Lai tạo nhóm ngựa lai phục vụ thể thao, du lịch
LAI TẠO NHÓM NGỰA LAI PHỤC VỤ THỂ THAO, DU LỊCH Đặng Đình Hanh,Vũ Văn Tý, Nguyễn Hữu Trà, Nguyễn Văn Đại, Vũ Đình Ngoan, Dương Thị Thư, Tạ Văn Cần, Hàn Quốc Vương, Nguyễn Thị Thúy Hằng Trung tâm Nghiên cứu và PTCN miền Núi Tóm tắt 72 liều tinh ngựa đua nhập từ CHLB Đức được sử dụng phối với 59 lượt ngựa cái 25% Ca động dục tại Trung tâm NC&PT chăn nuôi miền núi. Kết quả 26 ngựa có chửa tỷ lệ thụ thai đạt 44,06%. Số liều tinh cho một ngựa thụ thai trung bình là 2,76. Đặc điểm ngoại hình của ngựa lai có kết cấu rắn chắc, thanh săn, từ đầu đến móng vó cân đối, mầu lông thuần nhất màu tía mật (64,2%) và màu hồng nhạt (35,8%). Khối lượng cơ thể ngựa lai sơ sinh con đực đạt 30,24 kg, con cái đạt 30,66 kg, khối lượng 24 tháng tuổi tương ứng là 251,75kg và 242,89 kg. Kích thước chiều cao vây 24 tháng tuổi đạt 116,12 cm ở con đực và con cái là 114,23 cm. Các chỉ số cấu tạo thể hình phát triển theo quy luật sinh trưởng. Kết quả bước đầu cho thấy ngựa lai phù hợp với mục đích thể thao, du lịch. 1. Đặt vấn đề Từ trước năm 1945, Việt Nam đã có trường dạy và cưỡi ngựa ngay tại thủ đô Hà Nội và trường đua ngựa tại Sài Gòn. Đua ngựa là môn thể thao được nhiều người ưa chuộng. Hiện nay, trường đua Phú Thọ - Thành phố Hồ Chí Minh hàng tuần tổ chức đua ngựa thu hút nhiều nhiều tầng lớp nhân dân tham gia. Một số tổ chức cá nhân đã tiến hành nhập ngoại giống ngựa đua nhưng do điều kiện Việt nam khả năng sinh trưởng, sinh sản và thích nghi của ngựa chưa phù hợp. Trong xu thế hội nhập kinh tế xã hội phát triển đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao đòi hỏi một số dịch vụ như du lịch, thể thao phát triển mạnh mẽ. Trong các hoạt động này có du lịch thể thao về ngựa. Một số khu du lịch như Đà Lạt, Vũng Tầu, Sầm Sơn, Nha Trang, Huế cho thuê cưõi ngựa, kéo xe ngựa và một số dịch vụ khác về ngựa thu hút nhiều khách du lịch và gần đây một số dự án xây dựng trường đua ngựa. Một số lễ hội văn hóa ở vùng đồng bào các đân tộc tổ chức “hội đua ngựa truyền thống” được khôi phục. Nhu cầu về giống ngựa thể thao, du lịch ngày càng tăng. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu lai tạo nhóm ngựa lai phục vụ thể thao, du lịch’’ nhằm tạo ngựa lai theo hướng cưỡi, thể thao du lịch phù hợp với điều kiện Việt Nam. 2. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu + Ngựa cái nền: - Giống: Ngựa lai 25% giống Cabadin - Khối lượng: 230kg; Kích thước chiều Cao vây 123 cm - Mầu lông: Cánh dán, tía mật - Tuổi: 5-7 năm - Lý lịch rõ ràng, không có bệnh đường sinh dục, các chu kỳ động dục biểu hiện rõ + Tinh ngựa: - Nguồn gốc nhập tinh: từ Cộng hòa Liên bang Đức - Ngựa đực Flovino thuộc giống Westgale (WE), ngựa có mầu hồng nhạt, 2 vó sau thẳng, khối lượng đạt 540 kg, cao vây 168cm, dài thân 156cm. Ngựa được sử dụng đua thể thao, với thành tích thể