BQ GIAO DUC VA DAO TAO
TRUONG DAI HOC HOA SEN KHOA KINH TE THUONG MAI
BAO CAO
THUC TAP TOT NGHIEP
Dé tai: NHAN DIEN RUI RO DOI VOI NGAN HANG PHAT HANH L/C TRONG PHUONG THUC THANH TOAN TIN DUNG CHUNG TU VÀĐÈ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Lành Mã số sinh viên: 092303 Lớp: TV0911 Cơ quan thực tập: Ngân hàng TMCP Á Châu - PGD Thanh Da 625 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM Thời gian thực tập: 10/09/2012 - 20/12/2012
Người hướng dẫn: Bà Trần Thị Kiều Trang Giảng viên hướng dẫn: ThS Lâm Quốc Dũng
Tháng 12/2012
Trang 2BO GIAO DUC VA DAO TAO TRUONG DAI HQC HOA SEN KHOA KINH TE THUONG MAI
BAO CAO
THUC TAP TOT NGHIEP
Dé tai: NHAN DIEN RUI RO DOI VOI NGAN HANG PHAT HANH L/C TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TỐN TÍN DỤNG CHUNG TU VÀ ĐÈ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP C Am SA, ` ` tegtigttgtts Sinh vién thuc hién: Nguyễn Thị Lành Mã số sinh viên: 092303 Lớp: TV0911 Cơ quan thực tập: Ngân hàng TMCP Á Châu - PGD Thanh Đa 625 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM Thời gian thực tập: 10/09/2012 - 20/12/2012
Người hướng dẫn: Bà Trần Thị Kiều Trang Giảng viên hướng dẫn: ThS Lâm Quốc Dũng
Trang 4Trích yếu mm
TRÍCH YÊU
Trong các phương thức thanh toán quốc tế thì phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được đánh giá là an toàn nhất cho cả nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu Tuy
nhiên, rủi ro lại tăng lên nhiều hơn cho các ngân hàng tham gia vào phương thức này Nguyên nhân chính là do tính phức tạp của quy trình thanh toán và mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa nghiệp vụ thanh toán quốc tế và nghiệp vụ tín dụng ngân hàng
Tôi nhận thấy đây là một đề tài đòi hỏi cả chiều sâu về kiến thức chuyên môn và bề rộng về kiến thức tổng quát, thích hợp cho việc nghiên cứu nên tôi đã chọn để làm chuyên đề cho đợt thực tập tốt nghiệp của mình
Trong báo cáo này, ngoài việc trình bày về quy trình thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Á Châu, tôi còn tập trung phân tích những rủi ro mà
một ngân hàng phát hành L/C có thể gặp phải, để từ đó đưa ra các biện pháp hạn chế
cũng như xử lý rủi ro và tong hợp lại các biện pháp mà các ngân hàng đã áp dụng từ trước đến nay Bên cạnh đó, tôi còn trình bày lại những công việc tôi đã được làm trong thời gian thực tập và những kinh nghiệm rút ra được từ những công việc này
Phương pháp nghiên cứu tôi sử dụng chủ yếu là phương pháp phân tích định tính
Tắt cả các thông tin trích dẫn trong báo cáo đều được trích dẫn nguồn và liệt kê ở mục
Tài liệu tham khảo
Đợt thực tập này là cơ hội tốt để tôi hiểu rõ hơn về các hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động thanh toán quốc tế Những trải nghiệm trong suốt thời gian thực tập giúp tôi củng cố lại kiến thức đã học ở trường và bồi dưỡng thêm cho tôi các kỹ
năng cần thiết khác trong cuộc sống Nhờ vậy mà tôi ngày càng vững vàng hơn và tự
tin hơn khi bước vào môi trường làm việc thực sự
Trang 5MUC LUC
TRICH YEU MUC LUC
LOI CAM ON oeeececcsssssssssessessessesseesesseessssscsscsessussnessssseessessssssesssssseesesscsessesesesesseeseesees v
DANH MUC BANG BIEU, HINH ANH i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT, TIỀNG NƯỚC NGOÀI
1 TONG QUAN DON VI THUC TAP
1.1 Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cô phần Á Châu 1.1.1 Sự thành lập 1.1.2 Công ty có vốn đầu tư của ACB -:-22+22xcccrxrrrrrrrrrrsrrrrrrr 3 l0 o0 1® -4+ 3 1.1.4 Sự kiện nổi bật trong chặn đường phát triển của ACB (1993-2011) 4 1.1.5 Thành tích đạt được -2+-©22+22+++22++++ttx+rrerxrrrsrrrrerrrrrrrrree 5 1.2 Tổng quan về phòng giao dịch Thanh Đa 1.2.1 Sơ đồ tổ chức
1.2.2 Cơ cấu nhân sự và chính sách đào tạo -.2- 2 ++s+cxezzeczzccez 7
1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
2 TINH HINH HOAT DONG CUA ACB
2.1 Các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng see "
2.2 Thông tin về đối thủ cạnh tranh 2-2 2 s+s++++++zx++zxezzxe+x 2.3 Tình hình kinh doanh của PGD Thanh Đa giai đoạn 2008-2011
2.3.1 Cơ cấu tổng thu nhập của ACB Thanh Đa 2.3.2 Thu nhập từ nghiệp vụ thanh toán quốc tế 2.3.3 Lợi nhuận trước thuế
3 CÔNG VIỆC THỰC HIỆN
3.1 Công việc chuyên môn TH TH TH HT TH TH HH ni 17
Trang 6Muc luc mm
4 CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP: NHẬN DIỆN RỦI RO ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH L/C TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TỐN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ ĐÈ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP - 2-2-2 ®+2£+EE+EE+EE£EEtEEEEEZEEEEzEerxrrkeree 29
4.1 Những phát hiện trong thời gian thực tẬp - «5+5 ++£+scerser+ 29 4.2 Phương pháp nghiên cứu 4.3 Một số khái niệm 4.3.1 Định nghĩa về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
4.3.2 Quy trình chung và các bên tham g1a . - +5 + «5+ «5s £+£+s+++
4.3.3 Quy trình thanh toán L/C nhập khẩu tại PGD Thanh Đa
4.3.4 Quy trình cấp tín dụng hạn mức tại các ngân hàng
4.4 Những rủi ro khi tác nghiệp và các giải pháp hạn chế rủi ro "
4.2.1 Nhận diện các rủi ro khi thực hiện nghiệp vụ L/C nhập khẩu 39 4.2.2 Các giải pháp hạn chế rủi rO 2- + +2+++zxvcrxezxeerxecrxerrxee Al
4.5 Rủi ro về khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu và các giải pháp 4.5.1 Rủi ro về khả năng thanh toán của nhà nhập khâu
4.5.2 Các giải pháp kiểm soát rủi ro 4.5.3 Biện pháp xử lý hệ quả khi rủi ro đã xảy ra - «+ =+s+++ KET LUAN TAI LIEU THAM KHAO PHU LUC
NHAN XET CUA DON VI THUC TAP THONG TIN LIEN HE SINH VIEN
Trang 7
E<¿‹.: cam on
LOI CAM ON
Được nhận vào thực tập tại Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Á Châu là một điều
may mắn và cũng là vinh dự cho bản thân tôi Tôi sẽ luôn trân trọng sự giúp đỡ tận tình mà các anh chị trong Ngân hàng đã dành cho tôi trong suốt thời gian thực tập
Trước hết, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến ông Nguyễn Văn Minh - Giám đốc Phòng giao dịch Thanh Đa, đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập tại đây, trao cho tôi cơ hội tiếp cận với thực tế môi trường doanh nghiệp và mở rộng thêm hiểu biết về
lĩnh vực ngân hàng
Tôi xin chân thành cảm ơn chị Đỗ Thị Mỹ Phụng — Trưởng bộ phận Hỗ trợ và
Nghiệp vụ, người đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong những ngày mới đến đầy bỡ ngỡ Chị
đã luôn thông cảm cho tôi trong những tình huống ứng xử còn non nớt, thiếu kinh nghiệm
Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến chị Trần Thị Kiều Trang, chịLê Thị Diệu Huyền — Nhân viên giao dịch thanh toán quốc tế,chị Trần Thị Thùy
Dương và chị Nguyễn Thị Cẩm - Nhân viên giao dịch tín dụng, những người đã trực
tiếp hướng dẫn, giải đáp thắc mắc và giúp đỡ tôi với tất cả sự nhiệt tình của mình để tôi có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao Nhờ có các chị mà tôi có thể hòa
nhập nhanh chóng vàtích lũy thêm nhiều kinh nghiệm quý báu trong cả công việc và
