1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn kết quả điều trị bệnh nhân hội chứng thắt lưng hông bằng phương pháp kết hợp nội khoa và kéo giãn cột sống tại bệnh vện đa khoa trung ương thái nguyên

96 6 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kết Quả Điều Trị Bệnh Nhân Hội Chứng Thắt Lưng Hông Bằng Phương Pháp Kết Hợp Nội Khoa Và Kéo Giãn Cột Sống Tại Bệnh Viện Đa Khoa Trung Ương Thái Nguyên
Tác giả Lê Hữu Tư
Người hướng dẫn TS Trần Văn Tuấn
Trường học Trường Đại Học Y - Dược Thái Nguyên
Chuyên ngành Nội Khoa
Thể loại Luận Án Bác Sỹ Chuyên Khoa Cấp II
Năm xuất bản 2013
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,6 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: TỔNG QUAN (10)
    • 1.1. Những vấn đề cơ bản về hội chứng thắt lưng hông (10)
    • 1.2. Điều trị bệnh nhân hội chứng thắt lưng hông bằng phương pháp kết hợp nội khoa và kéo giãn cột sống thắt lưng (20)
    • 1.3. Tình hình điều trị bệnh nhân hội chứng thắt lưng hông hiện nay trên thế giới và Việt Nam (0)
  • Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (34)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (0)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (35)
    • 2.3. Đạo đức trong nghiên cứu (46)
  • Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (47)
    • 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (0)
    • 3.3. Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị (56)
  • Chương 4: BÀN LUẬN (60)
    • 4.1. Đặc điểm của đối tượng tham gia nghiên cứu (0)
    • 4.2. Kết quả điều trị (63)
    • 4.3. Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị (72)
  • KẾT LUẬN (77)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (80)

Nội dung

TỔNG QUAN

Những vấn đề cơ bản về hội chứng thắt lưng hông

1.1.1 Sơ lược về giải phẫu và sinh lý cột sống thắt lưng

Cột sống thắt lưng gồm 5 đốt sống, được đánh số từ L1 đến L5, có 4 đĩa đệm và 2 đĩa đệm chuyển đoạn (ngực - thắt lưng và thắt lưng - cùng) Cột sống thắt lưng có cấu tạo giải phẫu phù hợp chức năng là tham gia vận động với động tác có biên độ rộng, linh hoạt như gập, duỗi, nghiêng và xoay, đồng thời còn có chức năng chịu lực nâng đỡ nửa trên cơ thể Trong từng đoạn cột sống có nhiều đơn vị chức năng gọi là đoạn vận động, theo khái niệm của Junghanns và Schmorl đoạn vận động là một đơn vị cấu trúc và chức năng vận động của cột sống gồm các thành phần: nửa phần thân đốt sống lân cận, dây chằng trước, sau, dây chằng vòng, khớp đốt sống và tất cả phần mềm, những bộ phận ở cùng đoạn cột sống tương ứng, lỗ sống, lỗ liên đốt cũng như những khe khớp giữa mỏm gai sau, gai ngang của đốt sống [7],[29].

Hình 1.1 Mô hình đoạn vận động của cột sống

Như vậy tất cả những biến đổi gây tác động về giải phẫu, sinh lý, chức năng của đoạn vận động cột sống đều có thể là nguyên nhân dẫn đến ĐTL.

1.1.2 Nguyên nhân gây ra hội chứng thắt lưng hông

1.1.2.1 Nguyên nhân tại cột sống

-Nguyên nhân có nguồn gốc từ đĩa đệm

+ Thoái hoá đĩa đệm (hư đĩa đệm) là nguyên nhân hay gặp, có thể chiếm tới 85% các trường hợp Các thay đổi thoái hoá hoặc lồi đĩa đệm ở ít nhất 1 đĩa đệm thắt lưng gặp ở 35% bệnh nhân trong độ tuổi 20 - 39 và hầu như gặp ở tất cả các bệnh nhân trên 50 tuổi [2], [22].

+ Rách vòng sợi của đĩa đệm, do một phần ba ngoài của đĩa đệm có các dây thần kinh nên khi rách vòng sợi ở vùng này có thể gây đau lưng và chi dưới.

+ Thoát vị đĩa đệm gây triệu chứng chèn ép rễ thần kinh.

+ Hẹp ống sống gây chẻn ép tuỷ sống và rễ thần kinh Hẹp ống sống mắc phải có thể do thoái hoá cột sống, lồi hoặc thoát vị đĩa đệm, thoái hoá dây chằng, trượt đốt sống.

