1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thực trạng nhiễm giun đường ruột và một số yếu tố liên quan ở học sinh tiểu học, huyện kim bôi tỉnh hòa bình

107 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Nhiễm Giun Đường Ruột Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Ở Học Sinh Tiểu Học, Huyện Kim Bôi - Tỉnh Hòa Bình
Tác giả Trần Thị Ái Hương
Người hướng dẫn TS. Hạc Văn Vinh
Trường học Trường Đại Học Y Dược - Đại Học Thái Nguyên
Thể loại luận văn chuyên khoa cấp II
Năm xuất bản 2015
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 1,98 MB

Cấu trúc

  • Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (11)
    • 1.1. Đặc điểm sinh học một số loại giun đường ruột thường gặp ở người (11)
    • 1.2. Ảnh hưởng của việc nhiễm giun đường ruột đối với sức khoẻ trẻ em (13)
    • 1.3. Tình hình nhiễm giun đường ruột ở học sinh tiểu học (16)
    • 1.4. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm giun ở trẻ em (23)
    • 1.5. Một số đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội của địa bàn nghiên cứu (28)
  • Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (31)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (0)
    • 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu (31)
    • 2.3. Phương pháp nghiên cứu (31)
    • 2.4. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu (35)
    • 2.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu (41)
    • 2.6. Phương pháp khống chế sai số (41)
    • 2.7. Đạo đức nghiên cứu (42)
  • Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (43)
    • 3.1. Thực trạng nhiễm giun đường ruột ở học sinh tiểu học tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình năm 2015 (43)
    • 3.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm giun đường ruột ở học sinh tiểu học (50)
  • Chương 4. BÀN LUẬN (59)
    • 4.1. Về thực trạng nhiễm giun đường ruột ở học sinh tiểu học (59)
    • 4.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm giun đường ruột ở học sinh tiểu học (66)
    • 4.3. Hạn chế của nghiên cứu (82)
  • KẾT LUẬN (84)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại 6 xã thuộc huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình: Bình Sơn, Nam Thượng, Sơn Thuỷ, Sào Báy, Thượng Bì và Vĩnh Tiến.

Thời gian nghiên cứu từ 9/2014 đến 10/2015

Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp và thiết kế nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang.

2.3.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

*Xét nghiệm mẫu phân cho học sinh tiểu học: Cỡ mẫu: Áp dụng công thức n = Z 2 x p.(1- p)

(ε.p) 2 Trong đó: n: là cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu

Z(1-/2: là hệ số giới hạn tin cậy, chọn mức tin cậy 95%

Z(1- α/2) = 1,96 p: là tỷ lệ ước tính học sinh tiểu học bị nhiễm giun đường ruột Trong nghiên cứu này chúng tôi lấy p,5% theo điều tra của Cục Quản lý môi trường năm 2014 trên học sinh tiểu học ở 4 tỉnh Hòa Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Đắk Lắk [6]. ε: là độ chính xác tương đối, chọn ε= 0,25.

Thay số vào công thức trên ta có nG3, đây là cỡ mẫu tối thiểu Trên thực tế, số mẫu nghiên cứu là 480 cho 6 xã, mỗi xã lấy 80 học sinh, 01 mẫu phân/01 học sinh.

 Chọn huyện: Chọn chủ định huyện Kim Bôi, với đặc điểm là đa số dân tộc Mường, đại diện cho số đông dân tộc thiểu số của tỉnh Hòa Bình Bên cạnh đó, vấn đề vệ sinh môi trường và hành vi cá nhân của người dân trong phòng chống nhiễm giun đường ruột trên địa bàn huyện còn hạn chế.