giao tiếp, ứng xử
Trang 8Danh muc mm
DANH MUC BANG BIEU, HINH ANH
Bang 1 — Văn bản pháp lý liên quan đến việc thành lập ACB -: 2
Bảng 2 — Thông tin niêm yết của ACB ¿2225222222 xE2221221122212211 E1 re 3 Bảng 3 — Các danh hiệu ACB đã đạt được - : 52 22222 22xtvrxrsrrrerrrrrrrrrrrrree 5 Bảng 4— Top 7 Ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam 10
Bảng 5 — Tổng số điểm giao dịch của một số ngân hàng Việt Nam - 11
Biểu đồ 1 — Tăng trưởng tổng thu nhập của PGD Thanh Đa . -¿ 12 Biểu đồ 2 — Cơ cấu tổng thu nhập của PGD Thanh Đa - 2-22 525525552 13 Biểu đồ 3 — Tốc độ tăng tưởng thu nhập của PGD Thanh Đa (Đơn vị %) 13 Biểu đồ 4— Cơ cấu thu nhập từ hoạt động dịch vụ của PGD Thanh Đa 14 Biểu đồ 5 — Cơ cấu thu nhập từ dịch vụ thanh toán -¿- 2252x252 15 Biểu đồ 6 — Doanh thu và chi phí từ dịch vụ thanh toán quốc tế - 15 Biểu đồ 7 — Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của PGD Thanh Đa - 16 Hình 1 — Sơ đồ tổ chức tại ACB Thanh Đa - 2 2 +ESEE£E+EeEE+EEEeEE+Eerxerxrrerxrs 6 Hình 2 — Khai trương PGD Thanh Đa -22 22+2222222EEEvSEEEEESEEEEEvrrrrrerrrrrrrrer 7 Hình 3 — Quy trình chuyền tiền bằng điện tại PGD -¿- +5 c5++xvczxese+ 18
Hình 4 — Quy trình nhờ thu nhập khâu kèm chứng từ 2-22 52 52552 21
Hình 5 — Quy trình thanh toán nhờ thu nhập khâu kèm chứng từ tại PGD Hình 6 — Quy trình chung của phương thức thanh toán bằng L/C
Hình 7 — Quy trình thanh toán L/C nhập khẩu tại PGD Thanh Đa
Hình 8 — Quy trình cấp tín dụng hạn mức . -¿- ©++++++£+++2zx++txxerrrerrrree 37
Trang 9MN er reve
DANH MUC CHU VIET TAT, TIENG NUOC NGOAI
1 B/L = Bill of Lading: Héa don vận chuyên hàng hóa
2 CA = Credit Analyst: Nhan vién phan tich tín dụng
3 CIC = Credit Information Center: Trung tâm thông tin tín dụng
4 CN.DKKD = Chứng nhận đăng ký kinh doanh
5 CSR = Customer Service Representative: Nhân viên dịch vụ khách hàng
6 Internet = Các giao dịch ngân hàng thông qua internet
Banking
7 JCB = Japan Credit Bureau: Tổ chức tín dụng của Nhật Bản
8 KSV = Kiểm soát viên
9 LA = Loan Assistant: Nhan viên hỗ trợ tín dung
10 LDO = Legal and Documents Officer: Nhân viên pháp lý chứng từ
11 Mobile = Các giao dịch ngân hàng thông qua điện thoại di động
Banking
12 NHNN = Ngân hàng Nhà nước
13 PFC = Personal Finance Consultant: Chuyén vién tu van tài chính cá nhân
14 PGD = Phong giao dich
15 RA = Relationship Admin: Chuyén vién quan hé khach hang
16 TCBS = The Complete Banking Solution: Giai phap ngan hang toan dién
17 TMCP = Thương mại cỗ phần
18 Token = Thiết bị điện tử xác thực người dùng khi sử dụng Internet Banking
19 TTTT = Trung tâm thanh toán
20 WTO = World Trade Organisation: Tổ chức Thương mại Thế giới
21 Western = Tổ chức chuyển tiền quốc tế
Union
Trang 11Nhập đề mg
NHAP DE
Ngày nay, sự giao thương giữa các quốc gia trở nên phô biến làm cho hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng cũng vì thế mà nhộn nhịp hơn Có nhiều phương thức thanh toán được sử dụng, trong đó, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
được biết đến như là phương thức an toàn nhất cho cá nhà xuất khẩu và nhà nhập
khẩu Phương thức này cũng ngày càng được sử dụng rộng rãi ở tất cả các quốc gia
trên thế giới
Tuy nhiên, đặc điểm của phương thức này là đã có sự tham gia sâu rộng của các ngân hàng thương mại vào quy trình thanh toán Và như một điều tắt yếu, vai trò càng quan trọng hơn thì rủi ro cho các ngân hàng cũng nhiều hơn, đặc biệt là đối với ngân hàng phát hành thư tín dụng
Việc thực tập ở bộ phận thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Á Châu — PGD Thanh Đa đã giúp tôi có cái nhìn cận cảnh và rõ nét hơn về vấn đề này
Từ khi bắt đầu thực hiện báo cáo này, tôi đã đặt ra cho mình một số mục tiêu sau:
e Mục tiêu 1: Nắm vững quy trình của các phương thức thanh toán quốc tế tại ngân hàng
© Mục tiêu 2: Nhận biết các rủi ro đối với ngân hàng phát hành thư tín dụng và đề ra được giải pháp để hạn chế rủi ro
Trang 12ma Tổng quan đơn vị thực tập
1 TONG QUAN DON VI THUC TAP
1.1 Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu"
Tên đầy đủ : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu
Tên giao dịch quốc tế : Asia Commercial Bank (ACB)
Trụ sở chính :442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
Mã số thuế : 0301452948
Điện thoại : 08.39290999
Website : Www.acb.com.vn
1.1.1 Sự thành lập
Ngày 04/06/1993 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) chính thức đi
vào hoạt động, là một trong những ngân hàng thương mại cô phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyên sang nền kinh tế thị trường
Ngân hàng thương mại cỗ phần Á Châu (ACB) được thành lập theo: Văn bản pháp lý Cơ quan/đại diện cấp phép Ngày cấp Gify phép ho atdong so Thống đốc NHNN 24/04/1993 Giấy phép th anh lập số Ủy ban nhân dân TP.HCM 13/05/1993 Cũ la đà) #9667 ae Nowe và đầu tư 19/05/1993
Bảng 1 - Văn bản pháp lý liên quan đến việc thành lập ACB
Trang 13Tổng quan đơn vị thực tập mm
1.1.2 Công ty có vốn đầu tư của ACB
s* Công ty trực thuộc: có 100% vốn cổ phần, vốn góp do ACB nam giữ
e Công ty chứng khốn ACB (ACBS)
e Cơng ty quản lý và khai thác tài sản ACB (ACBA) e Công ty cho thué tai chinh ACB (ACBL)
e Công ty quan ly quy ACB (ACBC)
s* Công ty liên kết:
e Công ty cổ phần dịch vụ bảo bệ ACB (ACBD) e Công ty cổ phần địa ốc ACB (ACBR)
s* Công ty liên doanh:
e Công ty cổ phần kim hoàn ACB-SJC
1.1.3 Niêm yết
ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (nay là Sở giao
dịch Chứng khoán Hà Nội) theo Quyết định số 21/QĐÐ-TTGDHN ngày 31/10/2006 Cô phiếu ACB bắt đầu giao dịch từ ngày 21/11/2006 Loại chứng khoán: Cổ phiếu phổ thơng Mã chứng khốn: ACB
Giá ngày giao dịch đầu tiên 10.000 đồng/cổ phiếu Giá bình quân ngày 19/10/2012 15.800 đồng/cổ phiếu Khối lượng niêm yết lần đầu 53.902.281 cổ phiếu Khối lượng niêm yết hiện tại” 935.849.684 cổ phiếu Khối lượng chứng khoán đang lưu hành” | 937.696.506 cổ phiếu
Bang 2 - Thông tin niêm yết của ACB
? Tính đến 03/2011
Trang 14ma Tổng quan đơn vị thực tập
1.1.4 Sự kiện nỗi bật trong chặn đường phát triển cia ACB (1993-2011)
Năm 2000, ACB tái cấu trúc toàn hệ thống Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo
định hướng kinh doanh và hỗ trợ Ngoài các khối, còn có một số phòng ban do Tổng
giám đốc trực tiếp chỉ đạo Hoạt động kinh doanh của Hội sở được chuyên giao cho Sở
giao dịch (Tp HCM) Việc tái cấu trúc nhằm đảm bảo sự chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ
thống; sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hang và được thiết kế phù hợp
với từng phân đoạn khách hàng; quan tâm đúng mức việc phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro
Năm 2001,ACB chính thức vận hành hệ thống công nghệ ngân hàng lõi - The Complete Banking Solution (TCBS), là giải pháp ngân hàng toàn diện cho phép tất cả chỉ nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời và dùng chung cơ