thao có dáng đi đạt 113,55 điểm, khả năng đua đạt 136,52 điểm, nhảy tự do đạt 91,35 điểm. - Ngựa Potential thuộc giống Oldenbuger (OL) ngựa đua, có mầu hồng thẫm, cao vây 170 cm, khối lượng 510kg, dài thân 154cm. Ngựa đã dự đua đạt thành tích, dáng đi đạt 105,31 điểm, khả năng đua đạt 117,50 điểm, nhẩy tự do đạt 92,90 điểm. 2 ngựa này đã được đua đạt thành tích trong nhóm 30 ngựa đạt giải 2005 tại EU. 2.2. Nội dung - Tạo ngựa lai 3 giống theo hướng thể thao, du lịch - Đánh giá đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng và cảm nhiễm bệnh của ngựa lai 3 giống. 2.3. Phương pháp nghiên cứu * Tạo ngựa lai 3 giống - Phát hiện ngựa cái lai có 25% giống Ca động dục: dùng ngựa đực thí tình, dắt đến các chuồng ngựa cái nền vào 6 giờ và 17 giờ hằng ngày. - Xác định thời điểm dẫn tinh: ngựa động dục được kiểm tra sự tăng trưởng của nang trứng tra qua trực tràng. Kiểm tra 1 lần/ ngày vào buổi sáng, đến khi xác định nang trứng tăng trưởng đến giai đoạn 4 (nang cao lên, tròn đều, tích dịch chắc), tăng cường kiểm tra 3 giờ 1 lần để xác định thời điểm 4 + Nang trứng bắt đầu mềm (nang bắt đầu xẹp), đây là thời điểm dẫn tinh thích hợp. Nguyễn Hữu Trà. 1996 [2]. - Dẫn tinh: Đưa tinh quản qua cổ tử cung và hướng về phía sừng tử cung bên có nang trứng xẹp xả. - Kiểm tra thai: Bằng phương pháp kiểm tra qua trực tràng vào ngày thứ 22 sau dẫn tinh. - Kiểm tra hoạt lực tinh trùng: Giải đông ở nước có nhiệt có nhiệt độ 38 0 C trong 30 giây, cắt đầu cọng kiểm tra nhanh trước phối giống. Kiểm tra trên kính hiển vi quang học (10 x 40 lần). * Đánh giá đặc điểm ngoại hình ngựa lai - Mầu sắc lông, da quan sát bằng mắt thường - Đặc điểm ngoại hình (đầu, cổ, thân, mình ) quan sát bằng mắt thường và dùng phương pháp cho điểm * Theo dõi sinh trưởng của ngựa lai 3 giống: + Cân ngựa: Dùng cân điện tử cân vào buổi sáng trước khi cho ngựa ăn + Đo ngựa: Đo một số chỉ tiêu là Cao vây, vòng ngực, vòng ống, dài thân chéo, bằng thước dây và thước gậy. (theo phương pháp truyền thống) + Chỉ số thể hình được tính theo công thức: Chỉ số dài thân = Dài thân chéo/ Cao vây x 100. Chỉ số chạy nhanh = Cao chân / dài thân x 100 * Cảm nhiễm bệnh: được theo dõi qua sổ sách thú y - Tính toán và sử lý số liệu: Số liệu thu thập được xử lý trên chương trình Exel và minitab 13. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Kết quả tạo ngựa lai 3 giống 3.1.1. Đánh giá chất lượng tinh Bảng 1. Kết quả kiểm tra hoạt lực tinh trùng Số liều kiểm tra Tên ngựa giống Số hiệu Cọng tinh V (ml) A (%) X m X 36 Flo vi ne 410842502 0,5 42,35 0,78 36 Protential 331167197 0,5 42, 22 1,12 Qua kiểm tra hoạt lực tinh trùng của 72 liều tinh của 2 ngựa đực giống Flovine và Protential trước khi phối giống cho đàn ngựa cái lai, chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 01. Kết quả ở bảng 01 cho thấy hoạt lực tinh trùng sau giải đông đạt 42,22% ở ngựa đực giống Flovine; và đạt 42,35% ở ngựa đực giống Protential. Kết quả cho thấy hoạt lực tinh trùng ở cả 2 ngựa đực giống không có sự sai khác. Kết quả này đủ tiêu chuẩn để phối tinh cho đàn cái nền tạo con lai: Theo Davies Morel (2000)[6] Tinh ngựa đông lạnh sau giải đông phải có hoạt lực > 35% là đủ điều kiện để phối giống. 