Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
850 KB
Nội dung
Blog ThủyLực 2012 Ốngdẫnthủylực Phần 1: Phân loại và cấu tạo Mình đã giới thiệu khá nhiều thiết bị thủylực tới các bạn. Trong bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một thiết bị tuy không thật sự giữ vai trò quan trọng, nhưng lại là một thiết bị không thể thiếu đối với bất cứ một hệ truyền dẫnthủylực nào. Đó chính là ốngdẫnthủy lực. Ốngdẫnthủylực giữ vai trò liên kết các phần tử của Hệ truyền dẫnthủy lực. Ốngdẫnthủylực cần đảm bảo những yêu cầu sau: - Đảm bảo độ bền cần thiết - Đảm bảo hao phí áp suất thấp nhất - Đảm bảo không rò rỉ - Đảm bảo không chứa, hoặc tạo bong bóng khí Ốngdẫn thủy lực (ODTL) phân thành ODTL mềm và ODTL cứng dựa trên cấu tạo của ống dẫn. Ốngdẫn cứng: được sản xuất từ thép, đồng, nhôm và hợp kim nhôm. Ốngdẫn từ thép được sử dụng khi cần phải chịu áp suất lớn ( <320 at). Ốngdẫn từ hợp kim nhôm Blog ThủyLực 2012 được sử dụng khi cần chịu áp suất <150 at. Ốngdẫn từ đồng sử dụng khì cần chịu áp suất <50 at. Ốngdẫn từ đồng thường được sử dụng tại các mối nối, để đảm bảo tính gọn nhẹ, và sử dụng làm đường ống thoát. Ốngdẫn mềm: có 2 dạng ốngdẫn mềm - ốngdẫn mềm cao su và ốngdẫn mềm kim loại. Ốngdẫn mềm cao su được sản xuất từ cao su tự nhiên và cao su nhân tạo. Cấu tạo của ốngdẫn mềm cao su thường bao gồm một ống cao su đàn hồi ở phía trong và được hóa bền bằng vỏ bọc phía ngoài hoặc khung sợi nằm trong thành ống cao su. Ống mềm cao su được sử dụng để nối giữa 2 phần tử khi vận hành có thể di chuyển tương đối lẫn nhau. Khi đó nhờ đặc tính đàn hồi ốngdẫn cao su sẽ làm giảm các xung động áp suất trong hệ thủy lực. Tuy nhiên ốngdẫn cao su có các nhược điểm sau: co giãn khi thay đổi áp suất, giảm độ cứng của toàn hệ thủy lực, tuổi thọ ngắn (1,5…3 năm). Trên hình 2 dạng cấu trúc ống mềm cao su với các thành phần: 1-lớp cao su trong cùng, 2-lớp kim loại mỏng, 3-lớp cao su ở giữa, 4- lớp cao su vỏ. Ốngdẫn mềm kim loại: phía trong là một ốngdẫn có nhiều nếp gấp, ốngdẫn dạng này được chế tạo từ đồng hoặc thép lá; phía ngoài được bọc một lớp vỏ bền. Giữa các Blog ThủyLực 2012 vòng xoắn của ống được bit kín đề tránh rò rỉ ( cấu tạo hình dưới). Vật liệu bít kín có thể là giấy chuyên dụng hoặc sợi atbet. Với vật liệu bít kín là giấy, ốngdẫn có thể chịu được chất lỏng nóng tới 110 0 C, còn với sợi atbet – 300 0 C. Ốngdẫn mềm kim loại được sử dụng khi mà hệ thủylực sử dụng chất lỏng làm việc có tính xâm thực và ăn mòn mạnh. Trên hình 2 dạng cấu trúc ống mềm kim loại với các thành phần: 1 - biên dạng miếng kim loại lá, 2 - vật liệu bit kín, 3 – vỏ ngoài. Phần 2: Mối nối thủylực Phần trước mình đã giới thiệu tới các bạn cấu tạo và phần loại ốngdẫnthủy lực. Tuy nhiên để liên kết ốngdẫn với các thiết bị, hoặc trong trường hợp đường ống dài thì cần sử dụng mối nối. Bài này mình sẽ trình bày về mối nối thủy lực. Blog ThủyLực 2012 Mối nối thủylực đảm bảo việc lắp ghép ốngdẫnthủylực vào các phần tử của hệ. Ngoài ra mối nối được thiết kế nhằm thích hợp với yêu cầu tháo lắp vận chuyển của hệ thủy lực. Mối nối phân ra làm: Mối nối tháo được và mối nối không tháo được. Mối nối không tháo được: được sử dụng trong hệ thủylực cố định, không phải di chuyển hoặc tháo rời. Mối nối không tháo được gia công bằng phương pháp hàn, dán đối đầu 2 ống hoặc dùng ống chuyển. Ưu điểm của mối nối không tháo được là giảm 25-30% về mặt khối lượng so với mối nối tháo được ứng với cùng một hệ thủy lực. Mối nối tháo được : là kiểu mối nối sử dụng mặt bích, đầu nối, ống chẹn,… Mối nối tháo được phân ra mối nối cố định và mối nối không cố định. Mối nối cố định: sử dụng mặt côn trong hoặc mặt côn ngoài với sự trợ giúp của vòng khớp và mặt bích. 1.Sử dụng mặt côn ngoài: (hình dưới ) Mối nối dạng này bao gồm ốngdẫn 1 (chú ý đoạn cuối ốngdẫn 1 có dạng mặt côn – góc lệch 30 0 ) , ống chẹn 2, ống lồng 3 và đai ốc 4. Độ bít kín của mối nối được đảm bảo bởi sự tiếp xúc mặt côn trong giữa ống chẹn 2 và mặt côn nòoài ốngdẫn 1. Nhược điểm của mối nối dạng này là: làm giảm độ bền của ống nối tại đoạn nối, khó nhận thấy bằng mắt thường vị trí rạn nứt, mô men xoắn-kéo đối với đai ốc 4 tương đối lớn, ít về chủng loại, cần dụng cụ chuyên dụng để tạo mặt côn cho ốngdẫn 1. 2.Sử dụng mặt côn trong: ( hình dưới) Blog ThủyLực 2012 Mối nối cố định sử dụng mặt côn trong bao gồm ống lồng 4, ống 5, ống chẹn 2, đai ốc 1. Độ bít kín của mối nối được đảm bảo bới tiếp xúc giữa bề mặt trong ống lồng 4 với bề mặt ngoài của ống chẹn 2 kết hợp với lực kéo của đai ốc 1. Mối nối sử dụng mặt côn trong có ưu điểm là số lượng chi tiết nhiều ( làm giảm biến dạng không mong muốn đối với ốngdẫn ). Ngoài ra do ống chẹn 2 có dạng mặt cầu hạn chế cong vênh ống nối. 3.Mối nối sử dụng vòng khớp. (hình dưới) Cấu tạo gồm đầu nối 1 với mặt côn trong 2, đai ốc 5 và vòng khớp 3, ốngdẫn 4. Vòng khớp được chế tạo từ thép với bề mặt được thấm cacbon. Đầu mút vòng khớp 3 tì vào mặt côn 2 có dạng dao cắt ở phía trong tỳ lên ống dẫn. Khi đai ốc tạo lực kéo, kéo theo dịch chuyển vòng khớp 3, khi đó dao cắt trượt dọc ốngdẫn 4 tạo thành mặt côn ngoài tại đầu ốngdẫn 4. Kết quả thu được đảm bảo độ bít kín và độ bền cho mối nối. Blog ThủyLực 2012 4.Mối nối sử dụng mặt bích. Sử dụng mặt bích để tạo mối nối (hình dưới). Ứng dụng với ống nối có đường kính >32 mm và áp suất làm việc