Thiết bị truyền dẫn thủy lực thường được ứng dụng rỗng rãi trong các máy công trình. Điều đó có được là bởi vì so với các dạng truyền động khác, truyền động thủy lực có các ưu điểm: hiệu chỉnh đơn giản vô cấp vận tốc cơ cấu làm việc tịnh tiến – khứ hồi với giới hạn điều chỉnh rộng; có khả năng nhanh chóng đảo chiều với việc hãm (phanh) và khởi động êm trơn tru; năng lượng riêng lớn; dễ dàng điều khiển tự động hóa và bảo vệ; các thiết bị tự bôi trơn, nâng cao độ tin cậy làm việc; có khả năng chuẩn hóa cao các phần tử nhiệt.Thiết bị truyền dẫn thủy lực được trang bị trên khoảng 23 số máy công trình (máy xây dựng và máy đường bộ). Tỉ lệ ứng dụng thiết bị truyền dẫn thủy lực vẫn không ngừng tăng lên.Việc các máy được trang bị thiết bị truyền dẫn thủy lực được phổ biến rỗng rãi đặt ra yêu cầu đào tạo các chuyên gia thiết kế, lắp đặt, vận hành và sửa chữa hệ thống truyền dẫn thủy lực. Tài liệu này cung cấp những kiến thức cơ bản và các bước tính toán, thiết kế một hệ thống truyền dẫn thủy lực của các máy công trình.Đây là bản dịch từ tiếng Nga.
Blog Thủy Lực 2014 BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO LIÊN BANG NGA ĐẠI HỌC TỔNG HỢP KỸ THUẬT QUỐC GIA VOSTOK-SIBERI THIẾT KẾ HỆ THỐNG TRUYỀN DẪN THỦY LỰC Bản Dịch Tác giả: Полякова Л.Е. Ямпилов С. С. Блекус В.Г. Ulan-Ude, 2001 1 Blog Thủy Lực 2014 MỤC LỤC Lời dẫn 3 1. Các vấn đề cơ bản khi thiết kế hệ truyền dẫn thủy lực 4 2. Xây dựng sơ đồ nguyên lý thủy lực 6 3. Lựa chọn và tính toán các thông số cơ bản từ yêu cầu thiết kế 8 3.1. Lựa chọn áp suất chuẩn 9 3.2 Lựa chọn chất lỏng công tác 9 4. Tính toán công suất và lưu lượng của máy bơm 11 5. Lựa chọn máy bơm 12 6. Lựa chọn và tính toán xy lanh thủy lực 14 7. Lựa chọn và tính toán môtor thủy lực 17 8. Lựa chọn các thiết bị thủy lực điều hướng và điều chỉnh 18 9. Lựa chọn bộ lọc thủy lực 18 10. Lựa chọn và tính toán ống dẫn 19 11. Tính toán hao phí áp suất trong hệ thống 20 12. Tính toán xác minh 22 13. Xác định công suất và hiệu suất của mạch thủy lực 24 14. Tính toán nhiệt cho mạch thủy lực 24 Phụ lục 25 Tài liệu 26 2 Blog Thủy Lực 2014 LỜI DẪN Thiết bị truyền dẫn thủy lực thường được ứng dụng rỗng rãi trong các máy công trình. Điều đó có được là bởi vì so với các dạng truyền động khác, truyền động thủy lực có các ưu điểm: hiệu chỉnh đơn giản vô cấp vận tốc cơ cấu làm việc tịnh tiến – khứ hồi với giới hạn điều chỉnh rộng; có khả năng nhanh chóng đảo chiều với việc hãm (phanh) và khởi động êm trơn tru; năng lượng riêng lớn; dễ dàng điều khiển tự động hóa và bảo vệ; các thiết bị tự bôi trơn, nâng cao độ tin cậy làm việc; có khả năng chuẩn hóa cao các phần tử nhiệt. Thiết bị truyền dẫn thủy lực được trang bị trên khoảng 2/3 số máy công trình (máy xây dựng và máy đường bộ). Tỉ lệ ứng dụng thiết bị truyền dẫn thủy lực vẫn không ngừng tăng lên. Việc các máy được trang bị thiết bị truyền dẫn thủy lực được phổ biến rỗng rãi đặt ra yêu cầu đào tạo các chuyên gia thiết kế, lắp đặt, vận hành và sửa chữa hệ thống truyền dẫn thủy lực. Tài liệu này cung cấp những kiến thức cơ bản và các bước tính toán, thiết kế một hệ thống truyền dẫn thủy lực của các máy công trình. 3 Blog Thủy Lực 2014 1. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN Việc tiến hành tính toán và thiết kế hệ thống truyền dẫn thủy lực cho các máy công trình (các máy xây dựng – máy đường bộ: xúc, ủi, lu, nắn đường sắt – máy vận tải: cẩu, oto tải) cần phải tính toán tới các điều kiện vận hành đặc thù: ở các vùng thời tiết khác nhau, ở thời gian khác nhau trong năm; làm việc bên ngoài trời với độ bụi bẩn cao; làm việc ở địa hình gồ ghề có sự rung lắc; các chế độ làm việc đặc biệt với tải trọng có phạm vi thay đổi lớn. Cấu trúc của hệ truyền dẫn cần phải đảm bảo độ tin cậy và sự nhịp nhàng khi làm việc với các tiêu chí về kỹ thuật-kinh tế đã cho trước, và còn phải thỏa mãn yêu cầu về an toàn lao động. Tiến hành thiết kế hệ truyền dẫn thủy lực cho các máy công trình cần phải tính đến các chế độ làm việc của các máy đó. Chế độ làm việc của mạch thủy lực được xác định phụ thuộc vào các hệ số: hệ số sử dụng áp suất chuẩn, mức độ làm việc liên tục dưới tải trọng, hay số lần mở máy trong 1 giờ (bảng 1). Khi thiết kế cấu trúc và tính toán mạch truyền dẫn thủy lực, các thông số cơ bản, các kích thước hình học và kích thước liên kết của các thiết bị thủy lực được lựa chọn theo “Tiêu chuẩn qui định” .(Ở đây có thể là : TCVN, GOST, ISO). Các thông số cơ bản của hệ truyền dẫn thủy lực chính là áp suất chuẩn và lưu lượng chuẩn. Các phần tử của mạch thủy lực nên lựa chọn từ các sản phẩm thiết bị thủy lực chuẩn được sản xuất hàng loạt, đặc biệt là các thiết bị chuyên dùng cho máy công trình (nghĩa là: nên chọn các sản phẩm đã được sản xuất sẵn, và bán ngoài thị trường). Bảng 1 Chế độ làm việc của mạch truyền dẫn thủy lực Chế độ làm việc Hệ số sử dụng áp suất chuẩn a ch p k p = Hệ số làm việc liên tục dưới tải trọng p p t k t = Số lần mở máy trong 1 giờ Khu vực ứng dụng Nhẹ <0.4 0,1…0,3 <100 Hệ thống điều khiển; máy dọn tuyết, máy đặt ống, máy xới-trộn Trung bình 0,4…0,7 0,3…0,5 100-200 Máy dọn đất, máy ủi, máy san đất tự động. Nặng 0,7…0,9 0,5…0,8 200-400 Máy bốc dỡ, ô tô cần trục. Siêu nặng >0,9 0,8…0,9 400-800 Máy xúc, máy đào, xe lu, các máy hoạt động liên tục. 4 Blog Thủy Lực 2014 Quá trình thiết kế hệ truyền dẫn thủy lực bao gồm các giai đoạn: + Phân tích động học của cơ cấu làm việc (tên gọi khác: cơ cấu chấp hành, cơ cấu công tác, khâu ra); + Thiết lập dạng và các chuyển động liên tiếp cần thiết tương ứng với đặc tính của quá trình công nghệ khi máy làm việc; + Thiết lập sơ đồ nguyên lý thủy lực; + Tính toán mạch thủy lực và lựa chọn các thiết bị thủy lực. Sự tính toán được tiến hành theo 3 bước [1,3]: + Lựa chọn thông số và tính toán sơ bộ; + Làm chính xác các thông số khi tính tới các hao phí