-Nguyên nhân từ hệ thống cơ: những thay đổi về sự thăng bằng của hệ thống cơ cột sống có thể dẫn đến nguy cơ ĐTL.

- Nguyên nhân do dây chằng: ở bệnh nhân thoái hoá nặng các dây chằng trở nên dày và mất tính đàn hồi, khiến cho ống sống có thể hẹp lại khi cột sống ở tư thế duỗi do dây chằng lồi vào trong ống sống.

- Hư đốt sống (thoái hoá đốt sống): thoái hoá thân sống là các thay đổi thoái hoá không do viêm nhiễm xảy ra ở thân sống.

- Loãng xương: loãng xương có thể là nguyên phát ở người lớn tuổi (týp II), phụ nữ sau mãn kinh (týp I) hoặc loãng xương thứ phát do bất động lâu, do bệnh về chuyển hoá hay do dùng corticoid kéo dài.

-Nguyên nhân do bất thường bẩm sinh cột sống: các rối loạn nguồn gốc phôi thai của cột sống, rối loạn liên quan đến quá trình đóng ống sống,vẹo cột sống…là những nguyên nhân bẩm sinh gây ĐTL.

- Các nguyên nhân khác gây tổn thương tại cột sống: tổn thương cột sống thắt lưng do chấn thương, các nguyên nhân do viêm, các khối u, các trường hợp thất bại sau phẫu thuật đều có thể gây ĐTL [19], [20], [21].

Hình 1.2.Mô tả các vị trí giải phẫu khi tổn thương gây ra đau thắt lưng

1.1.2.2.Nguyên nhân ngoài cột sống

Khi nghiên cứu các nguyên nhân ngoài cột sống, các tác giả thấy rằng tổn thương các tạng trong, ngoài ổ bụng và tiểu khung có thể dẫn tới ĐTL như các bệnh thận tiết niệu, bệnh đường sinh dục, đường đường tiêu hóa… Tuy nhiên các trường hợp ĐTL này bao giờ cũng kết hợp với các triệu chứng khác của tạng bị bệnh Một số yếu tố khác như yếu tố tâm thần, trường hợp thấp khớp cận ung thư cũng có thể là nguyên nhân gây ĐTL [2], [29], [48].

Cơ chế đau thắt lƣng Ðau lưng nói chung hay đau thắt lưng nói riêng được chia làm 2 nhóm do cơ chế cơ học (mechanical low back pain) hoặc thần kinh (dây thần kinh bị chèn ép - neurogenic low back pain).

*Cơ bắp bị căng là lý do chiếm đại đa số đau thắt lưng vì cơ học Cột xương sống có 6 đốt sống và nhóm đốt xương cùng tạo thành đuôi cột sống Trong 1 đốt sống lưng có hai xương lồi ra từ trong thân đốt sống gọi là gai sống ngang và 1 xương mọc ra từ phía sau là gai sống dọc Ðể nối liền các đốt sống các gai cột sống ngang và dọc, có hàng tá các dây chằng để giữ chúng với nhau và để cột sống này nối thẳng vào các đốt sống lưng Tất cả các dây chằng và cơ ở hai bên có thể bị dãn ra khi cột sống bị tổn thương tạo thành gân dãn/trật gân và vì đó gây đau lưng Có những nguyên do khác gây nên đau lưng là do thoái hoá dĩa đệm, rách dĩa đệm, hoặc là thoái hoá các mặt khớp của đốt sống lưng Ðau lưng vì cơ học thường bắt đầu từ chỗ rách của đốt sống phía dưới Loại đau cơ học này cũng có thể làm đau lan ra mông hoặc đùi nhưng rất hiếm bị đau lan xuống đầu gối.

