Lý luận cơ bản về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp
Sự cần thiết của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
2.1.1.1 Đặc điểm của nghành xây dựng cơ bản.
Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất mang tính công nghiệp khá điển hình nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân So với các ngành sản xuất khác, kinh doanh xây lắp có những đặc điểm kỹ thuật đặc trưng được thể hiện ở sản phẩm và phương pháp tổ chức sản xuất.
Sản phẩm xây lắp là các công trình, HMCT, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất dài Vì vậy, việc tổ chức quản lý và hạch toán nhất thiết phải có dự toán, thiết kế thi công Quá trình sản xuất xây lắp phải so sánh với dự toán và lấy dự toán làm thước đo.
Sản phẩm xây lắp hoàn thành không thể nhập kho, được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc theo giá thỏa thuận với chủ đầu tư từ trước Do đó, tính chất hàng hóa của sản phẩm thể hiện không rõ.
Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuất (xe, máy, phương tiện thiết bị thi công…) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm nên gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Sản phẩm xây lắp được sử dụng trong thời gian dài nên đòi hỏi phải đảm bảo thi công đúng theo chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật như trong dự toán thiết kế, tạo điều kiện bàn giao công trình, ghi nhận doanh thu và thu hồi vốn.
Trần Thị Hồng Nhung Lớp: KTA – K37
Sản xuất sản phẩm xây lắp diễn ra trong điều kiện ngoài trời nên gặp nhiều rủi ro gây những thiệt hại lớn, bất ngờ như thiệt hại về ngừng sản xuất. Những khoản thiệt hại này cần được theo dõi một cách chặt chẽ và có phương pháp hạch toán phù hợp với những nguyên nhân gây ra.
Sản xuất xây lắp diễn ra trong thời gian dài, do vậy phải tổ chức sản xuất hợp lý nhằm đẩy mạnh tiến độ thi công là điều kiện quan trọng để tránh những tổn thất, rủi ro và ứ đọng vốn trong đầu tư kinh doanh.
Hoạt động xây lắp thường diễn ra trong điều kiện thiếu tính ổn định, luôn biến đổi theo địa điểm và giai đoạn thi công Do vậy doanh nghiệp phải lựa chọn phương án thi công thích hợp.
Quá trình sản xuất diễn ra trong phạm vi hẹp nhưng với số lượng nhân công và vật liệu lớn đòi hỏi công tác tổ chức xây lắp phải diễn ra với sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các giai đoạn và các bộ phận công việc.
Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp ở nước ta hiện nay chủ yếu theo phương thức khoán gọn các công trình, HMCT, khối lượng công việc cho các đơn vị trong nội bộ các doanh nghiệp Do vậy cần hình thành bên giao khoán, bên nhận khoán và giá khoán.
Bên cạnh đó có thể nói ngành xây dựng cơ bản là ngành có biện pháp cung cấp sản phẩm tới khách hàng đơn giản, gọn nhẹ nhất Khi tiêu thụ chỉ qua thủ tục bàn giao giữa hai bên chủ đầu tư (bên A) và doanh nghiệp xây lắp (bên B) trên cơ sở nhận khối lượng, chất lượng công việc theo đúng thiết kế dự toán đã quy định.
Xuất phát từ quy định về lập dự toán công trình xây dựng cơ bản là phải lập theo từng khoản mục chi phí, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có những đặc điểm sau:
- Kế toán chi phí sản xuất nhất thiết phải được phân tách theo từng khoản mục chi phí, từng HMCT cụ thể nhằm thường xuyên so sánh, kiểm tra
2 4 việc thực hiện dự toán chi phí Qua đó xem xét nguyên nhân vượt kế hoạch, hụt dự toán và đánh giá hiệu quả kinh doanh.
- Đối tượng hạch toán chi phí có thể là toàn bộ công trình, các đơn đặt hàng các giai đoạn kỹ thuật quy ước… Vì thế phải lập dự toán chi phí và tính giá thành sản phẩm theo từng hạng mục hay giai đoạn của công trình.
- Giá thành công trình lắp đặt không bao gồm giá trị thiết bị do chủ đầu tư chuyển đến mà chỉ bao gồm những chi phí do doanh nghiệp xây lắp bỏ ra có liên quan đến công trình xây lắp đó.
- Giá thành công tác xây dựng và lắp đặt kết cấu gồm giá trị vật kiến trúc và các giá trị thiết bị kèm theo như các thiết bị vệ sinh, thông gió, thiết bị sưởi ấm, điều hòa nhiệt độ…
2.1.1.2 Khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.
* Khái niệm Chi phí sản xuất:
Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp
2.1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất của các doanh nghiệp xây lắp bao gồm nhiều loại với nội dung kinh tế khác nhau, mục đích công dụng trong quá trình sản xuất cũng khác nhau Việc hạch toán chi phí theo tiêu thức sẽ nâng cao tính chi tiết của thông tin, là cơ sở cho việc phấn đấu giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tăng cường hạch toán kinh tế trong các đơn vị xây lắp.
Với lý do trên, để phục vụ công tác quản lý, cần phân loại chi phí sản xuất theo những tiêu thức sau:
*Phân loại theo nội dung tính chất kinh tế (phân loại chi phí theo yếu tố):
Theo cách phân loại này các chi phí có cùng nội dung, tính chất kinh tế được tập trung vào một yếu tố, không kể chi phí phát sinh ở đâu và dùng vào
2 6 mục đích gì Trong doanh nghiệp xây lắp gồm các yếu tố chi phí sau:
- Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm giá mua, chi phí đã bỏ ra để mua nguyên vật liệu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ Loại này có thể chia thành 2 yếu tố là chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhiên liệu động lực.
- Chi phí nhân công: là toàn bộ tiền lương và các khoản trích theo lương phải trả cho người lao động.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: là toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định sử dụng cho sản xuất của doanh nghiệp.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: là số tiền phải trả cho dịch vụ mua ngoài phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chi phí bằng tiền khác: là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh ngoài những yếu tố nói trên.
Việc phân loại theo yếu tố chi phí sản xuất là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, để lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ lương, kế hoạch vốn giúp cho việc thực hiện công tác kế toán cũng như công tác quản lý chi phí sản xuất.
*Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu… tham gia trực tiếp và việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ.
- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất.
- Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất (trừ chi phí vật liệu và nhân công trực tiếp).
Cách phân loại này giúp ta tính và thể hiện được giá thành sản phẩm theo khoản mục chi phí và phân tích tình hình thực hiện mục tiêu giảm từng mục chi phí trong giá thành sản phẩm.
Trần Thị Hồng Nhung Lớp: KTA – K37
2.1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp.
Xuất phát từ đặc điểm của ngành xây lắp là những công trình, vật kiến trúc… có giá trị lớn và thời gian sản xuất kéo dài mà hình thành nên các chỉ tiêu giá thành khác nhau Hiện nay, giá thành sản phẩm xây lắp được phân loại theo các cách sau:
*Căn cứ vào cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành:
Theo căn cứ này thì giá thành sản phẩm xây lắp gồm ba loại:
- Giá thành dự toán: Là tổng số chi phí dự toán để hình thành khối lượng xây lắp công trình, được xác định theo định mức và theo khung giá quy định áp dụng theo từng vùng lãnh thổ, từng địa phương do cấp có thẩm quyền ban hành Giá thành này nhỏ hơn giá trị dự toán ở phần thu nhập chịu thuế tính trước và thuế GTGT đầu ra.
Giá thành dự toán = Giá dự toán của công trình - Lợi nhuận định mức
+ Giá dự toán của công trình là chỉ tiêu dùng làm căn cứ cho các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất của đơn vị Đồng thời cũng làm căn cứ để các cơ quan quản lý Nhà nước giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây lắp
+ Lợi nhuận định mức: là chỉ tiêu Nhà nước quy định để tích lũy cho xã hội do ngành xây dựng cơ bản tạo ra.
- Giá thành kế hoạch: là chỉ tiêu được xác định dựa trên giá thành dự toán gắn với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp Giá thành kế hoạch sản phẩm xây lắp được lập dựa vào chi phí nội bộ của doanh nghiệp xây lắp, về nguyên tắc định mức nội bộ phải tiên tiến hơn định mức dự toán.
Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán - Mức hạ giá thành dự toán
Với doanh nghiệp không có giá thành dự toán thì giá thành kế hoạch được xác định trên cơ sở giá thành thực tế năm trước và các định mức kỹ thuật của doanh nghiệp Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là cơ sở đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và hạ giá thành của doanh nghiệp
- Giá thành thực tế: là chỉ tiêu giá thành được xác định theo số liệu hao phí thực tế liên quan đến khối lượng xây lắp hình thành gồm chi phí định mức vượt định mức và các chi phí khác.
Về nguyên tắc, mối quan hệ giữa ba loại giá thành trên phải được đảm bảo như sau:
Giá thành dự toán > Giá thành kế hoạch > Giá thành thực tế
Việc so sánh các loại giá thành phải đảm bảo cùng một đối tượng tính giá thành: từng công trình, HMCT hoặc khối lượng xây lắp hoàn thành nhất định.
Thực tế hiện nay khi tham gia đấu thầu để giải quyết công ăn việc làm của người lao động có trường hợp doanh nghiệp xây lắp đã đưa ra giá thành dự toán thấp hoặc do quản lý sản xuất kém hiệu quả khiến cho giá thành thực tế lớn hơn giá thành dự toán.
Thông qua việc so sánh giữa giá thành thực tế với giá thành dự toán cho phép ta đánh giá trình độ quản lý của doanh nghiệp trong mối quan hệ với các doanh nghiệp xây lắp khác Việc so sánh giữa giá thành thực tế với giá thành kế hoạch cho phép ta đánh giá sự tiến bộ hay còn non yếu của doanh nghiệp xây lắp trong điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất, trình độ tổ chức quản lý của bản thân doanh nghiệp.
*Căn cứ vào phạm vi tính giá thành:
Giá thành công tác xây lắp được chia thành hai loại: giá thành khối
Trần Thị Hồng Nhung Lớp: KTA – K37 lượng hoàn chỉnh và giá thành khối lượng không hoàn chỉnh.
Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong
2.1.3.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.
2.1.3.1.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là việc xác định phạm vi giới hạn của chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí nhằm phục vụ cho việc kiểm tra, phân tích chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Việc lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở từng doanh nghiệp có sự khác nhau Điều đó phụ thuộc vào đặc điểm, tình hình tổ chức kinh doanh, yêu cầu và trình độ quản lý, cũng như quy trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp Mặt khác, sản phẩm xây lắp có quy trình công nghệ phức tạp, loại hình sản phẩm đơn chiếc, thời gian thi công dài nên tùy thuộc vào công việc cụ thể và trình độ quản lý của doanh nghiệp mà có đối tượng hạch toán chi phí khác nhau Đối tượng tập hợp chi phí có thể là: công trình, HMCT, đơn đặt hàng hay từng giai đoạn công việc cụ thể…
Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên cần thiết và quan trọng của công tác kế toán tập hợp chi phí Từ khâu hạch toán ban đầu đến tổng hợp số liệu và ghi sổ chi tiết, sổ tổng hợp đều phải luôn bám sát đối tượng tập hợp chi phí Xác định đúng đối tượng có tác dụng phục vụ tốt cho việc tăng cường quản lý sản xuất, cho hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp và tính toán giá thành kịp thời và chính xác.
2.1.3.1.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp. Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra và cần được tính giá thành và giá thành đơn vị.
Trần Thị Hồng Nhung Lớp: KTA – K37
Việc xác định đúng đối tượng tính giá thành đòi hỏi phải có những căn cứ cụ thể, đảm bảo tính hợp lý và khoa học Thông thường, căn cứ vào đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ sản phẩm, yêu cầu hạch toán kinh tế và quản lý của doanh nghiệp, căn cứ vào tính chất sản phẩm và đặc điểm cung cấp sử dụng từng loại sản phẩm đó.
Trong doanh nghiệp xây lắp, đối tượng tính giá thành phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất nhưng đó phải là các công trình, HMCT hay khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao Đây là căn cứ để kế toán mở các phiếu tính giá thành sản phẩm, lập theo từng đối tượng phục vụ cho quá trình kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm, tính toán hiệu quả, chính xác thu nhập.
2.1.3.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp.
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất xây lắp là một hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân bổ loại chi phí sản xuất phát sinh trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí Phương pháp hạch toán chi phí được hình thành trong sự phụ thuộc với đối tượng hạch toán chi phí Với mỗi đối tượng cụ thể, kế toán sẽ xác định phương pháp thích hợp. Trong doanh nghiệp xây lắp có những phương pháp hạch toán chi phí sau:
*Phương pháp hạch toán chi phí theo công trình, hạng mục công trình: Áp dụng khi đối tượng hạch toán chi phí của doanh nghiệp là toàn bộ công trình hay HMCT Chi phí phát sinh trong kỳ liên quan đến HMCT nào hay nhóm công trình nào thì tập hợp cho công trình đó theo phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp.
*Phương pháp hạch toán chi phí theo đơn đặt hàng: Trong kỳ, chi phí phát sinh sẽ được tập hợp và phân loại theo đơn đặt hàng riêng biệt Khi đơn đặt hàng hoàn thành thì tổng chi phí được tập hợp theo đơn đặt hàng đó sẽ là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó.
*Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo đơn vị thi công : Các chi phí được tập hợp theo từng đơn vị thi công Trong từng đơn vị thi công lại được tập hợp theo từng đối tượng tập hợp chi phí như công trình, HMCT… Cuối kỳ, kế toán tổng hợp chi phí phát sinh ở từng công trình, HMCT đó bằng phương pháp trực tiếp, phương pháp tổng cộng chi phí…
Với các phương pháp này kế toán phải căn cứ vào đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, điều kiện bảo quản, sử dụng vật tư lao động, trình độ quản lý và hạch toán của đơn vị để lựa chọn phương pháp hạch toán chi phí thích hợp nhất, đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp Tuy nhiên, có một số yếu tố chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng kế toán không chỉ quan tâm đến việc tập hợp chi phí liên quan đến một đối tượng mà còn phải phân bổ các khoản chi phí một cách chính xác và hợp lý theo một trong hai phương pháp: phân bổ trực tiếp hoặc gián tiếp.
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp xây lắp bao gồm rất nhiều loại khác nhau, phương pháp hạch toán và tính nhập chi phí và giá thành cũng khác nhau Khi phát sinh chi phí, trước hết chi phí được biểu hiện theo yếu tố chi phí rồi mới biểu hiện thành khoản mục giá thành Vì thế khi tập hợp chi phí và tính giá thành phải được tiến hành theo một trình tự hợp lý và khoa học sau:
Bước 1: Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng công trình, HMCT.
Bước 2: Tính toán và phân bổ lao vụ của ngành sản xuất kinh doanh phụ có liên quan trực tiếp cho từng công trình, HMCT trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ.
Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các công trình có liên quan theo tiêu thức phù hợp.
Bước 4: Xác định chi phí dở dang cuối kỳ Từ đó tính giá thành sản
Trần Thị Hồng Nhung Lớp: KTA – K37 phẩm hoàn thành.
2.1.3.2.1 Hệ thống chứng từ, tài khoản kế toán sử dụng hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp.
*Chứng từ sử dụng: Trong doanh nghiệp xây lắp để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc liên quan Đó là những chứng từ thuộc về yếu tố chi phí như vật tư (phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, bảng kê thu mua vật liệu…), tiền lương (bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương…), khấu hao TSCĐ (bảng tính hao mòn TSCĐ), tiền mặt (phiếu chi)…
Do đối tượng tập hợp chi phí là từng công trình, HMCT hay theo từng đơn đặt hàng nên kế toán trưởng tổ chức việc lập chứng từ kế toán cho từng đối tượng chi phí (nếu là chi phí trực tiếp), còn đối với những chi phí chung thì lập chứng từ kế toán theo từng khoản mục chi phí chung.
*Các tài khoản kế toán sử dụng: Tài khoản kế toán sử dụng để tập hợp chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp gồm:
Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 18.5
Công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty
Mục đích của quản lý chi phí sản xuất là phải đảm bảo kiểm soát được chi phí sản xuất phát sinh tại công trường, đồng thời cần tập hợp phân bổ chi phí sản xuất cho từng CT, HMCT một cách hợp lý Trên cơ sở đó, xác định giá thành sản phẩm một cách chính xác và có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống xẩy ra.
Tại công ty việc kiểm soát chi phí ở mỗi công trình được các đội trưởng thực hiện nghiêm ngặt, tập trung chủ yếu vào việc quản lý vật liệu, máy móc, nhân công Để kiểm soát chi phí một cách chặt chẽ, công ty quy định hàng tháng đội trưởng phải gửi các hoá đơn, chứng từ gốc kèm theo bảng kê thanh toán hoá đơn GTGT hoặc bảng tổng hợp về công ty để kế toán công ty hạch toán chi phí.
Công tác kế toán của công ty được thực hiện một phần trên máy và một phần thủ công Đối với kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thì phần hành kế toán tiền lương, tính khấu hao TSCĐ và tính giá thành được thực hiện thủ công ( tính trên Excel).
kế toán chi phí sản xuất tại công ty
2.2.2.1 Đặc điểm chi phí và phân loại chi phí sản xuất tại công ty.
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, công ty sử dụng nhiều yếu tố chi phí phục vụ cho quá trình thi công Tại công ty bất kỳ công trình nào trước khi bắt đầu thi công cũng phải lập dự toán thiết kế để các cấp xét duyệt và làm hợp đồng kinh tế Các dự toán công trình được lập theo từng công trình, HMCT và được phân tích theo từng khoản mục chi phí. Để tiến hành kế toán tập hợp chi phí sản xuất một cách có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất, Công ty phân loại chi phí như sau:
Phân loại theo nội dung kinh tế:
- Chi phí nguyên vật liệu
- Chi phí khấu hao TSCĐ
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
Phân loại theo mục đích công dụng của chi phí:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Trần Thị Hồng Nhung Lớp: KTA – K37
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung
- Chi phí sử dụng máy thi công
Các khoản chi phí trên được tập hợp theo từng công trình, HMCT riêng biệt Trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất được tập hợp, kế toán thực hiện tính giá thành cho từng công trình, HMCT.
2.2.2.2 Đối tưọng kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có liên quan trực tiếp đến tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp, ảnh hưởng tới tính chính xác của thông tin kế toán cung cấp từ quá trình tập hợp chi phí Vì vậy xác định giá trị đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của xí nghiệp có ý nghĩa rất lớn trong việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất, từ việc hạch toán ban đầu đến tập hợp chi phí, tổ chức tổng hợp số liệu, ghi chép trên các sổ kế toán.
Tại công ty đối tượng kế toán tập hợp chi phí được xác định là từng công trình HMCT Mỗi đối tưọng kế toán tập hơp chi phí sản xuất từ khi khởi công đến khi hoàn thành bàn giao đều được mở sổ chi tiết để tập hợp chi phí sản xuất Các sổ chi tiết này được tổng hợp theo từng tháng và được theo dõi chi tiết theo từng khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung.
2.2.2.3 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tại công ty.
Trong bài luận này em xin lấy số liệu về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công trình Đường Tiên Sơn Bắc Ninh để minh hoạ.
Công trình Đường Tiên Sơn được thực hiện theo phương thức khoán gọn công trình và được giao cho đội xây dựng số 16 do ông Nguyễn Văn Tới làm đội trưởng Ban đầu công trình được giao cho ông Phạm Minh Tuấn sau
4 8 đó vì bận công việc gia đình ông Tuấn bàn giao lại cho ông Tới tiếp tục thi công.
Mã công trình: KM 74: công trình Đường Tiên Sơn - Tới
Thời gian lấy số liệu minh hoạ: quý 4 năm 2007 a, Kế toán Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ giá trị nguyên vật liệu mà Chi nhánh đưa vào sản xuất trực tiếp như sắt, thép, xi măng… không bao gồm vật liệu, nhiên liệu sử dụng cho máy thi công và sử dụng cho quản lý đội công trình Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Chi nhánh bao gồm: chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí vật liệu trực tiếp khác.
Nguyên vật liệu trực tiếp là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn (từ 75% - 80%) và đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ cơ cấu chi phí sản xuất của Chi nhánh Do đó việc hạch toán chính xác, đầy đủ chi phí nguyên vật liệu có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định định mức tiêu hao vật chất trong thi công và đảm bảo tính chính xác của giá thành công trình xây dựng.
Do là một loại chi phí trực tiếp nên toàn bộ chi phí nguyên vật liệu được hách toán trực tiếp vào từng đối tượng sử dụng là công trình, HMCT. Để hạch toán khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi nhánh sử dụng tài khoản 621 - “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” Chi phí nguyên vật liệu phát sinh cho đối tượng nào thì được hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó theo giá thực tế phát sinh Đối với một công trình trúng thầu, sau khi ký kết hợp đồng kinh tế với chủ đầu tư Chi nhánh sẽ tiến hành giao khoán cho một công trình cụ thể Khi đó đội sẽ chịu trách nhiệm về việc đảm bảo tiến độ thi công và hạn mức thi công đối với công trình đó.
Trần Thị Hồng Nhung Lớp: KTA – K37
Nguyên vật liệu sử dụng cho công trình phần lớn là do mua ngoài sử dụng ngay cho công trình, không tiến hành nhập kho và xuất kho, chỉ dự trữ một lượng nhỏ khi cần thiết Vì thế nguyên vật liệu trong kho của Chi nhánh rất ít chủng loại và chiếm tỷ trọng nhỏ Nguyên vật liệu khi mua về được xuất thẳng xuống công trình để tham gia quá trình hoạt động sản xuất Tùy thuộc vào từng công trình cụ thể mà Chi nhánh mua nguyên vật liệu sử dụng cho công trình đó ngay tại nơi diễn ra công trình Việc tính toán giá mua nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển bốc dỡ đến chân công trình do đội trưởng thực hiện tại công trường Thông thường trị giá thực tế vật tư xuất dùng cho thi công công trình sẽ bao gồm: giá mua nguyên vật liệu (không bao gồm thuế GTGT) và chi phí vận chuyển đến chân công trình (nếu ghi cùng chi phí vật tư, trường hợp chi phí vận chuyển có hóa đơn riêng thì được hạch toán vào chi phí chung mua ngoài)
Các đội tham gia thi công sẽ có nhiệm vụ tập hợp chi phí qua các hóa đơn, chứng từ rồi chuyển về công ty Hàng tháng kế toán tập hợp hóa đơn, chứng từ và nhập dữ liệu vào máy tính các nghiệp vụ chi phí phát sinh trong tháng Cứ 3 tháng một lần, kế toán tổng hợp chi phí đã tập hợp được cho đến thời điểm hiện tại.
Tại phòng kế toán: Căn cứ vào giấy đề nghị tạm vay được Giám đốc duyệt do đội trưởng đề nghị kèm theo bản photo hóa đơn GTGT (nếu đội đã mua nguyên vật liệu) hoặc phiếu báo giá (nếu đội chưa tiến hành mua vật liệu) là những căn cứ để kế toán quỹ viết phiếu chi và thủ quỹ chi tiền, kế toán định khoản:
Nợ TK 3311 (chi tiết cho từng khách hàng) nếu đã mua vật liệu Hoặc Nợ TK1412 (tiền vay công trình) nếu chưa mua vật liệu
Khi nguyên vật liệu sử dụng cho công trình, kế toán căn cứ vào phiếu chi, HĐGTGT của người bán để nhập dữ liệu cho định khoản:
Nợ TK 621- Chi tiết từng công trình
Dữ liệu được nhập vào máy theo 2 bút toán đơn vị phần mềm không có bút toán tính thuế tự động.
Khi đó, máy sẽ tự động ghi vào sổ Nhật Ký Chung, sổ cái TK 621, sổ chi tiết TK 621 cho từng CT, HMCT.
Sau khi “ Giấy đề nghị tạm ứng” đã được các phòng ban xem xét, ký duyệt mức tạm ứng, kế toán sẽ lập “ Phiếu chi”.
Công ty CPĐT&XD số 18.5 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Giấy đề nghị tạm ứng
Kính gửi: Ông giám đốc Công ty cổ phần ĐT&XD số 18.5
Tên tôi là: Phạm Minh Tuấn Đề nghị ông cho vay số tiền: 150.000.000 đồng
(Bằng chữ): một trăm năm mươi triệu đồng chẵn./.
Trả cho đơn vị: đặt cọc tiền mua Base, subase, và thuê máy Để mua vật tư cho công trình: Tiên sơn
Ngày 15 tháng 10 năm 2007 Giám Đốc Kế toán trưởng Phụ trách bộ phận Người đề nghị
Trần Thị Hồng Nhung Lớp: KTA – K37 Đv: đội thi công số 16 Đc: 471 Nguyễn Trãi-
Mẫu số: 02 (Ban hành theo QĐ sô 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)
Có TK 1111 Người nhận tiền: Phạm Minh Tuấn Địa chỉ: CT đường Tiên Sơn
Lý do chi: vay tiền công trình đường Tiên sơn
Số tiền: 150.000.000 đồng (Viết bằng chữ: một trăm năm mươi triệu đồng chẵn)
Kèm theo 01 chứng từ gốc Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ): một trăm năm mươi triệu đồng
Giám đốc Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu Người nhận tiền
Phiếu chi này được chuyển đến giám đốc và kế toán trưởng ký duyệt, sau đó chuyển tới thủ quỹ để xuất tiền cho công trình Cuối cùng, chứng từ này được chuyển tới phòng kế toán để tiến hành nhập liệu:
Khi đó máy sẽ tự động chuyển tới số liệu đồng thời vào sổ nhật ký chung, sổ cái TK 114, sổ chi tiết 1411, sổ cái TK 111.
Trích mẫu hoá đơn GTGT:
Hoá đơn giá trị gia tăng
Liên 2: giao cho khách hàng Ngày 10 tháng 11 năm 2007 Đơn vị bán hàng: công ty TNHH đầu tư và xây dựng công trình 626 Địa chỉ: phòng 7 – D 74 – 116B Hoàng Hoa Thám – Ba Đình – Hà Nội
Họ tên người mua hàng: Phạm Minh Tuấn Đơn vị: 471 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội
Hình thức thanh toán: tiền mặt
Stt Tên hàng hoá dịch vụ Đơn vị tính
Cộng tiền hàng: 277.681.816 Thuế suất thuế GTGT: 10% 27.768.184 Tổng cộng tiền thanh toán: 305.450.000
Số tiền viết bằng chữ: Ba trăm linh năm triệu bốn trăm năm mươi nghìn đồng chẵn./.
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
Trần Thị Hồng Nhung Lớp: KTA – K37
Căn cứ vào hóa đơn trên, kế toán nhập dữ liệu vào phần mềm làm 2 bút toán đơn:
Công ty cổ phần ĐT&XD số 18.5
Tổng hợp hoá đơn tháng 11 năm 2007
CT - Đường Tiên Sơn - Tuấn
Nội dung Giá trị chưa thuế Thuế
Tổng số TKĐƯ Số tiền
CT TNHH ĐT&XD CT 626
Công ty cổ phần ĐT&XD số 18.5 Đơn vị: đội xây dựng số 16
TK 621-chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Công trình đường Tiên Sơn Bắc Ninh
Nội dung Ct TKĐƯ Số tiền
30/11/2007 145 Tiền VT CT Tiên Sơn
30/11/2007 145 Tiền VT CT Tiên Sơn-
30/11/2007 145 Kết chuyển tiền VT CT
31/12/2007 131 Tiền VT CT Tiên Sơn-
31/12/2007 131 Tiền VT CT Tiên Sơn-
31/12/2007 131 Tiền VT CT Tiên Sơn-
Tới 621 1412 280.000.000 31/12/2007 131 Tiền VT CT Tiên Sơn-
31/12/2007 131 Tiền VT CT Tiên Sơn-
31/12/2007 131 Kết chuyển tiền VT XT
Trần Thị Hồng Nhung Lớp: KTA – K37
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
Công ty cổ phần ĐT&XD số 18.5
Sổ cái TK 621 (Quý 4 năm 2007)
Nội dung ct TKĐƯ Số tiền
Tiền VT CT Sàn Móng-Vũ-
31/10/2007 156 Tiền VT CT Sàn Móng –
31/10/2007 156 Tiền VT CP Sàn Móng-Vũ
31/10/2007 156 Kết chuyển tiền VT CT sàn móng-Vũ
30/11/2007 145 Tiền vật tư Tiên Sơn-Tuấn-
30/11/2007 145 Tiền vật tư CT Tiên Sơn-
30/11/2007 145 Tiền vật tư CT Tiên Sơn-
30/11/2007 145 Kết chuyển tiền VT CT
31/12/2007 131 Tiền VT CT Tiên Sơn-Tới 621 3311 276.190.476
31/12/2007 131 Tiền VT CT Tiên Sơn-Tới-
621 3311 518.571.440 31/12/2007 131 Tiền VT CT Tiên Sơn-Tới 621 1412 280.000.000
31/12/2007 131 Tiền VT CT Tiên Sơn-Tới- Đại Việt
31/12 131 Tiền VT CT Tiên Sơn-Tới-
31/12/2007 131 Kết chuyển tiền VT CT
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc b, Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là một bộ phận quan trọng cấu thành nên chi phí sản xuất và hơn nữa nó có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động cũng như nghĩa vụ của công ty đối với người lao động Tại công ty 18.5, chi phí này chiếm khoảng 10-15% trong giá thành của công trình Vì vậy hạch toán chi phí nhân công trực tiếp một cách hợp lý, chính xác, đầy đủ ngoài ý nghĩa nâng cao công tác quản lý chi phí, nhằm giảm được hci phí sản xuất, còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, có tác dụng khuyến khích động viên công nhân tích cực lao động. Để phản ánh khoản mục chi phí nhân công trực tiếp, kế toán công ty sử dụng TK 622-Chi phí nhân công trực tiếp Tài khoản này được mở chi tiết cho từng CT, HMCT Cụ thể, đối với công trình đường Tiên Sơn Bắc Ninh , tài khoản được dùng để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp là TK 622-Chi phí NCTT công trình đường Tiên Sơn.
Phương pháp kiểm kê, xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 18.5
Việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ trong xây dựng cơ bản phụ thuộc vào phương thức thanh toán, khối lượng xây lắp hoàn thành giữa người nhận thầu và người giao thầu Do đặc thù của sản phẩm xây lắp là thi công trong thời gian dài và phức tạp nên để phù hợp với yêu cầu công tác quản lý, công ty tiến hành đánh giá sản phẩm làm dở tương ứng với kỳ tính giá thành là một quý, tuy nhiên đối với những công trình có thời điểm thanh toán và bàn giao không trùng với kỳ tính giá thành sản phẩm, kế toán vẫn tiến hành đánh giá sản phẩm làm dở vào thời điểm thanh toán. Đối với công ty kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành là cuối quý nên để xác định được thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành trong quý phải tính được chi phí thực tế của khối lượng xây lắp chưa đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định bằng phương pháp kiểm kê.
Cuối quý, cán bộ phòng kinh tế kỹ thuật cùng nhân viên kỹ thuật của mỗi đội tiến hành kiểm kê xác định khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ cho từng công trình Bộ phận kế toán khi nhận được “Bảng kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang” cuối kỳ từ phòng kinh tế kỹ thuật gửi sang sẽ tiến hành xác định khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo công thức:
Giá trị dự toán của
Từ đó kế toán xác định chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ của từng công trình theo công thức său:
Chi phí thực tế KLDD đầu kỳ + chi phí thực tế
Giá trị dự toán KLXL hoàn thành trong kỳ + Giá trị dự toán của KLXLDD cuối kỳ x
Giá trị dự toán của KLXLDD cuối kỳ
Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ cho các công trình khác cũng tính tương tự như trên.
Số liệu chi phí thực tế của KLXL dở dang cuối kỳ ở trên sẽ được phản ánh vào bảng “Chi phí và giá thành sản xuất” trong quý của xí nghiệp theo công trình từ đó sẽ tính được giá thành thực tế của KLXL hoàn thành trong kỳ.
Kế toán tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 18.5
2.2.4.1 Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành.
Xuất phát từ đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản, của sản phẩm xây lắp và tình hình thực tế của công ty mà đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp cũng là đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Giá thành sản phẩm sẽ được tính cho từng công trình, hạng mục công trình.
Kỳ tính giá thành mà công ty thường thực hiện là theo từng quý Song tuỳ thuộc vào thời điểm bàn giao công trình, HMCT đã được quy định trong hợp đồng mà công ty có thể thực hiện kỳ tính giá thành khác nhau.
2.2.4.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Kế toán tiến hành tính giá thành của công trình khi công trình đó được hoàn thành và nghiệm thu bàn giao thanh toán có hồ sơ quyết toán công trình hoặc biên bản thanh lý hợp đồng giao thầu Phương pháp tính giá thành áp dụng tại công ty là phương pháp tính giá thành trực tiếp.
Trần Thị Hồng Nhung Lớp: KTA – K37
Căn cứ vào số chi phí sản xuất đã tổng hợp được cùng chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ và cuối kỳ trên các biên bản xác nhận công trình, HMCT theo công thức:
Giá thành sản phẩm hoàn thành
Chi phí thực tế KLXLDD đầu kỳ
Chi phí thực tế KLXL phát sinh trong kỳ
Chi phí thực tế KLXLDD cuối kỳ
Công việc tính toán này được kế toán tổng hợp thực hiện trên excel vào cuối mỗi quý và số liệu được phản ánh trên “Bảng tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp”. Để phản ánh giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành kế toán sử dụng tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, HMCT.
Căn cứ vào công thức trên kế toán áp dụng tính giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao đối với công trình Đường Tiên Sơn quý 4 năm
- Chi phí thực tế dở dang đầu kỳ: 13.744.866 đồng.
- Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ: 3.468.094.156 đồng.
- Chi phí thực tế dở dang cuối kỳ: 998.945.526 đồng.
Vậy giá thành thực tế của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao vào cuối tháng 12/2007 của công trình Đường Tiên Sơn như său:
Công trình đường Tiên Sơn – Quý 4 năm 2007
Nội dung CT TK Đối Ứng Số Tiền
1 31/12/2007 131 K/c chi phí nguyên vật liệu TT 154 621 2.538.327.538
2 31/12/2007 40 K/c chi phí nhân công trực tiếp 154 622 416.010.500
3 31/12/2007 244 K/c chi phí sử dụng máy thi công 154 623 395.075.456
4 31/12/2007 245 K/c chi phí sản xuất chung 154 627 118.680.662
Trần Thị Hồng Nhung Lớp: KTA – K37
Nội dung CT TK Đối Ứng Số Tiền
31/12/2007 … K/c chi phí nguyên vật liệu TT-Công trình nhà ở Vĩnh Phúc 154 621 1.025.590.729
31/12/2007 … K/c chi phí nhân công TT-Công trình nhà ở Vĩnh Phúc 154 622 210.000.000
31/12/2007 K/c chi phí sử dụng máy thi công-CT nhà ở Vĩnh Phúc 154 623 1.016.000
31/12/2007 K/c chi phí sản xuất chung- CT nhà ở Vĩnh Phúc 154 627 57.874.448
31/12/2007 K/c giá thành sản phẩm - CT nhà ở Vĩnh Phúc 155 154 1.294.481.177
31/12/2007 131 K/c chi phí nguyên vật liệu TT-CT Đường Tiên Sơn 154 621 2.538.327.538
31/12/2007 40 K/c chi phí nhân công trực tiếp-CT Đường Tiên Sơn 154 622 416.010.500
31/12/2007 244 K/c chi phí sử dụng máy thi công-CT Đường Tiên Sơn 154 623 395.075.456
31/12/2007 245 K/c chi phí sản xuất chung-CT Đường Tiên Sơn 154 627 118.680.662
31/12/2007 K/c giá thành sản phẩm -CT Đường Tiên Sơn 155 154 2.482.893.496
31/12/2007 K/c chi phí sử dụng máy thi công- CT Thủy điện Sơn La 154 623 314.881.274
31/12/2007 K/c chi phí sản xuất chung- CT Thủy điện Sơn La 154 627 382.340.216
K/c giá thành sản phẩm - CT Thủy điện Sơn La 155 154 7.148.133.790
Công ty cổ phần ĐT&XD số 18.5
Trần Thị Hồng Nhung Lớp: KTA – K37
Bảng giá thành sản phẩm
TT Công trình Chi phí trực tiếp Chi phí sản xuất chung
KM 32 CT nhà ở vĩnh phúc 1.025.590.729 210.000.000 1.016.000 57.874.448 1.294 481.17
KM 74 CT Đường Tiên Sơn 2.538.327.538 416.010.500 395.075.456 118.680.662 3.468.094.156 13.744.866 998.945.526 2.482.893.496
KM 32 CT thủy điện Sơn La 5.877.695.482 580.358.013 314.811.274 382.340.216 7.155.204.985 7.071.195 7.148.133.790
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG SỐ 18.5. 3.1 Nhận xét chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 18.5.
Là một doanh nghiệp xây lắp trong nền kinh tế thị trường, công ty luôn cố gắng khắc phục những khó khăn để không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên.
- Về bộ máy quản lý:
Bộ máy quản lý của công ty được xây dựng một cách khoa học hợp lý phù hợp với đặc điểm riêng của ngành xây dựng cũng như phù hợp với đặc điểm riêng của công ty Công ty đã thực hiện nguyên tắc “Phân công phân nhiệm” và “Bất kiêm nhiệm”, không có sự chồng chéo về quyền và trách nhiệm giữa các cá nhân, các phòng ban Chính điều đó đã giúp công ty ngày càng phát triển trên thị trường.
- Về bộ máy kế toán:
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tương đối gọn nhẹ, chặt chẽ bao gồm 5 nhân viên kế toán là những người có kinh nghiệm, có trình độ, nhiệt tình trong công việc, được phân công phân nhiệm rõ ràng phù hợp với khả năng của từng người đảm bảo mối duy trì chặt chẽ, phối hợp công việc đạt hiệu quả cao.
Công ty đồng thời áp dụng cả kế toán tài chính và kế toán quản trị đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin kế toán cho các đối tượng sử dụng Các báo cáo quản trị được lập theo từng quý hoặc khi có yêu cầu về thông tin của Ban giám đốc Bên cạnh đó, các báo cáo tài chính luôn được các nhân viên kế toán
Trần Thị Hồng Nhung Lớp: KTA – K37 cung cấp kịp thời, chính xác, đảm bảo cho ban lãnh đạo lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và giám sát kiểm tra thực hiện kế hoạch một cách chặt chẽ.
Hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty hoạt động tương đối hiệu quả, đảm bảo các nghiệp vụ luôn được hạch toán một cách kịp thời, chính xác Ví dụ đội xây dựng muốn vay tiền tạm ứng phải làm đơn xin tạm ứng được giám đốc và kế toán trưởng ký duyệt mới tới kế toán quỹ để viết phiếu chi, phiếu chi sau đó lại được chuyển tới giám đốc và kế toán trưởng ký duyệt mới được xuất tiền khỏi quỹ.
Hình thức kế toán mà công ty đang áp dụng là hình thức nhật ký chung dựa trên phần mềm kế toán Hình thức nhật ký chung với ưu điểm là đơn giản, dễ áp dụng, hệ thống sổ không phức tạp, các nghiệp vụ kinh tế tài chính phản ánh rõ ràng trên sổ kế toán theo trình tự thời gian và theo quan hệ đối ứng tài khoản, thuận lợi cho việc tổ chức hạch toán cũng như kiểm tra đối chiếu số liệu. Đồng thời việc sử dụng phần mềm kế toán giúp giảm bớt khối lượng công việc ghi chép, có khả năng tổng hợp hệ thống hoá thông tin nhanh chóng chính xác, phục vụ yêu cầu quản trị, đáp ứng được khối lượng nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh rất lớn ở công ty
Trong công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, công ty thực hiện nghiêm túc quy định của chế độ kế toán và hệ thống chứng từ sổ sách kế toán Việc ghi sổ được kế toán tiến hành theo đúng trình tự quy định. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành được xác định hợp lý, đúng đắn Các chi phí sản xuất được tập hợp theo từng khoản mục, đối tượng tập hợp chi phí tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm theo từng khoản mục
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty
Yếu tố chi phí ĐĐH
Dở dang đầu kỳ Phát sinh trong kỳ
621 622 623 627 Tổng cộng 621 622 623 627 Tổng cộng Đơn đặt hàng số 1 Đơn đặt hàng số 2 Đơn đặt hàng số 3 Đơn đặt hàng số 4
Mẫu 3.2c BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH THEO ĐƠN ĐẶT HÀNG Đơn đặt hàng số:… Thời gian từ…… đến…
Tháng Vật liệu trực tiếp