3.1.2. Kết quả phối giống cho ngựa cái Sau khi kiểm tra tinh đạt tiêu chuẩn chúng tôi tiến hành phối giống cho đàn ngựa cái nền kết quả phối giống thể hiện ở bảng 2. Bảng 2. Kết quả phối giống cho ngựa lai 25% Ca bằng tinh cọng rạ Nội dung ĐVT Kết quả Ngưạ cái được phối Con 59 Ngựa cái có chửa Con 26 Tỷ lệ thụ thai % 44,06 Số liều tinh phối Liều 72 Số liều tinh/ 1 ngựa cái chửa Liều 2,76 Ngựa con đã sinh Con 14 Chết trong 24 giờ Con 1 Qua kết quả bảng 2 cho thấy phối 72 liều tinh cho 59 lượt ngựa cái động dục kết quả đã có 26 con thụ thai đạt tỷ lệ 44,6%, trung bình 2,76 liều tinh/ 1 ngựa cái có chửa. Kết quả này đảm bảo chỉ tiêu đề tài đặt ra. So với kết quả khai thác dẫn tinh lỏng cho ngựa cái tại Trung tâm tỷ lệ thụ thai đạt 45,76%, trung bình 2,48 liều/ 01 ngựa cái có chửa; Theo Davies Morel ngựa phối giống bằng tinh đông lạnh cọng rạ tại Mỹ cho kết quả thụ thai 48,38%. kết quả của chúng tôi có thấp hơn, chúng tôi cho rằng với kết quả như vậy lần đầu tiên ở Việt nam chúng tôi thành công trong việc thụ tinh nhân tạo cho ngựa bằng tinh cọng rạ. Qua đây cũng cho thấy việc xác định thời điểm dẫn tinh thích hợp là rất cần thiết trong việc TTNT. Có 15 ngựa con đã được sinh ra trong đó 14 con khoẻ mạnh gồm 6 ngựa đực và 8 ngựa cái; 01 ngựa đực sinh ra đã chết trong 24 giờ; 11 ngựa đang chửa đang được theo dõi chăm sóc sinh trong năm 2010 và 2011. Kết quả tạo nhóm ngựa lai 3 giống bước đầu đạt mục tiêu số lượng ngựa con của đề tài. 3.2. Đặc điểm ngoại hình của ngựa lai 3 giống Qua qua sát 14 ngựa sinh ra của đề tài, chúng tôi đánh giá ngoại hình của ngựa lai 3 giống kết quả thể hiện ở bảng 03. Bảng 3. Đặc điểm ngoại hình của ngựa lai 3 giống Chỉ tiêu Đặc điểm Ngoại hình Có hình thon dài cân đối, cao vây tương đương với cao khum, đi lại hoạt bát nhanh nhẹn, con đực có tính đực hăng, uy thế. Toàn thân kết cấu chắc chắn Mầu lông, da 2 Mầu lông thuần nhất: Tía mật chiếm 64,2%; hồng nhạt 35,8% Đầu cổ §ầu dài, cổ thanh dài kết cấu chắc chắn. Tai Thẳng đứng hướng về phía trước Mắt Đen, tròn, to, tinh nhanh Mũi Lỗ mũi to, cánh mũi rộng Môi, miệng Miệng vuông rộng, môi đều phẳng,răng trắng đều Vai, ngực Vai nở, ngực sâu, rộng Bờm, đuôi Bờm không rậm, đuôi nhỏ dài Thân mình Lưng thẳng rộng và phẳng, m×nh dài, bụng thon gọn không sệ Hông mông Hông rộng phẳng. Mông dài, rộng và nở nang, ít dốc Chân, móng Bốn chân dài, thẳng, chắc và khoẻ, đi đứng vững chắc, đường hoàng, không chạm khoeo, đế móng nhỏ, vành móng tròn dày. Ngón và bàn chân nhỏ, dẻo