấy gan béo Kết quả nhồi lấy gan béo được thể hiện ở bảng 8. Bảng 8. Khả năng sản xuất gan béo của con lai Chỉ tiêu Lô 1 (n = 32) Lô 2 (n = 32) Tuổi nhồi (tuần) 13 13 Thời gian nhồi (ngày) 14 14 P trước nhồi (g) 4179,0 3816,0 P sau nhồi (g) 5402,1 5298,0 Số gan loại 1 (cái) 24 27 P gan loại 1 (g/cái) 417,15 360,15 Số gan loại 2 (cái) 8 5 P gan loại 2 (g/cái) 211,5 215,0 Lượng ngô sử dụng (kg) 310,0 262,5 Ghi chú: Lô 1 thực hiện nhồi tháng 5/2009 (nhiệt độ 32 o C) Lô 2 thực hiện tháng 7/2010 (nhiệt độ nhồi 34 o C) Với nhiệt độ môi trường cao lên tới 36 o C trong mùa hè thì cần thiết phải có điều hòa để hạ nhiệt độ môi trường phòng nhồi, kết hợp với dùng quạt để tạo độ thông thoáng không khí trong phòng, kết quả số gan loại 1 đạt 75% ở lô 1 84,3% ở lô 2; khối lượng gan loại 1 bình quân đạt khá cao ở lô 2 là 360,15g 417,15g ở lô 1. Triển khai trong sản xuất một số hộ đã thành công trong sản xuất gan béo như: Công ty ADO Đình Bảng - Từ Sơn - Bắc Ninh khi nuôi nhồi con lai ở điều kiện mùa Đông Xuân đạt 405g/cái, khi nuôi nhồi ở mùa hè sử dụng hệ thống phun mưa lên mái nhà quạt thông gió cũng đạt 318g/cái. Hộ gia đình Ông Thuấn ở Lý Nhân - Hà Nam là 1 hộ rất thành công trong việc nhồi gan béo đã dùng điều hòa nhiệt độ, quạt thông gió, kết quả nhồi rất khả quan, mỗi năm nhồi từ 300 - 400 con vào mùa nóng cho kết quả 350g/cái, số gan loại 1 là 80%, vào mùa mát số gan loại 1 đạt 90% khối lượng gan lên tới 480g/cái có những con khối lượng đạt 1200g/cái. 3.7. Chất lượng gan béo Gan béo được phân tích tại Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh Thực phẩm Quốc gia, kết quả trình bày tại bảng 9. Bảng 9. Kết quả phân tích chất lượng gan béo Chỉ tiêu ĐVT PP thử Kết quả Hàm lượng Lipit % KNTP - 1975 42,7 Hàm lượng Cholesterol mg% GCMSQT 014 218 Hàm lượng Axit béo không no mg% QT 044 9720 Hàm lượng Vitamin A mg% QT 145 2,6 Hàm lượng Vitamin D mg% QT 045 8,7 Hàm lượng Vitamin E mg% QT 145 0,63 Hàm lượng Vitamin B1 mg/kg QT 101 0,59 Kết quả bảng 9 cho thấy gan béo của con lai ngan vịt có giá trị rất cao, hàm lượng lipit 42,7% hàm lượng axit béo không no là 9,72%; hàm lượng Cholesterol thấp chỉ có 218mg%. Hàm lượng các loại Vitamin rất cao, hàm lượng Vitamin A là 2,6mg%; Vitamin D là 8,7mg%; Vitamin E là 0,63mg% hàm lượng Vitamin B1 là 0,59mg/kg hàm lượng Vitamin ở gan béo này gấp đối gan thường (Vitamin A là 1,07mg%; Vitamin D là 4,2mg%; Vitamin E là 0,3mg% Vitamin B1 là 0,22mg/kg). Theo Nguyễn Văn Hải (2005) cho biết: Hàm lượng Protein ở gan béo là 11,57%; hàm lượng khoáng chiếm 1,08% nước là 54,79% trong khi đó ở gan thường tương ứng là 15,96%; 1,18% 80,87%. Mỡ của gan béo thuộc loại mỡ của động vật chân màng thành phần gần giống dầu ôliu nên người ăn không sợ tăng Cholesterol trong máu đặc biệt là axit oleic là 1 loại axit béo không no có nhiều trong mỡ gan béo, có tác dụng phòng chống bệnh có liên quan đến tim mạch. 3.8. Hiệu quả kinh tế khi nuôi con lai ngan vịt Hiệu quả kinh tế nuôi con lai ngan vịt tính cho 100 con nuôi thịt 32 con nuôi trong giai đoạn nhồi gan béo, kết quả được thể hiện ở bảng 10. Bảng 10. Hiệu quả kinh tế của con lai ngan vịt Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Đơn giá (đồng/ĐVT) Thành tiền (đồng) Khi nuôi lấy thịt Phần chi: - Con giống - Thuốc thú y - Khấu hao chuồng trại - Điện nước - Thức ăn - Chi khác Tổng chi Con Con - - Kg Con 100 100 100 100 1318,6 100 15000 150 300 250 8500 - 1500000 150000 300000 250000 10548800 500.000 13248800 Phần thu: Bán con lai xuất chuồng kg 428,56 42000 17999520 Cân đối 4750720 Khi nuôi lấy gan béo Phần chi: - Mua giống - Premix Vitamin - Ngô hạt - Công nhồi - Điện nước - Chi khác Tổng chi Con - Kg Công - - 32 - 286 15 - - 184800 - 5000 70000 - - 5.913.600 1.000.000 1.430.000 1.050.000 360.000 40.000 9.793.600 Phần thu: - Gan loại 1 - Gan loại 2 - Thịt đùi - Thịt lườn - Phụ phẩm Kg Kg Đôi Kg Con 9,87 1,38 32 28,8 32 700.000 300.000 50.000 120.000 70.000 6.909.000 414.000 1.600.000 3.456.000 2.240.000 Tổng thu 14.619.000 Cân đối 4.825.400 Khi nuôi 100 con lai theo hướng lấy thịt cứ 3 tháng người chăn nuôi sẽ có công là 4.750.000 đồng, còn khi sử dụng con lai nuôi nhồi lấy gan béo chỉ cần nhồi 32 con trong 15 ngày người chăn nuôi cũng thu được 4.775.000 đồng. Theo Nguyễn Văn Hải (2005) khi nuôi 20 con lai ngan vịt nhồi gan béo cho tổng thu nhập 2.560.210 đồng tính trên 1 con thu được 128.010 đồng. 4. Kết luận đề nghị 4.1. Kết luận Lượng tinh dịch thu được từ 1 ngan đực tùy thuộc vào độ tuổi khai thác mùa vụ (Thu Đông trung bình từ 0,93 - 0,98ml/lần lấy tinh), Xuân Hè thấp hơn trung bình đạt 0,38 - 0,42ml/con, chỉ nên khai thác con đực đến 52 tuần tuổi là có hiệu quả nhất. Dùng vịt mái nền là vịt M14 (MT12) M15 (MT3) để thụ tinh nhân tạo ở cả 4 công thức đều cho tỷ lệ phôi đạt 77,6 - 80,2% tỷ lệ nở/trứng có phôi đạt 78,1 - 81,5%. Con lai có tỷ lệ nuôi sống đạt cao 95,0 - 100,0%; khối lượng cơ thể khi nuôi đến 10 tuần tuổi đạt 3821,0 - 3938,0g/con; tỷ lệ thịt xẻ đạt 69,4 - 71,0%; tỷ lệ thịt có giá trị của 4 công thức lai đều đạt từ 32,79 - 33,84%. Khi nhồi lấy gan béo tỷ lệ gan loại 1 đạt 75,0 - 84,3%; khối lượng gan đạt 360,15 - 417,15g; gan béo có hàm lượng lipit cao 42,7%; lượng axit béo không no rất cao 9,72%; lượng Vitamin A, D, E B1 đều cao. Khi nuôi 100 con lai ngan vịt lấy thịt người nuôi có công là 4.750.000 đồng trong 3 tháng khi nuôi nhồi lấy gan đạt hiệu quả kinh tế cao hơn 4.775.000 đồng trong 15 ngày khi nuôi nhồi 32 con lai ngan vịt. 4.2. Đề nghị Công nhận con lai giữa ngan RT11 vịt M15 (MT3) là Tiến bộ kỹ thuật, cho áp dụng trong sản xuất. Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Xuân Khoái, Trần Quốc Khánh, Nguyễn Văn Lợi (2005). Nghiên cứu khả năng sản xuất gan béo từ con lai ngan vịt các dòng ngan Pháp (R51, R71, Siêu nặng) nuôi ở điều kiện khí hậu mùa hè miền Bắc Việt Nam. Tuyển tập Các công trình Nghiên cứu Chuyển giao Tiến bộ kỹ thuật Chăn nuôi Vịt - Ngan (1980 - 2005), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr 215 - 221. 2. Nguyễn Đức Trọng, Ngô Văn Vĩnh, Hoàng Thị Lan, Lê Thị Phiên (2005). Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ có phôi trong Thụ tinh nhân tạo để sản xuất con lai ngan vịt. Tóm tắt Báo cáo Khoa học Viện Chăn nuôi 2004, Hà Nội, tr 334 - 336. 3. Ngô Văn Vĩnh, Hoàng Thị Lan, Lê Thị Phiên, Nguyễn Đức Trọng (2005). Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo để sản xuất con lai giữa ngan vịt SM. Tuyển tập Các công trình Nghiên cứu Chuyển giao Tiến bộ kỹ thuật Chăn nuôi Vịt - Ngan (1980 - 2005). Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr 196 - 202. 4. Ngô Văn Vĩnh, Hoàng Thị Lan, Lê Thị Phiên, Nguyễn Đức Trọng. Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ có phôi trong thụ tinh nhân tạo để sản xuất con lai ngan vịt. Tuyển tập Các công trình Nghiên cứu Chuyển giao Tiến bộ kỹ thuật Chăn nuôi Vịt - Ngan (1980 - 2005), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr 204 - 207. . - Khả năng sản xuất tinh của 1 ngan trống - Khả năng sản xuất con lai của hai dòng vịt M14 (MT12) và M15 (MT3) - Khả năng cho thịt của con lai ngan vịt - Khả năng cho gan của con lai ngan. + Xác định khả năng sản xuất của con lai bằng công nghệ thụ tinh nhân tạo. + Xác định khả năng cho thịt của con lai ở các cặp lai. + Xác định khả năng sản xuất gan béo của con lai. + Xác. khảo nghiệm con lai ngoài nông hộ Con lai ngan vịt đã được sản xuất và tiêu thụ ra ngoài thị trường sản xuất với số lượng lớn và khả năng sản xuất của con lai là rất cao với các chỉ tiêu cụ

Ngày đăng: 04/06/2014, 22:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan