1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUYỀN LỰC VÀ SỰ THA HOÁ QUYỀN LỰC

19 409 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 29,98 KB

Nội dung

QUYỀN LỰC SỰ THA HÓA CỦA QUYỀN LỰC Là một vấn đề hết sức phức tạp, nhạy cảm, quyền lực được quan tâm đến trong mọi xã hội. Cho dù nó có tồn tại ở đâu, khi nào, với ai hay trong cộng đồng nào, được thực hiện bằng cách nào cho đến bao giờ thì quyền lực cũng luôn được coi là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự vận động phát triển của một xã hội. Điều đó còn đúng hơn rất nhiều khi quyền lực đó tồn tại trong xã hội có giai cấp có nhà nước. Thông thường, nếu hiểu quyền lực là khả năng áp đặt ý chí của chủ thể này lên chủ thể khác buộc chủ thể đó phải phục tùng ý chí đó thì sự hiện diện của quyền lực ở bất kỳ đâu, khi nào cũng tồn tại một sự khác biệt giữa người áp đặt ý chí người phải phục tùng ý chí đó. Nói cách khác thì giữa người áp đặt ý chí (người mang quyền lực) người bị áp đặt ý chí (người phục tùng quyền lực) luôn phải có sự khác biệt thì quyền lực mới tồn tại. Quyền lực càng lớn thì sự khác biệt giữa hai loại chủ thể này càng xa. Vấn đề đặt ra ở đây là quyền lực đó có nguồn gốc từ đâu, do ai nắm giữ, được thực hiện bằng cách nào, trong điều kiện nào nhằm mục đích gì, khả năng áp đặt ý chí ở mức độ nào… Quyền lực trong xã hội loài người, đặc biệt là quyền lực nhà nước thì hết sức phức tạp tương ứng với mức độ tiến hoá của con người với tư cách là động vật cao cấp nhất. Con người có khi tốt, có khi xấu hoặc có khi cái tốt, cái xấu lẫn lộn hoặc lấn át nhau. Cái tốt, cái xấu đó được bộc lộ rất rõ trong quá trình thực hiện quyền lực của con người, nhất là khi con người còn có thể chinh phục được cả tự nhiên đặc biệt là nghĩ ra được các phương tiện có thể “nối tay” để thực hiện quyền lực của mình cùng với những thủ đoạn ngày càng trở nên tinh vi hơn. Con người là chủ thể duy nhất có thể sáng tạo ra các phương tiện hoặc nghĩ ra các phương pháp để thực hiện các mưu đồ hay nhu cầu của mình. Bản thân sự tốt, xấu cũng do cách mà người ta quan niệm tuỳ từng quan hệ trong bối cảnh, vị thế cụ thể nên quyền lực cũng có thể bị tha hóa theo những quan niệm bối cảnh đó. Trong tính hiện thực của nó- như Mác quan niệm, bản chất của con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội- nên sự phức tạp của quyền lực trong xã hội loài người xuất phát từ chính bản chất của con người. Thực ra, quyền lực là cái phục vụ cho người ta để thoả mãn những nhu cầu nhất định. Giữa hai loại nhu cầu của con người thì nhu cầu tự nhiên mang tính bản năng là cái có trước, còn nhu cầu mang tính xã hội sẽ lớn dần theo sự trưởng thành của con người. Vì vậy, quyền lực bản thân nó ban đầu mang tính tự nhiên, được hình thành từ những bản năng mang tính sinh vật trong quá trình đấu tranh để sinh tồn phát triển. Sau này, do nhu cầu của việc quản lý kiểm soát các hoạt động chung để phối hợp các thành viên trong xã hội với nhau mà quyền lực tiếp tục nảy sinh theo những cách khác nhau. Kể từ khi xã hội xuất hiện giai cấp, sự khác bỉệt về khả năng cũng như điều kiện xuất phát mà nhu cầu của con người đã có những chuyển biến quan trọng. Có quan điểm cho rằng nhu cầu là động lực cho sự phát triển. Điều này đúng trong nhiều trường hợp nhưng không phải là tất cả. Vấn đề là ở chỗ nhu cầu đó có tự nhiên chính đáng hay không nó được thoả mãn bằng cách nào. Nếu quyền lực để thoả mãn nhu cầu chính đáng, các sức mạnh tự nhiên, thiên bẩm phát huy hết thì khi đó, quyền lực sẽ trở nên bền vững ít bị tha hóa. Nếu quyền lực phục vụ cho nhu cầu không chính đáng thì quyền lực đó hình thành theo những cách không tự nhiên thiếu tính bên vững. Đi theo việc thoả mãn nhu cầu loại nào bằng thứ quyền lực gì thì sẽ có cách hành xử quyền lực theo hướng đó. Khi đó quyền lực sẽ bị biến dạng so với lúc hình thành hay nói cách khác thì khi đó quyền lựcsự tha hoá. Biểu hiện rõ ràng nhất, đầy đủ nhất cũng phức tạp nhất của quyền lực là trong hoạt động của nhà nước vì quyền lực nhà nước là bao trùm lên toàn lãnh thổ, tác động lên tất cả các chủ thể, ảnh hưởng giữa quốc gia này với quốc gia khác trong khu vực hay toàn thế giới. Nắm giữ quyền lực nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước như thế nào có một ý nghĩa vô cùng to lớn, tác động mạnh mẽ lên sự phát triển của xã hội loài người nói chung của mỗi thành viên trong xã hội nói riêng. Về cơ sở mang tính bản chất, quyền lực nhà nước phải được hình thành từ sự trao quyền của toàn xã hội nhà nước trở thành người đại diện chính thức duy nhất cho xã hội nhân danh xã hội để thực hiện quyền lực đó nhưng cũng thế mà sự tha hóa của quyền lực nhà nước trở nên phức tạp hơn ảnh hưởng lớn đối với toàn bộ đời sống xã hội. Do đó, sự biến dạng (hay tha hóa) của quyền lực nhà nước sẽ được xem xét kỹ hơn. 2. Sự tha hoá của quyền lực nhà nước. 2.1.Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tha hoá của quyền lực nhà nước Quyền lực tồn tại trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống với những biểu hiện khác nhau về sắc thái, về mức độ, về các biện pháp bảo đảm kèm theo…Nhưng dù thế nào thì theo thời gian, quyền lực cũng bị biến đổi. Nói cách khác, quyền lực luôn luôn có xu hướng bị tha hóa. Nó không còn trạng thái nguyên thủy khi quyền lực được hình thành. Sự tha hóa của quyền lực do rất nhiều yếu tố tác động lên chủ thể nắm giữ quá trình sử dụng quyền lực. Xem xét xu hướng tha hóa của quyền lực cũng như tìm ra các yếu tố tác động lên quá trình tha hóa của quyền lực là một việc làm có ý nghĩa lý luận thực tiễn rất lớn nên phải nghiên cứu về cơ chế hình thành vận hành của quyền lực mà cụ thể là quyền lực hình thành từ đâu bằng cách nào hay nguồn gốc của quyền lực; quyền lực ấy do ai nắm giữ; cách thức chuyển giao quyền lực; mục đích của việc nắm giữ quyền lực; đối tượng của quyền lực; cách thức thực hiện quyền lực; bảo đảm của quyền lực; xu hướng phát triển chuyển hóa của quyền lực, sự kiểm soát quyền lực… Những yếu tố có khả năng ảnh hưởng lớn đến sự tha hóa của quyền lực có thể là: Thứ nhất, về nguồn gốc của quyền lực. Quyền lực xuất hiện có thể vì nhiều mục đích cũng như từ những nguyên nhân khác nhau như vì sự sinh tồn, vì sự hào nhoáng, sĩ diện, vì cộng đồng, vì một quốc gia… nhưng hầu hết nó đều vì những lợi ích nhất định. Quyền lực hình thành cùng quá trình khẳng định sức mạnh của chủ thể vì vậy thường diễn ra trong quá trình cạnh tranh. Trong quá trình cạnh tranh đó, thế lực nào mạnh thì thế lực đó sẽ giành được quyền lực cho mình áp đặt ý chí lên các đối tượng còn lại. Điều đó cho thấy quyền lực có nguồn gốc từ sức mạnh. Có thể có sức mạnh mà chưa có quyền lực nhưng không có sức mạnh thì không thể có quyền lực. Sức mạnh ở đây có thể là sức mạnh về thể chất, sức mạnh về trí tuệ, sự khôn ngoan, sức mạnh về kinh tế, về quân sự…Và tùy từng quan hệ khác nhau mà quyền lực sẽ hình thành từ loại sức mạnh nào. Sự hình thành quyền lực có thể mang tính tự nhiên, được cộng đồng hoặc những thành viên khác mặc nhiên thừa nhận như xã hội của một đàn ong, đàn mối với vai trò của ong chúa mối chúa. Kiểu quyền lực này hầu như không bị tha hóa trong toàn bộ đời sống của chúng do đặc tính tự nhiên đem lại. Trong xã hội, quyền lực đó hình thành dưới dạng được cộng đồng suy tôn. Người được suy tôn phải là người giành được sự tín nhiệm gần như tuyệt đối. Cũng chính vì vậy mà quyền lực của người được suy tôn mang tính tự nhiên. Trong trường hợp này thì quyền lực của người cầm quyền gắn luôn với trách nhiệm của họ trách nhiệm đó mang tính tự thân nhưng chắc chắn họ phải có một quá trình khẳng định mình trước cộng đồng. Tuy nhiên, đây là quá trình cạnh tranh mang tính tự nhiên. Chẳng hạn, nếu như cạnh tranh trong một cộng đồng của một bộ lạc là để khẳng định vị thế của người chỉ huy vì mục đích bảo vệ lợi ích cộng đồng thì điều đó sẽ đem lại lợi ích cho mỗi thành viên trong cộng đồng, vì vậy mà trách nhiệm của họ là rất lớn. Họ phải bằng mọi cách để bảo vệ cộng đồng trước các thế lực khác thực hiện lợi ích của cộng đồng trước tự nhiên. Quyền lực kiểu này hình thành một cách tự nhiên vì vậy nó có tính chất bền vững, ít bị tha hóa cùng với việc phục tùng quyền lực mang tính chất tự nguyện của các thành viên trong cộng đồng đối với uy tín tự nhiên của người đứng đầu bộ lạc, quyền lực đã dần được khẳng định qua thời gian được cộng đồng thừa nhận. Trong xã hội có giai cấp, quyền lực chính trị được hình thành từ sự liên kết của những người có tài sản để bảo vệ tài sản của họ, từ đó làm hình thành nên quyền lực nhà nước, qua đó vô hiệu hoá sự chống đối của các tầng lớp người nghèo nô lệ bằng sức mạnh quân sự làm cho quyền lực của cả xã hội nhanh chóng bị tha hoá thành quyền lực của giai cấp. Quyền lực cũng có khi hình thành từ sự cạnh tranh rất khốc liệt do đặc điểm của các chủ thể tham gia cạnh tranh tính chất của sự cạnh tranh. Nếu sức mạnh của các thế lực tham gia cạnh tranh càng lớn thì tính chất khốc liệt càng cao. Nếu các cuộc cạnh tranh có mục đích đối kháng thì sẽ đem lại một kết cục của “kẻ mất, người còn”. Nếu quyền lực được hình thành trong các cuộc cạnh trạnh sinh tồn có mục đích loại trừ nhau thì quyền lực luôn luôn bị đe dọa bởi các thế lực bên ngoài sự sự phục tùng quyền lực sẽ là miễn cưỡng. Quyền lực dạng này ít bền vững có nguy cơ tha hóa rất nhanh. Khi giành được quyền lực trong trường hợp này, người nắm giữ quyền lực phải củng cố quyền lực bằng nhiều thủ đoạn mang tính cực đoan nên nhanh chóng dẫn tới sự tha hóa của quyền lực. Khi đó sẽ có các phản ứng dữ dội hoặc ngấm ngầm từ đối tượng nhằm chống lại sự cưỡng bức cứng rắn đó. Điều đó càng rõ ràng khi mà chủ thể nắm giữ quyền lực đang ở thế yếu hoặc mất uy tín trước cộng đồng hay đối tượng của quyền lực. Khi đó, khả năng tha hóa của quyền lực ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Nếu quyền lực hình thành bằng con đường tự xưng với sức mạnh tuyệt đối của người tự xưng thì quyền lực này có tính cách áp đảo không có người dám chống đối ngay tại thời điểm quyền lực được hình thành. Nhưng quyền lực hình thành kiểu này cũng ít bền vững vì chính sức mạnh của chủ thể mang quyền lực có thể mang lại cho họ nhiều kẻ thù hơn. Trong lịch sử, quyền lực hình thành bằng cách này khó được duy trì ở các thế hệ sau vì người thừa kế nó khó có thể có được sức mạnh của người thiết lập quyền lực. Vì vậy mà sự tha hóa diễn ra nhanh hơn. Ví dụ như thời Lý Nam Đế hay nhà Tây sơn ở Việt nam. Thứ hai, về mục đích nắm giữ quyền lực. Điều này rất quan trọng vì mục đích của việc nắm giữ quyền lực có ý nghĩa đặc biệt trong quá trình thực hiện quyền lực, phương pháp cũng như phương tiện thực hiện quyền lực. Những yếu tố này trong cơ chế quyền lực ảnh hưởng trực tiếp đến sự tha hóa hay thay đổi quyền lực. Mục đích nắm giữ quyền lực có quan hệ mật thiết với con đường hình thành của quyền lực. Trong quan hệ này, chủ thể quyền lực đã cạnh tranh để có quyền lực vì cái gì, nắm giữ quyền lực ấy để phục vụ cho cái gì, điều đó có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hành xử quyền lực của chủ thể đó liên quan đến sự thay đổi của quyền lực đó. Nếu quyền lực phục vụ cho lợi ích của cộng đồng nó sẽ bền vững vì nó tồn tại không vì mục đích tự thân mà vì cộng đồng mà nó phục vụ nên quyền lực ấy cũng thường do cộng đồng tạo nên một cách tự nhiên được củng cố, vun đắp bởi chính những người tham gia xây dựng nên nó. Ngược lại, mục đích của việc tranh giành quyền lực