2018 | PDF | 118 Pages
buihuuhanh@gmail.com
Trang 2
TRUONG DAI HQC KINH TE QUOC DAN
CHUONG TRINH THAC Si DIEU HANH CAO CAP - EXECUTIVE MBA
‘yp THONG TIN THU VIEN
TRAN THANH HA
GIAI PHAP PHAT TRIEN TiN DUNG BAN LE
TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG THÀNH PHÓ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS PHẠM VĂN HÙNG
ĐẠI HỌC K.T.Q.D
TT THÔNG TIN THƯ VIỆN THS A4GARO
PHONG LUAN AN «TU LIEU
HA NOI- 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Téi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật
Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và
không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật
Hà Nội, ngày - tháng - năm 2018 Học viên
Tran Thanh Ha
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi chân thành cảm ơn quý lãnh đạo và cán bộ, khách hàng của ngân hàng
thương mại cỗ phần Công Thương Việt Nam - chỉ nhánh Chương Dương đã nhiệt tình hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu tài liệu để bổ sung hoàn thiện luận văn này, những người thân luôn bên cạnh giúp đỡ và hỗ trợ hết mực về cả mặt vật chất lẫn tỉnh thần trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Và tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới sự hướng dẫn tận tình của thầy PGS.TS Pham Văn Hùng, những định hướng của thay có tính quyết định tới sự thành công
của luận văn
Đề tài này tôi hoàn thành trên cơ sở nỗ lực nghiên cứu của bản thân còn có
sự kế thừa, tổng hợp tai liệu của các nhà nghiên cứu đi trước Nhưng do tính chất
phức tạp của đề tài, trình độ của bản thân còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong sự giúp đỡ và góp ý của các nhà khoa học, các thầy cô và các bạn để luận văn hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng măm 2018 Học viên
Trần Thanh Hà
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TÁT TOM TAT LUAN VĂN
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4 Phương pháp nghiên cứu
1.2.1 Khái niệm về phát triển tín dụng bán lẻ
1.2.2 Các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển tín dụng bán lẻ
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển tín dụng bán lẻ
1.3.1 Sự phát triển kinh tế - xã hội
1.3.2 Môi trường pháp luật
Trang 61.4.1 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ tín dụng bán lẻ của các ngân hàng trong và „26 Ngân hàng
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIÊN TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HANG THƯƠNG MẠI CÓ PHÁN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH
'CHƯƠNG DƯƠNG THÀNH PHÓ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2014-2016 32
2.1 Đặc điểm về Ngân hàng TMCP Công Thương - Chỉ nhánh Chương
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thương - Chỉ
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công Thương - Chỉ nhánh Chương
2.1.3 Các lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng TMCP Công Thương - Chỉ nhánh
2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương - Chỉ
2.2 Tình hình phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương ~ Chỉ nhánh Chương Dương thành phố Hà Nội qua các chỉ tiêu chính 9
2.2.1 Quy trình triển khai phát triển tín dụng bán lẻ hiện đang áp dụng tại Ngân
hàng TMCP Công Thương - Chỉ nhánh Chương Dương thành phố Hà Nội
2.2.2 Cơ cấu dư nợ tín dụng bán lẻ
2.2.3 Dư nợ tín dụng bán lẻ theo thời hạn vay 2.2.4 Tỷ trọng cho vay theo từng sản phẩm bán lẻ
2.3 Đánh giá thực trạng phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương - Chỉ nhánh Chương Dường thành phố Hà Nị
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân trong phát triển tin dung ban |
CHUONG 3 MOT SO GIAI PHAP NHAM DAY MANH PHAT TRIEN DICH
VU TiN DUNG BAN LE TAINGAN HANG THUONG MAI CO PHAN CÔNG
THUONG - CHI NHANH CHƯƠNG DƯƠNG THÀNH PHÓ HÀ NỘI 65 3.1 Chiến lược của Ngân hàng Thương mai cổ phần Công Thương Việt Nam
đến năm 2025
3.1.1 Định hướng chung
Trang 7
3.1.5 Định hướng về thị trường và phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương - Chỉ nhánh Chương Dương thành phố Hà Nội 66 3.2 Giải pháp phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công
Thương - Chỉ nhánh Chương Dương thành phố Hà Nội ~_67
3.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả và chất lượng phát triển tín dụng bán lẻ 68
3.2.2 Giải pháp phát triển khách hàng bán lẻ .69 3.2.3 Giải pháp mở rộng mạng lưới phòng giao dịch
3.2.4 Giải pháp về đội ngũ nhân viên
3.3 Kiến nghị về phát triển tín dụng bán lẻ
3.3.1 Về phía Chính phì
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 3.3.3 Kiến nghị đối với Vietinbank Hội sở KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8
Bảng 2.1:
Bảng 2.2: Bang 2.3:
Bang 2.4:
Bang 2.5: Bang 2.6:
Bang 2.7: Bang 2.8:
DANH MUC BANG BIEU
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của Ngân hàng Công thương
Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương giai đoạn 2014-20 16 36
Chỉ tiêu quỹ thu nhập phản ánh kết quả kinh doanh tại Ngân hàng TMCP
Công Thương - Chi nhánh Chương Dương giai đoạn 2014-2016 38
Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng tại Ngân hàng TMCP Công
Thuong - Chi nhánh Chương Dương giai đoạn 2014-2016 41
Tỷ trọng dư nợ bán lẻ theo kỳ hạn giai đoạn 2014-2016 43
Tỷ trọng cho vay theo nhóm sản phẩm tại Vietinbank Chương Dương
Tỷ lệ nợ xấu tại tại Ngân hàng TMCP Công Thương - Chỉ nhánh
Chương Dương giai đoạn 2014-20 Ì6 5 5< cv vs sex 50
Trang 9DANH MỤC BIÊU ĐỎ, SƠ ĐÒ Biểu đồ:
Biểu đồ 2.1: Kết quả tăng trưởng dư nợ bán lẻ của chỉ nhánh năm 2016 so với năm
2015 các chi nhánh trên cùng địa bàn Hà Nội 2 S5 42 Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng dư nợ trên từng sản phẩm cho vay tiêu dùng tại Vietinbank Chương Dương giai đoạn 2014-20 Ï 6 - <5 «s2 <2 as
Biểu đồ 2.3: Ty trong dư nợ trên từng sản phẩm cho vay phục vụ sản xuất kinh
doanh tại Vietinbank Chương Dương giai đoạn 2014-20 16 46
Biểu đồ 2.4: Dư nợ tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương - Chỉ
nhánh Chương Dương giai đoạn 2014-2016 . s2 s2 ss 47
Biểu đồ 2.5: Số lượng phòng giao dịch của một số chỉ nhánh Vietinbank trên địa
bàn Hà Nội giai đoạn 2014-20 l6 -_ SG S8 SE se 49 Biểu đồ 2.6: Thu nhập từ các hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công
Thương - Chi nhánh Chương Dương giai đoạn 2014-20 16 51
Biểu đồ 2.7: Số lượng các sản phẩm tín dụng phân loại riêng theo từng nhóm đối
tượng đặc thù tại Ngân hàng TMCP Công Thương - Chi nhánh Chương Dương giai đoạn 2014-20 l6 5-5 55 S52 S2 +54 53
Biéu d6 2.8: Tinh minh bạch trong chính sách tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công
Thương - Chi nhánh Chương Dương giai đoạn 2014-20 16 34
Biểu đồ 2.9 Tính ôn định trong những chính sách tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Công Thương - Chỉ nhánh Chương Dương năm 2017 35
Biểu đồ 2.10: Mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ tín dụng bán
lẻ mà Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cung cấp 56
So do:
Sơ đồ 1.1: Quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng bán lẻ c2 14
Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức của VietinBank Chương Dương 25 << 34
Sơ đồ 2.2: Mô hình phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương
- Chi nhánh Chương Dương 5-5 S S S S xe 40
Trang 10DANH MUC TU VIET TAT
I2 | SXKD Sản xuất kinh doanh
14 | TMCP Thương mại cổ phần 15 |TSBĐ Tài sản bảo đảm
l6 | Vietinbank Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
17 Vietinbank Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi
nhánh Chương Dương
Trang 11
TRUONG DAI HOC KINH TE QUOC DAN
CHUONG TRINH THAC SI DIEU HANH CAO CAP - EXECUTIVE MBA
TRAN THANH HA
GIAI PHAP PHAT TRIEN TIN DUNG BAN LE TAI NGAN HANG TMCP CONG THUONG VIET NAM CHI NHANH CHUONG DUONG THANH PHO HA NOI
LUAN VAN THAC Si QUAN TRI KINH DOANH
TOM TAT LUAN VAN
HÀ NỘI - 2018
Trang 12
MO DAU 1 Tính cấp thiết của đề tài
Vài năm trở lại đây, sự u ám của nền kinh tế, sự co hẹp về quy mô, đồng thời đi
kèm với sự xuống cấp về sức khỏe tín dụng của khu vực doanh nghiệp nhà nước
(DNNN) một đối tượng cho vay chính và “mầu mỡ” với nhiều ngân hàng thương mại trong và ngoài nước, từ đó đã làm giảm đáng kẻ các cơ hội cho vay của các ngân hàng thương mại vốn chỉ tập trung vào nhóm đối tượng khách hàng cho vay này Để vượt qua khó khăn, không còn cách nào khác là các ngân hàng phải mở rộng thị trường bán lẻ, chú trọng vào những sản phẩm như: Phát hành thêm các loại thé, phát triển tín dụng
bán lẻ và huy động vốn bán lẻ
Những năm gần đây, nhiều ngân hàng Việt Nam đã tích cực chuyển hướng kinh
doanh, chú trọng đầu tư thu hút khách hàng bán lẻ
Dịch vụ NHTM nói chung và dịch vụ NHBL nói riêng cũng được đề cập đến rất
nhiều trong các nghiên cứu trong nước, tuy nhiên hầu hết các công trình nghiên cứu
trên chỉ mới đề cập đến quan niệm, dịch vụ ngân hàng nói chung, phân tích, tìm kiếm
các mô hình, phương thức thuần túy về mặt lý thuyết về hiệu quả các dịch vụ ngân hàng chứ chưa phân tích cụ thể địch vụ NHBL hoặc một loại hình dịch vụ NHBL cụ thể Vấn đề đặt ra hiện nay là kế thừa những nghiên cứu trước đó của các tác gia trong và ngoài nước tiến hành nghiên cứu khuôn khổ lý thuyết về dịch vụ NHBL, áp dụng
nó vẻ thực trạng hoạt động của một chỉ nhánh ngân hàng cụ thé mà ở đây tác giả lựa
chọn là Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương để
phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của nó đẻ tìm ra giải pháp phát triển trong thời gian tới Chính vì vậy mà đề tài: “Giải pháp phát triển tín dụng bán lẻ tại 'Ngân
hàng TMCP Công Thương Việt Nam- Chỉ nhánh Chương Dương Thành phố Hà Nội” được tác giả lựa chọn làm đề tài nghiên cứu
2 Mục đích nghiên cứu
Xây dựng hệ thống lý luận cơ bản về phát triển tín dụng bán lẻ Phản ánh thực trạng tình hình hoạt động của tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương Đánh giá những điểm đã làm được và những điểm còn
hạn chế để từ đó, đưa ra những giải pháp để phát triển tín dụng bán lẻ tại TMCP Công Thương Việt Nam - Chỉ nhánh Chương Dương thành phố Hà Nội
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Phát triển tín dụng bán lẻ tại TMCP Công Thương Việt
Nam - Chỉ nhánh Chương Dương
Trang 13Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Đối tượng nghiên cứu nêu trên sẽ được xem xét, khảo sát chủ yếu VietinBank Chương Dương
- Về nội dung:
+ Tập trung nghiên cứu chiến lược tăng trưởng thị trường tín dụng đối KHBL,
đặc biệt là các chiến lược tăng trưởng thị trường theo chiêu sâu + Tập trung vào các giải pháp marketing
- Về thời gian: Khảo sát tình hình thực tế 3 năm 2014-2016 và đề xuất giải pháp
hoàn thiện chiên lược tăng trưởng thị trường phát triển tín dụng đối với KHCN cho giai đoạn 2017- 2025
4 Phương pháp nghiên cứu
l- Phương pháp thu thập dữ liệu
- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
+ Nguồn thông tin thứ cấp nội bộ: Dựa trên số liệu báo cáo tài chính của
Chỉ nhánh qua các năm để lấy số liệu thực tế từ kết quả hoạt động kinh doanh của
Chi nhánh
+ Nguồn thông tin thứ cấp bên ngoài: Dữ liệu thứ cấp mà đề tài sử dụng được
thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: Qua sách, báo, tạp chí, tìm kiếm trên mạng
Internet
- Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Đề tài nghiên cứu sử dụng hai phương pháp chủ yếu để thu thập thông tin sơ cấp gồm: Phương pháp phỏng vấn và điều tra qua phiếu điều tra trắc nghiệm
2- Phương pháp phán tích dữ liệu - Phương pháp thống kê
Thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương thành phô Hà Nội giai đoạn 2014-2016
Chương 3: Một số giải pháp nhằm đây mạnh phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân
hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chỉ nhánh Chương Dương thành phố Hà Nội
H
Trang 14CHƯƠNG | CO SO LY LUAN VE PHAT TRIEN TIN DUNG BAN LE TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về tín dụng bán lẻ tại các Ngân hàng thương mại L.L.L Khái niệm cua tin dung ban lé
Tín dụng bán lẻ là hình thức tin dung ma trong do NHTM dong vai tro là người chuyên nhượng quyền sử dụng vôn của mình cho khách hàng cá nhân hoặc hộ gia đình hoặc doanh nghiệp siêu vi mô sử dụng trong một thời hạn nhât định phải hoàn trả cả gộc và lãi với mục đích phục vụ đời sông hoặc phục vụ sản xuât kinh doanh
1.1.2 Đặc điểm của tín dụng bán lẻ
1.1.3 Vai trò của tín dụng bán lẻ trong nên kinh tế L.1.4 Phân loại tín dụng bán lẻ
1.1.5 Các sản phẩm tín dụng bán lẻ
Tín dụng bán lẻ tại các nước phát triển đã có sự hình thành và phát triển mạnh từ lâu
cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Về cơ bản thì có hai loại chính là cho vay có bảo đảm (Secured Loan) và cho vay không có bảo đảm (Unsecured Loan)
1.1.6 Quy trình cho vay đối với khách hàng bán lẻ wx Khai thác khách hàng
Hướng dẫn khách hàng
Điều tra thông tin khách hàng và dự án vay vốn Phân tích tín dụng
Ra quyết định cho vay
Kiểm tra hoàn chỉnh hồ sơ cho vay và hồ sơ bảo đảm tiền vay Ký kết hợp đồng vay tiền và hợp đồng bảo đảm tiền vay Giải ngân và kiểm soát tiền vay
Kiểm soát quá trình sử dụng tiền vay, thu hoi ng, co cau ky han ng, gia han ng
1.2.1 Khái niệm về phát triển tín dụng bán lẻ
- Hiểu theo nghĩa hẹp: Phát trién tín dụng bán lẻ là sự gia tăng tỷ trọng dư nợ tín
dụng bán lẻ tại ngân hàng (tăng về lượng)
- Hiểu theo nghĩa rộng: Phát triển tín dụng bán lẻ là sự gia tăng dư nợ tín dụng
Trang 15bán lẻ trong cơ cấu khách hàng cho vay tại một ngân hàng kết hợp với sự phát triển
thêm sản phâm tín dụng bán lẻ, đông thời tăng chât lượng tín dụng bán lẻ (tăng về
lượng và chat)
1.2.2 Các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển tín dụng bán lẻ * Dư nợ tín dụng bán lẻ
* Sự phát triển thị phần Hệ thống kênh phân phối Y Ty léngxau
¥ Thu nhap tir tin dung bán lẻ
Y Tinh da dang cua san pham tin dung ban lé
Y Tinh minh bach, 6n dinh trong chinh sach tin dung
* Mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ tín dụng bán lẻ
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển tín dụng bán lẻ
1.3.1 Sự phát triển kinh tế - xã hội
I.3.2 Môi trường pháp luật
L.4.1 Kinh nghiệm phát triển tín dụng bán lẻ của các ngân hàng trong và ngoài nước
1.4.2 Bài học kinh nghiệm về phát triển tín dụng bán lẻ đối với Ngân hàng thương
mại cô phân Céng Thuong Viét Nam
CHUONG 2: THUC TRANG PHAT TRIEN TIN DUNG BAN LE TAI
NGAN HANG THUONG MAI CO PHAN CONG THUONG VIET NAM- CHI
NHANH CHUONG DUONG THANH PHO HA NOI GIAI DOAN 2014-2016
2.1 Đặc điểm về Ngân hàng TMCP Công Thương - Chỉ nhánh Chương Dương 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thương - Chỉ
nhánh Chương Dương thành phố Hà Nội
Tên giao dịch là Ngân hàng thương mại cô phần Công thương Việt Nam - Chỉ
nhánh Chương Dương (VietinBank Chương Dương) có trụ sở tại : Số 32/298 - đường
IV
Trang 16Ngọc Lâm - Phường Ngọc Lâm — Quận Long Biên — Hà Nội
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMMCP Công Thương - Chỉ nhánh Chương Dương thành phố Hà Nội
Cơ cấu tô chức tại Ngân hàng TMCP Công Thương — Chi nhánh Chương Dương như sau:
Ban lãnh đạo: Gồm 1 Giám đốc và 6 phó giám đốc
Tổng số có 22 phòng ban nghiệp vụ bao gồm: + Phòng Khách hàng doanh nghiệp
+ Phòng Bán lẻ
+ Phòng Kế toán giao dịch + Phòng Tô chức Hành chính
+ Phòng Tiền tệ Kho quỹ + Phòng Tổng hợp
+ 16 Phong giao dich
2.1.3 Các lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chỉ
nhánh Chương Dương thành phố Hà Nội
* Huy động vốn
Hoạt động huy động vốn bao gồm nhận tiền gửi của khách hàng bằng nội và
ngoại tệ, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu, và các giấy tờ có giá khác
để huy động nguồn vốn, vay từ các định chế tài chính trong nước và nước ngoài, vay từ NHNN, và các hình thức vay vốn khác theo quy định của NHNN
* Hoạt động tín dụng
Tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh chính của Vietinbank Các hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh
Chương Dương bao gồm cấp vốn vay bằng nội và ngoại tệ bảo lãnh, chiết khấu, cho
thuê tài chính, và các hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của NHNN Căn cứ theo đối tượng khách hàng có thể chia làm hai nhóm chính:
- Tín dụng bán buôn: cung cấp dịch vụ tín dụng cho các tổ chức, các doanh
nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp để sản xuất kinh doanh hoặc đầu
tư Đây là bộ phận khách hàng lớn, thường xuyên có nhu cầu vay vốn, chiếm tỉ trọng cao trong toàn bộ khối lượng cho vay của ngân hàng thương mại
- Tín dụng bán lẻ: cung cấp địch vụ tín dụng cho cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu
vay sản xuất kinh doanh hoặc vay tiêu dùng Hoạt động tín dụng bán lẻ đang được
Trang 17VietinBank xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong tăng trưởng và chiếm lĩnh thị phần giai đoạn 2017-2020
2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam — Chỉ nhánh Chương Dương thành phố Hà Nội
Ngoài các sản phẩm tín dụng truyền thống, Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam - Chỉ nhánh Chương Dương cũng đã thực hiện cung cấp các dich vu ngoài tín dụng tới cho khách hàng thông qua các sản phẩm của mình như : Dịch vụ thanh toán, Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, Các dịch vụ khác như uỷ thác, bảo quản vat có gia, va cac san pham dich vu phi truyén théng như địch vụ thẻ, Dịch vụ
ngân hàng qua mạng Internet, mobile, Dịch vụ quản lý tiền mặt hay bảo hiểm Quy
mô và phạm vi hoạt động Ngân hàng cũng được mở rộng song song với việc hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng
2.2 Tình hình phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương — Chi nhánh Chương Dương thành phố Hà Nội qua các chỉ tiêu chính
2.2.1 Quy trình triển khai phát triển tín dụng bán lẻ hiện đang áp dụng tại Ngân
hàng TMCP Công Thương - Chỉ nhánh Chương Dương thành phố Hà 'Vội
- Ra quyết định cho vay - Giải ngân và kiểm soát tiền vay
- Ký kết hợp đồng vay tiên và Hợp đồng bảo đảm tien vay
- Kiém soat qua trinh sir dung tién vay, thu hd ng, co
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
„ Dư nợ Tỷ lệ _| Tyk _| Tylé
— (ty %/tông "ae %/tong "aa %4/tông
VND) dư nợ dư nợ dư nợ Dư nợ bán lẻ 401 6.7 606 96 792 11.6 Du ng doanh nghiép 5,624 93.3 5,736 90.4 6,026 88.4
Tông dư nợ 6,025 100 6,342 100 6,817 100
Vi
Trang 18Dư nợ bán lẻ chỉ chiếm một phan rất nhỏ trong tông dư nợ tại chỉ nhánh, năm
2014 dư nợ bán lẻ chiếm chỉ 6,7% trên tổng dư nợ tại chỉ nhánh Tuy nhiên có thể thấy
chỉ nhánh đang tích cực chuyển dịch đây mạnh phát triển dư nợ tín dụng bán lẻ khi tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ đã không ngừng tăng lên qua các năm
2.2.3 Dư nợ tín dụng bán lẻ theo thời han vay
Dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tông dư nợ tín dụng bán lẻ, chiếm xắp xi 89% trén téng dư nợ bán lẻ Dư nợ trung dài hạn thường xuất hiện ở một
số sản phẩm vay bán lẻ như đầu tư tài sản cố định của doanh nghiệp, nhận chuyển
nhượng, xây dựng, sửa chữa bất động sản, mua ô tô Còn dư nợ ngắn hạn thường xuất hiện chính ở sản phẩm cho vay vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc
phát hành bảo lãnh, L/C thanh toán
2.2.4 Tỷ trọng cho vay theo từng sản phẩm bán lẻ
Sản phẩm cho vay tiêu dùng chiếm phần lớn tỷ trọng trong tổng dư nợ theo từng nhóm sản phẩm bán lẻ, chiếm tới hơn 80% và thậm chí lên tới mức 81,2% trong tông tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ năm 2014 Các sản phẩm cho vay tiêu dùng thông thường là các sản phầm có kỳ hạn vay trung đài hạn và dư nợ tương đối lớn và đối
tượng khách hàng đa dạng ở tất cả cá ngành nghề của xã hội dễ khai thác
2.3 Đánh giá thực trạng phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công
Thương - Chỉ nhánh Chương Dương thành phố Hà Nội 2.3.1 Kết quả đạt được
Dư nợ tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương - Chỉ nhánh
Chương Dương có tốc độ tăng nhanh trong giai đoạn 2014-2016
Thị phân về tín dụng bán lẻ tại Vietinbank Chương Dương đối với một số chỉ nhánh trên cùng địa bàn Hà Nội thì đang còn ở mức tương đối thấp mặc dù thị phần này của chỉ nhánh đã có sự tăng trưởng đều đặn qua các năm
Hệ thống kênh phân phối của Vietinbank Chương Dương được đánh giá là ưu việt hơn so với một số chỉ nhánh trên cùng địa bàn khác Các phòng này đều được phân bố tại các vị trí thuận lợi trên địa bàn, gản khu dân cư đông đúc điều này tạo cho khách hàng sự thuận tiện, an toàn và dễ dàng tiếp cận các sản phẩm dịch vụ ngân hàng
Tỷ lệ nợ xấu tín dụng bán lẻ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ tín dụng bán
lẻ Có thể hiểu được điều này là do các món dành cho đối tượng khách hàng bán lẻ thường
có giá trị vay không quá nhiều và đều được đảm bảo đầy đủ bằng tài sản thế chấp nên có
rủi ro thấp
Phát triển tín dụng bán lẻ đang từ từ khẳng định và nâng cao vị thế của
mình trong việc đóng góp vào tổng thu nhập tại chỉ nhánh Tuy nhiên, xét khái quát
Vil
Trang 19trên cơ cầu tổng thu nhập của chỉ nhánh thì thu nhập từ hoạt động tín dụng bán lẻ
chiếm tỷ trọng còn chưa cao, chỉ xấp xỉ ở mức 18-21% trên tông cơ cấu thu nhập Nhìn chung, các sản phẩm tín dụng bán lẻ do Ngân hàng TMCP Công Thương
— Chi nhánh Chương Dương cung cấp đã đáp ứng cơ bản các nhu cầu vốn của khách
hàng, song chưa tạo ra được sự khác biệt nỗi trội so với các ngân hàng khác (ngoại trừ
thẻ tín dụng)
Tại Ngân hàng TMCP Công Thương - Chỉ nhánh Chương Dương thì tất cả
các loại phí liên quan đến các chương trình tín dụng đều được quy định cụ thể trong
Hợp đồng tín dụng và giấy nhận nợ của khách hàng Tắt cả các sự thay đổi về lãi suất
hay các khoản phí liên quan đều được thông báo tới khách hàng vào kỳ thanh toán lãi
liền kẻ tiếp đó để khách hàng kịp thời cập nhật Ngoài ra, nhằm chuẩn hóa bộ hồ sơ
thông báo chính sách tín dụng đến khách hàng thì tất cả các mẫu Hợp đồng đều được chuẩn hóa theo mẫu của Bộ Công Thương và theo quy định của Vietinbank trong từng
thời kỳ và được thông báo rộng rãi trên website hướng dẫn của Vietinbank
Xét về tổng quan thì đa phần khách hàng đều có chung quan điểm là rất hài
lòng và hài lòng với chất lượng dịch vụ ngân hàng mà chỉ nhánh cung cấp 2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân trong phát triển tín dụng bán lẻ 2.3.2.1 Những hạn chế trong phát triển tín dụng bán lẻ
- Vietinbank Chuong Duong ciing chua thực sự chú trọng khâu quảng cáo, tiếp
Trang 20CHUONG 3 MOT SO GIAI PHAP NHAM DAY MANH PHAT TRIEN TIN DUNG BAN LE TAI NGAN HANG TMCP CONG THUONG - CHI NHANH
CHUONG DUONG THANH PHO HA NOI
3.1 CHIEN LUQC CUA NGAN HANG THUONG MAI CO PHAN CONG THUONG VIET NAM DEN NAM 2025
3.1.1 Định lướng chung
3.1.2 Các chỉ tiêu phần đấu cụ thể trong những năm tới
3.1.3 Định hướng thị trường và sản phẩm dịch vụ
3.1.4 Định hướng về tài chính, lợi nhuận, doanh tru
3.1.5 Định hướng về thị trường và sản phẩm tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương — Chi nhanh Chuong Duong
3.2 Giải pháp phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam- Chỉ nhánh Chương Dương thành phố Hà Nội
3.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả và chất lượng phát triển tín dụng bán lẻ
* Nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ * Nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ
3.2.2 Giải pháp phát triển khách hàng mới
Phân tích nhu cầu đa dạng của khách hàng * Hoàn thiện các sản phẩm hiện có
- Gia tăng thời hạn cho vay đối với các sản phẩm cho vay mua nhà, đất
- Điều chỉnh các điều kiện để phát triển cho vay đối với nhóm sản phẩm tiêu dùng
- Phát triển cho vay mua nhà dự án dành cho người có thu nhập trưng bình
Nghiên cứu, xây dựng sản phẩm mới mang tính chuyên biệt
Bán chéo sản phẩm theo chuỗi như nhà dự án, salon ô tô 3.2.3 Giải pháp mở rộng mạng lưới phòng giao dịch
3.2.4 Giải pháp về đội ngũ nhân viên
3.3 Kiến nghị về phát triển tín dụng bán lẻ 3.3.1 Về phía Chính phủ
- Ôn định tình hình kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát
- Đơn giản hóa thủ tục hành chính
3.3.2 Kiến nghị đối với gân hàng INhà nước 3.3.3 Kiến nghị đi với Vietinbank Hội sở
ix
Trang 21KÉT LUẬN
Trên cơ sở vận dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa lý luận và thực tiễn,
đối chiếu với mục đích nghiên cứu, luận văn đã khái quát hoá những căn cứ khoa học,
đưa ra những giải pháp nhằm phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Công thương
Việt Nam - Chỉ nhánh Chương Dương, đây là một trong các vấn đè cấp thiết cần phải được tập trung nghiên cứu và đề ra những giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả
kinh doanh
Luận văn đã tập trung làm sáng tỏ một số nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, Cơ sở lý luận cơ bản về Ngân hàng thương mại, nghiệp vụ hoạt động
kinh doanh nói chung và phát triển tín dụng bán lẻ của Ngân hàng thương mại
Thứ hai, Phân tích thực trạng phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Công
thương Việt Nam - Chỉ nhánh Chương Dương và chỉ ra các kết quả và hạn chế, cũng
như làm rõ các nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó
Thứ ba, Trên cơ sở lý luận và thực tiễn được làm rõ, đề xuất hệ thống gồm 5 nhóm giải pháp cụ thể và 3 nhóm kiến nghị với Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước
VietinBank Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân
hàng Công thương Việt Nam - Chỉ nhánh Chương Dương
Mặc dù tác giả của luận văn đã có nhiều cố gắng đẻ đạt kết quả nghiên cứu, được
vận dụng vào thực tiễn hoạt động song cũng không thẻ tránh khỏi những thiếu sót Tác
giả xin cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp trong thời gian học tập và nghiên cứu Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các nhà quản lý, và những bạn đọc quan tâm đến chủ đề này để Luận văn
được tiếp tục hoàn thiện hơn.
Trang 22
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN
CHUONG TRINH THAC Si DIEU HANH CAO CAP - EXECUTIVE MBA
GIAI PHAP PHAT TRIEN TiN DUNG BAN LE TAI NGAN HANG TMCP CONG THUONG VIET NAM CHI NHANH CHUONG DUONG THANH PHO HA NOI
PGS.TS PHAM VAN HUNG
HÀ NỘI - 2018
Trang 23
MỞ ĐÀU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Củng cố và thúc đây phát triển tín dụng từ lâu vẫn là trọng tâm phát triển của nhiều Ngân hàng thương mại bên cạnh việc đẩy mạnh tăng trưởng những dịch vụ khá mới mẻ như tài vấn tài chính hay bancasurance Dich vu này được ngân hàng
đầu tư mạnh cả về chiều sâu và chiều rộng nhằm giúp ngân hàng tạo lập vị thế,
định vị thương hiệu và mở rộng thị trường Bên cạnh đó, từ lâu dịch vụ tín dụng đã luôn được xem như là “xương sống của một ngân hàng, tạo lập nguồn vốn và thu nhập ổn định cho các ngân hàng, phân tán rủi ro và là lĩnh vực ít chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế Đồng thời nó còn góp phần quan trọng trong việc mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, ôn định hoạt động cho ngân hàng” Chính vì vậy, ngay từ đầu thì các ngân hàng cũng đã xác định “Viéc da dạng hóa tín dụng ngân hàng đã trở thành một nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu và là một xu hướng tắt yếu trong nên kinh tế thị trường Phát triển tín dụng truyền thống lên một tầm cao mới
chính là sự tách bạch trong cách phân chia các loại hình tín dụng đó là tín dụng bán
buôn và tín dụng bán lẻ” Bên cạnh tín dụng bán buôn luôn được coi như trọng
điểm trong phát triển tín dụng ngân hàng thì tín dụng bán lẻ (TDBL) lại chưa được
quan tâm đúng mức và chỉ mới nhận được sự quan tâm trong những năm gần đây đối với các ngân hàng Trên thực tế thì “Ngân hàng nào nắm bắt được cơ hội trong
việc mở rộng và phát triển tín dụng bán lẻ đến đông đảo đối tượng khách hàng là
các cá nhân, các hộ gia đình đang rất thiếu các dịch vụ tài chính sẽ dễ dàng chiếm
lĩnh thị trường” TDBL đem lại cho ngân hàng không chỉ việc mở rộng thị trường, tăng lợi nhuận kinh doanh mà còn là đa dạng hóa các sản phẩm ngân hàng, phân tán
rủi ro trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, đồng thời nâng cao cơ hội phát triển cho
ngân hàng thông qua việc liên tục cải cách tiến bộ đồng thời đa dạng hóa các sản phẩm cung cấp
Xuất phát từ nhận định: “ Cách duy nhất để phát triển hoạt động kinh doanh một
cách bên vững và gia tăng sức cạnh tranh với các chỉ nhánh và ngân hàng khác trên cùng địa bàn là phải phát triển tín dụng bán lẻ", Ngân hàng TMCP Công Thương Việt
Nam - Chi nhánh Chương Dương đã triển khai các sản phẩm TDBL đối với khách
hàng là doanh nghiệp cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp siêu vi mô Mặc dù
vậy dư nợ TDBL của Chi nhánh còn chưa cân xứng với quy mô của chỉ nhánh, công tác triển khai phát triển TDBL trên địa bàn còn gặp nhiều vướng mắc, mức độ đa dạng
của các sản phâm TDBL còn thấp, TDBL còn đóng góp một phần rất nhỏ so với tông
Trang 24dư nợ của chỉ nhánh cũng như lợi nhuận thuần của chỉ nhánh Bên cạnh đó công tác triển khai phát triển TDBL như marketing, quảng cáo còn nhiều hạn chế công tác quản lý nhân lực cũng như năng lực nghiệp vụ của cán bộ vẫn còn gặp nhiều trở ngại vướng mắc gây ảnh hưởng xấu đến việc phát triển TDBL tại chỉ nhánh Xuất
phát từ những vấn đẻ trên, đề tài: “Giải pháp phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam- Chỉ nhánh Chương Dương thành phố Hà Nội” được tác giả chọn lựa làm đề tài nghiên cứu
2 Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa những cơ sở lý luận cơ bản về TDBL Phân tích thực trạng tình
hình phát triển của NHBL tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chỉ nhánh Chương Dương Đánh giá những điểm đã làm được và những điểm còn hạn chế tại chỉ nhánh đề từ đó, đưa ra những giải pháp đẻ phát triển TDBL tại TMCP Công Thương Việt
Nam - Chi nhánh Chương Dương
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tín dụng bán lẻ Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Đối tượng nghiên cứu nêu trên sẽ được xem xét, khảo sát chủ yêu VietinBank Chương Dương
- Về nội dung:
+ Tập trung nghiên cứu chiến lược tăng trưởng thị trường tín dụng đối KHBL, đặc biệt là các chiến lược tăng trưởng thị trường theo chiều sâu
+ Tập trung vào các giải pháp marketing
- Về thời gian: Khảo sát tình hình thực tế 3 năm 2014-2016 và đề xuất giải pháp
hoàn thiện chiến lược tăng trưởng thị trường dịch vụ tín dụng đối với KHCN cho giai đoạn 2017- 2025
4 Phương pháp nghiên cứu
l- Phương pháp thu thập đữ liệu
- Thu thập nguồn thông tin thứ cấp
+ Nguồn thông tin thứ cấp nội bộ: Dựa trên số liệu báo cáo tài chính của
Chi nhánh từ năm 2014-2016 để lấy số liệu thực tế từ kết quả HĐKD của Chi
nhánh.
Trang 25+ Nguồn thông tin thứ cấp bên ngoài: Dữ liệu thứ cấp mà đề tài sử dụng
được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: Qua sách, báo, tạp chí, tìm kiếm trên mạng Internet
- Thu thập nguồn thông tin so cấp
Đề tài nghiên cứu sử dụng hai phương pháp chủ yếu đề thu thập thông tin sơ cấp gồm: Phương pháp phỏng vấn và điều tra qua phiếu điều tra trắc nghiệm
Đối tượng phỏng vấn là các nhà quản lý của Ngân hàng TMCP Công Thương - Chi nhánh Chương Dương (01 Phó Giám đốc phụ trách bán lẻ 01 trưởng phòng Bán lẻ, 01 trưởng phòng giao dịch) Câu hỏi phỏng vấn liên quan đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và chiến lược tăng trưởng thị trường tín dụng đối với KHBL của Chỉ
nhánh Bảng câu hỏi phỏng vấn được nêu chỉ tiết tại Phụ lục 01 của luận văn này Mục
đích của việc phỏng vấn trực tiếp các đối tượng nêu trên là để khảo sát tầm nhìn và ý
tưởng chiến lược của các cấp quản lý Chỉ nhánh về thực thi chiến lược tăng trưởng thị
trường dịch vụ đối với KHBL của Chỉ nhánh
Đối tượng điều tra qua phiếu điều tra trắc nghiệm là 100 KHBL đến giao dịch, có
nhu cầu sử dụng dịch vụ TDBL của Chi nhánh (80 khách hàng đang vay vốn tại VietinBank, 20 khách hàng đang giao dịch, có nhu cầu tìm hiểu về sản phẩm tín dụng)
Mục đích của việc điều tra là đánh giá khách quan vẻ tính ổn định của các chính sách
TDBL và mức độ hài lòng của khách hàng về TDBL mà Chỉ nhánh đang cung cấp
nhăm tìm ra những ưu nhược điểm của nó cũng như mong đợi của khách hàng đối với TDBL Mẫu phiếu điều tra được trình bày kèm theo Phụ lục 02 của luận văn này
2- Phương pháp phân tích dữ liệu
- Phương pháp thống kê: Kiểm tra, hệ thống hóa các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu được đề thấy được thực trạng vẻ chiến lược tăng trưởng thị trường đối với KHBL của Ngân hàng TMCP Công Thương - Chỉ nhánh Chương Dương
- Phương pháp phân tích: Căn cứ vào các phiếu điều tra, phỏng vấn thu được để phân tích thực trạng chiến lược tăng trưởng thị trường đối với KHBL của Chỉ nhánh Dùng bảng tính Excel để nhập số liệu, vẽ đồ thị, bảng biểu, biểu đồ để mô tả số liệu, phân tích xu hướng thông qua so sánh số liệu giữa các năm So sánh các kết quả đạt
được với kế hoạch đề ra chỉ tiêu đề ra đẻ thay những mặt mạnh mặt yếu Từ đó rút
kinh nghiệm đồng thời đưa ra các hướng khắc phục hoàn thiện chiến lược tăng
trưởng thị trường đối với KHBL của Ngân hàng TMCP Công Thương - Chỉ nhánh
Chương Dương.
Trang 265 Kết cấu đề tài
Ngoài lời mở đầu kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3
chương:
Chương l: Cơ sở lý luận về phát triển tín dụng bán lẻ tại các ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chỉ nhánh Chương Dương giai đoạn 2014 - 2016
Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân
hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương
Trang 27CHƯƠNG 1
CO SO LY LUAN VE PHAT TRIEN TIN DUNG BAN LE TAI CAC NGAN HANG THUONG MAI
1.1 Tổng quan về tín dụng bán lẻ của Ngân hàng thương mại
1.1.1 Khai niém cia tin dung ban lẻ 1.1.1.1 Tin dung ngan hang
Theo định nghĩa của Bách khoa toàn thư tiếng Việt thì: ' Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng với một bên là các chủ thể khác trong nên kinh tế, trong đó ngân hàng đóng vai trò vừa là người đi vay vừa là người cho vay,
hay nói cách khác, ngân hàng là một trung gian tài chính luân chuyển vốn từ nơi tạm
thừa vốn sang nơi thiếu Giá (lãi suất) của khoản vay do ngân hàng ấn định cho khách
hàng vay là mức lợi tức mà khách hàng phải trả trong suốt khoản thời gian tồn tại của khoản vay.”
Theo Tiến sĩ Nguyễn Minh Kiều thì “Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển
nhượng quyên sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định
với một khoản chỉ phí nhất định "
Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 đã được Quốc hội nước CHXHCN
Việt Nam thông qua thì “Cấp tí dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng
một khoản tiên hoặc cam kết sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác ” Cũng
theo đó “Chủ thể tham gia trong quan hệ Tính dụng ngân hàng là ngân hàng, nhà nước,
doanh nghiệp và hộ dân cư Đối tượng được sử dụng trong quan hệ tín dụng là tiền, do
đó, nó không chịu sự giới hạn theo hàng hoá, vận động đa phương đa chiều."
- Đã có nhiều định nghĩa về tín dụng ngân hàng được đưa ra từ các tác giả khác
nhau tuy nhiên đều thống nhất với nhau về ba nội dung chính của TDBL bao gồm: “Có
sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang người sử dụng; Sự chuyển
nhượng này có thời hạn và Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí và rủi ro." 1.1.1.2 Tin dung ban leé
Dựa trên định nghĩa “Tín dụng ngân hàng” đã đề cập ở trên và trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn này, đối tượng KHBL bao gồm KHCN và hộ gia đình có
giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp siêu vi mô có giấy
Trang 28chứng nhận đăng ký kinh doanh và có doanh thu hàng năm dưới 20 tỷ, vì vậy ta có
thê định nghĩa được tín dụng bán lẻ là “Tín dựng bán lẻ là hình thức tín dụng mà
trong đó NHTM đóng vai trò là người chuyên nhượng quyên sử dụng vốn của mình cho khách hàng cá nhân hoặc hộ gia đình hoặc doanh nghiệp siêu vì mô sử dụng
trong một thời hạn nhất định phải hoàn trả cả góc và lãi với mục đích phục vụ đời sống hoặc phục vụ sản xuất kinh doanh ”
Theo các nghiên cứu trên thì '“Tín dụng bán lẻ đóng góp lớn đến sự lưu thông các nguồn vốn trong xã hội điều chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, từ nơi hiệu quả thấp đến nơi hiệu quả cao để đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh doanh hoặc tiêu dùng của
cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp siêu vi mô” TDBL đã tồn tại và phát triển từ lâu
đời tại các nước phát trién, nhưng tại Việt Nam thì đây vẫn là một khái niệm khá mới
mẻ Tuy nhiên TDBL đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của nhiều KH triển vọng
Thị trường Việt Nam được đánh giá "là một thị trường tương đối lớn với quy mô dân số khá đông trong đó số người trẻ chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu dân số Thu nhập của người dân ngày càng được tăng cao đồng thời nhu cầu chỉ tiêu ngày càng đa
dạng, xu hướng tiêu trước trả sau trở nên phô biến và tăng nhanh đặc biệt ở các thành
phó lớn.” Chính vì những lý do này mà các sản phẩm TDBL ngày càng dành được sự quan tâm của KH Điều này cũng được xem là tiền đề để các NH thúc đây phát triển
mang dich vu nay
1.1.2 Đặc điểm của tín dụng bán lẻ
TDBL là một hình thức của tín dụng có những đặc điểm khác biệt khá nhiều so với tín dụng bán buôn Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn này, những khác
biệt nổi bật có thể kẻ đến như:
1.1.2.1 Quy mô mỗi khoản vay nhỏ, số lượng các khoản vay lớn Mục đích vay của KHBL thường được chia ra làm hai loại:
Thứ nhất là cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp siêu vi mô vay dé bé sung von
kinh doanh Theo đó “Quyền hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân hộ gia đình
và doanh nghiệp siêu vi mô được pháp luật thừa nhận nhưng do năng lực hạn chế nên hoạt động kinh doanh thường không có quy mô lớn."
Thứ hai là KH đề nghị được cấp tín dụng để phục vụ mục đích tiêu dùng KHBL sử dụng những khoản tín dụng để chỉ trả cho nhu cầu nhu câu chỉ tiêu cho bản thân và gia đình như mua, xây dựng và sửa chữa nhà dat, du học, mua ô tô
Số tiền mà NH thực hiện cấp tín dụng cho KHBL thường bị giới hạn bởi các yếu
Trang 29tố có thể kẻ đến như mức độ phù hợp của nhu cầu vốn, nguồn trả nợ và TSBĐ cho khoản tín dụng Mặc dù vậy số lượng khoản tín dụng vẫn rất lớn xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- KHBL là mọi đối tượng trong xã hội, không phân biệt mức thu nhập và điều
kiện sống
- Nhu cầu tín dụng của KHBL rất đa dạng vì “Khi chất lượng cuộc sống và trình
độ dân trí được nâng cao, người dân càng có nhu cầu vay ngân hàng để cải thiện và
nâng cao mức sống.”
1.1.2.2 Tín dụng bán lẻ thường dẫn đến các rủi ro
v_ Rủi ro do thông tin bất cân xứng
Bên cạnh tính pháp lý và hợp lý của nhu cầu vốn, thu nhập sử dụng để trả nợ và
tài sản bảo đảm thì thông tin về KH vay vốn là một trong những nhân tố chủ chốt có tác động trực tiếp đến thâm định KH và ra quyết định cấp tín dụng
Đối với KH là tổ chức, có thể thuận lợi hơn đối với CBTD khi có thé thu thập,
nắm bắt thông tin của KH thông qua các nguồn tin như: báo cáo tài chính, kê khai
thuế, quan hệ đối với bạn hàng
Ngược lai, đối với KHBL, việc đánh giá tư cách pháp lý, năng lực trả nợ, mục đích vay vốn rất ít khi đầy đủ và rõ ràng CBTD rất dễ gặp phải rủi ro ra quyết định tín
dụng sai lầm do thông tin bat đối xứng khi thâm định và cap tín dụng CBTD thường
lấy thu nhập có thể xác định được của KHBL tại thời điểm thẩm định là căn cứ để trả
nợ trước khi quyết định tín dụng Do vậy, nếu người vay gặp các rủi ro khó lường làm suy giảm thu nhập thì đồng thời cũng ảnh hưởng tiêu cực đến việc trả nợ cho NH
Y Riuiro tac nghiệp
Do đặc thù của TDBL là số lượng những khoản vay tương đối lớn nhưng quy mô
của mỗi khoản thì lại khá nhỏ Chính vì thế mà để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu KH
và tăng hiệu quả trong công việc thì thì hơn bao giờ hết rất cần sự phục vụ nhanh
chóng và kịp thời của CBTD Tuy nhiên, trong quá trình thâm định, thu thập hồ sơ của KH thì các CBTD khó có thể bao quát chính xác được tất cả các thông tin về KH do rủi ro thông tin bất cân xứng, nhiều khi xuất phát từ rủi ro đạo đức của KH vay mà
CBTD còn đưa ra những nhận định sai lầm về KH, tạo tác động không tốt đến HĐKD chỉ nhánh về sau
Đối với sản phẩm cho vay tín chấp thì rủi ro này còn có xu hướng tăng cao Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: “Chính vì ngân hàng cấp tín dụng trên cơ sở thẩm định uy
1
Trang 30tín của KH tốt hay xấu mà không có biện pháp đảm bảo bằng tài sản Trong trường hợp đó nếu xảy ra bất kỳ rủi ro nào ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của KH hay do
KH thiếu ý chí trả nợ thì hoàn toàn có thể dẫn đến trường hợp nợ quá hạn, nợ có khả
năng mất vốn xay ra.”
1.1.2.3 Tin dung ban lé gay ton kém nhiéu chi phi
Chính vì KHBL có những đặc thù khác biệt là số lượng KH nhiều và có mức độ
phân tán rộng nên việc duy trì và phát triển TDBL sẽ tốn kém nhiều chỉ phí cho các
1.1.3 Vai trò của tín dụng bán lẻ trong nên kinh tế
NH từ lâu đã được cho rằng là “xương sống của nền kinh tế” và có tác động sâu
rộng về nhiều mặt trong hau hết các mặt của nền kinh tế Là một phần của bộ phận này, dịch vụ TDBL cũng tạo động lực cho sự phát triển của xã hội có thể kể đến như:
1.1.3.1 Đối với nên kinh tế - xã hội
*_ Gáp phân tạo sự năng động cho các thành phần kinh tế
Các nhà nghiên cứu cho rằng * Tín dụng bán lẻ là kênh hỗ trợ vốn để người dân
có thể trang trải các chỉ phí phát sinh trong cuộc sống từ thỏa mãn nhu cầu thiết yếu cho đến nhu cầu xa xỉ với chỉ phí đắt đỏ, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống Để
có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của KH, buộc các thành phần kinh tế phải
đây mạnh sản xuất, do đó tạo nhiều công ăn việc làm, tạo ra những khác biệt tích cực giúp tăng khả năng cạnh tranh trước các đối thủ trong và ngoài nước trong thời kỳ
hội nhập.”
_ Góp phân tạo sự Ổn định về mặt xã hội
Là một bộ phận không thẻ thiếu của tín dụng nói chung, TDBL thể hiện vai trò
tích cực trong việc đây mạnh sự phát triển của xã hội Theo giáo trình Tín dụng ngân
hàng thì “ Tín dụng bán lẻ góp phần khai thác triệt để các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã
hội rồi lưu thông các nguồn vốn này một cách trôi chảy và hiệu quả, từ nơi thừa vốn
đến nơi thiếu vốn, từ nơi hiệu quả thấp đến nơi hiệu quả cao Tín dụng bán lẻ giúp
Trang 31kích cầu trong nền kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, thúc đây sản xuất trong nước Do đó thu hút nhiều lực lượng lao động tham gia xây dựng, sản xuất tạo công ăn việc làm, hướng đến các mục tiêu xã hội như xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập, giảm
tệ nạn xã hội góp phần ôn định trật tự xã hội."
1.1.3.2 Đối với ngân hàng
*_ Góp phần nâng cao thương hiệu cho ngân hàng
Do đặc thù đối tượng KHBL có quy mô rộng và độ phân tán cao nên việc phát triển TDBL cũng chính là một cách để nâng cao hình ảnh thương hiệu của NH Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng “Thông qua tín dụng bán lẻ, ngoài việc cấp tín dụng cho khách hàng còn giúp ngân hàng thuận lợi trong bán chéo sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ như: tiền gửi tiết kiệm, giao dịch thanh toán, chuyển lương qua tài khoản, phát hành - thanh toán thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử Khả năng cung cấp
gói sản phẩm dịch vụ tài chính cho khách hàng bán lẻ đồng bộ thỏa mãn tối đa nhu
cầu khách hàng sẽ tạo nét khác biệt cho ngân hàng trong cạnh tranh với đối thủ, do
đó góp phần nâng cao thương hiệu cho ngân hàng."
*_ Góp phân phân tán rủi ro cho ngân hàng
Quy luật “phân tán rủi ro" là một quy luật bất thành văn tại hệ thống NH Nếu một NH chỉ chú trọng cho vay KHDN lớn, KHDN vừa và nhỏ với quy mô dư nợ lớn thì mặc dù trong ngắn hạn sẽ làm tăng trưởng dư nợ của chỉ nhánh lên cao nhất, lợi nhuận thu được về nhiều Tuy nhiên trong dài hạn, nếu có bất kỳ vấn đề gì xảy ra với những đối tượng KH này thì sẽ ảnh hưởng cực kỳ tiêu cực tới tình hình kinh doanh của chi nhánh
Do vậy, với nguyên tắc “tránh đề tất cả trứng vào một rổ”, các NH nhận ra rang: “Phát triển TDBL như một kênh phân tán rủi ro vì với số lượng KHBL đông, dư nợ của mỗi khoản tín dụng không cao trong trường hợp xấu nhất, nếu khách hàng hoàn
toàn mắt khả năng thanh toán đối với nghĩa vụ nợ của mình tại ngân hàng thì cũng ảnh
hưởng rất ít tới hoạt động kinh doanh chung của chỉ nhánh so với KHDN" 1.1.3.3 Đối với khách hàng bán lẻ
⁄ Hỗ trợ các khách hàng linh hoạt hơn trong việc giải quyết vấn đề thỏa
mãn nhu cầu của bản thân và gia đình
Xã hội ngày càng hiện đại, nhu cầu của con người ngày càng đa dạng về cả vật
chất và tinh thần nhưng việc thỏa mãn những khả năng thanh toán tại thời điểm hiện
tại lại là nhân tố quyết định đến mức độ hài lòng của những nhu cầu trên
9
Trang 32Ở một mức độ nào đó, TDBL giúp cho KH có thể thỏa mãn nhu cầu của bản thân
một cách rất linh hoạt Người tiêu dùng cho rằng: “ Thay vì phải tích lũy đủ vốn ở hiện tại để thực hiện kế hoạch của bản thân, người tiêu dùng sẽ khéo léo phối hợp giữa thoả mãn nhu cầu ở hiện tại với khả năng thanh toán ở hiện tại và tương lai Nghĩa là họ sẽ tiêu dùng trước bằng cách lựa chọn phương án vay vốn ngân hàng rồi tích lũy và hoàn trả sau cho ngân hàng.Vai trò này hết sức có ý nghĩa đối với những trường hợp mua sắm các hàng hoá thiết yếu có giá trị cao như nhà cửa, xe hơi hay chỉ tiêu cấp bách
như ốm đau, bệnh tật, ma chay, cưới hỏi Trong những trường hợp này, thay vì bế tắc
hoặc phải tìm đến những khoản vay nóng ngoài ngân hàng với lãi suất cao ngất ngưỡng, thì khách hàng có thể an tâm vay vốn từ ngân hàng với lãi suất và thời hạn
vay hợp lý.” Như thế họ sẽ hợp lý hóa được các khoản chỉ tiêu
* Tài trợ vẫn cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Ngoài ra, TDBL là một trong những cách mà các NHTM hỗ trợ cho các KHBL
của mình trong hoạt động kinh doanh trực tiếp của KH thông qua việc tài trợ vốn dưới
hình thức cấp vốn, bổ sung vốn lưu động hay đầu tư cho dự án phục vụ nâng cao khả năng cạnh tranh của đơn vị Đi cùng với những điều kiện cấp tín dụng linh hoạt, TDBL cung ứng vốn một cách khá đơn giản cho các đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ để mở
rộng hoạt động kinh doanh của mình
1.1.4 Phân loại tín dụng bán lẻ
Đối với TDBL, với đặc trưng là số lượng KH nhiều, đủ mọi thành phần trong xã
hội với các nhu cầu không giống nhau, nên các NHTM luôn tìm cách cung cấp nhiều
loại hình tín dụng khác nhau Có thể phân loại TDBL theo các tiêu chí sau:
1.1.4.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng
v Tín dụng ngắn hạn: Là loại hình cấp tín dụng với thời hạn từ l năm trở xuống
TDBL ngắn hạn thường phù hợp với đối tượng KHBL vay vốn để phục vụ hoạt động SXKD Do thời gian vay ngắn, việc kiểm soát rủi ro đối với NH trở nên đễ dàng hơn
đo nếu có rủi ro xảy ra thì NH cũng đã kịp thời ứng phó được
v Tín dụng trung hạn: Là loại hình cấp tín dụng cho KHBL có thời hạn từ 1 - 5 năm Với KHBL, sản phẩm TDBL này thường phục vụ cho mục đích tiêu dùng hoặc cho vay đầu tư dự án đối với KHDN
v Tín dụng dài hạn: Là loại hình cấp tín dụng có thời hạn từ 5 năm trở lên Với
KHEBL, loại hình tín dụng này thường phục vụ cho mục đích tiêu dùng như mua, xây
dựng và sửa chữa nhà ở, mua ô tô, hoặc cho vay đầu tư dự án đối với KHDN
10
Trang 331.1.4 2 Căn cứ vào mục đích tín dụng
Căn cứ vào mục đích cho vay đối với đối tượng là KHBL mà các NH có thể phân loại và xây dựng nên các sản phẩm TDBL đặc thù theo tương ứng với từng điều kiện
cấp vốn khác nhau tại những NH khác nhau trên cơ sở những sản phẩm tín dụng
truyền thống sẵn có Dựa vào mục đích đề nghị cấp tín dụng của KHBL, có thể phân
loại ra các sản phẩm cụ thể như sau:
Cho vay tiêu dùng: Là loại hình cho vay phục vụ nhu cầu chỉ tiêu cuối cùng của
KHBL Những nhu cầu này có thể kể đến như mua sắm thiết bị nội thất, mua nhà đất,
ô tô hay sửa chữa nhà ở Đối với hình thức cấp tín dụng này thì KHBL thường là
những người có thu nhập tương đối ôn định, định kỳ hàng tháng, hàng quý
v Cho vay sản xuất kinh doanh: Là loại hình cho vay nhằm tăng cường vốn lưu động, vốn đầu tư cho phương án, dự án phục vụ SXKD của KHBL Quy mô khách
tương đối lớn
1.1.4.3 Căn cứ vào nguôn gốc khoản nợ
Tín dụng trực tiếp: Theo giáo trình tín dụng ngân hang thi “ Tin dụng trực tiếp là hình thức ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho khách hàng có nhu cầu vay vốn, đồng thời khách hàng hoàn trả nợ vay trực tiếp cho ngân hàng” Sản phẩm tài trợ vốn này có ưu điểm là tăng sự linh hoạt cho KH do quyến định tín dụng được đưa ra hoàn toàn do
NH Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là KHBL có thể sử dụng vốn vay sai mục đích,
NH rất khó kiểm soát việc sử dụng vốn vay dẫn đến một số trường hợp có thể sử dụng
vốn vay sai mục đích
Y Tin dung gidn tiếp: Cũng theo giáo trình trên thì “ Tín dụng gián tiếp là
hình thức NH cấp tín dụng qua một trung gian ủy thác Đối với các KHBL, trung
gian ủy thác có thể là nhà bán lẻ hàng hóa, dịch vụ Theo hình thức này ngân hàng
sẽ ký kết hợp đồng với chính nhà cung cấp, thực ra là mua những khoản nợ, để trên cơ sở đó nhà cung cấp sẽ bán chịu hàng hóa cho người tiêu dùng Thông qua những điều kiện đó mà nhà cung cấp sẽ thỏa thuận với khách hàng của mình về việc bán chịu hàng hóa.”
1.1.4 4 Căn cứ vào đảm bảo tín dựng
⁄ Tín dụng có đảm bảo: Đây là loại hình cấp tín dụng được định nghĩa là “Là tín dụng có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc có bảo lãnh của người thứ ba Hình thức tín
dụng này áp dụng với những KH uy tín chưa đủ lớn, khi cấp tín dụng phải có TSBĐ hoặc có bảo lãnh của bên thứ ba.”
H1
Trang 34Y Tin dụng không đảm bảo: Là hình thức cấp tín dụng mà không được bảo đảm
bằng bất kỳ tài sản bảo đảm nào Đây là sản phẩm TDBL phù hợp với những KHBL có nguồn thu nhập ôn định, rõ ràng vay vốn để phục vụ chỉ tiêu cá nhân Những khoản tín dụng theo hình thức này thường có giá trị rất nhỏ
1.1.4.5 Căn cứ vào hình thức hoàn trả nợ vay
v Tín dụng trả góp: Theo sản phẩm này thì “người đi vay trả nợ cho ngân hàng (cả gốc và lãi) theo nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định do ngân hàng quy định
(theo thang, quý năm ) Hình thức này áp dụng cho các khoản vay có giá trị lớn
hoặc với những khách hàng mà thu nhập định kỳ của họ không đủ để thanh toán hết
chính là: cho vay và phát hành bảo lãnh cho KHBL và công ty và phát hành, cho vay
phát hành TTD
1.1.5.1 Cho vay đối tượng khách hàng bán lẻ
Tại Việt Nam, do TDBL chỉ mới phát triển mạnh trong vài năm trở lại đây nên
các sản phẩm TDBL còn tương đối đơn giản và cơ bản, phù hợp chung đối với hầu hết các KH như:
- Cho vay tiêu đùng: Là hình thức “ngân hàng tài trợ cho các nhu cầu tiêu dùng của hộ gia đình và cá nhân Khác với cho vay kinh doanh, ở đây người đi vay sử dụng tiền vay vào các hoạt động không sinh lời, nguồn trả nợ độc lập so với việc sử dụng tiền vay.” Các sản phẩm năm trong nhóm này có thể kể đến như: Cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở; cho vay mua xe ô tô, cho vay mua
sắm các thiết bị nội thất
- Cho vay phục vụ SXKD: Là hình thức “ngân hàng tài trợ vốn cho hoạt động
sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô hoạt động trực tiếp tại đơn vị Các sản
phẩm tín dụng cụ thể điển hình có thể kể đến là cho vay phục vụ vốn lưu động,
cho vay đầu tư dự án kinh doanh.”
12
Trang 351.1.5.2 Bao lanh cho khach hang ban lé
Loại hình nghiệp vụ mà trong đó “Ngân hàng này cung cấp cho khách hàng (bên được bảo lãnh) dịch vụ bảo lãnh theo yêu cầu của bên thứ ba (bên nhận bảo lãnh)
trong các lĩnh vực giao dịch nhà đất, sản xuất, kinh doanh, thương mại” Một số hình thức cấp bảo lãnh cho KH là:
- Bảo lãnh vay vốn
- Bảo lãnh thanh toán
- Bảo lãnh dự thầu
1.1.5.3 Phat hanh - thanh toán thẻ tín dụng
Phát hành và thanh toán TTD là hình thức cấp tín dụng khá hiện đại vì “Khi ngân
hàng cấp cho khách hàng một thẻ tín dụng, chưa hè có lượng tiền thực tế được đem
cho vay, ngân hàng chỉ đưa ra một sự đảm bảo về quyền sử dụng một lượng tiền trong
phạm vi hạn mức cấp cho khách hàng Việc khách hàng có thực sự vay hay không phụ thuộc vào quá trình sử dụng thẻ sau đó.” Đây là hình thức kết hợp của sản phẩm
TDBL và sản phẩm thanh toán
Chi tiêu bằng thẻ tín dụng một cách phù hợp sẽ là một cách hỗ trợ quản lý tài
chính hiệu quả khi KH có thể tận dụng một khoảng thời gian không lãi suất (thông
thường là 4Š ngày) để chỉ tiêu cho các mục đích cá nhân như mua sắm, du lịch Một
số thương hiệu thẻ tín dụng nổi tiếng có thể kể đến như: Visa, Master, JCB
13
Trang 361.1.6 Quy trình cho vay đối với khách hàng bán lẻ
Quy trình cho vay đối với KHBL có thể được sơ đồ hóa các bước như sau:
Khách hàng tiếp xúc khách (1 HO so xin vay
Cung cấp tài hang, tu van, - Don xin vay liệu ớng dẫn - Hồ sơ pháp lý
(2
liệu qua trao |
thu thap Quyét ` cho
trường, Chính quyết định cho vay sách Pháp lý (5)
Thông báo Ky hop dong tin
- Từ chôi (lý do)
- Thông báo kh Giải ngân
(Sb) Tô chức giám sát mol
người vay vôn
Sơ đồ 1.1: Quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng bán lẻ
Nguồn: giáo trinh “Nghiép vu ngân hàng thương mại” 2013, NXB Tài chính
Bước 1: Hướng dẫn KHBL chuẩn bị và tiếp nhận hồ sơ
14
Trang 37Đây là khâu đầu tiên trong quy trình cấp tín dụng Nó được thực hiện ngay khi CBTD tiếp cận được KH đang phát sinh nhu cầu tín dụng và được đánh giá sơ bộ là
KHBL có khả năng đáp ứng được các yêu cầu cho vay theo quy định hiện hành
Đây cũng là khâu cực kỳ quan trọng vì những thông tin thu thập được từ KHBL
trong khâu này sẽ là cơ sở, tiền đề để CBTD đánh giá, phân tích, thẩm định KH trước
khi ra quyết định tín dụng
Về tổng quát thì một bộ hồ sơ của KH thì sẽ bao gồm 3 cấu phần cơ bản như sau:
- Hồ sơ pháp lý: Đối với các KHCN thì hồ sơ này bao gồm chứng minh nhân
dân, số hộ khẩu, số tạm trú (nơi có địa bàn cho vay), giấy chứng nhận kết hôn hoặc
giấy chứng nhận độc thân Đối với KHDN thì hồ sơ này bao gồm giấy phép thành lập, giấy phép đăng ký SXKD, quyết định bổ nhiệm, điều lệ hoạt động
- Hồ sơ thu nhập: đây là những hồ sơ thể hiện khả năng trả nợ vay cho NH của
KH Đối với KHCN thì hồ sơ này chính là xác nhận lương từ cơ quan hiện đang công
tác, hợp đồng lao động với đơn vị Đối với KHDN thì đấy là báo cáo tài chính cho
những năm liền kè trước đấy và số sách ghi chép chỉ tiết của đơn vị
- Hồ sơ phương án: Hồ sơ này thể hiện mục đích vay vốn của KH Đối với KHCN có thể là Hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng kinh tế đã ký kết giữa các bên Đối với KHDN thì đây có thể là phương án kinh đoanh trong những năm sắp tới khi có tài trợ vốn từ phía NH
- Hồ sơ tài sản bảo đảm: Đây là hồ sơ tài sản để đảm bảo cho khoản vay Bao gồm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Hợp đồng mua bán
Bước 2: Thâm định hồ sơ vay và lập tờ trình
Từ những nguồn thông tin thu thập được của KH ở bước 1 kết hợp những
thông tin mà CBTD tự mình thu thập được thì CBDT tiến hành thẩm định tính phù
hợp và pháp lý của hồ sơ để ra quyết định tín dụng Tắt cả những nội dung thâm định đối với KH trong bước này sẽ được thể hiện đầy đủ trong tờ trình thẩm định đánh giá
KHBL Nội dung tờ trình sẽ bao gồm thông tin cơ bản của KH, những đánh giá của cán bộ về rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro trong trường hợp đồng ý cấp tín dụng đối
Trang 38về sau Đây cũng là khâu dễ để xảy ra sai lầm nhất Vì rủi ro thông tin bat đối xứng
nên có thể ra quyết định tín dụng sai lầm, cho vay những đối tượng không đủ điều kiện
NH cho vay hoặc cấp tín dụng nhưng không kèm điều kiện kiểm soát sẽ gây ra những
rủi ro tiềm ân đối với NH thậm chí còn có khả năng mắt vốn
Nhằm giảm thiểu rủi ro khi ra quyết định tín dụng thì thông thường NH sẽ xét
duyệt bộ hồ sơ cấp tín dụng qua nhiều cấp Đối với những bộ hồ sơ có giá trị cho vay
lớn thường có một hội đồng thâm định và xét duyệt cho vay nhằm đảm bảo tính khách
quan và chính xác trong quá trình ra quyết định tín dụng đối với KH Bước 4: Thực hiện quyết định cho vay
Trên cơ sở những đề xuất cho vay trên tờ trình thẳm định và ra quyết định cấp tín dụng đối với KHBL thì cấp có thẩm quyền sẽ thực hiện phê duyệt khoản vay và ký phê duyệt tờ trình thâm định và ra quyết định cho vay đối với những bộ hò sơ đủ điều kiện
Bước 5: Ky hop đồng
Sau khi ra quyết định tín dụng đối với KH thì sẽ xảy ra hai trường hợp là NH đồng ý cấp tín dụng với các điều kiện và điều khoản kèm theo hoặc là NH từ chối cấp tín dụng Nếu chấp thuận cấp tín dụng thì cấp có thẩm quyền sẽ thực hiện ký kết toàn bộ các hợp đồng có liên quan đến khoản vay để thực hiện các bước tiếp theo trong quy
trình cấp tín dụng Nếu từ chối cấp tín dụng thì phía NH sẽ ra một văn bản ghi rõ
nguyên nhân từ chối cấp tín dụng đối với KH Bước 6: Giải ngân
Sau khi căn cứ vào HĐTD đã được ký kết trước đó, NH sẽ thực hiện giải ngân theo thời hạn thanh toán của từng món nợ trên cơ sở hạn mức tín dụng đã cấp cho KH Đề thực hiện được khâu này KH phải cung cấp đầy đủ chứng từ thể hiện sự phù hợp
trong thời gian thanh toán cũng như số tiền thanh toán, hợp lý trong bộ chứng từ thì NH mới thực hiện hạch toán chuyển tiền đi cho bên thụ hưởng Hình thức giải ngân có thể là
chuyển khoản trực tiếp cho bên thứ ba hoặc chuyển thăng cho người đứng tên trên hợp
đồng vay vốn với các điều kiện kèm theo quy định cụ thẻ trên từng giấy nhận nợ
Bước 7: Tô chức giám sát người vay vốn
Sau khi thực hiện giải ngân cho KH, CBTD phải thực hiện kiểm soát sau khi
giải ngân theo quy định đối với từng khoản vay của khách hàng Kiểm soát sau bao gồm kiểm tra nguồn thu nhập của KH liệu có còn đảm bảo để trả nợ không và kiểm tra
về tài sản bảo đảm liệu có suy giảm giá trị không Tùy theo từng NH mà sẽ quy định thời gian kiểm soát sau đối với từng đối tượng KHBL là sau bao lâu
l6
Trang 39Bước 8: Thu nợ
Theo định kỳ hàng tháng, hàng quý thì CBTD sẽ thực hiện thu nợ gốc (nếu có) và lãi của khoản vay theo thông báo của NH Khoản vay chỉ được tất toán khi và chỉ khi bên vay hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ phát sinh từ HĐTD ký với ngân hàng khi đó
ngân hàng mới thực hiện các thủ tục giải chấp đối với KH
Bước 9: Khách hàng trả nợ không đủ trong kỳ
Nếu đến hạn trả nợ, KH không trả nợ hoặc trả không đầy đủ nợ cho phía NH
những khoản vay đấy sẽ bị chuyển nhóm nợ quá hạn theo đúng quy định nếu không
được cơ cấu lại khoản nợ
Bước 10: Xử lý rủi ro, thu nợ đối với khoản vay
Trường hợp KH không đủ điều kiện để trả nợ sau nhiều lần điều chỉnh và cơ cấu nợ thì NH bắt buộc phải xử lý tài sản bảo đảm để đảm bảo cho khoản vay Tài sản này sau khi được phát mại thì một phần tiền thu được sẽ được ưu tiên để thu nợ và lãi quá hạn của khoản vay (nếu có) sau đấy mới được hoàn trả cho bên chủ tài sản Đồng
thời, ngay khi thu được nợ vay thì NH cũng sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng vay và giải chap tai san dé tra lai cho bên mua lại tài sản phát mại theo đúng quy định của phía NH Bước 11: Thanh lý hợp đồng
Sau khi KH và NH hoàn thành hết các nghĩa vụ tài chính có liên quan thì hai
bên tiến hành ký Thanh lý HĐTD, giải chấp và trả lại các các TSBĐ đã nhận thế chấp
cho bên vay
1.2 Phát triển tín dụng bán lẻ
1.2.1 Khái niệm về phát triển tín dụng bán lẻ
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì “Phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao, nó không chỉ đơn thuần tăng lên hay giảm đi về lượng mà còn có sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng Phát triển là khuynh hướng vận
động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện do việc giải quyết mâu thuẫn, thực hiện bước nhảy về chất gây ra, và hướng theo
xu thế phủ định của phủ định”
Tóm lại, có thể hiểu một cách đơn giản nhất thì “phát triển chính là sự tăng lên
về số lượng và chất lượng” Trong lĩnh vực NH: THS AY 1 & 0
- Hiểu theo nghĩa hẹp: “Phát triển tín dụng bán lẻ ï I @ du ng
tin dụng bán lẻ tại ngân hàng (tăng về lượng)” TT THÔNG TIN THƯ VIỆN
PHONG LUAN AN - TULIEU
17
Trang 40- Hiểu theo nghĩa rộng: “Phát triển tín dụng bán lẻ là sự gia tăng dư nợ tín dụng bán lẻ trong cơ cầu khách hàng cho vay tại một ngân hàng kết hợp với sự phát triển
thêm sản phẩm tín dụng bán lẻ, đồng thời tăng chất lượng tín dụng bán lẻ (tăng về
lượng và chất)
Như vậy để có thể đánh giá được chất lượng TDBL của một NHTM thì các nhà
nghiên cứu phải dựa trên được các tiêu chí như có thu hút được được nhiều KH tốt hay không, thủ tục, hồ sơ yêu cầu KH cung cấp có đơn giản cho khách hay không còn về
phía NH đó là mức độ an toàn vốn khi cấp tin dung, chỉ phí về tổng thẻ lãi suất, chi phí
nghiệp vụ có phù hợp với quy định chung không và hợp lý đối với NH khi xét trên
bình điện tổng chỉ phí không?
1.2.2 Các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển tín dụng bán lẻ
1.2.2.1 Du ng tin dung ban lé
Chỉ tiêu này phản ánh quy mô dịch vụ TDBL của một ngân hàng Dư nợ TDBL càng cao chứng tỏ dịch vụ TDBL của NH càng phát triển về lượng Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ TDBL là một trong những tiêu chí quan trọng thường được các nhà nghiên cứu
sử dụng nhằm tính toán mức độ phát triển của dịch vụ TDBL
Tỳ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng bán lẻ = (Dư nợ tín dụng bán lẻ năm
(t + 1l) / Dư nợ tín dựng bán lẻ năm t) * 100%
Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ TDBL càng cao chứng tỏ tốc độ tăng trưởng dư nợ
TDBL về lượng càng lớn, năm sau cao hơn so với năm trước
1.2.2.2 Sự phát triển thi phan
Đây cũng là một chỉ tiêu để sử dụng dé đánh giá mức độ phát triển về chiều rộng đối với hoạt động kinh doanh của bất kỳ ngành nghề nào Theo quy luật thị trường thì
“"khách hàng là thượng đế" vì đây là nhân tố then chốt nhất, quyết định nhất đến sự thành
công của doanh nghiệp Thị phần KHBL càng lớn, NH càng thu được nhiều lợi nhuận từ
DVBL, hiệu quả kinh doanh của NH càng tốt và ngược lại Thị phần TDBL của một NH
được xác định như sau:
Thị phân TDBL = Dư nợ TDBL của một NH/ Tổng dư nợ TDBL của toàn hệ thống NH
Thị phần dư nợ TDBL càng lớn chứng tỏ mức độ phủ rộng thị trường càng mạnh
và khả năng phát triển càng cao Thị phần TDBL của một chỉ nhánh so với các chỉ
nhánh khác trong hoặc khác hệ thống sẽ là một thước đo tương đối để đánh giá mức độ
18