MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH TẾ NGẦM
KHÁI NIỆM KINH TẾ NGẦM
1.1.1 Đôi nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề kinh tế ngầm
Thực tế cho thấy, khi đánh giá thực lực của một nền kinh tế để ra sách lược phát triển mà chỉ xem xét tới khu vực kinh tế hợp pháp, chính thống, kiểm soát được là hoàn toàn không khách quan và thiếu chính xác Khu vực kinh tế phi chính thức, dù chúng ta có muốn hay không thì vẫn luôn luôn tồn tại và đóng một vài trò không nhỏ trong sự vận động của nền kinh tế quốc dân Khu vực kinh tế này hiện diện ở khắp mọi nơi, ở bất kỳ nước nào từ các nước kém phát triển tới những nước có nền kinh tế thị trường lâu đời và được coi là hoàn hảo nhất Tuy nhiên, với các nền kinh tế đang ở trong giai đoạn chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang thị trường như ở nước ta hiện nay, vai trò của khu vực kinh tế ngoài chính thống lại càng có một vị trí đặc biệt Đơn giản là vì trong quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế, các thể chế kinh tế cũ đương nhiên bị phá vỡ, trong khi các thể chế mới chưa được hình thành, các chủ thể kinh tế đặc biệt là các cơ quan hoạch định chính sách luôn ở trong tình trạng “vừa dò đường vừa tiến” Tất cả đã tạo nên mảnh đất màu mỡ cho kinh tế phi chính thống phát triển.
Như chúng ta đã biết mỗi quốc gia có những đặc điểm kinh tế, xã hội khác nhau, nên cách tiếp cận, cách phân loại, phương pháp đánh giá khu vực kinh tế phi chính thống này mỗi nơi một khác Ngay như tên gọi cũng đã cho ta thấy sự đa dạng và phong phú của nó:
- kinh tế (khu vực) phi chính qui (Informal Economy (Sector);
- kinh tế bóng đen (Shadow Economy);
- kinh tế chìm (Underground Economy);
- kinh tế ngầm (Hidden Economy);
- kinh tế phi chính thức (Unofficial Economy);
- kinh tế không được giám sát (Non-observed Economy; Unobserved Economy);
- khu vực phi kết cấu (Unstructural Sector);
- kinh tế song song (Parallel Economy);
- kinh tế đen (Black Economy);
- kinh tế xám (Grey Economy);
- kinh tế bất hợp pháp (Illegal Economy);
- kinh tế vô hình (Invisible Economy);
- kinh tế giấu diếm (Concealed Economy);
- khu vực phi chính quy thành thị (Urban Informal Sector);
- khu vực phi doanh nghiệp (Unincorporated Sector);
- khu vực dịch vụ phi chính quy (Informal Service Sector);
- và nhiều tên gọi khác nữa 1
Nhưng dù được gọi bằng nhiều tên khác nhau, thì tất cả các khái niệm trên đều cùng một điểm chung là phản ánh các hoạt động kinh tế ở một khu vực trái với khu vực kinh tế chính thống và khu vực này rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Tổng quát các khái niệm của một số tổ chức và quốc gia trên thế giới về khu vực kinh tế này đã được hai tác giả Lê Đăng Doanh và Nguyễn Minh Tú (1997) trình bày tương đối cặn kẽ trong cuốn “Khu vực kinh tế phi chính quy: Một số kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam trong quá trình chuyển đổi kinh tế” (tr 9-33) Dưới đây chúng tôi xin tóm tắt và bổ sung thêm một số quan điểm mà các tác giả trên chưa đề cập đến.
Bảng 1.1.Tóm tắt quan niệm của các nước về khu vực kinh tế phi chính thức
STT Các nước hoặc tổ chức Nội dung
1 Quan niệm của Cộng hòa
Liên Bang Đức Khu vực phi chính qui ở các nước thế giới thứ ba là mảnh đất nuôi dưỡng hàng triệu con người muốn làm việc trong hệ thống kinh tế chính thức nhưng không tìm được việc làm ở đó.
2 Quan niệm của Liên minh châu Âu (EU) Kinh tế chìm là khu vực kinh tế trốn thoát khỏi mạng lưới thống kê và không định lượng được.
3 Quan niệm của Hà Lan Kinh tế không được giám sát là các hoạt động lẽ ra phải được liệt kê nhưng lại không liệt kê trong số liệu thống kê chính thức Kinh tế ngầm là các hoạt động không báo cáo cơ quan tài chính và kinh tế bất hợp pháp là các hoạt động vi phạm pháp luật.
4 Quan niệm của Ấn Độ Khu vực phi chính qui bao gồm các đơn vị không đăng ký và không được liệt kê chính thức, cũng như không rơi vào phạm vi hoạt động của pháp luật và quy định của nhà nước.
5 Quan niệm của Tổ chức lao động thế giới (ILO) Khu vực phi chính qui là các đơn vị kinh tế có quy mô nhỏ, sản xuất và phân phối hàng hóa và dịch vụ do người lao động tự do, người lao động trong gia đình và một số ít người lao động khác đảm nhận Đặc điểm của khu vực này là dễ thâm nhập, yêu cầu về vốn thấp, sử dụng công nghệ và kỹ năng đơn giản, năng suất lao động thấp.
6 Quan niệm của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD)
Kinh tế ngầm được sử dụng để biểu thị tất cả các hoạt động về nguyên tắc phải được tính vào GDP nhưng thực tế lại không tính được do chúng được giấu giếm trước cơ quan nhà nước Đó là hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ hợp pháp nhưng không khai báo, sản xuất hàng hóa dịch vụ bất hợp pháp và thu nhập vô hình.
7 Quan niệm của Ngân hàng thế giới Hoạt động phi chính thức là hoạt động mà giá trị gia tăng không được ghi nhận do các hãng hoặc cá nhân cố ý khai báo sai hoặc trốn tránh không khai báo.
1 Lê Đăng Doanh, Nguyễn Minh Tú (1997) Khu vực kinh tế phi chính quy: Một số kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam trong quá trình chuyển đổi kinh tế Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia, tr 8-9.
Như vậy, dù với cách nhìn nhận như thế nào thì các nhà nghiên cứu đều có chung một điểm thống nhất: kinh tế ngầm là một bộ phận không thê tách rời của kinh tế phi chính thức và đóng vài trò hết sức quan trọng trong cơ cấu kinh tế của các quốc gia Kinh tế ngầm (Hidden Economy) như là một bộ phận của khu vực kinh tế phi chính thức bắt đầu được nhắc tới nhiều vào những năm 30 của thế kỷ 20, khi các tổ chức tội phạm có tổ chức (mafia) Ý tấn công vào nền kinh tế Mỹ Khi đó, kinh tế ngầm đồng nghĩa với các hoạt động phạm pháp của mafia, chủ yếu liên quan đến sản xuất vận chuyển buôn bán hàng quốc cấm Từ đó đến nay, kinh tế ngầm đã có sự dịch chuyển đáng kể từ khu vực tội phạm hình sự sang khu vực kinh tế, xã hội Nếu những năm 30 các nghiên cứu về kinh tế ngầm chỉ đề cập đến khía cạnh hình sự thì đến những năm 70 các nhà kinh tế đã thực sự vào cuộc Tác giả của một trong những nghiên cứu đầu tiên về lĩnh vực này là nhà khoa học Mỹ P Gutmann.Trong bài báo mang tên “The
Subterranean Economy” 2 (Kinh tế chìm) ông đã chứng minh một cách hết sức thuyết phục rằng không thể không tính đến sự tồn tại của các hoạt động kinh tế ngầm Từ thời điểm này bắt đầu xuất hiện nhiều tác phẩm nghiên cứu sâu về kinh tế ngầm với các tên tuổi: Carter M., Kaufmann D., Kaliberda A., Д Арваи, Д Блейдс, Б Даллаго, А. Дилнот, Л Дрекслер, Б Контини, К Моррис, Е Фейг, Б Казимер 3 và nhiều người khác Có thể chia các nghiên cứu này thành hai nhóm lớn: các nghiên cứu về kinh tế ngầm tại các nước phát triển và các nghiên cứu tại các nước đang và kém phát triển. Điểm khác biệt cơ bản trong cách tiếp cận của hai nhóm này xuất phát từ bản chất khác nhau của các hoạt động ngầm Với các nước phát triển, khu vực kinh tế ngầm được xem như là một phần còn bỏ sót, cần tính thêm của nền kinh tế quốc dân Còn đối với các nước thứ 3, khu vực này lại được xem là một phần không thể thiếu, không thể tách rời của nền kinh tế quốc dân
Các nghiên cứu cho thấy, ở các nước phát triển kinh tế ngầm có thể phát triển với mấy nguyên nhân sau:
- tỷ lệ thất nghiệp cao;
- chi phí sản xuất quá lớn;
- sự thay đổi trong thời gian làm việc: thu ngắn tuần làm việc;
2 Gutmann P.M The Subterranean Economy // Financial Analysts Journal 1977 November – December.
3 Carter M Issues in the hidden economy: A Survey // Economic record Parkville, 1984 V.60.#170 Gutmann P.M The grand unemployment illusion // Journal of the institute for Socioeconomic Studies 1979.V.4 #2. Kaufmann D., Kaliberda A Integrating the unofficial economy into the dynamics of postsocialist economies: a framework of analysis and evidence / Economic transition in Russia and the new states of Eurasia Armonk, NY.:M.E Sharpe, Inc
- tăng tuổi thọ trung bình;
- thuyên giảm bảo đảm xã hội cho người về hưu.
Khác với các nước thứ ba, khu vực kinh tế ngầm tại các nền kinh tế phát triển thường thu hút lao động không có năng lực cạnh tranh như: người nhập cư (hợp pháp và không hợp pháp), nội trợ, sinh viên, người về hưu Với những đối tượng này, hoạt động ngầm (bán thời gian, không khai báo hay đăng ký) dường như là một loại hình công việc duy nhất để kiếm thu nhập Doanh nghiệp nhu nhận các đối tượng này làm việc với mục đích tăng phần lợi nhuận của hoạt động kinh doanh Điểm này rất khác với mục đích tham gia vào khu vực kinh tế ngầm của người dân ở các nước đang phát triển – là để tồn tại
Trong nhóm các nghiên cứu về khu vực kinh tế ngầm ở các nước đang phát triển chúng tôi muốn nhắc tới công trình nổi bật nhất của nhà kinh tế học người Pêru De Soto Hernando 4 Sở dĩ chúng tôi chọn Soto Hernando bởi đối tượng nghiên cứu của tác giả này có nhiều nét tương đồng với hoàn cảnh của Việt Nam Vừa mới ra đời, tác phẩm
PHÂN LOẠI CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG KHU VỰC KINH TẾ NGẦM
Các hoạt động thuộc khu vực kinh tế ngầm theo cách hiểu đã được thống nhất ở trên có thể được chia làm ba nhóm lớn: 1) hoạt động sản xuất ngầm; 2) các hoạt động kinh tế phi pháp khác ; 3) các hoạt động tội phạm, lừa đảo - phi kinh tế (xem Hình 1.5).
1.2.1 Các hoạt động sản xuất ngầm
Các hoạt động sản xuất ngầm được hiểu là các hoạt động sản xuất pháp luật không cấm, nhưng các chủ thể sản xuất cố tình che giấu chúng vì các mục đích riêng như trốn thuế, trục lợi cá nhân hoặc né tránh các qui chế về an toàn lao động, bảo hiểm xã hội … được pháp luật qui định Có thể liệt kê một số hoạt động sản xuất ngầm trên thực tế:thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán tài chính không đúng theo qui định của pháp luật; không nộp các văn bản, báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý theo luật định; lập các báo cáo tài chính – kế toán sai nguyên tắc với số liệu thiếu hoặc sai thực tế.
Hoạt động sản xuất ngầm có qui mô khác nhau ở các doanh nghiệp Không thiếu các daonh nghiệp hoàn toàn không có hoạt động sản xuất ngầm Tuy nhiên, hoạt động này vẫn thường gặp, đặc biệt là ở các doanh nghiệp đang có nền kinh tế chuyển đổi như ở nước ta Bởi vì với sự hỗ trợ của hoạt động này các doanh nghiệp có thể giải quyết được một số bài toán nan giải như:
- bảo đảm nguồn thu nhập ổn định cho nhân viên trong điều kiện thị trường biến động bất lợi, thất thường;
- giữ được mối quan hệ với bạn hàng và đối tác, thông qua tỷ lệ phần trăm hoa hồng hoặc các khoản thanh toán tiền mặt tức thời;
- khuyến khích được hệ thống phân phối – một trong những vấn đề quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp;
- bảo đảm mối quan hệ “tốt” đối với đại diện các cơ quan quản lý nhà nước;
- tạo khả năng xâm nhập vào các lĩnh vực kinh doanh mới với mức sinh lời cao. Như vậy, nếu nhìn một cách tổng quát, không phải bất cứ hoạt động ngầm nào cũng có ảnh hưởng xấu tới sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Vấn đề là nhà quản lý phải làm thế nào để từng bước minh bạch hóa các hoạt động này, hoặc tạo cơ chế để vừa công khai hóa hoạt động vừa không ảnh hưởng đến lợi ích sát sườn của doanh nghiệp.
1.2.2 Các hoạt động kinh tế phi pháp
Các hoạt động kinh tế phi pháp bao gồm:
- hoạt động sản xuất và kinh doanh các loại hàng hóa và dịch vụ bị luật pháp cấm cho dù có nhu cầu rất lớn ở trên thị trường;
- sản xuất và kinh doanh các loại hàng hóa và dịch vụ mà bản thân nhà sản xuất không có giấy phép hợp lệ.
Nhóm này thường bao gồm các hoạt động như sản xuất và buôn bán ma túy, dịch vụ môi giới mại dâm và một phần nào đó là các hoạt động sản xuất và buôn bán vũ khí ngầm, kể các hoạt động tổ chức cờ bạc, cá độ trái với qui định của pháp luật Một trong những nhóm hoạt động cũng hết sức phổ biến ở khu vực này chính là hoạt động sản xuất và buôn bán bia, rượu, đặc biệt là các hình thức buôn bán rượu lậu qua biên giới.
1.2.3 Các hoạt động tội phạm, lừa đảo – phi kinh tế
Các hoạt động này rất đa dạng và phong phú ví dụ như các hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tội phạm kinh tế như cố tình phi phạm hợp đồng, lừa đảo khách hàng và lạm dụng quyền lực như tham nhũng, cố ý làm trái, lợi dụng quyền lực để trục lợi cá nhân Đây là nhóm các hoạt động gây ảnh hưởng nhiều nhất, thiệt hại nhất cho nền kinh tế quốc dân và cũng là các hoạt động khó định lượng và kiểm soát nhất Tuy nhiên, vẫn có thể chỉ ra một số nguyên nhân chính tạo cơ hội cho các hoạt động phạm pháp này gia tăng, phát triển, ví dụ như:
- các hình thức ưu đãi đặc thù cho một ngành, một vùng hoặc một loại hình doanh nghiệp nào đó;
- điều kiện bất bình đẳng giữa các chủ thể kinh tế cùng loại;
- đặc quyền, đặc lợi trong việc quyết định về tài sản, thu nhập, sở hữu;
- ưu đãi tài trợ từ ngân sách nhà nước cho đối tượng hay chương trình cụ thể;
- nắm giữ vị trí chủ chốt và quan trọng trong hệ thống điều hành nhà nước;
- hệ thống các giấy phép rườm rà, rắc rối và nhiều – điều kiện thuận lợi cho tham nhũng.
Một trong những vấn đề nổi cộm nữa của khu vực hoạt động này chính là các nguồn tài chính ngầm và các hoạt động liên quan đến vấn đề rửa tiền Hệ thống tài chính ngầm, như chúng ta đã biết, là một mạng lưới đa quốc gia với những quyền năng vượt ngoài sức tưởng tượng của người bình thường Người ta ước tính dòng tiền luân chuyển trong hệ thống này hàng năm không dưới 600-700 tỷ đô la Mỹ Tuy nhiên, vấn đề này vượt ra ngoài điều kiện, khả năng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỚNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH TẾ NGẦM
Các yếu tố tạo điều kiện cho kinh tế ngầm phát triển thường được chia làm hai nhóm lớn: i) các yếu tố kinh tế; ii) các yếu tố chính trị - xã hội.
1.3.1 Nhóm các yếu tố kinh tế
Khi đi sâu tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng các hoạt động kinh tế ngầm, người ta thấy nổi cộm lên một số yếu tố chính sau:
- mức độ cung ứng hàng hóa và dịch vụ trên thị trường;
- mức độ cân đối giữa các khu vực, ngành của nền kinh tế quốc dân;
- sức mua hạn hẹp của người dân và năng lực giải quyết các vấn đề dân sinh của nhà nước;
- - chính sách thuế của Chính phủ;
Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu ngắn gọn về về các yếu tố này.
Mức độ cung ứng hàng hóa và dịch vụ trên thị trường nội địa Hàng hóa khan hiếm là một trong những nguy cơ làm nảy sinh các hoạt động sản xuất kinh doanh ngầm Hiện tượng này thường thấy ở các nước với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây và kinh tế chuyển đổi hiện nay Tình hình kinh tế Việt Nam thời kỳ bao cấp là một ví dụ điển hình Những năm ngay sau khi chiến tranh kết thúc, giai đoạn 1976-
1986, là thời kỳ khó khăn nhất của kinh tê nước ta Cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, phát triển kinh tế kế hoạch hóa tập trung trên phạm vi toàn quốc Cơ chế bao cấp đã làm vô hiệu hóa năng lực phát triển của các nguồn lực kinh tế, tạo nên nhiều nghịch lý: đất nước nông nghiệp – nhưng phải nhập khẩu lương thực; đất nước của những người con anh hùng bất khuất, cần cù, chăm chỉ – nhưng đại đa số lại sống dưới mức nghèo khổ; đất nước có nguồn tài nguyên phong phú – nhưng sống trông chờ vào viện trợ và hàng hóa nhập khẩu Khan hiếm hàng hóa tiêu dùng – đó là điểm nổi bật nhất của nền kinh tế bao cấp Chính sự khan hiếm này đã làm nền tảng cho các hoạt động kinh tế ngầm phát triển Điển hình có thể kể tới hoạt động trao đổi hàng hóa “ngầm”, phá rào bao cấp, tại phao số không giữa chính quyền thành phố Hồ Chí Minh với đối tác nước ngoài để giải quyết khan hiếm hàng hóa tiêu dùng cho thành phố Hay như hiện tượng “ngầm” giao ruộng, giao đất cho hộ nông dân (Khoán 10 do ông Kim Ngọc khởi xướng) về sau trở thành một động lực cơ bản của đổi mới.
Thiếu cân đối giữa các khu vực, ngành của nền kinh tế quốc dân cũng góp phần không nhỏ thúc đẩy hoạt động kinh tế ngầm hình thành và phát triển Trong nhiều trường hợp sự thiếu cân đối trong các ngành kinh tế còn thúc đẩy hình thành hẳn các cơ chế điều tiết hoạt động ngầm Thị trường dược phẩm tại nước ta trong giai đoạn hiện nay là một ví dụ Năng lực sản xuất của các công ty trong nước hiện chỉ đáp ứng được chưa tới 30% nhu cầu của thị trường 70% còn lại phụ thuộc vào nhập khẩu Chính sự chênh lệch trong xuất – nhập này cộng thêm với cơ chế kiểm soát lỏng lẻo đã tạo điều kiện cho các hoạt động: nhập lậu thuốc, khai gian trốn thuế và sản xuất thuốc giả gia
Sức mua hạn hẹp của người dân và năng lực giải quyết các vấn đề dân sinh của nhà nước cũng là một điều kiện thúc đẩy kinh tế ngầm phát triển Đồng lương không đủ sống, thu nhập chính thức không đủ để trang trải những nhu cầu thiết yếu hàng ngày, người dân buộc phải nghĩ cách làm thêm tăng thu nhập Đã làm thêm thì xu hướng chính là tránh các hệ thống thống kê chính thức, tránh cơ quan thuế Đây về nguyên tắc cũng là một hình thức hoạt động của kinh tế ngầm Cái nguy hiểm của chúng ta hiện nay là không phải chỉ người dân làm thêm mà toàn xã hội, đặc biệt là cán bộ công chức đều làm thêm thêm Rõ ràng , với mức lương như hiện nay (04.2008) dao động trung bình trong khoảng từ 800.000 đồng – 3.000.000 đồng/ tháng thì không một cán bộ công chức nào có thể tồn tại được nếu không có các khoản thu nhập thêm Ngành ngành làm thêm, người người làm thêm Thu nhập thêm chính đáng – có, không chính đáng – có Phần không chính đáng đó – thực chất là khu vực kinh tế ngầm Tác giả Phan Đình Thế trong một nghiên cứu được trình bày tại Hội thảo hàng năm của các nhà kinh tế lần thứ 30 tổ chức tại Đại học Ôxtrâylia (23-26/09/2001) đã thử tính toán khoản thu nhập thêm của nhân viên nhà nước Mặc dù quy mô còn nhỏ, nhưng nghiên cứu của ông đã cung cấp một số số liệu theo chúng tôi là có cơ sở và rất đáng quan tâm Nghiên cứu này khẳng định thu nhập không khai báo của các hộ gia đình cán bộ nhà nước chiếm không ít hơn ẵ thu nhập khai bỏo của họ 9 Một số nghiờn cứu khỏc của cỏc tỏc giả độc lập thuộc một số tổ chức quốc tế như OECD, WB 10 đã đưa ra đánh giá – khu vực kinh tế ngầm tại Việt Nam có giá trị bằng 50% tổng giá trị GDP.
Chính sách thuế của Chính phủ Ở bất kỳ quốc gia nào, chính sách thuế luôn có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp và cá nhân Áp đặt tổng mức thuế suất quá cao vượt quá khả năng “chịu đựng” của các thành phần kinh tế - đồng nghĩa với việc nhà nước đang đẩy các doanh nghiệp vào “hoạt động ngầm” bất đắc dĩ Thực tiễn hoạt động trên thế giới cho thấy, tổng mức thuế có thể chấp nhận được thường dao động trong khoảng 25-26% GDP Tỷ lệ này ở nước ta hiện nay là 33-35% Thuế cao, bắt buộc các doanh nghiệp sẽ thu hẹp khu vực khai báo chính thức để bảo tồn lợi ích kinh tế Khu vực khai báo thu hẹp có nghĩa là nguồn thu sẽ giảm Nguồn thu giảm, nhà nước lại tìm cách tăng thuế để bảo đảm chi tiêu Cứ thế, vòng luẩn quẩn đó sẽ là cơ hội làm gia tăng
9 Phan Đình Thế (2001) Phân tích khu vực về nguồn thu nhập không được báo cáo đầy đủ tại Việt Nam Tham luận tại Hội thảo hàng năm các nhà kinh tế lần thứ 30, Đại học Tây Ôxtrâylia, ngày 23-26 tháng 09 năm 2001.
10 Schnei Friedrich, Dominik Enste (2000) Các nền kinh tế đen: Quy mô, nguyên nhân và hậu quả Tạp chí Journal of Economic Literature, 38 tr.77-114 Stoyan Teney, Amanda Carlier, Omar Chaudry, Nguyễn Quỳnh Trang Hoạt động không chính thức và môi trường kinh doanh ở Việt Nam Washington: IFC, WB và MPDF, 2003. tr 18-19. các hoạt động ngầm và thu hẹp ngân sách nhà nước Bởi vậy, nếu chính sách thuế không hợp lý về lâu dài sẽ đẩy nền kinh tế vào tình trạng khó khăn
Tỷ lệ thất nghiệp Thất nghiệp gia tăng sẽ đẩy cao nhu cầu tìm kiếm việc làm.
Người lao động sẽ dễ dàng đi đến các thỏa thuận lao động phi chính thức theo kiểu làm hợp đồng không đóng bảo hiểm, hợp đồng ngoài giờ, thậm chí làm việc trả công theo giờ, theo vụ việc không cần hợp đồng văn bản Loại hình hoạt động này là cơ sở để làm gia tăng nguồn thu nhập phi chính thức
1.3.2 Nhóm các yếu tố chính trị - xã hội
Người ta thường đề cập đến hai nhóm yếu tố chính trị-xã hội là nguyên nhân cơ bản làm nảy sinh hoạt động kinh tế ngầm đó là: i) chính quyền mất uy tín với dân chúng; ii) chính quyền vi phạm các cam kết về trách nhiệm xã hội.
Uy tín của chính quyền có ý nghĩa quyết định trong việc điều tiết các hoạt động ngầm Cơ chế quản lý hành chính quan liêu, cán bộ tham nhũng – chính là những nguyên nhân khuyến khích hình thành các hoạt động bất hợp pháp Đây là vấn đề không chỉ nổi cộm ở nước ta mà luôn là tâm điểm quan tâm của hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi Đặc trưng của các nền kinh tế này là hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, cơ chế hành pháp còn nhiều sơ hở, cán bộ thực thi pháp luật lại xem thường luật pháp – đây chính là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng các hoạt động ngầm.
Yếu tố thứ hai, cũng là một hiện tượng thường gặp ở các nước phát triển, khi chính quyền vi phạm các cam kết của mình về trách nhiệm xã hội, xem nhẹ hoặc bỏ qua các vấn đề an sinh xã hội của đại đa số người dân Cơ sở hạ tầng yếu kém, giao thông ùn tắc, môi trường ô nhiễm, dịch vụ công bị lãng quên, hệ thống xét xử thiếu minh bạch, công bằng… những vi phạm cam kết này từ phía chính quyền là cơ sở làm nảy sinh các hoạt động ngầm Xét về lý thuyết, khi hai bên thỏa thuận ký kết với nhau một bản hợp đồng, điều kiện để một trong số các bên chủ động phá vỡ hợp đồng có thể được biểu diễn qua công thức:
Trong đó: ∆U – mức lợi nhuận mong đợi (trong trường hợp phá hợp đồng);
P(s) – xác suất bên thứ hai phát hiện ra dấu hiệu vi phạm hợp đồng của bên thứ nhất.
Như vậy, về bản chất khi tiến hành đăng ký kinh doanh tức là chúng ta đang ký với chính quyền một bản hợp đồng Theo đó, doanh nghiệp có trách nhiệm chịu sự quản lý và đóng thuế cho nhà nước theo qui định của pháp luật và ngược lại nhà nước có trách nhiệm bảo đảm các quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp Điều kiện của hợp đồng sẽ được tuân thủ khi doanh nghiệp thấy rõ ràng lợi ích của việc chấp hành nghiêm túc các điều khoản giao ước, tức (1)>0 Ngược lại, vì một lý do nào đó, nhà nước không thực hiện nghiêm túc các cam kết của mình, không quan tâm đến quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp, đeo bám tư tưởng hành chính chỉ huy thay vì hành chính phục vụ - lẽ đương nhiên đây sẽ là động lực thúc đẩy các hoạt động ngầm phát triển.
Ngoài hai yếu tố cơ bản trên còn có nhiều yếu tố khác là nguyên nhân thúc đẩy khu vực kinh tế ngầm như:
- chính sách phát triển thiếu cân đối của nhà nước, tập trung cao độ nguồn lực để thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra sự chênh lệch quá lớn giữa thành thị và nông thôn, đẩy xa khoảng cách giàu nghèo;
KHU VỰC KINH TẾ NGẦM Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Khu vực kinh tế ngầm được các nhà nghiên cứu của các nước trên thế giới mô tả với những tên gọi và nhận dạng khác nhau Tuy nhiên, không nước nào phủ nhận sự tồn tại cũng như vai trò của nó trong đời sống kinh tế - xã hội của nước họ Trong những năm gần đây, nhiều nước đã có những công trình nghiên cứu nghiêm túc nhằm tính toán sự đóng góp của của khu vực kinh tế này trong tổng sản phẩm nội quốc (GDP), mặc dù chưa nước nào đưa ra được con số chính xác về quy mô của nền kinh tế này trong nền kinh tế mà chủ yếu là đưa ra con số ước tính mà thôi Để ước tính quy mô của khu vực kinh tế ngầm trong nền kinh tế quốc dân nói chung, các nước thường dùng những biện pháp tính dựa vào: 1) luồng hàng hóa cung ứng; 2) lao động đầu vào; 3) phương pháp điều tra hộ dân cư; 4) phương pháp đánh giá thông qua mức tiêu thụ điện năng và 5) phương pháp phân tích nhu cầu sử dụng tiền mặt
Kết quả nghiên cứu cho thấy, khu vực kinh tế ngầm có những vai trò khác nhau trong từng nước Đối với các nước công nghiệp hóa và phát triển thì dường như khu vực này không giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế bằng các nước đang phát triển, đặc biệt đối với các nước đang trong giai đoạn chuyển đổi, nơi có sự chuyển dịch đáng kể của lực lượng lao động từ khu vực sản xuất chính qui sang khu vực phi chính qui trong giai đoạn đầu của chuyển đổi kinh tế và khu vực nhà nước bị thu hẹp dần Kết quả nghiên cứu nhiều công trình đã khẳng định, khu vực kinh tế ngầm tại 3 nhóm nước: OECD, các nước đang phát triển và các nước đang trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế có vai trò rõ nét nhất Số liệu trong Bảng 1.3 cho thấy một số kết quả đánh giá sơ bộ độ lớn của khu vực kinh tế ngầm trong GDP của ba nhóm nước nêu trên
1.4.1 Khu vực kinh tế ngầm tại các nước OECD
Khu vực kinh tế ngầm tại các nước OECD được xác định bao gồm ba loại hình hoạt động chính là:
- Các hoạt động sản xuất hợp pháp nhưng không khai bao, công bố Đây là bộ phận cơ bản của khu vực kinh tế phi chính qui Nó bao gồm các hoạt động sản xuất,thực ra là hợp pháp song không được khai báo, đăng ký cho các cơ quan chính quyền để trốn thuế hay tránh phải nộp các loại phí hoặc lệ phí Hoạt động của nhóm này có thể là
26 buôn bán, dịch vụ, vận chuyển, sửa chữa, bảo dưỡng nhỏ cho các hộ gia đình cũng như làm công việc nhà như cấp dưỡng, trông trẻ, gia sư.
Bảng 1.3 Ước tính tỷ trọng trung bình của khu vực kinh tế ngầm trong GDP của
3 nhóm nước giai đoạn 1989-1993 (% GDP)
Nhóm nước Tỷ trọng kinh tế ngầm trong GDP,
Các nước đang phát triển %
Các nước có nền kinh tê chuyển đổi
Các nước thuộc Liên Xô cũ 25,1
Các nước công nghiệp phát triển OECD
Tính theo phương pháp phân tích điện năng 15,4
Tình theo phương pháp phân tích dòng tiền 12,9
(Nguồn: Нуреев Р.М Экономика развития модели становления рыночной экономики М.: Инфра-М, 2001.с 88.)
- Những hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ bất hợp pháp gồm buôn bán và phâ phối các chất ma túy, chất kích thích, tổ chức đánh bạc, mê tín dị đoan, mua – bán dâm.
- Hoạt động có thu nhập nhưng được che giấu, thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như sử dụng thiết bị của công sở làm việc riêng, nhân viên tham ô vật liệu hay dụng cụ tại nơi làm việc.
Hầu hết các nước OECD đều cố gắng tính toán sự đóng góp vào GDP của nhóm hoạt động thứ nhất Đại đa số các nước đều không tính toán được qui mô của các hoạt động của nhóm thứ 2 và thứ 3 trong nền kinh tế của nước họ Trong số các nước OECD chỉ có Italia và Mỹ là hai nước đã đưa các hoạt động phi pháp ( nhóm 2) vào hệ thống hạch toán quốc gia Kết quả nghiên cứu về khu vực kinh tế này của các nước OECD cho thấy, qui mô của nó ước tính chiếm khoảng 2% GDP Mỹ là nước duy nhất trong các nước OECD đã ước tính được qui mô cả 3 nhóm hoạt động của khu vực kinh tế ngầm, trong đó, các hoạt động sản xuất không công bố chiếm 2,2% GDP; sản xuất phi pháp chiếm 4,2%GDP và thu nhập từ tham ô, ăn cắp của công chiếm tới 0.5% GDP
Nhà nghiên cứu Derek Blades (2003) đã đưa ra bằng chứng về các hoạt động sản xuất không khai báo, công bố tại một số nước OECD đã được ước tính để điều chỉnh trong tổng số GDP và dao động trong khoảng dưới 2% GDP, trừ trường hợp Thụy Điển do có sai số vì nước này tính trên cơ sở chênh lệch giữa mức GDP tính theo hàm tiêu dùng và mức GDP tính theo hàm thu nhập Tại Anh khu vực kinh tế này có chiều hướng tăng lên, trong khi tại Mỹ và Ôxtrâylia bộ phận kinh tế này có qui mô ổn định trong tỷ trong GDP Ở các nước này loại hình hoạt động không khai báo hoặc công bố chủ yếu thường được nhắc tới là: xây dựng (Italia, Niuzilân, Thụy Điển, Anh), gia công (Italia, Mỹ), buôn bán hoặc thương nghiệp (Bỉ), Niuzilân, Pháp, Mỹ), vận tải (Ireland), tài chính, địa ốc (Bỉ, Anh), y tế và dịch vụ pháp luật (Bỉ, Pháp) Số liệu về khu vực kinh tế ngầm tại các nước OECD được tổng hợp trong Bảng 1.4.
Bảng 1.4 Độ lớn khu vực kinh tế ngầm ở một số nước vào những năm 1990
STT Nước Tỷ trọng kinh tế ngầm trong GDP, %
(Nguồn: Johnson S., Kaufmann D and Sheleifer A.(1997) The unofficial Economy in
Transition/ Brooking Papers on Economic Activity #2 )
Với số liệu trong Bảng 1.4, có mấy điểm cần lưu ý Thứ nhất, trong quá trình điều tra về mức tiêu dùng của hộ dân cư, không phải người nào cũng báo cáo trung thực mức chi tiêu của họ, mặc dù làm việc đó họ hoàn toàn không bị nguy hại gì Thứ hai, khi tính toán hàm thu nhập, số liệu kiểm toán về thuế chỉ phản ánh mức thuế chính qui được thu hồi trong khi không thống kê được trường hợp thu nhưng không chi biên lai Do vậy, các ước tính trong bảng 1 thường thấp hơn so với quy mô thực của khu vực phi chính qui tại các nước này.
1.4.2 Khu vực kinh tế ngầm tại các nước đang phát triển
Khác với các nước OECD, các nghiên cứu vê khu vực kinh tế ngầm tại các nước đang phát triển thường đánh giá theo tiêu thức lao động hoặc theo thu nhập Theo họ,
28 khu vực phi chính qui (trong đó có kinh tế ngầm) được xác định là các đơn vị sản xuất và dịch vụ có dưới 10 lao động và chỉ bao gồm các những hoạt động thuộc nhóm sản xuất dịch vụ hợp pháp nhưng không đăng ký, không khai báo Để ước tính qui mô của khu vực này, các nước đang phát triển thường dùng cách tính chênh lệch giữa số liệu thống kê của toàn nền kinh tế và số liệu thống kê về khu vực chính qui (ESCAP, 1996).
Ví dụ, để tính số lao động hiện đang hoạt động trong khu vực phi chính qui, người ta lấy số liệu về tổng số lao động của toàn nền kinh tế trừ đi số lao động hiện đang làm trong khu vực chính qui Tương tự, dùng cách này để tính quy mô của khu vực phi chính quy theo trị giá gia tăng.
Theo ILO, hiện có tới 300 triệu người đang hoạt động trong khu vực phi chính qui tại các nước đang phát triển Năm 1985, châu Phi có 65% lực lượng lao động thành thị nằm trong khu vực phi chính qui Ở châu Mỹ Latinh con số này là 30 triệu Các nghiên cứu gần đây cho thấy khu vực kinh tế phi chính qui đặc biệt phát triển tại các đô thị của các nước này Xu hướng này là một phần do có sự bùng nổ dân số tại các đô thị và do có sự phát triển không đồng đều giữa thành thị và nông thôn, dẫn đến những dòng dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị mà phần lớn số lao động này tham gia vào khu vực kinh tế ngầm Số liệu trong Bảng 1.5 cho thấy bức tranh chung về tỷ lệ lao động trong khu vực phi chính quy tại đô thị của mộ số nươc đang phát triển ở châu Á Nhìn chung có từ 1/3 tới 2/3 lao động thành thị của nước này tham gia làm việc trong khu vực phi chính qui.
Bảng 1.5 Lực lượng lao động thành thị làm việc trong khu vực phi chính qui tại một số nước đang phát triển của châu Á Đơn vị: % trên tổng số lao động
Nước Năm ước tính Tỷ lệ, % Ấn Độ 2001 35-40
(Nguồn: Naseen S.M 1996; UNDP, 2000-2006; và các nguồn khác)
Cần lưu ý, số liệu ở Bảng 1.5 chỉ phản ánh tỷ lệ lao động tính chung của cả nước trong khi nếu xét riêng về từng lĩnh vực hoạt động thì bức tranh của khu vực kinh tế ngầm sẽ khác Bởi một đặc trưng cơ bản của khu vực kinh tế này là tập trung phần đông trong lĩnh vực dịch vụ Ngoài ra, những nghiên cứu khác nhau còn liệt kê hàng loạt đặc tính khác nhau để nhận dạng hoạt động của khu vực kinh tế này như: mỗi đơn vị chỉ có ít lao động; công việc ít đòi hỏi kỹ năng cao; vốn đầu tư ít; địa điểm không cố định; trình độ của người lao động tương đối thấp; ít có khả năng lựa chọn công việc; không đóng thuế; không đăng ký kinh doanh; không được hưởng các chính sách xã hội Cách xác định vai trò của khu vực kinh tế phi chính qui tính theo thu nhập ít phổ biến hơn tại các nước đang phát triển do thiếu thông tin và khó tính toán trong do nhiều điều kiện khách quan Tại Philippin, khu vực này chiếm tới 55% thu nhập phi nông nghiệp (2001), còn tại Ấn Độ khu vực này chiếm khoảng 47% (2002) thu nhập phi nông nghiệp của nước này Nhìn chung các nghiên cứu khác nhau về khu vực kinh tế ngầm cho thấy tỷ lệ của nó trong tổng thu nhập thành thị thường xê dịch trong khoảng từ 20-45% tại các nước đang phát triển.
Như vậy, có thể thấy, xét về khía cạnh lao động, khu vực phi chính qui giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong khi nếu xét về thu nhập thì quy mô của nó không bằng so với khu vực chính qui.
1.4.3 Khu vực kinh tế ngầm tại các nước có nền kinh tế chuyển đổi
PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG ĐỘ LỚN VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA KHU VỰC KINH TẾ NGẦM
HỆ THỐNG TÀI KHOẢN THỐNG KÊ QUỐC GIA SNA (System of National Accounts) UN 1993 – CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CƠ BẢN ĐỂ KHẢO SÁT
National Accounts) UN 1993 – CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CƠ BẢN ĐỂ KHẢO SÁT KHU VỰC KINH TẾ NGẦM
Hệ thống tài khoản quốc gia (System of National Accounts – SNA) – mô hình kinh tế thị trường vĩ mô thể hiện một cách tổng quát hành vi của các chu thể kinh tế, mối quan hệ và kết quả hoạt động của chúng trong khuôn khổ nền kinh tế quốc gia SNA là nền tảng phương pháp luận cơ bản của hệ thống thống kê, là tiêu chuẩn để hình thành các chuẩn mực thống kê các khu vực kinh tế Kinh tế ngầm nói riêng và kinh tế phi chính thức nói chung đều là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế quốc dân.
Do đó, SNA rõ ràng là cơ sở phương pháp luận cơ bản làm nền tảng khi ta tiến hành kháo sát các khu vực kinh tế này.
Về bản chất, hệ thống tài khoản quốc gia SNA được hình thành bởi một hệ thống các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, trình bày dưới dạng những bảng cân đối hoặc những tài khoản tổng hợp nhằm phản ánh điều kiện sản xuất; kết quả sản xuất tổng hợp; quá trình phân phối, phân phối lại thu nhập giữa các ngành kinh tế, giữa các khu vực thể chế và các nhóm dân cư; phản ánh quá trình sử dụng cuối cùng kết quả sản xuất cho các nhu cầu: tiêu dùng cuối cùng của cá nhân và xã hội, tích lũy tài sản, xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ với nước ngoài… Trên cơ sở đó SNA giúp phản ánh cơ cầu nền kinh tế, xu thế phát triển về trình độ và hiệu quả sản xuất tổng hợp; phản ánh các mối quan hệ giữa các ngành, các tỷ lệ quan trọng trong quá trình tái sản xuất xã hội của quốc gia trong từng thời kỳ nhất định như: giữa sản xuất và tiêu dùng cuối cùng; sản xuất và tích lũy tài sản; giữa sản xuất trong nước với nước ngoài… Vì vậy, có thể nói hệ thống tài khoản quốc gia SNA là một mô hình khái quát về nền kinh tế được thể hiện dưới dạng biểu, bảng phản ánh các mối quan hệ kinh tế Dựa trên mô hình khái quát này có thể xây dựng nhiều loại mô hình toán học khác nhau ứng dụng trong công tác phân tích kinh tế, phân tích ảnh hưởng của các chính sách đến kết quả sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch và dự báo kinh tế ở tầm vĩ mô
Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) được hình thành từ cuối thế kỷ 17 Năm 1696Gregory King, nhà kinh tế Hoàng Gia Anh đã soạn thảo hệ thống tài khoản quốc gia đầu tiên khá đầy đủ Tiếp sau đó, nhà kinh tế người Pháp Quesnay (1694-1774) đã phân tích
36 một cách khoa học quá trình tái sản xuất xã hội trong “Biểu kinh tế” nổi tiếng của ông 11 Tiếp đó, hệ thống Tài khoản quốc gia được hoàn thiện dần trên cơ sở các công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế học người Anh: J.Meade và Q.Stone; người Hà Lan: J.Finbengen; Mỹ: Skujnes; Pháp: J.Marezenski, C.Gruson… Đến đầu thế kỷ 20, hệ thống Tài khoản quốc gia chính thức được các nước trên thế giới nghiên cứu đưa vào ứng dụng Năm 1928 các nước thuộc khối Đồng minh mở Hội nghị về số liệu thống kê và lựa chọn một phương pháp trình bày thống nhất để giúp các nước thu thập có cơ sở so sánh đối chiếu chỉ tiêu kinh tế của các nước Năm 1939 khối Đồng minh đã công bố ấn phẩm về thu nhập quốc gia của thế giới Sau chiến tranh thế giới 2 khối Đồng minh thành lập tiểu ban các chuyên gia thống kê để tính thu nhậpquốc gia và các chỉ tiêu kinh tế khác của các nước châu Âu, Mỹ và Úc Tiểu ban này đã hopk vào tháng 12/1945 để soạn thảo bản ghi nhớ do Richard Stone chuẩn bị Báo cáo về SNA đầu tiên được công bố vào năm 1947 trong đó thể hiện rõ cách tiếp cận hạch toán xã hội được xem như là sự phát triển logic và trở thành nguyên lý cơ bản cho các hướng hoàn thiện SNA sau này. Năm 1952, Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã tổ chức nghiên cứu, xây dựng một hệ thống Tài khoản quốc gia chuẩn, công bố vào năm 1953 và đưa ra trưng cầu ý kiến của các nước thành viên để đánh giá hệ thống này và đề ra hướng cải tiến tiếp theo Năm 1968, Ủy ban thống kê Liên Hợp Quốc công bố SNA 1968 Ngoài các nội dung đổi mới về hệ thống hạch toán quốc gia, SNA68 mở rộng thêm phạm vi hoạt động sản xuất nhằm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu và phân tích kinh tế, một số nước đã lập bảng vào – ra (I-O) và các bảng cân đối tài sản Cũng trong hệ thống SNA68, ngoài phần mở rộng và chi tiết hóa các tài khoản, xây dựng các mô hình toán học hỗ trợ cho các phân tích kinh tế và phân tích chính sách, các chuyên gia đã cố gắng soạn thảo, bổ sung để phù hợp với nội dung chỉ tiêu kinh tế tổng hợp thuộc hệ thống bảng cân đối kinh tế quốc dân (System of Balances of the National Economy) hay thường gọi là Hệ thống sản phẩm vật chất (Materail Product System – MPS) Vào những năm 1985 LHQ giao cho nhóm chuyên gia về tài khoản quốc gia, bao gồm: Ủy ban Thống kê châu Âu (Eurostart), Quỹ tiền tệ quôc tế (IMF), Tổ chức hợp tác và phát triển (OECD), Ủy ban Thống kê LHQ và Ngân hàng thế giới, phối hợp hoàn thiện hệ thống SNA và công bố vào năm 1993 Khác với các phiên bản trước, SNA93 đã đặc biệt chú ý đến các hoạt động dịch vụ, kinh doanh thông tin liên lạc, máy tính, các tổ chức tài chính và thị trường tài chính, sự tác động qua
11 Công trình này được xem như là một trong ba phát minh quan trọng của thế kỷ 17 cùng với phát minh về tiền tệ và phát minh nghề in ấn. lại giữa môi trường và nền kinh tế Các chuyên gia soạn thảo SNA 1993 đã có nhiều cố gắng phối hợp một số khái niệm, định nghĩa sao cho phù hợp với MPS, đáp ứng yêu cầu của các nước trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường
Hệ thống Tài khoản quốc gia cùng với bảng phân ngành kinh tế quốc dân do Ủy ban thống kê LHQ biên soạn mang tính nguyên tắc chung Tùy điều kiện kinh tế và yêu cầu quản lý ở mỗi nước mà vận dụng cho phù hợp Các tài khoản chủ yếu của SNA bao gồm:
- Tài khoản Thu nhập và phân phối thu nhập;
- Tài khoản Vốn – Tài chính;
- Tài khoản Quan hệ kinh tế với nước ngoài;
- Bảng Tổng kết tài sản;
- Bảng Vào/Ra (Input/Output – I/O).
Ngoài những tài khoản tổng hợp còn có các phụ bảng nhằm bổ sung, phân tích cụ thể từng mặt của quá trình tái sản xuất Trong các tài khoản tổng hợp trên, I/O là trung tâm của hệ thống 12 Đặc biệt, khác với các phiên bản trước, SNA93 bắt đầu có sự nhìn nhận và quan tâm đến phương thức đo lường khu vực kinh tế phi chính qui, trong đó có kinh tế ngầm. Theo SNA93, không thể loại bỏ một cách đơn thuần khỏi tài khoản quốc gia giá trị của các hoạt động phạm pháp mà phải tìm cách định lượng chúng Bởi sự minh định giữa khu vực chính thức và phi chính thức nhiều khi lại có ý nghĩa hết sức quan trọng cho từng nền kinh tế, từng nhóm nước Trước hết, so với các phiên bản trước, SNA93 có 5 thay đổi chính về mặt nguyên tắc.
Thứ nhất, xem xét hình thành tài khoản riêng để biểu diễn việc đánh giá lại giá trị tài sản – một trong những hệ quả tất yếu của quá trình lạm phát Thứ hai, thay đổi trong cấu trúc tính tổng tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình, của các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức phi thương mại cung ứng dịch vụ phục phụ tiêu dùng gia đình (cách tính mới này sẽ giúp làm rõ hơn hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời mô tả chính xác thực trạng tiêu dùng của người dân) Thứ ba, đề xuất trình tự thống kê các hoạt động cung ứng dịch vụ, tùy thuộc theo đặc thù mà được gắn liền với một tài
12 Lê Văn Toàn và các tác giả (1998) Phương pháp biên soạn hệ thống Tài khoản quốc gia (SNA) ở Việt Nam Hà Nội: Thống kê, tr 9-11.
38 khoản cụ thể Thứ tư, thiết lập các tiêu chí để xác định các thể chế tài chính cũng như phân loại chúng trong điều kiện thị trường tài chính hiện đại Và cuối cùng, xem xét các khả năng nhằm thực hiện hóa các công cụ thống kê môi trường thông qua việc xác định giới hạn các phạm trù tài sản, phân loại tài sản và các vấn đề liên quan 13
SNA 93 khuyến khích các nước thành viên LHQ sử dụng nguyên lý và logic cơ bản của Hệ thống để có chung một cách tiếp cận, tuy nhiên SNA93 thừa nhận sự phức tạp và đa dạng của các nền kinh tế trên thế giới Chính điều này đã tạo ra cho các nước thành viên, đặc biệt là các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi khả năng linh hoạt trong việc ứng dụng SNA vào hoàn cảnh và điều kiện phát triển cụ thể của quốc gia mình.
Bên cạnh các chỉ số truyền thống như GDP và GNP, SNA93 còn đưa ra hàng loạt các khái niệm, hệ thống phân loại làm nền tảng cho việc nghiên cứu khu vực kinh tế phi chính qui Trong số các khái niệm cơ bản cần phải kể đến:
- giới hạn lĩnh vực sản xuất;
- chủ thể (đơn vị thể chế) và các khu vực kinh tế;
- dòng chảy kinh tế, nguồn dự trữ kinh tế và hoạt động kinh tế tác nghiệp;
- giới hạn của tài sản;
- giới hạn của kinh tế quốc gia Đơn cử như khái niệm về giới hạn của lĩnh vực sản xuất Theo SNA93, sản xuất được hiểu là một quá trình biến đổi các nguồn lực đầu vào thành hàng hóa và dịch vụ đầu ra, được thực hiện và chịu sự kiểm soát của các chủ thể kinh tế (các đơn vị thể chế) với điều kiện toàn bộ hàng hóa và dịch vụ này sẽ được trao đổi trên thị trường hoặc ít ra cũng được trao đổi, mua bán với các chủ thể kinh tế khác.
Theo quan niệm của SNA giới hạn sản xuất bao gồm sản xuất tất cả các loại hình sản phẩm có thể mua bán hoặc trao đổi trên thị trường Ngoài ra, lĩnh vực sản xuất còn bao gồm hàng hóa và dịch vụ được cơ quan nhà nước hoặc các đơn vị phi lợi nhuận cho không các hộ gia đình riêng lẻ Một trong những vấn đề liên quan đến việc xác định giới hạn lĩnh vực sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực kinh tế phi chính qui đó chính là những trường hợp chủ thể kinh tế sản xuất hàng hóa và dịch vụ nhưng không đưa ra
13 Система национальных счетов 1993: т.1, т.2 Подготовлено под эгидой межсекретариатской рабочей группы по национальным счетам Нью-Йорк, Париж, 1998, т 2 с 545. trao đổi trên thị trường mà giữ lại để tiêu dùng riêng SNA93 qui định rất rõ về trình tự xử lý những hoạt động này 14 Cụ thể các hoạt động trên được qui thành 4 nhóm chính:
- hàng hóa nông sản được sản xuất bởi các xí nghiệp gia đình với mục đích đáp ứng nhu cầu sử dụng riêng;
- sản xuất các loại sản phẩm khác đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt hàng ngày: xây dựng nhà ở; sản xuất đồ thực phẩm; quần áo;
- cung ứng các dịnh vụ thường nhật phục vụ nhu cầu tiêu dùng cuối cùng của các hộ gia đình;
- sản xuất và cung ứng các dịch vụ tại gia phục vụ nhu cầu tại chỗ như: nấu ăn, coi sóc trẻ em, dọn dẹp, sửa chữa nhà cửa…
Dựa trên cơ sở sự phân chia này, Cục thống kê các nước hoàn toàn có thể độc lập hình thành phương thức tính toán độ lớn của khu vực kinh tế chưa được kiểm soát, trong đó có kinh tế ngầm Để biết thêm chi tiết về các khái niệm và cách phân loại nêu trên, bạn đọc có thể tìm hiểu kỹ hơn trong các tài liệu, văn bản hướng dẫn về SNA93 của Ủy ban Thống kê thuộc LHQ hoặc các tài liệu tiếng Việt của Tổng cục Thống kê 15
PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG ĐỘ LỚN CỦA KHU VỰC KINH TẾ NGẦM .40 1 Giới thiệu tổng quát về các hướng tiếp cận khi đo lường độ lớn của
2.2.1 Giới thiệu tổng quát về các hướng tiếp cận khi đo lường độ lớn của khu vực kinh tế ngầm
Phương pháp luận để nhận dạng và đo lường độ lớn của khu vực kinh tế ngầm dựa chủ yếu vào hai trụ cột Thứ nhất, là những nguyên tắc cơ bản của Hệ thống tài khoản quốc gia SNA93 (bao gồm các nguyên tắc phân loại khu vực kinh tế, hệ thống các chỉ tiêu đánh giá và các nguyên tắc thống kê đo lường độ lớn của khu vực kinh tế không chính thức) Thứ hai, là các nguồn thông tin khác, có thể giúp lựa chọn được cách tiếp cận, công cụ cũng phương pháp đo lường các chỉ số thể hiện một hay nhiều khía cạnh của hoạt động kinh tế không được kiểm soát và hoạt động kinh tế ngầm Việc lựa chọn phương pháp đánh giá nào còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng phân tích các nguồn thông tin có được, việc tổ chức hoạt động khảo sát cũng như nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác Thông thường người ta chia các phương pháp đánh giá khu vực kinh tế phi chính thức nói chung và kinh tế ngầm nói riêng thành hai nhóm lớn: 1) nhóm phương pháp đánh giá thông qua các mối quan hệ gián tiếp; 2) ) nhóm phương pháp đánh giá thông qua các mối quan hệ trực tiếp.
Nhóm phương pháp đánh giá thông qua các mối quan hệ gián tiếp
Chúng ta biết rất nhiều khảo sát kinh tế học chủ yếu vẫn dựa trên các đánh giá chủ quan, định tính Trong trường hợp kinh tế ngầm thì rõ ràng càng không thể có được những kết quả đánh giá trực tiếp, lượng hóa chính xác một 100% độ lớn của khu vực này Bởi nếu như vậy thì khu vực kinh tế đó đâu còn được gọi là ngầm nữa Thông thường, trong những trường hợp thiếu vắng thông tin như vậy người ta hay sử dụng phương pháp giả định, tìm các mối quan hệ gián tiếp với mức độ sai số tương đối Do đó, rất quan trọng các phân tích về mối quan hệ qua lại, nhân quả giữa các nhóm đại lượng hay chỉ số khảo sát Nắm được mối quan hệ biện chứng giữa các đại lượng (chỉ số) này sẽ là một cơ sở vô cùng qui giá và có khoa học giúp chúng ta đánh giá đối tượng cần nghiên cứu Ví dụ, đơn giản như thông qua các chỉ số về mức lương tối thiểu, mức độ tiêu thụ nguyên vật liệu của các doanh nghiệp trong ngành ta có thể lập được xu thế dịch chuyển của các chỉ số về mức độ năng lực sản xuất của ngành, nhu cầu nguyên vật liệu cũng như khả năng cung ứng của ngành đó Cách này cũng thường được dùng để kiểm soát mức độ chính xác của các số liệu thống kê chính thống.
Trong số các đại lượng tự nhiên, tức là các đại lượng có thể đo lường được một cách chính xác và tuyệt đối nhất, người ta thường có xu hướng chọn các đại lượng mà số đo của nó có thể lượng hóa được một cách tự động, ví dụ như điện năng Số liệu về sản xuất và tiêu thụ điện năng là các số liệu hoàn toàn tự nhiên, được đo lường gần như là tự động Ví dụ điển hình là Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) đã tính mức tăng trưởng thực tế của nền kinh tế Trung Quốc trong thời gian qua thông qua số liệu về mức tăng trong sử dụng điện năng Họ đã thành công vì ở Trung Quốc mức hao hụt điện năng là rất thấp, chỉ khoảng từ 3-4% Tuy nhiên, cũng chính IMF lại hoàn toàn thất bại khi áp dụng cách tính này ở Nga Đơn giản là vì giá điện ở Nga không đồng nhất, mỗi vùng lại có một đơn giá khác nhau, cho nên khó có thể đưa ra các chỉ số vĩ mô đồng nhất Hơn nữa, mức tiêu hao điện năng ở Nga rất lớn – dẫn đến kết quả tính toán là rất khó chính xác.
Ngoài ra, cơ quan thống kê của các nước thường sử dụng ba cách tính Tổng sản phẩm trong nước (GDP) đó là: phương pháp sản xuất, phương pháp thu nhập, phương pháp sử dụng để áp dụng đo lường độ lớn khu vực kinh tế ngầm 16 Tuy nhiên, kết quả tính toán theo ba cách này thường có mức chênh lệch đáng kể Chính vì vậy, hầu hết các nước trên thế giới đều tìm cách soạn thảo hoặc lựa chọn các phương pháp sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế nước mình.
Nhóm phương pháp đánh giá trực tiếp thông qua việc chọn mẫu khảo sát
Một cách làm khác cũng thường được sử dụng trong thực tế thống kê: chọn mẫu khảo sát Phương pháp này thường được sử dụng trong trường hợp cần lượng hóa giá trị của một hiện tượng (lĩnh vực) kinh tế mà hệ thống thống kê hiện hành không thực hiện, ví dụ như số liệu về mức độ tiêu thụ một loại hàng hóa nào đó trên các chợ bán lẻ, bán buôn, chợ thực phẩm trên địa bàn thành phố Những khảo sát như thế này đều tuân theo các nguyên tắc chọn mẫu, khảo sát, xử lý số liệu và trình báo kết quả hết sức chặt chẽ của lý thuyết thống kê Ví dụ, để thống kê số lượng hàng hóa bán lẻ trên các chợ thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội, người ta sẽ lựa chọn mỗi quận, huyện của Thủ đô 1-2 chợ, thời gian khảo sát vào tháng giữa của một quí, vào 2 ngày trong tuần (một ngày
16 Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product - GDP) là giá trị mới của hàng hóa và dịch vụ được tạo ra của toàn bộ nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định Tổng sản phẩm trong nước được tính theo giá thực tế và giá so sánh Có 3 phương pháp tính: 1 Phương pháp sản xuât: Tổng sản phẩm trong nước bằng tổng giá trị tăng thêm của tất cả các ngành kinh tế cộng với thuế nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ 2 Phương pháp thu nhập: Tổng sản phẩm trong nước bằng thu nhập tạo nên từ các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất như lao động, vốn, đất đai, máy móc Theo phương pháp này, tổng sản phẩm trong nước gồm 4 yếu tố: Thu nhập của người lao động từ sản xuất (bằng tiền và hiện vật), thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất và thặng dư sản xuất 3 Phương pháp sử dụng: Tổng sản phẩm trong nước bằng tổng của 3 yếu tố: Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình và Nhà nước, tích lũy tài sản (cố định, lưu động và quý hiếm) và chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ (Tổng cục Thống kê (2008) Niên giám thống kê 2007 Hà Nội: Thống kê Tr 65.)
42 thường, một ngày nghỉ) Số lượng hàng hóa tiêu thụ sẽ được tính toán dựa trên dữ liệu về số lượng và doanh thu của những người kinh doanh trong chợ Số lượng người kinh doanh sẽ được tính từ số liệu trung bình theo báo cáo hàng tháng của ban quản lý chợ, kết hợp với đánh giá thực tế của những người thực hiện khảo sát Kết quả sẽ được tính bằng số lượng người bán hàng nhân với doanh thu trung bình của một người tính trong một ngày Ưu điểm lớn nhất của cách làm này là kết quả thu được có độ tin cậy cao, tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi những đánh giá chủ quan, cảm tính, như trong trường hợp nêu trên người bán hàng thường có xu hướng hạ thấp mức doanh thu trong ngày Như vậy, chúng ta có thể sử dụng phương pháp chọn mẫu khảo sát được mô tả ở trên để khảo sát một số chỉ tiêu hay nhóm hoạt động cơ bản khu vực kinh tế ngầm Tuy nhiên, cần lưu ý một vài nhược điểm cơ bản của phương pháp này: 1) khó khăn và phức tạp trong thu thập số liệu sơ cấp; 2) khả năng lệch lạc về thông tin là rất lớn.
2.2.2 Một số phương pháp đo lường kinh tế ngầm cơ bản
Trong phần này chúng tôi xin trích giới thiệu một số phương pháp đo lường độ lớn của khu vực kinh tế ngầm thường được sử dụng ở các nước trên thế giới Phương châm của chúng tôi là lựa chọn các phương pháp có khả năng ứng dụng hiệu quả và phù hợp với bối cảnh kinh tế nước ta hiện nay Đây cũng chính là cơ sở để chúng tôi đề xuất phương án định lượng khu vực kinh tế ngầm ở Việt Nam trong phần sau.
1 Phương pháp tiền tệ Để khắc phục tình trạng tìm kiếm thông tin khó khăn, đặc biệt là trong trường hợp các nguồn thông tin này đều bị cố tình che dấu, các nhà kinh tế học nghĩ đến cách sử dụng các chỉ số kinh tế vĩ mô làm đại lượng chuẩn để đo lường Phương pháp tiền tệ ra đời và nhận được sự chào đón nồng nhiệt của các nhà kinh tế học Phương Tây Ý tưởng của phương pháp này là trong điều kiện kinh tế bình thường, với điều kiện vận tốc quay vòng tiền không đổi và mức độ lạm phát không đáng kể, thì giữa khối lượng tiền tệ lưu thông và tổng sản phẩm nội quốc GDP tồn tại một mối quan hệ xác định Nếu như lượng tiền lưu thông tăng lên, lạm phát trong tầm kiểm soát, tần số quay vòng tiền tệ không đổi, mà lượng GDP lại không hề tăng Điều này là bằng chứng cho thấy sự tồn tại của một khu vực GDP không được kiểm soát hoặc là ngầm liên quan mật thiết với sự gia tăng của lượng tiền lưu thông Quá trình này được mô phỏng qua công thức (1):
- M là lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế;
- V – vận tốc quay vòng tiền tệ;
- P – chỉ số giá cả hoặc lạm phát;
- Q – chỉ số đại diện cho năng lực sản xuất của nền kinh tế (sản lượng).
Cần lưu ý, phương pháp tiền tệ chỉ có thể phát huy tác dụng và cho kết quả chuẩn xác ở những quốc gia có hệ thống tài chính – tiền tệ phát triển Thông qua phương pháp này người ta có thể đưa ra các giá trị đo lường cơ bản về nền kinh tế ngầm. Để sử dụng phương pháp tiền tệ cần chấp nhận một số giả thuyết sau:
1) những hợp đồng bất hợp pháp thường sử dụng tiền mặt là chủ yếu;
2) tốc độ quay vòng tiền tệ ở cả khai khu vực kinh tế ngầm và kinh tế chính qui đều như nhau;
3) tỷ trọng của lượng tiền mặt trong rổ tiền tệ chung cũng thay đổi phụ thuộc vào sự thay đổi của các chỉ số khác như thu nhập, thuế, lãi suất tín dụng cũng như cấu trúc của nền kinh tế ngầm.
Trình tự tính toán theo phương pháp tiền tệ
Xây dựng phương trình hồi qui, trong đó đại lượng phụ thuộc (Y) sẽ biểu diễn cho tỷ lệ tiền mặt trong rổ số lượng tiền tệ, còn biến độc lập (x) sẽ bao gồm: x1 – thuế tính theo đầu người; x2 – thu nhập tính theo đầu người; x3 – % lãi suất cho vay bằng đồng ngoại tệ (đô la); x4 – % lãi suất tiền gửi bằng đồng ngoại tệ (đô la); x5 – % lãi suất cho vay chung; x6 - % lãi suất tiền gửi chung; x7 - % lãi suất cho vay cơ bản của đồng nội tệ; x8 - % lãi suất tiền gửi cơ bản của đồng nội tệ.
Nguồn dữ liệu đầu vào sẽ được lấy từ nguồn số liệu của ngân hàng trong vòng 2-3 năm Do các hoạt động kinh tế ngầm được xem là đại lượng không xác định trong số các hoạt động trên nên tỷ trọng của nó trong rổ tiền mặt sẽ được tính bằng công thức (1-R 2 ),trong đó R 2 là hệ số xác định chỉ mức độ biến thiên của các đại lượng phụ thuộc vào tập hợp biến độc lập.
Một hướng tiếp cận khác của phương pháp tiền tệ là người ta phân tích mối quan hệ giữa dòng tiền mặt và dòng tiền chuyển khoản Nếu mối quan hệ này vượt qua giới hạn cho phép nào đó, có nghĩa là dòng tiền mặt đang lưu thông nhiều hơn mức độ cần thiết, nên sẽ có một lượng tiền mặt dùng cho các hoạt động không được kiểm soát, hay chính là các hoạt động ngầm
Phương pháp Gutmann Trong khuôn khổ phương pháp tiền tệ, phương pháp
Gutmann dựa trên quan điểm cho rằng:
1) mối quan hệ giữa tiền mặt và tiền trong tài khoản trong giai đoạn gốc được xem là chuẩn mực, tức trong giai đoạn này không có sự tồn tại khu vực kinh tế ngầm;
2) số lượng tiền mặt dư thừa trong giai đoạn khảo sát so với kỳ gốc là lượng tiền hệ quả của hoạt động ngầm;
3) vận tốc quay vòng tiền tệ (GDP/M2) trong khu vực chính qui và ngầm được xem là như nhau.
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA KHU VỰC KINH TẾ NGẦM TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
KINH TẾ NGẦM TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
2.3.1 Một số điểm cần lưu ý khi đánh giá ảnh hưởng của kinh tế ngầm
Chúng ta biết kinh tế ngầm là một khu vực kinh tế phức tạp và có những biểu hiện và mức độ ảnh hưởng khác nhau tùy thuộc theo quan điểm và trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia Tuy nhiên, để tiến hành đánh giá mức ảnh hưởng của khu vực kinh tế này đến sự phát triển kinh tế - xã hội, chúng ta cần có sự thống nhất một vài quan điểm cơ bản.
Thứ nhất, dựa trên phương pháp phân loại của Hệ thống tài khoản Quốc gia
SNA93 của Liên Hợp Quốc, nền kinh tế quốc dân được chia làm hai khu vực cơ bản: kinh tế chính thức và phi chính thức Khu vực phi chính thức được cấu thành từ ba tiểu khu: 1) kinh tế chưa được kiểm soát; 2) kinh tế ngầm và 3) kinh tế phi chính qui Ba khu vực này có mối quan hệ mật thiết và đan xen lẫn nhau Đây cũng là nguyên nhân dẫn nhiều cách tiếp cận khác nhau trong việc nhận diện và đo lường độ lớn của các khu vực kinh tế này Và điều đó là hoàn toàn dễ hiểu Vì vậy, để đánh giá được vai trò, vị trí, độ lớn và mức độ ảnh hưởng của một trong ba khu vực kinh tế trên một cách thiết thực, tác giả nghiên cứu cần đưa ra cách hiểu của mình để người đọc, đồng nghiệp có thể theo dõi, phản biện, đóng góp.
Thứ hai, dựa trên quan đểm đó, chúng tôi đồng ý với cách phân loại về kinh tế ngầm của Hệ thống Tài khoản Quốc gia SNA 93, theo đó kinh tế ngầm được sử dụng để biểu thị tất cả các hoạt động về nguyên tắc phải được tính vào GDP nhưng thực tế lại không tính được do chúng được giấu diếm trước cơ quan nhà nước Đó là các hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ hợp pháp nhưng không khai báo; hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ bất hợp pháp và thu nhập vô hình (bị giấu không nhìn thấy được)
Thông thường các nhà nghiên cứu có mấy hướng cơ bản khi xác định thành phần của kinh tế ngầm Người ta xem đó là tập hợp:
1) các hoạt động kinh tế và phi kinh tế bị cấm;
2) các hoạt động sản xuất ngầm (hidden production/work);
3) các hoạt động kinh tế vì một lý do nào đó mà không được hệ thống thống kê chính thức tính đến, kể cả các hoạt động cố tình trốn thuế;
4) các hoạt động kinh tế không đăng ký trong khuôn khổ cả hai khu vực chính thức và phi chính thức.
Với nhóm thứ nhất, kinh tế ngầm được xem đơn thuần là các hoạt động kinh tế phạm pháp bị cấm đoán Trong trường hợp này, thậm chí các hoạt động phi kinh tế hạng nặng như: tội phạm có tổ chức, bảo kê, giết thuê theo đơn đặt hàng cũng được liệt kê vào kinh tế ngầm Các hoạt động này gần như không liên quan trực tiếp đến sản xuất – kinh doanh, tạo sản phẩm hay thu nhập trực tiếp của người lao động nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến việc phân chia lợi nhuận, thu nhập của nhiều thành phần kinh tế Do đó chúng hoàn toàn có thể được xem như là một bộ phận khó tách rời của các hoạt động kinh tế khác Theo cách thứ hai, khái niệm kinh tế ngầm gắn liền với sản xuất ngầm. Sản xuất ngầm ở đây được hiểu là là các hoạt động sản xuất kinh doanh được phép nhưng chủ thể sản xuất cố tình che dấu không khai báo với các cơ quan chức năng với mục đích kinh tế nào đó như: trốn thuế, tăng thu nhập, tránh các trách nhiệm xã hội
Cách thứ ba cho rằng toàn bộ các hoạt động kinh tế vì một lý do nào đó không được thống kê tới đều được coi là ngầm Cánh hiểu này rộng hơn so với hai cách trên, chú trọng vào hình thức thống kê hơn là bản chất của hoạt động kinh tế có phạm pháp hay không Cách tiếp cận cuối cùng được đánh giá là tổng quát hơn cả Theo đó, kinh tế ngầm được xem là toàn bộ các hoạt động kinh tế dấu diếm (ngầm) và bị cấm ở cả hai khu vực cơ bản chính thức và phi chính thức của một nền kinh tế quốc dân
Có thể nhận thấy, khó có thể tìm ra một tiêu chuẩn chung để đánh giá kinh tế ngầm của các nền kinh tế khác nhau trên thế giới Bởi rất nhiều hoạt động kinh tế hợp pháp tại nước này, nhưng hoàn toàn bất hợp pháp ở nước khác Đơn cử như việc mua bán một số loại ma túy đặc chủng ở rất nhiều nước là hợp pháp Điều này cần được đặc biệt lưu ý khi học hỏi kinh nghiệm và tiến hành soạn thảo phương pháp đánh giá kinh tế ngầm tại một quốc gia cụ thể Trên Hình 1.5, chúng tôi giới thiệu cách hiểu về kinh tế ngầm theo quan điểm của Hệ thống tài khoản quốc gia SNA93
Thứ ba, đánh giá ảnh hưởng của khu vực kinh tế ngầm là một vấn đề phức tạp Để đánh giá một cách chính xác chúng ta cần có cách tiếp cận hệ thống Nhìn sự hình thành và phát triển của khu vực kinh tế này trong mối quan hệ biện chứng với các khu vực khác của nền kinh tế nói chung Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế thế giới như hiện nay, kinh tế ngầm – đặc biệt là khu vực hoạt động ngầm phi kinh tế như: hoạt động chiếm đoạt tài sản (lừa đảo liên quốc gia); tội phạm kinh tế (rửa tiền, buôn lậu); lạm dụng quyền lực (tham nhũng) càng trở nên phức tạp, có tổ chức và trở thành một hệ thống toàn cầu Ảnh hưởng của kinh tế ngầm vì vậy sẽ không còn giới hạn trong biên giới của một quốc gia Đánh giá ảnh hưởng của kinh tế ngầm không thể xem nhẹ khu vực này.
Thứ tư, hiện trên thế giới chưa có một nghiên cứu nào đưa ra phương pháp đánh giá tổng thể ảnh hưởng của khu vực kinh tế ngầm tới sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân Người ta chủ yếu thực hiện các bước đo lường và đánh giá tác động của khu vực này tới các lĩnh vực hay vấn đề cụ thể Việc làm này xuất phát từ tính phức tạp của vấn đề khảo sát, công cụ phương pháp luận cũng như việc đòi hỏi chi phí lớn về con người cũng như tài chính để thực hiện Ở đây, chúng tôi cũng không có tham vọng bù đắp được những gì mà thế giới đang thiếu Chính vì vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ tập trung làm sáng tỏ một số nội dung chính sau: 1) chỉ rõ mối quan hệ hữu cơ giữa kinh tế ngầm và các khu vực kinh tế khác; 2) nêu lên các khía cạnh ảnh hưởng của kinh tế ngầm đến sự phát triển kinh tế quốc gia trên hai bình diện trong nước và trên trường quốc tế; 3) xây dựng và giới thiệu một số hình thức đánh giá ảnh hưởng của kinh tế ngầm tới sự phát triển của kinh tế quốc dân.
2.3.2 Phương pháp chung để đánh giá ảnh hưởng của kinh tế ngầm
Như đã phân tích ở trên, khu vực kinh tế phi chính thức trong đó có kinh tế ngầm là một bộ phận không thể tách rời của bất kỳ một nền kinh tế quốc gia nào Đây là hai mặt của một khối thống nhất Tính biện chứng này được thể hiện trước tiên ở chỗ sự phát triển của khu vực này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của khu vực khác Kinh tế chính thức mà phát triển mạnh thì khu vực phi chính thức sẽ có cơ hội thu hẹp, bởi nhiều hoạt động phi chính thức có thể chuyển đổi sang chính thức Ngược lại, nếu môi trường không thuận lợi để kinh tế chính thức phát triển như: lạm phát, tham nhũng, tội phạm hóa… thì đây là cơ hội để các hoạt động kinh tế trước đây vốn công khai, minh bạch nay chuyển dần sang ngầm Tuy nhiên, về lý thuyết, nhìn từ phương diện sản xuất thì không phụ thuộc vào khu vực kinh tế nào, nếu sản xuất tăng trưởng (ngầm hay công khai) thì đều góp phần tạo ra của cải vật chất cho xã hội Điều này có lý nhưng chưa hoàn toàn đúng Thử hình dung mọi chuyện sẽ ra sao nếu 100% hoạt động kinh tế của chúng ta đều ngầm? Đã ngầm đồng nghĩa với sự tồn tại của các thể chế, qui luật đen, có nghĩa là một hệ thống qui định bất pháp luật Chưa cần đến 100% mà chỉ cần mức độ ngầm hóa từ 70-80% có thể xem nền kinh tế đó đã thoát ra ngoài sự kiểm soát: sản xuất đình trệ, cơ quan công quyền tham nhũng; tội phạm hóa nền kinh tế; người dân sống trong sự nghèo khổ về vật chất và bất ổn về tính thần An ninh kinh tế quốc gia trong
60 những trường hợp như thế sẽ bị đe dọa một cách trầm trọng Nếu không có sự chấn chỉnh kịp thời và cương quyết thì khả năng toàn bộ nền kinh tế quốc gia lọt vào tay tội phạm, đất nước mất chủ quyền, độc lập là điều khó thể tránh khỏi Chính vì vậy, ở các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước chuyển đổi Chính phủ quan tâm rất nhiều đến việc nghiên cứu, quản lý và định hướng phát triển cho khu vực kinh tế phi chính thức trong đó có kinh tế ngầm Ở nước ta vấn đề này cho đến nay vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức Đây là một thiếu sót cần được khắc phục nhanh chóng Đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới và Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nướcc ngoài Tuy nhiên, hệ thống thể chế luật pháp yếu kém, cơ chế điều hành kém hiểu quả, hiểu biết của các chủ thể kinh tế còn thấp… đó là mảnh đất màu mỡ cho các hoạt động kinh tế ngầm và tội phạm đa quốc gia phát triển
Phân loại các ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế ngầm tới sự phát triển kinh tế Ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế ngầm tới nền kinh tế có thể được chia làm hai nhóm lớn: nhóm ảnh hưởng bên ngoài và nhóm ảnh hưởng bên trong
Nhóm ảnh hưởng bên ngoài được chúng tôi chia ra làm hai khu vực ảnh hưởng chính Thứ nhất, sự phát triển của kinh tế ngầm sẽ ảnh hưởng đến uy tín chính trị của quốc gia trên trường quốc tế Một đất nước với nền kinh tế ngầm phát triển rất dễ dẫn đến tình trạng tự cô lập hoặc bị thế giới cô lập Bởi trong xu thế mở cửa và toàn cầu hóa như hiện nay, ít người muốn làm bạn với một quốc gia với hệ thống thể chế không minh bạch, hoạt động sản xuất kinh doanh không tuân thủ theo qui luật thị trường mà chủ yếu phụ thuộc vào hoạt động ngầm – gần như không thể kiểm soát được Thứ hai, kinh tế ngầm phát triển sẽ ảnh hưởng đến các vấn đề kinh tế đối ngoại của đất nước Cô lập về chính trị, chưa nguy hiểm bằng đất nước bị cô lập về kinh tế Kinh tế ngầm phát triển, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp sẽ dần dần bị loại khỏi thị trường quốc tế Các nhà đầu tư sẽ quay lưng lại, nguồn vốn FDI sẽ triệt tiêu dần, ODA cũng sẽ không còn. Bởi dù là nguồn đầu tư nào, trực tiếp hay gián tiếp, cho vay nặng lãi hay viện trợ không hoàn lại – các nhà đầu tư, các chính phủ đều muốn đồng tiền của minh sinh lời Nếu tiền không đẻ ra tiền, thì tiền cũng phải sản sinh ra được các uy tín chính trị, đánh bóng hình ảnh quốc gia của nước cho vay Kinh tế ngầm phát triển chúng ta sẽ mất các lợi thế này.
Với nhóm ảnh hưởng bên trong, chúng tôi tập trung làm rõ mức độ ảnh hưởng của kinh tế ngầm tới 4 khu vực cơ bản của nền kinh tế quốc dân: 1) ảnh hưởng đến hiệu Ảnh hưởng của kinh tế ngầm lên nền kinh tế Ảnh hưởng bên ngoài Ảnh hưởng bên trong Ảnh hưởng kinh tế Ảnh hưởng chính trị
Cô lập lãnh thổ Đánh mất quan hệ hợp tác với các nước Đi ngược lại xu thế phát triển của khu vực và thế giới
Bị loại bỏ khỏi thị trường
Triệt tiêu đầu tư nước ngoài
Không được tham gia vào thị trường lao động quốc tế
Gây mâu thuẫn kinh tế
Méo mó cấu trúc thị trường
Hủy hoại năng lực sản xuất kinh doanh
Phá sản các doanh nghiệp chính qui Đình trệ phát triển khoa học kỹ thuật Hủy hoại năng lực khoa học công nghệ quốc gia Chảy máu chất xámLãng phí nguồn nhân lực chất lượng cao
Thất nghiệp tăng caoChất lượng cuộc sống giảm
Xã hội bất an Hình thành kênh tài phiệt – tội phạmTham nhũng
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA KHU VỰC KINH TẾ NGẦM TẠI VIỆT NAM
KHU VỰC KINH TẾ NGẦM TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển khu vực kinh tế ngầm tại Việt Nam
Việt Nam vốn là nước nông nghiệp Do tính chất thời vụ sản xuất nông nghiệp vào những lúc nông nhàn người nông dân thường tìm đến các công việc để nâng cao mức thu nhập Dần dần cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, nhiều ngành nghề xuất hiện: giấy, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, chế biến thực phẩm, rèn đúc kim loại… ở mỗi địa phương Về sau phát triển thành các làng nghề khác nhau: gốm Bát Tràng, tơ lụa Vạn Phúc, gỗ Đồng Kỵ, đúc đồng Đại Bái… phát triển cho đến tận ngày hôm nay.
Trong thời kỳ Pháp thuộc, do sự hình thành và phát triển của một số đô thị, các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa… nhu cầu về các loại sản phẩm thủ công truyền thống được mở rộng Mặc dù bị các ngành nghề công nghiệp của Pháp cạnh tranh nhưng nhiều ngành thủ công vẫn tồn tại và phát triển, tạo việc làm và thu nhập cho dân cư Ở các đô thị, các trung tâm văn hóa, chính trị lớn, cuộc sống cao của các tầng lớp trên đã làm nảy sinh nhu cầu về nhiều loại lao động dịch vụ như: lao công, giặt là quần áo, kéo xe tay, con ở… Đó là những lý do thúc đẩy khu vực kinh tế ngầm tồn tại và phát triển. Trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, cũng giống như khu vực ngoài quốc doanh, về mặt pháp lý, khu vực kinh tế ngầm không được phép tồn tại Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có những hoạt động phi chính thức như: sửa chữa xe đạp, mua bán phế liệu, sản xuất dấu diếm, bán hàng rong… Ở thời kỳ này, vai trò và độ lớn của khu vực này là không đáng kể trong nền kinh tế, không được đề cập đến trong các số liệu thống kê, chính sách của nhà nước, cũng như chưa có sự quan tâm nghiên cứu đúng mức và hệ thống Trên thực tế, do thu nhập từ hoạt động kinh tế chính thức còn rất thấp, nên những người có điều kiện tham gia các hoạt động kinh tế phi chính thức lại có thu nhập đáng kể Chẳng hạn hoạt động thợ may (không đăng ký), bán quán, buôn hàng trốn thuế … luôn là những công việc đưa lại nguồn thu nhập cao
Trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, nhiều hoạt động kinh tế ngầm được mặc nhiên công nhận nên càng có điều kiện phát triển mạnh mẽ rộng khắp từ thành thị tới nông thôn Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xu hướng đô thị hóa ngày một phát triển mạnh mẽ đã thúc đẩy quá trình di dân từ nông thôn ra thành phố, đồng thời kéo theo sự tăng trưởng của các hoạt động kinh tế ngầm Sự phát triển bùng nổ của kinh tế ngầm và khu vực kinh tế phi chính thức đã không được thể hiện hết trong các số liệu thống kê Bởi tại giai đoạn này, chính hệ thống thống kê cũng đang nằm trong quá trình chuyển đổi, đến ngay các hoạt động kinh tế chính thức cũng chưa hề được thống kê một cách đầy đủ Đó là chưa kể đến phần phương pháp luận và công cụ thống kế chúng ta vẫn còn rất lúng túng Bên cạnh đó, do nền kinh tế đang chuyển đổi, với khung khổ pháp lý và hệ thống thể chế chưa hoàn thiện, nhiều hoạt động kinh tế mới nảy sinh mà chúng ta chưa biết liệt kê vào khu vực kinh tế nào Đặc biệt là các hoạt động thuộc khu vực dịch vụ và các ngành mới trước đây chưa từng có trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, ví dụ hoạt động môi giới thương mại, khám chữa bệnh tại nhà, gia sư… Các hoạt động ngày một có chiều hướng gia tăng.
3.1.2 Đặc điểm của khu vực kinh tế ngầm tại Việt Nam Đặc điểm hoạt động kinh tế ngầm ở nông thôn Ở nông thôn, khu vực kinh tế phi chính thức, trong đó có các hoạt động kinh tế ngầm, bao gồm tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trong lĩnh vực phi nông nghiệp của các hộ gia đình; doanh nghiệp nhỏ; cơ sở tổ hợp sản xuất (dưới 10 lao động) và các cá nhân làm nghề tự do Đây là khu vực rộng lớn, đa dạng và phong phú có mặt ở hầu khắp mọi lĩnh vực hoạt động Từ hoạt động dịch vụ nông nghiệp, đánh bắt hải sản, chế biến lương thực thực phẩm, cơ khí chế tạo, buôn bán, xây dựng, giao thông vận tải, khai thác vật liệu xây dựng và nhiều dịch vụ khác Khu vực kinh tế phi chính thức đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn – đô thị, phần nào góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ở khu vực nông thôn trên cả nước có từ 18-20% số hộ nông dân thường xuyên tham gia hoạt động phi nông nghiệp Điều này cho thấy các hộ kinh doanh phi nông nghiệp hiện là chủ thể quan trọng trong tạo việc làm và thu nhập cho dân cư nông thôn và là chủ thể chính trong khu vực kinh tế phi chính thức ở nông thôn Khoảng ba phần tư số hoạt động kinh doanh của các hộ gia đình trong khu vực kinh tế phi chính thưc nông thôn tập trung vào các ngành nhất định như dịch vụ nông nghiệp, chế biến lương thực, thực phẩm, cơ khí chế tạo, thương mại và dịch vụ Những hoạt động này chủ yếu được phát triển dựa trên cở sở nguồn nguyên vật liệu và sức lao động sẵn có ở địa phương Có thể khái quát những hoạt động chính trong khu vực kinh tế phi chính thức ở nông thôn như sau:
- các ngành nghề trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại ở nông thôn bao gồm: i) hoạt động cung ứng vật tư cho nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp và hàng hóa tiêu dùng cho nông thôn, thu mua hàng hóa nông sản, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn; ii) hoạt động dịch vụ có tính công nghiệp phục vụ cho nhu cầu thủy lợi, làm đất, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, thu hoạch và sơ chế sản phẩm nông nghiệp, sửa chữa máy nông nghiệp và tàu thuyền nhỏ;
- các ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: i) ngành nghề san xuất công cụ lao động phục phụ trực tiếp hoạt động nông nghiệp như: cày bừa, máy tuốt lúa và cao hơn là các loại máy gặt đập, máy sấy thóc, máy xay xát…; ii) ngành nghề sản xuất sản phẩm tiêu dùng phục vụ sinh hoạt hàng ngày như: đồ gỗ, đồ gốm, đồ đồng, đồ nhôm, sắt; iii) loại ngành nghề chế biến lương thực, thực phẩm như nghề làm mắm, sấy khô cá tôm, làm bún, bánh đa, đậu phụ…; iv) loại ngành nghề cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác như nghề làm giấy, nghề làm tơ lụa, dệt vải, khai thác vật liệu xây dựng.
Các loại hoạt động kinh doanh trên phân bố không đều giữa các vùng kinh tế trong nước và có xu thế phát triển mạnh mẽ ở những khu vực gần thành thị lớn và trong những vùng có điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đông Nam Bộ
Trong những năm qua, sự phát triển của khu vực kinh tế này tại nông thôn với chủ thể chính là các hộ kinh doanh phi nông nghiệp đã đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong tạo việc làm và tăng thu nhập cho dân cư nông thôn Tiền lương bình quân của lao động gia đình của các hộ phi nông nghiệp là 390.000 đồng/tháng và lao động thuê ngoài là 444.000/tháng Thực tế cho thấy, từ 1993 tới nay, mức độ tăng thu nhập từ hoạt động kinh tế trong khu vực kinh tế phi chính thức nông thôn khoảng 30% Tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động phu nông nghiệp tính trung bình chung cho cả nước chiếm 18-19%. Con số này ở đồng bằng sông Hồng là 28-29%; Bắc Trung bộ là 26,6-27%; đồng bằng sông Cửu Long là 22,9-30% Điều này chứng tỏ ví trí và vai trò không thể phủ nhận của khu vực kinh tế phi chính thức ở nông thôn Việt Nam 22 Đặc điểm hoạt động kinh tế ngầm ở thành thị Bắt đầu từ đổi mới kinh tế vào năm 1986, nền kinh tế Việt Nam đã chuyển đổi mang tính căn bản sang các quan hệ thị trường và đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của khu vực kinh tế ngầm cả về thành
22Phạm Văn Dũng, Mai Thị Thanh Xuân (2003) Khu vực kinh tế phi chính thức: Thực trạng và những vấn đề đặt ra với công tác quản lý NXB.: Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 87-88. phần, qui mô, tính chất và vai trò Sau hơn hai thập kỷ đổi mới, khu vực kinh tế ngầm ở Việt Nam đã đạt tới một qui mô đáng kể và trên thực tế khu vực này đã trở thành một bộ phần độc lập của nền kinh tế quốc dân với số lượng lớn dân cư tham gia ở mọi lứa tuổi, hoạt động đa dạng trên mọi lĩnh vực, ngành nghề và các vùng miền khác nhau
Nghiên cứu về hình thức hoạt và tổ chức lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức nói chung và ở thành thị nói riêng, một số công trình nghiên cứu của Bộ Lao động – thương binh và xã hội đã phân chia hoạt động trong khu vực kinh tế phi chính thức thành ba loại chính sau:
- Loại thứ nhất: hoạt động đơn lẻ một mình, bao gồm các cá nhân làm nghề tự do như: bán hàng vặt, hàng rong, cắt tóc, may vá, xích lô, xe ôm, cửu vạn, giúp việc gia đình, gia sư, bán vé số, bán báo, đánh giầy Chủ thể này phần lớn hoạt động tại đô thị và đa dạng hơn so với ở nông thôn.
- Loại thứ hai: hoạt động mang tính tập thể, tổ chức theo từng nhóm người, nhưng vốn đầu tư ít, phương tiện trang bị sơ sài Loại này quy mô thường bó hẹp trong phạm vi hộ gia đình hoặc một số ít người góp vốn tổ chức cùng làm ăn với nhau.
- Ở thành thị, khu vực kinh tế ngầm bao gồm các hoạt động kinh tế đa dạng trong mọi lĩnh vực ngành nghề với qui mô nhỏ, mang tính cá thể, dùng sức lao động của bản thân và gia đình là chính hoặc có thuê mướn một số ít lao động Đó là các tổ hợp lao động có qui mô nhỏ (dưới 10 người); các hộ kinh doanh cá thể và các cá nhân làm nghề tự do với địa điểm sản xuất – kinh doanh thường không ổn định và không qyu định cụ thể về thời gian làm việc, phần lớn hoạt động ở nhà, ngõ chợ, bến bãi tàu xe, vỉa hè lòng đường.
3.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của khu vực kinh tế ngầm ở nước ta
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của khu vực kinh tế ngầm ở nước ta trong thời gian vừa qua phải kể đến: 1) việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế; 2) yếu tố dân số, lao động và việc làm; 3) vấn đề đất đai ở nông thôn; 4) vấn đề phát triể của kết cầu hạ tầng; 5) các chính sách kinh tế - xã hội.
(1) Vấn đề đổi mới cơ chế quản lý kinh tế
Sự nghiệp đổi mới nền kinh tế ở nước ta được Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
VI Đảng Cộng sản Việt Nam đề xướng và được các Đại hội tiếp sau của Đảng, nhất là đại hội X tiếp tục khẳng định Một trong những nội dung quan trọng của đổi mới kinh tế
ĐÁNH GIÁ ĐỘ LỚN CỦA KHU VỰC KINH TẾ NGẦM Ở VIỆT NAM
Tính đến thời điểm này, ở Việt Nam chưa có một khảo sát chính thức nào về khu vực kinh tế ngầm, thậm chí vẫn chưa có khái niệm thống nhất nào Khảo sát của nhóm nghiên cứu tại Hà Nội cho thấy, đại đa số các doanh nghiệp hiểu rất mơ hồ về khái niệm kinh tế ngầm, chủ yếu dựa vào suy diễn từ ngầm – có nghĩa là không chính thức, phạm pháp, không minh bạch Ngay đại diện của một số cơ quan quản lý nhà nước, trực tiếp liên quan đến việc quản lý các hoạt động kinh tế ngầm cũng nắm rất mơ hồ về các phương pháp để định lượng khu vực này và hầu như không lý giải được vì sao đến tận bây giờ cơ quan chủ quản vẫn chưa có những nghiên cứu và đánh giá thấu đáo hoặc đề xuất đưa vào hệ thống thống kế thường niên quốc gia khu vực kinh tế có ảnh hưởng rất lớn này Trên thực tế, Tổng cục Thống kê nước ta (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) các năm
1989, 1992, 1994 và 1996 đã tiến hành khảo sát và có đưa ra ước tính khu vực kinh doanh không chính thức có thể chiếm hơn một nửa giá trị GDP của khu vực chính thức 25 Tuy nhiên, cần phải lưu ý, theo định nghĩa của Tổng cục Thống kê, hoạt động kinh doanh không chính thức bao gồm: (1) sản xuất của hộ gia đình ở nông thôn; (2) các hoạt động kinh doanh không đăng ký ở thành thị; (3) thu nhập không báo cáo để trồn thuế; (4) dịch vụ nội địa; (5) buôn lậu; (6) cho thuê nhà hoặc đồ đạc; (7) các hoạt động phụ không khai báo của các cơ quan hành chính, quân đội, nhà tù, trại cải tạo và các trại trẻ mồ côi; (8) hoạt động của các cơ quan phi lợi nhuận, các tổ chức từ thiện, Hội Chữ thập đỏ và các tổ chức tương tự Rõ ràng quan niệm này rộng hơn quan niệm về kinh tế ngầm mà chúng ta đã xem xét trong Chương I dựa trên nguyên tắc phân loại của Hệ
25 Tổng cục Thống kê Việt Nam (2001) Một số vấn đề trong việc lập sổ sách kế toán của các cơ quan ở Việt Nam Báo cáo tại Hội thảo khu vực về Hệ thống kế toán quốc gia 1993, ngày 7-11 tháng 05 năm 2001, tại Manila,Philippines
80 thống Tài khoản quốc gia SNA93 Năm 1993, Vụ Thống kê kinh tế của Liên Hợp Quốc đã giúp chúng ta ước tính khu vực này Kết quả tính toán được thể hiện trong Bảng 4.1. dưới đây.
Bảng 3.3 Đóng góp của khu vực phi chính qui vào GDP, 1993 (%)
Khu vực nhà nước Khu vực nước ngoài Khu vực tư nhân Tổng số
1 Khu vực công ty, doanh nghiệp (chính quy) 26,9 5,6 3,1 37,5
2 Khu vực phi chính qui, sản xuất nhỏ 1,7 0,0 52,1 53,8
3 Dịch vụ công cộng (nhà nước) 10,5 0,0 0,0 10,5
(Nguồn: Lê Đăng Doanh, Nguyễn Minh Tú Khu vực kinh tế phi chính quy: Một số kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam trong quá trình chuyển đổi kinh tế NXB.: Chính trị Quốc gia Hà nội, 1997, tr.
Số liệu trong bảng trên cho thấy khu vực phi chính qui (bao gồm cả sản xuất nông nghiệp tư nhân) vào năm 1993 có vai trò đặc biệt to lớn đối với nền kinh tế Việt Nam, chiếm tới 53,8% GDP Như vậy, có thể thấy trên thực tế, tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam lớn hơn rất nhiều so với tính toán Tất nhiên, cần phân biệt rõ đây không phải là độ lớn của kinh tế ngầm Vì kinh tế ngầm chỉ có một phần giao thoa với hoạt động phi chính qui: đó là khu vực sản xuất sản phẩm hợp pháp nhưng người sản xuất không hợp pháp.
Trong một nghiên cứu gần đây nhất năm 2003, nhóm tác giả thuộc Ngân hàng Thế giới đã thử làm các tính toán về khu vực kinh tế ngầm tại Việt Nam thông qua mức tiêu thụ điện năng 26 Chúng ta biết kinh nghiệm trên thế giới chỉ ra rằng toàn bộ hoạt động của nền kinh tế quốc dân và mức tiêu thụ điện có quan hệ chặt chẽ với nhau Với độ co giãn tiêu thụ điện năng/GDP gần bằng 1 – mức tiêu thụ điện được coi là dấu hiệu thích hợp nhất để nhận biết được qui luật vận động của các hoạt động kinh tế Khi áp dụng ở Việt Nam, chỉ số này cho thấy hoạt động kinh tế ngầm ở Việt Nam bằng 40% GDP của các hoạt động chính thức từ năm 1997 đến năm 2001 và vẫn tăng đều qua các năm. Nhóm tác giả này cho rằng, tỷ lệ hoạt động kinh tế ngầm trong tổng GDP ở Việt Nam
26 Stoyan Teney, Amanda Caclier, Omar Chaudry và Nguyễn Quỳnh Trang (2003) Hoạt động không chính thức và môi trường kinh doanh ở Việt Nam Hà Nội: Thông tấn tr 17-18. tăng từ 30% năm 1997 đến 51% năm 2001 27 Đây là mức tương đối cao so với các nước có cùng trình độ phát triển như nước ta ở các châu lục khác: tỷ lệ kinh tế ngầm ở các nước châu Phi tính trung bình là 44%, Trung và Nam Mỹ - 39%, châu Á – 35% 28 Tuy nhiên, do đặc thù của nền kinh tế đang ở trong thời kỳ đầu chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường nên giá trị hoạt động kinh tế ngầm tại Việt Nam ở vào mức trên là hoàn toàn có cơ sở Đặc biệt trong một nghiên cứu khác của Ngân hàng Thế giới về qui mô của khu vực kinh tế không chính thức ở 110 nước đang phát triển và các nước OECD (Scheider, 2002) Nghiên cứu này sử dụng phương pháp lưu chuyển tiền tệ, kết quả ước tính giá trị khu vực kinh tế ngầm ở nước ta chỉ chiếm khoảng 15% GDP Việt Con số này có vẻ quá thấp so với thực tế Và điều này cũng dễ dàng giải thích, bởi với một nền kinh tế mà có tới 80% các giao dịch được thực hiện bằng tiền mặt rõ ràng phương pháp tiền tệ khó có thể đưa lại kết quả chính xác Đặc biệt nếu có điều kiện tham khảo thêm một số nghiên cứu chuyên sâu về khu vực kinh tế không chính thức ở Việt Nam, đặc biệt là các thị trường cụ thể như nhà đất, chúng ta sẽ khoảng cách rất lớn giữa khu vực chính thức và phi chính thức Ví dụ, nghiên cứu của Viện Nghiên cứu pháp luật năm 1999 cho biết 95% diện tích đất ở Hà Nội được mua bất hợp pháp và trên cả nước thị trường ngầm chiếm khoảng 70% toàn bộ thị trường nhà đất 29 Hay như công trình khảo sát mini của tác giả Phan Đình Thế, khảo sát thu nhập của một nhóm cán bộ công nhân viên chức nhà nước Tuy qui mô còn hạn chế nhưng tác giả đã cung cấp nhiều số liệu ước tính gián tiếp đáng tin cậy về hành động trục lợi của một bộ phận cán bộ công quyền Theo ông Thế, thu nhập không khai báo của các hộ gia đình cán bộ nhà nước chiếm không ít hơn một nửa thu nhập khai báo của họ, và thành viên của các hộ gia đình có việc làm trong khu vực nhà nước có nhiều khả năng có nguồn thu nhập không chính thức hơn các thành viên khác 30
Nói như vậy để thấy, từ việc định nghĩa, chọn cách đánh giá đến đưa ra con số cụ thể về khu vực kinh tế ngầm tại một quốc gia là không hề đơn giản Nhìn chung các nghiên cứu đã được tiến hành (do các đơn vị trong và ngoài nước) đại đa số đều có
27 Rất tiếc là nhóm tác giả này không trình bày rõ cách thức và số liệu tính toán của họ mà chỉ đơn thuần đưa ra kết quả, do đó cũng khó kiểm chứng mức độ chính xác của con số.
28 Friedman Eric, Simon Johnson, Daniel Kaufmann và Pablo Zoido Lobaton (2000) Né tránh vòng kiểm soát:
Những yếu tố quyết định của hoạt động không chính thức tại 69 quốc gia Tạp chí Journal of Public Economics 76, tr 93, 459.
29 Đinh Đức Sinh (2002) Một số vấn đề về đất đai và khuyến khích phát triển kinh tế đa thành phần Tham luận trình bày tại hội thảo của Hiệp hội Công nghiệp và Thương mại Hà Nội “Đất đai cho sản xuất và kinh doanh: Hiện trạng và giải pháp, tháng 11-2002.
30 Phan Đình Thế (2001) Phân tích khu vực về nguồn thu nhập không được báo cáo đầy đủ tại Việt Nam Tham luận tại Hội thảo hàng năm các nhà kinh tế lần thứ 30, Đại học Tây Ôxtrâylia, ngày 23-26 tháng 09.
82 chung một điểm thống nhất, trong giai đoạn 2000-2005 và cho đến hiện nay, khu vực kinh tế ngầm ở nước ta chiếm từ 40-50% GDP của khu vực chính thức
3.2.2 Đánh giá bằng phương pháp tỷ lệ co giản tiêu thụ điện năng/mức tăng GDP
Trong phần này, chúng tôi xin giới thiệu một cách ngắn gọn phương pháp ứng dụng tỷ lệ co giãn mức tiêu thụ điện với mức tăng GDP để lượng hóa khu vực kinh tế ngầm Cần phải nói chính xác hơn, con số tỷ lệ mà chúng tôi xác định được dưới đây cũng không thuần túy biểu diễn cho khu vực kinh tế ngầm theo quan niệm của SNA93, đây là con số tổng hợp giá trị của khu vực kinh tế phi chính thức, bao gồm kinh tế ngầm, kinh tế không được giám sát và kinh tế phi chính qui
Trước hết, chúng tôi lựa chọn giai đoạn 1995-2000 để tiến hành khảo sát vì đây là giai đoạn vắt ngang qua khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, có ảnh hưởng ít nhiều đến tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta: từ1995-1997 chỉ số này luôn cao hơn 8%/năm, sang 1998-1999 giảm xuống còn 4-5% (xem Bảng 3.2)
Bảng 3.4 Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 1995-1999, tính theo giá so sánh năm 1994 Đơn vị: %
Chỉ số tăng GDP, trong đó: 7,39 9,54 9,34 8,15 5,76 4,77 6,79
Nông lâm nghiệp và thủy sản 4,49 4,8 4,4 4,33 3,53 5,23 4,63
Công nghiệp và xây dựng 11,12 13,6 14,46 12,62 8,33 7,68 10,07
(Nguồn: Tổng cục Thống kê Niên giám thống kê 2007, tr.73)
Trong cùng thời gian này, các chỉ số về mức tiêu thụ điện năng và hao tổn điện năng được thể hiện trong Bảng 3.3.
Bảng 3.5 Tình hình tiêu thụ điện năng giai đoạn 1995-2000 Đơn vị: GWh
TT Chỉ tiêu Tăng quân,bình
* Từ 1995 đã tách phần tiêu thụ điện gia dụng nông thôn ra khỏi phần tiêu thụ điện nông nghiệp
(Nguồn: Tổng công ty điện lực Việt Nam Viện Năng lượng Tổng sơ đồ phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 2001-2010, có xét triển vọng đến năm 2020 Báo cáo Tóm tắt Hà Nội, 2000, tr 11)
Dựa vào số liệu trong hai bảng trên ta có thể tính được hệ số đàn hồi giữa nhu cầu sử dụng điện năng và tăng trưởng GDP.
Bảng 3.6 Hệ số đàn hồi giữa nhịp độ tăng trưởng nhu cầu điện năng và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1995-1999 Đơn vị: %
TT Tiêu chí so sánh Cả đoạngiai
Hệ số đàn hồi chung,
Dựa vào kết quả so sánh này chúng ta có thể đưa ra một số nhận xét sau:
3.2.3 Đánh giá bằng phương pháp tỷ lệ thất nghiệp – việc làm
Như đã trình bày ở Chương II, phương pháp đánh giá ảnh hưởng của kinh tế ngầm về cơ bản xuất phát từ hai hướng chính: 1) đánh giá mức độ ảnh hưởng của kinh tế ngầm tới các hoạt động đối ngoại của chủ thể khảo sát (ảnh hưởng bên ngoài), nhóm này chia làm hai vùng ảnh hưởng chính: ảnh hưởng chính trị và ảnh hưởng kinh tế; 2) đánh giá mức độ ảnh hưởng thông qua các ảnh hưởng bên trong Khu vực này thường được xét với 5 nhóm ảnh hưởng cơ bản: (i) ảnh hưởng tới năng lực sản xuất; (ii) ảnh hưởng tới các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô; (iii) ảnh hưởng đến trình độ phát triển khoa học công nghệ; (iv) ảnh hưởng tới các vấn đề an sinh xã hội và lợi ích cộng đồng; và (v) một số ảnh hưởng khác Ở đây, chúng tôi chỉ xét đến nhóm ảnh hưởng bên trong và tập trung chủ yếu vào ba nhóm chỉ tiêu chính: 1) ảnh hưởng của kinh tế ngầm tới năng lực sản xuất của Hà Nội; 2) ảnh hưởng của kinh tế ngầm tới các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của thành phố; và 3) ảnh hưởng của kinh tế ngầm tới các vấn đề đề an sinh xã hội.
3.3.1 Ảnh hưởng của kinh tế ngầm tới năng lực sản xuất Để đánh giá năng lực sản xuất của thành phố và mức độ ảnh hưởng của khu vực kinh tế ngầm, đề tài sử dụng một số tiêu chí định lượng như sau:
(1) Tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP)
Theo số liệu thống kê trong Bảng 3.15 ta thấy giai đoạn 1995-2007, GDP của thành phố Hà Nội liên tục tăng trưởng trên 10% (tốc độ tăng GDP bình quân là 18%/năm), trong khi chỉ số giá tiêu dùng là dưới 10% cho thấy nền kinh tế có sự phát triển ổn định. Điểm đáng chú ý là mức tăng GDP trung bình của khu vực nhà nước là 15%, của khu vực ngoài nhà nước là 20% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 31% Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP tại khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là cao nhất, thể hiện sự quan tâm ngày càng lớn của các nhà đầu tư nước ngoài vào Hà Nội và hiệu quả hoạt động của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Bảng 3.15 Tổng sản phẩm nội địa (giá thực tế) theo thành phần kinh tế Đơn vị: tỷ đồng
Kinh tế ngoài Nhà nước 3323 6441 7249 8904 10652 1212
Khu vực có vốn ĐTNN
(Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 1998, 2002, 2004, 2007)
Nghiên cứu cũng cho thấy hoạt động kinh tế ngầm chủ yếu xuất hiện trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực kinh tế nhà nước, nên đây cũng là một trong những nguyên nhân cho thấy hai khu vực này không đạt được mức tăng trưởng cao như khu vực đầu tư nước ngoài Vấn đề này trong tương lai sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của kinh tế Thủ đô Bởi vì, khi lạm phát tăng cao, chi phí sản xuất ngày càng leo thang, buộc lòng doanh nghiệp phải tính đến nhiều biện pháp để giảm chi phí Khối lượng các hoạt động ngầm chắc chắn vì thế chỉ có thể gia tăng Các hướng phát triển chính của nhóm hoạt động này trước hết nhắm vào việc trốn thuế, tránh không kê khai các khoản thu nhập Cao hơn nữa sẽ là các hoạt động gian lận thương mại, ví dụ về việc lắp chíp điện tử để gian lận tại các cây xăng ở Nghệ An vừa qua là minh họa điển hình
Bảng 3.16 Tổng sản phẩm nội địa bình quân của thành phố Hà Nội
Tổng sản phẩm nội địa,
(Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 1998, 2002, 2004, 2007)
(2) Giá trị sản xuất công nghiệp
Một chỉ tiêu khác phản ánh tác động của kinh tế ngầm tới năng lực sản xuất của Hà Nội là giá trị sản xuất công nghiệp Nghiên cứu đã cho thấy, với những nền kinh tế đang phát triển hoặc ở trong thời kỳ chuyển đổi, khi các thể chế thị trường và hệ thống pháp luật chưa thực sự hoàn thiện, khu vực kinh tế phi chính thức, trong đó có kinh tế ngầm, trong một chừng mực nào đó có thể góp phần cho giá trị sản xuất công nghiệp gia tăng. Tuy nhiên, nếu khu vực kinh tế ngầm lấn át khu vực chính thức thì sản xuất của xã hội sẽ bị đe doạ thu hẹp Đối với Hà Nội, chúng ta thiên về giả thiết thứ nhất: xét về mức độ nào đó thì kinh tế ngầm vẫn đang thúc đẩy giá trị sản xuất công nghiệp phát triển (Bảng 3.17).
Bảng 3.17 Giá trị sản xuất công nghiệp của Hà Nội giai đoạn 1995-2007 Đơn vị: tỷ đồng
Tăng trưởng (%) 100 119 115 124 121 116 118 121 120 Kinh tế NN 5941 9593 11308 12402 14349 16413 17540 18064 19371
(Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 1998, 2002, 2004, 2007)
Theo Bảng 3.17, giá trị sản xuất công nghiệp của Hà Nội tăng trưởng liên tục qua các năm, trong đó, tốc độ tăng trưởng trung bình là 18%, khu vực nhà nước là 10%, ngoài nhà nước là 27% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 27% Đặc biệt, theo Biểu đồ 3.10 Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp theo khu vực , tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực Nhà nước có xu hướng giảm trong khi khu vực Đầu tư nước ngoài lại tăng mạnh, từ năm 2006 đến nay chiếm trên 40% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của Hà Nội Điều này một lần nữa khẳng định khu vực kinh tế ngầm của Hà Nội chưa tác động mạnh đến việc đầu tư nước ngoài của Hà Nội, khiến cho khu vực này vẫn tiếp tục tăng trưởng Tuy nhiên, ngược lại kinh tế ngầm đang là gánh nặng lớn đối với khu vực kinh tế nhà nước và khối dân doanh Rất tiếc vì điều kiện hạn chế, tạm thời chúng tôi chưa thể tính toán và đưa ra được con số cụ thể về tỷ lệ kinh tế ngầm tối ưu tại
Hà Nội là bao nhiêu là có thể chấp nhận được
Biểu đồ 2 Giá trị sản xuất công nghiệp TP Hà Nội
Kinh tế NN Kinh tế Ngoài NN KV có vốn ĐTNN
(Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 1998, 2002, 2004, 2007)
3.3.2 Ảnh hưởng của kinh tế ngầm tới phát triển kinh tế vĩ mô Để nghiên cứu tác động của kinh tế ngầm tới phát triển kinh tế vĩ mô của tp Hà Nội, đề tài xem xét thông qua các chỉ tiêu liên quan đến thu chi ngân sách, tình hình đầu tư xã hội, đầu tư vốn nước ngoài, chỉ số giá tiêu dùng, tình hình bán lẻ hàng hoá và dịch vụ, tình hình xuất nhập khẩu của Hà Nội trong giai đoạn 1995-2007 như sau:
(1) Thu chi ngân sách địa phương
Như đã đề cập, kinh tế ngầm có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình thu chi ngân sách. Nếu kinh tế ngầm phát triển, đặc biệt là các hoạt động kinh tế không khai báo thì nguồn thu ngân sách của Nhà nước sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực, dẫn đến thu ngân sách giảm hoặc tăng nhưng không đáp ứng nhu cầu chi ngân sách.
Bảng 3.18 Tình hình thu chi ngân sách địa phương của Hà Nội Đơn vị: tỷ đồng
Thu ngân sách địa phương 1492 3379 4695 5500 8241 9102 11513 12242 12283
Chi ngân sách địa phương 1356 3379 4469 5020 5885 6597 10507 12242 12283
(Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 1998, 2002, 2004, 2007)
Số liệu về tình hình thu chi ngân sách địa phương của Hà Nội giai đoạn 1995-2007 cho thấy, mặc dù thu ngân sách địa phương liên tục tăng (trừ năm 1998) nhưng mức chênh lệch giữa thu và chi ngày càng giảm và có xu hướng ngang bằng trong những năm gần đây (2006, 2007).
Tỷ trọng giá trị sx công nghiệp theo khu vực
Tỷ trọng KTNN (%) Tỷ trọng KT ngoài NN (%) Tỷ trọng KVĐTNN (%)
(2) Vốn đầu tư xã hội
Theo Niên giám Thống kê Hà Nội, hiện chỉ có số liệu về vốn đầu tư xã hội giai đoạn 1999-2007 Như vậy, kể từ năm 1999 đến 20007, vốn đầu tư xã hội tăng trưởng hơn 6 lần, trong đó vốn đầu tư trong nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn ( trên 85%) Đặc biệt đóng góp của khu vực các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước ngày càng lớn và có sự chuyển biến mạnh: trong giai đoạn 1999-2005, vốn đầu tư của khu vực này liên tục nhỏ hơn khu vực các DNNN đầu tư thêm nhưng đến năm 2006, mức đầu tư đã tăng gấp 1,7 lần (26945/15817) so với khu vực DNNN và năm 2007 là 1,85 lần ( 31450/17000). Đối với vốn đầu tư nước ngoài, mặc dù có sự tăng trưởng qua các năm nhưng tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư xã hội vẫn tương đối khiêm tốn ( dưới 15%/năm) Ngoài ra, chủ yếu là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Bảng 3.19 Vốn đầu tư xã hội
Vốn trong nước (tỷ đồng)
Tỷ trọng (%) 46.0 88.3 87.6 85.7 86.0 87.0 81.8 86.3 86.8 + VĐT từ NSNN 1439 3027 3270 4661 5357 5800 5433 6402 6189 + Các DNNN đầu tư thêm
+ Các thành phần kinh tế ngoài NN đầu tư thêm
Tình hình thu chi ngân sách địa phương của Hà
Thu ngân sách địa phương Chi ngân sách địa phương
Tỷ trọng (%) 54.0 11.7 12.4 14.3 14.0 13.0 18.2 13.7 13.2 FDI (tỷ đồng) 6655 1596 1925 2556 2800 3150 5423 7453 7877
Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 1998, 2002, 2004, 2007
(3) Vốn đầu tư nước ngoài
(4) Chỉ số giá tiêu dùng Hà Nội
Bảng 3.20 Chỉ số giá tiêu dùng Hà Nội
Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 1998, 2002, 2004, 2007
Có thể thấy, từ 1995-2004, chỉ số giá tiêu dùng của Hà Nội tương đối thấp Từ
2005 đến nay, chỉ số giá liên tục tăng ở mức cao, tuy nhiên vẫn thấp hơn mức tăng GDP của thành phố Trong đó, chỉ số giá hàng hoá thường cao hơn chỉ số giá dịch vụ.
Vốn đầu tư xã hội
Vốn trong nước Vốn ngoài nước
Vốn đầu tư nước ngoài của Hà Nội
(5) Mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ
Bảng 3.21 Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ của Hà Nội Đơn vị: tỷ đồng
Khu vực trong nước (tỷ đồng)
Khu vực có vốn ĐTNN 500 915 1125 2409 2996 3481 4260 5015 6200
(Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 1998, 2002, 2004, 2007)
Theo Bảng 3.21 mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ của Hà Nội có tăng trưởng qua các năm, từ 1995-1999, là dưới 10%, từ 2000-2004, tăng trên 10% và từ 2005 đến nay là trên 20% Có được mức tăng này, đóng góp chủ yếu vẫn là của khu vực trong nước (chiếm tỷ trọng trên 90%), và tỷ trọng này cũng giảm đi trong thời gian 2005 đến nay. Mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ của khu vực đầu tư nước ngoài vẫn tương đối khiêm đốn (dưới 10%) trong tổng mức bán lẻ Tuy nhiên trong tương lai không xa, khi Việt Nam cam kết mở cửa thị trường bán lẻ từ 1/1/2009 thì chắc chắn tỷ trọng của khu vực ĐTNN sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ, do hầu hết các dự án của các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới vào Việt Nam đều tập trung vào Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Chỉ số giá tiêu dùng Hà Nội
(6) Tình hình xuất nhập khẩu của Hà Nội
Theo Bảng 3.22, xuất khẩu và nhập khảu của Hà Nội đều tăng trưởng, đặc biệt kể từ sau năm 2000 đến nay Tuy nhiên cũng từ năm 2000, Hà Nội liên tục nhập siêu và mức nhập siêu ngày càng gia tăng
Bảng 3.22 Tình hình xuất nhập khẩu Hà Nội Đơn vị: triệu USD
(Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 1998, 2002, 2004, 2007)
Mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của Hà Nội
Tổng số Khu vực trong nước Khu vực có vốn ĐTNN
Tình hình xuất nhập khẩu của Hà Nội
Tổng kim ngạch XK Tổng kim ngạch NK
3.3.3 Ảnh hưởng của kinh tế ngầm tới vấn đề an sinh xã hội
Như chúng ta đã biết, sự phát triển của khu vực kinh tế ngầm gắn liền với các vấn đề an sinh xã hội Bởi các chủ thể tham gia vào hoạt động ngầm thường thuộc tầng lớp nghèo nhất Kinh tế tăng trưởng nhanh chóng đã kéo theo nhiều bất cập trong việc phân chia Ngày 21.03.2007 tại Đà Nẵng, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới (WB) đã tổ chức Hội thảo “Công bố báo cáo cập nhật nghèo 2006”. Báo cáo cho thấy Việt Nam đạt kết quả xuất sắc trong việc giảm nghèo thời kỳ 1993-
2004 Tỉ lệ nghèo năm 2004 chỉ bằng 1/3 năm 1993 Tuy nhiên, khoảng cách giữa các nhóm người giàu nhất và nhóm người nghèo nhất đang bị nới rộng Năm 1993, chi cho tiêu dùng bình quân đầu người của gia đình giàu nhất cao gấp 5 lần so với gia đình nghèo nhất thì tỷ lệ này tăng lên 6,3 lần vào năm 2004 Tỷ lệ chi tiêu bình quân đầu người của nhóm giàu nhất trong tổng chi tiêu dùng xã hội tăng từ 41,8% lên 44,7%, trong khi đó nhóm nghèo nhất lại giảm từ 8,4% xuống còn 7,1% ở cùng thời kỳ
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ KHU VỰC KINH TẾ NGẦM TẠI VIỆT NAM
PHƯƠNG HƯỚNG QUẢN LÝ KHU VỰC KINH TẾ NGẦM TẠI VIỆT NAM
Chúng ta biết khu vực kinh tế ngầm tồn tại khách quan, ngày càng có xu hướng phát triển mạnh như là một hệ quả tất yếu của quá trình chuyển đổi kinh tế và luôn phải chịu tác động của nhiều nhân tố Trước hết, đó là các nhân tố như: tăng trưởng kinh tế, nhu cầu việc làm, khả năng có hạn của khu vực kinh tế chính thức Những nhân tố này vẫn tồn tại và vận động theo những chiều hướng khác nhau, góp phần quyết định xu thế phát triển của khu vực này.
