Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 75 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
75
Dung lượng
210,18 KB
Nội dung
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Đánh giáchấtlượngcuộcsốngcủangườidân thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp” là đề tài nghiên cứu của chính tôi. Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi xin cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ trong luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Không có nghiên cứu nào củangười khác được sử dụng trong ỉuận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. Tp. Hồ Chí Minh năm 2013 1 LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức vô cùng quý báo cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Những kiến thức đó đã giúp cho tôi có thêm nhiều kinh nghiệm để phục vụ công tác trong thời gian tới. Xin cảm ơn Tiến sĩ Lê Thị Thanh Loan đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Xin cảm ơn ngườidân được chọn khảo sát ở các địa phương: Phường 1, Phường 4, Phường Mỹ Phú, xã Mỹ Tân, xã Tân Thuận Đông đã nhiệt tình đóng góp ý kiến vào phiếu khảo sát một cách trung thực, khách quan để giúp tôi thu thập số liệu hoàn thành đề tài. Cuối cùng xin cảm ơn các Anh, Chị lớp Cao học Đồng Tháp đã động viên, chia sẻ để tôi vượt qua khó khăn và hoàn thành chương trình khóa học. 2 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 3 Ý KIẾN CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN 1 4 Ý KIẾN CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN 2 5 MỤC LỤC 6 DANH MỤC BẢNG TÓM TẮT Trong xu hướng hội nhập và phát triển ngày càng caocủa nền kinh tế thì chấtlượngcuộcsống cũng ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế không tránh khỏi những mặt trái làm ảnh đến cuộcsốngcủangười dân. Xuất phát từ thực tế đó, đề tài nghiên cứu này mong muốn nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến chấtlượngcuộcsốngcủangườidân thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp để đề xuất giải pháp cải thiện chấtlượngcuộcsốngngườidân ngày càng tốt hơn Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết về những nhân tố tác động đến chấtlượngcuộc sống, các nghiên cứu trước của Anderson và ctg; nghiên cứu Trương Tấn Tâm (2012), để xây đựng mô hình nghiên cứu tổng quát với 9 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng với 60 biến quan sát để làm cơ sở nghiên cứu, đánhgiáchấtlượngcuộcsốngcủangườidân thành phố Cao Lãnh. Phần nghiên cứu sơ bộ dựa trên bảng câu hỏi thiết kế sẵn tỉến hành khảo sát thử nghiệm để hiệu chỉnh thang đo và bảng câu hỏi. Phần nghiên cứu chính thức tiến hành khảo sát bằng bảng câu hỏi. Kết quả khảo sát tiến hành mã hóa, phân tích đánhgiá sơ bộ thang đo và độ tin cậy các biến đo lường bằng hệ số Cronbach’s Alpha để loại bỏ những biến không phù hợp; sau đó tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA để loại bỏ biến không phù hợp và hình thành các nhân tố mới, tiếp tục thực hiện kiểm định hồi qui bội loại trừ các nhân tố không phù hợp làm cơ sở đề xuất các giải pháp, kiến nghị. Kết quả đề tài nghiên cứu cho thấy từ 9 nhân tố với 56 biến độc lập ban đầu, qua kiểm định và phân tích chỉ còn lại 3 nhân tố vớỉ 15 biến quan sát đảm bảo yêu cầu và có ảnh hưởng đến sự hài lòng về chấtlượngcuộcsốngcủangườidân Tp CaoLãnh đó là môi trường, nhà ở và môi trường kinh tế. Kết quả nghiên cứu đã đề ra các nhóm giải pháp cơ bản nhằm cải thiện chấtlượngcuộcsốngcủangườidân thành phố Cao Lãnh. 7 CHƯƠNG I TỒNG QUAN 1.1. Lý do chọn đề tài Phát triển kinh tế là mục tiêu quan trọng để đưa đất nước phát triển một cách bền vững. Trong 10 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, kinh tế Việt Nam được cải thiện đáng kể, tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ bình quân 7,2%/năm. Cùng với sự phát triển kinh tế ngườidân có việc làm, đời sống ngày càng được nâng lên. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, kinh tế đóng vai trò hết sức quan trọng, kinh tế ổn định thì chính trị mới vững chắc. Chính vì vậy trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đề ra mục tiêu “ phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất; tinh thần của nhân dân; ”, “ Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hoà với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng caochấtlượngcuộcsốngcủa nhân dân ”. Như vậy, mục tiêu của Đảng là lãnh đạo phát triển kinh tế nhanh nhưng phải đảm bảo nâng caochấtlượngcuộcsốngcủangười dân. Nhưng thực tế thời gian qua chúng ta chỉ mới chú trọng vấn đề tập trung phát triển kinh tế để góp phần tăng trưởng GDP cho đất nước mà chưa đánhgiá hết những vấn đề mặt trái của việc phát triển kinh tế gây ra những hậu quả trong đời sống xã hội. Thời báo kinh tế Sài Gòn (2010) có bài viết về chấtlượngcuộcsống cho rằng “Phát triển kinh tế phải nhắm đến đích cuối cùng là nâng caochấtlượngcuộcsống để đem lại thịnh vượng và hạnh phúc cho tất cả mọi người. Thế nhưng ước muốn kinh tế phát triển nhanh để thu nhập đầu người tăng nhanh đôi lúc lấn lướt nỗi lo về chấtlượngcuộcsống và từ đó dễ đẫn tới tâm lý bỏ qua mặt trái của phát triển”. Khi con người đã đạt được điều kiện đầy đủ về cái ăn, cái mặc và mọi thứ sinh hoạt khác, cuộcsống dư đã thì người ta lại quan tâm đến chấtlượngcuộcsống như ăn ngon, mặc đẹp, vui chơi, giải trí, Chính vì vậy, kinh tế phát triển chưa hẳn đồng nghĩa với việc chấtlượngcuộcsốngcủangườidân sẽ được nâng lên và ngườidân thấy hạnh phúc hơn. Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp cũng như các địa phương khác trong cả nước ưu tiên cho phát triển kinh té để giải quyết việc làm, nâng cao mức sốngngười 8 dân. Việc tập trung phát triển kinh tế những năm qua đã thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư, phát triển đóng góp cho nguồn thu ngân sách của địa phương, đồng thời góp phần thực hiện tốt công tác xã hội. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện ké hoạch phát triển kinh tế không tránh khỏi những tác động mặt trái làm ảnh hưởng đến chấtlượngcuộcsốngcủangười dân. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vùng nuôi thủy sản, xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn, chế biến thủy sản không theo quy hoạch, chưa đảm bảo các điều kiện theo qui định gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm. Tình trạng khai thác cát trái phép đã gây sạt lở nhiều khu vực rất đáng quan tâm. Tình hình lũ lụt diễn biển bất thường đã ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh củangười đân. Tình trạng cất nhà ven sông, rạch chưa có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh củangười dân. Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ sinh hoạt, giải trí củangườidân chưa đáp ứng. Chính quyền địa phương mặc dù có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn nhiều hạn ché trong thực hiện cải cách hành chính, phổ biến các chủ trương đến người dân, Những tồn tại đó đã ảnh hưởng đến chấtlượngcuộcsốngngười dân, vấn đề đặt ra là chúng ta phải làm thế nào để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế nâng mức thu nhập củangườidân đồng thời phải đảm bảo giảm thiểu những tác động ảnh hưởng chấtlượngcuộcsốngngười dân. Chính vì vậy đề tài nghiên cứu “Đánh giáchấtlượngcuộcsốngcủangườidân ở Thành phố Cao Lãnh” được thực hiện nhằm tìm các giải pháp cải thiện chấtlượngcuộcsốngngườidân ngày càng tốt hơn. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm hướng đén hai vấn đề như sau: - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chấtlượngcuộcsốngcủangườidân Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. - Gợi ý chính sách cải thiện, nâng caochấtlượngcuộcsốngcủangườidân Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tưọng nghiên cứu: Ngườidân Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Đối tượng khảo sát: ngườidân từ 18 tuổi trở lên, có thời gian sinh sống tại địa phương ít nhất 03 năm. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng chấtlượngcuộcsốngcủangườidân Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. 1.4. Phương pháp nghiên cứu 9 Giai đoạn 1: Xây dựng mô hình nghiên cứu dựa vào những nghiên cứu trước. Xây dựng thang đo và bảng câu hỏi khảo sát. Giai đoạn 2: Khảo sát thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi, phân tích số liệu phỏng vấn, kiểm định mô hình, giả thuyết nghiên cứu bằng các kỹ thuật thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy bội bằng phần mềm SPSS. 1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đề tài nghiên cứu nhằm đánhgiáchấtlượngcuộcsốngcủangườidân thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp; đánhgiá những hạn chế do mặt trái của việc phát triển kinh tế. Đồng thời gợi ý một số giải pháp nâng chấtlượngcuộcsốngcủangườidân đúng với mục tiêu phát triển kinh tế mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đề ra. 1.6. Kết cấu của luận văn Nội dung luận văn được kết cấu gồm 5 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu gồm các nội dung như: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết cấu đề tài. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Một số khái niệm về chấtlượngcuộc sống, các nghiên cứu trước có liên quan để dựa vào đó đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết, các yếu tố ảnh hưởng sự hài lòng về chấtlượngcuộc sống. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn. Trình bày phương pháp nghiên cứu, cách thu thập dữ liệu và kỹ thuật phân tích dữ liệu. Chương 4: Nêu một số đặc điểm chung của thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Phân tích kết quả nghiên cứu đề tài, kiểm định giả thuyết đã đặt ra và kiểm định tính phù hợp của mô hình nghiên cứu. Chương 5: Kết luận. Đưa ra kết luận từ két quả nghiên cứu của đề tài. Gợi ý những giải pháp cải thiện, nâng caochấtcuộcsốngcủangườidân sinh sống tại Tp Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. 10 [...]... về chất lượngcuộcsốngcủangười dân Tóm lại, chương 2 trình bàý các cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Đánhgiáchấtlượngcuộcsốngcủangườidân Thành phố Cao Lãnh, tĩnh Đồng Tháp” Đề tài nghiên cứu dựa vào mô hình nghiên cứu của Hội đồng ngân khố của Ban thư ký Canada (1999); Mercer (2011) và Trương Tấn Tâm (2012) là chủ yếu vì đề tài này nghiên cứu sự hài lòng về chất lượngcuộcsốngcủa người. .. học mà người ta có nhiều cách định nghĩa khác nhau về chấtlượngcuộcsống Theo C.Mác và các nhà kinh tế chính trị cổ điển: A.Smith, D.Ricardo, R.Malthus, J.S.MiII, đã mở rộng và đề cao các giá trị về chất lượngcuộcsốngcủa con ngườiChấtlượngcuộcsống như là mục đích trong việc tạo điều kiện giúp con người có một cuộcsống vật chất và tinh thần phong phú Theo Zhao (2004), chấtlượngcuộcsống là... được nhu cầu cơ bản của chính bản thân xã hội Sự cảm giác được hài lòng hoặc thỏa mãn với những nhân tố củacuộc sống, những nhân tố đó được xem là quan trọng nhất của bản thân mỗi ngườiChấtlượngcuộcsống là sự cảm giác được hài lòng với những gì mà con người có được Tác phẩm Dân số, tài nguyên, môi trường và chấtlượngcuộcsốngcủa ông định nghĩa “ Chấtlượngcuộcsống là sự cảm giác được hài lòng... cho ngườidân mua bán đúng qui định Nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa củangườidân trong khu vực Tiêu chí hàng hóa phong phú, đáp ứng nhu cầu người dân: đánhgiá dựa vào nhận xét củangườidân về nhu cầu hàng hóa Tiêu chí chấtlượng hàng hóa; đánhgiá dựa vào chấtlượng hàng hóa phục vụ ngườidân có đảm bảo đúng công bố của nhà sản xuất Tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm; đánhgiá dựa vào niềm tin của. .. chương 2 sẽ làm rõ định nghĩa thế nào là chấtlượngcuộcsống và trình bày một số khái niệm liên quan đến chấtlượngcuộc sống; các yếu tố ảnh hưởng đến chấtlượngcuộcsống Trên cơ sở đó rút ra mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chấtlượngcuộcsống 2.1 Một số khái niệm cơ bản 2.1.1 Khái niệm về chấtlượngcuộcsống Khái niệm về chấtlượngcuộcsống là một phạm trù khá rộng, tùy theo từng... vật chất và tinh thần, giáo dục, y tế, giải trí Tóm lại, chấtlượngcuộcsống là một thuật ngữ được sử dụng để đánhgiá chung nhất về mức độ tốt đẹp củacuộcsống đối với các cá nhân trên phạm vi toàn xã hội, cũng như đánhgiá về mức độ sảng khoái, hài lòng hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội Chấtlượngcuộcsống là thước đo về phúc lợi vật chất, và giá trị tinh thần Ngày nay, việc nâng cao chất. .. việc nâng caochấtlượngcuộcsống con người là một nỗ lực của nhà nước, xã hội và cả cộng đồng quốc tế Chấtlượngcuộcsống được định nghĩa như một cảm nhận có tính cách chủ quan của cá nhân đặt trong bối cảnh môi trường xã hội và tự nhiên Bản thân mỗi cá nhân tự quản lý mình, nâng cao trí thức, rèn luyện sức khỏe, góp phần nâng cao chấtlượngcuộcsốngĐánhgiáchấtlượngcuộcsống bao gồm các lĩnh... Quang (2010): Khảo sát chất lượngcuộcsốngcủangười dân thành phố Hồ Chí Minh, khảo sát 22 lĩnh vực Kết quả khảo sát với 3 mức độ đánhgiá như sau: Các lĩnh vực được đánhgiá khá hơn trước: Tình trạng nhà ở củangười dân; Vệ sinh đô thị; ứng xử củangười dân; Trường học phổ thông, cao đẳng, đại học; Kiến trúc xây dựng; Cơ sở khám chữa bệnh; Cơ sở chăm sóc người nghèo, người già, người tàn tật; Công... (1997), chấtlượngcuộcsống là sự phản ánh, sự đáp ứng những nhu cầu xã hội, trước hết là nhu cầu vật chất cơ bản, tối thiểu của con người và sau đó điều kiện nảy sinh các nhu cầu tinh thần; mức đáp ứng đó càng cao thì chấtlượngcuộcsống càng cao Khi chúng ta nói đến chấtlượngcuộcsống đó là sự tổng hợp của 4 nhân tố: nhân tố về kinh tế hay là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính theo đầu người; giáo... về giáo dục, nhà ở, nghỉ ngơi Chấtlượng đời sống văn hóa Quyền tự do công dânChấtlượng môi trường, kỹ thuật (nhà ở, giao thông, điều kiện sinh hoạt, giáo dục, y tế) l Chấtlượng môi trường sống và khả năng chống ô nhiễm Trong các đặc điểm đó “an toàn” được xem là quan trọng nhất Như vậy, chấtlượngcuộcsống được đặc trưng bằng sự an toàn của môi trường; yếu tố quyết định nâng chấtlượngcuộcsống . hưởng chất lượng cuộc sống người dân. Chính vì vậy đề tài nghiên cứu Đánh giá chất lượng cuộc sống của người dân ở Thành phố Cao Lãnh được thực hiện nhằm tìm các giải pháp cải thiện chất lượng cuộc. về chất lượng cuộc sống của con người. Chất lượng cuộc sống như là mục đích trong việc tạo điều kiện giúp con người có một cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú. Theo Zhao (2004), chất lượng. cứu những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp để đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng cuộc sống người dân ngày càng tốt hơn Đề tài nghiên