1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Agribank chi nhánh huyện Cao Lộc - Lạng Sơn

116 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 26,16 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGUYỄN THỊ NGỌC MAI PHAT TRIEN HOAT DONG

TIN DUNG BAN LE TAI AGRIBANK CHI NHANH

HUYỆN CAO LỘC - LẠNG SƠN

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Mã ngành: 8340101

LUAN VAN THAC Si QUAN TRI KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGÔ KIM THANH

2019 | PDF | 116 Pages

buihuuhanh@gmail.com HÀ NỌI - 2019

Trang 2

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật

Lạng Sơn, ngày thắng 06 năm 2019 Tác giả luận văn thạc sĩ

NGUYÊN THỊ NGỌC MAL

Trang 3

LOI CAM ON

Tác giả xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế quốc

dân và các thầy cô Viện Sau đại học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong

suốt khóa học và trong quá trình hoàn thành đề tài Luận văn tốt nghiệp

Đặc biệt, tác giả bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến PGS.TS Ngô Kim Thanh đã tận tình hướng dẫn tác giả trong quá trình làm Luận văn

Mặc dù đã hết sức có gắng và nỗ lực để hoàn thành đề tài Luận văn song

trong quá trình thực hiện với hạn chế vẻ thời gian và trình độ nghiên cứu Do đó, Luận văn không tránh khỏi những mặt thiếu sót Tác giả kính mong sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến chân thành của Quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp .để tác giả có

thê hoàn thiện trong quá trình nghiên cứu tiếp vấn đề

Xin chân thành cảm ơn!

TÁC GIẢ

NGUYÊN THỊ NGỌC MAI

Trang 4

LOICAM ON

DANH MUC CAC CHU VIET TAT

DANH MUC BANG BIEU, SO DO VA BIEU DO TOM TAT LUAN V

PHAN MO DAU

CHƯƠNG 1: CO SO LY LUAN VE PHAT TRIEN HOAT DONG TÍN DỤNG

BAN LE CUA NGAN HANG THUONG M

1.1.5 Các sản phẩm tín dụng bán lẻ hiện nay 1.2 Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ

1.2.1 Nội dung phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ se

1.2.2 Tiêu chí đánh giá kết qua phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ l6

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại các

Ngân hàng thương mại

1.3.1 Các nhân tố bên trong

1.4 Kinh nghiệm về phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại một số ngân hàng

1.4.3 BIDV với 4 năm liên tiếp là Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 26

1.4.4 Bài học kinh nghiệm cho Agribank chỉ nhánh Huyện Cao Lộc - Lạng Sơn 26

CHUONG 2: THUC TRANG HOAT DONG TIN DUNG BAN LE TAI

AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN CAO LỌỘC~ LẠNG SƠN -28

Trang 5

2.1 Khái quát thực trạng hoạt động của Agribank chỉ nhánh Huyện Cao Lộc-

Lạng Sơn a 28 2.1.1 Khái quát về Agrbank Tinh Lang Son: a 28 2.1.2 Khái quát về Agribank Chỉ nhánh Huyện Cao Lộc Lạng Sơn 29

2.1.3 Kết quả kinh doanh của Agribank Chỉ nhánh Huyện Cao Lộc - Lang Son 30 2.2 Thực trạng phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Agribank Chỉ nhánh Huyện Cao Lộc - Lạng Sơn — so 36 2.2.1 Thue trang triển khai các giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Agribank Chỉ nhánh Huyện Cao Lộc - Lạng Sơn 36

2.2.2 Két qua phat triển tín dụng bán lẻ tại Agribank Chi nhánh Huyện Cao Lộc -

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIÊN HOẠT ĐỘNG TÍN DỰNG BÁN LẺ

TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN CAO LỌC~LẠNG SƠN 3.1 Định hướng hoạt động tín dụng bán lẻ của Agribank Tỉnh Lạng Sơn

3.1.1 Định hướng chung của Agribank Tỉnh Lạng Sơn 7I 3.1.2 Kế hoạch và định hướng phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Agribank chỉ nhánh Huyện Cao Lộc - Lạng Sơn a - T2 3.2 Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Agribank chỉ nhánh Huyện Cao Lộc ~ Lạng Sơn

3.2.1 Thay đổi quan điểm phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại chỉ nhánh 73

3.2.2 Nâng cao hiệu quả các bước của quy trình cấp tín dụng 4

Trang 6

3.2.4 Tăng cường công tác truyền thông, Marketing cho hoạt động tín dụng bán lẻ 78

3.2.5 Duy trì và thực hiện tốt công tác quản lý rủi ro tín dụng bán lẻ

3.3 Kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

3.3.2 Kiến nghị với Agribank Tỉnh Lạng Sơn

TOM TẮT CHƯƠNG II

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

DANH MUC CAC CHU VIET TAT

GTCG Giấy tờ có giá

KHCN Khách hàng cá nhân KHDN Khách hàng doanh nghiệp NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHBL Ngân hàng bán lẻ QHKH Quan hệ khách hàng

AGRIBANK | Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT

SXKD Sản xuất kinh doanh TCKT Tổ chức kinh tế

TDBL Tín dụng bán lẻ

Trang 8

Bang 2.1: Huy d6ng von tai Agribank Chi nhanh Huyén Cao Léc — Lang Son 31 Bang 2.2: Cơ cấu cho vay của Agibank Cao Lộc- Lạng Sơn 2- 33

Bảng23: Thu thuần từ hoạt 00610 8 34

Bảng24: Kết quả kinh doanh của chi nhánh 2 sSSSCS CS EEcCScc c2 cv 34

Bảng25: Dư nợ và tỷ trọng dư nợ bán lẻ/ Tông dư nợ của Agribank Chi nhánh

Huyện Cao Lộc - Lạng Sơn - 132 SH vo 43 Bảng 2 6: Số lượng khách hàng còn dư nợ tại chi nhánh À S5 225 44

Bảng2.7: Cơ cấu dư nợ bán lẻ theo kỳ hạn 2 s2 S9 CEEEEccEEczzczvrveg 45

Bảng2§: Co cau du ng ban lẻ theo Tài sản đảm bảo 2- 222222 222Z222ZZZ 46

Bang 2.9: Cơ cấu dư nợ bán lẻ theo sản phâm - 2 c2 £EeCEE E2 vở 47

Bảng 2.10: Cơ cấu dư nợ sản xuất kinh doanh 2 s2 S5 EY£SZ2SZZZZSzZ z7 49

Bảng 2.11: Dư nợ và Số lượng khách hàng sản phâm cho vay tín chấp tiêu dùng 52

Bảng 2.12: Dư nợ và Số lượng khách hàng sản phâm cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở 53

Bảng 2.13: Dư nợ và Số lượng khách hàng sản phẩm cho vay mua ô tô 54

Bang 2.14: Thu lai thuần và Tỷ trọng thu lãi thuần TDBL trong Tông TNT 56

Sơ đồ 2.1: Mô hình tô chức Agribank Chi nhánh Huyện Cao Lộc — Lạng Sơn 30

Sơ d6 2.2: Quy trình cấp tín dụng cho khách hàng tại Agribank 37

BIEU DO

Biéu d6 2.1: Huy động vốn của Agribank Huyện Cao Lộc -Lạng Sơn qua các năm

Trang 9

Biểu đồ 2 3: Dư nợ bán lẻ của chi nhánh S2 212222 43

Biéu đồ24: Tỷ trọng dư nợ bán lẻ/ Tổng dư nợ của chi nhánh - s2 44 Biểu đồ 2.5 Số lượng khách hàng qua các năm 2- 2c £E£CEZZ2Z£2zzcvzở 45 Biêu đồ 26: Dư nợ SX kinh doanh và Tông dư nợ bán lẻ của Agrbank Cao Lộc 49 Biểu đồ 27: Cơ cấu dư nợ SX kinh doanh của tín dụng bán lẻ 2-52 50

Biéu d6 2.8: Du no Cam có chiết khấu GTCG và Tổng dư nợ bán lẻ của Agribank

Chỉ nhánh Huyện Cao Lộc-Lạng Sơn 22- 222 Z2 22ZZ£22 51

Biểu đồ 29: Dư nợ và Số lượng khách hàng sản phẩm cho vay tín chấp tiêu dùng 52 Biểu đồ 2.10: Dư nợ và Số lượng khách hàng sản phẩm cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở 53 Biêu đồ 2.11: Dư nợ và Số lượng khách hàng sản phâm cho vay mua ô tô 54 Biéu dé 2.12 No qua han tin dung ban be ooo occ cecccessessseeseesseesseesseesseessveseeeesven 58 Biéu d6 2.13 No xấu tín dụng bán lẻ 2- 2 2 S15 Sz+EZEZZZZ+zEzvzZ+czevzeczc 58 Biéu dé 2.14: Trich lap dy phong cu thể các món nợ xấu - 2-2222 59

Trang 10

TRUONG DAI HOC KINH TE QUOC DAN

NGUYEN THI NGOC MAI

PHAT TRIEN HOAT DONG

TIN DUNG BAN LE TAI AGRIBANK CHI NHANH HUYỆN CAO LỘC - LẠNG SƠN

Chuyên ngành: QUÁAN TRỊ DOANH NGHIỆP Mã ngành: 8340101

TOM TAT KET QUA NGHIEN CUU

HA NOI - 2019

Trang 11

MO DAU

Sự cần thiết: Từ khi trở thành thành viên của WTO ngành ngân hàng Việt

Nam trở thành một trong những ngành hàng đầu thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư trong và ngoài nước Tại Việt nam các Ngân hàng nước ngoài như

HSBC, ANZ hiện đang là những ngân hàng bán lẻ có tốc độ phát triển và chất

lượng dịch vụ khá tốt Hoạt động NHBL tạo nên nguồn thu nhập ôn định cho các ngân hàng, phân tán rủi ro Do đó phát triển hoạt động NHBL là xu hướng hiện nay

của phần lớn các ngân hàng thương mại trên thế giới

Ngân hàng Agribank đã đặt mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng hiện đại hàng đầu Việt Nam vào năm 2018 Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu được Agribank xác định trong năm 2018 đó là '“Tập trung phát triên mạnh mẽ khách hàng cá nhân chiếm lĩnh th ¡ phần bán lẻ trong năm 2018 nhằm thực hiện

mục tiêu trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam trong những năm tới”

Agribank chi nhánh Huyện Cao Lộc - Lạng Sơn được thành lập từ năm 1988,

mặc dù đã trải qua hơn 20 năm hoạt động và phát triển nhưng hoạt động tín dụng bán lẻ của chỉ nhánh có kết quả chưa thực sự tốt, dư nợ bán lẻ thấp hơn nhiều so với

các Chi nhánh trong cùng hệ thống Agribank và so với các ngân hàng khác trên

cùng địa bàn

Xuất phát từ thực trạng trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phát triển hoạt động tín

dụng bán lẻ tại Agribank Chỉ nhánh Huyện Cao Lộc - Lạng Sơn ” đê nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Làm rõ vai trò của hoạt động tín dụng bán

lẻ đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng tìm hiệu các nhân tố ảnh hưởng, các

tiêu chí đánh giá sự phát triên của hoạt động tín dụng Phân tích thực trạng và từ đó tìm ra những giải pháp đề phát triên hoạt động tín dụng bán lẻ tại Agribank Chi

nhánh Huyện Cao Lộc — Lang Son.

Trang 12

Khái niệm tín dụng bán lẻ: Tín dụng bán lẻ là việc cấp tín dụng cho khách hàng bằng các nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, phát hành thẻ tín dụng và các nghiệp vụ khác Trong đó, đối tượng khách hàng của tín dụng bán lẻ là khách hàng cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ Tuy nhiên tùy theo từng ngân hàng khác nhau mà đối tượng khách hàng bán lẻ có thê khác nhau

Hoạt động tín dụng bán lẻ có những đặc điểm là: Đối tượng của tín dụng bán lẻ rất rộng, Các thông tin về tình hình tài chính của khách hàng thường không

cao, nhu cầu vay vốn của các khách hàng chịu tác động mạnh và phụ thuộc vào chu

kỳ kinh tế, Chi phí cho tín dụng bán lẻ lớn hơn mức bình quân chung, khả năng

phân tán rủi ro cao

Các sản phâm tín dụng bán lẻ hiện nay như là: Cho vay sản xuất kinh doanh, Cho vay kinh doanh chứng khoán, Cho vay tiêu dùng cá nhân, Cho vay du học, Cho vay mua nhà, Cho vay mua ô tô, Cho vay cằm có, chiết khấu giấy tờ có giá, Cho vay

thông qua nghiệp vụ phát hành Thẻ Tín dụng Quốc tế, Thấu chi tài khoản

Quan niệm về phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ: Phát triên tín dụng bán

lẻ có thể hiểu là sự phát triển về số lượng và chất lượng các sản phẩm dịch vụ cung cấp

cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ dựa trên quan điểm

phát triển bền vững, hài hòa, đồng bộ

Các giải pháp để phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ: Xây dựng các chính

sách quy định riêng đối với hoạt động tín dụng bán lẻ, Phát triển mạng lưới và các kênh phân phối của ngân hàng, Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ cung cấp, Tăng cường công tác quảng bá thương hiệu, tiếp thị, chăm sóc khách hàng và hậu mãi, Đôi mới và hoàn thiện quy trình cấp tín dụng bán lẻ, Nâng cao chất lương nguồn

nhân lực.

Trang 13

Tiêu chí đánh giá kết quả phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ

Các chỉ tiêu về dự nợ cho vay: Tông đư nợ; tăng trưởng đư nợ tuyệt đối; tăng trưởng dư nợ tương đối; tỷ trọng dư nợ bán lẻ trong tông dư nợ; tỷ trọng dư nợ bán

lẻ phân theo các tiêu chí như kỳ hạn, tài sản đảm bảo, sản phẩm

Các chỉ tiêu về dư nợ cho vay phản ánh quy mô tín dụng bán lẻ, định hướng

phát triển của chỉ nhánh, sự đa dạng hóa các sản phẩm, đối tượng khách hàng phục

vụ và đặc thù của địa ban chi nhánh

Các chỉ tiêu về số lượng khách hàng: Chỉ tiêu số lượng khách hàng vay vốn

thời điểm, Chỉ tiêu tăng trưởng số lượng khách hàng vay vốn thời điểm

Số lượng khách hàng vay vốn càng lớn càng thê hiện sự mở rộng về quy mô

của hoạt động tín dụng, tạo tiền đề và là một trong những nhân tố góp phân gia tăng du ng bán lẻ

Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng bản lẻ: Đây là chỉ tiêu phản ánh thu

lãi thuần từ hoạt động tín dụng bán lẻ mang lại đối với ngân hàng

Chỉ tiêu thị phân cho vay của ngân hàng: chỉ tiêu thị phần dư nợ bán lẻ sẽ

đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong hoạt động TDBL tại địa bàn Các chỉ tiêu về tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn, trích lập dự phòng: các chỉ tiêu này thé hiện khả năng quản lý rủi ro tín dụng bán lẻ của chỉ nhánh

Các chỉ tiêu định tính về chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách

hàng: sự phù hợp của sản phẩm đối với từng đối tượng khách hàng, sự hiểu biết của

nhân viên về sản phẩm, sự quan tâm, sẵn sàng giúp đỡ khách hàng, sự thuận tiện

trong giao địch, sự thân thiện trong các giao tiếp mang tính chất cá nhân

Các nhân tố ảnh luưưởng đến sự phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại các Ngân hàng thương mại

Các nhân tô bên ngoài: Định hướng và chiến lược phát triển tín dụng bán lẻ, Cơ cấu tô chức của ngân hàng, Nguồn nhân lực, Hệ thống công nghệ thông tin

Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sự phat trién của hoạt động tín dụng bán

lẻ: Môi trường kinh tế, Môi trường chính trị- pháp luật, Môi trường văn hóa — xã hội, Môi trường công nghệ.

Trang 14

Kinh nghiệm về phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại một số ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Kinh nghiệm của Lieteombank: Chất lượng phục vụ khách hàng cao, những

sản phâm mới dựa trên sự hiểu biết và nắm rõ nhu cầu khách hàng, tạo sự khác biệt của sản phẩm, ứng dụng công nghệ hiện đại

Kinh nghiệm của Lietinbank: Phân phối và phát triển sản phẩm, Thực hiện

nghiệp vụ và chăm sóc khách hàng, Phân tích và nghiên cứu chiến lược phát triên

BIDV với 4 năm liên tiếp là Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam: BIDV đã và đang tiếp tục triên khai chiến lược mạng lưới, chuyên dịch kênh phân phối, phát triên nguồn nhân lực

Bài học kinh nghiệm cho Agribank chỉ nhánh Huyện Cao Lộc — Lang Son

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHAT TRIEN HOAT DONG TIN DUNG BAN LE TAI AGRIBANK CHI NHANH HUYEN CAO LOC - LANG SON

Thực trạng triển khai các giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Agribank Tinh Lang Son

Xây dựng và ban hành chính sách cấp tín dụng bán lẻ: Agribank chưa ban

Các sản phẩm tín dụng bán lẻ cung cấp cho khách hàng: tập trung chủ yếu vào

sản phẩm cho vay cằm có chiết khấu GTCG và Cho vay hỗ trợ SXKD, cho vay thấu chi tài khoản

Công tác marketting quảng bá thương hiệu, tiếp thị và chăm sóc khách hàng Nguôn nhân lực cho hoạt động tín dụng bán lẻ: Tông số cán bộ tín dụng của

Trang 15

chi nhánh là 6 người, còn thiếu 02 người so với định biên nhân sự Một số cán bộ lớn tuôi, sức ỳ lớn, công nghệ thông tin chậm

Kết quả phát triển tín dụng bán lẻ tại Agribank chỉ nhánh Huyện Cao Lộc

- Lạng Sơn

Dư nợ tín dụng bán lẻ và số lượng khách hàng vay vốn

Tông dư nợ tín dụng bán lẻ: Tông dư nợ của chi nhánh tăng bình quân mỗi năm gan 100 ty, trong khi đó dư nợ bán lẻ tăng bình quân mỗi năm 26 tỷ, do đó tỷ trọng đư nợ bán lẻ trên tông dư nợ qua các năm không cao

Số lượng khách hàng vay vốn tăng mạnh qua các năm đã góp phần làm tăng

trưởng dư nợ tín dụng bán lẻ của chi nhánh

Cơ cấu dư nợ bán lẻ theo kỳ hạn: Dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong dư nợ bán lẻ Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn cao giúp chi nhánh có cơ cấu vốn an toàn, giảm thiểu được rủi ro tín dụng và phù hợp với định hướng phát triển của Agribank

Cơ cấu dư nợ bán lẻ theo tài sản đảm bảo: Dư nợ có TSĐB chiếm tỷ trọng

chủ yếu, điều này giúp chỉ nhánh có cơ cấu vốn an toàn

Cơ cấu dư nợ bán lẻ theo sản phẩm: Dư nợ bán lẻ của chỉ nhánh tập trung chủ yếu ở sản phẩm cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh và sản phẩm cho vay cam có, chiết khấu giấy tờ có giá Nguyên nhân là do những đặc thù tại địa bàn, sản phâm của SHB và định hướng phát triên của chỉ nhánh

Thu nhập từ hoạt động TDBL: thu lãi thuần từ hoạt động tín dụng bán lẻ

được hiệu là phần chênh lệch giữa thu lãi cho vay khách hàng và chi lãi mua vốn từ

Hội sở

Thu lãi thuần TDBL và tỷ trọng thu lãi thuần TDBL trong tông thu nhập

thuần có sự gia tăng qua các năm

Tỳ lệ nợ xấu nợ quá hạn, trích lập dự phòng cụ thể

Các khách hàng phát sinh nợ xấu tại chi nhánh đều là các khách hàng vay vốn để sản xuất kinh doanh, căn cứ vào thời gian hoạt động và quy mô của chỉ nhánh thì

Trang 16

tỷ lệ nợ xấu nợ quá hạn vẫn thấp và nằm trong giới hạn an toàn do đó trích lập dự phòng cụ thê ít và không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của chỉ

nhánh

Chất lượng các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng

Các hoạt động như tặng hoa chúc mừng sinh nhật, thư cảm ơn khách hàng,

thăm hỏi, được thực hiện rất ít Đã xảy ra một số trường hợp khách hàng phàn nàn về sự nhiệt tình của cán bộ ch¡ nhánh khi thực hiện tư vấn cho khách hàng

Đánh giá thực trạng phát triển tín dụng bán lẻ Agribank chỉ nhánh Cao Lộc — Lang Son

Nhitng thành tựu đạt được

Sự gia tăng về dư nợ bán lẻ và số lượng khách hàng vay vốn: Dư nợ tín dụng bán lẻ qua các năm đã có sự tăng trưởng, điều này đã thể hiện sự tăng lên về mặt quy mô của hoạt động tín dụng bán lẻ của chi nhánh

Gia tăng về thu nhập của hoạt động tín dụng bán lẻ: Thu lãi thuần từ hoạt động tín dụng bán lẻ có sự tăng trưởng qua các năm và tỷ trọng trong tông thu nhập thuần cũng gia tăng qua các năm

Kiêm soát tốt tì lệ nợ xấu, nợ quá hạn: Agribank chỉ nhánh Huyện Cao Lộc-

Lạng Sơn vẫn duy trì và kiểm soát rất tốt chất lượng tín dụng của chi nhánh, đặc

biệt là dư nợ, tỷ lệ nợ xấu trong hoạt động tín dụng bán lẻ thấp hơn nhiều so với các

chi nhánh khác trên toàn hệ thống Agribank

Những hạn chế:

Dư nơ và tốc độ tăng trưởng dư nợ bán lẻ thấp: Dư nợ bán lẻ của chỉ nhánh

có sự tăng trưởng qua các năm, tuy nhiên quy mô còn khá nhỏ

Cơ cấu cho vay bản lẻ chưa da dang: Cac san pham tín dụng bán lẻ của

Agribank chỉ nhánh Huyện Cao Lộc-Lạng Sơn chủ yếu tập trung vào sản phẩm cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh, cho vay cầm có chiết khấu GTCG, cho vay thấu chi

Chat lượng các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng chưa tốt: Các hoạt động chăm sóc thăm hỏi khách hàng chưa được chì nhánh quan tâm thực hiện.

Trang 17

vu

Nguyên nhân những hạn chế: Nguyên nhân khách quan

Môi trường kinh tế xã hội: Nền kinh tế- xã hội phát triển ôn định

Nguyên nhân từ phía khách hàng:

Sự cạnh tranh gay gắt từ các tô chức tín dụng khác

Nguyên nhân chủ quan

Những nguyên nhân từ phía Agribank chi nhánh Tỉnh Lạng Sơn: Chưa có cơ

chế chính sách cụ thê về hoạt động tín dụng bán lẻ, về việc quản lý nhân sự Quy trình thủ tục cấp tín dụng cho tín dụng bán lẻ chưa được thuận lợi Sự chậm trễ

trong công tác tuyên dụng nhân sự cho chi nhánh Ứng dụng công nghệ thông tin

cho việc quản lý và phát triển hoạt động kinh doanh chưa hiệu quả

Những nguyên nhân từ phía Agribank chi nhánh Huyện Cao Lộc-Lạng Sơn:

Quan điểm về phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh Chưa có một

chiến lược phát trién hoạt động tín dụng bán lẻ một cách đồng bộ và hiệu quả Nhân sự cho tín dụng bán lẻ thiếu hụt và chưa chuyên nghiệp và thiếu động lực làm việc gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cung cấp cho khách hàng Chưa chú trọng đến công tác truyền thông, marketing cho hoạt động tín dụng bán lẻ

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHAT TRIEN HOAT DONG TIN DUNG BAN LE

TAI AGRIBANK CHI NHANH HUYEN CAO LOC-LANG SON

Thay đôi quan điểm phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại chỉ nhánh: Tăng du ng va ty trong du ng ban lẻ trong tông dư nợ toàn chi nhánh và thực hiện tốt việc

kiểm soát chất lượng tín dụng bán lẻ phấn đấu hoàn thành kế hoạch được giao trong

Trang 18

dụng của chi nhánh phải thực hiện các biện pháp rút ngắn thời gian cấp tín dụng bán

lẻ nhưng vẫn đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng

Đa dạng hóa việc cung cấp các sản phẩm tín dụng bán lẻ cho các đối tượng khách hàng khác nhau

Tăng cường công tác truyền thông, Marketting cho hoạt động tín dụng bán /é: Tiến hành phân đoạn thị trường theo đối tượng khách hàng, ngành nghề, Xây dựng kế hoạch quảng bá, tiếp thị, PR đồng bộ, mang tính hệ thống và có trọng tâm

Duy trì và thực hiện tốt công tác quản lý rủi ro tín dụng bán lẻ: công tác

quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh trong thời gian qua đã được thực hiện khá tốt,

chi nhánh cần tiếp tục duy trì và trong thời gian tới cần tích cực và sâu sát hơn nưa

đối với công tác này

Kiến nghị

Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước Kiến nghị với Agribank Tỉnh Lạng Sơn

Xây dựng và ban hành các quy định về chính sách cấp tín dụng bán lẻ

Xây dựng các quy định về quản lý và đánh giá nhân sự kinh doanh KHCN về hiệu quả và chất lượng bán hàng

Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển KHCN trên toàn hệ thống

Thường xuyên triển khai các chương trình thúc đây bán hàng

Tô chức các cuộc họp định kỳ để tiếp nhận các ý kiến đóng góp, giải đáp

những khó khăn vướng mắc của các đơn vị kinh doanh Tăng cường năng lực quản lý rủi ro

Đôi mới và hoàn thiện quy trình cấp tín dụng bán lẻ Phat trién đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng bán lẻ

Nâng cao hiệu quả của công tác tuyên dụng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ

và động lực làm việc cho cán bộ nhân viên

Nâng cao hiệu quả sử dụng và cải thiện các tiện ích của hệ thống công nghệ thông tin

Trang 19

1X

KET LUAN

Trước xu thế hội nhập quốc tế mạnh mẽ mà điền hình là sự kiện Việt Nam

gia nhập WTO, các NHTM của Việt Nam phải đối diện với sự cạnh tranh ngày càng

gay gắt, đặc biệt là đối đầu với các Ngân hàng nước ngoài đang xâm nhập thị trường Việt Nam, đây là đối thủ có qui mô lớn, nhiều tiềm lực và kinh nghiệm hơn, từ đó đòi hỏi các NHTM phải nhận thức được những cơ hội và thách thức, đồng thời phải xác định cho mình một hướng phát triển phù hợp với năng lực cũng như xu hướng của thị trường mới có thê tồn tại và phát triển trên thị trường

Lĩnh vực bán lẻ đã và đang trở thành một xu hướng tắt yếu trong nền kinh tế

thị trường tại Việt Nam và ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong hoạt động kinh

doanh của một ngân hàng Cùng với hoạt động dịch vụ bán lẻ, hoạt động tín dụng

bán lẻ cũng ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm từ các NHTM trong nước đo đây là hoạt động tạo nên nguồn thu chủ yếu cho một ngân hàng

Cùng theo sự chuyên hướng chung của hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Việt Nam nói chung và Agribank Chi nhánh Huyện Cao Lộc - Lạng Sơn nói riêng đã và đang xây dựng cho mình những định hướng nhằm từng

bước chuyên đổi mô hình hoạt động sang chú trọng hơn đối với các hoạt động bán

lẻ Tuy nhiên, quá trình thực hiện định hướng này không phải có thể hoàn thành trong một sớm một chiều mà đòi hỏi cả sự sáng suốt, quyết đoán của đội ngũ lãnh đạo cùng sự năng động, nhiệt huyết của đội ngũ nhân viên trong toàn hệ thống từ

Hội sở đến từng chỉ nhánh

Với những kiến thức tích lũy được qua quá trình nghiên cứu cùng với sự

hướng dẫn tận tình của PGS.TS Ngô Kim Thanh, tác giả hy vọng những giải pháp

và kiến nghị đưa ra trong luận văn này sẽ góp phần vào việc phát triển hoạt động tín

dụng bán lẻ tại Chi nhánh Agribank Chi nhánh Huyện Cao Lộc - Lạng Sơn nói

riêng và của NHTM nói chung trong thời gian tới.

Trang 20

TRUONG DAI HOC KINH TE QUOC DAN

NGUYEN THI NGOC MAI

PHAT TRIEN HOAT DONG

TIN DUNG BAN LE TAI AGRIBANK CHI NHANH HUYỆN CAO LỘC - LANG SON

Chuyên ngành: QUÁN TRỊ DOANH NGHIỆP

Mã ngành: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGÔ KIM THANH

HÀ NỘI - 2019

Trang 21

PHAN MO DAU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngân hàng thương mại đã hình thành tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá Sự phát triên hệ thống ngân hàng thương

mại đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế

hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nên kinh tế thị trường thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành

những định chế tài chính không thê thiếu được

Từ khi trở thành thành viên của WTO ngành ngân hàng Việt Nam trở thành một trong những ngành hàng đầu thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư

trong và ngoài nước Tổng dân số hiện tại của Việt Nam ước tính khoảng 96 triệu

người và tốc độ phát triên dân số cũng khá cao Theo thông tin từ Ngân hàng nhà

nước , một nửa số đân của Việt Nam hiện nay chưa có tài khoản tại các Ngân hàng trong, do đó có thê nói Việt Nam có tiềm năng lớn trong việc phát triển các dịch vụ

NHBL Tại Việt Nam các Ngân hàng như BIDV, VIETINBANK, AGRIBANK hiện đang

là những ngân hàng bán lẻ có tốc độ phát triển và chất lượng dịch vụ khá tốt Hoạt động NHBL tạo nên nguồn thu nhập ôn định cho các ngân hàng, phân tán rủi ro Do

đó phát triên hoạt động NHBL là xu hướng hiện nay của phần lớn các ngân hàng

thương mại trên thế giới

Agribank đã đặt mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng hiện đại hàng

đầu Việt Nam vào đầu năm 2003, với triết lý: “Agribank mang phòn thịnh đến

khách hàng” Đề thực hiện mục tiêu này, trong nhiều năm qua, Agribank đã không

ngừng nỗ lực phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích, mở rộng mang

lưới kinh doanh gắn liền với các mục tiêu tăng trưởng bán lẻ, không chỉ mở rộng

thêm mạng lưới phân phối bán lẻ trên 2.300 chi nhánh Mà còn mở rộng thị phần, cơ sở khách hàng, đa dạng hóa dịch vụ sản phẩm cung cấp tới khách hàng cá nhân

Trong toàn bộ hoạt động NHBL của Agribank bao gồm huy động vốn dân

cư, tín dụng bán lẻ, hoạt động phi tín dụng như dịch vụ Thẻ, dịch vụ WU (kiều

Trang 22

thê nói, thu nhập của hoạt động ngân hàng bán lẻ chủ yếu xuất phát từ lãi cho vay

Quán triệt chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, trên cơ sở kết quả hoạt động

kimh doanh năm 2018 và nghiên cứu dự báo môi trường kinh doanh năm 2019, một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu được Agribank xác định trong năm

2019 đó là “Tập trung phát triên mạnh mẽ khách hàng cá nhân chiếm lĩnh thị phần

bán lẻ trong năm 2019 nhằm thực hiện mục tiêu trở thành Ngân hà ng bán lẻ hàng

đầu Việt Nam trong những năm tới”

Chị nhánh Agribank Lạng Sơn được thành lập từ năm 1998, mac du da

trải qua hơn 20 năm hoạt động và phát triên nhưng hoạt động tín dụng bán lẻ của

chỉ nhánh có kết quả chưa thực sự tốt, dư nợ bán lẻ thấp hơn nhiều so với các

Chi nhánh trong cùng hệ thống Agribank và so với các ngân hàng khác trên cùng

địa bàn

Trước bối cảnh chung của nên kinh tế, dựa trên định hướng phát triển tin

dụng của Agribank thì Agribank chỉ nhánh Huyện Cao Lộc-Lạng Sơn đã đề ra mục

tiêu đây mạnh hoạt động tín dụng bán lẻ và coi đây là nhiệm vụ mang tính chiến

lược lâu dài đảm bảo an toàn và hiệu quả trong giai đoạn hiện nay

Xuất phát từ thực trạng trên, em đã lựa chọn đề tài “Phát triển hoạt động

tín dụng bán lẻ tại Agribank chỉ nhánh Huyện Cao Lộc - Lạng Sơn ” đê nghiên cứu Đây luôn luôn là đề tài mang tính cấp thiết quan trọng trong giai đoạn hiện nay và các năm sau của Agribank Lạng Sơn nói chung và Agribank huyện Cao

Lộc Lạng Sơn nói riêng

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tông quát:

Làm rõ vai trò của tín dụng bán lẻ đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng, các tiêu chí đánh giá sự phát triển của hoạt

động tín dụng bán lẻ Phân tích thực trạng và từ đó tìm ra những giải pháp đề phát

triên hoạt động tín dụng bán lẻ tại Agribank Chi nhánh Cao Lộc - Lạng Sơn.

Trang 23

Muc tiéu cu thé:

Xác lap cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng bán lẻ của Ngân hàng thương mại - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại

Agribank Chị nhánh Cao Lộc - Lạng Sơn

- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại

Agribank Chi nhánh Cao Lộc - Lạng Sơn giai đoạn 2019 đến 2024

3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đề tài này tiếp cận đối tượng nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng nhiều phương pháp, nhắn mạnh việc khảo sát tông kết thực tiễn, lấy thực tiễn so sánh với lý luận về

phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ Các phương pháp cụ thê được sử dụng:

- Vận dụng phương pháp luận của các lý luận về cấp tín dụng nói chung cũng

như lý luận về hoạt động tín dụng bán lẻ nói riêng vào việc nghiên cứu từ đó hình

khung lý thuyết cho đề tài này

- Phương pháp khảo sát thực tế và tông kết thực tiễn, phân tích tông hợp: Được áp dụng đề đánh giá nhu cầu vay vốn của các khách hàng thuộc các khu vực trên địa bàn

Nguồn số liệu của đề tài này chủ yếu được lấy từ các số liệu thứ cấp như:

Báo cáo thống kê về công tác tín dụng, báo cáo thống kê cho vay các thành phần kinh tế , báo cáo triển khai nhiệm vụ kinh doanh hàng năm của đơn vị

Trên cơ sở đề tài rút ra các vấn đề có tính lý luận „ thực tiễn đề đề ra các giải

pháp phù hợp nhằm phát triên tín dụng bán lẻ tại Agribank Chi nhánh Huyện Cao

Lộc - Lạng Sơn

Đối tượng nghiên cứu: Là mục tiêu phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tai

Ngân hàng thương mại , Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Tỉnh Lạng Sơn và cụ thê là Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT chỉ nhánh Huyện Cao Lộc - Lạng Sơn

Phạm vi nghiên cứu: tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Huyện

Cao Lộc - Lạng Sơn giai đoạn 2013-2018, đề xuất giải pháp từ 2019 đến 2024.

Trang 24

thuyết chú trọng việc tông hợp và phân tích dựa trên những dữ liệu thu thập được Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tông hợp, thống kê, đối chiếu so sánh trên cơ sở phân tích tình hình thực tế của hệ thống NHTM Việt Nam, hệ thống Agribank từ đó xác định các tồn tai, đưa ra những định hướng, giải pháp cụ thé 5 Tên luận văn và kết cấu của luận văn

Tên luận văn: “Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Agribank chỉ

nhánh Huyện Cao Lộc —- Lạng Sơn ”

Kết cấu của luận văn: Ngoài phan mở đầu, kết luận, danh mục các chữ viết tắt, danh mục sơ đồ và bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn

được chia thành 3 chương như sau:

Chương I: Cơ sở lý luận về phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ của

ngân hàng thương mại

Chương II: Thực trạng phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại

Agribank chỉ nhánh Huyện Cao Lộc - Lạng Sơn

Chương IH: Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại

Agribank chỉ nhánh Huyện Cao Lộc - Lạng Sơn

Trang 25

CHUONG 1

CO SO LY LUAN VE PHAT TRIEN HOAT DONG TIN DUNG BAN LE CUA NGAN HANG THUONG MAI

1.1 Khái quát về hoạt động tín dụng bán lẻ của Ngân hàng thương mại

IL.1.L Khái niệm hoạt động tín dụng bán lẻ

Tín dụng là khái niệm thê hiện mối quan hệ giữa người cho vay và người vay Trong quan hệ này, người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho vay cho người đi vay trong một thời gian nhất định Người đi vay có nghĩa vụ trả số tiền hoặc giá trị hàng hoá đã vay khi đến hạn trả nợ có kèm

hoặc không kèm theo một khoản lãi

Thực chất, tín dụng là biêu hiện mối quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tín dụng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời cho

quá trình tái sản xuất và đời sóng, theo nguyên tắc hoàn trả

Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng phát sinh giữa các ngân hàng, các tô

chức tín dụng với các đối tác kinh tế - tài chính của toàn xã hội, bao gồm doanh nghiệp, cá nhân, tô chức xã hội, cơ quan nhà nước

Theo Luật các Tô chức tín dung nam 2010 thi: “C ap tín dụng là việc thỏa thuận dé tô chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản

tiên theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác "

Tín dụng bán lẻ cùng với tín dụng bán buôn là hai bộ phận cấu thành nên

hoạt động tín dụng của NHTM

Tín dụng bán buôn được hiểu là tất cả các khoản vay thông qua thị trường tài chính (thị trường tiền tệ liên ngân hàng) hoặc cho vay đối với các trung gian tài chính khác (các ngân hàng thương mại, quỹ, các tô chức làm đại lý ủy thác), và cho vay các công ty và doanh nghiệp lớn khác, không tính đến quy mô giá trị khoản vay.

Trang 26

Có thê phân biệt sự khác nhau của tín dụng bán buôn và tín dụng bán lẻ

thông qua các tiêu chí đánh giá như sau:

+ Đối tượng:

Tín dụng bán buôn: các ngân hàng thương mại có quy mô vừa và nhỏ, các tô

chức tín dụng khác như công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, các tập đoàn

kinh tế các tông công ty có quy mô lớn

Tín dụng bán lẻ: các khách hàng cá nhân, hộ gia đình, các DNVVN

+ Tính chất hoạt động

Tín dụng bán buôn: các khoản tín dụng có giá trị lớn, được thực hiện thông

qua thị trường liên ngân hàng hoặc thực hiện trực tiếp giữa ngân hàng với các tô

chức tín dụng hoặc thực hiện theo hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng với các tập

đoàn kinh tế, các tông công ty

Tín dụng bán lẻ: các khoản tín dụng có giá trị nhỏ, liên quan đến nhiều đối

tượng trong xã hội Hoạt động tín dụng bán lẻ phản ánh khả năng thâm nhập sâu

rộng vào các lĩnh vực đời sông kinh tế xã hội mức độ phát triên của hoạt động tín

dụng bán lẻ còn thê hiện sự phát triển chiều rộng của hệ thống ngân hàng

+ Tính chất giao dịch

Tín dụng bán buôn: số lượng giao dịch ít nhưng giá trị mỗi giao dịch lớn và

chi phí bình quân trên mỗi giao dịch nhỏ, do đó giao dịch với khách hàng của tín

dụng bán buôn có thể tiết kiệm được chỉ phí giao dịch dựa vào lợi thế nhờ quy mô

giao dịch

Tín dụng bán lẻ: số lượng giao dịch nhiều nhưng giá trị mỗi giao dịch nhỏ

nên chỉ phí bình quân mỗi giao dịch cao để phục vụ mỗi đối tượng của tín dụng bán

lẻ, ngân hàng phải tốn chi phi nhiều hon

+ Mức độ rủi ro

Tín dụng bán buôn: đo giá trị các khoản tín dụng lớn và tập trung vào một số

đối tượng khách hàng nên rủi ro của hoạt động tín dụng bán buôn là cao.

Trang 27

Tín dụng bán lẻ: với số lượng khách hàng lớn và giá trị các khoản tín dụng nhỏ nên rủi ro của tín dụng bán lẻ được phân tán

Thông qua sự so sánh trên và dựa trên bản chất của hoạt động tín dụng có thé hiểu được rằng: Tín dụng bán lẻ là việc cấp tín dụng cho khách hàng bằng các nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh, chiết khẩu, phát hành thẻ tín dụng và các nghiệp vụ khác Trong đó, đối tượng khách hàng của tín dụng bán lẻ là khách hàng cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ Tuy nhiên tùy theo từng ngân hàng khác

nhau mà đối tượng khách hàng bán lẻ có thể khác nhau

L.1.2 Phân loại hoạt động tín dụng bán lẻ

Bên cạnh hình thức phân loại chung, tín dụng bán lẻ còn phân chia theo cách tiêu chí sau:

- Căn cứ vào đối tượng cấp tín dụng

+ Cho vay cá nhân và hộ gia đình: các cá nhân và hộ gia đình là những đối

tượng khách hàng chủ yếu trong hoạt động tín dụng bán lẻ Đặc điểm của đối tượng

khách hàng này là có nhu cầu vốn ít nhưng số lượng khách hàng khá lớn

+ Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ: Đây cũng là đối tượng của tín dụng bán lẻ Các tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ được quy định trong Khoan 1,

Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về Định nghĩa

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay

+ Cho vay tiêu dùng: Các sản phâm cho vay tiêu dùng như là cho vay mua

sửa chữa nhà, cho vay mua ô tô, cho vay du học

+ Cho vay sản xuất, kinh đoanh hàng hóa: khách hàng vay vốn để kinh

doanh các lĩnh vực như kinh doanh bất động sản, kinh doanh hàng tiêu dùng 1.1.3 Đặc điểm hoạt động tín dụng bán lẻ

Đối tượng của tín dụng bán lẻ rất rộng bao gồm các khách hàng cá nhân, hộ gia đình, các DNVVN, đây là những khách hàng có nhu cầu sử dụng vốn ít tuy nhiên số lượng khách hàng lại khá đông Thị trường của tín dụng bán lẻ rộng

Trang 28

hàng doanh nghiệp

Các thông tin về tình hình tài chính của khách hàng thường không cao, khó

xác định đối với cá nhân hộ gia đình và khó kiêm chứng đối với các DNVVN do các báo cáo tài chính thường không được kiêm toán

Do đặc thù của sản phẩm cho vay và mức thu nhập nên đối tượng khách hàng của tín dụng bán lẻ thường có tỷ lệ vay vốn trung dài hạn cao hơn so với mức bình quân chung

Nhu cầu vay vốn của các khách hàng chịu tác động mạnh và phụ thuộc vào

chu kỳ kinh tế Nhu cầu tăng mạnh vào thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng tốt, người

dân có thu nhập cao, các hoạt động kinh doanh có khả năng sinh lời tốt; đồng thời

nhu cầu giảm mạnh và thời kỳ nền kinh tế khủng hoảng suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp

tăng cao, các hoạt động kinh doanh không hiệu quả

Chi phi cho tín dụng bán lẻ lớn hơn mức bình quân chung do các khoản vay

nhỏ lẻ lượng khách hàng lớn nên chi phi quan ly chi phí hoạt động lớn, do nhu cầu

sử dụng nguồn vốn trung đài cao nên chi phí vốn cao

Khả năng phân tán rủi ro cao do số lượng khách hàng lớn và mỗi giao dịch

TDBL thường co gia tri nho nên mức anh hương của các khoan vay này cũng không lớn đối với hoạt động tông thê của ngân hàng

L.1.4 Vai trò của hoạt động tín dụng bán lẻ

- Đối với nên kinh tế xã hội:

Ngoài vai trò thúc đây sự phát triển của nền kinh tế như một hoạt động tín

dụng thông thường thì hoạt động tín dụng bán lẻ còn có vai trò đặc thù như sau:

Thúc đây quá trình luân chuyền tiền tệ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn để

các cá nhân, hộ gia đình mở rộng sản xuất hàng hóa, dịch vụ, giải quyết khối lượng lớn công ăn việc làm, nâng cao vai trò các thành phần kinh tế, đóng góp ngày càng

tăng trong GDP.

