1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chọn lọc nâng cao năng suất chất lượng gà h''''''''mông

12 618 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 368,32 KB

Nội dung

chọn lọc nâng cao năng suất chất lượng gà h''''''''mông

CHỌN LỌC NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG GÀ H’MÔNG Phạm Công Thiếu, Vũ Ngọc Sơn, 1 Hoàng Văn Tiệu, 2 Nguyễn Viết Thái và Trần Kim Nhàn Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn Vật nuôi, 1 Viện Chăn Nuôi, 2 Đoàn Quy hoạch Nông Lâm nghiệp Thanh Hóa Tóm tắt H’mông có tầm vóc trung bình, mào cờ đứng, màu đen hoặc xanh tím, có ba màu lông chính: mơ nâu đen, mơ đen trắng và đen tuyền. Đặc điểm của H’mông là mỏ, chân màu đen, da, thịt ,xương đen và phủ tạng đen. có sức sống tốt, thích nghi rộng, tỷ lệ nuôi sống đạt cao (0-19TT) từ 94,31- 96,14%. Qua chọn lọc và giải pháp kỹ thuật đã nâng được sản lượng trứng từ 104,4 quả lên 114,32 quả/mái/72 tuần tuổi (tăng 9,92 quả so với thế hệ xuất phát), giảm tiêu tốn thức ăn/10 trứng 0,32 kg, tương ứng giảm 8,74% chi phí thức ăn so với thế hệ xuất phát. H’mông có tỷ lệ phôi cao 97,60- 97,87%, tỷ lệ nở da đen thịt đen từ 81,91% thế hệ xuất phát lên 91,02%. Số da đen thịt đen loại 1/mái từ 67,6 con lên 82,87 con. Khối lượng H’mông nuôi thịt 12 tuần tuổi đạt 1158,47g/con, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể 3,27kg. 1. Đặt vấn đề Ngày nay, cùng với việc phát triển chăn nuôi các giống gia cầm có năng suất cao như chuyên thịt, chuyên trứng, việc nghiên cứu chọn lọc các giống bản địa quý hiếm, đặc sản cũng đã được triển khai và nuôi thử nghiệm. Chăn nuôi giống xương đen, thịt đen là một trong các hướng đi như vậy. H’mông là giống bản địa của Việt Nam thuộc nhóm da đen, thịt đen, xương đen được đồng bào người H’mông và một số các dân tộc thiểu số vùng cao nuôi theo phương thức cổ truyền. H’mông có chất lượng thịt thơm ngon, thịt rất ít mỡ, cũng như Ác, Thái Hòa, H’mông được người tiêu dùng đặc biệt quan tâm như một giống thuốc để chữa trị một số bệnh trong y học và bồi dưỡng sức khỏe cho người già, phụ nữ sau khi sinh đẻ. Chính vì thế mà nhu cầu loại thịt này ngày càng tăng và mở rộng nhu cầu chăn nuôi cũng như tiêu thụ chúng khắp cả nước. Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi được Nhà nước giao nuôi giữ giống gốc H’mông để cung cấp cho nhu cầu sản xuất chăn nuôi. Do vậy, việc chọn lọc nâng cao năng suất chất lượng gà H’mông là cần thiết. * Mục tiêu đề tài nghiên cứu: Nâng cao năng suất, chất lượng giống H’mông đặc sản phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. 2. Vật liệu nghiên cứu Đề tài được tiến hành trên H’mông thế hệ xuất phát từ đàn H’mông có nguồn gốc từ Trung tâm Lâm nghiệp Tây Bắc (Sơn la) và các thế hệ 1, thế 2 và thế hệ 3. Tại Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi – Viện Chăn nuôi. Thời gian từ tháng 3/2007 đến tháng 7/2010. 