quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua còn nhiều hạn chế, như: Công tác phô biến, tuyên truyền chính sách bảo trợ xã hội đến cộng đồng dân cư còn hạn chế; các văn bản thực
Trang 1
HUỲNH THANH HIẾN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÈ BẢO TRỢ XÃ HỘI TREN DIA BAN TINH GIA LAI
LUAN VAN THAC SI QUAN LY KINH TE Mai s6: 834.04.10
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS VO XUAN TIEN
Đà Nẵng - Năm 2021
Trang 2
€
|, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bắt kỳ công trình nào khác
Tie giả luận văn
Trang 3MO DAU
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu
5 Bố cục của đề tài: -2222222222212212122222-
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
CHƯƠNG 1 MOT SO VAN DE LY LUAN CO BAN QUAN LY NHA
NƯỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI 13
1.1 KHÁI QUÁT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VẺ BẢO TRỢ XÃ HỘI 13
1.1.1 Khái niệm bảo trợ xã hội và quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội: 13
1.1.2 Đặc điểm của bảo trợ xã hội ảnh hưởng đến công tác quản lý 16
1.1.3 Ý nghĩa của quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội „e 18
1.2 NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VẺ BẢO TRỢ XÃ HỘI 19
1.2.1 Ban hành, tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về
25 32 39
43
1.2.2 Tô chức bộ máy nhà nước
1.2.3 Dự toán thu, chi bảo trợ xã hội
1.2.4 Tổ chức hoạt động thu, chỉ bảo trợ xã hội
1.2.5 Thanh tra, kiểm tra hoạt động bảo trợ xã hội
1.2.6 Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo trợ
xã hội - 45
13 NHÂN TÔ ANH HUONG DEN CONG TAC QUAN LY NHA NUGC
Trang 41.3.2 Nhân tố phi kinh tế tác động đến công tác quản lý nhà nước về bảo
trợ xã hội S48
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 a ol CHUONG 2 THUC TRANG CONG TAC QUAN LY NHA NƯỚC VÈ BẢO TRỢ XA HOI TREN DIA BAN TINH GIA LAL 53 2.1 DAC DIEM CO BAN CUA TINH GIA LAI ANH HUONG DEN CONG
2.2.1 Thực trạng ban hành, tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách,
99
pháp luật về bảo trợ xã hội
2.2.2 Thực trạng tổ chức bộ máy
69 2.2.3 Thực trạng dự toán thu, chỉ bảo trợ xã hội TỶ 2.2.4 Thực trạng tô chức hoạt động thu, chỉ bảo trợ xã hội 74
2.2.5 Thực trạng khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo trợ
xã hội 86 KET LUAN CHUONG 2 - 4 88
CHUONG 3 GIAI PHAP TANG CƯỜNG SONG TAC QUAN LY NHÀ
NUOC VE BAO TRQ XA HOI TREN DIA BAN TINH GIA LAI 89
3.1.1 Định hướng phát triển chính sách bảo trợ xã hội "—
3.1.2 Định hướng phát triển chính sách bảo trợ xã hội tại tỉnh Gia Lai 90
Trang 5
chính sách pháp luật về bảo trợ xã hội .93
3.2.2 Hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy S94 3.2.3 Hoàn thiện dự toán thu, chỉ bảo trợ xã hội 95 3.2.4 Hoàn thiện tô chức hoạt động thu, chỉ bảo trợ xã hội 102
3.2.5 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi
phạm trong quá trình thực hiện chính sách bảo trợ xã hội 104
TÀI LIỆU THAM KH.
Trang 6
ASXH An sinh xã hội BTXH Bảo trợ xã hội CNTT Công nghệ thông tin
HIV/AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải NGÃN SÁCH
NHÀ NƯỚC | Nein séeh nha nude QLNN Quản lý nhà nước
UBND Ủy ban nhân dân
Trang 7
Tén bang Trang bang
31 _ | Tông sản phẩm tên địa bàn heo giá hiện hành phân 3
theo khu vực kinh tế của tỉnh Gia Lai
22 Thu ngân sách nhà nước trên dia ban tinh Gia Lai $6
3ã Đân số trung bình phân theo huyện/thị xã/thành phố 57
thuộc tỉnh Gia Lai
Lực lượng lao động từ 1Š tuôi trở lên phân theo giới
24 tính và phân theo thành thị, nông thôn trên địa bản 58
tinh Gia Lai
2.5 Dy toan thu BTXH giai doan 2016 - 2020 62
Se Tình hình nguôn ngân sách phục vụ bảo trợ xã hội a
trén dia ban tinh Gia Lai
237 Chín nhóm đôi tượng hưởng chê độ bảo trợ xã hội 65 trên địa bàn tỉnh Gia Lai theo Nghị định 67
28 Sáu nhóm đôi tượng hưởng chê độ bảo trợ xã hội trên 66
địa bàn tỉnh Gia Lai theo Nghị định 136 năm 2013
210 Ty lệ đôi tượng so với tông số dân trên địa ban tinh 68 Gia Lai
ou Tình hình chỉ ngân sách bảo trợ xã hội trên địa bàn 68 tinh Gia Lai
2.12 | Chỉ ngân sách nhà nước tại địa phương 69
Trang 8
Là một đất nước trải qua nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, lại bị ảnh hưởng của thiên tai và biến đổi khí hậu; đang trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh nên hiện nay số người cần trợ giúp xã hội của Việt Nam rất lớn, chiếm hơn 20% dân số cả nước Trong đó có khoảng 9,2 triệu người cao tuổi, 7,2 triệu người khuyết tật, 1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, gan 5% hộ nghèo, 1,8 triệu hộ gia đình cần được trợ giúp đột xuất hàng năm do
thiên tai, hóa hoạn, mắt mùa,
'Từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách xã hội, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực
để phát triển bền vững, ôn định chính trị - xã hội, luôn khẳng định bản chất tốt đẹp của Đảng và nhà nước ta Bảo trợ xã hội là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và nhà nước ta trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước
Đây là một hoạt động mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc nhưng cũng có ý nghĩa
kinh tế, chính trị, xã hội và góp phần thực hiện mục tiêu công bằng xã hội
Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, công tác bảo trợ xã hội ngày
càng được quan tâm; hệ thống pháp luật và chính sách phát triển các lĩnh vực
xã hội ngày cảng được bỗ sung và hoàn thiện Diện thụ hưởng chính sách
ngày càng mở rộng, mức hỗ trợ được nâng lên Nguồn lực đầu tư phát triển
các lĩnh vực xã hội ngày càng lớn, được tăng cường đầu tư từ ngân sách nhà
nước và các nguồn lực xã hội khác Các lĩnh vực xã hội đạt được nhiều thành
tựu quan trọng, nhất là giảm nghèo, tạo việc làm, ưu đãi người có công, giáo dục và đào tạo, y tế, trợ giúp người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, công tác
gia đình và bình đẳng giới Đời sống vật chất và tỉnh thần của người có công, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện, góp phần củng có lòng
tin của nhân dân và sự ôn định chính trị - xã hội Nước ta được Liên hợp quốc.
Trang 9Tỉnh Gia Lai cĩ vị trí đặc biệt quan trọng trong cơng cuộc phát triển kinh
tế, xã hội: gan tang truong kinh tế với phát triển văn hĩa và thực hiện tiến bộ
cơng bằng xã hội của tỉnh nĩi riêng và của nước ta nĩi chung Mặc dù Gia Lai
là tỉnh cĩ nhiều tiềm năng, lợi thế và cơ hội đầu tư nhưng nhìn chung Gia Lai vẫn là một tinh nghèo; trình độ dân trí cịn thấp; điều kiện địa lý, giao thơng đi lại khĩ khăn; cơ sở hạ tầng cịn yếu và đặc biệt là hệ thống các doanh
nghiệp dân doanh chủ yếu vẫn là doanh nghiệp siêu nhỏ nên nguồn thu ngân sách của tỉnh vẫn cịn rất nhiều hạn chế: chi đầu tư phát triển chủ yếu do
Trung ương hỗ trợ Do vậy, nguơn lực đầu tư dành cho cơng tác bảo trợ xã
hội gặp rất nhiều khĩ khăn
Từ thực trạng trên của tỉnh Gia Lai, Cùng với những kiến thức, lý luận
được Quý Thây, Cơ của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng đào tạo
và kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình cơng tác tại Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Gia Lai, với mong muốn nghiên cứu về lý luận, thực trạng, đĩng gĩp
những đề xuất, giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý lý nhà nước vẻ bảo trợ xã hội cho địa phương, tơi chọn đẻ tài “Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội
trên địa bàn tính Gia Lạ” đê làm đẻ tài luận văn của bản thân 2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục tiêu nghiên cứu tống quát
Trên cơ sở nghiên cứu các cơ sở lý luận, khung lý thuyết về bảo trợ xã
hội, quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội: phân tích, đánh giá các thực trạng
cuat cơng tác BTXH; từ đĩ đẻ xuất các giải pháp nhằm từng bước khắc phục
những yếu kém và ngày càng hồn thiện cơng tác bảo trợ xã hội trên địa bàn tinh Gia Lai.
