1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Gv lê mai đột phá văn nghị luận 7

137 12 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đột Phá Văn Nghị Luận 7
Người hướng dẫn Cô Lê Mai
Trường học Nhà C4 khu tập thể Kim Liên
Chuyên ngành Văn nghị luận
Thể loại Tài liệu
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 137
Dung lượng 141,3 KB

Cấu trúc

  • PHẦN I: LÝ THUYẾT (0)
    • I. VẤN ĐỀ CHUNG (0)
    • II. YÊU CẦU VÀ CÁCH ĐƯA DẪN CHỨNG VÀO BÀI (13)
  • PHẦN II: CÁC DẠNG ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN 7 (17)
    • DẠNG 1: VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH (17)
      • A. VẤN ĐỀ CHUNG (17)
      • B. DÀN Ý THAM KHẢO (19)
    • DẠNG 2: VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH (90)
      • B. CÁC ĐỀ THAM KHẢO (92)

Nội dung

LÝ THUYẾT

YÊU CẦU VÀ CÁCH ĐƯA DẪN CHỨNG VÀO BÀI

1 Những yêu cầu về dẫn chứng trong văn nghị luận a Dẫn chứng phải toàn diện

Khi làm văn nghị luận, người viết phải huy động rất nhiều loại kiến thức, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: khoa học, điện ảnh, âm nhạc, ẩm thực, thể thao, thời trang, kinh doanh, lịch sử,… Sự hiểu biết của người viết càng rộng thì kiến thức sử dụng trong bài viết càng trở nên phong phú Điều này góp phần tạo nên sự thuyết phục cho bài viết.

Tuy nhiên, mỗi đề văn có một phạm vi dẫn chứng cụ thể; nếu ta không lấy dẫn chứng gồm các “mảng” trong phạm vi đó sẽ mắc lỗi dẫn chứng không toàn diện.

Với đề 2 – Tiếng Việt giàu đẹp (Ngữ văn 7, tập hai, trang 21) thì dẫn chứng phải gồm tiếng Việt trong văn học và trong đời sống (ngôn ngữ sinh hoạt); văn học gồm văn học viết và văn học dân gian (hoặc gồmthơ ca và văn xuôi), v.v

Với đề 8 – Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn có mâu thuẫn nhau không? (cũng sách trên) – thì dẫn chứng phải gồm các tấm gương dạy và học thời xưa và thời nay, Việt Nam và thế giới, v.v… b Dẫn chứng phải tiêu biểu, chọn lọc

Những sự kiện, nhân vật được nhiều người biết đến, công nhận thì rõ ràng sức ảnh hưởng và sự tác động đến người đọc, người nghe sẽ lớn hơn Đây là lí do mà người viết cần đọc nhiều hơn về những nhân vật nổi tiếng, được cộng đồng công nhận.

Nick Vujicic là một tấm gương sáng về ý chí và nghị lực sống; Anh-xtanb, Ê- đi-sơn… là những nhà khoa học nổi tiếng, Hê-len Ke-lơ là một nhà văn Mĩ vượt lên bệnh tật, khiếm khuyết của bản thân để khẳng định tài năng văn học kiệt xuất và trở thành đại sứ của hội người điếc, mù của Mĩ; Bet-thô-ven là nhà soạn nhạc vĩ đại của thế giới, người dọn đường cho thời kì âm nhạc lãng mạn dù ông bị điếc hoàn toàn và phải chịu những đau đớn không hề nhỏ về thể xác; thầy Nguyễn Ngọc

Ký bị liệt cả hai tay nhưng đã nỗ lực luyện viết bằng chân, tốt nghiệp đại học và trở thành người thầy tuyệt vời… c Dẫn chứng đảm bảo tính chân – thiện – mĩ