của hệ <32 MPa. Độ bít kín đảm bảo bởi vòng bít kín lắp giữa 2 mặt bích. Mối nối không cố định: ứng dụng với các hệ thủylực trong máy đào đất, máy xây dựng. Đây là các loại máy thường sử dụng xylanh thủy lực, mà các xylanh thủylực này trong quá trình vận hành thường xoay 1 góc nhỏ quanh trục tại điểm gắn xy lanh. Khi mà lắp ráp các hệ thủylực này thường sử dụng mối nối không cố định, các mối nối này thường có bậc động động bằng 1, 2 hoặc lớn hơn ( khái niệm bậc động?). Ở hình dưới: Blog ThủyLực 2012 Hình a là ví dụ một mối nối xoay với bậc động bằng 1. Ở đó đầu nối 1 được lồng vào tai xoay 2 được. Vòng đệm 3 và 4 nhằm hạn chế di chuyển dọc trục tai xoay 2. Độ bít kín được đảm bảo bới vòng cao su 5 với vòng đệm bảo vệ 6. Hình b là một ví dục khác về mối nối mềm. Mối nối dạng cuộn với ốngdẫn xoắn ốc. Ở đây đoạn ốngdẫn xoắn được cố định tại 2 điểm 1 và 2. Khi xylanh thủylực xoay đoạn xoắn ốc có thể bị kéo. Mối nối dạng này có thể đảm bảo vài bậc động. Mối nối nhanh: Trên hình: 1 - Ổ nối ; 2,9 - van một chiều; 3 - vòng cao su; 4 - bi chẹn; 5 - khoang trống; 6 - Ống lót kẹp chặt; 7 - chìa ăn khớp; 8 - rãnh ăn khớp. Ống lót 6 có thể trượt trên bề mặt ngoài ổ 1. Khi ghép nối ống lót 6 được cố định bằng lò xo và chốt hãm. Để tháo mối nối phải kéo ống lót 6 về bên trái và kéo chìa ăn khớp về bên phải. Van một chiều 2,9 có tác dụng bảo vệ - khi một trong 2 đoạn ống nối có sự có đứt hoặc rò rỉ, ngay lập tức van một chiều sẽ đóng lại. Ăn khớp giữa bi 4 - rãnh 8 bảo đảm độ bền, chắc cho mối nối. Blog ThủyLực 2012 Một vấn đề khác cũng cần quan tâm đó là: cố định mối nối giữa đầu nối và đầu ốngdẫn mềm. Khi áp suất 0.5 Mpa ta sử dụng phương pháp hẹp chặt như hình dưới (hình a). Khi đó đầu mút của ốngdẫn được vặn và đầu nối, đầu nối có khấc như hình. Và được kẹp chặt bởi vòng kẹp 2. Tuy nhiên với phương án này khi áp suất cỡ 10 MPa mối nối sẽ bị tuột ra do lực kéo phát sinh đầu nối với đai ốc mối nối. Do vậy phải dùng phương pháp như hình b. Lúc này đầu ống mềm 1 được vặn chặt vào ống kẹp 2, ống kẹp 2 có dạng ren với bước ren lớn để dễ vặn vào. Ống kẹp 2 lại được vặn vào đầu nối 3, mặt côn của đầu nối 3 tỳ chặt đầu ốngdẫn 1 vào ông kẹp 2. Mũ bịt dạng đai ốc 4 giúp tạo mối nối với các thiết bị thủylực khác. Blog ThủyLực 2012 Qui định về lắp ống nối mềm ( hình ảnh - có dấu x là sai) Blog ThủyLực 2012 Phần 3: Tính toán ốngdẫn Trong quá trình thiết kế mạch thủy lực. Vấn đề chọn ốngdẫn sao cho vừa đảm bảo yêu cầu làm việc, vừa kinh tế phải cần được tính tới. Trong bài này mình sẽ trình bày vấn đình tính toán để chọn được ốngdẫn thích hợp. Mục đích của tính toán ốngdẫn là xác định đường kính trong của ống dẫn, hao phí áp suất trên đường ống và độ dày của ống dẫn. Đường kính trong d của ốngdẫn xác định theo công thức : Ở đó Q – lưu lượng chất lỏng chảy qua ống, m 3 /s; υ – vận tốc dòng chảy trong ống, m/s; d – đường kính trong của ống dẫn, m. Như vậy ở công thức trên muốn tính được đường kính trong d ta phải xác định được 2 giá trị Q và υ. Lưu lượng Q sẽ được quyết định bởi cơ cấu làm việc, còn vận tốc υ phụ thuốc vào áp suất của hệ thủylực và chức năng của ốngdẫn đó. [...]...Blog ThủyLực 2012 Các giá trị vận tốc υ khuyên dùng khi tính toán dựa trên bảng sau: PH,MPa υ, m/s Chức năng của ống dẫnỐng hút Ống xả Ống nén 2,5 6,3 1,2 2 3 3,5 16 4 32 5 63 6,3 100 10 Hao phí áp suất trên đoạn ốngdẫn Hao phí do trở lực ma sát theo chiều dài ống xác định theo công thức: Ở đó ρ– khối lượng riêng của chất lỏng làm việc, kg/m3; λ –hệ số ma sát ; l – chiều dài ống dẫn, m Xác... số ma sát theo bảng sau Blog ThủyLực 2012 Ở đây Δ – là độ nhám tương đương bề mặt trong ống dẫn (Δ=0,05mm với đoạn ống thép , Δ=0,02mm với đoạn ống đồng, Δ=0,06mm đối với ống nhôm, Δ=0,03 với ống mềm cao su ) thì hệ số ma sát tính theo công thức Hao phí do trở lực cục bộ được tính theo công thức Weisbach: Ở đó ξ – hệ số trở lực cục bộ Giá trị ξ phụ thuộc vào dạng trở lực cục bộ Một vài dạng trở lục... cục bộ phổ biến: -Tại đoạn ống gập 1 góc 90o : ξ = 1,5…2,0 -Tại đoạn ống 3 nhánh tạo thành từ 1 đường ống vuông góc với đường ống chính : ξ=0,9…2.5 -Tại đoạn ống có mối nối nối tiếp: ξ=0,1…0,15 -Tại mối nối ra khỏi thùng chứa: ξ=0,5 ; và mối nối vào thùng chứa: ξ=1 Ngoài ra ta còn phải kể tới hao phí áp suất tại các thiết bị thủylực Δptb trong mạch như: các loại van thủy lực, bộ lọc dầu, … Như vậy... tổng hao phí áp suấtΔp= Δpms+ Δpcb+ Δptb Xác định độ dày thành ống dẫn Độ dày thành ống dẫn cần đảm bảo độ bền trong quá trình làm việc của ốngdẫn Độ dày thành ống xác định theo công thức sau: Ở đó pmax – áp suất tĩnh lớn nhất σv - ứng suất tới hạn của vật liệu làm ống, bằng 30…35% độ bền mỏi n – hệ số an toàn Ngoài ra đối với vật liệu ống là thép thì bề dày không nhỏ hơn 0,5 mm; đối với đồng – bề . bất cứ một hệ truyền dẫn thủy lực nào. Đó chính là ống dẫn thủy lực. Ống dẫn thủy lực giữ vai trò liên kết các phần tử của Hệ truyền dẫn thủy lực. Ống dẫn thủy lực cần đảm bảo những. đường ống thoát. Ống dẫn mềm: có 2 dạng ống dẫn mềm - ống dẫn mềm cao su và ống dẫn mềm kim loại. Ống dẫn mềm cao su được sản xuất từ cao su tự nhiên và cao su nhân tạo. Cấu tạo của ống dẫn. của hệ thủy lực và chức năng của ống dẫn đó. Blog Thủy Lực 2012 Các giá trị vận tốc υ khuyên dùng khi tính toán dựa trên bảng sau: Chức năng của ống dẫn Ống hút Ống xả Ống nén