Trang 10- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên
địa bàn tinh Gia Lai; từ đó tìm ra các thành công, hạn chế và nguyên nhân của
các hạn chế đó
- Đề xuất các giải pháp nhằm từng bước khắc phụ những yếu kém trong
công tác quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai
3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý nhà nước về
bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- Phạm vị nghiên cứu:
+ Pham vi khong gian: Tỉnh Gia Lai
+ Phạm vi thời gian: Luận văn phân tích thực trạng quản lý nhà nước
về bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016-2020 và đề xuất giải pháp đến năm 2025
+ Phạm vi nội dung: Công tác quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên
địa bàn tỉnh Gia Lai
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề thực hiện các mục tiêu trên, luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp: Tài liệu thứ cấp được thu thập
dựa vào các tài liệu đã được công bố trên sách, báo, tạp chí, niên giám thống
kê, các báo cáo tông kết của địa phương và trên các trang thông tin điện tử
chính thức của các cơ quan, tô chức Các số liệu cơ bản liên quan đến luận
van được thu thập tai Phong Bao trợ xã hội — Sở Lao động Thương bình và xã
hội tỉnh Gia Lai, Sở Kế hoạch và Đầu tư tinh Gia Lai, Sở Tài Chính tỉnh Gia
Lai, Cục Thống kê tỉnh Gia Lai.
Trang 11từng phân của đề tài, bao gồm: Những tài liệu vẻ lý luận, những tài liệu tông quan về thực tiễn nói chung, những tài liệu thu thập vẻ thực trạng công tác
quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội tại tỉnh Gia Lai Việc xử lý tài liệu giúp cho việc phân tích, đánh giá sát với nội dung yêu cầu của luận văn
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này sử dụng đê so sánh việc thực
hiện công tác quản lý nhà nước của tỉnh Cia Lai qua các năm có sự khác biệt
và biến động các số liệu thực tế phản ánh sự ảnh hướng của bảo trợ xã hội qua các năm đề từ đó có căn cứ đề nhận xét, đánh giá
- Phương pháp phân tích thực chứng: Phương pháp này mô tả, giải thích các khái niệm cũng như nội dung liên quan về công tác quản lý hoạt
động bảo trợ xã hội, qua đó đưa ra nhận định chung về bảo trợ xã hội Từ đó
đưa ra khung lý luận và đánh giá tốt hơn thực trạng về công tác quản lý nhà
nước về bảo trợ xã hội của tỉnh Gia Lai
- Phương pháp phân tích tông hợp: Từ cơ sở số liệu và các tải liệu được xử lý, phương pháp này phân tích từng nội dung cụ thể, qua đó tông hợp,
nhận xét, đánh giá về nội dung nghiên cứu giúp chúng ta hiểu được các vấn
đẻ liên quan đến bảo trợ xã hội
- Kết hợp các phương pháp phân tích, so sánh, tông hợp: Sử dụng các
phương pháp phân tích như số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, mức độ
thực hiện nội dung quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên dia ban tinh Gia
Lai So sánh các kết quả phân tích nhằm làm rõ sự khác biệt, sự thay đôi của
các nhân tố, từ đó đưa ra những nhận định đánh giá Trên cơ sở tông hợp, so
sánh với các chỉ tiêu trong quy hoạch phát triên kinh tế - xã hội của địa phương và kết hợp với nhận định của tác giá để đề xuất giải pháp có tính khả
thi nhất theo mục tiêu đề ra của luận văn.
Trang 12chính của luận văn được trình bày trong 03 chương:
Chương l1: Cơ sở lý luận về công tác quản lý nhà nước về bảo trợ xã
hội
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên
địa bàn tỉnh Gia Lai
Chương 3: Giải pháp tăng cường và đôi mới công tác quản lý nhà nước
về bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Đề hoàn thành nghiên cứu này, tác giả sử dụng một số tài liệu nghiên
cứu chính như sau:
- Bộ Lao động thương bình và xã hội, cục Bảo trợ xã hội, Hội thảo
tham vấn xây dựng kế hoạch thực hiện đề án ''Đổi mới, phát triển trợ giúp xã
hội giai đoạn 2017-2025 và tâm nhìn đến năm 2030” ngày 01 và 02/3/2018
của Bộ Lao động - TBXH phối hợp với Tô chức UNICEF tô chức tại Đồ Sơn, Hai Phòng theo Quyết định số 488/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đôi mới, phát
trién trợ giúp xã hội giai đoạn 2017-2025 và tầm nhìn đến năm 2030” Hội thảo đã đẻ cập đến sự cần thiết phải quy hoạch, phát triển mạng lưới các cơ sở
trợ giúp xã hội theo mục tiêu của Đề án, phù hợp với chiến lược phát triên kinh tế - xã hội của từng vùng, địa phương: đây mạnh hoạt động có hiệu quả các cơ sở trợ giúp xã hội hiện hữu, tạo điều kiện giúp đỡ đề các cơ sở trợ giúp
xã hội ngoài cộng đồng có đủ khả năng hỗ trợ cho các đối tượng có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn một cách toàn diện về mọi mặt
- Cục Bảo trợ xã hội thuộc Bộ Lao động — Thuong binh và Xã hội
(2018), Hệ thống các chính sách trợ giúp xã hội Trong tài liệu này, nhóm
biên soạn đã hệ thống hóa các văn bản, quy định liên quan đến chính sách trợ
Trang 13giúp xã hội; hai là, chính sách đối với người cao tuôi; ba là, chính sách trợ
giúp xã hội đối với người khuyết tật; bốn là, chính sách trợ giúp xã hội
thường xuyên, đột xuất; năm là, chính sách đối với nạn nhân chất độc hóa
học; sáu là, chính sách đôi với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; bảy là,
các quy định đối với cơ sở trợ giúp xã hội; tám là, lĩnh vực HIV/AIDS; chín là, phát triển nghề công tác xã hội: mười là, nạn nhân bom min; mudi mét là,
y tế lao động xã hội
- Nguyễn Văn Chiêu (2010), An sinh xã hội và định hướng nghiên cứu
nhằm nâng cao vai trò của khoa học xã hội vào quá trình hoạch định chính sách an sinh xã hội ở Liệt Nam`` Nội dung nghiên cứu thê hiện rõ nội dung lý
luận và thực tiễn về an sinh xã hội, đồng thời đưa ra định hướng nghiên cứu
nhằm phát huy vai trò của khoa học xã hội vào quá trình hoạch định chính
sách ASXH ở Việt Nam Tác giả đã nghiên cứu và phân tích các khái niệm về ASXH do Liên hợp quốc và ASEAN đưa ra, nêu được bản chất, ý nghĩa, vai trò của ASXH, chỉ ra cầu trúc nội dung của hệ thống ASXH gồm 5Š trụ cột: /)
Bao hiểm xã hội; 2) Bảo hiểm y té; 3) Bảo hiểm that nghiép; 4) Citu tro xd
hội; 5) Trợ giúp xã hội Đồng thời đưa ra những định hướng nghiên cứu nhằm
phát huy vai trò của khoa học xã hội vào quá trình hoạch định chính sách
ASXH ở Việt Nam Tuy nhiên, tác giả bài viết chú trọng nhiều vào công tác
an sinh xã hội chưa liên kết đến từng nội dung khoa học xã hội đối với an sinh
xã hội
- Trần Ngọc Dương (2018), Thực hiện chính sách bảo trợ xã hội từ thực
tiễn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng [6] Nghiên cứu được thực hiện nhằm
đánh giá thực trạng thực hiện công tác bảo trợ xã hội tại quận Hải Châu, thành phó Đà Nẵng trong những năm qua; trên cơ sở kết quả đánh giá thực trang, dé
xuất một số giải pháp nham nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo trợ xã
Trang 14quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua còn nhiều hạn chế,
như: Công tác phô biến, tuyên truyền chính sách bảo trợ xã hội đến cộng đồng dân cư còn hạn chế; các văn bản thực thi chính sách bảo trợ xã hội thường
xuyên sửa đôi, riêng lẻ, khó tiếp cận, một số nội dung văn bản chưa được
hướng dẫn hoặc hướng dẫn chưa cụ thể, rõ ràng và còn chồng chéo; quy trình về tô chức dự toán ngân sách trong thực hiện cấp kinh phí dé tô chức thực
hiện chính sách bảo trợ xã hội thường xuyên còn bất cập, chưa tạo được tính
chủ động: công tác quản lý nhà nước, sự phối hợp giữa các phòng LÐ - TB & XH, phòng Tài chính - Kế hoạch và Bảo hiểm xã hội quận còn có những hạn