dai. Bộ phận sinh dục Nổi rõ, cân đối Chỉ tiêu Đặc điểm Ngoại hình Có hình thon dài cân đối, cao vây tương đương với cao khum, đi lại hoạt bát nhanh nhẹn, con đực có tính đực hăng, uy thế. Toàn thân kết cấu chắc chắn Mầu lông, da 2 Mầu lông thuần nhất: Tía mật chiếm 64,2%; hồng nhạt 35,8% Đầu cổ §ầu dài, cổ thanh dài kết cấu chắc chắn. Tai Thẳng đứng hướng về phía trước Mắt Đen, tròn, to, tinh nhanh Mũi Lỗ mũi to, cánh mũi rộng Môi, miệng Miệng vuông rộng, môi đều phẳng,răng trắng đều Vai, ngực Vai nở, ngực sâu, rộng Bờm, đuôi Bờm không rậm, đuôi nhỏ dài Thân mình Lưng thẳng rộng và phẳng, m×nh dài, bụng thon gọn không sệ Hông mông Hông rộng phẳng. Mông dài, rộng và nở nang, ít dốc Chân, móng Bốn chân dài, thẳng, chắc và khoẻ, đi đứng vững chắc, đường hoàng, không chạm khoeo, đế móng nhỏ, vành móng tròn dày. Ngón và bàn chân nhỏ, dẻo dai. Bộ phận sinh dục Nổi rõ, cân đối Kết quả cho thấy ngoại hình của ngựa lai có kết cấu chắc chắn, thể hình thanh săn, từ đầu đến móng vó cân đối cân đối phù hợp với hướng thể thao và du lịch. Ngựa có tứ chi dài, thẳng, móng tròn đều, lòng móng (nhân) sâu khi chạy sẽ không tiếp xúc với nền đường. Ngựa sinh ra có 9 con màu tía mật chiếm 64,2%, màu hồng nhạt chiếm 35,8% là 2 mầu đặc trưng cho mầu sắc của ngựa bố và ngựa mẹ. Màu này đã phù hợp với mục tiêu lai tạo đề tài đề ra. đang được giới ngựa đua yêu chuộng. 3.3. Sinh trưởng của ngựa lai 3 giống 3.3.1. Sinh trưởng tích luỹ của ngựa lai 3 giống Chúng tôi đã tiến hành khảo sát khối lượng của ngựa lai 3 giống ở các thời điểm: Sơ sinh; 1; 2; 3; 6; 9; 12; 24 tháng tuổi. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 4. Bảng 4. Khối lượng của ngựa lai 3 giống Tháng tuổi Đực Cái n (con) X m X n (con) X m X SS 6 30,24 2,16 8 30,66 1,82 1 6 43,90 1,25 8 42,62 1,67 2 6 52,13 2, 21 8 51,82 2,05 3 6 67,23 3,05 8 65,11 2,33 6 5 124,66 4,26 6 123,89 4,55 9 5 148,60 4,13 6 137,50 4,90 12 4 194,60 5 ,12 5 182,38 5,82 24 2 251,75 2 242,89 Qua kết quả ở bảng 4 cho thấy : Ngựa lai 3 giống (cả đực và cái) có khối lượng tăng dần theo độ tuổi khảo sát. Ở các thời điểm khảo sát khối lượng giữa ngựa đực và cái không có sự chênh lệch nhiều: Sơ sinh con đực đạt 30,22 kg; con cái 30,66 kg. Giai đoạn 3 tháng tuổi con đực đạt 67,23 kg, con cái đạt 65,11kg. Giai đoạn 9 tháng tuổi, ngựa đực có khối lượng cao hơn ngựa cái 11,1kg tương đương 8,1%; giai đoạn 12 tháng tuổi con đực đạt 194,60kg, con cái đạt 182,38 kg. Sự chênh lệch ở giai đoạn 12 tháng là 12,22kg (6,7%) , giai đoan 24 tháng tuổi ngựa đực đạt 251,75 kg, ngựa cái đạt 242,89 kg. Sự chênh lệch ở giai đoạn 24 tháng là 8,86 kg (3,6%). Kết quả này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng của gia súc. So sánh với khối lượng ngựa 25% Cabacdin ngựa lai 3 giống có khối lượng cao hơn 27,9% (30,24kg so với 23,30kg), giai đoạn 12 tháng tuổi khối lượng ngựa lai 