1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU ĐÔ THỊ THỊ TRẤN LAM SƠN, HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH THANH HÓA (GIAI ĐOẠN 2)

61 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thuyết Minh Thiết Kế Cơ Sở Dự Án: Khu Đô Thị Thị Trấn Lam Sơn, Huyện Thọ Xuân, Tỉnh Thanh Hóa (Giai Đoạn 2)
Trường học Hà Nội
Thể loại thuyết minh
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 2,38 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ (5)
  • PHẦN 2: THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI (6)
    • 1. Dữ liệu thiết kế 5 2. Phân tích lựa chọn công nghệ 7 3. Tính toán công nghệ 23 4. Thống kê thể tích khối bể công nghệ 31 5. Danh mục thiết bị (xem phụ lục) 31 PHẦN 3: THUYẾT MINH PHẦN KIẾN TRÚC, QUY HOẠCH (6)
    • 1. Các căn cứ về kiế trúc, quy hoạch 32 2. Giải pháp quy hoạch 32 PHẦN 4: THUYẾT MINH THIẾT KẾ KẾT CẤU (33)
      • 4.1. Giải pháp thiết kế kết cấu (35)
      • 4.2. Tải trọng và hệ số tải trọng (35)
      • 4.3. Phần mềm sử dụng tính toán kiểm tra (36)
      • 4.4. Nội dung tính toán thiết kế (36)
      • 4.5. Giải pháp xây dựng (37)
  • PHẦN 5. THUYẾT MINH THIẾT KẾ HẠ TẦNG KỸ THUẬT (39)
    • 5.1. Giao thông (39)
    • 5.2. Cổng hàng rào (40)
    • 5.3. Cấp nước (41)
    • 5.4. Thoát nước thải (41)
    • 5.5. Thoát nước mưa (41)
  • PHẦN 6: THUYẾT MINH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN (42)
    • 6.1. Phạm vi công việc (42)
    • 6.2. Căn cứ pháp lý (42)
    • 6.3. Mô hình điều khiển hệ thống (44)
    • 6.4. Tính toán thiết kế hệ thống điện động lực (48)
    • 6.5. Quy cách đi cáp điện trong hệ thống trạm (55)
  • PHẦN 7: CÁC BẢNG PHỤ LỤC (57)

Nội dung

hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 2362014;  Căn cứ luật Xây dựng số 502014QH14 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18062014;  Căn cứ nghị định số 152013NĐCP ngày 06022013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;  Căn cứ Nghị định số 062021NĐCP ngày 21012021 của Chính phủ, quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;  Căn cứ Nghị định số 152021NĐCP ngày 0332021 của Chính phủ, quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;  Căn cứ Nghị định số 182015NĐCP ngày 14022015 của Chính phủ Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường

CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ

1 Các căn cứ pháp lý

Căn cứ luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014;

Căn cứ luật Xây dựng số 50/2014/QH14 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18/06/2014;

Căn cứ nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 21/01/2021 của Chính phủ, quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ, quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;

Căn cứ nghị định số 69/2019/NĐ-CP ngày 14/08/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

Căn cứ Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/04/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về Quản lý đầu tư xây dựng;

Căn cứ nghị định số 136/2020NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

2 Căn cứ về dự án

-Quyết định số 4480/QĐ-UBND ngày 15/12/2014 của ƯBND tỉnh Thanh Hóa về việc Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Lam Sơn - Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn sau năm 2030.

-Văn bản số 4824/SXD-QH ngày 31/08/2016 của Sở Xây Dựng Thanh Hóa về việc Phê duyệt chi tiết 1/500 Khu đô thị dịch vụ thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân.

-Quyết định số 2278/QĐ-UBND ngày 19/10/2016 của ƯBND huyện Thọ Xuân về việc Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tỷ lệ 1/500 Khu đô thị dịch vụ thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

-Quyết định số 3065/QĐ-UBND ngày 30/7/2019 của UBND tỉnh Thanh Hóa Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất, Dự án Khu đô thị thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa - giai đoạn 2.

Quyết định số 220/QĐ-UBND ngày 14/02/2020 của UBND huyện Thọ Xuân về việc Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tỷ lệ 1/500 Khu đô thị dịch vụ thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

-Quyết định số Số: 2858 /QĐ-UBND, ngày 21/7/2020 của UBND tỉnh ThanhHóa về việc Phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựngKhu đô thị thị trấn Lam Sơn (giai đoạn 2) tại xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân, tỉnhThanh Hóa của Công ty cổ phần Bất động sản Hano-Vid.

THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Dữ liệu thiết kế 5 2 Phân tích lựa chọn công nghệ 7 3 Tính toán công nghệ 23 4 Thống kê thể tích khối bể công nghệ 31 5 Danh mục thiết bị (xem phụ lục) 31 PHẦN 3: THUYẾT MINH PHẦN KIẾN TRÚC, QUY HOẠCH

1.1 Thông tin chung dự án

- Tên dự án: Khu đô thị thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa – giai đoạn 2.

+ Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Bất động sản HANO-VID.

+ Đại diện: Ông Nguyễn Thế Đạt - Chức vụ: Tổng Giám đốc.

+ Địa chỉ: 430 Cầu Am, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. + Điện thoại: 0432484282 Fax: 0432484283.

- Phạm vi, quy mô, công suất dự án:

+ Tổng diện tích khu đất thực hiện dự án 103.044,3 m2; trong đó, diện tích đất ở chia lô liên kế: 36.005,1 m2 (424 lô); đất Nhà văn hóa: 715,2 m2; đất thể dục thể thao: 1.677,1 m2; đất khuôn viên cây xanh 11.768,8 m2; đất giao thông và hạ tầng kỹ thuật: 52.043,1 m2 và đất bãi đỗ xe 634,7 m2.

+ Các hạng mục xây dựng gồm: San nền; hệ thống đường giao thông; cấp nước và phòng cháy chữa cháy; hệ thống thoát nước mưa, thoát nước thải; cấp điện. Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải của khu dân cư là dự án quan trọng đảm bảo công tác bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động của toàn bộ của khu dân cư.

Hệ thống xử lý tập trung sẽ tiếp nhận và xử lý nước thải, đảm bảo nước sau xử lý đạt cột

B QCVN 14:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.

1.2 Lưu lượng nước thải xử lý

-Lưu lượng trung bình ngày : Qtb = 300 m 3 /ngày.đêm

-Lưu lượng trung bình giờ : Qh = 12,5 m 3 /h

-Thời gian làm việc mỗi ngày : 24 giờ/ngày

1.3 Thành phần và tính chất nước thải

Khu vực xây dựng công trình là khu hỗn hợp thương mại và ở Nước thải về đến trạm xử lý nước thải tập trung là hỗn hợp các dòng thải từ các hoạt động sinh hoạt của khu, vì vậy tính chất và thành phần đặc thù của nước thải sinh hoạt Căn cứ theo kết quả phân tích mẫu nước thải sinh hoạt tại một số khu vực có đặc điểm tương tự ta có bảng kết quả đặc tính nước thải trước xử lý như sau:

Bảng 1a: Kết quả phân tích thành phần, tính chất nước thải đầu vào các công trình tương tự

TT Thông số Đơn vị Giá trị nước thải đầu vào

3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 300-500

4 Tổng chất rắn hòa tan mg/l 1000-1500

5 Sunfua (tính theo HS) mg/l 4,0-7,0

8 Dầu mỡ động, thực vật mg/l 15-40

9 Tổng các chất hoạt động bề mặt mg/l 10-25

10 Phosphat (PO4 3-) (tính theo P) mg/l 8-20

11 Tổng Coliforms MPN/ 100 ml 10 7 -10 9 Để đảm bảo độ an toàn trong quá trình vận hành hệ thống, nhà thầu đã lựa chọn các thông số thiết kế như sau:

Bảng 1b: Thành phần, tính chất nước thải đầu vào

TT Thông số Đơn vị Giá trị nước thải đầu vào

3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 400

4 Tổng chất rắn hòa tan mg/l 1300

5 Sunfua (tính theo HS) mg/l 6,0

8 Dầu mỡ động, thực vật mg/l 30

9 Tổng các chất hoạt động bề mặt mg/l 20

10 Phosphat (PO4 3-) (tính theo P) mg/l 15

1.4 Yêu cầu về chất lượng nước thải sau xử lý

Yêu cầu đặt ra cho dự án là đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 300 m 3 /ngày.đêm cho đạt tiêu chuẩn cột B QCVN 14: 2008/BTNMT.

Bảng 2: Tính chất nước thải đầu ra sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột B

TT Thông số Đơn vị Giá trị tối đa nước thải sau xử lý (cột B)

3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 100

4 Tổng chất rắn hòa tan mg/l 1000

5 Sunfua (tính theo HS) mg/l 4,0

8 Dầu mỡ động, thực vật mg/l 20

9 Tổng các chất hoạt động bề mặt mg/l 10

10 Phosphat (PO4 3-) (tính theo P) mg/l 10

1.5 Loại và cấp công trình

Trạm xử lý nước thải thuộc loại Công trình Hạ tầng kỹ thuật, cấp III

1.6 Địa hình, địa chất công trình

Khu vực xây dựng trạm xử lý nằm trong quy hoạch tổng thể chung của dự án, khu vực có địa hình bằng phẳng. Địa chất công trình, tại vị trí trạm xử lý có các lớp đất:

Lớp đất san lấp, đất đắp bờ ruộng – Lớp (1): Bề dày thay đổi từ 0.2 – 0.5m.

Thành phần đất gồm đất san lấp, sét đồi màu nâu vàng, cát san lấp

Lớp bùn ruộng lẫn thân rễ thực vật Trạng thái dẻo chảy, chảy – Lớp (2): Bề dày lớp đất từ 0.3-0.5m Thành phần đất là bùn ruộng màu xám nâu, xám đen lẫn thân rễ thực vật, trạng thái dẻo chảy, chảy.

Lớp sét pha màu xám vàng, xám xanh, xám ghi Trạng thái dẻo mềm – Lớp (3):

Mái lớp đất xuất hiện ở độ sâu 0.3-0.5m Đáy lớp đất kết thúc ở độ sâu 2.2-5.0m Thành phần là sét pha màu xám vàng, xám xanh, xám ghi Trạng thái dẻo mềm đôi chỗ dẻo cứng.

Lớp sét pha màu nâu, xám vàng Trạng thái dẻo cứng đôi chỗ nửa cứng – Lớp (4): Mái lớp đất xuất hiện ở độ sâu 2.2-5.0m, đáy lớp đất kết thúc ở độ sâu 8.3-8.6m.

Thành phần là đất pha màu xám nâu, xám vàng Trạng thái cứng đôi chỗ nửa cứng.

2 Phân tích lựa chọn công nghệ

2.1 Phân tích khả năng xử lý

- Nguồn nước thải trước khi được dẫn vào hố bơm thu gom cần chảy qua thiết bị lược rác thô để loại trừ những cặn lớn lẫn vào nước thải đi vào hệ thống Ngoài ra, do tính chất không điều hòa của nguồn nước, vì vậy việc bố trí các bơm tại bể thu gom hoạt động theo chế độ của mực nước sẽ giúp tiết kiệm được lượng điện năng cho các bơm này và việc bố trí một bể điều hòa đủ lớn sẽ góp phần làm ổn định lưu lượng bơm và nồng độ các thành phần chất ô nhiễm cấp đến cho các bể xử lý Như vậy tránh được hầu hết các trường hợp dẫn đến sốc tải cho hệ thống

- Nước thải sinh hoạt từ quá trình nấu, rửa ở nhà bếp: nước thải này thường thải qua quá trình rửa rau, củ quả, vệ sinh bát đĩa, nồi xoong, phục vụ cho việc nấu nướng nên thường chứa nhiều dầu mỡ, lượng rác, cặn và 1 phần chất tẩy rửa Vì vậy cần tách mỡ trước khi đưa vào hệ thống nước thải bằng cách sử dụng phương pháp hút dầu mỡ trong nước thải hoặc bẫy mỡ để mỡ không bám vào thành cống gây tắc nghẽn, khó thoát nước và bốc mùi hôi.

- Với đặc tính nước thải đầu vào có BOD cao, hệ thống cần có bể xử lý sinh học bao gồm xử lý thiếu khí và xử lý hiếu khí Hệ thống bể xử lý sinh học này sẽ thiết kế đáp ứng được yêu cầu xử lý cho hầu hết các chất ô nhiễm Đây là mô hình thích hợp áp dụng cho hệ thống vì về mặt vận hành thì đơn giản và chi phí thì tiết kiệm.

- Các bông cặn sinh học sinh ra từ quá trình trên thông thường sẽ được tách ra khỏi nước bằng quy trình lắng trọng lực bằng bể lắng sinh học có cần gạt để tránh hiện tượng bùn nổi sau một thời gian đưa vào vận hành sử dụng

- Quá trình xử lý sinh học sẽ sinh ra một lượng lớn bùn thải, vì vậy hệ thống cần hút định kỳ bởi công ty môi trường.

2.2 Tiêu chí thiết kế công nghệ

Theo tính chất và quy mô khu đô thị, công nghệ và thiết kế trạm xử lý nước thải khu đô thị được đáp ứng được các yêu cầu sau đây:

- Công nghệ đảm bảo xử lý được tải lượng ô nhiễm như đầu bài đề ra.

- Công nghệ tiết kiệm chi phí đầu tư và chi phí vận hành.

- Công nghệ đảm bảo khả năng tự động hóa cao và vận hành đơn giản

- Công nghệ phù hợp với khả năng xây dựng và lắp đặt của các đơn vị thi công

- Công nghệ dễ vận hành thích hợp với trình độ quản lý của cơ sở, ít phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của con người

- Công nghệ có chi phí đầu tư và chi phí vận hành phù hợp với nguồn đầu tư.

- Việc thiết kế phải tính đến yếu tố vận hành an toàn cho công nhân và an toàn cháy nổ cũng như chống sét cho cả hệ thống

- Hệ thống thiết kế đảm bảo các yếu tố kỹ thuật và thẩm mỹ, quy hoạch các công trình phụ trợ phải thuận tiện cho công tác vận hành.

- Hệ thống phải xét đến khả năng mở rộng hoặc nâng tải trong tương lai

- Hệ thống được thiết kế có đầy đủ các công trình phụ trợ Ngoài ra hệ thống còn có tính tích hợp, có khả năng kết nối đến các công trình phụ trợ như đường xá, cấp thoát nước từ chủ đầu tư.

2.3 Giới thiệu, phân tích, so sánh một số công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

2.3.1 Công nghệ xử lý nước thải AO + MBBR

Sơ đồ dây chuyền công nghệ AO kết hợp MBBR xử lý nước thải sinh hoạt Thuyết minh công nghệ

Với đặc trưng của nước thải sinh hoạt chứa chủ yếu là hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học; thành phần bã thải lớn; thành phần dinh dưỡng N, P cao; các chất kìm hãm quá trình phát triển của vi sinh vật thấp Dựa trên các yếu tố đó công nghệ được xây dựng tập trung vào các công đoạn xử lý chính đó là: Xử lý thiếu, hiếu khí bằng bùn hoạt tính và khử trùng.

Qua đó, quy trình công nghệ đưa ra như hình 1 dựa trên các quá trình cơ bản sau:

+ Quá trình bùn hoạt tính (diễn ra trong ngăn thiếu khí (Anoxic), ngăn hiếu khí (Aeroten) kết hợp đệm vi sinh MBBR;

+ Quá trình lắng bùn (diễn ra trong ngăn lắng);

+ Quá trình phá huỷ tế bào vi sinh vật gây hại (diễn ra tại bể khử trùng).

Các căn cứ về kiế trúc, quy hoạch 32 2 Giải pháp quy hoạch 32 PHẦN 4: THUYẾT MINH THIẾT KẾ KẾT CẤU

- Bộ Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam (tập 1 ban hành theo quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996; tập 2, 3 ban hành theo quyết định số 439/BXD- CSXD ngày 25/09/1997);

- QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng;

- QCVN 02:2009/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia – Số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng;

- QCVN 03:2012/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị;

- QCXDVN 05:2008/BXD Quy chuẩn xây dựng Việt Nam - Nhà ở và công trình công cộng - An toàn sinh mạng và sức khoẻ;

- QCVN 06:2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình;

- TCVN 4319:2012 Nhà ở và công trình công cộng;

- TCVN 4451:2012 Nhà ở - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế;

- TCVN 2622:1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình Yêu cầu thiết kế;

- TCVN 9256:2012 Lập hồ sơ kỹ thuật – từ vựng – thuật ngữ liên quan đến bản vẽ kỹ thuật – thuật ngữ chung và các dạng bản vẽ;

- TCVN 9255:2012 Tiêu chuẩn, tính năng trong tòa nhà Định nghĩa, phương pháp tính, các chỉ số diện tích và không gian;

- Các tiêu chuẩn và quy phạm chuyên ngành liên quan khác.

Trạm xử lý được quy hoạch thiết kế bao gồm đầy đủ hệ thống xử lý và các hạng mục phụ trợ được thiết kế tuân thủ theo các quy chuẩn hiện hành như:

 Hệ thống đường giao thông

 Hệ thống thoát nước thải

 Hệ thống cấp nước sinh hoạt và PCCC

 Hệ thống cấp điện sinh hoạt và chiếu sáng

Bảng: Thống kê diện tích xây dựng của công trình

SỬ DỤNG ĐẤT (%) TỔNG DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG

1 - DIỆN TÍCH CÁC HẠNG CÔNG TRÌNH 129,9 57,17

1.1 >> DIỆN TÍCH HẠNG MỤC BỂ XỬ LÝ+HỐ

1.2 >> DIỆN TÍCH BỂ PHỐT+ SÂN PHƠI CÁT 8,1 3,57

2 - DIỆN TÍCH SÂN ĐƯỜNG+TƯỜNG

3 - DIỆN TÍCH CÂY XANH & THẢM CỎ 42,3 18,62

PHẦN 4: THUYẾT MINH THIẾT KẾ KẾT CẤU 4.1 Giải pháp thiết kế kết cấu a Các quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế

- Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam tập VI.

- TCVN 5572 – 2018: Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu BTCT.

- TCVN 2737-1995: Tiêu chuẩn thiết kế - tải trọng và tác động

- TCVN 5575-2012: Kết cấu thép, tiêu chuẩn thiết kế.

- TCVN 9362-2012: Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình

- Các tài liệu tiêu chuẩn thiết kế và quy phạm thiết kế chuyên ngành khác có liên quan. b Tài liệu tham khảo

-Kết cấu bê tông cốt thép - Phần cấu kiện cơ bản; Kết cấu Nhà bê tông cốt thép

-Kết cấu thép Phần cấu kiện cơ bản GS TS Đoàn Định Kiến chủ biên

-Kết cấu thép 2 Công trình dân dụng và công nghiệp Phạm Văn Hội chủ biên.

-Cơ học đất GS.Vũ Công Ngữ chủ biên

-Áp lực đất và tường chắn đất; Nền và Móng TS Phan Hồng Quân.

4.2 Tải trọng và hệ số tải trọng a Tĩnh tải

Giá trị các tĩnh tải tiêu chuẩn áp dụng trong quá trình tính toán kết cấu được liệt kê trong bảng sau:

STT Loại vật liệu Đơn vị Khối lượng riêng

1 Bê tông không cốt thép daN/m 3 2200

2 Bê tông cốt thép daN/m 3 2500

3 Bê tông lót đá 2×4 daN/m 3 2200

5 Khối xây gạch đặc daN/m 3 1800

6 Khối xây gạch rỗng daN/m 3 1500

10 Gỗ nhóm III, IV, V daN/m 3 900

13 Gạch lát các loại daN/m 3 2000

Tải trọng bản thân của thiết bị và máy móc được cung cấp bởi catalog của Nhà sản xuất Giá trị các hệ số tải trọng tuân theo TCVN 2737: 1995 b Hoạt tải

Giá trị các hoạt tải tiêu chuẩn và hệ số vượt tải tuân theo TCVN 2737: 1995 Tải trọng và tác động Tiêu chuẩn thiết kế. c Tải trọng gió

Chỉ thành phần tĩnh của tải trọng gió được xét đến Tải trọng gió tuân theo TCVN 2737: 1995 - Tải trọng và tác động Tiêu chuẩn thiết kế. d Áp lực đất

Căn cứ theo kết quả khảo sát địa chất của dự án lân cận, địa tầng khu vực gồm các lớp đất sau:

(Chiều dày mỗi lớp, tính chất cơ lý mỗi lớp xem thêm phần 2 và trong tài liệu địa chất) Áp lực ngang của đất tác dụng vào công trình gồm: Áp lực đất khi nghỉ, áp lực chủ động, áp lực bị động.

4.3 Phần mềm sử dụng tính toán kiểm tra

- Phần mềm tính toán kết cấu SAP 2000

- Phần mềm tính toán kết cấu Etabs 17

- Tính toán sàn sử dụng phần mềm safe V12

- Các phần mềm tính toán khác.

4.4 Nội dung tính toán thiết kế

Kiểm tra công trình, kết cấu, cấu kiện thỏa mãn những yêu cầu về tính toán theo hai trạng thái giới hạn:( Tính theo TCVN 5574–2018 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế)

1 Trạng thái giới hạn thứ nhất: Thỏa mãn điều kiện về bền, ổn định

2 Trạng thái giới hạn thứ hai: Thỏa mãn điều kiện về biến dạng và điều kiện sử dụng bình thường. a Các bước tính toán thiết kế

- Giới thiệu, mô tả kết cấu cần thiết kế

- Lựa chọn phương án, lập sơ đồ tính toán của kết cấu

- Chọn sơ bộ kích thước tiết diện, chọn vật liệu

- Xác định các loại tải trọng, các trường hợp tải trọng, tổ hợp nội lực

- Tính toán nội lực ứng với từng trường hợp tải trọng, tổ hợp nội lực

- Tính toán tiết diện, kiểm tra các điều kiện sử dụng

- Thiết kế chi tiết, chọn cấu tạo, thể hiện bản vẽ. b Thiết kế các cấu kiện phần móng, bể chứa

- Tính toán cường độ của nền dựa vào kích thước, độ sâu móng và địa chất công trình.

- Tính toán cốt thép cho bè móng.

- Tính toán cốt thép vách bể c Thiết kế các cấu kiện phần thân

* Tính toán cốt thép cột:

- Cốt thép cột được tính với giá trị nội lực từ các cặp tổ hợp nội lực nguy hiểm. Chọn cốt thép trong trường hợp tổ hợp lớn nhất để bố trí chung cho cột.

- Tính toán thép cột dựa theo thuật toán tính cột tiết diện chữ nhật chịu nén lệch tâm phẳng theo TCVN và bố trí thép đối xứng Tính thép cho phương mảnh của nhà và kiểm tra cho phương còn lại.

* Tính toán cốt thép dầm:

- Tính toán thép dầm dựa theo giá trị nội lực của cấu kiện theo TCVN 5574-2018 Kết cấu bê tông cốt thép Tiêu chuẩn thiết kế.

* Tính toán cốt thép sàn:

- Tính theo TCVN 5574–2018 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép Tiêu chuẩn thiết kế

Công tác thi công phải tuân thủ theo các quy định thi công và nghiệm thu đối với các công trình ngầm

Vật liệu dùng cho công trình phải có đầy đủ chứng chỉ xuất xứ, vật liệu phải được thí nghiệm đầy đủ các chỉ tiêu cơ, lý trước khi đưa vào sử dụng cho công trình.

Kết cấu thép cần được sơn chống gỉ có gốc epoxy.

Bề mặt của kết cấu bê tông tiếp xúc với đất phải có các biện pháp chống thấm. a Cụm bể xử lý

Cụm bể xử lý được làm bằng bê tông cốt thép toàn khối mác 300# (B22,5) đổ tại chỗ, kích thước bể 8.55x14.25 m Chiều cao là 4,5m.

Kết cấu móng được thiết kế với giải pháp móng bè bê tông cốt thép toàn khối trên nền đất tự nhiên đầm chặt Kết cấu bể được tính toán theo điều kiện để chịu được trọng lượng của bản thân bể, áp lực đất, tải trọng nước khi sử dụng, tải trọng kết cấu bên trên và các hoạt tải khác Chiều dày đáy bể 400mm.Chi tiết xem bản vẽ phần xây dựng kèm theo.

Bê tông cấp bền B22.5 (mác 300# )

Bê tông lót cấp bền B7,5 (mác 100#)

Cốt thép CB240-T (

Ngày đăng: 18/07/2023, 13:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w