1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp trong nền kinh tế thị trường và việc áp dụng ở việt nam hiện nay

75 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phương Pháp Tính Chỉ Số Khối Lượng Sản Phẩm Công Nghiệp Trong Nền Kinh Tế Thị Trường Và Việc Áp Dụng Ở Việt Nam Hiện Nay
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Công Nhự
Chuyên ngành Thống kê
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 210,63 KB

Cấu trúc

  • I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ (3)
    • 1. Khái niệm về chỉ số (3)
    • 2. Phân loại chỉ số (3)
      • 2.1. Chỉ số đơn và chỉ số tổng hợp (3)
      • 2.2. Chỉ số bình quân (5)
      • 2.3. Chỉ số liên hoàn và chỉ số định gốc (6)
      • 2.4. Chỉ số sản phẩm so sánh được và sản phẩm không so sánh được 7 2.5. Hệ thống chỉ số (7)
    • 3. Đặc điểm và ý nghĩa của phương pháp chỉ số (12)
      • 3.1. Đặc điểm của phương pháp chỉ số (12)
      • 3.2. Ý nghĩa của chỉ số trong thống kê (13)
      • 3.3. Nhiệm vụ của quyền số (13)
  • II. PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHỈ SỐ KHỐI LƯỢNG SẢN PHẨM (13)
    • 1. Tính trực tiếp chỉ số khối lượng sản phẩm (14)
    • 2. Tính gián tiếp chỉ số khối lượng sản phẩm thông qua chỉ số giá (14)
      • 2.1. Đối với phạm vi doanh nghiệp (14)
      • 2.2. Đối với từng ngành công nghiệp riêng biệt (16)
      • 2.3. Đối với toàn ngành công nghiệp (22)
      • 2.4. Ưu, nhược điểm của phương pháp tính thông qua chỉ số giá (23)
    • 3. Tính với quyền số là tỷ trọng giá trị sản xuất (GTSX) (24)
      • 3.1. Đối với phạm vi doanh nghiệp (25)
      • 3.2. Tính cho từng ngành công nghiệp riêng biệt (27)
      • 3.3. Tính cho toàn ngành công nghiệp (28)
      • 3.4. Ưu, nhược điểm của phương pháp (28)
  • Chơng II thực trạng của việc tính chỉ số khối lợng sản phẩm công nghiệp theo giá cố định (0)
    • I. KHÁI NIỆM VÀ CÁCH XÂY DỰNG BẢNG GIÁ CỐ ĐỊNH (30)
      • 1. Khái niệm về giá cố định (30)
      • 2. Phương pháp xác định chỉ tiêu giá trị theo giá cố định (30)
      • 3. Nguyên tắc và thời kỳ xác định giá (31)
    • II. PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHỈ SỐ KHỐI LƯỢNG SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP THEO GIÁ CỐ ĐỊNH (33)
      • 1. Đối với phạm vi doanh nghiệp (33)
        • 1.1. Nội dung tính (33)
        • 1.2. Ví dụ áp dụng (33)
      • 2. Đối với từng ngành công nghiệp riêng biệt (35)
        • 2.1. Nội dung (35)
        • 2.2. Ví dụ áp dụng (36)
      • 3. Đối với toàn công nghiệp (37)
        • 3.1. Nội dung (37)
        • 3.2. Ví dụ áp dụng (37)
      • 4. Những tồn tại cơ bản của phương pháp tính theo giá cố định (38)
        • 4.1. Ưu điểm của phương pháp (38)
        • 4.2. Nhược điểm của phương pháp (39)
  • Chơng III: Phơng pháp tính chỉ số khối lợng sản phẩm công nghiệp ở việt nam hiện nay (0)
    • I. Phương pháp tính chỉ số khối lượng với quyền số là tỷ trọng giá trị sản xuất (41)
      • 1. Tính tất yếu khách quan của việc vận dụng phương pháp mới (41)
      • 2. Mục tiêu của việc tính chỉ số khối lượng SPCN (42)
      • 3. Phương pháp luận tính chỉ số sản xuất công nghiệp ở Việt Nam hiện nay (43)
    • II. Tình hình điếu tra sản phẩm công nghiệp ở Việt Nam hiện nay (51)
      • 1. Phương án điều tra tiền trạm các SPCN chủ yếu hàng tháng (51)
        • 1.1. Mục đích cuộc điều tra (51)
        • 1.2. Đối tượng, phạm vi và đơn vị điều tra (51)
        • 1.3. Nội dung điều tra (52)
        • 1.4. Tổ chức chọn mẫu điều tra (53)
        • 1.5. Tổng hợp kết quả và phổ biến thông tin (55)
        • 1.6. Tổ chức điều tra (55)
      • 2. Phương pháp tính quyền số và quyền số suy rộng (56)
        • 2.1. Quyền số cho từng sản phẩm (56)
        • 2.2. Suy rộng quyền số (56)
      • 3. Tóm tắt cuộc điều tra thử lần 1 (57)
        • 3.1. Khu vực điều tra (57)
        • 3.2. Các ngành mục tiêu (58)
        • 3.3. Các sản phẩm mục tiêu (58)
        • 3.4. Các doanh nghiệp mục tiêu (60)
        • 3.5. Phân tích các phiếu điều tra thu thập (61)
      • 4. Những bài học rút ra từ cuộc điều tra thử lần 1 (62)
      • 5. Phương pháp sử dụng chỉ số sản xuất công nghiệp mới (66)
        • 5.1. So sánh thời gian (66)
        • 5.2. So sánh ngang (66)

Nội dung

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ

Khái niệm về chỉ số

Chỉ số trong thống kê là chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa các mức độ của một hiện tượng kinh tế – xã hội Chỉ số được tính bằng cách so sánh hai mức độ của hiện tượng ở hai thời gian hoặc không gian khác nhau, nhằm nêu lên sự biến động của hiện tượng qua thời gian hoặc không gian.

Trong công thức chỉ số tổng hợp, nhân tố biểu hiện sự biến động về mức độ của hiện tượng nghiên cứu gọi là lượng biến của chỉ số.

Trong công thức chỉ số tổng hợp, nhân tố quan hệ trực tiếp với lượng biến của chỉ số, được cố định ở một thời kỳ nào đó ở cả tử và mẫu số của chỉ số gọi là quyền số.

Phân loại chỉ số

2.1 Chỉ số đơn và chỉ số tổng hợp

* Khái niệm: Chỉ số đơn là chỉ tiêu tương đối biểu hiện sự biến động của từng phần tử, từng đơn vị cá biệt trong một tổng thể phức tạp.

Ví dụ: So sánh giá gạo ở một thị trường năm 2005 so với năm 2000 theo công thức:

Trong đó: là giá bán kỳ báo cáo (2005) và kỳ gốc (2000).

