1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý Nhà nước ngành thương mại thành phố Hội An - tỉnh Quảng Nam

89 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

NGUYEN THI THU VAN

QUAN LY NHA NUGC NGANH THUONG MAI THANH PHO HOI AN — TINH QUANG NAM

Chuyén nganh : Kinh té Phat trién

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TÉ

2012 | PDF | 89 Pages

buihuuhanh@gmail.com

Da Nang- Nam 2012

Trang 2

NGUYÊN THỊ THU VÂN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH THƯƠNG MẠI THÀNH PHÓ HỘI AN - TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành _ : Kinh tế Phát triển

LUẬN VAN THAC SI KINH TE

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYÊN THỊ NHƯ LIÊM

Đà Nẵng- Năm 2012

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác

Tác giả

Nguyễn Thị Thu Vân

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỎ THỊ MO DAU

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 15

1.1.2.2 Nhà nước điều tiết và can thiệp vào quá trình hoạt động

1.1.2.3 Nhà nước quản lý trực tiếp khu vực kinh tế nhà nước 18

1.1.2.4 Nhà nước tạo môi trường và điều kiện cho thương mại phát

1.2 Nội dung, công cụ và phương pháp quản lý Nhà nước về thương mại 21 1.2.1 Nội dung quản lý Nhà nước về thương mại trên địa bàn quận/huyện 21 1.2.1.1 Xây dựng và ban hành văn bản quản lý ngành thương mại 21

Trang 5

1.2.1.4 Tổ chức hoạt động khảo sát, nghiên cứu thị trường và xúc tiến

1.2.1.5 Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, chủ trương, chính sách, pháp luật về thương mại

24 24

1.2.1.6 Tổ chức công tác nghiên cứu khoa học về thương mại; đào tạo

đỗi ngũ cán bộ công chức quản lý hoạt động thương mại trên địa bản

1.2.2 Công cụ quản lý chủ yếu của Nhà nước đối với thương mại

1.2.2.1 Nhà nước quản lý hoạt động thương mại bằng pháp luật

1.2.2.2 Nhà nước quản lý hoạt động thương mại bằng công cụ kế

1.4.1.2 Nguồn lực vốn

1.4.1.3 Tiến bộ khoa học, công nghệ

1.4.1.4 Kết cấu hạ tầng 1.4.2 Yếu tố thị trường

1.4.3 Môi trường kinh té- xã hội và chính sách Nhà nước CHUONG 2

25 26 26 26 h

'THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI TRÊN DIA BÀN THÀNH PHÓ HỘI AN

2.1 Tình hình phát triển ngành thương mại của thành phố Hội An

2.1.1 Đặc điểm thương mại thành phó Hội An

2.1.2 Khái quát ngành thương mại Thành phố Hội An

2.1.2.1 Các loại hình kinh doanh trên địa bàn thành phố Hội An * HO cá thể- doanh nghiệp

* Hệ thống chợ

„34 34 34 37 38 38 39

Trang 6

2.1.2.2 Déng gép ciia nganh thuong mai- dich vụ trong GDP của

2.3.1 Thực trạng xây dựng và ban hành văn bản quản ly thương mại 54

2.3.2 Xây dựng và thực hiện chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển

2.3.3 Thực trạng tổ chức đăng ký kinh doanh thương mại trên địa bàn

2.3.4 Thực trạng tô chức nghiên cứu thị trường, thu thập, xử lý thông tin

2.3.5 Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ

trương, chính sách, pháp luật về thương mại trên địa bàn thành phó Hội

THUONG MAI THANH PHO HOI AN

Trang 7

s00 ~ ,)) à.).H 69

3.2.1 Giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước ngành thương mại

thành phố Hội An 2-2385 9S SS SE S3SE TS XE 2 3E 2111171171112 xe 69

3.2.2 Giải pháp hoàn thiện một số nội dung quản lý nhà nước ngành

thương mại trên địa bàn thành phố Hội An S0 cm se 70

3.2.2.1 Xây dựng và ban hành văn bản quản lý thương mại, hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý thương mại 2 2225552 70

3.2.2.2 Giải pháp thực hiện chiến lược Quy hoạch phát triên ngành

nước ngành thương mại thành phố Hội An 222252825 2525252222Z5 76

3.2.3.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp hành chính trong quản lý nhà nước ngành thương mại thành phó Hội An 76 3.2.3.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp kinh tế trong quản lý

nhà nước ngành thương mại - 2s SSs= cx S ST ca 77

3.2.3.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp giáo dục trong quản

lý nhà nước ngành thương mại - 2 + + SE S# = c s cscc 77

3.3 MOt s6 kin nghie eee cceceeccceececeeseseceesecsesececseseveveecsessevstsecevevecees 77

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHÁO 5< 5° 5° 5< 2 se se se s3 83 PHỤ LLỤC - +=°€E++t*€EE++4t€EEEY+4£EEEVY+EEY1Y 22c 85

Trang 8

2.2 SO luong doanh nghiép trén dia ban thanh phô Hội An 29

23 | Sô lượng chợ trên địa bàn thành phô Hội An 30

24 Phân loại cửa hàng kinh doanh xăng dâu trên địa bàn thành 31

_—_ | phố Hội An

2.6 | Tông mức bán lẻ hàng hóa øiai đoạn 2008-2011 35

28 Cơ câu lao động trong trong các ngành kinh tê thành phô 3

——_ | Hội An giai đoạn 2008-2011

3g Các văn bản quản lý ngành thương mại thành phố Hội An 4s

| giai doan 2008-2011

2.10 | Tình hình đăng ký kinh doanh đối với hộ cá thêqua các năm | 49

Nà Nguồn kinh phí cho hoạt động xúc tiến Thương mại- Du <4 lịch qua các năm

212 Những vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trên địa bàn thành phố Hội An giai đoạn 2008-201 I 53

Trang 9

2.2 Tông mức bán le hang hoa giai doan 2008-201 l 35 ` Kim ngạch xuât khâu trên địa bàn thành phô Hội An giai 37

_——_ | đoạn 2008:2011

nã Tỷ trọng lao động trong các nhóm ngành kinh tê qua các `

năm

Trang 10

MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tai

Hội An được thừa hưởng vị trí địa lý khá thuận lợi, đồng thời là mảnh

đất giàu truyền thống lịch sử cách mạng và sự kết tinh các nền văn hóa trường

tồn qua nhiều thời đại Chính vì vậy, vao ngày 04/12/1999, Ủy ban di sản văn hóa Thế giới thuộc UNESCO đã công nhận đô thị cô Hội An là “DI SẢN

VĂN HÓA THẺ GIỚI” Đây là sự kiện rất quan trọng đối với con người Hội

An, chính từ đây Hội An đã bắt đầu được đánh thức, vươn mình dậy dé phat

triển Và từ đó, Hội An trở thành một thành phố du lịch nỗi tiếng trong và ngoài nước Ngày nay, Hội An một điểm mạnh phát triển về du lịch là đòn bầy đê phát triển thương mại

