s* Đối với Công ty Cô phần Nam Việt v Đề tài này sẽ cung cấp cho Ban lãnh đạo một mô hình tổng thé cho việc tối ưu hóa các hoạt động từ khâu điều phối nguồn nguyên liệu đến khi phân phối
Trang 1LUAN VAN
ĐÈ TÀI: Nghiên Cứu Chuỗi Cung Ứng Của Mặt Hàng Cá Tra, Cá Basa
Trang 2MUC LUC Loi Mé Dau
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng chuỗi cung ứng của mặt hàng Cá Tra, Cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt
Chương 3: Một số biện pháp cải tiến chuỗi cung ứng và nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Nam Việt.
Trang 3LOI MO DAU
calle
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hơn 20 năm qua, ngành thủy sản Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc,
toàn diện, cả về khai thác, nuôi trồng và chế biến xuất khẩu, liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng bình quân 17%/năm Thủy sản đã trở thành
một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, hội nhập sâu, rộng và đạt được
những thành công khá ấn tượng với nền kinh tế thế giới, đưa Việt Nam trở thành một
trong những quốc gia mạnh về thủy sản Năm 2009, Việt Nam đã xuất khẩu 85 loại sản phẩm thủy sản sang 163 quốc gia với khối lượng 1,22 triệu tấn, kim ngạch xuất khâu đạt 4,25 tỉ USD, trở thành 1 trong 6 nước xuất khâu thủy sản hàng đầu thế giới Trong đó, sản phẩm Tôm và Cá Tra, Cá Basa vẫn là hai sản phâm chủ lực của thủy sản Việt Nam với
giá trị tương ứng 1,67 tỷ USD chiếm 39,4% và 1,34 tỷ USD chiếm 31,6% Riêng sản
phẩm Cá Tra, Cá Basa đã xuất khẩu sang 133 thị trường trên thế giới với khối lượng
607,7 ngàn tân thành phâm.[26]
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thực tế cho thấy tầm quan trọng của sản
phẩm Cá Tra, Cá Basa đối với ngành thủy sản Việt Nam cũng như những lợi ích mà nó mang lại cho nền kinh tế Việc xuất khẩu Cá Tra, Cá Basa đã góp phần tạo nên sức tăng trưởng nhảy vọt của xuất khâu thủy sản và hàng năm mang lại cho Nhà nước một khối lượng lớn ngoại tệ phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước
Nhờ những ưu ái mà thiên nhiên ban tặng, các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long đã phát triển mạnh mẽ nghề nuôi Cá Tra, Cá Basa Nghề nuôi phát triển kéo theo các nhà máy chế biến cũng mọc lên ngày một nhiều Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng Cá Tra, Cá Basa của Việt Nam vào các thị trường như Mỹ và một số các nước thuộc khối EU cũng ngày một tăng, đến mức Hiệp hội chủ trại nuôi cá da trơn Mỹ (CFA) phải lên tiếng về việc Cá Tra, Cá Basa gia tăng thị phần đáng kế và có nguy cơ đe đọa ngành cá Catfish của Mỹ Không chỉ dừng lại ở đó, Hiệp hội này còn đệ đơn lên Ủy Ban Hiệp thương Quốc
Trang 4tế Mỹ (ITC) và Bộ thương mại Mỹ (DOC) kiện một số doanh nghiệp Việt Nam chống bán
phá giá mặt hàng Cá Tra, Cá Basa vào Mỹ
Vụ kiện kéo dài từ năm 2002 tới năm 2006 mới kết thúc, kết quả cuối cùng các
doanh nghiệp Việt Nam thua kiện, việc thua kiện cũng xuất phát bởi nhiều nguyên nhân Tuy nhiên, có thể nói nguyên nhân chính là việc chúng ta nuôi và chế biến không tuân theo bat ky một tiêu chuẩn quốc tế nào đã gây bắt lợi khi chúng ta không có cơ sở chứng minh nguồn gốc, chất lượng sản phẩm, cũng như những chỉ phí liên quan để bác bỏ lại luận điểm cho rằng chúng ta bán phá giá Thua kiện, các đoanh nghiệp còn phải trả nhiều
cái giá dat như bị Mỹ áp đặt thuế chống bán phá giá theo mức thuế khác nhau, kéo theo
việc sản lượng xuất khẩu vào thị trường nước này giảm đáng kẻ
Cũng chính vụ kiện này đã đưa thương hiệu của Cá tra, Cá Basa đến với thị trường thế giới nhiều hơn Đó là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường sang các nước khác, nhưng thực tế chất lượng sản phẩm của chúng ta có thể đáp ứng được những yêu cầu của thị trường đó hay không? Khi mà có một thực trạng đáng buồn là sự thiếu hiểu biết của người nông dân trong quá trình nuôi, mỗi người nuôi theo mỗi kiểu khác nhau, vai trò của các cơ quan quản lý còn mờ nhạt, sự lạm dụng thuốc
kháng sinh, sử dụng hóa chất bị cấm sử dụng đối với mặt hàng thủy sản dẫn đến chất
lượng nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp chế biến không đảm bảo chất lượng Mặt khác, chúng ta cũng không thể bỏ qua việc một số doanh nghiệp chế biến vì chạy
theo lợi nhuận mà có những hành vi gian lận trong kinh doanh như: lạm dụng mạ băng
làm tăng trọng lượng ảo cho sản phẩm, lạm dụng các hóa chất phụ gia để bảo
quản Phương thức làm ăn “chụp giật” này không thể tồn tại lâu dài khi mà thị trường chúng ta hướng đến đều là những thị trường khó tính Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cần có tầm nhìn và chiến lược lâu dài, phải tuân thủ các tiêu chuẩn khắt khe từ đối tác
Tức là, sản phẩm của chúng ta phải hoàn toàn sạch và không có dư lượng hóa chất, kháng sinh bị cắm, có nguồn gốc rõ ràng
Vậy làm thế nào đề phát triển một cách bền vững? làm thế nao dé nang cao vi thé
doanh nghiệp mình trên trường quốc tế khi mà việc cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt? làm thế nào để các đoanh nghiệp yên tâm về nguồn nguyên liệu luôn ổn định trước những
Trang 5biến động về giá cả của thị trường? Tác gia cho rằng, đây là nỗi trăn trở của nhiều chủ doanh nghiệp
Trên thực tế, chìa khóa cho thành công trong kinh doanh toàn cầu ngày nay đều liên quan tới cụm từ “Chuỗi cung ứng” — đây chính là câu trả lời cho những câu hỏi trên dành cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khâu Cá Tra, Cá Basa của Việt Nam Chỉ khi nào chúng ta áp dụng chuỗi cung ứng trong nuôi, chế biến và xuất khâu thì khi đó chúng ta mới yên tâm về tương lai của Cá Tra, Cá Basa và sự phát triển của các doanh nghiệp
Bởi lẽ, trong chuỗi có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa nhà nuôi, nhà chế biến và nhà
phân phối Điều này giúp các doanh nghiệp có được nguồn cung cấp hàng hóa, nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng, có khả năng truy xuất nguồn gốc sản phâm cũng như có
được kênh tiêu thụ hàng hóa ổn định, tránh được tình trạng tồn kho thành phẩm quá nhiều
hoặc quá ít, gây ứ đọng vốn hoặc thiếu hàng
Là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực chế biến và xuất khâu Cá Tra, Cá Basa của Việt Nam, nhưng cho đến nay Công ty Cổ phần Nam Việt vẫn chưa có một sự nghiên cứu nghiêm túc nào về chuỗi cung ứng sản phẩm Các quyết định của chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong sự thành công hay thất bại của một Công ty Thế
nhưng, tại Công ty việc thực hiện chuỗi cung ứng nội bộ như hiện nay chủ yếu dựa trên
kinh nghiệm của Ban lãnh đạo Chính vì lẽ đó, cùng với sự thành công, cũng có lúc Công ty cũng đã trả giá đắt cho việc mắt thị trường Nga và Mỹ (với mức thuế 53,68%) là những bài học lớn từ việc thiếu tính chuyên nghiệp trong việc áp đụng chuỗi cung ứng
Là người làm công tác quản lý cấp cao và trực tiếp tham gia vào điều hành một số lĩnh vực nuôi, chế biến và xuất khẩu Cá Tra, Cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt từ những ngày đầu mới thành lập Tác giả nghĩ rằng, nếu Công ty muốn giữ vững vị trí đầu bảng trong ngành thủy sản Việt Nam và phát triển bền vững thì không thể không có cái nhìn nghiêm túc về chuỗi cung ứng Bởi chuỗi cung ứng là phương pháp, là con đường đề các đoanh nghiệp trong đó có Nam Việt có được những sản phâm sạch “từ con giống đến bàn ăn” — đó chính là “tấm vé” để chúng ta đi đường “cửa chính” bước vào thị trường toàn cầu với những tiêu chuẩn khắt khe nhất Điều này thực sự là nỗi trăn trở của Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Nam Việt nói chung và của chính tác giả nói riêng Và đó cũng
Trang 6chính là ly do thôi thúc tác gia chon đề tài “*Nghiên cứu chuỗi cung ứng của mặt hàng Cá Tra, Cá Basa tại Công ty Cô phần Nam Việt”? để làm luận văn thạc sỹ chương trình Cao học Quản trị kinh doanh Tác giả tin rằng, đây không chỉ là vấn đề riêng Công ty Cổ phần Nam Việt mà còn là vấn đề chung của rất nhiều doanh nghiệp trong ngành chế biến thủy sản tại Việt Nam hiện nay Do vậy, việc nghiên cứu đề tài này trong bối cảnh môi trường kinh doanh và hiện trạng của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cũng là góp phần vào sự thành công của các doanh nghiệp cùng lĩnh vực trong tương lai để phát triển bền vững và nâng cao năng lực trong cạnh tranh là hoàn toàn khả thi
2 Mục tiêu nghiên cứu
v_ Phân tích đặc điểm của các bên có liên quan trong chuỗi cung ứng về các vấn đề: chỉ phí, tính hợp tác, VSATTP, việc truy xuất, giấy chứng nhận, cơ quan kiểm tra, rủi ro và hiệu quả
+ Phân tích những điểm mạnh và điểm yếu; cơ hội và thách thức của chuỗi cung ứng
Ca Tra, Ca Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cải
tiến hệ thống chuỗi cung ứng
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
v Đối tượng nghiên cứu: Nhà cung cấp/ Người nuôi, Nhà sản xuất/ Công ty Cổ phần
Nam Việt, Khách hàng
Y Phạm vi nghiên cứu: Các vấn đề đặt ra trong mục tiêu nghiên cứu của mặt hàng Cá Tra, Cá Basa đông lạnh tại Công ty Cô phần Nam Việt
4 Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp luận phân tích: Lợi thế cạnh tranh của Michael E Porter, chuỗi cung
ứng, chuỗi giá trị, tiêu chuẩn Global GAP, BRC
+ Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu: Dé thực hiện đề tài này tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp thống kê mô tả; phương pháp so sánh; phương pháp chuyên gia; phương pháp phỏng vấn trực tiếp.
