- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của c
Trang 1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYÊN THỊ THƯƠNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÈ MÔI TRƯỜNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ 2013 | PDF | 98 Pages buihuuhanh@gmail.com
Đà Nẵng - Năm 2013
Trang 2
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYÊN THỊ THƯƠNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÈ MÔI TRƯỜNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG
Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển
Mã số: 60.31.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS NINH THỊ THU THỦY
Đà Nẵng - Năm 2013
Trang 3
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bắt cứ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thương
Trang 4MO DAU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4
CHUONG 1: CO SO LY LUAN VE QUAN LY NHA NUOC DOI
1.1 TONG QUAN VE MOI TRUONG VA QUAN LY NHA NUGC VE
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, chức năng của môi trường §
1.12 Khái niệm, vai trò và đặc điểm quản lý nhà nước về môi trường 13
1.2.1 Hoạch định chính sách và chiến lược bảo vệ môi trường 18 1.2.2 Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ môi trường 19
1.2.3 Kiểm tra, điều chỉnh việc thực hiện bảo vệ môi trường, 19
1.3 CAC NHAN TO ANH HUGNG DEN QUAN LY NHA NUGC VE
1.3.3 Các công cụ quản lý nhà nước về môi trường 20
1.4.1 Kinh nghiệm QLNN về MT ở một số quốc gia trên thế giới 21
1.4.2 Kinh nghiệm QLNN về MT ở các địa phương 24
Trang 52.1 KHÁI QUÁT ĐIÊU KIỆN TỰ NHIÊN, KT- XH CỦA HUYỆN HÒA
2.1.3 Thực trạng về môi trường trên địa bàn huyện Hòa Vang 38
22 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VE MOI TRUONG TAI
2.2.1 Thực trạng công tác hoạch định chính sách và chiến lược bảo vệ
2.2.2 Thực trạng công tác tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường 52
2.2.3 Thực trạng công tác kiểm tra, điều chỉnh việc thực hiện bảo vệ
23 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QLNN VE MT TREN DIA
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 65
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VÈẺ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA
3.1 QUAN DIEM VA MỤC TIÊU QLNN VE MÔI TRƯỜNG Ở
3.1.1 Quan điểm chỉ đạo, định hướng 68
Trang 63.2.2 Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện các đề án và các văn bản về
3.2.3 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá xử lý các vi phạm về
3.2.4 Tăng cường năng lực quản lý môi trường 76 3.2.5 Hoàn thiện các công cụ QLNN về MT 80 3.2.6 Tìm kiếm, xây dựng các mô hình bảo vệ môi trường 82
3.3.1 Đối với UBND thành phố Đà Nẵng, các Sở, Ban ngành 83
3.3.2 Đối với UBND, các ban ngành, đoàn thê huyện Hòa Vang, 85
KET LUAN 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
Trang 7BVMT BVTV KT-XH QLMT
QLNN vé MT
TP UBND
Bảo vệ môi trường
Bảo vệ thực vật Kinh tế - xã hội
Quản lý môi trường
Quản lý nhà nước về môi trường Thành phố
Ủy ban nhân dân
Trang 8
Sô hiệu
bảng Tên bảng Trang 2.1 Tốc độ tăng trưởng GDP phân theo ngành kinh tế và
GDP/người giai đoạn 2008-2012 (theo giá thực tế) 32 2.2 | Lực lượng lao động phân theo ngành ở Hòa Vang 34 23 | Mật độ trung bình giao thông trên các tuyên đường tại 43
Hòa Vang (km/km2)
2.4 | Kết quả phân tích chât lượng không khí môi trường lao
động và môi trường xung quanh tại vị trí các cột bơm xăng | 43 dầu của công ty xăng dầu Ngọc Sơn
2.5 Phân loại đât từ năm 2010-2012 ở huyện Hòa Vang 45 2.6 | Sô lượng cán bộ làm công tác QL và BVMT tại huyện Hòa "
Vang năm 2012
2.7 | Các điêm quan trắc tại huyện Hòa Vang năm 2012 61
Trang 10
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự tồn tại và phát triên của
đời sống con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, của dân tộc và nhân loại, sự biến đổi một số thành phần môi trường sẽ
gây tác động đáng kể với các hệ sinh thái Marx cho răng: “Sự phát triển là quá trình phát triển tự nhiên vốn có trong lịch sử loài người Hình thái chính trị cũng có thê xem là một phần của tự nhiên, là cái có thể thay thế cho môi trường tự nhiên Khi đó tự nhiên được con người tác động thông qua khoa học, kỹ thuật để giá trị vốn có của nó trở thành giá trị sử dụng Một trong những nguyên nhân sản xuất, kinh doanh không bên vững là sự suy giảm môi trường, ô nhiễm môi trường Suy giảm môi trường sẽ gây hậu quả khôn lường
cho con người và xã hội”
Trong những năm qua, phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta vẫn còn dựa nhiều vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên: năng suất lao động còn thấp, công nghệ sản xuất, mô hình tiêu dùng còn sử dụng nhiều năng lượng, nguyên liệu thải ra nhiều chất thải độc hại vào môi trường Nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, sử dụng lãng phí và kém hiệu quả Môi
trường thiên nhiên ở nhiều nơi bị phá hoại nghiêm trọng, ô nhiễm và suy thoái đến mức báo động
Ngày nay, vấn đề môi trường đã được đề cập nhiều hơn, được nhà nước và các ban ngành quan tâm hơn, được coi như một yếu tố phát triển song hành cùng kinh tế Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm và xác định việc BVMT
và chống biến đôi khí hậu là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển
KT-XH Điều đó được thê hiện thông qua nhiều Nghị quyết, chủ trương, chính
sách và Luật BVMT được ban hành và sửa đôi cho phù hợp với thực tiễn, như là Nghị Quyết 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 về bảo vệ môi trường
Trang 11ương đến địa phương và ở các bộ, ngành đã được hình thành ngày càng được tăng cường và đi vào hoạt động có nề nếp Nhờ đó mà tình trạng suy thoái và sự có môi trường đã giảm bớt, góp phần ngăn chặn ô nhiễm Tuy nhiên, sự tăng trưởng nhanh chóng và không bên vững đã làm cho môi trường bị tàn phá nghiêm trọng, tình hình môi trường nước ta có rất nhiều điều đáng lo ngại Sự nóng lên của trái đất, hiện tượng xâm thực là những hậu quả thấy rõ của việc tàn phá môi trường, Việt Nam đang phải đối mặt với diện tích rừng đang bị
giảm sút rất nhiều qua mỗi năm do nạn chặt phá rừng bừa bãi, ô nhiễm tại các
vùng nông thôn, KCN tập trung, các đô thị ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người dân Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng trong khuôn khô nghiên cứu, tôi xin đưa ra một nguyên nhân quan trọng trong những nguyên nhân đó, nguyên nhân chủ quan mà ta có thê điều chỉnh được, đó là vấn đề quản lý nhà nước về môi trường, đặc biệt là ở các địa phương
Là một trong năm thành phó trực thuộc trung ương, là “thành phố đáng sống, thông minh trong cả nước”, Đà Nẵng đã và đang đầu tư vào các hoạt động phát triên kinh tế - xã hội hòa hợp với môi trường, trong đó phải kê đến
Hòa Vang Hòa Vang- một huyện ngoại thành duy nhất của thành phố Đà
Nẵng, và được coi như là bức bình phong đề bảo vệ thành phó Đà Nẵng trước sự tàn phá của thiên nhiên Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, Đà Nẵng đang trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa mạnh mẽ, một mặt góp phần
thay đôi bộ mặt của huyện Hòa Vang một cách đáng kê, mặt khác đã làm nảy sinh nhiều vấn đề về MT Từ những vấn đề trên, đề tài : “Quản lý nhà nước về
môi trường trên địa bàn huyện Hòa Vang” đưa ra một cái nhìn chung nhất về
thực trạng cũng như những thành tựu và hạn chế còn tồn tại của công tác
QLNN về MT ở huyện Hòa Vang Qua đó, đề xuất các kiến nghị và giải pháp
Trang 12- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về BVMT
nhằm cải thiện MT, đảm bảo sự phát triển bền vững
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Tập trung nghiên cứu QLNN về môi trường tại huyện Hòa Vang chủ
yeu dưới góc độ triển khai thực hiện việc QLNN về lĩnh vực BVMT $Ÿ.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian: Nghiên cứu tại huyện Hòa Vang- thành phố Đà
Đề có thê đánh giá được vấn đề môi trường cũng như hiện trạng quản lý
nhà nước về môi trường đề tài cần trả lời các câu hỏi sau: “ Môi trường là gì?
- Quản lý nhà nước về môi trường gôm có những nội dung nào?
Trang 13- Thực trạng quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện trong giai đoạn 2009-2012 ra sao?
- Cần có những biện pháp gì để huyện có thể giải quyết những hạn chế và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường trong thời gian tới? Š Phương pháp nghiên cứu
Đề xem xét van dé QLNN về MT một cách khách quan, sát thực tiễn,
luận văn dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận duy vật biện chứng, các
quan điêm , đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước ta
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thê của kinh tế học và xã hội học như: Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh
6 Bồ cục đề tài
Phần nội dung của đề tài gồm có ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với môi trường
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Hòa Vang Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Hòa Vang
7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Các nhà kinh tế học đã chỉ ra rất nhiều nguyên nhân tạo nên sự phát triên của KT-XH: đó là sự ra đời của máy móc, công cụ khoa học kỹ thuật, đó
là sự thông minh và óc sáng tạo của con người nhưng hơn tất cả đó là môi
trường Không thê tác rời sự phát triên KT- XH khỏi MT, môi trường và phát
triên có mối quan hệ khang khít với nhau Trong phạm vi một quốc gia, cũng
như trên toàn thế giới luôn tôn tại hai hệ thống là : Hệ thống KT-XH và hệ thống MT, và mối quan hệ mâu thuẫn giữa hai hệ thống được biểu hiện khá rõ
Trang 14tài, luận văn đề cập đến MT và sự QLNN về vấn đề này Thành quả của
những công trình đó đã cung cấp những luận cứ khoa học, thực tiễn cho việc
xây dựng, triển khai công tác QLNN về MT ở từng địa phương nói riêng và của cả nước nói chung
Có thê lược khảo một số công trình như:
s* Th.s Phan Như Thúc, Giáo trình quản lý môi trường, NXB Đại học
nông nghiệp, năm 2007 Tác giả đã đưa ra các định nghĩa về môi trường, các tiêu chuân đánh giá về môi trường, khái niệm về quản lý môi trường Bên cạnh đó tác giả giả thích cho độc giả biết các tiêu chuẩn, quy định, phương pháp trong quản lý môi trưởng biện pháp cụ thê để quản lý cũng như bảo vệ nguồn tài nguyên đồi dào ở Việt Nam như tài nguyên đất, khoáng sản, quản lý chất thải rắn
“+ “Dự án Quản lý nhà nước về môi trường Cấp tỉnh tại Việt Nam (VPEG)”: Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và Tô chức Hợp tác phát
trién Quốc tế Canada (CIDA) đồng thực hiện Mục tiêu của dự án là:
- Hỗ trợ cho quá trình phát triển bền vững thông qua tăng cường quan ý nhà nước về môi trường cho các tỉnh Hà Nội , Bắc Ninh, Hải Dương, Đà Nẵng, Bình Dương, Long An, Quảng Ngãi và Sóc Trăng
- Nâng cao năng lực của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc
nâng cao năng lực các Sở TNMIT trong việc tìm ra những giải pháp xử lý những vẫn đề QLMT
- _ Đào tạo và nâng cao năng lực cho nguồn nhân lực QLMT
- _ Xây dựng các chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp hiệu quả và
vững chắc
s* Báo cáo “Tình hình thực hiện nhiệm vụ và chỉ tiêu KT XH QỌP AN
Trang 15đất đai, khoáng sản, quản lý dự án, môi trường, công tác giải quyết đơn khiếu
nại của Phòng trên đại bàn huyện Qua thực trạng đã thực hiện, Phòng đưa ra
những biện pháp đê giải quyết những hạn chế cũng như những kiến nghị * Nguyễn Lệ Quyên „ Quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố
Đà Nẵng, luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển, Đại học kinh tế Đà Nẵng, năm
2012 Luận văn sử dụng phương pháp thống kê nghiên cứu đánh giá để cho thấy hiện trạng môi trường của Thành Phố trong giai đoạn 2005-2011 Tác giả đưa ra kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới và địa phương đề so sánh cũng như có những kinh nghiệm cụ thể cho Thành Phố dựa trên các cơ sở về triết học, khoa học công nghệ của quản lý môi trường, các cơ sở kinh tế và luật pháp Những biện pháp đưa ra đề tiếp tục những thành công cùng với đó là những kiến nghị, biện pháp tích cực đề giải quyết những khó khăn, hạn chế của Thành Phố trong quá trình quản lý nhà nước về môi trường
% Bộ tài liệu bôi dưỡng cán bộ về vấn đề Quản lý nhà nước về tài
nguyên và môi trường Đay là nguồn tài liệu trình bày rõ các hình thức, cách thức, khái niệm cụ thê về vấn đề quản lý hành chính nhà nước, quản lý môi
trường, quản lý đất đai, khoáng sản Bộ tài liệu bô sung nguồn kiến thức rõ ràng, cụ thê về các thut tục, trình tự kiêm tra quá trình quản lý tài nguyên và môi trường, đưa ra những cách xử phạt cho những sai phạm về việc quy hoạch, khai thác trái phép, vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường Bên cạnh những văn bản luật pháp, tài liệu còn đưa ra những tình huống thực tiễn
Mặc dù có nhiều nghiên cứu về vấn đề môi trường nhưng đối với huyện
Hòa Vang, thành phó Đà Nẵng chưa có một nghiên cứu cụ thé nao vé van dé
này Cũng có các báo cáo đánh giá hàng năm, tông kết đánh giá từng giai
Trang 16quản lý nhà nước về cả kinh tế-xã hội cần có sự kết hợp bền vững với vấn đề môi trường Vì vậy, vấn đề “quản lý nhà nước về môi trường huyện Hòa Vang- Thành Phố Đà Nẵng” là đề tài rất cấp thiết, phù hợp với thực tiến phát triền chung của toàn Thành Phố Đà Nẵng.
Trang 17DOI VOI MOI TRUONG
1.1 TONG QUAN VE MOI TRUONG VA QUAN LY NHÀ NƯỚC VẺ
MOI TRUONG
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, chức năng của môi trường
a Khái niệm môi trường
Môi trường của một khách thê bao gồm các vật chất, điều kiện hoàn
cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh khách
thê này hay các hoạt động của khách thê diễn ra trong chúng
Khái niệm về môi trường đã được thảo luận rất nhiều và từ lâu
Nhìn chung có những quan niệm về môi trường như sau:
- Môi trường bao gồm các vật chất hữu cơ và vô cơ quanh sinh vật Theo định nghĩa này thì không thể nào xác định được môi trường một
cách cụ thê, vì mỗi cá thể, mỗi loài, mỗi chi vẫn có một môi trường và một quan thể, một quan xã lại có một môi trường rộng lớn hơn
- Môi trường là những gì cần thiết cho điều kiện sinh tồn của sinh vật
Theo định nghĩa này thì rất hẹp, bởi vì trong thực tế có yếu tố này là cần thiết
cho loài này nhưng không cần thiết cho loài kia dù cùng sống chung một nơi, hơn nữa cũng có những yếu tố có hại hoặc không có lợi vẫn tồn tại
và tác động lên cơ thể và ta không thê loại trừ nó ra khỏi môi trường tự nhiên
- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên (Điều l, Luật Bảo Vệ Môi Trường của Việt Nam, 1993)
- Môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và các thực thê của tự nhiên mà ở đó, cá thê, quần thê, loài có quan hệ trực tiếp
Trang 18không phải là môi trường của loài khác Chăng hạn như mặt biển là môi trường của sinh vật màng nước (Pleiston và Neiston), song không phải là môi trường của những loài sống ở đáy sâu hàng ngàn mét và ngược lại
Đối với con người môi trường chứa đựng nội dung rộng hơn
Theo định nghĩa của UNESCO (1981) thì môi trường của con người bao gồm
toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái
hữu hình (đô thị, hồ chứa ) và những cái vô hình (tập quán, niềm tin, nghệ thuật ), trong đó con người sống bằng lao động của mình, họ khai thác các
tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình
Như vậy, môi trường sống đối với con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực thê sinh vật là con người mà còn là “khung cảnh của cuộc sóng, của lao động và sự nghỉ ngơi của con người”
Theo Mục I1, Điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 được nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ § thông qua ngày 29 tháng I1 năm 2005 thì môi trường được định nghĩa là "Môi trường bao gồm
các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sông, sản xuất, sự tôn tại, phát
triên của con người và thiên nhiên."
b._ Đặc trưng của môi trường
MT mang day du những đặc trưng của một hệ thông mở, bao gồm những đặc trưng cơ bản sau:
e Tính cơ cấu ( câu trúc) phức tạp
Hệ thống môi trường (gọi tắt là hệ môi trường) bao gồm nhiều phần tử hợp thành Các phần tử đó có bản chất khác nhau (tự nhiên, kinh tế, dân cư, xã hội) và bị chi phối bởi các quy luật khác nhau, đôi khi đối lập nhau.
Trang 19Cơ cấu của hệ môi trường được thể hiện chủ yếu ở cơ cầu chức năng và
cơ cấu bậc thang Theo chức năng, người ta có thê phân hệ môi trường ra vô số phân hệ Tương tự như vậy, theo thứ bậc người ta cũng có thê phân ra các phân hệ từ lớn đến nhỏ Dù theo chức năng hay theo thứ bậc, các phần tử cơ cấu của hệ môi trường thường xuyên tác động lẫn nhau, quy định và phụ
thuộc lẫn nhau, làm cho hệ thống tôn tại, hoạt động và phat trién
của con người
e Tính mở
Môi trường, dù với quy mô lớn nhỏ như thế nào, cũng đều là một hệ
thống mở Các dòng vật chất, năng lượng và thông tin liên tục “chảy” trong không gian và thời gian (từ hệ lớn đến hệ nhỏ, từ hệ nhỏ đến hệ nhỏ hơn và ngược lại, từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ thế hệ này sang thế hệ nói
tiếp, vv ) Vì thế, hệ môi trường rất nhạy cảm với những thay đôi từ bên
ngoài, điều này lý giải vì sao các vấn đề môi trường mang tính vùng, tính toàn
cầu, tính lâu dài và nó chỉ được giải quyết bằng nỗ lực của toàn thê cộng đồng, bằng sự hợp tác giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới với một tầm nhìn xa, trông rộng vì lợi ích của thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau
e Kha nang tu tô chức và điều chỉnh
Đề duy trì trạng thái cân bằng, nếu như một thành phần môi trường thay
Trang 20đối thì các thành phần khác cũng sẽ thay đổi ở mức độ nào đó, nếu biến đôi
quá nhiều, hệ thống môi trường sẽ bị phá vỡ c Chức năng cơ bản của môi trường
e Môi trường là không gian sống cho con người và các sinh vật
Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi một người đều cần một không
gian nhất định đề phục vụ cho các hoạt động song như: nhà ở, nơi nghỉ, nơi đề
sản xuất Như vậy chức năng này đòi hỏi môi trường phải có một phạm vi không gian thích hợp cho mỗi con người Không gian này lại đòi hỏi phải đạt đủ những tiêu chuẩn nhất định về các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học, cảnh
quan và xã hội
Yêu cầu về không gian sống của con người thay đổi tuỳ theo trình độ khoa học và công nghệ Tuy nhiên, trong việc sử dụng không gian sóng và quan hệ với thế giới tự nhiên, có 2 tính chất mà con người cần chú ý là tính chất tự cân bằng, nghĩa là khả năng của các hệ sinh thái có thể gánh chịu trong điều kiện khó khăn nhất và tính bền vững của hệ sinh thái
e Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người
Trong lịch sử phát triên, loài người đã trải qua nhiều giai đoạn Bắt đầu từ khi con người biết canh tác cách đây khoảng 14-15 nghìn năm, vào thời kỳ đồ đá giữa cho đến khi phát minh ra máy hơi nước vào thế kỷ thứ XVII, đánh
dấu sự khởi đầu của công cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong mọi lĩnh
Vực
Nhu cầu của con người về các nguồn tài nguyên không ngừng tăng lên
về cả số lượng, chất lượng và mức độ phức tạp theo trình độ phát triên của xã hội Chức năng này của môi trường còn gọi là nhóm chức năng sản xuất tự nhiên gồm:
- Rừng tự nhiên: có chức năng cung cấp nước, bảo tồn tính đa dạng sinh
Trang 21học và độ phì nhiêu của đất, nguồn gỗ củi, được liệu và cải thiện điều kiện sinh thái
- Các thuỷ vực: có chức năng cung cấp nước, dinh dưỡng, nơi vui chơi giải trí và các nguồn thuỷ hải sản
- Động - thực vật: cung cấp lương thực, thực phẩm và các nguồn gen quý hiếm
- Không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, nước, gió: có chức
năng duy trì các hoạt động trao đôi chất
- Các loại quặng, dầu mỏ: cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho các
trường khác sẽ bị phân huỷ, biến đổi từ phức tạp thành đơn giản và tham gia
vào hàng loạt các quá trình sinh địa hoá phức tạp Trong thời kỳ sơ khai, khi dân số của nhân loại còn ít, chủ yếu do các quá trình phân huỷ tự nhiên làm
cho chất thải sau một thời gian biến đôi nhất định lại trở lại trạng thái nguyên
liệu của tự nhiên Sự gia tăng dân số thế giới nhanh chóng, quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá làm số lượng chất thải tăng lên không ngừng dẫn đến chức năng này nhiều nơi, nhiều chỗ trở nên quá tải, gây ô nhiễm môi
trường Khả năng tiếp nhận và phân huỷ chất thải trong một khu vực nhất định gọi là khả năng đệm (buffer capacity) của khu vực đó Khi
lượng chất thải lớn hơn khả năng đệm, hoặc thành phần chất thải có nhiều chất độc, vi sinh vật gặp nhiều khó khăn trong quá trình phân huỷ thì chất lượng môi trường sẽ giảm và môi trường có thê bị ô nhiễm Chức năng này có thê phân loại chi tiết như sau:
Trang 22- Chức năng biến đôi lý - hoá học (phân huỷ hoá học nhờ ánh sáng, hấp
thụ, tách chiết các vật thải và độc tố)
- Chức năng biến đôi sinh hoá (sự hap thụ các chất dư thừa, chu trình ni tơ và cacbon, khử các chất độc bằng con đường sinh hoá)
- Chức năng biến đổi sinh học (khoáng hoá các chất thải hữu cơ, mùn
hoá, amôn hoá, nitrat hoá và phản nitrat hoá)
e Nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người va sinh vật trên Trái đất
Các thành phần trong môi trường còn có vai trò trong việc bảo vệ cho đời sống của con người và sinh vật tránh khỏi những tác động từ bên ngoài như: tầng Ozon trong khí quyền có nhiệm vụ hấp thụ và phản xạ trở lại các tia
cực tím từ năng lượng mặt trời
e Nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
Môi trường trái đất được xem là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người Bởi vì chính môi trường trái đất là nơi:
- Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử trái đất, lịch sử tiến hoá của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triên văn hoá của loài người
- Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tín chất tín hiệu và báo động sớm các hiểm hoạ đối với con người và sinh vật sông trên trái đất như phản ứng sinh lý của cơ thê sống trước khi xảy ra các tai biến tự nhiên và các hiện tượng tai biến tự nhiên, đặc biệt như bão, động đất, núi lửa
- Cung cấp và lưu giữ cho con người các nguôn gen, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp, cảnh quan có giá tri thâm mỹ đề thưởng ngoạn, tôn giáo và văn hoá khác
1.1.2 Khái niệm, vai trò và đặc điểm quản lý nhà nước về môi trường
a Khái niệm quản lý nhà nước về môi trường
Quản lý nhà nước về môi trường xác định rõ chủ thê là Nhà nước, băng
Trang 23chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đưa ra các biện pháp, luật pháp,
chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng MT sông và phát triên bền vững nền KT- XH quốc gia
Quản lý môi trường là một lĩnh vực quản lý xã hội, nhằm bảo vệ môi
trường và các thành phần của môi trường, phục vụ sự nghiệp bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và xã hội
b Vai trò của công tác quản lý nhà nước về môi trường
Vai trò của nhà nươc được thể hiện một cách cụ thé qua các công cụ
quản lý môi trường do nhà nước sử dụng Trong đó, các công cụ kỹ thuật
quản lý thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát nhà nước về chất lượng và
thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong môi trường.Các công cụ kỹ thuật quản lý có thê gồm các đánh giá môi trường, monitoring môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải Các công cụ kỹ thuật quản lý có thê được thực hiện thành công trong bất kỳ nền kinh tế phát triển như thế nào
Trong xã hội hiện đại ngày nay, Nhà nước — với vai trò và chức năng xã hội của mình - cần đứng ra giải quyết mối quan hệ con người, xã hội và môi trường Mặt khác, Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong công tác bảo vệ
môi trường, đại diện cho nhân dân quản lý và bảo vệ môi trường, đem lại môi trường trong lành, sạch đẹp
c Đặc điểm của quản lý nhà nước về môi trường s* Cơ sở quản lý môi trường:
> Cơ sở kinh tế
Quan lý môi trường được hình thành trong bối cảnh của nền kinh tế thị
trường và thực hiện điều tiết xã hội thông qua các công cụ kinh tế
Trong nên kinh tế thị trường, hoạt động phát triển và sản xuất của cải vật chất diễn ra dưới sức ép của sự trao đôi hàng hoá theo giá trị Loại hàng
Trang 24hoá có chất lượng tốt và giá thành rẻ sẽ được tiêu thụ nhanh Trong khi đó, loại hàng hoá kém chất lượng và đắt sẽ không có chỗ đứng Vì vậy, chúng ta có thê dùng các phương pháp và công cụ kinh tế đề đánh giá và định hướng hoạt động phát triên sản xuất có lợi cho công tác bảo vệ môi trường
Các công cụ kinh tế rất đa dạng gồm các loại thuế, phí và lệ phí, cota ô
nhiễm, quy chế đóng góp có bồi hoàn, trợ cấp kinh tế, nhãn sinh thái, hệ thống các tiêu chuân ISO Một số ví dụ về phân tích kinh tế trong quản lý tài
nguyên và môi trường như lựa chọn sản lượng tối ưu cho một hoạt động sản xuất có sinh ra ô nhiễm Q nào đó, hoặc xác định mức khai thác hợp lý tài nguyên tái tạo v.v
> Cơ sở khoa học, kỹ thuật- công nghệ
Quản lý môi trường là tông hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách
kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống
và phát triên bền vững kinh tế xã hội quốc gia Các nguyên tắc quản lý môi
trường, các công cụ thực hiện việc giám sát chất lượng môi trường, các
phương pháp xử lý môi trường bị ô nhiễm được xây dựng trên cơ sở sự hình thành và phát triển ngành khoa học môi trường
Nhờ sự tập trung quan tâm cao độ của các nhà khoa học thế gidi, trong
thời gian từ năm 1960 đến nay nhiều số liệu, tài liệu nghiên cứu về môi
trường đã được tông kết và biên soạn thành các giáo trình, chuyên khảo Trong đó, có nhiều tài liệu cơ sở, phương pháp luận nghiên cứu môi trường, các nguyên lý và quy luật môi trường
Nhờ kỹ thuật và công nghệ môi trường, các vấn đề ô nhiễm do hoạt động sản xuất của con người đang được nghiên cứu, xử lý hoặc phòng tránh, ngăn ngừa Các kỹ thuật phân tích, đo đạc, giám sát chất lượng môi trường như kỹ thuật viễn thám, tin học được phát triển ở nhiều nước phát triển trên
thế giới.
Trang 25Tóm lại, quản lý môi trường cầu nối giữa khoa học môi trường với hệ
thống tự nhiên - con người - xã hội đã được phát triên trên nền phát triển của
các bộ môn chuyên ngành > Cơ sở pháp luật
Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường là các văn bản về luật quốc tế và luật quốc gia về lĩnh vực môi trường
Luật quốc tế về môi trường là tông thể các nguyên tắc, quy phạm quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia và tô chức quốc tế trong việc ngăn chặn, loại trừ thiệt hại gây ra cho môi trường của từng quốc gia và môi trường ngoài phạm vi tàn phá quốc gia Các văn bản luật quốc tế về môi trường được hình thành một cách chính thức từ thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, giữa các quốc gia châu Âu, châu Mỹ, châu Phi Từ hội nghị quốc tế về "Môi trường con người" tô chức năm 1972 tại Thuy Điễn và sau Hội nghị
thượng đỉnh Rio 92 có rất nhiều văn bản về luật quốc tế được soạn thảo và ký
kết Cho đến nay đã có hàng nghìn các văn bản luật quốc tế về môi trường, trong đó nhiều văn bản đã được chính phủ Việt Nam tham gia ký kết
Trong phạm vi quốc gia, vấn đề môi trường được đề cập trong nhiều bộ
luật, trong đó Luật Bảo vệ Môi trường được quốc hội nước Việt Nam thông
qua ngày 27/12/1993 là văn bản quan trọng nhất Chính phủ đã ban hành Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường và Nghị định 26/CP ngày 26/4/1996 về Xử phạt vi phạm hành chính về bảo
vệ môi trường Bộ Luật hình sự, hàng loạt các thông tư, quy định, quyết định
của các ngành chức năng về thực hiện luật môi trường đã được ban hành Một số tiêu chuân môi trường chủ yếu được soạn thảo và thông qua Nhiều khía cạnh bảo vệ môi trường được dé cap trong cac van ban khac nhu Luat Khoang
sản, Luật Dầu khí, Luật Hàng hải, Luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Phát triên và Bảo vệ rừng, Luật Bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, Pháp lệnh về đê
Trang 26điều, Pháp lệnh về việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Pháp luật bảo vệ các công
trinh giao thong
Các văn bản trên cùng với các văn bản về luật quốc tế được nhà nước
Việt Nam phê duyệt là cơ sở quan trọng đề thực hiện công tác quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường
s* Nguyên tắc, mục tiêu QLMT > Nguyên tắc QLMT
Một là: Hướng công tác QLMT' tới mục tiêu phát triển bền vững KT- XH đất nước, giữ cân bằng giữa phát triển và bảo vệ môi trường
Hai là: Kết hợp các mục tiêu quốc tế- quốc gia- vùng lãnh thô và cộng đồng dân cư trong việc quản lý môi trường
Ba là: QLMT cần thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tông hợp thích hợp
Bồn là: Người gây ô nhiễm phải trả tiền cho các tôn thất do ô nhiễm môi trường gây ra và các chi phí xử lý, phục hồi môi trường bị ô nhiễm Người sử dụng các thành phần môi trường phải trả tiền cho việc sử dụng gây ra ô nhiễm đó
> Mục tiêu QLMT
Mục tiêu chung của quản lý nhà nước về môi trường là phát triên bền vững, giữ cho được sự cân bằng giữa phát triên kinh tế với bảo vệ môi trường Các mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý nhà nước về môi trường bao gồm:
Một là: Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát
sinh trong hoạt động sóng của con người
Hai là: Phát triên bền vững kinh tế và xã hội quốc gia theo 9 nguyên tắc của một xã hội bền vững do hội nghị Rio 92 đề xuất Các khía cạnh của phát triên bền vững gồm: Phát triên bền vững kinh tế, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không tạo ra ô nhiễm và suy thoái chất lượng môi trường sống,
Trang 27nâng cao sự văn minh và công bằng xã hội
Ba là: Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trường quốc gia và các vùng lãnh thô Các công cụ trên phải thích hợp cho từng ngành, từng địa phương và cộng đồng dân cư
1.2 NOI DUNG QUAN LY NHA NUOC VE MOI TRUONG
1.2.1 Hoạch định chính sách và chiến lược bảo vệ môi trường
- Ban hành và tô chức việc thực hiện các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn môi trường Việt Nam bao gồm bộ
tiêu chuân Việt Nam (TCVN) về nước thải, bộ TCVN về khí thải và tiếng ồn, bộ quy chuân VN về hàm lượng ô nhiễm giới hạn trọng đất, và tiêu chuân VN về nước câp sinh hoạt
- Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môi
trường, kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự có môi trường
- Xây dựng và bô sung các chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, hỗ trợ tài
chính cho các hoạt động bảo vệ môi trường và các sản phâm thân thiện với
môi trường: kết hợp hài hoà giữa bảo vệ và sử dụng có hiệu quả các thành phần môi trường cho phát triên
- Đầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư phát triển: đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường và bồ trí khoản chỉ riêng cho sự nghiệp môi trường trong ngân sách nhà nước hằng năm
- Xây dựng mạng lưới điều tra, quan sát, dự báo, kiêm tra và kiểm soát
về môi trường đề đánh giá đúng hiện trạng môi trường, phòng ngừa ô nhiễm môi trường: xây dựng hệ thống dữ liệu quốc gia về môi trường: xây dựng cơ sở vật chất cho việc ứng phó quốc gia với các sự cố về môi trường
- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để mọi tô chức, cộng đồng dân
Trang 28cư, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường
- Tăng cường đào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường, khuyến khích nghiên cứu, áp dụng và chuyên giao các thành tựu khoa học và công nghệ về bảo vệ môi trường: hình thành và phát triển ngành công nghiệp môi trường
-_ Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường
1.2.2 Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ môi trường -_ Tô chức bộ máy về quản lý môi trường
- Tô chức triển khai các hoạt động về bảo vệ môi trường, các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, vận động, kết hợp áp dụng các biện pháp hành chính, kinh tế và các biện pháp khác để xây dựng ý thức tự giác, kỷ cương
trong hoạt động bảo vệ môi trường
- Quản lý các công trình bảo vệ môi trường, các công trình có liên quan đến bảo vệ môi trường
- Thâm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án
và các cơ sở sản xuất kinh doanh
1.2.3 Kiếm tra, điều chỉnh việc thực hiện bảo vệ môi trường - Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra các điểm gây ô nhiễm MT - Thâm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và
các cơ sở sản xuất kinh doanh
- Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi
trường, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về bảo vệ môi trường, xử
lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
- Tô chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện
trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường
- Thu hồi và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường
Trang 291.3 CAC NHAN TO ANH HUONG DEN QUAN LY NHA NƯỚC VE MOI TRUONG
1.3.1 Điều kiện tự nhiên
MT cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các yếu tố tự nhiên Mỗi yếu tố về
điều kiện tự nhiên, có ảnh hưởng không nhỏ đến việc đưa ra các chính sách
quản lý về môi trường Các chính sách đưa ra cần phải đáp ứng và bám sát
với từng điều kiện vị trí địa lý cụ thể, với khí hậu, nhiệt độ, luong mua, ,
hay là sự phân bố cũng như mức độ tập trung của các nguồn tài nguyên
1.3.2 Điều kiện KT-XH
Nhìn chung, trong điều kiện của một quốc gia đang phát triên, đang đây nhanh CNH - HĐH, khối lượng của cải vật chất tạo ra hàng năm tăng lên nhanh chóng về tất cả các mặt hàng (từ công nghiệp nặng đến công nghiệp
nhẹ, từ nông nghiệp đến dịch vụ) nó làm cho khói lượng chất thải cũng không ngừng tăng lên, đến mức quá sức chịu tải của môi trường, gây ô nhiễm suy thoái môi trường ở nhiều nơi,
1.3.3 Các công cụ quản lý nhà nước về môi trường
Các công cụ quản lý nhà nước được ban hành có tác dụng nâng cao sức mạnh cũng như là hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về môi trường Khi các công cụ pháp lý này chặt chẽ và sát xao thì sẽ mang lại những chuyên
biến tích cực, và ngược lại, sự lõng lẽo trong công tác ban hành cũng như thực thi các công cụ quản lý nhà nước về BVMT cũng gây ra những tôn thất
lớn cho xã hội Tuy nhiên, hiện nay, các mức xử phạt đối với các hành vi gây
ô nhiễm, suy thoái môi trường dường như còn quá nhẹ 1.3.4 Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực (NNL) đặc biệt là NNL chất lượng cao được đánh giá là
một trong các nguồn lực quan trọng bậc nhất cho phát triên kinh tế của các quốc gia và vùng lãnh thô Nâng cao chất lượng NNL đang nhận được rất
Trang 30nhiéu su quan tam cua cac nha hoach dinh chinh sach
Các chính sách chủ trương về quản lý môi trường có thực hiện được hay
không quan trọng nhất là sự đồng tình, ủng hộ của người dân, khi họ hiểu
rằng những điều đó là ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sóng của họ thì họ sẽ thực hiện theo Tuy nhiên để có thể đưa những kiến thức này và gây ảnh hưởng
đến sự thay đôi thái độ và hành vi của họ thì cần có những con người có trình độ chuyên môn cao, sự hiểu biết sâu rộng về môi trường, cần có những con
người có sự nhiệt huyết vì môi trường trong sạch đẹp
1.4 KINH NGHIEM QUAN LY NHA NUOC VE MOI TRUONG 1.4.1 Kinh nghiệm QLNN về MT ở một số quốc gia trên thế giới
a Môi trường đô thị 6 Singapore
Singapore là một quốc đảo bao gồm một đảo chính với 63 đảo nhỏ xung
quanh, là một quốc gia diện tích nhỏ, dân số ít ở khu vực Đông Nam châu Á
Sigapore được mệnh danh là thiên đường xanh, đất nước xinh đẹp và trong sạch nhất thế giới, nỗi tiếng với một màu xanh cùng với lòng nhiệt huyết và việc tuân thủ pháp luật của người dân
Singapore giành được quyền tự trị vào năm 1959 và được độc lập vào
năm 1965 Thời kỳ mới độc lập, thu nhập bình quân đầu người chỉ 400 USD, phần lớn người dân sống trong khu ô chuột và lều láng, xung đột sắc tộc và kỳ thị tôn giáo là những vẫn đề thường xuyên xảy ra Việc đầu tiên mà chính phủ
Singapore nhận thấy là đất nước có qua nhiều hủ tục của những năm tháng bị chiếm đóng và ý thức của người dân còn rất hạn chế Bắt đầu băng việc khởi xướng các cuộc vận động nhằm nâng cao ý thức giữ gìn môi trường cho nhân dân: cuộc vận động chống khạc nhỗ, cuộc vận động cắm vứt rác bừa bãi và thái độ cộc cằn của người dân và hướng dẫn người dân ý tứ, lịch sự hơn, cắm đốt pháo, nói không với thuốc lá và kẹo cao su Không chỉ tạo ra các cuộc
vận động nhân dân, chính phủ Singapore cũng biết rằng việc xây dựng ý thức
Trang 31tự giác từ lúc còn trẻ là vấn đề rất quan trọng, nên cần đặc biệt quan tâm, trẻ
em Singapore được dạy cách trồng cây, bảo vệ cây xanh và quan tâm đến môi trường sống, nhờ vậy mà trẻ em đã mang thông điệp đó về cho cha mẹ chúng dần hình thành ý thức trong cộng đồng dân cư
Bên cạnh việc cải thiện, xây dựng ý thức cho người dân thì chính phủ
Singapore còn lên kế hoạch quy hoạch thành phố một cách thông thê Singapore xây dựng lại gần như toàn bộ thành phố, phá bỏ những khu ô chuột, đưa người dân ở đây về sống tại những khu chung cư, trồng cây xanhm
tạo công ăn việc làm cho nhân dân, đưa họ vào khuôn khô, xây dựng lại các hệ thống giao thông, trường học được bồ trí gần các khu công nghiệp đề học sinh có thể vừa học vừa thực hành
Song song với những biện pháp mềm dẻo, giúp đỡ nhân dân là hình thức cứng rắn, thăng tay với những người có tình không thi hành Bắt cứ ai nhìn thấy du khách hoặc người dân bản địa vứt rác ra đường họ có quyền gọi ngay cảnh sát đến xủa phạt và phạt rất nặng, chính phủ Singapore có nhiều biện pháp kiêm soát và bảo vệ, trong đó có các biện pháp pháp lý Đó là các đạo luật liên quan đến môi trường và những biện pháp thi hành các chế tài dân sự, hành chính và tăng cường áp dụng các biện pháp hình sự đối với các vi phạm pháp luật về môi trường
b Kinh nghiệm /Vhật Bản
Trước đây, ở Nhật Bản khi nói đến vấn đề môi trường người ta thường đề cập đến ô nhiễm môi trường tự nhiên, ở đó thiên nhiên bị phá huỷ do các doanh nghiệp khai thác thiếu kế hoạch và chỉ nhằm tới mục tiêu lợi nhuận Trong những năm gần đây, vấn đề môi trường được hiểu ở một mức độ lớn
hơn, bao trùm hơn và nhận được sự quan tâm của toàn xã hội Đặc biệt Chính
phủ Nhật Bản đã đề ra nhiều chính sách cải thiện môi trường Nhật Bản nói
riêng và môi trường sông của toàn thê giới nói chung.
Trang 32Năm 1967, Luật cơ bản phòng chống ô nhiễm môi trường bắt đầu có hiệu lực, đề ra những chính sách và nguyên tắc chung về kiêm soát ô nhiễm,
đồng thời khuyến khích nỗ lực làm sạch môi trường
Năm 1972, Luật Bảo tồn thiên nhiên được thông qua tạo cơ sở cho mọi biện pháp pháp lý bảo vệ môi trường
Tháng 12/1994, kế hoạch Môi trường cơ bản ra đời, quy định rõ một
cách hệ thống là cấp quốc gia, chính quyền địa phương, tập thê và cả cá nhân, cần thiết phải thực hiện các biện pháp, các hành động nào vào đầu thế kỷ 21, xác định những vai trò của các bên liên quan, những cách thức, biện pháp đề
ra một cách hữu hiệu các chính sách về môi trường Cụ thể:
e Bảo vệ môi trường không khí, giảm hiệu ứng nhà kính và bảo vệ tầng
ôzôn
e Bảo vệ môi trường nước
e Bảo vệ môi trường đất
e Giảm thiêu và tái chế rác thải
e Gia tăng hoạt động giáo dục môi trường và các hoạt động khác nhằm cải thiện môi trường sóng của người dân
Ngày nay, Cơ quan Môi trường Nhật bản đang tích cực đề ra các biện
pháp hỗ trợ, trong đó có cả biện pháp được thiết kế nhằm hỗ trợ cho việc
chuyên giao công nghệ thích hợp thông qua "Trung tâm quốc tế Công nghệ
Môi trường của UNEP", cung cấp vốn ODA cho các nước đang phát triên, đặc biệt là khu vực Châu Á Thái Bình Dương, vì chúng ở gần với Nhật Bản, cụ thê bằng cách đối thoại gần gũi về các chính sách môi trường được thảo luận ở Hội nghị môi trường châu Á Thái Bình (ECO-ASIA)
Những nỗ lực của chính phủ Nhật Bản có thành công hay không phụ
thuộc rất lớn vào sự hợp tác và ý thức của những người dân Nhật Bản Thực tế là Người Nhật rất chú trọng đến môi trường Điều này hiển hiện ở mọi nơi,
Trang 33từ việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên trong học đường đến việc kêu gọi cộng đồng gìn giữ cảnh quan Ví dụ:
e Cứ ra ngõ (hoặc khi ra khỏi cửa đi làm) đều mang theo túi rác để vứt
Đem nghệ thuật vào nhà mày thiêu hủy rác Bước vào nhà máy rác phải cởi giầy
Vứt rác theo lịch
Phân loại rác (bình và nắp bình phải ở hai túi rác khác nhau ) Tuyên truyền về giữ gìn môi trường cho trẻ em
Tranh nhau mua đồ tái chê
Với sự nỗ lực đáng lớn lao và sự đồng lòng giữa chính phủ và người dân, Nhật Bản đã đãt được một số thành tựu đáng kê:
Biến khí CO2 thành khí đốt tự nhiên Chế tạo vật liệu “nước cao su” mới Sảm xuất tàu biên năng lượng mặt trời Chế tạo Máy bay hoạt động bằng dầu lanh
Xây dựng nhà máy điện Mặt Trời lớn nhất
Những điều mà chúng ta cần phải học hỏi ở Nhật Bản đó là: tăng cường tính thực thi các quy định về môi trường, đồng thời nâng cao tính tuân thủ luật
Bảo vệ Môi trường của người dân và các cơ sở công nghiệp tại Việt Nam;
tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tự nhiên và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tạo nên những nguồn năng lượng mới — năng lượng sạch — năng lượng xanh; Cáo dục ý thức người dân “Bảo vệ môi trường trong từng khía cạnh cuộc sống”
1.4.2 Kinh nghiệm QLNN về MT ở các địa phương
Mặc dù quy định chính thức về chức năng, nhiệm vụ quản lý môi trường cấp cơ sở mới được làm rõ trong thời gian gần đây qua Thông tư Liên tịch 01/2003, nhưng do xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường là chủ trương
Trang 34đúng đắn đã có từ lâu, nên trên thực tiễn đã có nhiều bài học kinh nghiệm tốt
về quản lý môi trường cấp cơ sở Trong phần này sẽ đề cập đến một số kinh
nghiệm quản lý môi trường ở nhưng nơi có điều kiện tự nhiên, khí hậu gần
giống với Hòa Vang-Đà Nẵng
a Hương ước xanh xứ Huế
Khởi đầu là bản Hương ước BVMT của làng Chiết Bi - xã Thủy Tân, huyện Hương Thủy được ký kết ngày rằm tháng Kỷ Mão 1999 Bản Hơng ước được 12 vị tộc trưởng thuộc 12 dòng họ trong làng ký kết, gồm 4 chương 12 điều, gồm những quy định rất cụ thê, kiểm soát toàn bộ sinh hoạt và sản xuất của nhana dân từ nhà ra ngõ chợ búa, trường học, đồng ruộng
Sau 3 năm (đến 2001) kê từ ngày bản Hương ước được xác lập, đã có sự thay đôi căn bản về môi trường Chiết Bi Không có rác rưởi trên đường làng, ngay cả lá rụng cũng được dọn sạch trong ngày, không còn cảnh phân trâu bò vương vãi Không còn mùi hôi hám của chuông trại gia súc Nhà tiêu đều đã
cải tạo đất tiêu chuẩn vệ sinh Các mẹ, các chị đi chợ mang theo rô rá, đồ
đựng, để hạn chế dùng bao ni lông
Ba con còn đóng góp kinh phí, ngày công dé nang cấp đường giao
thông trong làng Súc vật chết được chôn lấp hợp vệ sinh (trước đây hoặc
quăng ra đồng, thậm chí có người vẫn làm thịt ăn) Bao bì hóa chất bảo vệ
thực vật được thu gom, tập trung tại các điểm quy định đề xử lý
Đến nay, mô hình hương ước bảo vệ môi trường Chiết Bi đã được nhân
rộng sang các làng lân cận như Tô Đà, Văn Cù, phường Thuận Hòa (thành
phó Hué), 6 xã miền núi huyện A Lưới
b Quản lý rừng Vĩnh Hải, Ninh Thuận
Xã Vĩnh Hải nằm trong vùng đệm của khu Bảo tồn Thiên nhiên Rừng khô hạn Phan Rang Đây là khu rừng có thảm thực vật đặc trưng cho khí hậu
khô hạn vào loại nhất nước với tập doàn caya rất dễ cháy Nhưng hàng chục
Trang 35năm qua, rừng không những không bị cháy mà còn , mà còn xanh tốt hơn mở rộng thêm
Đốt nương làm rẫy, chặt gỗ, hầm than những nghề từ lâu đời của người Vĩnh Hải không còn nữa trong phạm vi bảo vệ của Rừng khô Trạm Bảo vệ rừng Thái An — cửa ngõ vào Rừng khô — bây có người trực nhưng không
Trang 36Huyện Hòa vang là huyện vùng ven duy nhất của thành phố Đà Nẵng,
có diện tích tự nhiên là 73.488 76 ha: dân số 123.024 người, trong đó đại đa
số là người nông thôn sống bằng nghề nông nghiệp a Vi tri dia ly
Huyện Hòa Vang có diện tich: 736,91 km2, chiếm 57,4% diện tích toàn
thành phố; dân số: 120.698 người, chiếm 13,03% số dân toàn thành phó, mật
độ dân số: 163,79 người/km2 Huyện Hoà Vang bao gồm II xã: Hòa Bắc, Hòa Ninh, Hòa Liên, Hòa Sơn, Hòa Nhơn, Hòa Phong, Hòa Khương, Hòa
Phú, Hòa Châu, Hòa Tiến và Hòa Phước (Theo niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2010)
Là một huyện ngoại thành, cách Trung tâm thành phó Đà Nẵng 7km, có
toạ độ địa lý trải dai tir 15°55” dén 16°13’ vi dé Bac va 108°49° đến 108°13! kinh độ Đông và có vị trí địa lý tiếp giáp:
- Phía Bắc giáp các huyện Nam Đông và Phú Lộc của tỉnh Thừa Thiên -
Huế
- Phía Nam giáp hai huyện Điện Bàn, Đại Lộc của tỉnh Quảng Nam; - Phía Đông giáp quận Câm Lệ, Liên Chiêu;
- Phía Tây giáp huyện Đông Giang của tỉnh Quảng Nam
Hòa Vang có một vị trí hết sức quan trọng trong việc phát triển KT - XH, an ninh quốc phòng của thành phố Đà Nẵng đặc biệt trong việc giao lưu,
Trang 37hợp tác giao thương, trao đôi hàng hóa với các tỉnh trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên và nhất là các địa phương trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông - Tây (EWEC) Với vị trí địa lý, điều kiện giao thông thuận lợi là một điều kiện quan trong dé Hoa Vang khai thác tốt hơn đối với ngành du lịch
b Điều kiện tự nhiên
s% Địa hình
Hoà Vang có địa hình đa dạng, phức tạp, trải rộng cả ba vùng đồi núi,
trung du và đông bằng Địa hình nghiêng từ tây sang đông, có nhiều đồi núi,
cao nhất là đỉnh Bà Nà (1.845m) Địa hình có nhiều đồi dốc lớn bị chia cắt
bởi hai con sông Cu Đê và sông Yên
- Vùng đồi núi: Phân bố ở phía Tây, có diện tích khoảng 56.476,7 ha,
bằng 79 84% tông diện tích đất tự nhiên toàn huyện Bốn xã miền núi, bao
gồm Hoà Bắc, Hoà Ninh, Hoà Phú và Hoà Liên, cao nhất là đỉnh núi Bà Nà (1.487 m), độ dốc lớn >40”, là nơi tập trung rừng đầu nguồn có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố Da Nang Đất đai có nguồn gốc chủ yếu đá biến chất, đất đỏ vàng phát triển trên các đá mẹ như mắc-ma, gra- phit Địa hình đất đai của vùng này thích hợp cho việc phát trién lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp và du lịch
- Vùng trung du: Chủ yếu là đôi núi thấp có độ cao trung bình từ 50 đến 100m, xen kẽ là những cánh đồng hẹp, bao gồm các xã Hoà Phong, Hoà
Khương, Hoà Sơn, Hoà Nhơn với diện tích 11.170 ha, chiếm 15 74 % diện
tích toàn huyện; phần lớn đất đai bị bạc màu, xói mòn trơ sỏi đá, chỉ có rất ít
đất phù sa bồi tụ hàng năm ven khe SUỐI
- Vùng đồng bằng: Bao gồm ba xã Hoà Châu, Hoà Tiến, Hoà Phước với tông diện tích là 3.087 ha, chiếm 4,37% diện tích tự nhiên Đây là vùng nằm ở
độ cao thấp 2-10 m, hep nhưng tương đối bằng phăng Đất phù sa ven sông và đất cát là hai loại đất đặc trưng của vùng, thích hợp cho việc trồng rau, lúa màu.
Trang 38Địa hình đa dạng của Hoà Vang cùng với kết cấu đất vững chắc thuận lợi cho bố trí các công trình hạ tầng kỹ thuật, tạo cho huyện tiềm năng phát triền một nền kinh tế với thế mạnh về nông lâm nghiệp và du lịch nhưng đồng
thời cũng có nhiều khó khăn, thách thức như hạn hán, lũ lụt cần phải giải
quyết Cần phải có quy hoạch sử dụng đất hợp lý và phải tính đến những tác động tích cực cũng như tiêu cực của quá trình khai thác sử dụng nhằm đảm bảo trạng thái cân bằng về địa hình, bảo vệ môi trường sinh thái
s* Khí hậu: Hòa Vang là vùng mang đặc trưng khí hậu Duyên hải Nam
Trung bộ, nhiệt đới gió mùa, lượng bức xạ dồi dào, nắng nhiều hơn ( 2260 giờ năng/ năm) , nhiét độ cao và ít biến động
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 25 8C, cao nhất là vào các tháng 6, 7,
8, với nhiệt độ trung bình 28 - 30°C, thấp nhất là vào các tháng 12, 1, 2, trung
bình 18 - 23°C Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ
trung bình khoảng 20°C
Độ âm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10 và 11, trung bình khoảng §5 - 87%, thấp nhất vào các tháng 6 và 7, trung bình khoảng 76 - 77%
Lượng mưa trung bình trong các năm 2005 - 2010 khoảng 2.619,7 mm Mưa lớn thường tập trung vào hai tháng 10 và l1 gây lũ lụt, ngập úng cho vùng đất thấp Có những năm lượng mưa thấp gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân như năm 2003 lượng mưa chỉ có
1.375,1 mm Huyện thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, trung bình hàng
năm có | - 2 cơn bão đi qua, hai năm thường có một cơn bão lớn gây thiệt hại lớn cho việc phát triển KT - XH của huyện
Số giờ nắng bình quân trong khoảng 2005 - 2009 là 1984,9 giờ trong đó nhiều nhất là vào hai tháng 5 và 6, trung bình từ 233 đến 262 giờ/tháng, ít nhất là vào hai tháng 12 và 1 trung bình từ 58 đến 122 giờ/tháng.
Trang 39s* Nguồn nước, thủy văn: Trên địa bàn có hai con sông chính chảy qua, đó là sông Cu Đê và sông Yên
- Sông Cu Đê bắt nguồn từ dãy núi Bạch Mã nằm ở ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng Sông chính có chiều dài 38 km Ở thượng nguồn có 2 nhánh là sông Bắc và sông Nam, tông diện tích lưu vực là 426 km” Tổng lượng nước bình quân hằng năm vào khoảng 0.6 tỷ mỉ
- Sông Câm Lệ là hợp lưu của hai con sông là sông Túy Loan và sông
Yên, có chiều dài 12 km Sông Túy Loan có lưu vực nằm trên địa bàn thành
phó Đà Nẵng, còn sông Yên là hạ lưu của sông Ái Nghĩa và sông Vu Gia
c Đặc điểm về tài nguyên thiên nhiên
s* Tài nguyên đất: Toàn huyện có diện tích đất tự nhiên 73.488§,76 ha: trong đó đất nông nghiệp với diện tích 65.316,0071 ha chiếm tỉ lệ §§,8§ đất phi nông nghiệp 7.271,0617 ha chiếm tỉ lệ 9,89% : và vẫn chưa đưa vào sử dụng 9016962 ha chiếm tỉ lệ 1,23% ( Theo số liệu thống kê đất đai 2012 của huyện Hòa Vang) Hai nhóm đất có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp là nhóm đất phù sa ở khu vực đồng bằng thích hợp với thâm canh lúa, trồng rau, hoa quả và nhóm đất đỏ vàng ở vùng đôi núi thích hợp với cây
công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược liệu, chăn nuôi đại gia súc
* Tài nguyên nguồn nước mặt: Nguồn nước cung cấp cho huyện Hòa Vang chủ yếu các sông như sông Yên, sông Túy Loan, sông Cu Đê, sông
Câm Lệ với trữ lượng nước ngọt rất lớn, là nguồn cung cấp nước chính cho các nhà máy nước của thành phố Đà Nẵng Các hệ thống công trình thủy lợi
là 2 hồ chứa nước ngọt Đồng Nghệ, Hòa Trung và 14 hồ chứa nước lớn nhỏ khác
s* Tài nguyên rừng:
- Hệ sinh thái rừng: Diện tích đất lâm nghiệp hiện có là: 50.938 9933
ha; trong đó đất rừng sản xuất là 14.389 4933 ha, tập trung chủ yếu ở Hòa
Trang 40Bắc, Hòa Ninh và Hòa Phú; đất rừng phong hé 1a : 8.519,5 ha; dat rimg dac dụng là 28.030 ha, riêng khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà có tông diện tích là 8.838 ha
- Hệ thực vật và động vật rừng: Theo kết quả điều tra thống kê cho thấy
hệ thực vật rừng huyện Hòa Vang có mức độ đa dạng loài khá cao Trong đó,
tài nguyên thực vật rừng có hơn 130 loài cho gỗ, khoảng 140 loài làm thuốc
Hệ động vật rừng đặc trưng cho sự giao lưu giữa các loài thuộc khu hệ động
vật nam Trường Sơn và bắc Trường Sơn với thành phần loài đa dạng và phong phú Hệ sinh thái rừng của huyện bao gồm sinh cảnh rừng lá rộng thường xanh mưa âm nhiệt đới, sinh cảnh rừng phục hồi va sinh canh trang
cỏ, cây bụi
* Tài nguyên du lịch và di sản văn hóa:
Hòa Vang có địa hình đa dạng với đồi núi, đồng bằng, sông suối, hồ,
đầm , có nhiều phong cảnh thiên nhiên đẹp.Địa phương đã khai thác tài
nguyên tốt , với nguồn lực sẵn có, nhiều phong cảnh thiên nhiên sạch đẹp, đa
dạng phong phú, nói liền với các làng nghề truyền thống văn hóa đồng bào
dân tộc thiêu số tại các xã, tạo thuận lợi cho du lịch phát triển, thu hút nhiều khách đến với địa phương Chính vì vậy, việc phát trién ngành du lịch có tác
động rất lớn tới công tác bảo vệ cảnh quan và môi trường sinh thái Và ngược
lại, chính việc quản lý môi trường chặt chẽ, tạo cảnh quan đẹp, sạch sẽ, môi trường trong lành là một điều kiện quan trọng để phát triên du lịch tại huyện Hoa Vang — Đà Nẵng
2.1.2 Tình hình kinh tế, xã hội
s%% Đặc điểm về kinh tế
Trước những diễn biến phức tạp trên thị trường tài chính, tiền tệ sẽ tiếp
tục gây ra những tác động đột biến và phản ứng dây chuyên bất lợi đối với nên kinh tế với quy mô nhỏ như Hòa Vang.