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 3.1. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất (sinh trưởng, sinh sản) 3.2. Phương pháp nghiên cứu Nhân thuần mở rộng quần thể theo phương pháp ngẫu giao theo nhóm và ghép luân chuyển trống để giảm sự đồng huyết. Sơ đồ chọn lọc như sau: Áp dụng chọn lọc hàng loạt của (Nguyễn Văn Thiện, Trần Đình Miên, 1995). Hai nhóm tính trạng được chọn lọc chính là sinh trưởng (khối lượng cơ thể) và màu da. - Về khối lượng cơ thể: ở thời điểm 63 ngày tuổi (9 tuần tuổi) được chọn lọc theo khối lượng cơ thể, 80% mái và 20% trống được chọn lọc nuôi tiếp ở giai đoạn sau. Ở 133 ngày tuổi (19 tuần tuổi) được chọn tiếp theo về khối lượng cơ thể, chọn các cá thể trống có khối lượng cơ thể trong phạm vi ( X ±б) mái có khối lượng cơ thể trong phạm vi ( X ±2б) Trong đó: X : Khối lượng trung bình, б: Độ lệch chuẩn - Về màu da: loại bỏ những có kiểu hình da màu trắng, chân trắng hoặc chân chì nhạt, thịt trắng, chỉ giữ lại những có da đen, thịt đen, chân và mỏ đen. - Song song với chọn lọc màu da kết hợp chọn lọc màu sắc lông phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng ưu tiên chọn 01 ngày tuổi có màu lông hung nâu, hung đen và sọc dưa. Lúc được 9 và 19 tuần tuổi chọn trống màu mơ nâu đen và đen đỏ thẫm, mái đen tuyền, mơ đen trắng và mơ nâu đen. - Đặc điểm ngoại hình: Quan sát và chụp ảnh để phân tích phân bố ngoại hình. Các tính trạng sản xuất: khối lượng cơ thể, sinh sản sử dụng phương pháp thường quy trong nghiên cứu chăn nuôi: cân, đong, đo, đếm. 3.3. Chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc được nuôi trong chuồng nền lót bằng trấu, có sân chơi, điều kiện chuồng trại thông thoáng tự nhiên. Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh thú y phòng bệnh theo quy trình áp dụng cho H’mông của Trung tâm. Ấp thay thế đàn chọn lọc 01 ngày tuổi Đàn hạt nhân 38 tuần tuổi Chọn hậu bị 9 tuần tuổi Chọn lọc dựng đẻ 19 tuần tuổi Bảng 1. Chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc Giai đoạn Mật độ (con/m 2 ) Tỷ lệ trống/mái Chế độ ăn Chế độ chiếu sáng con 0-9 TT 15-20 Nuôi chung Tự do 24/24h ở tuần đầu sau đó giảm dần đến ánh sáng tự nhiên dò, hậu bị 10-19 TT 6-10 Tách riêng Hạn chế Ánh sáng tự nhiên sinh sản > 19 TT 3-5 1/7-1/8 Theo tỷ lệ đẻ 16h/ngày Bảng 2. Chế độ dinh dưỡng nuôi sinh sản Chỉ tiêu Giai đoạn (tuần tuổi) 0-5 6-9 10-19 >19 NLTĐ (Kcal/kg) 2950 2850 2750 2700 Protein thô (%) 21 18 14,5 17,00 Canxi (%) 0,95 1,45 1,43 3,40 Photpho tổng số (%) 0,7 0,74 0,63 0,70 Lyzin (%) 1,10 0,96 0,71 0,05 Methionine (%) 0,54 0,34 0,30 0,44 3.4. Các chỉ tiêu theo dõi - Đặc điểm ngoại hình: lông, chân, da, mỏ tại thời điểm 01 và 133 ngày tuổi - Tỷ lệ nuôi sống: qua các giai đoạn con, dò-hậu bị và sinh sản - Khối lượng cơ thể: từ sơ sinh, 19 và 38 tuần tuổi, lượng thức ăn tiêu thụ từ sơ sinh đến 19 tuần tuổi - Khả năng sinh sản: tuổi đẻ quả trứng đầu, tuổi đẻ 5%, tỷ lệ đẻ 50% và tỷ lệ đẻ đỉnh cao, năng suất trứng/72 tuần tuổi, tiêu tốn thức ăn/10 trứng, tỷ lệ phôi và kết quả ấp nở. 3.5. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học và chương trình phần mềm Minitab 13 và Excel 2003. 4. Kết quả và thảo luận 4.1. Quy mô đàn qua các thế hệ Bảng 3. Quy mô đàn H’mông thí nghiệm Thế hệ Giai đoạn (con) Xuất phát I II III con (0-9TT) 1800 1886 2063 2048 dò, hậu bị (10-19TT) 800 1005 992 974 sinh sản (> 19 TT) 608 686 688 595 Qua bảng 3 cho thấy quy mô đàn các thế hệ khá ổn định và xu thế chọn lọc ở giai đoạn 63 và 133 ngày tuổi với áp lực chọn lọc ngày càng cao lên. Tỷ lệ chọn lọc lên đẻ ở thế hệ thứ 1 là 85,75%, thế hệ thứ 3 là 61,08%. 4.2. Đặc điểm ngoại hình Bảng 4. Đặc điểm ngoại hình của H’mông Giới tính Màu lông 01 ngày tuổi Màu lông trưởng thành Màu da 01 ngày tuổi Màu da trưởng thành Màu da chân trưởng thành Trống Sọc dưa Hung nâu Hung đen Mơ nâu đen Đen nhạt Trắng Đen nhạt Đen Mái Sọc dưa Hung nâu Hung đen Mơ đen trắng Mơ nâu đen Đen tuyền Đen nhạt Trắng Đen nhạt Đen Qua 4 thế hệ chọn lọc có định hướng (đối với màu da) tiến hành loại bỏ ngay từ 01 ngày tuổi có kiểu hình da trắng, thịt trắng và giữ lại những da đen, thịt đen do vậy mà màu da đen ở 01 ngày tuổi thế hệ xuất phát chỉ đạt 81,91% đến thế hệ thứ 2 đã tăng lên trên 90% đây cũng chính là mục tiêu cần phải đạt vì phải tạo ra con 01 ngày tuổi có da đen thịt đen cao. Chứng tỏ qua tác động của việc chọn lọc tính trạng da đen, thịt den đã được cải thiện rõ rệt. Tính trạng màu lông qua chọn lọc nhận thấy, H’mông vẫn có màu lông đa dạng, nhưng phổ biến lúc trưởng thành con trống có màu mơ nâu đen (68,18%) và đen đỏ thẫm (31,82%). mái có 3 màu lông chính mơ đen trắng (50,47%), đen nâu (45,18%) và đen tuyền (4,35%). Vì mục đích là tạo sản phẩm thịt đen, da đen và xương đen nên ngoại hình về màu lông cũng được chọn lọc nhưng ở mức độ nhất định. Đặc điểm nổi bật nhất của H’mông là da đen, thịt đen, xương đen, chân và mỏ đen, mào cờ có màu xám đen, mào tích xanh ánh bạc, chân có nhiều lông đặc biệt là ở con trống. 4.3. Tỷ lệ nuôi sống và tiêu tốn thức ăn Bảng 5. Tỷ lệ nuôi sống (%) và tiêu tốn thức ăn (g/con) qua các giai đoạn Chỉ tiêu Thế hệ xuất phát Thế hệ I Thế hệ II Thế hệ III TB TB Tă/con/gđ (g) 0-9 TT 93,33 96,01 95,97 97,36 95,74 1910 10-19 TT (gà trống) 87,93 94,50 98,50 93,87 94,31 6460 10-19 TT (gà mái) 91,25 94,40 97,00 98,70 96,14 5491 Kết quả ghi trên bảng 5 cho thấy tỷ lệ nuôi sống của H’mông qua 4 thế hệ ở giai đoạn con, dò, hậu bị đạt cao 94,31-96,14%. Lượng thức ăn tiêu thụ giai đoạn con 1910 g/con, giai đoạn dò, hậu bị (gà trống 6460 g/con, mái 5491 g/con). 