Muốn thuyết phục mọi người về một quan điểm, tư tưởng nào đó, dẫn chứng đưa ra cần chân thực, hướng thiện và có tính thẩm mĩ Nói như vậy không đồng nghĩa với việc người viết không được phép đưa ra những dẫn chứng về “người xấu, việc xấu”, mà điều cốt yếu là người viết cần hướng đến điều tốt đẹp, lương thiện từ những dẫn chứng đưa ra Ví dụ:

Chúng ta có quyền phê phán những kẻ lười biếng, dựa dẫm vào người khác, không chịu lao động, làm việc để từ đó khuyên nhủ mọi người sống và làm việc chăm chỉ; chúng ta phê phán một anh chàng đẽo cày giữa đường không có chủ kiến, lập trường của bản thân để từ đó khuyên mọi người cần có chủ kiến của mình, không nên ba phải.

2 Cách đưa dẫn chứng và phân tích dẫn chứng a Cách đưa dẫn chứng

Trong bài văn nghị luận, người viết có thể đưa dẫn chứng trước, phân tích, giải thích sau hoặc ngược lại.

– Dẫn chứng đưa ra trước khi nêu lí lẽ để làm tiền đề

Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim hoà cùng một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết Tiếng khóc ấy, nhịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.

Câu chuyện có lẽ là một câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.

(Ý nghĩa văn chương – Hoài Thanh) – Đưa nhận định trước, sau đó đưa dẫn chứng

Ví dụ: Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn bị ngã Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không?”…

(Theo Trái tim có điều kì diệu) b Cách phân tích dẫn chứng

Dẫn chứng được phân tích mới dễ thuyết phục người đọc, chứ nếu chỉ “gọi ra” thì ít tác dụng Muốn phân tích được dẫn chứng, người viết cần bám sát vào luận điểm Câu văn phân tíchkhông cần dài nhưng cần có nhận xét, bình luận sắc sảo, nêu bật được ý kiến của người viết Lưu ý, không nên phân tích lan man, dài dòng kể lể nhiều về những chi tiết không liên quan đến nội dung luận điểm.

Ví dụ : Để chứng minh luận điểm Sự lười biếng không đem lại thành công, có học sinh đã triển khai các dẫn chứng như đoạn văn dưới đây:

Trong mỗi con người, sự lười biếng tiềm ẩn như một căn bệnh nan ỵ Và sự lười biếng không bao giờ đem lại thành công Ít ai biết rằng, khi họ không làm việc trong một thời gian, cơ thể chúng ta sẽ trở nên thụ động, dần quen với cuộc sống hưởng thụ, lời nói và hành động cũng sẽ trở nên khác xa nhau Ví dụ như một cậu bé luôn có ước mơ trở thành học giả nổi tiếng nhưng lại không bao giờ chăm chỉ học hành Một học sinh có tâm niệm phải đoạt giải cao nhưng lại không cố gắng hết sức trong bất cứ một kì thi nào Lời nói luôn song song với hành động, kẻ lười biếng thường chỉ nói được mà không làm được và sẽ không bao giờ cán đích thành công Một khi đặt ra mục tiêu cho bản thân, chúng ta phải toàn tâm toàn ý thực hiện nó (…) Như Mary Quy ri, người phụ nữ duy nhất đạt hai giải Nô ben trong lịch sử nhân loại, nhiều học giả đã so sánh bà với con tằm suốt đời miệt mài chăm chỉ làm việc, tập trung vào sự nghiệp của mình, nghiên cứu radium, đóng góp vào ngành khoa học thế giới Tất cả những người đã và đang thành công đều xuất phát từ sự chăm chỉ, nỗ lực, không bao giờ lười biếng Vì thế, mỗi chúng ta không nên lười biếng bởi sự lười biếng không thể đem lại thành công.

