1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cơ sở lý luận triết học về mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

13 4,7K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 138,5 KB

Nội dung

Cơ sở lý luận triết học về mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Một xã hội có thể coi là phát triển khi và chỉ khi nó có một cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng phát triển phù hợp với nhau Không thể nào cóđược một đất nước mà cơ sở hạ tầng phát triển song kiến trúc thượng tầng ngược lại không

có sự phát triển thích ứng với cơ sở hạ tầng và cũng như không cóđược một kiến trúc thượng tầng được coi là hoàn hảo mà lại đứng trên một cơ sở hạ tầng lạc hậu thấp kém, ta không thể coi đó như là một sự phát triển bình thường mà là một sự phát triển sai lệch què cụt Vì vậy muốn cải tổ, cải cách đất nước theo bất

kỳ hướng đi nào đều phải bắt đầu từđiểm cơ bản này Sự nghiệp đổi mới của đất nước ta trong bối cảnh chung của thế giới hiện nay là hết sức phức tạp, việc bám sát tư tưởng Mác- Lênin đặc biệt việc ứng dụng quy luật phát triển và mối quan

hệ qua lại giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, mối quan hệ giữa kinh tế

và chính trị là cần thiết

Bài tiểu luận này em xin cập đến vấn đề "Biện chứng của mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế vàđổi mới chính trị trong thời kỳđổi mới ở Việt Nam" để viết tiểu

luận triết học Bài tiểu luận này không thể tránh khỏi những khiếm khuyết Em rất mong được sựđóng góp ý kiến và bổ sung từ phía các thầy cô vềđề tài này của em để em từng bước nâng cao nhận thức và trình độ lý luận của mình Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

Giải quyết vấn đề

I MỐIQUANHỆGIỮACƠSỞHẠTẦNGVÀKIẾNTRÚCTHƯỢNGTẦNG

1 Khái niệm cơ sơ hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là toàn bộ các quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của hình thái kinh tế xã hội nhất định

Trong số các quan hệ sản xuất tạo thành cơ sở hạ tầng có quan hệ sản xuất giữ vai trò thống trị, có quan hệ sản xuất là tàn dư của xã hội cũ, có quan hệ sản xuất là mầm mống của xã hội mới sau này Trong đó, quan hệ sản xuất thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủđạo, chi phối các quan hệ sản xuất khác, nó quy định xu hướng chung của đời sống kinh tế xã hội Bởi vậy, cơ sở hạ tầng của xã hội cụ thểđược đặc trưng bởi quan hệ sản xuất thống trị trong xã hội đó Tuy nhiên quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ sản xuất mầm mống cũng có vai trò nhất định

Ví dụ như: Trong xã hội phong kiến ngoài quan hệ sản xuất phong kiến chiếm vị trí thống trị, nó còn có quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội chiếm hữu

nô lệ, mầm mống của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa Chính ba yếu tốđó cấu thành nên cơ sở hạ tầng phong kiến

2 Khái niệm kiến trúc thượng tầng

Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm, những tư tưởng xã hội

và những thiết chế tương ứng được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định.

Mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng cóđặc điểm riêng, có quy luật vận động phát triển riêng, nhưng chúng liên hệ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau vàđều hình thành trên cơ sở hạ tầng Song mỗi yếu tố khác nhau có quan hệ khác nhau đối với cơ sở hạ tầng.Trong xã hội có giai cấp, kiến trúc thượng tầng mang tính giai cấp Đó chính là cuộc đấu tranh về mặt chính trị-tư tưởng của giai cấp đối kháng, trong đóđặc trưng là sự thống trị về mặt chính trị- tư tưởng của giai cấp thống trị