 Chọn xã: Lập danh sách tên 28 xã/thị trấn của huyện Kim Bôi Chọn ngẫu nhiên bằng phương pháp bắt thăm lấy 6 xã vào mẫu nghiên cứu Kết quả

6 xã được chọn bao gồm Bình Sơn, Nam Thượng, Sơn Thuỷ, Sào Báy,

 Chọn học sinh để xét nghiệm mẫu phân: Chọn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống, qua các bước sau:

Bước 1: Tại mỗi xã, lập danh sách toàn bộ học sinh đang học tại trường tiểu học theo thứ tự A,B,C của họ tên và bao gồm các thông tin tuổi, giới, lớp, họ và tên bố/mẹ, địa chỉ gia đình Loại trừ khỏi danh sách các học sinh không đáp ứng đúng các tiêu chí nghiên cứu như đã trình bày ở trên Như vậy, có 6 danh sách học sinh tiểu học cho 6 xã được chọn.

Bước 2: Tại mỗi danh sách, tính khoảng cách mẫu k bằng cách lấy tổng số học sinh trong danh sách của từng xã chia cho 80 (cỡ mẫu cho 1 xã) Số học sinh tiểu học dao động ở các xã từ 250-300 học sinh, tương đương với hệ số k=3.

Bước 3: Xác định học sinh đầu tiên trong danh sách. Để xác định học sinh thứ nhất từ mỗi danh sách, trước tiên ta chọn một số ngẫu nhiên có giá trị nằm trong khoảng từ 1 đến k (tức là 1, 2 hoặc 3).Số này chính là số thứ tự của học sinh trong danh sách.

Bước 4: Xác định các học sinh tiếp theo

Học sinh thứ hai được chọn bằng cách, lấy số thứ tự của học sinh thứ nhất đã được chọn ngẫu nhiên cộng với khoảng cách mẫu k (k=3) ta được một số mới chính là số thứ tự của học sinh thứ hai Tiếp tục làm như vậy để chọn tiếp các học sinh khác cho đến khi chọn đủ 80 học sinh.

Nếu trong trường hợp có nhiều hơn một học sinh được chọn xét nghiệm cùng sống trong một HGĐ thì chỉ chọn một học sinh đầu tiên, (các) học sinh khác trong hộ gia đình được chọn thay thế bởi học sinh ở hộ gia đình khác.

* Điều tra hộ gia đình: Phỏng vấn bà mẹ/người chăm sóc chính theo phiếu diều tra, quan sát đánh giá nhà tiêu, nguồn nước hợp vệ sinh.

Tất cả các trẻ được xét nghiệm mẫu phân sau đó đều được điều tra viên đến HGĐ để phỏng vấn thu thập một số yếu tố về điều kiện kinh tế HGĐ, điều kiện nguồn nước, nhà tiêu, sử dụng phân người trong sản xuất nông nghiệp, tính sẵn có xà phòng rửa tay và vị trí để phòng phòng, hành vi vệ sinh cá nhân của bà mẹ/người chăm sóc chính và của trẻ được xét nghiệm,v.v… làm cơ sở để phân tích yếu tố có liên quan đến tỷ lệ nhiễm giun của học sinh. Đối tượng được phỏng vấn tại HGĐ có trẻ được xét nghiệm mẫu phân là bà mẹ hoặc người chăm sóc chính.

Hình 2.1 Quy trình chọn mẫu nghiên cứu

2.3.3 Biến số và các chỉ số nghiên cứu

*Mục tiêu 1: Thực trạng nhiễm giun đường ruột ở học sinh tiểu học tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình năm 2015

 Một số đặc điểm của học sinh được xét nghiệm mẫu phân

-Đặc điểm tuổi, giới tính, dân tộc

- Hành vi vệ sinh của học sinh (đi chân đất, để móng tay bẩn, uống nước lã, ăn rau sống, ăn hoa quả chưa được rửa sạch, rửa tay xà phòng (RTXP) trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh)

-Hành vi tẩy giun (số lần tẩy giun trong 1 năm qua).

 Tỷ lệ nhiễm giun đường ruột ở học sinh tiểu học

-Tỷ lệ học sinh nhiễm giun chung

-Tỷ lệ học sinh nhiễm giun theo xã, tuổi, giới tính, dân tộc

-Tỷ lệ học sinh nhiễm từng loại giun

-Tỷ lệ học sinh nhiễm từng loại giun theo xã và giới tính

-Tỷ lệ học sinh đơn nhiễm và đa nhiễm

-Số trứng giun trung bình trên một gram phân (từng loại giun)

-Phân bố cường độ nhiễm giun của từng loại giun

*Mục tiêu 2: Một số yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm giun đường ruột ở học sinh tiểu học tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.

-Liên quan giữa tình trạng nhiễm giun với một số đặc điểm cá nhân và hành vi vệ sinh cá nhân của học sinh

- Liên quan giữa tình trạng nhiễm giun với trình độ học vấn và nghề nghiệp của mẹ/người chăm sóc chính

-Liên quan giữa tình trạng nhiễm giun với đặc điểm nguồn nước HGĐ

-Liên quan giữa tình trạng nhiễm giun với đặc điểm nhà tiêu HGĐ

-Liên quan giữa tình trạng nhiễm giun với việc sử dụng phân trong sản xuất nông nghiệp

Công cụ và phương pháp thu thập số liệu

2.4.1 Công cụ thu thập số liệu

- Túi polyethylene (5-11 cm), thìa nhựa, dây nịt để lấy phân; que lấy phân, lưới lọc bằng thép không gỉ, tấm đong bằng nhựa (có hố đong đường kính 6 mm, dày 1,5 mm chứa 41,7 mg phân), que gạt phân bằng nhựa, lam kính, giấy cellophane thấm nước, kẹp, kéo, giấy vệ sinh hoặc giấy thấm, dung dịch glyxerin-xanh malachit để xét nghiệm mẫu phân tìm trứng giun.

-Phiếu ghi kết quả xét nghiệm mẫu phân

Phiếu phỏng vấn bà mẹ/người chăm sóc chính Các bộ phiếu điều tra này được hoàn thiện sau khi tham khảo ý kiến đóng góp của giáo viên hướng dẫn, các chuyên gia về lĩnh vực vệ sinh môi trường và ký sinh trùng-côn trùng Chi tiết nội dung các phiếu điều tra (Phụ lục 1)

2.4.2 Phương pháp thu thập phân tích số liệu

* Lấy mẫu xét nghiệm phân cho học sinh tiểu học:

Sử dụng kỹ thuật Kato-Katz để xác định tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm giun đũa, tóc, móc của học sinh tiểu học Các bước tiến hành như sau:

- Tổ chức thu thập mẫu phân: Tại mỗi xã, học viên liên hệ và phối hợp với trường học để tiến hành phát cho mỗi học sinh trong danh sách được lựa chọn 1 túi polyethylene (5-11cm) kèm một thìa nhựa và một dây nịt để lấy phân Trên túi polyethylen đã dán nhãn ghi họ tên học sinh, tuổi, giới và lớp. Học viên hướng dẫn học sinh lấy phân vào buổi sáng hôm sau, lượng phân cần thiết phải lấy và thao tác cho phân vào túi, hẹn học sinh đưa mẫu phân về Trạm y tế xã vào cùng buổi sáng Khi thu mẫu phân, học viên đối chiếu với danh sách học sinh được chọn xét nghiệm và đánh dấu vào danh sách những học sinh đã nộp mẫu phân Những học sinh chưa có mẫu phân thì hẹn ngày hôm sau tiếp tục đưa mẫu phân đến Trạm y tế xã Vào cuối buổi sáng mỗi ngày, học viên đưa mẫu về TTYTDP tỉnh Hoà Bình để thực hiện xét nghiệm. Việc lấy mẫu phân và xét nghiệm được thực hiện lần lượt ở từng xã.