là vì lợi ích ích kỷ của cá nhân, vì một nhóm người thì phương thức tạo lập quyền lực sẽ trở nên cực đoan nhiều khi với những thủ đoạn tàn độc để loại trừ đối thủ. Chính vì vậy, người nắm quyền lực sẽ có nhiều kẻ thù nguy cơ bị chống đối cũng sẽ rất lớn, khó kiểm soát được quyền lực. Trong trường hợp này, quyền lực sẽ bị tha hóa từ hai hướng. Hướng thứ nhất là tự tha hóa do quyền lực đó không có cơ sở hình thành tự nhiên. Hướng thứ hai là bị tác động từ bên ngoài từ những thế lực có thái độ thù địch. Nó có thể làm cho chủ thể nắm quyền lực có thể trở nên mạnh mẽ hơn do thường xuyên phải đối phó, cảnh giác tìm cách củng cố quyền lực. Nhưng chủ thể này cũng có thể bị suy yếu do khả năng áp đặt ý chí kém đi mai một khả năng kiểm soát quyền lực vì phải dốc sức nhiều cho việc củng cố, bảo vệ quyền lực của mình. Nói chung, quyền lực được tạo dựng vì mục đích ích kỉ sẽ có xu hướng tha hóa tiêu cực nhanh hơn. Mục đích của việc nắm giữ quyền lực có thể bị thay đổi theo thời gian. Theo thiển ý của tác giả thì quyền lực nhà nước nhất là các nhà nước ở phương Đông- ban đầu mang tính xã hội, phục vụ cho xã hội nhưng sau này do sự chuyển giao hay tha hoá của quyền lực mà nó mang tính giai cấp do chuyển mục đích sang phục vụ cho người nắm quyền lực. Bên cạnh đó, trong lịch sử tồn tại của loài người, phần lớn người ta nhận quyền lực hay đấu tranh giành quyền lực vì mục đích vị kỷ chứ ít khi người ta “phụng công”. Ngay trong thời đại ngày nay, nhiều người lên nắm quyền lực lúc ban đầu cũng rất chí công, nhưng càng về sau, ngươời nắm quyền lực càng có xu hướng lạm quyền, lộng quyền lợi dụng quyền lực mà xã hội đã trao cho ngay cả những người rất tốt. Sau này, do sự tiến bộ của con người, sự văn minh đã đem lại cho nhân loại ánh sáng của tự do. Các cuộc cách mạng xã hội được tiến hành bởi những lực lượng cấp tiến của xã hội đã đem lại cho con người cơ hội thấy được thực hiện được sự tự do của mình, quyền lực của mình thông qua các thể chế dân chủ có thể giải thích là dân là người làm chủ- làm chủ bản thân, làm chủ tự nhiên làm chủ xã hội. Người dân trong xã hội vừa là chủ thể của quyền lực, vừa là đối tượng của quyền lực. Quyền lực của nhân dân được thực hiện bằng cơ chế đại diện thông qua hoạt động bầu cử- hoạt động uỷ quyền của toàn xã hội cho một bộ phận. Nếu mọi việc diễn ra bình thường thì đây là cơ chế có tính ưu việt nổi trội. Thế nhưng sự thực lại không hẳn như vậy vì để giành được sự tín nhiệm của dân chúng – những người vừa là chủ thể vừa là đối tượng của quyền lực- các ứng cử viên có thể có nhiều thủ đoạn như mỵ dân, lừa dối, thậm chí họ là người tốt nhưng vì có những đối thủ không tốt thì họ buộc phải sử dụng những thủ đoạn nhất định. Nếu cử tri là người có hiểu biết, có ý thức chính trị cao thì các thủ đoạn khó qua mắt được họ ngược lại. Trong trường hợp ngược lại này thì quyền lực, phần thì do bản thân nó đã không được hình thành tự nhiên, phần thì do mục đích nắm quyền không vị công nên nó nhanh chóng bị tha hoá, trong đó có thể có những thủ đoạn loại trừ nhau hoặc liên minh với nhau nhằm mưu đồ củng cố quyền lực. Vì vậy, có cơ chế tốt cũng còn cần đến con người (cả nắm quyền đối tượng của quyền lực) tốt, nếu không sự tha hoá của quyền lực sẽ nhanh chóng diễn ra. Nhưng trên thực tế, nguy cơ này ít nhiều đã bị hạn chế bởi cơ chế kiểm soát quyền lực. Thứ ba, về chủ thể nắm giữ quyền lực. Ai là người nắm giữ quyền lực có một ý nghĩa rất đặc biệt vì họ thường là người đứng đầu của một thế lực, một cộng đồng… Trong đấu tranh sinh tồn, sự thiết lập quyền lực nhằm tạo ra vị thế cho người chỉ huy trong tổ chức lao động sản xuất, chiến đấu sinh hoạt. Sự cạnh tranh ở đây lại diễn ra giữa cộng đồng này với cộng đồng khác mà nếu như công đồng nào yếu thế thì có thể trở thành tù binh hay nô lệ cho cộng đồng kia bị cộng đồng đó áp đặt ý chí. Chính vì lẽ đó mà người đứng đầu cộng đồng phải là người giành được sự tín nhiệm tuyệt đối của cộng đồng. Khi đó, quyền lực gắn liền với uy tín trách nhiệm của người đứng đầu sự tiếp nhận ý chí của cộng đồng cũng mang tính tự nguyện mà bảo đảm cho quyền lực chính là bổn phận của mỗi thành viên được ý thức một cách tự giác cùng với sự cưỡng chế của cả cộng đồng. Mệnh lệnh của người đứng đầu được phát ra nhân danh cả cộng đồng việc tuân theo mệnh lệnh ấy không chỉ vì lợi ích của cộng đồng mà vì lợi ích của chính bản thân của mỗi thành viên thực hiện mệnh lệnh ấy. Về sau này, quyền lực có con đường hình thành riêng của nó. Đó có thể là do sự chuyển giao, sự liên kết… mà có. Trong chế độ thị tộc mẫu hệ, quyền lực của người phụ nữ đứng đầu cộng đồng được coi là rất thiêng thiêng do khả năng cũng như vai trò của người phụ nữ đó. Quan hệ huyết thống, tập quán sinh hoạt, sản xuất của các thị tộc đã tạo ra hình ảnh của người phụ nữ có uy quyền thực sự. Điều đó được thể hiện trong phần lớn của lịch sử nhân loại cho đến khi chế độ phụ hệ xuất hiện với sức mạnh của người đàn ông cho phù hợp với yêu cầu của việc chỉ huy cộng đồng trong tổ chức sản xuất mà đặc biệt là công cuộc trị thủy hoạt động chăn thả gia súc. Quyền lực do ai nắm giữ có liên quan đến việc chuyển giao quyền lực. Bản thân sự chuyển giao quyền lực cũng có nhiều cách khác nhau từng tồn tại trong lịch sử nhân loại. Chẳng hạn như chế độ chuyển giao quyền lực một cách tự nguyện trong chế độ cộng sản nguyên thủy, hay chế độ chuyển giao quyền lực cho người kế nhiệm được lựa chọn một cách thận trọng của người tiền nhiệm (hình thức truyền hiền) như vua Nghiêu nhường ngôi cho vua Thuấn, vua Thuấn nhường ngôi cho vua Vũ ở Trung quốc thời cổ đại, ở La mã từ năm 30 TCN đến 180 SCN, ngôi vua lần lượt được chuyển giao từ Nerva, Trajan, Hadrien, Antonin đến Marc Aurèle…và bền vững ít bị tha hoá, mỗi ông vua nắm quyền trung bình trong khoảng 35 năm. Trong trường hợp này, quyền lực ít bị tha hóa hơn chế độ chuyển giao quyền lực kiểu này đã tạo ra sự thịnh trị cho xã hội sức mạnh cho các dân tộc Trung hoa La mã mà các dân tộc khác phải nể phục họ vì đây cũng chính là những thời đại hoàng kim của các dân tộc này. Sự chuyển giao quyền lực kiểu này nhiều khi còn tăng thêm sức mạnh bởi người thừa kế với uy tín của họ đã được khẳng định từ người tuyển chọn với khuynh hướng mở rộng được củng cố vì tính tự nhiên xuất phát từ lợi ích của cộng đồng được cộng đồng ủng hộ. Chế độ chuyển giao quyền lực theo kiểu cha truyền con nối khá phổ biến sau này cũng có khi có kết quả tốt nhưng phần lớn có kết cục không tốt. Kiểu chuyển giao quyền lực này không mang tính tự nhiên nên sự tha hóa của nó diễn ra khá nhanh. Sự sụp đổ của các vương triều trong lịch sử là một minh chứng cho điều này. Sự không tự nhiên của việc chuyển giao quyền lực kiểu này xuất phát từ chỗ người con nhận quyền lực của cha nhờ uy tín của cha. Ban đầu thì việc này còn ít ảnh hưởng bởi niềm tin của cộng đồng dành cho những người đi trước còn rất lớn niềm tin ấy chưa bị phai nhạt. Nhưng càng về sau, thông thường niềm tin của cộng đồng dành cho người kế thừa càng bị giảm sút vì những người này thường không kinh qua gian khổ, thiếu sự rèn luyện để tạo ra bản lĩnh trên thực tế họ không phải cạnh tranh với những người xung quanh để tạo nên uy tín cho họ nên họ không có điều kiện để khẳng định uy tín không được cộng đồng thừa nhận rộng rãi. Chính vì lẽ đó, áp lực để khẳng định quyền lực của những người này đã tạo ra các biện pháp cực đoan nên quyền lực ấy càng xa với cộng đồng, vừa mang tính chất quan liêu vừa có xu hướng độc đoán. Bản thân sự cố gắng khẳng định quyền lực đã tạo ra sự tha hóa của quyền lựcquyền lực ban đầu không phải như vậy. Điều này làm tăng nguy cơ chống lại quyền lực đó dẫn đến nguy cơ xung đột giữa người nắm quyền với đối tượng của quyền lực làm cho quyền lực bị tha hóa nhanh hơn. Ănghgen đã từng viết về vấn đề này như sau: “Lòng tôn kính không ép buộc mà trước kia người ta tự nguyện biểu thị với các cơ quan của xã hội thị tộc, là không đủ đối với bọn quan lại nữa, ngay cả trong trường hợp họ có cả sự tôn kính đó; họ là những đại biểu cho một quyền lực đã trở nên xa lạ đối với xã hội, nên phải bảo đảm quyền này của họ bằng những đạo luật đặc biệt, những đạo luật khiến cho họ trở thành đặc biệt thần thánh đặc biệt bất khả xâm phạm. Viên cảnh sát tồi nhất của một nhà nước văn minh vẫn có quyền uy hơn tất cả những cơ quan của xã hội thị tộc cộng lại; nhưng một vương công có thế lực nhất, một chính khách hoặc một chỉ huy quân sự lớn nhất của thời đại văn minh vẫn có thể ghen tị với một vị thủ lĩnh nhỏ nhất trong thị tộc về sự tôn kính tự nguyện không thể tranh cãi được mà vị thủ lĩnh ấy được hưởng. Đó là vì vị thủ lĩnh thị tộc nằm ngay trong lòng xã hội, còn những người kia thì bắt buộc mong muốn đại biểu cho một cái gì ở bên ngoài đứng trên xã hội” [1]. Sau này, do sự tiến bộ của xã hội, quyền lực không còn do một người nắm giữ mà chuyển sang cho một số chủ thể là thành viên của một cộng đồng. Ban đầu, tập thể những người này thực hiện quyền lực cũng do uy tín của họ nhưng về sau, vì rất nhiều lý do mà chính các chủ thể này lại có thể trở nên mâu thuẫn, xung đột với nhau hoặc có thể tạo ra các liên minh về quyền lực giữa các chủ thể ấy nên quyền lực cũng bị tha hóa ngay chính trong lòng nó mà chưa cần đến sự tác động từ bên ngoài. Việc hình thành nên các đảng phái trong việc cạnh tranh thực hiện quyền lực trong xã hội hiện đại ngày nay là minh chứng cho điều này Như vậy có thể thấy, quyền lực- nhất là quyền lực của nhà nước- có thể bị tha hóa hay thay đổi ở mức độ nhiều hay ít phụ thuộc rất nhiều vào việc chủ thể nắm quyền lực là người như thế nào. Đây là vấn đề có tính thời sự đặc biệt trong thời đại ngày nay, nhất là đối với yêu cầu xây dựng một nhà nước pháp quyền. Sự tha hoá của quyền lực theo khía cạnh này đã làm nảy sinh rất nhiều mô hình chuyển giao quyền lực trong lịch sử cũng hình thành nên nhiều mô hình chính thể khác nhau phần nào đó đã hạn chế bớt sự tha hoá của quyền lực, trong đó có cơ chế giám sát quyền lực. Thứ tư, đối tượng của quyền lực. Lịch sử loài người đã chứng kiến sự thay đổi của các triều đại cả ở phương Đông cũng như phương Tây, trong đó sự thay đổi của quyền lực nhà nước ở phương Tây diễn ra nhanh hơn. Lý do giải thích cho điều này nằm trong khí chất mạnh mẽ, tâm lý độc lập, lối sống duy lý của người phương Tây - họ hướng tới cái đúng trước. Họ hướng tới sự dân chủ, tự do, đòi hỏi sự công bằng để giải phóng con người vì vậy sẽ rất dễ dàng thực hiện cách mạng xã hội. Điều đó sẽ làm cho các nhà cầm quyền phải “giữ mình” nhiều hơn cũng vì vậy mà quyền lực ít bị tha hóa hơn. Nói cách khác, người phương Tây không dễ dàng chấp nhận sự tha hóa của quyền lực. Ngược lại, người Phương Đông có vẻ “nhẫn nhục, cam chịu ” hơn nên nhà cầm quyền dễ có khuynh hướng lạm dụng quyền lực hơn, sự tha hóa của quyền lực dễ dàng xảy ra hơn mà ít gặp phải sự chống đối, cản trở. Cũng chính vì thế, ở phương Đông, các chế độ chuyên chế dễ hình thành, tồn tại phát triển hơn so với phương Tây. Như vậy, các yếu tố của truyền thống, trong đó có những yếu tố như tâm lý, khí chất, chất lượng dân cư…cũng tham gia vào sự tác động lên quyền lực. Ngày nay, khi trình độ dân trí được nâng cao, nền dân chủ ngày càng trở nên hoàn thiện, đối tượng của quyền lực đồng thời cũng là chủ thể của quyền lực, là người trao quyền cũng là người kiểm soát quyền lực nên quyền lực ít có nguy cơ tha hóa hơn. Vì vậy, dân chủ vừa được coi là mục tiêu, vừa là động lực trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Chính vì thế, ở đâu trình độ dân trí cao, ở đó quyền lực ít bị tha hóa, ở đâu trình độ dân trí thấp, ở đó quyền lực có nguy cơ tha hóa nhiều hơn. Do đó, muốn có dân chủ thì phải có trình độ dân trí. Có lẽ vì thế trong xã hội hiện đại (có thể liên hệ ở Việt nam), phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra đang trở thành một khuynh hướng chính trị phổ biến trong việc thực hiện quyền lực nhà nước. 2.2. Một số dạng tha hoá hậu quả của sự tha hóa của quyền lực Quyền lực có thể tha hoá có những hậu quả dưới một số dạng sau: -Sự lạm quyền. Đây là sự tha hoá của quyền lực thể hiện dưới dạng chủ thể nắm quyền lực tự cho mình thêm những quyền mà họ không có được khi được trao quyền. Khuynh hướng này diễn ra trong hầu hết các quá trình nắm quyền lực của chủ thể nhưng diễn biến tăng lên về sau với những hậu quả khó lường trước được. Lạm quyền có thể là sự tạo ra thêm quyền lực, có thể là mang lại lợi ích không chính đáng cho mình. Đây thực chất là việc trái phép dưới dạng vượt quá giới hạn, làm biến dạng quyền lực. Nó thường phụ thuộc nhiều vào mục đích của người nắm quyền lực. Nói cách khác thì sự lạm quyền chính là sự lợi dụng địa vị có sẵn của chính chủ thể nắm quyền lực. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự lạm quyền là do thiếu cơ chế kiểm soát quyền lực một cách hợp lý của người trao quyền đối với người nắm quyền hậu quả của nó là sự thiệt hại cho lợi ích xã hội tự do của con người. -Sự lộng quyền. Đây là dạng tha hoá quyền lực của chủ thể mà sự liều lĩnh là dấu hiệu có tính chất đặc trưng. Sự tha hoá này thường do sự thiếu kiểm soát nên chủ thể của quyền lực thường “coi trời bằng vung”. Nó vừa là dạng tha hoá, vừa là kết quả của sự tha hoá, trong đó chủ thể của quyền lực muốn làm gì thì làm mà không sợ hậu quả xảy ra thế nào cho đối tương cũng không sợ trách nhiệm của mình phải gánh chịu. Sự lộng quyền có thể không nhất thiết xảy ra với chính chủ thể nắm quyền mà có thể do người được uỷ quyền hoặc là người nhiếp chính thực hiện vì sự không trực tiếp chịu trách nhiệm của họ. Họ có thể nhân danh này khác để đổ thừa trách nhiệm cho chủ thể mà họ nhân danh hoặc được bao che bởi những thế lực cao hơn. Trong những trường hợp này, bản thân người nắm quyền thường chỉ có hư danh hoặc quan liêu, không bám sát cuộc sống… do cả những yếu tố khách quan chủ quan xảy ra với họ. Chẳng hạn như vua lên ngôi khi còn ít tuổi hoặc yếu đau… -Sự tuỳ tiện. Sự tha hóa này được thể hiện ở chỗ bản thân người nắm quyền không biết rõ quyền lực của mình đến đâu, sự phân định thẩm quyền không rõ ràng bản thân người nắm quyền lựcsự cẩu thả cũng không ý thức về hậu quả của sự tùy tiện. Sự tùy tiện cũng có thể dẫn tới sự lạm quyền lộng quyền. Chẳng hạn việc chính quyền địa phương đặt ra các loại phí, lệ phí mà không cần biết đến các quy định của pháp luật. -Sự vô trách nhiệm. [...]... cạnh tranh quyền lực một cách lành mạnh để phát hiện sử dụng những nhân tố mới tích cực - Sự phân tán quyền lực Đây là xu hướng ngược lại với sự tập trung quyền lực Sự phân quyền có nguy cơ làm cho quyền lực nhà nước yếu đi vì về nguyên tắc, quyền lực nhà nước là thống nhất Sự phân quyền nếu có thì đó phải là sự phân công để phối hợp có thể kiểm soát được nhau để tránh nguy cơ tập quyền quá... chế sự tha hóa của quyền lực mặc dù không thể loại bỏ ngay được chúng ra khỏi quá trình tổ chức thực hiện quyền lực 4 Một số kiến nghị giải pháp nhằm hạn chế sự tha hóa của quyền lực Sự tha hóa của quyền lực có tính tất yếu mặc dù chúng ta không mong muốn đã có nhiều biện pháp để loại trừ Xã hội càng văn minh thì nguy cơ tha hóa của quyền lực càng có xu hướng giảm đi nhưng tính chất của sự. .. thì thực quyền rơi vào tay của những quyền thần Sự bất lực của người này sẽ tạo ra quyền lực cho người khác mà hậu quả của nó là sự tha hóa được thể hiện dưới dạng lộng quyền kể trên Khi quyền lực rơi vào tay những người nhiếp chính hay quyền thần thì quyền lực sẽ bị tha hóa rất nhanh Lịch sử đã chứng kiến rất nhiều sự tha hóa kiểu này mà kết quả thường là sự sụp đổ của một vương triều, kể cả khi đó là... không phải là người nắm giữ quyền lực hoặc lợi dụng được người nắm quyền lực Sự tha hóa này là diễn biến tự thân của quyền lực nhưng cũng có thể do sự tác động từ những người xung quanh mà đặc biệt là những người thân thích như vợ, con… của họ đây lại là nguyên nhân quan trọng làm cho sự tha hóa diễn ra nhanh hơn Sự lợi dụng quyền lực cũng là một biểu hiện của sự lạm quyền Nói chung thì những lợi... đoán Sự không thực quyền của người nắm quyền lực thể hiện việc họ chỉ có danh mà không có sức mạnh để áp đặt ý chí thường bị thao túng bởi một thế lực nào đó quyền lực sẽ dần rơi vào tay các thế lực này Chẳng hạn như các vị vua trẻ tuổi lên nối ngôi khi còn quá ít tuổi thì thực quyền thuộc về người nhiếp chính hoặc khi người đương nhiệm bị ốm đau hay già cả thì thực quyền rơi vào tay của những quyền. .. quyền lực là người “không chính danh” Người thực hiện quyền lực không phải là người nhận được quyền lực một cách hợp pháp mà là sự thoán đoạt địa vị của người có quyền lực hợp pháp nhưng lại tỏ ra bất lực bị cưỡng bức chuyển giao quyền lực do họ còn quá nhỏ tuổi hay bị ốm yếu, già cả Người tiếm quyền thường là người gần gũi với người có quyền mà chủ yếu là từ quan hệ hôn nhân như chú tiếm quyền. .. nên quyền lực bị tha hóa hết sức nhanh chóng Mục tiêu của việc thực hiện quyền lực là để giữ quyền lực chứ không phải là để phụng công Các thế lực thù địch với người tham quyền cố vị sẽ ngày càng nhiều hơn phần vì bản thân họ bị đàn áp, phần thì họ không phục, phần khác là do khi đó có nhiều thế lực cùng nhòm ngó để giành lấy quyền lực Sự giằng co giữa các thế lực cũ lạc hậu, phản động với những thế lực. .. cấp tiến các lực lượng thù địch sẽ dẫn tới mâu thuẫn cần được giải quyết bằng cách mạng xã hội Đó sẽ là kết quả tất yếu của sự tha hóa kiểu này -Sự quan liêu Sự quan liêu là biểu hiện của sự tha hóa mà chủ thể của quyền lực không bám sát vào thực tế, không dựa trên những cơ sở thực tế trong quá trình hành xử quyền lực Thông thường, khi quyền lực được thiết lập, tự nó đã có khuynh hướng thoát ly.. .Sự tha hóa của quyền lực ở đây có thể là thờ ơ hoặc buông xuôi trước trước yêu cầu của việc thực thi quyền lực đã được trao thường gây thiệt hại cho xã hội cho chính người trao quyền Thông thường, sự vô trách nhiệm đến từ những người được trao quyền lực mà không có năng lực không ý thức được ý nghĩa của công việc được giao Người nắm quyền lực càng cao mà thiếu trách... đáng, còn nếu đó là sự chia sẻ quyền lực thì quyền lực sẽ bị phân tán Thời kỳ đầu của chế độ phong kiến, chính quyền trung ương thực hiện sự tản quyền là cần thiết để kiểm soát quản lý lãnh thổ rộng lớn nhưng các chư hầu có xu hướng ngày càng thoát ly khỏi sự kiểm soát của chính quyền trung ương thôn tính lẫn nhau, nạn phân quyền cát cứ là biểu hiện điển hình của sự phân quyền Hậu quả là nội . quyền lực nhà nước. 2.2. Một số dạng tha hoá và hậu quả của sự tha hóa của quyền lực Quyền lực có thể tha hoá và có những hậu quả dưới một số dạng sau: -Sự lạm quyền. Đây là sự tha hoá của quyền. của việc nắm giữ quyền lực; đối tượng của quyền lực; cách thức thực hiện quyền lực; bảo đảm của quyền lực; xu hướng phát triển và chuyển hóa của quyền lực, sự kiểm soát quyền lực Những yếu tố. niềm tin vào người nắm quyền lực bị sụt giảm và kéo theo sự bàng quan của cả đối tượng của quyền lực -Sự bất lực. Thông thường, sự tha hóa này được thể hiện trong việc người nắm quyền lực dần

Ngày đăng: 02/06/2014, 02:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w