* Ưu điểm: Các chỉ số đơn có tác dụng trong việc phản ánh sự thay đổi các hiện tượng đơn giản, đồng chất Ngoài ra chúng còn hỗ trợ cho việc tính các chỉ số tổng hợp, khi các chỉ số này không thể tính trực tiếp được.

* Nhược điểm: Chỉ số đơn không cho phép ta nghiên cứu biến động chung của nhiều phần tử, hoặc nhiều đơn vị trong một tổng thể gồm các phần tử, hoặc các đơn vị không thể trực tiếp cộng được với nhau để so sánh.

* Khái niệm: Chỉ số tổng hợp là chỉ tiêu tương đối phản ánh sự biến động một nhân tố của hiện tượng kinh tế – xã hội phức tạp Các nhân tố còn lại được cố định ỏ một thời kỳ nào đó gọi là quyền số.

Giả sử nghiên cứu một hiện tượng có hai yếu tố: Giá cả và lượng hàng hoá tiêu thụ, chúng ta sẽ có các công thức tính chỉ số tổng hợp khác nhau dựa theo sự lựa chọn thời kỳ quyền số khác nhau.

- Chỉ số tổng hợp về lượng hàng tiêu thụ theo thời gian

Nếu chọn quyền số là giá cả kỳ gốc, ta có chỉ số tổng hợp về lượng hàng tiêu thụ theo Laspeyres:

(2) Nếu chọn quyền số là giá cả kỳ nghiên cứu, ta có chỉ số tổng hợp về lượng hàng tiêu thụ theo Paashe:

(3) Nếu chọn quyền số là sự kết hợp giữa giá cả kỳ gốc và kỳ nghiên cứu, ta có chỉ số tổng hợp về lượng hàng tiêu thụ theo Fisher, là trung bình nhân của hai chỉ số thổng hợp về lượng hàng tiêu thụ theo Laspeyres và Paashe:

- Chỉ số tổng hợp về lượng hàng tiêu thụ theo không gian

Nếu tính theo giá so sánh:

Trong đó: A và B là hai địa phương cần so sánh là giá so sánh của từng mặt hàng

Nếu sử dụng giá bình quân của hai địa phương cần so sánh:

Trong đó: là giá bình quân của hai địa phương cần so sánh.

Tương tự ta có thể lập công thức tính các chỉ số tổng hợp về giá cả theo thời gian và theo không gian.

2.2.1 Chỉ số bình quân số học gia quyền

* Khái niệm: Chỉ số bình quân số học gia quyền là dạng biến đổi từ một chỉ số tổng hợp có quyền số cố định ở thời kỳ gốc

- Chỉ số tổng hợp về giá cả có quyền số là lượng hàng tiêu thụ cố định ở thời kỳ gốc:

- Chỉ số tổng hợp về khối lượng hàng hoá có quyền số là giá cả cố định ở thời kỳ gốc:

Trong đó: và là các chỉ số đơn về giá và lượng hàng hoá tiêu thụ Ở đây, các chỉ số đơn đóng vai trò là lượng biến và là quyền số của chỉ số tổng hợp được cố định ở thời kỳ gốc. p s

2.2.2 Chỉ số bình quân điều hoà gia quyền

* Khái niệm: Chỉ số bình quân điều hoà gia quyền là dạng biến đổi từ một chỉ số tổng hợp có quyền số cố định ở thời kỳ báo cáo.

- Chỉ số tổng hợp về giá có quyền số là lượng hàng tiêu thụ cố định ở thời kỳ báo cáo:

- Chỉ số tổng hợp về lượng hàng hoá tiêu thụ có quyền số là giá cả cố định ở thời kỳ báo cáo:

Trong đó: Các chỉ số đơn và đóng vai trò lượng biến và là quyền số của chỉ số bình quân chung được cố định ở thời kỳ báo cáo.

2.3 Chỉ số liên hoàn và chỉ số định gốc

* Khái niệm: Chỉ số liên hoàn là chỉ số tính cho nhiều thời kỳ liên tiếp nhau, trong đó mỗi chỉ số đều so sánh thời kỳ nghiên cứu với thời kỳ liền trước đó.

- Chỉ số liên hoàn với quyền số khả biến

Ví dụ, chỉ số giá bán lẻ các mặt hàng tính cho tháng 2, 3:

- Chỉ số liên hoàn với quyền số bất biến

Ví dụ, chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp tính cho tháng 2, 3 với cùng giá so sánh hoặc giá cố định do nhà nước ban hành (ký hiệu là ):

; (12) Quyền số bất biến của chỉ số tuy có cơ cấu khác nhiều hơn so với thực tế, nhưng có tính khả thi cao hơn vì nhiều năm mới phải xác định một lần. Trong nhiều trường hợp thực tế đã không thể áp dụng được quyền số khả biến, mà phải thay bằng quyền sô bất biến Ví dụ: Chỉ sô khối lượng sản phẩm công nghiệp dùng quyền số là giá cố định (giá của một năm nào đó được chọn để tính toán thống nhất cho nhiều năm); chỉ số giá tiêu dùng dùng quyền số là tỷ trọng khối lượng hàng hoá tiêu dùng (tỷ trọng hàng hoá của một năm nào đó được chọn để tính toán thống nhất cho một số năm).

* Khái niệm: Chỉ số định gốc là chỉ số tính cho nhiều thời kỳ khác nhau so với một thời kỳ được chọn làm gốc cố định.

- Chỉ số định gốc với quyền số khả biến

Ví dụ, chỉ số giá bán lẻ các tháng 2,3 so với tháng 1:

2.4 Chỉ số sản phẩm so sánh được và sản phẩm không so sánh được

Trong thực tế sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, ngoài những loại sản phẩm cùng sản xuất và tiêu thụ ở 2 thời kỳ (kỳ gốc và kỳ báo cáo) gọi là “sản phẩm so sánh được”, còn có những loại sản phẩm chỉ sản xuât hoặc tiêu thụ ở một trong hai thời kỳ đó gọi là “ sản phẩm không so sánh được”.

Khi sản xuất có cả sản phẩm so sánh được và sản phẩm không so sánh được thì giá trị sản xuất theo giá thực tế được viết dưới dạng: p s

(14) Trong đó: là giá trị sản xuất của toàn bộ sản phẩm sản xuất với p là giá cả và q là khối lượng từng loại sản phẩm. là giá trị sản xuất của những loại sản phẩm so sánh được với là giá cả và là khối lượng sản phẩm tương ứng. là giá trị sản xuất của những loại sản phẩm không so sánh được với là giá cả và là khối lượng sản phẩm tương ứng.

K là tỷ số giữa giá trị sản xuất theo giá thực tế của toàn bộ sản phẩm và giá trị sản xuất của những sản phẩm so sánh được

Trên cơ sở công thức (14) ta có thể xây dựng được các chỉ số sau:

2.4.1 Chỉ số khối lượng sản phẩm so sánh được

2.4.2 Chỉ số khối lượng sản phẩm không so sánh được

(16) Trong đó: phản ánh biến động khối lượng sản phẩm do mở rộng hay thu hẹp mặt hàng sản xuất Nếu >1 gọi là trường hợp mở rộng mặt hàng sản xuất, nếu 1, và thu hẹp mặt hàng khi 75%, nên chọn 3 sản phẩm này là sản phẩm đại diện.

Ta thấy trong cả hai trường hợp cho ra kết quả tính toán không khác nhau đáng kể

- Nếu tính cho sản phẩm không so sánh được d C q 0 q 1 q 

- Nếu tính trên toàn bộ sản phẩm

- Nếu tính trên những sản phẩm đại diện của toàn bộ sản phẩm

3.2 Tính cho từng ngành công nghiệp riêng biệt

Công thức tính chỉ số sản phẩm công nghiệp của từng ngành công nghiềp riêng biệt có dạng sau:

Bảng 6 GTSX theo GTT và chỉ số khối lượng SP của 3 doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp “X”

Tên doanh nghiệp GTSX theo GTT (1000đ) Chỉ số khối lượng SP ( )

0,9415 0,9810 1,0075 Áp dụng công thức trên ta có:

Kết luận: Khối lượng sản phẩm của ngành công nghiệp “X” năm 1999 so với năm 1998 bằng 97,49% hoặc giảm 2,51% Trong đó:

3.2.2 Tính từ ngành công nghiệp riêng biệt

Chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp của từng ngành công nghiệp riêng biệt được xác định bằng công thức:

(40) Trong đó: là chỉ số khối lượng sản phẩm so sánh được của từng ngành công nghiệp riêng biệt. là chỉ số phản ánh biến động khối lượng sản phẩm do thay đổi mặt hàng của từng ngành công nghiệp riêng biệt được tính bằng cách lấy GTSX theo GTT của toàn bộ sản phẩm của từng ngành công nghiệp riêng biệt chia cho GTSX theo GTT của những sản phẩm so sánh được của ngành đó.

Tuy nhiên muốn áp dụng được phương án tính toán này đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu để hoàn thành thêm về nội dung và phương pháp tính cho phù hợp với điều kiện thực tế Do đó, hiện nay trong ngành công nghiệp Việt Nam, việc tính chỉ số khối lượng sản phẩm từng ngành công nghiệp riêng biệt theo phương án này cũng chỉ nên áp dụng có tính chất bổ sung và ở những phạm vi nhất định.

3.3 Tính cho toàn ngành công nghiệp

Chỉ số khối lượng bình quân chung của toàn ngành công nghiệp được tính trên cơ sở số liệu về chỉ số khối lượng sản phẩm của các ngành công nghiệp riêng biệt Quy trình và nguyên tắc tính toán cũng giống như tính chỉ số khối lượng sản phẩm cho từng ngành.

3.4 Ưu, nhược điểm của phương pháp

3.4.1 Ưu điểm của phương pháp

- Phương pháp này dùng quyền số cố định, và bảng giá cố định chỉ thỉnh thoảng mới phả xây dựng lại một lần nên việc tính toán khá dễ dàng và thuận tiện.

- Xét về phạm vi tính toán nếu chỉ giới hạn ở sản phẩm so sánh được thì phương pháp này thuận lợi hơn vì có thể chỉ tính trên những sản phẩm đại diện.

3.4.2 Nhược điểm của phương pháp

- Trên thực tế, một doanh nghiệp hay một ngành thường có những sản phẩm không so sánh được thì yêu cầu về số liệu và quy trình tính toán lại phức tạp hơn nhiều.

- Vì dùng quyền số cố định nên phương pháp này có nhược điểm là khi năm nghiên cứu càng cách xa năm chọn quyền số cố định thì dẫn đến cơ cấu sản phẩm năm chọn quyền số cáng khác biệt đáng kể so với cơ cấu sản phẩm nghiên cứu.

Phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp với quyền số là tỷ trọng giá trị sản xuất tuy trên lý thuyết có rất nhiều khó khăn nếu áp dụng ở nước ta, nhưng đã được áp dụng rất rộng rãi ở các nước phát triển trên thế giới Hiện nay, Việt Nam cũng bắt đầu triển khai tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp theo phương pháp này, công việc vận dụng và tính toán có rất nhiều sáng tạo so với trên lý thuyết để phù hợp với điều kiện thực tế với sự giúp đỡ của chuyên gia thống kê Nhật Bản.

thực trạng của việc tính chỉ số khối lợng sản phẩm công nghiệp theo giá cố định

KHÁI NIỆM VÀ CÁCH XÂY DỰNG BẢNG GIÁ CỐ ĐỊNH

1 Khái niệm về giá cố định Để tổng hợp các hàng hoá và dịch vụ khác nhau trong các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, phải dùng đơn vị giá trị – tiền tệ Nhưng bản thân giá trị tiền tệ lại thay đổi theo thời gian do sự biến động của giá cả Vì vậy, giá cố định hay còn gọi là giá so sánh thường được sử dụng để loại trừ ảnh hưởng trực tiếp của sự thay đổi giá cả bảo đảm tính so sánh các chỉ tiêu giá trị theo thời gian.

Do đó, giá cố định được định nghĩa như sau: Giá cố định là giá bình quân giữa các khu vực và giữa các thời gian khác nhau trong năm của một năm nào đó có điều kiện sản xuất ổn định được chọn và lập thành bảng giá cố định rồi ban hành và sử dụng thống nhất cho tất cả các đơn vị sản xuất công nghịêp trong phạm vi cả nước liên tục trong nhiều năm.

Chỉ số khối lượng sản phẩm với quyền số là giá cố định có dạng:

(41) Trong đó: là chỉ số khối lượng sản phẩm là giá cố định là khối lượng sản phẩm kỳ báo cáo là khối lượng sản phẩm kỳ gốc ( kỳ trước liền kỳ báo cáo )

2 Phương pháp xác định chỉ tiêu giá trị theo giá cố định

Có hai phương pháp xác định chỉ tiêu giá trị theo giá cố định như sau:

- Sử dụng trực tiếp đơn giá cố định của từng hàng hoá và dịch vụ.

- Dùng chỉ số giá hiện hành.

Phương pháp xác định theo đơn giá cố định: Tổng giá cố định của từng hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó bằng số lượng của chúng trong một thời kỳ

I q p C q 1 q 0 nhất định nhân với giá cả của chúng trong năm gốc được “cố định” lại để so sánh.

Phương pháp xác định theo chỉ số giá: Tổng giá cố định của hàng hoá hoặc dich vụ theo năm gốc bằng tổng giá cả hiện hành của năm nghiên cứu chia cho chỉ số giá giữa năm nghiên cứu và năm gốc.

Hiện nay, các nước đều xác định các chỉ tiêu theo giá cố định bằng phương pháp chỉ số giá vì có nhiều ưu điểm, các nước đó đã có sự phát triển khá đầy đủ về thống kê giá cả và xây dựng được hàng loạt chỉ số giá ở Việt Nam, công tác thống kê giá cả chưa phát triển đến mức cần thiết và chưa xây dựng được hệ thống chỉ số giá hoàn chỉnh nên chưa đủ điều kiện áp dụng phương pháp chỉ số giá, vì vậy vẫn áp dụng phương pháp xác định theo đơn giá cố định.

3 Nguyên tắc và thời kỳ xác định giá Ở Việt Nam đã từng xây dựng bảng giá cố định năm 1959 áp dụng đến năm 1969, giá cố định năm 1970 áp dụng đến năm 1981, giá cố định năm

1982 áp dụng đến năm 1988, giá cố định năm 1989 áp dụng đến năm 1993 và giá cố định năm 1994 áp dụng đến nay Việc xây dựng bảng giá cố định rất phức tạp, tốn nhiều công sức và phải được chuẩn bị công phu với sự tham gia của nhiều ngành, nhiều cấp Song vì trong nhiều năm mới phải xây dựng một lần nên vẫn có điều kiện để thực hiện.

Trong thời kỳ bao cấp, khi công nghiệp nước ta còn áp dụng chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng thì giá cố định sản phẩm công nghiệp được xây dựng trên cơ sở giá bán buôn xí nghiệp Từ khi chuyển sang áp dụng chỉ tiêu giá trị sản xuất thì giá cố định sản phẩm công nhgiệp được xây dựng trên cơ sở giá sản xuất ( tức là chỉ tiêu giá trị sản xuất tính theo giá sản xuất ).

Trong bảng giá cố định, mỗi sản phẩm có quy cách, phẩm chất giống nhau, dù sản xuất ở các vùng khác nhau với công nghệ khác nhau hoặc của các thành phần kinh tế khác nhau cũng chỉ có một mức giá, đó là giá bình quân gia quyền các mức giá cá biệt của sản phẩm đó Trường hợp đối với sản phẩm chỉ có một nơi sản xuất thì không phải tính giá bình quân theo không gian tiêu thụ thực tế vì không có mức giá ở các nơi khác nhau. Đối với loại sản phẩm có nhiều quy cách, chủng loại khác nhau và đã xây dựng mức giá cụ thể cho từng quy cách, chủng loại thì cũng phải xây dựng mức giá bình quân cho toàn bộ sản phẩm đó Mức giá bình quân dùng để tính giá cố định của toàn bộ sản phẩm khi chỉ biết số lượng chung của toàn bộ sản phẩm mà không biết số lượng của từng chủng loại.

Trong mỗi ngành, sản phẩm và dịch vụ được phân loại theo thứ tự ưu tiên sau:

- Trước hết sắp xếp phân loại theo công dụng.

- Theo quy trình công nghệ: Nếu theo công dụng có thể sắp xếp phân loại một sản phẩm vào nhiều vị trí khác nhau thì phải dựa vào quy trình công nghệ.

- Theo nguồn gốc nguyên, vật liệu: Nếu vận dụng hai nguyên tắc trên vẫn có thể đưa một sản phẩm vào nhiều vị trí khác nhau thì phải dựa vào nguồn gốc nguyên, vật liệu.

- Quy ước tạm thời vào một ngành cấp 4 cụ thể nào đó nếu vận dụng 3 nguyên tắc trên gặp khó khăn.

- Đối với những ngành vừa có sản phẩm hoàn chỉnh, chi tiết, phụ tùng, gia công, sửa chữa thì sắp xếp theo thứ tự sau: Đầu tiên là sản phẩm hoàn chỉnh, tiếp đó là chi tiết phụ tùng chủ yếu, rồi đến gia công sửa chữa Trong phần sửa chữa chủ yếu là sửa chữa lớn, một phần là sửa chữa vừa, không có công việc sửa chữa nhỏ và bảo dưỡng.

Ví dụ: Sản phẩm ghế ngồi Xuân Hoà: Nếu xét theo công dụng, theo quy trình công nghệ và theo nguồn gốc nguyên, vật liệu thì sản phẩm ghế ngồi Xuân Hoà có thể xếp vào hai ngành cấp 4:

- Công nghiệp sản xuất các sản phẩm khác bằng kim loại.

- Công nghiệp sản xuất giường, tủ, bàn, ghế.

Bảng giá cố định 1989 đã xếp ghế Xuân Hoà (ghế sắt) vào ngành “Công nghiệp sản xuất các sản phẩm khác bằng kim loại”.

PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHỈ SỐ KHỐI LƯỢNG SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP THEO GIÁ CỐ ĐỊNH

1 Đối với phạm vi doanh nghiệp

Trước hết phải tính giá trị sản xuất theo giá cố định cho từng loại sản phẩm rồi mới tổng hợp chung cho toàn doanh nghiệp. Đối với những sản phẩm sản xuất ra đã có giá cố định (có đơn giá phù hợp ghi sẵn trong bảng giá cố định) thì việc tính giá trị sản xuất theo giá cố định là hết sức đơn giản, chỉ việc lấy khối lượng sản phẩm từng loại nhân với giá cố định phù hợp. Đối với những sản phẩm mới sản xuất (sản xuất sau khi xây dựng bảng giá cố định ) chưa có giá cố định và những loại sản phẩm dịch vụ ở dạng công việc có tính chất công nghiệp như giá trị sửa chữa, giá trị đánh bóng mạ kền,

… chỉ xác định được giá trị theo giá thực tế chứ không có khối lượng hiện vật và đơn giá ( gọi chung là sản phẩm chưa có giá cố định ) thì khi tính giá trị sản xuất ( GTSX ) theo giá cố định (GCĐ) phải chuyển đổi từ giá thực tế ( GTT ) về giá cố định.

Cách chuyển đổi về giá cố định như sau:

GTSX theo GCĐ của GTSX theo GTT của Hệ số những sản phẩm = những sản phẩm chưa tính chưa có GCĐ có GCĐ đổi

Hệ số tính đổi = GTSX theo GCĐ của những sản phẩm đã có GCĐ

GTSX theo GTT của những sản phẩm đã có GCĐ

Có số liệu về tình hình sản xuất sản phẩm công nghiệp của danh nghiệp

Bảng 7 Giá cố định và khối lượng sản phẩm của doanh nghiệp A Đơn vị tính

Khối lượng sản phẩm sản xuất

7 Sản phẩm 7(SP tính bằng giá trị)

GTT của những sp chưa có GCĐ

Từ số liệu bảng trên, ta tính giá trị sản xuất theo giá cố định cho từng năm cũng như chỉ số khối lượng sản phẩm với quyền số là giá cố định giữa 2 năm như sau:

- GTSX theo giá cố định của những sản phẩm đã có giá cố định ( gồm các loại sản phẩm 1,2,3 và 4 ):

- Hệ số tính đổi theo giá cố định: p C q 0 q 1

H - GTSX theo giá cố định của những sản phẩm chưa có giá cố định:

- GTSX theo giá cố định của toàn bộ sản phẩm của doanh nghiệp năm 1998:

- GTSX theo giá cố định của những sản phẩm đã có giá cố định ( sản phẩm 1,

- Hệ số tính đổi theo giá cố định:

- GTSX theo giá cố định của những sản phẩm chưa có giá cố định:

- GTSX theo giá cố định của toàn bộ sản phẩm của doanh nghiệp:

* Chỉ số khối lượng sản phẩm theo giá cố định năm 1999 so với năm 1998:

Kết luận: Khối lượng sản phẩm sản xuất ( tính theo giá trị sản xuất ) của doanh nghiệp A năm 1999 so với năm 1998 bằng 94,37% hay giảm 5,63%.

2 Đối với từng ngành công nghiệp riêng biệt

Chỉ số khối lượng sản phẩm của từng ngành công nghiệp riêng biệt có dạng:

Trong đó: và là giá trị sản xuất của từng doanh nghiệp và một ngành gồm nhiều doanh nghiệp thực tế kỳ báo cáo tính theo giá cố định. là giá trị sản xuất của một doanh nghiệp và một ngành gồm nhiều doanh nghiệp thực tế kỳ gốc so sánh tính theo giá cố định.

Như vậy, khi một ngành có nhiều doanh nghiệp thì chỉ việc tổng hợp trực tiếp giá trị sản xuất theo giá cố định của tất cả các doanh nghiệp theo từng kỳ, rồi so sánh kết quả tổng hợp giữa hai kỳ với nhau, ta sẽ được chỉ số khối lượng sản phẩm của ngành hay gọi cách khác là chỉ số khối lượng sản phẩm bình quân giữâ các doanh nghiệp trong một ngành.

Có số liệu của 3 doanh nghiệp trong ngành công nghiệp X như sau:

Bảng 8 Giá trị sản xuất theo giá cố định của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp X

GTSX theo giá cố định (1000đ) Chỉ số khối lượng sản phẩm ( - 99/98)

Từ số liệu bảng trên, áp dụng công thức ta tính được chỉ số khối lượng sản phẩm năm 1999 so với năm 1998 của ngành công nghiệp X ( gồm cả 3 doanh nghiệp ) như sau:

Kết luận: Khối lượng sản phẩm của ngành công nghiệp X năm 1999 so với năm 1998 bằng 97,01% hoặc giảm 2,99%, trong đó doanh nghiệp A giảm 2,17%, doanh nghiệp B giảm 4,6% và doanh nghiệp C tăng 2,01%. q 1 p C

I q Đối với các hộ cá thể sản xuất công nghiệp hoặc tổ chức, cơ sở kiêm sản xuất công nghiệp thì việc tính toán giá trị sản xuất theo giá cố định không bắt đầu từ đơn vị cơ sở như khối các doanh nghiệp, mà bắt đầu từ ngành công nghiệp riêng biệt, bằng cách tổng hợp khối lượng sản phẩm sản xuất và giá trị sản xuất theo giá thực tế của những loại sản phẩm chưa có giá cố định trong phạm vi từng ngành riêng biệt, rồi ở mỗi ngành đó mới bắt đầu áp giá và hệ số tính đổi để tính giá trị sản xuất theo giá cố định cũng như tính chỉ số khối lượng sản phẩm của ngành ( tương tự như cách tính đối với từng doanh nghiệp ).

3 Đối với toàn công nghiệp

Chỉ số khối lượng sản phẩm toàn công nghiệp theo giá cố định được tính theo công thức:

(43) Trong đó: là giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp thực tế kỳ báo cáo tính theo giá cố định. là giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp thực tế kỳ gốc so sánh tính theo giá cố định.

Cách tính toán chỉ số khối lượng sản phẩm toàn công nghiệp cũng tương tự như cách tính cho từng ngành công nghiệp riêng biệt bằng cách tổng hợp giá trị sản xuất theo giá cố định của các ngành trong toàn công nghiệp thời kỳ báo cáo và thời kỳ gốc rồi so sánh giữa hai thời kỳ.

Có số liệu của 3 ngành công nghiệp riêng biệt trong toàn ngành công nghiệp như sau:

Bảng 9 GTSX theo giá cố định của các ngành công nghiệp riêng biệt

GTSX theo giá cố định (1000đ) Chỉ số khối lượng sản phẩm ( - 99/98)

Từ số liệu trên, áp dụng công thức ta tính được chỉ số khối lượng sản phẩm của toàn ngành công nghiệp như sau:

Kết luận: Khối lượng sản phẩm của toàn ngành công nghiệp năm 1999 so với năm 1998 bằng 97,16% hay giảm 2,84%.

4 Những tồn tại cơ bản của phương pháp tính theo giá cố định

4.1 Ưu điểm của phương pháp

- Tính chỉ số khối lượng sản phẩm trên cơ sở quyền số là giá cố định là phương pháp truyền thống ở nước ta đã được áp dụng gần 50 năm nay, cách tính này đã trở thành thói quen với nhiều kinh nghiệm tính toán từ dưới lên trên trong phạm vi toàn ngành công nghiệp Mặt khác việc tính toán cũng đơn giản và tính dược đầy đủ khối lượng sản phẩm khi so sánh kết quả sản xuất giữa hai thời kỳ với nhau Nói cách khác, chỉ số khối lượng sản phẩm với quyền số là giá cố định phản ánh tương đối hợp lý biến động tổng hợp khối lượng sản phẩm công nghiệp Thực tế trong công tác thống kê công nghiệp ở Việt Nam hiện nay, chỉ số khối lượng sản phẩm theo giá cố định vẫn đang được áp dụng cho đến khi có một phương pháp tối ưu hơn thay thế.

- Việc tính chỉ số khối lượng sản phẩm theo giá cố định như trên đòi hỏi hàng năm phải tính giá trị sản xuất theo giá cố định, chỉ tiêu này ngoài

I q mục tiêu để nghiên cứu động thái khối lượng sản phẩm ( thông qua chỉ số khối lượng sản phẩm ), nó còn rất cần thiết cho việc tính toán một số chỉ tiêu chất lượng khác như năng suất lao động, giá trị sản xuất bình quân đầu người, năng suất thiết bị, v.v…Mặt khác, tính giá trị sản xuất theo giá cố định còn đảm bảo sự thống nhất về kết quả tính toán của chỉ tiêu này giữa các tháng trong năm cũng như giữa các doanh nghiệp, các ngành trong toàn công nghiệp, giữa các tỉnh trong toàn quốc.

4.2 Nhược điểm của phương pháp

- Giá trị sản xuất theo giá cố định được từng doanh nghiệp tính toán. Nếu các sản phẩm được liệt kê sẵn trong bảng giá cố định thì doanh nghiệp có thể dễ dàng áp dụng để tính toán Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất luôn có những sản phẩm mới xuất hiện Do vậy dù bảng giá cố định ban hành vào một năm nào đó có đầy đủ đến đâu đi nữa thì cũng sẽ luôn có những loại sản phẩm chưa có giá cố định Khi đó, các doanh nghiệp phải tự mình tính toán ra giá cố định bằng cách lấy bình quân quyền số của sản phẩm tương đương, Phương pháp này tạo ra một quy trình cực kỳ phức tạp: Lựa chọn các sản phẩm tương tự, tính bình quân quyền số, đối chiếu giá theo sản phẩm mới. Đặc biệt khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường: Sản xuất năng động, sản phẩm mới ngày càng nhiều và do đó sản phẩm chưa có giá cố định chiếm tỷ lệ ngày càng cao; dẫn đến phần giá trị sản xuất phải chuyển đổi từ giá thực tế về giá cố định ngày càng tăng Trong khi đó thực tế hiện nay, ngành thống kê không có điều kiện để theo dõi, hướng dẫn thường xuyên và kiểm soát đầy đủ quá trình tính toán giá trị sản xuất theo giá cố định nên có không ít cơ sở và địa phương đã không tính đổi hoặc tính đổi không đúng phương pháp phần giá trị sản xuất của những loại sản phẩm chưa có giá cố định về giá cố định như đã quy định Điều này làm ảnh hưởng đáng kể đến mức độ tăng giảm của chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp Nói cách khác, đây có thể là nguyên nhân gây ra việc tính sai giá cố định.

- Cũng do đặc điểm sản xuất phát triển theo cơ chế thị trường, mặt hàng ngày càng phong phú, phân chia càng chi tiết và chủng loại cũng như chất lượng sản phẩm thay đổi liên tục nên giá cố định sớm bị lạc hậu, không phù hợp với chủng loại và chất lượng của sản phẩm sản xuất ra trong các năm khác nhau.

- Trong điều kiện sản xuất ngày càng phát triển, mặt hàng càng phong phú, đa dạng, sự phân chia sản phẩm càng chi tiết thì việc lập bảng giá cố định mới càng trở nên phức tạp, khó khăn, tốn nhiều công sức, và do vậy thời gian để thay thế bảng giá cố định cũ càng kéo dài và tất nhiên điều đó sẽ làm chio bảng giá cố định đã có càng trở nên kém phù hợp.

Phơng pháp tính chỉ số khối lợng sản phẩm công nghiệp ở việt nam hiện nay

Phương pháp tính chỉ số khối lượng với quyền số là tỷ trọng giá trị sản xuất

1 Tính tất yếu khách quan của việc vận dụng phương pháp mới

- Về loại số liệu thống kê sử dụng: Số liệu thống kê được sử dụng thường xuyên nhất là số liệu tháng, số liệu năm về “Giá trị sản xuất theo giá cố định” và các chỉ số sản xuất Các cơ quan Chính phủ như Bộ Công nghiệp thường thu thập những số liệu định kỳ từ các doanh nghiệp Nhà nước mà họ quản lý Họ thường sử dụng số liệu từ những báo cáo trực tiếp này cho các hoạt động của mình Những số liệu hàng tháng do Tổng cục Thống kê cung cấp không được sử dụng thường xuyên.

Mặt khác, các doanh nghiệp thường quan tâm đến các chỉ tiêu vĩ mô như GDP, hay tỷ lệ thất nghiệp hoặc các số liệu về thương mại Do đó, số liệu thống kê hàng năm được sử dụng phổ biến hơn số liệu thống kê hàng tháng và nó cũng được bày bán rộng rãi hơn ở các hiệu sách.

- Về mức độ hài lòng các số liệu thống kê hiện tại: Hầu hết các doanh nghiệp cũng như đối tượng sử dụng số liệu thống kê cho rằng độ tin cậy của số liệu thống kê chưa cao, phương pháp thống kê hiện tại không đuợc trình bày cụ thể Thêm vào đó, chỉ số giá cố định năm 1994 đã quá lạc hậu để sử dụng tính toán, vì vậy việc xác định các xu hướng công nghiệp hiện tại một cách chính xác là tương đối khó khăn.

Ngày nay, Thống kê công nghiệp nhằm điều tra khối lượng sản xuất công nghiệp cũng như hàng loạt các vấn đề khác ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp số liệu kinh tế cần thiết nhằm phản ánh xu hướng hiện tại của các hoạt động công nghiệp Như chúng ta đã nghiên cứu, những số liệu này không chỉ được sử dụng bởi các cơ quan Chính phủ mà còn các doanh nghiệp tư nhân, các nhà nghiên cứu và các đối tượng khác Để các đối tượng sử dụng có thể sử dụng hiệu quả các số liệu thống kê, độ tin cậy và kịp thời là những yêu cầu quan trọng nhất Đồng thời, các số liệu thống kê phải đảm bảo so sánh quốc tế Để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững, phát triển thống kê công nghiệp dựa trên phương pháp mới và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế là một trong những ưu tiên quốc gia của Việt Nam Vì vậy, nghiên cứu chỉ số sản xuất công nghiệp nằm trong nghiên cứu phát triển thống kê sản xuất thường xuyên đã được Tổng cục Thống kê triển khai từ cuối năm 2005 và tới năm 2007 sẽ tiến hành điều tra trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.

2 Mục tiêu của việc tính chỉ số khối lượng SPCN

Chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp, mà hiện nay gọi là chỉ số sản xuất công nghiệp ( gọi tắt theo tiếng Anh là IIP ) là một chỉ số phản ánh hoạt động công nghiệp trong một nước tại một thời điểm nhất định Nói cách khác, chỉ số sản xuất công nghiệp giới thiệu một bức tranh tổng thể các hoạt động công nghiệp trong cả nước hoặc từng tỉnh Tính chất đặc thù của chỉ số này là phản ánh theo chuỗi thời gian Chỉ số này phản ánh hoạt động công nghiệp một cách chính xác và kịp thời nhằm cung cấp thông tin đầy đủ cho các đối tượng sử dụng số liệu thống kê phục vụ việc hoạch định chính sách, phân tích kinh tế và các mục đích sử dụng khác Chỉ số sản xuất công nghiệp có 4 mục tiêu quan trọng như sau:

- Độ tin cậy: Chỉ số sản xuất công nghiệp phải phản ánh các hoạt động công nghiệp với độ tin cậy cao Điều này không chỉ bao gồm độ tin cậy của nguồn số liệu mà còn cả độ tin cậy của việc lựa chọn các phương pháp tính toán Phương pháp tính toán chỉ số sản xuất công nghiệp cần loại bỏ tất cả các yếu tố có ảnh hưởng tiêu cực đến tính thuần nhất của hoạt động sản xuất công nghiệp như sự biến động giá v.v…

- Khả năng tiếp cận: Chỉ số sản xuất công nghiệp phải cung cấp thông tin làm sao cho các đối tượng sử dụng số liệu có thể hiểu một cách toàn diện về tình hình công nghiệp mà không gặp khó khăn gì Điều này liên quan đến phương pháp thống kê, cách thức công bố và các vấn đề khác có liên quan nhằm khuyến khích sử dụng số liệu thống kê.

- Tính kịp thời: Phương pháp tính toán chỉ số sản xuất công nghiệp phải có tính hiệu quả nhằm đạt được độ kịp thời Mặc dù một số phương pháp luận có thể tính toán số liệu tin cậy bao gồm cả cách thức thu thập nguồn số liệu hiệu quả nhưng những phương pháp đó có ý nghĩa tiêu cực đối với việc sử dụng số liệu nếu không đảm bảo tính kịp thời Vì vậy, việc tính toán chỉ số sản xuất công nghiệp cần được thực hiện theo một quy trình hiệu quả để đảm bảo tính kịp thời và độ tin cậy của số liệu.

- Chuẩn mực quốc tế: Tính toán chỉ số sản xuất công nghiệp cần phải dựa trên chuẩn mực quốc tế Do nền kinh tế phải tham gia vào thị trường toàn cầu, các nhu cầu trong và ngoài nước về sử dụng con số thống kê có khả năng so sánh quốc tế chắc chắn sẽ tăng lên Đặc biệt là khi đất nước tham gia vào hệ thống thương mại tự do thì yêu cầu số liệu thống kê đáp ứng chuẩn mực quốc tế ngày càng được chú trọng. Việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế không chỉ bao gồm các phương pháp tính mà gồm cả hệ thống phân loại như hệ thống phân loại sản phẩm hay phân loại ngành và các tiêu chuẩn có liên quan khác.

3 Phương pháp luận tính chỉ số sản xuất công nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Có hai phương pháp chính trong việc thực hiện thống kê, đó là thống kê dựa trên khối lượng và thống kê dựa trên giá trị Trên khía cạnh tìm hiểu hoạt động kinh tế, việc áp dụng phương pháp thống kê dựa trên khối lượng phù hợp hơn so với phương pháp thống kê dựa trên giá trị, bởi giá trị phản ánh sự biến động giá nên không thể tìm hiểu tình hình hoạt động một cách thuần tuý, Ví dụ, khi nền kinh tế có sự biến động về giá cả, giá trị sản xuất cũng biến động theo mặc dù có thể khối lượng sản xuất vẫn tiếp tục tăng.

Với lý do này, việc áp dụng phương pháp thống kê khối lượng là phù hợp hơn để có thể xem xét nền kinh tế.

Ngoài yếu tố biến động giá, nền kinh tế còn có rất nhiều sản phẩm. Chúng ta không thể quan sát nền kinh tế bằng cách xem xét một loạt các sản phẩm Giải pháp thường được sử dụng tại nhiều quốc gia là tính toán chỉ số bằng cách sử dụng bình quân gia quyền của khối lượng Theo phương pháp này, khối lượng sẽ được bình quân gia quyền dựa trên tỷ trọng sản phẩm Theo cách này, chỉ số phản ánh sự vận động của hoạt động công nghiệp mà không bị ảnh hưởng bởi sự biến động giá.

Có rất nhiều cách tính toán chỉ số như chúng ta đã nghiên cứu ở chương I Nói chung, các phương pháp tính toán chỉ số dựa trên khối lượng bao gồm chỉ số Laspeyres, chỉ số Paache và chỉ số Fisher.

P 0 i là giá của sản phẩm i tại kỳ gốc ( trung bình tháng )

P t i là giá của sản phẩm i tại thời điểm t

Q 0 i là khối lượng sản phẩm i tại kỳ gốc ( trung bình tháng )

Q t i là khối lượng sản phẩm i tại thời điểm t

Sự khác nhau giữa các chỉ số này chỉ là sự lựa chọn thời gian cho quyền số Ví dụ: Chỉ số Laspeyres áp dụng giá tại kỳ gốc, chỉ số Paache áp dụng giá tại kỳ hiện tại t, chỉ số Fisher là trung bình nhân của hai chỉ số trên để đảm bảo đạt những ưu điểm của cả hai chỉ số Các chỉ số trên có thể viết lại như sau:

W 0 i là quyền số của sản phẩm i tại kỳ gốc mà W 0 i =P 0 i Q 0 i ( tổng cộng cả năm )

W t i là quyền số của sản phẩm i tại kỳ hiện tại mà W t i =P t i Q t i ( tổng cộng cả năm )

Từ các công thức (44b), (45b), (46b) ta có thể thấy chỉ số tại kỳ gốc luôn luôn bằng 100 Điều đó có nghĩa là: Nếu ta lấy chỉ số tại bất kỳ thời điểm nào và trừ đi 100 sẽ được kết quả chính là tốc độ tăng trưởng của tháng so sánh với kỳ gốc.

Ta cũng có thể thấy rằng, khi sản xuất tăng, chỉ số Laspeyres có xu hướng vượt chỉ số Paasche Nguyên nhân là do sự tăng trưởng trong sản xuất có xu hướng đi kèm với sự giảm giá, khối lượng sản xuất tăng sẽ được định giá ở mức giá tương đối cao trong kỳ gốc Mặt khác, khi sản xuất giảm, chỉ số Paasche có xu hướng vượt chỉ số Laspeyres Vì vậy, hai chỉ số này không phản ánh hiệu quả các hoạt động công nghiệp nếu giá ở kỳ gốc và kỳ hiện tại có sự khác biệt đáng kể.

Tình hình điếu tra sản phẩm công nghiệp ở Việt Nam hiện nay

1 Phương án điều tra tiền trạm các SPCN chủ yếu hàng tháng

1.1 Mục đích cuộc điều tra

Cuộc điều tra tiền trạm các sản phẩm chủ yếu ngành công nghiệp hàng tháng nhằm các mục đích sau:

- Khẳng định về phương pháp luận và tập dượt cho đội ngũ điều tra viên của các địa phương.

- Để có được dãy số liệu hàng tháng của năm 2006 về sản xuất công nghiệp làm cơ sở so sánh cho các tháng ở năm 2007 khi đưa vào áp dụng chính thức phương pháp mới thay thế phương pháp cũ.

1.2 Đối tượng, phạm vi và đơn vị điều tra

1.2.1 Đối tượng điều tra Đối tượng điều tra của cuộc điều tra tiền trạm là các cơ sở kinh tế có hạch toán riêng trực thuộc các doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập và các cơ sở công nghiệp cá thể ( gọi tắt là cơ sở kinh tế ) có hoạt động sản xuất công nghiệp là ngành chính và trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm công nghiệp thuộc danh mục điều tra.

Các cuộc điều tra tiền trạm về các sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp được tiến hành ở 25 tỉnh, thành phố đại diện cho 8 vùng kinh tế trong cả nước, bao gồm: TP Hà Nội, tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Tây, Hải Dương, TP Hải Phòng, tỉnh Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, TP Đà Nẵng, tỉnh Bình Định, Khánh Hoà, Lâm Đồng, Bình Dương, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, tỉnh Long

An, Tiền Giang, Cần Thơ và Sóc Trăng Ở mỗi tỉnh, thành phố gồm các cơ sở kinh tế và cơ sở công nghiệp cá thể thuộc đối tượng điều tra đang hoạt động sản xuất thuộc 60 ngành công nghiệp cấp 4, 590 mặt hàng sản phẩm, 3500 cơ sở kinh tế và 6000 cơ sở công nghiệp cá thể được chọn vào mẫu điều tra. 1.2.3 Đơn vị điều tra Đơn vị điều tra của cuộc điều tra là các cơ sở kinh tế và các cơ sở công nghiệp cá thể bao gồm:

(1) Các cơ sở trực thuộc doanh nghiệp Nhà nước do trung ương quản lý và do địa phương quản lý, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Các cơ sở kinh tế này phải có địa điểm ở tỉnh, thành phố điều tra, có trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm công nghiệp được quy định trong danh mục sản phẩm điều tra và có tổ chức hạch toán theo dõi được các số liệu sản xuất, tiêu thụ, tồn kho sản phẩm.

Những cơ sở kinh tế trực thuộc các loại hình doanh nghiệp nói trên nhưng không trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm thuộc doanh mục điều tra, mà chỉ làm nhiệm vụ giới thiệu hoặc bán sản phẩm hoặc các dịch vụ khác cho sản xuất thì không phải là đơn vị điều tra.

Trường hợp một doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập không có cơ sở kinh tế phụ thuộc nhưng chỉ có duy nhất một cơ sở kinh tế sản xuất ra sản phẩm và có địa điểm ở cùng một tỉnh, thành phố với doanh nghịêp thì doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập là đơn vị điều tra.

(2) Cơ sở công nghiệp cá thể: Vì cơ sở công nghiệp cá thể có quy mô nhỏ thường sản xuất kinh doanh chỉ ở một tỉnh, thành phố nên quy định đơn vị cơ sở cá thể là đơn vị điều tra.

1.3.1 Những chỉ tiêu nhận dạng đơn vị điều tra:

- Tên cơ sở kinh tế / cơ sở cá thể

- Địa chỉ, số điện thoại, Fax, E-mail

- Tên doanh nghiệp của cơ sở kinh tế

1.3.2 Những chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh

- Khối lượng sản phẩm tồn kho đầu tháng

- Khối lượng sản phẩm sản xuất trong tháng

- Khối lượng sản phẩm xuất kho trong tháng

- Khối lượng sản phẩm tiêu thụ nội bộ

- Dự tính khối lượng sản phẩm sản xuất tháng tiếp theo

- Giá trị sản phẩm hàng xuất kho trong tháng

1.3.3 Ghi chú: Nhận xét, đánh giá của doanh nghiệp về biến động sản xuất trong tháng và dự kiến biến động tháng tiếp theo.

1.4 Tổ chức chọn mẫu điều tra

Mẫu được chọn để điều tra phải đại điện cho tỉnh, thành phố và dàn chọn mẫu được lập dựa trên danh sách các doanh nghiệp có thu được phiếu trong cuộc điều tra doanh nghiệp năm 2005 và danh sách cơ sở cá thể của điều tra số lượng 1/10/2004.

Tổ chức chọn mẫu cho khu vực doanh nghiệp riêng và khu vực cá thể riêng.

1.4.1 Chọn mẫu cho khu vực doanh nghiệp

Mẫu được chọn theo 3 cấp:

Cấp 1: Chọn tỉnh, thành phố đại diện cho vùng

Chia 64 tỉnh, thành phố của cả nước thành 8 vùng kinh tế Trong mỗi vùng kinh tế, các tỉnh, thành phố được sắp xếp theo trật tự giảm dần của tỷ trọng giá trị sản xuất theo giá thực tế Tất cả các tỉnh, thành phố có giá trị sản xuất cộng dồn chiếm từ 75% tổng giá trị sản xuất của vùng đó trở lên sẽ được lựa chọn điều tra.

Cấp 2: Chọn ngành công nghiệp cấp 4 đại diện cho tỉnh, thành phố

Mỗi tỉnh, thành phố được chọn ở mẫu cấp 1 sẽ căn cứ vào giá trị sản xuất theo giá thực tế năm 2004 chia theo ngành cấp 4 Tính tỷ trọng của các ngành công nghiệp cấp 4 trong tổng số và sắp xếp theo trật tự giảm dần của tỷ trọng giá trị sản xuất Số ngành công nghiệp cấp 4 được chọn là những ngành có tỷ trọng sản xuất cao nhất đến ngành cuối cùng có tỷ trọng sản xuất cộng dồn ít nhất chiếm 75% tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp tỉnh, thành phố.

Cấp 3: Chọn sản phẩm và chọn doanh nghiệp đại diện cho mỗi ngành công nghiệp cấp 4 của tỉnh, thành phố.

(1) Chọn sản phẩm điều tra: Trong mỗi ngành cấp 4 đã được chọn, chọn những sản phẩm chủ yếu chiếm từ 75% doanh thu thuần công nghiệp của ngành cấp 4.

(2) Chọn doanh nghiệp điều tra:

* Trong mỗi ngành công nghiệp cấp 4 được chọn ở một tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp của mỗi ngành được sắp xếp theo thứ tự giảm dần của chỉ tiêu giá trị sản xuất Tất cả các doanh nghiệp có giá trị sản xuất cộng dồn chiếm từ 75% tổng giá trị sản xuất của ngành cấp 4 trở lên sẽ được lựa chọn để điều tra.

Trên cơ sở mẫu là doanh nghiệp, xác định đơn vị điều tra là các cơ sở kinh tế thuộc doanh nghiệp có đủ điều kiện quy định là đơn vị điều tra trực tiếp.

Căn cứ vào danh mục sản phẩm đã được chọn, các cơ sở kinh tế thuộc ngành cấp 4 sẽ được điều tra theo danh mục sản phẩm đã chọn.

* Mẫu các tỉnh, thành phố, mẫu ngành công nghiệp cấp 4, mẫu các sản phẩm và doanh nghiệp điều tra do Tổng cục Thống kê chọn và gửi về các tỉnh, thành phố.

* Riêng 3 ngành công nghiệp cấp 4 là khai thác than, khai thác dầu thô và khí tự nhiên, sản xuất và phân phối điện không chọn theo cơ sở kinh tế mà được chọn trực tiếp là Tổng công ty.

1.4.2 Chọn mẫu cho khu vực cá thể

Ngày đăng: 25/07/2023, 16:46

w