áp suất và lưu lượng; + Tính toán xác minh. Khi tính toán sơ bộ cần phải lựa chọn áp suất trong hệ thống thủy lực; xác định công suất của hệ thống, lưu lượng của máy bơm và các thông số cơ bản của động cơ thủy lực. Nếu khi tính toán sơ bộ thấy được không có khả năng đáp ứng các điều kiện yêu cầu kỹ thuật cho trước, thì các thông số đã chọn cần được hiệu chỉnh lại (tức là: thay đổi thông số được chọn, tiến hành lặp lại các bước tính toán). Các tính toán cơ bản (chính) đó là: tính toán và lựa chọn máy bơm, động cơ thủy lực, các thiết bị điều hướng và điều chỉnh, ống dẫn và các thành phần khác. Ngoài ra cần phải tính toán hao phí áp suất trong mạch thủy lực, hiệu suất của mạch thủy lực và tính toán nhiệt cho mạch thủy lực. Tính toán xác minh (hoặc tính toán kiểm tra) được thực hiện để xác định mức độ sai lệch giữa các thông số thu được và các thông số đầu ra cho trước của các thiết bị thủy lực đã được sản xuất với những đặc tính cụ thể của chúng (nghĩa là: do chọn các thiết bị thủy lực đã được sản xuất với các thông số đầu ra cho trước, khi lắp vào mạch thủy lực sẽ dẫn tới sai lệch so với kết quả tính toán trước đó). 5 Blog Thủy Lực 2014 2. XÂY DỰNG SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ THỦY LỰC Cấu trúc và các đặc tính của mạch thủy lực của các máy công trình được xác định theo chức năng và đặc tính của cơ cấu chấp hành của các máy đó. Bởi vậy sinh viên cần nắm chắc chức năng của máy, nguyên lý làm việc của máy, điều kiện vận hành máy, vị trí bố trí và sự tác động lẫn nhau của các thiết bị thủy lực trong mạch thủy lực. Khi xây dựng sơ đồ nguyên lý thủy lực cần phải ứng dụng những kinh nghiệm về vận hành và sử dụng máy, sử dụng các sơ đồ kiểu mẫu, và cả những máy có công dụng tương tự. Để thiết kế sơ đồ nguyên lý thủy lực cần giải quyết các vấn đề nguyên tắc sau: + Số lượng nhánh hệ thống thủy lực (một, hai hay nhiều nhánh); + Đặc tính làm việc của dòng chất lỏng ( mạch hở hay mạch kín); + Sự điều chỉnh tốc độ trong mạch thủy lực (không điều chỉnh, điều chỉnh kiểu tiết lưu, hay điều chỉnh kiểu thể tích); + Phương pháp điều khiển (thủ công, từ xa, hay tự động ); + Vấn đề về tháo lắp, chuyển rời và đồng bộ các thiết bị thủy lực. Khi lựa chọn sơ đồ thủy lực với nguồn nuôi một máy bơm mà “cơ cấu tiêu thụ” có cả xylanh thủy lực và môtor thủy lực, thì cần chú ý đảm bảo áp suất đầu vào xilanh và áp suất đầu vào môtor thủy lực xấp xỉ nhau. Nếu sử dụng áp suất cao vào việc nuôi xylanh thủy lực trong điều kiện áp suất thấp tại môtor, thì vì một lý do nào đó nhất định, dẫn tới chuyển sang sơ đồ hai nhánh, tức là để nuôi mỗi nhóm động cơ thủy lực cần sử dụng một máy bơm độc lập. Một cách khác để làm giảm áp suất trong các đường dẫn nuôi động môtor thủy lực dẫn tới việc phải sử dụng van giảm áp, điều đó làm tăng hao phí thủy lực và giảm hiệu suất của mạch thủy lực. Trong các máy công trình cơ bản thường sử dụng các mạch thủy