-Phương pháp phân tích mẫu: Các mẫu phân sau khi thu thập được xét nghiệm ngay để tránh trường hợp trứng giun móc sẽ nở thành ấu trùng WHO khuyến cáo phương pháp định lượng Kato-Katz là phương pháp chuẩn để đánh giá tỷ lệ và cường độ nhiễm giun ở cộng đồng.

Quy trình xét nghiệm: Đặt một lượng nhỏ phân lên giấy báo hoặc giấy loại và ấn mảnh lưới lọc trên mẫu phân sao cho 1 phần sẽ được lọc qua mảnh lưới lọc và tụ lại ở trên lưới lọc Dùng cái gạt phân nạo trên mặt lưới để tập trung phân đã lọc Đặt tấm có hố đong vào giữa lam kính và lấy phân từ cái gạt phân cho vào hố đong sao cho lấp đầy hoàn toàn hố đong Dùng một cạnh của cái gạt phân gạt phía trên hố để lấy đi phần phân thừa khỏi mép hố.

Cẩn thận nhấc tấm đong, sao cho phần phân trong hố được giữ lại trên lam kính Phủ phân bằng mảnh xelophan đã được ngâm trước vào dung dịch màu Lật sấp lam kính và ép mạnh mẫu phân được phủ mảnh cellophane trên

1 lam kính khác Phân sẽ được trải đều giữa lam kính và mảnh cellophane. Nhấc cẩn thận lam kính bằng cách trượt nhẹ nhàng nó về một bên để tránh làm rách hoặc làm tách mảnh cellophane. Để tiêu bản khoảng 30-60 phút ở nhiệt độ môi trường để làm trong phân trước khi xét nghiệm bằng kính hiển vi Xét nghiệm tiêu bản một cách hệ thống và ghi lại số trứng của từng loại Lượng phân trong lỗ của bìa các tông là 41,7 mg Do đó số trứng trong 1 gram phân bằng số trứng đếm được trong tiêu bản x 24.

-Phương pháp xử lý dụng cụ sau xét nghiệm: Tất cả dụng cụ dính phân được rửa với nước và xà phòng, sau đó ngâm vào dung dịch natri hypoclorite. Các lam kính và tấm đong phân được rửa sạch và làm khô để dùng lại Sau khi xét nghiệm phân các túi polyethylene, que gỗ, giấy thấm được xử lý bằng cách đốt.

*Phỏng vấn và quan sát tại hộ gia đình:

- Sử dụng bộ phiếu định lượng được chuẩn bị sẵn để phỏng vấn trực tiếp bà mẹ/người chăm sóc chính để thu thập các thông tin về điều kiện kinh tế, nguồn nước, nhà tiêu hộ gia đình, tính sẵn có xà phòng rửa tay và tính thuận tiện, một số hành vi vệ sinh của học sinh cũng như của người trả lời phỏng vấn.Địa điểm phỏng vấn là tại hộ gia đình có học sinh được xét nghiệm mẫu phân.

- Sau khi hoàn thành việc thu thập các mẫu phân, học viên cùng với sự hỗ trợ của một số cán bộ TTYTDP tỉnh Hoà Bình triển khai việc thu thập các thông tin từ hộ gia đình của học sinh được xét nghiệm phân Các cán bộ phỏng vấn hộ gia đình được tham gia lớp tập huấn một ngày tại TTYTDP tỉnh Mục đích của lớp tập huấn là cung cấp thông tin cần thiết, kiến thức và kỹ năng cho nhóm đánh giá để thu thập thông tin tại thực địa Các nội dung được chú ý đặc biệt trong tập huấn là mục đích và thiết kế đánh giá, cách chọn mẫu, cách sử dụng bộ công cụ thu thập thông tin.

- Người dẫn đường cho điều tra viên là chi hội trưởng/chi hội phó phụ nữ thôn có khả năng nói được tiếng dân tộc Mường và nắm được các thông tin cơ bản về các hộ gia đình.

