0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Thành phần dinh dưỡng

Một phần của tài liệu DINH DƯỠNG VÀ THỰC PHẨM: CÁC LOẠI TRÁI CÂY PDF (Trang 33 -41 )

Dâu cĩ nhiều vitamin C, B, chất xơ khơng hịa tan

lignin ở hạt dâu và trên vỏ, và chất xơ hịa tan pectin

trong trái dâu. Trong 100g trái dâu cĩ 21mg folacin, 42mg

vitamin C, 1,5g chất xơ.

Bảo quản

Khơng nên mua dâu mềm chảy nước, vỏ như mọc nấm. Thường thường dâu nhỏ và trung bình lại ngon ngọt hơn trái to.

Dâu ngon khi nom cĩ màu đỏ tươi, thịt chắc, cuống xanh cĩ lá nhỏ. Dâu màu hơi tái là dâu non, cịn dâu cĩ những đốm đỏ sậm lại là chín quá. Dâu cĩ cuống lá non màu nâu đất là dâu già.

Mua dâu về lựa bỏ trái hư để tránh nấm mốc lan tràn, giữ nguyên cuống rồi cất giữ trong tủ lạnh, nhưng đừng

để quá lâu. Chỉ rửa dâu trước khi ăn và cắt cuống sau khi rửa, tránh nước thấm vào làm mất vị ngọt của dâu.

Chỉ cắt dâu ngay trước khi ăn, vì cắt để lâu vitamin C bị phân hủy làm giảm giá trị dinh dưỡng của dâu.

Muốn dâu dịu ngọt, thêm chút đường. Đường hịa với nước tiết của dâu, một lúc sau dâu trở nên mềm dễ ăn.

Dâu cĩ thể ăn tươi, làm mứt, đĩng hộp.

Dâu khử trùng bằng sức nĩng mất bớt một phần

vitamin C và cũng ngả sang màu đất, nên để giữ màu tự nhiên của dâu, người ta thường cho thêm một chút nước trái chanh.

Tác dụng trị bệnh

Trái dâu vừa là một loại trái ăn ngon, vừa là một vị thuốc được dân gian dùng để chữa bệnh.

Dâu cĩ tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, làm bớt đau nhức xương khớp, chữa các bệnh ngồi da như mụn trứng cá, nấm da...

Dâu cĩ nhiều chất chống oxy hĩa, cĩ tác dụng làm giảm nguy cơ bệnh tim, ung thư, thối hĩa thần kinh và làm chậm tiến trình lão suy.

Chất folacin trong dâu gĩp phần làm giảm nguy cơ khuyết tật bẩm sinh ở trẻ em như chẻ mơi, ống thần kinh kém phát triển.

Vitamin C cĩ nhiều trong dâu nên rất tốt để ngừa thiếu vitamin này, tránh bệnh hoại huyết.

Vài điều cần lưu ý

Dâu là một trong 12 loại thực phẩm hàng đầu gây dị ứng cho người ăn. Mười một thứ kia là sơcơla, trứng, cá, bắp ngơ, hạt đậu, sữa, quả hạch, quả đào, thịt heo, đồ biển và hạt lúa mì.

Dâu cĩ chất salicylate, cĩ cấu trúc tương tự như aspirin, nên quý vị dị ứng với thuốc giảm đau này nên cẩn thận.

Ngồi ra, acid oxalic trong dâu cĩ thể làm trầm trọng bệnh sạn thận, sạn ống dẫn tiểu, làm cơ thể khĩ hấp thụ

calci và sắt.

BƯỞI

B

ưởi là cây cùng họ với cam quít, trái to, vỏ màu vàng hoặc xanh, múi nhiều nước cĩ vị chua ngọt, gây cảm giác dễ chịu khi ăn. Bưởi ở Việt nam cĩ cùi dày, múi to và nhiều loại rất ngon ngọt như bưởi Đoan Hùng, Hưng Yên, bưởi Phúc Trạch, Năm Roi...

Thành phần dinh dưỡng

Bưởi là mĩn ăn được những người muốn giảm cân ưa chuộng. Cĩ người sáng dậy điểm tâm bằng một trái bưởi, rồi ăn trưa cũng dùng bưởi để “giữ eo”. Lý do là vì đã cĩ một phong trào ăn kiêng cổ võ là bưởi cĩ khả năng đặc

biệt tiêu hủy những tảng mỡ béo nằm ở vịng số 2 và 3. Đây chỉ là một thơng tin phĩng đại, vì khơng cĩ thực phẩm nào cĩ thể làm tiêu mỡ béo.

Tuy nhiên vì cĩ ít năng lượng và nhiều chất xơ, ăn nửa trái bưởi đã gần no, nên chỉ cĩ thể ăn thêm một ít thức ăn khác, nhờ đĩ mà khơng mập.

Một trái bưởi cung cấp khoảng 200 calori, 78mg vitamin

C, 650mg kali; 80mg calci; 50mcg folacin, 2g chất xơ hịa tan pectin.

Loại bưởi màu đỏ và hồng cịn cĩ thêm beta caroten, một chất chống oxy hĩa mà cơ thể sẽ chuyển hĩa thành

vitamin A. Bưởi cĩ thể ăn trái hoặc vắt lấy nước.

Bảo quản

Bưởi cĩ thể để ngồi phịng ít ngày cho thêm chín rồi cất trong tủ lạnh, nước bưởi cần được chứa trong bình thủy tinh cất trong tủ lạnh. Nên đổ nước bưởi đầy lên gần nắp để tránh sự oxy hĩa làm mất vitamin C.

Khi mua, lựa trái bưởi chắc, nặng, vỏ nhẵn thín, mỏng thì mới cĩ nhiều nước. Thường thường bưởi cĩ màu vàng, nhưng nếu hơi xanh thì nước ngọt hơn. Tránh trái bưởi mà vỏ phồng lên, nhẹ tênh vì ruột khơ teo, khơng cĩ nước.

Tác dụng trị bệnh

Bưởi vừa là loại trái cây được nhiều người ưa thích, vừa cĩ một số tác dụng trong việc phịng bệnh, và đơi khi chữa bệnh nữa. Nhiều người tin là ăn bưởi tim sẽ khỏe

hơn, cholesterol xuống thấp, làm giảm nguy cơ ung thư, tránh được các bệnh nghẽn tắc động mạch.

Thực vậy, bưởi cĩ nhiều chất xơ hịa tan pectin, mà các chất xơ cĩ cơng dụng làm giảm cholesterol trong máu, do đĩ làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. Nhiều nghiên cứu cho thấy chất pectin cịn cơng hiệu hơn cả thuốc

cholestyramine vẫn được dùng để làm giảm cholesterol

trong máu. Bác sĩ James Ceda quan sát một nhĩm người ăn bưởi đều đặn mỗi ngày thì thấy rằng cholesterol giảm xuống tới 8%.

Bưởi làm giảm nguy cơ suy tim, nhờ cĩ nhiều chất chống oxy hĩa lycopene. Nhiều nghiên cứu tại Đại học

Harvard cho thấy là lycopene cũng làm giảm nguy cơ ung thư tuyến nhiếp.

Kết quả nghiên cứu ở Hà Lan cho thấy là bưởi làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày, cịn theo các nghiên cứu ở Thụy Sĩ thì bưởi làm giảm nguy cơ ung thư tụy tạng.

Nhiều người bị đau nhức xương khớp, ăn bưởi thấy như bớt đau, cĩ lẽ nhờ bưởi cĩ phytochemical ngăn chặn chất

prostaglandin làm viêm khớp xương.

Vitamin C trong bưởi cũng giúp cơ thể hấp thụ nhiều chất sắt, làm vết thương mau lành và tránh khỏi bệnh hoại huyết vì thiếu vitamin này.

Lưu ý

Uống nhiều nước bưởi cĩ thể tương tác với một số dược phẩm như thuốc chữa cao huyết áp, thuốc chống dị

ứng, thuốc ngủ. Cĩ thể vì bưởi cĩ hĩa chất làm giảm sự chuyển hĩa và bài tiết thuốc ra khỏi cơ thể, nên tác dụng của thuốc kéo dài lâu hơn và đưa tới những nguy cơ như huyết áp xuống quá thấp, nhịp tim đập mau, nhức đầu, chĩng mặt...

DỨA

D

ứa là trái cây miền nhiệt đới, cĩ nguồn gốc từ các quốc gia Trung và Nam Mỹ. Khi Christopher Columbus (1451-1506) thám hiểm châu Mỹ, thấy dứa trồng ở quần đảo Guadeloup rất ngon, bèn mang về dâng lên cho nữ hồng Tây Ban Nha Isabella Đệ nhất. Từ đĩ, dứa được trồng ở các thuộc địa của Tây Ban Nha, nhất là các quốc gia thuộc khu vực Thái Bình Dương.

Cây dứa thân ngắn, lá dài và cứng, cĩ gai mọc ở mép, quả cĩ nhiều mắt, phía trên cĩ một cụm lá.

Nơng trại trồng dứa quy mơ lớn đầu tiên trên thế giới được thiết lập ở Hawai vào năm 1885. Quần đảo này dẫn đầu về sản xuất dứa trên thế giới cho tới năm 1960. sau đĩ, Philippin là nước trồng và xuất cảng nhiều dứa nhất. Các quốc gia khác ở Đơng Nam Á cũng sản xuất một lượng dứa khá lớn.

Nhờ kỹ thuật canh tác hàng loạt nên nhu cầu tiêu thụ dứa được đáp ứng đầy đủ với giá phải chăng. Dứa

cĩ quanh năm, nhưng nhiều nhất vào tháng 6, tháng 7. Trung bình từ lúc trồng tới lúc thu hoạch mất 18 tháng. Dứa được hái khi đã chín nên sẵn sàng để ăn.

Thành phần dinh dưỡng

Dứa cĩ nhiều vitamin C, chất xơ pectin và chất gum. Một ly dứa tươi (240ml) cung cấp khoảng 80 calori và 25mg vitamin C, 0,1mg thiamine, 16mcg folacin, 0,15mcg

vitamin B6; 17mg magnesium, 0,5mg sắt, 2g chất xơ. Dứa cĩ nhiều chất bromelain, một loại enzym giống như papain của đu đủ, cĩ tác dụng làm mềm thịt và cho thịt vị thơm ngon. Bromelain cũng thường gây ra dị ứng da cho người tiêu thụ. Dứa đĩng hộp cịn giữ được vitamin

C nhưng bromelain bị hơi nĩng phân huỷ.

Ăn dứa

Dứa tươi cĩ hương vị nồng ngọt, rất thích hợp để làm mĩn tráng miệng kích thích tiêu hĩa hoặc làm mĩn ăn vặt.

Miếng dứa phía dưới, gần phía gốc thường ngon hơn, vì như kinh nghiệm của ơng cha ta là “Ăn dứa đằng đít, ăn mít đằng cuống”.

Sau khi gọt vỏ, khía bỏ mắt, dứa được bổ dọc làm tám hoặc cắt khoanh trịn mỏng vừa phải, rắc thêm ít đường, để trong tủ lạnh khoảng 15 phút rồi mang ra ăn thì tuyệt hảo.

Nước dứa hịa với đường hớp vào mát lạnh cả người. Nhiều người thích chấm dứa với tí muối ớt, vừa ngọt vừa mặn và cay.

Dứa cịn dùng để xào nấu với thịt cá. Mĩn canh chua cá lĩc, dứa xanh thêm vài ngọn ngổ thì cơm ba nồi cũng hết!

Khi nấu, hơi nĩng làm mềm dứa vì chất cellulose tan rã, dứa hút gia vị và chất ngọt của thịt, cá.

Một đĩa xà lách trộn thập cẩm thêm vài miếng dứa thái mỏng nhỏ ăn càng ngon.

Năm 1892, một người Anh là Đại úy John Kidwell lần đầu tiên sản xuất dứa đĩng hộp. Dứa thường được hái khi chín mùi, rất khĩ chuyên chở đi xa vì dễ hỏng, nên được đĩng hộp sẽ dễ chuyên chở hơn. Dứa đĩng hộp là dứa đã chín, chín từ dưới cuống trở lên, nên thường cần đến ba quả dứa mới được một hộp dứa cĩ phẩm chất tốt. Dứa hộp được thêm nước đường nên cĩ nhiều năng lượng.

Ngồi ra cịn cĩ dứa sấy khơ hoặc nước dứa ép cũng là những mĩn ăn thức uống ngon, bổ.

Mua dứa

Mua dứa tươi lựa trái to, nặng nước, tốt ra mùi thơm của dứa, lá trên cuống cịn xanh. Khi gõ dứa phát ra một âm thanh đặc, quả dứa cầm trên tay thấy chắc, khơng cĩ chỗ mềm. Vỏ dứa cĩ thể hơi xanh hoặc vàng cũng khơng sao. Dứa cĩ thể giữ trong hay ngồi tủ lạnh.

Lưu ý

Dứa rất lành tính, nhưng đơi khi cĩ thể gây dị ứng nhẹ ở da vì cĩ chất bromelain.

Dứa cĩ chất tyrosine. Một vài u bướu hạch nội tuyến cũng tiết ra nhiều tyrosine, nên mấy ngày trước khi thử máu để tìm u bướu này, nếu ăn dứa thì thử nghiệm cĩ thể sai lệch, cho kết quả dương tính mà thực ra là khơng cĩ.

Một vài báo cáo khoa học mới đây nĩi là trên mắt vỏ dứa cĩ một hĩa chất khơng tốt cho sức khoẻ. Vì thế, tốt nhất là nên tránh ăn mắt dứa.

Một phần của tài liệu DINH DƯỠNG VÀ THỰC PHẨM: CÁC LOẠI TRÁI CÂY PDF (Trang 33 -41 )

×