Trong kiến trúc thượng tầng của xã hội có giai cấp, nhà nước có vai tròđặc biệt quan trọng Nó tiêu biểu cho chếđộ chính trị của một xã hội nhất định Nhờ

có nhà nước, giai cấp thống trị mới thực hiện được sự thống trị của mình về tất

cả các mặt của đời sống xã hội

Trang 3

Thời kỳ quáđộ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản, những tàn dư tư tưởng của giai cấp thống trị bóc lột vẫn còn tồn tại trong kiến trúc thượng tầng

Vì vậy, trong kiến trúc thượng tầng của các nước xã hội chủ nghĩa ở thời kỳ này vẫn còn sựđấu tranh giữa tư tưởng xã hội chủ nghĩa với tàn dư tư tưởng khác Chỉđến chủ nghĩa cộng sản, những tàn dư tư tưởng của giai cấp thống trị mới bị xoá bỏ

3 Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

3.1 Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai mặt của đời sống xã hội, chúng thống nhất biện chứng với nhau, trong đó cơ sở hạ tầng đóng vai trò quyết định đối với cơ sở hạ tầng

Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng trước hết được biểu hiện ở chỗ: Mỗi cơ sở hạ tầng sẽ hình thành nên một kiến trúc thượng tầng tương ứng với nó Tính chất của kiến trúc thượng tầng là do tính chất của

cơ sở hạ tầng quyết định Cơ sở hạ tầng như thế nào thì kiến trúc thượng tầng cũng bị quy định như vậy Nếu trong cơ sở hạ tầng cóđối kháng về lợi ích vật chất thì nó cũng quy định mối quan hệđối kháng về tư tưởng trong kiến trúc thượng tầng, biểu hiện bằng các cuộc đấu tranh giữa các quan điểm chính trị, triết học, đạo đức học…

Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng còn thể hiện ở việc cơ sở hạ tầng làm biến đổi kiến trúc thượng tầng Những thay đổi căn bản trong cơ sở hạ tầng sớm hay muộn cũng sẽ dẫn đến sự thay thế kiến trúc thượng tầng cũ bằng kiến trúc thượng tầng mới Khi cơ sở hạ tầng cũ mất đi thì kiến trúc thượng tầng cũ cũng mất đi Ngược lại, khi cơ sở hạ tầng mới ra đời thì

sẽ có kiến trúc thượng tầng mới phù hợp với nó Mác viết: “Cơ sở hạ tầng kinh

tế thay đổi thì tất cả các kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị thay đổi ít nhiều nhanh chóng” Tuy nhiên sự thay thế kiến trúc thượng tầng cũ do cơ sở hạ tầng

đã thay đổi sẽ diễn ra một cách gay go, quyết liệt, phức tạp Sự thay đổi cơ sở hạ tầng dẫn đến sự thay đổi kiến trúc thượng tầng không phải diễn ra theo một chiều mà cơ sở hạ tầng tạo nên kiến trúc thượng tầng đến mức độ như thế nào thì kiến trúc thượng tầng cũng tham gia củng cố cơ sở hạ tầng đến mức độ như thế Mặt khác, kiến trúc thượng tầng cũ luôn luôn kìm hãm tác động đến cơ sở

hạ tầng mới và kiến trúc thượng tầng mới

Trang 4

Trong xã hội có giai cấp, sự thay đổi cơ sở hạ tầng dẫn đến sự thay đổi kiến trúc thượng tầng phải thông qua đấu tranh giai cấp, thông qua cách mạng xã hội Những biến đổi của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng xét cho đến cùng

là do sự phát triển của lực lượng sản xuất Nhưng lực lượng sản xuất trực tiếp gây ra sự biến đổi của cơ sở hạ tầng và sự biến đổi của cơ sở hạ tầng đến lượt nó lại làm cho kiến trúc thượng tầng biến đổi Trong sự biến đổi của cơ sở hạ tầng

và kiến trúc thượng tầng, không phải cứ cơ sở hạ tầng mới xuất hiện thì kiến trúc thượng tầng mới mất đi ngay mà có bộ phận thay đổi dần dần chậm chạp