*Ðau do chèp ép thần kinh xảy ra ở gốc dây thần kinh nơi mà dây thần kinh rời cột sống để đến các nơi ngoại biên Một nguyên nhân thông thường là thoái vị nhân đĩa đệm (herniated disk) Các dây thần kinh từ cột sống ra tạo thành dây thần kinh toạ Dây thần kinh toạ cung cấp cảm giác và điều khiển vận động cơ của phần dưới của cẳng chân Ðè ép hoặc gây kích thích rễ của dây thần kinh thắt lưng có thể làm ảnh hưởng đến chức năng của dây thần kinh toạ Một trong những dấu hiệu sớm của sự đè ép của rễ thần kinh là tê cứng vùng mà dây thần kinh chi phối cảm giác, thường là có một vùng bị đau đó là dưới đầu gối tới bàn chân Khi mà có sự đè ép của dây thần kinh, nơi mà nó vừa ra khỏi cột sống lưng thì thường chính lưng có thể không bị đau Cho nên đôi lúc làm cho nhiều người nhầm lẫn vì không thấy đau lưng mà tổn thương lại nằm ở phía thắt lưng Cuối cùng khi mà thần kinh chi phối các cơ bị đè ép, bắp thịt sẽ trở nên yếu và phản xạ thần kinh sẽ bị mất đi Ðó là vì sự chèn ép/đè ép của rễ thần kinh ngăn cản những tín hiệu thông tin từ não bộ đến các cơ đó để chỉ thị cho cơ bắp đó co thắt làm việc Hẹp ống tuỷ sống (spinal stenosis) cũng là nguyên nhân làm đau do đè ép Trong một số người, thoái hóa tuỷ sống tạo thành hẹp ống tuỷ nơi mà dây thần kinh cột sống ở đó. Ðây là nguyên nhân gây ra tất cả dây thần kinh nằm trong ống tuỷ bị sưng và không còn làm việc được nữa Một lý do là khi ống tuỷ bị nhỏ lại máu không lưu thông đủ để cung cấp cho các dây thần kinh này Khi chúng ta nghỉ ngơi thì các dây thần kinh này bình thường nhưng khi chúng ta vận động thì các dây thần kinh này cần nhiều máu và chất dưỡng khí (oxygen), nhưng vì ống tuỷ quá nhỏ sự cung cấp máu không tăng lên được Ðây là lý do gây tê cả hai chân và tê trở nên tê hơn khi đi bộ Ðau có thể đau cả hai chân Ðau cũng trở nên nhiều hơn như lúc đi bộ và đỡ hơn sau một lúc nghỉ ngơi Yếu cơ cũng có thể xảy ra một lần nữa và thường sẽ nặng hơn khi vận động tăng hơn.

*Trong một vài trường hợp thoái vị đĩa đệm cũng có thể nhiều đến nỗi chiếm toàn bộ ống tuỷ sống Sự đè ép tức thời trên các dây thần kinh tuỷ sống sẽ gây nên liệt các cơ chi phối vận động của ruột và bàng quang Bệnh này được gọi là "cauda equina syndrome" - triệu chứng đuôi ngựa Nếu mà bệnh nhân không tự chủ được đại tiểu tiện, cần thông báo cho bác sĩ ngay, đây là trường hợp cần phải phẫu thuật [16], [23], [49].

1.1.3 Dịch tễ học đau thắt lưng

Mặc dù chưa có một giải thích nào rõ ràng về dịch tễ học của bệnh lý đau thắt lưng, tính chất thời kỳ của bệnh đau lưng có vẻ như tập trung ở 2 thời kỳ với tỷ lệ cao nhất vào giữa lứa tuổi 30-50 và lứa tuổi 60 (hình 40.1).Khoảng 80% trường hợp bị đau lưng lần đầu không tìm thấy nguyên nhân gây tổn thương đặc hiệu Chỉ có 6 đến 8% trường hợp tìm thấy do bị lệch đĩa đệm cột sống Một số nghiên cứu cho thấy có tới trên một nửa số trường hợp đau lưng khỏi trong vòng 2 tuần, nhưng tỷ lệ tái phát khá cao sau một tháng hoặc một nǎm sau Có khoảng 5 đến 10% bệnh nhân bị đau vùng thắt lưng cấp chuyển thành mạn tính [2], [43].

Điều trị bệnh nhân hội chứng thắt lưng hông bằng phương pháp kết hợp nội khoa và kéo giãn cột sống thắt lưng

1.2.1 Một vài nét về các phương pháp điều trị hội chứng thắt lưng hông

Hiện nay việc điều trị hội chứng thắt lưng hông đang được áp dụng bằng các phương pháp sau:

1.2.1.1 Điều trị bảo tồn: có rất nhiều phương pháp điều trị bảo tồn có thể lựa chọn điều trị cho các trường hợp ĐTL

- Sử dụng thuốc: có thể sử dụng các thuốc chống viêm, giảm đau không có nhân Steroid (non – steroid) hoặc loại có nhân steroid, các thuốc giãn cơ, an thần và các Vitamin nhóm B.

- Phong bế giảm đau cạnh cột sống, phong bế vào rễ thần kinh ở lỗ ghép khi xác định chắc chắn vị trí định chọc hoặc phong bế ngoài màng cứng cho các trường hợp ĐTL do căn nguyên đĩa đệm.

- Tiêm Hydrocortison vào đĩa đệm: phương pháp này được Feifer HL. là người đầu tiên tiêm cho 18 bệnh nhân năm 1956, 14 bệnh nhân kết quả tốt. Tuy nhiên phương pháp này hiện nay không được áp dụng vì thao tác khó và nhiều biến chứng [37].

-Các phương pháp Vật lý trị liệu: nhiệt trị liệu, kéo giãn cột sống, điện trị liệu, xoa bóp…

- Điều trị bằng phương pháp Đông y như châm cứu, bấm huyệt [18],[42].

1.2.2.2 Điều trị bằng phương pháp can thiệp tối thiểu: phương pháp điều trị can thiệp tối thiểu được áp dụng điều trị cho các trường hợp ĐTL có nguyên nhân do đĩa đệm cột sống mà muốn tránh một cuộc phẫu thuật, có thể lựa chọn điều trị bằng một trong các phương pháp sau [24].

- Liệu pháp làm mất nước bằng dung dịch ưu trương

-Phương pháp hóa tiêu nhân

-Phương pháp tiêm ozon oxygen vào đĩa đệm

-Điều trị giảm áp đĩa đệm bằng tia laser

1.2.2.3 Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật: chỉ đặt ra với những trường hợp ĐTL do thoát vị đĩa đệm cột sống mức độ nặng hoặc điều trị nội khoa thất bại Có thể lựa chọn áp dụng một trong các phương pháp sau [24].:

-Cắt đĩa đệm bằng đường vào phía sau

-Cắt đĩa đệm thắt lưng bằng kính vi phẫu

-Cắt đĩa đệm thắt lưng bằng nội soi vi phẫu

-Cắt đĩa đệm và hàn xương bằng đường vào phía trước cột sống

- Cắt đĩa đệm và hàn xương tự thân bằng đường vào phía sau

-Phương pháp cấy nhân đĩa đệm giả

1.2.2 Những vấn đề cơ bản trong phương pháp điều trị kéo giãn cột sống thắt lưng hiện nay

1.2.2.1 Cơ sở sinh học của phương pháp kéo giãn cột sống[25], [36].

Kéo giãn cột sống là hình thức dùng lực thích ứng để kéo cột sống giãn ra một cách từ từ, thường được áp dụng để kéo cột sống cổ hoặc cột sống thắt lưng.

* Vài nét tổng quan về điều trị hội chứng thắt lưng bằng phương pháp kéo giãn cột sống

Kéo giãn cột sống đã được chứng minh là phương pháp điều trị có kết quả và được ứng dụng từ thời kỳ cổ đại trong việc chữa trị chứng bệnh đau vùng thắt lưng hông, dựa trên cơ sở của sự tác động làm tách rời các đơn vị chức năng vận động của cột sống. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng kéo giãn cột sống đã được Wildhagen đề xuất từ năm 1952 Đây là một kỹ thuật có tác dụng khá tốt nhưng chỉ được tiến hành ở các cơ sở y tế chuyên khoa.

Làm giãn cơ tích cực: trong bệnh lý đau cột sống, sự kích thích rễ thần kinh và đau, sẽ gây ra co cứng cơ phản xạ, nếu sự co cứng tác động trở lại sẽ làm cho cơn đau càng trầm trọng hơn Kéo giãn cột sống trước tiên lực sẽ tác động lên cơ và gây và giãn cơ thụ động, giảm co cứng cơ và cắt đứt vòng xoáy bệnh lý đau Tuy nhiên trong khi kéo, nếu tăng giảm lực quá nhanh có thể gây kích thích làm tăng co cơ, do đó cần tăng giảm lực từ từ, đặc biệt là trong bệnh lý đau cấp.

Làm giảm áp lực nội đĩa đệm: lực kéo giãn dọc theo cột sống sẽ tác động vào nhiều điểm khác nhau của đoạn cột sống làm các khoang được giãn rộng và có thể cao thêm trung bình 1,1mm mỗi đốt Trong quá trình làm giảm áp lực nội đĩa đệm, sẽ mang lại tác dụng điều trị.

Làm tăng thẩm thấu nuôi dưỡng đĩa đệm, giúp nhân nhày và đĩa đệm căng phồng trở lại, tăng dinh dưỡng cho đĩa đệm do đó làm giảm quá trình thoái hóa của đĩa đệm Có thể giúp thu nhỏ thể tích đĩa đệm bị lồi hoặc thoát vị (nếu khối thoát vị chưa bị xơ hóa). Điều chỉnh sai lệch của khớp đốt sống và cột sống: trong thoái hóa hoặc thoát vị đĩa đệm do chiều cao khoang gian đốt giảm, làm di lệch diện khớp đốt sống Sự di lệch này tuy nhỏ nhưng nó sẽ thúc đẩy quá trính thoái hóa và kích thích gây đau tăng lên Kéo giãn cột sống làm điều chỉnh di lệch, tăng tính linh hoạt của khớp đốt sống và giải phóng sự khóa cứng của các khớp đốt sống.