4.4. Khả năng sinh trưởng qua các thế hệ 4.4.1. Khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi Tại thời điểm 9 tuần và 19 tuần tuổi được chọn theo hướng bình ổn về khối lượng cơ thể, mặc dù thế hệ xuất phát khối lượng cơ thể ở giai đoạn 19 tuần tuổi cả trống và mái có thấp hơn so các thế hệ sau. Trung bình khối lượng cơ thể ở 19 tuần tuổi (gà trống 1705,47g), mái 1241,62g. Khối lượng trống trong nghiên cứu này cao hơn kết quả nghiên cứu của Phạm Công Thiếu và cộng sự (2004) (1423-1450g) nhưng khối lượng mái thì tương đương (1214-1250g). Bảng 6. Khối lượng cơ thể H’mông qua 4 thế hệ (n=40) Thế hệ 9 tuần tuổi 19 tuần tuổi ♂ ♀ ♂ ♀ X ± mx (g) X ± mx (g) X ± mx (g) X ± mx (g) Xuất phát 747,70 ±17,15 626,30 ±12,56 1607,00 ±26,86 1172,00 ±17,79 Thế hệ I 747,07 ±11,89 646,30 ±13,56 1713,90± 28,98 1256,20± 19,70 Thế hệ II 753,00 ±12,56 651,30 ±8,80 1735,50 ±26,56 1263,00 ±25,10 Thế hệ III 756,20 ±15,60 653,40 ±12,46 1765,50± 29,60 1245,30 ±25,60 TB 741,51± 14,66 644,32 ±11,59 1705,47± 28,17 1241,62± 22,05 4.4.2. Chọn lọc khối lượng cơ thể H’mông Tại thời điểm 9 tuần tuổi (63 ngày tuổi), chọn lọc định hướng về khối lượng kết quả đàn qua các thế hệ được chọn lọc với tỷ lệ 15,7-20,12% ở trống và 75,19-83,41% ở mái. Tại thời điểm 19 tuần tuổi (133 ngày tuổi) tiến hành chọn lọc bình ổn về khối lượng cơ thể, có tỷ lệ chọn lọc là 37,87-60% ở trống và 63,96-79,10% (gà mái). Ở thời điểm 19 tuần tuổi trống đạt 1757,5-1785,9g/con, mái đạt 1276,9-1289,8 g/con. Bảng 7. Kết quả chọn lọc lúc 9 và 19 tuần tuổi Thế hệ Chỉ tiêu Xuất phát I II III ♂ ♀ ♂ ♀ ♂ ♀ ♂ ♀ 9 tuần tuổi +Trước CL n (con) 824 891 789 1019 984 996 936 1058 KLBQ (g/con) 747,7 626,3 747,07 646,30 753,10 651,30 756,20 653,40 + Sau CL n (con) 130 670 155 850 198 794 147 827 KLBQ (g/con) 854,60 680,50 860,50 676,00 831,20 681,67 836,70 684,50 Áp lực CL (%) 15,77 75,19 19,64 83,41 20,12 79,71 15,70 78,16 Ly sai CL (g) 106,9 54,2 77,07 29,70 78,20 30,37 80,50 31,10 HQ CL (R) (g) -0,63 20,00 6,03 5,00 3,10 2,10 TB di tuyền (∆g) -0,42 13,33 4,02 3,33 2,07 1,40 19 tuần tuổi +Trước CL n (con) 130 670 155 850 198 794 147 827 KLBQ (g/con) 1607,0 1172,0 1713,9 1256,2 1735,5 1263,0 1765,5 1245,3 + Sau CL n con) 78 530 78 608 75 613 66 529 KLBQ (g/con) 1710,4 1227,5 1757,4 1280,8 1774,4 1289,8 1785,9 1276,9 Áp lực CL (%) 60,00 79,10 50,32 71,52 37,87 77,20 44,89 63,96 Ly sai CL (g) 103,40 55,50 43,5 24,6 39,2 26,8 20,4 31,6 HQCL (R) (g) 47 53,3 17 9 11,5 47 TB di tuyền (∆g) 31,33 35,53 11,33 6,00 7,67 31,33 4.5. Khả năng sinh sản 4.5.1. Tuổi thành thục sinh dục Bảng 8. Tuổi đẻ của H’mông (ngày) Thế hệ Chỉ tiêu Xuất phát I II II - Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên 140 138 141 139 - Tuổi đẻ đạt 5% 152 151 150 154 - Tuổi đẻ đạt 30% 172 170 169 175 - Tuổi đẻ đạt đỉnh cao 200 202 198 207 Bảng 8 cho thấy H’mông có tuổi đẻ quả trứng đầu tiên (138-141 ngày) (xấp xỉ 20 tuần tuổi). Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phạm Công Thiếu và cộng sự (2004) (tuổi đẻ quả trứng đầu 133-141 ngày, đẻ đạt 5% qua 4 thế hệ dao động từ 150-154 ngày tương đương so với Ai cập của Nguyễn Thị Mười và cộng sự (2004) cho biết tuổi đẻ đạt 5% của Ai cập từ 145-160 ngày, tuổi đẻ đạt 30% (169-175 ngày) và đẻ đỉnh cao (198-207 ngày). Như vậy H’mông là giống có tuổi phát dục tương đối sớm tương tự các giống Ri, Lương Phượng, Tam Hoàng và Ai cập. 4.5.2. Năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn/10 trứng Bảng 9. Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng, tiêu tốn thức ăn/10 trứng Tuần tuổi Tỷ lệ đẻ (%) Thế hệ xuất phát Thế hệ I Thế hệ II 21-24 9,96 10,17 10,21 25-28 39,46 38,89 39,03 29-32 45,00 49,07 48,75 33-36 38,82 45,28 45,42 37-40 34,28 43,39 45,92 41-44 31,15 41,07 41,21 45-48 30,39 30,50 33,64 49-52 30,92 32,28 32,57 53-56 28,42 25,87 29,39 57-60 25,96 23,60 23,14 61-64 21,82 24,07 23,96 65-68 20,21 21,35 18,14 69-72 16,07 19,64 16,85 Trung bình 28,68 a 31,16 b 31,40 b Trứng/mái/72 tuần (quả) 104,40 a 113,44 b 114,32 b Hiệu quả chọn lọc (R) 9,04 0,88 Khoảng cách thế hệ 1,5 1,5 Tiến bộ di truyền(∆g) 6,03 0,58 TTTĂ/10 trứng (kg) 3,66 3,37 3,34 Tỷ lệ nuôi sống (%) 92,35 92,75 92,19 Kết quả bảng 9 cho thấy tỷ lệ đẻ của H’mông tăng dần theo lứa tuổi đạt đỉnh cao ở tuần tuổi (29-32) đạt 48,57-49,07%, sau đó giảm dần và giữ ở mức 28-35% là do có hiện tượng ấp bóng và thay lông vì vậy mà ảnh hưởng đến tỷ lệ đẻ. Tỷ lệ đẻ bình quân thế hệ xuất phát 28,68%, thế hệ 1 và 2 là tương đương nhau (31,16-31,4%). Sản lượng trứng giữa thế hệ 1 và 2 là tương đương nhau và cao hơn thế hệ xuất phát: 9,04-9,92 trứng/mái (sự sai khác có ý nghĩa thống kê p<0,05) So sánh năng suất trứng/mái 60 tuần tuổi thì năng suất trứng H’mông chỉ đạt (88,13- 97,81 quả/mái) thấp hơn năng suất trứng của Ri (111,16-112,54 quả/mái) (Nguyễn Huy Đạt và cộng sự (2005). Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Lương Thị Hồng và cộng sự (2007) trên đàn H’mông giống gốc (84,31 trứng/mái/60 tuần tuổi). 4.5.3. Khối lượngchất lượng trứng Khối lượng trứng của H’mông tại thời điểm 38 tuần tuổi đạt tương đương Ai cập (Nguyễn Thị Mười và cộng sự, 2004) cho biết trứng Ai cập qua 6 thế hệ chọn lọc đạt 42,86- 44,61 g tại 38 tuần tuổi nhưng khối lượng trứng H’mông tại 38 tuần tuổi cao hơn so với khối lượng trứng Ri (41,2g) (Bùi Đức Lũng và cộng sự, 2001), tỷ lệ lòng đỏ (35,10%). Bảng 10. Khối lượngchất lượng trứng tại 38 tuần tuổi (n = 35 quả) Chỉ tiêu Đơn vị tính X ±mx Cv (%) Khối lượng trứng g 45,6 ±0,54 7,31 Tỷ lệ lòng đỏ % 35,10 ±0,48 8,76 Tỷ lệ lòng trắng % 53,70± 0,67 7,82 Tỷ lệ vỏ % 11,20± 0,35 10,42 Chỉ số hình thái - 1,31 ±0,04 5,20 