Trong giai đoan 2008-2011, tốc độ tăng GDP nganh thương mại - dịch

vu hang nam dat 17,12% va co ty trong nganh thuong mai- dich vu chiém

58,72% bỉnh quân qua cac năm trong tổng cơ cấu kinh tế cua thanh phố Vơi két qua dat duoc cua nganh da đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng GDP của thành phó Hội An nói riêng và của tỉnh Quảng Nam nói chung Ngày nay, nền

kinh tế nước ta chuyền mạnh sang xây dựng nên kinh tế thị trường hiện đại,

hội nhập quốc tế đã tạo nhiều cơ hội không nhỏ cho sự phát triển của ngành

góp phần đắc lực cho phát triên kinh tế xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống

của người dân thành phố Hội An

Trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế nước ta nói chung và Hội An nói riêng dang dan chuyên mạnh sang xây dựng nên kinh tế thị trường hiện đại

Như vậy, ngành thương mại thành phố Hội An sẽ còn có nhiều cơ hội phát

triên và đóng góp ngày quan trọng vào sự phát triên chung của thành phó

Với vai trò quản lý Nhà nước đối với phát triên thương mại trên địa bàn

thành phố Hội An thời gian qua được biêu hiện cụ thê bằng việc Thành phố

Hội An đã xây dựng và tô chức thực hiện các chính sách nhằm khuyến khích

Trang 11

hình thành và phát triển nếp sóng văn minh trong kinh doanh thương mại, đây

mạnh hoạt động xuất khâu tại chỗ các mặt hàng: thủ công mỹ nghệ, may mặc,

giày dép Đồng thời, tô chức khảo sát lập quy hoạch cho sự phát triên các

loại hình kinh doanh như: xăng dau, cho, trung tam thuong mai, siéu thi

Tuy vậy, sự phát triển của ngành thương mại Hội An trong thời gian qua

thực sự chưa tương xứng với những tiềm năng và lợi thế của một thành phố du lịch hội tụ những tiềm năng, cơ hội cho sự phát trién cua nganh Co so vat

chất và kết cấu hạ tầng thương mại thành phó Hội An nhìn chung còn trong tình trạng lạc hậu, số lượng tô chức/cá nhân kinh doanh phân bô không đều và tập trung cao độ ở khu vực trung tâm Khu phố cô Hội An, gây ra tình trạng quá tải, mất cân đối giữa các địa phương trên địa bàn thành phố, nguồn nhân

lực với chất lượng cao cho thương mại con thiếu

Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế cho sự phát triển của ngành thương mại thành phố Hội An trong thời gian qua Trong đó, có

nguyên nhân quan trọng của “Quản lý Nhà nước ngành thương mại” Đó là những hạn chế, thiếu sự đồng bộ, những vấn đề mới phát sinh trong hoạt động

thương mại không được bồ sung kịp thời vào nội dung quản lý Ngành dẫn đến sự lỏng lẻo trong công tác quản lý đã làm giảm hiệu lực quản lý Nhà nước

Trong những yêu cầu mới về phát triển kinh tế nói chung và ngành thương mại thành phố Hội An nói riêng đòi hỏi phải có phương hướng và giải

pháp thực hiện trong công tác quản lý Trên cơ sở phát huy những lợi thế,

những mặt đạt được cần khắc phục những tồn tại, hạn chế phù hợp với mục

tiêu phát triên kinh tế- xã hội trong thời kỳ mới Vì vậy, việc nghiên cứu và

phát triên thêm cơ sở lý luận của quản lý Nhà nước ngành thương mại, đồng

thời đưa ra những giải pháp có tính khoa học và khả thi nhăm nâng cao hiệu

quả quản lý Nhà nước về thương mại trên điạ bàn thành phó, thúc đây sự

chuyền dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa vừa là

Trang 12

vẫn đề có ý nghĩa cấp thiết vừa có tầm quan trọng chiến lược lâu dài Đây

chính là lý do tôi lựa chọn vấn đề “ Quản lý Nhà nước ngành thương mại thành phố Hội An - tỉnh Quảng Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình

2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Quản lý Nhà nước về kinh tế nói chung và quản lý Nhà nước về thương mại nói riêng đã được các tác giả khoa học đề cập, nghiên cứu trong thời gian qua ở các góc nhìn và các khía cạnh phân tích ở các nội dung quản lý khác

nhau, cụ thê:

- Nghiên cứu của Nguyễn Duy Gia (1998) [1], Một số vẫn đề Nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế ở Việt Nam Với các giá trị của công trình nghiên cứu được tác giả mang lại đó chính là công cụ quản lý kinh tế được phân tích rất ch¡ tiết đứng trên góc nhìn toàn bộ nền kinh tế Việt Nam Với công trình

nghiên cứu của tác giả Nguyễn Duy Gia đã đề cập đến các vẫn đề quản lý nhà

nước về kinh tế nói chung mang tính khái quát lớn cũng như nghiên cứu của

Lương Xuân Quỳnh (1994) [2], Cơ chế thị trường và vai trò của Nhà nước

trong nền kinh tế Việt Nam

- Nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hoàng (2008) [3], Hoàn thiện nội dung quản lý Nhà nước về thương mại hàng hóa trên địa bàn Hà Nội đến năm

2020 Công trình này đi sâu phân tích những nội dung cơ bản về quản lý

thương mại theo Điều 245 Luật Thương mại của nước ta Nội dung được dé cập đứng trên giác độ một địa bàn là thành phố Hà Nội đề nghiên cứu Một số

giải pháp mà tác giả đưa ra nhằm hoàn thiện các nội dung trong công tác quản

lý Nhà nước về thương mại trên địa bàn thành phó Hà Nội Với kết quả

nghiên cứu, tác giả đã nghiên cứu rất chuyên sâu về nội dung quản lý nhà nước về thương mại hàng hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội để xây dựng quan điểm, định hướng và những giải pháp hoàn thiện các nội dung quản lý

Trang 13

nhà nước về thương mại hàng hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm

2020

- Nghiên cứu của của Nguyễn Thị Nhiễu (2007) [ 4] Nghiên cứu dịch vụ

bán buôn, bán lẻ của một số nước và khả năng vận dụng vào Việt Nam Trên

cơ sở phân tích những kinh nghiệm trong công tác tô chức, quản lý, điều kiện kinh doanh của hệ thống bán buôn bán lẻ của các nước đề vận dụng vào điều

kiện thực tế của nước ta Với kết quả nghiên cứu mà tác giả đã mang lại có ý nghĩa khoa học thực tiễn rất lớn trong việc ứng dụng vào điều kiện thực tế tại

Việt Nam Nội dung cuốn sách này chỉ chuyên sâu phân tích một trong các

loại hình kinh doanh được sự quản lý của nhà nước trên thương mại

Với những công trình nghiên cứu trên là tiền đề, nền tảng cho quá trình vận dụng các kết quả nghiên cứu vào nội dung cở sở lý luận của bài luận văn tốt nghiệp cao học “ Quản lý Nhà nước ngành thương mại thành phố Hội An- Tỉnh Quảng Nam”

Riêng đối với thành phố Hội An, vấn đề quản lý thương mại được đề cập

thông qua các nội dung của “Quy hoạch” Cụ thê:

- Quy hoạch phát triên ngành thương mại tỉnh Quảng Nam đến năm

2020 và định hướng đến năm 2025 [11] Việc xác định phương hướng phát triên tông thể ngành thương mại Thành phố Hội An được đặt trong sự phát triên chung của ngành thương mại Tỉnh Quảng Nam Bản quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 có nội dung quản lý nhà nước về thương mại cũng được đề cập và phân tích khá đầy đủ và đồng bộ, tuu; y nhiên cách tiếp cận là một bộ phận

không tách rời của Quy hoạch thương mại, mức độ chuyên sâu về quản lý nhà

nước trong bản quy hoạch bị hạn chế; đồng thời mang tính khát quát chung cho cả tỉnh Quảng Nam.

Trang 14

- Quy hoạch tông thê phát triên kinh tế - xã hội thành phố Hội An đến

năm 2015, định hướng đến năm 2020 [12], được lập vào năm 2005 Đây là bản quy hoạch được xây dựng một cách tông quát về thực trạng phát triển

kinh tế xã hội từ năm 2000 đến năm 2005, chỉ rõ những thành tựu đạt được,

những tôn tại khó khăn là cơ sở đề xuất các nội dung chính của bản Quy

hoạch tông thê phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hội An đến năm 2015,

định hướng đến năm 2020 Trong bản quy hoạch này, nội dung quản lý nhà nước về thương mại cũng được nghiên cứu phân tích nhưng chỉ mang tính

khát quát lớn cho phát triền kinh tế- xã hội chung cho cả thành phố Hội An

Như vậy, các nội dung về quản lý thương mại thành phố Hội An như đã nêu trên chỉ được tiếp cận, phân tích ở tầm nhìn chung và bao quát, chưa đi

sâu nghiên cứu cụ thê một cách có hệ thống, toàn diện và sâu sắc về nội dung

quản lý nhà nước trên lĩnh vực thương mại của thành phó 3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp

trong công tác quản lý nhà nước về ngành thương mại thành phó Hội An

Đề hoàn thành mục tiêu này, luận văn sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau đây:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của nội dung quản lý Nhà nước về ngành

- Đề xuất phương hướng và các giải pháp trong công tác quản lý Nhà

nước ngành thương mại thành phố Hội An trong thời gian tới.

Trang 15

4 Doi twong va pham vi nghién ciru

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn của nội dung quản lý Nhà nước ngành thương mại thành phố Hội An

$ Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, sử dụng các phương pháp sau:

- Nghiên cứu tài liệu từ nguồn tài liệu: Sách, báo, tài liệu, thông tin, các

websites liên quan đến quản lý nhà nước về thương mại:

- Phương pháp phân tích thống kê, so sánh, phân tích, tông hợp

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Định dạng nội dung trong công tác quản lý Nhà nước ngành thương mại trên địa bàn thành phố Hội An dựa trên cơ sở các đặc trưng của thương

mại thành phó Hội An

- Tông kết những thành tựu và đánh giá những hạn chế của thực trạng

quản lý Nhà nước ngành thương mại thành phố Hội An từ năm 2008 -201 1

- Dựa trên những quan điểm, chủ trương của Đảng Ủy; Hội Đồng Nhân Dân thành phố Hội An về phát triên kinh tế- xã hội thành phố và Quy hoạch

Trang 16

phat trién nganh thương mại tỉnh Quảng Nam đến năm 2025 đề đề xuất những

giải pháp quản lý Nhà nước ngành thương mại trong thời gian đến 7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được kết cầu thành 3 chương:

Chương I1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước ngành thương mai

Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn

thành phó Hội An

Chương 3: Phương hướng và giải pháp quản lý nhà nước về thương mại

thành phố Hội An

Trang 17

CHƯƠNG |

CO SO LY LUAN VE QUAN LY NHA NUOC NGANH THUONG MAI

1.1 Ban chat va vai trò Quản lý Nhà nước ngành Thương mai

1.1.1 Khái niệm quản lý Nhà nước về thương mại

Tất cả các nền kinh tế thị trường của các nước đã và đang phát triên đều

có sự quản lý, điều khiển, can thiệp của Nhà nước ở những phạm vi và mức

độ khác nhau và bằng các phương thức khác nhau Ngày nay, trong nền kinh

tế hiện đại, ở góc độ nhiều hay ít, hầu như đều áp dụng mô hình kinh tế hỗn

hợp mà trong đó không thê thiếu vai trò của Nhà nước

Theo cách hiểu chung: Quản lý Nhà nước về kinh tế là một bộ phận của quản lý Nhà nước và quản lý nói chung, là một dạng hoạt động phối hợp thực

hiện chức năng của hệ thống quản lý Nhà nước nhăm tác động có hiệu quả lên

hệ thống bị quản lý (tức là nền kinh tế) thông qua việc sử dụng hệ thống các

phương pháp, công cụ, biện pháp quản lý nhằm đạt tới những mục tiêu chiến

lược trong từng thời kỳ

Chúng ta có thê hiểu quản lý Nhà nước về thương mại là quá trình thực

hiện và phối hợp các chức năng hoạch định, tô chức, lãnh đạo và kiêm soát

các hoạt động thương mại trên thị trường trong sự tác động của hệ thống quản

lý đến hệ thống bị quản lý nhằm đạt mục tiêu thông qua việc sử dụng các

công cụ và chính sách quản lý

1.1.2 Vai trò của quản lý Nhà nước về thương mại

l12I Nhà nước định hướng cho sự phát triển của thương mại

Sự định hướng này được thực hiện thông qua việc xây dựng và tô chức thực hiện các chiến lược kinh tế- xã hội, các chương trình mục tiêu, các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn Định hướng và dẫn dắt sự phát triển của thương

Trang 18

mại còn được bảo đảm bằng hệ thống chính sách, sự tác động của hệ thống tô

chức quản lý thương mại từ trung ương đến địa phương

1.1.2.2 Nhà nước điêu tiết và can thiệp vào quá trình hoạt động thương

mại

Nhà nước có vai trò củng cố, bảo đảm dân chủ, công bằng xã hội cho mọi người, mọi thành phần kinh tế hoạt động thương mại trên thị trường Xây

dựng một xã hội văn minh, dân chủ rộng rãi, khuyến khích và đề cao trách

nhiệm cá nhân là điều kiện cho sự phát triển toàn diện kinh tế- xã hội Trong

nên kinh tế thị trường, sự phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp xã hội là rất lớn Nhà nước cần có sự can thiệp và điều tiết hợp lý nhằm bảo đảm tính tự

chủ, sáng tạo và ham làm giàu của mọi công dân

1.1.2.3 Nhà nước quản lý trực tiếp khu vực kinh tế nhà nước

Nhà nước trực tiếp quản lý các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước Thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong công cuộc

xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta Vai

trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là nội dung quan trọng của định hướng xã

hội chủ nghĩa Duy trì vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước là công việc quan trọng đê vượt qua nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa Thông qua các doanh nghiệp nhà nước, nhà nước có thể hướng dẫn chỉ đạo sự phát triên của các doanh nghiệp nhà nước, nhà nước có thê hướng dẫn, chỉ

đạo sự phát triển của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, tập

trung mọi nguồn lực cho sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Thông qua thành phần kinh tế Nhà nước, nhà nước nắm và điều tiết một bộ phận lớn hàng hóa - dịch vụ chủ yếu có ý nghĩa quan trọng và then chốt

của nền kinh tế quốc dân, bảo đảm cho nên kinh tế hoạt động nhịp nhàng và phát triên cân đôi với nhịp độc cao.

Trang 19

1.1.2.4 Nhà nước tạo môi trường và điêu kiện cho thương mại phát triển

Nhà nước bảo đảm sự ôn định về mặt kinh tế, chính trị, xã hội cho

thương mại phát triển Nhà nước thực thi cơ chế, chính sách đề hạn chế tình

trạng thiêu cầu, giảm lạm phát, khuyến khích sản xuất và tiêu dùng Nhà nước tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, bao gồm kết cấu hạ tầng vật chất, tài chính, giáo dục luật pháp cho thương mại Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đăng, môi trường vĩ mô phù hợp với xu hướng phát triên của thương mại trong cơ chế thị trường

1.1.3 Chức năng của quản lý Nhà nước về thương mại l.13.I Chức năng hoạch định:

Mục đích của Nhà nước thực hiện chức năng hoạch định dé định hướng hoạt động thương mại của các chủ thê tham gia thị trường Chức năng này bao gồm các nội dung cơ bản là hoạch định chiến lược, quy hoạch phát trién thuong mai, phan tich va xay dung cac chinh sach thuong mai quy hoach va

định hướng chiến lược phát triên thị trường, xây dựng hệ thống pháp luật có

liên quan đến thương mại; xác lập các chương trình, dự án, cụ thê hóa chiến lược, đặc biệt là các lộ trình hội nhập khu vực và quốc té

Vai trò của chức năng hoạch định là giúp cho các doanh nghiệp có

phương hướng hình thành phương án, chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh

doanh Nó vừa giúp tạo lập môi trường kinh doanh, vừa cho phép Nhà nước

có thê kiêm soát hoạt động của các doanh nghiệp và các chủ thê kinh doanh

Trang 20

hiện những vấn đề thuộc về quản lý Nhà nước nhằm đưa chính sách và pháp

luật vào thực tiễn kinh doanh của doanh nghiệp, hiện thực hóa quy hoạch và kế hoạch Với mục đích trên, chức năng phối hợp có vai trò và bao gồm

những nội dung sau:

+ Hình thành cơ chế phối hợp hữu hiệu giữa cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại với các cơ quan quản lý nhà nước liên quan, với các cấp trong hệ thống tô chức quản lý thương mại của Trung ương, thành phó

Trong thương mại quốc tế, chức năng này được thê hiện ở sự phối hợp

giữa các quốc gia có quan hệ thương mại song phương hoặc trong cùng một

khối kinh tế và thương mại, trong nỗ lực nhằm đạt tới các mục tiêu và dam

bảo thực hiện các cam kết

+ Bồi dưỡng và đào tạo về nguồn lực đủ khả năng thực hiện các công

việc liên quan tới quản lý Nhà nước về thương mại

1.1.3.3 Chức năng điêu tiết các hoạt động thương mại và can thiệp thị

truong

Mục đích của chức năng này là nhằm điều tiết các hoạt động thương mại,

điều tiết thị trường đề các hoạt động này cũng như thị trường phát triển cân đối, hài hòa, bền vững và đúng theo quy định của Nhà nước

Nội dung và vai trò của chức năng này bao gồm:

+ Nhà nước là người bảo vệ quyên lợi hợp pháp của mọi chủ thể kinh

doanh, khuyến khích và đảm bảo băng luật pháp Nhà nước hướng dẫn và

kích thích các doanh nghiệp hoạt động theo định hướng thị trường của mình

Mặt khác, Nhà nước can thiệp và điều tiết thị trường khi cần thiết để đảm bảo

ôn định kinh tế vĩ mô, duy trì sức mạnh nên tài chính quốc gia, giữ vững sức mua của tiên tệ, đảm bảo lợi ích của người sản xuât và tiêu dùng.

Trang 21

+ Nhà nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp về thông tin, tài chính, kết cấu

hạ tầng kinh tế- xã hội trong điều kiện cho phép, không vi phạm các cam kết

quốc tế Bảo vệ kinh tế Nhà nước theo đúng pháp luật quốc tế, chống tham

nhũng và thất thoát tài sản, đảm bảo tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước

1.1.3.4 Chức năng kiểm soát:

Phát hiện những lệch lạc, nguy cơ chệch hướng hoặc vi phạm pháp luật và các quy định của Nhà nước, từ đó đưa ra các quyết định điều chỉnh thích hợp nhằm tăng cường hiệu quả của quản lý Nhà nước về thương mại

Nội dung và vai trò của chức năng này:

Nhà nước giám sát hoạt động của mọi chủ thể kinh doanh cũng như chế

độ quản lý của các chủ thê đó về các mặt đăng ký kinh doanh, phương án sản

phẩm, chất lượng và tiêu chuân sản phẩm, bản quyền sở hữu công nghiệp, môi trường ô nhiễm, cơ chế quản lý kinh doanh, nghĩa vụ nộp thuế

Nhà nước cũng thực hiện việc kiểm tra, đánh giá về sức mạnh của hệ

thống các tô chức quản lý thương mại của Nhà nước cũng như đội ngũ cán bộ công chức thực hiện các chức năng quản lý của Nhà nước

1.2 Nội dung, công cụ và phương pháp quản lý Nhà nước về thương mại

12.1 Nội dung quản lý Nhà nước về thương mại trên địa bàn quận/huyện

1.2.1.1 Xay dung va ban hanh van ban quan ly nganh thuong mai

- lrên cơ sở pháp luật Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật của

Chính phủ và các văn bản quản lý, hướng dẫn của Bộ Công thương, cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại trên địa bàn xây dựng các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành và trình Ủy ban nhân dân quận/huyện

Trang 22

thông qua; trong phạm vi thâm quyền của minh, co quan quan lý Nhà nước

về thương mại ban hành các văn bản hướng dẫn có chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật đỗi với các hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật

- Tổ chức, phô biến, hướng dẫn, giáo dục pháp luật thương mại đối với thương nhân trên địa bàn đề đảm bảo việc thực hiện đúng quy định của pháp luật về thương mại

- Ban hành cac văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn thương mại và thực hiện các chủ trương chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động

thương mại đối với cấp quản lý xã/ phường

1.2.1.2 Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, đê án về phát

triển thương mái

Hệ thống các quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại là những công cu quan trong dé các cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện công tác quản lý

Nhà nước về thương mại trên địa bàn Đây là những tư tưởng chỉ đạo, các

mục tiêu, chỉ tiêu, các mô hình, biện pháp, ngắn hạn và dài hạn đê định hướng cho hoạt động kinh doanh thương mại trên địa bàn quận/ huyện phát trién theo đúng các mục tiêu chung của phát triển kinh tế- xã hội Vì vậy, xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát trién thương mại là một nội dung quản lý nhà nước về thương mại Các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát

triên thương mại trên địa bàn quận/ huyện phải phù hợp với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại của cả nước nói chung và của

quận/huyện nói riêng

Ban hành quy hoạch tông thê phát triên thương mại trên địa bàn quận/

huyện phải được xây dựng trên các luận cứ khoa học và thực tiễn cao, đặc

biệt yếu tố dự báo và tầm nhìn về phát triển thương mại trên cơ sở quy hoạch

tông thê phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn phải được quán triệt sâu sắc

Trang 23

trong bản quy hoạch này đề làm căn cứ cho việc quy hoạch tông thê phát triên

thương mại của cả nước trong thời gian trung và dài hạn

Một yếu tố quan trọng không thê thiếu đối với việc xây dựng quy hoạch thương mại trên địa bàn quận/huyện là bản quy hoạch này phải được tham vẫn ý kiến đầy đủ và phải phản ánh được sự phù hợp với các quy hoạch về xây dựng cũng như quy hoạch đô thị của tinh/ thành phó

Việc quản lý Nhà nước về thương mại còn thê hiện ở việc cụ thê hóa các chủ trương, chính sách, các quyết định của Nhà nước về thương mại trên cơ

sở đặc thù của quận/ huyện Quản lý Nhà nước về thương mại trên địa bàn

quận/ huyện là một bộ phận trong hệ thống quản lý Nhà nước thống nhất từ Trung ương đến địa phương Các cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại có

nhiệm vụ triển khai thực hiện tốt các chủ trương, các chính sách, các quyết định của Nhà nước về thương mại trên địa bàn quản lý Trên cơ sở các đặc thù

của quận/ huyện, cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại phải tô chức ban

hành các văn bản thê chế hóa các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với các hoạt động thương mại Phố

biến hướng, giáo dục pháp luật thương mại đối với thương nhân trên địa bàn

quận/huyện để đảm bảo việc thược hiện đúng quy định của pháp luật về

thương mại

1.2.1.3 Tổ chức đăng ký kinh doanh thương mại

Hoạt động đăng ký kinh doanh nhằm bao đảm quyên kinh doanh thương mại hợp pháp cho mọi thương nhân trên địa bàn theo quy định của pháp luật Tô chức đăng ký kinh doanh thương mại trên địa bàn quận/huyện bao gồm: Cấp giấy phép kinh doanh thương mại, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh

doanh đối với các thương nhân kinh doanh các loại hàng hóa và dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện theo quy định của

pháp luật và sự phân cấp của Chính phủ.

Trang 24

Cơ quan quản lý Nhà nước phải tô chức tốt công tác cấp đăng ký kinh

doanh bảo đảm luôn theo dõi, kiêm tra nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm

pháp luật của thương nhân trên địa bàn Cơ quan đăng ký kinh doanh phải xây dựng được hệ thống thông tin về doanh nghiệp và làm tốt công tác kiểm tra doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký kinh doanh đảm bảo hoạt động đăng ký kinh doanh được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật

1.2.1.4 Tổ chức hoạt động khảo sát, nghiên cứu thị trường và xúc tiến

thương mại

Thông qua khảo sát, nghiên cứu thị trường, tiến hành tông hợp và xử lý

các thông tin thị trường, cung cấp cho các doanh nghiệp và các cơ quan Nhà nước có liên quan Cân đối cung cầu trên địa bàn quận/huyện, phối hợp với cơ quan quản lý ngành đề chỉ đạo các doanh nghiệp hoạt động thương mại

trên địa bàn thực hiện cung ứng những mặt hàng thiết yếu, mặt hàng thuộc

chính sách, đảm bảo nhu cầu thị trường trong phạm vi quản lý, góp phần bình

ồn giá cả và thực hiện các chính sách thương mại ưu đãi

Ngoài ra, nội dung này nhấn mạnh đến việc quy định rõ trách nhiệm của

cơ quan quản lý và của doanh nghiệp trong các hoạt động xúc tiến thương mại, đưa ra các yêu cầu đối với cơ quan tô chức xúc tiến thương mại Hướng

dẫn và tư vẫn cho doanh nghiệp về nội dung, nghiệp vụ và phương pháp tiến

hành xúc tiến thương mại Kiểm tra hoạt động xúc tiền thương mại của các

doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật; hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu

1.2.1.5 Thanh tra, kiém tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, chủ

trương, chính sách, pháp luật về thương mái

Kiểm tra giám sát việc chấp hành pháp luật về thương mại của các chủ

thê kinh doanh trên địa bàn Các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án

Trang 25

phát triển thương mại của quận/huyện sau khi được xây dựng xong phải triển khai thực hiện, kiêm tra điều chỉnh kịp thời Cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại trên địa bàn quận/huyện phải làm tốt công tác tô chức thực hiện

quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát trién thương mại đã được

duyệt, kịp thời phát hiện và điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch, chương trình,

đề án phát triên thương mại cho phù hợp với điều kiện phát triên thực tế Bên cạnh đó, phải thường xuyên tô chức, hướng dẫn, kiêm tra việc thực hiện và

kịp thời phát hiện những vấn đề mới nảy sinh để kiến nghị và điều chỉnh

Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát thi trường, trực tiếp tô chức các hoạt

động thanh tra, kiêm tra đấu tranh chống buôn lậu, làm hàng giả, buôn bán hàng cấm, kinh doanh trái phép và các hành vi vi phạm pháp luật khác về

thương mại trên địa bàn quận/huyện Qua đó, thúc đây hoạt động kinh doanh

thương mại của các thương nhân trên địa bàn, bảo vệ lợi ích chính đáng của

người sản xuất và tiêu dùng

1.2.16 Tổ chức công tác nghiên cứu khoa học về thương mại; đào tạo đổi ngũ cán bộ công chức quản lý hoạt động thương mại trên địa bàn

Đây là nội dung quản lý nhằm đưa các tiến bộ khoa học vào hoạt động thương mại và nâng cao năng lực hoạt động cho các tô chức quản lý và kinh doanh thương mại trên địa bàn quận/huyện Công tác này đòi hỏi phải có sự đầu tư về thời gian và tiền của tương đối lâu dài mà các doanh nghiệp khó có thê thực hiện được, đòi hỏi các cơ quan quản lý Nhà nước phải tham gia thực

hiện Cơ quan quản lý Nhà nước phải tô chức tốt công tác nghiên cứu khoa

học và ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh thương mại trên địa bàn Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác quản lý Nhà nước về thương

mại, các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn theo quy hoạch, kế hoạch đào

Trang 26

tạo nhằm đáp ứng nhu cầu và xu hướng phát triển thương mại của quận/huyện

1.2.2 Công cụ quản lý chủ yếu của Nhà nước đối với thương mại

1.2.2.1 Nhà nước quản lý hoạt động thương mại bằng pháp luật

Đề quản lý nền kinh tế nói chung và ngành thương mại nói riêng, nhà

nước phải tạo ra và thực hiện một hệ thống pháp luật Thực tế, khi chuyền

sang nên kinh tế thị trường, nhà nước đã ban hành hệ thống pháp luật và văn

bản dưới luật

Thông qua hệ thống pháp luật, nhà nước quy định địa vị pháp lý của

doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại, quy định các điều kiện và thủ tục thành lập, phá sản doanh nghiệp, điều chỉnh hành vi kinh doanh của doanh nghiệp

Căn cứ vào môi trường, hành lang pháp lý được quy định, các chủ thê kinh doanh tiến hành hoạt động kinh doanh của mình dưới sự lãnh đạo, hướng

dẫn, giám sát của Nhà nước

l22.2 Nhà nước quản lý hoạt động thương mại bằng CÔng cụ kế hoạch hóa

Hiện nay, nhà nước quản lý hoạt động kinh doanh thương mại bằng các

kế hoạch định hướng là chủ yếu, thông qua việc sử dụng các đòn bây kinh tế

và lực lượng vật chat dé dam bảo cân đối cung cầu của nên kinh tế quốc dân

Đối với doanh nghiệp thương mại nhà nước, nhà nước chỉ cần giao hai chỉ tiêu pháp lệnh:

- Doanh số va những mặt hang chu yếu

- Cac khoan nộp ngân sach

Trang 27

Ngoai ra, nha nuoc giao cho mot số doanh nghiệp nha nuoc kế hoạch dự

trừ cac mặt hang thiết yếu như: lương thực, muối, đương, phân bon để chu

đông điều hoa cung -cầu, bình ồn gia thi trương

Đối vơi các loại hình doanh nghiệp khác, nha nược quan ly chu yéu bang

hê thống luât va cac kế hoach định hương

Các doanh nghiệp thương mai căn cư vao kế hoach dinh hương cua nha nược, dự bao cung cầu, gia ca thi trương trong nược va thế giơi để xây dựng kế hoạch kinh doanh cua minh sao cho phu hợp nhất

1.2.2.3 Nhà nước quản lý hoạt động thương mại bằng công cụ chính

sách

Chính sách là một trong các công cụ chủ yếu mà nhà nước sử dụng đề quản lý các ngành kinh tế nói chung và ngành thương mại nói riêng Chính sách sử dụng quản lý trong hoạt động thương mại chủ yếu: chính sách tiền tệ, chính sách giá cả, chính sách cơ cầu kinh tế, chính sách bảo vệ môi trường

Với các chính sách sử dụng trong quản lý ngành thương mại không chỉ

tạo ra những kích thích đủ lớn cần thiết đề biến đường lối, chiến lược của

Đảng/ Nhà nước về quan điểm phát triển kinh tế thành hiện thực, góp phần

thống nhất tư tưởng và hành động của mọi chủ thể kinh tế

Như vậy, một hệ thống chính sách quản lý thương mại đồng bộ, phù hợp với nhu cầu phát triên của từng vùng, từng địa phương trong thời kỳ nhất định

sẽ là một bảo đảm vững chắc cho sự vận hành toàn bộ của một cơ chế thị

trường năng động, hiệu quả thúc đây sự phát triên của ngành và của cả toàn bộ nên kinh tế nói chung

1.2.2.4 Nhà nước quản lý hoạt động thương mại bằng tài sản quốc gia Tài sản quốc gia được sử dụng trong quản lý thương mại bao gồm:

Trang 28

- Ngân sách nhà nước: Toàn bộ khoản thu chi của nhà nước trong du

toán được cơ quan nhà nước có thâm quyền quyết định trích ngân sách đề sử

dụng trong hoạt động quản lý, phát triển ngành thương mại hàng năm

- Nguồn tài nguyên thiên nhiên: Là tư liệu sản xuất hàng đầu và là tài sản vô giá, là thành phần quan trọng bậc nhất của sự tồn tại và phát triển của nền

kinh tế

- Kết cấu hạ tầng: Bao gồm hệ thống năng lượng, hệ thống giao thông

vận tải, hệ thống bưu chính viễn thông, hệ thống bảo vệ môi trường

- Doanh nghiệp nhà nước: Là tô chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn

thành lập và tô chức quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội do

nhà nước giao Vì vậy, trong quản lý thương mại cần tăng cường quản lý các

doanh nghiệp nhà nước bảo đảm vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước

- Hệ thống thông tin nhà nước: Là tập hợp những con người, các thiết bị

phần cứng phần mềm, dữ liệu thực hiện hoạt động thu thập, lưu trữ, xử lý và phân phối thông tin nhằm phục vụ công tác quản lý thương mại

Ngày nay, với những biến động không lường của thị trường cùng với những đột biến, rủi ro, thăng tram không dự báo trước một cách chính xác

Trong trường hợp này để quản lý thương mại phát triển và vận hành đúng hướng, đúng quỹ đạo và mục tiêu đã định thì tài sản quốc gia trở thành một

công cụ quan trọng và hữu hiệu đề can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế

1.3 Phương pháp quản lý nhà nước về thương mại 1.3.1 Phương pháp hành chính

Các phương pháp hành chính trong quản lý thương mại là các tác động

trực tiếp bằng các quyết định mang tính bắt buộc của nhà nước lên đối tượng quản lý Nhà nước về thương mại nhằm thực hiện những mục tiêu của quản lý kinh tế vĩ mô trong những tình huống nhất định.

Trang 29

* Các phương pháp hành chính trong quản lý kinh tế vĩ mô:

- Nhà nước đề ra chủ trương đường lối cho các hoạt động kinh tế trong

xã hội

- Sử dụng chủ yếu hệ thống pháp luật kinh tế, kiểm soát của nhà nước

thông qua tòa án kinh tế, viện kiểm sát nhân dân các cấp

- Huy động có hiệu quả giám sát của nhân dân đề kịp thời ngăn chặn xử lý các sai phạm

- Tiêu chuẩn hóa, trong sạch đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế

1.3.2 Phương pháp kinh tế

Phương pháp kinh tế trong quản lý Nhà nước về thương mại là cách thức tác động gián tiếp của Nhà nước, dựa trên những lợi ích kinh tế có tính hướng dẫn, lên đối tượng quản lý Nhà nước về thương mại, nhằm làm cho họ quan

tâm tới hiệu quả cuối cùng của sự hoạt động, từ đó mà tự giác, chủ động hoàn

thành tốt nhiệm vụ được giao

* Các phương pháp kinh tế trong quản lý kinh tế vĩ mô:

- Thứ nhất, là chính sách thuế trong quản lý ngành, các sản phẩm cần được ưu tiên phát triển sẽ được ưu đãi về thuế

- Thứ hai, hệ thống lãi suất ngân hàng nhằm thực hiện ý đồ quản lý của

nhà nước hướng các hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh tế theo mục

tiêu nhất định

- Thứ ba, sử dụng các giải pháp hỗ trợ phát triên sản xuất, các chính sách kinh tế cho các đối tượng xã hội cụ thé: người nghèo, miền núi

- Thứ tư, sử dụng các quỹ dự trữ quốc gia đề điều tiết sản xuất, đặc biệt

đề ôn định tiền tệ, giá cả thị trường

- Thứ năm, chính sách đối với các doanh nghiệp Nhà nước để có thê

kiêm soát nền kinh tế phát triển.

Trang 30

Thứ sáu, sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước, tạo môi trường kinh tế

tốt cho các doanh nghiệp hoạt động

1.3.3 Phương pháp giáo dục

Phương pháp giáo dục trong quản lý nhà nước về thương mại là các cách tác động vào nhận thức và tình cảm của con người nhằm nâng cao tính tự giác, ý thức của các đối tượng được quản lý trong việc thực hiện theo nghĩa vụ và pháp luật của Nhà nước

* Các phương pháp giáo dục trong quản lý kinh tế vĩ mô:

- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhà nước tác động lên các doanh nghiệp khơi dậy lòng tự hào dân tộc, nâng cao quyết tâm của các doanh nghiệp trong hoạt động làm giàu cho bản thân doanh nghiệp và đất nước, tự giác tuân thủ kỷ cương pháp luật nghĩa vụ đối với đất nước, không vi

phạm pháp luật

- Đối với người lao động và toàn thê xã hội, nhà nước dẫn dắt tô chức cộng đồng nhân dân hăng hái thi đua sản xuất, phát triên công nghệ, giữ gìn truyền thống và bản sắc dân tộc trong quá trình hội nhập

- Thông qua các hoạt động của các đoàn thể, các tô chức trong xã hội

nhằm thực thi và giám sát tốt các hoạt động sản xuất trong nước

- Các phương pháp tuyên truyền giáo dục còn được nhà nước thực hiện

thông qua các hoạt động và chiến lược phát triên văn hóa-xã hội bằng các

chính sách cụ thê

1.4 Cac nhân tổ anh hương đến phát triển thương mại

1.4.1 Các yếu tố nguôn lực 1.4.1.1 Nguôn lao động

Trang 31

Lao động là yếu tố đầu vào rất cần thiết của mọi quá trình sản xuất, đặc

biệt là yếu tố duy nhất trực tiếp cung ứng các sản phâm dịch vụ mà không thể thay thế băng bất kỳ một loại máy móc thiết bị nào

Lao động chính là động lực của phát triển thương mại Đề có thu nhập, lao động trở thành nhu cầu cấp thiết và chính đáng nhất của con người Chính nhu cầu đó đã thúc đây con người tìm việc làm, đưa con người đến với công

việc và thúc đây Con người tiến hành các hoạt động kinh tế, góp phần tích cực

chơ sự phát triển của quá trình sản xuất, cung ứng hàng hóa- dịch vụ trên thi trường, là nguồn lực cho sự phát triển thương mại

1.4.1.2 Nguon luc von

Ngày nay, nguồn vốn không chỉ được coi là yếu tố quan trọng trong toàn bộ quá trình từ khâu tô chức sản xuất đến khâu cung ứng hàng hóa- dịch vụ trên thị trường mà nguồn vốn còn được sử dụng đề nâng cao trình độ khoa học công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng, góp phần đáng kể vào việc đầu tư theo

chiều sâu, hiện đại hóa quá trình sản xuất, tạo tiền đề cho sự phát triên toàn

điện trên lĩnh vực thương mại

1.4.1.3 Tiến bộ khoa học, công nghệ

Cùng với các nguồn lực nêu trên, khoa học-công nghệ cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phát triển thương mại Trong quá trình sản xuất hàng hóa- dịch vụ việc áp dụng những tiến bộ khoa học sẽ thúc đây quá trình chuyên môn hóa sâu hơn, tăng năng suất lao động, giảm chỉ phí, giúp tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao hơn

Ngày nay, sự phát triển như vũ bão của công nghệ, nhất là công nghệ thông tin cùng với sự phát triên nhanh chóng của các cơ sở hạ tầng mạng máy

tính (đặc biệt là trang Web) đã đem lại những lợi ích đặc biệt cho toàn xã hội

Trong đó, lợi ích mà doanh nghiệp nhận được từ sự phát triên khoa học công

Trang 32

nghệ mang lại chính là chi phí kinh doanh thấp, tạo cơ hội kết nối hàng trăm triệu người và giúp các doanh nghiệp lựa chọn được các đối tác thích hợp trên phạm vi toàn cầu; riêng đối với khách hàng giúp khách hàng nhận được các thông tin xác thực và chỉ tiết một cách nhanh chóng trong môi trường mang

1.4.1.4 Kết cấu hạ tầng

Kết cầu hạ tầng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo các

điều kiện sản xuất và tái sản xuất xã hội Kết cấu hạ tầng của mỗi ngành, lĩnh

vực bao gồm những công trình đặc trưng cho hoạt động của ngành, lĩnh vực

đó Kết cấu hạ tầng bao gồm kết cầu hạ tầng kinh tế và kết cấu hạ tầng xã hội - Kết cầu hạ tầng kinh tế bao gồm: năng lượng, giao thông vận tải, bưu

chính viễn thông, hệ thống dịch vụ tài chính, ngân hàng, hệ thống lưới

điện Đây cũng chính là yếu tố tác động trực tiếp đến sự phát triển của ngành thương mại

- Kết cấu hạ tầng xã hội bao gồm: Ciáo dục, bệnh viện

Với tính chất đa dạng, kết cấu hạ tầng là nền tảng vật chất quan trọng

trong phát triên kinh tế xã hội của mỗi quốc gia Kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại thì nền kinh tế mới có điều kiện phát triển nhanh, ôn định và bền

ving

1.4.2 Yếu tố thị trường

Tác động của thị trường đến phát triển thương mại thê hiện: nó chỉ ra xu

thé phát triển thương mại, chuyên dịch cơ cầu ngành và cơ cấu sản phẩm hàng hóa- dịch vụ, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của sản xuất kinh doanh

Thị trường ở đây được hiệu không chỉ là thị trường các loại hàng hóa- dịch vụ mà còn bao hàm các loại thị trường yếu tố sản xuất (thị trường lao động, thị trường vốn ) Như vậy, thị trường tác động đến cả đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất, cung ứng hàng hóa- dịch vụ.

Trang 33

1.4.3 Môi trường kinh tế- xã hội và chính sách Nha nước

Môi trường chính trị- xã hội ôn định, kinh tế tăng trưởng là điều kiện

thuận lợi cho sự phát triên kinh tế, thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào nên

kinh tế nói chung và lĩnh vực hoạt động thương mại nói riêng

Mặt khác, môi trường thể chế, chính sách điều tiết của Nhà nước có ý

nghĩa rất quan trọng trong việc tạo ra môi trường kinh doanh trên lĩnh vực thương mại Vì thế, nếu chính sách đúng đắn, thích hợp nó sẽ phát huy được tính năng động của các chủ thê sản xuất- kinh doanh, khai thác tốt nhất mọi

tiềm năng thế mạnh của nên kinh tế, thúc đây sự phát trién thuong mai va

ngược lại Trong quá trình quản lý, nha nước sử dụng những biện pháp, chính sách đê can thiệp vào quá trình sản xuất và trao đôi, cung ứng hàng hóa- dịch

vụ Các biện pháp chính sách thường được sử dụng: thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp xuất khâu, tỷ giá hối đoái, các chương trình đầu tư kết cấu hạ tầng, xúc tiến thị trường Việc thực hiện một cách đúng đắn và hợp lý những biện pháp

chính sách này sẽ góp phần đắc lực vào việc phát huy được lợi thế so sánh,

đây mạnh khả năng cạnh tranh của các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường.

Trang 35

Hội An có ưu thế là một thanh phé du lich, c6 loi thé dé phat trién

thương mại- dịch vụ so với các địa phương khác Chính vì vậy, Hội An trở thành trọng điểm kinh kế quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh

Quảng Nam Xuất phát từ vị thế quan trọng đó nên Hội An được ưu tiên đầu

tư cơ sở hạ tầng, giao thông đường bộ, cơ sở vật chất kỹ thuật, các điều kiện

tiền đề cho sự phát triển kinh tế cũng đã từng bước được tạo dựng vững vàng và đảm bảo so với các địa phương khác trong toàn Tỉnh Quảng Nam Đó là yếu tố đảm bảo không chỉ cho sự phát triên kinh tế của Thành phố Hội An nói chung mà còn cho phép ngành thương mại Thành phố Hội An tiếp cận với

những cơ hội thương mại, phát huy được sức mạnh trong thu hút, điều phối và

phân phối các dòng hàng hóa- dịch vụ đề phát triên thương mại địa phương nói riêng và thị trường khu vực lân cận trong nước và thị trường nước ngoài nói chung

Hội An là một “ Thành phó Di sản văn hóa thế giới”, là khu phố cô nồi tiếng đầu tiên ở Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế

giới Hội An từ thế kỷ I đã là một cảng thị trọng yếu của Chămpa và phát

trién thịnh đạt ở thế kỷ 15 đến thế kỷ 18 là một trong những thương cảng sam

uất, phòn thịnh “trên bến dưới thuyền” với các tên gọi nôi tiếng như: Faifoo,

Hoài Phố, đây là một trong những thương cảng nỗi tiếng của vùng biên Đông

Nam Á đã tạo điều kiện cho vùng đất này trở thành một trung tâm giao lưu

thương mại có màu sắc hội nhập quốc tế từ rất sớm.Với những ưu thế khá thuận lợi mà lịch sử đã để lại tạo cho Hội An có một sức hút rất lớn về du

lịch, nhờ vậy mà Hội An trở thành thị trường đa phần cung ứng hàng hóa- dịch vụ phục vụ trong lĩnh vực du lịch.

Trang 36

Hội An được thừa hưởng vị trí địa lý khá thuận lợi cho phát triển kinh tế Với hai tỉnh lộ ĐT607 và ĐT608 và đường Lạc Long Quân, Âu Cơ đi qua, Hội An có thể giao lưu thuận lợi với nhiều vùng trong và ngoài tỉnh như: thành phó Đà Nẵng, huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình, thị xã Tam

Kỳ và các huyện miền núi bằng đường bộ và đường sông khá thuận tiện Điều

này đã góp phần mở rộng khả năng liên kết chặt chẽ với các nguồn cung ứng

hàng hóa- dịch vụ trong vùng Đồng thời, với vị trí địa lý thuận lợi tạo điều

kiện đón những luồng khách du lịch đến với Hội An từ hai hướng : Đà Nẵng-

Hội An và Điện Bàn- Hội An

Hội An là thành phố du lịch nỗi tiếng trong và ngoài nước Trong điều

kiện thuận lợi đó đã tạo cho Hội An thu hút đội ngũ kinh doanh giỏi trong và

ngoài nước đến đầu tư, kinh doanh tại Hội An trên các lĩnh vưc: Dịch vụ lưu

trú, Nhà hàng, các dịch vụ khác

Ngoài ra, Hội An là nơi có điều kiện đề ứng dụng tiến bộ khoa học- công

nghệ, đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng đã tạo cho Hội An có nhiều thuận lợi để

tăng cường trình độ công nghệ hiện đại, đáp ứng mục tiêu phát trién

Nhu vậy, Hội An đã Hội tụ đủ những điều kiện và yếu tố thuận lợi để

phát triển ngành thương mại Những điều kiện trên đã phác họa bức tranh

thương mại Hội An với những đặc điểm sau:

Thứ nhất, hoạt động thương mại phát triên không đồng đều, chủ yếu tập

trung ở các khu vực trùng tâm thành phó và rải rác ở các khu vực ngoại thành.

Trang 37

Thứ hai, thị trường sản phẩm hàng hóa Hội An chủ yếu là sản phâm địa

phương như: Hàng thủ công mỹ nghệ, sản phâm nông - thủy hải sản, hàng

may mặc, dày dép, lồng đèn Trong những năm qua, các sản phâm này đã tham gia hội chợ trién lam đã đạt được một số giải thưởng trong nước không

chỉ đáp ứng thị hiếu, nhu cầu người tiêu dùng trong nước mà còn đáp ứng nhu cầu xuất khẩu tại chỗ và xuất khâu ra một số nước khác khác

Thứ ba, thị trường Hội An được phân khúc thành hai lĩnh vực phục vụ:

Lĩnh vực phục vụ tiêu dùng du lịch và lĩnh vực phục vụ nhu cầu dân sinh của người dân Hội An; trong đó thị trường phục vụ tiêu dùng du lịch phát triên và

chiếm đa phần so với thị trường còn lại Với đặc điểm này, thương mại Hội An có cơ hội đê phát triên và thê hiện vị thế kinh tế quan trọng so với các địa

phương khác trong toàn Tỉnh Quảng Nam

Thứ tư, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn thành phó Hội An chủ yếu là

các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Thứ năm, hoạt động thương mại trên địa bàn vẫn chủ yếu là thương mại truyền thống qua hệ thống các chợ, các cửa hiệu độc lập, tiệm táp hóa của các hộ buôn bán nhỏ

Thứ sáu, thương mại Hội An chịu ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển du

lịch Đặc điểm này tạo ra nét đặc thù riêng của thương mại Hội An so với các

địa phương khác trong cả nước

Thứ bảy, yêu cầu về chất lượng hàng hóa, dịch vụ, yêu cầu về văn minh

thương nghiệp của thị trường tiêu dùng Hội An rất cao và khắc khe Yêu cầu này bắt nguồn từ việc tập hợp người tiêu dùng thị trường Hội An bao gồm khách du lịch và người dân Hội An có nhu cầu về chất lượng cuộc sống ngày

một được nâng cao

2.1.2 Khái quát ngành thương mại Thành phố Hội An

Trang 38

2.1.2.1 Các loại hình kinh doanh trên địa bàn thành phố Hội An *- Hộ cá thê- doanh nghiệp

- Hộ cá thê

Số lượng hộ kinh doanh trên địa bàn bàn thành phố Hội An có số

lượng khá đông đảo, năm 2011 có 5445 hộ tăng thêm 681 hộ so với sé luong

Năm Năm Năm Năm

Nguồn: Niêm giám thống kê Hội An

Hiện nay, trong tông số 5.445 hộ kinh doanh trên địa bàn thành phó thì

có 1.929 hộ kinh doanh hộ hoạt động trên lĩnh vực phục vụ du lịch, chiếm 35,43 % trong tong sé hộ, cụ thê:

+ Vai, May mặc: 635 cửa hàng

+ Tranh ảnh lưu niệm, thủ công mỹ nghệ: 309 cửa hàng + Giày dép, túi xách, đèn lồng: 464 cửa hàng

+ Nhà hàng: 274 cửa hàng

+ Nhóm ngành hàng phục vụ du lịch khác: 247 hộ

Trang 39

- Doanh nghiép

Bảng 2.2 : Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn thành pho Hội An

Doanh nghiệp tư nhân 61} 26,75) 632758 67 27,02) 5đ 1543

Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan thì đội ngũ thương nhân còn

nhiều hạn chế về năng lực cạnh tranh Các doanh nghiệp thương mại Hội An

vẫn chủ yếu là quy mô nhỏ, vốn ít, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, năng lực quản lý và chuyên môn chưa cao đang trong tình trạng chậm ứng dụng thương

mại điện tử vào hoạt động kinh doanh

Trang 40

tính hiệu quả về mặt kinh tế về lâu về dài cần phải thực hiện chuyên đôi mô

hình quản lý chợ từ Ban quản lý, tô quản lý sang doanh nghiệp hoặc Hợp tác xã kinh doanh quản lý chợ

* Hệ thống xăng dầu trên địa bàn thành phố Hội An

Hiện nay trên địa bàn thành phố có 14 cửa hàng xăng dầu Trong đó,

thành phần Doanh nghiệp tư nhân có 7 cửa hàng chiếm 50% trên tông só;

Doanh nghiệp Nhà nước có 2 cửa hàng, chiếm 14,29%: Công ty TNHH có 5

cửa hàng, chiếm 35,71% %

Bảng 2.4: Phân loại cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn

thành phó Hội An

Ngày đăng: 26/07/2023, 07:51