Giải phóng sự chèn ép lên các rễ và dây thần kinh sống: do làm tăng kích thước lỗ tiếp hợp, giảm thể tích khối thoát vị… từ đó làm giảm kích thích rễ và giảm đau.

* Các yếu tố ảnh hưởng đến lực tác dụng lên cột sống

-Trọng lượng cơ thể: lực ép lên cột sống do trọng lực là tương đối nhỏ,chiếm khoảng 55% trọng lượng cơ thể Trung bình ở nam giới là 39 kg Tuy nhiên, khi cột sống chuyển động nhanh thì trọng lượng tác động lên cột sống lại tương đối nhiều vì lực quán tính tương đương với mức độ chuyển động.

+Khi đứng hoặc ngồi thì lực tác động lên đĩa đệm lần lượt từ ngoài vào trong là 51 kg và 71 kg, trong đó 39 kg là trọng lượng cơ thể phần còn lại là do cơ lưng và cơ bụng.

+ Khi cúi về phía trước hoặc nâng vật nặng từ dưới đất lên thì cơ lưng tạo ra Moment lực duỗi lớn cơ dựng sống tác động lên trung tâm đĩa đệm cột sống với cánh tay đòn ngắn, vì thế tạo ra một lực căng rất lớn ép lên cột sống thắt lưng Khi cúi hoặc nâng vật nặng căng cơ ép lên cột sống một lực gấp 5 – 10 lần trọng lượng cơ thể.

+ Lực ép lên cột sống tăng dần từ 25kg, 51kg, 71kg lần lượt từ tư thế nằm ngửa, đứng, ngồi Khi sách một vật nặng 5 kg với cánh tay dạng lực này là 194 kg và tăng tới 561 kg khi nâng một vật 30 kg từ mặt đất Đĩa đệm là nơi chịu trọng tải áp lực khá lớn ở cột sống thắt lưng, ở tư thế nằm là 15-25 kg, đứng là 100 kg, ngồi là 150 kg còn ở các tư thế nghiêng hay hạ nâng các vật thì lực này sẽ tăng rất nhiều.

Tình hình điều trị bệnh nhân hội chứng thắt lưng hông hiện nay trên thế giới và Việt Nam

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Là những bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng thắt lưng hông điều trị nội trú tại khoa thần kinh Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái nguyên

+ Có hội chứng cột sống thắt lưng

+ Có hội chứng rễ thần kinh.

-Cận lâm sàng: được chụp XQ thường qui cột sống thắt lưng hoặc MRI

-Tuổi từ 18 - 70, không phân biệt giới tính

-Tự nguyện tham gia nghiên cứu

-Bệnh lý cột sống đang ở giai đoạn cấp tính

-Có tổn thương và chèn ép tủy, bệnh ống tủy

-Bệnh nhân mắc các bệnh lao cột sống, u ác tính, viêm tấy áp xe vùng lưng

-Chấn thương có gẫy xương biến dạng cột sống

-Viêm cột sống hoặc thoái hóa cột sống đã có cầu xương nối các đốt sống

-Thoát vị đĩa đệm độ 4.

-Phụ nữ có thai hoặc đang có kinh nguyệt

-Trẻ em dưới 15 tuổi, người già trên 70 tuổi.

2.1.3 Thời gian nghiên cứu : từ tháng 11 năm 2012- tháng 7 năm 2013

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu

+Mô tả (mô tả kết quả điều trị)

+Can thiệp trước sau không có đối chứng.

2.2.2 Cỡ mẫu và chọn mẫu

2.2.3.1 Cỡ mẫu Áp dụng công thức n  ( Z

( p 1  p 2 ) 2 (công thức sử dụng để tính cỡ mẫu cho một nghiên cứu can thiêp [14] ) Lấy  = 0,05 ta có Z1-/2 = 1,96

 = 0,1 nên ta có Z1- = 1,28 (lực mẫu được lựa chọn là 90%) p 1 = 0,33 (theo nghiên cứu của Lưu Thu Hà kết quả sau can thiệp đạt kết quả tốt là 32,7% [12]). p2 = 0,57 (mong muốn sau can thiệp tỷ lệ đạt kết quả tốt là 57%). q1 = 1- p1 = 0,67; q 2 = 1- p 2 = 0,43

Sau khi tính toán được n = 56 Như vậy, cỡ mẫu tối thiểu để can thiệp là

56 bệnh nhân Trong nghiên cứu chúng tôi lựa chọn cỡ mẫu để can thiệp là 60 bệnh nhân.