chế nhất định trong việc cấp kinh phí, cấp thẻ BHYT cho đối tượng BHXH và
thực hiện thanh quyết toán vào quỹ BHXH; đội ngũ công chức, người lao động làm công tác bảo trợ xã hội năng lực chuyên môn còn hạn chế, kiêm
nhiệm nhiều việc nên ảnh hưởng đến hiệu quả công việc; việc triên khai thực
hiện chương trình giảm nghèo còn nhiều bất cập do nhiều cơ quan, tô chức
cùng tiến hành dẫn đến chòỏng chéo vẻ đối tượng, nguồn lực phân tán, lãng
phí; số người được hưởng trợ giúp thường xuyên còn ít; trợ giúp xã hội đột xuất do điện che phú thấp, lại không kịp thời nên phạm vi trợ giúp còn hẹp,
tập trung chủ yếu cho đối tượng bị rủi ro đo thiên tai, chưa bao gồm các đối
tượng chịu những rủi ro kinh tế và xã hội Trên cơ sở các tôn tại, hạn chế nêu trên, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính
sách bảo trợ xã hội trên địa bàn quận Hải Châu, thành phó Đà Nẵng trong thời
gian đến, gồm: Nâng cao năng lực các chủ thê bảo trợ xã hội; phát huy sức
mạnh tông hợp các tô chức, cá nhân tham gia thực hiện chính sách bảo trợ xã
hội tại cộng đồng: cải cách hành chính trong thực thi chính sách bảo trợ xã
hội; giải pháp về nguôn lực tài chính: nâng cao năng lực các tô chức cung ứng dịch vụ chính sách bảo trợ xã hội; dân chú công khai, minh bạch, kiêm tra,
Trang 15- Trịnh Thị Hồng (2019), Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa
bàn huyện Kon Plông, tinh Kon Tum [10] Nghiên cứu được thực hiện nhằm
đánh giá, phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum giai đoạn 201 3 — 2017; trên cơ sở kết quá đánh giá thực trạng sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện
công tác quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Kon Plông,
tỉnh Kon Tum trong thời gian đến Kết quả phân tích thực trạng cho thấy công tác quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum
thời gian qua còn một số hạn chế, tồn tại, như: Hệ thống văn bản hướng dẫn
còn chung chung, chưa cụ thê; công tác truyền thông chưa sâu rộng: việc triển
khai thực hiện rà soát, tiếp nhận hỗ sơ, lập hồ sơ giải quyết và chế độ báo cáo
từ cấp cơ sở lên còn chậm; chưa thu hút được nguồn thu từ các nguồn khác;
năng lực chuyên môn của các bộ, công chức cấp xã thực hiện công tác quản lý nhà nước vẻ bảo trợ xã hội còn nhiều hạn chế; việc chi trả hàng tháng còn
nhiều bất cập; công tác kiêm tra, giám sát đối với công tác quản lý nhà nước
về bảo trợ xã hội còn ít và chưa toàn diện Trên cơ sở đánh giá thực trạng, tác
giả đã đề xuất một số giải pháp, cụ thể: Hoàn thiện việc ban hành và phô biến các văn bản pháp luật về bảo trợ xã hội; hoàn thiện công tác tô chức bộ máy;
hoàn thiện hoạt động quản lý tài chính về bảo trợ xã hội; tăng cường công tác
kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong quá trình thực hiện; nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm
- Lê Văn Quang (2018), Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn
huyện Đại Lộc, tính Quảng Nam [19] Nghiên cứu được thực hiện nhăm phân
tích thực trạng công tác quản lý nhà nước về BTXH tại huyện Đại Lộc, tỉnh
Quảng Nam; trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công
tác quản lý nhà nước về BTXH tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam trong thời
Trang 16văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ BTXH chưa rõ ràng: công tác thông tin thuyên truyền chấp hành pháp luật về chính sách BTXH chưa được thực hiện một cách thường xuyên; công tác triển khai thực hiện rà soát, lập hồ sơ giải quyết trợ cấp, thông tin báo cáo ở một số xã, thị trắn còn chậm; nguôn tài trợ cho hoạt động BTXH không ôn định; số lượng đối tượng thực tế được hưởng
BTXH còn ít so với tông số đối tượng trong diện được hưởng: năng lực tô
chức thực hiện công tác BTXH còn hạn chế: việc bó trí cán bộ thực hiện công tác BTXH chưa rõ ràng, còn kiêm nhiệm nhiều; công tác thanh tra, kiểm tra,
giám sát việc thực hiện chính sách BTXH còn ít về số lượng các cuộc thanh
tra, kiêm tra, giám sát và chất lượng thực hiện chưa cao, chưa bao phú các nội
dung thực hiện Từ kết quả phân tích, đánh giá thực trạng này, tác giả đã đề
xuất một số giải pháp, gồm: Hoàn thiện công tác ban hành, thông tin, tuyên
truyền, phô biến pháp luật về chính sách bảo trợ xã hội; hoàn thiện công tác tô chức bộ máy: hoàn thiện dự toán thu, chỉ bảo trợ xã hội: hoàn thiện tô chức
hoạt động thu, chi bảo trợ xã hội; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vị phạm trong quá trình thực hiện chính sách bảo trợ xã hội;
nâng cao hiệu quả trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về
bảo trợ xã hội
- Nguyễn Văn Tuân (2016), An sinh xã hội ở Việt Nam sau 30 năm đôi
mới Trong nghiên cứu này, tác giả đã giới thiệu quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về an sinh xã hội; giới thiệu những thành tựu trong
thực hiện chính sách an sinh xã hội tại Việt Nam và hạn chế trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội sau 30 năm đôi mới, đó là: Đời sống của nhân dân vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn; trợ cấp xã hội chưa toàn điện,
có biêu hiện tiêu cực trong quá trình thực thi; nguồn lực cho việc thực hiện an
sinh xã hội, nhất là nguôn lực tài chính còn hạn hẹp, đặc biệt là ở vùng sâu,
Trang 17vùng xa; nội dung và yêu cầu trong công tác tuyên truyền về chính sách an
sinh xã hội chưa đầy đủ, kịp thời và rõ ràng đối với những đối tượng liên
quan; chất lượng dịch vụ an sinh xã hội còn thấp so với một số nước trong
khu vực và trên thế giới, các nguyên tắc của hệ thống an sinh xã hội, quyên an
sinh, sự tương trợ giữa các cá nhân, nhóm xã hội, gắn trách nhiệm và quyền
lợi chưa được nhận thức một cách đầy đủ trong thực tiễn Từ những hạn
chế này, tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị về việc tăng cường an sinh xã hội, đó là: Thường xuyên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch thực thi chính sách an sinh xã hội; đây mạnh
công tác tuyên truyền, vận động các tô chức, đoàn thể chính trị - xã hội và
người dân tham gia thực hiện chính sách an sinh xã hội; chú trọng đào tạo,
phát triển đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực an sinh xã hội, nhất là vùng sâu, vùng xa; đây mạnh phát triển kinh tế; học tập kinh nghiệm của các nước trong khu
vực và trên thế giới
Ngoài ra các tài liệu có liên quan đến lĩnh vực an sinh xã hội nói chung
có đè cập tới lĩnh vực bảo trợ xã hội nói riêng như: Nhóm tác giả Viện khoa
học Lao động và xã hội biên soạn Phát triển hệ thống an sinh xã hội ở Liệt Nam đến năm 2020 (Tháng 11/2013), xuất bản bởi GIZ Nhóm biên soạn đã
khái quát những vấn đề chung về an sinh xã hội, giới thiệu chung về hệ thống
an sinh xã hội Việt Nam, các nhóm chính sách cụ thê trong hệ thống an sinh
xã hội Trong đó đẻ cập đến vai trò, mục tiêu của nhóm chính sách trợ giúp xã
hội nhằm ôn định cuộc sống, ôn định thu nhập và mức sống tôi thiêu (bằng
các hình thức và biện pháp khác nhau) đối với các đối tượng yếu thế, gặp rủi
ro, bất hạnh, nghèo đói, thiệt thòi trong cuộc sông không đủ khả năng tự lo
được cuộc sông của bản thân và gia đình Qua đó, định hướng phát triên chính
sách cho các nhóm đối tượng trợ giúp thường xuyên và trợ giúp đột xuất
thông qua ban hành các nghị định bô sung sửa đôi Nghị định số 67/2007/NĐ-
CP và Nghị định số 13/2009/NĐ-CP: Điều chỉnh mức và mở rộng điện trẻ em