- Trong trường hợp đối tượng đi vắng tại thời điểm phỏng vấn, điều tra viên phải hẹn gia đình quay lại để phỏng vấn vào một dịp khác.

-Trong quá trình phỏng vấn chỉ có hai người (điều tra viên và đối tượng phỏng vấn) và ngồi đối diện nhau, không có người thứ ba trừ trường hợp cần phải phiên dịch.

- Kiểm tiêu chuẩn hợp vệ sinh của từng loại nhà tiêu và mức độ nguy cơ ô nhiễm nguồn nước bằng bảng kiểm tương ứng kèm theo phiếu phỏng vấn hộ gia đình.

2.4.3 Một số tiêu chí đánh giá

* Xác định tỷ lệ nhiễm giun:

Tỷ lệ nhiễm giun Số học sinh nhiễm ít nhất 1 loại giun

= x 100 chung (%) Số học sinh xét nghiệm

Tỷ lệ nhiễm giun đũa Số học sinh nhiễm giun đũa (tóc hoặc móc)

(tóc hoặc móc) (%) Số học sinh xét nghiệm

Tỷ lệ đơn nhiễm Số học sinh nhiễm 1 loại giun

(%) Số học sinh nhiễm giun

Tỷ lệ nhiễm 2 loại Số học sinh nhiễm 2 loại giun

(%) Số học sinh nhiễm giun

(%) Số học sinh nhiễm giun

*Xác định cường độ nhiễm giun: Đánh giá cường độ nhiễm giun đũa, tóc, móc theo số trứng đếm được trên 1 gam phân theo quy ước của Tổ chức Y tế thế giới (Kato-Katz) [6], [72]. Mức độ nhiễm cho từng loại giun được quy định như sau:

Loại giun Nhiễm nhẹ Nhiễm trung bình Nhiễm nặng

(trứng/g phân) (trứng/g phân) (trứng/g phân)

*Xác định nguồn nước HVS và đánh giá mức độ nguy cơ nguồn nước:

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Số liệu được nhập vào máy tính bằng chương trình Epi Data 3.1 Sử dụng chương trình SPSS để làm sạch số liệu theo logic của bộ phiếu điều tra.

Số liệu được phân tích, tính toán và lập thành các bảng,biểu số liệu thôngqua sử dụng các chương trình phần mềm của EPI-INFO 6.04.

Phương pháp khống chế sai số

- Xây dựng bộ câu hỏi dễ hiểu, mang tính logic, định nghĩa các chỉ số rõ ràng.

-Điều tra thử và sửa chữa hoàn chỉnh bộ câu hỏi

- Giám sát chặt chẽ quá trình thu thập tại thực địa và xét nghiệm tại phòng thí nghiệm.

- Tập huấn kỹ cán bộ đi điều tra, lựa chọn cán bộ tham gia dieu tra có kinh nghiệm.

-Phiếu điềutra được mã hóa và xử lý thô trước khi nhập liệu.

Đạo đức nghiên cứu

-Nghiên cứu được lãnh đạo ngành y tế và lãnh đạo các cấp trên địa bàn huyện đồng đồng ý cho triển khai

- Tất cả các hộ gia đình có trẻ trong danh sách xét nghiệm giun đều được giải thích cụ thể về mục đích, nội dung nghiên cứu trước khi lấy mẫu phân xét nghiệm và phỏng vấn tại hộ gia đình.

- Nghiên cứu nhằm mục đích để bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho học sinh tiểu học nói riêng và người dân nói chung, không có mục đích nào khác làm ảnh hưởng tới các đối tượng nghiên cứu.

-Kết quả nghiên cứu sẽ được thông báo đến các cơ quan chức năng khi có yêu cầu.

-Tất cả những học sinh tham gia nghiên cứu bị nhiễm giun được nhóm nghiên cứu gửi kết quả về gia đình đồng thời tư vấn cho phụ huynh về các biện pháp phòng chống nhiễm giun.