2.2.3.2 Kỹ thuât chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện có chủ đích, đối tượng nghiên cứu được chọn từ các bệnh nhân có hội chứng thắt lưng hông đang điều trị nội trú tại khoa thần kinh của Bệnh viện Đa Khoa Trung ương Thái Nguyên.

- Tất cả các bệnh nhân sau khi đã xác định có hội chứng thắt lưng hông nằm trong tiêu chuẩn lựa chọn đều được điều trị nội khoa bằng các thuốc giảm đau, chống viêm, chống phù nề, vitamin nhóm B …phác đồ thông dụng là:

1 Meloxicam 7,5mg x 2 viên/ngày, uống 8 giờ sau ăn

2 Mydocalm 150 mg x 2 viên/ngày, uống chia 2 lần

3.Paracetamol 0,5 g x 4 viên /ngày, uống chia 2 lần.

4 Vitamin 3B x 2 viên/ngày, uống chia 2 lần

- Sau khi dùng thuốc bệnh nhân được giải thích và hướng dẫn thực hiện thủ thuật kéo giãn cột sống Phương pháp được áp dụng là kéo giãn ngắt quãng

* Qui trình thực hiện thủ thuật kéo giãn cột sống thắt lưng[25]

- Tính lực kéo: lực kéo là yếu tố quyết định hiệu quả điều trị Thông thường dùng phương pháp tăng dần lực kéo theo phản ứng của người bệnh đến lực kộo tối đa Khi lực kộo đạt ẵ trọng lượng cơ thể thỡ cỏc khoang gian đốt bắt đầu mở, khi lực kéo bằng trọng lượng cơ thể thì độ giãn của khoang gian đốt đạt tối đa khi đó có tăng lực kéo cũng không làm khoang gian đốt mở rộng thờm Như vậy lực kộo cú tỏc dụng trong khoảng từ ẵ - 1 lần trọng lượng cơ thể Thông thường sử dụng lực kéo tối đa là 2/3 trọng lượng cơ thể, lần kéo đầu tiên lấy lực kéo tối đa trừ đi 5 kg, mỗi ngày tăng thêm 1 kg cho đến khi đạt lực kéo tối đa thì duy trì cho đến hết đợt điều trị.

- Chuẩn bị bệnh nhân kéo: bệnh nhân nằm ngửa tư thế thoải mái trên bàn kéo, buộc đai kéo vào nách, bụng của bệnh nhân.

- Tiến hành kéo: cài đặt các thông số và khởi động máy kéo, theo dõi sát bệnh nhân, dừng kéo khi có dấu hiệu bất thường

- Thời gian kéo: thời gian kéo 1 lần là 15-20 phút, một ngày kéo 1 lần, mỗi đợt điều trị 10 - 14 ngày.

-Sau mỗi lần kéo bệnh nhân nằm nghỉ ngơi thư giãn 5-10 phút để thích ứng dần dần với hoạt dộng cột sống trở lại, tránh các thay đối đột ngột gây đau lại.

* Tiêu chuẩn về ký thuật

- Kỹ thuật viên thực hiện thủ thuật có trình độ về chuyên môn, thông thạo về kỹ thuật, hiểu biết sâu về tính năng tác dụng của máy và được tập huấn kỹ càng về mẫu phiếu điều tra.

-Máy kéo giãn cột sống được kiểm tra kỹ lưỡng, chỉ thực hiện thủ thuật khi máy ổn định không có các sự cố kỹ thuật, các thông số kỹ thuật trong giới hạn an toàn và nguồn điện ổn định

2.2.4.1 Nhóm chỉ tiêu chung và yếu tố liên quan đến kết quả diều tri

+Hoàn cảnh xuất hiện bệnh

+Số lần tái phát/năm

+Chiều cao, cân nặng, chỉ số BMI

+Hình thái tổn thương khớp cột sống thắt lưng (trên XQ hoặc MRI)

2.2.4.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả điều trị

+ Mức độ đau (Thang điểm VAS)

+ Tầm vận động của cột sống

+ Biên độ co giãn cột sống (nghiệm pháp Schober)

+ Độ độ cong sinh lý cột sống

+ Biểu hiện căng rễ thần kinh (Nghiệm pháp Lasègue)