Trang 18nghèo được hỗ trợ tiền để đi học theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP Nhóm tác giá đánh giá về phát triên chính sách an sinh xã hội tuy nhiên chưa cụ thê hóa về vấn đề bảo trợ xã hộ nói riêng đê có những chính sách hoàn thiện cụ thê để nâng cao chất lượng hoạt động công tác bảo trợ xã hội tại địa phương cu thé
Sách Luật, Hỏi - đáp các tình huỗng pháp luật về báo trợ xã hội chính
sách an sinh xã hội, chính sách người cao tuổi, người khuyết tật và đối tượng
được bảo trợ xã hội (2018), NXB Hồng Đức “Cuôn sách hệ thông các câu hỏi và trả lời thường gặp vẻ các chính sách có liên quan đến công tác bảo trợ
xã hội, các chính sách, định mức, quy định, hướng dẫn về chính sách an sinh
xã hội, người cao tuôi, khuyết tật và các đói tượng bảo trợ xã hội C uốn sách
có 08 phần chính bao gồm hỏi — đáp về các tình huống pháp luật về chính sách bảo trợ xã hội; Chính sách đối với người cao tuôi, người khuyết tật và các đối tượng được bảo trợ khác; Định mức, tiêu chuân trợ giúp xã hội tại các cơ sở trợ giúp xã hội; Quy định mới nhất về tô chức hoạt động phát triển và quản lý cớ sở bảo trợ xã hội; Luật người cao tuôi và văn bản hướng dẫn chỉ
tiết thi hành; Hướng dẫn chi tiết và bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người cao tuôi; Luật Người khuyết tật và hướng dẫn quản lý người khuyết tật;
Quy định về tô chức hoạt động vả quản lý quỹ xã hội và quỹ từ thiện Cuốn
sách giúp cho lãnh đạo và những người làm công tác bảo trợ xã hội kịp thời năm bắt các quy định pháp luật về những vấn đề trên” Tuy nhiên cuốn sách
chưa tóm tắt được những điểm mạnh và điểm yếu mà người thực hiện chính
sách về bảo trợ xã hội có khả năng gặp phải đê đánh giá và cụ thê hóa trong
mỗi tình huống, câu hỏi cho lãnh đạo và những người làm công tác bảo trợ xã
hội kịp thời nắm bắt các quy định pháp luật
Ngoài ra, còn nhiều bài viết, công trình nghiên cứu của các tác giả như
Mai Ngọc Cường (2009), Xay đựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an
sinh xã hội ở Liệt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội; Mai Ngọc Anh (2009) ASYH
Trang 19đối với nông đân trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam; Nguyễn Hữu
Diing (2010), Hé thống chính sách ASXH & Viét Nam: Thực trạng và định hướng phát triển Đặng Nguyên Anh (2013), Bảo trợ xã hội ở Việt Nam: Khái niệm, thực trạng và giải pháp, Tạp chí Xã hội học số 2 Các bài viết tập trung
nêu ra một số khái niệm vẻ bảo trợ xã hội để làm hoàn thiện hơn khái niệm
này Trên cơ sở đó, bài viết phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp đê hoàn thiện những hạn chế trong công tác BTXH
Có thê thấy các công trình nghiên cứu trên đều có giá trị lý luận và thực tiễn quan trọng đối với tác giả trong việc bảo trợ xã hội và quản lý nhà nước
về bảo trợ xã hội cũng như đánh giá thực trạng bảo trợ xã hội của nước ta nói
chung và tại một số địa phương nói riêng: các tác giả hệ thống hóa, đánh giá
về hệ thông văn bản pháp luật trong lĩnh vực an sinh xã hội nói chung và bảo
trợ xã hội nói riêng trong thời gian qua, qua đó rút ra những tôn tại, hạn chế,
từ đó đưa ra một số kiến nghị, giải pháp đê hoàn thiện hệ thống văn bản pháp
luật liên quan Tuy nhiên, tùy theo đặc thù của từng địa phương, các tác giả đã
đề xuất các giải pháp khác nhau đảm bảo phù hợp với đặc thù từng vùng để
nâng cao công tác quản lý nhà nước vẻ bảo trợ xã hội
Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có nghiên cứu nào được thực hiện về
thực trạng quản lý bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai Do đó, dé tai
nghiên cứu mà tác giả lựa chọn về Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn tính Gia Lai là một đề tài không trùng lặp, độc lập so với các công
trình và bài viết khoa học đã công bó.
Trang 20CHUONG 1
MOT SO VAN ĐÈ LÝ LUẬN CƠ BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VE BAO TRO XA HOI
1.1 KHAI QUAT QUAN LY NHA NUOC VE BAO TRO XA HOI
1.1.1 Khái niệm bảo trợ xã hội và quản lý nhà nước về bảo trợ xã
hội:
Theo từ điển Tiếng Việt cụm từ “8ảđø ứrơ” có nghĩa là giúp đỡ cho tô
chức hoặc cá nhân có khó khăn về vật chất trong cuộc sông Con cum ti “Tra
giúp ” có nghĩa giúp đỡ về vật chất cho đỡ khó khăn, thiếu thốn Hai thuật
ngữ “bảo trợ xã hội” và “trợ giúp xã hội” có nghĩa gần tương đồng nhau tuy
nhiên trong các văn bản, sách báo và giáo trình hiện nay phần lớn sử dụng
thuật ngữ “ợ giúp xã hội” Các văn bản pháp luật về bảo trợ xã hội hiện
hành sử dụng cụm từ “ợ giúp xã hội thường xuyên ” thay cho “báo trợ xã hội thường xuyên ” hay “cứu tế xã hội thường xuyên ”
Theo khái niệm của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEEF): Bảo trợ
xã hội bao gồm một loạt các chính sách và chương trình cần thiết để giảm hậu quả trong cuộc sống nghèo đói và khó khăn của người dân, hay những thiếu
thôn không những về vật chất mà còn là tỉnh thần Các chương trình hay được
tô chức như: chuyên tiền mặt hỗ trợ cho trẻ em khó khăn, giúp phát triển kỹ năng sóng và hơn thế nữa giúp kết nối các gia đình với chăm sóc sức khỏe, thực phẩm bô dưỡng và giáo dục chất lượng đề cung cấp cho tất cả trẻ em, bat
kê chúng sinh ra trong hoàn cảnh nào, một cơ hội công băng trong cuộc sống
Hệ thông BT1XH Việt Nam bao gồm ba trụ cột: bảo trợ xã hội thường
xuyên, chăm sóc xã hội và trợ giúp khân cấp
Bảo trợ xã hội thường xuyên là sự trợ giúp của Nhà nước, các tô chức
đoàn thê, cộng đông về vật chất va tinh thần cho những đối tượng xã hội có
(gọi là đối tượng bảo trợ xã hội) không tự lo được cuộc sông (một hoặc nhiều
Trang 21năm) đề họ ôn định cuộc sống, hoà nhập cộng đồng xã hội và phát triển
Chăm sóc xã hội là hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội chăm
sóc sức khỏe tinh thần cho những người bị khủng hoảng, rối loạn hay mắt cân
bằng tạm thời hay lâu dài về mặt tâm lý: nuôi dưỡng chăm sóc các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn và cung cấp các dịch vụ khác
Trợ giúp khân cấp là sự trợ giúp của Nhà nước, các tô chức đoàn thẻ, cộng đồng vẻ vật chất và tỉnh thần cho những đối tượng xã hội có hoàn cảnh khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác,
không tự lo được cuộc sống và hoà nhập công đông
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (1999), bảo trợ xã hội là “hệ
thống các chính sách, chế độ, hoạt động của chính quyên các cấp và hoạt
động của cộng đông xã hội dưới các hình thức và biện pháp khác nhau, nhằm
giúp các đối tượng thiệt thỏi, yéu thể hoặc gdp bat hanh trong Cuộc sống có
điêu kiện tôn tại và có cơ hội hoà nhập với cuộc song chung cua cộng dong,
góp phân báo đảm ồn định và công bằng xã hội"
Ở tại Việt Nam bảo trợ xã hội có thê hiểu là sự giúp đỡ của Nhà nước,
xã hội, cộng đồng bằng những biện pháp và các hình thức khác nhau đối với các đối tượng bị lâm vào cảnh rủi ro, bất hạn, nghèo đói vì nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến không đủ khả năng tự lo liệu được cho cuộc sống tối
thiêu của bản thân và gia đình, nhằm giúp họ tránh được mối đe dọa của cuộc
sông thường nhật hoặc giúp họ vượt qua những khó khăn, ôn định cuộc sống
và hòa nhập cộng đồng
Như vậy, có thê hiệu bảo trợ xã hội là hệ thong cac bién phap, hoat động trợ giúp bao đảm của Nhà nước và xã hội đối với các đối tượng bảo trợ
xã hội, những người bị thiệt thòi, yếu thế hoặc gặp bất hạnh trong cuộc sống
nhằm giúp họ giảm bớt phần nào những khó khăn trước mắt và lâu đài trong
cuộc sông.