- Thông báo hộ gia đình nếu điều kiện vệ sinh môi trường hoặc nguồn nước không đảm bảo cho sức khỏe.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thực trạng nhiễm giun đường ruột ở học sinh tiểu học tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình năm 2015

3.1.1 Một số đặc điểm của học sinh được xét nghiệm mẫu phân

Bảng 3.1 Đặc điểm về tuổi của học sinh Đặc điểm Số lƣợng (nH0) Tỷ lệ %

Nhận xét: Kết quả bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ học sinh được xét nghiệm giun cao nhất ở nhóm 7 tuổi và thấp nhất ở nhóm 11 tuổi (22,1% và 12,9% theo thứ tự).

Biểu đồ 3.1 Đặc điểm giới tính của học sinh (nH0)

Nhận xét: Kết quả biểu đồ 3.1 cho thấy có 50,8% học sinh được xét nghiệm phân là học sinh nam và 49,2% còn lại là học sinh nữ.

Dân tộc Kinh Dân tộc Mường

Biểu đồ 3.2 Đặc điểm dân tộc của học sinh (nH0)

Nhận xét: Kết quả biểu đồ 3.2 cho thấy đa số học sinh (87,5%) là người dân tộc Mường Chỉ có 12,5% học sinh còn lại là người dân tộc Kinh.

Bảng 3.2 Một số hành vi vệ sinh cá nhân của học sinh

Hành vi Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

SL % SL % SL % Để móng tay bẩn 29 6,0 256 53,4 195 40,6 Đi chân đất 20 4,2 196 40,8 264 55,0

Uống nước lã 3 0,6 77 16,1 400 83,3 Ăn rau sống 4 0,8 123 25,7 353 73,5 Ăn hoa quả chưa được rửa sạch 4 0,8 58 12,1 418 87,1

RTXP sau khi đi đại tiện 242 50,4 201 41,9 37 7,7

Nhận xét: Kết quả khảo sát một số hành vi vệ sinh cá nhân của học sinh ở bảng 3.2 cho thấy vẫn còn 59,4% học sinh để móng tay bẩn, 45,0% đi chân đất, 16,7% uống nước lã, 26,5% ăn sau sống và 12,9% ăn hoa quả chưa được rửa sạch với mức độ chủ yếu là thỉnh thoảng Bên cạnh đó, vẫn còn 7,3% và7,7% học sinh không bao giờ rửa tay xà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại tiện theo thứ tự.

0 1 lần 2 lần 3 lần Không lần nào

Biểu đồ 3.3 Số lần tẩy giun trong một năm vừa qua của học sinh (nH0)

Nhận xét: Hầu hết (97,3%) học sinh trong nghiên cứu này đã được tẩy giun trong vòng một năm qua với tỷ lệ học sinh được tẩy một lần duy nhất là 55,0%, hai lần là 42,3% và ba lần là 0,2% 2,5% học sinh còn lại chưa được tẩy giun bất kỳ lần nào trong vòng một năm qua.

3.1.2 Thực trạng nhiễm giun đường ruột ở học sinh

3.1.2.1 Tỷ lệ nhiễm giun chung

Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ học sinh bị nhiễm giun (nH0)

Nhận xét: Kết quả biểu đồ 3.4 cho thấy trong số 480 học sinh được xét nghiệm mẫu phân, tỷ lệ nhiễm giun chung là 9,6% 90,4% học sinh còn lại không phát hiện bất kỳ một trứng giun nào trong mẫu phân được xét nghiệm.

Bảng 3.3 Tỷ lệ học sinh bị nhiễm giun theo xã

Xã Số mẫu xét Số nhiễm giun Số không nhiễm giun nghiệm SL % SL %

Nhận xét: Trong số 6 xã điều tra, Sào Báy là xã có tỷ lệ học sinh nhiễm giun cao nhất (28,8%), tiếp đến là Nam Thượng (13,8%), Thượng Bì (10,0%), Bình Sơn (5,0%) Hai xã Sơn Thuỷ và Vĩnh Tiến không phát hiện được trường hợp nào bị nhiễm giun.

Bảng 3.4 Tỷ lệ học sinh nhiễm giun theo tuổi Tuổi Số mẫu xét Số nhiễm giun Số không nhiễm giun nghiệm SL % SL %

Nhận xét: Kết quả xét nghiệm cho thấy nhóm học sinh 9 tuổi có tỷ lệ nhiễm giun cao nhất (14,6%), tiếp đến là nhóm 11 tuổi (14,5%), 6 tuổi(10,5%), 10 tuổi (9,3%), 8 tuổi (8,9%) và thấp nhất là nhóm 7 tuổi (2,8%).

Bảng 3.5 Tỷ lệ học sinh nhiễm giun theo giới tính và dân tộc Đặc điểm Số mẫu xét Số nhiễm giun Số không nhiễm giun nghiệm SL % SL %

Nhận xét: Tỷ lệ nhiễm giun ở nhóm học sinh nữ là 9,7% và ở học sinh nam là 9,4% Theo dân tộc, tỷ lệ nhiễm giun ở học sinh dân tộc Mường là 10,7% và ở học sinh dân tộc Kinh là 1,7%.

3.1.2.2 Tỷ lệ nhiễm từng loại giun

Bảng 3.6 Tỷ lệ học sinh nhiễm từng loại giun Loại giun Số mẫu xét Số nhiễm giun Số không nhiễm giun nghiệm SL % SL %

Nhận xét: Tỷ lệ học sinh bị nhiễm giun tóc chiếm cao nhất (39/480 mẫu, chiếm 8,1%), rất ít học sinh nhiễm giun móc/mỏ (0,8%) cũng như giun đũa (0,6%).

Bảng 3.7 Tỷ lệ học sinh nhiễm từng loại giun theo xã

Tên xã Số mẫu Giun đũa Giun tóc Giun móc/móc xét nghiệm SL % SL % SL %

Nhận xét: Tình trạng nhiễm giun tóc phổ biến ở cả 4 xã có học sinh bị nhiễm giun Ngoài ra, học sinh ở xã Nam Thượng còn bị nhiễm giun móc/mỏ, Thượng Bì nhiễm giun đũa và ở Sào Báy nhiễm cả 3 loại giun tóc, giun đũa và giun móc/mỏ.

Bảng 3.8 Tỷ lệ học sinh nhiễm từng loại giun theo giới

Giới tính Số mẫu xét Giun đũa Giun tóc Giun móc/móc nghiệm SL % SL % SL %

Nhận xét: Cả hai nhóm học sinh nam và học sinh nữ đều có tỷ lệ nhiễm giun tóc cao nhất (8,6% đối với học sinh nam và 7,6% đối với học sinh nữ).

Tỷ lệ nhiễm giun đũa là 0,4% và 0,8% theo thứ tự và tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ là 0,4% và 1,3%.

3.1.2.3 Tỷ lệ đơn nhiễm, đa nhiễm Đơn nhiễm Đa nhiễm

Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ đơn nhiễm và đa nhiễm giun (nF)

Nhận xét: Trong số 46 học sinh có nhiễm giun, đa số (93,5%) là nhiễm một loại giun (đơn nhiễm) Chỉ có 3/46 học sinh (6,5%) nhiễm hai loại giun(đa nhiễm).

Bảng 3.9 Số trứng trung bình/gram phân

Loại giun Số trứng trung SD (Độ lệch Giá trị Giá trị bình/gram phân chuẩn) nhỏ nhất lớn nhất

Nhận xét: Tính trung bình mỗi học sinh bị nhiễm giun có 3.680 trứng giun đũa trên một gram phân xét nghiệm (với mức dao động từ 888-7200 trứng/gram), đối với giun móc/mỏ là 156 trứng/gram (48-336 trứng/gram) và đối với giun móc là 258,5 trứng/gram (24-2280 trứng/gram).

Bảng 3.10 Phân loại cường độ nhiễm giun

Loại giun Số Nhẹ Trung bình Nặng mẫu (+) SL % SL % SL %

Nhận xét: Tỷ lệ 100% trường hợp nhiễm giun móc/mỏ với cường độ nhẹ 97,4% trường hợp nhiễm giun tóc với cường độ nhẹ và 2,6% nhiễm với cường độ trung bình Tỷ lệ nhiễm giun đũa với cường độ nhiễm nhẹ là 66,7% và trung bình là 33,3% Không có trường hợp nào bị nhiễm giun với cường độ nhiễm nặng.

Một số yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm giun đường ruột ở học sinh tiểu học

3.2.1 Yếu tố cá nhân của học sinh

Bảng 3.11 Mối liên quan giữa tình trạng nhiễm giun với một số đặc điểm cá nhân của học sinh Đặc điểm Có nhiễm Không nhiễm OR p

SL % SL % (CI95%) Độ tuổi

Kết quả phân tích mối liên quan giữa tình trạng nhiễm giun với một số đặc điểm cá nhân của học sinh ở bảng 3.16 cho thấy, nhóm học sinh từ 9-11 tuổi có tỷ lệ nhiễm giun cao hơn so với nhóm học sinh từ 6-8 tuổi (12,8% và 6,9%) với tỷ suất chênh OR=1,98 (CI95%: 1,06-3,69) Tương tự, nhóm học sinh là người dân tộc Mường có tỷ lệ nhiễm giun cao hơn học sinh dân tộc Kinh (10,7% và 1,7%) với OR=7,08 (CI95%: 1,00-52,34) Sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê với p0,05).

Bảng 3.12 Mối liên quan giữa tình trạng nhiễm giun với hành vi để móng tay bẩn và đi chân đất của học sinh

Hành vi Có nhiễm Không nhiễm OR p

SL % SL % Để móng tay bẩn

Không bao giờ 12 6,2 183 93,8 Đi chân đất

Nhận xét: Nhóm học sinh thường xuyên/thỉnh thoảng để móng tay bẩn và đi chân đất có xu hướng nhiễm giun cao hơn có ý nghĩa thống kê so với các nhóm tương ứng còn lại, với tỷ suất chênh OR=2,07 (CI95%: 1,04-4,10) và OR=1,84 (CI95%: 1,00-3,41).

Bảng 3.13 Mối liên quan giữa tình trạng nhiễm giun với một số hành vi ăn uống của học sinh

Hành vi ăn uống Có nhiễm Không nhiễm OR p

Không bao giờ 32 8,0 368 92,0 Ăn rau sống

Không bao giờ 33 9,3 320 90,7 Ăn hoa quả chƣa rửa sạch

Nhóm học sinh thường xuyên/ thỉnh thoảng uống nước lã có tỷ lệ nhiễm giun cao hơn nhóm không bao giờ uống nước lã (17,5% và 8,0%) với

OR=2,44 (CI95%: 1,24-4,82), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p0,05.

Bảng 3.14 Mối liên quan giữa tình trạng nhiễm giun với hành vi RTXP trước khi ăn và sau khi đi đại tiện của học sinh

Hành vi RTXP Có nhiễm Không nhiễm OR p

RTXP sau khi đi đại tiện

Nhận xét: Nhóm học sinh không bao giờ rửa tay xà phòng trước khi ăn có xu hướng nhiễm giun cao hơn 3,17 lần (CI95%: 1,35-7,47) nhóm học sinh thường xuyên/thỉnh thoảng rửa tay xà phòng, với p

Ngày đăng: 20/07/2023, 22:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w