+ Triệu chứng rối loạn về vận động

+ Triêu chứng rối loạn về cảm giác

+ Điểm đau cạnh cột sống thắt lưng

+ Phản ứng khối cơ cạnh cột sống

2.2.5 Các chỉ số và tiêu chuẩn đánh giá

2.2.5.1 Các chỉ số đánh giá

-Đánh giá mức độ đau (theo thang nhìn VAS)

Mức 1: Không đau Mức 2: Đau nhẹ Mức 3: Đau vừa Mức 4: đau nhiều Mức 5: Đau dữ dội

- Đánh giá việc thực hiện các các chức năng sinh hoạt(theo bộ câu hỏi chỉ số Oewstry Disability)

+Khả năng tự chăm sóc cá nhân +Khả năng nhấc vật nặng

+Khả năng đi bộ +Khả năng ngồi +Khả năng đứng +Ảnh hưởng đến giấc ngủ +Khả năng tham gia hoạt động xã hội

-Đo độ giãn cột sống thắt lưng : nghiệm pháp Schober.

-Đánh giá mức độ căng dây thần kinh: nghiệm pháp Lasègue

-Đánh giá thể trạng: đo chỉ số khối cơ thể theo công thức:

*Đánh giá chỉ số BMI theo tiêu chuẩn của WHO (2005) áp dụng cho người châu Á trưởng thành [3]

-Trung bình: BMI từ 18,5 đến 22,9

-Thừa cân: BMI thừ 23 đến 24,9

2.2.5.2 Tiêu chuẩn đánh giá Để đánh giá kết quả trong nghiên cứu, chúng tôi dựa vào 4 tiêu chuẩn theo phương pháp cho điểm đánh giá kết quả can thiệp của các tác giả Giorgio Zeppieri Jr [34], Lưu Thu Hà [12] như sau:

2.2.5.2.1 Đánh giá cường độ đau theo thang điểm Vas

(thang điểm Vas có 5 mức từ 0 đến 5, trong nghiên cứu mỗi mức tương ứng 5 điểm tối đa là 20 điểm)

Mức độ đau Điểm đạt

- Đau không thể chịu nổi 0điểm

2.2.5.2.2- Đánh giá khả năng thực hiện các chức năng trong sinh hoạt theo bộ câu hỏi chỉ số Oewstry Disability

Bộ câu hỏi chỉ số Oewstry Disability gồm 10 chỉ số đánh giá nhưng trong tiêu chuẩn để đánh giá mức độ phục hôi đau thắt lưng chỉ sử dụng 7 chỉ số cơ bản sau:

Các chỉ số Mức Mức Mức Mức Mức

Khả năng tắm rửa, mặc quần áo 5 4 3 2 1

Khả năng nhấc vật nặng 5 4 3 2 1

Khả năng đứng 5 4 3 2 1 Ảnh hưởng đến ngủ 5 4 3 2 1

Tham gia hoạt động xã hội 5 4 3 2 1

2.2.5.2.3 Đánh giá tầm vận động khớp cột sống thắt lưng (tối đa 40 điểm)

Bảng 2.2 Đánh giá tầm vận động cột sống thắt lƣng

Mức Tốt Khá Trung bình Kém

TVĐ TVĐ Điểm TVĐ Điểm TVĐ Điểm TVĐ Điểm

Xoay phải 40-45 0 8 30-39 0 6 20-29 0 4 < 20 0 2 Xoay trái 40-45 0 8 30-39 0 6 20-29 0 4 < 20 0 2 Điểm 40 30 20 10

-Tốt: 35- 40 đ (cột sống vận động tốt)

-Khá: 26 – 34 (cột sống vận động hạn chế ít)

-Trung bình: 17-25đ (cột sống vận động hạn chế )

- Kém: Từ 16 điểm trở xuống (cột sống vận động kém hoặc không vận động được)

2.2.5.2.4 Độ co giãn của cột sống thắt lưng: tính theo chỉ số Schober Độ giãn ≥ 4 cm đạt 5 điểm, độ giãn < 4 cm đạt 0 điểm.

Tiêu chuẩn đánh giá kết quả phục hồi chức năng đau thắt lƣng Để đánh giá kết quả phục hồi chức năng các đau thắt lưng dựa vào tổng số điểm về đánh giá tình trạng đau thắt lưng, tầm vận động của cột sống thắt lưng, khả năng thực hiện các chức năng trong sinh hoạt và độ giãn cột sống thắt lưng chia 4 mức độ:

+ Phục hồi tốt: điểm đạt từ 85 – 100

+ Phục hồi khá: điểm đạt từ 71 – 84

+ Phục hồi trung bình (chậm): điểm đạt từ 51– 70

+ Phục hồi kém: điểm đạt dưới 50 điểm.

2.2.6 Kỹ thuật thu thập số liệu

Số liệu được thu thập từ các bệnh nhân vào viện được khám lâm sàng, làm các xét nghiệm cận lâm sàng, được chẩn đoán xác định hội chứng thắt lưng hông và được chỉ định điều trị nội trú theo mẫu phiếu nghiên cứu thống nhất.

* Thăm khám bệnh nhân: các đối tượng nghiên cứu được các bác sĩ khoa khám bệnh và khoa thần kinh Bệnh viện Đa khoa Trung ương TháiNguyên khám xét kỹ lưỡng toàn thân và các bộ phận tim, phổi, tiêu hóa, tiết niệu, thần kinh, cơ xương khớp,…gửi đi khám các chuyên khoa nếu có dấu hiệu nghi ngờ bệnh lý Điều tra viên phối hợp với cán bộ khoa thần kinh của

Bệnh viện tiến hành phỏng vấn, khám xét thu thập đầy đủ các thông tin về hành chính, tiền sử, bệnh sử và tình trạng bệnh lý của bệnh nhân Tiến hành đánh giá mức độ đau, khả năng thực hiện các chức năng sinh hoạt, tầm vận động, độ co giãn của cột sống thắt lưng Việc đánh giá hội chứng ĐTL theo

Tổ chức Y tế Thế giới và tác giả Eduardo Oliva lopez [6],[32] gồm các dấu hiệu sau:

-Khai thác tiền sử ĐTL

Dưới 1 năm Từ 1 đến 2 năm

Từ 2 đến 5 năm Trên 5 năm + Mức độ ĐTL: 5 mức nêu trên

Mức 1: 1 đợt/1năm Mức 2: 2 - 5 đợt/1 năm Mức 3: trên 5 đợt/1năm Mức 4: Đau liên tục + Điều kiện xuất hiện ĐTL:

Trong lúc làm việc Sau vận động bất thường cột sống. Sau ngày làm việc Thay đổi thời tiết

Sau mang vác nặng Tự nhiên đau

+Đánh giá mức độ đau: sử dụng thang nhìn VAS (Vision Analog) là đoạn thẳng nằm ngang dài 10 cm, được chia 10 đoạn Qui ước chia 10 đoạn thành 5 mức độ, từ mức 1 không đau cho đến mức 5 là đau không chịu nổi.

Đạo đức trong nghiên cứu

Nghiên cứu tuân theo qui trình xét duyệt của Hội đồng khoa học trường Đại học Y- Dược Thái Nguyên, được sự đồng ý của Lãnh đạo Bệnh viện và lãnh đạo khoa thần kinh Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Đây là một nghiên cứu hoàn toàn nhằm mục đích bảo vệ sức khoẻ con người, ngoài ra không nhằm mục đích nào khác Đối tượng được can thiệp điều trị được nghe giải thích rõ ràng, tự nguyện tham gia và có quyền từ chối không tham gia, các thông tin được giữ kín.

Thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ các quy định về Y đức của ngành Y tế.Trong suốt quá trình nghiên cứu không gây ra bất kỳ một hậu quả xấu nào cho các đối tượng nghiên cứu.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị

Bảng 3.17 Liên quan giữa độ tuổi bệnh nhân với kết quả điều trị

Mức PH Tốt & khá Trung bình P

Nhận xét: Có sự khác biệt về mức phục hồi chức năng đau thắt lưng ở các nhóm tuổi, mức phục hồi ở nhóm bệnh nhân tuổi trẻ tốt hơn nhóm tuôỉ trung niên và nhóm cao tuổi, nhóm trên 60 tuổi khả năng phục hồi kém nhất

Mức PH Tốt & khá Trung bình

Nhận xét: so sánh kết quả điều trị ở hai nhóm bệnh nhân nam và nữ thấy không có sự khác biệt với p > 0,05.

Bảng 3.19 Liên quan giữa nghề nghiệp bệnh nhân với kết quả điều trị

Mức PH Tốt & khá Trung bình

Nông dân và lao động tự do 24 85,7 4 14,3

Nhận xét: nhóm cán bộ hưu trí kết quả điều trị kém hơn so với các nhóm có nghề nghiệp khác sự khác biệt có ý nghĩa với p

Ngày đăng: 20/07/2023, 22:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w