Trang 22Qua cac dinh nghia về bao trợ xã hội, chúng ta nhận thấy cần có sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị và cụ thê là nhà nước trong việc
đảm bảo sự an toàn về đời sống của người dân khi họ rơi vào hoàn cảnh khó
khăn mà tự bản thân họ không thê hoặc rất khó đề tự khắc phục được
Đề làm rõ khái niệm quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trước hết cần
làm rõ khái niệm quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước là hoạt động thực thì quyền lực nhà nước do các cơ
quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ôn định và phát triên xã hội
theo những mục tiêu mà tầng lớp cằm quyền theo đuôi
Quản lý nhà nước được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ hoạt
động của cả bộ máy nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp vận hành như một thực thê thông nhất Theo nghĩa hẹp là hướng dẫn chấp pháp, điêu
hành, quản lý hành chính do cơ quan hành pháp thực hiện bảo đảm bằng sức
mạnh cưỡng chế của Nhà nước
Quản lý tài sản là quá trình quản lý nhà nước bắt đầu từ việc xác định
mục tiêu đến khi đạt được hiệu quả thực tế, tạo thành một chu kì quản lý, liên
tục nối tiếp nhau Quản lý xuất hiện trong mọi tô chức, tập thê có hoạt động
chung
Chủ thê quản lý nhà nước là cơ quan hay cá nhân có thắm quyền trong bộ máy nhà nước, được sử dụng quyên lực nhà nước để quán lý Pháp luật là
công cụ chủ yêu của quản lý nhà nước Đối tượng quản lý nhà nước là các cơ
quan, tô chức, cá nhân trong một quốc gia, la sinh hoạt, đời song của xã hội
diễn ra trên từng lĩnh vực
Quản lý nhà nước được giới hạn trong phạm vi lãnh thô quốc gia và
được phân biệt với quản lý mang tính chất nội bộ một tô chức xã hội, đoàn
thé, đơn vị, xí nghiệp, một cộng đồng dân cư mang tính tự quan
Thực chất của sự tác động của nhà nước tới cá nhân là sự tác động của
Trang 23quyền lực nhà nước tới đối tượng của mình Một trong những đặc trưng chủ yêu của nhà nước là nhà nước thiết lập và thực thi quyền lực công khai bao trùm lên toàn xã hội Quyên lực nhà nước tác động tới mọi cá nhân trong xã hội thông qua bộ máy nhà nước và bằng các hoạt động của nhà nước trong xây dựng pháp luật, tô chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật
Thông qua hoạt động xây dựng pháp luật, nhà nước chuyên ý chí, lợi
ích, nguyện vọng của mình thành những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc
chung đối với mọi cá nhân trong xã hội khi các cá nhân đó ở vào điều kiện, hoàn cảnh, tình huống mà nhà nước đã dự liệu từ trước Nội dung của pháp
luật luôn xác định những hành vị mà cá nhân được thực hiện, không được thực hiện và phải thực hiện nhằm đáp ứng lợi ích và yêu cầu của nhà nước, của xã hội : quy định những biện pháp tác động của nhà nước đối với những cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các yêu cầu của pháp
luật
Từ những nghiên cứu nêu trên về bảo trợ xã hội và khái niệm về quản
lý nhà nước, ta có thê hiệu: Quán lý nhà nước về bảo trợ xã hội là quá trình
tác động có tô chức và bằng các cơ chế, chính sách, các giải pháp của Nhà nước, thể hiện quyên lực của Nhà nước nhằm hạn chế, phòng ngừa và khắc
phục rủi ro cho các thành viên trong cộng đồng do bị mắt hoặc giảm thu
nhập bởi các nguyên nhân khác nhau
1.1.2 Đặc điểm của bảo trợ xã hội ảnh hướng đến công tác quản lý
Bảo trợ xã hội mang tính nhân đạo thể hiện truyền thống tương thân,
tương ái, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau Ngay từ khi ra đời cho đến nay, an sinh
xã hội nói chung và bảo trợ xã hội nói riêng đã được đón nhận như một sự
dam bao cho cuộc sống vả đặc biệt có ý nghĩa đối với một bộ phận thành viên
xã hội, bộ phận “người yếu thế” Là sự bảo vệ phô cập và đồng nhất đối với
mọi thành viên xã hội trên cơ sở sự tương trợ cộng đồng, chia sẻ rủi ro, bảo
Trang 24trợ xã hội là hoạt động mang đậm tính nhân đạo, có ý nghĩa kinh tế, chính trị,
xã hội và pháp luật
Thực hiện mục đích xã hội vì cộng đồng, không vì lợi nhuận Thực tẾ Ở
VN cho thấy khi chúng ta gặp phải những khó khăn bất thường như thiên tai,
lũ lụt hay khủng hoảng kinh tế thì khả năng đáp ứng đầy đủ và thỏa đáng các
chương trình ASXH dành cho người dân nhất là bộ phận dân cư nghẻo là
thách thức lớn mà ngay cả nhà nước ta cũng khó vượt qua một cách hoàn hảo
Do đó việc mở rộng các hoạt động bảo trợ xã hội ra phạm vi toàn xã hội „ huy
động các nguồn vật lực từ cộng đồng trong nước và tranh thủ sự giúp đỡ của
cộng đồng nước ngoài thông qua hoạt động nhân đạo và từ thiện trên cơ sở
thực hiện mục đích xã hội, không vì mục đích kinh doanh, không vì mục đích
lợi nhuận
Bảo trợ xã hội là quyền của mỗi thành viên trong xã hội, là trách
nhiệm, nhiệm vụ của cộng đồng Với quan niệm con người sinh ra có các
quyền sống và bảo đảm các quyên cơ bản của con người, Nhà nước cần có
biện pháp hỗ trợ những cá nhân không có năng lực thực hiện các quyên, tự
bảo đảm nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống Bảo trợ xã hội là sự can thiệp
dé các cá nhân thực hiện các nhu cầu cơ bản Nhà nước là bảo vệ sự an toản
cho tất cả các thành viên trong xã hội trước các nguy cơ bị suy giảm hoặc mất
đi các khoản thu nhập trước những tác động tiêu cực của nên kinh tế - xã hội
hay thiên tai, địch hoạ
Bảo trợ xã hội phụ thuộc vào nên kinh tế của địa phương, sự đóng góp
của các bên, sự trợ giúp xã hội và sự chia sẻ của cộng đông Chính sách bảo
trợ xã hội xây dựng trên cơ sở bảo đảm cho bộ phận dân cư khó khăn thực
hiện các nhu cầu về đời sống (lương thực, thực phẩm), có nước sạch sinh hoạt, có nơi ở, bảo đảm vệ sinh cá nhân và môi trường, được chăm sóc y tẾ,
được tiếp cận giáo dục, giao tiếp, các hoạt động cộng đồng Đặc điểm này
Trang 25được các tô chức xã hội vận dụng đề huy động nguồn lực và thực hiện cung cấp dịch vụ bảo trợ xã hội tác động là giảm bớt sự thiếu thôn vật chất, sự tách biệt với môi trường và sự tôn thương cá nhân
1.1.3 Ý nghĩa của quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội
Chính sách ANSH nói chung, BTXH nói riêng có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội, đặc biệt đối với những người yếu thế trong xã hội BTXH góp phan bảo vệ những người yếu thế trong xã hội như trẻ em mô côi cả cha lẫn mẹ, người khuyết tật, người cao tuôi Nhìn chung, BTXH có ý nghĩa to lớn đối với xã hội, cụ thê như:
Quản lý nhà nước bảo trợ xã hội thực hiện chức năng bảo đảm an sinh
xã hội của nhà nước Thông qua hệ thống chính sách, pháp luật các chương
trình bảo trợ xã hội Nhà nước quản lý công tác BTXH bằng cách điều chỉnh
các mối quan hệ xã hội thông qua hệ thống luật pháp nhằm giữ vững nên
chính trị, giữ vững ôn định trật tự an toàn xã hội, giảm phân hoá giàu nghèo, giảm phân tầng xã hội, tạo sự đồng thuận giữa các nhóm xã hội trong quá
trình phát triển Thực hiện chủ trương chung của Đảng và Nhà nước là sự
phát triển phải mang tính bên vững, do đó đòi hỏi công tác bảo trợ xã hội phải
được quan tâm sâu sắc đê giải quyết tốt các mâu thuẫn xã hội phát sinh trong
quá trình phát triển Từ đó, đời sống vật chất và tinh thần của người dân dần
được cải thiện, góp phần củng có lòng tin của nhân dân và sự ỗn định chính trị - xã hội
Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội giúp thực hiện chức năng tái phân
phối lại của cải xã hội Bảo trợ xã hội sẽ điều tiết phân phối thu nhập, cân đối,
điều chỉnh các nguồn lực cho các địa phương, góp phần tạo nên sự phát triển
đồng đều hơn
Quan lý nhà nước về bảo trợ xã hội có vai trò phòng ngừa hay giảm thiêu các rủi ro và giải quyết một số vấn đẻ xã hội liên quan đến các đối tượng
Trang 26bảo trợ xã hội Bảo trợ xã hội trực tiếp giải quyết những vấn đè liên quan đến
giảm thiêu rủi ro, hạn chế tính đẽ bị tôn thương và khắc phục hậu quả của rủi
ro thông qua các chính sách và chương trình cụ thể nhằm giúp cho các thành
viên xã hội tái hoà nhập cộng đồng, ôn định cuộc sông, bảo đảm mức sống tôi thiêu cho các đối tượng được nhận BTXH
1.2 NOL DUNG QUAN LY NHA NUOC VE BAO TRO XA HOI
1.2.1 Ban hành, tuyên truyền, phố biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo trợ xã hội
a Ban hành văn bản có liên quan đến bảo trợ xã hội
Vấn đề an sinh xã hội là nội dung được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt
quan tâm Ba trụ cột cơ bản của hệ thống an sinh xã hội chính là bảo trợ xã
hội Bảo trợ xã hội là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, có ý nghĩa
chính trị, xã hội, kinh tế quan trọng, đồng thời nó cũng là nền tảng thực hiện
công bằng xã hội, giữ vững định hướng xã hội chú nghĩa
Là một bộ phận của hệ thống chính sách an sinh xã hội, bảo trợ xã hội
hướng tới những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như người già,
người tàn tật, trẻ em mò côi không nơi nương tựa, người nhiễm HIV/AIDS,
hoặc người gặp rủi ro do thiên tai, nhằm giúp họ vượt qua khó khăn, hòa
nhập cộng đồng, ôn định cuộc sống Thời gian qua, hệ thống chính sách bảo trợ xã hội đóng vai trò rất quan trọng đối với các đối tượng bảo trợ xã hội,
góp phần thực hiện mục tiêu “Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với thúc đây
tiến bộ xã hội và công bằng ở mỗi giai đoạn và trong suốt quá trình phát
triển”
Trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lan thir VIII, Đảng ta luôn
đẻ cập và khăng định: “Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công
băng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triên” [tr.1 13]:
Văn kiện Đại hội Đại biêu toàn quốc lần thứ IX nhắn mạnh “' Tăng trưởng
Trang 27kinh tế đi liền với phát triên văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiễn bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường Khân trương mở rộng hệ thống bảo hiểm xã hội, an sinh
xã hội ” [tr.104-107] Đến Đại hội X và Đại hội XI một lần nữa Đảng ta
khăng định vấn đề an sinh xã hội phải được đảm bảo và phát triển đa dạng, mở rộng và hiệu quả Gắn phát triên kinh tế - xã hội trong sự phát triên toàn diện các lĩnh vực và đặc biệt hơn, tại văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa XI Đảng ta ban hành Nghị quyết mà trong đó vấn đề chính sách xã hội được đề cập theo giai đoạn và nhắn mạnh cụ thể “Không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật
chất và tính thần của người có công và đảm bảo an sinh xã hội là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Đảng, Nhà nước và của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội ” [tr 105-107]
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020:
+ Không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh than cua người có công và bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội
+ Chính sách ưu đãi người có công và an sinh xã hội phải phù hợp với
trình độ phát triển kinh tế - xã hội và khả năng huy động, cân đối nguồn lực
của đất nước trong từng thời kỳ; ưu tiên người có công, người có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn, người nghèo và đồng bào dân tộc thiêu số
+ Hệ thống an sinh xã hội phải đa dạng, toản diện, có tính chia sẻ giữa
Nhà nước, xã hội và người dân, giữa các nhóm dân cư trong một thế hệ và
giữa các thế hệ: bảo đảm bên vững, công bằng
+ Nhà nước bảo đảm thực hiện chính sách ưu đãi người có công và giữ
vai trò chủ đạo trong việc tô chức thực hiện chính sách an sinh xã hội; đây
Trang 28mạnh xã hội hóa, khuyến khích các tô chức, doanh nghiệp và người dân tham gia Đông thời tạo điều kiện để người dân nâng cao khả năng tự bảo đảm an
sinh
+ Tăng cường hợp tác quốc tế để có thêm nguôn lực, kinh nghiệm trong
việc xây dựng và thực hiện các chính sách an sinh xã hội
Trên cơ sở định hướng của Đảng, Nhà nước ta đã hoạch định và triên
khai nhiều chính sách an sinh xã hội, chính sách bảo trợ xã hội quan trọng,
huy động được nhiều nguồn lực của toàn xã hội đề giúp các đối tượng khó khăn có điều kiện vươn lên trong cuộc sống Các quy định của pháp luật, cơ
chế, chính sách của cập trên thực chất là sự cụ thê hóa các chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước về bảo trợ xã hội đề tạo hành lang pháp lý cho việc
triển khai thực hiện trong thực tế Các chính sách của địa phương thực chất là
sự cụ thê hóa các quy định của pháp luật, cơ chế, chính sách của cấp trên có
tính đến đặc thù, đặc điểm riêng có của từng địa phương trong phạm vi cho
phép được điều chỉnh nhằm tạo ra định hướng rõ nét, thuận lợi, phù hợp hơn đề triên khai thực hiện tại địa phương
Các cơ quan nhà nước được giao thâm quyên thực hiện việc quản lý
nhà nước về bảo trợ xã hội băng công cụ là các quy định pháp luật, chính sách
liên quan đến hoạt động bảo trợ xã hội Ở các địa phương thì việc thực thi công tác quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội được thực hiện bằng việc áp dụng các quy định của pháp luật, cơ chế, chính sách của cấp trên và tự xây dựng
các chính sách trong phạm vi được cho phép đề áp dụng, thực hiện
b Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo trợ xã
hội
Tuyên truyền, phố biến các chính sách, quy định của pháp luật về bảo
trợ xã hội là việc cung cấp thông tin về các chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước vẻ bảo trợ xã hội đến với người dân đề họ biết, hiểu và thực
Trang 29hiện theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về
bảo trợ xã hội Đông thời, hoạt động tuyên truyền, phô biến pháp luật cũng gop phan giúp người dân có thông tin, hiệu biết để giám sát hoạt động của các
cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực thi chính sách, quy định của pháp
luật về bảo trợ xã hội
Hoạt động tuyên truyền, phô biến chính sách, pháp luật về bảo trợ xã
hội thường được thực hiện thông qua việc tuyên truyền trên các kênh truyền thông của Bộ Lao đông, Thương bình và Xã hội, tạp chí Lao đông, Thương b¡nh và Xã hội, tap chi bảo trợ xã hội, các kênh truyền hình, phóng sự, pano,
áp phích hay tô chức họp dân tại các tô đoàn kết, tô dân phố để tuyên truyền, phô biến đến người dân
Hoạt động tuyên truyền, phô biến chính sách, pháp luật về bảo trợ xã hội thường tập trung nhắn mạnh vào một số nội dung như chủ trương, định
hướng, chính sách của Đảng, các quy định mới của pháp luật về bảo trợ xã
hội, các đối tượng bảo trợ xã hội
c Tiêu chí đánh giá
- Số lượng văn bản có liên quan đến bảo trợ xã hội được ban hành:
Hệ thống chính sách trợ giúp xã hội gồm trợ giúp xã hội ở cộng đồng,
chăm sóc xã hội và trợ giúp đột xuất khi có thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn Hệ thống chính sách này đã từng bước được hoàn thiện, đồng bộ và đã được quy định tại trên 10 Bộ luật, Luật; 7 Pháp lệnh và hơn 30 Nghị định, Quyết định
của Chính phủ; hơn 40 Thông tư, Thông tư liên tịch và nhiều văn bản có nội
dung liên quan
Trong đó có những văn bản quan trọng như Luật Người cao tuôi, Luật
Người khuyết tật, Luật Trẻ em, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 13/10/2013 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối
với đối tượng bảo trợ xã hội, Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017
Trang 30quy định vẻ thành lập, tô chức, hoạt động, giải thê và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội, Quyết định số 48§/QĐ-TTg ngày 14/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê đuyệt Đề án “Đôi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017-2025 và tầm nhìn đến năm 2030”, Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/03/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020, Quyết định số 12l5QĐ-TTg ngày
22/07/2011 phê duyệt Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người
tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 201 1-2020, Quyết định số 647/QĐ-TTg ngày 26/04/2013 phê duyệt Đề án chăm sóc trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013-2020,
Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05/08/2012 phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020, Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 20/04/2015 phê duyệt Đề án củng có, phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp
xã hội giai đoạn 2016-2025, Quyết định số 565/QĐ-TTg ngày 25/4/2017 phê
duyệt Chương trình mục tiêu Phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn
2016-2020
- Số lượng các hoạt động tuyên truyền: Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội đã tiến hành rất nhiều hoạt động tuyên truyền về công tác BTXH qua
nhiều hình thức như: tờ rơi, đăng tải trên hệ thống internet, tuyên truyền thông
quá báo chí, tivi, đài truyền thanh, thông qua các buôi hội nghị, hội thảo, tập
huấn : qua đó, các chế độ, chính sách vẻ bảo trợ xã hội đến được với người
dân, giải thích một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản, chế độ cho đối tượng
bao trợ xã hội hiệu được quyên và lợi ích của họ trong các chính sách BTXH
Ở các địa phương (huyện(thị xã) thì việc thực hiện hoạt động tuyên
truyền, phô biến pháp luật về bảo trợ xã hội đên người dân thường được thực
hiện khi có sự thay đôi về chính sách, hay có văn bản chỉ đạo của cấp trên,
của lãnh đạo cấp mình hay theo định kỳ hàng năm để triển khai thực hiện
Trang 31ngày càng tốt công tác bảo trợ xã hội Đây có thê là hoạt động đột xuất hoặc
theo định kỳ nhưng lâu nay vẫn có rất nhiều các địa phương không chú trọng
thực hiện công tác tuyên truyền, phô biến pháp luật về các chủ trương, chính
sách nói chung, về bảo trợ xã hội nói riêng Các địa phương cũng đã tô chức hoạt động tuyên truyền phô biến chính sách, tập huấn cán bộ, chỉ đạo rà soát, thông kê đối tượng, tô chức thực hiện đồng bộ các chính sách trợ giúp đối
tượng bảo trợ xã hội, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tháo gỡ khó
khăn trong quá trình triên khai thực hiện các chính sách bảo trợ xã hội Nhờ
nâng cao tuyên truyền phô biến chính sách, tập huấn cán bộ mà nhận thức của cán bộ, của một bộ phận người dân được nâng lên, góp phần vào triên khai thực
hiện tốt các chế độ chính sách
- Sự phối hợp giữa các cơ quan, báo chí: Công tác tuyên truyền, phô biến chính sách trợ giúp xã hội được chú trọng thực hiện Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội đã giới thiệu văn ban va dang tải toàn văn Nghị định và
các Thông tư hướng dẫn trên Công Thông tin điện tử Chính phủ, Công Thông tin điện tử của Bộ Đồng thời phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam trả lời hỏi đáp của đối tượng vẻ các chế độ, chính sách, đối tượng hưởng lợi và quy trình thủ tục hồ sơ Bộ cũng đã biên soạn tài liệu hướng dẫn, tô chức các lớp tập huấn cán bộ ở 3 cấp tỉnh, huyện, xã, thành viên hội động xét duyệt trợ cấp xã hội, thành viên hội đồng xác định mức độ khuyết tật, cán bộ làm
công tác trợ giúp xã hội và giảm nghẻo
- Tính đa dạng của nội dung và hình thức tuyên truyền: Phối hợp với
các cơ quan báo chí, trung ương, địa phương thực hiện truyền thông, tuyên truyền sâu rộng, đa dạng hình thức như chuyên trang, chuyên mục, bài viết,
phóng sự, tô chức tọa đàm, games show, ấn phâm, lưu động, trực quan, Đây mạnh các hoạt động tuyên truyền những nội dung cơ bản của các Luật về
bảo trợ xã hội như : Luật Người cao tuôi; Luật Người khuyết tật; Luật Bảo vệ,
Trang 32chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội
chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người - HIV/AIDS : các định hướng
của Bộ Lao động, Thương bình và Xã hội và kết quả thực hiện chính sách bảo trợ xã hội đạt được trong thời gian qua
- Tính kịp thời của các tuyên truyền: Một văn bản pháp luật đê ban
hành chính sách hay chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện chính sách bảo
trợ xã hội đẻu đòi hỏi phải được ban hành kịp thời với chủ trương của Đảng,
với tình hình thực tế của khu vực địa phương nơi áp dụng chính sách Các địa
phương cũng đã tô chức hoạt động tuyên truyền phô biến chính sách, tập huấn
cán bộ, chỉ đạo rà soát, thống kê đối tượng, tô chức thực hiện đồng bộ các
chính sách trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách
bảo trợ xã hội Nhờ nâng cao tuyên truyền phô biến chính sách, tập huấn cán bộ
mà nhận thức của cán bộ, của một bộ phận người dân được nâng lên, góp phần
vào triển khai thực hiện tốt các chế độ chính sách
1.2.2 Tổ chức bộ máy nhà nước
a Co quan quan lý nhà nước về bảo trợ xã hội
Đứng đầu là Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, chỉ đạo xây dựng, ban hành, thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chế độ,
chính sách về bảo trợ xã hội Chính phủ quy định trách nhiệm của các cơ quan, ban, ngành trong việc quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, cụ thê:
(1) Đối với Bộ Lao động, Thương bình và Xã hội: Bộ Lao động,
Thương bình và Xã hội là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện
quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, cụ thê tại Nghị định 136/2013/NĐ-CP
ngày 21/10/2013 và Nghị định 14/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 cia Chính
phủ có quy định trách nhiệm của Bộ Lao động, Thương bình và Xã hội như
sau:
Trang 33- Hướng dẫn và tô chức thực hiện chính sách pháp luật về giảm nghèo và trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội:
- Tuyên truyền, phô biến chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội; - Ứng dụng công nghệ thông tin quản lý đối tượng:
- Đào tạo, bôi dưỡng cán bộ thực hiện chính sách trợ giúp xã hội;
- Kiêm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về chính sách trợ giúp
xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội;
- Tô chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bèn vững và các chương trình, để án trợ giúp xã hội theo thâm quyền.”
(2) Đôi với các bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi quyền hạn, nhiệm
vụ của mình có trách nhiệm hương dẫn, tô chức thực hiện chính sách trợ giúp
xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội (3) Đối với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh:
*- Tô chức thực hiện chế độ, chính sách trợ giúp xã hội cho đối tượng
BTXH;
- Bồ trí kinh phí bảo đảm thực hiện chế độ, chính sách trợ giúp xã hội
cho các đối tượng BTXH;
- Quyết định phương thức chi trả phù hợp với tình hình thực tế của địa
phương theo hướng chuyền đôi chỉ trả chính sách trợ giúp xã hội từ cơ quan
nhà nước sang tô chức dịch vụ chi trả;
- Kiém tra, thanh tra việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội ở địa phương.”
(4) Đối với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội:
“ Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, căn cứ vào điều kiện cụ thê của
địa phương về đối tượng hưởng chính sách trợ giúp xã hội và khả năng cân đối của ngân sách địa phương, xây dựng mức trợ cấp xã hội, mức trợ cấp nuôi
dưỡng, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng và các mức trợ giúp xã hội
Trang 34khác cao hơn các mức tương ứng quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP
ngày 21/10/2013 của Chính phủ trình UBND cấp tỉnh quy định;
- Hướng dẫn, tô chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện
chính sách trợ giúp xã hội trên địa bàn;
- Hàng năm, vào thời điểm lập dự toán, tông hợp số đối tượng hưởng
chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên của các huyện, kinh phí trợ giúp đột
xuất và dự kiến nhu cầu kinh phí thực hiện cùng với dự toán chỉ thường
xuyên gửi Sở Tài chính xem xét, tông hợp vào dự toán ngân sách địa phương,
trình cấp có thâm quyền quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện:
- Trường hợp thiên tai, hỏa hoạn xảy ra trên diện rộng gây thiệt hại nặng và các nguồn kinh phí của địa phương không đủ đề thực hiện trợ giúp đột xuất, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài
chính, Sở Nông nghiệp và Phat trién Nông thôn tổng hợp trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh để báo cáo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tài
chính tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ lương
thực, kinh phí từ nguồn ngân sách Trung ương:
- Tổng hợp, báo cáo định kỳ về kết quả thực hiện chính sách trên địa
ban về Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và UBND cấp tỉnh trước ngày
15 thang 01 va 15 thang 7 hàng năm;
- Quản lý cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội do cấp tỉnh thành lập;
- Triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đối tượng
bảo trợ xã hội ở cấp tỉnh và cấp huyện; xây dựng cơ sở đữ liệu, tông hợp và gửi thông tin của đối tượng đã được định dạng theo chuân XML về Bộ Lao
động, Thương binh và Xã hội (Công thông tin điện tử của Bộ) định kỳ, đột
xuất theo quy định.”
(5) Đối với Sở Tài chính:
Trang 35“_ Phéi hợp với Sở Lao động, Thương bình và Xã hội, căn cứ vào điều
kiện cụ thê của địa phương về đối tượng hưởng chính sách trợ giúp xã hội và
khả năng cân đối của ngân sách địa phương, xây dựng mức trợ cấp xã hội,
mức trợ cấp nuôi dưỡng, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng và các
mức trợ giúp xã hội khác cao hơn các mức tương ứng quy định tại Nghị định
số 136/2013/NĐ-CP trình UBND cấp tỉnh quy định;
- Tổng hợp dự toán kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối
với các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh vào dự toán ngân sách địa
phương, trình cấp có thâm quyền quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện
(6) Đối với Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện:
- Quản lý đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn bằng hồ sơ, số hoặc
phan mém vi tinh;
- Hướng dẫn, tô chức thực hiện, kiểm tra và giám sát cấp xã trong việc
xác định và quản lý đối tượng: tô chức thực hiện chính sách trợ giúp xã hội
trên địa bàn;
- Hàng năm, lập dự toán kinh phí chi trả trợ cấp hàng tháng: trợ giúp
đột xuất: kinh phí chi cho công tác quản lý gửi Phòng Tài chính tông hợp
trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện và quyết toán kinh phí trợ cấp
thường xuyên và đột xuất theo quy định hiện hành;
- Đối với những địa phương thực hiện chỉ trả chính sách trợ giúp xã hội
thông qua tô chức dịch vụ chỉ trả, hàng tháng gửi danh sách chi trả cho tô
chức dịch vụ chỉ trả; hướng dẫn, kiêm tra và giám sát tô chức dịch vụ chi trả
trong việc triên khai công tác chi trả cho đối tượng:
- Tổng hợp, báo cáo định kỳ kết quả thực hiện chính sách trợ giúp xã hội trên địa bàn về Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và UBND cấp huyện
trước ngày 30 tháng 6 và ngày 3l tháng 12 hàng năm;
Trang 36- Quản lý cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội do cấp huyện thành lập
(7) UBND cấp xã:
- Thành lập Hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội:
- Quản lý đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn;
- Cập nhật danh sách đối tượng trợ giúp hàng tháng (nếu có biến động,
bô sung đối tượng mới hoặc giảm đôi tượng do chết hoặc không còn đủ điều
kiện hưởng) gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đề trình Chủ tịch
UBND cấp huyện ra quyết định;
- Tổng hợp, báo cáo định kỳ kết quả thực hiện chính sách trợ giúp xã
hội trên địa bàn về Phòng Lao động, Thương bình và Xã hội va UBND cấp
huyện trước ngày 15 thang 6 va 15 thang 12 hàng năm;
- Quản lý hoạt động cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và phối hợp hoạt
động với các cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội trên địa bàn;
- Đối với chính sách trợ giúp đột xuất: Lập danh sách và tô chức cứu
trợ kịp thời, đúng đối tượng và hỗ trợ các đối tượng sớm khắc phục hậu quả
thiên tai, ôn định sản xuất và cuộc sống
b Tô chức bộ máy thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo trợ
xã hội
Hoạt động BTXH là một bộ phận cấu thành của hệ thống ASXH, chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (theo ngành
đọc) và tại địa phương chịu sự quản lý của UBND các cấp Theo đó, Bộ Lao
động, Thương binh và Xã hội và UBND các cấp phối hợp tô chức bộ máy nhà
nước thực hiện công tác quản lý nhà nước về BTXH như sau:
- O Trung ương thì Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chịu trách
nhiệm thực hiện công tác quản lý nhà nước về BTXH;
- Ở cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương thì Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm thực hiện công tác quản lý nhà nước về
Trang 37BTXH;
“6 cap huyện/thị xãthành phó thì Phòng Lao động, Thương bình và Xã hội chịu trách nhiệm thực hiện công tác quản lý nhà nước về BTXH:
- Ở cấp xã/phường/thị tran thì cán bộ phụ trách Lao động, Thương binh
và Xã hội chịu trách nhiệm thực hiện công tác quản lý nhà nước về BTXH
c Mạng lưới hoạt động bảo trợ vã hội
Mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội theo quy định tại
Quyết định số 1520/QĐÐ-LĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2025, mục tiêu đến năm 2025 sẽ hình thành, phát trién 461 co sé trợ giúp xã hội, trong đó có 189 cơ sở công lập và tối thiêu 272 cơ sở ngoài công lập Giai đoạn 2016-2020 phát triên 3l cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuôi, 35 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật, 6Š cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, Ì7 cơ sở
trợ giúp xã hội chăm sóc trẻ em mô côi (Làng trẻ SOS), 30 cơ sở bảo trợ xã
hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm
trí, 46 cơ sở bảo trợ xã hội tông hợp, 1§ trung tâm công tác xã hội
Hiện có khoảng 23Š nghìn người, trong đó có 35.000 công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội công lập và ngoài công lập, gần 100 nghìn người làm việc tại các hội,
đoàn thê các cấp; trên 100 nghìn cộng tác viên giảm nghèo, phòng chống tệ
nạn xã hội, bảo vệ trẻ em và phát trién cộng đồng thành một mạng lưới cán
bộ, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội trợ giúp các đôi tượng yếu thế
ở các cơ sở và cộng đồng, góp phần trợ giúp cho người nghèo vả người có
hoàn cảnh khó khăn tiếp cận, thụ hưởng các chính sách phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục, học nghẻ, tìm việc làm đề ôn định cuộc sống.
