1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch trên địa bàn huyện Hòa Vang

112 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 27,05 MB

Nội dung

Trang 1

NGUYEN VAN CHIEN

PHAT TRIEN DU LICH

TREN DIA BAN HUYEN HOA VANG

2013 | PDF | 112 Pages buihuuhanh@gmail.com

LUAN VAN THAC SI KINH TE

Da Nang- Nam 2013

Trang 2

NGUYEN VAN CHIEN

PHAT TRIEN DU LICH

TREN DIA BAN HUYEN HOA VANG

Chuyén nganh: Kinh té Phat trién

Mã số: 60.31.05

LUẬN VĂN THAC SI KINH TE

Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Phước Trữ

Đà Nẵng- Năm 2013

Trang 3

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác

Túc giả luận văn

Nguyễn Văn Chiến

Trang 4

MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Mục tiêu nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2 3

4 Phương pháp nghiên cứu

5 Đóng góp mới về khoa học của luận văn 6 Một số kết quả nghiên cứu

7 Kết cấu luận văn § Tổng quan tài liệu

CHƯƠNG 1 CO SO LY LUAN VE PHAT TRIEN DU LICH

1.1 KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH, PHÁT TRIÊN, PHAT TRIEN DU LICH

1.1.1 Khái niệm về du lịch

1.1.2 Khái niệm về phát triển

1.1.3 Khái niệm về phát triển du lịch

1.2 PHAN LOAI DU LICH 13 HE THONG DU LICH

1.4.2 Phát triển du lịch góp phần giải quyết lao động, tăng thu nhập

cho người lao động

1.4.3 Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 1.5 NHỮNG DAC DIEM CỦA PHÁT TRIÊN DU LỊCH

" ul 12 12 14

17 18 18 18 19

Trang 5

1.6.2 Phát triển về chất lượng sản phẩm 1.7 CÁC TIÊU CHÍ PHÁT TRIÊN DU LỊCH

1.7.1 Gia tăng doanh thu từ hoạt động du lịch 1.7.2 Gia tăng lượng khách

1.7.3 Mức tăng số lượng du lịch

1.7.4 Mức tăng lượng khách và số ngày lưu trú

1.7.5 Phát triển các sản phẩm du lịch đạt tiêu chuẩn theo quy định 1.8 CAC YEU TO ANH HƯỞNG ĐỀN SỰ PHÁT TRIÊN CUA DU

LICH

1.8.1 Điều kiện tự nhiện

1.8.2 Chính sách phát triển du lịch

1.8.3 Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

1.8.4 Tình hình chính trị - xã hội, du lịch của đất nước, địa phương

1.8.5 Nguồn nhân lực

1.8.6 Huy động vồn đầu tư phát triển du lịch

CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH PHAT TRIEN DU LICH TREN DIA BAN HUYEN HOA VANG

2.1 THUC TRANG PHAT TRIEN DU LICH TREN DIA BAN HUYEN

HOA VANG

2.1.1 Tình hình phát triển về số lượng du lịch trên địa huyện Hoà

'Vang trong thời gian qua

2.1.2 Tình hình phát triển chất lượng và nâng cao chất lượng du lịch

2.2 CAC YEU TO ANH HUONG TOI SU PHAT TRIEN DU LICH

HUYEN HOA VANG

2.2.1 Điều kiện tự nhiên

2.2.2 Tài nguyên du lịch

26 28 28 28 28 29

29 29 30

31

34 34

36 36 36 47

55

55

59

Trang 6

2.2.5 Tinh hinh phat triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch 73

2.2.6 Môi trường chính trị - xã hội, môi trường du lịch của đất nước, địa phương 76

2.2.7 Chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch 77 2.2.8 Khả năng huy động vốn cho phát triển du lịch 11 2.3 NHUNG HAN CHE CUA DU LICH TREN DIA BAN 78 2.3.1 Những hạn chế 78 2.3.2 Nguyên nhân hạn chế 78

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT

TRIEN DU LICH TREN DIA BAN HUYỆN HOÀ VANG 80

3.1 PHƯƠNG HUONG PHAT TRIEN NGANH DU LICH TREN DIA

BÀN HUYỆN HÒA VANG TRONG THỜI GIAN ĐỀN 80 3.1.1 Quan điểm phát triển 80

3.1.2 Phương hướng phát triển chung 80

3.1.3 Phương hướng phát triển cụ thể 81

3.1.4 Mục tiêu phát triển 82

3.1.5 Định hướng phát triển 82 3.2 GIAI PHAP PHAT TRIEN DU LICH 82 3.2.1 Giải pháp phát triển về số lượng cơ sở du lịch 8

3.2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch 91

3.2.3 Các giải pháp tạo điều kiện để phát triển du lịch 92

3.2.4 Nhận thức của cộng đồng dân cư và du khách 98

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐÈ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)

Trang 7

CNH, HDH CN-XD FDI VLSVH GDP KT-XH N-L-TS TV TM-DV UBND VH-TT-DL

: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

: Công nghiệp xây dựng

: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

: Lịch sử văn hóa

: Sản phẩm quốc nội : Kinh tế xã hội

: Nông lâm thủy sản

: Tivi

: Thuong mai dich vu

: Uỷ ban nhân dân

: Văn hoá- thể thao- du lịch

Trang 8

Số hiệu

bảng Tên bảng Trang

2.1 | Kết quả doanh thu từ lĩnh vực du lịch trên toàn huyện 36

22 |Lượng khách du lịch đến Hoà Vang (2006-2011) 37

2.3 | Hệ thống lưu trú tại huyện Hòa Vang 38

2.5 | Số ngày lưu trú 40

2.6 | Các di tích LSVH trên địa bàn huyện Hòa Vang 4I 27 |Lượng khách đến các khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng

trên địa bàn huyện qua các năm 43

2.8 | Lượng khách Quốc tế đến so với Đà Nẵng 44 2.9 | Tổng hợp doanh thu tại các làng nghề qua các năm 45

2.10 | Phân bố các di tích trên địa bàn huyện Hòa Vang 60

2.11 | Vốn đầu tư cho phát triên du lịch 78

Trang 10

Hòa Vang là một huyện ngoại thành nằm về phía tây của thành phố Đà

Nẵng, là một địa phương không chỉ có bề dày truyền thống Cách Mạng chống

lại các thế lực xâm lực mà từ lâu du khách trong và ngoài nước đã biết tới với hệ thống sản phẩm du lịch phong phú như: Bà Nà-Suối mơ; Suối Hoa-Ngầm; các di tích lịch sử, các đình làng, khu căn cứ cách mạng, danh lam thắng

cảnh

Nam trong hợp phần đất của thành phố Đà Nẵng trước đây vốn là vùng

đất của vương quốc Champa cô Sau cuộc hôn nhân giữa vua Champa là Chế

Mân với công chúa Đại Việt là Huyền Trân vào năm 1306, vùng đất này đã

trở thành lãnh thô của Đại Việt Sự di dân và quá trình sinh tụ của người Việt, chủ yếu từ vùng Bắc Trung bộ trên vùng đất này qua các thời kỳ lịch sử đã

đưa văn hóa đại Việt thâm nhập vào nơi này, cùng với sự giao thoa và tiếp

biến giữa văn hóa Đại Việt với văn hóa Champa, đã góp phần hình thành một

nền văn hóa phong phú, đa dạng nhưng mang các sắc thái riêng của địa

phương Hiện nay, những sinh hoạt, tập tục văn hóa của người dân vẫn được

lưu giữ và bảo tồn, cùng với những di tích lịch sử văn hóa (LSVH) hiện hữu ở

nhiều nơi trong huyện Hòa Vang hiện có 4 di tích LSVH cấp quốc gia là:

Nhà thờ chư phái tộc Quá Giang, Dinh Bồ Bản, Đình Túy Loan, Lăng mộ

danh nhân Đỗ Thúc Tịnh; 16 di tích LSVH cấp thành phó, tiêu biểu là các di

tích: Khu căn cứ cách mạng huyện ủy Hòa Vang, Đình Đại La và 12 di tích

khác đang được đăng ký bảo vệ

Với những ưu đãi do thiên nhiên ban tặng, với nét đặc sắc riêng do nên

văn hóa — kiến trúc giao thoa, dự án Quân thể Khu Du lịch sinh thái Bà Nà - Suối Mơ được đánh giá là đã hội tụ đầy đủ các yếu tố đề phát triên thành một khu du lịch độc đáo và hấp dẫn Dự án được nghiên cứu với phong cách kiến

Trang 11

bảo tồn và phát triển các động vật hoang đã và vui chơi giải trí, khu cắm trại, khu trang trại với các đồn điền trồng chè, khu khách sạn 5 sao, các khu biệt thự với kiến trúc hài hoà với thiên nhiên, phục hồi các công trình cô xưa thời Pháp Trong tương lai gần, chắc chắn nơi đây thành một điểm đến không thê

bỏ qua của du khách trong nước và quốc tế trong tam giác du lịch Đà Nẵng - Bà Nà - Hội An

Nơi đây đang hình thành các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, các điểm

du lịch được nâng cấp đầu tư và đặc biệt một khu du lịch văn hoá tâm linh cùng với các quân thể sinh thái huyện Hòa Vang hứa hẹn, đây sẽ là vùng đất giàu tiềm năng đê phát triên ngành du lịch

Với những đặc điểm riêng có của vùng đất danh thắng ven đô thành phó lớn, nằm vào vị trí trung lộ của đất nước, một hệ thống phương tiện đi lại

vô cùng thuận lợi; đó là một hệ thống cơ sở hạ tầng đầy đủ và tiện ích: đường

bộ, đường không, đường sắt, cảnh biên nơi đây lại là điểm giữa làm nhịp nói trên tuyến ba đi sản văn hoá thế giới: Huế - Hội An - Mỹ Sơn Cùng với các khu du lịch Sơn Trà, Bà Nà - Suối mơ; Suối Hoa - Ngầm đôi tạo nên nét chấm phá cho bức tranh du lịch Đà Nẵng, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố Đà Nẵng

Tiềm năng đu lịch là thế nhưng du lịch huyện Hòa Vang vẫn chưa có sự

phát triển tương xứng, vẫn chỉ tồn tại ở dạng tiềm năng Đề du lịch thực sự trở

thành ngành kinh tế mũi nhọn cần nhất hiện nay là phát triển các sản phẩm,

loại hình du lịch phục vụ trong ngành du lịch

Tuy nhiên, hiện nay sự phát triển ấy chưa đồng bộ, du lịch chưa thực sự

tương xứng tầm tiềm năng vốn có của nó: ngoài các khu du lịch Bà Nà - Suối

Mơ có vốn đầu tư lớn; các doanh nghiệp, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực này,

Trang 12

địa phương còn lúng túng trong quản lý nhà nước lĩnh vực du lịch, các nhà đầu tư còn e ngại chưa mạnh dạn đầu tư vào địa phương này, người dân còn

thờ ơ và chưa hiệu hết giá trị và tiềm năng lợi ích kinh tế mà loại hình du lịch

mang lại

Bên cạnh đó, nhiều tiềm năng và lợi thế so sánh để phát triển du lịch

chưa được tận dụng và khai thác hết: công tác quản lý hoạt động các lĩnh vực

này chưa chặt chẽ, có lúc còn buông lỏng, tự tạo nên những sơ hở trong quản

lý, do đó phần nào đã làm hạn chế thúc đây sự phát triên du lịch đi đúng

hướng

Xuất phát từ thực tế trên, việc nghiên cứu sự phát triển du lịch trên địa bàn Huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng là đòi hỏi khách quan và cần thiết Đó cũng là lý do tôi chon dé tài “Phát triển du lịch trên địa bàn Huyện Hòa

Vang,” làm đề tài nghiên cứu

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch, luận văn đánh giá, phân tích

thực trạng phát triên du lịch trên địa bàn Huyện Hòa Vang Trong đó, nêu bật

những nguyên nhân của mặt tích cực và hạn chế, yếu kém của nó; từ đó đề

xuất phương hướng phát triên, giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước

đối với lĩnh vực du lịch trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 Đề thực hiện mục đích đó, nhiệm vụ của luận văn là:

- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận phát triển du lịch

- Phân tích thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn huyện Hòa Vang

giai đoạn hiện nay

- Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục hạn chế và thúc đây phát triển

du lịch trên địa bàn huyện Hòa Vang.

Trang 13

vực du lịch của huyện Hòa Vang - Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung: Các lĩnh vực liên quan đến phát triển du lịch

- Không gian: Trên địa bàn huyện Hòa Vang

- Thời gian: Tình hình hoạt động từ năm 2006 đến 2011 và định hướng

phát triển đến năm 2020

4 Phương pháp nghiên cứu

Trên nền tảng cơ sở lý luận về du lịch và phát triển du lịch, vai trò của các chính sách thúc đây đối với sự phát triển loại hình du lịch Luận văn đi sâu vào nghiên cứu và hoàn thiện các giải pháp nhằm thúc đây sự phát triên du lịch đến 2020 Trên cơ sở đánh giá thực trạng và định hướng phát triển du

lịch, các giải pháp, kiến nghị sẽ được trình bày để góp phần thúc đây phát

trién du lịch Bằng sự kết hợp của các phương pháp như: thống kê mô tả, phân

tích-tông hợp, so sánh đề làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu

§ Đóng góp mới về khoa học của luận văn

Trên cơ sở lý luận khoa học về du lịch và phát triển du lịch, những nội

dung nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học đề phát triển

lĩnh vực du lịch, làm cơ sở cho các phòng ban nơi tác giả công tác, chức năng

của Huyện Hòa Vang nghiên cứu, tham khảo và đề xuất cho lãnh đạo Huyện

những giải pháp, cơ chế chính sách khuyến khích phát triên du lịch; dé ra các

biện pháp góp phan đưa du lịch phát triển lành mạnh, đúng hướng và huy

động tối đa nguồn lực cho đầu tư phát triển của Huyện 6 Một số kết quả nghiên cứu

- CN.Phan Thi Thanh Nam (2010) “Xây đựng chiến dịch truyền thông cô động cho ngành du lịch thành phố Đà Năng” Luận án thạc sĩ kinh tế, Đại

Trang 14

Nang đến năm 2015 ” Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng

- UBND thành phố Đà Nẵng(2009)”(hực trạng và giải pháp nhằm nâng

cao khả năng thu hút khách tại các khu du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nang”

- Viện nghiên cứu phát triên kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng (2010)

“Quy hoạch tông thê ngành văn hóa, thê thao và du lịch huyện Hòa Vang đến

năm 2020”

Tuy nhiên đến nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu về phát triển du lịch trên địa bàn huyện Hòa Vang chỉ tiết và cụ thê Vì vậy, dé tài nghiên cứu của tác giả được thực hiện trên cơ sở kế thừa và phát triển các thành quả của những đề tài trước

7 Kết cấu luận văn

Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn chia làm 3 chương như sau:

Chương I: Cơ sở lý luận về phát triên du lịch

Chương 2: Tình hình phát triển du lịch trên địa bàn huyện Hòa Vang Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển du

lịch trên địa bàn huyện Hòa Vang 8 Tông quan tài liệu

Trong những năm gân đây, lĩnh vực du lịch đã trở nên phô biến và ngày

càng phát triên mạnh mẽ ở Việt Nam Một nhân tố quan trọng không thê thiếu

trong hoạt động phát triên du lịch Phát triển du lịch chính là đã đem lại

những lợi ích thiết thực trong nền kinh tế, góp phần thuận lợi trong việc giải quyết lao động việc làm, giao thương, gặp gỡ, du lịch với số lượng lớn du

khách, tuy nhiên với tốc độ phát triển của đất nước và nhu cầu đi lại ngày

càng cao trong khi cở sở hạ tầng và sản phẩm du lịch phát triển chưa đáp ứng

Trang 15

phương đến với bạn bè quốc tế Do sản phâm du lịch chưa phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có của nó nên làm ảnh hưởng rất nhiều đến phát triên

kinh tế, xã hội

Từ thực tế trên, trong thời gian qua có rất nhiều công trình nghiên cứu,

nhiều luận văn đề cập đến vấn đề này, có thê lược thảo một số công trình như: Viện nghiên cứu phát triên xã hội thành phố Đà Nẵng với đề tài: “Øưi

hoạch tổng thể ngành văn hóa, thê thao và du lịch huyện đến năm 2020" Do

Tiến sỹ Hồ Kỳ Minh chủ biên

Nghiên cứu tập trung rà soát lại các quan điểm và chính sách phát triên

kinh tế của ngành, đánh giá thực trạng phát triển của kinh tế trong lĩnh vực

văn hóa, thê thao - du lịch và đóng góp của lĩnh vực này vào phát triên kinh tế

của thành phó, việc phát triển kinh tế một phần là nhờ sự đóng góp của phát triên du lịch tại khu vực huyện Hòa Vang Từ đó đề xuất một số khuyến nghị,

đòi hỏi ngành du lịch phải được ưu tiên, tập trung đầu tư xây dựng tạo bước

chuyên đổi mạnh mẽ cả về số lượng cũng như chất lượng Đề thúc đây phát

triên KT-XH khu vực huyện Hòa Vang, trong tiến trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện dai hoá nông nghiệp, nông thôn, trong giai đoạn tới

Nghiên cứu chỉ đi sâu vào lí thuyết mà thiếu thực tiễn Nội dung nghiên

cứu nêu rõ xu thế phát triên du lịch trong thời kỳ công nghiệp hóa, phân tích đánh giá thực trạng phát triên của du lịch, đánh giá vai trò đóng góp của lĩnh

vực du lịch đến đói nghèo và tăng trưởng kinh tế, qua đó tìm hiểu về bản chất

và chất lượng phát triển của du lịch trên địa bàn, từ đó rút ra những yếu kém

tồn tại của lĩnh vực du lịch làm hạn chế phát triên kinh tế tại khu vực này nói

riêng và Việt Nam trong thời gian qua.

Trang 16

Nội dung của nghiên cứu này tập trung vào việc nghiên cứu chiến lược

phát triển du lịch, chủ yeu là tập trung thu hút khách du lịch đến với đà nang

qua các sự kiện như: bắn pháo hoa, du lịch biển nhằm hoàn thiện sản phâm đê thu hút khách đến với Đà Nẵng ngày càng tăng lên, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế và dân số tại Đà Nẵng Phương pháp tiếp cận của đề tài là

trên cơ sở thực trạng về chiến lược phát triển du lịch, loại hình dịch vụ du lịch

tại Đà Nẵng, tác giả tông hợp các khảo sát về khả năng cũng như tồn đọng

thực tế trong thời gian qua, nhằm đưa ra những giải pháp đê hoàn thiện mạng

lưới cơ sở hạ tầng, sản phẩm du lịch và nhu cầu của du khách đến với Da Nẵng đê định hướng cùng với sự phát triên kinh tế - xã hội đến năm 201 5

Tóm lại, các công trình đã nghiên cứu về phát triển du lịch ở các góc độ

khác nhau, với những phương pháp khác nhau, tập trung phân tích đến các

nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch như: Quy hoạch tông thê ngành văn hóa, thê thao và du lịch huyện Hòa Vang đến năm 2020, Chiến lượt phát triên du lịch thành phố Đà Nẵng đến năm 2015, ở các địa phương khác

Đến nay, chưa có một nghiên cứu nào cụ thể về phát triên du lịch tại

địa bàn huyện Hòa Vang, nên đề tài mà bản thân tác giả lựa chọn đề nghiên

cứu không trùng với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bó Trong luận

văn này, tác giả đã kế thừa những thành quả đã nghiên cứu của các công trình

trên về mặt cơ sở lý luận, từ đó vận dụng phương pháp phân tích thực chứng,

phương pháp phân tích tông hợp so sách với điều tra khảo sát thực tế đề xuất

các giải pháp hiệu quả cho việc phát triển du lịch nhằm góp phần phát triên

kinh tế - xã hội tại huyện Hòa Vang trong thời gian đến.

Trang 17

1.1 KHAI NIEM VE DU LICH, PHAT TRIEN, PHAT TRIEN DU

LICH

1.1.1 Khái niệm về du lịch

Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phô biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triên, trong đó

có Việt Nam Tuy nhiên, cho đến nay, không chỉ ở nước ta mà trên toàn thế

giới, nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất Trước thực tế phát

triên của ngành du lịch về mặt kinh tế cũng như các lĩnh vực khác

Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau,

mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu về du lịch thì có bấy nhiêu định nghĩa

Dưới con mắt của Guer Freuler thì “du lịch với ý nghĩa hiện đại của

từ này là một hiện tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu

cầu khôi phục sức khoẻ và sự thay đôi của môi trường xung quanh, dựa vào

sự phát sinh, phát triên tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên” !Ÿ!

Kaspar cho rang du lịch không chỉ là hiện tượng di chuyên của cư dân

mà phải là tất cả những gì có liên quan đến sự di chuyên đó Chúng ta cũng

thấy ý tưởng này trong quan điểm của Hienziker và Kraff “du lịch là tông hợp

các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc thường xuyên của họ”

Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế Nhà kinh tế học Kalfñotis cho răng: Du lịch là sự di chuyên tạm thời của cá nhân hay tập thê từ nơi ở

Trang 18

của du lịch Picara- Edmod đưa ra định nghĩa: “du lịch là tổng hoà việc tô

chức và chức năng của nó không chỉ về phương diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do khách chỉ ra và của những khách vãng lai mang đến

với một túi tiền day, tiéu dung truc tiép hoặc gián tiếp cho các chi phí của họ

nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí ”!*)

Khác với quan diém trên, các học giả biên soạn bách khoa toàn thư

Việt Nam đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt

Theo các chuyên gia này, nghĩa thứ nhất của từ này là “một dạng nghỉ dưỡng

sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ

ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ” Theo định nghĩa

thứ hai, du lịch được coi là “một ngành kinh doanh tông hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thông lịch sử và văn

hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước, đối với người

nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình, về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thé coi là hình thức xuất khâu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ

Trong thực tế cuộc sống, do sự phát triển của xã hội và nhận thức, các

từ ngữ thường có khá nhiều nghĩa, nhiều khi trái ngược nhau hiêu không đầy

đủ về du lịch, chúng ta tách du lịch thành hai phần dé định nghĩa nó Du lịch

có thê được hiểu là:

Sự đi chuyên và lưu trú tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân

hay tập thê ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại

chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ

một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ của các cơ sở chuyên cung

ứng.

Trang 19

Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyên và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thê ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh

Việc phân định rõ hai nội dung cơ bản có ý nghĩa góp phần thúc đây sự

phát triên của du lịch Cho đến nay không ít người chỉ cho rằng du lịch là một

ngành kinh tế kế cả nhân viên trong ngành du lịch Do đó mục tiêu quan tâm

hàng đầu là mang lại hiệu quả kinh tế Điều đó cũng đồng nghĩa với việc tận

dụng triệt để các nguồn tài nguyên Trong khi đó du lịch còn là một hiện

tượng xã hội góp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức khỏe cộng đồng, giáo

dục lòng yêu nước, tình đoàn kết 1.1.2 Khái niệm về phát triển

Theo quan điểm triết học, phát triển là quá trình vận động theo chiều

hướng đi lên, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện Trong khái niệm này, phát trién phải là một quá trình lâu dai, luôn thay đôi và xu hướng thay đôi theo hướng ngày càng hoàn thiện Như vậy, tăng trưởng và phát triển đều nói đến sự chuyển biến của sự vật theo

hướng đi lên, tuy nhiên nó khác nhau về bản chất Tăng trưởng hiệu một cách

đơn giản thì nó là sự gia tăng về quy mô, về số lượng, tức là gia tăng về

lượng Phát triển nó bao gồm ca su gia tang về lượng và về chất của sự vật

Do đó, khái niệm phát triên rộng hơn và có ý nghĩa lớn hơn

Phát triển là khuynh hướng vận động đã xác định về hướng của sự vật:

hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn Nhưng

nếu hiểu sự vận động phát triển một cách biện chứng toàn diện, sâu sắc thì trong tự bản thân sự vận động phát triển đã bao hàm sự vận động thụt lùi, đi xuống với nghĩa là tiền đề, điều kiện cho sự vận động đi lên, hoàn thiện.

Trang 20

1.1.3 Khái niệm về phát triển du lịch

Phát triên du lịch là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan

tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triên hoạt động du lịch trong tương lai, cho công tác bảo vệ môi

trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương

1.2 PHAN LOAI DU LICH

Việc phân loại du lịch khác nhau giúp cho các nhà quản lý cũng như

các nhà quản trị doanh nghiệp có thê đưa ra được những chính sách và định

hướng phù hợp cho từng thời kỳ phát triển của ngành du lịch

Du lịch được hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch

tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có

cùng một cách phân phối, một cách tô chức như nhau, hoặc được xếp chung

theo một mức giá bán nào đó

Có thê phân loại du lịch thành hai loại dựa theo đặc tính tiêu thụ của khách hàng như sau:

Du lịch trọn vẹn: Là hệ thống toàn bộ dịch vụ, hàng hoá được sắp xếp

một cách liên tục theo thời gian nhăm thoả mãn những nhu cầu khác nhau của

du khách trong suốt chuyến đi

Du lịch riêng lẻ: Là những dịch vụ, hàng hoá thoả mãn các nhu cầu

riêng lẻ của du khách khi họ thực hiện chuyến du lịch của mình Ví dụ như:

nhu cầu của du khách, thăm quan

Đối với sản phẩm du lịch riêng lẻ có thể phân biệt các nhóm sản phẩm

sau:

Sản phẩm du lịch đặc thù: Là những sản phẩm hàng hoá, dịch vụ nhằm

Trang 21

thoả mãn nhu cầu đặc trưng của du khách, tức là những nhu cầu có thê khiến

khách hàng đưa ra quyết định đi du lịch như là thăm quan, nghỉ ngơi

Sản phẩm du lịch thiết yếu: Là những sản phẩm đáp ứng nhu cầu cần

thiết hàng ngày của du khách Ví dụ: ăn uống, ngủ

Sản phâm du lịch mang tính bô trợ: Là những sản phẩm nhằm thoả mãn

nhu cầu nâng cao trong cuộc song, sinh hoạt của du khách Ví dụ: trang diém,

chăm sóc sắc đẹp, mua sắm

1.3 HE THONG DU LICH

1.3.1 Sản phẩm du lịch và khách du lịch a Sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc

sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở,

vùng hay một quốc gia nào đó [6]

Sản phẩm đặc trưng của du lịch là các chương trình du lịch, nội dung

chủ yếu của nó là sự liên kết những di tích lịch sử, di tích văn hóa và cảnh quan thiên nhiên nôi tiếng cùng với cơ sở vật chất - kỹ thuật như cơ sở lưu

trú, ăn uống, vận chuyên

Sản phẩm du lịch mang một phần lớn yếu tố vô hình trong cấu tạo của

nó Điều này là do bởi trong một sản phâm du lịch thì yếu tố dịch vụ thường

chiếm từ 80% - 90% giá trị còn hàng hóa chỉ chiếm một tỷ trọng thấp

Bên cạnh đó, sản phẩm du lịch thường được gắn liền với yếu tố tài

nguyên du lịch, nên sản phẩm du lịch là không thê di chuyên Hay nói một

cách khác, chúng ta không thê đưa sản phâm du lịch đến tay người tiêu dùng

mà chỉ có thê đưa khách hàng đến nơi có sản phẩm du lịch để giúp họ thỏa

mãn nhu cầu thông qua việc tiêu dùng sản phâm.

Trang 22

b Khách du lịch

Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ những

trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghè đề nhận thu nhập ở nơi đến (Điều

4, Luật Du lịch, 2005) Cũng theo như Luật này quy định, khách du lịch nội

địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch

trong phạm vi lãnh thô Việt Nam; và khách du lịch quốc tế là người nước

ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công

dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch

Ngoài ra có thê liệt kê một số khái niệm khác về các loại du khách như:

- Khách thăm viếng:

Khách thăm viếng (visitor) là một người đi tới một nơi — khác với nơi

học thường trú, với một lý do nào đó (ngoại trừ lý do đến để hành nghề và lĩnh lương từ nơi đó) Định nghĩa này có thê được áp dụng cho khách quốc tế

(International Visitor) va du khach trong nudéc (Domestic Visitor) Khach

thăm viếng được chia thành hai loại:

+ Khách du lịch (Tourist): Là khách thăm viếng có lưu trú tại một quốc

gia hoặc một vùng khác với nơi ở thường xuyên trên 24 giờ và nghỉ qua đêm

tại đó với mục đích nghĩ dưỡng, tham quan, thăm viếng gia đình, tham dự hội

nghị, tôn giáo, thê thao

+ Khách tham quan (Excursionist): Còn gọi là khách thăm viếng 1 ngày

(Day Visitor): là loại khách thăm viếng lưu lại ở một nơi nào đó dưới 24 giờ

và không lưu trú qua đêm

1.3.2 Các loại hình du lịch

Việc phân loại các loại hình du lịch khác nhau giúp cho các nhà quản lý cũng như các nhà quản trị doanh nghiệp có thê đưa ra được những chính sách và định hướng phù hợp cho từng thời kỳ phát triên của ngành du lịch

Loại hình du lịch được hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch có

Trang 23

những đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ

du lịch tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có cùng một cách phân phối, một cách tô chức như nhau, hoặc được

xếp chung theo một mức giá bán nào đó

* Theo phạm vì lãnh thô của chuyến du lịch

- Du lịch quốc tế: là hình thức du lịch mà điểm xuất phát và điêm đến của du khách nằm ở các vùng lãnh thổ quốc gia khác nhau Có hai loại hình du lịch quốc tế là:

+ Du lịch quốc tế chủ động: Du khách nước ngoài đến một quốc gia và

tiêu ngoại tệ ở đó

+ Du lịch quốc tế thụ động: là hình thức du lịch của công dân một quốc

gia hoặc những người nước ngoài đang cư trú trên lãnh thô nước đó đi qua một nước khác và trong chuyến đi đó họ sẽ tiêu một lượng tiền mà bản thân

đã làm ra

- Du lịch nội địa: là hình thức du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến

của khách cùng năm trong lãnh thô của một quốc gia * Dựa theo nhu câu trong thực hiện hành vì du lịch

- Du lịch nghỉ dưỡng, giải trí: chủ yếu là để phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi

nhằm phục hỏi thê lực, nâng cao tỉnh thần

- Du lịch thê thao: khách đi du lịch dưới hình thức này là nhằm đề tham

gia vào các hoạt động thê thao Khách có thể tham gia theo hình thức chủ động: trực tiếp tham gia vào hoạt động thê thao Hoặc theo hình thức thụ

động: đi xem các hoạt động thé thao quốc tế như: Thế Vận hội Olympic, Giải

Vô địch bóng đá thế giới (World Cup)

- Du lịch chữa bệnh: đây là loại hình mà người đi du lịch là do nhu cầu

chữa trị bệnh của bản thân, ở đây có thể bao gồm: chữa trị bằng khí hậu, bằng

vật chất đặc biệt ở nơi đến như: khoáng nóng, bùn khoáng

Trang 24

- Du lịch vì mục đích văn hóa: Nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu nâng

cao hiệu biết về các lĩnh vực như: lịch sử, kiến trúc, hội họa, phong tục tập quán tại nơi mà du khách sẽ đến

- Du lịch sinh thái: nhằm thỏa mãn nhu cầu hướng đến thiên nhiên trên

tinh thần bảo vệ môi trường sống, hệ sinh thái, tài nguyên thiên nhiên, văn

hóa tại nơi mà du khách đi tham quan

- Du lịch tôn giáo: Để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của những người

theo những tôn giáo khác nhau trên thế giới như là các cuộc hành hương về

thánh địa tôn giáo như Thanh dia Jerusalem (Israel), Thanh dia Mecca (Arap Saudi) hay Thanh dia La Vang (tinh Quang Tri, Viét Nam)

- Du lịch về thăm thân nhân, quê hương: Loại hình du lịch này là những

người ở xa quê hương về thăm người thân, họ hàng hoặc dự lễ cưới, nhân dịp

tết cô truyền dân tộc

- Du lịch thương gia: nhằm mục đích tìm hiểu thị trường, nghiên cứu

dự án đầu tư hay là ký kết hợp đồng hợp tác

- Du lịch công vụ: nhằm thực hiện công tác hoặc nghề nghiệp nào đó Trong loại hình này sẽ bao gồm: khách đi tham dự hội nghị, hội thảo, kỷ niệm

các ngày lễ lớn, triển lãm hàng hóa, hội chợ

- Du lịch quá cảnh: là việc quá cảnh trong một thời gian ngắn đề đi qua

một nước khác

* Căn cứ vào đối tượng đi du lịch ta có thể phân loại

- Du lịch dành cho thanh, thiếu niên

- Du lịch dành cho gia đình

- Du lịch dành cho phụ nữ

- Du lịch dành cho người cao tuôi

* Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi

- Du lịch theo đoàn: các thành viên tham dự đi theo đoàn và thường

Trang 25

theo một chương trình đã được dự trù trước Du lịch theo đoàn có thê thông qua các tô chức du lịch như: các doanh nghiệp lữ hành, các cơ sở lưu trú

(khách sạn) Hoặc có thê tự tô chức mà không thông qua các đơn vị kinh

* Căn cứ loại hình lưu trú - Du lịch ở khách sạn

- Du lịch ở nhà nghi, khách sạn nhỏ bên lề đường dành cho khách đi

bằng ô tô tự lái

- Du lịch cắm trại - Du lịch ở làng du lịch

* Căn cứ vào thời gian di du lich

- Du lịch ngắn ngày hoặc trong ngày: thường diễn ra vào dịp cuối tuần - Du lịch dài ngày: những chuyến du lịch kéo dài trên 3 ngày

* Căn cứ vào vị trí địa lý của nơi đến

- Du lịch núi: dựa trên việc khai thác cơ sở tài nguyên núi, rừng

- Du lịch nghỉ biến, sông, hô: ở đây điêm đến là biên hoặc sông, hồ - Du lịch thành phó: tìm hiểu cuộc sóng, văn hóa, địa chỉ di tích ở thành

phó.

Trang 26

- Du lịch nông thôn: tìm hiệu cuộc sống nông thôn và hưởng thụ không khí trong lành ở đó

Trong thực tế chúng ta thường gặp người đi du lịch với mục đích thỏa mãn nhiều hơn một nhu cầu cùng lúc nên thường có sự kết hợp một vài loại

hình du lịch với nhau Ví dụ như: kết hợp nghỉ dưỡng với thưởng thức văn

hóa, kết hợp du lịch biên với nghỉ ngơi tại khách sạn, khu nghi mát

1.4 VAI TRÒ CỦA DU LỊCH ĐÓI VỚI PHÁT TRIEN KINH TẾ - XÃ

HOI

Trong những năm đôi mới Đảng va Nha nước ta luôn có nhiều quan điểm, chủ trương và các chính sách nhằm hỗ trợ, khuyến khích thúc đây phát triên ngành nghề nông thôn Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ X khăng định: “Phát triên mạnh du lịch và các dịch vụ mà thành phó có thế mạnh, làm tiền đề chuyên nền kinh tế thành phố từ cơ cấu “Công

nghiệp - Dịch vụ -Nông nghiệp” sang cơ cấu “Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp" sau năm 2010 Phan đấu đến năm 2010 đón 2 triệu lượt du khách,

trong đó có 800.000 lượt khách quốc tế và 1,2 triệu khách nội địa” [3] Đề cụ

thê hoá đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước đã ban hành các chính

sách pháp luật nhằm tạo điều kiện, khuyến khích đê phát triên du lịch như

Luật du lịch năm 2005; Luật đất đai, Luật doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, luật

đầu tư Đặc biệt với các văn bản dưới luật, từng loại hình dịch vụ du lịch

đều có văn bản hướng dẫn riêng, cụ thể như:

Riêng với thành phó Đà Nẵng với sự hỗ trợ từ Trung ương, cụ thê bằng

Nghị quyết 33/NQ- TW ngày 16 tháng 10 năm 2003 của Bộ chính trị khoá IX

về phê duyệt Quy hoạch Tông thê phát triên kinh tế - xã hội thành phó Đà

Nẵng đến năm 2020 Quyết định 1§66/QÐĐ- TTg ngày 8 thang 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Tổng thê phát triên kinh tế -

xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 là những văn bản thiết thực đây

Trang 27

manh sy phat triên của của ngành du lịch và đặc biệt với Quy hoạch về phát

triên văn hoá, thê thao và du lịch đến năm 2020 đã được UBND thành phố

phê duyệt tại Quyết định số 7099/QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2010 Sở đĩ Đảng và Nhà nước ta có nhiều chủ trương, chính sách đây mạnh

phát triển ngành du lịch bởi là do sự phát triển của ngành du lịch kéo theo sự

phát triển của các ngành nghé khác Vì vậy có vai trò rất lớn đối với sự phát

triên kinh tế- xã hội của đất nước Vai trò đó được thê hiện trên các nội dung

sau:

1.4.1 Phát triển du lịch làm gia tăng thu nhập quốc dân cho nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu của thị trường

- Phát triển du lịch là quá trình tham gia tích cực vào quá trình tạo nên

thu nhập quốc dân Và góp phần vào việc tăng tông GDP

Ngoài ra, trong quá trình đầu tư phát triển các loại hình du lịch, khi các

đầu vào áp dụng kĩ thuật cao sẽ làm tăng năng suất lao động của ngành và vì

vậy làm tăng sự đóng góp của du lịch vào GDP

1.4.2 Phát triển du lịch góp phần giải quyết lao động tăng thu

nhập cho người lao động

Du lịch tạo ra nhiều việc làm cho các lao động Tạo công ăn việc làm

cho người dân địa phương là một tác động tích cực mang lại nhiều hiệu quả cao của việc phát triên du lịch Phát trién du lịch giúp chính quyền địa phương

giải quyết được vấn đề lao động việc làm cho người dân địa phương, mà còn

giúp họ tăng thêm thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm các tệ nạn

xã hội do tình trạng thất nghiệp gây ra

1.4.3 Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Các quốc gia có nguồn dự trữ tài nguyên dồi dào và sẵn có để sử dụng

cho du lịch mới tạo tiền đề dé phát triển ngành, còn mức độ đầu tư và sự hình

thành vốn có định của nên kinh tế sẽ có vai trò quan trọng hơn nhiều.

Trang 28

Đầu tư vào các hoạt động phát triên du lịch đang được các nhà đầu tư

nước ngoài quan tâm khả năng sinh lợi nhuận cao

1.5 NHUNG DAC DIEM CUA PHAT TRIEN DU LICH

Biêu hiện của phát triển du lịch được xem xét nhằm xác định tính hiệu

quả của một dự án phát triên du lịch Nhóm các biểu hiện này sẽ giúp các nhà

hoạch định chiến lược xác định rõ ràng các hoạt động ưu tiên cần tiến hành

các hoạt động ưu tiên đó nhằm có được sự phát trién du lịch

Khi tiền hành xây dựng một dự án phát triên du lịch, cần thiết phải xem xét các biêu hiện cơ bản đề xác định những hoạt động du lịch sẽ tiến hành có

trở nên bèn vững hay không Việc thực hiện quy hoạch du lịch và quản lý các

nguôn tài nguyên phục vụ phát triên du lịch là yếu tố quan trọng hàng đầu

quyết định hướng phát triên của hoạt động du lịch

Phát triển du lịch là một bộ phận của phát triển kinh tế - xã hội nói chung, vì vậy các biêu hiện về du lịch cũng năm trong số các biêu hiện của hoạt động phát triển Các biêu hiện cụ thê cơ bản của phát triển du lịch bao

gồm:

- Mức độ tham gia của cộng đồng địa phương vào quá trình xây dựng

quy hoạch, lập quy hoạch, lập kế hoạch triển khai và quản lý các nguồn tài

nguyên

- Việc xây dựng báo cáo và thực hiện đánh giá tác động môi trường cho

phát trién du lich

- Xac dinh va xay dung kế hoạch bảo vệ các khu vực nhạy cảm về môi

trường trong quá trình phát triển du lịch

- Khả năng đáp ứng về các điều kiện cơ sở hạ tầng (hệ thống giao thông, cấp thoát nước, xử lý nước thải, hệ thống cung cấp năng lượng)

- Tính ôn định về chế độ chính trị, mức độ an toàn cho du khách trong

khu vực phát triển du lịch.

Trang 29

Du lịch là nhu cầu hưởng thụ của con người nhằm mục đích tái tạo sức

lao động, nâng cao hiểu biết về các giá trị tự nhiên và văn hóa Nhu cầu này

sẽ được thỏa mãn bằng các sản phâm du lịch được xây dựng trên cơ sở nhu

cầu du lịch và có các sản phẩm đề đáp ứng các nhu cầu đó hay nói cách khác

là có xảy ra hoạt đông cung và cầu trên thị trường du lịch Một số biêu hiện

đặc trưng của hoạt động du lịch:

- Sự phong phú và tính đặc sắc của tài nguyên du lịch (nhân văn và tự

nhiên): đây là cơ sở để xây dựng các sản phâm có sức hấp dẫn có giá trị hàng hóa cao, đảm bảo cho sự phát triển về kinh tế trong hoạt động du lịch

- Các chính sách đặc biệt đê bảo tồn các giá trị tài nguyên du lịch, đặc

biệt đối với các tài nguyên không tái tạo, đễ bị phá hủy Đây sẽ là điều kiện

quan trọng bên cạnh sự đóng góp của du lịch đê bảo tồn tài nguyên dam bao

cho việc khai thác lâu dài phát triển du lịch qua nhiều thế hệ

- Khả năng phục hồi tài nguyên du lịch, bao gồm khả năng tự phục hồi

và khả năng phục hồi tài nguyên nhờ sự tác động của con người Đây cũng là

yếu tố quan trọng đảm bảo phát triên lâu dài

- Tính ôn định và mức độ mở rộng của thị trường nguồn, đặc biệt các

thị trường trọng điểm Đây là biêu hiện quan trọng của phát triên du lịch đứng

ở góc độ kinh tế

- Mức độ kiêm soát của cộng đồng các tác động đến tài nguyên và môi

trường Đây là biêu hiện đặc thù của phát triển du lịch từ góc độ có sự tham

gia tích cực của cộng đồng trong quá trình phát triên

- Khả năng kiêm soát các hoạt động có khả năng ảnh hưởng đến sự an

toàn của du khách Điều này cho phép có được sự thoải mái cho du khách, tạo

được sức hấp dẫn trong hoạt động du lịch

Tuy nhiên, do là ngành kinh tế đặc thù nên có những đặc tính riêng của

ngành đó là:

Trang 30

Tinh nhay cam

Do sản phẩm của ngành mang tính tông hợp cao nên so với các ngành khác du lịch thê hiện tính chất này rõ hơn Một chương trình du lịch được nhà

cung cấp chào bán khi thực hiện phải đảm bảo sự chính xác về thời gian, không gian và cả tính khoa học, giáo dục để du khách có thể hài lòng về nơi

ăn nghỉ, các chương trình vui chơi giải trí, mua sắm và cảm nhận được nhiều điều thú vị trong chuyến đi đó Một sáng kiến nhỏ bất ngờ của hướng dẫn

viên có thê làm tăng hiệu quả chuyến đi nhờ ấn tượng tốt, và ngược lại chỉ

một thay đôi nhiều khi không phải do nhà cung cấp chính mà lỗi từ các chương trình phụ khác (như việc hoãn huỷ chuyến bay của Hàng không ) sẽ khiến cho cảm nhận về chuyến du lịch chịu ảnh hưởng trực tiếp

Tính thời vụ

Do chịu ảnh hưởng của các yếu tố địa lý tự nhiên khắc nghiệt và thất

thường, nên hoạt động kinh doanh du lịch ở Hòa Vang mang tính thời vụ rõ

rệt Về mùa hè (từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm) hầu hết các nhà nghỉ và

khách sạn đều không còn phòng và ngược lại trong mùa mưa hoạt động của

ngành chỉ tập trung cho khách công vụ, hội nghị Tính chất này được xác

định đúng sẽ giúp các nhà quản lý tạo định hướng đầu tư, thời điểm kinh

doanh và loại hình cần đầu tư cho du lịch, đồng thời cũng lập kế hoạch hoạt động và tô chúc đào tạo hoặc bó trí nghỉ ngơi cho lao động phục vụ trong ngành, nhằm thu lợi nhuận tối đa Còn với du khách, sẽ giúp cho việc lựa chọn chương trình du lịch phù hợp với điều kiện thời gian, sức khoẻ, kể cả tài

chính một cách tối ưu

Trên thực tế, khắc phục tính thời vụ trong hoạt động du lịch là một vấn

đề rất khó và có xu hướng ngày càng phức tạp do sự phụ thuộc các điều kiện tự

nhiên, thời tiết khí hậu nơi du khách chọn đến Điều này đòi hỏi nhà quản lý phải có kiến thức tông hợp đề có gắng giảm thiêu những khó khăn do tính chất này

Trang 31

gây ra, nhằm tận dụng công suất trang thiết bi và nhân lực cùng những chi phí

thường xuyên phải trả và đạt được hiệu quả hoạt động kinh doanh Tính tổng hợp

Xuất phát từ nhu cầu mang tính tông hợp cao của du khách mà hoạt động du lịch mang tính chất này Có thê nói không có ngành nào thê hiện đặc điểm tông hợp rõ nét như du lịch bởi mỗi một nhu cầu của du khách đều trở

thành một công đoạn trong chuỗi các hoạt động mà ngành phải cung ứng: như

ăn uống, mua sắm, đi lại tham quan, lưu trú và người làm du lịch phải cung

cấp một cách đầy đủ trung thực và chính xác các thông tin về nhà hàng, các trung tâm thương mại, siêu thị, phương tiện giao thông, bản đồ các điểm tham

quan, khí hậu thời tiết, lộ trình đường đi, hệ thống khách sạn phù hợp với du

du khách sẽ mất đi cảm giác an tâm khi thiếu sự trợ giúp của các ngành kinh tế - xã hội khác như bảo hiểm, y tế, giao thông, công an, môi trường tại nơi

sẽ đến tham quan, du lịch Cũng chính những nhu cầu cần được đáp ứng đó

của du khách lại có hiệu quả như một động lực thúc đây sự phát triên đối với các ngành kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế ở địa phương phát triển

Đặc điểm tông hợp và đa ngành trên đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng không chỉ giữa các khách sạn, nhà hàng, các xí nghiệp vận chuyên đưa đón

khách trong nội bộ ngành du lịch mà còn đòi hỏi sự liên kết cao trong khói

các ngành có liên quan Và trên hết là sự điều phối của chính quyền thành

Trang 32

phó Mọi tính toán lợi ích cục bộ hoặc sự phối hợp không đồng bộ trong mỗi

khâu dịch vụ đều liên quan mật thiết đến tính hiệu quả của không chỉ riêng

ngành du lịch mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả chung về nhiều mặt cho kinh tế

- Xã hội của địa phương

Tính liên vùng

Đặc điểm này biểu hiện ở việc thông tuyến du lịch với một quần thê các

điểm du lịch trong khu vực, mà Hòa Vang là huyện trực thuộc thành phố có

ưu thế nỗi trội so với các vùng miền khác Là trung lộ của cả nước đồng thời là trung điêm của hành trình Di sản văn hoá với 05 Di sản trong số 06 di sản

của cả nước đã được UNESCO công nhận, du khách chọn điểm đến của mình

là Đà Nẵng và từ đó chỉ cần với một quỹ thời gian khiêm tốn là có thê đặt

chân tới một cụm các danh thắng nôi tiếng nhất đặc trưng cho văn hoá Việt

Nam Tuy nhiên, mỗi điểm lại có những nét văn hoá độc đáo riêng, nên hiểu

được đặc điểm liên vùng sẽ giúp cho các nhà làm du lịch gắn kết lợi thế của mình với các tuyến điểm toàn khu vực, tạo ra một chuỗi khép kín các sản phâm

liên hoàn sẽ mang lại hiệu quả cao cho chính mỗi hoạt động du lịch cục bộ Và

ngược lại nếu không gắn kết được lợi ích chung thì khó có thê phat trién du lich

của địa phương và toàn khu vực

1.6 NOL DUNG PHAT TRIEN DU LICH

Phát triên du lịch là một trong những nội dung quan trọng của ngành,

đặc biệt trong bối cảnh du lịch Việt Nam rất thiếu những sản phẩm có chất

lượng và độc đáo đê cung cấp và níu giữ chân khách du lịch Vì vậy phat trién

du lịch là quá trình không chỉ gia tăng các sản phâm du lịch mà còn cả việc

nâng cao chất lượng các hoạt động du lịch cũng như hoàn thiện các điều kiện

cung ứng

1.6.1 Phát triển về số lượng cơ sở

Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, điểm yếu khiến cơ sở du lịch