Chỉ số lòng trắng - 0,08 ±0,02 25,40 Chỉ số lòng đỏ - 0,52 ±0,08 12,30 Độ dày vỏ mm 0,38 ±0,02 8,10 Độ chịu lực Kg/cm 2 3,52 ±0,21 14,60 Đơn vị Haugh Hu 86,70± 1,56 8,72 4.5.4. Tỷ lệ phôi và kết quả ấp nở Mỗi thế hệ theo dõi 12 lô ấp với tổng số trứng đưa vào thí nghiệm 28142 quả thu được kết quả tại bảng 11. Bảng 11. Kết quả ấp nở trứng H’mông Chỉ tiêu Thế hệ Trứng ấp (quả) TL phôi (%) TL nở/ trứng ấp (%) Tổng nở ra (con) Tổng da đen loại 1 (con) TL da đen/gà nở (%) Số da đen/mái (con) Xuất phát 8761 97,87 87,90 7701 6308 81,91 67,60 I 9510 97,70 87,08 8281 7285 87,97 78,13 II 9871 97,60 88,40 8726 7943 91,02 82,87 TB - 97,71 87,79 - - 87,16 76,26 Tổng số 28142 - - 24708 21536 - - Kết quả thể hiện tại bảng 11 cho thấy tỷ lệ phôi đạt cao ở cả 3 thế hệ chọn lọc (trung bình đạt 97,71%) tương đương Ai cập (96,3-98,5%) Phùng Đức Tiến và công sự (2004). Tỷ lệ nở/tổng trứng ấp đạt 87,79%, tỷ lệ nở da đen, thịt đen/ tổng số nở ra đã được cải thiện, ở thế hệ 1 và 2 cao hơn thế hệ xuất phát từ 6,06-9,11%. Số con da đen, thịt đen/mái cũng cao hơn thế hệ xuất phát từ 15,27-10,53 con. Mục đích là sản xuất ra nhiều da đen thịt đen đây là thành công có ý nghĩa nhất trong công tác chọn lọc để nâng cao năng suất, chất lượng H’mông. Kết quả nghiên cứu này cao hơn kết quả nghiên cứu của Lương Thị Hồng (2005), H’mông có tỷ lệ phôi 94,54%, tỷ lệ đen/trứng ấp 69,3% (số da đen thịt đen/mái đạt 54,29 con). Kết quả của chúng tôi về tỷ lệ nở da đen thịt đen/tổng trứng ấp đạt 76,6-80,46% tương ứng số da đen, thịt đen/mái đạt 78,13-82,87 con. Kết quả này rất có ý nghĩa và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi H’mông sinh sản cung cấp con giống cho sản xuất. 4.6. Khả năng sinh trưởng và cho thịt của H’mông Cùng với việc chọn lọc trứng ấp tại thời điểm tuần 37-38 chúng tôi nuôi khảo nghiệm qua 3 thế hệ H’mông lấy thịt mỗi đợt 500 01 ngày tuổi (nuôi chung trống mái). Kết quả thu được thể hiện tại bảng 12. Bảng 12 cho biết H’mông có tốc độ sinh trưởng chậm, khối lượng cơ thể lúc 12 tuần tuổi (84 ngày nuôi) đạt trung bình chung trống mái là 1158,47 g., tỷ lệ thịt xẻ 72,95%, tỷ lệ thịt đùi 22,27%, tỷ lệ thịt lườn 17,56%. Tỷ lệ mỡ bụng thấp (0,87%). Kết quả này thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Huy Đạt và cộng sự (2001) trên Lương Phương nuôi thịt (tỷ lệ mỡ bụng là 1,81-1,85%) nhưng cao hơn Ri (hầu như không có) (Bùi Đức Lũng và cộng sự, 2001). Điều này làm tăng giá trị thịt của H’mông được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng (mỗi thế hệ mổ khảo sát 3 trống và 3 mái). Bảng 12. Khả năng sinh trưởng và sản xuất thịt của H’mông Thế hệ Chỉ tiêu Xuất phát I II Trung bình - Thời gian nuôi (tuần) 12 12 12 12 - Số đầu kỳ (con) 500 500 500 500 - Số cuối kỳ (con) 468 476 472 472 - Tỷ lệ nuôi sống (%) 93,60 95,20 94,40 94,40 - Khối lượng cơ thể (g/con) 1052,90 1214,23 1268,28 1158,47 - Tiêu tốn thức ăn (g/con) 3958 3746 3674 3792 - TTTĂ/kg KL cơ thể tăng (kg) 3,76 3,08 3,04 3,27 - Chỉ số sản xuất đến 12 TT 31,21 44,67 44,66 44,15 - Tỷ lệ thịt xẻ (%) 72,47 73,80 72,60 72,95 - Tỷ lệ thịt đùi (%) 21,52 22,60 22,70 22,27 - Tỷ lệ thịt lườn (%) 16,98 17,60 18,10 17,56 - Tỷ lệ mỡ bụng (%) 0,86 0,91 0,85 0,87 4.7. Chất lượng thịt của H’mông H’mông có xương đen, thịt đen, ngũ tạng đen. ở Việt Nam cũng có giống Ác, ở Trung Quốc có Tây hoa cũng có xương đen, thịt đen, nhưng Ác bé, khối lượng cơ thể từ 0,6-0,8 kg/con còn Tây hoa từ 3,1-3,6kg/con. Hai loại này có ngoại hình lông màu trắng, thịt tanh do nhiều sắt và thường được hầm với thuốc bắc để làm thức ăn bổ dưỡng, còn thịt H’mông không tanh nên chế biến được nhiều món. Người dân tộc sử dụng phủ tạng như mật, xương làm thuốc chữa trị bệnh hen, sưng khớp. Kết quả khảo sát so sánh chất lượng thịt H’mông với một số giống khác như Ác, Ri cho thấy thịt H’mông có lượng axit Glutamic cao chiếm 3,49% nên thịt ăn ngọt và không ngấy vì thịt ít mỡ chiếm 0,38%, trong khi thịt của các khác có tỷ lệ mỡ cao từ 0,97- 1,5%. Bảng 13. Chỉ tiêu hoá học và axit amin các loại thịt (n=2) TT Thành phần ác H’mông Ri công nghiệp Chỉ tiêu hoá học (%) 1 Nước 74,68 74,23 73,20 76,20 2 Mỡ 1,35 0,38 1,50 0,97 3 Khoáng tổng số 1,09 1,27 1,37 1,14 4 Protêin 22,4 22,04 21,45 21,22 Axit amin (%) 1 Glutamic 3,175 3,487 2,784 2 Histidin 0,628 0,970 0,853 3 Glycine 0,901 0,875 0,819 4 Threomine 1,116 1,038 1,006 5 Tyrosine 0,727 1,514 0,664 6 Valine 1,145 0,555 1,007 7 Metionine 0,521 1,504 0,452 8 Phenylalanine 0,914 0,683 0,842 9 Isoleusine 1,039 0,769 0,949 10 Leusine 1,732 0,769 1,557 11 Lysine 2,072 1,369 1,903 12 Prolin 1,129 1,315 0,984 13 Agrinine 1,445 2,685 1,261 [...]... 5.2 Khối lượng cơ thể H’mông qua 4 thế hệ ổn định, lúc 9 tuần tuổi trống đạt 831,20-860,5g, mái đạt 676,0-680,5g Khối lượng cơ thể lúc 19 tuần tuổi trung bình trống đạt 1757-1785g, mái đạt 1276-1289g Tiêu thụ thức ăn (0-19 tuần tuổi trống 8370g, mái 7401g 5.3 Qua quá trình chọn lọc đã nâng được tỷ lệ đẻ từ 28,68% ở thế hệ xuất phát lên 31,40% ở thế hệ 2, tương ứng năng suất trứng... kg 5.4 H’mông có tỷ lệ phôi đạt cao 97,60-97,87%, tỷ lệ nở/trứng ấp đạt 87,79% Thông qua việc chọn lọc đã nâng được tỷ lệ nở da đen, thịt đen từ 81,91% ở thế hệ xuất phát lên 91,02% ở thế hệ 2 Tương ứng nâng được số con da đen thịt đen loại 1/mái mẹ từ 67,6 con lên 82,87 con ở thế hệ 2 5.5 H’mông nuôi thịt lúc 12 tuần tuổi trung bình đạt 1158,47g/con, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng. .. tính năng sản xuất của giống Lương phương hoa dòng M1, M2 nuôi tại trại Thực nghiệm Liên Ninh, Báo cáo Khoa học (2001), Viện chăn nuôi, Hà nội, tr.120-130 2 Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Thị