sở đữ liệu tập trung
Năm 2003, ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2000 trong các lĩnh vực: huy động vốn, cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, thanh toán quốc tế và cung ứng nguồn lực tại Hội sở
Năm 2005, ACB và Ngân hàng Standard Charterd (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện; và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB
Năm 2006, ACB niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội
Năm 2007, ACB thành lập Công ty Cho thuê tài chính ACB, phát hành 10 triệu
cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng
Năm 2008, ACB hợp tác với Tổ chức American Express về séc du lịch và Tổ
chức Japan Credit Bureau về dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ thương hiệu JCB
Năm 2009,ACB hoàn thành chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực
Năm 2010,ACB xây dựng Trung tâm dữ liệu dự phòng đạt chuẩn ở tỉnh Đồng
Nai
Trang 151.1.5 Thành tích đạt được
Tổng quan đơn vị thực tập mm
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, ACB đã gặt hái được nhiều thành
công thông qua các danh hiệu do các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước bình chọn Thời Thành tích Cơ quan/ Đại diện trao gian tặng
2006 |= Huan chương lao động hạng ba " Chủ tịch nước
= Ngan hàng bán lẻ xuất sắc nhất Việt " The Asian Banker
Nam 2005
" Ngân hàng tốt nhất Việt Nam " Euromoney
2007 |* Thành tựu về lãnh đạo trong ngành " The Asian Banker
ngân hàng Việt Nam năm 2006
:A Ag " Hội đồng Tư vấn
ực đội ngủ ong (BAC)
2008 |= Huan chương lao động hạng nhì " Chủ tịch nước
" Ngân hàng tốt nhất Việt Nam " Euromoney
2009 |* Ngân hàng tốt nhất Việt Nam " FinanceAsia, Asiamoney, Global Finance, Euromoney, The Banker, va The Asset* 2010 |= Ngan hang tét nhat Viét Nam " FinanceAsia, Global Finance, Asiamoney, và The Asset " Ngân hàng vững mạnh nhất Việt Nam” |* The Asian Banker
Bảng 3 - Các danh hiệu ACB đã đạt được
* Sự kiện đầu tiên đối với ngành ngân hàng tại Việt Nam Ÿ Giải thưởng 3 năm một lần
Trang 16ma Tổng quan đơn vị thực tập
1.2 Tống quan về phòng giao dịch Thanh Đa
1.2.1 Sơ đồ tổ chức”
Hòa vào chiến lược mở rộng mạng lưới hoạt động của ACB giai đoạn 2006-
2010, PGD Thanh Đa đã được thành lập vào ngày 19/05/2008 với mục đích đáp ứng đầy đủ và đa dạng nhu cầu về vốn, đầu tư và thanh toán, chuyển tiền từ phía khách
hàng Cho đến nay, PGD Thanh Đa được biết đến như là một trong những đơn vị tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong toàn hệ thống của ACB NV phân tích tín dụng (CA) Trưởng bộ phận kinh Oem City NV quan hệ khách hàng (RA) NV tư vấn tài chính cá nhan (PFC)
NV hỗ trợ tin dung (LA)
Giám PGD th và Nghiệp vụ phan HO try Yau NV dich vu khéch hang Trưởng bộ n Pane NV pháp lý chứng từ (LDO) KSY giao dịch Trưởng bộ Pere Giao dich vién (Teller) quỹ Thủ quỹ Hình 1 ~ Sơ đồ tố chức tại ACB Thanh Da
Về cách thức tổ chức, các bộ phận tại PGD Thanh Đa được tổ chức theo chức
năng chuyên môn hóa Nhìn chung, cách thức tổ chức nhân sự ở đây khá đơn giản, có sự tương tác một cách nhanh chóng, hiệu quả giữa các nhân viên với nhau và giữa
nhân viên với các nhân sự cấp trên
5 Nguôn: Bản điều lệ và Cơ cấu tổ chức tại ACB - PGD Thanh Đa
Trang 17Tổng quan đơn vị thực tập mm 1.2.2 Cơ cấu nhân sự và chính sách đào tạo
Hiện tại, PGD Thanh Đa đang sở hữu một nguồn nhân lực trẻ, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm Đội ngũ nhân viên ở đây bao gồm khoảng 20 người
trong độ tuôi từ 22 đến 35, va tat cảđều có trình độ từ bậc Đại học trở lên Trong đó có
3 nhân viên đã hoàn thành bậc cao học và 4 nhân viên đang trong quá trình hoàn tất
chương trình Thạc sỹ Hầu hết nhân viên ở đây đều gắn bó lâu dài với ACB Thanh Đa
ngay từ những ngày đầu thành lập
Nhân viên tại PGD Thanh Đa nói jy
riêng và của ACB nói chung đều được
hưởng chính sách đào tạo tiên tiến của
ACB Nhân viên mới được tham gia
chương trình học việc kéo dai 1 thang bằng cách thực hiện các công việc tại ACB như một nhân viên thực thụ dưới
sự hướng dẫn của nhân viên cấp trên
Khi được nhận vào làm chính thức, tùy
Hình 2 - Khai trương PGD Thanh Đa
vào thời gian làm việc, nhu cầu công
việc và mong muốn của từng nhân viên mà các Trưởng đơn vị cân nhắc và cử nhân viên tham gia các lớp học nghiệp vụ từ Trung tâm đảo tạo của ACB Các lớp học này
được mở thường xuyên và kéo dài từ 1 đến 3 tuần, dành cho tất cả các đối tượng từ Giao dịch viên đến Kiểm soát viên hay Trưởng bộ phận Bên cạnh đó, ACB còn thường xuyên tổ chức các kỳ kiểm tra, sát hạch hằng quý để đảm bảo nhân viên ACB
nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ và luôn cập nhật kiến thức mới nhằm phục vụ tốt
cho công việc tai cac don vi
Ban lãnh đạo PGD Thanh Đa là những người có khả năng lãnh đạo, quản lý tốt
và có tầm nhìn chiến lược sâu rộng Trong nhiều năm qua, cùng với đội ngũ nhân viên có trình độ cao và tận tình với công việc, PGD Thanh Đa đã thiết lập được nhiều mối
Trang 18ma Tổng quan đơn vị thực tập
1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban s* Bộ phậnkinh doanh tin dung
e Nhân viên RA, CA: thấm định khách hàng, tư vấn cho khách hàng
doanh nghiệp về các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, trình cấp trên phê duyệt và duy trì mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng
e Nhân viên PFC: tìm kiếm khách hàng cá nhân, tư vấn các sản phẩm,
dịch vụ tín dụng và duy trì mối quan hệ với khách hàng
Bộ phận hỗ trợ nghiệp vụ tín dụng và thanh toán quốc tế”
e Nhân viên LA: thực hiện các thủ tục giải ngân và sau giải ngân, thực hiện các thủ tục bảo lãnh, bao thanh toán, theo dõi lãi suất và lịch trả
nợ đề thông báo đến cho khách hàng, lưu trữ hồ sơ tín dụng
e Nhân viên pháp lý chứng từ LDO: thực hiện thủ tục công chứng tài
sản thế chấp, cầm cố, đăng ký giao dịch bảo đảm
e Nhân viên CSR: hướng dẫnkhách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ
liên quan đến thanh toán quốc tế, chuyển tiền trong và ngồi nước, séc
thanh tốn, mở tài khoản, internet banking và mobile banking
“> BO phận giao dịch và ngân quỹ
e Kiểm soát viên giao dịch: chịu trách nhiệm về hoạt động giao dịch
tiền gửi, thực hiện công tác huy động vốn
e Giao dịch viên: thực hiện công tác liên quan đến hoạt động giao dịch
tiền gửi của khách hàng
e Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt, giải ngân bằng tiền mặt cho khách hàng, quản lý tài sản thế chấp, cầm có
Trang 19Tình hình hoạt động của ACB mm
2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA ACB 2.1 Các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng
Cũng như các ngân hàng thương mại cổ phần khác, việc thỏa mãn nhu cầu đa dạng về tài chính của khách hàng là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến
lược phát triển của ACB Do đó, các sản phẩm và dịch vụ của ACB không ngừng được đổi mới, đa dạng hóa và khác biệt hóa, nhằm hướng đến lợi ích cao nhất cho khách
hàng và cũng là gia tăng thêm giá trị cho ACB Nhưng nhìn chung, các sản phẩm và
dịch vụ chính của ACB có thể tóm lược thành:
Hoạt động huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam,
ngoại tệ và vàng
e Hoạt động sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, góp vốn liên doanh) bằng
đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng
e Các dịch vụ trung gian: thanh toán trong và ngoài nước, dịch vụ ngân quỹ, chuyên tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng
e_ Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và vàng
e_ Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ
Một trong những cách để làm mới và khác biệt hóa sản phẩm, dịch vụ của ACB
là thường xuyên triển khai các chương trình ưu đãi cho các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp khi giao dịch với ACB Trong thời gian tôi thực tập, các chương trình ưu
đãi điển hình có thể kể đến như: tặng token cho khách hàng doanh nghiệp đăng kí sử
dụng ACB online, chương trình Mùa lễ hội — gởi tiết kiệm rút thăm trúng thưởng các giải thưởng có giá trị, Ngoài ra, PGD Thanh Đa còn triển khai chương trình giao
Trang 20QE tinh tinh noat dong ciia ACB
2.2 Thông tin về đối thủ cạnh tranh
Trong nhận thức của hầu hết khách hàng, ACB là một ngân hàng lớn mạnh hàng đầu của Việt Nam Tuy nhiên, xét trên tổng thể thị trường, luôn tồn tại những đối thủ mạnh và cạnh tranh gay gắt với ACB, kể cả trực tiếp và tiềm năng Có nhiều tiêu chí
để nhận diện đối thủ cạnh tranh của ACB, song vốn điều lệ và mạng lưới hoạt động là
hai tiêu chí tiêu biểu để xác định rõ vị thế cạnh tranh của ACB trên thị trường ngân
hàng
Xét về vốn điều lệ, ACB hiện có 9.376 tỷ đồng, đứng thứ 4 trong danh sách các ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam sau Eximbank, Sacombank và SCB Cac vị trí đứng sau ACB gồm có Techcombank, Maritime Bank và MB Hầu hết
các ngân hàng này đều có bề dày hoạt động lâu năm trong ngành và có uy tín lớn đối
với khách hàng Bên cạnh đó, đối thủ cạnh tranh trực tiếp của ACB còn phải kể đến các ngân hàng thương mại có vốn đầu tư của nhà nướcnhư: Vietcombank, BIDV, Agribank và Vietinbank Các ngân hàng này đều có vốn Nhà nước nhưng đã cổ phần hóa và có vốn điều lệ lên đến hơn 20.000 tỷ đồng
NGÂN HÀNG NĂM THÀNH LẬP NS ding)
1 Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) 1992 12.355 2 Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) 1991 10.740
3 Ngân hàng Sài Gòn (SCB) 2011 10.584
4 Ngân hàng Á Châu (ACB) 1993 9.376
5 Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam
(Techcombank) 1993 8.788
6 Ngan hàng Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank) 1991 8.000
7 Ngân hàng Quân Đội (MB) 1994 7.300
Bảng 4 - Top 7 Ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt NamẺ
3 Số liệu thống kê đến 15/06/2012 (Nguôn: Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
Trang 21Tình hình hoạt động của ACB mm
Xét về mạng lưới hoạt động, ACB là ngân hàng có số lượng điểm giao dịch xếp thứ 6 trong tổng số các ngân hàng tại Việt Nam với khoảng 326 chỉ nhánh và phòng giao dịch, phủ khắp 47/63 tỉnh, thành Tuy nhiên, con số này còn khá khiêm tốn so với
các ngân hàng thương mại có vốn đầu tư nhà nước và Sacombank Mặt khác, hiện tại
ACB chưa có chi nhánh hay văn phòng đại diện nào ở nước ngoài Trong khi Agribank
có 1 chi nhánh tại Campuchia, Vietinbank có 2 chi nhánh tại Lào và Đức, Sacombank
có 1 chỉ nhánh tại Lào, 1 chỉ nhánh 100% vốn nước ngoài tại Campuchia và Vietcombank có 2 công ty con tại nước ngoài và l văn phòng đại diện tại Singapore
Đây là điểm bất lợi cho ACB trong việc cạnh tranh với các ngân hàng khác về các dịch
vụ thanh toán quốc tế và chuyên tiền nước ngoài
NGAN HANG DICH TRONG NƯỚC (Thời điểm tống kê: 31/12/2011)
Agribank Khoảng 2400 Website cua Agribank
Vietinbank Khoang 1100 Website cua Vietinbank
BIDV Khoang 629 Website cua BIDV
Sacombank 408 Báo cáo Thường niên 2011
Vietcombank 401 Báo cáo Thường Niên 2011
ACB 326 Báo cáo Thường niên 2011
^^ gi
Eximbank 206 Báo cáo Thường niên 2011
Bảng 5 - Tổng số điểm giao dịch của một số ngân hàng Việt Nam
Việc gia nhập WTO là một điều kiện thuận lợi để các tổ chức nước ngoài gia
nhập vào thị trường tài chính Việt Nam Chính sách kinh tế mở rộng, cho phép thành lập các ngân hàng có 100% vốn đầu tư nước ngoài càng làm cho sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước với các ngân hàng nước ngoài nói chung và giữa ACB với các ngân hàng nước ngoài nói riêng ngày càng gay gắt hơn Hiện tại các đối thủ cạnh
tranh với ACB về phương diện bày gồm có HSBC, Standard Chartered, ANZ, Hong
Leong và Shinhan Vietnam
Trang 227 Tình hình hoạt động cia ACB
2.3 Tình hình kinh doanh của PGD Thanh Đa giai đoạn 2008-2011 2.3.1 Cơ cấu tống thu nhập của ACB Thanh Đa
Thu nhập của toàn hệ thống ACB được mang về từ ba mảng chính là lãi vay và
khác khoản tương tự lãi vay, phí cung ứng dịch vụ và thu nhập khác Xét riêng PGD
Thanh Đa, biểu đồ bên dưới thể hiện sự tăng trưởng tổng thu nhập của đơn vị từ khi
được thành lập đến 2011 Theo đó, có một sự tăng trưởng mạnh và khá đều của tổng
thu nhập Tính trên toàn hệ thống, năm 2008 PGD Thanh Đa đã đóng góp vào tổng thu
nhập của ACB khoảng 0.12% Con số này tăng dần từ 2009 đến 2011, lần lượt là 0.31%, 0.42% va 0.47% +— Tổng thu nhập (Ngàn đồng) 125,154,879 67,994,513 36,042,009 14,268,294 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Biếu đồ 1 - Tăng trưởng tống thu nhập của PGD Thanh Da
Xét về cơ cấu trong tổng thu nhập của PGD Thanh Đa, thu nhập từ lãi vay và các khoản tương tự lãi vay chiếm tỷ trọng cao nhất Con số này đạt mức cao nhất vào năm 2008 với 98.49% Năm 2009, tỷ lệ này giảm xuống 94.53% nhưng lại tăng nhẹ vào các năm sau Sự sụt giảm tỷ trọng của thu nhập từ lãi có thể bắt nguồn từ nguyên nhân lúc mới thành lập, PGD Thanh còn khá mới mẻ đối với khách hàng địa phương và hoạt
động dịch vụ còn chưa đa dạng, trong khi việc huy động tiền gửi và cho vay là hai hoạt
động chính mang lại nguồn thu nhập chính cho đơn vị
Trang 23Tình hình hoạt động của ACB ma
ø Thu nhập từ lãi và các khoản tương tự lãi Thu nhập từ hoạt động dịch vụ # Các khoản thu nhập khác 4.58% 3.99% 2.81% 95.75% 98.49% UES Nam 2008 Nam 2009 Nam 2010 Nam 2011
Biểu đồ 2 - Cơ cấu tông thu nhập của PGD Thanh Da
Trang 247 Tình hình hoạt động của A1CB
Sau 4 năm hoạt động, PGD Thanh Đa luôn giữ được sự tăng trưởng về tổng thu
nhập Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng những năm gần đây có vẻ chậm lại và ổn định
hơn Biểu đồ sau cho thấy tốc độ tăng trưởng của tổng thu nhập và của từng khoản thu nhập của PGD Thanh Đa giai đoạn 2008-2011 Thu nhập từ lãi và các khoản tương tự
lãi có mức tăng trưởng gần như đều qua các năm Trong khi đó, năm 2009-2010 chứng
kiến một sự tuột đốc về tốc độ tăng trưởng của thu nhập từ hoạt động dịch vụ và thu
nhập khác, kéo theo sự giảm mạnh tốc độ tăng trưởng của tổng thu nhập Điều này phần lớn là do sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra vào cuối
2008 Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2010 đến nay giảm nhẹ song có xu hướng ổn định hơn nhờ vào tình hình kinh tế hiện tại không có nhiều biến động
2.3.2 Thu nhập từ nghiệp vụ thanh toán quốc tế
Hoạt động dịch vụ mang lại một nguồn thu khá lớn cho ACB nói chung và cho PGD Thanh Đa nói riêng Thu nhập từ hoạt độngnày mỗi năm đều tăng so với năm
Trang 25Tình hình hoạt động của ACB mm
Xét riêng thu nhập từ dịch vụ thanh toán ta lại thấy trên 60% thu nhập là từ dịch
vụ thanh toán quốc tế Biểu đồ bên dưới cho thấy tỷ trọng của thu nhập từ dịch vụ
thanh toán quốc tế và dịch vụ thanh toán trong nước Kết hợp cả hai biêu đồ 4 và biểu đồ 5 ta có thể thấy dịch vụ thanh toán quốc tế là một phần trọng yếu trong hoạt động
kinh doanh của PGD, mang lại nguồn thu nhập lớn thứ 2 sau thu nhập từ lãi và các
khoản tương tự lãi Mặt khác, chỉ phí cho dịch vụ thanh toán quốc tế lại thấp nhất
trong tất cả chỉ phí dành cho các dịch vụ khác nên làm cho lợi nhuận thu được từ dịch
vụ này cũng cao hơn
75.78% 62.15%
Nam 2008 Nam 2009 Nam 2010 Nam 2011
m= Thu tir dich vu thanh todn quéc té
Thu tir dich vy thanh toan trong nước
Biểu đồ 5 ~ Cơ cấu thu nhập từ dịch vụ thanh toán Ngàn đồng 1,600,000 1,400,000 1,200,000 1,000,000 800,000 600,000 400,000 200,000 0 1,514,047 1,448,217
Nam 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
#ø Thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế Chỉ dịch vụ thanh toán quốc tế
Biểu đồ 6 - Doanh thu và chỉ phí từ dịch vụ thanh toán quốc tế
Trang 267 Tình hình hoạt động của A1CB
2.3.3 Lợi nhuận trước thuế
Biếu đồ 7 - Tăng trướng lợi nhuận trước thuế của PGD Thanh Da
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, lợi nhuận trước thuế PGD Thanh Đa tăng dần trong
giai đoạn 2008-2011 Trong đó, lợi nhuận trước thuế năm 2009 tăng 623% so với năm
2008 Con số này năm 2010 và 2011 lần lượt là 216% và 179% Như vậy, tốc độ tăng về lợi nhuận trước thuế của đơn vị giảm dần theo đà tăng của tổng thu nhập Năm 2008, PGD Thanh Đa bị thua lỗ vì đây là năm đơn vị mới thành lập, chỉ phí hoạt động
còn cao và tổng thu nhập còn khá thấp Tuy nhiên ở các năm sau, PGD Thanh Da da
va đang tích cực góp phần vào tăng trưởng lợi nhuận trước thuế hợp nhất của ACB với mức đóng góp tăng dần qua các năm từ 2009 đến 2011, lần lượt là 0.05%, 0.14% va 0.30%
Trang 27Công việc thực hiện mm
3 CÔNG VIỆC THỰC HIỆN
3.1 Công việc chuyên môn
Tại ACB, hầu hết các công việc được thực hiện trên hệ thống TCBS Đẻ thực hiện được công việc, mỗi nhân viên đều được cấp một tài khoản đăng nhập, mật khẩu
và các quyền thực hiện công việc tương ứng với nhiệm vụ của mình Do đó, những
công việc chuyên môn tôi được giao đều là việc có thể làm trên giấy và ít sử dụng đến máy vi tính Tuy nhiên, trong suốt quá trình thực tập tôi đã thường xuyên đặt câu hỏi và quan sát các nhân sự trong bộ phận về quy trình, cách thực hiện công việc dé hiểu rõ hơn và hoàn thành tốt công việc được giao Trong phần này, tôi sẽ trình bày quy
trình, cách thực hiện công việc và những kinh nghiệm, nhận xét tôi rút ra được hoặc
được các chị truyền đạt lại Các chứng từ có liên quan đượcđính kèm trong Danh mục
sản phẩm thực tập (một tập rời và nộp kèm báo cáo này)
3.1.1 Công việc liên quan đến nghiệp vụ chuyến tiền bằng điện
Chuyển tiền bằng điện là nghiệp vụ được thực hiện thường xuyên nhất ở PGD
Thanh Đa Tuy nhiên, vì là PGD nên đơn vị bị hạn chế về chức năng nghiệp vụ Nghĩa
là đơn vị chỉ có nhiệm vụ tiếp nhận và gửi hồ sơ về TTTT, sau đó tiếp nhận phản hồi và rà soát, theo dõi hồ sau khi chuyên tiền PGD không trực tiếp thực hiện nghiệp vụ
chuyển tiền ra nước ngoài
Theo quan sát của cá nhân, trung bình một ngày có khoản 6-7 bộ hồ sơ chuyển
tiền bằng điện được thực hiện, mục đích chuyền tiền bao gồm cả thanh toán tiền hàng
hóa nhập khẩu, chuyên tiền sinh hoạt cho người thân ở nước ngoài, chuyển tiền du
học, Trong đó, tôi được giao một số công việc liên quan đến việc chuyển tiền thanh
toán tiền hàng nhập khẩu của các doanh nghiệp Để tiện theo dõi, tôi xin trình bày
những công việc đã làm theo trình tự quy trình chuyền tiền bằng điện tại PGD
Trang 287 Công việc thực hiện
1 Tư vấn nghiệp vụ cho khách 2 Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ
hàn 6 và hạn mức chuyễn tiền 5 l
3 Chuyển hồ sơ lên TTTT để kiểm 4 Kiểm tra số dư và phong tỏa tài ) :
tra va tiép nhan phan hoi khoan 5 Đóng dầu thanh toán lên hỗ sơ ÂU 1 TT 6 gôc In hdso tại TTTT 7 Đăng ký workflow/Duyệt điện về TTTT
9 Tiếp nhận điện gốc 10 Rà soát và lưu hồ sơ Hình 3 - Quy trình chuyến tiền bằng điện tại PGD
Bước 1: Tư vẫn nghiệp vụ cho khách hàng
Đây là bước cơ bản đề tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và cung cấp thông tin về dịch vụ của ngân hàng Nếu là lần đầu tiên khách hàng chuyền tiền tại đơn vị thì nhân
viên CSR cần phải yêu cầu khách hàng cung cấp bản sao giấy phép kinh doanh, bản sao chứng nhận mẫu dấu hoặc các giấy tờ pháp lý có liên quan khác để chắc chắn rằng
tổ chức chuyên tiền là tổ chức tồn tại hợp pháp trên lãnh thỗ Việt Nam Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và hạn mức chuyến tiền
Bộ hồ sơ chuyên tiền gồm có: giấy đề nghị chuyển tiền bằng điện, giấy đề nghị
bán ngoại tệ, bản chính hợp đồng kinh tế hoặcbản chính hóa đơn thương mại và bản chính tờ khai hải quan điện tử (trường hợp chuyến tiền sau khi giao hàng)
Tôi được giao nhiệm vụ hướng dẫn khách hàng điền vào các mẫu giấy đề nghị,
kiểm tra các thông tin trên hợp đồng, hóa đơn thương mại và tờ khai sao cho trùng
khớp với nhau Vì đã được hướng dẫn về hợp đồng và hóa đơn thương mại và được trực tiếp làm tờ khai hải quan điện tử khi thực tập nhận thức nên tôi biết rõ cần phải kiểm tra thông tin gì, ở vị trí nào nên tôi thao tác khá thuần thục
Trang 29Công việc thực hiện mm
Mục đích của việc cung cấp tờ khai hải quan điện tử là nhằm chứng minh mục
đích chuyển tiền của doanh nghiệp là thật Do đó, trên tờ khai hải quan phải có dấu xác
nhận thông quan và xác nhận hàng hóa đã qua khu vực kiểm soát của nhân viên hải
quan (mục 34 và 36) Nếu là chuyển tiền ứng trước tiền hàng hóa thì khách hàng có
thể cam kết bé sung tờ khai hải quan trong vòng 90 ngày kẻ từ ngày chuyển tiền cho tô chức ở nước ngoài
Việc kiểm tra hạn mức chuyển tiền được áp dụng đối với khách hàng cá nhân vì
Nhà nước có quy định chặt chẽ về việc chuyên ngoại tệ và mục đích chuyên ngoại tệ ra
khỏi lãnh thổ Việt Nam Công việc này được thực hiện qua hệ thống Webadmin của ACB nên nhân viên CSR sẽ đảm nhận
Bước 3: Chuyên hồ sơ lên TTTT và tiếp nhận phản hồi
Hồ sơ chuyển tiền được scan và chuyển lên TTTT để kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ nhân viên CSRphải thường xuyên kiểm tra phản hồi từ TTTT để biết hồ sơ có hợp lệ không và thực hiện một số yêu cầu từ TTTT (nếu có)