Trang 7+ Dữ liệu sơ cấp: Tác giả tiến hành phỏng van trực tiếp với Ban lãnh đạo, một số cán bộ quản lý và nhân viên có liên quan đến công tác quản lý doanh nghiệp trong lĩnh vực nuôi và chế biến Cá Tra, Cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt Bên cạnh đó, thông tin cũng còn được thu thập từ những nhà cung cấp như thức ăn đầu vào cho cá, các hộ nông dân nuôi cá bằng hình thức phỏng vấn qua điện thoại, trao đổi trực tiếp và sử đụng bảng câu hỏi
+ Dữ liệu thứ cấp: được thu thập từ nhiều nguồn bao gồm: Hiệp hội chế biến và xuất khâu thủy sản Việt Nam (VASEP); Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nafiqad; các tạp chí thủy sản; các giáo trình; các bài luận văn đã nghiên cứu trước đó và các nguồn thông tin từ Internet Mục đích chính của việc thu thập thông tin là để mô tả hiện trạng nền công nghiệp thủy sản Việt Nam
5 Ý nghĩa của đề tài
Cho đến nay, đây là đề tài nghiên cứu nghiêm túc về chuỗi cung ứng cho mặt hàng
Cá Tra, Cá Basa tại Công ty Cô phần Nam Việt Đề tài nghiên cứu này hy vọng mang lại
ý nghĩa rất lớn cho các bên liên quan sau:
s% Đối với tác giá
v Củng cố các kiến thức lý luận chung về lợi thế cạnh tranh, chuỗi cung ứng, chuỗi
giá trị đã được học trong chương trình cao học vào thực tiễn doanh nghiệp
v_ Tăng cường kỹ năng của chính tác giả trong việc nghiên cứu chuỗi cung ứng từ
vùng nuôi, chế biến, xuất khâu, phân phối Đây cũng là cơ sở để tác giả có thể thực hiện
những cuộc nghiên cứu sâu hơn và rộng hơn trong nhiều lĩnh vực khác
s* Đối với Công ty Cô phần Nam Việt
v Đề tài này sẽ cung cấp cho Ban lãnh đạo một mô hình tổng thé cho việc tối ưu hóa các hoạt động từ khâu điều phối nguồn nguyên liệu đến khi phân phối sản phẩm cuối
cùng được nghiên cứu sâu, có cơ sở khoa học và số liệu thực tiễn để xem xét và từ đó có thể đưa ra các quyết định cần thiết cho doanh nghiệp trong việc đạt được các mục tiêu
v Giúp các khâu trong chuỗi cung ứng liên kết lại với nhau tạo thành một mắt xích vững chắc thuận lợi trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, nhằm đáp ứng các yêu cầu
Trang 8ngày càng khắt khe từ các thị trường khó tính, gia tăng sự thỏa mãn của khách hàng và các bên liên quan thông qua việc cải thiện các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng để tạo
lợi thế cạnh tranh
v Làm nổi bật những khoảng cách còn tồn tại trong hoạt động chuỗi cung ứng, những vấn đề cần phải thay đối để Công ty phát triển bền vững
s% Đối với các nhà cung cấp, khách hàng
* Nhà cung cấp được hưởng lợi khi mô hình được thực hiện thông qua: thông tin về tiêu chuẩn nguyên liệu được minh bạch, thời gian nhận đơn hàng được rút ngắn
* Khách hàng sẽ tăng sự hài lòng vì được nhận hàng đúng phẩm chất, chất lượng và thời gian
s* Đôi với ngành nuôi và chê biên Cá Tra, Cá Basa ớ Việt Nam:
Cung cấp những phân tích súc tính, có giá trị về việc nghiên cứu xây dựng và quản trị chuôi cung ứng sản phâm trong ngành nuôi và chê biên Cá Tra, Cá Basa ở Việt Nam
*_ Đưa ra mô hình chuỗi cung ứng phù hợp với tiêu chuân Global GAP, tiéu chuan BRC mà các doanh nghiệp cùng ngành khác ở Việt Nam có thê tham khảo
6 Kết cấu luận văn:
Đề tài nghiên cứu được hoàn thành dưới dạng báo cáo luận văn thạc sỹ, bao gồm 03
chương sau đây:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng chuỗi cung ứng của mặt hàng Cá Tra, Cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt
Chương 3: Một số biện pháp cải tiến chuỗi cung ứng và nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Nam Việt.
Trang 9Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh của Michael E Porter 1.1.1 Lợi thế cạnh tranh theo quan điểm của Michael E Porter
Theo Michael E Porter “sự thịnh vượng của một quốc gia là cái được tạo ra chứ
không phải cái được thừa hưởng” Nó không phát triển từ sự sẵn có tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, lãi suất, hay giá trị tiền tệ của một quốc gia giống như điều mà
kinh té hoc c6 dién khang khang khang dinh [1, 24]
Khả năng cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc vào năng lực của các ngành trong việc đổi mới và nâng cấp của quốc gia đó Các công ty tạo ra được lợi thế so với các đối
thủ cạnh tranh giỏi nhất trên thế giới là do áp lực và thách thức Các công ty này hưởng
lợi từ việc có những đối thủ cạnh tranh mạnh ở trong nước, các nhà cung ứng nội địa năng động, và những khách hàng trong nước có nhu cầu [1]
Trong một thế giới cạnh tranh toàn cầu ngày càng khốc liệt, các quốc gia đã trở
nên quan trọng hơn, chứ không phải kém quan trọng đi Vì cơ sở của sự cạnh tranh đã
dịch chuyên ngày càng nhiều sang sự tạo ra và mô phỏng kiến thức, cho nên vai trò của quốc gia đã tăng lên Lợi thế cạnh tranh được tạo ra và duy trì thông qua một quá trình địa
phương hóa cao độ Tắt cả những khác biệt về giá trị, văn hóa, cơ cấu kinh tế, định chế và
lịch sử của các nước đều đóng góp cho sự thành công về cạnh tranh Đây là những khác biệt đáng kể trong các kiểu hình của khả năng cạnh tranh tại mọi quốc gia; không một quốc gia nào có thể hay sẽ có khả năng cạnh tranh tại mọi hay thậm chí phần lớn các ngành Cuối cùng, các nước thành công trong các ngành cụ thể bởi vì môi trường nội địa của các nước đó hướng về tương lai nhất, năng động nhất và thách thức nhất [1]
Trang 101.1.2 Những nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia theo Mô hình kim cương của Michael E Porter
Tại sao một số công ty nhất định tại một số quốc gia cu thể lại có khả năng đôi
mới? Tại sao các công ty này không ngừng theo đuổi những sự cải thiện, qua đó tìm kiếm một nguồn ngày càng tinh vi hơn của lợi thế cạnh tranh? Tại sao một số công ty có khả năng vượt qua được những rào cản đáng kê đối với sự thay đổi và đổi mới mà rất thường đi kèm với sự thành công?
Câu trả lời nằm trong bốn thuộc tính lớn của một quốc gia, các thuộc tính mà đứng riêng hay như một hệ thống tạo ra hình thoi của lợi thế quốc gia, sân chơi mà mỗi quốc gia thiết lập và hoạt động cho các ngành của mình Michael E Porter cũng đã đưa ra hình
ảnh “Viên Kim Cương Cạnh Tranh Quốc Gia” gồm 4 mặt, để xác định ưu điểm và nhược
điểm trong cạnh tranh của một đất nước và các ngành kinh tế quan trọng của đất nước đó Những thuộc tính này theo Michael E Porter là:
“ _ Các điều kiện nhân tố sản xuất: Các nhân tố sản xuất, ví dụ như lao động có kỹ
năng hay cơ sở hạ tầng, cần thiết để cạnh tranh trong một ngành đã biết Một quốc gia sẽ xuất khẩu những hàng hóa mà sử dụng nhiều nhất các nhân tố mà quốc gia đó tương đối dư thừa Học thuyết này, đã có nguồn gốc xa xưa từ thời Adam Smith và David Ricardo và được gắn chặt với kinh tế học cô điển Trong các ngành kinh tế mà tạo ra xương sống cho bat kỳ nền kinh tế tiên tiến nào, một quốc gia không kế thừa mà thay vào đó tạo ra các nhân tố sản xuất quan trọng nhất — ví dụ như nguồn nhân lực có kỹ năng hay một cơ
sở khoa học Hơn nữa, nguồn dự trữ các nhân tố mà một quốc gia co duoc 6 mot thoi
điểm cụ thê là ít quan trọng hơn cho với tốc độ và tính hiệu quả mà quốc gia đó tạo ra, nâng cấp và sử dụng các nhân tố này trong những ngành cụ thể Các quốc gia thành công trong những ngành mà họ đặc biệt giỏi trong việc tạo ra nhân tố Lợi thế cạnh tranh tạo ra từ sự hiện diện của các định chế có đăng cấp thế giới mà trước tiên tạo ra các nhân tố chuyên môn hóa và sau đó không ngừng hoạt động nhằm cải tiến các nhân tố này
“ Các điều kiện nhu cầu: Bản chất của nhu cầu thị trường nội địa cho sản phâm hay dịch vụ của một ngành Các quốc gia tạo được lợi thế cạnh tranh trong những ngành mà ở đó nhu câu trong nước tạo cho các công ty một bức tranh rõ ràng hơn hay sớm hơn về các
Trang 11nhu cầu đang nổi lên của người mua, và nơi mà những người mua có yêu cầu cao gây áp
lực buộc các công ty phải đôi mới nhanh hơn và đạt được những lợi thế cạnh tranh tinh tế
hơn so với các đối thủ nước ngoài của mình Qui mô của thị trường trong nước tỏ ra kém quan trọng hơn nhiều so với đặc trưng của thị trường trong nước Những người mua tại địa phương có thể giúp cho các công ty của một quốc gia tạo được lợi thế cạnh tranh néu nhu cầu của họ tiên liệu trước hay thậm chí định hình các nhu cầu tại những quốc gia khác - nếu nhu cầu của họ cung cấp “các chỉ số cảnh báo sớm” đang diễn ra về các xu hướng thị trường toàn cầu
“ Các ngành công nghiệp có liên quan và hỗ trợ: Sự hiện diện hay vắng mặt trong một quốc gia của các ngành cung ứng và các ngành có liên quan khác mà có khả năng cạnh tranh quốc tế Các nhà cung ứng có khả năng cạnh tranh quốc tế tại nước chủ nhà tạo ra những lợi thế trong những ngành hàng theo nhiều cách thức khác nhau Họ cung cấp
các yếu tố đầu vào giá rẻ nhất theo một cách thức hữu hiệu, nhanh chóng và đôi khi ưu
tiên Những nhà cung ứng và người sử dụng cuối cùng nằm gần nhau có thê tận dụng các tuyến liên lạc ngắn, dòng thông tin nhanh chóng và thường xuyên, và sự trao đối các ý tưởng và sự đôi mới đang diễn ra Các công ty có cơ hội gây ảnh hưởng đến các nỗ lực kỹ thuật của các nhà cung ứng của mình và có thể phục vụ như là các điểm thử nghiệm cho các công việc nghiên cứu và phát triên, qua đó đây nhanh nhịp độ đôi mới
_ Chiến lược, cơ cấu và sự cạnh tranh của công ty: Các điều kiện trong một quốc gia mà cách thức quản trị của các công ty được tạo ra, cách thức tô chức và quản lý, cũng như bản chất của sự ganh đua trong nước Không có hệ thống quản lý nào là phù hợp trên toàn cầu — bất kế sự quyến rũ hiện tại với cách quản lý của người Nhật Khả năng cạnh
tranh trong một ngành cụ thể tạo ra từ sự hội tụ các thông lệ quản lý và phương thức tô
chức được ưa thích tại quốc gia đó và các nguồn của lợi thế cạnh tranh trong ngành đó Những định tố này tạo ra môi trường quốc gia mà trong đó các công ty được sinh ra và học hỏi cách thức cạnh tranh (xem Hình 1.1) Mỗi điểm trên hình thoi - và hình thoi như là một hệ thống ảnh hưởng đến các thành phần cơ bản cho việc đạt được sự thành công trong cạnh tranh trên trường quốc tế: sự sẵn có của các nguồn lực và kỹ năng cần thiết cho lợi thế cạnh tranh trong một ngành; thông tin giúp định hình các cơ hội mà
Trang 12những công ty nhận thức được và các phương hướng mà qua đó các công ty này sử dụng những nguôn lực và kỹ năng của mình; mục tiêu của những người sở hữu, nhà quản lý, và các cá nhân trong công ty; và quan trọng nhất, những áp lực đối với các công ty trong việc
đầu tư và đối mới
Khi một môi trường quốc gia cho phép và hỗ trợ sự tích lũy nhanh nhất của các tài sản và kỹ năng chuyên môn hóa - đôi khi đơn giản bởi vì nỗ lực và sự cam kết lớn hơn — các công ty tạo được một lợi thế cạnh tranh Khi một môi trường quốc gia cho phép thông tin đang xảy ra và sự hiểu biết sâu sắc tốt hơn về nhu cầu sản phẩm và các qui trình, thì
các công ty tạo được một lợi thế cạnh tranh Cuối cùng, khi một môi trường quốc gia tao
áp lực buộc các công ty phải đổi mới và đầu tư, thì các công ty vừa tạo được lợi thế cạnh tranh vừa nâng cấp được những lợi thế đó theo thời gian.[ 1]
Chiến lược, cơ câu và sự cạnh tranh của công ty
Các ngành hỗ trợ và có liên quan
Hình 1.1 Mô hình kim cương về lợi thế cạnh tranh của Michael E Porter
trong cuôn “Lợi thê cạnh tranh” 1.2 Lý thuyết về chuỗi cung ứng
1.2.1 Định nghĩa về chuỗi cung ứng
Trang 13Chuỗi cung ứng là gì? Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trực tiếp hay gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn công ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của nó Ví dụ khi khách hàng mua trực tuyến máy tính Dell, bên cạnh các thành viên khác, chuỗi cung cấp bao gồm khách hàng Trang web của công ty Dell sẽ nhận đơn đặt hàng của khách hàng, nhà máy lắp ráp của Dell, và tất cả nhà cung cấp của Dell Trang web cung cấp cho khách hàng thông tin về sản phâm, chủng loại sản pham và tính sẵn sàng của sản phẩm Khách hàng khi truy cập vào trang web, tìm hiểu
thông tin về sản phẩm, giá cả và thực hiện việc đặt hàng đi kèm với thủ tục và phương
thức thanh toán qua mạng Sau đó khách hàng sẽ trở lại trang web dé kiém tra tình trạng của đơn hàng Các giai đoạn sâu hơn trong chuỗi cung cấp sử dụng thông tin về đơn hàng của khách hàng đề đáp ứng yêu cầu Tiến trình liên quan đến dòng thông tin thêm, về sản phẩm và tài chính giữa các giai đoạn khác nhau của chuỗi cung ứng [2, 25]
Qua ví dụ này ta thấy răng khách hàng là thành tố tiên quyết của chuỗi cung ứng Mục đích then chốt cho sự hiện hữu của bất kỳ chuỗi cung ứng nào là để thỏa mãn nhu cầu khách hàng, trong tiễn trình tạo ra lợi nhuận cho chính nó Các hoạt động chuỗi cung
ứng bắt đầu với đơn đặt hàng của khách hàng và kết thúc khi khách hàng thanh toán đơn
đặt hàng của họ Thuật ngữ chuỗi cung ứng gợi nên hình ảnh sản phẩm hoặc cung cấp dịch chuyên từ nhà cung cấp đến nhà sản xuất đến nhà phân phối đến nhà bán lẻ đến khách hàng đọc theo chuỗi cung ứng Điều quan trọng là phải mường tượng dòng thông tin, sản phẩm và tài chính dọc cả hai hướng của chuỗi này Trong thực tế, nhà sản xuất có
thê nhận nguyên liệu từ vài nhà cung cấp và sau đó cung ứng đến nhà phân phối Vì vậy,
đa sô các chuôi cung ứng thực sự là các mạng lưới
Có rất nhiều định nghĩa về quản trị chuỗi cung ứng: Theo Viện quản trị cung ứng mô tả quản trị chuỗi cung ứng là việc thiết kế và quản lý các tiến trình xuyên suốt, tạo giá trị cho các tổ chức để đáp ứng nhu cầu thực sự của khách hàng cuối cùng Sự phát triển và tích hợp nguồn lực con người và công nghệ là then chốt cho việc tích hợp chuỗi cung ứng thành công [20]
Trang 14Theo Hội đồng chuỗi cung ứng thì quản trị chuỗi cung ứng là việc quản lý cung và
cầu, xác định nguồn nguyên vật liệu va chi tiết, sản xuất và lắp ráp, kiểm tra kho hàng và
tồn kho, tiếp nhận đơn hàng và quản lý đơn hàng, phân phối qua các kênh và phân phối
đến khách hàng cuối cùng [21]
Theo Hội đồng quản trị hậu cần, một tô chức phi lợi nhuận thì quản trị chuỗi cung
ứng là “sự phối hợp chiến lược và hệ thống các chức năng kinh doanh truyền thống và các sách lược xuyên suốt các chức năng này trong một công ty cụ thể và giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng với mục đích cải thiện thành tích dài hạn của các công ty đơn lẻ và của cả chuỗi cung ứng” [22]
Theo TS Hau Lee và đồng tác giả Corey Billington trong bài báo nghiên cứu thì quản trị chuỗi cung ứng như là việc tích hợp các hoạt động xảy ra ở các cơ sở của mạng lưới nhằm tạo ra nguyên vật liệu, dịch chuyển chúng vào sản phẩm trung gian và sau đó đến sản phẩm hoàn thành cuối cùng, và phân phối sản phâm đến khách hàng thông qua hệ
thống phân phối [23]
Vậy quản trị chuỗi cung ứng thực chất là gì? Quản trị chuỗi cung ứng là tập hợp những phương thức sử dụng một cách tích hợp và hiệu quả nhà cung cấp, người sản xuất, hệ thống kho bãi và các cửa hàng nhăm phân phối hàng hóa được sản xuất đến đúng địa điểm, đúng lúc, đúng yêu cầu về chất lượng, với mục đích giảm thiểu chi phí toàn hệ thống trong khi vẫn thỏa mãn những yêu cầu về mức độ phục vụ
1.2.2 Chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng
Mọi người sử dụng những tên gọi khác nhau cho các chuỗi hoạt động và tổ chức Khi con người nhân mạnh đến hoạt động sản xuất, họ xem chúng như là các quy trình sản xuất; khi họ nhấn mạnh đến khía cạnh marketing, họ gọi chúng là kênh phân phối; khi họ nhìn ở góc độ tạo ra giá trị, họ gọi chúng là chuỗi giá trị, khi họ nhìn nhận về cách thức thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, họ gọi nó là chuỗi nhu cầu Ở đây chúng ta tập trung vào sự dịch chuyền nguyên vật liệu và thuật ngữ chung nhất là chuỗi cung cấp
Một câu hỏi thường đặt ra nhưng chưa có câu trả lời rõ ràng- liên quan đên việc phân biệt và làm rõ sự khác nhau giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung cấp Michael E Porter -
Trang 15người đầu tiên phát biểu khái niệm chuỗi giá trị vào thập niên 1980, biện luận rằng chuỗi
giá trị của một doanh nghiệp bao gồm các hoạt động chính và các hoạt động bổ trợ tạo
nên lợi thế cạnh tranh khi được cấu hình một cách thích hợp Tuy nhiên khái niệm chuỗi
giá trị cũng đã được phát triển như là một công cụ dé phan tich canh tranh va chiến lược Michael E Porter phân biệt các hoạt động chính và hoạt động bồ trợ Các hoạt động chính là những hoạt động hướng đến việc chuyển đối về mặt vật lý và quản lý sản phẩm hoàn
thành đề cung cấp cho khách hàng Như được minh họa ở Hình 1.2 thì hậu cần đến và hậu
cần ra ngoài là các thành tố quan trọng và then chốt của chuỗi giá trị, đây chính là yếu tố tạo ra “giá trị” cho khách hàng của doanh nghiệp và mang lại lợi ích tài chính cho công ty Việc tích hợp một cách sâu rộng các chức năng sản xuất, bán hàng, marketing với hậu cần cũng là một tiêu thức quan trọng của chuỗi giá trị Các hoạt động bồ trợ cho phép hoặc hỗ trợ các hoạt động chính Chúng có thể hướng đến việc hỗ trợ một hoạt động chính cũng như hỗ trợ các tiến trình chính [2, 25]
Trang 16= San xuat: Cac hoat dong tuong tmg voi viéc chuyén d6i dau vao thanh san pham
hoàn thành, chăng hạn như gia công cơ khí, đóng gói, lắp ráp, bảo trì thiết bị, kiểm tra, in ân và quản lý cơ sở vật chât
= Hau cần ra ngoài (outbound logistics): Đây là những hoạt động kết hợp với việc
thu thập, lưu trữ và phân phối hàng hóa vật chất sản phâm đến người mua, chắng hạn như
quản lý kho bãi cho sản phẩm hoàn thành, quản trị nguyên vật liệu, quản lý phương tiện vận tải, xử lý đơn hàng và lên lịch trình-kế hoạch
= Marketing và bán hàng: Những hoạt động này liên quan đến việc quảng cáo, khuyến mãi, lựa chọn kênh phân phối, quản trị mối quan hệ giữa các thành viên trong kênh và định giá
= Dich vụ khách hàng: Các hoạt động liên quan đến việc cung cấp dịch vụ nhằm gia tăng hoặc duy trì giá trị của sản phẩm, chăng hạn như cài đặt, sửa chữa và bảo trì, đào tạo, cung cấp thiết bị thay thế và điều chỉnh sản phẩm
s* Các hoạt động bồ trợ được nhóm thành bốn loại:
“ _ Thu mua: Thu mua liên quan đến chức năng mua nguyên vật liệu đầu vào được sử dụng trong chuỗi giá trị của công ty Việc này bao gồm nguyên vật liệu, nhà cung cấp và các thiết bị khác cũng như tài sản, chăng hạn như: máy móc, thiết bị thí nghiệm, các dụng cụ văn phòng và nhà xưởng Những ví dụ này minh họa rằng các đầu vào được mua có
thê liên hệ với các hoạt động chính cũng như các hoạt động bồ trợ Đây chính là lý do
khiến Michael E Porter phân loại thu mua như một hoạt động bồ trợ chứ không phải là
hoạt động chính
= _ Phát triển công nghệ: “Công nghệ” có ý nghĩa rất rộng trong bối cảnh này, vì theo quan điểm của Michael E Porter thì mọi hoạt động đều gắn liền với công nghệ, có thê là bí quyết, các quy trình thủ tục hoặc công nghệ được sử dụng trong tiến trình hoặc thiết kế sản phâm Đa phần các hoạt động giá trị sử dụng một công nghệ kết hợp một số lượng lớn các tiểu công nghệ khác nhau liên quan đến các lĩnh vực khoa học khác nhau.