Trang 29

Kích cầu tiêu dùng: thông qua các sản phẩm tín dụng bán lẻ cung cấp cho đối tượng khách hàng cá nhân như cho vay mua nhà ở, ô tô trang thiết bị phục vụ sinh

hoạt gia đình các sản phầm tiêu dùng thông qua các loại thẻ nội địa và quốc tế

đã kích thích người dân tăng cường chỉ tiêu, từ đó thúc đây các doanh nghiệp đầu tư gia tăng năng lực sản xuất, tăng trưởng kinh tế

Góp phần quan trọng trong việc đây lùi tệ nạn tín dụng đen, cho vay nặng lãi: hoạt động tín dụng bán lẻ của các ngân hàng giúp các khách hàng cá nhân, hộ gia

đình dễ dàng tiếp cận nguồn vốn có lãi suất hợp lý từ đó sẽ hạn chế tình trạng cho

vay nặng lãi ở nhiều nơi

- Đối với ngân hàng thương mại:

Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ là xu thé tất yếu, phù hợp với xu hướng

chung của các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới, đảm bảo cho các ngân hàng

đa dạng hóa kinh doanh, mở rộng các phân khúc khách hàng tiềm năng, mở rộng thị

trường, phân tán rủi ro, cung ứng dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng

Tín dụng bán lẻ là một trong hai bộ phân trong nghiệp vụ cho vay của ngân

hàng thương mại Do đặc thù về đối tượng khách hàng nên hoạt động tín dụng bán

lẻ góp phần đây nhanh dư nợ và mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho các ngân

hàng Phát triên các sản phâm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói chung và tín dụng bán

lẻ nói riêng yêu cầu các ngân hàng đầu tư mạnh vào hạ tầng công nghệ thông tin,

cải tiến chất lượng sản phẩm, xây dựng mạng lưới kênh phân phối đa dạng, rộng

khắp làm nền tảng đề phát triển các sản phẩm, dịch vụ tín dụng bán lẻ, phục vụ một

lượng khách hàng đông đảo - Đối với khách hàng:

Hoạt động tín dụng bán lẻ hỗ trợ được khách hàng cá nhân trong việc thỏa

mãn nhu cầu thiết yếu của cuộc sống như mua nhà, mua ô tô, học tập, du lịch, chữa

bệnh tạo điều kiện nâng cao dân trí, hình thành những thói quen sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chat tinh

thần của người dân.

Trang 30

Đối với các hộ gia đình có hoạt động sản xuất kinh doanh thì tín dụng bán lẻ là kênh tài trợ, cung cấp vốn qua đó có thể giúp các hộ gia đình có điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất, phát huy tối đa nội lực của khách hàng, khai thác hết tiềm năng về

lao động, đất đai, hàng hóa một cách hợp lý và có hiệu quả; Giúp các hộ sản xuất làm

quen và từng bước thực hiện hạch toán kinh tế, sử dụng vốn vay có hiệu quả

1.1.5 Các sản phẩm tín dụng bán lẻ hiện nay

Trên cơ sở nhu cầu sử dụng sản phẩm của khách hàng các ngân hàng hiện nay đã nghiên cứu và cho ra đời nhiều sản phẩm tín dụng bán lẻ bao gồm:

Các sản phẩm đối với khách hàng cá nhân và hộ gia đình:

Cho vay sản xuất kinh doanh: là sản phầm ngân hàng tài trợ vốn cho khách

hàng đề bô sung vốn lưu động thường xuyên, thời vụ hoặc để phục vụ các mục đích

sản xuất kinh doanh khác nhau

Số lượng khách hàng của loại sản phẩm này có nhu cầu vay thường rất lớn

nhưng doanh số vay lại không lớn nên chỉ phí giao dịch của sản phẩm thường cao

Mặt khác, do trình độ và thời gian của đối tượng khách hàng này thường hạn chế

nên nhiều khi khách hàng ngại tiếp xúc với ngân hàng mặc dù có nhu cau vay von

Cho vay tiêu dùng cá nhân: là sản phầm nhằm tài trợ cho nhu cầu chỉ tiêu của người tiêu dùng, như nhu cầu sinh hoạt gia đình, mua sắm đồ dùng chỉ tiêu cho y tế,

giáo dục, du lịch,

Đối tượng khách hàng của cho vay tiêu dùng thường là những người có thu

nhập không nhất thiết phải ở mức cao nhưng phải ôn định, chủ yếu là các công nhân

viên chức hưởng lương và có việc làm ôn định, đây là nhóm đối tượng khách hàng

có số lượng rất đông và nhu cầu vay tiêu dùng cũng rất lớn

Cho vay du học: bao gồm nghiệp vụ cho vay và các dịch vụ hỗ trợ du học

khác đề phục vụ mục đích chứng minh tài chính hoặc chỉ trả học phí cho các khách hàng có nhu cầu du học trong và ngoài nước

Cho vay du học là sản phẩm đặc thù do đó đối tượng khách hàng có nhu cầu

vay vốn thường hẹp hơn nhiều so với các sản phẩm tín dụng bán lẻ khác.

Trang 31

11

Cho vay mua nhà: Ngân hàng thực hiện cho khách hàng vay đề mua nhà đất

ở riêng lẻ, mua nhà hoặc đất ở tại các dự án, nhận chuyên nhượng lại Hợp đồng

mua bán nhà, đất ở tại các dự án, hoặc thực hiện cải tạo, sửa chữa nhà ở

Đối tượng khách hàng chủ yếu của sản phâm cho vay mua nhà là các khách hàng cá nhân Quy mô khoản vay mua nhà thường lớn hơn nhiều so với quy mô trung bình của các khoản vay tiêu dùng thông thường Cho vay mua nhà thường có kỳ hạn dài nhất (có thể từ 10 — 30 năm) trong danh mục cho vay của ngân hàng, nhìn chung với khoảng thời gian dài như trên thì loại hình cho vay này chứa đựng những nguy cơ rủi ro đáng kể vì có nhiều vấn đề có thê xảy ra như những thay đôi

tiêu cực trong nên kinh tế, lãi suất, khả năng tài chính của người vay

Cho vay mua ô tô: Ngân hàng thực hiện cho cá nhân, hộ gia đình hoặc doanh nghiệp có nhu cầu mua xe ô tô phục vụ mục đích tiêu dùng hoặc kinh doanh

Nhóm khách hàng cá nhân hộ gia đình: nhóm khách hàng này thường có thu

nhập cao và ôn định, họ mua ô tô đê phục vụ nhu cầu đi lại hàng ngày hoặc để phục vụ sản xuất kinh doanh

Nhóm khách hàng doanh nghiệp: thường có nhu cầu mua ô tô phục vụ việc

đi lại cho lãnh đạo, đưa đón cán bộ nhân viên, vân chuyền hàng hóa, nguyên vật

liệu của công ty Với các doanh nghiệp chuyên kinh doanh trong lĩnh vực vận tải thì

nhu cầu thường hướng tới các loại xe phục vụ cho hoạt động kinh doanh của họ, số

lượng xe mua nhiều vì vậy số tiền vay cũng khá lớn

Cho vay câm cố, chiết khấu giấy tờ có giá: Ngân hàng thực hiện cho vay khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, đầu tư hoặc đời sống (tiêu dùng) và có bảo đảm 100% khoản vay bằng cam c6 GTCG, TTK

hoặc khách hàng cá nhân có nhu cầu ứng trước tiền gửi theo hình thức chiết khấu

Mục đính là để đáp ứng ngay tức thời nhu cầu ứng trước tiền gửi của khách hàng

với thủ tục đơn giản, thời gian xử lý nhanh nhất và đảm bảo an toàn

Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành Thẻ Tín dụng Quốc tế: Ngân hàng phát hành thẻ Tín dụng cho khách hàng đề thực hiện các giao dịch mua sắm hàng hóa, ứng

tiền mặt trên phạm vi toàn cầu, khách hàng được chỉ tiêu trước trả tiền sau

Trang 32

Các khách hàng sử dụng Thẻ tín dụng quốc tế phần lớn đều là những khách

hàng cá nhân có nguồn thu nhập cao, ôn định, có nhu cầu sử dụng các sản phâm dịch vụ hiện đại sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt Tùy theo

từng đối tượng khách hàng mà hạn mức thẻ tín dụng sẽ khác nhau Dư nợ phát triên

được thông qua sản phẩm này thường thấp hơn so với các sản phẩm khác, tuy nhiên

mức lãi suất áp dụng thì lại cao hơn nhiều

Thấu chỉ tài khoản: Tài trợ vốn cho khách hàng thông qua việc cho khách

hàng được sử dụng vượt quá số dư trên tài khoản tiền gửi của mình

Đối tượng khách hàng sử dụng sản phâm thấu chi tài khoản thường là các cá

nhân được trả lương qua tài khoản của ngân hàng Việc phát triển sản phẩm này

thường có liên quan trực tiếp đến các doanh nghiệp hiện đang có quan hệ với ngân

hàng Cũng giống như cho vay qua sản phẩm thẻ tín dụng thì dư nợ của thấu chỉ tài

khoản thấp hơn nhiều so với các sản phẩm tín dụng bán lẻ khác

1.2 Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ

1.2.1 N6i dung phat trién hoat động tín dụng bán lẻ

® Quan niệm về phát triển tin dụng bán lẻ

Phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao Phát triển không chỉ đơn

thuần tăng lên hay giảm đi về số lượng và còn có sự biến đôi về chất của sự vật hiện

tượng Phát triển là khuynh hướng vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức

tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện do việc giải quyết mâu thuẫn thực hiện bước

nhảy về chất gây ra và hướng theo xu thế phủ định của phủ định Như vậy hiểu một

cách đơn giản nhất thì phat trién là sự tăng lên của về số lượng và chất lượng

Hoạt động tín dụng ngân hàng nói chung và tín dụng bán lẻ nói riêng có vai

trò rất quan trọng đối với sự phát triên của nên kinh tế, giúp thỏa mãn các nhu cầu vốn của cá nhân hộ gia đình, Doanh nghiệp vừa và nhỏ và tạo nên sự phát triển bền

vimg cua NHTM

Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ cần chú ý các tiêu chí sau:

Phát trién ca số lượng và chất lượng: mỗi ngân hàng ngay từ đầu phải xây

Trang 33

13

dựng kế hoạch đầu tư phát triển tín dụng bán lẻ với mục tiêu là mở rộng thị trường, tăng số lượng khách hàng, tăng dư nợ tín dụng đồng thời phải nâng cao và kiêm

soát được chất lượng tín dụng

Phát triển phù hợp với khả năng kiểm soát và nhu câu thị trường: việc phát triển tín dụng bán lẻ được xem là có hiệu quả khi bản thân ngân hàng kiểm soát

được rủi ro phát sinh và đáp ứng được các nhu cầu có thê có từ các sản phẩm cung cấp Nếu phát triển ð ạt, quá nóng, ngoài tầm kiểm soát có thể dẫn đến tình trạng rủi

ro tín dụng cao và gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng

Thực hiện việc nghiên cứu nhu cầu thị trường trước khi tiến hành triển khai

phát triển các sản phẩm tín dụng bán lẻ mới, đây là giai đoạn rất quan trọng có ảnh

hướng lớn đến định hướng phát triển và hiệu quả của sản phẩm mới

Như vậy phát triển tín dụng bán lẻ có thể hiểu là sự phát triển v số lượng và

chất lượng các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ dựa trên quan điểm phát triển bên vững, hài hòa, đông bộ

Các hình thức phát triển sản phâm dịch vụ ngân hàng thường được áp dụng:

- Phát triển các sản phâm dịch vụ mới và cung cấp trên thị trường hiện có

hoặc trên thị trường mới

- Mở rộng quy mô thị trường hiện tại và phat trién thi trường mới với các sản

phẩm dịch vụ hiện có của ngân hàng

Trong quá trình kinh doanh và phát triên của ngân hàng, để đáp ứng được

những thay đôi về nhu cầu của thị trường thì các ngân hàng cũng phải thường xuyên thay đôi các sản phẩm dịch vụ cung cấp theo hướng nâng cao và hoàn thiện danh

mục sản phâm tín dụng hiện có, các sản phẩm sẽ được phát triển theo chiều sâu và

ngày càng phù hợp hơn đề đáp ứng được nhu cầu và kỳ vọng của người sử dụng

Đồng thời các sản phâm dịch vụ mới cũng sẽ được nghiên cứu phát triên và đây có

thé coi là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thúc đây sự phát triển của

hoạt động tín dụng bán lẻ Các quy định, quy trình về cung cấp sản phẩm cho khách

Trang 34

hàng cũng sẽ được cải tiến theo hướng giảm thiêu rủi ro và nâng cao hiệu quả họat động của ngân hàng

Đề tăng trưởng về quy mô tín dụng bán lẻ thì ngân hàng cần phải mở rộng được thị trường của mình, do đó chiến lược marketing sẽ đóng vai trò quan trọng để thực hiện mục tiêu trên, thực hiện các chiến lược mang tính đột phá sẽ tạo ra

hiệu quả bất ngờ và mang lại sự phát triển nhanh chóng đối với hoạt động tín

dụng bán lẻ Tuy nhiên việc mở rộng thị trường cũng cần phải được tiến hành

một cách vững chắc trên quan điểm giữ vững thị trường hiện có và phát triển thị

trường mới

Hoạt động tín dụng không những mang lại lợi ích đối với các khách hàng mà còn mang lai lợi ích đối ngân hàng, do đó khi thực hiện các chiến lược giải pháp để phát triển tín dụng bán lẻ cần phải quan tâm đến vấn dé hai hòa được lợi ích của hai

bên Khách hàng được sử dụng các sản phẩm mang lợi nhiều lợi ích nhất đối với họ và ngân hàng vừa phát triển được tín dụng bán lẻ, tăng nguồn thu và nâng cao được

hiệu quả kinh doanh

Trong quá trình phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ, một điều vô cùng quan

trọng đó là phải đảm bảo được sự tăng trưởng an toàn, tức là đảm bảo các chỉ tiêu

như tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn, .trong tam kiêm soát

e Các giải pháp để phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ

- Xây dựng các chính sách quy định riêng đối với hoạt động tín dụng bán lẻ Các Ngân hàng cần xây dựng và ban hành quy định về chính sách cấp tín

dụng bán lẻ trong đó có quy định cụ thê về Chính sách tiếp thị khách hàng: Chính

sách về cấp tín dụng: Chính sách về tài sản đảm bảo; Chính sách về lãi suất cho vay

để duy trì và phát triên một cơ cấu khách hàng bèn vững, gia tăng thị phần tín dụng

bán lẻ, nâng cao vị thế của Ngân hàng trong hoạt động tín dụng bán lẻ, đồng thời

tăng cường công tác kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng bán lẻ, thống nhất

cách ứng xử, đảm bảo tính minh bạch, công khai trong việc cấp tín dụng đối với khách hàng.

Trang 35

15

- Phát triển mạng lưới và các kênh phân phối của ngân hàng: nhằm tăng tiện

ích, tăng khả năng tiếp cận khách hàng, mở rộng mang lưới chỉ nhánh và đặc biệt là

các kênh phân phối điện tử, công nghệ cao qua internet, qua điện thoại, hệ thống các

máy ATM, đêm chấp nhận thẻ rộng khắp Mở rộng mang lưới cần thiết kế dựa trên

nền tảng công nghệ thông tin của khách hàng tiềm năng, khả năng khai thác hiệu quả thị trường, việc mở rộng phải song song với quá trình rà soát mạng mưới và rà

soát, đóng cửa những điểm giao dịch không hiệu quả đê bó trí lại

- Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ cung cấp: Đa dạng hóa sản phâm là

điêm mạnh và mũi nhọn đề phát triên dịch vụ ngân hàng cá nhân Hình thành bộ phận nghiên cứu chuyên trách phát triển sản phẩm, tập trung vào các sản phẩm có

hàm lượng công nghệ cao, có đặc điểm nỗi trội, tiện ích khác biệt so với sản phâm

trên thị trường nhằm tăng tính cạnh tranh Việc thiết kế sản phẩm phải dựa trên

quan điểm hướng tới khách hàng, dựa trên yêu cầu của khách hàng và thị trường,

các quy trình thủ tục đơn giản, tiện ích, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng

tiếp cận

- Tăng cường công tác quảng bá thương hiệu, tiếp thị, chăm sóc khách hàng

và hậu mãi nhằm tăng cường chuyên tải thông tin với công chúng giúp khách hàng

cập nhập thông tin về năng lực, uy tín của ngân hàng, hiểu biết cơ bản về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, tạo mối liên hệ chặt chẽ đa chiều giữa ngân hàng với khách

hàng Đồng thời do phần lớn đối tượng phục vụ của TDBL là các khách hàng cá

nhân nên việc quảng bá, tiếp thị các sản phâm dịch vụ đóng vai trò cực kỳ quan trọng, có lợi cho cả ngân hàng và khách hàng

- Đổi mới và hoàn thiện quy trình cấp tín dụng bán lẻ

Hầu hết các NHTM đều tự thiết kế cho mình một quy trình tin dung cu thé,

tùy theo quy mô của từng ngân hàng, năng lực của đội ngũ nhân sự, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin, thời hạn cho vay, hình thức cho vay, lĩnh vực cho vay mà quy trình tín dụng có thê được thiết kế khác nhau Quy trình tín dụng là cơ sở để xây dựng một mô hình tài chính thích hợp tại ngân hàng, đây là một quá trình mang tính chất liên hoàn và được thực hiện bởi ngân hàng, khách hàng và các đơn vị có

Trang 36

liên quan Do đó việc cải tiến quy trình tín dụng theo hướng đơn giản, an toàn sẽ tạo

sự vận hành thông suốt giữa các phòng ban nghiệp vụ của ngân hàng làm tăng hiệu quả công việc, đồng thời cũng tạo nên sự thuận tiện cho khách hàng và thu hút được nhiều khách hàng đến sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng

- Nâng cao chất lương nguôn nhân lực: Nguồn nhân lực được xem là nhân tố

thành công của ngân hàng và yếu tố tạo nên sự phát triển Ngân hàng có thể có công

nghệ hiện đại, chất lượng dịch vụ tốt, cơ sở hạ tầng mạng lưới lớn nhưng nếu nguồn

nhân lực kém cả về số lượng và chất lượng thì sẽ khó có thê phát triển, duy trì và

tạo được lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng khác

Hiện nay các ngân hàng đều ứng dụng các công nghệ hiện đại để có thê hỗ

trợ tốt cho hoạt động kinh doanh vì vậy để sử dụng có hiệu quả các công nghệ hiện đại thì cán bộ ngân hàng cần phải được đào tạo thường xuyên đề cập nhật và sử

dụng các công nghệ Bên cạnh các kiến thức, sự am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ thì cũng cần phải quan tâm đến các kỹ năng bán hàng, tác phong văn hóa bán hàng chuyên nghiệp đối với cán bộ nhân viên Do đó việc tô chức các khoá đào tạo nhằm

trang bị thêm các kiến thức cho cán bộ ngân hàng ngày càng được các ngân hàng quan tâm và thực hiện thường xuyên

Đào tạo được nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn tốt cũng phải đi đôi

với việc tạo được động lực và thái độ làm việc tốt của cán bộ nhân viên, do đó các

ngân hàng cũng phải quan tâm lưu ý đến vấn đẻ này, thường xuyên tạo các phong

trào thi đua bán hàng, động viên thăm hỏi cán bộ nhân vién

1.2.2 Tiêu chí đánh giá kết quả phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ - Các chỉ tiêu về dư nợ cho vay:

Chỉ tiêu dự nợ cho vay: là chỉ tiêu tích lũy qua các thời kỳ, là số tiền mà ngân hàng còn cho vay tính đến một thời điểm nhất định

Công thức tính chỉ tiêu dư nợ cho vay như sau:

Dư nợ cho vay kỳ này = Dư nợ cho vay kỳ trước + Tổng doanh số giải ngân

trong ky — T ống doanh sé thu ng trong ky

Trang 37

17

Khi đoanh số cho vay trong kỳ lớn hơn doanh số thu nợ trong kỳ thì dư nợ

kỳ này sẽ lớn hơn dư nợ kỳ trước Dư nợ cho vay càng lớn càng thê hiện sự mở rộng về quy mô của tín dụng bán lẻ

Chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tuyệt đối: là chỉ tiêu thê hiện mức tăng trưởng

dư nợ tuyệt đối của kỳ này so với kỳ trước

Công thức tính chỉ tiêu này như sau:

Tăng trưởng dư nợ tuyệt đối = Dư nợ cho vay kỳ này - Dư nợ cho vay kỳ trước

+ Nếu Tăng trưởng dư nợ tuyệt đối > 0: Dư nợ cho vay kỳ này lớn hơn dư nợ

cho vay kỳ trước, phản ánh sự mở rộng đối với cho vay

+ Nếu Tăng trưởng dư nợ tuyệt đối < 0: Dư nợ cho vay kỳ này bé hơn dư nợ cho vay kỳ trước, phản ánh sự thu hẹp đối với cho vay

Đây là chỉ tiêu thể hiện sự tăng trưởng của dư nợ kỳ này so với kỳ trước về

mặt lượng, đơn vị tính được xác định theo loại tiền cho vay (VNĐ, USD,

+ Nếu Tăng trưởng đư nợ tương đối < 100%: Dư nợ cho vay kỳ này bé hơn

dư nợ cho vay kỳ trước, phản ánh sự thu hẹp đối với cho vay

Chỉ tiêu tỷ trong du ng cho vay: day là chỉ tiêu tương đối phản ảnh quy mô

các món vay trong tông số món vay được Ngân hàng giải ngân Các chỉ tiêu về tỷ trọng dư nợ cho vay như sau:

Trang 38

"¬ Dư nợ bản lẻ

Ty trong dung cho vay ban le == ——>—— x 100% Tong dung

Tỷ trọng dư nợ cho vay bán lẻ càng cao càng thê hiện quy mô, vai trò, tam

quan trọng của hoạt động tín dụng bán lẻ càng cao trong hoạt động tín dụng của ngân hàng

Dư nợ sản phẩm

Tỳ trọng dư nợ bán lẻetheoSP = x x 100%

Tông dư nợ bán lẻ

Chi tiêu này cho biết cơ cầu đư nợ của từng sản phẩm bán lẻ trong tổng dư

nợ bán lẻ, qua đó có thể đánh giá được tính đa dạng trong việc cung cấp các sản phẩm cho khách hàng Nếu tỷ trọng dư nợ của một sản phẩm trong tông dư nợ quá cao thì có thể gây ra những rủi ro trong việc phát triển dư nợ nếu như việc cho vay đối với đối tượng khách hàng đó gặp khó khăn bởi những khó khăn trong tình hình

kimh doanh của khách hàng hoặc do chính sách hạn chế cho vay của NHNN hoặc

hoặc trả không hết nợ vay thì ngân hàng phải xử lý tài sản đảm bảo đê thu hồi Do

đó cơ cấu cho vay theo tài sản đảm bảo có thể đánh giá được tính hiệu quả và an toàn trong việc phát triển tín dụng.

Trang 39

19

- Các chỉ tiêu về số lượng khách hàng:

Chỉ tiêu số lượng khách hàng vay vốn: đây là chỉ tiêu phản ánh số lượng

khách hàng có các khoản vay tại ngân hàng

Chỉ tiêu số lượng khách hàng vay vốn thời điềm: là số lượng khách hàng vay

vốn đang còn dư nợ tại thời điểm đó

Chỉ tiêu tăng trưởng số lượng khách hàng vay vốn thời điểm = Số lượng khách hàng vay vốn thời điểm này — Số lượng khách hàng vay vốn thời điểm trước

Số lượng khách hàng vay vốn càng lớn càng thể hiện sự mở rộng về quy mô của hoạt động tín dụng, tạo tiền dé và là một trong những nhân tố góp phân gia tăng

dư nợ bán lẻ

- Thu nhập từ hoạt động tín dụng bán lẻ:

Thu thuần từ hoạt động TDBL = Thu lãi cho vay — Chỉ lãi

Đây là chỉ tiêu phản ánh thu lãi thuần từ hoạt động tín dụng bán lẻ mang lại

đối với ngân hàng Ngân hàng cho khách hàng vay vốn với mức lãi suất quy định trong hợp đồng tín dụng và thực hiện thu lãi cho vay, tuy nhiên để có được nguồn vốn cho khách hàng vay thì Ngân hàng phải tiến hành huy động vốn từ khách hàng và phải trả lãi cho những khoản tiền gửi này Chênh lệch từ khoản thu lãi và chỉ lãi

này sẽ cho chúng ta biết được phần thu lãi thuần từ hoạt động tín dụng

Tỷ trọng thu thuần từ hoạt động TDBL trong tông thu nhập thuân = Thu thuân từ hoạt động TDBL x 100%/ Tổng thu nhập thuân của ngân hàng

Đây là chỉ tiêu phản ánh mức đóng góp thu nhập từ hoạt động TDBL trong tông thu nhập của ngân hàng, thê hiện vai trò và tầm quan trọng và hiệu quả của hoạt động TDBL trong hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng

- Thị phần cho vay của ngân hàng:

Dư nợ bản lẻ của Ngân hàng

Trang 40

doanh nào khác đều phải chịu sự cạnh tranh từ các đối thủ khác, do đó chỉ tiêu thi phần dư nợ bán lẻ sẽ đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong hoạt động TDBL tai dia ban

- Các chỉ tiêu về tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn, trích lập dự phòng:

Phát triển tín dụng bao gồm cả sự tăng lên về quy mô và tăng lên về chất

lượng Trong quá trình phát triên tín dụng các ngân hàng luôn phải quan tâm đến

việc kiêm soát các tỷ lệ về nợ xấu, nợ quá hạn

Việc xác định và tính toán tỷ lệ nợ xấu nợ quá hạn, trích lập dự phòng được

thực hiện theo quy định của NHNN

Các chỉ tiêu về tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn:

Nợ quá hạn: bao gồm các khoản nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5

Nợ xấu: bao gồm các khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5

Tỷ lệ Nợ xấu = Dư nợ xấu x 100%/ Tông dư nợ

Tỷ lệ Nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn x 100%/ Tông dư nợ

Các chỉ tiêu về trích lập dự phòng: Dự phòng cụ thể: R = (A - C) xr

thê thì còn tùy thuộc vào nhóm nợ, loại tài sản đảm bảo và giá trị của tài sản đảm

bảo Do đó nếu tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn của chỉ nhánh thấp và giá trị tài sản đảm

bảo lớn thì dự phòng cụ thê phải trích không nhiều, qua đó có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Ngày đăng: 26/07/2023, 07:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN