1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người dân từu 25 đến 60 tuổi tại xã sơn thủy huyện sơn hà tỉnh quảng ngãi, năm 2015

112 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người dân từ 25 đến 60 tuổi tại xã Sơn Thủy huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi, năm 2015
Tác giả Phạm Tiến Dũng
Người hướng dẫn TS, BS. Trần Thị Tuyết Mai, ThS. Nguyễn Trung Kiên
Trường học Trường Đại học Y tế công cộng
Chuyên ngành Y tế công cộng
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2015
Thành phố Buôn Ma Thuột
Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 2,18 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (13)
    • 1.1. Tăng huyết áp (13)
      • 1.1.1. Khái niệm huyết áp (13)
      • 1.1.2. Định nghĩa (13)
      • 1.2.3. Chẩn đoán xác định THA (13)
      • 1.1.4. Phân loại THA (13)
      • 1.1.5. Một số đặc điểm sinh lý về HA (15)
    • 1.2. Nguyên nhân, biểu hiện, biến chứng của THA (15)
      • 1.2.1. Nguyên nhân (15)
      • 1.2.2. Biểu hiện của THA và cách xác định trị số HA (20)
      • 1.2.3. Các biến chứng thường gặp trong THA (21)
    • 1.3. Tình hình THA và các nghiên cứu về THA (22)
      • 1.3.1. Thế giới (22)
      • 1.3.2. Việt Nam (24)
    • 1.4. Khung lý thuyết (0)
    • 1.5. Đặc điểm tình hình địa bàn khảo sát (28)
  • Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (30)
    • 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu (30)
    • 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu (30)
    • 2.3. Thiết kế nghiên cứu (30)
    • 2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu (30)
    • 2.5. Phương pháp chọn mẫu (31)
    • 2.6. Phương pháp thu thập số liệu (31)
    • 2.7. Các biến số nghiên cứu chính (35)
    • 2.8. Một số khái niệm và cách đánh giá sử dụng trong nghiên cứu (35)
    • 2.9. Phân tích số liệu (37)
    • 2.10. Đạo đức trong nghiên cứu (37)
    • 2.11. Sai số, biện pháp khắc phục (38)
    • 2.12. Hạn chế của nghiên cứu (38)
  • Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (39)
    • 3.1. Tỷ lệ THA của người dân từ 25 - 60 tuổi tại xã Sơn Thủy (39)
      • 3.1.1. Thông tin chung về ĐTNC (39)
      • 3.1.2. Tình trạng THA của đối tƣợng nghiên cứu (40)
    • 3.2. Kiến thức và thực hành về phòng THA (41)
      • 3.2.1. Kiến thức về phòng THA (41)
      • 3.2.2. Thực hành về phòng THA (45)
    • 3.3. Một số yếu tố liên quan đến THA (48)
  • Chương 4: BÀN LUẬN (58)
    • 4.1. Thông tin chung về ĐTNC (58)
    • 4.2. Tỷ lệ THA của đối tƣợng nghiên cứu (58)
    • 4.3. Kiến thức, thực hành về THA và phòng THA (59)
    • 4.4. Một số yếu tố liên quan đến THA (63)
  • KẾT LUẬN (68)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (71)
  • PHỤ LỤC (77)

Nội dung

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BMI Body Mass Index - Chỉ số khối cơ thể ĐTNC Đối tượng nghiên cứu ĐTV Điều tra viên ĐTĐ Đái tháo đường HA Huyết áp HATT Huyết áp tâm thu HATTr Huyết áp tâm trư

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tƣợng nghiên cứu

Người dân từ 25 - 60 tuổi hiện đang sinh sống và thường trú tại địa bàn xã Sơn Thủy, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi, có đủ năng lực hiểu câu hỏi cũng nhƣ trả lời phỏng vấn và không đang mắc các bệnh cấp tính

- Người không thể trả lời phỏng vấn được như: tâm thần, tai biến mạch máu não, khiếm thính

- Người vắng mặt bất cứ lý do gì trong thời điểm điều tra sau 2 lần mời

- Người đang mắc bệnh cấp tính.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 6 năm 2015

Xã Sơn Thủy, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi.

Thiết kế nghiên cứu

Mô tả cắt ngang có phân tích.

Cỡ mẫu nghiên cứu

- p: lấy p = 0,5 (tỷ lệ 50%) để có cỡ mẫu tối ƣu bao phủ tỷ lệ có kiến thức và tỷ lệ thực hành đúng về phòng tránh THA

- d: độ sai lệch mong muốn trong nghiên cứu này sử dụng d = 0,05

- n tính toán đƣợc là 385 đối tƣợng

HUPH Để dự phòng ĐTNC từ chối tham gia vào nghiên cứu hoặc không gặp đƣợc trong thời gian triển khai nghiên cứu, số lƣợng mẫu đƣợc cộng thêm 10% và làm tròn Cỡ mẫu cho nghiên cứu là 420 đối tƣợng

Phương pháp chọn mẫu

Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống

- Bước 1: lập danh sách những người từ 25 - 60 tuổi hiện đang sinh sống tại xã Sơn Thủy, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi, theo thứ tự hộ gia đình, dựa trên sổ sách quản lý của ban dân số xã Tổng cộng có 2062 người từ 25 - 60 tuổi tại thời điểm nghiên cứu

- Bước 2: chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống với hệ số k 2062/420 = 4,9 (làm tròn = 5) Bốc thăm ngẫu nhiên 1 đối tƣợng đầu tiên n1 trong danh sách nằm trong khoảng từ 1 đến k, đối tƣợng tiếp theo đƣợc chọn là n1 + k Những đối tượng sau 2 lần mời không đến chúng tôi mời n2 người kế tiếp n1 trong danh sách và đối tƣợng tiếp theo đƣợc chọn là n2 + k.

Phương pháp thu thập số liệu

+ HA kế đồng hồ: 03 máy đo HA máy cơ loại đồng hồ hiệu YAMASU; 01 máy đo điện tử của Nhật do hãng Omron sản xuất 2014 để so sánh máy đo đồng hồ trước khi khảo sát

- Ống nghe: 03 ống nghe hiệu Aneroid của Nhật sản xuất năm 2014

- Cân: dùng 02 cân hiệu Nhơn Hòa để đo trọng lƣợng, đƣợc hiệu chỉnh với cân chuẩn theo tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam trước khi sử dụng và sau mỗi lần cân được 20 người, kiểm tra và hiệu chỉnh cân trở lại

- Thước: thước dây do Việt Nam sản xuất

- Phiếu ghi kết quả HA, viết

- Phiếu điều tra: phiếu điều tra là bộ câu hỏi đƣợc thiết kế sẵn Bộ câu hỏi đã được thử nghiệm trên thực địa và chỉnh sửa hoàn thiện trước khi tiến hành điều tra Điều tra thử 50 đối tượng (bao gồm cả người dân tộc kinh và người dân tộc thiểu số)

2.6.2 Phương pháp thu thập Đối tƣợng đƣợc chọn mời đến Trạm Y tế xã và Nhà Cộng đồng, đo chiều cao, cân nặng, đo HA, vòng bụng, vòng mông và phỏng vấn theo bộ câu hỏi đƣợc thiết kế sẵn

2.6.2.1 Phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn (phụ lục 1)

- Bước 1: ĐTV giới thiệu về mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu

- Bước 2: ĐTV giải thích cho đối tượng phỏng vấn về tính bảo mật của thông tin mà đối tƣợng cung cấp

- Bước 3: ĐTV tiến hành phỏng vấn sau khi đối ĐTNC đồng ý tham gia phỏng vấn và kí vào giấy đồng ý tham gia nghiên cứu

- Bước 4: ĐTV đọc từng câu hỏi trong bảng hỏi cho đối tượng phỏng vấn nghe và trả lời

- Bước 5: ĐTV hỏi lại đối tượng phỏng vấn có cần bổ sung hoặc sửa đổi thông tin trong vấn đề vừa hỏi hay có câu hỏi nào liên quan đến THA không, nếu có ĐTV giải đáp các thắc mắc hoặc ghi lại câu hỏi và hẹn giải đáp sau

- Bước 6: ĐTV cám ơn đối tượng đã tham gia

2.6.2.2 Đo chỉ số nhân trắc, HA: Đối tƣợng đƣợc chọn mời đến Trạm Y tế xã hoặc Nhà Cộng đồng để đo chiều cao, cân nặng, đo HA, vòng bụng, vòng mông và phỏng vấn theo bộ câu hỏi đƣợc thiết kế sẵn

+ Hướng dẫn đối tượng được đo HA: Ngồi nghỉ ngơi từ 10 - 15 phút (ít nhất

5 phút) trước khi được đo HA; không uống cà phê trước đo 1 giờ; không hút thuốc lá

+ Đối tƣợng ngồi hoặc nằm: đối tƣợng nằm ngửa thẳng đầu, không gối, không nói chuyện, cánh tay để hơi dạng ra một góc 75 0 so với thân mình sao cho đoạn cánh tay nằm ngang với tim hoặc đối tƣợng ngồi: ngồi trên ghế, đặt một cách tự nhiên trên bàn, cẳng tay và bàn tay để ngửa, cánh tay đƣợc đo đặt ngang ở mức tim

+ Đo theo hướng dẫn ở (Phụ lục 3)

- Đo các chỉ số nhân trắc:

Cân trọng lƣợng cơ thể, đo chiều cao, đo vòng eo, đo vòng mông của đối tƣợng khảo sát Yêu cầu đối tƣợng bỏ bớt quần áo nặng (nhƣ áo veston, áo gió,…), tháo giầy, vớ ra và bỏ mũ, khăn trùm đầu

* Cân trọng lƣợng cơ thể:

- Dụng cụ: cân bàn đã đƣợc chuẩn hoá

- Tiến hành: người cân kiểm tra cân cho cân bằng, trở về mức 0

Khi cân, đối tượng mắt nhìn thẳng về trước, hai tay buông thõng hai bên, hai bàn chân đặt theo hình chữ V, mũi bàn chân hướng về mặt số của cân, không che lấp mặt số, đối tượng đứng im bình thường trên cân, không nhún Khi kim đồng hồ đứng im không còn giao động thì đọc kết quả

- Dụng cụ: dùng thước đo và kẻ vạch sẵn trên tường đơn vị tính bằng mét, số liệu tính đến centimet

Yêu cầu đối tƣợng đứng thẳng trên 2 chân chụm lại hình chữ V trên mặt phẳng, mắt nhìn thẳng, đứng tựa vào mặt phẳng Đứng với 04 điểm chạm vào mặt phẳng (gót chân, mông, vai, chẩm) Kéo thanh chắn hạ sát đỉnh đầu, chiều cao là khoảng cách từ gót chân đến đỉnh đầu Đọc số đo ở vạch chỉ phần trên ở mức vạch cuối cùng tính bằng milimet (không làm tròn số)

- Dụng cụ: thước dây không dãn

Vị trí: chu vi vòng eo được đo ở đường đi ngang qua điểm giữa các xương sườn thấp nhất và mào chậu Đo vào cuối thì thở ra bình thường với 2 cánh tay buông thõng

Tại đường nách giữa, xác định và đánh dấu bờ dưới của xương sườn cuối và mào chậu bằng bút Tìm điểm giữa bằng thước dây và đánh dấu Quấn thước dây ngang qua điểm đã đánh dấu

Người đo đọc số đo ở ngang mức thước dây và đo chính xác ở mức 0,1cm

Yêu cầu đối tƣợng đứng hai chân sát nhau, đặt hai tay buông thõng hai bên với mặt lòng hướng về trước và thở ra

- Dụng cụ: thước dây không dãn

Vị trí: chu vi vòng mông được đo ở đường ngang qua 2 mấu chuyển lớn Người đo đứng ở một bên của đối tượng để chắc rằng thước dây được giữ ở mặt phẳng ngang khi đo Đối tƣợng đứng với hai chân sát nhau và không căng cơ mông

- Đối tƣợng mặc quần áo gọn gàng

- Người đo đọc ở ngang mức với thước dây để tránh sai số và đo ở mức chính xác 0,1 cm

Chu vi vòng eo chia cho chu vi vòng mông

Thực tế, để thuận tiện và đơn giản chỉ cần đo vòng eo (chu vi nhỏ nhất ở các eo tự nhiên) thường là ngay trên rốn và tương tự chu vi vòng mông có thể đo được ở phần rộng nhất của mông

2.6.3 Điều tra viên và giám sát viên:

- ĐTV được tập huấn và thực hành trước khi điều tra và thu thập số liệu Các nội dung tập huấn bao gồm: cách tổ chức tiến hành điều tra, giới thiệu bộ công cụ, hướng dẫn ĐTV sử dụng bộ câu hỏi, cách thức phỏng vấn thu thập thông tin, cách cân, đo chiều cao, đo HA và các nội dung yêu cầu khác của cuộc điều tra Các ĐTV đƣợc thực hành phỏng vấn theo bộ câu hỏi, cân, đo chiều cao và đo HA

Các biến số nghiên cứu chính

Nhóm biến số về đặc điểm nhân khẩu học: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, chỉ số HA, chiều cao, cân nặng

Nhóm biến kiến thức về THA và phòng chống THA: biết chỉ số đúng HA, cách phát hiện THA, triệu chứng có thể có của THA

Nhóm biến thực hành phòng THA: thực hành hút thuốc lá, uống rƣợu/bia, thói quen ăn uống, hoạt động thể lực, thể dục thể thao.

Một số khái niệm và cách đánh giá sử dụng trong nghiên cứu

- THA: Tại thời điểm khảo sát đối tƣợng nghiên cứu đƣợc chẩn đoán là THA khi có các trị số đo HA đáp ứng theo tiêu chuẩn chẩn đoán THA của Bộ Y tế Việt

Nam [32] hoặc ĐTNC đã đƣợc chẩn đoán THA bởi nhân viên y tế và đang đƣợc điều trị thuốc chống THA [32]

- Quá cân hay thừa cân: để chỉ một người khi có chỉ số khối cơ thể (BMI) vƣợt quá trị số chuẩn Chỉ số BMI đƣợc tính bởi công thức:

Bảng 1.3 Phân loại Tình trạng dinh dưỡng dành cho người trưởng thành của

Tổ chức Y tế thế giới năm 2000 [16]

- Số đo vòng eo: có nguy cơ: ≥ 90 cm ở nam; ≥ 80 cm ở nữ

- WHR: cao khi: > 0,85 ở nữ, và > 0,95 ở nam

- Hoạt động thể lực (HĐTL) [28], [40]

+ HĐTL cao: là những hoạt động tiêu tốn nhiều sức lực và làm cho bản thân phải thở mạnh nhiều hơn bình thường và tim đập nhanh như: người có nghề nghiệp lao động chân tay (hoặc nghề phải vận động cơ thể cao) hoặc chơi thể thao nặng nhọc ≥ 30 phút/ngày

+ HĐTL trung bình: là những hoạt động tiêu tốn sức lực vừa phải, làm bản thân phải thở mạnh nhiều hơn bình thường một chút và tim đập hơi nhanh hơn bình thường nhƣ: đi bộ nhanh, đạp xe đạp hay bơi lội, hoặc tập luyện thể thao hoặc nghề nghiệp có mức vận động thể lực trung bình với thời gian hoạt động ≥ 30 phút mỗi ngày (hoạt động này có thể là do tập luyện thể thao, nghề nghiệp hoặc kể cả đi làm bằng xe đạp hoặc đi bộ)

+ HĐTL thấp: là người có HĐTL hoặc tập luyện dưới 30 phút mỗi ngày hoặc không hề có hoạt động thể lực hoặc tập luyện (như người làm việc trí óc, nội trợ… mà không có hình thức vận động nào khác)

- Ăn mặn: là dùng hơn 5 gam muối mỗi ngày (khoảng > 1 thìa cà phê) hoặc thường cho thêm muối, nước mắm vào thức ăn đã nấu sẵn hoặc thường ăn những thức ăn nhƣ cá kho mặn, mắm cái, cá khô, dƣa muối, cà muối,…[20], [28], [37] hoặc trong ăn uống của đối tƣợng đƣợc khảo sát khi so sánh với các thành viên trong gia đình (do tự nhận xét của đối tƣợng hoặc do gia đình nhận xét đối tƣợng)

- Rƣợu: đƣợc dùng ở đây để chỉ tất cả các thức uống có Alcohol trong thành phần của nó nhƣ: bia, rƣợu trắng, rƣợu pha chế từ các chất khác Số lƣợng rƣợu uống trung bình trong một lần uống đƣợc quy ƣớc: 1 ly chuẩn = 10ml rƣợu nguyên chất, tương đương 1 lon bia 330ml (5%) hay 1 ly rượu trắng 30ml (30%) hoặc 80ml rượu vang hoặc rượu cần (rượu cần tương đương rượu vang về mặt nồng độ Alcohol 15%) [13], [40]

- Hút thuốc và không hút thuốc (thuốc điếu/thuốc rê): hút thuốc là hiện tại hoặc trong vòng 12 tháng qua có hút thuốc; không hút thuốc là chƣa bao giờ hút hoặc đã bỏ thuốc trên 12 tháng qua [10], [13]

- Thói quen ăn mỡ động vật, ăn nhiều chất béo: là hàng ngày sử dụng mỡ động vật hoặc ăn nhiều thịt mỡ và thức ăn nhiều chất béo trên 10g/ngày hoặc ăn thức ăn chiên xào > 3 ngày/ tuần [13].

Phân tích số liệu

Số liệu được làm sạch trước khi nhập Nhập số liệu bằng phần mềm Epidata sau đó chuyển qua phần mềm SPSS 19 Sử dụng bảng 2 x 2 và OR, P để tìm mối liên quan, sử dụng khi bình phương, P…để so sánh sự khác biệt giữa các tỷ lệ.

Đạo đức trong nghiên cứu

- Nghiên cứu đã được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh của trường Đại học Y tế công cộng thông qua và đƣợc Trung tâm Y tế huyện cho phép triển khai

- Tất cả các ĐTNC đã đƣợc giải thích cụ thể về mục đích, nội dung của nghiên cứu và tự nguyện tham gia nghiên cứu

- Mọi thông tin của đối tƣợng đều đƣợc bảo mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu

- Khi phát hiện ĐTNC mắc bệnh, cán bộ y tế tƣ vấn sức khỏe và điều trị cho đối tƣợng hoặc giới thiệu đối tƣợng đến cơ sở y tế phù hợp.

Sai số, biện pháp khắc phục

- Có thế có sai số thông tin: trong quá trình phỏng vấn có thể đối tƣợng phỏng vấn chƣa hiểu rõ câu hỏi hoặc do ĐTV dẫn đến sai số thông tin Khắc phục bằng cách ĐTV giải thích từng vấn đề cụ thể cho ĐTNC nghe và trả lời câu hỏi, điều tra được tiến hành nghiên cứu thử trên 50 đối tượng để rút kinh nghiệm trước khi vào nghiên cứu chính thức Các thông tin nghiên cứu đƣợc kiểm tra lại sau khi kết thúc mỗi trường hợp nghiên cứu

- Có thể có sai số do các dụng cụ đo Khắc phục bằng cách hiệu chỉnh và chuẩn hóa các dụng cụ đo lường theo Trung tâm đo lường chất lượng

- Sai số đo lường, dao động sinh học: Đo HA 2 lần và lấy trị số trung bình của 2 lần đo làm kết quả Đo HA theo ―quy trình đo HA đúng‖.

Hạn chế của nghiên cứu

- Địa bàn nghiên cứu nhỏ (chỉ 1 xã) với dân số chủ yếu là đồng bào dân tộc H’re nên tính đại diện của kết quả nghiên cứu với cộng đồng không cao

- Kết quả thực hành về phòng THA chỉ điều tra 1 lần nên khó có thể kết luận chính xác

- Trong nghiên cứu các yếu tố liên quan tới THA, với khả năng hạn chế, tác giả chƣa phân tích đa biến, hồi quy logistics, không khử đƣợc các yếu tố nhiễu… Đây cũng là một hạn chế của nghiên cứu

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tỷ lệ THA của người dân từ 25 - 60 tuổi tại xã Sơn Thủy

3.1.1 Thông tin chung về ĐTNC

Bảng 3.1 Một số đặc điểm nhân khẩu học của ĐTNC Đặc điểm Tần số (n B0) Tỷ lệ (%)

Sau trung học phổ thông 17 4,0

Kinh tế hộ gia đình

Bảng 3.1 cho thấy trong số đối tƣợng nghiên cứu, nam giới có tỷ lệ 42,1% thấp hơn nữ giới 57,9% Nhóm tuổi có tỷ lệ cao nhất là nhóm từ 25 - 34 tuổi 50,2%, nhóm

HUPH tuổi có tỷ lệ thấp nhất là nhóm từ 45 - 54 tuổi 11,9% Hầu hết đối tƣợng nghiên cứu là dân tộc H’re 96,4%, dân tộc khác 3,6% Về trình độ học vấn có tới 42,1% đối tƣợng nghiên cứu không biết chữ, chiếm tỷ lệ cao nhất, sau trung học phổ thông có tỷ lệ thấp nhất 4,0% Nghề nghiệp cao nhất nông dân và công nhân 91,4%, thấp nhất buôn bán 1,2% Kinh tế hộ gia đình nghèo 49,0%, cận nghèo 24,3% và thoát nghèo 26,7%

3.1.2 Tình trạng THA của đối tƣợng nghiên cứu (n = 420)

Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ THA ở đối tƣợng nghiên cứu Biểu đồ 3.1 cho thấy tỷ lệ THA chung ở đối tƣợng nghiên cứu là 24,0%, không THA 76,0% (huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg)

Bảng 3.2 Tỷ lệ đối tƣợng THA đƣợc phát hiện lần đầu tại thời điểm nghiên cứu Đặc điểm Tần số

(n = 101) Tỷ lệ % ĐTNC đƣợc phát hiện THA tại thời điểm nghiên cứu 91 90,1 ĐTNC đã được phát hiện THA và điều trị trước thời điểm nghiên cứu

Bảng 3.2 cho thấy trong 101 đối tƣợng THA tại thời điểm nghiên cứu có 9,9% đối tượng đã được chẩn đoán và điều trị THA trước đó, 90,1% mới được phát hiện THA qua nghiên cứu

Bảng 3.3 Phân bố tình trạng huyết áp của đối tƣợng nghiên cứu

Tình trạng huyết áp Tần số (n = 410) Tỷ lệ (%)

(chỉ phân độ trường hợp mới phát hiện qua nghiên cứu, không phân độ người đã điều trị do độ đã thay đổi)

Bảng 3.3 cho thấy trong số đối tƣợng THA, THA độ I có tỷ lệ cao nhất (19,3%), THA độ II (2,7%) và THA độ III có tỷ lệ thấp nhất (0,2%).

Kiến thức và thực hành về phòng THA

3.2.1 Kiến thức về phòng THA (n = 420)

Biểu đồ 3.2 Kiến thức chung của ĐTNC về phòng THA

Biểu đồ 3.2 cho thấy có tới 67,9% đối tƣợng nghiên cứu có kiến thức chung về phòng THA không đạt, 32,1% đối tƣợng nghiên cứu có kiến thức đạt

Bảng 3.4 Kiến thức của ĐTNC về THA

Biết đúng trị số THA Biết 131 31,2

Biết làm thế nào để phát hiện THA Đo HA 181 43,1

Biết THA nguy hiểm đến sức khỏe

Biết THA cần phải điều trị nhƣ thế nào

Biết các triệu chứng của

Buồn nôn 76 18,1 Đánh trống ngực 83 19,8

Biết các biến chứng của

Bảng 3.4 cho thấy kiến thức về THA của ĐTNC: biết đúng trị số THA 31,2%; biết phát hiện THA bằng cách đo HA 43,1%; biết THA là bệnh nguy hiểm 86,2%; khi THA biết cách tiếp cận điều trị 63,8%

Trong các triệu chứng của THA người dân biết nhiều nhất là triệu chứng nhức đầu 45,7%, thấp nhất là triệu chứng tiểu đêm 15,0%; biến chứng về THA nhiều nhất là chết đột ngột 30,5%, thấp nhất biến chứng bệnh thận 15,5%

Bảng 3.5 Kiến thức của ĐTNC về các biện pháp phòng THA

Biện pháp phòng THA Kiến thức

Hạn chế ăn nhiều chất béo 83 19,8 Ăn nhiều rau quả 73 17,4

Hạn chế uống rƣợu, bia 88 21,0

Hoạt động thể lực, thể dục thể thao thời gian rảnh

Bảng 3.5 cho thấy kiến thức về hạn chế ăn mặn có tỷ lệ 34,8%, tiếp đến là hạn chế hút thuốc lá có tỷ lệ 30,2%, hạn chế uống rƣợu/bia có tỷ lệ 21,0%, thấp nhất hoạt động thể lực, thể dục thể thao thời gian rảnh có tỷ lệ 16,2%

Bảng 3.6 Phân bố kiến thức chung của ĐTNC theo một số đặc điểm nhân khẩu học

Bảng 3.6 cho thấy nam giới có tỷ lệ kiến thức đạt 39,5% cao hơn nữ giới 26,7%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với χ2 = 7,691; p < 0,05

Trong các nhóm tuổi nhóm có kiến thức đạt cao nhất là nhóm từ 25 - 34 tuổi (50,7%), thấp nhất là nhóm từ 45 - 55 tuổi (6,0%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với χ2 = 70,504; p < 0,05

Về trình độ học vấn, nhóm không biết chữ có tỷ lệ kiến thức đạt thấp (0,6%), nhóm khác (trung học cơ sở, trung học phổ thông, sau trung học phổ thông) có tỷ lệ kiến thức đạt cao (55,1%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với χ2 = 139,863; p < 0,05

Nông dân, Công nhân có tỷ lệ kiến thức đạt (29,8%) thấp hơn so với nhóm lao động khác có tỷ lệ kiến thức đạt ( 90,0%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với χ2 = 31,377; p < 0,05

Nội dung kiến thức Kiến thức đạt Kiến thức không đạt

Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ %

3.2.2 Thực hành về phòng THA (n = 420)

Biểu đồ 3.3 Thực hành chung của ĐTNC về phòng THA Biểu đồ 3.3 cho thấy 59,3% ĐTNC có thực hành chung về phòng THA không đạt, 40,7% ĐTNC có thực hành chung về phòng THA đạt

Bảng 3.7 Tình trạng hút thuốc của ĐTNC

Hút thuốc Tần số (n = 420) Tỷ lệ %

Số người hút thuốc lá, thuốc rê

Bảng 3.7 cho thấy tỷ lệ hút thuốc lá chiếm 28,8%; trong số những người hút thuốc lá không nhớ thời gian hút thuốc 14,0%

Thời gian hút thuốc lá dưới 10 năm có tỷ lệ 7,6%, hút thuốc lá từ 10 - 20 năm có tỷ lệ 4,8%, hút thuốc lá trên 20 năm có tỷ lệ 2,4%

Số lượng điếu thuốc hút/ngày từ 10 - 20 điếu có tỷ lệ 13,6%, dưới 10 điếu thuốc lá một ngày có tỷ lệ 11,2%, trên 20 điếu thuốc lá một ngày có tỷ lệ 4,0%

Bảng 3.8 Tình trạng sử dụng rƣợu bia của ĐTNC

Uống rƣợu gạo, rƣợu cần, bia Tần số

Số người uống rƣợu/bia

Tần suất uống rƣợu gạo, rƣợu cần, bia

Mức độ uống rƣợu gạo, rƣợu cần, bia

Bảng 3.8 cho thấy tỷ lệ đối tƣợng có uống rƣợu/bia 42,9%; tần suất uống rƣợu/bia nhiều nhất 3 - 4 lần/tháng 16,0%, ít nhất uống rƣợu/bia > 20 lần/tháng 2,4%; mức độ uống rƣợu/bia vừa phải chiếm 16,0%; uống nhiều chiếm 13,1%

Bảng 3.9 Thực hành phòng THA của ĐTNC qua thói quen ăn uống

Thực hành phòng THA Tần số (n = 420) Tỷ lệ % Ăn mặn Có 160 38,1

Thường xuyên ăn mỡ động vật

Không 296 70,5 Ăn thức ăn chiên xào Có 203 48,3

Không 217 51,7 Ăn nhiều rau, củ, quả Có 292 69,5

Bảng 3.9 cho thấy có ăn mặn 38,1%, thường xuyên ăn mỡ động vật 29,5%, có ăn thức ăn chiên xào 48,3%, ăn nhiều rau, củ, quả 69,5%

3.2.3 Nguồn cung cấp thông tin về THA

Biểu đồ 3.4 Nguồn cung cấp thông tin về THA Biểu đồ3.4 cho thấy đa số người dân hiểu biết về THA qua nguồn thông tin nhiều nhất là cán bộ y tế 44,0%, ti vi, đài 35,5%, sách, báo 11,2%, người thân, bạn bè 7,6%, ít nhất là tờ rơi áp phích 2,9%

Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ ĐTNC mong muốn tiếp cận nguồn thông tin về THA

Biểu đồ3.5 cho thấy ĐTNC mong muốn hiểu biết về THA qua cán bộ y tế 94,8%; qua ti vi, đài chiếm 53,6%; không có đối tƣợng nào muốn tiếp cận thông tin qua internet

Một số yếu tố liên quan đến THA

3.3.1 Mối liên quan giữa một số đặc điểm của ĐTNC với THA

Bảng 3.10 Liên quan giữa giới tính với THA

Tổng cộng Ý nghĩa thống kê

Bảng 3.10 cho thấy nam giới có nguy cơ THA cao hơn 1,8 lần so với nữ giới một cách có ý nghĩa thống kê với OR = 1,8; Khoảng tin cậy của OR: (1,12 - 2,76)

Bảng 3.11 Liên quan giữa nhóm tuổi với THA

Bảng 3.11 cho thấy nhóm tuổi ≥ 40 có nguy cơ THA cao hơn 2,5 lần so với nhóm tuổi < 40 một cách có ý nghĩa thống kê với OR = 2,5; Khoảng tin cậy của OR: (1,59 - 3,98)

Bảng 3.12 Liên quan giữa tiền sử gia đình với THA

Tổng cộng Ý nghĩa thống kê

Bảng 3.12 cho thấy người có tiền sử gia đình THA có nguy cơ mắc THA cao hơn 3.2 lần so với những người không có tiền sử gia đình THA một cách có ý nghĩa thống kê với OR = 3,2; Khoảng tin cậy của OR: (1,39 - 7,20)

Bảng 3.13 Liên quan giữa chung sống nhiều thế hệ trong một gia đình và THA

Chung sống nhiều thế hệ trong một gia đình

Tổng cộng Ý nghĩa thống kê

Bảng 3.13 cho thấy người có sống chung nhiều thế hệ trong một gia đình có nguy cơ THA cao gấp 1,6 lần so với những người không sống chung nhiều thế hệ trong một gia đình một cách có ý nghĩa thống kê với OR = 1,6; Khoảng tin cậy của OR: (1,01 - 2,66)

Bảng 3.14 Liên quan giữa một số đặc điểm nhân khẩu học với THA

Tiêu chí THA Không THA

Tổng số Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ %

Sau trung học phổ thông 3 17,6 14 82,4 17

Kinh tế hộ gia đình

Bảng 3.14 cho thấy đối tƣợng có trình độ học vấn cao nhất có tỷ lệ THA thấp nhất 17,6%, không biết chữ có tỷ lệ THA cao nhất là 30,5% Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với χ2 = 7,228; p > 0,05

HUPH Đối tƣợng lao động chân tay (nông dân, công nhân) có tỷ lệ THA 23,7%, nghề nghiệp khác (già, nghỉ hưu) có tỷ lệ THA cao nhất 45,5% Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với χ2 = 10,120; p < 0,05

Không có sự khác biệt về tỷ lệ THA giữa các đối tƣợng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và thoát nghèo với χ2 = 3,994; p > 0,05

Bảng 3.15 Liên quan giữa chỉ số BMI với THA

Tổng số Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ %

Bảng 3.15 cho thấy tỷ lệ THA cao hơn ở nhóm tiền béo phì 37,0% và béo phì độ I 30,8% so với nhóm gầy 23,1% và bình thường 21,8% Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với χ2 = 5,289; p > 0,05

Bảng 3.16 Liên quan giữa chỉ số vòng eo/mông với THA

Chỉ số THA Không THA Tổng số

(n = 420) Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ %

Bảng 3.16 cho thấy nam giới có chỉ số WHR cao tỷ lệ THA 19,6%, chỉ số WHR bình thường có tỷ lệ THA 24,7%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với χ2 = 0,626; p > 0,05 Nữ giới có chỉ số WHR cao có tỷ lệ THA 24,4%, chỉ số WHR bình thường có tỷ lệ THA 23,8%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với χ2 0,027; p > 0,05

Bảng 3.17 Liên quan giữa chỉ số khối cơ thể (BMI) với THA

Chỉ số khối cơ thể

Tổng cộng Ý nghĩa thống kê

Bảng 3.17 cho thấy người có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 23 trở lên có nguy cơ THA cao hơn 1,9 lần so với người có có chỉ số khối cơ thể BMI dưới 23 một cách có ý nghĩa thống kê với OR = 1,9; Khoảng tin cậy của OR: (1,88 - 3,38)

3.3.2 Liên quan giữa kiến thức và thực hành chung phòng THA với THA

Bảng 3.18 Liên quan giữa kiến thức, thực hành chung với THA

Tổng cộng Ý nghĩa thống kê

Bảng 3.18 cho thấy không có mối liên quan giữa kiến thức chung phòng THA với THA (OR = 1,4; p > 0,05)

Có mối liên quan giữa thực hành chung với THA Người có thực hành chung phòng THA không đạt có nguy cơ THA cao gấp 2,4 lần so với người có thực hành đạt một cách có ý nghĩa thống kê với OR = 2,4; Khoảng tin cậy của OR: (1,46- 3,95)

3.3.3 Liên quan giữa hút thuốc lá với THA

Bảng 3.19 Liên quan giữa hút thuốc lá với THA

Tổng cộng Ý nghĩa thống kê

Bảng 3.19 cho thấy người có thói quen hút thuốc có nguy cơ THA cao hơn 2,4 lần so với những người không có thói quen hút thuốc một cách có ý nghĩa thống kê với OR = 2,4; Khoảng tin cậy của OR: (1,51 - 3,88)

Có sự khác biệt về tỷ lệ THA theo số năm hút thuốc Tỷ lệ THA cao nhất (60,0%) gặp ở nhóm có thời gian hút thuốc từ 10 - 20 năm Hút thuốc trên 20 năm có tỷ lệ THA 30.0%, hút thuốc dưới 10 năm có tỷ lệ THA 15,6% Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với χ2 = 26,591; p < 0,05

Những người có mức độ hút thuốc càng nhiều thì tỷ lệ THA cũng càng cao một cách có ý nghĩa thống kê, với χ2 = 29,888; p < 0,05

3.3.4 Liên quan giữa ăn uống với THA

Bảng 3.20 Liên quan giữa uống rƣợu/bia với THA

Tổng cộng Ý nghĩa thống kê

Bảng 3.20 cho thấy có uống rƣợu/bia có nguy cơ THA cao hơn 1,8 lần so với những người không uống rượu/bia một cách có ý nghĩa thống kê với OR = 1,8; Khoảng tin cậy của OR: (1,12 - 2,76)

Những người có số lần uống rượu/bia càng nhiều thì tỷ lệ THA cũng càng cao (có ý nghĩa thống kê với χ2 = 25,507; p < 0,05

Những người sử dụng lượng rượu/bia ở mỗi lần uống càng nhiều thì tỷ lệ THA càng cao một cách có ý nghĩa thống kê với χ2 = 25,818; p < 0,05

Bảng 3.21 Liên quan giữa thói quen ăn mặn với THA Ăn mặn

Tổng cộng Ý nghĩa thống kê

Bảng 3.21 cho thấy những người thói quen ăn mặn có nguy cơ THA cao hơn 2,0 lần so với những người không có thói quen ăn mặn một cách có ý nghĩa thống kê, với OR = 2,0; Khoảng tin cậy của OR: (1,24 - 3,09)

Bảng 3.22 Liên quan giữa thói quen ăn dầu, mỡ và THA

Loại dầu, mỡ thường dùng

Bảng 3.22 cho thấy người thường ăn dầu thực vật có ít nguy cơ THA hơn so với người thường ăn mỡ động vật; Tuy nhiên mối liên quan này không có ý nghĩa thống kê với OR = 0,6, p > 0,05

3.3.5 Hoạt động thể lực với THA

Bảng 3.23 Hoạt động thể lực với THA

Tổng cộng Ý nghĩa thống kê

Bảng 3.23 cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ THA giữa những người có HĐTL thấp, trung bình hay cao với χ2 = 2,166; p > 0,05

BÀN LUẬN

Thông tin chung về ĐTNC

Đặc điểm dân tộc: Mẫu nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là người dân tộc

H’re chiếm 96,4% Đây là một trong ba dân tộc thiểu số sinh sống ở miền núi tỉnh Quảng Ngãi, có nguồn gốc lâu đời ở địa phương Đặc điểm về giới: Nam giới chiếm 42,1% thấp hơn nữ giới 57,9% Tỷ lệ này phù hợp với quần thể tại thời điểm nghiên cứu Đặc điểm về tuổi: Tuổi đƣợc phân thành bốn nhóm và có tỷ lệ nhƣ sau: từ

25 - 34 tuổi (50,2%), từ 35 - 44 tuổi (24,5%), từ 45 - 54 tuổi (11,9%), từ 55 - 60 tuổi (13,4%) Tỷ lệ này phù hợp với tỷ lệ của nhóm tuổi tại xã nghiên cứu Đặc điểm về trình độ học vấn: đƣợc phân bố với tỷ lệ nhƣ sau: không biết chữ 42,1%, tiểu học 25,0%, trung học cơ sở 19,8%, trung học phổ thông 9,1%, sau trung học phổ thông 4,0% Kết quả này phù hợp với đặc điểm xã vùng miền núi, phương tiện đi lại khó khăn, cuộc sống người dân còn thấp Đặc điểm về nghề nghiệp: Trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là nông dân (lao động chân tay) chiếm 91,4%, cán bộ công chức 4,8%, buôn bán 1,2%, khác (già, nghỉ hưu) 2,6% tỷ lệ phân bố như trên là phù hợp với phân bố nghề nghiệp của quần thể nghiên cứu Đặc điểm về kinh tế: hộ nghèo và cận nghèo chiếm tỷ lệ rất cao 73,3%, số còn lại cũng chỉ mới là hộ thoát nghèo chiếm tỷ lệ 26,7% Kết quả này phù hợp với đặc điểm xã vùng miền núi, phương tiện đi lại khó khăn, cuộc sống người dân còn thấp.

Tỷ lệ THA của đối tƣợng nghiên cứu

Tỷ lệ THA chung trong nghiên cứu này là 24,0%, cao hơn nghiên cứu của Ngụy Văn Ngôn và cộng sự (năm 2012) ở người dân tộc S’tiêng tỉnh Bình Phước có tỷ lệ THA 15,6% [24] Kết quả nghiên cứu tương đối phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Lân Việt và cộng sự (năm 2008), ở người lớn từ 25 tuổi trở lên tại 8 tỉnh và thành phố trên cả nước là 25,1% [42] và nghiên cứu của Trần Kim Phụng (năm

2010) tại Quảng Trị có tỷ lệ THA 26,6% [30] Kết quả nghiên cứu thấp hơn các tác

HUPH giả nhƣ: nghiên cứu của Đặng Oanh tại tỉnh Đắk Lắk (năm 2009) là 30,0% [27] Tỷ lệ này thấp hơn so với các nước châu Âu như Hà Lan 37%; châu Á như Đài Loan là 28% [44]

Tỷ lệ THA tăng dần theo nhóm tuổi, nhóm tuổi 55 - 60 có tỷ lệ THA cao nhất 42,9%, nhóm tuổi 25 - 34 có tỷ lệ THA thấp nhất 15,6% THA là vấn đề cần được quan tâm ở người trưởng thành tại địa bàn nghiên cứu Ngay cả nhóm người trẻ tuổi, ở lứa tuổi thanh niên cũng có tỷ lệ THA không nhỏ Đây là vấn đề cần đƣợc sớm quan tâm bởi chính đối tƣợng nghiên cứu và ngành y tế

4.2.2 Tỷ lệ THA đƣợc phát hiện mới

Trong số những đối tƣợng đƣợc phát hiện THA tại thời điểm nghiên cứu, có 9,9% đối tượng đã được chẩn đoán và điều trị THA trước đó, số còn lại 90,1% chưa từng biết bản thân THA và chƣa đƣợc chẩn đoán hay điều trị THA Điều này đã nói lên THA là vấn đề cần đƣợc quan tâm Một tỷ lệ không nhỏ THA đã không đƣợc phát hiện và quản lý Vì vậy vấn đề truyền thông cho người dân cần phải khám bệnh định kỳ và khám sàng lọc kiểm tra huyết áp là việc cần thiết ở địa phương này

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ THA độ I là cao nhất 19,3%; THA độ II là 2,7%; THA độ III là 0,2% Tỷ lệ này tương đồng so với kết quả của các tác giả như: Đặng Oanh, Đặng Tuấn Đạt (năm 2009) THA độ I là 17,7%, THA độ II là 12,3%[27] Nghiên cứu Trần Kim Phụng (năm 2010) THA độ I là 14,9%, THA độ

II là 8,6%, THA độ III là 3,0% [30].

Kiến thức, thực hành về THA và phòng THA

 Đánh giá kiến thức chung của ĐTNC về THA

Kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức chung về phòng THA của ĐTNC đạt 32,1%, kiến thức không đạt 67,9% Tỷ lệ này tương đồng với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Bích Ngọc (2007) [22] Một tỷ lệ không nhỏ ĐTNC có kiến thức phòng tránh THA chƣa đạt giải thích cho hiện tƣợng tỷ lệ THA không đƣợc phát hiện và tỷ lệ mắc THA cao ở mọi nhóm tuổi tại xã nghiên cứu Thực tế ở Việt Nam cho thấy THA và các biến chứng do THA ngày càng cao, tình trạng nhận biết và nhận thức

HUPH về THA vẫn còn rất thấp Trong số những người bị THA có tới 52% không biết bản thân bị THA; 30% những người đã biết bị THA nhưng vẫn không có một biện pháp điều trị nào [41], [42] Kết quả nghiên cứu đã phản ánh thực tế tại địa bàn nghiên cứu, trình độ học vấn của người dân tại địa bàn nghiên cứu còn thấp với tỷ lệ mù chữ cao, hầu hết là đồng bào dân tộc thiểu số, tập quán của người dân còn lạc hậu, điều kiện kinh tế khó khăn tỷ lệ hộ nghèo rất cao, kéo theo những kiến thức về bệnh còn hạn chế, các biện pháp phòng bệnh chưa cao Vì vậy, cần phải có chương trình truyền thông phù hợp với đặc điểm tình hình tại địa phương

 Kiến thức của ĐTNC về THA và sự nguy hiểm của THA ĐTNC biết đúng trị số THA có 31,2% và không biết chiếm 68,8%; biết phát hiện THA bằng cách đo HA có 43,1% và không biết chiếm 56,9%; biết tăng HA là bệnh nguy hiểm biết chiếm 86,2% và không biết chiếm 10%; đối tƣợng biết THA nguy hiểm đối với sức khỏe chiếm 90% không biết chiếm 13,8% Khi tăng HA biết cách điều trị chiếm 63,8% và không biết điều trị hoặc không đúng chiếm 36,2%

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tuấn Khanh và cộng sự (2011) tại thành phố Mỹ Tho [14] Kết quả nghiên cứu tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Bích Ngọc (2007)[22]

 Kiến thức của ĐTNC về các biện pháp phòng THA

Kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức về hạn chế ăn mặn 34,8%, tiếp đến là hạn chế hút thuốc lá 30,2%, hạn chế uống rƣợu, bia 21,0%, thấp nhất hoạt động thể lực, thể dục thể thao thời gian rãnh 16,2%

Kết quả cho thấy kiến thức về các yếu tố nguy cơ gây THA thấp hơn nghiên cứu của tác tác giả nhƣ: Trần Thiện Thuần (2005)[33], Nguyễn Văn Út và Nguyễn Thị Hùng (2007) [39] Kết quả nghiên cứu tỷ lệ thuận với trình độ học vấn và phong tục tập quán của người đồng bào dân tộc H’re tại địa bàn nghiên cứu

 Kiến thức chung chia theo giới, tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp

Kết quả nghiên cứu cho thấy nam kiến thức đạt 39,5% cao hơn nữ 26,7%; trong bốn nhóm tuổi thì nhóm có kiến thức đạt cao nhất tuổi từ 25 - 34 (50,7%), thấp nhất là nhóm từ 45 - 55 (6,0%); theo trình độ học vấn, nhóm không biết chữ kiến thức đạt rất thấp 0,6%, nhóm khác (trung học cơ sở, trung học phổ thông, sau

HUPH trung học phổ thông) kiến thức đạt 55,1%; về nghề nghiệp nhóm lao động chân tay kiến thức đạt 29,8%, nhóm khác kiến thức đạt 90,0%

Kết quả cho thấy tỷ lệ chung về kiến thức không đồng đều, nữ thấp hơn nam, tuổi càng cao thì tỷ lệ kiến thức đạt càng thấp, điều này cũng dễ hiểu vì tại địa bàn nghiên cứu đa số người lớn tuổi không biết chữ nên khó tiếp cận thông tin về THA so với những người trẻ tuổi; những người có trình độ học vấn thấp, lao động chân tay có tỷ lệ về kiến thức rất thấp Do đó trong công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cần chú trọng hơn đến kiến thức cho những đối tƣợng này

4.3.2 Thực hành về phòng tránh THA

 Thực hành chung của ĐTNC về phòng tránh THA

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tổng thực hành chung về phòng THA của ĐTNC có thực hành đạt 40,7%, thực hành không đạt 59,3% Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Bích Ngọc (2007) tỷ lệ thực hành đạt chung là 44,3% [22]

Kết quả cho thấy thực hành đạt của ĐTNC còn thấp Tỷ lệ uống rƣợu/bia, hút thuốc, ăn mặn còn khá cao, hoạt động thể lực, thể dục thể thao còn rất hạn chế Điều này có thể do ĐTNC có tỷ lệ mù chữ cao 42,1%, lao động chân tay (nông dân, công nhân) chiếm đa số 91,4% Kiến thức và thực hành về THA và phòng THA của ĐTNC có đƣợc chủ yếu thông qua cán bộ y tế, qua các tài liệu nhƣ sách, báo, tờ rơi là rất ít Kết quả này cho thấy cần có loại hình truyền thông phù hợp với trình độ điều kiện của người dân Tài liệu truyền thông cần xây dựng bằng hình ảnh trực quan, dễ hiểu cho những người không biết chữ

 Hành vi hút thuốc của ĐTNC

Qua kết quả cho thấy tỷ lệ hút thuốc lá chiếm 28,8%; trong số những người hút thuốc lá không nhớ thời gian hút thuốc 14,0%, thời gian hút thuốc lá ít nhất là >

20 năm 2,4%; số lƣợng điếu thuốc hút/ngày cao nhất là 10 - 20 điếu 13,6%, ít nhất là > 20 điếu 4,0%

Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hút thuốc lá có liên quan đến THA, thời gian hút thuốc lá và số lƣợng thuốc lá tiêu thụ mỗi ngày càng tăng thì nguy cơ THA càng tăng [9],[14],[27],[23] Vì vậy cần có những chương trình truyền thông

HUPH sâu rộng với nhiều hình thức thiết thực và những biện pháp cụ thể để người dân hiểu và hạn chế thuốc lá tiến tới bỏ thuốc lá, đem lại sức khỏe cho người dân và những người chung quanh không bị ảnh hưởng bởi khói thuốc lá thụ động

 Hành vi uống rƣợu/bia của ĐTNC

Kết qủa cho thấy tỷ lệ có uống rƣợu/bia chiếm 42,9%; tần suất uống rƣợu/bia nhiều nhất 3 - 4 lần/tháng 16,0%, ít nhất uống rƣợu/bia > 20 lần/tháng 2,4%; Mức độ uống rƣợu/bia vừa phải chiếm 16,0%, uống nhiều chiếm 13,1% Tỷ lệ này phù hợp cộng đồng dân cư vì phong tục tập quán của người H’re mang tính chất tín ngƣỡng rất cao nhƣ tục lệ Tết ngã rạ, Tết ăn trâu, cúng cầu hồn, cúng sức khỏe, cúng ma, cúng lúa mới, cầu mƣa…Thói quen uống rƣợu/bia nhƣ là một tục lệ uống làm phép trong các phong tục tập quán này

Kết quả về tỷ lệ sử dụng rượu/bia tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thiện Thuần [33] Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giã đã chứng minh người thường xuyên uống rượu/bia nam 3 - 5 lần/ngày và nữ 2 - 3 lần/ngày có nguy cơ THA Những người nghiện rượu, uống rượu thành thói quen có tỷ lệ THA cao hơn những người mới uống rượu/bia gần đây [33], [21], [27]

 Chế độ ăn uống của ĐTNC

Một số yếu tố liên quan đến THA

 Liên quan giữa giới và THA

Kết quả cho thấy nam giới có nguy cơ THA cao hơn 1,8 lần so với nữ giới Kết quả này phù hợp với kết quả của các nghiên cứu khác nhƣ: Đặng Oanh (2009) tại Đắk Lắk tỷ lệ nam 36,6%, nữ 23,2% [27]; Lê Quang Đạo (2011) ở người 25 - 64 tuổi tại Lâm Đồng, tỷ lệ nam 21%, nữ 11% [5] Nam giới có nguy cơ THA cao hơn nữ giới có thể do họ có nhiều hành vi nguy cơ với THA hơn nhƣ uống rƣợu bia, hút thuốc lá…

 Liên quan giữa nhóm tuổi và THA

Kết quả cho thấy nhóm tuổi ≥ 40 có nguy cơ THA cao hơn 2,5 lần so với nhóm tuổi < 40 Tuổi càng cao tỷ lệ THA càng cao Kết quả này phủ hợp với nghiên cứu của nhiều tác giả nhƣ: Trần Thiện Thuần (2006) tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương trong số những người THA tỷ lệ tăng dần theo nhóm tuổi 30 - 44 (19,0%), tuổi 55 - 59 (26,0%), trên 60 tuổi (68,75%) [34]; Đặng Oanh và cộng sự (2009) tại tỉnh Đắk Lắk nhóm tuổi 25 - 34 (11,9%) tuổi 35 - 44 (22,9%), tuổi 45 - 54 (31,9%), tuổi 55 - 64 (50,0%) [27]; Trần Kim Phụng (2010) tỉnh Quảng Trị nhóm tuổi 25 -

34 (7,5%), từ 35 - 44 (15,6%), từ 45 - 54 (30,3,%), từ 55 - 64 (38,4.%) [30]; Ngụy Văn Đôn và cộng sự (2012), ở người dân tộc S'tiêng trưởng thành tại Bình Phước, khi nhóm tuổi tăng lên một bậc (10 tuổi) thì tỷ lệ THA gia tăng 1,5 lần [7] Các tác giả đều thấy rằng tuổi càng cao thì THA càng cao Kết quả nghiên cứu của chúng tôi mặc dù ở lứa tuổi trẻ là thấp nhất so với các nhóm tuổi khác nhƣng với tỷ lệ THA 15,6% không phải là một tỷ lệ thấp Điều đáng quan tâm ở đây là tuổi trẻ vẫn có một tỷ lệ THA cao

 Liên quan giữa tiền sử gia đình và THA

Người có tiền sử gia đình THA có nguy cơ THA cao gấp 3,2 lần so với những người không có tiền sử gia đình THA Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng THA có tính chất gia đình Trong một gia đình nếu có ông, bà, cha, mẹ bị THA thì con cái có nguy cơ mắc THA cao gấp 1,5 lần so với những người trong gia đình không có người THA [40]

 Liên quan giữa chỉ số khối cơ thể của đối tƣợng và THA

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm tiền béo phì có tỷ lệ THA cao nhất 37,0%, sau đó đến nhóm béo phì 30,8%, nhóm bình thường có tỷ lệ THA thấp nhất 21,8% Kết quả trên gợi ý rằng những người có tình trạng dinh dưỡng tiền béo phì, béo phì có liên quan đến tình trạng THA Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Hoàng Văn Ngoạn (2009), cũng cho thấy rằng những người có chỉ số BMI từ 23kg/m 2 trở lên có nguy cơ THA cao hơn so với những người có BMI dưới 23kg/m 2 [21]; Trần Kim Phụng (2010) người có BMI ≥ 23kg/m 2 nguy cơ THA cao hơn người có chỉ số BMI < 23kg/m 2 [30]

Nam có chỉ số WHR cao có tỷ lệ THA 19,6%, WHR bình thường có tỷ lệ THA 24,7%, nữ có chỉ số WHR cao có tỷ lệ THA 24,4%, WHR bình thường có tỷ lệ THA 23,8% Kết quả trên cũng gợi ý rằng những người có WHR cao sẽ có tỷ lệ THA thấp hơn so với người có WHR bình thường Kết quả nghiên cứu tương đồng với nghiên cứu của tác giả Lê Quang Đạo, Nguyễn Đỗ Nguyên (2010) THA và các chỉ số nhân trắc ở người 25 - 64 tuổi tại Lâm Đồng, tỷ lệ THA ở nhóm có chỉ số eo mông cao cả hai giới 22% [5]

 Liên quan giữa chỉ số khối cơ thể (BMI) và THA

Kết quả cho thấy người có chỉ số khối cơ thể BMI ≥ 23 có nguy cơ THA cao hơn 1,9 lần so với người có chỉ số khối cơ thể BMI < 23 Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Hoàng Văn Ngoạn (2009), cũng cho thấy rằng những người có chỉ số BMI từ 23kg/m 2 trở lên cao hơn so với những người có BMI dưới 23kg/m 2 [21]; Trần Kim Phụng (2010) người có BMI ≥ 23kg/m 2 tỷ lệ THA (47,9%) cao hơn 1,82 lần người có chỉ số BMI < 23kg/m 2 tỷ lệ THA (19,5%) [30] Theo nghiên cứu của tác giả Kuang Hock Lim (năm 2015) tại Malaysia cho rằng ở các quốc gia châu Á những người có chỉ số BMI ≥ 23 có nguy cơ THA hơn những người có BMI < 23 [45]

 Liên quan giữa thực hành chung phòng THA với THA

Có mối liên quan giữa thực hành chung với THA Người có thực hành chung phòng THA không đạt có nguy cơ THA cao gấp 2,4 lần so với người có thực hành chung phòng THA đạt

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các biện pháp truyền thông thay đổi hành vi về phòng THA sẽ có hiệu quả Mặc dù kiến thức không liên quan đến THA, nhƣng khi đối tƣợng có thực hành đúng sẽ có khả năng giảm nguy cơ THA

 Liên quan giữa thói quen hút thuốc lá với THA

Người có thói quen hút thuốc có nguy cơ THA cao hơn gấp 2,4 lần so với những người không có thói quen hút thuốc Những người có số năm hút thuốc càng cao thì tỷ lệ THA tăng lên và những người có mức độ hút thuốc càng nhiều thì tỷ lệ THA cũng tăng lên

Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp Đặng Oanh (2009) [27] nhóm hút thuốc lá có THA 45,4%, nhóm không hút thuốc lá có THA 21,2%, thời gian hút thuốc càng lâu thì tỷ lệ THA càng cao thời gian hút thuốc > 20 năm là 44,3%, nhóm người hút mỗi ngày trên 10 điếu có THA 63,0%; tác giả S Sabri, A Bener, V Eapen, M.S.O Abu Zeid, A.M Al-Mazrouei4 and J Singh (2004) tại UAE nhóm người hút thuốc có nguy cơ THA so với nhóm người không hút thuốc [48]

 Liên quan giữa thói quen uống rƣợu/bia với THA

Người có uống rượu/bia có nguy cơ THA cao hơn gấp 1,8 lần so với những người không uống rượu/bia Những người có số năm uống rượu/bia càng nhiều thì tỷ lệ THA tăng lên và những người sử dụng lượng rượu ở mỗi lần uống càng nhiều thì tỷ lệ THA cao hơn so với những người sử dụng lượng rượu ít hơn ở mỗi lần uống Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả của Đặng Oanh và cộng sự [27]; Hoàng Văn Ngoạn (năm 2009) tại Huế [21]; Vũ Bảo Ngọc và cộng sự (năm 2005) người sử dụng lượng rượu/bia ở mọi cấp độ có nguy cơ THA gấp 2.8 lần so với người không sử dụng lượng rượu/bia [23]

Sử dụng rượu bia là một trong những phong tục tập quán của người H’re Rƣợu bia đƣợc sử dụng trong tục lệ Tết ngã rạ, Tết ăn trâu, cúng cầu hồn, cúng sức khỏe, cúng ma, cúng lúa mới, cầu mƣa…Điều này giải thích cho tỷ lệ THA cao trong nhóm tuổi trẻ và tuổi càng cao tỷ lệ THA càng cao tại địa phương

 Liên quan ăn mặn với THA

Kết quả nghiên cứu cho thấy người có thói quen ăn mặn có nguy cơ THA cao hơn 2,0 lần so với người không có thói quen ăn mặn Kết quả này phù hợp với kết quả của tác giả Hoàng Văn Ngoạn (năm 2009) tại Huế [21]; Bùi Đức Long (2008)[18]; Đặng Oanh và cộng sự ở Đắk Lắk năm (2009) [27] Điều tra của Viện dinh dưỡng về lượng muối tiêu thụ mỗi ngày: người Nghệ An 14g, ở Thừa Thiên Huế 13g; tỷ lệ THA ở 2 địa phương này là 18% Ở Hà Nội, người dân ăn mỗi ngày 9g muối, tỷ lệ mắc bệnh là 11% [17] Thực tế lâm sàng cũng cho thấy: một chế độ ăn nhạt, ăn nhiều rau và quả chín có tác dụng hạ HA Những người bị THA dùng thuốc lợi tiểu thải muối sẽ hạ đƣợc HA

Lý do khác biệt này có thể là do người dân xã miền núi có thói quen ăn mặn, ăn cá muối, cà muối do người dân lao động chân tay là chủ yếu, thường sử dụng cơ bắp hàng ngày nên có thói quen ăn mặn để bù lại lƣợng muối đã mất Vì vậy, trong chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe cần truyền thông về các yếu tố nguy cơ gây THA, truyền thông thay đổi hành vi cho người dân như thay đổi thói quen ăn uống, hạn chế chế biến thức ăn cá muối, cà muối, mắm cái và thay vào đó thức ăn tươi sống, có sẵn tại địa phương mà thiên nhiên ban tặng

 Hoạt động thể lực và THA của ĐTNC

Ngày đăng: 27/07/2023, 00:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w