Bước 4: Kiếm tra số dư và phong tỏa tài khoản
Nhân viên CSR tiến hành kiểm tra số dư trong tài khoản của khách hàng và
phong tỏa số tiền bằng với số tiền khách hàng muốn chuyên đi cộng thêm một khoản
phí thực hiện dịch vụ Khoản phí này sẽ được ghi nhận vào thu nhập từ dịch vụ thanh
toán quốc tế cho PGD
Nếu vì sơ xuất mà nhân viên CSR không thực hiện thao tác này thì hồ sơ có thể
không được thực hiện vì không đủ tiền để chuyên hoặc đủ tiền để chuyển nhưng không
đủ tiền để thu phí dịch vụ
Bước 5: Đóng dấu thanh toán lên hồ sơ gốc
Trong khi nhân viên CSR thực hiện bước 4, tôi tiến hành đóng dấu “Đã thanh
toán tai ACB”, ghi rõ ngày và số tiền thanh toán lên hồ sơ gốc đẻ tránh trường hợp khách hàng thanh toán nhiều lần cho cùng một hồ sơ Việc này là cần thiết vì đây là
biện pháp để đảm bảo việc chuyển tiền ra nước ngoài của doanh nghiệp là đúng mục
đích
Trang 307 Công việc thực hiện
Bước 6: Nhập dữ liệu và soạn điện nháp
nhân viên CSR tiếp tục nhập dữ liệu và soạn điện nháp trên phần mềm về thanh
toán quốc tế dựa trên những thông tin khách hàng cung cấp Đây là bước có khả năng xảy ra lỗi cao nhất trong toàn bộ quy trình Thông tin nếu được nhập sai sẽ ảnh hưởng
nhiều đến tiến độ thanh toán Sau khi soạn xong điện nháp, nhân viên CSR trình cho KSV hoặc trưởng bộ phận kiểm soát một lần nữa trước khi duyệt điện về TTTT Đồng
thời, nhân viên CSR cũng thực hiện nghiệp vụ bán ngoại tệ và chuyển vào loại tài
khoản ngoại tệ tương ứng của khách hàng
Bước 7: Đăng ký Workflow/duyệt điện về TTTT
Sau khi hồ sơ đã được kiểm tra lại bởi KSV/trưởng bộ phận, nhân viên CSR tiếp
tục đăng ký Workflow và duyệt điện về TTTT chờ xử lý
Bước 8: Xử lý hồ sơ tại TTTT
Hồ sơ chuyển tiền sau khi được gởi sẽ được xử lý tại TTTT Tại đây, các nhân
viên thanh toán quốc tế của TTTT sẽ soạn điện chuyển tiền gốc và trực tiếp thực hiện
thanh toán, chuyển tiền ra nước ngoài Sau đó, nhân viên thanh toán quốc tế gởi điện
gốc và phản hồi về tiến độ thực hiện thanh toán cho PGD
Bước 9 và 10: Tiếp nhận điện gốc, rà soát và lưu hồ sơ
Chậm nhất là trong vòng 1 ngày làm việc, nhân viên CSR phải kiểm tra phản hồi
của TTTT để biết điện chuyển tiền đã được chuyển chưa, đồng thời nhận điện gốc, in
ra và lưu cùng với hồ sơ gốc mà khách hàng cung cấp lúc ban đầu 3.1.2 Công việc liên quan đến nghiệp vụ nhờ thu nhập khẩu
Nhờ thu cũng là một phương thức thanh toán quốc tế khá phổ biến Nhờ thu được
chia thành nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ Trong nhờ thu kèm chứng từ còn có hai hình thức: giao chứng từ đổi lấy thanh toán (Documents against payment — D/P) và giao chứng từ đổi lấy chấp nhận thanh toán (Documents against acceptance — D/A)
Phần lớn nghiệp vụ nhờ thu tại PGD Thanh Đa là nhờ thu nhập khẩn kèm chứng từ,
tức ACB đóng vai trò là ngân hàng thu hộ, ngân hàng của nhà nhập khâu
Trang 31Công việc thực hiện mm
(1) Ký hợp đồng, giao hàng
MII œ Micra CÔ) Xoat tinh b6 chime ti
Khel ¿<< (3) Gởi bộ chứng từ
(4) Thông báo chứng từ
@Ê6) Oe (5) Thanh todn (D/P)/chap nhan TT (D/A) a tg one
Ngân hàng = <2 5.2 (©) Thanh tốn/Thơng báo chấp nhận TT thu hộ @) ° 9 (7) Ghi có tài khoản/thông báo chấp nhận
thanh toán
Hình 4 - Quy trình nhờ thu nhập khẩu kèm chứng từ
Như vậy, nhiệm vụ và trách nhiệm của ACB bắt đầu từ khi nhận được bộ chứng
từ và kết thúc khi hoàn thành việc thanh toán bộ chứng từ Tuy nhiên, bộ chứng từ được thanh tốn hay khơng tùy thuộc vào thiện chí của nhà nhập khẩu Ngân hàng thu hộ chỉ đóng vai trò thông báo và thu hộ tiền thanh tốn, khơng đảm bảo cho việc chắc
chắn thanh toán của nhà nhập khẩu Trường hợp nhà nhập khẩu khơng thanh tốn bộ
chứng từ thì ACB không phải chịu trách nhiệm thanh toán thay cho nhà nhập khẩu Ước tính trung bình một tháng có khoảng 13-14 hồ sơ nhờ thu nhập khẩu được
thực hiện tại PGD Thanh Đa Cũng tương tự như nghiệp vụ chuyên tiền bằng điện, tôi được giao các công việc không sử dụng nhiều đến máy vi tính và các quyền thực hiện
nghiệp vụ trên hệ thống TCBS Các công việc này được trình bày theo thứ tự trong quy trình nhờ thu nhập khâu kèm chứng từ tại PGD sau đây
Bước 1: Nhận và thông báo bộ chứng từ
Sau nhiều lần quan sát, tôi được giao công việc tiếp nhận và kiểm tra bộ chứng từ
nhờ thu đến Việc đầu tiên phải làm là đóng dấu đã nhận tại ACB, ghi ngày giờ và tên
người nhận bộ chứng từ lên chỉ thị nhờ thu của ngân hàng nhờ thu, đồng thời lưu lại biên lai gửi chứng từ (courier receipt) cùng với bộ chứng từ (bản photo từ bộ chứng từ gốc) Sau đó, tôi lập biên bản kiểm chứng từ theo mẫu của ACB, trong đó ghi rõ loại, số lượng bản gốc và bản sao các chứng từ đã nhận Tiếp theo, nhân viên CSR sẽ
chuyển bộ hồ sơ nhờ thu cho KSV hoặc trưởng bộ phận kiểm tra lần 2 rồi chuyển hồ sơ về TTTT Các công việc này cần phải được thực hiện trong vòng 1 giờ kể từ khi
nhận được bộ chứng từ
Trang 327 Công việc thực hiện
Nhân viên tiếp tục kiểm tra phần mềm Workflow để biết phản hồi của TTTT về bộ chứng từ và thư thông báo nhờ thu đến Khi đã nhận được thư thông báo, nhân viên CSR in ra, trình ký và đóng dấu rồi thông báo cho khách hàng và phản hồi lại cho TTTT
Nhận và thơng Giao bộ chứng Thanh tốn D/P a ^
báo bộ chứng từ từ cho khách liêng hoặc chấp nhận lẤN Thênh ay D/A chứngtừ bo Di Dàn hồ sơ nhờ thu
Hình 5 - Quy trình thanh toán nhờ thu nhập khẩu kèm chứng từ tại PGD Bước 2: Giao bộ chứng từ gốc cho khách hàng
Trong khi nhân viên CSR lập thông báo thu phí dịch vụ và phong tỏa tài khoản của khách hàng (nếu đó là thanh toán nhờ thu D/P) thì tôi làm những công việc ở bước
1 Sau đó nhân viên CSR chuyển toàn bộ hồ sơ cho KSV hoặc trưởng bộ phận kiểm tra lần 2 rồi chuyển hồ sơ về TTTT Khi nhận được phản hồi “đồng ý giao chứng từ” thì nhân viên CSR giao bộ chứng từ gốc cho khách hàng và phản hồi về TTTT để thanh
toán hoặc chấp nhận thanh tốn Cơng việc này cần được thực hiện trong vòng 30 phút
kế từ khi giao chứng từ
Khi đến nhận bộ chứng từ gốc, khách hàng cần xuất trình một số giấy tờ theo quy định Các giấy tờ đó bao gồm:
e_ Giấy tờ chứng minh tư cách khách hàng: giấy phép đăng ký kinh doanh, e Giấy giới thiệu và chứng minh nhân dân của nhân viên nhận chứng từ
e_ Giấy phép nhập khẩu hoặc hạn ngạch (nếu có)
e Hợp đồng nhập khẩu hoặc hợp đồng ủy thác nhập khẩu
e Cam kết bằng văn bản về việc sử dụng ngoại tệ đúng mục đích và việc bổ
sung chứng từ cần thiết cho ACB
e_ Hối phiếu chấp nhận thanh toán hoặc văn bản chấp nhận thanh toán có chữ
ký và con dấu của doanh nghiệp
Trang 33Công việc thực hiện mm
Bước 3: Thanh toán bộ chứng từ D/P hoặc chấp nhận thanh toán D/A
e_ Thanh toán bộ chứng từ hình thức D/P: nhân viên CSR lập thông báo thực
hiện nghiệp vụ và chuyển cho KSV kiểm tra rồi trình cấp trên phê duyệt
Sau đó nhân viên CSR chuyển thông báo này về TTTT và nhận lại điện thanh toán để lưu hồ sơ và theo dõi chờ khách hàng bổ sung tờ khai hải
quan
° Chấp nhận thanh toán theo hình thức D/A: thực hiện tương tự như D/P
Bưóc 4: Thanh toán bộ chứng từ D/A