Vì trong cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới những tàn dư của cái còn tồn tại rất lâu Mặt khác cũng có những yếu tố, những hình thức không cơ bản nào đó của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cũđược giai cấp thống trị giữ lại, cải tạo để phục vụ cho yêu cầu phát triển của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng mới

3.2 Tính độc lập tương đối và sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơsở hạ tầng

Mặc dù bị quy định bởi cơ sở hạ tầng nhưng kiến trúc thượng tầng do có tính độc lập tương đối nên nó tác động mạnh mẽ trở lại đối với cơ sở hạ tầng

Là một bộ phận cấu thành hình thái kinh tế xã hội, được sinh ra và phát triển trên cơ sở hạ tầng nhất định, cho nên sự tác động tích cực của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng được thể hiện ở chức năng xã hội của kiến trúc thượng tầng là củng cố bảo vệ, duy trì, phát triển cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó, đấu tranh chống lại cơ sở hạ tầng đối lập với nó Trong xã hội cóđối kháng, kiến trúc thượng tầng bảo đảm mở rộng sự thống trị chính trị, tư tưởng của giai cấp giữ vị tríđịa vị thống trị kinh tế

Trong các bộ phận của kiến trúc thượng tầng, Nhà nước giữ vai tròđặc biệt quan trọng và có tác dụng to lớn đối với cơ sở hạ tầng vì Nhà nước bằng hệ thống pháp luật hoặc bằng hệ thống chính sách kinh tế có tác dụng trực tiếp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, củng cố vững chắc quan hệ sản xuất thống trị Trong xã hội có giai cấp, các giai cấp đối kháng đấu tranh với nhau giành chính quyền về tay mình, cũng chính là tạo cho mình sức mạnh kinh tế Sử dụng quyền lực nhà nước, giai cấp thống trị sẽ không ngừng mở rộng ảnh hưởng kinh

tế trên toàn xã hội Kinh tế vững mạnh làm cho nhà nước được tăng cường, nhà nước được tăng cường lại tạo thêm phương tiện vật chất để củng cố vững chắc

Trang 5

hơn địa vị kinh tế xã hội của giai cấp thống trị Cứ như thế, sự tác động qua lại biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng đưa lại sự phát triển hợp quy luật của kinh tế và chính trị Nhà nước là phương tiện vật chất có sức mạnh kinh tế, còn kinh tế là mục đích của chính trị Điều này được chứng minh qua sự

ra đời và sự tồn tại của nhà nước khác nhau

Cùng với nhà nước, các bộ phận khác của kiến trúc thượng tầng như triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật cũng tác động mạnh mẽđến cơ sở hạ tầng bằng những hình thức khác nhau nhưng những sự tác động này phải thông qua nhà nước, pháp luật và các thiết chế tương ứng khác thì mới phát huy được hiệu lực đối với cơ sở hạ tầng, cũng nhưđối với toàn xã hội

Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng được diễn

ra theo hai chiều Khi kiến trúc thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng tức là khi

nó có tác động cùng chiều đối với những quy luật của cơ sở hạ tầng thì sẽ bảo

vệ, củng cố, thúc đẩy cho cơ cở hạ tầng phát triển Do đó thúc đẩy sự phát triển của xã hội Còn khi kiến trúc thượng tầng không phù hợp với cơ sở hạ tầng, khi

nó là sản phẩm của các quan hệ kinh tế lỗi thời thì nó sẽ cản trở, kìm hãm sự phát triển của cơ sở hạ tầng, do đó nó sẽ cản trở, kìm hãm sự phát triển của kinh

tế xã hội Song những tác động tiêu cực này chỉ là tạm thời vì sớm hay muộn, bằng cách này hay cách khác kiến trúc thượng tầng cũ sẽđược thay thế bằng kiến trúc thượng tầng mới, tiến bộđể thúc đẩy cơ sở hạ tầng tiếp tục phát triển

Biện chứng mối quan hệ cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là mối quan

hệ giữa kinh tế và chính trị, trong đó kinh tế giữ vai trò quyết định còn chính trị

là biểu hiện tập trung của kinh tế và có tác động mạnh mẽ trở lại đối với kinh tế Tóm lại, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có quan hệ biện chứng với nhau Do đó, khi xem xét và cải tạo xã hội phải thấy rõ vai trò quyết định của cơ

sở hạ tầng và tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng, không được tuyệt đối hoá hoặc hạ thấp yếu tố nào

II MỐIQUANHỆBIỆNCHỨNGGIỮAKINHTẾVÀCHÍNHTRỊ

Chính trị là một phạm trù tư tưởng thuộc kiến trúc thượng tầng của xã hội

Mà lý luận triết học Mác xít đã cho chúng ta thấy: vật chất quyết định ý thức, cơ

sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng Vì vậy chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng: tư tưởng chính trị sinh ra trên cơ sở kinh tếđược quy định bởi cơ sở kinh

Trang 6

tế Sự phụ thuộc của chính trị vào cơ sở kinh tếđược biểu hiện ở những diểm sau việc:

- Chính trị chỉ phát sinh trên cơ sở nền kinh tếđã phát triển đến một trình độ nhất định Điều này quá rõ khi ta nghiên cứu sự ra đời của chính trị Trình độ kinh tế yếu kém của chếđộ cộng sản nguyên thuỷđã không thể phát sinh vấn đề chính trị Chỉ từ khi xuất hiện chếđộ tư hữu về tư liệu sản xuất trong xã hội và sự phân chia xã hội thành giai cấp thì nhà nước cùng những vấn đề chính trị mới bắt đầu xuất hiện Sự xuất hiện chếđộ tư hữu trong xã hội đãđánh dấu một bước phát triển rõ rệt của trình độ phát triển kinh tế Chính trị là phương tiện để thực hiện mục đích kinh tế

- Chính trị phát triển theo sự phát triển của kinh tế Sự thay đổi của cơ sở kinh tế sớm hay muộn cũng dẫn đến sự thay đổi của chính trị Nội dung của chính trị do cơ sở kinh tế quyết định Chếđộ kinh tế là cơ sở của chếđộ chính trị Chính trị không thể thấp hơn trình độ phát triển của kinh tế Chếđộ chính trị phản ánh trình độ phát triển của kinh tế

- Trong xã hội có giai cấp, giai cấp giữ vị trí thống trị về kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị về mặt chính trị vàđời sống tinh thần của xã hội Các mâu thuẫn trong kinh tế, xét đến cùng, quyết định các mâu thuẫn trong lĩnh vực chính trị Đấu tranh giai cấp, thực chất làđấu tranh vì lợi ích kinh tế, điều đóđược thực hiện thông qua cuộc đấu tranh chính trị Theo F.Ănghen, bất cứ cuộc đấu tranh giai cấp nào cũng đều là cuộc đấu tranh chính trị, xét đến cùng đều xoay quanh vấn đề giải phóng về kinh tế Bất kỳ một giai cấp nào cầm quyền cũng hướng nền kinh tế của mình phát triển theo lập trường chính trị với mục đích phục vụ cho mục tiêu kinh tế- xã hội nhất định

Mặc dù phụ thuộc vào kinh tế song chính trị cũng có tính độc lập tương đối ở chỗ: chính trị không phản ánh thụđộng các quan hệ kinh tế, mà còn tác động ngược trở lại đối với kinh tế theo hai chiều hướng: tích cực và tiêu cực

Chính trị tác động một cách tích cực vào cơ sở kinh tế khi nội dung của các

tư tuởng, quan điểm chính trị phản ánh đúng, đầy đủđiều kiện khách quan của

cơ sở kinh tế và sự phát triển kinh tế Khi đó chính trị góp phần thúc đẩy làm cho kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, vững chắc Điều này chúng ta dễ dàng nhận thấy tốc độ phát triển của Việt Nam từ khi Đảng ta nhận thức đúng quy luật vận động khách quan của các quy luật kinh tế, từđóđã có sựđổi mới tư duy

Trang 7

chính trị trên lĩnh vực kinh tế Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không thể ra đời nếu tư duy về nền kinh tế hiện vật mang nặng tính tự cung tự cấp khép kín, quan liêu, bao cấp,… không bị phê phán, không bị loại bỏ; nếu tư duy chính trị không chấp nhận có tư duy hợp hữu cơ giữa quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội với tính tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Chính trị tác động một cách tiêu cực vào cơ sở kinh tế khi hệ thống chính trị

có quan điểm, tư tưởng thể hiện ý chí của giai cấp thống trịđã lỗi thời muốn duy trì quan hệ kinh tếđã lạc hậu không còn phù hợp nữa Do đó dẫn đến tình trạng kinh tếđã phát triển vượt xa nhưng chính trị vẫn không thay đổi Chính trị lúc này sẽ kìm hãm sự phát triển của kinh tế

V.I.Lênin đã khẳng định: “Nếu như không có một lập trường chính trịđúng đắn thì giai cấp nhất định nào đó không thể giữ vững được sự thống trị của mình Do đó cũng không thể nào hoàn thành nhiệm vụ của mình trong sản xuất” Khi thể chế chính trị không phù hợp với yêu cầu phát triển của kinh tế thì tất yếu dẫn đến sự sụp đổ của nền kinh tếđó Khi đó, việc thay đổi thể chế chính trị sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tếđó chính làđiều kiện quyết định để thúc đẩy nền kinh tế phát triển Như vậy, quan hệ giữa chính trị và kinh

tế là mối quan hệ biện chứng trong đó kinh tế là gốc của chính trị, chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế Đây là cơ sở phương pháp luận quan trọng trong việc nhận thức xã hội nói chung và nhận thức công cuộc đổi mới ở Việt Nam nói riêng

III.

NHẬNTHỨCVỀMỐIQUANHỆGIỮAKINHTẾVÀCHÍNHTRỊTRONGCÔNGCUỘCĐ ỔIMỚIỞ VIỆT NAM

Sau khi đất nước dành được thống nhất, bên cạnh thuận lợi và một số thành tựu bước đầu đã giành được, chúng ta đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới Tư tưởng chủ quan, say sưa với thắng lợi, nôn nóng, muốn tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội trong một thời gian ngắn, cùng những khiếm khuyết của mô hình kế hoạch hoá tập trung bộc lộ ngày càng rõ, làm cho tình hình kinh tế- xã hội nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng Bên cạnh đó, nước ta lại bị các thế lực thùđịch bao vây, cấm vận, gây ra chiến tranh biên giới Trước những khó khăn, thách thức, từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX, ở một sốđịa phương bắt

Trang 8

đầu đã có những tìm tòi, thử nghiệm cách làm ăn mới Đó là những bước khởi đầu của quá trình hình thành đường lối đổi mới

Đại hội Đảng VI (12-1986) đãđưa ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước Trong quá trình đổi mới toàn diện đất nước, từ nhận thức tính đúng đắn và vô cùng nhạy cảm của lĩnh vực chính trị, của đổi mới hệ thống chính trị, chúng ta

đã tập trung trước hết vào đổi mới trên lĩnh vực kinh tế, nhưng điều đó không có nghĩa chúng ta không đổi mới trên lĩnh vực chính trị Đây là bài học về việc xử

lý mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong quá trình chuyển đổi được thực hiện trong bối cảnh quốc tếđang thay đổi mạnh mẽ và có nhiều yếu tố tác động không thuận lợi

Chúng ta đã có những nhận thức mới quan trọng trong lĩnh vực kinh tế:

Một là, Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính

sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Hai là, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời

kỳ quáđộ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

Ba là, xây dựng nền kinh tếđộc lập tự chủ gắn liền với chủđộng hội nhập

kinh tế quốc tế Xây dựng nền kinh tếđộc lập tự chủ không chỉ xuất phát từ quan điểm đường lối chính trịđộc lập, tự chủ mà còn làđòi hỏi của thực tiễn, nhằm bảo đảm độc lập tự chủ vững chắc về chính trị, bảo đảm phát triển bền vững và

có hiệu quả cho chính ngay nền kinh tế, cho việc mở cửa hội nhập kinh tế quốc

tế Khi đã cóđộc lập tự chủ về chính trị thì nội dung cơ bản của độc lập tự chủ của một quốc gia là có xây dựng nền kinh tếđộc lập tự chủ hay không Nếu không xây dựng nền kinh tếđộc lập tự chủ thì dễ bị lệ thuộc, bị các thế lực xấu, thùđịnh lợi dụng vấn đề kinh tếđể lôi kéo hoặc khống chế, ép buộc chúng ta phải thay đổi chếđộ chính trị, đi chệch quỹđạo của xã hội chủ nghĩa Nói cách khác,

có xây dựng được nền kinh tếđộc lập tự chủ thì mới tạo được cơ sở kinh tế, cơ

sở vật chất – kỹ thuật của chếđộ chính trịđộc lập tự chủ Độc lập tự chủ về kinh

tế là nền tảng vật chất để bảo đảm cho sựđộc lập tự chủ bền vững về chính trị, không thể cóđộc lập tự chủ về chính trị nếu bị lệ thuộc về kinh tế Độc lập tự chủ về kinh tếđược đặt trong mối quan hệ biện chứng với độc lập tự chủ về các mặt khác sẽ tạo ra sựđộc lập tự chủ và sức mạnh tổng hợp của một quốc gia

Trang 9

Cóđộc lập tự chủ về kinh tế thì mới có thể chủđộng hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, bảo đảm giữ vững chủ quyền quốc gia và lợi ích dân tộc

Từđổi mới kinh tế mới thấy rõ yêu cầu, nội dung đổi mới chính trị Đổi mới kinh tế có kết quả làđiều kiện quan trọng cho đổi mới chính trị Khi chưa chuẩn

bị các tiền đề cần thiết đã nóng vội đẩy nhanh đổi mới chính trị sẽ dẫn đến mất

ổn định chính trị Song cũng không phải vì thế mà chậm đổi mới chính trị, vìđó làđiều kiện để phát triển kinh tế, thực hiện dân chủ Đổi mới trên lĩnh vực chính trị, trước hết là tư duy chính trị trên lĩnh vực kinh tế Đổi mới tư duy kinh tế của thời kỳ phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một tất yếu từ yêu cầu phát triển của thực tiễn nhưng lại mang tầm chỉđạo chiến lược đối với thực tiễn đổi mới kinh tế Mặt khác không thểđồng nhất đổi mới tư duy chính trị

về kinh tế với đổi mới toàn diện hệ thống chính trị cả về tổ chức, phương thức hoạt động và cán bộ của hệ thống đó Đổi mới các hoạt động trong hệ thống chính trị cần được tiến hành thận trọng trên cơ sở nghiên cứu và chuẩn bị rất nghiêm túc, tạo sự nhất trí cao trong xã hội, tiến hành liên tục từng bước vững chắc, tuyệt đối không được nhân danh cải tổ, cải cách mà tạo ra tình hình mất ổn định chính trị, dẫn đến sự rối loạn Tuy nhiên không vì thế mà tiến hành chậm trễđổi mới hệ thống chính trị (nhất là về hoàn thiện hệ thống pháp luật, về cải cách hành chính, về tổ chức bộ máy và cán bộ, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân) vì sự chậm trễđó cản trở việc đổi mới kinh tế và các lĩnh vực khác

Việc giải quyết các vấn đề chính trị là không thể thoát ly khỏi sự tăng trưởng kinh tế, không thể vượt ra ngoài khả năng mà kinh tế cho phép nhưng không phải cứ có tăng trưởng kinh tế là tự khắc giải quyết được mọi vấn đề xã hội Vì vậy mà không thể nào ngồi chờ cho đến khi kinh tế phát triển rồi thì mới coi trọng chính trị và mới bắt đầu giải quyết các vấn đề chính trị Việc coi nhẹ các chính sách chính trị hay chậm đổi mới chính trị khi màđiều kiện xã hội, nhất là chính sách kinh tếđã thay đổi, thì chắc chắn sẽđẫn đến sự bất công, sự phân hoá

xã hội quá mức và sẽ khó tránh khỏi được rối loạn Vì chính trị có tác động trở lại đối với kinh tế cho nên các chính sách chính trịđúng đắn và kịp thời sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và nếu ngược lại thì có khi các vấn đề chính trị lại gây cảc trở cho sự tăng trưởng kinh tế, gây mất ổn định xã hội Chính vì

Trang 10

vậy mà một lần nữa khẳng định mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất biện chứng với nhau giữa kinh tế và chính trị

* Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới: con đường đi tới tương lai của Việt Nam

Sau 20 năm đổi mới, xã hội Việt Nam đã có những thay đổi sâu sắc Những thay đổi đó mang lại cho Việt Nam một thế và lực phát triển mới khi bước vào thế kỷ mới

Ngày nay, xét trên tất cả các mặt, tiềm lực phát triển của Việt Nam đãđược nhân lên gấp bội so với trước đổi mới Nền kinh tếđã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng của thập niên 80, đứng vững trước tốc độ tiêu cực to lớn của cuộc khủng hoảng khu vực nửa cuối thập niên 90 Những nền tảng cho quá trình tăng trưởng nhanh bền vững đãđược tạo lập và củng cố Thể chế kinh tế thị trường được khẳng định dứt khoát nhờ hiệu quả phát triển to lớn mà nóđem lại trong thời gian qua Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoáđã tạo nên cơ sở xuất phát tốt cho giai đoạn tới Đời sống nhân dân được cải thiện rõ ràng không chỉđem lại cho nền kinh tế một khả năng đầu tư phát triển mới to lớn hơn mà còn củng cố lòng tin vào định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa và tạo ra động lực phát triển mạnh mẽ Trong các quan hệ quốc tế, vị thế của Việt Nam đãđược thay đổi rõ rệt Đây làđiều kiện cơ bản cho phép Việt Nam tiếp tận dễ dàng hơn đến cơ hội phát triển, tận dụng hiệu quả hơn các lợi thế phát triển của một nước đi sau

Sau 20 năm đổi mới, Việt Nam đang bước vào thế kỷ mới với một vóc dáng mới đầy triển vọng Tuy nhiên, đó chỉ mới là một mặt của vấn đề Đảng và Nhà nước Việt Nam nhận thức rõ ràng đổi mới là cuộc thử nghiệm một con đường phát triển mới Sai lầm và khiếm khuyết là không thể tránh khỏi Trên cơ sở nghiêm túc tổng kết thực tiễn, các kỳĐại hội Đảng, mà gần đây nhất là Đại hội

X, đã phân tích sâu sắc các điểm yếu kém nội tại của nền kinh tế, các vấn đề chính trị- xã hội phát sinh trong quá trình đổi mới, vạch ra các nguyên nhân của tình hình, định vị rõ những yếu tố cóảnh hưởng to lớn đến triển vọng phát triển toàn cầu và khu vực và khả năng tác động của chúng đến Việt Nam Những nhận thức như là cơ sởđể rút ra các nhận định về thời cơ, nguy cơ và thách thức phát triển mà Việt Nam đang và sẽđối mặt trong giai đoạn tới Cơ hội phát triển

là rất lớn, song thách thức còn rất gay gắt

Ngày đăng: 27/01/2013, 15:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w