Trang 38d Tiéu chi danh giá
- Tính phù hợp của bộ máy quản lý: Các cơ quan thực hiện công tác quản lý nhà nước về BTXH theo từng cấp chịu sự quản lý của Chính phủ (ở
Trung ương), UBND cùng cấp (UBND cấp tỉnh quản lý đối với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, UBND cấp huyện quản lý đối với Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội, UBND cấp xã quản lý đối với cán bộ, công
chức phụ trách Lao động, Thương binh và Xã hội cấp xã) Như vậy về cơ bản,
thì bộ máy quản lý được bồ trí phù hợp vời tình hình thực tế ở Trung ương và
địa phương
- Số lượng và chất lượng đội ngũ làm công tác quản lý Đối với các địa
phương (huyện/thị xã) thì việc tô chức bộ máy thực hiện hoạt động quản lý
nhà nước về BTXH thường được xem xét, đánh giá qua các tiêu chí như: Từ cấp huyện (phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện) đến cấp xã đã sử
dụng bao nhiêu % nhân lực cho phép (biên chế cho phép, lao động theo Nghị
định 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000, lao động hợp đồng được UBND
huyện cho phép); bao nhiêu % nhân lực đã qua đảo tạo trình độ đại học trở
lên, cao đăng, trung cấp, chưa qua đào tạo chuyên nghiệp), về tiêu chuẩn trình
độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức cấp huyện là phải tốt nghiệp
đại học trở lên (khoản 4, Điều 7 Thông tư số 11/2014/TT-BNV ngày 09/10/2014 của Bộ Nội vụ), đối với công chức cấp xã thì phải tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên (điểm c, khoản 1, Điều 2 Thông tư số
06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ): kỹ năng thực hiện công
việc, kiến thức nghiệp vụ về công việc được giao có đáp ứng được yêu cầu
công việc hay không (do cấp trên trực tiếp thực hiện đánh giá hàng năm vào
cuối năm); việc tô chức bộ máy, bồ trí công việc cho các cán bộ, công chức từ cấp huyện đến cấp xã trong thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về BTXH
đã hợp lý chưa?
Trang 39- Mạng lưới hoạt động bảo trợ xã hội: với số lượng các đơn vị hoạt
động bảo trợ xã hội nêu trên đã đủ số lượng để thực hiện tốt công tác bảo trợ xã hội chưa? Cần thành lập thêm những cơ sở BTXH mang tính liên vùng,
liên khu vực, các cơ sở xã hội hoá hay không?
- Sự phối hợp của các phòng ban và cán bộ làm công tác quản
lý: Trong hoạt động quản lý và thực thi công vụ của bất cứ cơ quan, đơn vị
nào cũng đều có sự phối hợp giữa cấp trên với cấp dưới, giữa các phòng ban,
bộ phận và giữa các cán bộ, công chức, viên chức trong cùng cơ quan, đơn vị với nhau Hình thức và nội dung của sự phối hợp quản lý và thực thi công vụ bao gồm các hoạt động cung cấp thông tin, trợ giúp vật chất, phương tiện kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nguôn lực, tài chính, xác định nội dung
công việc và phạm vi trách nhiệm cho tô chức, cá nhân được phân công thực
hiện những nhiệm vụ chung: tất cả những nội dung đó đều cân tuân thủ theo
nguyên tắc phối hợp đề đảm bảo đạt hiệu quả cao trong thực thi các nhiệm vụ
1.2.3 Dự toán thu, chỉ bảo trợ xã hội
Lập dự toán thu, chi ngân sách cho hoạt động BTXH là vấn đề rất quan
trọng trong công tác quản lý nhà nước về BTXH, là vấn đề đầu tiên, quyết định đến toàn bộ các khâu của quá trình thu, chi bảo trợ xã hội Về bản chất, lập dự toán thu, chỉ là lập kế hoạch thu, chỉ trong một năm Đó là việc lập kế
hoạch thu, chi cho hoạt động BTXH trong một năm tài chính Bảng dự toán
thu, chỉ cho hoạt động BTXH cần phải phản ánh đầy đủ các nội dung thu, chỉ
dự kiến sẽ phát sinh trong năm và đự phòng những khoản phát sinh đột xuất
Lập dự toán thu, chỉ ngân sách cần tôn trọng các nguyên tắc:
- Phải cập nhật số lượng đối tượng BTXH trên địa bàn một cch thường
xuyên và liên tục đề xây dựng dự toán thu, chỉ một cách chính xác
- Có cơ chế rõ ràng đối với các hoạt động ngân sách và các hoạt động
ngoài ngân sách Các quỹ ngoài ngân sách cần được thực hiện quản lý theo
Trang 40những cơ chế nhất định và phải được báo cáo kèm với hoạt động ngân sách
- Thông tin cần được công bồ rộng rãi: Công chúng phải được tiếp cận với các thông tin ngân sách nhà nước không chỉ với năm ngân sách quyết toán
mả cả với các năm ngân sách đã qua, và chính sách ngân sách trong tương lai
Bên cạnh các thông tin về các hoạt động ngân sách của chính quyên trung
ương còn có các thông tin về hoạt động ngân sách của các cấp chính quyên
địa phương và được trình bày với tình hình tài chính của Chính phủ chung
Báo cáo ngân sách hàng năm phải được công bố và kèm theo đó là các báo
cáo về các khoản có quan hệ mật thiết với ngân sách như các khoản nợ, các
khoản chi tiêu qua thuế và các hoạt động gián tiếp ngoài ngân sách
- Lập và thực hiện và báo cáo ngân sách một cách công khai: Tài liệu về ngân sách cần quy định rõ các mục tiêu chính sách tài chính, khuôn khô
kinh tế vĩ mô cơ sở chính sách ngân sách và các rủi ro tài chính có thể xác
định được Khi báo cáo cần phải báo cáo về cơ sở kế toán ngân sách: cơ sở
tiền mặt hay dồn tích và các chuẩn mực kế toán được áp dụng đê lập và trình
bày báo cáo
- Đảm bảo tính trung thực và toàn diện, nghĩa là phải được kiểm tra độc lập và công khai Theo đó một cơ quan kiêm toán quốc gia hoặc một tô chức
tương đương được cơ quan lập pháp bô nhiệm có trách nhiệm báo cáo kịp
thời cho cơ quan lập pháp và công chúng về tính trung thực của các thông tin tài chính và các tài khoản của Chính phủ Hoạt động này do cơ quan KTNN
đảm nhận đề kiêm tra, xác nhận độ tin cậy của thông tin, tính tuân thủ pháp
luật, tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng ngân sách nhà
nước
a Dự toán thu
+ Thu từ ngân sách nhà nước;
+ Thu từ nguồn ủng hộ, tài trợ của các tô chức, cá nhân trong cộng đồng