Sau khách hàng đã nhận được hàng hóa nhập khâu, khách hàng phải bổ sung tờ khai hải quan cho ngân hàng như đã cam kết Lúc này, nhân viên CSR lập thông báo
thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế và phong tỏa tài khoản của khách hàng Đồng thời,
nhân viên CSR cũng lập thông báo thực hiện nghiệp vụ và thực hiện tương tự như
thanh toán bộ chứng từ hình thức D/P
Bước 5: Rà soát, lưu hồ sơ nhờ thu
Hồ sơ nhờ thu được sắp xếp theo thứ tự thời gian tăng dần và lưu vào các tập hồ sơ lớn, có phân trang giữa các hồ sơ với nhau Khi nghiệp vụ nhờ thu đã hoàn tắt, tôi
thường hỗ trợ nhân viên CSR thực hiện bước này
3.1.3 Công việc liên quan đến lưu trữ hồ sơ tín dụng
Ngồi cơng việc liên quan đến thanh tốn quốc tế, tơi cịn được giao một số việc
khác liên quan đến nghiệp vụ tín dụng như lưu hồ sơ, rà sốt thơng tin hồ sơ tín dụng
được gởi về từ trung tâm công chứng của ACB Tuy nhiên phần lớn công việc của tôi là lưu trữ hồ sơ tín dụng của khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân
Hồ sơ tín dụng là một bộ hồ sơ bao gồm hồ sơ vay, hồ sơ tài sản đảm bảo, hồ sơ
pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ sản xuất kinh doanh Mỗi hồ sơ được lưu trong tệp giấy
cứng có đính kèm mục lục liệt kê các loại và số lượng văn bản có trong hồ sơ Các văn
bản này được sắp xếp theo trình tự phát sinh trong quy trình cấp tín dụng và theo trình tự thời gian Những hồ sơ này có liên quan mật thiết với nhau nên khi rà sốt thơng tin hồ sơ tín dụng, cần phải xem xét tất cả các văn bản có liên quan trong từng tệp hồ sơ riêng lẻ
Trang 347 Công việc thực hiện
$
% Hồ sơ pháp lý bao gồm:
e Cac giấy tờ chứng minh nhân thân của khách hàng vay và người được ủy
quyền: Chứng minh nhân dân, giấy đăng ký kết hôn, số hộ khẩu e_ Giấy đăng ký kinh doanh, mẫu dau, giấy phép hoạt động chỉ nhánh e Điều lệ công ty, biên bản họp hội đồng thành viên, biên bản bổ nhiệm
các chức danh trong công ty, giấy ủy quyền,
$
% Hồ sơ tài chính bao gồm:
e Báo cáo tài chính của công ty theo năm, quý hoặc giữa niên độ
e Tờ khai thuế giá trị gia tăng từng tháng
e Hợp đồng lao động, giấy xác nhận lương, đối với khách hàng cá nhân
$
+ Hồ sơ sản xuất kinh doanh bao gồm:
e Hợp đồng kinh tế, hợp đồng nguyên tắc,
e Các hóa đơn đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp
Các hợp đồng và hóa đơn được ngăn cách với nhau bằng bìa phân trang và xếp theo thứ tự thời gian tăng dần để tiện theo dõi và tìm kiếm
% Hồ sơ tài sản đảm báo bao gồm:
e Bộ tài sản hoặc các giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng hoặc sở hữu tài
sản và các giấy tờ khác liên quan như giấy nộp thuế nhà đất, thuế trước
bạ,
e_ Tờ trình thâm định và kết quả thâm định tài sản đảm bảo
e Các giấy tờ thể hiện tài sản đã được công chứng tại trung tâm công
chứng của ACB
e Các giấy tờ đăng ký thế chấp hoặc xóa đăng ký thé chấp của tài sản đối
với các khoản vay trước e Hợp đồng thế chấp
e Các cam kết khác của khách hàng đối với ACB
e_ Phiếu nhập/xuất ngoại bảng, liệt kê giao dịch, phiếu yêu cầu của CSR,
e Phiếu cấp mã tài sản
Trang 35Công việc thực hiện mm
$
% Hồ sơ vay bao gồm:
e Thông báo cấp tin dụng
e Lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng (CIC)
¢ Hop dong c4p tín dụng hạn mức (Hợp đồng A.1)
e Hợp đồng hạn mức cấp tín dụng (Hợp đồng A.1-3) © Các cam kết khác
Bằng việc ký kết các hợp đồng nêu trên, mỗi lần khách hàng vay vốn đều ký các
khế ước nhận nợ riêng Khế ước nhận nợ là một văn bản chỉ tiết cho các hợp đồng
trên, thể hiện số tiền vay, lãi suất từng lần vay nợ, thời gian vay, cách tính lãi và các
điều khoản ràng buộc khác về việc trả nợ trước hạn, thay đổi lãi suất, Số tiền vay
(dư nợ vay) được cộng dồn và trừ dần vào tổng hạn mức cho vay đã được thỏa thuận bởi hai bên trong hợp đồng hạn mức cấp tín dụng Vì vậy, với cùng 1 tài sản đảm bảo và hợp đồng hạn mức cấp tín dụng, khách hàng có thể vay vốn nhiều lần với số tiền
không vượt quá hạn mức còn lại sau mỗi lần vay
Các khế ước này được lưu riêng thành từng tệp và bao gồm một số văn bản kèm theo như: thỏa thuận thay đổi lãi suất, thông báo thay đổi lãi suất, phiếu kiểm tra mục
đích sử dụng vốn, phiếu kiểm soát giải ngân, phiếu trả nợ trước hạn và các hóa đơn
chứng minh mục đích sử dụng vốn Các văn bản này cũng được lưu theo trình tự phát sinh trong quy trình và theo thời gian tăng dần Các khế ước được ghi số hiệu theo số hợp đồng, có mục lục văn bản và được phân cách với nhau bằng bìa phân trang Mỗi khi có văn bản bản nào phát sinh đều được lưu trữ ngay theo đúng quy cách và cập
nhật vào mục lục
©_ Phiếu kiểm soát giải ngân được làm ngay khi giải ngân
e Hóa đơn được cung cấp trong vòng 3 tháng trước ngày giải ngân hoặc 1 tháng sau ngày giải ngân
e Phiếu kiểm tra mục đích sử dụng vốn thông thường được thực hiện trong vòng
3 tháng 1 lần kế từ ngày giải ngân
e_ Tùy vào điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng mà lãi suất được có định trong
1 tháng, 3 tháng hoặc 6 tháng đầu và thay đổi theo mỗi I tháng hay mỗi 3
tháng
Trang 367 Cơng việc thực hiện
¢ Phiéu dé nghị trả nợ trước hạn được ký khi khách hàng có nhu cầu trả nợ trước
thời gian đáo hạn khoản vay Tùy vào thỏa thuận mà khách hàng có bị phạt trả
nợ trước hạn hay không và mức phạt là như thế nào
3.2 Công việc hỗ trợ
Bên cạnh công việc chuyên môn, tôi còn thực hiện các công việc văn phòng khác để hỗ trợ cho các nhân viên trong bộ phận Phần lớn những công việc này là photo, in ấn, nhập liệu và làm thư (tờ thông tin) gửi khách hàng Thỉnh thoảng tôi cũng hỗ trợ
các nhân viên ở đây hướng dẫn khách hàng điền vào những mẫu đơn, đối chiếu thông
tin với văn bản chính khách hàng gởi và nghe điện thoại khi nhân viên phụ trách tạm
thời đi vắng
% Nhập liệu:
Do đã luyện tập đánh máy từ trước nên tốc độ đánh văn bản của tôi khá nhanh,
khoảng 25 từ tiếng Việt một phút Vì vậy, việc nhập liệu cũng là cơ hội để tôi ứng
dụng và nâng cao kỹ năng của mình, cả về kỹ thuật đánh máy lẫn kỹ năng trình bày,
định dạng văn bản — những kỹ năng tôi đã được học và rèn luyện kể từ năm nhất đại
học đến nay
$
4% Photo, in ấn, fax:
Nhờ đã được tiếp xúc với những việc này từ khi thực tập nhận thức nên tôi khá thành thạo và thực hiện công việc nhanh chóng Tuy nhiên, công việc photo ở đây đa
dạng hơn nên giúp tơi hồn thiện hơn kỹ năng của mình Tôi có thể photo hai mặt, số
lượng bản photo khá nhiều nhưng chỉ trong thời gian ngắn Tôi biết cách photo trên giấy A3, A4 khổ ngang làm sao cho nội dung ở hai mặt giấy không ngược chiều nhau
Tôi còn biết cách photo chứng mỉnh nhân dân và một số giấy tờ khác như số tiết kiệm,
hóa đơn điện nước của khách hàng, .sao cho rõ, đẹp và tiết kiệm giấy nhất
Trang 37Công việc thực hiện mm
$
“ Làm thư gửi khách hàng:
Khi có chương trình ưu đãi hoặc có thông tin gì cần thông báo đến khách hàng,
PGD Thanh Đa thường làm thư và gửi đến địa chỉ của từng khách hàng Nội dung thư
bao gồm các thông tin về chương trình ưu đãi, về sản phẩm hoặc dịch vụ mới hoặc về
thời gian giao dịch ngoài giờ hành chính của đơn vị Kèm theo đó là thông tin liên lạc
và sơ đồ đường đi đến PGD Thanh Đa
Tôi được tham gia làm thư cùng với các nhân viên trong bộ phận Tôi photo các trang thông tin, gấp gọn, cho vào bao thư và dán địa chỉ của khách hàng bên ngoài
Tổng số lượng khoảng 500 thư/bộ phận/đọt thực hiện và thường được làm hết trong 1 ngày Muốn vậy, việc làm thư cần được chia thành nhiều phân đoạn, mỗi nhân viên
phụ trách một việc giống như các dây chuyền sản xuất
$
+ Hướng dẫn khách hàng điền thông tin vào mẫu đơn
Sau khi tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng, các nhân viên ở đây thường giao cho tôi hướng dẫn khách hàng điền vào một số mẫu đơn cần thiết trước khi thực hiện dịch vụ Cùng lúc đó, các nhân viên sẽ tiếp nhận yêu cầu của một khách hàng khác để
xử lý dòng chờ, tiết kiệm thời gian cho khách hàng hơn
Chất lượng dịch vụ của ngân hàng một phần cũng phụ thuộc vào đặc điểm khách
hàng giao dịch với ngân hàng Nếu khách hàng đã giao dịch với ngân hàng nhiều lần hoặc có hiểu biết cơ bản về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng thì thời gian giao dịch và sự hài lòng của khách hàng sẽ cao hơn Ngược lại, nếu khách hàng lần đầu tiên giao dịch với ngân hàng và có rất ít hiểu biết về lĩnh vực tài chính thì thời gian giao dịch sẽ dài hơn và có thể có những sự trì hoãn nhất định Do đó, với đối tượng khách hàng này, các nhân viên cần thể hiện sự quan tâm và hướng dẫn chỉ tiết hơn
Tuy nhiên, vì đây thời gian hoạt động khá nhộn nhịp của các ngân hàng nên rất
khó cho nhân viên để hướng dẫn chỉ tiết cho từng khách hàng Vì vậy, những lúc
lượng khách hàng đông, các nhân viên thường tin tưởng giao cho tôi việc hướng dẫn
khách hàng điền vào các mẫu đơn yêu cầu thực hiện dịch vụ, sau đó kiểm tra lại thông
tin và đối chiếu với bản chính mà khách hàng cung cấp Như vậy, các nhân viên có thể
Trang 387 Công việc thực hiện
$
s* Nghe điện thoại:
Việc làm liên quan nhiều đến giấy tờ, văn bản nhưng các nhân viên cũng phải
thường xuyên di chuyển giữa các phòng ban với nhau, như: đi trình ký, gửi chứng từ
cho quầy giao dịch, cho bộ phận tín dụng hoặc đi photo, nhận văn bản khách hàng fax
đến, Vì vậy, những lúc nhân viên tạm thời vắng mặt, tôi sẽ nhận điện thoại (nếu có),
ghi nhận lại các thông tin và chuyển lại cho nhân viên phụ trách
Nhờ công việc này mà tôi có thể phân biệt được các cuộc gọi nội bộ với các cuộc gọi từ bên ngoài Đối với các cuộc gọi từ bên ngoài, khi nhận điện thoại cần nói rõ bộ phận làm việc và tên nhân viên đang nghe điện thoại Đồng thời tôi còn biết cách
chuyển hướng cuộc gọi cho các nhân viên khác trong PGD
Trang 39Chuyên đề thực tập mm
4 CHUYÊN ĐÈ THỰC TẬP: NHẬN DIỆN RỦI RO ĐÓI VỚI NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH L/C TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TỐN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ ĐÈ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
4.1 Những phát hiện trong thời gian thực tập
Thời gian thực tập của tôi có thể được chia thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1, khoảng 3 tuần kể từ ngày được nhận vào thực tập, là thời gian tôi
làm quen với các nhân viên, môi trường làm việc và với các công việc Nhân viên ở
đây rất thân thiện, mặc dù đặc thù công việc có nhiều áp lực nhưng mọi người đều tỏ ra vui vẻ dé tạo nên bầu không khí thoải mái khi làm việc Đây thật sự là điều mà tôi cần phải học hỏi và áp dụng nhiều khi làm việc ở bất cứ nơi nào Tuy nhiên, làm việc ở ngân hàng là một khái niệm khá lạ lẫm đối với tôi Ở đây, tất cả các công việc đều có
quy trình chặt chẽ và nhiều những văn bản hướng dẫn cụ thẻ Do đó, trong thời gian này, những hình dung của tôi về hoạt động của PGD vẫn là một bức tranh còn thiếu
nhiều mảnh ghép
Giai đoạn 2 kéo dài từ tuần 4 đến tuần 9 Đây là thời gian tôi hiểu rõ các quy trình về tín dụng và thanh toán quốc tế tại PGD, cũng là thời gian tôi phát hiện ra một
số vấn đề liên quan đến các quy trình này Nhờ có sự giúp đỡ của các nhân viên thông qua việc cung cấp tài liệu, giải đáp thắc mắc, cùng với sự quan sát và một chút kiến
thức về tín dụng và thanh toán quốc tế, tôi đã có thể hình dung được hoàn chỉnh tổng
thể bức tranh hoạt động của đơn vi Đồng thời, dựa trên những nhận xét, kinh nghiệm
rút ra được từ thực tế công việc, tôi đã phát hiện và liên kết các sự việc lại với nhau để củng cố hơn cho đề tài thực tập mà tôi đã lựa chọn từ ban đầu
Giai đoạn 3 là thời gian tôi tìm được các giải pháp cho những phát hiện của mình (khoảng tuần 10) và bắt tay vào hoàn thành những phần quan trọng còn lại của báo cáo
này Thời gian này, tôi liên tục thay đôi cách diễn đạt tên đề tài và bố cục nội dung dé
làm sao thể hiện rõ nhất trọng tâm của chuyên đề tôi đã lựa chọn
Trang 40mmw Chuyên đề thực tập
Như vậy, những phát hiện trong giai đoạn 2 là nền tảng quan trọng giúp tôi định
hướng và phát triển ý tưởng của mình Nhờ đó, tôi biết rõ những công việc cần làm và
ngày càng hoàn thiện hơn báo cáo này
Phát hiện I:Mọi công việc ở ngân hàng đều theo một quy trình chặt chẽ và luôn có những công văn hướng dẫn chỉ tiết Tuy nhiên vẫn tồn tại những rủi ro nhất định
trong khi tác nghiệp Các nhân viên của bộ phận thỉnh thoảng vẫn mắc một số lỗi
thường gặp trong lúc soạn thảo văn bản, in ấn, lúc thao tác trên hệ thống TCBS hoặc lỗi do chưa hiểu rõ những chỉ thị, những hướng dẫn trong các công văn từ cấp trên Điều này gây ra sự không thuận tiện cho khách hàng và thời gian thực hiện công việc
bị kéo dài hơn
Phát hiện 2:Có rủi ro về tín dụng cho ngân hàng khi thực hiện nghiệp vụ thanh toán bằng hình thức tín dụng chứng từ theo yêu cầu của khách hàng, đặc biệt là thanh
toán tín dụng chứng từ cho nhà nhập khẩu Tuy số lần thực hiện nghiệp vụ này ít hơn
so với các nghiệp vụ thanh toán quốc tế khác như nhờ thu, chuyển tiền bằng điện, chuyển tiền bằng Western Union nhưng lợi ích mà nó mang lại cho PGD là khá lớn
Hơn nữa, giá trị thanh toán của một thư tín dụng là không nhỏ Vì vậy, PGD cần có
những biện pháp dé hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất nhằm đảm bảo an toàn và lợi ích
cho đơn vi
Phát hiện 3: Giữa nghiệp vụ thanh toán quốc tế và nghiệp vụ tín dụng có sự tác
động qua lại lẫn nhau Một trong những chức năng của thanh toán quốc tế là giúp khách hàng thanh toán tiền hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài Còn chức năng của tín dụng là cung cấp vốn cho khách hàng trong thời gian khách hàng thiếu hụt vốn tạm
thời Do đó, khi khách hàng cần tiền để thanh toán tiền hàng hóa nhập khẩu, khách
hàng có thể vay ngân hàng Ngược lại, nếu việc vay vốn ở ngân hàng thuận tiện và ít
tốn chỉ phí thì điều này sẽ khuyến khích khách hàng vay vốn và thực hiện thanh toán
với cùng một ngân hàng, hơn là thanh toán ở ngân hàng này và vay vốn ở một ngân hàng khác