Trang 33

không phát triển tương xứng với tiềm năng chính là các loại hình, sản phẩm, dich vụ du lịch quá ít, đơn điệu và chất lượng chưa cao Do vậy đề phát triển

cơ sở du lịch thì đầu tiên phải khai thác mọi tiềm năng tạo ra nhiều loại hình, sản phẩm du lịch mới thoả mãn nhu cầu khách du lịch trong và ngoài nước

Phát triển du lịch là quá trình nỗ lực của chính quyền, các tô chức và cộng đồng dân cư nhằm gia tăng lượng sản phâm tạo ra và bỗ sung không

ngừng các loại hình mới làm cho sản phẩm du lịch của địa phương từ ít thành

nhiều hơn đề đáp ứng nhu cầu của khách du lịch Quan tâm đầu tư cho các cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh dịch vụ từ nhiều nguồn vốn huy động được

trong xã hội và từ nước ngoài, nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của mọi đối

tượng khách Trong đó tập trung xây dựng các khu điểm tham quan nghỉ

dưỡng, vui chơi giải trí, hệ thống nhà hàng, kết hợp với việc bảo vệ và phát huy giá trị các điểm du lịch sinh thái trong vùng

Việc phát triên du lịch có nhiều cách khác nhau nhưng kết quả cuối

cùng của nó phải thê hiện bằng cách gia tăng doanh thu, lượng khách du lịch

Do du lịch có thê là du lịch trọn vẹn hay du lịch riêng lẻ nên phát triển

về số lượng cũng có thê:

- Phát triển du lịch riêng rẽ nhau bằng cách tạo ra sản phâm mới hoàn

toàn hay đôi mới dịch vụ Ở nhiều địa phương, sản phẩm du lịch mới có khi

chỉ là khôi phục những sản phẩm gắn với văn hoá truyền thống, sản phâm

mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc nhưng hiện đã bị mai một như khôi phục

các làng nghề truyền thống của địa phương, tôn tạo các di tích vật thê hay phi

vật thê

- Phát triển du lịch bằng cách bổ sung điều chỉnh tính năng cho từng đối tượng khách hàng đề có sản phâm mới

- Liên kết nhiều loại hình du lịch thành du lịch mới trọn gói Những

loại hình du lịch trọn gói này cũng có thê hướng tới từng đối tượng khách

Trang 34

hàng khác nhau

- Gia tăng quy mô phát triên du lịch Nghĩa là mở rộng phạm vi hoạt

động của du lịch sang những khu vực khác, làm cho sự phát triển du lịch đó

trước đây hiện diện trong một khu vực nhất định trở thành phát triên ở nhiều địa điểm Mức độ phát triên các hoạt động du lịch ở Việt Nam là không đồng

đều và quy mô rất nhỏ Phát triển qui mô của du lịch có nghĩa là tập trung

phát triển du lịch:

+ Qui mô đầu tư

+ Giá trị của phát triển du lịch

Đây là một yếu tô đê đánh giá mức độ phát triên, quy mô hoạt động của du lịch Với qui mô lao động, qui mô đầu tư nhỏ bé thì giá trị phát triển du lịch nó không thê cao được

Phát triển du lịch được thực hiện bởi các doanh nghiệp và tô chức kinh doanh du lịch Nhưng với tư cách là người quản lý vĩ mô nền kinh tế thì chính

quyền địa phương cũng tham gia vào tạo ra quá trình đó trực tiếp hay gián

tiếp Cụ thê:

+ Gián tiếp: Băng chính sách, Chính quyền có thê định hướng phát

triên du lịch như khuyến khích hay hạn chế phát triên du lich cu thé là hạn chế

phát triển các loại hình, sản phâm, dịch vụ Cụ thê là: Với tiềm năng du lịch trên địa bàn mà không khai thác hết để tạo nguồn thu, phát triển các dịch vụ

thì đó là sự lãng phí tài nguyên thiên nhiên

Nghĩa là, trong việc phát triên du lịch thì chính quyền địa phương sẽ

phải xây dựng kế hoạch cụ thê và chiến lược lâu đài cho địa phương mình làm

cơ sở định hướng chính sách phát triên du lịch

+ Trực tiếp: Chính quyền cũng có thê thông qua cơ quan quản lý văn hoá để đưa vào khai thác các di tích lịch sử văn hoá tạo ra chương trình du

lịch như: tô chức các sự kiện, lễ hội, xúc tiến đầu tư Nhưng quan trọng nhất

Trang 35

vẫn là các định hướng chính sách và tạo điều kiện phát triển du lich 1.6.2 Phát triển về chất lượng sản phẩm

a Chất lượng

Theo từ điên Bách Khoa của Việt Nam xuất bản năm 1995, “Chất

lượng” [13] là phạm trù triết học biêu thị những bản chất của sự vật, chỉ rõ nó

là cái gì, tính ôn định tương đối của sự vật, phân biệt nó với các sự vật khác

b Chất lượng sản phẩm

Theo tô chức Du lịch Thế giới về chất lượng sản phâm du lịch lại hiểu

chất lượng là kết quả của một quá trình mà hàm ý sự hài lòng của tất cả các

nhu cầu về phát triên du lịch hợp pháp với những yêu cầu và mong đợi của

người tiêu dùng, với một mức giá chấp nhận được và phù hợp với các yếu tố

quyết định chất lượng cơ bản như an toàn và an ninh, vệ sinh, khả năng tiếp

can, tinh minh bach, tinh xác thực và sự hòa hợp của các hoạt động du lịch

liên quan đến con người và môi trường thiên nhiên

Chất lượng được xem là một yếu tô quan trọng trong sự thành công của

các loại hình, sản phâm dịch vụ du lịch và các doanh nghiệp du lịch và nhiều

định nghĩa về chất lượng và xem cải tiến chất lượng như một mục tiêu chiến

lược quan trọng Ví dụ, Tô chức du lịch thế giới (2006) có một chương trình, “chất lượng trong phát triên du lịch” trong đó đưa ra các biện pháp cụ thê đề cải thiện việc thiết kế và cung cấp các sản phâm và dịch vụ du lịch Cải thiện

chất lượng và sự hài lòng của du khách, sẽ giúp gia tăng khả năng cạnh tranh

cho các khu du lịch và các điểm đến Đảm bảo rằng việc phát triên du lịch về chất lượng được phân phối đồng nghĩa với việc địa phương có thê thu hút đầu

tư quốc tế và chia sẻ thị trường, điều này là quan trọng khi du lịch đang trở

thành một ngành công nghiệp cạnh tranh trên toàn cầu

c Phát triển chất lượng sản phẩm

Sự quan tâm trong việc phát triên chất lượng sản phẩm như một toàn

Trang 36

thé, dé thu day boi cac yếu tố tạo thành, bao gồm tất cả các hoạt động du lịch

Đồng thời, chúng tôi cũng đã thấy một sự thay đôi chung từ đo lường thành

công thông qua thu nhập đề công nhận các yếu tố khác cũng rất quan trọng,

chăng hạn như những lợi ích cho môi trường, nên kinh tế và xã hội

Việc phát triển chất lượng sản phâm quyết định rất lớn tới sự tồn tại và phát triên của các loại hình, sản phẩm du lịch và quyết định sự phát triên của ngành du lịch Việc phát triển chất lượng sản phẩm du lịch phụ thuộc vào nỗ

lực của cả chính quyền, doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh du lịch và cộng

đồng dân cư

Như vậy phát triên chất lượng sản phâm du lịch phải bắt đầu từ các việc cụ thê như:

+ Xây dựng chương trình đúng với cam kết

+ Ban hành các tiêu chuẩn, chất lượng du lịch với những chuân mực

nhất định và nâng dân tiêu chuẩn theo chuân mực quốc tế

+ Kiểm soát việc thực hiện phát triển hoạt động kinh doanh

+ Đối với các doanh nghiệp đơn vị và cộng đồng dân cư dựa trên các

tiêu chuân này đề thực hiện và phát triển chất lượng kinh doanh

+ Tạo ra môi trường thân thiện với du khách

d Gia tăng đóng góp

Tài nguyên du lịch dù là tự nhiên hay nhân văn khi được khai thác phục

vụ mục đích du lịch đều đem lại một nguồn thu nhất định đối với ngành du

lịch nói chung và cộng đồng địa phương Nguồn thu này có thê có được từ

việc bán vé tham quan, vé cho các dịch vụ vui chơi giải trí, từ việc bán sản

phâm lưu niệm hay các đặc sản của địa phương và được tính vào doanh thu

cho ngành du lịch Sự đóng góp của ngành du lịch cho bảo tồn thê hiện ở “tỷ

lệ doanh thu du lịch được trích lại cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan

chủ quản các nguồn tài nguyên du lịch đó”.