lực dạng mạch hở, vì như thế có thể sử dụng bất kỳ động cơ thủy lực dạng tịnh tiến (xylanh) hoặc dạng quay (môtor). Mạch thủy lực dạng mạch kín chỉ ứng dụng cho các truyền dẫn môtor thủy lực, ví dụ trong truyền dẫn hành trình quay của gàu máy xúc, máy đào, máy dọn tuyết, … Với các hệ thống có công suất lớn (N>10 kW) có khả năng điều chỉnh công suất được ứng dụng rộng rãi trong các xe kéo, rơ-mooc, máy đào đất, sự điều khiển vận tốc cơ cấu chấp hành khi hệ thống mạch kín. Sự điều chỉnh (điều tiết) bằng van tiết lưu không kinh tế bằng điều chỉnh dạng thể tích. Điều chỉnh bằng van tiết lưu được ứng dụng trong các hệ thống thủy lực có công suất nhỏ và trong trường hợp điều chỉnh tức thời. Trong các hệ thống thủy lực của các máy công trình xây dựng và làm đường di động, các dạng điều khiển chính được áp dụng bao gồm: điều khiển thủ công hoặc điều khiển từ xa. Điều khiển tự động bởi mạch thủy lực được ứng dụng trong trường hợp cần những thao tác chính xác, như các robot lập trình trên các máy xúc, máy ủi, máy đào. 6 Blog Thủy Lực 2014 Việc thiết kế sơ đồ nguyên lý thủy lực bắt đầu từ lựa chọn và sắp đặt vị trí của động cơ thủy lực, sau đó là vị trí các đường ống từ động cơ thủy lực, tiếp đến là các thiết bị điều chỉnh và điều khiển tương ứng với các chế động làm việc và các yêu cầu cụ thể đối với từng loại động cơ. Sau đó liên kết các đường ống nén, đường ống xả, đường ống tiêu của từng bộ phận sơ đồ; tiếp đó xác định các vị trí đặt các loại van ổn áp, van tiết lưu . Bước cuối cùng là thiết kế sơ đồ trạm máy bơm, với các bộ lọc và thiết bị phụ trợ khác. Thiết kế sơ đồ nguyên lý thủy lực cần phải phân tích sự an toàn khi làm việc, như đánh giá khả năng làm việc của cơ cấu, khả năng cơ cấu bị phá hủy. Khi cần thiết phải bổ sung các thiết bị an toàn, khóa thủy lực nhằm loại bỏ các khả năng xuất hiện tình huống không an toàn. Tóm lại việc thiết kế sơ đồ nguyên lý mạch thủy lực là bước quan trọng nhất, để từ đó tiến hành tính toán, lựa chọn thiết bị thủy lực và hoàn chỉnh mạch thủy lực. 7 Blog Thủy Lực 2014 3. LỰA CHỌN VÀ TÍNH TOÁN CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN TỪ CÁC YÊU CẦU THIẾT KẾ Để thiết kế hệ thống truyền dẫn thủy lực cần phải biết các dữ liệu sau: • Kiểu mẫu của máy, bản vẽ (hoặc sơ đồ) cơ cấu làm việc và đặc tính kỹ thuật của cơ cấu đó; • Chức năng và yêu cầu đối với hệ thống truyền dẫn thủy lực; • Đặc tính vùng khí hậu đối với sự vận hành máy thủy lực; • Sơ đồ nguyên lý thủy lực đối với hệ thống truyền dẫn thủy lực; • Các chế độ làm việc của hệ thống thủy lực; • Lực xuất ra trên cán xylanh hay mômen xuất ra trên trục của môtor thủy lực; • Tốc độ di chuyển đầu mút xilanh hoặc tần số quay của trục môtor thủy lực. Khi tính toán các thông số cho máy thủy lực thì sơ đồ thủy lực, sự đồng bộ của các phần tử thủy lực, chế độ làm việc của mạch thủy lực đều phụ thuộc vào kiểu mẫu và công dụng của máy thủy lực, đặc