1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu một số ảnh hưởng của văn hóa người tày trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại huyện lục yên tỉnh yên bái

151 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Một Số Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Người Tày Trong Chăm Sóc Sức Khỏe Ban Đầu Tại Huyện Lục Yên Tỉnh Yên Bái
Tác giả Hoàng Văn Liêm
Người hướng dẫn TS. Đào Thị Ngọc Lan
Trường học Trường Đại Học Y - Dược Thái Nguyên
Chuyên ngành Y tế công cộng
Thể loại luận án bác sĩ chuyên khoa cấp ii
Năm xuất bản 2012
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 151
Dung lượng 2,86 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Thực trạng công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu (13)
    • 1.1.1. Vài nét về chăm sóc sức khoẻ ban đầu (13)
    • 1.1.2. Một số nét về chăm sóc sức khỏe ban đầu trên thế giới (15)
    • 1.1.3. Tình hình thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở Việt Nam (16)
    • 1.1.4. Chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân ở miền núi phía Bắc . 18 1.2. Đặc trưng văn hóa của dân tộc Tày (18)
    • 1.2.1. Vài nét về lịch sử văn hoá dân tộc Tày châu Á (33)
    • 1.2.2. Vài nét về lịch sử văn hoá dân tộc Tày Việt Nam (0)
    • 1.2.3. Văn hoá dân tộc Tày ở một số tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam (35)
  • 1.3. Đặc điểm chung của huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái (39)
  • Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (13)
    • 2.1. Đối tượng (0)
    • 2.2. Địa điểm (41)
      • 2.2.1. Xã Lâm Thượng (41)
      • 2.2.2. Xã Mường Lai (42)
    • 2.3. Thời gian nghiên cứu (42)
    • 2.4. Phương pháp nghiên cứu (42)
      • 2.4.1. Phương pháp: (42)
      • 2.4.2. Thiết kế nghiên cứu (42)
      • 2.4.3. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu (42)
      • 2.4.4. Các nhóm chỉ tiêu nghiên cứu (43)
      • 2.4.5. Phương pháp điều tra (47)
      • 2.4.6. Cán bộ điều tra (48)
      • 2.4.7. Phương pháp xử lý số liệu (48)
      • 2.4.8. Phương pháp khống chế sai số (49)
    • 2.5. Đạo đức nghiên cứu (49)
      • 3.1.1. Kết quả chăm sóc sức khỏe ban đầu qua số liệu điều tra hộ gia đình (50)
      • 3.1.2. Kết quả thực hiện CSSKBĐ qua thực hiện chuẩn Quốc gia về y tế xã ở huyện Lục Yên (0)
      • 3.1.3. Kết quả điều tra thanh niên người Tày Lục Yên (74)
      • 3.1.4. Kết quả điều tra trẻ em dưới 5 tuổi (0)
    • 3.2. Các đặc trưng văn hoá của người Tày và mối liên quan giữa các yếu tố với công tác CSSKBĐ của người Tày huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái (0)
      • 3.2.1. Một số đặc trưng văn hóa của người Tày ảnh hưởng đến sức khỏe của người Tày huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái (77)
      • 3.2.2. Các yếu tố liên quan đến CSSKBĐ người Tày huyện Lục Yên…71 Chương 4. BÀN LUẬN (83)
    • 4.1. Thực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người Tày huyện Lục Yên (0)
    • 4.2. Các đặc trưng văn hoá của người Tày và mối liên quan giữa các yếu tố với công tác CSSKBĐ của người Tày huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái (102)
      • 4.2.1. Một số đặc trưng văn hóa của người Tày ảnh hưởng đến sức khỏe của người Tày huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái (102)
      • 4.2.2. Các yếu tố liên quan đến CSSKBĐ người Tày huyện Lục Yên (105)
  • KẾT LUẬN (108)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (111)

Nội dung

Thực trạng công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu

Vài nét về chăm sóc sức khoẻ ban đầu

Năm 1978, Hội nghị Quốc tế về chăm sóc sức khoẻ ban đầu (CSSKBĐ) họp tại Alma Ata đã đề ra chiến lược toàn cầu “Sức khoẻ cho mọi nhà vào năm 2000” (Health for all by the year 2000) và xác định chăm sóc sức khoẻ ban đầu là chìa khoá để mang lại sức khoẻ cho mọi người CSSKBĐ (Primary Health Care) được định nghĩa như sau: “CSSKBĐ là những chăm sóc thiết yếu dựa trên cơ sở thực tiễn, có cơ sở khoa học và được chấp nhận về mặt xã hội, có thể phổ biến rộng rãi tới các cá nhân, gia đình và cộng đồng thông qua sự tham gia đầy đủ của họ với chi phí mà cộng đồng và nước đó có thể chấp nhận được để duy trì hoạt động chăm sóc sức khoẻ (CSSK) ở mọi giai đoạn phát triển trên tinh thần tự nguyện, tự giác” [20], [69 ] CSSKBĐ là một hệ thống quan điểm với 7 nguyên tắc: Công bằng, Phát triển, Tự lực, Kỹ thuật phù hợp, Dự phòng thích hợp, Hoạt động liên ngành và Cộng đồng tham gia. CSSKBĐ bao gồm 8 nội dung như sau:

1 Giáo dục sức khoẻ (GDSK)

2 Cải thiện điều kiện dinh dưỡng - ăn uống.

3 Cung cấp nước sạch - Thanh khiết môi trường.

4 Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em - Kế hoạch hoá gia đình (BVSKBMTE -KHHGĐ).

5 Tiêm chủng mở rộng (TCMR).

6 Phòng và chống bệnh dịch lưu hành.

7 Khám chữa bệnh và thương tích thông thường.

8 Cung cấp thuốc thiết yếu.

Nội dung CSSKBĐ tại Việt Nam có 8 nội dung trên và bổ sung thêm 2 nội dung có tính đặc thù đó là:

9 Củng cố màng lưới y tế cơ sở.

Các nội dung CSSKBĐ đều được triển khai thực hiện tại cộng đồng Tuỳ theo từng nước, từng mô hình sức khoẻ và bệnh tật để chọn thứ tự ưu tiên cho thích hợp Ở Thái Lan người ta đã gắn 8 nội dung CSSKBĐ của Alma Ata vào nhu cầu cơ bản, tối thiểu về CSSK của mỗi người dân và cộng đồng [69]. Đối với nước ta, những năm đầu của thập kỷ 50, quan điểm y tế đã thể hiện một cách khá toàn diện về những vấn đề cơ bản trong quan niệm CSSKBĐ Năm 1993, tại kỳ họp thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII đã có quyết định về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, trong đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của công tác CSSKBĐ và củng cố y tế cơ sở (YTCS) [3], [4] Ngày 20/06/1996, Chính phủ đã ban hành nghị định 37/CP về định hướng chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong giai đoạn năm 1996 đến năm 2000 và

2020, có viết: “CSSKBĐ là một công tác trọng yếu để đạt được các mục tiêu quản lý tỷ lệ mắc bệnh, giảm tỷ lệ tử vong, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, tăng cường sức khoẻ và thể lực, tăng tuổi thọ, tạo điều kiện để mọi người dân đều được hưởng một cách công bằng những dịch vụ CSSK” [5], [7] Nội dung củng cố và hoàn thiện y tế cơ sở có ý nghĩa chiến lược rất quan trọng trong hệ thống y tế nhà nước, góp phần quyết định sự thành công của CSSKBĐ Đây là tuyến gần dân nhất, sát với đối tượng đông đảo nhất mà ngành y tế được phục vụ Cán bộ y tế cơ sở phát hiện những vấn đề sức khỏe sớm nhất, giải quyết được 80% khối lượng phục vụ y tế tại chỗ, là nơi thể hiện sự công bằng trongCSSKBĐ rõ nhất, nơi trực tiếp thực hiện kiêm nhiệm các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, là bộ phận quan trọng nhất của ngành y tế tham gia phát triển kinh tế xã hội và ổn định chính trị xã hội ở cơ sở [9].

Một số nét về chăm sóc sức khỏe ban đầu trên thế giới

Theo các nhà nghiên cứu cộng đồng trên thế giới, muốn thực hiện được CSSKBĐ cần phải có chính sách Y tế đúng đắn, phải có tiêu chuẩn và chỉ số đánh giá phù hợp Trong chiến lược sức khỏe của hầu hết các nước trên thế giới, CSSKBĐ được đặt ra hàng đầu, giải quyết mọi khó khăn để đạt được mục đích Về mặt tổ chức hoạt động CSSKBĐ, trên thế giới hầu hết các nước rất chú ý quan tâm, phát triển tổ chức Y tế tuyến huyện, ở nhiều nước đây là tuyến thực hiện CSSKBĐ [69] Trong CSSKBĐ công tác Y học dự phòng được nhiều nước trên thế giới rất quan tâm, đặc biệt là các nước đang phát triển Vệ sinh môi trường (VSMT) là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong công tác Y học dự phòng, vấn đề này được tuyên truyền cho nhân dân một cách sâu rộng như tuyên truyền vệ sinh cá nhân người mẹ trong việc góp phần làm giảm tỉ lệ trẻ bị tiêu chảy, rửa tay trước khi ăn phòng bệnh tiêu chảy, giáo dục cho trẻ em tuổi học đường về thái độ, hành vi đối với vệ sinh cá nhân. Trong VSMT, việc cung cấp đủ nước sạch cho sinh hoạt là mục tiêu phấn đấu của rất nhiều quốc gia Thanh toán nguồn nước không vệ sinh là mục tiêu phấn đấu của nhiều quốc gia châu Phi, châu Á để làm giảm tỉ lệ chết trẻ em do bị tiêu chảy [67], [70 ] Nguồn nước còn là một tiêu chuẩn đánh giá tình hình

Y tế quốc gia Ngoài ra, muốn đánh giá tình trạng vệ sinh của một cộng đồng, cần phải có những tiêu chuẩn phù hợp với nó.

Trong CSSKBĐ thì công tác chăm sóc sức khoẻ cho các bà mẹ đặc biệt là những bà mẹ có thai là hết sức quan trọng Người phụ nữ cần được khám thai, tiêm phòng uốn ván thường xuyên và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ Việc phòng chống các bệnh dịch lưu hành như các bệnh nhiễm trùng, sốt rét cũng là những vấn đề cần quan tâm.

Theo nguồn AUSAID - 1997: Hệ thống cơ sở y tế công cộng của Việt Nam đã đảm bảo cung cấp dịch vụ ở tất cả các tuyến, các chỉ số về tiếp cận cơ sở Y tế cao hơn nhiều so với các nước đang phát triển Ví dụ như tỷ lệ Trạm

Y tế trên triệu dân là 170, so sánh với 32 của Indonesia, 62 của Trung Quốc,

441 của Thái Lan Tỷ lệ giường bệnh là một giường bệnh cho 389 người dân so sánh với 465 ở Trung Quốc, 665 của Thái Lan và 1.743 của Indonesia Một thầy thuốc phục vụ cho 2.694 người dân, 1 y tá phục vụ 760 người dân, có thể đánh giá là nước có tỷ lệ cao nhất trong hầu hết các nước đang phát triển [20],

[66], [68] Đây là điều rất đáng phấn khởi ở một nước mà nền kinh tế còn chưa phát triển như nước ta.

Tình hình thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở Việt Nam

Ngày nay, công tác CSSKBĐ đã được thực hiện trong toàn quốc Trong quá trình thực hiện đã gặp không ít khó khăn vì chúng ta còn chưa có nhiều kinh nghiệm tổ chức, đời sống kinh tế xã hội của đất nước chưa ổn định

Tuy nhiên CSSKBĐ đã có những đóng góp to lớn trong việc CSSK cho nhân dân [13] Trong một vài năm gần đây, các công trình nghiên cứu về CSSKBĐ ở nước ta đều có chung một số nhận xét như sau: Mặc dù đã có nhiều đổi mới trong lĩnh vực kinh tế, ở những thành phố lớn, các khu đô thị đời sống kinh tế đã có nhiều cải thiện, nhưng ngược lại ở nông thôn tình hình kinh tế vẫn còn rất khó khăn, do vậy Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo của khu vực cũng như trên thế giới [1] Theo kết quả nghiên cứu của đơn vị chính sách Bộ y tế ở 7 vùng sinh thái cho thấy: Tỷ lệ hộ nghèo đói chung chiếm 27,2%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo đói cao nhất là miền núi phía Bắc (MNPB) (32%) VSMT là một nội dung rất quan trọng của CSSKBĐ, tuy nhiên vẫn là một vấn đề tồn tại hiện nay Số hộ gia đình có hố xí tạm hợp vệ sinh gồm hố xí dội nước và 2 ngăn chiếm 1 tỷ lệ rất thấp (5,3% và 9,6%) Nơi có tỷ lệ loại hố xí này cao nhất ở đồng bằng sông Hồng (36,9% và 48%), thấp nhất ở đồng bằng sông Cửu Long (7,0% và 2,4%) Loại hố xí thùng, một ngăn rất phổ biến ở các vùng với tỷ lệ chung 40,6%, cao nhất ở vùng Bắc Trung Bộ (68,3%) và thấp nhất ở Duyên hải miền Trung (13,0%) Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long loại hố xí thường gặp là cầu ao cá chiếm tỷ lệ 46,4% Có tới 1/5 tổng số hộ gia đình (19,2%) không có hố xí, tỷ lệ này cao nhất ở đồng bằng sông Cửu Long (42,9%), thấp nhất ở vùng Đông Nam Bộ (2,8%) [8]. Tình hình vệ sinh môi trường, thực trạng sử dụng hố xí và tỷ lệ hộ gia đình có các nguồn nước sạch cho phép chúng ta nhận định về mô hình bệnh tật và nhu cầu CSSK của cộng đồng.

Về tình hình bệnh tật: Mô hình bệnh tật ở nước ta vẫn là mô hình của những nước nghèo chủ yếu là bệnh nhiễm khuẩn và suy dinh dưỡng Nổi bật là sốt rét, nhiễm khuẩn hô hấp cấp (NKHHC) và tiêu chảy Vùng núi tỷ lệ mắc và chết cao do 3 bệnh sốt rét, viêm phổi, tiêu chảy thêm vào là bệnh bướu cổ với hậu quả là tỷ lệ đần độn cao [8], [9] Về tình hình sử dụng các dịch vụ y tế: Kể từ khi các chương trình CSSKBĐ được triển khai đến nay, việc sử dụng các dịch vụ y tế rất phong phú Có rất nhiều loại hình để phục vụ nhu cầu cuộc sống sức khoẻ Người dân có thể tự do lựa chọn sao cho phù hợp với điều kiện của mình và có hiệu quả nhất Theo Đơn vị chính sách - Bộ y tế, nghiên cứu ở 7 vùng sinh thái (1999) thấy tỷ lệ hộ gia đình có sử dụng dịch vụ y tế ở xã trung bình/ tháng là 23,5% Chỉ số sử dụng còn ở mức thấp và trung bình tuỳ theo từng vùng (dao động từ 9,0% đến 41%) Mua thuốc về tự chữa là cách xử trí đứng hàng đầu của các hộ gia đình khi có người ốm đau (45,2%

- 46,6%); Khám chữa bệnh ở y tế tư nhân là cách lựa chọn đứng hàng tiếp theo (17,6% - 18,9%) và khám chữa bệnh tại trạm y tế là sự lựa chọn đứng hàng thứ 3 (14,2% - 12,9%) Lý do chính khiến người dân lựa chọn khám chữa bệnh tại Trạm y tế xã là gần nhà (27,2%), chuyên môn tốt (25,1%) và quen biết (21,1%) Đối với y tế tư nhân lý do chính là quen biết (26,8%), chuyên môn tốt (24,2%), gần nhà (18,3%) Còn đối với Bệnh viện có 2 lý do chủ yếu là chuyên môn tốt (43,3%) và bệnh nặng (20,6%) [8], [18] Về chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em: Trong những năm gần đây công tác chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ và trẻ em đã thực hiện tương đối tốt Đặc biệt chương trình tiêm chủng mở rộng đã thu được kết quả rất tốt trong việc phòng 6 bệnh truyền nhiễm ở trẻ em Làm giảm tỷ lệ tử vong do 6 bệnh hay gặp và hạn chế được những di chứng tàn phế do bệnh Hầu hết trẻ em dưới 1 tuổi đã được tiêm chủng (94,7%) Số trẻ được tiêm đủ 6 loại vacxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng đạt tỷ lệ 79,4% [29] Do làm tốt công tác quản lý thai nghén nên đã giảm đáng kể tỷ lệ tai biến sản khoa và tình trạng suy dinh dưỡng bào thai Số phụ nữ được khám thai chiếm 80,6%; số được khám thai từ lần 2 trở lên chiếm tỷ lệ 40,3% 75,0% bà mẹ có thai đã được tiêm phòng Uốn ván Tỷ lệ tiêm uốn ván mũi 2 là 58% Tỷ lệ trẻ có cân nặng khi sinh 90% là người Tày Lập danh sách số hộ là người dân tộc Tày của mỗi xã, sau đó chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống, khoảng cách mẫu (k) trên cơ sở tổng số hộ trong xã chia cho 200.

-Chọn mẫu trẻ em người Tày < 5 tuổi để đánh giá tình trạng dinh dưỡng:

Sử dụng công thức trên với p = 0,35 (Tỷ lệ trẻ em người Tày ở Hà Giang và Thái nguyên suy dinh dưỡng trong nghiên cứu của Hoàng Khải Lập và cs

[48], d = 0,035, tính ra n được 710 Thực tế chúng tôi điều tra toàn bộ 716 trẻ em < 5 tuổi người Tày đang được theo dõi cân nặng ở 2 xã điều tra.

- Chọn mẫu đánh giá thể lực học sinh trung học người Tày cũng theo công thức trên với p = 0,5 (Tỷ lệ thanh niên người Tày có BMI trung bình trong nghiên cứu người Tày ở Lạng Sơn của Đàm Khải Hoàn là 50% [32]) nên n cũng sẽ là 400.

-Phỏng vấn sâu: 2 già làng, 5 Trưởng họ người Tày và 4 trưởng bản và 2 trưởng trạm y tế ở 2 xã điều tra.

-Thảo luận nhóm: 2 cuộc thảo luận nhóm tại cộng đồng về các nội dung văn hóa xã hội và chăm sóc sức khỏe ban đầu Mỗi cuộc cho một nhóm là 15 người:

+ 01 nhóm với lãnh đạo cộng đồng và y tế.

+ 01 nhóm với đại diện người dân (bà mẹ nuôi con 18 tháng, số trẻ được tiêm chủng đầy đủ.

- Nhóm các chỉ số về Kế hoạch hóa gia đình: Số phụ nữ áp dụng biện pháp tránh thai, số phụ nữ không áp dụng các BPTT, số BM đang nuôi con, số

BM mới sinh con, tuổi lấy chồng trung bình, số phụ nữ đẻ sớm 2 con.

- Nhóm chỉ số về tình hình bệnh tật: Số người ốm 2 tuần qua, Số người bị sốt ho, tiêu chảy, đau bụng, đau lưng khớp…

- Nhóm chỉ số sử dụng dịch vụ y tế như đến KCB tại TYT xã, tự mua thuốc về điều trị, sử dụng thuốc nam, cúng bái…

* Các chỉ số CSSKBĐ qua thực hiện chuẩn Quốc gia về y tế xã

- Chỉ số thực hiện chuẩn 1: Xã hội hóa chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân

-Chỉ số thực hiện chuẩn 2: Vệ sinh phòng bệnh

-Chỉ số thực hiện chuẩn 3: KCB và phục hồi chức năng

-Chỉ số thực hiện chuẩn 3: Y học cổ truyền

-Chỉ số thực hiện chuẩn 5: Chăm sóc sức khoẻ trẻ em

-Chỉ số thực hiện chuẩn 6: Chăm sóc sức khoẻ sinh sản

-Chỉ số thực hiện chuẩn 7: Xây dựng cơ sở hạ tầng, TTB của TYT xã

-Chỉ số thực hiện chuẩn 8: Nhân lực và chế độ chính sách

-Chỉ số thực hiện chuẩn 9: Kế hoạch và Tài chính cho trạm y tế

-Chỉ số thực hiện chuẩn 10: Thuốc thiết yếu và SD thuốc an toàn hợp lý

2.4.4.3 Các đặc trưng văn hóa xã hội trong cộng đồng người Tày

- Nhóm chỉ số về vệ sinh môi trường: Tỷ lệ hộ gia đình thả rông gia súc, gia cầm, tỷ lệ hộ đi vệ sinh ra ao, suối.

- Nhóm chỉ số về sử dụng nhà ở: Tỷ lệ nhà sàn, tỷ lệ nhà sàn có chuồng gia súc, gia cầm dưới gầm sàn, tỷ lệ nhà sàn chung với bếp.

- Nhóm chỉ số về sử dụng thực phẩm: Tỷ lệ người ăn thịt tái, cá gỏi.

- Nhóm chỉ số về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em: Tỷ lệ phụ nữ sau đẻ trong một tháng không được tiếp xúc với môi trường bên ngoài, tỷ lệ bà mẹ phải đi làm việc sau đẻ một tháng, phụ nữ không được đình sản do phong tục, tỷ lệ bà mẹ phải kiêng khem sau sinh đẻ, trẻ nhi trong một tháng sau đẻ không được tiếp xúc với người khác.

- Nhóm chỉ số về tập quán: Tỷ lệ người ốm được cúng bái, tỷ lệ người chết được làm ma trên 24 giờ, ma cà rồng, phù phép chữa bệnh, xem bói để cúng.

2.4.4.4 Một số tiêu chuẩn đánh giá các chỉ số nghiên cứu * Các chỉ tiêu kinh tế, văn hóa - xã hội

- Về kinh tế: Hộ nghèo theo Quyết định số 09/2011/QĐ- TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng, từ 4.800.000 đồng/ người/năm trở xuống, được công nhận là hộ nghèo.

+Nhà kiên cố là nhà xây các loại.

+Nhà bán kiên cố là nhà gỗ lợp cọ, nhà sàn lợp cọ.

+Nhà tạm là nhà lợp cọ, vách, nhà làm bằng tre, nứa, lá.

+ Hộ có phương tiện truyền thông (PTTT) là hộ có đài, tivi.

+Mù chữ là những người không biết đọc, không biết viết.

+Trình độ tiểu học là những người học đã tốt nghiệp lớp 5.

+Trình độ trung học cơ sở là những người học đã tốt nghiệp lớp 9.

+Trình THPT là những người học đã tốt nghiệp lớp 12.

* Các chỉ số về vệ sinh môi trường

- Nguồn nước sạch đạt tiêu chuẩn vệ sinh: Xa hố xí, nguồn ô nhiễm, nước bẩn không thấm vào, nước trong, không có màu khi nhìn bằng mắt thường, không mùi, vị Nguồn nước sạch bao gồm nước máy, nước giếng, bể nước mưa, bể chứa nước khe núi cao.

- Giếng nước hợp vệ sinh: Xây cách xa chuồng nuôi súc vật, hố xí nguồn ô nhiễm từ 10m trở lên, đường kính 0,8 - 2m, sâu 8 - 10m, bờ giếng xây cao hơn mặt đất 0,8m, sân giếng rộng 1m, có rãnh thoát nước, có giá để treo gầu.

- Hố xí hợp vệ sinh: Là những hố xí đảm bảo quản lý mầm bệnh và không để cho mầm bệnh phát tán ra ngoài môi trường xung quanh Những hố xí này không làm ô nhiễm đất, nước bề mặt, nước ngầm, không có mùi hôi thối, không có ruồi nhặng, không thu hút côn trùng và gia súc Nếu là hố xí hai ngăn: Sạch, không hôi, khô, không có ruồi, ủ kín đủ 4 tháng, có mái che, có cửa, có rãnh nước tiểu Nếu là hố xí thấm hay tự hoại: Sạch, không hôi, đủ nước dội, không có ruồi Miền núi loại hố xí chìm, xây dựng và sử dụng đúng qui cách cũng được coi là hố xí hợp vệ sinh.

*Các chỉ số về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em

- Bú sớm : là bú sau đẻ trong vòng 30 phút đến 1 giờ

- Thời gian ăn bổ sung đúng: là trẻ ăn bổ sung từ 7 tháng tuổi

- Thời gian cai sữa dúng: là cai sữa sau 18 tháng tuổi

- Khám thai đầy đủ: là khám từ 3 lần trở lên trong 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thời kỳ thai nghén

Đạo đức nghiên cứu

Đây là một nghiên cứu cộng đồng nhằm mục đích đánh giá thực trạng CSSKBĐ của người Tày nhằm giúp cho các nhà quản lý Y tế cũng như xã hội có cơ sở khoa học để hoạch định chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và Y tế để chăm sóc sức khoẻ tốt hơn cho người Tày Quá trình nghiên cứu không làm ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và môi trường mà lại được cộng đồng chấp nhận vì nó mang lợi ích thiết thực cho cộng đồng Tôn trọng các phong tục tập quán của người Tày.

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Thực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người Tày huyện Lục Yên

3.1.1 Kết quả chăm sóc sức khỏe ban đầu qua số liệu điều tra hộ gia đình

Bảng 3.1 Một số thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu

Chỉ số Chung Lâm Thượng Mường Lai p

-Phần lớn đối tượng nghiên cứu có độ tuổi < 20 tuổi (32,6%).

-Tỷ lệ giới: nam, nữ trong nghiên cứu tương đương nhau và tương tự ở cả

2 xã điều tra (48,9% và 51,1% theo thứ tự).

- Về trình độ học vấn đối tượng điều tra không đồng đều, số người dân có trình độ học vấn cao hơn cả là THCS (47,2%); tuy nhiên số người dân có học vấn thấp như Mù chữ (14%), Biết đọc biết viết (4,8%).

Bảng 3.2 Phân bố hộ gia đình theo điều kiện kinh tế văn hóa

Chỉ số Chung Lâm Thượng Mường Lai p

Phương tiện truyền thông (Đài, ti vi, báo chí sức khỏe)

Khoảng cách từ nhà đến TYT xã:

- Tỷ lệ hộ nghèo người Tày 2 xã điều tra không cao (25,8%); phần lớn các hộ có thu nhập mức trung bình (56,5%); có 17,7% số hộ gia đình có thu nhập cao Tất cả (100%) hộ gia đình người Tày có PTTT đại chúng Chỉ số này ở 2 xã điều tra tương tự nhau (p > 0,05).

- Đa số hộ gia đình ở gần trung tâm xã (cách < 5km), tỷ lệ này là 86,0%; so sánh giữa 2 xã có sự khác biệt rõ rệt với p < 0,05.

Bảng 3.3 Tình hình các công trình vệ sinh của các hộ gia đình

Chỉ số Chung Lâm Thượng Mường Lai p

Số hộ SD nước giếng 350 86,0 119 58,1 95 47,0

Số SD nước máng lần 54 13,3 80 39,0 33 16,3 < 0,05

Số hộ SD nguồn nước

Số hộ SD nước không 189 46,4 95 46,3 94 46,5 sạch > 0,05

Số hộ SD nước sạch 218 53,6 110 53,7 108 53,5

Số hộ có hố xí 231 56,8 110 53,7 121 59,9

Số hộ có hố xí HVS 136 58,9 65 59,1 71 58,7

Số hộ có hố xí không 95 41,1 45 40,9 50 41,3 > 0,05 HVS

Số hộ không có hố xí 176 43,2 95 46,3 81 40,1

Số hộ có chuồng GS ở 62 15,2 38 18,5 24 11,9 gần nhà

Số hộ có chuồng GS 298 73,2 142 69,3 156 77,2 > 0,05 xa nhà

Không có chuồng gia 47 11,6 25 12,2 22 10,9 súc Ăn cá gỏi 95 23,3 59 28,8 36 17,8 < 0,05

Tổng số hộ điều tra 407 100,0 205 100,0 202 100,0

- Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước giếng cao nhất (86%), tiếp theo là nước máng lần (13,27%); so sánh giữa 2 xã có sự khác biệt với p < 0,05.

- Tuy nhiên tỷ lệ hộ gia đình người Tày được SD dụng nước sạch thấp (53,6%) Chỉ số này so sánh giữa 2 xã là tương đương nhau (p > 0,05).

- Số hộ gia đình có hố xí tương chiếm tỷ lệ 56,8 %; nhưng tỷ lệ hộ gia đình không có hố xí còn cao (43,2%), trong những hộ gia đình có hố xí, tỷ lệ hộ gia đình có hố xí HVS còn thấp (58,9 %).

- Phần lớn hộ gia đình có chuồng gia súc xa nhà (73,2%); tỷ lệ hộ có chuồng gia súc ở gần nhà thấp (15,2%); tuy nhiên vẫn còn 11,6% số hộ gia đình không có chuồng gia súc So sánh chỉ số vệ sinh này giữa 2 xã là tương đương nhau (p > 0,05).

- Tỷ lệ hộ gia đình ăn gỏi cá khá cao (23,3%); tỷ lệ ăn gỏi cá ở xã Lâm Thượng cao hơn xã Mường Lai (28,8% và 17,8%) với p < 0,05.

Bảng 3.4 Tình hình chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ và trẻ em

Chỉ số Chung Lâm Thượng Mường Lai p

Người đỡ trẻ đẻ tại nhà

Số bà mẹ được khám 139 97,2 72 96,0 67 98,5 > 0,05 thai

Số trẻ sơ sinh được 120 83,9 63 84,0 57 83,8 > 0,05 bú sớm

Số trẻ ăn sam đúng 116 83,5 63 88,7 53 77,9 >0,05

Số trẻ có sẹo lao 132 92,3 65 86,7 67 98,5 < 0,05

- Đa số trẻ đẻ tại các cơ sở y tế (93,7%); tỷ lệ trẻ được đẻ tại nhà thấp

(6,3%); trong số trẻ đẻ tại nhà, tỷ lệ trẻ được các bà đỡ đỡ khá cao (66,7%).

- Tỷ lệ bà mẹ được khám thai rất cao (97,2%); tỷ lệ trẻ sơ sinh được bú sớm cao (83,9%), tỷ lệ trẻ ăn sam đúng cao (83,5%).

- Số trẻ sơ sinh nhẹ cân chiếm tỷ lệ thấp (6,3%); tỷ lệ trẻ cai sữa đúng đáng kể (35,8%).

- Tỷ lệ trẻ được tiêm chủng đầy đủ cao (93,0%); trong đó tỷ lệ trẻ có sẹo lao cũng cao (92,3%).

- Các chỉ số CSSK BM&TE ở 2 xã điều tra cơ bản tương đương nhau (p > 0,05); tuy nhiên có một số chỉ số như tỷ lệ trẻ đẻ tại nhà được bà đỡ đỡ và tỷ lệ trẻ TCMR chưa đầy đủ, trẻ không có sẹo lao ở xã Lâm Thượng cao hơnMường Lai rõ rệt (p < 0,05).

Bảng 3.5 Tình hình thực hiện chương trình DS-KHHGĐ

Chỉ số Chung Lâm Thượng Mường Lai p

Số phụ nữ áp dụng 275 67,6 130 63,4 145 71,8 biện pháp tránh thai > 0,05

Số phụ nữ không áp 132 32,4 75 36,6 57 28,2 dụng các BPTT

Lý do không áp dụng:

Số BM đang nuôi 3 2,3 1 1,3 2 3,5 > 0,05 con nhỏ

Không có điều kiện 13 9,8 3 4,00 10 17,5 < 0,05 dùng

Tuổi hành kinh trung 15,37 ± 3,62 15,23 ± 2,02 15,51 ± 4,50 > 0,05 bình

Tuổi lấy chồng trung 20,37 ± 2,93 20,26 ± 2,69 20,47 ± 3,16 > 0,05 bình

Số phụ nữ đẻ sớm 122 59,6 125 62,1 122 59,6 > 0,05 (< 22 tuổi)

Số phụ nữ đẻ nhiều 82 20,2 40 19,5 42 20,8

- Tỷ lệ phụ nữ Tày trên địa bàn nghiên cứu áp dụng BPTT khá cao (67,6%); trong đó đặt vòng vẫn là biện pháp được chọn hàng đầu (74,9%); tiếp theo là sử dụng thuốc tránh thai (11,6%).

- Lý do không áp dụng BPTT hàng đầu là không chấp nhận (87,9%).

- Tuổi hành kinh trung bình các cô gái Tày là 15,37; Tuổi lấy chồng trung bình là 20,37.

- Tỷ lệ phụ nữ Tày đẻ sớm < 22 tuổi khá cao (59,6%) và tỷ lệ phụ nữ đẻ nhiều (> 2 con) còn chiếm 20,2%.

-Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở 2 xã thấy các chỉ số cơ bản tương tự như nhau (p > 0,05) Một số chỉ số có sự khác biệt như lý do không áp dụng BPTT: Ở xã Lâm Thượng có tỷ lệ cặp vợ chồng không chấp nhận sử dụng cao hơn (p < 0,05).

Bảng 3.6 Tình hình bệnh tật trong 2 tuần qua ở các hộ gia đình

Chỉ số Chung Lâm Thượng Mường Lai p

Số người ốm 2 tuần qua 194 10,7 107 11,6 87 9,8 > 0,05

Số bị đau lưng khớp 49 2,7 22 2,4 27 3,0

Số người ốm trong 2 tuần qua chiếm tỷ lệ thấp (10,7%) Mô hình bệnh thông thường ở cộng đồng vẫn là bệnh hô hấp (4,9%); đau bụng (1,6%) và cơ xương khớp (2,7%) So sánh mô hình bệnh tật giữa 2 xã không có sự khác biệt (p > 0,05).

Bảng 3.7 Tình hình sử dụng các dịch vụ y tế

Tổng số người ốm 2 tuần qua 194 100,0 107 100,0 87 100,0

Tự mua thuốc về điều trị 40 20,6 17 15,9 23 26,4 < 0,05

Số điều trị bằng thuốc nam 7 3,6 5 4,7 2 2,3 >0,05

Số khám, điều trị tại TYT xã 99 51,0 52 48,6 47 54,0 >0,05

Số đến cơ sở y tế khác 10 5,2 5 4,7 5 5,8 >0,05

Số đến thầy thuốc tư 7 3,6 4 3,7 3 3,5 >0,05

Số cúng bái khi ốm 0 0 0 0 0 0

Số người hài lòng với TYT xã 186 95,9 102 95,3 84 96,6 >0,05

Số không đến TYT xã 76 39,2 47 43,9 29 33,3 >0,05

Lý do không đưa người ốm đến TYT xã

Thiếu thuốc men dụng cụ 3 4,0 1 2,2 2 6,7

- Khi bị ốm, phần lớn bệnh nhân đến KCB tại TYT xã (51,0%); tiếp theo là tự mua thuốc về điều trị (20,6%) Tỷ lệ người ốm điều trị bằng thuốc nam thấp

(3,6%); không có người ốm đi cúng bái Trong số người ốm đến KCB tại TYT xã thì tỷ lệ hài lòng với TYT xã rất cao (95,9%).

-Lý do không đưa người ốm đến TYT xã chủ yếu là bệnh nhẹ (65,8%); do TYT xã quá xa (17,11%); và có 4,0% người dân cho rằng TYT xã thiếu thuốc men, dụng cụ.

3.1.2 Kết quả thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu qua thực hiện chuẩn Quốc gia về y tế xã ở 24 xã huyện Lục Yên

Phân tích tình hình thực hiện 10 chuẩn Quốc gia về y tế xã giữa các xã hoàn toàn người Tày với các xã người dân tộc khác ở huyện Lục Yên, chúng tôi thu được các kết quả sau:

Bảng 3.8 Tình hình xã hội hóa chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và công tác truyền thông giáo dục sức khỏe

Chung Các xã người Tày Các xã khác (n = 24) (n = 12) (n = 12)

Xã hội hóa chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân

Xã có nghị quyết của Đảng uỷ,

Xã có Ban chỉ đạo CSSKBĐ

Xã có huy động được cộng đồng tham gia

Công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ CSBVSKND

100% CBYT xã đã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về

Xã đã thực hiện tư vấn và TT-

GDSK qua hệ thống loa truyền thanh xã, ít nhất đạt được 2 lần/tháng

Tổ chức TT - GDSK ít nhất có đạt được 4 lần/ năm

Tỷ lệ hộ gia đình nắm được kiến thức về CSSKBĐ ít nhất có đạt được 50%

- Bảng 3.8 cho ta thấy tình hình xã hội hóa chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và công tác TT-GDSK ở các xã của huyện Lục Yên hầu hết kết quả đạt tốt (từ 79,2 – 91,7% các xã đạt).

Bảng 3.9 Tình hình vệ sinh phòng bệnh

Chung Các xã người Các xã khác Chỉ số (n = 24) Tày (n = 12) (n = 12)

TYT xã phát hiện sớm và báo cáo kịp thời các bệnh 20 83,3 9 75 11 91,7 truyền nhiễm gây dịch

TYT xã phát hiện sớm và báo cáo kịp thời các vụ ngộ 22 91,7 10 83,3 12 100 độc thực phẩm

TYT xã có phát hiện sớm và báo cáo kịp thời các vụ 22 91,7 8 66,7 12 100 TNTT xảy ra trên địa bàn

TYT xã có biện pháp đề phòng và không để dịch lớn 21 87,5 11 91,7 11 91,7 xảy ra trên địa bàn

Chung Các xã người Các xã khác Chỉ số (n = 24) Tày (n = 12) (n = 12)

Chương trình mục tiêu y tế quốc gia

TYT xã đạt các chỉ tiêu của chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống một số 21 87,5 11 91,7 10 83,3 bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS

Tỷ lệ hộ gia đình trong xã được SD nước sạch ít nhất 12 50 5 41,7 7 58,3 đạt được 70%

Tỷ lệ hộ gia đình trong xã được SD hố xí HVS ít nhất 8 33,3 4 33,3 4 33,3 đạt được 70%

Tỷ lệ hộ gia đình trong xã xử lý rác đúng qui định ít 7 29,2 3 25 4 33,3 nhất đạt được 70%

Tỷ lệ hộ gia đình trong xã xử lý phân gia súc HVS ít 8 33,3 3 25 5 41,7 nhất có đạt được 70%

TYT có tham gia phối hợp kiểm tra vệ sinh lao động 21 87,5 10 83,3 11 91,7 trên địa bàn xã

Tỷ lệ học sinh mẫu giáo có được KSK định kỳ hàng 22 91,7 10 83,3 12 100 năm đạt từ 80% trở lên

Tỷ lệ học sinh tiểu học và

THCS có được KSK hàng 22 91,7 12 100 10 83,3 năm đạt 40 % trở lên

Tỷ lệ học sinh tiểu học và

THCS có được khám và 19 79,2 9 75 10 83,3 chăm sóc bệnh răng miệng hàng năm ít nhất đạt 30%

Toàn bộ số học sinh KSK có được thông báo kết quả 18 75 9 75 9 75 khám về gia đình

Trên 90% số mắc các bệnh trong chương trình y tế học 19 79,2 9 75 10 83,3 đường có được quản lý và chăm sóc tại TYT xã

- Kết quả thực hiện chuẩn 2 về vệ sinh phòng bệnh của các xã ở huyện Lục Yên có nhiều nội dung đạt kết quả cao như công tác phòng chống dịch bệnh: các chỉ tiêu đạt 83,3% - 91,7%; chương trình y tế học đường với chỉ tiêu đạt được từ 79,2 – 91,7%.

- Số TYT xã chưa đạt chỉ tiêu của chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS chiếm 12,5%.

- Tuy nhiên còn một số nội dung thực hiện chưa tốt đặc biệt là VSMT như: Chỉ có 29,2% số xã đạt tỷ lệ hộ gia đình xử lý rác đúng quy định; 33,3% số xã đạt tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh; 33,3% số xã đạt tỷ lệ hộ gia đình xử lý phân gia súc hợp vệ sinh.

Bảng 3.10 Tình hình thực hiện KCB và phục hồi chức năng

Chung Các xã người Các xã khác Chỉ số (n = 24) Tày( n = 12) (n = 12)

Bình quân số lần KCB tại TYT 23 95,8 12 100 11 91,7 xã và tại hộ gia đình đạt từ 0,6 lần/người/năm trở lên

Tỷ lệ bệnh nhân có được chẩn đoán và điều trị hợp lý tại TYT đạt từ 80% trở lên

Số lần TB người dân đến khám và điều trị tại TYT xã trong năm

Mười bệnh có tỷ lệ mắc cao trong năm: (chung = mắc/dấn số)

Tỷ lệ người tàn tật tại cộng đồng có được quản lý ít nhất đạt 70%

Tỷ lệ người tàn tật có được hướng dẫn và PHCN tại cộng đồng ít nhất đạt 15%

TYT xã có theo dõi, quản lý và trực tiếp CSSK, tổ chức KSK định kỳ cho người cao tuổi phù

83,3 hợp với điều kiện của địa phương

Tất cả các bác sĩ và y sĩ của TYT có nắm được kiến thức và kỹ năng cấp cứu thông thường,

CSSKSS và đỡ đẻ thường

Các đặc trưng văn hoá của người Tày và mối liên quan giữa các yếu tố với công tác CSSKBĐ của người Tày huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái

3.2.1 Một số đặc trưng văn hóa của người Tày ảnh hưởng đến sức khỏe của người Tày huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái

Qua kết quả điều tra, có một số chỉ số về yếu tố văn hóa người Tày hay cụ thể là tập quán có liên quan đến sức khỏe

Gia đình thả Đi vệ sinh ra Ở nhà sàn Có Nhà sàn Số hộ nhà Số người ăn rông gia súc, ao, suối có chuồng gia sàn chung với thịt tái, cá tái, gia cầm súc, gia cầm bếp cá gỏi dưới gầm sàn

Biểu đồ 3.3 Tình hình vệ sinh môi trường, sử dụng nhà ở, sử dụng thực phẩm Nhận xét:

-Phần lớn các hộ gia đình ở nhà sàn (73,2%); số hộ gia đình đi vệ sinh ra ao, suối chiếm tỷ lệ khá cao (23,3%).

- Có 14,7% tổng số hộ gia đình có nhà sàn làm chuồng gia súc, gia cầm dưới gầm sàn; tỷ lệ hộ gia đình có nhà sàn chung với bếp còn đáng kể (19,2%) và có 9,8% số hộ gia đình thả rông gia súc, gia cầm.

- Đặc biệt tỷ lệ người ăn thịt tái, cá tái, cá gỏi còn khá cao (23,3%).

Kết quả phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm ở hai xã người Tày chúng tôi thu được một số thông tin về vấn đề nhà ở, vệ sinh như sau:

“Thôn Nà Kéo có 47/68 là nhà sàn, trong đó có 35 nhà sàn chung với bếp, không có nhà sàn nào còn buộc gia súc dưới gầm sàn.” (TLN với các bà mẹ các thôn: Thâm Lay, Bản Muổi, Bản Chang, Nà Kèn) Và người dân cũng biết vấn đề vệ sinh có ảnh hưởng tới sức khỏe: “Nhà chung với bếp nên có nhiều khói trong nhà hay bị ho…” (PVS chị Hoàng Thị T).

Số phụ nữ không được đình sản do phong tục

Trẻ sơ sinh trong một tháng sau đẻ không được tiếp xúc với người khác

Số bà mẹ phải kiêng khem sau sinh đẻ

Số bà mẹ phải đi làm việc sau đẻ một tháng

Số phụ nữ sau đẻ trong một tháng không được tiếp xúc với môi trường bên ngoài

Số phụ nữ đẻ tại nhà

Biểu đồ 3.4 Tình hình Chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, người tàn tật, người cao tuổi Nhận xét:

- Tỷ lệ bà mẹ đẻ tại nhà thấp (6,3%), Số phụ nữ sau đẻ trong một tháng không được tiếp xúc với môi trường bên ngoài cao (45,5%); Hầu hết các bà mẹ phải đi làm việc sau đẻ một tháng (83,9%); số phụ nữ phải kiêng khem sau đẻ chiếm tỷ lệ 42,7%.

- Tỷ lệ hộ có trẻ sơ sinh trong một tháng sau đẻ không được tiếp xúc với người khác cao (54,6%); Còn có 12,8% phụ nữ không được đình sản do phong tục tập quán.

Qua nghiên cứu định tính ở hai xã người Tày chúng tôi thu được một số thông tin về vấn đề chăm sóc bà mẹ khi đẻ tại cộng đồng như sau:

“Về ăn uống nhà có đủ chất nhưng trẻ không chịu ăn Khi sinh nở đều được đẻ tại trạm y tế, sau đẻ 1 tháng mới đi làm việc xung quanh nhà và tự chăm sóc mình, có trường hợp hơn 10 ngày sau sinh đã phải tự đi giặt” (bà mẹ thôn Nặm Trọ, Nà Kéo).

“Một số bà mẹ trong 1 tháng sau sinh (ở cữ) phải ở quanh bếp lửa và ở trong nhà, tắm giặt tại chỗ, một số hộ có cúng mụ cho cháu” (TLN với các bà mẹ các thôn Thâm Lay, Bản Muổi, Bản Chang, Nà Kèn).

“Trong thời gian ở cữ các bà mẹ phải ăn kiêng nhiều thứ, được ăn các thực phẩm tươi sạch, khi đi ra khỏi nhà bà mẹ phải đeo bao dao để chống tà ma”

(TLN với các bà mẹ các thôn Thâm Lay, Bản Muổi, Bản Chang, Nà Kèn).

“Bà đẻ ở nhà 2 tháng mới được đi làm Ăn cữ song là phải đi làm Sau đẻ gia đình không cho ăn cá Phải ở trong buồng kín không được ra gió ”

(PVS chị Thang Thị C, Thôn 11).

“Ở nhà ăn nước giếng đào, sau đẻ phải ở cữ 1 tháng mới được ra ngoài, lấy lá núc nác cắm ở buồng và cả rìu, dao để chống ma” (PVS chị Mai Thị X,

“Khi có thai và sinh con phải kiêng không được ăn cá, không được ra ngoài gió 1 tháng sau đó phải đi làm ngay Người nhà cũng quan tâm hơn lúc bình thường Nhưng chỉ được ăn thịt gà nướng” (PVS Chị Hoàng Thị T)

“Chị em phụ nữ đẻ được chăm sóc chu đáo hơn, được nghỉ 1 tháng không phải làm việc gì, ăn ngon, ăn gạo nếp, thịt gà, thịt lợn, kiêng ăn cá,sau

10 ngày mới được ăn rau xanh, chỉ được ăn rau ngót vì sợ ăn rau xanh con khó rụng rốn…” (PVS chị Hoàng thị H, thôn 7).

Bảng 3.19 Tình hình tín ngưỡng hộ người Tày tại hai xã Lâm Thượng và Mường Lai

Số người ốm cúng bái 0

Số gia đình có người chết làm ma trên 24 giờ 358 88,0

Số hộ gia đình đi xem bói để cúng 23 5,7

Số hộ có người lấy thuốc nam 58 14,3

Số người cho là có ma cà rồng 12

Số thầy cúng ở địa điểm điều tra 3

Bảng 3.19 cho ta biết một số tín ngưỡng của các hộ gia đình người Tày tại hai xã nghiên cứu:

- Không còn người ốm đi cúng bái; Tuy nhiên hầu hết các gia đình có người chết làm ma trên 24 giờ (88,0%); Vẫn còn một số hộ gia đình đi xem bói để cúng (5,7%);

-Tỷ lệ hộ có người lấy thuốc nam đáng kể (14,3%);

- Trong 2 xã điều tra có 12 người cho là có ma cà rồng, 3 thày cúng và 6 bà đỡ.

Kết quả phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm ở hai xã người Tày chúng tôi thu được một số thông tin về vấn đề vấn đề tín ngưỡng như sau:

“ Người chết có nhà làm ma đến 3 ngày 2 đêm” (TLN với bà mẹ các thôn Thâm Lay, Bản Muổi, Bản Chang, Nà Kèn).

“Ở xóm người chết làm ma 3 ngày 2 đêm, Dùng nước giếng, chuồng trâu, gà xa nhà 5 – 6m; nhà tiêu dùng hố xí đào…” (PVS Chị Hứa Thị L, Thôn 13).

Các đặc trưng văn hoá của người Tày và mối liên quan giữa các yếu tố với công tác CSSKBĐ của người Tày huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái

tố với công tác CSSKBĐ của người Tày huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái

4.2.1 Một số đặc trưng văn hóa của người Tày ảnh hưởng đến sức khỏe của người Tày huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái

Qua các kết quả nghiên cứu trên, tập hợp lại có một số chỉ số yếu tố văn hóa người Tày hay cụ thể là tập quán có liên quan đến sức khỏe người Tày Lục Yên.

Tập quán về vệ sinh môi trường, sử dụng nhà ở, sử dụng thực phẩm của người Tày huyện Lục Yên: Đó là ở nhà sàn (73,2%); phóng uế bừa bãi (tỷ lệ hộ gia đình đi vệ sinh ra ao, suối) chiếm 23,3%; có 14,7% tổng số hộ gia đình có nhà sàn làm chuồng gia súc, gia cầm dưới gầm sàn; số hộ gia đình thả rông gia súc, gia cầm là 9,8% Tỷ lệ hộ gia đình có nhà sàn chung với bếp còn đáng kể (19,2%) Đặc biệt tỷ lệ người ăn thịt tái, cá tái, cá gỏi còn cao (23,3%).Đây là những yếu tố có ảnh hưởng đến công tác CSSKBĐ.

Kết quả nghiên cứu định tính đã hỗ trợ rất nhiều cho kết quả định lượng nó khẳng định đây là những tập quán lạc hậu cần thay đổi của người Tày huyện Lục Yên như “Thôn Nà Kéo có 47/68 là nhà sàn, trong đó có 35 nhà sàn chung với bếp, không có nhà sàn nào còn buộc gia súc dưới gầm sàn” hay trong phỏng vấn sâu có người dân cho biết: “ Nhà chung với bếp nên có nhiều khói trong nhà hay bị ho…”

Như vậy người dân cũng đã hiểu rất rõ đây là tập quán ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, cần thay đổi Kết quả nghiên cứu về tập quán của người Tày của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Diệp Đình Hòa; Phạm Quang Hoan, Đào Quang Vinh; và của Đào Huy Khuê [30], [31], [44].

Kết quả nghiên cứu ở biểu đồ 3.4 cho ta biết tình hình chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, người tàn tật, người cao tuổi ở người Tày huyện Lục Yên: tỷ lệ bà mẹ đẻ tại nhà thấp (6,3%); số phụ nữ sau đẻ trong một tháng không được tiếp xúc với môi trường bên ngoài khá cao (45,5%); Hầu hết các bà mẹ phải đi làm việc sau đẻ một tháng (83,9%); tỷ lệ hộ có trẻ sơ sinh trong một tháng sau đẻ không được tiếp xúc với người khác cao (54,6%); tỷ lệ phụ nữ không được đình sản do phong tục chiếm 12,8%) Kết quả này được khẳng định qua phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm với người dân ở hai xã người Tày:

“Một số bà mẹ trong 1 tháng sau sinh ( ở cữ) phải ở quanh bếp lửa và ở trong nhà, tắm giặt tại chỗ, một số hộ có cúng mụ cho cháu.”

“Trong thời gian ở cữ các bà mẹ phải ăn kiêng nhiều thứ, được ăn các thực phẩm tươi sạch, khi đi ra khỏi nhà bà mẹ phải đeo bao dao để chống tà ma.”

“Khi có thai và sinh con phải kiêng không được ăn cá, không được ra ngoài gió 1 tháng sau đó phải đi làm ngay Người nhà cũng quan tâm hơn lúc bình thường Nhưng chỉ được ăn thịt gà nướng” Điều này chứng tỏ người phụ nữ Tày cũng được quan tâm chăm sóc sau khi đẻ nhưng còn nhiều tập quán có ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và em bé cần thay đổi Bên cạnh đó cũng cần thay đổi tập quán ảnh hưởng đến việc áp dụng BPTT hiện đại của người phụ nữ dân tộc Tày.

Kết quả bảng 3.19 cho ta biết một số tín ngưỡng của các hộ gia đình người Tày tại hai xã người Tày đó là: không còn người ốm đi cúng bái; tuy nhiên hầu hết các gia đình có người chết làm ma trên 24 giờ (88,0%); Vẫn còn một số hộ gia đình đi xem bói để cúng (5,7%); Tỷ lệ hộ có người lấy thuốc nam đáng kể (14,3%); trong 2 xã điều tra có 12 người cho là có ma cà rồng, có 3 thày cúng và 6 bà đỡ Trong phỏng vấn sâu người dân nói: “ Người chết có nhà làm ma đến 3 ngày 2 đêm”.

Tuy nhiên đa số người dân đã thay đổi một số tập quán lạc hậu để tiếp thu kiến thức CSSK Hầu như không còn người ốm đi cúng để chữa bệnh nữa, mà đã đưa người ốm ra TYT xã “Con các bà mẹ hay bị ốm, sốt, ho, được đi khám bệnh tại TYT xã có khi 1 tuần đến 2 lần” (Các bà mẹ thôn Nặm Trọ, Nà

“Các bà mẹ đề nghị CBYT tư vấn làm thế nào để các cụ không bắt con cháu đi làm việc sớm, không phải kiêng khen, ở cữ không quây kín với bếp, trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu Đề nghị cung cấp thuốc đầy đủ và tăng cường hướng dẫn cách nuôi con.” (Các bà mẹ các thôn: Thâm Lay,

Bản Muổi, Bản Chang, Nà Kèn). Ý kiến chung của mọi người là: Các ông bà, cha mẹ phải thay đổi các phong tục tập quán xấu như bắt ăn kiêng, đi ra ngoài bếp cầm dao để trừ ma, trẻ em ra đường phải bôi nhọ vào trán, trong 1 tháng ở cữ không được đi đâu,người ngoài không được vào để bế trẻ, ốm lấy áo đi xem bói.

Theo chị Nguyễn Thị M, thôn 9: Trong những năm gần đây sức khỏe của bà mẹ được chăm sóc tốt hơn, phụ nữ mang thai được khám thai ít nhất 3 lần, tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi và được cán bộ y tế đỡ đẻ và đẻ tại trạm,ngoài ra còn được nghe tư vấn về cách chăm sóc sức khỏe lúc mang thai như lao động, vệ sinh chế độ ăn, và được cán bộ Y tế hướng dẫn về cách nuôi con bằng sữa mẹ, cho con ăn sam hợp lý, đưa trẻ đi cân và theo dõi biểu đồ tăng trưởng Trẻ bị ốm gia đình đưa đến trạm Y tế khám và chữa bệnh tại cơ sở Y tế Người cao tuổi, người tàn tật được lập danh sách tại trạm có sổ khám chữa bệnh và quản lý kiểm tra định kỳ.

Về cải tạo môi trường sống: “Hiện tại thôn có 42 hộ/ 67 hộ có hố xí và giếng nước hợp vệ sinh, trong khi tuyên truyền vận động bà con trong thôn đề nghị chính quyền và ngành Y tế nếu có Dự án hộ trợ kinh phí để xây dựng công trình vệ sinh vì còn nhiều hộ nghèo kinh tế khó khăn chưa có hố xí hợp vệ sinh”.(Nông Thị K, thôn 17).

Theo ông Hoàng Văn G, thôn 2: Vấn đề vệ sinh môi trường đã được lãnh đạo xã phân công vị trí và từng khu vực cụ thể Thôn 2 vào ngày 27 hàng tháng vệ sinh công cộng và tổng vệ sinh hộ gia đình.

4.2.2 Các yếu tố liên quan đến CSSKBĐ người Tày huyện Lục Yên

Qua kết quả ở bảng 3.20 chúng tôi thấy không có mối liên quan giữa các yếu tố thu nhập kinh tế và khoảng cách đến trạm y tế xã với kết quả CSSKCĐ (xây dựng hố xí để quản lý phân) Hộ có thu nhập thấp hay hộ gia đình có thu nhập cao và hộ ở gần hay hộ gia đình ở xã trung tâm xã đều có tỷ lệ hộ xí thấp như nhau (với p>0,05) Nhận định về kết quả nghiên cứu về các vấn đề này phù hợp với một số nghiên cứu của các tác giả Hà Quế Lâm, Hoàng Khải Lập và cs; Nguyễn Thị Thanh [45], [46], [54].

Ngày đăng: 21/07/2023, 22:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w