3 giống cao hơn 60% so với ngựa lai 25%Cabacdin 194,6kg so với 116,76kg. Kết quả này cho thấy ngựa lai có khả năng sinh trưởng tốt đạt được mục tiêu lai tạo giống phù hợp với điều kiện Việt Nam củ đề tài. Để minh hoạ diễn biến về khối lượng của ngựa lai 3 giống, chúng tôi biểu diễn nó trên đồ thị sinh trưởng tích luỹ (đồ thị 1). Qua đồ thị 1 chúng tôi thấy: Đường biểu diễn sinh trưởng tích luỹ của ngựa đực lai và ngựa cái lai ở giai đoạn từ 1đến 6 tháng tuổi không có sự chênh lệch, đến giai đoạn > 6tháng đến 24 tháng tuổi đường biểu diễn sinh trưởng tích luỹ của ngựa đực lai luôn luôn nằm phía trên đường biểu diễn sinh trưởng tích luỹ của ngựa cái lai và khoảng cách giữa 2 đường biểu diễn sinh trưởng tích luỹ của ngựa lai 3 giống tăng dần theo tuổi. Kết quả này hoàn toàn phù hợp quy luật sinh trưởng theo tính biệt. Đồ thị 1. Sinh trưởng tích luỹ của ngựa lai 3 giống 3.3.2. Kích thước một số chiều đo của ngựa lai 3 giống Chúng tôi cũng tiến hành khảo sát một số chiều đo của ngựa lai 3 giống kết quả thể hiện ở bảng 5. Bảng 5. Kích thước một số chiều đo của ngựa lai 3 giống Tháng Đực Cái n (con) DTC (cm) m X VN (cm) m X CV (cm) m X VÔ (cm) mx n (con) DTC (cm) m X VN (cm) m X CV (cm) m X VÔ (cm) m X SS 6 64,03 2,66 72,34 2,99 71,67 2,77 8,63 2,13 8 66,12 3,89 72,0 2,16 70,26 3,66 8,5 2,33 0 50 100 150 200 250 300 S¬ sinh 1 2 3 6 9 12 24 §ùc lai C¸i lai Khèi lîng (kg) Tuæi Th¸ng 1 6 68,12 3,67 74,06 3,21 73,25 3,90 8,44 2,14 8 69,35 5,77 77,05 3,12 72,89 4,76 9,56 2,32 2 6 71,23 4,58 80,46 3,00 76,36 4,98 12,57 2,76 8 72,76 4,89 84,0 3,42 75,12 5,32 13,2 3,00 3 6 76,23 4,22 89,00 2,77 81,56 3,87 13,00 3,58 8 79,28 5,00 90,29 3,77 82,18 7,55 13,50 2,48 6 5 98,66 6,90 102,20 8,56 102,2 5,76 13,70 3,67 6 93,34 5,98 104,60 8,55 104,12 6,56 13,52 2,55 9 5 116,38 9,56 106,87 7,98 108,34 6,87 14,67 6,89 6 116,36 6,78 107,90 6,23 106,32 7,12 13,54 2,55 12 4 128,26 10,6 120,45 9,36 110,28 7,45 14,89 2,56 5 128,24 6,77 116,55 10,22 108,12 6,78 13,56 2,33 24 2 136,55 152,12 116,12 16,62 2 136,66 119,33 114,23 15,22 Kết quả bảng 5 cho thấy: Kích thước một số chiều đo của ngựa lai 3 giống đều tăng dần theo tuổi từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi, kết quả đó hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng của gia súc, kích thước các chiều đo ở cả ngựa đực lai không có sự sai khác nhiều so với ngựa cái ở cả các chiều CV, DTC, VN, VO. Chiều cao vai ở giai đoạn 12 tháng tuổi của ngựa đực và ngựa cái đạt 111,24 cm và 112,25 cm (so với ngựa lai 25% Ca ở giai đoạn 12 tháng đạt 102,07cm và 101,27cm) tăng 10,82% . đến 24 tháng tuổi đã tăng hơn ngựa lai 25% Cabadin 9,68%. Với kết quả này chúng tôi cho rằng nhóm ngựa lai sinh ra đã nâng được tầm vóc hơn mẹ và tiến gần khối lượng của ngựa bố. 3.3.3. Một số chỉ số cấu tạo thể hình của ngựa lai 3 giống Cùng với kích thước các chiều đo, các chỉ số cấu tạo thể hình rất có ý nghĩa trong việc xem xét, đánh giá sự phát triển của từng bộ phận cũng như toàn bộ cơ thể. Nó có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác bình tuyển, chọn lọc đàn giống. Chỉ số cấu tạo thể hình thể hiện hướng sản xuất của con gia súc. Qua kích thước các chiều đo chính của ngựa lai 3 giống ở các lứa tuổi, chúng tôi tiến hành tính một số chỉ số cấu tạo thể hình so với ngựa lai 25% Ca. Kết quả được trình bầy ở bảng 6, 7. Chỉ số dài thân của ngựa đực và ngựa cái tăng dần theo tuổi ở giai đoạn 24 tháng tuổi chỉ số dài thân ở ngựa đực đạt 117,59, ngựa cái đạt 119,64, kết quả này phù hợp với quy luật. So với Chỉ số dài thân của ngựa lai 25% Ca ở giai đoạn sơ sinh cao hơn 2,49, đến các thời điểm 6, 12, 24 tháng tuổi chỉ số dài thân của ngựa lai 3 giống luôn cao hơn chỉ số dài thân của ngựa lai 25% Ca. (P< 0,05), theo Vall (2004) cho biết ngựa làm việc có chỉ số dài thân < 100 có khả năng thồ hàng tốt, ngựa có chỉ số dài thân 100 - 110 có khả năng kéo cưỡi. Những ngựa đua chỉ số dài thân luôn >100. Chỉ số dài thân có liên quan đến vươn xa khi ngựa chạy. Bảng 6. Chỉ số dài thân của ngựa lai 3 Giống và so với ngựa lai 25% Ca Chỉ số dài thân ngựa đực Chỉ số dài thân ngựa cái Tuổi Lai 3 giống Lai 25% Ca Tăng % Lai 3 giống Lai 25% Ca Tăng % SS 90,18 87,99 2,49 94,08 86,29 9,03 1 92,97 89,47 3,91 95,07 87,98 8,06 2 93,28 90,43 3,15 95,85 90,18 6,29 3 93,53 90,5 3,35 96,47 91,22 5,76 6 96,54 89,66 7,67 98,13 90,44 8,5 9 107,42 100,89 6,47 109,44 101,71 7,6 12 116,3 104,44 11,36 118,61 102,7 15,49 24 117,59 105,46 11,50 119,64 103,68 15,39 Dài thân chéo và Cao vây của ngựa lai 25% Ca theo số liệu của Trại thí nghiệm ngựa Bá Vân, 1996 ) Chỉ số chạy nhanh là cơ sở để đánh giá ban đầu khả năng chạy nhanh của ngựa, chỉ số chạy nhanh có liên quan đến kết cấu, tầm vóc và thể trạng của ngựa. Chỉ số chạy nhanh của ngựa lai 3 giống luôn cao hơn ngựa lai 25% Ca từ 16,32 đến 32,40%, Kết quả này chứng tỏ ngựa lai 3 giống có thiên hướng chạy đua. Phù hợp với mục tiêu của đề tài Bảng 7. Chỉ số chạy nhanh của ngựa lai 3 Giống và so với ngựa lai 25% Ca Tuổi Đực Chỉ số chạy nhanh Cái Chỉ số chạy nhanh Lai 3 giống Lai 25% Ca Tăng % Lai 3 giống Lai 25% Ca Tăng % SS 102,01 79,56 28,22 100,98 81,83 23,40 1 98,96 76,52 29,33 99,92 78,71 26,95 2 98,63 74,92 31,65 99,12 77,06 28,63 3 98,36 74,29 32,40 98,48 76,41 28,88 6 95,30 78,07 22,07 96,81 80,30 20,56 9 85,64 69,38 23,44 86,80 71,36 21,64 12 79,10 67,02 18,02 80,10 68,94 16,19 24 78,24 66,38 17,87 79,41 68,27 16,32 3.4. Cảm nhiễm bệnh của ngựa lai 3giống Qua theo dõi tính hình cảm nhiễm bệnh của nhóm ngựa lai 3 giống chúng tôi thấy ngựa lai hoàn toàn khỏe mạnh không cảm nhiễm bệnh truyền nhiễm (ký sinh trùng máu); Tỷ lệ ngựa lai cảm nhiễm bệnh rối loạn tiêu hóa là 14,29%, bệnh ngoại khoa 14,28%. Chúng tôi cho rằng các bệnh ngựa lai cảm nhiễm là bệnh thông thường, tỷ lệ điều trị khỏi 100%. So với đàn ngựa lai 25% Ca tỷ lệ ngựa lai bị rối loạn tiêu hoá cao hơn (14,28% ngựa lai; 12,4% ngựa 25%Ca) Dương Thị Thư (2009). Bảng 8. Theo dõi cảm nhiễm bệnh trên đàn ngựa lai 3 giống Bênh theo dõi Ngựa theo dõi (con) Số ca bệnh Tỷ lệ mắc Điều trị khỏi bệnh (%) Đau bụng 14 0 0,00 0 Ký sinh trùng máu 14 0 0,00 0 Rối loạn tiêu hoá 14 2 14,28 100 Ghẻ 14 1 7,14 100 Viêm ngoại khoa 14 1 7,14 100 Bệnh khác 14 0 0,00 0 4. Kết luận và đề nghị 4.1. Kết luận - Phối giống tạo ngựa lai 3 giống cho tỷ lệ thụ thai đạt 44,06%, số liều tinh đông lạnh cho 1 ngựa chửa là 2,76 liều. - Đặc điểm ngoại hình của ngựa lai có kết cấu rắn chắc, thanh săn, từ đầu đến móng vó cân đối, mầu lông thuần nhất phù hợp với hướng thể thao, du lịch - Ngựa sinh trưởng tốt trong điều kiện nuôi dưỡng tại Trung tâm. Khối lượng con đực và con cái sơ sinh đạt 30,24kg; 30,66kg. Đến 24 tháng tuổi đạt 251,75 kg ở con đực; 242,89 kg ở con cái. đạt yêu cầu đặt ra của đề tài - Kích thước một số chiều đo của ngựa lai 3 giống đều tăng dần theo tuổi, một số chỉ số cấu tạo thể hình (Chỉ số dài thân; Chỉ số chạy nhanh) có thiên hướng cưỡi đua. - Ngựa lai 3 giống khỏe mạnh không cảm nhiễm bệnh truyền nhiễm 4.2. Đề nghị - Công nhận kết quả lai tạo nhóm ngựa lai 3 giống - Tiếp tục thực hiện đề tài ở giai đoạn 2011-2015 để đánh giá hướng thể thao, du lịch của ngựa lai. - Nghiên cứu chuyển giao ngựa lai 3 giống vào sản xuất. Tài liệu tham khảo 1. Đặng Đình Hanh (2003). Nghiên cứu chọn lọc lai tạo giống ngựa địa phương với giống ngựa Cabadin phục vụ dân sinh và Quốc phòng. Đề tài độc lập cấp nhà nước 2. Nguyễn Hữu Trà (1996). Xác định thời điểm phối giống thích hợp cho Ngựa cái nội, ngựa cái lai tại trại thí nghiệm ngựa Bá vân, luận văn thạc sỹ khoa học. 3. Trại thí nghiệm ngựa và trâu Bá Vân (1996). Chọn lọc nâng cao năng xuất giống ngựa lai 25% cabadin, Thông tin khoa học kỹ thuật chăn nuôi 1/1996 4. Dương Thị Thư (2009). Tổng kết công tác thú y trong chăn nuôi ngựa- Báo cáo hàng năm 5. Vall. E (2004). Cente for tropical veterinary medicine, University of edinbugh – Draught animal news - No. 40 – June 2004 – page 26 Davies Morel. M. C. G (1999). Equine artificial insemination, Newyork. N.Y, 10016 USA, PP 302-336 . khôi phục. Nhu cầu về giống ngựa thể thao, du lịch ngày càng tăng. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu lai tạo nhóm ngựa lai phục vụ thể thao, du. Công nhận kết quả lai tạo nhóm ngựa lai 3 giống - Tiếp tục thực hiện đề tài ở giai đoạn 2011-2015 để đánh giá hướng thể thao, du lịch của ngựa lai. - Nghiên cứu chuyển giao ngựa lai 3 giống vào. du lịch ’ nhằm tạo ngựa lai theo hướng cưỡi, thể thao du lịch phù hợp với điều kiện Việt Nam. 2. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu + Ngựa cái nền: - Giống: Ngựa lai