1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng Dụng Mô Hình Swmm Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Thoát Nước Khu Vực Trung Tâm Tp Sóc Trăng Theo Quy Hoạch Đến Năm 2030 Và Tầm Nhìn Đến Năm 2050.Docx

144 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng Dụng Mô Hình Swmm Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Thoát Nước Khu Vực Trung Tâm Tp Sóc Trăng Theo Quy Hoạch Đến Năm 2030 Và Tầm Nhìn Đến Năm 2050
Tác giả Nguyễn Việt Hùng
Người hướng dẫn TS. Đặng Minh Hải
Trường học Trường Đại Học Thủy Lợi
Chuyên ngành Kỹ Thuật
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 144
Dung lượng 20,02 MB

Cấu trúc

  • 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ (15)
  • 1.2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ GIẢI PHÁP CHO HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ (16)
    • 3.3.2. Nhận xét đánh giá về hiện trạng hệ thống thoát nước TP Sóc Trăng (95)
  • 3.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 (98)
  • 4.1. GIẢI PHÁP CẢI TẠO, NÂNG CẤP HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC (99)
  • 4.2. GIẢI PHÁP QUY HOẠCH HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC BỀN VỮNG (107)
  • 4.3. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VẬN HÀNH VÀ NÂNG CẤP HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC (110)
  • 4.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 (112)

Nội dung

Luận văn thạc sĩ kĩ thuật Luận văn thạc sĩ kĩ thuật Ứ� ng dụ� ng mô� hì�nh SWMM nghiê�n cứ� ụ đê� xụấ� t giấ� i phấ�p thôấ� t nứớ� c khụ vứ� c trụng tấ�m TP Sô� c Trấ%ng thêô qụy hôấ� ch đê�n nấ%m2030[.]

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ

.1.1 Khái niệm về hệ thống thoát nước đô thị

Hệ thống thoát nước đô thị là tổ hợp những công trình, thiết bị và các giải pháp kỹ thuật để thực hiện nhiệm vụ thoát nước cho đô thị.

Các hệ thống thoát nước đô thị:

Hệ thống thoát nước chung: Là hệ thống mà tất cả các loại nước thải (sinh hoạt, sản xuất, nước mưa) được xả chung vào một mạng lưới và dẫn đến công trình làm sạch.

Hệ thống thoát nước riêng: là hệ thống có hai hay nhiều mạng lưới đường ống riêng để dẫn từng loại nước thải khác nhau đến công trình làm sạch Theo cấu tạo hệ thống thoát nước riêng có thể phân thành các loại sau: Hệ thống riêng hoàn toàn; Hệ thống riêng không hoàn toàn; Hệ thống riêng một nửa.

Hệ thống thoát nước hỗn hợp: Là tổng hợp của các hệ thống trên Hệ thống này thường gặp ở các thành phố lớn, đã có hệ thống thoát nước chung nay cần cải tạo và mở rộng thì phải xây thêm các công trình phục vụ cho mạng lưới thoát nước.

1.1.2 Vai trò của hệ thống thoát nước đối với sự phát triển của đô thị

Một đô thị hiện đại là đô thị phải có hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng được nhu cầu phát triển của đô thị đó, và hệ thống thoát nước đóng một vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đó Đối với những đô thị có địa hình phức tạp, khả năng tiêu thoát nước tự chảy kém thì vai trò của nó lại càng được đẩy lên cao hơn.

Với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao trên nền của hệ thống hạ tầng xây dựng không đồng bộ, còn nhiều chắp vá thì tất yếu sẽ dẫn đến khả năng đáp ứng nhu cầu thoát nước của hệ thống cho đô thị ngày càng bị giảm sút Và đến đây, người ta phải tìm cách nâng cấp cải tạo lại hệ thống nhꢀm khắc phục những hạn chế hiện có để đảm bảo yêu cầu thoát nước.