(Nguyễn Minh Nhật, lớp 7A5, Trường THCS Nguyễn Siêu)

CÁC DẠNG ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN 7

VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH

Lập luận chứng minh là dùng các lí lẽ, chứng cứ xác thực, đáng tin cậy, được mọi người thừa nhận để khẳng định một luận điểm (ý kiến, nhận định, đánh giá) là đúng hay sai, có lợi hay hại, đáng tin hay không đáng tin Có thể chứng minh một vấn đề văn học như: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có (Hoài Thanh); vẻ đẹp của quê hương qua các bài thơ trung đại Việt Nam: Thiên Trường vãn vọng (Trần Nhân Tông, Côn Sơn Ca (Nguyễn Trãi, Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan,) hoặc cũng có thể chứng minh một vấn đề của đời sống xã hội như: “Uống nước nhớ nguồn là đạo lí của dân tộc ta”; “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”…

Trong lập luận chứng minh, dẫn chứng giữ vai trò chính Dẫn chứng lấy từ thực tế (sự việc, số liệu, con người…) hoặc văn học (danh ngôn, tác phẩm, nhân vật ) Dẫn chứng có giá trị khi xuất xứ rõ ràng, được thừa nhận Như vậy, dẫn chứng dùng cho bài chứng minh cần được lựa chọn, thẩm tra cẩn thận Dẫn chứng cần đạt các yêu cầu: phù hợp vấn đề, chính xác, tiêu biểu, toàn diện Dẫn chứng được sắp xếp, trình bày theo một hệ thống nhất định tuỳ theo dụng ý của người viết.

Mặc dù không giữ vai trò chính trong bài chứng minh nhưng lí lẽ cũng quan trọng bởi dẫn chứng chỉ được làm rõ ý nghĩa nhờ những lí lẽ phân tích sắc sảo Lí lẽ trong bài chứng minh chủ yếu là lời lẽ phân tích dẫn chứng.

3 QUY TRÌNH Để làm một bài văn lập luận chứng minh, ta cũng cần tuân thủ quy trình bốn bước sau:

– Phân tích đề và tìm ý: Đọc kĩ đề bài để hiểu các yêu cầu của đề sau đó xác định vấn đề cần chứng minh (luận điểm chính, tổng quát của bài) Từ luận điểm chính, xác định các luận điểm phụ để làm rõ luận điểm chính Tiếp tục xác định các luận cứ (dẫn chứng, lí lẽ) để làm rõ từng luận điểm phụ Câu hỏi tìm ỷ đặc trưng của lập luận chứng minh là: như thế nào?

– Sắp xếp luận điểm chính, các luận điểm phụ với luận cứ đẩy đủ thành dàn bài gồm ba phần : Mở bài, thân bài, kết bài.

– Hoàn chỉnh dàn ý thành bài văn lập luận chứng minh

– Đọc lại bài và sửa lỗi nếu có

Hệ thống luận điểm trong bài chứng minh phải được xếp theo trình tự hợp lí nhằm giúp người đọc (nghe) nắm được vấn đề Có thể chọn trong những cách sau để sắp xếp luận điểm:

– Theo thứ tự thời gian: Quá khứ

– Hiện tại – tương lai; trước – sau; các mùa; các mốc thời gian…

– Theo thứ tự không gian: trong nước – thế giới; miền Bắc – miền Nam; miền xuôi – miền ngược…

– Theo các lĩnh vực hoặc phạm vi của cuộc sống: giới tính, tuổi tác, ngành nghề…

Mỗi luận điểm có thể trình bày thành một đoạn văn theo cách: diễn dịch, quy nạp hoặc tổng – phân – hợp… Để hiểu rõ hơn về lập luận chứng minh, các em hãy đọc lại bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh, Ngữ văn 7, tập hai)