Hưng và Hồ Xuân Tùng (2005) Nghiên cứu chọn lọc nâng cao năng suất gà Ri vàng rơm, Báo cáo khoa học năm 2003, Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện chăn nuôi, Hà nội, tr.1018 3 Lương Thị Hồng (2005) Nghiên cứu khả năng. .. nuôi, Hà nội ngày 1-2/8/2007, tr.293-303 5 Bùi Đức Lũng, Nguyễn Huy Đạt, Vũ Thị Hưng, Nguyễn Thị San, Nguyễn Thanh Sơn và Trần Long (2002) Nghiên cứu đặc điểm sinh học và tính năng sản xuất của giống Ri qua 3 đời chọn lọc, nuôi dưỡng trong điều kiện bán chăn thả ở miền Bắc Việt Nam, Báo cáo Khoa học, 2001, Viện Chăn nuôi, Hà nội, tr.100103 6 Nguyễn Văn Thiện, Trần Đình Miên (1995) Chọn lọc và nhân... trình cao học Nông nghiệp, Hà nội, tr.32-95 7 Phạm Công Thiếu, Võ Văn Sự, Hồ Lam Sơn (2004) Kết quả nghiên cứu, bảo tồn chọn lọc và phát triển H’mông qua 3 thế hệ nuôi tại Viện Chăn nuôi Hội nghị Bảo tồn quỹ gen vật nuôi (1990-2004), Viện Chăn nuôi, Hà nội, tr.145-152 8 Phùng Đức Tiến, Nguyễn Thị Mười, Lê Thu Hiền (2004) Kết quả nghiên cứu nhân thuần chọn lọc một số tính trạng sản xuất của Ai... (2005) Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa H’mông với Ai cập, Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Hà nội, tr.44-49 4 Lương Thị Hồng, Phạm Công Thiếu, Trần Quốc Hùng, Hoàng Văn Tiệu và Nguyễn Viết Thái (2007) Nghiên cứu khả năng sản xuất thịt đen ¾ H’mông của các tổ hợp lai giữa H’mông và Ai cập, Báo cáo Khoa học năm 2006, Phần Công nghệ...14 Sắt 7,9 - 3,9 5 Kết luận 5.1 Ngoại hình H’mông trưởng thành có tầm vóc trung bình, mào cờ đứng, màu đen hoặc màu xanh tím, có 3 loại màu lông chính: mơ nâu đen, mơ đen trắng và đen tuyền, chân và mỏ đen Da có màu đen nhạt, thịt đen, xương đen và phủ tạng đen có sức sống tốt, thích nghi rộng, giai đoạn con (0-9 tuần tuổi) đạt 95,74%; giai đoạn dò, hậu bị (10-19 tuần tuổi) đạt 94,31-96,14%;... Đức Tiến, Nguyễn Thị Mười, Lê Thu Hiền (2004) Kết quả nghiên cứu nhân thuần chọn lọc một số tính trạng sản xuất của Ai cập qua 6 thế hệ, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học – công nghệ chăn nuôi gà, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà nội, tr.129-138 . xuất chăn nuôi. Do vậy, việc chọn lọc nâng cao năng suất chất lượng gà H’mông là cần thiết. * Mục tiêu đề tài nghiên cứu: Nâng cao năng suất, chất lượng giống gà H’mông đặc sản phù hợp thị. 4.4.2. Chọn lọc khối lượng cơ thể gà H’mông Tại thời điểm 9 tuần tuổi (63 ngày tuổi), chọn lọc định hướng về khối lượng kết quả đàn gà qua các thế hệ được chọn lọc với tỷ lệ 15,7-20,12% ở gà. - Về khối lượng cơ thể: ở thời điểm 63 ngày tuổi (9 tuần tuổi) gà được chọn lọc theo khối lượng cơ thể, 80% gà mái và 20% gà trống được chọn lọc nuôi tiếp ở giai đoạn sau. Ở 133 ngày tuổi (19

Ngày đăng: 04/06/2014, 17:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w