1.1.3 Yêu cầu đặt ra cho hệ thống thoát nước đô thị

Hệ thống thoát nước của đô thị phải đảm bảo được khả năng phục vụ tiêu thoát nước nhanh chóng trong mọi điều kiện thời tiết, không để cho bất cứ khu vực nào của đô thị bị ngập úng, cũng như không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường và cảnh quan của đô thị.

Ngoài ra, hệ thống phải đảm bảo yêu cầu về kinh tế, không gây lãng phí đầu tư cũng như yêu cầu về công tác quản lý vận hành.

CÁC NGHIÊN CỨU VỀ GIẢI PHÁP CHO HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ

Nhận xét đánh giá về hiện trạng hệ thống thoát nước TP Sóc Trăng

 Nhận xét chung về hệ thống thoát nước:

Hệ thống thu gom là hệ thống thoát nước chung Cống hoặc mương đều nꢀm trên vỉa hè chỉ có các đoạn cống xây mới tại các khu vực ngập úng trong giai đoạn I của dự án

Một số khu vực như khu giữa đường Xô Viết Nghệ Tĩnh và đường Ba tháng Hai lại hoàn toàn không có cống và chỉ có các mương rãnh Đối với khu vực đặc biệt này thì hệ thống thoát nước đã được xây từ thời pháp thuộc, hơn 60 năm rồi và hiện tại đang bị xuống cấp trầm trọng.

Do thiếu độ dốc tự nhiên nên các cống thoát nước không có độ dốc liên tục đến cửa xả, thậm chí lại có cao độ đáy âm nguyên nhân chủ yếu là do xây dựng không theo qui hoạch Bên cạnh đó, một tình trạng khá phổ biến tại Việt Nam là các cống trên vỉa hè dọc đường chỉ được thiết kế để thu gom lưu lượng dòng chảy ngoài đường chứ không phục vụ thoát nước trong hẻm hoặc các khu vực phía sau Do đó, kích thước các cống thường rất nhỏ và không đủ để sau này đấu nối với các khu vực phía sau.

 Nhận xét về kết quả mô phỏng và thực tế

Qua kết quả mô phong nhận thấy kết quả mô phỏng tương đối phù hợp với thực tế thoát nước của TP Sóc Trăng (Các điểm ngập và thời gian ngập tương đồng) tuy nhiên do trận mưa thiêt kế (tần suất 10%) có tổng lượng mưa lớn hơn rất nhiều so với trận mưa thực tế (trận mưa thiết kế ngày 27/8/20111 là 133.1mm so với trận mưa gây ngập ngày 4/10/2014 là 71.5mm hơn gần 1,8 lần).

Tuy nhiên trong thực tế khi xảy ra mưa vẫn không ngập sâu như mô phỏng nguyên nhân là do lượng mưa nꢀm chủ yếu trên các lưu vực không chảy được về các cống chính được nguyên nhân là do thiếu hệ thống cống cấp 2, cấp 3 Đồng thời thực tế tại các lưu vực lớn nꢀm ven các trục thoát chính đều chưa phát triển nên cao độ san lấp tự nhiên thấp hơn so với cửa thu nước các hố ga do đó lượng mưa chủ yếu nꢀm lại trên lưu vực và tự thấm hoặc tập trung tại các vũng trũng trong khu vực Và hố ga chỉ thu được nước chủ yếu là lượng nước trên mặt đường và các khu nhà nꢀm sát tuyến đường còn các khu vực trong hẽm thì vẫn chưa đấu nối được ra cống chính hoặc có đấu nối thì vẫn còn hạn chế vì chủ yếu trong hẻm là các rảnh thoát nước nhỏ.

Thực tế tại các điểm ngập trên đường Phú Lợi ngoài lượng nước trên đường thì lượng nước dồn về từ các lưu vực cao như đường Nguyễn Trung Trực, Trần Bình Trọng tràn từ hố ga ra đường Nguyên nhân như đã nói ở trên do việc thiết kế hệ thống thoát nước của đường nào chủ yếu phục vụ cho khu vực đó không có sự kết nối theo qui hoạch nước chủ yếu chảy tràn từ nơi cao đến nơi thấp Thậm chí có những tuyến đường không có hệ thống thoát nước như đường Trần Hưng Đạo nước chảy ngược vào các hẻm nhỏ tràn qua đường Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Mịnh Khai gây ngập tại các đường này.

Ngoài các nguyên nhân về hệ thống hạ tầng thiếu đồng bộ thì triều cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ngập trong khu vực Đặc biệt khi triều lên thường trùng với thời điểm mưa lớn vào buổi chiều Thực tế có những khu vực khi triều cường nước theo hệ thống cống tràn từ hố ga ra đường như khu vực đường Phú Lợi khu vực giáp

Quốc lộ 1 A và đường Dương Kỳ Hiệp nước tràn từ sông Maspero qua kênh tám thước vào hệ thống thoát nước chảy ngược ra đường.

Hiện trạng hệ thống tiêu thoát thành phố Sóc Trăng không đảm bảo tiêu thoát với trận mưa thiết kế đô thị loại III (chưa xét đến BĐKH-NBD) vẫn tồn tại các điểm nước Kết quả phân tích trên cho thấy cần thiết có những giải pháp ngay từ bây giờ để giải quyết những khu vực ngập được dự báo xảy ra trong tương lai, có xem xét tới ảnh hưởng BĐKH.

3.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH THOÁT NƯỚC CỦA

3.4.1 Yếu tố khách quan Điều kiện địa lý, địa hình: Hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố phần lớn được hình thành, xây dựng trước năm 1975 nên hiện đã xuống cấp, không đồng bộ và có đường kính quá nhỏ trong khi mật độ dân số, dân cư ngày càng đông, mặc dù hàng năm đều được chính quyền địa phương đầu tư nâng cấp, cải tạo, xây dựng thêm, nhất là từ khi tái lập tỉnh Sóc Trăng vào năm 1992, nhưng hiện vẫn không đáp ứng được yêu cầu chuyển tải về mặt lưu lượng, nên khi mưa to triều cường nhiều nơi trong thành phố bị úng ngập Theo quy hoạch phát triển thành phố, một số tuyến đường mới đã được xây dựng Trên các tuyến đường này đã xây dựng đồng bộ các cống thoát nước mưa hai bên đường Tuy nhiên, công suất của các cống này khá giới hạn vì chỉ tính đến việc thoát nước mưa cho bản thân đường và các khu vực nhỏ lân cận Tại một số tuyến đường công suất cống quá nhỏ và không có điểm xả nước nên khi có mưa thường bị ngập úng Thêm vào đó, trong khu vực quy hoạch có một số kênh hở như

Kênh Nhân Lực, Kênh Cô Bắc, kênh Hi tech Một số cống thoát xả nước vào các kênh hở này Tuy nhiên các kênh có cao trình đáy cạn và hay bị tắc nghẽn do cây cỏ đặc biệt là kênh Hi tech là kênh chính thu nước thoát ra sông Đinh cho một lưu vực lớn ở phía Nam Thành phố Sóc Trăng.

Do quá trình đô thị hóa: Lưu vực đô thị là nơi chịu sự tác động mạnh mẽ của con người Những hoạt động có mục đích của con người đã làm thay đổi chế độ dòng chảy trên các lưu vực đô thị.

Sự phát triển kinh tế xã hội dẫn đến quá trình đô thị hóa, các khu dân cư, công nghiệp ngày càng nhiều Việc đô thị hóa của khu đô thị và vùng xung quanh làm giảm diện

Do cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ: Cơ sở hạ tầng thu gom và tiêu thoát nước còn mang tính chất chắp vá, không đồng bộ, đa phần hệ thống được xây dựng khá lâu và không đủ khả năng chuyển tải lượng nước đến khi mưa lớn và hệ thống không được bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên.

GIẢI PHÁP CẢI TẠO, NÂNG CẤP HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC

Kết thúc quá trình mô phỏng, thống kê được số ống cống cần điều chỉnh như sau:

Từ kết quả tính toán cho khu vực mô phỏng ở chương 3, ta thấy một số đoạn cống trên hệ thống không đủ khả năng tiêu thoát nước dẫn đến khu vực này sẽ có hiện tượng ngập khi có mưa lớn. Để khắc phục tình trạng ngập úng này ta tiến hành cải tạo các đoạn cống ngập hiện tại.

Sau đó tính toán mô phỏng theo mô hình SWMM để đưa ra giải pháp khắc phục.

Từ kết quả tính toán ở chương 3 nhận thấy các tuyến H1 đến cx9 và tuyến M1 đến cx10 là 02 tuyến cống chính đi qua các điểm ngập úng thực tế cũng như mô phỏng.

Như đã trình bày ở trên do mô phỏng toàn bộ lưu vực 86, 90, 77, 74 đều tập trung về tuyến H1-cx9 (điều này chỉ xảy ra khi xây dựng đồng bộ hệ thống cống đấu nối với cống chính và mật độ xây dựng đạt mức trung bình) nên mức độ ngập là rất cao trong thực tế thì mực độ ngập ít hơn rất nhiều (thể hiện ở kết quả mô phỏng cơn mưa thực tế ngày 4/10/2014 vì thực tế tuyến cống này chỉ tiêu thoát cho mặt đường và một phần lưu vực các nhà hai bên đường).

Kết quả mô phỏng này chắc chắn một điều khi xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cống tuyến cống từ H1-cx9 nhận thấy toàn bộ tuyến cống đều ngập cao khi mưa lớn kết hợp với triều cường Hình 4-1 và Hình 4-2 cho 02 tuyến cống thoát nước chính của TP Sóc

Hình 4-1 Mô phỏng dòng chảy tại tuyến cống chính (Lê Duẩn) thời điểm triều cao và mưa lớn (19:00) theo tần suất thiết kế

Hình 4-2 Mô phỏng dòng chảy tại tuyến cống chính (Lê Hồng Phong - Nguyễn Thị Minh Khai) thời điểm triều cao và mưa lớn (19:00) theo tần suất thiết kế Để giải quyết vấn đề này cần thiết phải tăng cường đường kính ống trên các tuyến bꢀng hệ thống cống mới đảm bảo khả năng tiêu thoát nước Tuy nhiên đối với đô thị bị ảnh hưởng bán nhật triều như thành phố Sóc Trăng thì cần thiết phải kết hợp trạm bơm để tiêu thoát nước mưa tại những thời điểm triều cường kết hợp với mưa lớn xảy ra cùng lúc.

Nhìn vào cắt dọc 02 tuyến trên ta nhận thấy cao trình đáy các cống (hố ga) rất cao so với tự nhiên điều này hạn chế khả năng thu nước của hệ thống (Hố ga H1 có cao độ đáy +1.80 và hố ga M1 có cao độ đáy là +1.40) và các tuyến cống hiện hữu chủ yếu là các rảnh dọc nꢀm cặp theo các tuyến đường có qui mô nhỏ b=0m4-0.6m đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ngập úng.

Tiến hành tính toán sơ bộ kích thước các cống bꢀng phương pháp cường độ giới hạn sau đó thử dần với mô hình SWMM ta có kết quả như sau.

Hướng thoát nước chính của khu vực phải phù hợp với qui hoạch thoát nước TP Sóc

Trăng đến năm 2050 đã được phê duyệt Tiến hành phân bổ lại hướng thoát nước các tiêu lưu vực 43, 47, 57 (Khu vực đường Trần Bình Trọng, Nguyễn Trung Trực) thoát ra hướng đường Phú Lợi với hệ thống cống và hố ga mới đường kính D800 trở lên thay thế các rảnh cũ.

Xử lý khu vực thường xuyên ngâp nút giao Lê Hồng Phong – Nguyễn Thị Minh Khai bꢀng cách xây dựng mới tuyến cống từ hố ga M3 qua hố ga H51 để giảm thiểu lượng nước về Nguyễn Thị Minh Khai.

Cải tạo lại toàn bộ hệ thống cống dọc theo tuyến Phú Lợi – Lê Duẩn tập trung nước thoát về kênh Hi tech theo đúng qui hoạch thoát nước của TP Sóc Trăng đã được phê duyệt.

 Kết quả mô phỏng theo thiết kế mới với trận mưa thiết kế không xét đến biến đổi khí hậu như sau:

Mô phỏng tuyến cống Lê Duẩn từ hố ga H1 đến cửa xả cx9 hình 4-3 và tuyến Lê Hồng

Phong Nguyễn Thị Minh Khai từ M1 đến cx10 hình 4-4 khi triều cao với trận mưa thiết kế nhận thấy đã được cải thiện đáng kể với thiết kế mới 02 tuyến cống đã không

Hình 4-3 Mô phỏng dòng chảy tại tuyến cống chính thiết kế mới (Lê Duẩn) thời điểm triều cao và mưa lớn (19:00) theo tần suất thiết kế

Hình 4-4 Mô phỏng dòng chảy tại tuyến cống chính thiết kế mới (Lê Hồng Phong

- Nguyễn Thị Minh Khai) thời điểm triều cao và mưa lớn (19:00) theo tần suất thiết kế

Khả năng làm việc của các tuyến cống sau khi đề xuất cải tạo bꢀng mô hình SWMM với trận mưa thiết kế: Kết quả mô phỏng cho thấy không có nút nào bị ngập Không có hiện tượng tràn tại bất kỳ vị trí nào trên các tuyến cống Vậy cải tạo, nâng cấp các tuyến cống theo đề xuất khu vực sẽ không còn tình trạng ngập úng.

 Kết quả mô phỏng theo thiết kế mới với trận mưa thiết kế có xét đến biến đổi khí hậu như sau:

Sử dụng trận mưa thiết kế tăng 10% và mực nước triều tăng 27cm theo như đã trình bày ở chương 2 ta có kết quả như sau:

Kết quả mô phỏng tuyến cống Lê Duẩn từ hố ga H1 đến cửa xả cx9 hình 4-3 và tuyến

Lê Hồng Phong Nguyễn Thị Minh Khai từ M1 đến cx10 hình 4-4 khi triều cao với trận mưa thiết kế có xét đến BĐKH-NBD.

Hình 4-5 Mô phỏng dòng chảy tại tuyến cống chính thiết kế mới (Lê Duẩn) thời điểm triều cao và mưa lớn (19:00) có xét đến BĐKH-NBD

Hình 4-6 Mô phỏng dòng chảy tại tuyến cống chính thiết kế mới (Lê Hồng Phong

- Nguyễn Thị Minh Khai) thời điểm triều cao và mưa lớn (19:00) có xét đến

Mô phỏng với trận mưa thiết kế và triều có xét đến BĐKH-NBD ta nhận thầy tại một số thời điểm vẫn xuất hiện các điểm ngập tuy nhiên trong thời gian rất ngắn. Để khắc phục vấn đề này biện pháp đưa ra là sử dụng máy bơm để bơm nước ra tại thời điểm xảy ra triều cường đồng thời với mưa lớn.

 Kết quả mô phỏng theo thiết kế mới với trận mưa thiết kế có xét đến biến đổi khí hậu tăng cường thêm tram bơm: Để giải quyết vấn đề triều cường xảy ra đồng thời với mưa lớn ta gắn thêm bơm tại cửa xả cx9 (Do cường độ trận mưa thiết kế cao độ biến tại thời điểm 18 giờ với thời gian mưa nhắn nên dự kiến gắn tổ hợp 04 máy bơm với tổng công suất theo tính toán là 11.3 m3/s kết quả mô phỏng như sau:

Commented [A10]: Đưa thêm thông số về máy bơm

Hình 4-7 Mô phỏng dòng chảy tại tuyến cống chính thiết kế mới (Lê Duẩn) thời điểm triều cao và mưa lớn (19:00) có xét đến BĐKH-NBD (có bơm)

Song song với việc cải tạo hệ thống, luận văn đề xuất các giải pháp về công tác tổ chức, quản lý vận hành và quy hoạch mang tính bền vững cho hệ thống thoát nước thành phố Sóc Trăng Commented [A11]: thời gian ngập trước và sau khi áp dụng các giải pháp Cần đưa ra bảng thống kê vị trí ngập và

Commented [NH12R11]: Bổ sung bảng KQTT

Sau khí gắn máy bơm tại vị trí cửa xả cx9 các điểm ngập trên tuyến này H1-cx9 đã được khắc phục triệt để.

GIẢI PHÁP QUY HOẠCH HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC BỀN VỮNG

Định hướng phát triển thành phố Sóc Trăng là đô thị có tính chất là trung tâm kinh tế - xã hội, công nghiệp, dịch vụ và thương mại của tỉnh Sóc Trăng Để đảm bảo yêu cầu thoát nước của hệ thống trong khu vực, tránh tình trạng ngập úng ảnh hưởng đến môi trường sống đô thị cần có những giải pháp để xây dựng hệ thống thoát nước đô thị có hiệu quả và bền vững.

Hiện nay quy hoạch hệ thống thoát nước thường xảy ra tình trạng

Quy hoạch thiếu chi tiết, không đồng bộ: Quá trình đô thị hoá, hình thành nhiều khu đô thị, khu dân cư mới; nhưng thiếu một quy hoạch có tính tổng thể.

Trên cùng một khu vực, một số dự án khi đầu tư cơ sở hạ tầng lại thiếu sự thống nhất và không đồng bộ Mỗi dự án được lập với hệ thống thoát nước riêng biệt, thiếu tính toán đến các yếu tố liên hoàn của cả hệ thống chung Do vậy, hướng giải quyết thường mang tính cục bộ, không xét đến phạm vi lưu vực, hệ thống có sẵn và tương lai phát triển Với mục tiêu vì lợi nhuận cao nhất, các chủ dự án, các nhà đầu tư ít quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng của cộng đồng dân cư quanh khu quy hoạch; dẫn đến tình trạng ngập lụt.

 Quy hoạch xây dựng không lường hết hậu quả: Mặc dù diện tích xây dựng gia tăng, ao hồ bị san lấp, diện tích đất tự nhiên bị thu hẹp; dẫn đến diện tích bề mặt đệm thấm nước, chứa nước giảm, nhưng công tác quy hoạch - xây dựng chưa tiên liệu hết để có giải pháp khắc phục.

Vấn đề quy hoạch hệ thống thoát nước là một nội dung quan trọng Việc quy hoạch hệ thống thoát nước sẽ định hướng được phân vùng tiêu thoát nước, hướng thoát nước của khu vực Việc phân vùng tiêu thoát nước được thực hiện một cách sát thực, đầy đủ, chính xác và phù hợp thì các quy hoạch sẽ có tính khả thi cao.

Phân vùng tiêu thoát nước

Quy hoạch hệ thống thoát nước cần phân vùng tiêu thoát nước cho khu vực phù hợp với hệ thống thủy lợi trong khu vực.

 Căn cứ hiện trạng hướng thoát về các sông, hồ, trục tiêu chính để thuận tiện cho việc xác định quy mô hệ thống công trình thoát nước đáp ứng chống ngập úng cục bộ và thoát lũ nhanh cho từng khu vực Trong quá trình nghiên cứu quy hoạch chi tiết và lập dự án đầu tư, các khu vực sẽ được phân chia thành các lưu vực nhỏ theo địa hình để giảm kích thước cống, độ sâu chôn cống.

Quy hoạch hệ thống thoát nước phải theo quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.

Phân tích hiện trạng thoát nước từ đó lựa chọn các loại hình thoát nước phù hợp khu vực

Sử dụng loại hình thoát nước kết hợp, phù hợp cho các khu vực trên địa bàn. Đối với các khu vực đã có hệ thống thoát nước chung: vẫn sử dụng hệ thống thoát nước chung, không cho chảy trực tiếp vào sông hồ, kênh, mương mà dẫn bꢀng các tuyến cống về trạm xử lý nước khi trong khu có trạm xử lý Một số trường hợp khó khăn có thể dùng trạm bơm để bơm về trạm xử lý ở khu vực khác.

Hệ thống thoát nước của các khu công nghiệp phải theo kiểu riêng hoàn toàn.

Các nhà máy công nghiệp riêng lẻ, các cơ sở dịch vụ có nguồn nước thải độc hại phải xử lý cục bộ trước khi xả vào hệ thống công chung Hiện tại thành phố đã có trạm xử lý nước thải công nghiệp cho khu công nghiệp An Nghiệp. Đối với các khu vực phát triển xây dựng mới: Lựa chọn loại hình hệ thống thoát nước riêng, đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước mặt và thoát nước thải riêng biệt theo quy hoạch được phê duyệt Hệ thống mương, cống thoát nước mặt sẽ thu gom nước mưa đổ trực tiếp ra các sông, hồ; hệ thống thu gom nước thải sẽ thu gom toàn bộ nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp dẫn về các trạm xử lý để làm sạch trước khi xả ra môi trường.

 Trong giai đoạn đầu chưa có điều kiện xây dựng đầy đủ các tuyến cống thoát nước riêng và trạm xử lý nước thải, vẫn phải coi trọng phát huy vai trò của bể tự hoại để xử lý nước thải… Bể tự hoại phải được thiết kế, xây dựng và quản lý đúng cách.

 Định hướng các công trình đầu mối

Thoát nước thành phố Sóc Trăng lợi dụng tối đa các kênh, mương, ao hồ, sông hiện có để thoát nước Công trình đầu mối thoát nước của khu đô thị gồm sông Maspero, sông Đinh, kênh Hi tech.

 Bảo vệ, kè chống xói lở bờ các đoạn xung yếu của các sông, kênh, hồ Chống lấn chiếm dòng chảy, nạo vét định kỳ hꢀng năm để thông dòng, thoát nước nhanh.

 Áp dụng các giải pháp thoát nước bền vững càng sớm càng tốt

Lồng ghép phương thức này với quy hoạch phát triển không gian đô thị, quản lý chặt chẽ cao độ san nền, tiêu thoát nước của khu đô thị, đảm bảo sự thống nhất, phối hợp nhịp nhàng giữa hệ thống thoát nước với thủy văn của lưu vực, hệ thống thủy nông trong khu vực.

Các giải pháp ứng dụng thoát nước bền vững như:

 Tạo các hồ điều hòa, các kênh mương hở, tăng mật độ cây xanh, vườn hoa, công viên, tạo vùng trũng, xanh, thấm nước dọc đường giao thông.

 Các diện tích công cộng lớn như quảng trường, bãi đỗ xe, vỉa hè,… phải áp dụng các vật liệu cho nước bề mặt thấm xuống, qua lớp sỏi đệm ở dưới rồi mới tới các đường ống ngầm thu nước.

 Xây dựng bể chứa thu nước mưa tại mỗi gia đình, mỗi tòa nhà.

Hình 4-8 Một số mô hình thoát nước bền vững

GIẢI PHÁP TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VẬN HÀNH VÀ NÂNG CẤP HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC

Tổ chức thẩm định, quản lý, giám sát việc thực hiện quy hoạch hệ thống thoát nước theo đúng quy hoạch chi tiết, quy hoạch chung đã được phê duyệt; đồng thời sớm ban hành cơ chế phối hợp thực hiện giữa chính quyền, cơ quan quản lý chức năng (quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật đô thị, quản lý đất đai, môi trường…), với các tổ chức thực thi công tác quy hoạch, các chủ dự án đầu tư xây dựng.

Công tác tư vấn lập dự án (báo cáo đầu tư) và thiết kế cần giao cho các đơn vị chuyên ngành, có kinh nghiệm, trách nhiệm để dự án đạt hiệu quả cao.

Tổ chức phát triển nguồn nhân lực Đối với các phòng ban như phòng quản lý đô thị hoặc phòng kinh tế hạ tầng, cần phải bổ sung các đội ngũ cán bộ am hiểu chuyên ngành cấp thoát nước, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước với các dự án cấp thoát nước.

Cán bộ quản lý không chỉ phải nắm vững chuyên môn nghiệp vụ mà cần phải có kỹ năng quản lý, có trình độ quản lý Cần tham gia các hội nghị, diễn đàn về phát triển năng lực quản lý thoát nước.

Củng cố, mở rộng các trường dạy nghề và nâng cao chất lượng đào tạo công nhân ngành nước phục vụ yêu cầu quản lý, vận hành và bảo dưỡng hệ thống thoát nước.

Tổ chức công tác giáo dục truyền thông Đưa vào chương trình giảng dạy bậc phổ thông kiến thức cơ bản về thoát nước mưa, nước thải và bảo vệ môi trường.

 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền: vai trò của hệ thống thoát nước mưa, nước thải với môi trường.

Phổ biến thông tin các chính sách của Nhà nước về thoát nước, các chế tài trong quản lý hệ thống thoát nước.

4.3.2 Giải pháp quản lý vận hành hệ thống thoát nước Commented [A13]: Xem xét đề xuất chương trình vận hành hệ thống cửa xả, trạm bơm theo thời gian thực và đưa vào mô phỏng (rule control trong SWMM)

Quản lý hệ thống thoát nước mưa bao gồm quản lý các công trình từ cửa thu nước mưa, các tuyến cống dẫn nước mưa khu vực, các kênh mương thoát nước chính, hồ điều hoà nước mưa, chống úng ngập,… đến các điểm xả ra môi trường.

Các tuyến cống, mương, hố ga phải được nạo vét, duy tu, bảo trì định kỳ, bảo đảm dòng chảy theo thiết kế Thường xuyên kiểm tra, bảo trì nắp hố ga, cửa thu nước mưa. Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng các tuyến cống, các công trình thuộc mạng lưới để đề xuất phương án thay thế, sửa chữa.

Thiết lập quy trình quản lý hệ thống thoát nước mưa bảo đảm yêu cầu kỹ thuật quản lý, vận hành theo quy định. Đề xuất các phương án phát triển mạng lưới theo lưu vực. Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình đầu mối bảo đảm khả năng hoạt động liên tục của hệ thống, đề xuất các biện pháp thay thế, sửa chữa và kế hoạch phát triển.

Việc thiết kế và xây dựng các điểm xả phải bảo đảm chống xâm nhập ngược từ nguồn tiếp nhận và ngập úng đô thị. Ủy ban nhân dân các cấp, đơn vị thoát nước trong phạm vi trách nhiệm của mình phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức đoàn thể, quần chúng và trường học tổ chức phổ biến, giáo dục và hướng dẫn nhân dân bảo vệ công trình thoát nước và chấp hành các quy định của pháp luật về thoát nước.

Tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về thoát nước.

Ngày đăng: 24/07/2023, 16:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w