Trang 37

Du lịch là một ngành kinh tế có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa

cao Chính vì vậy tỷ lệ doanh thu mà ngành du lịch chính lại cho cơ quan chủ quản các nguôn tài nguyên du lịch càng cao chứng tỏ khả năng phối hợp liên

ngành tốt Việc đánh giá phát triên du lịch cần đưa trên yếu tố này, kết quả

thu được có thể có xác suất do nhiều khi doanh thu du lịch trích lại không

được dùng vào mục tiêu bảo tồn, tôn tạo các nguồn tài nguyên, bảo tồn và

phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nhưng phần nào cũng thê hiện nội

dung của phát triên

1.7 CAC TIEU CHi PHAT TRIEN DU LICH

1.7.1 Gia tăng doanh thu từ hoạt động du lich

Gia tăng doanh thu từ hoạt động du lịch là chỉ tiêu tông hợp phản ánh

sự gia tăng quy mô hay số lượng phát triên du lịch Doanh thu du lịch bao

gồm các khoản thu từ các hoạt động phát triển du lịch, các dịch vụ du lịch

khác

Khi phát triển du lịch có sự gia tăng thì doanh thu du lịch sẽ tăng Như

vậy việc tăng doanh thu du lịch thì bỗ sung phát triên các hoạt động du lịch

mới, mở rộng mạng lưới phát trién

1.7.2 Gia tăng lượng khách

Phát triển du lịch được phản ánh qua lượng khách du lịch Vì khách du

lịch là người trực tiếp tham gia vào các loại hình và tiêu thụ các sản phẩm,

dịch vụ du lịch, nếu sản phẩm phong phú đa dạng và có chất lượng thì du

khách sẽ đông và ngược lại

Chỉ tiêu này bao gồm:

- Gia tăng lượng khách quốc tế

- Gia tăng lượng khách nội địa

1.7.3 Mức tăng số lượng du lịch

Tăng số lượng du lịch bao gồm:

Trang 38

- Tang s6 lugng du lich riéng ré

- Số du lịch mới tăng thêm bằng cách bô sung điều chỉnh tính năng - Số lượng du lịch tăng thêm do liên kết nhiều điểm thành du lịch mới

trọn gói

- Mức tăng trưởng quy mô từng loại hình du lịch

1.7.4 Mức tăng lượng khách và số ngày lưu trú

Phát triển du lịch còn được phản ánh qua lượng khách du lịch và số

ngày lưu trú Vì khi sản phâm du lịch phong phú đa dạng và có chất lượng thì

du khách sẽ đông và số ngày lưu trú sẽ dài đê họ có thể hưởng thụ những dịch

vụ du lịch này

Chỉ tiêu này bao gồm:

- Mức tăng lượng khách quốc tế - Mức tăng lượng khách nội địa

- Mức tăng số ngày lưu trú của khách quốc tế

- Mức tăng số ngày lưu trú của khách nội địa

1.7.5 Phát triển các sản phẩm du lịch đạt tiêu chuẩn theo quy định Chất lượng phát triên du lịch được nâng cao như thế nào rất khó định lượng Thông thường dựa vào các tiêu chuân chất lượng được quy định đề đánh

giá Từ đó chỉ tiêu phản ánh nâng cao chất lượng sẽ được phản ánh bằng:

- Gia tăng phát triên du lịch đạt chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế

ví dụ như đảm bảo lịch trình, trình độ nguồn nhân có chuyên môn cao, cung cách phục vụ chuyên nghiệp, các hoạt động dịch vụ cao cấp

- Tăng tỷ lệ đánh giá hài lòng của khách du lịch với các dịch vụ du lịch

1.8 CAC YEU TO ANH HUONG DEN SU PHAT TRIEN CUA DU

LICH

1.8.1 Điều kiện tự nhiện

Các điều kiện tự nhiên đóng vai trò là những tài nguyên thiên nhiên về

Trang 39

du lich là: địa hình đa dạng; khí hậu ôn hoà; động thực vật phong phú, giàu

nguồn tài nguyên nước và vị trí địa lý thuận lợi

Vj trí địa lý: Gồm các điểm du lịch nằm trong khu vực phát triển du

lịch; khoảng cách có ý nghĩa quan trọng đối với nơi mà du khách cần đến Địa hình: định hình ở một nơi thường chế định cảnh đẹp và sự đa dạng

của phong cảnh ở nơi đó

Khí hậu: khí hậu điều hoà thường được khách du lịch ưa thích Mỗi loại

hình du lịch đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau

Tài nguyên nước: ao, hồ, sông, ngòi, đầm, biên vừa tạo điều kiện để

điều hoà không khí, phát triển mạng lưới giao thông vận tải nói chung, vừa

tạo điều kiện đề phát triển nhiều loại hình du lịch nói riêng

Tài nguyên thiên nhiên: Địa hình đa dạng với đồi núi, đồng bằng, sông suối, hồ, đầm , có nhiều phong cảnh thiên nhiên đẹp, thuận lợi cho phát triên các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng

Tài nguyên nhân văn: Là giá trị văn hoá, lịch sử, các thành tựu chính trị

và kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho sự phát triền của du lịch ở một địa điểm,

chúng có sức hấp dẫn đặc biệt với số đông khách du lịch với nhiều nhu cầu và

mục đích khác nhau của chuyến đi

1.8.2 Chính sách phát triển du lịch

Trên cơ sở Nghị quyết của Đảng bộ huyện Hòa Vang lần thứ XV

(nhiệm kỳ 2010- 2015) Đại hội đánh giá những tôn tại, hạn chế trong quá

trình khai thác tiềm năng du lịch trên địa bàn huyện Dé cu thé hóa chủ

trương thực hiện đường lối, nhiệm vụ phát triển du lịch, được thực hiện trong

một thời gian nhất định trong lĩnh vực du lịch, yếu tố chính sách phát trién du

lịch tác động trước tiên đến việc hình thành và phát triển du lịch, sau đó đến

số lượng và cơ cấu, chất lượng của nó trên thị trường du lịch Chính sách phát

triên du lịch của một quốc gia, địa phương phụ thuộc vào điều kiện kinh tế,

Trang 40

chính trị, văn hóa xã hội của quốc gia, địa phương đó Phát trién du lịch được hình thành nhanh chóng và mở rộng nếu quốc gia đó có chính sách khuyến

khích phát triển du lịch và ngược lại

Đề phát triên du lịch một cách toàn diện, chính sách phát trién du lich mỗi quốc gia phải gắn với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước Do du lịch là ngành kinh tế tông hợp mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính

liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao; đồng thời lại chịu tác động sâu sắc

của xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa nên các hoạt động xây dựng pháp luật

và thực hiện pháp luật của nhà nước cần phải có sự phối hợp liên ngành đồng

bộ và chứa đựng các nhân tô đa phương phục vụ cho hội nhập quốc tế Các cơ

chế chính sách phát triển du lịch phải thích ứng với điều kiện lịch sử, tận dụng được thời cơ và vận hội ở từng thời điểm

Các chính sách du lịch chủ yếu của mỗi nước, mỗi vùng, mỗi địa

phương trong quản lý và phat trién du lịch tác động vào sản phẩm du lịch bao gồm: chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch; chính sách phát

triên cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; chính sách xã hội hóa, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch; chính sách về vốn; chính sách

thị trường: chính sách nghiên cứu khoa học, công nghệ du lịch và môi trường:

chính sách cải cách hành chính

1.8.3 Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được hiểu là toàn bộ các phương tiện

được huy động tham gia vào việc khai thác các tài nguyên du lịch nhằm tạo

ra và thực hiện các dịch vụ và hàng hóa thỏa mãn nhu cầu của du khách

trong chuyền hành trình của du khách

Sự phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế của một quốc gia và một địa phương

luôn là điều kiện vật chất hàng đầu để các chủ đầu tư có thể nhanh chóng thông qua các quyết định và triên khai thực tế các dự án đầu tư đã cam kết.

Ngày đăng: 26/07/2023, 07:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN