1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kết quả hoạt động chương trình phòng chống tăng huyết áp tại tỉnh yên bái năm 2011

111 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kết Quả Hoạt Động Chương Trình Phòng Chống Tăng Huyết Áp Tại Tỉnh Yên Bái Năm 2011
Tác giả Trịnh Thị Thu Hoài
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Tiến Dũng
Trường học Đại học Y – Dược Thái Nguyên
Chuyên ngành Y tế công cộng
Thể loại luận án bác sĩ chuyên khoa cấp II
Năm xuất bản 2012
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 2,49 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (15)
    • 1. Định nghĩa, phân loại THA, biến chứng và các yếu tố nguy cơ (15)
      • 1.1. Khái niệm về huyết áp (15)
      • 1.2. Phân loại (15)
      • 1.3. Biến chứng của bệnh tăng huyết áp (17)
      • 1.4. Các yếu tố nguy cơ THA (20)
        • 1.4.1. Chế độ ăn (21)
        • 1.4.2. Béo phì và rối loạn Lipid máu (21)
        • 1.4.3. Rƣợu (22)
        • 1.4.4. Thuốc lá (23)
        • 1.4.5. Tuổi (23)
        • 1.4.6. Giới (23)
        • 1.4.7. Yếu tố di truyền (24)
        • 1.4.8. Stress (24)
        • 1.4.9. Bệnh đái tháo đường (25)
    • 2. Tình hình THA và quản lý HA trên thế giới và Việt Nam (25)
      • 2.1. Tình hình THA và quản lý HA trên thế giới (25)
      • 2.2. Tình hình THA và quản lý HA tại Việt Nam (0)
    • 3. Chương trình phòng chống tăng HA (31)
      • 3.1. Mô hình dự án THA tại trung ƣơng (0)
      • 3.2. Chương trình phòng chống tăng HA tại Yên Bái (0)
  • Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (41)
    • 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu (41)
    • 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu (42)
    • 2.3. Phương pháp nghiên cứu (42)
      • 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu (42)
      • 2.3.2. Công cụ nghiên cứu (42)
      • 2.3.3. Cỡ mẫu và chọn mẫu (43)
    • 2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu (45)
      • 2.4.1. Các nhóm chỉ tiêu nghiên cứu (45)
      • 2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu (46)
      • 2.4.3. Xử lý và phân tích số liệu (47)
    • 2.5. Sai số và biện pháp khống chế sai số (47)
      • 2.5.1. Thiết kế các phiếu điều tra (47)
      • 2.5.2. Đội ngũ điều tra viên (47)
      • 2.5.3. Phiếu điều tra (47)
    • 2.6. Hạn chế của nghiên cứu (47)
    • 2.7. Đạo đức nghiên cứu (48)
  • Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (49)
    • 3.1. Xác định tỷ lệ tăng HA (49)
    • 3.2. Kết quả thực hiện chương trình phòng chống THA (52)
      • 3.2.1. Kết quả điều tra kiến thức của người dân hiểu đúng về phòng chống THA (52)
      • 3.2.3. Kết quả công tác triển khai và duy trì mô hình quản lý THA (60)
  • Chương 4: BÀN LUẬN (67)
    • 4.1. Tỷ lệ THA tại 8 xã, phường (67)
      • 4.1.1. Tỷ lệ THA tại 8 xã, phường (67)
      • 4.1.2. Đặc điểm của đối tƣợng THA (68)
    • 4.2. Kết quả thực hiện chương trình phòng chống THA tại Yên Bái sau một năm (69)
      • 4.2.1. Kết quả điều tra kiến thức của người dân hiểu về phòng chống bệnh THA (0)
      • 4.2.2. Kết quả công tác đào tạo tập huấn CBYT về công tác dự phòng và quản lý THA (74)
      • 4.2.3 Kết quả công tác triển khai và duy trì mô hình quản lý tăng HA (0)
  • KẾT LUẬN (85)
    • 1.1. Phân loại tăng huyết áp theo JNC VI (0)
    • 3.1. Tỷ lệ BN THA theo xã, phường (0)
    • 3.2. Đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu (0)
    • 3.3. Hiểu biết của người dân về các yếu tố nguy cơ của bệnh THA (0)
    • 3.4. Hiểu biết của người dân về các biến chứng của bệnh tăng HA (0)
    • 3.5. Hiểu biết của người dân về các biện pháp phòng chống THA (0)
    • 3.6. Hiểu biết của người dân trả lời về bệnh THA là một bệnh nguy hiểm 45 3.7. Hiểu biết của người dân về trả lời về cách xử lý khi bị THA (0)
    • 3.8. Kết quả người dân trả lời về thói quen sinh hoạt (0)
    • 3.9. Kết quả NB THA trả lời về cách xử lý khi bị THA (0)
    • 3.10. Kết quả công tác đào tạo, tập huấn (0)
    • 3.11. Cấp phát thuốc hạ HA (0)
    • 3.12. Cấp phát trang thiết bị (0)
    • 3.13. Các nguồn truyền thông đến người dân (0)
    • 3.14. Tần suất các nguồn truyền thông người dân được nghe từ chương trình THA 53 3.15. Tỷ lệ NB THA đƣợc quản lý (0)
    • 3.1. Tỷ lệ tăng huyết áp chung của 8 xã, phường, thị trấn (0)
    • 3.2. Bệnh nhân tăng huyết áp theo nhóm tuổi (0)
    • 3.3. Bệnh nhân tăng huyết áp phân theo giới (0)
    • 3.4. Bệnh nhân tăng huyết áp phân theo khu vực (0)
    • 3.5. Phân độ THA (0)
    • 3.6. Xếp loại kiến thức của người dân hiểu về phòng chống THA (0)
    • 3.7. Tỷ lệ khám sàng lọc THA (0)
    • 3.8. Tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp đƣợc quản lý, theo dõi (0)

Nội dung

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tƣợng nghiên cứu

2.1.1 Đối tƣợng trong nghiên cứu định lƣợng

* Đối tƣợng trong nghiên cứu định lƣợng cho mục tiêu 1:

- Hồi cứu toàn bộ số liệu khám sàng lọc người dân ≥ 25 tuổi, cả nam và nữ trong phạm vi 08 xã, phường triển khai Chương trình phòng chống THA.

+ Lý do chọn đối tƣợng nghiên cứu ≥ 25 tuổi: Đây là lứa tuổi đã tham gia lao động, sản xuất và tham gia công tác xã hội nên có nhiều điều kiện tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây THA.

+ Lý do chọn 8 xã, phường NC: Đây là các xã, phường mang tính đại diện cho các vùng tại địa bàn tỉnh Yên Bái là khu vực Miền Tây của tỉnh và khu vực trung tâm của tỉnh Yên Bái, hai khu vực này có tính chất địa lý khí hậu khác nhau, khu vực Miền Tây có sự khác biệt về khí hậu, độ cao so với mực nước biển cũng như phong tục tập quán sinh hoạt của người dân so với khu vực trung tâm của tỉnh Yên Bái.

Tổng số người dân ≥ 25 tuổi trong 8 xã, phường là 30.590 người, trong nghiên cứu của chúng tôi đã tiến hành khám sàng lọc đƣợc 27.723 đối tƣợng, trong đó có 3999 đối tƣợng bị THA.

- Sổ sách, báo cáo, hồ sơ lưu trữ và các giấy tờ liên quan khác của CT phòng chống THA.

* Đối tƣợng trong nghiên cứu định lƣợng cho mục tiêu 2:

- Người dân ≥ 25 tuổi trong 8 xã, phường được điều tra về kiến thức phòng chống THA.

- Sổ sách, báo cáo, hồ sơ lưu trữ và các giấy tờ liên quan khác của CT phòng chống THA.

2.1.2 Đối tƣợng trong nghiên cứu định tính

- CB lãnh đạo TTYT huyện, thị, thành phố

- Cán bộ y tế trong Dự án THA.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

* Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4/2011 đến tháng 9/2011.

*Địa điểm nghiên cứu: Địa điểm nghiên cứu: Tại 8 xã phường, thị trấn thuộc thành phố Yên Bái và các huyện, thị trực thuộc tỉnh Yên Bái.

1 Phường Đồng Tâm, TP Yên Bái.

2 Phường Nguyễn Thái Học, TP Yên Bái.

3 Thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.

4 Xã Quy Mông, huyện Trấn Yên.

5 Phường Trung Tâm, thị Xã Nghĩa Lộ.

6 Xã Nghĩa An, thị Xã Nghĩa Lộ.

7 Thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn.

8 Xã Sơn Thịnh, Huyện Văn Chấn.

Phương pháp nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có hồi cứu số liệu kết hợp giữa nghiên cứu định lƣợng và nghiên cứu định tính.

- Phiếu điều tra phỏng vấn kiến thức người dân về phòng chống THA, đáp án và cách chấm điểm phiếu phỏng vấn kiến thức (Phụ lục 1)

-Bộ câu hỏi: Phỏng vấn người bệnh (Phụ lục 2)

-Bộ câu hỏi: Phỏng vấn cán bộ y tế và lãnh đạo cộng đồng (Phụ lục 3).

-Bản hướng dẫn thảo luận nhóm dành cho NB và CBYT.

2.3.3 Cỡ mẫu và chọn mẫu

2.3.3.1 Cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả cắt ngang đánh giá tỷ lệ tăng huyết áp

Hồi cứu toàn bộ số liệu khám sàng lọc BN THA tại thời điểm triển khai

CT THA ở 08 xã của tỉnh Yên Bái.

2.3.3.2 Cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả cắt ngang đánh giá kiến thức của người dân hiểu về phòng chống THA

Quy trình chọn mẫu: Được tiến hành theo 2 bước:

Bước 1: Từ 8 đơn vị hành chính là các xã, phường nghiên cứu được chia thành 2 nhóm:

Nhóm 1 là các xã, phường, thị trấn trực thuộc huyện: Thị trấn Cổ Phúc, xã Quy Mông, thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ, Xã Sơn Thịnh.

Nhóm 2 là các xã, phường trực thuộc thị xã và thành phố gồm: Phường Đồng Tâm, phường Nguyễn Thái Học, phường Trung Tâm, xã Nghĩa An.

Tiến hành bốc ngẫu nhiên 1 xã trong nhóm 1 là xã Quy Mông và 1 xã (phường) trong nhóm 2 là phường Nguyễn Thái Học.

Bước 2: Lập danh sách người dân theo vần a, b,c chọn ngẫu nhiên theo danh sách cho đến khi đủ cỡ mẫu nghiên cứu.

Cỡ mẫu: Cỡ mẫu đƣợc tính theo công thức ƣớc tính một tỷ lệ trong quần thể: p(1-p) n = Z 2 1-α/2

∆ 2 Trong đó: p là tỷ lệ người dân hiểu đúng về bệnh tăng HA tại cộng đồng ước tính

≈ 20% (theo điều tra dịch tễ năm 2002 của Viện Tim mạch Việt Nam).

Z 2 1-α/2 giá trị Z thu đƣợc từ bảng Z ứng với giá trị α = 0,05 là 1,96

∆ là khoảng sai lệch mong muốn giữa tỷ lệ người dân hiểu đúng về bệnh tăng HA tại cộng đồng thu đƣợc từ mẫu (p) và tỷ lệ của quần thể (P), chọn ∆ = 0,05 thì cỡ mẫu là:

0,05 2 Đối tượng nghiên cứu là người dân hiểu về bệnh tăng HA Vì chọn mẫu được chia làm 2 bước, để bảo đảm tính đại diện của mẫu chúng tôi tiến hành nhân cỡ mẫu lên 2 lần, vậy mẫu trong phần nghiên cứu này là 492. Để loại bỏ các phiếu không hợp lệ hoặc bị sai, lấy thêm 10% (tức 49) đối tượng này cho điều tra Vậy tổng số người dân được phỏng vấn là 541. Thực tế chúng tôi tiến hành phỏng vấn người dân là 540 người, số phiếu phỏng vấn hợp lệ là 516 phiếu.

Thảo luận nhóm đƣợc chia thành 2 nhóm, thực hiện tại xã Quy Mông, nội dung thảo luận theo bảng hướng dẫn về thảo luận nhóm (về hoạt động của

CT THA: công tác quản lý, triển khai thực hiện, lợi ích từ dự án, khó khăn và bất cập, giải pháp khắc phục).

Nhóm 1: gồm 10 người bệnh bị THA, trưởng trạm y tế và chủ nhiệm đề tài chủ trì thảo luận theo bảng hướng đã được soạn thảo, cán bộ quản lý

CT THA tại TYT ghi chép nội dung biên bản.

Nhóm 2 gồm 8 người: cán bộ TYT 5 người , 1 lãnh đạo TTYT phụ trách CT THA; 01 Lãnh đạo cộng đồng (Phó chủ tịch phường phụ trách công tác y tế), 1 bác sỹ phụ trách đơn vị phòng chống THA tại BV ĐK huyện Chủ nhiệm đề tài chủ trì cuộc thảo luận theo bản hướng thảo luận đã được soạn thảo Trưởng TYT ghi chép biên bản thảo luận.

Phỏng vấn được chia thành 2 nhóm, thực hiện tại phường Nguyễn Thái Học, nội dung phỏng vấn theo bộ câu hỏi đã đƣợc soạn thảo sẵn.

Nhóm 1: gồm 10 người bệnh bị THA, trưởng trạm y tế và chủ nhiệm đề tài chủ trì cuộc phỏng vấn theo bộ câu hỏi đã đƣợc soạn thảo (Phụ lục 2), cán bộ quản lý CT THA tại TYT ghi chép nội dung cuộc phỏng vấn.

Nhóm 2 gồm 8 người: cán bộ TYT 5 người , 1 lãnh đạo TTYT phụ trách CT THA; 01 Lãnh đạo cộng đồng (Phó chủ tịch phường phụ trách công tác y tế), 1 bác sỹ phụ trách đơn vị phòng chống THA tại BV ĐK thành phố.Chủ nhiệm đề tài chủ trì cuộc phỏng vấn theo bộ câu hỏi đã đƣợc soạn thảo(Phụ lục 3) Trưởng TYT ghi chép nội dung cuộc phỏng vấn.

Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu

2.4.1 Các nhóm chỉ tiêu nghiên cứu

2.4.1.1 Các chỉ tiêu cho mục tiêu 1:

-Tỷ lệ THA tại 8 xã, phường của dự án.

- Tỷ lệ THA phân theo nhóm tuổi, giới, khu vực, độ THA.

2.4.1.2 Các chỉ tiêu cho mục tiêu 2 : Đánh giá kết quả thực hiện chương trình phòng chống THA tại Yên Bái sau một năm.

*Chỉ tiêu về kiến thức của người dân hiểu về phòng chống THA

- Tỷ lệ người dân được điều tra kiến thức phân theo nhóm tuổi, giới, nghề nghiệp, dân tộc, trình độ văn hóa, khu vực.

- Tỷ lệ người dân được điều tra kiến thức về THA phân theo các yếu tố nguy cơ, các biến chứng của THA; các biện pháp phòng chống và cách xử lý khi bị THA;

- Tỷ lệ xếp loại kiến thức của người dân về phòng chống THA.

Cách đánh giá xếp loại kiến thức của người dân hiểu đúng về phòng chống bệnh THA: Với 8 câu hỏi về kiến thức, đƣợc chấm điểm từng câu theo thang điểm từ 1 đến 3 điểm, với tổng điểm là 20 điểm Loại yếu đạt ≤ 9 điểm; Loại trung bình đạt 10-12 điểm; Loại tốt đạt ≥ 13 điểm.

- Tỷ lệ người dân được điều tra về thói quen sinh hoạt và xử trí khi bị THA.

* Chỉ tiêu về công tác đào tạo tập huấn CBYT

Số lớp tập huấn và tỷ lệ thành phần các đối tƣợng tập huấn.

* Chỉ tiêu về công tác triển khai và duy trì mô hình quản lý THA tại tuyến y tế cơ sở

-Tỷ lệ số thuốc đã cấp phát và TTB;

-Tỷ lệ người dân được khám sàng lọc THA;

-Tỷ lệ người dân được nghe các nguồn truyền thông;

- Tỷ lệ người bệnh được quản lý THA.

2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu

Hồi cứu số liệu (Kế hoạch, báo cáo của Ban Chủ nhiệm dự án, của các TYT, TTYT, các báo cáo, hồ sơ lưu khác có liên quan). Đánh giá kiến thức người dân về phòng chống THA: CBYT phỏng vấn người dân theo bộ câu hỏi đã được soạn thảo sẵn, nội dung các phiếu phỏng vấn được hướng dẫn cho nhân viên YTTB, NVYT của TYT phường, xã và NVYT trong CT THA NVYT phỏng vấn người dân tại nhà qua phiếu phỏng vấn đã thiết kế sẵn, người dân trả lời vào phiếu phỏng vấn, CBYT giải đáp những thắc mắc của người dân khi trả lời và thu phiếu ngay sau khi người dân trả lời xong.

Thảo luận nhóm: Thảo luận chia theo từng nhóm đƣợc tiến hành tại TYT, nội dung cuộc thảo luận theo bản hướng dẫn đã chuẩn bị sẵn và được ghi thành biên bản.

Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn đƣợc tiến hành theo nội dung bộ câu hỏi đã đƣợc soạn thảo sẵn, nội dung cuộc phỏng vấn đƣợc ghi thành biên bản.

2.4.3 Xử lý và phân tích số liệu

Sử dụng các phương pháp thống kê y học và chương trình phần mềmEPI INFO để nhập số liệu và phân tích số liệu.

Sai số và biện pháp khống chế sai số

2.5.1 Thiết kế các phiếu điều tra

Các phiếu điều tra đƣợc nhóm nghiên cứu thiết kế theo đúng quy trình xây dựng công cụ nghiên cứu, trước khi sử dụng đã được thử nghiệm để kiểm định tính phù hợp với yêu cầu thu thập thông tin nghiên cứu tại thực tế của địa phương.

2.5.2 Đội ngũ điều tra viên

Là các cán bộ y tế tại TYT và các nhân viên YTTB đã có nhiều năm kinh nghiệm, được tập huấn về nội dung, phương pháp trước khi điều tra

2.5.3 Phiếu điều tra: đƣợc kiểm tra tại chỗ ngay sau khi thu thập thông tin để đảm bảo tính đầy đủ và chính xác của thông tin.

Hạn chế của nghiên cứu

Chương trình THA mới triển khai tại Yên Bái năm 2010, với thời gian

1 năm để đánh giá hiệu quả lâu dài của dự án cũng nhƣ đánh giá kết quả giảm thiểu tỷ lệ mắc THA, các biến chứng của tăng HA là chƣa thực hiện đƣợc do phạm vi nghiên cứu của đề tài còn hạn chế.

Mặt khác để đánh giá CT THA một cách toàn diện thì trong phạm vi đề tài của chúng tôi chƣa thực hiện đƣợc do CT THA triển khai không có đánh giá đầu vào vì vậy phạm vi nghiên cứu đề tài của chúng tôi chỉ mô tả kết quả hoạt động của CT THA đã thực hiện đƣợc so với mục tiêu của CT đã đề ra.

Đạo đức nghiên cứu

- Nghiên cƣ́u này chỉ đánh giá kết qu ả các hoạt động triển khai CT phòng chống THA từ đó nêu lên một số khó khăn và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của CT phòng chống THA trong thời gian tới đƣợc tốt hơn.

- Các đối tƣợng tham gia vào nghiên cứu đƣợc trao đổi về mục đích nghiên cƣ́u và có quyền từ chối không tham gia.

- Nghiên cứu không cótác đông ̣ trưc ̣ tiếp nào đến đối tương ̣ nghiên cư.́u

- Mọi thông tin thu thập đƣợc có liên quan đến đối tƣợng nghiên cứu sẽ đƣợc giữ bí mật.

- Các số liệu chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không phục vụ cho các mục đích khác.

- Kết quảnghiên cƣ́u se ̃đƣợc trao đổi laịvới Ban chủ nhiệm phòng chống tăng HA tỉnh Yên Bái nhằm giúp cho hoạt động phòng chống tăng HA đƣợc triển khai trong thời gian tiếp theo đƣợc tốt hơn.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Xác định tỷ lệ tăng HA

Bảng 3.1 Tỷ lệ BN THA theo xã, phường: Đơn vị HC Số người được Số người Tỷ lệ % điều tra tăng huyết áp

Thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ 2976 400 13,5

Không tăng HA Tăng HA

Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ tăng huyết áp chung của 8 xã, phường, thị trấn

Nhận xét: Tỷ lệ tăng huyết áp tại phường Đồng Tâm là 12,5%, phường

Nguyến Thái Học là 16,2%; Thị trấn Cổ Phúc là 16,1%; Xã Quy Mông là 15,5%; Phường Trung Tâm 10,9%; Xã Nghĩa An 12,2%; Thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ là 13,5%; Xã Sơn Thịnh là 16,7%.

Tỷ lệ % THA chung của 8 xã, phường, thị trấn là 14,4%

Biểu đồ 3.2 Bệnh nhân tăng huyết áp phân theo nhóm tuổi

Nhận xét: Tỷ lệ THA ở nhóm tuổi ≤ 39 tuổi chiếm 4,6%; Nhóm tuổi từ

40-59 tuổi chiếm 36,3%; Nhóm tuổi ≥ 60 tuổi chiếm 59,1%.

Biểu đồ 3.3 Bệnh nhân tăng huyết áp phân theo giới

Nhận xét: Tỷ lệ nam giới THA chiếm 46,5%; Nữ giới chiếm 53,5%.

Biểu đồ 3.4 Bệnh nhân tăng huyết áp phân theo khu vực

Nhận xét: Tỷ lệ THA ở thành thị chiếm 61,8%; Ở nông thôn chiếm 38,2%

THA độ I THA độ II THA độ III

Biểu đồ 3.5 Phân độ THA

Nhận xét: Tỷ lệ tăng huyết áp độ I chiếm 61,4%; THA độ II chiếm25,5%; THA độ III chiếm 13,1%.

Kết quả thực hiện chương trình phòng chống THA

3.2.1 Kết quả điều tra kiến thức của người dân hiểu đúng về phòng chống THA

Bảng 3.2 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Thông tin về cá nhân Số người Tỷ lệ %

Trình độ: Tiểu học trở xuống 80 15,5

Bảng 3.3 Hiểu biết của người dân về các yếu tố nguy cơ THA

Nội dung trả lời Số người trả lời Tỷ lệ %

Tiền sử gia đình có người bị THA 351 68,0

Thừa cân, béo phì 394 76,4 Ít vận động thể lực 282 54,7

Nhiều căng thẳng (lo âu) quá mức 243 47,1

Nhận xét: Bảng trên cho chúng tôi thấy mức độ hiểu biết về các yếu tố nguy cơ của bệnh THA trên người dân: Số người trả lời là do hút thuốc lá, thuốc lào chiếm 92,1%; do ăn mặn chiếm 91,5%, do bệnh Đái tháo đường 65,1%; Do tiền sử gia đình có người bị THA chiếm 68%; Do rối loạn Lipid máu chiếm 49,8%, Do uống nhiều rƣợu, bia chiếm 95,1%; Do tuổi cao chiếm 75,4%; do thừa cân, béo phì chiếm 76,4%; Do ít vận động thể lực chiếm 54,7%; Do nhiều căng thẳng (lo âu) quá mức chiếm 47,1%; Nguyên nhân khác chiếm 0,8%.

Qua thảo luận nhóm NB tại xã Quy Mông, một bệnh nhân nữ, 66 tuổi, thôn 3 cho biết: “Tôi biết là ăn mặn và ăn nhiều thức ăn có nhiều mỡ không tốt cho huyết áp, nhiều khi lo lắng quá huyết áp của tôi cũng bị ảnh hưởng nhưng bây giờ bảo tôi ăn nhạt thì cũng hơi khó vì quen rồi nên tôi luôn cố gắng uống thuốc đều hàng ngày”.

Bảng 3.4 Hiểu biết của người dân về các biến chứng của bệnh tăng HA

Nội dung trả lời Số người trả lời Tỷ lệ %

Tai biến mạch máu não (đột quỵ) 512 99,2 Đau thắt ngực, suy tim, nhồi máu 373 72,3 cơ tim

Phình tách thành động mạch 207 40,1

Giảm thị lực, mù lòa 211 40,9

Nhận xét: Trả lời các biến chứng của bệnh tăng HA là tai biến mạch máu não (đột quỵ) chiếm 99,2%; Đau thắt ngực, suy tim, nhồi máu cơ tim chiếm 72,3%; Phình tách thành động mạch chiếm 40,1%; Suy thận chiếm 43,2%; Giảm thị lực, mù lòa chiếm 40,9%; Các nguyên nhân khác chiếm 1,7%.

Qua thảo luận nhóm NB tại xã Quy Mông, một bệnh nhân nữ, 72 tuổi, thôn 6 cho biết : “ Tôi bị THA 10 năm nay, đƣợc các cô ở TYT giải thích về bệnh tật của mình tôi thấy nếu không uống thuốc đều thì rất nguy hiểm dễ gây tăng HA đột ngột bị tai biến thì khổ lắm nên tôi rất quan tâm đến HA của mình, uống thuốc hàng ngày và thỉnh thoảng lại nhờ các cô ở TYT đo hộ HA”.

Bảng 3.5 Hiểu biết của người dân về các biện pháp phòng chống THA

Nội dung trả lời Số người trả lời Tỷ lệ % Ăn nhạt 470 91,1

Hạn chế ăn nhiều thức ăn có 418 81,0 chất béo

Không hút thuốc lá, thuốc lào 489 94,8

Hạn chế uống rƣợu bia 499 96,7

Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý 516 100

Tập thể dục hàng ngày: đi bộ 339 65,7

Nhận xét: Biện pháp ăn nhạt chiếm 91,1%; Biện pháp hạn chế ăn nhiều thức ăn có chất béo chiếm 81%; Biện pháp không hút thuốc lá, thuốc lào chiếm 94,8%; Biện pháp hạn chế uống rƣợu bia chiếm 96,7%; Biện pháp làm việc và nghỉ ngơi hợp lý chiếm 100%; Biện pháp tập thể dục hàng ngày chiếm 65,7%; Biện pháp khác chiếm 1,6 %.

Qua thảo luận nhóm NB, một bệnh nhân nam, 67 tuổi, thôn 8 cho biết :

“Tôi phát hiện bị THA 5 năm nay, từ khi có CT THA về triển khai tại xã tôi hiểu bệnh tật của mình hơn, trước đây tôi hay uống rượu và cũng nghiện thuốc lào nhƣng bây giờ tôi đã bỏ đƣợc rƣợu rồi, còn thuốc lào thì đôi khi tôi còn hút nhƣng cũng đã giảm nhiều so với trước nên HA của tối cũng đã ổn định hơn”.

Bảng 3.6 Hiểu biết của người dân trả lời về bệnh THA là một bệnh nguy hiểm vì dễ gây nhiều biến chứng dẫn đến hậu quả chết người

Nội dung trả lời Số người trả lời Tỷ lệ % Đúng 516 100

Nhận xét: 100% người dân trả lời THA là một bệnh nguy hiểm.

Qua thảo luận nhóm NB, một bệnh nhân nam, 69 tuổi, thôn 7cho biết :

“Tôi uống thuốc đều lắm, lâu rồi không uống rƣợu nữa, lo nhất là HA tăng, nhà xa TYT không biết làm thế nào, nếu HA tăng bị tai biến thì nguy hiểm đến cả tính mạng nên tôi đi khám HA đều đặn hàng tháng”.

Bảng 3.7 Hiểu biết của người dân trả lời về cách xử lý khi bị THA

Nội dung trả lời Số người trả lời Tỷ lệ % Đến khám tại các cơ sở y tế hoặc đến 512 99,2 nhân viên y tế (kể cả y tế thôn bản);

Tự điều trị hoặc đến của hàng bán thuốc 4 0,8 để mua thuốc uống

Không cần xử lý gì 0 0

Nhận xét: Người dân xử lý khi bị tăng huyết áp là đến khám tại các cơ sở y tế hoặc đến nhân viên y tế chiếm 99,2%; Tự điều trị hoặc đến của hàng bán thuốc để mua thuốc uống chiếm 0,8%.

Qua thảo luận nhóm NB, một bệnh nhân nam, 65 tuổi, thôn 10 cho biết :

“Tôi mới phát hiện bị THA 3 năm nay, lúc đầu thấy người khó chịu, đau đầu, chóng mặt cứ nghĩ do tuổi tác nghỉ ngơi thì sẽ đỡ, sau thấy bệnh không đỡ tôi đi khám tại TYT phát hiện ra mình bị THA, tôi cũng lo lắng về bệnh tật nhƣng đƣợc các cô ở TYT giải thích, hàng tháng tôi luôn đi khám bệnh và xin cấp thuốc, uống thuốc đều bệnh cũng thấy ổn định, mình không có chuyên môn nên phải đến bệnh viện nhờ bác sỹ khám cho thôi”.

* Kết quả xếp loại kiến thức người dân hiểu về phòng chống THA

Loại tốt Loại trung bình Loại yếu

Biểu đồ 3.6 Xếp loại kiến thức của người dân hiểu về phòng chống THA

Nhận xét: Có 98% phiếu đạt loại tốt; 0,6% phiếu đạt loại yếu; 1,4% phiếu đạt loại trung bình;

Qua cuộc thảo luận nhóm người bệnh tại xã Quy Mông, đa số NB nói rằng biết cách phòng chống biến chứng của THA, biết điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày để HA ổn định, một BN nam, 75 tuổi, thôn 5 nói:

“ Tôi bị THA gần 10 năm nay, từ khi có CT THA triển khai tại xã tôi thấy hiểu hơn về bệnh THA, ngoài chế độ thuốc phải uống đều đặn tôi luôn điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, tập thể dục hàng ngày, quan trọng là tránh lạnh đột ngột nhất là vào buổi sáng dậy, cũng phải tránh căng thẳng nữa hiện tại tôi thấy yên tâm với sức khỏe của mình”.

Bảng 3.8 Kết quả người dân trả lời về thói quen sinh hoạt

Hút thuốc lá, thuốc lào 159 30,8 Ăn mặn 151 29,3 Ăn nhiều đồ ngọt 90 17,4 Ăn nhiều thức ăn có mỡ động vật 115 22,3

Uống nhiều rƣợu, bia 99 19,2 Ít vận động 83 16,1

Nhận xét: Người dân có thói quen sinh hoạt hút thuốc lá, thuốc lào chiếm 30,8%; Ăn mặn chiếm 29,3%; Ăn nhiều đồ ngọt chiếm 17,4%; Ăn nhiều thức ăn có mỡ động vật chiếm 22,3%; Uống nhiều rƣợu, bia chiếm 19,2%; Ít vận động chiếm 16,1%; Thường xuyên lo lắng chiếm 13,4%.

Qua thảo luận nhóm NB, một bệnh nhân nam, 58 tuổi, thôn 12 cho biết : “ Biết là hút thuốc không tốt cho bệnh THA nhƣng vì hút nhiều năm rồi bây giờ bảo bỏ thuốc cũng khó, tôi đã thử bỏ mấy lần nhƣng đều hút lại, chỉ hạn chế hút đƣợc thôi”.

Bảng 3.9 Kết quả người bệnh THA trả lời về cách xử lý khi bị THA

Hành vi n % Đến khám tại các cơ sở y tế hoặc đến 82 98,8 nhân viên y tế

Tự điều trị hoặc đến của hàng bán 1 1,2 thuốc để mua thuốc uống

Không cần xử lý gì 0 0

Nhận xét: NB THA đã đến khám tại các cơ sở y tế hoặc đến nhân viên y tế chiếm 98,8%; Tự điều trị chiếm 1,2%.

Phỏng vấn NB tại phường NTH, một NB nữ, 66 tuổi nói “Tôi bị THA 2 năm nay, từ khi phát hiện ra THA đến nay tôi luôn đến BV khám và cấp thuốc uống hàng tháng, nếu là bị cảm cúm thì còn có thể tự uống thuốc nam hoặc đến cửa hàng thuốc để mua thuốc uống chứ bệnh THA thì cần phải có người có chuyên môn mới kê đơn thuốc điều trị đƣợc ”.

3.2.2 Kết quả về công tác đào tạo tập huấn CBYT về công tác dự phòng và quản lý THA

Bảng 3.10 Kết quả công tác đào tạo, tập huấn

Nội dung Kế hoạch Thực hiện n % n %

Số lớp tập huấn 15 100 15 100 Đối tƣợng tập huấn

Nhận xét: Số lớp tập huấn đạt 100% theo kế hoạch. Đối tƣợng tập huấn đạt đủ và đúng thành phần 100%.

3.2.3 Kết quả công tác triển khai và duy trì mô hình quản lý THA

3.2.3.1 Kết quả công tác cấp phát thuốc và trang thiết bị:

Bảng 3.11 Cấp phát thuốc hạ HA

Tên thuốc Kế hoạch Thực hiện n (viên) % n (viên) %

Nhận xét: Cấp phát thuốc HA đạt 100% theo kế hoạch

Mặc dù số thuốc đƣợc cấp đạt 100% theo kế hoạch với tổng số là 61.600 viên, qua đợt khám sàng lọc đã cấp miễn phí hết 39.990 viên cho người dân đƣợc phát hiện là THA, số thuốc còn lại là 21.610 viên, nếu số thuốc này cấp tiếp cho 3999 NB THA thì mỗi người được 5 viên thuốc hạ áp, chỉ đủ thuốc cho NB uống trong 5 ngày, nếu cấp cho 810 BN không có BHYT/3999 BN bị THA thì mỗi BN đƣợc 26 viên thuốc, với số thuốc này chƣa đủ cho một BN uống trong một tháng.

Bảng 3.12 Cấp phát trang thiết bị

Máy điện tim Máy đo HA Thước dây (ĐVT: cái) (ĐVT: cái) (ĐVT: chiếc) Đơn vị HC KH Thực KH Thực KH Thực hiện hiện hiện n % n % n % n % n % n %

Phường Nguyễn Thái Học 1 100 1 100 12 100 12 100 6 100 6 0100 Phường Đồng Tâm 1 100 1 100 12 100 12 100 6 100 6 100 Thị trấn Cổ Phúc 1 100 1 100 12 100 12 100 6 100 6 100

TT Nông trường Nghĩa Lộ 1 100 1 100 10 100 10 100 6 100 6 100

Nhận xét: Máy Điện tim, máy đo huyết áp, thước dây được cấp đủ theo kế hoạch đạt 100%.

3.2.3.2 Kết quả công tác khám sàng lọc THA

TP Yên Bái H.Trấn Yên TX Nghĩa Lộ H.Văn Chấn

Huyện, thị xã, thành phố

BÀN LUẬN

Tỷ lệ THA tại 8 xã, phường

4.1.1 Tỷ lệ THA tại 8 xã, phường

Nghiên cứu của chúng tôi (Bảng 3.1) cho thấy tỷ lệ THA tại phường Đồng Tâm là 12,5%, phường Nguyến Thái Học là 16,2%; Thị trấn Cổ Phúc là 16,1%; Xã Quy Mông là 15,5%; Phường Trung Tâm 10,9%; Xã Nghĩa An 12,2%; Thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ là 13,5%; Xã Sơn Thịnh là 16,7%.

Với tỷ lệ người dân mắc THA tại các xã, phường không có nhiều sự khác biệt, có thể do đặc thù của các xã, phường này nằm trong vị trí địa lý miền núi, không có các khu công nghiệp, nghề nghiệp của người dân chủ yếu là nông nghiệp, mức sống của người dân còn thấp đã phần nào tác động đến đời sống của họ; giảm các nguy cơ gây THA nên đã có sự tương đồng trong tỷ lệ mắc THA.

Tỷ lệ % THA chung trong 27723 người thuộc 8 xã, phường, thị trấn là 14,4% Kết quả này của chúng tôi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Tô Văn Hải (2000) là 18,69%; Theo Nguyễn Đăng Phải (2000) là 28,2%, cao hơn gần 2 lần so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi do đối tƣợng điều tra THA là ở người cao tuổi.

Tác giả Phạm Gia Khải và CS (2001) là 23,2%, kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi có lẽ do liên quan đến yếu tố địa dƣ vì đối tượng được điều tra THA là tại 12 phường nội thành của Hà Nội.

Theo Bùi Đức Long (2006) là 19,1% kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi phải chăng do tỉnh Hải Dương là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng, mức sống và điều kiện sinh hoạt của người dân khác với đối tƣợng nghiên cứu của chúng tôi.

Tác giả Đỗ Quốc Hùng (2004) với tỷ lệ THA là 21,8%, kết quả này cao hơn kết quả của chúng tôi do đối tƣợng điều tra là cán bộ, công chức viên chức tại thủ đô Hà Nội.

4.1.2 Đặc điểm của đối tƣợng THA:

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy THA lứa tuổi gặp nhiều nhất ≥ 60 tuổi chiếm 59,1%, kết quả này của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Tô Văn Hải (2000) là 58,89%; Bùi Đức Long (2006) là 60,5%.

Nhóm tuổi từ 40 - 59 tuổi có tỷ lệ THA 36,3%, kết quả này của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Tô Văn Hải là 34%; Bùi Đức Long (2006) là 33,2%.

Nhóm tuổi từ 25 đến 39 tuổi có tỷ lệ THA thấp nhất, chiếm 4,6% Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Tô Văn Hải (2000) là 5,3%; Bùi Đức Long (2006) là 6,3%.

Tỷ lệ nam giới THA chiếm 46,5%, kết quả gần tương đồng với Nguyến Đức Hoàng (2003) là 43,43% và Bùi Đức Long (2006) là 41,3% nhƣng cao hơn kết quả của Tô Văn Hải (2000) là 36,87%.

Nữ giới chiếm 53,5%, kết quả gần tương đồng với Nguyến Đức Hoàng (2003) là 56,57% và Bùi Đức Long (2006) là 58,7% nhƣng thấp hơn kết quả của Tô Văn Hải (2000) là 63,13%.

* Phân theo khu vực: Biểu đồ 3.4

Tỷ lệ THA ở thành thị chiếm 61,8%; Ở nông thôn chiếm 38,2%.

Qua tỷ lệ trên cho thấy môi trường sống ở thành thị có thể là yếu tố thúc đẩy, tác động đến người dân làm cho tỷ lệ THA ở thành thị cao hơn.

Những người sống ở thành thị có nguy cơ THA hơn so với những người sống ở nông thôn và miền núi [33].

* Phân theo độ THA: Biểu đồ 3.5

Tăng huyết áp độ I chiếm tỷ lệ cao nhất 61,4% cao hơn tác giả Tô Văn Hải (2000) là 51,99% nhƣng phù hợp với tác giả Phạm Gia Khải và CS

THA độ II chiếm 25,5% thấp hơn tác giả Tô Văn Hải (2000) là 33,69% nhưng gần tương đồng với tác giả Phạm Gia Khải và CS (2001) là 27,28%.THA độ III chiếm 13,1% phù hợp với tác giả Tô Văn Hải (2000) là14,32% và tác giả Phạm Gia Khải (2001) là 14,4%.

Kết quả thực hiện chương trình phòng chống THA tại Yên Bái sau một năm

4.2.1 Kết quả điều tra kiến thức của người dân hiểu đúng về phòng chống THA

Tổng số người dân được điều tra kiến thức về phòng chống bệnh THA là 516 người, được thực hiện tại phường Nguyễn Thái Học thuộc thành phố Yên Bái và Xã Quy Mông thuộc huyện Trấn Yên.

4.2.1.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu: Bảng 3.2

* Về khu vực: Khu vực thành thị chiếm 51,7%; khu vực nông thôn chiếm 48,3%.

* Nhóm tuổi: Lứa tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là từ 40 tuổi - 59 tuổi chiếm

45,7%, tỷ lệ này chiếm tương đối cao phù hợp với thực tế là nhóm tuổi này đang tham gia lao động, cống hiến nhiều trong xã hội.

Lứa tuổi ≤ 39 tuổi chiếm 34,5% và lứa tuổi ≥ 60 tuổi chiếm 19,8% đối tƣợng điều tra.

* Giới: Tỷ lệ nam giới chiếm 46,3% ; Tỷ lệ nữ giới chiếm 53,7%

* Nghề nghiệp: Nông dân chiếm 49%, công nhân chiếm 5%, cán bộ công chức viên chức 13,8%; nghề nghiệp khác chiếm 32,2% Theo Bùi Đức

Long (2006) đối tượng nghiên cứu là nông dân cũng có sự tương đồng chiếm 49,6%; công nhân, cán bộ, học sinh, tiểu thương, nghề khác có tỷ lệ thấp hơn.

* Dân tộc: Dân tộc kinh chiếm tỷ lệ 79,8%, dân tộc khác chiếm 20,2%.

* Trình độ học vấn: Trình độ tiểu học chiếm 15,5%; trình độ trung học cơ sở chiếm 45,7%; Trình độ trung học phổ thông trở lên chiếm 38,8% Theo Bùi Đức Long (2006) đối tƣợng nghiên cứu là nông dân, trình độ học vấn còn thấp, biết đọc, biết viết chiếm 65,1%, không biết chữ chiếm 4,7%

4.2.1.2 Kết quả điều tra kiến thức người dân về phòng chống THA

Bảng 3.3 Cho chúng tôi thấy người dân trả lời về các yếu tố nguy cơ của bệnh THA: do hút thuốc lá, thuốc lào chiếm 92,1%; do ăn mặn chiếm 91,5%, do bệnh Đái tháo đường 65,1%; Do tiền sử gia đình có người bị THA chiếm 68%; Do rối loạn Lipid máu chiếm 49,8%, Do uống nhiều rƣợu, bia chiếm 95,1%; Do tuổi cao chiếm 75,4%; do thừa cân, béo phì chiếm 76,4%; Do ít vận động thể lực chiếm 54,7%; Do nhiều căng thẳng (lo âu) quá mức chiếm 47,1%;

Phần lớn người dân đã nắm rõ được các yếu tố nguy cơ gây bệnh tăng huyết áp nhƣ do hút thuốc, do ăn mặn hoặc do uống nhiều rƣợu, bia chiếm tỷ lệ cao Đặc biệt người dân đã biết được nguyên nhân có thể gây THA do một số bệnh như tiểu đường, rối loạn mỡ máu, béo phì hoặc ít vận động cũng có thể gây THA.

Bảng 3.4 Cho chúng tôi thấy người dân đã hiểu được biến chứng hàng đầu của THA là TBMMN với tỷ lệ cao nhất chiếm 99,2%, điều này cũng phù hợp với thực tế THA đã gây ra nhiều trường hợp bị TBMMN để lại nhiều di chứng nặng nề đã tác động trực tiêp tới nhận thức, suy nghĩ của người dân về nguyên nhân gây bệnh. Đau thắt ngực, suy tim, nhồi máu cơ tim là biến chứng được người dân phản hồi đứng hàng thứ 2, chiếm 72,3%, với tỷ lệ này chứng minh người dân đã rất quan tâm đến các biến chứng của THA.

Bảng 3.5 Cho chúng tôi thấy kiến thức của người dân hiểu về các biện pháp phòng chống THA: với tỷ lệ 100% cho rằng làm việc và nghỉ ngơi hợp lý có thể phòng chống đƣợc THA Đứng thứ 2 là hạn chế uống rƣợu bia chiếm 96,7%; Không hút thuốc lá, thuốc lào chiếm 94,8%; Biện pháp ăn nhạt chiếm 91,1% Chứng minh người dân đã hiểu được các biện pháp phòng chống THA có liên quan rất mật thiết đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của người dân và người dân đã ý thức được cách phòng tránh Biện pháp hạn chế ăn nhiều thức ăn có chất béo để phòng chống THA cũng đƣợc đánh giá rất cao chiếm 81% Biện pháp tập thể dục hàng ngày cũng đƣợc đa số người dân ghi nhận có tác dụng phòng chống THA chiếm 65,7%

Bảng 3.6 Cho chúng tôi thấy kết quả người dân hiểu đúng về THA là một bệnh nguy hiểm vì dễ gây nhiều biến chứng dẫn đến hậu quả chết người, số người trả lời đúng chiếm tỷ lệ 100% cho thấy người dân đã hiểu được biến chứng nặng nề nhất là có thể tử vong xảy ra khi bị biến chứng do THA. Với tỷ lệ trên chứng tỏ người dân đã ý thức được tính nghiêm trọng của bệnh THA có thể gây ra.

Bảng 3.7 Cho chúng tôi thấy người dân sẽ xử lý khi bị THA là đến khám tại các cơ sở YT hoặc đến NVYT chiếm 99,2%, với tỷ lệ này chứng minh người dân đã nhận thức được tầm quan trọng của bệnh THA, tự điều trị hoặc đến của hàng bán thuốc để mua thuốc uống chiếm tỷ lệ rất thấp 0,8%.

Biểu đồ 3.6 Cho chúng tôi thấy xếp loại kiến thức của người dân về phòng chống bệnh tăng huyết áp đạt 98% loại tốt; Theo kết quả điều tra củaViên Văn Đoan (2004) ở những NB đã bị THA thì tỷ lệ NB hiểu biết về THA chỉ chiếm 9,5%.

Một mô hình điểm quản lý THA tại Đông Anh, Ba Vì, sau 18 tháng triển khai cho thấy: Tỷ lệ hiểu biết đúng về bệnh THA của người dân đạt từ 78,9% đến 86,7%;

So sánh với mục tiêu của Chương trình THA đưa ra: phấn đấu đạt chỉ tiêu 50% người dân hiểu đúng về bệnh tăng huyết áp và các biện pháp phòng, chống THA, tại Yên Bái sau một năm triển khai CT THA tỷ lệ người dân có kiến thức về phòng chống bệnh tăng huyết áp đạt loại tốt chiếm 98%: đây là một tỷ lệ rất cao đánh giá một thành công bước đầu của CT THA, sự nỗ lực của các cán bộ y tế trong chương trình triển khai dự án THA nhất là trong lĩnh vực truyền thông đến với người dân Nhưng từ kiến thức của người dân dẫn đến thái độ, thực hành tốt trong cuộc sống về phòng chống THA là vấn đề không dễ dàng, để đạt đƣợc điều đó cần phải có sự thay đổi từ trong tƣ duy, thói quen hàng ngày của người dân Mặt khác điều kiện kinh tế cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phòng và điều trị bệnh tăng huyết áp.

Qua phỏng vấn NB nữ, 68 tuổi, tổ nhân dân số 71, phường NTH nói:

“Tôi mới phát hiện bị THA, biết là phải uống thuốc HA hàng ngày nhƣng tôi chỉ đủ tiền để mua loại 2000đ/vỉ để uống nhưng cũng không được thường xuyên vì gia đình tôi quá khó khăn, tôi cũng không có điều kiện để mua BHYT vì hơn 300.000đ mua BHYT trong 1 năm là khoản tiền lớn đối với gia đình tôi”.

Vì vậy để công tác phòng chống THA đƣợc thực hiện tốt, duy trì đạt hiệu quả, lâu dài không chỉ là nhiệm vụ của ngành y tế mà cần sự quan tâm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương để đầu tư cho ngành y tế, cho người dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế, các chính sách an sinh xã hội để người dân được hưởng lợi, sức khoẻ được nâng cao, góp phần vào sự ổn định chính trị, kinh tế, xã hội.

Người bệnh nam, 65 tuổi, tổ nhân dân 74 nói: “Tôi bị tăng huyết áp 6 năm nay, khi đƣợc đi khám sàng lọc THA tại trạm tôi đã đƣợc NVYT giải thích rõ về bệnh này, về cách điều chỉnh chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt và phòng các biến chứng của THA, tôi thấy yên tâm về bệnh tật của mình hơn trước đây rất nhiều, bây giờ tháng nào tôi cũng đi khám và uống thuốc rất đúng giờ”.

Bệnh nhân nữ, 67 tuổi, tổ nhân dân 56 nói: “ Tôi phát hiện bị THA 2 năm nay, khi đƣợc nhân viên y tế đến khám và đo HA tại nhà, tôi đã đƣợc giải thích về tình trạng bệnh tật và cách phòng tránh biến chứng, tôi đã quan tâm đến bệnh tật của mình hơn trước, tôi không ăn mỡ, tập thể dục mỗi buổi sáng 1 tiếng trong nhà và uống thuốc đều đặn”.

Ngày đăng: 21/07/2023, 22:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w