DAI HOC DA NANG
NGUYEN VAN THANH
CHUYEN DICH CO CAU KINH TE NGANH
THANH PHO TRA VINH, TINH TRA VINH
Đà Nẵng - Năm 2013
Trang 2
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bé trong bắt kỳ công trình nào khác
Người cam đoan
NGUYÊN VĂN THÀNH
Trang 31 Tinh cấp thiết của đề ti 2 Câu hỏi nghiên cứu
3 Mục tiêu nghiên cứu
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5 Phương pháp nghiên cứu 6 Nội dung dé tài
7 Tổng quan các nghiên cứu
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYÊN DỊCH CƠ CÁU KINH
TE NGANH
1.1, NHUNG VAN DE CHUNG VE CO CẤU KINH TẾ 9 1.1.1 Khái niệm và tầm quan trọng về cơ cầu kinh tế 9 1.1.2 Phân loại cơ cấu kinh tế 10
1.1.3 Đặc điểm của cơ cấu kinh tế " 1.2 NOI DUNG VA TIEU CHi PHAN ANH CHUYEN DICH CO CAU
KINH TE NGANH —- 1.2.1 Chuyển dịch cơ cấu theo các các ngành kinh tế chính 14
1.2.2 Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ các ngành 18
1.3 CAC NHAN TO ANH HUONG TOI CHUYEN DICH CO CAU
KINH TẾ NGÀNH 222i 2U,
1.3.1 Tài nguyên thiên nhiên 20 1.3.2 Tình hình kinh tế xã hội 20
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHUYÊN DỊCH CƠ CÁU KINH TẾ
2.1 ĐIỀU KIÊN TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA
THÀNH PHÓ TRÀ VINH VÀ CAC NHAN TO KHAC ANH HƯỚNG
Trang 42.1.3 Khả năng về vốn của thành phố Trà Vinh 32
2.1.4 Khả năng về lao động của thành phố Trà Vinh 33 2.2 TINH HINH CHUYEN DICH CO CAU KINH TE NGANH CUA THANH PHO TRA VINH 34
2.2.1 Chuyển dịch cơ cấu theo các ngành kinh tế chính 34 2.2.2 Chuyên dịch cơ cấu theo nội bộ ngành 4I
2.3 DANH GIA CHUNG VE TINH HINH CHUYEN DICH CO CAU KINH TE NGANH CUA THANH PHO TRA VINH 52 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 7
CHƯƠNG 3 CAC GIAI PHAP CHUYEN DICH CO CAU KINH TE
3.1 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CHUYÊN DICH CO CAU KINH TẾ 57
3.1.1 Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phó Trà Vinh 57 3.1.2 Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Trà Vinh 58
3.2 GIẢI PHÁP THÚC ĐÂY CHUYÊN DỊCH CƠ CÁU KINH TẾ 63
56
3.2.1 Nhóm giải pháp để chuyển dịch cơ cấu theo ngành 63
3.2.2 Nhóm giải pháp để chuyển dịch cơ cấu theo nội bộ các ngành
69 3.2.3 Nhóm giải pháp bảo đảm nguồn lực để chuyên dịch cơ
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐÈ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)
Trang 5
TEP: Năng suất nhân tó tổng hợp
y: sản lượng bình quân trên mỗi lao động
a: Góc chuyển dich
CAC CHU VIET TAT:
CDCC: Chuyén dich cơ cầu
CDCCKT: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế CCKT: Cơ cấu kinh tế
Trang 6‘TM - DV: Thuong mai va dịch vụ
TPTV: Thành phố Trà vinh UBND: Ủy ban Nhân dân
Trang 8
hình
21 Cơ câu đóng góp vào GDP theo ngành của TPTV 35
2.2 | Cơ câu lao động KT ngành TPTV 37
23 Tốc độ phát triên các ngành kinh tê TPTV 39 24 | Cơ câu vôn đâu tư theo ngành kinh tê TPTV 40
2.5 | Cơ câu lao động nội bộ ngành NN 42
26 _ | Cơ câu đóng góp nội bộ ngành NN vào GDP 43
27 | Cơ câu vôn đâu tư nội bộ ngành NN 44
2.8 | Cơ câu lao động nội bộ ngành CN 45
2.9 | Cơ câu đóng góp nội bộ ngành CN vào GDP 46
2.11 Co cau lao dong noi b6 nganh TM&DV 49
2.12 | Cơ câu đóng góp nội bộ ngành vào GDP 50
2.13 | Cơ câu vôn đâu tư nội bộ ngành dịch vụ 51
Trang 9
Chuyên dịch cơ cấu kinh tế (CCKT) một tất yếu khách quan trong
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Chuyên dịch cơ cấu kinh tế tạo
nên sự chuyên đổi căn bản nền kinh tế trên nhiều lĩnh vực: Phân công lại
lao động xã hội, chuyên dịch các nguồn lực sử dụng trong quá trình sản
xuất, gia tăng năng lực sản xuất, tăng sản phẩm xã hội, góp phần thỏa mãn
nhu cầu ngày càng tốt hơn
Chuyên địch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: cơ cấu vùng, cơ cấu lãnh thô, cơ cấu nhiều thành phan, co
cấu ngành; trong đó cơ cấu ngành là quan trọng nhất
Chuyên dịch cơ cấu ngành đề phân bồ hợp lý tài nguyên, sắp xếp lại lao động phù hợp các mục tiêu phát triên kinh tế xã hội là vấn đề có ý
nghĩa chiến lược quan trọng Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI
chỉ rõ: " Phải phát triển bền vững về kinh tế, giữ vững ồn định kinh tế vĩ
mô, bảo đảm an ninh kinh tế Đây mạnh chuyên dịch cơ cấu kinh tế,
chuyên đôi mô hình tăng trưởng, coi trọng chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, chú trọng phát triên chiều sâu, phát triên kinh tế tri thức " (VK ĐH DB toàn quốc lần thứ XI, tr 98, Nxb Chính
trị quốc gia-Sự thật, H, 2011)
Đối với thành phố Trà Vinh (TPTV), tinh Tra Vinh chuyên dịch cơ
cau ngành, cơ cấu đầu tư dựa trên cơ sở phát huy lợi thế tương đối của thành phó, giải quyết việc làm, thúc đây sản xuất phát triển, tăng sức cạnh tranh, gắn với nhu cầu thị trường có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong quá
trình phát triên kinh tế xã hội của thành phó
Năm trong địa bàn tỉnh Trà Vinh từ lâu, thành phố Trà Vinh đã giữ
một vị trí quan trọng trong sự phát triên kinh tế xã hội của tỉnh Trà Vinh.
Trang 10dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ Tuy vậy, cho đến nay, tốc độ chuyên
dịch cơ cấu kinh tế (CCKT) của thành phố diễn ra còn chậm, chưa tương
xứng với các nguồn lực hiện có, các tiềm năng của địa phương chưa được
khai thác hợp lý, điều kiện kinh tế xã hội giữa thành thị và nông thôn, giữa
người giàu và người nghèo có khoảng cách ngày càng lớn, tỷ lệ lao động
thiếu việc làm còn cao Điều này được thê hiện không chỉ ở giá trị sản xuất,
qui mô, tốc độ chuyên dịch cơ cấu ngành nghè, trình độ trang bị kỹ thuật- công nghệ, chất lượng của nguồn lao động mà còn ở cả trình độ tô chức
quản lý sản xuất, công tác quy hoạch, xây dựng chiến lược, tạo lập nguồn vốn vv Những yếu kém trên trong thực tế đã trở thành các lực cản làm
chậm đáng kể quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của thành
phó Chính vì vậy, khai thác nguồn lực, đây nhanh quá trình chuyên dịch
CCKT theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa để đáp ứng được những
yêu cầu đặt ra trong chiến lược phát triên kinh tế xã hội từ nay đến năm
2020 đã trở thành vấn đề kinh tế rất cần thiêt đối với thành phó Trà Vinh Xuất phát từ thực tế đó, để góp phần làm sáng tỏ những vấn đề trên, tôi lựa chọn vấn đề: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thành phố Trà
Vinh, tinh Tra Vinh giai đoạn 2010 - 2020”, làm Luận văn Thạc sĩ Kinh
tế: chuyên ngành Kinh tế phát triên của mình
2 Câu hỏi nghiên cứu
Từ thực trạng nên kinh tế thành phó Trà Vinh, cách thức nào để
chuyên địch cơ cấu kinh tế thành phố Trà Vĩnh thời kỳ 2010-2020.
Trang 11cơ cấu kinh tế Sự biến động của nó có ý nghĩa quyết định đến sự biến động của nên kinh tế Chuyên dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triên là một xu hướng tất yếu của các nền kinh tế, nhằm xác lập được một cơ cấu
kinh tế hợp lý hơn, góp phần thúc đây phát triển kinh tế có hiệu quả hơn
Do vậy, khi đi nghiên cứu đề tài này, luận văn sẽ đi trọng tâm phân
tích, đánh giá cơ cấu ngành kinh tế và sự chuyên dịch cơ cấu ngành kinh tế
trên địa bàn thành phó Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh Trong đó:
Khái quát được lý luận về chuyền địch cơ cấu kinh tế:
Đánh giá được thực trạng chuyền dịch cơ cấu kinh tế ngành thành
phó Trà Vinh thời gian qua;
Đưa ra được các giải pháp để chuyên dịch cơ cấu kinh tế ngành thành
phó Trà Vinh thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: cơ cấu kinh tế
Phạm vi nội dung: Chuyên dịch cơ cấu kinh tế ngành
Phạm vi không gian: Thành phố Trà Vinh
Š Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích
thống kê, so sánh, đánh giá, tông hợp, khảo sát thực tế theo nhiều cách từ riêng rẽ tới kết hợp với nhau
Các phương pháp này được sử dụng đề khảo cứu lý luận cơ cấu kinh tế trong và ngoài nước để hình thành khung nội dung nghiên cứu Khung
nội dung này cũng được bô sung bằng việc xem xét thực tiễn chuyên địch
cơ cấu kinh tế của tỉnh Trà Vĩnh và các địa phương khác.
Trang 12các nguyên nhân từ đó hình thành các giải pháp chuyên dịch cơ cấu kinh tế thành phó Trà Vinh
Các phương pháp thu thập tài liệu, thông tin sau được sử dụng trong nghiên cứu:
- Kế thừa các công trình nghiên cứu trước đó
- Tông hợp các nguồn số liệu thông qua các báo cáo, tông kết của các Ban, Ngành trong thành phố Trà Vinh
- Tìm thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: Sách
viết, báo chí, Internet
- Kết hợp các phương pháp tìm hiểu, trao đi, thu thập số liệu để có dữ liệu nghiên cứu và phân tích đầy đủ
6 Nội dung đề tài
Chương l Cơ sở lý luận về chuyên dịch cơ cấu kinh tế ngành
Chương 2 Thực trạng chuyên dịch cơ cấu kinh tế ngành của thành
phó Trà Vinh
Chương 3 Các giải pháp chuyền dịch cơ cấu kinh tế ngành của thành
pho Trà Vinh
7 Tổng quan các nghiên cứu
Các nghiên cứu trong nước:
Chuyên dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đôi của cơ cấu kinh tế theo
thời gian từ trạng thái và trình độ này tới một trạng thái và trình độ khác
phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và các điều kiện vốn có nhưng
không lặp lại trạng thái cũ Chính điều này mà cơ cấu kinh tế phản ánh sự
thay đôi về chất và là cơ sở để so sánh các giai đoạn phát triên.
Trang 13tế nước ta còn thiếu những ngành, lĩnh vực có khả năng huy động các nguồn lực khác ngoài lao động vào quá trình sản xuất cũng như còn thiếu những ngành có sức lan toả hoặc có sức lôi kéo cũng như thiếu những
ngành tạo tiền đề đê phát triển Nhà nước và doanh nghiệp là hai chủ thê
quan trọng nhất đối với việc chuyên địch CCKT Chất lượng và sự sẵn sàng
của hai chủ thể này có ý nghĩa quyết định đối với sự thành bại của sự
chuyên dịch CCKT Phải có nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả trong cả việc định hướng và điều hành phát triên cũng như trong việc ban hành cơ chế chính sách và cả trong việc lãnh đạo phát triên nhân lực và xây
dựng kết cấu hạ tầng Việc chuẩn bị các điều kiện phải là khâu trước tiên
và khẩn trương triển khai, đồng thời phải có đội ngũ doanh nghiệp làm ăn
giỏi giang và có tầm toàn cầu ( Ngô Doản Vịnh (2010)) Mặt khác, Nhà
nước không nên tham gia trực tiếp vào việc lựa chọn ngành hay sản phâm
mũi nhọn, mà phải là các doanh nghiệp thực hiện dựa trên sự hỗ trợ của
nhà nước Ngành mũi nhọn này phải hội đủ các yếu tố và đúng xu hướng
(Trần Đình Thiên (2013))
Nhưng cũng có cách phân loại các nhân tố theo khía cạnh đầu vào
như các nguồn tự nhiên, nhân lực, vốn Hay khía cạnh đầu ra, chăng hạn thị
trường, thói quen tiêu dùng và nhóm nhân tố về cơ chế Nhưng dù phân
chia theo cách nào thì đều khăng định cơ cấu kinh tế của mỗi nước hay mỗi
địa phương hình thành và thay đôi tùy theo sự thay đôi của các yếu tố này (Bùi Quang Bình (2008)) Chúng ta có thê nhận thấy chuyên dịch CCKT
găn liên với sự thay đôi của các yếu tố nguồn lực, trong đó só sự thay đôi
nguồn nhân lực cũng như vốn đầu tư Phát triên mạnh nguồn nhân lực, nhất
là nguồn nhân lực chất lượng cao bao gồm cải cách giáo dục, xem đây là
Trang 14công nghệ của nên kinh tế thông qua trang bị thêm trang thiết bị hiện đại,
kỹ thuật và qui trình sản xuất mới (Bùi Quang Bình (2010))
Cơ cấu lao động gắn liên với cơ cấu kinh tế Cơ cầu lao động là tông
thê các mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận lao động trong tông nguồn
lao động xã hội và được biểu hiện thông qua những tỉ lệ nhất định Việc
xác định cơ cấu lao động hợp lý sẽ góp phần đáng kê trong việc nâng cao
hiệu quả sử dụng lao động và góp phân phát triên kinh tế xã hội ( Mai Thế
Hởn (2002)), (Võ Xuân Tiến (2003))
Việc chuyên dich CCKT gan liền với việc xác định xu hướng chuyển
dịch cơ cấu tiêu dùng của thị trường để phù hợp và đem lại hiệu quả cao Vì vậy, phải có sự định hướng cho sự chuyên dịch CCKT Chuyên dịch CCKT phải đem lại hiệu quả kinh tế xã hội, thúc đây sự chuyền dịch cơ cấu lao động theo định hướng phát triển Tuy nhiên, trong quá trình chuyển
dịch cơ cấu lao động cũng có thê xem xét và điều chỉnh một số mối quan
hệ cụ thê trong nội bộ các ngành nhằm hoàn thiện cơ cấu kinh tế cho phù
hợp với các điều kiện đã thay đôi Quan điêm này dựa trên mối quan hệ của
lao động và phát triển kinh tế Trong mối quan hệ này, một mặt lao động
đóng vai trò là một yếu tố sản xuất cơ bản, một nguồn lực mà xã hội phải
sử dụng đề phát triển kinh tế Vì vậy, việc huy động sử dụng nó bao nhiêu, ở đâu, vào lúc nào sẽ do bản thân nhu câu phát triển kinh tế quyết định
Mặt khác, bản thân lao động đã là một yếu tố năng động và cách mạng, vai
trò cách mạng này thê hiện ở việc nó có thê tạo ra tác động tích cực đê cải
tạo các yếu tố sản xuất khác, tạo ra cơ hội lớn hơn cho sản xuất phát triển
đề từ đó mà thu hút, sử dụng lao động có hiệu quả hơn Đó là quan điêm
của Mai Thế Hởn, Võ Xuân Tiến (2003) , Bùi Quang Bình (2008).
Trang 15trên thế giới Tuy nhiên, đạt được kết quả này đó là việc chuyên dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả đi liền với việc phân bô và sử dụng các nguồn lực
Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế thế giới mà nay ta
vẫn có thê áp dụng vào thực tiễn ở Việt Nam
- Mô hình David Ricardo (1772 — 1823) với luận điểm cơ bản là đất
đai sản xuất nông nghiệp (R, Resources) là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế Nhưng đất sản xuất lại có giới hạn, do đó người sản xuất phải mở rộng
điện tích đất xấu hơn dé sản xuất, lợi nhuận của chủ đất thu được ngày
càng giảm dan đến chi phí sản xuất lương thực, thực phẩm cao, giá bán hàng hoá nông phẩm tăng, tiền lương danh nghĩa tăng và lợi nhuận của nhà
tư bản công nghiệp giảm Mà lợi nhuận là nguồn tích luỹ để mở rộng đầu
tư dẫn đến tăng trưởng Như vậy, do giới hạn đất nông nghiệp dẫn đến xu
hướng giảm lợi nhuận của cả người sản xuất nông nghiệp và công nghiệp
và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Chính ông cũng đã chỉ ra rằng lao động nông nghiệp dư thừa cần phải được giải quyết bằng cách chuyên dịch khỏi nông nghiệp và tăng năng suất lao động nông nghiệp, đó là cơ sở để
chuyền dịch cơ cấu kinh tế
- Lewis (1954) lại cho rằng, muốn phát triển kinh tế thì phải dựa vào
sự phát triên công nghiệp để thực hiện chuyên dịch cơ cấu kinh tế qua thu hút lao động dư thừa trong nông nghiệp góp phần nâng cao năng suất lao động nông nghiệp Các nhà kinh tế học thuộc trường phái Tân cô điên dựa vào mô hình 2 khu vực của Lewis trên cơ sở khăng định năng suất biên trong nông nghiệp dưới ảnh hưởng tiến bộ kỹ thuật sẽ lớn hơn, không vì thế khi thực hiện phát triên công nghiệp thông qua thu hút lao động dư thừa từ nông nghiệp và vì vậy phải đầu tư chỉ ra được phương hướng chuyển
Trang 16năng suất, đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội (Harry.T.Oshima)
Từ các mô hình này cho thấy sự dịch chuyên cơ cấu lao động trong
nội bộ ngành nông nghiệp và dịch chuyên lao động sang các khu vực phi
công nghiệp là cần thiết cho sự phát triên kinh tế - xã hội
- Mô hình Kaldor cho rằng, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào sự
phát triên kỹ thuật hoặc trình độ công nghệ
- Mô hình Sung Sang Park cho rằng nguồn gốc tăng trưởng là tăng
cường vốn đầu tư quốc gia cho đầu tư con người
- Mô hình Tân cỗ điển cho rằng, nguồn gốc của tăng trưởng phụ
thuộc vào hai yếu tố đầu vào vốn (K) và lao động (L)
- Mô hình tăng trưởng Solow là một mô hình thuyết minh về cơ chế
tăng trưởng kinh tế do Robert Solow và Trevor Swan xây dựng rồi được
các học giả kinh tế khác bô sung Solow đã nhận giải Nobel về kinh tế năm
19§7 nhờ cống hiến này Mô hình này còn gọi là mô hình tăng trưởng Tân
cô điển vì một số giả thiết của mô hình dựa theo lý luận của kinh tế học
Tân cô điển Mô hình này còn có cách gọi khác, đó là mô hình tăng trưởng
ngoại sinh, bởi vì không liên quan đến các nhân tố bên trong, rốt cục tăng trưởng của một nền kinh tế sẽ hội tụ về một tốc độ nhất định ở trạng thai
bèn vững Chỉ các yếu tố bên ngoài, đó là công nghệ và tốc độ tăng trưởng lao động mới thay đôi được tốc độ tăng trưởng kinh tế ở trạng thái bèn vững Qua đó, nhắn mạnh yếu tố lao động và đảm bảo những tỷ lệ cần thiết
giữa lao động và vốn, công nghệ mới đảm bảo tăng trưởng nghĩa là chỉ ra
các điều kiện cho chuyên dịch cơ cấu kinh tế
Từ các mô hình này, chỉ ra điều kiện chuyên dịch cơ cấu lao động
phải đảm bảo các điều kiện nguồn lực kèm theo mới có hiệu quả.
Trang 17KINH TE NGANH
1.1 NHUNG VAN DE CHUNG VE CO CAU KINH TE
1.1.1 Khái niệm và tam quan trọng về cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế được hiểu là tông thê các mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận kinh tế trong tông nguồn kinh tế xã hội và được biểu hiện
thông qua những tỷ lệ nhất định Thực chất, cơ cấu kinh tế là một đại lượng
kinh tế phản ánh số lượng các bộ phận hợp thành của nên kinh tế và mối
quan hệ tương tác về tỷ lệ giữa các bộ phận ấy trong tông thê kinh tế xã
hội Vì vậy, chuyên dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình nhằm làm thay đôi cấu trúc và mối quan hệ về kinh tế theo những mục tiêu nhất định Thực chất, đó chính là quá trình phân phối và bố trí các nguồn lực theo những
quy luật, những xu hướng tiến bộ nhằm sử dụng đầy đủ và có hiệu quả
nhất các nguôn lực thúc đây tăng trưởng và phát triên kinh tế đất nước
Cơ cấu kinh tế là kết quả tất yếu của quá trình phân công lao động xã hội Như C.Mác đã khăng định “Phân công lao động với tư cách là toàn bộ các loại hình thức hoạt động sản xuất đặc thù, là cái trạng thái chung của
lao động xã hội, xét về mặt vật chất của nó với tư cách là lao động sáng tạo
ra giá trị sử dụng”
Cơ cấu kinh tế có tầm quan trọng lớn trong phát triên kinh tế khi nó
bảo đảm một tỷ lệ phân bổ nguồn lực vào các bộ phận của nền kinh tế qua
đó tạo ra mức sản lượng nhất định và quyết định tỷ lệ phân phối kết quả
thích hợp cho các tác nhân trong nên kinh tế Thông qua các phân b6 và
phân phối nó bảo đảm cho nền kinh tế phát triển như thế nào Cơ cấu kinh tế luôn thay đôi dưới tác động của nhiều nhân tố chủ quan và khách quan
và do đó thay đôi các tỷ lệ phân bô và phân phối trong nên kinh tế Kết quả
Trang 18là nền kinh tế sẽ thay đôi mức độ phát triên Cơ cấu kinh tế hợp lý bảo đảm
cho tăng trưởng có tính chất bền vững hơn và hiệu quả hơn 1.1.2 Phân loại cơ cấu kinh tế
Cơ cấu của nền kinh tế quốc dân là tông thê những mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành nên kinh tế: các lĩnh vực (sản xuất, phân phối, trao
đôi, tiêu dùng), các ngành kinh tế quốc dân (công nghiệp, nông nghiệp,
giao thông vận tải, y tế, giáo dục ), các thành phần kinh tế xã hội (kinh tế Nhà nước, tư nhân, cá thể tiêu chủ, nước ngoài, ), các vùng kinh tế Phân
tích quá trình phân công lao động xã hội, C.Mác nhắn mạnh: “Cơ cấu kinh tế của xã hội là toàn bộ những quan hệ sản xuất phù hợp với một quá trình
phát triên nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất” “Do tô chức quá
trình lao động và phát triên kỹ thuật một cách mạnh mẽ làm đảo lộn toàn
bộ cơ cấu kinh tế xã hội” Mác còn phân tích cơ cấu kinh tế ở cả hai mặt
chất lượng và số lượng, “cơ cấu là một sự phân chia về chất lượng và một
tỷ lệ về só lượng của những quá trình sản xuất xã hội” Một cách khái quát,
có thê hiểu cơ cấu kinh tế là mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành một tông thê kinh tế, các bộ phận này có những mối liên hệ hữu cơ, những tác
động qua lại cả về số lượng và chất lượng, các quan hệ tỷ lệ được hình
thành trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, chúng luôn vận động và hướng vào những mục tiêu cụ thê
Không chỉ có các nên kinh tế lạc hậu, kém phát triên mới có sự điều
chinh cơ cấu kinh tế Ngày nay, chính các nền kinh tế công nghiệp phát triên cũng phải thường xuyên điều chỉnh cơ cấu kinh tế đê tiếp tục phát
triên Chuyên dịch cơ cấu kinh tế quá trình phát triển của các bộ phận kinh
tế, dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa chúng, và làm thay đôi mối quan
hệ tương quan giữa chúng so với một thời điểm trước đó Sự thay đồi này
là kết quả của quá trình:
Trang 19Tăng trưởng với nhịp độ khác nhau giữa các bộ phận trong nền kinh tế đã dẫn tới thay đôi cơ cấu Trong trường hợp này sự điều chỉnh cơ cấu
kinh tế là kết quả của sự phát triển không đồng đều giữa các bộ phận sau mỗi giai đoạn
Thay đôi trong mối quan hệ tác động qua lại giữa các bộ phận Sự
thay đôi này biểu hiện băng số lượng các yếu tố kinh tế có liên quan và mức độ tác động qua lại giữa chúng Và khi một yếu tổ cấu thành nền kinh
tế ra đời hay phát triển, do có mối quan hệ với các yếu tố khác còn lại, nó
có thế tác động thúc đây hay kìm hãm sự phát triên của các yếu tố có liên
- Xét dưới góc độ phân công lao động sản xuất - Cơ cấu ngành
- Xét dưới góc độ hoạt động kinh tế theo quan hệ sở hữu - Cơ cầu
thành phân kinh tế
- Xét dưới góc độ hoạt động kinh tế xã hội theo lãnh thô - cơ cấu
vùng
- Dưới góc độ tiêu dùng : cơ cấu tiêu dùng hay tông cầu
1.1.3 Đặc điểm của cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế có những đặc điêm nhất định:
- Cơ cầu kinh tế luôn vận động và thay đôi: do có nhiều nhân tố (1) khách quan như biến động nhu cau nên kinh tế, tài nguyên thiên nhiên,
Trang 20nguồn lực thay đôi (2) chủ quan con người khi áp dụng chính sách
chuyên dịch cơ cấu kinh tế:
- Cơ cầu kinh tế gắn liền với tình hình kinh tế xã hội của mội quốc
gia hay vùng lãnh thô hay có tính đặc thù: mỗi quốc gia hay vùng lãnh thô
có những đặc điểm riêng của mình về tài nguyên thiên nhiên, trình độ phát
triên kinh tế xã hội và lịch sử phát triển riêng
- Cơ cầu kinh tế thay đôi theo những tính quy luật nhất định; cơ cấu
ngành dịch chuyên thay đôi khác với cơ cấu vùng kinh tế
1.2 NOI DUNG VA TIEU CHi PHAN ANH CHUYEN DICH CO CAU KINH TE NGANH
Khái niệm về chuyên dịch cơ cầu có nhiều nhưng tóm lại có thê hiểu: Chuyên dịch cơ cấu là sự thay đổi của cơ cấu kinh tế theo thời gian
từ trạng thái và trình độ này tới một trạng thái và trình độ khác phù hợp với
sự phát triên kinh tế xã hội và các điều kiện vốn có nhưng không lặp lại trạng thái cũ Chính điều này mà cơ cấu kinh tế phản ánh sự thay đôi về chất và là cơ sở để so sánh các giai đoạn phát triên
Quá trình phát triển, hoạt động kinh tế của các ngành, các vùng và
các thành phần kinh tế, tiêu dùng xã hội không phải bao giờ cũng đồng đều và nhịp nhàng với nhau, vì trong quá trình ấy có nhiều yếu tố tác động đến xu hướng phát triển của mỗi ngành Ngoài ra, cơ cấu kinh tế sẽ thay đổi
theo từng thời kỳ phát triển bởi các yếu tố hợp thành cơ cấu kinh tế không
có định Đó là sự thay đôi về số lượng các ngành hoặc sự thay đôi về quan
hệ tỷ lệ nội bộ giữa các ngành, các vùng, các thành phần do sự xuất hiện
hoặc biến mất của một số ngành và tốc độ tăng trưởng giữa các yếu tố cấu
thành cơ cầu kinh tế không đồng đều Đây không phải đơn thuần là sự thay
đôi vị trí, mà là sự biến đôi cả về chất và lượng trong nội bộ cơ cấu Việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải dựa trên cơ sở một cơ cấu kinh tế hiện có,
Trang 21do đó nội dung của chuyên dịch cơ cấu là cải tạo cơ cầu cũ lạc hậu hoặc chưa phù hợp đề xây dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện và bô sung cơ
cấu cũ thành cơ cầu mới hiện đại và phù hợp hơn Như vậy, chuyển dich co
cấu kinh tế về thực chất là sự điều chỉnh cơ cấu trên các mặt biêu hiện của
từng cơ cấu theo phân loại hoặc trong từng lĩnh vực của nội bộ từng loại cơ
cấu đó nhằm hướng sự phát triên của toàn bộ nên kinh tế theo các mục tiêu
kinh tế - xã hội đã xác định cho từng thời kỳ phát triển Cho dù có sự biến
đôi trong nội bộ cơ cấu kinh tế, song nếu cơ cấu kinh tế vẫn còn thích ứng,
chưa gây ra những trở ngại lớn cho sự phát triên của từng bộ phận và cả
tông thê thì chưa đòi hỏi phải xác định lại cơ cấu kinh tế Chuyên dịch cơ cấu kinh tế thường diễn ra khi có những thay đổi lớn về điều kiện phát
triên, có những khả năng và giải pháp mới làm thay đôi phương thức khai
thác các điều kiện hiện tại, trong quan hệ phát triển giữa các bộ phận của cơ cấu kinh tế có những trở ngại dẫn đến hạn chế lẫn nhau, làm ảnh hưởng
đến phát triên chung
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố
như điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực (Lê Khoa 2003), thị trường, thói quen tiêu dùng và nhóm nhân tố về cơ chế chính sách (Bùi Tất Thắng 2006) Trong quá trình phát triên kinh tế, cơ cầu kinh tế (đặc biệt là cơ cấu
ngành) luôn chuyên dịch theo một xu hướng nào đó qua đó thay đổi trình
độ phát triên kinh tế Quá trình phát triên kinh tế của các quốc gia có Š giai
đoạn: xã hội truyền thống, chuận bị cất cánh, cất cánh, trưởng thành và tiêu
dùng cao, mỗi giai đoạn đó có một cơ cấu kinh tế đặc trưng (Walter W
Rostow1960) Nhưng tính quy luật được quan tâm và sử dụng để đánh giá
nhiều nhất trong chuyên địch cơ cấu kinh tế đó là chuyên từ kinh tế nông
nghiệp sang công nghiệp (Hollis Chenery 1974).
Trang 22Xét trên khía cạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế thì dạng cơ cấu ngành được xem là quan trọng nhất, được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất
vì nó phản ánh sự phát triển của khoa học công nghệ, lực lượng sản xuất, phân công lao động chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất Trạng thái cơ cầu
ngành là dấu hiệu phản ánh trình độ phát triên kinh tế của mỗi quốc gia
Quá trình chuyên địch cơ cấu ngành là một quá trình diễn ra liên tục
và gắn liền với sự phát triên kinh tế Ngược lại, nhịp độ phát triển, tính chất
bên vững của quá trình tăng trưởng lại phụ thuộc vào khả năng chuyền địch cơ cầu ngành linh hoạt, phù hợp với những điều kiện bên trong, bên ngoài
và các lợi thế tương đối của nên kinh tế
1.2.1 Chuyển dịch cơ cấu theo các các ngành kinh tế chính
Các ngành kinh tế chính theo cách phân ngành của Tông cục Thống
kê Việt Nam bao gồm 3 ngành: nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng và
dịch vụ
Trong các nước phát triển, những thay đôi về việc làm và mức sống của nhân dân đã làm cho nhu cầu thay đổi, những sản phẩm vật chất mới
tiên tiến, chỉ tiêu trong từng gia đình phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng ngày
càng tăng nhanh, đòi hỏi thị trường phải phát triển một số ngành nghề tạo
ra những sản phâm đề đáp ứng những nhu cầu cơ bản thiết yếu đó Hơn thé,
sự tác động của khoa học công nghệ đã làm cho năng suất lao động trong những ngành sản xuất vật chất tăng nhanh, giải phóng được một lực lượng
lớn sức lao động đê chuyền sang ngành thứ ba, thời gian lao động được rút
ngắn tăng thời gian nhàn rỗi, tăng các nhu cầu khác về giáo dục đào tạo và
đời sống văn hóa, nhu cầu đó đòi hỏi các ngành kinh tế dịch vụ văn hóa, xã
hội phải ngày càng phát triên
Mặc dù có nhiều thay đôi trong quan niệm về phát triển và tăng
trưởng nhưng chỉ tiêu trên vẫn được coi trọng và làm thước đo cho sự phát
Trang 23triên về kinh tế Một xu hướng mang tinh qui luật là cùng với sự phát trién
của kinh tế, cũng diễn ra một quá trình thay đôi về CCKT tức là một sự thay đôi tương đối về vai trò mức đóng góp, tốc độ phát triển của từng thành phân, từng yếu tố riêng cấu thành nên toàn bộ nên kinh tế Một trong những CCKT được quan tâm và nghiên cứu nhiều trong mối liên hệ với
quá trình tăng trưởng và phát triên là cơ cấu ngành Cơ cấu đó về phần
mình lại được thê hiện trong các ngành kinh tế chính Mối quan hệ giữa
vấn đề chuyên đổi cơ cấu xét theo khía cạnh này với sự phát triển chung của nên kinh tế là có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi vì gắn với nó là cả một động thái về phân bô các nguồn lực hạn hẹp của một quốc gia hay một địa
phương trong những thời điểm nhất định vào những lĩnh vực hoạt động sản
xuất riêng Điều này có thê giúp chúng ta phân tích, nhận biết được tính hiệu quả của việc phân bổ nguồn lực, từ đó có thể rút ra những kết luận
tương ứng về khả năng phát triển bền vững của nền kinh tế
Ngay từ cuối thế kỷ 19, một quy luật tiêu dùng thực nghiệm đã được
Ernst Engel đề xướng Quy luật này phản ánh mối quan hệ giữa thu nhập
và phân phối thu nhập cho các nhu cầu tiêu dùng cá nhân Mở rộng nghiên
cứu họ phát hiện ra rằng, trong qua trình gia tăng thu nhập, tỷ lê chi tiêu
cho hàng hóa thiết yếu có xu hướng giảm, tỷ lệ chỉ tiêu cho hàng hóa lâu
bền có xu hướng gia tăng nhưng với mức độ nhỏ hơn mức tăng thu nhập, còn tỷ lệ chi tiêu cho hàng hóa dịch vụ có xu hướng ngày càng tăng, độ dốc
của đường Engel đối với hàng hóa này ngày càng cao
Năm 1935, trong cuốn “Các quan hệ kinh tế của tiến bộ kỹ thuật”, A
Fisher đã phân tích: Theo xu thế phát triên khoa học công nghệ, ngành nông nghiệp đễ thực hiện thay thế lao động nhất, do đó tỷ lệ lực lượng lao
động nông nghiệp có xu hướng giảm dần trong cơ cấu ngành kinh tế Trong
khi đó ngành công nghiệp là ngành khó có khả năng thay thế lao động hơn
Trang 24nông nghiệp do tính chất phức tạp hơn của việc sử dụng công nghệ mới Ngành dịch vụ được coi là khó có khả năng thay thế lao động nhất do đặc điểm kinh tế kỹ thuật của việc tạo ra Những kết luận của A Fisher đã gợi
ra những nội dung khá rõ nét khi nghiên cứu về xu thế chuyên dịch cơ cấu ngành kinh tế trong qua trình phát triền
Từ những cơ sở lý thuyết nêu trên có thê rút ra nội dung chuyên địch cơ cấu ngành kinh tế chung là chuyên dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Muốn chuyên một nên kinh tế nông nghiệp sang nền
kinh tế công nghiệp đều phải trải qua các bước: chuyên từ kinh tế nông
nghiệp sang kinh tế công - nông nghiệp để từ đó chuyển sang nên kinh tế
công nghiệp phát triên
Ngoài các quy luật tiêu dùng của Angel và năng suất tăng lên của A
Fisher nêu trên thì các mô hình chuyển địch cơ cấu có thê rút ra nội dung
chuyền dịch cơ cấu ngành kinh tế như sau:
Nếu xét theo yếu tố đầu ra thì tỷ trọng trong GDP của nông nghiệp
giảm dần và tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ tăng lên Sự thay đôi này
phải bảo đảm cho quy mô sản lượng của nền kinh tế tăng lên không ngừng
và duy trì trong dài hạn Ngoài ra chuyên dịch cơ cấu còn được xem xét
thông qua tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế
Nếu xét theo yếu tô đầu vào thì tỷ trọng lao động trong nông nghiệp
giảm dần và tỷ trọng lao động trong công nghiệp xây dựng và dịch vụ dịch
vụ tăng lên Trong quá trình này lao động dịch chuyên từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ như mô hinh Arthus Lewis
(1954) và mô hình hai khu vực của trường phái Tân cô điên và đây cũng là
quá trình nông nghiệp tạo ra tích lũy cho công nghiệp
Sự thay đôi tỷ lệ - chuyên dịch cơ cấu trong GDP của các ngành như
nội dung trên vừa là kết quả vừa là điều kiện cho sự thay đôi tỷ lệ phân bố
Trang 25các nhân tố sản xuất cơ bản như lao động và vốn cho các ngành kinh tế
Các lý thuyết về cơ cầu kinh tế đã chỉ ra những tính quy luật chung cho những thay đôi trong điều chỉnh phân bô nguồn lực cho các ngành như quy luật năng suất tăng lên của A Fisher hay quy luật tiêu dùng thực nghiệm do
Ernst Engel đề xướng
Sự chuyên dịch cơ cầu các yếu tố nguồn lực là sự thay đổi tỷ lệ phân
bô các nhân tổ vốn, lao động và các nhân tố khác nhau vào các ngành trong nên kinh tế Quá trình phân công lao động đưới tác động của tiến bộ kỹ
thuật, công nghệ, nhu cầu thị trường lao động dịch chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ Trong đó địch vụ là ngành thu hút nhiều lao động nhất do tính chất công việc trong ngành này khó có thê sử dụng máy móc thay thế là nguyên nhân chính
Các lý thuyết kinh tế học đã chứng minh tính chất thay thế hay bổ
sung lẫn nhau giữa vốn và lao động Ngoài ra quan hệ giữa hai nhân tố này
còn phụ thuộc vào giá cả của chúng và do đó tùy theo điều kiện thực tế các
nguồn lực này của các địa phương mà hình thành và thay đổi các tỷ lệ phân bô này Nhưng phô biến nhất vẫn là quy luật lao động trong nông nghiệp
giảm, tỷ lệ vốn cho công nghiệp và dịch vụ cao hơn
Quá trình phân bô và thay đồi tỷ lệ các yếu tố nguồn lực có thề diễn ra theo hai xu hướng (1) tự phát va (2) tự giác Xu hướng đầu theo sự điều
tiết của chính cơ chế bàn tay vô hình của thị trường Xu hướng thứ hai chịu sự tác động của cả thị trường và chính sách của chính phủ Xu hướng thứ hai hiện đang là xu hướng rõ nét hơn trong nhiều nền kinh tế vì những nhược điểm của cơ chế thị trường với nên kinh tế trong thời gian qua
Chất lượng chuyên dịch cơ cấu ngành kinh tế sẽ được phản ánh
thông qua sự thay đôi của hệ số cosø hoặc góc g theo công thức do các
chuyên gia ngân hàng thế giới dé xuất.
Trang 26Cosy = eae) (1.1)
O day, S,(t) la ty trong ngành ¡ trong GDP năm t Góc ø
(0°<@<90°) là góc giữa hai véc tơ cơ cầu kinh tế
Nếu ¢ = 0° không có sự chuyên địch cơ cấu kinh tế
Nếu ø = 90° có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế lớn nhất
- Mức và tỷ lệ thay đôi lao động và vốn trong các ngành
- Sự thay đôi của hệ số cosọ hoặc góc @
1.2.2 Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ các ngành
Mỗi ngành kinh tế lớn như nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ lại bao gồm những ngành nhỏ trong đó mà chúng hình thành theo quá trình phát triển của phân công lao động xã hội Ngành nông nghiệp theo nghĩa
hẹp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ Ngành công nghiệp bao gồm công nghiệp khai thác, chế biến và điện nước Còn ngành dịch vụ chia
thành nhiều nhóm như dịch vụ thương mại, tài chính, ăn uống nhà hàng, y
tế, giáo dục
Cơ cấu kinh tế theo nội bộ các ngành phản ánh mối quan hệ cũng
như vai trò giữa các các ngành nhỏ trong việc phân bồ các yếu tố nguồn lực và tạo ra kết quả - sản lượng của chúng trong ngành lớn Cơ cấu này quyết định sự vận động và chuyên dịch của bản thân ngành chính.
Trang 27Chuyên dịch cơ cấu nội bộ ngành là chuyên dịch tỷ trọng cả về lượng
và chất lĩnh vực này sang lĩnh vực khác, từ ngành này sang ngành khác nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa phù hợp với xu thế chung, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi địa phương trong từng giai đoạn cụ
thê để khai thác có hiệu quả năng lực nội sinh của mình
Chuyên địch cơ cấu nội bộ ngành theo xu hướng khác nhau tùy theo
từng ngành lớn Cụ thê: chuyên dịch nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng
tỷ trọng của chăn nuôi tăng lên và của trồng trọt giảm đi Trong nội bộ ngành công nghiệp thì tỷ trọng của công nghiệp chế biến tăng lên và của công nghiệp khai thác giảm dần Do vậy, nội dung chuyên dịch cơ cấu này
kéo theo tỷ lệ phân bô nguồn lực như lao động và vốn của từng ngành nhỏ
cũng thay đổi theo; nhưng xu thế cụ thể còn phụ thuộc vào điều kiện thực
tế của địa phương và chính sách cơ cấu của chính quyền nơi đó
Việc chuyên dịch cơ cấu trong nội bộ các ngành phụ thuộc vào tốc
độ tăng trưởng của mỗi ngành nhỏ trong ngành chính Tốc độ tăng trưởng
của các ngành nhỏ khác nhau sẽ khiến tỷ phần đóng góp của nó trong giá trị gia tăng của ngành chính thay đôi Mà tăng trưởng của môi ngành nhỏ
phụ thuộc vào trình độ công nghệ của nó cũng như cách tô chức sản xuất
của các doanh nghiệp trong mỗi ngành
Chất lượng chuyền dịch cơ cấu nội bộ ngành kinh tế cũng được đánh
giá bằng công thức (1 ) trên Tiêu chí phản ánh:
- Sự thay đối tỷ trọng giá trị gia tăng của các ngành trong giá trị gia tăng ngành chính;
- Sự giá trị gia tăng của các ngành trong tăng trưởng giá tri gia tang ngành chính;
- Mức và tỷ lệ thay đôi lao động và vốn trong nội bộ các ngành;
Trang 28- Sự thay đôi của hệ số cosø hoặc góc ø
1.3 CAC NHAN TO ANH HUONG TOI CHUYEN DICH CO CAU
KINH TE NGANH
1.3.1 Tai nguyén thién nhién
Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố tạo cơ sở cho việc phát triển các
ngành kinh tế, góp phần trong việc chuyên dịch cơ cấu kinh tế Một đất
nước, lãnh thô đôi đào về một loại tài nguyên thiên nhiên nào thì nó sẽ trở thành nguồn cung cấp yếu tố đầu vào giá rẻ cho việc phát triên các ngành
nghề liên quan Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố quan trọng cho quá trình
tích lũy vốn qua đó quyết định cơ cấu kinh tế
Đối với các nước đang phát triển, những địa phương đang ở trong
giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế thì vốn là một yếu tố rất cần
nhưng lại cũng rất thiếu để đầu tư phát triển Tuy nhiên, có những nước đã
được thiên nhiên ưu đãi những nguồn tài nguyên lớn, đa dạng có thê rút
ngắn quá trình tích lũy vốn bằng cách khai thác sản phẩm thô đề bán, tăng
thu ngoại tệ
Tài nguyên thiên nhiên là nguồn cung cấp nguyên liệu và nhiên liệu
cho rất nhiều ngành kinh tế là điều kiện ban đầu để hình thành cơ cấu ngành Do đó, sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là về năng
lượng sẽ giúp cho một nước ít bị phụ thuộc vào giá cả của các yếu tố đầu vào này trên thị trường thế giới nhờ đó sẽ phát triên ôn định hơn
Với ba vai trò trên đây, tài nguyên thiên nhiên trở thành một trong những yếu tố quan trọng tác động đến chuyên dịch cơ cầu kinh tế
1.3.2 Tình hình kinh tế xã hội
Việc chuyên dịch cơ cấu kinh tế địa phương phải xuất phát từ chính
các điều kiện về kinh tế của nên kinh tế Các điều kiện này như trạng thái
và trình độ thực tế của nên kinh tế, khả năng các nguồn lực, trình độ cơ sở
Trang 29hạ tầng kỹ thuật Quá trình tăng trưởng kinh tế gắn với trình độ hạ tầng
kinh tế xã hội nhất định Hạ tầng tạo ra điều kiện thuận lợi hay khó khăn
cho các hoạt động kinh tế qua đó quyết định tới chi phí hoạt động, giao
dịch trong nền kinh tế tác động tới tăng trưởng
Quy mô đân số và lao động là các điều kiện xã hội rất cơ bản quyết
định tới cơ cầu kinh tế
Thê chế kinh tế là nhân tố kinh tế quyết định tới cơ cấu kinh tế Mô
hình tăng trưởng theo lý thuyết nội sinh đã coi đây là nhân tổ nội sinh tạo
ra động lực cho tăng trưởng kinh tế giống như yếu tố công nghệ hay vốn
con người Thê chế có thể được coi là thứ công cụ để chính phủ can thiệp
vào cơ chế phân bô nguồn lực của thị trường và là một bộ phận nằm trong mô hình tăng trưởng đó Khi nền kinh tế có những thay đổi thì tất yếu phải
điều chỉnh công cụ tác động hay điều chinh thé ché 1.3.3 Khả năng về nguồn lực
Từ mô hình tăng trưởng kinh tế cũng như mô hình chuyên dịch cơ cấu kinh tế đều thống nhất xác định các yếu tố kinh tế tác động đến chuyên
dịch cơ cấu đó là: nguồn lao động, vốn sản xuất, tài nguyên thiên nhiên và khoa học công nghệ Việc huy động và sử dụng các yếu tố này có tác động
lớn đến chất lượng tăng trưởng
Vốn (K) là yếu tố vật chất đầu vào quan trọng, có tác động trực tiếp
đến tăng trưởng kinh tế Trong mô hình Harrod- Domar thì yếu tố này được đặc biệt coi trọng, nó được xem như là nguồn gốc của sự tăng trưởng kinh tế Việc sử dụng vốn kém hiệu quả là nguyên nhân trong các cuộc khủng hoảng kinh tế của nước ta trong thời gian qua
Lao động (L) là yếu tổ đầu vào không thê thiếu của sản xuất và quyết
định cơ cấu các ngành, hay tích lũy và tiêu dùng trong nên kinh tế Theo
như các nhà kinh tế thuộc nhóm lý thuyết tăng trưởng nội sinh (Uzawa
Trang 30(1965), Lucas (1988), Romer (1990)) thi chat lượng nguon nhân lực được
coi là yêu tố quan trọng hàng đầu tác động đến chất lượng tăng trưởng kinh
tế (TTKT), trình độ lao động quyết định tới tiến bộ công nghệ Ở khía cạnh khác, việc gia tăng quá mức số lượng lao động trong khi nền kinh tế chưa
tạo ra được số việc làm cân thiết sẽ dẫn đến nạn thất nghiệp kéo theo nhiều
vấn đè xã hội phức tạp
Tiến bộ công nghệ (T) là nhân tố tác động ngày càng mạnh đến quyết định cơ cấu kinh tế Trong mô hình của Kaldor, ông lập luận rằng nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế chính phụ thuộc vào trình độ khoa học công nghệ của một đất nước Hàm sản xuất y là một đường cong lõm về góc tọa
độ và phụ thuộc k=K/L là mức tích luy vốn cho mỗi lao động, y là sản
lượng bình quân trên mỗi lao động Khi tỷ lệ vốn trên mỗi lao động tăng, sản lượng trên đầu mỗi lao động cũng tăng, song vì sinh lợi giảm dần theo
vốn nên mức tăng sản lương ngày càng giảm khi có sự gia tăng của vốn
trên mỗi lao động Nếu tiến bộ công nghệ thay đôi nghĩa là hàm sản xuất
thay đổi làm hàm sản xuất dịch lên trên Tiến bộ công nghệ làm cho năng
suất biên dương, tức có tăng trưởng Như vậy, đề tăng trưởng bèn vững thì
cần thiết phải có sự tiến bộ về khoa học công nghệ
Ngoài các nhân tố trên còn có nhân tố bên ngoài có vị trí hết sức quan trọng không thể xem nhẹ, đó là các nhân tố về xu thế chính trị của
khu vực và thế gigi; xu thé quốc tế hóa lực lượng sản xuất và sự phát triển
vũ bão của khoa học và công nghệ.
Trang 31CHUONG 2
THUC TRANG CHUYEN DICH CO CAU KINH TE NGANH CUA THANH PHO TRA VINH
2.1 DIEU KIEN TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KINH TE XA HOI CUA
THANH PHO TRA VINH VA CAC NHAN TO KHAC ANH HUONG TOI CHUYEN DICH CO CAU KINH TE
2.1.1 Điều kiện tự nhiên của thành phố Trà Vinh
Thành phó Tra Vinh là tỉnh ly của tỉnh Trà Vịnh, có diện tích tự
nhiên 6.803,5 ha chiếm gần 3% diện tích của tỉnh, có 10 đơn vị hành chính gồm 9 phường và 01 xã Vị trí năm ở phía Nam sông Tiền có tọa độ địa lý từ 106°18' đến 106°25' kinh độ Đông và từ 9°31' đến 10°1' vĩ độ Bắc
Phía Bắc: giáp sông Cô Chiên thuộc tỉnh Bến Tre Phía Tây Bắc: giáp huyện Càng Long
Phía Đông và Đông: giáp huyện Châu Thành
Phía Nam: giáp huyện Châu Thành Phía Tây: giáp huyện Châu Thành
Địa hình khu vực tương đối thấp và bằng phăng, cao độ tự nhiên trung bình khoảng (+ l1 2m) Chia làm 2 khu vực khác nhau:
Về đặt trưng của địa hình là đất giồng cát chạy dài từ Bắc xuống Nam Giỗng cát có chiều rộng trung bình 300-400m va dai tir 10-15km; cao độ trung bình là (+ 2m) rất thuận lợi cho việc xây dựng do không bị ngập úng bởi mưa và lũ lụt, đất giồng cát chiếm khoảng 25/% diện tích tự nhiên của toàn thành phó
Giữa các khu vực đất giồng là đồng trũng, cao độ trung bình (+
0.8m) hiện đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp, chủ yếu là vườn cây
ăn trái, hoa kiêng, vành đai rau xanh phục vụ cho tiêu dùng và du lịch.
Trang 32Nhiệt độ trung bình toàn vùng là 26,5 độ C, biên độ nhiệt giữa tối
cao 38,5 độ C, nhiệt độ tối thấp 18,5 độ C, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm
thấp: 6,4 độ C Nhìn chung nhiệt độ tương đối điều hòa và sự phân chia 4
mùa trong năm không rõ, chủ yếu là hai mùa mưa, nắng
Tỷ lệ độ âm trung bình cả năm biến thiên từ 80-85%, biến thiên âm
độ có su thế biến đôi theo mùa; mùa khô đạt 79%, mùa mưa đạt 88%
Tổng lượng mưa trong năm từ trung bình đến thấp (1.58§-1.227 mm), phân bố không ôn định và phân hóa mạnh theo thời gian và không
gian Lượng mưa giảm dần từ Bắc xuống Nam
Thành phố Trà Vinh nằm trên Quốc lộ 53 cách thành phố Hồ Chi Minh 202 km và cách thành phố Cần Thơ 100 km, cách bờ biên Đông 40 km, với hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy khá hoàn chỉnh thuận
tiện để phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội với các tinh đồng bằng sông Cửu
Long và là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh
Với diện tích 6.803,5 ha chủ yếu gồm 3 nhóm đất chính: đất cát
giồng, đất phù sa và đất phèn tiềm năng Tài nguyên thiên nhiên nước chủ yếu từ nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm khai thác từ sông, hồ kênh,
rạch tuy nhiên trữ lượng nước không đáp ứng được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân Chưa phát hiện có các loại khoáng sản mà chủ yếu là cát xây dựng ở xã Long Đức với trữ lượng không lớn, chất lượng thấp và
phù thuộc vào dòng chảy của sông Cô Chiên Hiện nay trên địa bàn thành
phó Trà Vinh có nhiều địa điểm du lịch gắn liền với văn hóa dân tộc như
khu văn hóa du lich Ao Ba Om, Dén thé Bác Hồ các đi tích cô đèn, chùa
và tiềm năng phát triển khu du lịch sinh thái ấp Long Trị, xã Long Đức
Thành phố Trà Vinh có dân số 103.838 người (năm 2012), trong đó dân tộc
Khmer chiếm 19 96%, dân tộc Hoa chiếm 6,22%, dân tộc khác như người Chăm, người Án chiếm 0,2% và số đông còn lại là dân tộc Kinh Nguôn lao
Trang 33động có 64.407 người trong độ tuôi lao động, mật độ dân số tăng tự nhiên
hàng năm bình quân là 1 02%
2.1.2 Tình hình kinh tế xã hội của thành phố Trà Vinh
Thành phố Trà Vinh luôn coi trọng vai trò to lớn của chuyên dich
CCKT trong quá trình phát triển kinh tế của địa phương, trong đó việc xây
dựng và hình thành nên một CCKT hợp lý và hiệu quả có ý nghĩa rất quan
trọng đối với công cuộc tăng trưởng, phát triên kinh tế cũng như giải quyết
các vấn đề xã hội theo hướng tích cực tại bất cứ địa phương nào CCKT hợp lý thúc đây tăng trưởng kinh tế và đến lượt nó, tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện cần thiết để hoàn thiện hơn nữa CCKT trong tương lai
Việc thực hiện chuyên dịch CCKT trên địa bàn thành phố Trà Vinh
luôn bám sát quan điểm, chủ trương về phát triển thể hiện trong đường lối
chính sách của Đảng , Nhà nước và của tỉnh Trà Vinh nói chung và tình
hình thực tế của thành phố Trà Vinh nói riêng Một cách cụ thê, đó chính là
các định hướng phát triên đã được áp dụng trong thời gian qua và sẽ được
tiếp tục áp dụng trong thời gian tới Trong các định hướng phát triển đó,
nhiệm vụ chuyển dịch CCKT luôn được các nhà lãnh đạo, quản lý, hoạch
định chính sách nhắn mạnh và coi là nhiệm vụ hang dau Thanh phố Trà
Vinh là trung tâm tỉnh ly của tỉnh Trà Vĩnh, từ lâu đã giữ một vị trí không
kém phần quan trọng trong công cuộc phát triên kinh tế của tỉnh Chính quyền và nhân dân thành phố trong nhiều năm qua đã không ngừng thực hiện theo những đường lối, chính sách của Nhà nước và của tỉnh trong quá trình xây dựng và phát triên kinh tế thành phố Do đó vấn đề về chuyên dịch CCKT cũng luôn được thành phố coi là một nhiệm vụ quan trọng
xuyên suốt tiến trình phát triên kinh tế những năm qua và trong cả nhiều
năm tới Việc thực hiện chuyên dịch CCKT trong đó tập trung vào chuyên dịch cơ cấu kinh tế ngành là chủ yếu được xem như là cách thức đề đạt đến
Trang 34sự phát triển một cách nhanh nhất Chính vì vậy, đối với thành phố Tra
Vinh, việc quán triệt quan diém chi dao và linh hoạt tiến hành các bước
chuyên dịch căn cứ vào điều kiện khách quan và chính thực tế phát triển
những năm qua của của địa phương mình là một yêu cầu cấp thiết, đó không chỉ đơn thuần là việc chấp hành đường lối mà quan trọng hơn, đó là
con đường hữu hiệu đê cải thiện bộ mặt nền kinh tế của địa phương mình
Từ đó, thành phố đề ra các chương trình kế hoạch; tập trung phát
trién tiềm năng, lợi thế, đây mạnh chuyên dịch cơ cấu kinh tế: kịp thời phối
hợp, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh
tiếp cận các chính sách hô trợ, ưu đãi dé cải tiến trang thiết bị mở rộng sản
xuất, nâng chất lượng sản phâm, xây dựng thương hiệu, tăng sức cạnh tranh
trên thị trường Sản xuất nông nghiệp từng bước được chuyên đổi theo
hướng chuyên canh, nuôi trồng các loại cây, con mang lại hiệu quả cao và theo hướng nông nghiệp đô thị Công nghiệp và xây dựng từng bước giữ
vai trò đầu tàu trong nền kinh tế Thương mại - dịch vụ phát triển năng động, phát huy được vai trò là trung tâm dịch vụ và phân phối hàng hoá của
tinh “Trong những năm qua kinh tế thành phố đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, với mức tăng bình quân GDP 14,09% Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyên
dịch tích cực, tỷ trọng công nghiệp —- xây dựng từ 32,03% tăng lên 36 09%; thương mại - dịch vụ tir 58,03% tang lên 58,23%; nông nghiệp - thủy sản từ 9 94% còn § 68% ” (Trích VK ĐH ĐB Đảng bộ TPTV 2010 — 2015)
Về giáo dục: Trên địa bàn thành phố Trà Vinh hiện tại có trường Đại
hoc Tra Vinh, Cao Đăng Y tế, Trường Trung học văn hóa nghệ thuật,
Trường Trung cấp nghè, 02 trung tâm xúc tiến việc làm, trung tâm giáo dục
thường xuyên, nhiều cơ sở dạy nghề tư nhân và hệ thống các cấp học từ
mẫu giáo đến phô thông trung học, có trên 3.000 cán bộ, giáo viên quản lý,
giảng dạy; trên 30.000 học sinh, sinh viên học tập thường xuyên; có nhiều
Trang 35cán bộ khoa học có trình độ đại hoc, trên đại học đang công tác trên lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Các trường trên được đầu tư cơ sở vật chất khá khang trang, đảm đương được chức năng đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý, tay nghề kỹ thuật cho lao động và học sinh của
tỉnh, thành phố Ngoài việc tự tô chức đào tạo tại chỗ, các trường, trung
tâm hàng năm còn liên kết với các trường Đại học Cần Thơ, thành phó Hồ
Chi Minh, Đại học Da năng, Hà Nội để tô chức đào tạo theo yêu cầu nâng
cao, nhằm phục vụ cho các trương trình phát triển kinh tế của tỉnh và thành
phó Với phương châm 3 hóa (chuẩn hóa - xã hội hóa - hiện đại hóa), thành phó Trà Vinh tập trung xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao
trình độ của đội ngũ cán bộ ngành giáo dục - đào tạo, nhiều năm liên thành
phố giữ vững lá cờ đầu về giáo dục và đào tạo của tỉnh, thể hiện rõ nhất là
ti lệ học sinh đến trường năm 2012 trong độ tuôi tiêu học đạt 100%, trung
học cở sở đạt 98 08%: học sinh tốt nghiệp và hoàn thành chương trình các
cấp học đối với tiêu học hàng năm đạt 99 35%, trung học cở sở đạt 93,65%, trung học phố thông đạt 80,57%, học sinh xếp loại khá giỏi, trúng tuyên
vào các trường Đại học, cao đăng, trung học chuyên nghiệp đều tăng, tỷ lệ
bỏ học dưới 1,28%; có 6 trường đạt chuẩn quốc gia Công tác phô cập giáo dục được quan tâm, thành phó tiếp tục được công nhận chuẩn quốc gia về phô cập giáo dục tiêu học đúng độ tuôi và phô cập giáo dục trung học cở
sở với 10/10 phường - xã đạt chuân
Về y tế: Trên địa bàn thành phố có Bệnh viện đa khoa 700 gường, Bệnh viện y học cô truyền 150 giường, đang xây dựng thêm 4 Bệnh viện
với tông số trên 600 gường bệnh, như: Bệnh viện lao - phôi, Bệnh viện sản,
Bệnh viện Nhi, Bệnh viện quân -dân y Các trung tâm chuyên ngành đã
được đầu tư tương đối đồng bộ, với các trang thiết bị hiện đại, đáp ứng nhu
cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh và khu vực, bình quân hàng
Trang 36năm các bệnh viện đã khám và chữa trị cho hàng chục ngàn lượt bệnh nhân
trong và ngoài tỉnh Cùng với hệ thống các Bệnh viện lớn của tỉnh, thành phố đã đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ y tế cơ sở Đến nay đã có 08/10 trạm y tế phường - xã được công nhận
và tái công nhận đạt chuân quốc gia; 10/10 trạm y tế phường, xã có bác sĩ
phục vụ Hệ thống y tế tư nhân có 223 cơ sở, trong đó có 126 phòng mạch,
7 cơ sở sản xuất thuốc, 48 nhà thuốc và đại lý thuốc, 19 phòng trồng răng
góp phần cùng nhà nước thực hiện tốt công tác xã hội hóa về y tế trên địa bàn Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình được quan tâm, nhiều chiến
dịch truyền thông dân số được tô chức triển khai thực hiện có hiệu quả Tỷ
lệ tăng dân số của thành phố nhiều năm liền giữ mức 1,02%/năm
Về văn hóa, thể dục, thê thao: Các hoạt động văn hóa trên địa bàn như: Cô động, thông tin tuyên truyền, hội diễn văn nghệ đã phục vụ khá tốt
và đem lại hiéu qua thiết thực cho nhân dân Tại trung tâm thành phó có
nhà văn hóa thiếu nhi, nhà văn hóa thành phó, trung tâm văn hóa người
Hoa, Câu lạc bộ người cao tuôi, sân vận động, sân tennis, thư viện, bảo tàng, nhà tập luyện thê thao quy mô cấp tỉnh Khu văn hóa du lịch Ao - Bà Om cùng với chùa Ang, Nhà bảo tàng văn hóa dân tộc Khmer, tạo thành
một quân thê thiên nhiên rất đẹp và được Bộ văn hóa - du lịch công nhận là
di tích văn hóa cấp Quốc gia
Thành phố Trà Vinh xây dựng Đài truyền thanh, thu và phát sóng EM, phủ sóng 100% phường xã Phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư đã đi vào chiều sâu, đến nay có 92,3% gia đình và 05/10
phường xã đạt chuân văn hóa, 100% cơ quan trên địa bàn đạt chuân văn
minh Cùng với vốn đầu tư của nhà nước, công tác xã hội hóa được chú
trọng và khuyến khích, đến nay có 10/10 phường xã có điểm sinh hoạt văn
Trang 37hóa công cộng và các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thê dục thê thao trên
địa bàn
Về thực hiện chính sách và xóa đói giảm nghèo: Các chính sách xã
hội được thực hiện tốt; người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, bảo hiém
xã hội được quan tâm chỉ đạo bằng nhiều hình thức thích hợp: đã tuyên truyền và tô chức vận động các quỹ an sinh xã hội được trên 100 tỷ đồng: xây dựng 3.302 căn nhà tình nghĩa, đối tượng chính sách; 1.405 căn nhà đại
đoàn kết và nhà tình thương, đồng thời phấn đấu giải quyết cơ bản về xây
dựng nhà tình nghĩa, tình thương vào năm 2015
Chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm được
các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thê thực hiện có hiệu quả, hàng năm
thành đã giải quyết việc làm trên 4.000 lao động, trong đó có trên 60% lao động được đào tạo nghề Đời sống kinh tế, văn hóa, tỉnh thần của đa số
nhân dân được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố còn 6 03%
Về an ninh - quốc phòng: Tình hình an ninh chính trị trên địa bàn cơ bản ôn định Trong công cuộc đổi mới, thành phố luôn làm tốt việc gắn phát triên kinh tế với an ninh - quốc phòng, an ninh - quốc phòng với phát triển kinh tế
Công tác dân tộc, tôn giáo được quan tâm, tạo mọi điều kiện để các tôn giáo hoạt động đúng theo quy định của pháp luật Thực hiện tốt các
chính sách hỗ trợ của Chính phủ và của địa phương góp phản cải thiện, nâng cao đời sóng của đồng bào vùng dân tộc; xây dựng được mối đoàn kết gắn bó giữa chính quyên, cộng đồng với đồng bào dân tộc và các tôn giáo
Giao thông và phát triển đô thị:
Từ năm 2005 đến nay tỉnh đã tập trung chỉ đạo phát triển giao thông
theo tiêu chí của đô thị loại II Đến cuối năm 2008 tỉ lệ đất giao thông so
với đất xây dựng đô thị là 21% Mật độ đường chính đô thị, giao thông
Trang 38trong khu ở có chất lượng với mặt đường thảm nhựa được nâng lên, hiện đạt 3,6 km/km” Các hẻm được bê tông hóa, via hè được nâng cấp khang trang sạch đẹp Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đạt 12%
Tông diện tích đất dành cho xây dựng giao thông đô thị là 296 ha,
chiếm 21% so với diện tích đất xây dựng đô thị
- Đường bộ: Thành phó có 99,46 km đường giao thông bộ, với đường
quốc lộ, tỉnh lộ và các trục đường phố chính, đường khu vực, đường nội bộ
Phần lớn giao thông nội thị được thảm nhựa, khu vực nội thị có 45 tuyến
đường trục chính được thảm nhựa dài 52,101 km, mật độ đường chính đạt
3,75 km/kmỶ Nếu tính tới cả đường khu vực thì mật độ đường chính đạt
7,67 km/km’
Hiện tại thành phố có đường Quốc lộ 53, 54, 60 đi qua với chiều dài
13,018 km Mạng lưới giao thông đối ngoại của thành phố đang được đầu tư xây dựng mới gồm tuyến đường Vành đai thành phố, đường Đông Khởi,
đường D5 phường 5, đường ra đèn thờ Bác, đường Lò Hột phường 5, đặc
biệt Phà sông Cổ Chiên nối thành phố Trà Vinh với Bến Tre đã đi vào hoạt
động, đồng thời thành phố có 28,69 km đường thủy, là điều kiện thuận lợi
về giao thông đối ngoại của thành phố trong hiện tại và trong tương lai
Thành phố có 01 bến xe trung tâm với diện tích 6.000 mỶ là điểm tập kết đón, trả khách của các phương tiện giao thông từ các tuyến liên tinh ve;
bình quân lưu lượng các loại xe khách tại bến là 110 xe/ngày đêm, với số lượng luân chuyên hành khách là 1.980 lượt/ngày
- Đường thuỷ: Sông Cô Chiên và các nhánh sông năm trên địa bàn thành phố, là các tuyến giao thông tủy quan trọng Có 01 cảng sông 40.000m2 năm cạnh khu công nghiệp Long Đức Năng lực vận chuyển
hàng hóa trên 10 triệu tấn, chiếm gần 40% tông khối lượng vận tải hàng
hoá trong năm.
Trang 39- Hệ thống thuỷ lợi: Khai thác có hiệu quả các công trình của dự án
Nam Măng Thít, khu C Láng Thé hệ thống thủy lợi nội đồng cơ bản hoàn
chinh Đất nông nghiệp được ngăn mặn và tưới tiêu toàn bộ
Công tác quy hoạch đô thị được các cấp đặc biệt quan tâm, đã phê duyệt quy hoạch điều chỉnh và mở rộng quy hoạch chung - quy mô đô thị
loại HI, quy hoạch tông thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 và tầm
nhìn đến năm 2020, quy hoạch chi tiết xây dựng khu dân cư phường 8, 9, quy hoạch chi tiết sử dụng đất phường 7, 8, 9, điều chinh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và các quy hoạch chuyên ngành khác, tính đến nay
trên địa bàn thành phố Trà Vinh có 33 đồ án, trong đó: quy hoạch chỉ tiết được duyệt 20 đồ án với tông diện tích 958,09 ha, chiếm tỷ lệ 33 % Đang
thuê tư vấn lập quy hoạch chỉ tiết trung tâm hành chính tỉnh (sân bay cũ); quy hoạch chỉ tiết hành lang sân bay; quy hoạch chỉ tiết một phần phường
l, 4, 6, 7, 9 và xã Long Đức với diện tích khoảng 1.000 ha, nâng tông số lên 1.958 09 ha, đạt 67 34 3% Đặc biệt, thành phó còn là một trong sáu đô
thị được ưu tiên đầu tư theo chương trình nâng cấp đô thi Quốc gia của
Chính phủ giai đoạn đầu (2011 - 2017) với vốn vay 43 triệu USD của
Ngân hàng Thế giới và nguồn vốn phải đối ứng 22 triệu USD, tập trung cho
việc nâng cấp hạ tầng kỹ thuật đối với những khu đô thị có thu nhập thấp
(khu LIA)
Cơ sở hạ tầng đô thị được đầu tư phát triên nhanh, từ khi thành phố Trà Vinh được công nhận là đô thị loại III đến nay, được sự quan tâm của Trung ương và tỉnh, thành phố Trà Vinh đã huy động mọi nguồn lực đầu tư
phát triên đô thị, nhất là lĩnh vực quy hoạch và phát triên hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chỉnh trang đô thị
Hiện nay trên địa bàn thành phố có 67 dự án, công trình đã và đang
đầu tư xây dựng với tông số vốn trên 1.374.41 tỷ đồng Trong tông số các
Trang 40dự án trên, có một số công trình quan trọng, sau khi xây dựng hoàn thành
sẽ tạo ra điểm nhắn cho sự phát triên của đô thị Nhìn chung đến nay thành phố Trà Vinh đã có những thay đôi lớn, bộ mặt đô thị ngày càng phát triển
theo hướng văn minh, hiện đại, vệ sinh môi trường được cải thiện đáng kê Điện lưới, nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường:
Do đã đầu tư nâng cấp, cải tạo, xây dựng nguồn lưới điện nên thành
phố đã giải quyết tốt vấn đề cấp điện sinh hoạt, chiếu sáng đô thị Khu vực nội thị có 100% hộ sử dụng điện, bình quân đầu người đạt 750
kwh/người/năm Tất cả 100% đường phố chính của thành phố, các công
viên, các mảng xanh đô thị, các tiêu đảo giao thông đều được chiếu sáng
Thành phố có 01 nhà máy nước có công suất 18.000mỶ ngày đêm đủ
cung cấp cho 100% dân số nội thành dùng nước máy với mức 130 líi/ngày/người
Mật độ đường cống thoát nước chính đạt 3,6km/km’ , dang khoi
động dự án cấp thoát nước do Chính phủ Đức tài trợ sau khi hoàn thành sẽ nâng tỷ lệ nước bân được thu gom và xử lý đạt mức quy định
Về vệ sinh môi trường, đất cây xanh đạt lóm” /người/cây, công tác
thu gom và xử lý rác thải bằng phương pháp vi sinh đạt 90%
2.1.3 Khả năng về vốn của thành phố Trà Vinh
Tập trung khai thác tốt các nguồn thu, tông thu ngân sách dia ban năm 2012 đạt 533 591 tỉ đồng, mức tăng thu bình quân hàng năm 9 77%
Công tác quản lý chỉ ngân sách đi vào nề nếp, chi ngân sách trên tỉnh thần
tiết kiệm và luôn đảm bảo có tích luỹ, ưu tiên đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị Huy động tô vốn đầu tư toàn xã hội đạt 2 953 tỉ
đồng tăng bình quân 26,7%, doanh số cho vay 4.596 tỷ đồng đồng tăng
25%, du ng cho vay 4.491,11 ti đồng, tăng 41,17 % Thực hiện chính sách
kích cầu của Chính phủ đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho 7.173 doanh nghiệp