Trang 17“ Quản trị nguồn nhân lực: Đây chính là những hoạt động liên quan đến việc chiêu mộ, tuyến dụng, đào tạo, phát triển và quản trị thù lao cho toàn thể nhân viên trong tô chức, có hiệu lực cho cả các họat động chính và hoạt động bồ trợ
= Cơ sớ hạ tầng công ty: Công ty nhìn nhận ở góc độ tổng quát chính là khách hàng
của những hoạt động này Chúng không hỗ trợ chỉ cho một hoặc nhiều các hoạt động
chính mà thay vào đó chúng hỗ trợ cho cả tổ chức Các ví dụ của những hoạt động này chính là việc quản trị, lập kế hoạch, tài chính, kế toán, tuân thủ quy định của luật pháp, quản trị chất lượng và quản trị cơ sở vật chất Trong các doanh nghiệp lớn, thường bao gồm nhiều đơn vị hoạt động, chúng ta có thể nhận thấy rằng các hoạt động này được phân chia giữa trụ sở chính và các công ty hoạt động Cơ sở hạ tầng chính là đề tài được bàn cải nhiều nhất về lý do tại sao nó thay đổi quá thường xuyên đến vậy
Như đã thảo luận, quản trị chuỗi cung ứng trở nên thịnh hành trong suốt thập niên 1990 và tiếp tục là tâm điểm giúp các tổ chức nâng cao khả năng cạnh tranh trong thị trường toàn cầu Quản trị chuỗi cung ứng được xem như đường ống hoặc dây dẫn điện nhằm quản trị một cách hữu hiệu và hiệu quả dòng sản phâm/nguyên liệu, địch vụ, thông tin và tài chính từ nhà cung cấp của nhà cung cấp xuyên qua các tổ chức/công ty trung gian nhằm đến với khách hàng của khách hàng hoặc một hệ thống mạng lưới hậu cần giữa nhà cung cấp đầu tiên đến khách hàng cuối cùng (xem Hình 1.3)
Hình 1.3 Chuỗi cung ứng tổng quát
Như vậy chúng ta có thê thấy được phần nào mối liên hệ giữa chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị ở hai hình trên Kế tiếp là một phiên bản điều chỉnh về mô hình chuỗi giá trị của Michael E Porter Mô hình hiệu chỉnh cũng xác định một vài chuỗi cung ứng quan trọng- các khái niệm liên quan và vị trí của chúng trong bối cảnh riêng (xem Hình 1.4) ở trang sau.
Trang 18Cách thức nhằm xem xét sự khác biệt giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng là khái
niệm hóa chuỗi cung ứng như là tập hợp con của chuỗi giá trị Tất cả nhân viên bên trong
một tổ chức là một phần của chuỗi giá trị Điều này lại không đúng đối với chuỗi cung
ứng Các hoạt động chính đại diện cho bộ phận hoạt động của chuỗi giá trị, và đây chính là những điều ám chỉ đến chuỗi cung ứng Ở cấp độ tổ chức, chuỗi giá trị là rộng hơn chuỗi cung ứng vì nó bao gồm tất cả các hoạt động dưới hình thức của các hoạt động chính và hoạt động bồ trợ Hơn nữa, khái niệm chuỗi giá trị ban đầu tập trung chủ yếu vào các hoạt động nội bộ, trong khi chuỗi cung ứng, theo định nghĩa, tập trung vào cả nội bộ và bên ngoài Để phản ánh ý kiến hiện tại, chúng ta phải mở rộng mô hình chuỗi giá trị ban đầu, tập trung chủ yếu vào các thành phần nội bộ, bao gồm cả nhà cung cấp và khách hàng nằm ở vị trí ngược dòng và xuôi đòng của chuỗi so với tổ chức trọng tâm Các cấp độ của nhà cung cấp và khách hàng hình thành cơ sở của chuỗi giá trị mở rộng hoặc khái niệm doanh nghiệp mở rộng, với tuyên bố rằng sự thành công chính là chức năng quản lý một cách hiệu quả nhóm các doanh nghiệp liên kết với nhau qua khách hàng và nhà cung cấp ở cấp độ đầu tiên (nghĩa răng doanh nghiệp chỉ xem xét nhà cung cấp và khách hàng của mình mà thôi) Thực ra, các doanh nghiệp tiến bộ thấu hiểu rằng quản lý chi phí, chất lượng và phân phối yêu cầu phải quan tâm đến nhà cung cấp ở cấp độ khá xa so với doanh nghiệp (nhà cung cấp cấp hai, ba ).
Trang 19Hình 1.4 Chuỗi giá tri mở rộng 1.2.3 Mục tiêu của chuỗi cung ứng
Trước hết, quản trị chuỗi cung ứng phải cân nhắc đến tất cả các thành tố của chuỗi cung ứng: những tác động của nó đến chỉ phí và vai trò trong việc sản xuất sản phâm phù hợp với nhu cầu khách hàng: từ nhà cung ứng và các cơ sở sản xuất thông qua các nhà kho và trung tâm phân phối đến nhà bán lẻ và các cửa hàng Thực ra, trong các phân tích chuỗi cung ứng, thực sự là cần thiết phải xét đến người cung cấp của các nhà cung ứng và khách hàng của khách hàng bởi vì họ có tác động đến kết quả và hiệu quả của chuỗi cung ứng [2, 25]
Thứ hai, mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng là hữu hiệu và hiệu quả trên toàn hệ
thống: tổng chỉ phí của toàn hệ thống từ khâu vận chuyên, phân phối đến tồn kho nguyên
vật liệu, tồn kho trong sản xuất và thành phẩm, cần phải được tối thiểu hóa Nói cách
khác, mục tiêu của mọi chuỗi cung ứng là tối đa hóa giá trỊ tạo ra cho toàn hệ thống Gia
trị tạo ra của chuỗi cung cấp là sự khác biệt giữa giá trị của sản phẩm cuối cùng đối với khách hàng và nỗ lực mà chuỗi cung cấp dùng vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng Đối với đa số các chuỗi cung ứng thương mại, giá trị liên quan mật thiết đến lợi ích của chuỗi cung ứng, sự khác biệt giữa doanh thu mà khách hàng phải trả cho công ty đối với việc sử dụng sản phẩm và tổng chi phí của cả chuỗi cung ứng Vì vậy quản lý một cách hiệu quả các dòng này là yếu tố then chốt làm nên sự thành công của chuỗi Quản trị chuỗi cung ứng liên quan đến việc quản lý các dòng dịch chuyền giữa và trong suốt các giai đoạn của chuôi nhăm tôi đa hóa lợi nhuận của toàn chuôi [2, 25]
Cuối cùng, bởi vì quản trị chuỗi cung ứng tập trung vào việc tích hợp một cách hiệu quả nhà cung cấp, người sản xuất, nhà kho và các cửa hàng, nó bao gồm những hoạt
động của công ty ở nhiều cấp độ, từ cấp độ chiến lược đến chiến thuật và tác nghiệp: [2
25]
‹ Cấp độ chiến lược xử lý với các quyết định có tác động dài hạn đến tổ chức Những quyết định này bao gồm số lượng, vị trí và công suất của nhà kho, các nhà máy sản xuất, hoặc đòng dịch chuyên nguyên vật liệu trong mạng lưới.
Trang 20‹ Cấp độ chiến thuật điển hình bao gồm những quyết định được cập nhật ở bất cứ nơi nào ở thời điểm của quý hoặc năm Điều này bao gồm các quyết định thu mua và sản
xuất, các chính sách tồn kho và các quyết định vận tải kế cả tần suất viếng thăm khách
hàng
° Cap độ tác nghiệp liên quan đến các quyết định hàng ngày chăng hạn như lên
thời gian biêu, lộ trình của xe vận tải
1.2.4 Đê nâng cao năng lực cạnh tranh thì cần làm gì trong chuỗi cung ứng
Theo Michael E Porter, một nền kinh tế chỉ thành công khi nó khai thác được
những thuận lợi và nhờ đó nâng cấp được các lợi thế cạnh tranh của mình - một cách liên tục Như vậy cũng có nghĩa là phải đổi mới liên tục, trên cả cấp độ vi mô của doanh nghiệp lẫn cấp độ vĩ mô của chính phủ Ở nhiều nước đang phát triển như Việt Nam, các nguồn lực tự nhiên và lao động rẻ có thể là một mặt sáng của viên kim cương theo Mô
hình của Michael E Porter, nhưng nó chỉ có thể tận dụng dé nâng cao lợi thế cạnh tranh
quốc gia trong giai đoạn phát triển ban đầu Giáo sư Michael E Porter đã từng khuyên Việt Nam “cần giảm bớt phụ thuộc vào lợi thế nhân công giá rẻ” mà “cần chuyền từ một nền kinh tế dựa trên lợi thế về lao động giá rẻ sang nền kinh tế có năng suất và chất lượng lao động cao” [27]
Ở giai đoạn hiện nay tăng cường lợi thế cạnh tranh quốc gia chủ yếu là đối mới công nghệ và phương thức quản lý, sản xuất những sản phẩm giá trị gia tăng bằng các công nghệ tiên tiến tương đương với thế giới Việc đổi mới công nghệ và quản lý chủ yếu thông qua: (ï) quan hệ phối hợp giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành hàng: (ï) quan hệ đối tác và phối hợp giữa các ngành hàng liên quan; (ii¡) các chính sách thúc đây cạnh tranh lành mạnh trong các ngành hàng chủ lực, khuyến khích gia tăng nguồn cung cấp công nghệ và dịch vụ quản lý
Đề có thể đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn này, tư đuy quản lý phải là “tư duy giá trị gia tăng”, hay nói khác đi là “tư duy hiệu quả” nhằm tăng tỷ trọng giá trị
mà Việt Nam thu được và giữ lại được cho mình trong tổng gia tri xuất khâu Muốn vay,
cần phải phân tích chuỗi giá trị quốc tế (international value chain) của từng nhóm sản
Trang 21phâm chủ lực, tìm cách khai thác có hiệu quả chuỗi giá trị dé giành phần lớn hơn cho các khâu thuộc chuỗi giá trị quốc gia (national value chain)
Thách thức chủ yếu trong giai đoạn này là phát triển thiếu bền vững và kém hiệu
quả do thiếu sự hợp tác chặt chẽ trong cộng đồng doanh nghiệp và cộng đồng nông ngư dân, giữa cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước để hình thành chuỗi cung ứng và có phương thức quản trị chuỗi cung ứng một cách hiệu quả nhất
Quản trị chuỗi cung ứng là quá trình thiết lập kế hoạch, thực thi các kế hoạch đó để kiểm soát các hoạt động của chuỗi cung ứng đề bảo đảm mục tiêu cuối cùng là thoả mãn yêu cầu của khách hàng ở mức tốt nhất Hoạt động của quản trị chuỗi cung ứng bao quát
từ việc quản lý nguyên vật liệu, luân chuyền tồn kho, thành phâm từ khi sản xuất tới khi
sản phâm được giao tới người tiêu dùng cuối cùng Có thể nói quản trị chuỗi cung ứng là một “chức năng lựa chọn nguồn cung cấp hàng hóa và địch vụ và quản trị dòng vật tư đầu vào” Ngày nay, xu hướng này là hệ quả tất yêu của sự gia tăng sử dụng nguồn lực bên ngoài (outsourcing) và trao đổi kinh nghiệm của tổ chức với những nhà cung ứng khác nhau nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh Mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng đối với hầu hết tổ chức là cắt giảm chi phí sản xuất và mang đến những giá trị tăng thêm cho
khách hàng như dịch vụ khách hàng vượt trội (sự cung ứng nhanh hơn, chính xác hơn)
và/hoặc khả năng cung cấp những đặc tính thiết kế mới hay cho phép khách hàng tự quyết định về sản phâm được cung ứng Quản trị chuỗi cung ứng dựa trên một cách tiếp cận về quản trị mối quan hệ với nhà cung cấp một cách tập trung hơn là chức năng quản trị hậu cần truyền thống [27]
Với sự phát triển của quản trị chuỗi cung ứng như hiện nay, nhiều mô hình quản trị chuỗi cung ứng sẽ ra đời và được ứng dụng rộng rãi trong thực tế Các công ty sẽ có nhiều mô hình để lựa chọn sao cho phù hợp với tình hình hoạt động và tài chính của công ty mình
Sự hợp nhất các chuỗi cung ứng cũng là hiện tượng nổi trội để nâng cao năng lực
cạnh tranh, 3 yếu tố chính sau sẽ tác động trực tiếp tới sự thay đổi cấu trúc để làm sao các
công ty duy trì hoạt động của chuỗi cung ứng đó:
Trang 22= Các công ty sẽ liên kết chuỗi cung ứng nội bộ với các chuỗi cung ứng của đối
tác và hợp nhất hoạt động với nhau
“ Công nghệ và internet là chìa khóa để cải thiện chiến lược quản trị chuỗi cung ứng
= Tái cơ cấu hoạt động chuỗi cung ứng để đạt được mục tiêu của công ty
Một xu hướng đang phát triển là công nghệ RFID sẽ phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong quản trị chuỗi cung ứng, đặc biệt trong ngành hàng tiêu dùng Công nghệ này giúp định đạng sản phẩm, vận chuyền và kiểm soát tồn kho, tránh hàng hóa trong kho
không đủ để phục vụ nhu cầu của thị trường đồng thời giảm thời gian hàng hóa, nguyên
vật liệu bị lưu kho chờ sản xuất hay xuất xưởng đưa ra phân phối trên thị trường 1.3 Tong quan chuỗi cung ứng của mặt hàng thủy sản Việt Nam
* Chuỗi cung cấp Cá Tra, Cá Basa đông lạnh:
Chuỗi cung ứng các mặt hàng thủy sản được chia làm năm bước hay giai đoạn: Đó
là: (i) Vung nudi, (ii) Van chuyén ttr trang trai dén nha may, (iii) Nha may ché bién, (iv)
Van chuyén dén cang va (v) Xuất khẩu [19]
‹ Vùng nuôi: Cá da trơn thường được nuôi theo 3 hình thức (Ao, Dang Quang va
Lồng Bè) Trong đó, Ao và Dang Quằng được dùng để nuôi ngày càng trở nên phố biến
hơn nhờ chỉ phí đầu tư thấp, dễ kiểm tra chất lượng nước, tỷ lệ chết thấp, phòng và điều
trị bệnh cá dễ dàng, chất lượng cơ thịt luôn được cải thiện Trong những năm gần đây Cá Tra là sản phâm nuôi chính với sản lượng hàng năm chiếm 90 — 95% Nguyên nhân là do Cá Tra điều kiện sống dễ hơn và có lợi thế hơn Cá Basa, Cá Tra có thể nuôi được theo 3 hình thức trên nhưng Cá Basa chỉ có thể nuôi được ở Lồng Bè vì quá trình nuôi của Cá Basa khó hơn đòi hỏi trạng thái nước luôn động (Ôxy hòa tan cao).
Trang 23Định mức Cá Tra fillet là 2,6 - 3,0 (tức là cứ 2,8 — 3,0 kg cá nguyên liệu sẽ cho ra 1 kg Cá Tra fillet đã qua tạo hình) trong khi đó phải mất 3,4kg - 3,6 kg nguyên liệu Ca Basa mới cho ra | kg Ca Basa fillet da qua tạo hình)
Con giống được cung cấp từ các Trung tâm giống thuộc các tỉnh ĐBSCL được
kiểm tra về chất lượng và VSATTTP Tuy nhiên, cá giống có thể được sản xuất tại các trại
tư nhân và ương giống trong Ao, Lồng nồi, Lồng lưới Trọng lượng con giống từ 50 gram
đến 100 øram có thể xuất trại Hầu hết các cơ sở nuôi đều đặt tại địa điểm gần hoặc dọc
sông Tiền và sông Hậu và có thể sản xuất I hay 2 vụ trên năm Các chương trình về chất lượng và VSATTP được áp dụng rộng rãi đối với trại nuôi, điều này giúp cho người nuôi kiểm tra được chất lượng của con giống Trong suốt mùa vụ, định kỳ sẽ có cơ quan thâm quyên của tỉnh; Nafñqad đến lây mẫu thử và kiểm tra đối với các chỉ tiêu vi sinh, hóa lý
¢ Van chuyển cá từ vùng nuôi đến nhà máy: Vì hầu hết các vùng nuôi và nhà
máy được đặt gần sông nên việc vận chuyên cá từ vùng nuôi được thực hiện một cách dễ
dàng bằng thuyền thông thủy Sau thời gian từ 6 đến 7 tháng cá thương phâm có trọng lượng bình quân là Ikg, sẽ tiến hành thu hoạch Thao tác thu hoạch như sau: cá được chứa trong các sọt làm bằng tre và chuyên lên thuyền Bên hông thuyền được thiết kế cho nước chảy thông với nước bên ngoài, vì vậy cá có thể sống trong khi vận chuyên Sau khi đến nơi tiếp nhận nguyên liệu ở Nhà máy, cá được chuyên sang các thùng bằng nhựa và chuyền vào trong nhà máy Thời gian vận chuyên cá không được quá 16 giờ
¢ Nha may chế biến: Hầu hết các Nhà máy chế biến thủy sản ở Việt Nam đều áp
dụng tiêu chuẩn bắt buộc như: HACCP, GMP, SSOP và các tiêu chuẩn không bắt buộc
nhu tiéu chuan quéc té ISO 9001 : 2000, ISO 22000, ISO 14000, ISO 17025, BRC, IFS,
Global GAP và những yêu cầu khác tùy vào từng thị trường Sau khi nguyên liệu được đánh giá cảm quan, chúng sẽ được chuyển qua từng công đoạn chính theo quy trình chế biến (Tiếp nhận nguyên liệu > Fillet > Lang da > Tao Hinh > Kiém tra ky sinh tring > Phdi tron hda chat phu gia > Ph4n loai, co Cân >Rửa > Cấp đông > Mạ băng (nếu có yêu cầu) > Bao gói > Bảo quản) Nhiệt độ bán thành phẩm trong quá trình chế biến là < 6°C, nhiệt độ trung tâm sản phẩm < -1§°C, nhiệt độ bảo quản kho thành phẩm <
-20°C nhằm đảm bảo chất lượng và đúng qui trình công nghệ.
Trang 24¢ Van chuyến sản phẩm đến cảng và xuất khẩu: Sản phẩm sau khi bao gói xong
phải nhanh chóng chuyền vào kho bảo quản ở nhiệt độ -20°C nhằm duy trì ở nhiệt độ
trung tâm sản phâm <-I§°C Tùy điều kiện của từng doanh nghiệp mà có thể kéo container về đóng tại nhà máy hoặc vận chuyền băng xe lạnh đến các cảng lớn để đóng container Sau khi sản phâm được cho vào container đủ số lượng sẽ được niêm phong nhằm duy trì nhiệt độ bảo quản và tập kết xuống tàu lớn để vận chuyền đến các nước nhập khâu
1.4 Sự cần thiết để cải thiện chuỗi cung ứng trong ngành chế biến Cá Tra, Ca Basa Mặc dù sản phẩm Cá Tra, Cá Basa chiếm ưu thế hơn so với các sản phâm khác trong ngành chế biến thủy sản ở Việt Nam, nhưng giữa các Nhà máy có sự cạnh tranh chủ yếu dựa vào trang thiết bị, vốn và năng lực Sự thiếu thông tin và hợp tác kém giữa người nuôi và nhà sản xuất cũng như sự cạnh tranh không cân sức giữa các nhà máy với nhau và kết quả là làm cho giá bán giảm Sự phát triển của chuỗi cung cấp sản phẩm Cá Tra, Cá Basa sẽ giúp các doanh nghiệp cho ra những quyết định phù hợp, tối ưu hóa lợi nhuận và duy trì môi quan hệ lâu dài giữa các bên trong chuôi cung ứng
Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL của Trường Đại học Cần Thơ vừa công bố kết
quả bước đầu “Phân tích chuỗi giá trị Cá Tra, Cá Basa ĐBSCL” Qua đây, có thê thấy rõ
thêm nguyên nhân của những khó khăn đối với con Cá Tra, Cá Basa hiện nay [2§]
Bản nghiên cứu đã điều tra 431 cá nhân, đơn vị thuộc 6 nhóm, gồm nhóm nuôi Cá
Tra, Cá Basa; nhóm hỗ trợ như ngân hàng, kỹ thuật, khuyến ngư; nhóm thương lái; nhóm
Công ty chế biến; nhóm người tiêu dùng: nhóm trại giống Các nhóm này cho biết, hành trình con Cá Tra, Cá Basa từ người nuôi đã đi như thế nào để đến người tiêu dùng Người nuôi bán cho các Công ty chế biến khoảng 90%, còn 10% bán cho lực lượng thu gom
Lực lượng thu gom bán lại một phần cho các Công ty chế biến, còn lại đưa ra chủ vựa,
người bán lẻ nội địa Các Công ty chế biến cũng có bán một phần nhỏ sản phẩm ở thị trường nội địa và chủ yếu xuất khâu Cuối cùng, con Cá Tra, Cá Basa được xuất khâu 91,4%, tiêu thụ nội địa 8,4%
Như thế, con Cá Tra, Cá Basa từ người nuôi đi đến người tiêu dùng theo hai kênh phân phối Kênh thứ nhất qua người thu gom và bán lẻ Kênh thứ hai qua các Công ty chế
Trang 25biến xuất khâu Về giá trị gia tăng thuần ở cả hai kênh phân phối, người nuôi luôn thu
được ít hơn người thu gom, bán lẻ hoặc Công ty chế biến Còn phân tích tổng hợp, trong
tổng số lợi nhuận thu được: Công ty chế biến chiếm 78,5%, người nuôi 19,4%, thương lái
2,1%
Điều này càng cho thấy mức độ trầm trọng của sự mất cân đối trong phân chia lợi
nhuận, bởi đã không đủ bù đắp rủi ro cho người nuôi, tác nhân chịu nhiều rủi ro nhất
trong các tác nhân tạo ra chuỗi giá trị gia tăng Nhiều người nuôi đã “treo ao” Hậu quả của sự không bền vững rất nặng nề bởi Cá Tra, Cá Basa đang chiếm 27% lượng và 20% giá trị của toàn ngành nuôi trồng thủy sản nước ta
“Mô hình hợp tác xã TACHEEN PLAIN” của Thái Lan rất đáng tham khảo bởi
khắc phục được hạn chế của việc nuôi trồng nhỏ lẻ Khác với các mô hình trên lấy Công
ty chế biến làm trung tâm, mô hình này lấy người nuôi làm trung tâm Ngân hàng cấp vốn cho người nuôi và người nuôi sẽ có các hợp đồng với Công ty giống, thức ăn và Công ty
chế biến Ở đây, người nuôi không phải từng hộ cá thể nhỏ lẻ mà là hợp tác xã có hàng trăm hộ.[28]
Như thế, nếu người nuôi tập hợp lại thành những tổ chức sản xuất lớn, bên cạnh các Công ty chế biến cũng tập hợp thành hiệp hội hoạt động thống nhất thì tình hình manh
mún, tự phát, lộn xộn trong ngành nuôi và chế biến Cá Tra, Cá Basa sẽ được khắc phục
Từ đó, có thể hy vọng đạt tới mục tiêu phát triển bền vững cả về môi trường, thị trường và
các loại thuốc, hóa chất sử dụng, bao bì và ngay cả điều kiện làm việc và phúc lợi của
người làm việc trong nông trại) Đây chính là tiêu chuân đảm bảo cho sản phâm nông,
Trang 26thủy sản Việt Nam xâm nhập thị trường thế giới trong thời kỳ hội nhập WTO Để cung cấp sản phẩm đạt chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, đòi hỏi những người tạo ra sản
phâm phải hiểu biết và áp dụng tốt tiêu chuân này đề tạo ra sản phâm chất lượng
Sản phẩm nông nghiệp được chứng nhận theo tiêu chuân Global GAP sẽ được thừa nhận trên quy mô toàn cầu, đễ dàng được chấp nhận bởi các nhà phân phối lớn và thâm
nhập các thị trường khó tính Sản phâm được chứng nhận Global GAP sẽ được nhận biết
thông qua hệ thống định vị tọa độ địa lý toàn cầu, tham gia hệ thống đữ liệu toàn cầu, đảm bảo truy xét nguồn gốc nên có thê trở thành đối tượng của thương mại điện tử Chứng nhận sẽ mang lại lòng tin cho nhà phân phối, người tiêu đùng và cơ quan quản lý Chứng nhận giúp người sản xuất xây dựng thương hiệu sản phẩm và tạo thị trường tiêu thụ ổn định
Sản phẩm nông nghiệp được chứng nhận theo tiêu chuân Global GAP sẽ được thừa nhận trên quy mô toàn cầu, đễ đàng được chấp nhận bởi các nhà phân phối lớn và thâm nhập các thị trường khó tính Sản phâm được chứng nhận Global GAP sẽ được nhận biết
thông qua hệ thống định vị tọa độ địa lý toàn cầu, tham gia hệ thống dữ liệu toàn cầu, đảm
bảo truy xét nguồn gốc nên có thể trở thành đối tượng của thương mại điện tử Chứng nhận sẽ mang lại lòng tin cho nhà phân phối, người tiêu đùng và cơ quan quản lý Chứng nhận giúp người sản xuất xây dựng thương hiệu sản phẩm và tạo thị trường tiêu thụ ồn
định [18]
Áp dụng tiêu chuân Global GAP đối với cơ sở thủy sản nuôi sẽ mang lại các lợi ích
như sau:
“_ Lợi ích đối với kinh tế - xã hội : chứng minh được với khách hàng / phía hữu
quan răng hệ thống quản lý phù hợp nhằm đảm bảo: thoả mãn các thông số kỹ thuật của sản phẩm; duy trì tính ổn định và khả năng dự đoán; phù hợp với pháp luật; sử dụng các hoá chất và kháng sinh trong giới hạn cho phép; thoả mãn các vấn đề về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phâm; nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong việc sản xuât ra sản phâm an toàn vệ sinh thực phâm nhăm bảo vệ môi trường
“_ Lợi ích của nông dân có được khi thực hiện GAP: nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tăng lên thông qua việc: Làm cho khách hàng tin tưởng hơn đối với chất lượng và độ an
Trang 27toàn của sản phẩm Khả năng phù hợp các yêu cầu của thị trường và luật định của sản phẩm Giảm thiểu rủi ro cho người nuôi (mức độ thu hồi sản phâm) do liên quan đến sản
pham bị nguời mua từ chối vì không đạt các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm Giá
bán sản phâm được cao hơn so với các sản phâm thường
“Lợi ích của nhà chế biến và phân phối sản phẩm: giảm chi phí thông qua giảm các chi phí bảo hiểm; Công tác quản lý qui trình nuôi và chế biến tổ chức hiệu quả hơn, độ rủi ro được cải thiện; Giảm lãng phí thời gian loại bỏ sản phẩm không đạt chất lượng, .G1a tăng việc bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa, làm tăng niềm tin và sự trung thành của người tiêu dùng; Kiêm soát tôt toàn bộ dây chuyên chê biên và cung câp thực phâm
" Lợi ích của người tiêu dùng khi sứ dụng sản phẩm được chứng nhận: GAP thông qua việc thuận lợi tiếp cận nguồn cung cấp thực phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn; dễ dàng nhận diện các sản phâm có chất lượng được thừa nhận quốc tế; nhiều cơ hội lựa chọn các sản phâm đạt chất lượng và an toàn đúng theo nhu cầu
chuân vệ sinh tôi thiêu trong các nhà máy sản xuât thực phâm
BRC viết tắt của British Retail Consortium Tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu BRC được thiết kế cho bất kỳ nhà cung ứng nào, không kể sản phẩm hoặc quốc gia xuất xứ, có cung cấp sản phẩm thực phẩm cho các nhà bán lẻ Anh Tuân thủ theo tiêu chuẩn này không phải là một yêu cầu pháp lý nhưng nó được các nhà bán lẻ Anh khuyến cáo mạnh mẽ Đề phù hợp với tiêu chuẩn, nhà cung ứng/chế biến thực phẩm phải áp dụng 3 chuân mực chính trong hệ thống quản lý của họ.[35]
= Ap dung va thu thi HACCP
“ Có một hệ thống quản lý chất lượng hữu hiệu và được văn bản hóa
Trang 28“ Kiểm soát các tiêu chuẩn môi trường của nhà máy, sản phẩm, qui trình chế biến Và COn người
Chứng nhận hệ thống quản lý thực phẩm của bạn theo yêu cầu Tiêu chuẩn Thực phẩm toàn cầu BRC sẽ mang đến cho công ty bạn các lợi ích sau:
“ Tăng cường độ an toàn thực phẩm và hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của công ty
= _ Thể hiện cam kết của bạn trong sản xuất / kinh doanh thực phâm an toàn
= Đạt được thừa nhận và chấp nhận của cộng đồng bán lẻ Anh Quốc
._ Gia tăng niềm tin của khách hàng, người tiêu dùng đối với chất lượng và sự an toàn của sản phẩm
“ Mở ra thị trường mới / khách hàng tiềm năng mới Giảm số cuộc đánh giá nhà cung cấp
1.6 Truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng 1.6.1 Khái niệm chung
Đề quản lý tốt chuỗi cung ứng thực phẩm ngày nay thì đòi hỏi cần có chương trình truy xuất nguồn gốc Truy xuất nguồn gốc giúp xác định và truy được dấu vết từ nguyên liệu cho đến sản pham với sự trợ giúp của công nghệ thông tin Truy xuất nguồn gốc trở
thành yêu cầu bắt buộc đối với các sản phẩm xuất khâu đến EU, Mỹ, Nhật
Theo qui định 178/2002/EC của Liên minh Châu Âu “ Truy xuất nguồn gốc là khả năng cho phép truy tìm tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất, chế biến, phân phối của một sản phẩm thực phẩm, một sản phâm thức ăn động vật, một động vật dùng để chế
biến thực phẩm hoặc một chất được dùng dé đưa vào hoặc có thê được đưa vào một sản phẩm thực phẩm hoặc thức ăn cho động vật.” [17]
Theo ISO 9000:2008 truy xuất nguồn gốc có nghĩa là khả năng truy lại các hồ sơ, các ứng dụng hay vị trí của những gì liên quan đến sản phẩm Truy xuất nguồn gốc dựa vào sự quan hệ giữa nguồn gốc nguyên liệu, các thành phần các quá trình chế biến và phân phôi sản phâm Truy xuât bao gôm tìm dâu vêt và dò theo dâu vêt Với việc tìm dâu
Trang 29vết, sản phẩm được xác định, được đánh dấu và ghi lại thông tin từ nguồn nguyên vật liệu
đến tay người tiêu dung Tắt cả thông tin liên quan đến sản phẩm như: nguồn nguyên vật liệu, nơi thu hoạch, ngày thu hoạch hay những tin liên quan khác đều được chỉ ra trên bao bì của sản phẩm Với việc dò theo dâu vét, thì ta truy ngược lại từ sản phẩm đến nguyên vật liệu khi có sự có lô hàng đó yêu cầu phải thu hồi và trả lại Vì vậy truy xuất nguồn gốc giúp ngăn ngừa hàng giả, kém chất lượng Hơn thế, truy xuất nguồn gốc giúp đảm bảo mục tiêu là cung cấp cho người tiêu dùng đầy đủ thông tin về sản phẩm Quản lý truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng sẽ giúp cho việc tối ưu hóa việc kinh doanh của doanh
nghiệp Nó còn giúp nhận diện sản phẩm bị nhiễm vi sinh vật và có thê nhanh chóng thu
hồi những sản phâm không đảm bảo chất lượng trong dây chuyền sản xuất hay trên thị trường
Đề chắc chắn đảm bảo an toàn chất lượng thì EU đã yêu cầu các nước xuất khẩu phải có hệ thống truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm thủy sản từ năm 2005 Luật này yêu cầu truy xuất nguồn gốc thực phâm hay thức ăn chăn nuôi được thành lập ở tất cả các công đoạn của sản phẩm, quá trình chế biến và phân phối Họ cũng yêu cầu cần phải xác định nhà cung cấp và khách hàng cho mỗi thị trường Ở Mỹ một đạo luật được thông qua là ghi nhãn nước sản xuất cho cá và nhuyễn thể trở nên bắt buộc từ 4/4/2005 Theo đạo
luật này thì các sản phẩm cá bán lẻ phải được cung cấp chỉ tiết về thông tin nguồn gốc
nguyên liệu, nước xuất khẩu, qui trình sản xuất Thêm vào đó cơ quan quản lý an toàn thuốc và được phâm đã đưa ra một luật mà yêu cầu tất cả các liên kết trong chuỗi cung
ứng, vận chuyên thành lập và duy trì sự ghi chép để tiến hành tìm và truy dấu đối với nhà
cung cấp và người mua trong 9/12/2006 Nhật cũng yêu cầu các doanh nghiệp chế biến thủy sản cất giữ những ghi chép về sản phẩm Điều đáng quan tâm ở đây là những nước này đều là thị trường tiêu thụ chính các mặt hàng thủy sản của Việt Nam
Mặc dù truy xuất nguồn gốc đã được nhắc đến vào năm 2005 ở Việt Nam nhưng cho đến nay chưa có những thủ tục chuân mực hay chương trình áp dụng bởi các nhà quản lý Chỉ mới gần đây (4/12/2009) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã ra Quyết định số 3477/QĐ-BNN-KTBVNL dé qui định việc thực hiện xác nhận thủy sản khai thác Tuy nhiên các hướng dẫn cụ thê thì chưa được ban hành.
Trang 301.6.2 Hệ thống truy xuất nguồn gốc
Hệ thống truy xuất nguồn góc được phát triển và quản lý bởi hệ thống đữ liệu đơn
lẻ hay dữ liệu kết hợp Hệ thống dữ liệu đơn lẻ sử dụng một trung tâm dữ liệu nơi mà tất
cả các thông tin được lưu giữ và truy cập Những tài liệu về những công đoạn trong chuỗi cung ứng được tập trung ở dữ liệu trung tâm thông qua một giao diện website Vì vậy nêu
cần thiết thì thông tin được truy lại một cách nhanh chóng Trái lại, hệ thống dữ liệu kết
hợp bao gồm những hệ thống đữ liệu riêng biệt, ở đó mỗi bước trong chuỗi cung ứng được lưu giữ trong những tài liệu riêng [3]
Đôi với mỗi bước của chuỗi cung cấp, thì thực hiện truy xuât nguồn gốc bao gôm những bước sau:
= Đọc và xử lý thông tin bằng thiết bị thông thường hoặc tự động “ _ Lưu giữ thông tin băng cách sử dụng điện tử hay sử dụng giấy “ Chuyển tat cả các thông tin đến khách hang bằng điện tử hay giấy tờ
Hơn nữa sự thành công của hệ thống truy xuất nguồn gốc gồm có ba nhân tố: Thứ
nhất, các đơn vị nguồn dé truy xuất phải được xác định Nó có thể là một mẻ cá được xác
định nguồn gốc hoặc xác định những thuộc tính ngay từ giai đoạn đầu và thông qua từng bước trong chuỗi cung ứng Thứ hai, sự tương hợp phải được đảm bảo giữa sự tồn tại hay nguồn gốc của từng đơn vị trong chuỗi Điều này đòi hỏi sự trao đổi hiệu quả của dữ liệu trong hoạt động của hệ thông Thứ ba, những thông số tiêu chuẩn cho việc chuyền đữ liệu phải được thành lập
1.6.3 So đồ minh họa quá trình cung cấp và truy xuất thông tin theo chuỗi cho sản phẩm thủy sản nuôi [3]
so | phan
Truy xuat & phoi
Co so ương Co so nuôi nguyên Dai ly Co so chê đóng gói,Co so
Trang 31ngành chế biến Cá Tra, Cá Basa; Tiêu chuẩn Global GAP và tiêu chuẩn BRC; Truy xuất
nguồn gốc trong chuỗi cung ứng (Khái niệm chung: hệ thống truy xuất nguồn gốc và sơ đồ minh họa quá trình cung cấp và truy xuất thông tin theo chuỗi cho sản phẩm thủy sản nuôi)
Đây là cơ sở lý luận giúp tác giả thực hiện công việc nghiên cứu phân tích thực trạng chuỗi cung ứng của mặt hàng Cá Tra, Cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt để đánh giá những mắc xích nào trong chuỗi mà Nam Việt làm được thì tiếp tục duy trì và phát huy; những mắc xích nào trong chuỗi mà Nam Việt chưa làm được hoặc chưa chú trọng thì cần bổ sung, điều chỉnh Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện các mắt xích đó luôn được gắn kết tạo thành 1 chuỗi cung ứng từ “con giống đến bàn ăn” phù hợp với hoàn cảnh của Nam Việt và giúp cho việc hoạt động sản xuât kinh doanh của đơn vị
Trang 32luôn chủ động và tốt hơn, đáp ứng kịp thời nhu cầu người tiêu dùng trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế
Chuong 2: THUC TRANG CHUOI CUNG UNG MAT HANG CA TRA, CA BASA TAI CONG TY CO PHAN NAM VIET
2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Nam Việt
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Nam Việt được chuyển đổi từ Công ty TNHH Nam Việt vào tháng 10/2006 Công ty TNHH Nam Việt được thành lập vào năm 1993 với vốn điều lệ ban đầu là 27 tỷ đồng, với chức năng kinh doanh chính là xây dựng dân dụng và công nghiệp Năm 2000, Công ty quyết định đầu tư mở rộng phạm vi kinh doanh sang lĩnh vực chế biến thủy sản, khởi đầu là việc xây dựng Nhà máy đông lạnh thuỷ sản Nam Việt (DL 152) với tổng vốn đầu tư là 30,8 tỷ đồng, chuyên chế biến và xuất khẩu Cá Tra, Cá Basa đông lạnh Đây là một trong những bước chuyên biến quan trọng về định hướng sản xuất kinh doanh của Công ty để nâng công suất chế biến lên 300 tắn cá nguyên liệu/ngày Đến năm 2004, Công ty quyết định xây dựng thêm Nhà máy đông lạnh thuỷ sản Thái Bình Dương N.V (DL 384) có công suất 200 tấn cá nguyên liệu/ngày đưa vào hoạt động cuối tháng 11 năm 2004, nâng tổng công suất chế biến trung bình của Công ty là 500 tấn cá/ngày.
Trang 33Theo định hướng phát triển của thị trường trước thêm hội nhập và đại chúng hóa
Công ty, NA VICO đã chính thức chuyên đổi sang Công ty Cổ phần với vốn điều lệ là 600 tỷ đồng theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang cấp ngày 5/10/2006 Ngày 18/04/2007, NAVICO được phép phát hành thêm cổ
phần chào bán cô phiếu ra công chúng 6 triệu cô phần (tương đương với 60 tỷ đồng mệnh giá) để tăng vốn điều lệ, mức vốn điều lệ hiện tại của Công ty là 660 tỷ đồng theo giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang số
5203000050 cấp ngày 18/08/2007 Ngày 28/11/2007 Công ty đã đựơc Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước cấp giấy phép niêm yết số 160/QD — SGDHCM tai Trung tam Giao dich Chứng khoán Thành Phó Hồ Chí Minh (HOSE)
Tên tiếng Việt : Công ty Cổ phần Nam Việt Tên tiếng Anh : Nam Viet Corporation
Vốn điều lệ : 660.000.000 đông (Sáu trăm sáu mươi tỷ đồng chắn)
Địa chỉ : 19 D Trần Hưng Đạo, Phường Mỹ Quý, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang
Ngoài ra, Công ty Cô phan Nam Việt còn có các nhà may khác: - - Nhà máy đông lạnh thủy sản Đại Tây Dương N.V (DL 408) - _ Nhà máy đông lạnh thủy sản Ân Độ Dương N.V (DL 18)
- _ Nhà máy chế biến dầu cá bột cá từ phế liệu Cá Tra, Cá Basa - _ Nhà máy chế biến bao bì
- Nha may ché bién keo Gelatin tir da Ca Tra, Ca Basa
Hiện nay, Công ty Cô phần Nam Việt là một trong những Công ty chuyên chế biến
và xuất khẩu Cá Tra, Cá Basa lớn nhất Việt Nam Mỗi ngày có thể chế biến khoảng 1.500
Trang 34tân cá nguyên liệu
Để hòa nhập với xu thế phát triển hiện nay của đất nước và thế giới, thực hiện
đúng phương châm đề ra, Công ty đã và đang duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuân Global GAP, HACCP, BRC, IFS, ISO 22000, ISO 14001 : 2004, ISO 17025 : 2005
Hình 2.1 Một số hình ảnh sản phẩm tiêu biểu từ Cá Tra, Cá Basa
Ca Tra fillet thit trang Ca Tra fillet thịt hồng Ca Tra fillet thit vang
Trang 35Ca Tra fillet con thit do
Cá Tra fillet cuộn
Da Cá Tra
Cá Tra nguyên con cắt khứa
Cá Tra xiên que
HỘI DONG QUAN TRI
|
TONG GIAM DOC
Phong Nha may DLTS
- 7 Hanh chanh Dai Tay Duong
GIAM DOC NS KC
Phong Nha may DLTS
Tô chức nhân sự Án Độ Dương
Phòng | Nhà máy chế biến GIÁM ĐÓC
Tài chánh dâu cá, bột cá NM dau ca, botca |_|
GIAM DOC TC
Kê toán bao bì Nhà máy bao bì 4 Phong | Nhà máy chế biến | | GIÁM ĐÓC |
Trang 36
2.1.2.2 Tình hình sứ dụng lao động tại Công ty (2007 - 2009) Bảng 1: Phân tích tình hình sử dụng lao động
(Nguôn: Phòng HC-TCNS Công ty Cô phân Nam Việt)
Qua bảng trên ta thấy tình hình sử dụng lao động ở Công ty qua ba năm có sự biến động mạnh: năm 2008 có số lượng lao động tăng lên đột ngột (tăng thêm 3.257 người) so với năm trước đó, còn năm 2009 thì số lượng này lại bị giảm đáng kế (giảm 3.988 người) so với năm 2008 Sỡ di có sự biến động này là đo: vào tháng 7/2008, Nhà máy Án Độ Dương có công suất 700 tắn cá nguyên liệu/ ngày đưa vào hoạt động làm gia tăng nhu cầu về lực lượng lao động Tuy nhiên, bước qua năm 2009, công suất chế biến sụt giảm mạnh
Trang 37từ 1400 tấn cá nguyên liệu/ngày xuống còn 500 tấn cá nguyên liệu/ngày (do mất thị
trường Nga vào tháng § năm 2008) làm cho nhu cầu về lao động cũng giảm mạnh
Bởi mang tính chất ngành nghề nên số lượng lao động phé thông luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tông số lao động (>8§5%) Số lao động có trình độ trên đại học chiếm tỷ trọng thấp (chỉ có 0,08%) Tuy nhiên, ta cũng thấy được sự gia tăng về chất lượng lao động được thể hiện qua sự gia tăng của các tỷ lệ phần trăm Chăng hạn như lao động có
trình độ Đại học năm 2007 chiếm 3,52%, qua đến 2009 thì tỷ lệ này lên 5,48% Cán bộ
quản lý của Công ty hầu hết đều đi lên từ kỹ sư cơ khí hay chế biến, còn đào tạo chuyên
sâu về kinh tế thì chưa có Đối với một Công ty lớn điều cần thiết chính là trình độ quản
lý Bản thân Công ty cũng đã nhìn nhận được vấn đề cấp thiết ấy, cho nên trong những năm qua Công ty vẫn thường xuyên có chế độ cử nhân viên đi học các lớp đào tạo về quản lý Năm 2009 vừa qua, Công ty đã đưa đi đào tạo 9 Thạc sỹ Quản trị kinh doanh để đáp ứng các nhiệm vụ dài hạn cho sự phát triển tương lai
2.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (2007 — 2009)
2.1.3.1 Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong những năm qua, Nam Việt luôn là Công ty đứng đầu Việt Nam về kim ngạch xuất khâu thủy sản Tuy nhiên, với sự ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gan đây có sự sụt
giảm đáng kế
Bảng 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
ĐVT:1000 đồng Chênh lệch 08/07 Chênh lệch 09/08 Chỉ tiêu Năm 2007 | Năm2008 | Năm 2009 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ
Tổng DT 3.200.352.091 | 3.336.126.789 1.886.008.510 135.774.698 4,24 | -1.450.118.279 -43,47 Giảm trừ 6.914.825 16.923.355 26.657.770 10.008.530 144.74 9.734.415 57,5 DT thuần 3.193.437.266 | 3.319.203.434 1.859.350.740 125.766.168 3,94 | -1.459.852.694 -43,98 Gia von HB 2.482.976.103 | 2.832.484.046 1.900.302.750 349.507.943 14,08 -932.181.296 -32,91 LN gop 710.461.163 486.719.388 40.952.010 | -223.741.775 -31,49 -527.671.398 -108,41 DT tai chinh 64.769.470 169.117.350 99.727.198 104.347.880 161,11 -69.390.152 -41,03 CP tai chinh 41.518.466 178.181.755 45.842.494 136.663.289 329,16 -132.339.261 -74,27
Trang 38
Chi phi BH 276.741.703 310.692.886 128.506.731 33.951.183 12,27 -182.186.155 -58,64 CP QLDN 44.885.364 56.768.28 62.533.178 11.882.920 26,47 5.764.894 10,16 LN thuan 412.085.100 110.193.813 178.107.215 | -301.891.287 -73,26 288.301.028 261,63 TN khac 21.134.295 6.769.928 3.840.488 -14.364.367 -67,97 -2.929.440 -43,27 Chi phi khac 16.647.392 3.621.826 1.289.365 -13.025.566 -78,24 -2.332.461 -64,40 LNTT 416.572.003 113.341.915 -175.556.092 | -303.230.088 -72,79 -288.898.007 -254,89 hen bàng 46.878.018 18.066.442 5.811.250 -28.811.576 -61,46 -12.255.192 -67,83 Thuế hi 646.959 2.470.837 53.657.794 -1.823.878 | -281,92 51.186.957 | 2.071,64 (L6)/ LNST 370.340.944 97.746.310 -127.709.548 | -272.594.634 -73,61 -225.455.858 -230,65
(Nguôn: Phòng kế toán — Công ty Cô phân Nam Việt)
Qua bảng báo cáo kết quả trên ta thấy: Năm 2008, doanh thu tăng hơn so với năm 2007 gần 136 tỷ đồng, tương ứng tăng 4,24% Tuy nhiên, lợi nhuận lại giảm mạnh, với mức giảm 303 tỷ đồng tương ứng giảm 72,79% Sang năm 2009, cả doanh thu và lợi nhuận đều giảm mạnh, so với năm 2008 doanh thu giảm 1.450 tỷ đồng tương ứng với tỷ
lệ 43,47%; lợi nhuận giảm gần 289 tý đồng tương ứng với 254.89%
Sở đĩ, có sự sụt giảm đáng kê đó là do một sô yêu tô tác động sau:
“ Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã dẫn đến suy thoái kinh tế tại nhiều nước
trên thế giới, đặc biệt là Mỹ, Châu Âu và các nước thuộc khối SNG đó là những thị trường
nhập khẩu rất lớn của Cá Tra, Cá Basa đã ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp chế
biến thủy sản Việt Nam, trong đó có Nam Việt Hệ quả là nhu cầu thị trường sụt giảm
đáng kể, giá xuất giảm mạnh, tình trạng thanh toán của nhà nhập khẩu gặp nhiều khó khăn Cuối quý 3 năm 2008, Công ty tổ chức sắp xếp lại sản xuất bằng cách giảm công suât sản xuât khoảng 50% so với thời kỳ cao diém
= Dau nam 2008, tý lệ lạm phát của Việt Nam tăng cao, khi chính phủ đưa ra những gói giải pháp kiềm chế lạm phát, trong đó có giải pháp thắt chặt tín dụng và tăng lãi suất cho vay làm cho việc vay vốn của Công ty gặp nhiều khó khăn và chi phí lớn
=_ Cuối năm một khoản lớn phải chi cho việc đại tu Nhà máy Nam Việt (đã sử dụng
qua 8 năm) và sửa chữa lớn Nhà máy Thái Bình Dương đang trong thời gian giảm công
suât.
Trang 39“_ Sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước dẫn đến giá bán thấp, kéo theo chất lượng sản phâm không đáp ứng được yêu cầu thị trường
“_ Theo kêu gọi của Chính phủ và chính quyền địa phương, Công ty đã tiến hành
thu mua một lượng lớn cá quá lứa để cứu người nuôi Cá Tra, Cá Basa thoát khỏi cảnh điêu đứng Sản phẩm sản xuất ra dé tồn kho nhiều vì nhu cầu thị trường giảm mạnh, dẫn đến chi phí hàng tồn kho tăng cao Tiếp đến là 20/12/2008 thị trường Nga - thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khâu của NAVICO chính thức tuyên bố đóng cửa
= Tat ca những yếu tố bất lợi do thi trường đem lại và sự chủ quan của Ban lãnh
đạo Công ty trong thời gian qua đã làm cho Nam Việt rơi vào tình trạng khó khăn dẫn đến
thua lỗ lên tới 176 tỷ đồng
2.1.3.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Khi đánh giá một doanh nghiệp, chỉ tiêu đầu tiên mà mọi người hay chú ý đến chính là lợi nhuận Tuy nhiên, đề đánh giá hoạt động của doanh nghiệp có tốt hay không tốt mà chỉ dựa vào chỉ tiêu lợi nhuận thì chưa đủ Bên cạnh đó, ta cần phải xét lợi nhuận trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác
Bảng 3: Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
ĐVT: 1000 đồng
Trang 40
Nhìn chung bảng đánh giá ở trên ta thấy các chỉ số về tý suất lợi nhuận đều có xu hướng giảm qua các năm, cụ thê:
Doanh lợi doanh thu năm 2008 là 2,94 % tức là cứ I1 đồng doanh thu thu về thì có được 0.0294 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm so với năm 2007 là đúng Nguyên nhân là do
năm 2008 doanh thu thuần tăng 125.766.168 nghìn đồng (tốc độ tăng 3,94%) trong khi lợi nhuận sau thuế lại giảm 272.594.634 nghìn đồng (tốc độ giảm 73,61%) Việc giảm lợi
nhuận sau thuế chủ yếu là do tốc độ tăng của doanh thu thấp hơn tốc độ tăng của các khoản chi phí Cụ thể: Năm 2008 doanh thu thuần tăng 3,94% trong khi giá vốn hàng bán
tăng 14,08%, doanh thu hoạt động tài chính tăng 161,11%, nhưng chi phí hoạt động tài
chính lại tăng nhiều hơn với tốc độ 329,16%, đây cũng là điều dễ hiểu khi năm 2008 là năm mà tình hình suy thoái kinh tế diễn ra mạnh mẽ, lãi suất ngân hàng biến động mạnh
và có xu hướng tăng, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng hơn so
với năm 2007 Sang năm 2009, tình hình kinh doanh chưa được cải thiện khi chỉ tiêu
doanh lợi doanh thu còn giảm thấp hơn so với năm 2008 (-6,87%), như vậy chứng tỏ trong năm công ty làm ăn không có lãi, giá vốn hàng bán lớn hơn doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế của công ty là -I27.709.548 nghìn đồng
Trong thời gian tới công ty cần có biện pháp tìm kiếm thị trường, đây mạnh tiêu thụ sản phẩm nhăm tăng doanh thu, tiết kiếm chi phí nhằm giảm giá thành sản phẩm, giảm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, từ đó có thể tăng chỉ tiêu doanh lợi doanh thu
Doanh lợi tài sản năm 2008 là 3,67 % tức là cứ 1 đồng doanh thu thu về thì có
được 0.0367 đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này so với năm 2007 đã giảm đi 12,13% Như vậy khả năng sinh lời của 1 đồng tài sản năm 2008 đã bị giảm xuống Nguyên nhân là do năm 2008 tài sản tăng 315.873.684 nghìn đồng trong khi lợi nhuận sau thuế lại giảm