tính khí hậu của cơ cấu chấp hành, chu trình và chế độ làm việc của máy thủy lực. Dựa vào đặc tính vùng khí hậu khi vận hành máy có thể xác định giới hạn nhiệt của không khí (nhiệt độ môi trường làm việc của máy), là các giá trị cần quan tâm khi lựa chọn chất lỏng làm việc (chất lỏng công tác). Lực xuất ra trên cán xilanh dùng để tính toán đường kính xilanh, còn mômen xuất ra trên trục của môtor thủy lực dùng để lựa chọn kích thước tiêu chuẩn cho môtor thủy lực. Tốc độ của động cơ thủy lực phụ thuộc vào chế độ làm việc của hệ thống truyền dẫn thủy lực và độ bền của cán xylanh. Nếu chọn tốc độ cao quá sẽ dẫn tới tăng lưu lượng của hệ thống thủy lực và tăng kích thước của các thiết bị thủy lực. Ngược lại, nếu chọn tốc độ thấp quá sẽ dẫn tới giảm năng suất làm việc của máy. Ở chế độ làm việc nhẹ hệ thống thủy lực và tốc độ cơ cấu làm việc trên động cơ thủy lực ảnh hưởng nhỏ tới năng suất làm việc của máy, bới vậy ở chế độ làm việc nhẹ tốc độ thấp hay được lựa chọn; còn đối với chế độ làm việc nặng thì hay chọn tốc độ khâu ra cao hơn, vì nó làm tăng hiệu suất làm việc của máy. Như vậy vùng giá trị đối với vận tốc cán xi lanh được chọn là từ 2 tới 30 m/phút (0,03 – 0,5 m/s). Các giá trị lực, mômen xoắn và vận tốc được xác định khi hoàn thiện tính toán lực của cơ cấu làm việc và năng suất của máy. Để xác định các thông số ngoài ban đầu của hệ thống thủy lực cần phải lựa chọn và tính toán các thống số bên trong khi “tính toán cơ bản” với chế độ chuẩn (tính toán cơ bản: là tính toán cho một số bộ phận chính trong mạch thủy lực – đọc lại mục 1.). Các thông số chuẩn là áp suất ch p và lưu lượng ch Q . Trong hệ truyền dẫn thủy lực có sự phân nhánh công suất, việc tính toán áp suất cần thiết và lưu lượng cần thiết thực hiện dựa vào động cơ chịu tải lớn nhất. (Nghĩa là: với mạch thủy lực gồm nhiều nhánh, mỗi nhánh là các động cơ song song, thì động cơ nào chịu tải lớn nhất, sẽ yêu cầu cung cấp áp suất và lưu lượng lớn nhất – đó là áp suất cần thiết là lưu lượng cần thiết cung cấp cho toàn mạch). 8 Blog Thủy Lực 2014 3.1 LỰA CHỌN ÁP SUẤT CHUẨN Áp suất trong hệ thống thủy lực phụ thuộc vào kiểu máy bơm và chức năng của mạch thủy lực đó trên máy công trình nhất định. Áp suất máy bơm cần phải lớn hơn nhiều tải trọng hoặc công suất kéo theo để làm chuyển động cơ cấu chấp hành. Áp suất nhỏ dẫn tới sự tăng kích thước cơ sở và tăng khối lượng, mặc dù làm cho hệ thống vận hành trơn tru và ổn đinh; áp suất lớn làm hạ thấp kích thước cơ sở và khối lượng, nhưng làm phức tạp cấu trúc và sự vận hành của hệ thống thủy lực, giảm tuổi thọ của thiết bị thủy lực. Như vậy cần một giá trị áp suất tối ưu cho hệ thống thủy lực, không quá lớn, không quá nhỏ, áp suất đó được gọi là áp suất chuẩn. Áp suất chuẩn thường được lựa chọn dựa trên tài liệu hướng dẫn và dữ liệu thống kê thu được khi sử dụng thực tế máy thủy lực cùng dạng cần thiết kế. Khi đó từ giá trị áp suất tính toán và lựa chọn giá trị áp suất chuẩn cho các máy bơm. Là các máy bơm được sản xuất công nghiệp và được sử dụng trong các máy công trình, tương tự với máy bơm được thiết kế. Áp suất chuẩn trong hệ truyền dẫn thủy lực được qui định tương ứng với dãy áp suất chuẩn theo tiêu chuẩn GOST 6540-74 và GOST 12445–77 (МPа): 0,63; 1,0; 1,6; 2,5; 6,3; 10; 16; 20; 25; 32. 3.2 LỰA CHỌN CHẤT LỎNG CÔNG TÁC Chất lỏng công tác ngoài chức năng chính là vận chuyển năng lượng từ máy bơm tới động cơ thủy lực, còn thực hiện chức năng phụ: đó là bôi trơn các bề mặt trượt cọ sát lẫn nhau của các chi tiết; loại bỏ sản phẩm mài mòn của các mặt cọ sát lẫn nhau; bảo vệ các chi tiết khỏi ăn màn; làm nguội ( làm mát) hệ thống thủy lực. Bởi vậy khả năng làm việc và tuổi thọ của thiết bị thủy lực phụ thuộc vào sự lựa chọn đúng đắn chất lỏng công tác. Trong các hệ truyền dẫn của các máy công trình chỉ áp dụng dầu nhớt tự nhiên – là chất lỏng công tác có đặt tính bôi trơn tốt, ổn định hóa học tốt khi nhiệt độ cao, chống ăn mòn tốt và chống tạo bọt tốt. Ngày nay một số loại dầu sau được ứng dụng rộng rãi: МG-20, МG-30, VМG-3, АМG-10, I-12, I-20, I-30. Lựa chọn nhãn dầu cần phải tính đến chế độ làm việc của hệ truyền dẫn thủy lực, khí hậu và điều kiện làm việc, tương ứng với độ nhất tại áp suất chuẩn, và cả hướng dẫn sử dụng của nhà máy sản xuất máy thủy lực. Khi lựa chọn nhãn dầu giới hạn nhiệt độ áp dụng cho chất lỏng công tác được xác định theo bảng và hình vẽ ở phụ lục 1 và 3. Trong các mạch truyền dẫn thủy lực, vận hàng ngoài không khí khi nhiệt độ từ 50 o C - 60 o C, chỉ nên dùng 2 loại chất lỏng công tác (cho mùa hè và mùa đông) [1]. Độ nhớt của chất lỏng công tác trong điều kiện vận hành phải nằm trong khoảng giới hạn 20-200 cSt (mm 2 /s). Khoảng giá trị độ nhớt của dầu cho phép khi vận hành trong thời gian ngắn (quãng thời gian vận hành ngắn – làm việc ngắn hạn) có thể trong khoảng 10-2000 cSt (mm 2 /s). Nhiệt độ ngưng kết của chất lỏng công tác cần phải thấp hơn nhiệt độ 9 Blog Thủy Lực 2014 nhỏ nhất của môi trường xung quanh khi vận hành hệ thống thủy lực từ 15-20 o C. Nhiệt độ cao nhất đối với chất lỏng công tác trong hệ thống thủy lực không được vượt quá 70-80 o C. Để đảm bảo nhiệt độ tối ưu cho chế độ làm việc của hệ thống thủy lực làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, cần phải dự kiến phương án làm mát cho chất lỏng công tác hoặc sử dụng thiết bị tản nhiệt. Để lựa chọn chất lỏng công tác cần phải biết các giá trị nhiệt độ giới hạn của môi trường xung quanh, các giá trị này phụ thuộc vào điều kiện thời tiết tại nơi vận hành máy. Giới hạn nhiệt độ môi trường xung quanh cho các vùng khí hậu khác nhau đó là: + Vùng cực bắc và Siberi -50 …+35 o C; + Vùng trung LB Nga -35…+40º С; + Vùng miền nam LB Nga -25…+50º С. Việc lựa chọn chất lỏng công tác cũng phải tính tới sự yếu tố dạng máy bơm và các hướng sẫn sử dụng của nhà sản xuất. Tiêu chuẩn GOST 14892-69 xác định giới hạn độ nhớt của dầu đối với các loại máy bơm khác nhau. Giới hạn độ nhớt cho chất lỏng công tác của các máy bơm rotor. *[2] Bảng 2 Dạng máy bơm Độ nhất, сSт (mm²/s) Nhỏ nhất Lớn nhất Bơm piston dọc trục Bơm cánh gạt Bơm bánh răng 6-8 10-12 16-18 1800-200 3500-4500 4500-5000 * Với độ nhất bé nhất dầu thủy lực phải đảm bảo bôi trơn được các bề mặt ma sát khi hiệu suất thể tích nhỏ hơn 0,8. Với độ nhớt lớn nhất dầu thủy lực phải đảm bảo vẫn di chuyển được trong mạch thủy lực (khả năng có thể bơm). Dầu thủy lực МG-20 и МG-30 thường sử dụng cho mạch truyền dẫn thể tích làm việc ngoài không khí ở vùng trung và miền nam LB Nga.(Có thể thay thế bằng: IS-20, IS-30); VМG-З dùng cho vận hành các mạch thủy lực làm việc tất cả các mùa trong năm ở vùng cực Bắc, vùng Siberi, và Dalni Vostok, còn vùng trung và miền nam LBN VMG-3 được sử dụng vào mùa đông (nhãn dầu tương tự là – АМG-10); МG-30, và silic lỏng (không hiểu nhầm là Si – chỉ hiểu đấy là một tên gọi) 7-50-С3 thường được sử dụng trong điều kiện nhiệt đới. 10 [...]... L, m Blog Thủy Lực 2014 11 TÍNH TOÁN HAO PHÍ ÁP SUẤT TRONG HỆ THỐNG THỦY LỰC Tính toán hao phí áp suất trong hệ thống thủy lực nhằm xác định hiệu quả của mạch thủy lực được thiết kế ra và tính chính xác các thông số đầu ra khi tính toán xác minh Một hệ thống thủy lực được thiết kế đạt tiêu chuẩn khi hao phí áp suất không được vượt quá 6% so với áp suất chuẩn của máy bơm Trong hệ thống thủy lực của các... chuẩn Qch.thb là các thông số cơ bản của các thiết bị thủy lực điều hướng và điều chỉnh Khi thiết kế mạch truyền dẫn thủy lực, các thiết bị thủy lực được sử dụng thường không được tính toán mà được chọn theo các thông số chính (cơ bản) khi thỏa mãn các điều kiện sau: pch.thb ≥ pch.dt ,Qch.thb ≥ Qch.dt Khi lựa chọn các thiết bị thủy lực cụ thể ưu tiên chọn các thiết bị có giá trị áp suất chuẩn và lưu lượng... môtor thủy lực, cm3/vg; nm – số vòng quay của trục môtor thủy lực , vg/ph; ηm.w – hiệu suất thể tích của môtor thủy lực, xác định dựa trên đặc tính kỹ thuật của nó 17 Blog Thủy Lực 2014 8 LỰA CHỌN CÁC THIẾT BỊ THỦY LỰC ĐIỀU CHỈNH VÀ ĐIỀU HƯỚNG Các thiết bị thủy lực điều hướng có công dụng để thay đổi hướng đi của dòng chất lỏng bằng cách mở hoàn toàn hoặc đóng hoàn toàn tiết diện các cửa thoát Các thiết. .. hợp lý mạch truyền dẫn thủy lực 2 luồng Nghĩa là đảm bảo cung cấp riêng rẽ xylanh và môtor từ 2 máy bơm độc lập được lựa chọn phù hợp với lưu lượng của xylanh và môtor Dựa vào các giá trị áp suất chuẩn pch và lưu lượng chuẩn Qch được chọn với 11 Blog Thủy Lực 2014 mạch thủy lực tương ứng để lựa chọn các thành phần của mạch thủy lực từ các thiết bị thủy lực được sản xuất công nghiệp Các thiết bị được... còn lại gọi là khoang piston) 21 Blog Thủy Lực 2014 12 TÍNH TOÁN XÁC MINH HỆ TRUYỀN DẪN THỦY LỰC Khi thiết kế hệ thống thủy lực có sử dụng các thiết bị được sản xuất sẵn không thể thu được kế quả thông số đầu ra chính xác Bởi vậy cần phải tiến hành tính toán kiểm tra với mục đích thiết lập các thông số thực của hệ thống Áp suất thực của máy bơm, xuất hiện khi xi lanh làm việc: • Quá trình đẩy cán xilanh:... bandau 23 Blog Thủy Lực 2014 13 TÍNH TOÁN CÔNG SUẤT VÀ HIỆU SUẤT CỦA HỆ THỐNG THỦY LỰC Công suất toàn phần của hệ thống: N ht = N b = pb ×Qb ; 1000 × b η Ở đó N ht = ∑ N bi - tổng công suất của các máy bơm thành phần; pb ( Pa ) , Qb (m3 / s ) Công suất có ích của hệ thống xác định theo các thông số hoạt động của động cơ (xem mục 4) Hiệu suất của hệ thống: N η ht = i N ht Để so sánh hiệu suất hệ thống có... ủi (35-37) Khi không có hệ thống làm mát giá trị αT không vượt quá 15 W/m2* oC Tính toán nhiệt của hệ truyền dẫn thủy lực khuyến khích được thực hiện đối 24 Blog Thủy Lực 2014 với các chế độ chịu tải trọng bình thường, chế độ tải trọng nặng và siêu tải với mục đích xác định nhiệt độ chất lỏng công tác và làm rõ sự cần thiết lắp đặt các thiết bị chuyên dụng Đối với một hệ thủy lực làm việc chuẩn để đảm... hệ truyền dẫn chưa f ct xác định đường kính d và D của xylanh thủy lực, khi đó dựa áp suất công tác px.dt ≈ 0,9 ×pch (pch – giá trị áp suất chuẩn được chọn trong hệ thống thủy lực) và lực yêu cầu đã cho Fx , ta đi xác định diện tích hiệu dụng f1 và f2 của xylanh thủy lực, từ đó xác định đường kính D và d ( xem bảng 3) Trong tính toán sơ bộ có thể lấy các giá trị: áp suất tại khoang hút của xylanh thủy. .. tăng lên do dẫn chất lỏng công tác qua các bộ phận làm mát) Tổng hao phí áp suất trong hệ thống thủy lực là tổng các hao phí áp suất trên từng thành phần trong hệ thống ∑ ∆p = ∑ ∆pod + ∑ ∆pthb + ∑ ∆pcb Ở đó : ∑ ∆pod – tổng hao phí áp suất do ma sát theo chiều dài đường ống dẫn ∑ ∆p ∑ ∆p thb cb – tổng hao phí áp suất trên các thiết bị thủy lực – tổng hao phí áp suất cục bộ trên đường ống dẫn Hao phí... xylanh thủy lực hao phí áp suất tại nhánh xả được tính theo lưu lượng xả từ khoang cán xylanh; nhưng cũng xylanh thủy lực đó trong quá trình kéo cán piston về thì lưu lượng xả lại là lưu lượng từ khoang piston của xylanh thủy lực (Giải thích: một xylanh thủy lực có 2 khoang –khoang chứa cán gọi là khoang cán piston, khoang còn lại gọi là khoang piston) 21 Blog Thủy Lực 2014 12 TÍNH TOÁN XÁC MINH HỆ TRUYỀN . học . thuc x co lythuyet F F η = . thuc x co lythuyet F F η = Tổng hợp .w .x x x co η η η = × .w .x x x co η η η = × Việc tiến hành tính toán xylanh thủy lực được khuyến khích thực hiện theo các bước. hành theo mục 6 và lựa chọn xylanh theo tiêu chuẩn GOST hoặc OST. Sau khi tính toán và lựa chọn đường D và d của xylanh thủy lực cần tiến hành kiểm tra lực F thực tác dụng lên cán xylanh theo. Re λ = ; + Khi chế độ chảy theo công thức tương ứng với vùng cản nhẵn [6]. Ví dụ 0,25 0,3164 Re λ − = × . Hệ số cản cục bộ ζ được xác định dựa theo sự phụ thuộc vào dạng cản theo dữ liệu tra cứu. Hao