B DÀN Ý THAM KHẢO ĐỀ 1: CHỨNG MINH CẦN CHỌN SÁCH

Bạn trẻ yêu sách và thích đọc sách chắc hẳn đều có cho mình những cuốn sách mình tâm đắc nhất Những cuốn sách hay và phù hợp đêm lại cho ta những giá trị vô cùng to lớn, một nguồn tri thức dồi dào, một nguồn giải trí vô cùng lành mạnh. Nhưng liệu việc chọn lựa những cuốn sách có phải là việc dễ dàng không? Thiết nghĩ là những người có sự quan tâm đặc biệt với sách, mỗi chúng ta cần phải có cho mình kĩ năng để lựa chọn sách Để chứng minh cần phải lựa chọn sách mà đọc trước hết bạn phải nắm rõ những mục chính của một bài văn chúng mình Chúng ta cần có thao tác giải thích đồng thời có hệ thống dẫn chứng và lý lẽ để làm rõ cho các luận điểm của mình Đối với đề bài này bạn nên giải thich sách là gì, và phần chứng minh phải trả lời cho câu hỏi vì sao phải chọn sách mà đọc

Dẫn dắt giới thiệu vấn đề cần chứng minh

"Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người" Sách có giá trị, ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống con người Tuy nhiên để có những cuốn sách phù hợp không phải là điều dễ dàng Chúng ta phải biết chọn sách mà đọc

II Thân bài a Giải thích

-Sách là sản phẩm của tri thức do con người tạo ra dùng để lưu trữ và chia sẻ những kiến thức về cuộc sống.

-Cần phải chọn sách mà đọc chính là một cách khẳng định tầm quan trọng của việc lựa chọn sách. b Chứng minh

-Cần phải chọn sách mà đọc vì khối lượng sách ngày này rất phong phú Điều đó có nghĩa không phải mọi cuốn sách đều phù hợp với mình Kiến thức trong kho tàng sách rất đa dạng, trải đều trên các lĩnh vực, hàm lượng kiến thức được phân chia từ cơ bản đến nâng cao, phù hợp với từng lứa tuổi, trình độ nhận thức Không chọn được cho mình cuốn sách phù hợp ngoài mặt khiến cho kiến thức bị loãng, nó còn trở thành một sự lãng phí

-Có những bạn không tìm hiểu sách trước khi đi mua mà mua theo số đông,cuối cùng lại chỉ để nó vào kệ sách mà không đem ra đọc lấy một lần Điều này vừa làm hạn chế giá trị của sách hơn nữa còn khiến chúng ta nhanh nản, lười đọc sách.

-Chọn cho mình những cuốn sách phù hợp sẽ giúp ta tiết kiệm được thời gian, chi phí và tăng thêm sự thích thú khi đọc Bạn là người đam mê khám phá thế giới chắc chắn sẽ thích những cuốn về chủ đề khoa học những bí mất chưa được giải mà, chẳng hạn như mười vạn câu hỏi vì sao hơn là những cuốn sách hàn lâm, học thuật Người học ngoại ngữ chắc chẵn sẽ học hiệu quả nếu sở hữu trong tay những cuốn cẩm nang kiến thức phù hợp với trình độ của mình.

-Hơn nữa chọn sách mà đọc là cần thiết bởi vì không phải tất cả những cuốn sách và những cuốn sách tốt Có những cuốn sách có nội dung không lành mạnh, chứa những tư tưởng lệch lạc, nếu biết chọn sách mà đọc sẽ giúp ta có sự tỉnh táo khi lựa chọn những cuốn sách Ngày nay vấn nạn về bản quyền đặc biệt ở nước ta như sách lậu, sách giả khiến cho việc chọn lựa sách phải đặt lên hơn cả. c Mở rộng

Vậy làm thế nào để chọn lựa sách phù hợp cho mình?

Cần có hiểu biết về trình độ năng lực của bản thân Đặc biệt phải tìm hiểu về nội dung cuốn sách trước khi mua và sử dụng Chúng ta có thể tham khảo thầy cô, bố mẹ bạn bè để có được sự lựa chọn tốt nhất cho mình.

Khẳng định lại vấn đề, liên hệ bản thân

Như vậy, việc chọn sách mà đọc là điều quan trọng và cần thiết hơn cả Ham đọc sách thôi chưa đủ Theo tôi để trở thành người đọc sách thông thái, mỗi người cần tạo cho mình thói quen đọc sách và năng lực chọn sách phù hợp cho mình Bạn sẽ trở thành người đọc sách thông thái chứ. ĐỀ 2: CHỨNG MINH TINH THẦN YÊU NƯỚC

Seneca (La Mã) đã từng nói: “Không có ai yêu đất nước mình vì lãnh thổ lớn hay nhỏ hay vì sức nước mạnh hay yếu Mọi người yêu nó vì nó là Tổ quốc của mình.” Mỗi người sinh ra trong bản thân con người họ đã ẩn chứa một tinh thần yêu nước, chỉ là thời điểm nào nó sẽ bộc lộ rõ nhất, nó tự bộc lộ hay cần con người ta mất cả quá trình tìm tòi, khám phá bản thân… Trải qua gần bốn ngàn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào vì những trang sử hào hùng ấm nồng tình yêu nước, sự chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta Tình yêu nước không chỉ đơn thuần là một tình cảm đẹp trong mỗi người nữa mà nó đã được nâng cao lên với vị thế như một truyền thống, một nét đẹp đạo đức được các thế hệ gìn giữ và trao lại cho thế hệ sau

Giới thiệu về tinh thần yêu nước của nhân dân ta

VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH

Lập luận giải thích trong văn nghị luận là dùng các lí lẽ có sức thuyết phục làm cho người đọc (nghe) hiểu rõ những điều họ chưa biết hoặc còn thắc mắc về lĩnh vực nào đó trong đời sống (các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ…) Giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, tư tưởng tình cảm của con người.

Trong bài văn giải thích, người viết có thể phối hợp linh hoạt các cách giải thích sau:

– Giải thích bằng cách định nghĩa: nêu ý nghĩa của câu chữ, hình ảnh quan trọng trong nhận định ở đề bài.

– Kể ra các biểu hiện của vấn đề; so sánh đối chiếu các hiện tượng; giảng giải các mặt lợi hại của vấn đề; những cách giải quyết vấn đề…

– Giải thích bằng cách dựa vào quy luật, mục đích, ý nghĩa của vấn đề được nêu ra…

4 HỆ THỐNG VÀ QUY TRÌNH

-Để giải thích vấn đề được thấu đáo, trong quá trình giảng giải vấn đề, ta cần biết đặt ra và trả lời hệ thống câu hỏi đặc trưng của giải thích: Tại sao? Như thế nào? Làm thế nào? Những câu hỏi này xoay quanh vấn đề được đặt ra và trả lời bằng sự vận dụng những hiểu biết của bản thân từ thực tế, từ văn học…

-Trong bài văn giải thích, có khi cần lấy một vài dẫn chứng để chứng minh, dẫn giải cho lập luận Nhưng không dẫn chứng tràn lan, biến giải thích thành chứng minh.

-Lí lẽ là yếu tố chính của bài giải thích, giúp người đọc (nghe) hiểu bản chất vấn đề Vì vậy, lí lẽ phải chặt chẽ, có cơ sở thuyết phục và đề cập được mọi mặt của vấn đề.

-Bài văn giải thích không chỉ giúp người đọc (nghe) hiểu bản chất vấn đề mà còn giúp họ có tình cảm, suy nghĩ và hành động đúng đắn Vì vậy, khi giải thích cần đi từ nội dung vấn đề đến việc vận dụng vấn đề vào đời sống như thế nào cho đúng.

-Làm bài giải thích cũng cần tuân thủ quy trình bốn bước như bài chứng minh. Để hiểu hơn về lập luận giải thích, các em hãy xem lại bài Lòng khiêm tốn (Lâm Ngữ Đường – Tinh hoa xử thế; Ngữ văn 7, tập hai)

B CÁC ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ 1: GIẢI THÍCH LOẠI SÁCH EM THÍCH

Nếu tôi có quyền thế, tôi sẽ đem sách mà gieo rắc khắp mặt địa cầu như người ta gieo lúa trong luống cày vậy.” Nếu tôi là một nhà văn, tôi sẽ dành cả đời mình để gửi những vốn sống, tri thức tích lũy được qua những trang giấy thơm mộc mạc cho thế hệ sau Nếu tôi là một người cha, tôi sẽ dạy con mình phải có thói quen đọc sách, nâng niu nó, dành tình cảm cho nó như cho người bạn theo ta cả cuộc đời, dạy ta điều hay, chia sẻ với ta những nỗi lòng khó nói Sách, luôn là như vậy, một cách lặng lẽ, đến với con người và ở mãi bên con người, làm cho cuộc sống con người thêm ý nghĩa hơn Mỗi người với tính cách, sở thích riêng luôn cho mình một loại sách phù hợp Trong đó, tiểu thuyết trinh thám cũng được rất nhiều người yêu thích bởi rất nhiều lợi ích mà nó đem lại.

Giới thiệu về loại sách em thích đọc:

Ai đó đã từng chia sẻ rằng:“Sách hay cũng như bạn tốt, ít và được chọn lựa, chọn lựa càng nhiều, thưởng thức càng nhiều.” Sách luôn là một kho tàng tri thức quý báu của nhân loại ngỡ như ta dành cả đời để khám phá cũng không thể đọc hết. Với mỗi tính cách, sở thích riêng, mỗi người lại chọn cho mình một loại sách ưa thích riêng, còn em, em thích nhất là đọc tiểu thuyết trinh thám.

1 Nêu khái niệm về loại sách em yêu thích

Tiểu thuyết: là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc, người viết phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người (Wikipedia)

Tiểu thuyết trinh thám: là một loại văn xuôi hư cấu với đối tượng chính là những vụ án, người gây án và kẻ phá án Thông qua những tình tiết lôi cuốn, logic, tác phẩm đưa người đọc tìm ra thủ phạm, khám phá ra những bài học sâu sắc, hiểu được những nét tâm lí của bí ẩn của con người.

2 Giải thích vì sao em lại thích đọc loại sách đó

-Mỗi cuốn tiểu thuyết trinh thám đều đem lại cho em rất nhiều cảm giác hồi hộp, lôi cuốn Vì những tác phẩm thuộc loại này thường có tính bất ngờ cao, có khi đến cuối tác phẩm ta mới biết thủ phạm nên mỗi lần đọc một cuốn tiểu thuyết là em quên cả thời gian, đọc mà không biết mệt Những cảm xúc căng thẳng đến nghẹt thở, sợ hãi đến cực độ có lẽ chính là một nét rất riêng khiến em yêu thích loại sách này.

-Dành nhiều thời gian đọc tiểu thuyết trinh thám đã giúp em cải thiện rất nhiều khả năng tư duy logic của bản thân Có những tình tiết, nút thắt then chốt tác giả gợi ra trong tác phẩm khiến em phải mất hàng giờ ngồi suy luận, phán đoán xem với những giả thiết đó thì ai là thủ phạm, mục đích của hành động gây án đó là gì… Gấp lại những trang sách trở lại với hoạt động sinh hoạt, học tập hàng ngày, em đã bắt đầu biết phân tích và nhìn nhận mọi việc từ gốc rễ của nó để không đáng giá, phân tích sai.

-Mỗi ngày dành thời gian đọc mấy chục trang tiểu thuyết trinh thám cũng là một cách giúp tập thể dục cho não Nào là rèn khả năng suy luận, trí tưởng tượng, óc quan sát…tất cả đều rất có ích cho não bộ của con người.

-Bản thân em rất ngưỡng mộ những nhà văn viết tiểu thuyết trinh thám, ngưỡng mộ trí tưởng tượng, khả năng suy luận tài ba hay tài phân tích tâm lý tinh tế của họ Đối với em, họ là những bậc thầy về khoa học, đời sống, tâm lí… Qua những tác phẩm của họ, em đã lĩnh hội được rất nhiều kiến thức bổ ích từ thực tế đời sống đến thẳm sâu bên trong nội tâm con người.

Ngày đăng: 31/07/2023, 21:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w