Trong tương lai, tùy thuộc vào chất lượng của chính sách phát triển mà diễn biến của khu vực này sẽ có thể đi theo các chiều hướng khác nhau Có hai khuynh hướng phát triển chính Thứ nhất, khu vực chính qui chậm phát triển hoặc phát triển không lanh mạnh sẽ tạo điều kiện cho khu vực phi chính qui mở rộng Trong trường hợp này, kinh tế ngầm sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ Điều này sẽ xảy ra nếu chính sách của nhà nước tỏ ra không hữu hiệu, không tạo được môi trường đầu tư và kinh doanh một cách lành mạnh, không khuyến khích đầu tư một cách cởi mở Nhân dân và các nhà đầu tư, các công ty và doanh nghiệp đang hoạt động ít tin cậy vào các chính sách của Nhà nước và tiến hành hoạt động sản xuất – kinh doanh ngầm Như vậy, nền kinh tế có thể phát triển về mặt tuyệt đối, nhưng với tốc độ chậm chạp, không bền vững, chứa chất nhiều méo mó về cơ cấu, nhiều vấn đề xã hội phức tạp Khu vực phi chính qui được bành trướng mạnh nhưng lại mang đậm tính chất “ngầm”, “đen” thậm chí theo kinh nghiệm ở không ít nơi trên thế giới khu vực này gắn liền với nền kinh tế tội phạm Thứ hai, khu vực chính qui phát triển mạnh và khu vực phi chính qui giảm đi tương đối, nhưng có thể tăng về mặt tuyệt đối Trong trường hợp này, khu vực chính qui phát triển mạnh, khu vực phi chính qui cũng phát triển tương ứng về số đo tuyệt đối nhưng giảm thiểu về số đo tương đối so với khu vực chính qui Nhiều hoạt động ở khu vực phi chính qui có cơ hội chuyển hóa thành hoạt động chính qui Trong trường hợp này chứng tỏ các chính sách điều hành của nhà nước là đúng đắn và hiệu quả.
Trong điều kiện sức ép về việc làm và lạm phát rất lớn như hiện nay, chúng ta cần nhận thức rõ sự tồn tại của khu vực kinh tế ngầm nói riêng và kinh tế phi chính thức nói chung là lâu dài và hợp với qui luật phát triển kinh tê-xã hội hiện nay Theo chúng tôi, khu vực kinh tế này cần được quan tâm xử lý theo một số định hướng cơ bản dưới đây.
(1) Thừa nhận và khẳng định trên thực tế sự tồn tại của khu vực kinh tế ngầm như là bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế quốc dân
Quan điểm ngầm là xấu, là hiện tượng tiêu cực cần được nhanh chóng đấu tranh, xử lý là một quan điểm nóng vội, thường dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng trong quản lý kinh tế Trước hết, chúng ta cần nhận thức đúng đắn sự tồn tại tất yếu của khu vực kinh tế phi chính qui trong đó có kinh tế ngầm- như là hệ quả của sự phát triển và khả năng hoạt động còn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế chính thức Các hoạt động ngầm, về cơ bản là các hoạt động vi phạm pháp luật – nhưng với mức độ và động cơ hoàn toàn khác nhau Do đó, nhiệm vụ chính của nhà quản lý là làm thế nào để phân loại rõ các loại hoạt động ngầm, chỉ rõ đâu là các hoạt động cố tình, đâu là hoạt động hệ quả của quá trình phát triển Trên cơ sở đó đề xuất các hướng giải quyết cho phù hợp.
(2) Nhìn nhận sự phát triển của khu vực kinh tế ngầm trong mối quan hệ biện chứng với khu vực kinh tế chính qui
Một trong những nguyên nhân cơ bản thúc đẩy hoạt động ngầm nở rộ và phát triển đó chính là sự thu hẹp hoặc phát triển chưa đúng tầm của khu vực kinh tế chính qui. Công ăn, việc làm không đáp ứng được nhu cầu lao động của người dân, đặc biệt là trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Thế giới đang đứng trước những nguy cơ khủng hoảng trầm trọng về lương thực Chúng ta có cái may mắn là sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã trở thành một trong những vựa thóc quí giá của nhân loại. Nhưng điều này không có nghĩa chúng ta sẽ được bảo đảm an ninh lương thực đến trọn đời Tính toán của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới đây cho thấy, nếu không kịp thời điều chỉnh chính sách thì chỉ cần tới năm 2020, nguy cơ Việt Nam phải đối mặt với các vấn đề lương thực là hoàn toàn có thể Một trong những nguyên nhân chính là vì chúng ta đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế quá nhanh Hàng trăm nghìn mét vuông đất canh tác màu mỡ đã được trưng thu để làm khu công nghiệp Và thế là tỉ lệ người nông dân mất ruộng, thất nghiệp ngày càng nhiều Đây là động lực thúc đẩy kinh tế ngầm phát triển.
Ví dụ khác, tình hình lạm phát từ đầu năm 2008 đến nay cho thấy, kinh tế nước ta đang phải đối mặt với một giai đoạn khó khăn Chưa bao giờ trong suốt 20 năm đổi mới vừa qua lạm phát lại tăng với tốc độ phi mã trên hai con số, và ít ai nghi ngờ lạm phát năm nay của ta sẽ nằm vào khoảng 20-25% Điều này đồng nghĩa với việc thu nhập của người dân sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đội ngũ làm công ăn lương Đây chính là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các hoạt động làm thêm để tìm cách bù đắp thâm hụt ngân sách Dĩ nhiên đây là điều kiện lý tưởng cho các hoạt động ngầm, trốn thuế có nhiều cơ hội gia tăng
Như vậy, muốn thu hẹp hoặc quản lý tốt khu vực kinh tế ngầm, một trong những định hướng cơ bản là không được xao nhãng mối quan hệ biện chứng giữa chính qui – phi chính qui; giữa ngầm – và công khai, minh bạch.
(3) Quản lý khu vực kinh tế ngầm trên quan điểm mở - tạo cơ hội để các hoạt động ngầm công khai, minh bạch
Không quản lý được thì cấm Thực tế cho thấy đây là một trong những kim chỉ nam hành động của các cơ quan hoạch định chính sách trong thời gian vừa qua Chúng ta chắc vẫn không quên các quyết định quản lý vội vàng về cấm lưu hành xe ba bánh, xe tự chế, quyết định cấm người bán hàng rong (2007-2008) đã gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ phía dư luận Cách làm này là một ví dụ điển hình cho hình thức quản lý đóng. Làm như vậy vô hình chung chúng ta đang đẩy các hoạt động từ khu vực chính thức và phi chính thức (chưa phạm pháp) sang kinh tế ngầm (phạm pháp) Bởi không có gì mạnh mẽ và quyết liệt bằng khả năng tự bảo vệ để sinh tồn của con người Càng cấm đoán một cách cơ học và hành chính chúng ta sẽ càng tạo cơ hội, hoặc buộc các chủ thể kinh tế phải ngầm hóa các hoạt động mưu sinh, mưu lợi của mình Như vậy, khu vực kinh tế này sẽ ngày càng ngầm hơn, đa dạng hơn và rất khó có thể kiểm soát được. Quản lý mở - đi theo hướng ngược lại Tức là nhà nước sẽ tạo mọi điều kiện để các hoạt động ngầm có cơ hội bước ra ánh sáng Giảm thuế, cải cách thủ tục hành chính, minh bạch hóa thông tin, tạo cơ hội việc làm, tạo khung thể chế bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, khuyến khích, giáo dục, đào tạo tiến tới phổ cập kiến thức cơ bản về pháp luật, đồng thời với các biện pháp kiểm tra, xử phát công khai, nghiêm minh Tất cả sẽ tạo cơ hội để người hoạt động kinh tế ngầm suy nghĩ so sánh lựa chọn một trong hai con đường: tiếp tục lẩn trốn hay công khai hóa hoạt động của mình Và một trong những nguyên tắc quan trọng cần được đưa vào luật pháp – là bảo đảm không truy cứu trách nhiệm với những cá nhân, tổ chức tự nguyện công khai hóa các hoạt động sản xuất – kinh doanh của mình (dĩ nhiên là với các sản phẩm được luật pháp cho phép) Cách làm này sẽ giúp chủ thể kinh tế ngầm có cơ hội so sánh giữa hai con đường: tiếp tục ngầm hay chấp nhận minh bạch hóa vì sự phát triển lâu dài.
CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN - DÀI HẠN
4.2.1 Ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững
Kinh tế thế giới đang lâm vào chu kỳ khủng hoảng mới Sự suy giảm của các đầu tàu kinh tế lớn, đặc biệt là kinh tế Mỹ đã đặt ra cho kinh tế toàn cầu nhiều vấn đề nan giải Khủng hoảng nguyên nhiên liệu, giá dầu mỏ theo nhiều dự đoán có thể vượt qua ngưỡng $250/thùng vào năm 2009 31 Thế giới đứng trước nguy cơ khủng hoảng tài chính, khủng khoảng lương lực Đó là chưa kể đến thiên tai dồn dập với cường độ cũng như tần số mạnh mẽ chưa từng có trong lịch sử Tháng 01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới Đánh dấu quyết tâm hội nhập toàn diện của chúng ta Sau gần một năm, qua đi sự hồ hởi thuở ban đầu, chúng ta bắt đầu cảm nhận được áp lực của sân chơi toàn cầu Kinh tế Việt Nam bây giờ thật sự đã
31 Theo dự báo của Tập đoàn Khí đốt lớn nhất thế giới Gazprom, xem: www.rian.ru, ngày 14.12.2007
10 6 trở thành một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế thế giới Cuối năm 2007, chúng ta đã cảm nhận được gánh nặng của áp lực lạm phát, nền kinh tế bắt đầu bộc lộ nhiều yếu kém – đặc biệt là trong khả năng điều hành chính sách vĩ mô của Chính phủ. Lạm phát tăng cao, rất có thể năm 2008 sẽ là năm đầu tiên chứng kiến lạm phát tại Việt Nam vượt qua mức hai con số Các vấn đề an sinh xã hội ngày càng bộc lộ nhiều thiếu sót Kinh tế tăng trưởng cao, nhưng chất lượng cuộc sống chưa được cải thiện đúng tầm. Chúng ta tập trung quá nhiều về con số tuyệt đối, vào các chỉ tiêu tăng trưởng, mà sao nhãng mục tiêu chính: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh Ổn định kinh tế vĩ mô, hoạch định chính sách phát triển bền vững: lượng song hành với chất; an sinh xã hội song hành với bảo vệ môi trường; tăng trưởng kinh tế gắn liền với chất lượng cuộc sống của đại đa số người dân Đó là những nhiệm vụ chiến lược mà chúng ta phải thực thi bằng được trong thời gian tới Điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động, tạo được môi trường kinh doanh ngày càng minh bạch, tăng thu nhập thực tế cho nhiều tầng lớp lao động Đó cũng chính là giải pháp hữu hiệu và cấp thiết nhất để thu hẹp khu vực kinh tế ngầm
Nông thôn Việt Nam chiếm gần 80% dân số, hơn 70% nguồn lao động xã hội Đây là địa bàn có nhiều tiềm năng, hàng năm có những đóng góp đáng kể cho kinh tế xã hội của đất nước ta Nhưng hiện nay tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn mới đạt 74,37% và còn 25,63% thời gian chưa sử dụng và đang diễn ra quá trình dịch chuyển lao động từ nông thôn ra đô thị Tuy nhiên, không phải toàn bộ số lao dộng đổ vào thành thị đều có ngay cơ hội việc làm và có thu nhập xứng đáng Trong khi đó, ở nông thôn sự phát triển nông nghiệp: thâm canh, tăng vụ… cũng như cải cách về thể chế đất đai sẽ tạo thêm nhiều cơ hội việc làm, sử dụng nhiều lao động, tăng thu nhập Vì vậy, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, phát triển nông thôn là hết sức cần thiết.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
Tăng trưởng kinh tế đòi hỏi phải có cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực sẵn có Nhưng tùy từng thời kì, từng giai đoạn và điều kiện khác nhau mà cơ cấu kinh tế được coi là hợp lý có thể sẽ khác nhau Bởi vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn vừa có ý nghĩa quan trọng tạo việc làm cho người lao dộng, vừa góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động kinh tế, phát triển kinh tế nông thôn Hiện cơ cấu kinh tế của nước ta nói chung và cơ cấu lao động nói riêng vẫn còn lạc hậu Do đó cần phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên các phương diện. Trước hết, phải thực hiện lâu dài chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần để sử dụng được sức mạnh tổng hợp của các nguồn nhân tài, vật lực, tạo điều kiện phát huy hiệu quả cáo nhất ở tất cả các thành phần kinh tế Điều này cũng đồng nghĩa với việc tạo công ăn việc làm mới, kích thích minh mạch hóa những thu nhập phi lao động, tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ quá trình chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.
Cơ cấu kinh tế ngành sẽ từng bước được cấu trúc lại và đang đi dần vào thế ổn định và hợp lý hơn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nong nghiệp, trước hết là chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi Cần đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, giữ một tỷ lệ hợp lý cây lúa với giống cho năng suất cao, chất lượng tốt Ngoài cây lúa cần nhanh chóng hình thành các vùng có tính chất chuyên canh, vùng rau sạch, vùng hoa, cây cảnh, vùng cây ăn quả, vùng cây công nghiệp ngắn ngày theo kiểu trang trại đồi vườn Trong chăn nuôi phải xác định các vật nuôi có tính hàng hóa, chất lượng cao Cần phát triển mạnh mẽ mô hình chăn nuôi tập trung, qui mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu Đi đôi với cây trồng, vật nuôi, các dịch vụ phục vụ sản xuất như cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu, dịch vụ tài chính, kỹ thuật nông nghiệp, chế biến nông sản, cần phải tổ chức lại theo hướng hợp tác xã (công ty) cổ phần dịch vụ.
Bảng 4.1 Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế Đơn vị: %
Năm Tổng số Chia ra
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ
(Nguồn: Tổng cục Thống kê (2008) Niên giám Thống kê 2007 tr 72)
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi phải đa dạng hóa các ngành nghề nông nghiệp nông thôn Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các làng nghề thủ công ở nước ta đang gặp phải rất nhiều khó khăn cả về năng lực cũng như mô hình phát triển. Sản phẩm của các làng nghề đại đa số chất lượng còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu Một số khảo sát của chúng tôi gần đây tại Hà Tây cho thấy, nguy cơ đánh mất làng nghề truyền thống với hơn 1000 làng nghề ở tỉnh này là rất lớn Đầu ra cho sản phẩm là một trong những vấn đề mấu chốt cần được khắc phục nếu chúng ta không muốn đánh mất di sản của ông cha Cần có những nghiên cứu và chiến lược bài bản, kết hợp và phát huy tổng thể đặc điểm văn hóa cũng như nguồn thực sẵn có thực tế của từng địa phương để phát triển làng nghề Ví dụ, như ở Hà Tây, cần có chính sách gắn liền phát triển làng nghề với du lịch Tuy nhiên, để làm được điều này việc đầu tiên chúng ta phải giải quyết triệt để vấn đề môi trường.
Cần lưu ý, nông thôn nước ta vừa có lợi thế vừa có tiềm năng trong việc khai thác các nguồn lực vật chất và công nghệ nhỏ, có truyền thống khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại chỗ kết hợp với tay nghề của người thợ thủ công để tạo nên những sản phẩm mang đậm bản sắc và có giá trị sử dụng cũng như văn hóa cao Những nguồn lực vật chất và công nghệ tại chỗ này tuy phân tán nhưng rất đa dạng và phong phú và chưa được khai thác đúng mức Điểm đặc biệt là hầu hết các nganh nghề thủ công điều sử dụng nhiều lao động, hoặc tận dụng được lao động làm thêm lúc nông nhàn, do đó nếu tập trung phát huy tốt làng nghề, nghề phụ thì sẽ góp phần rất lớn trong công cuộc cải thiện và nâng cao đời sống của người nông dân, góp phần không nhỏ vào việc hạn chế các hoạt động ngầm.
Hình thành các khu công nghiệp nhỏ
Phát triển công nghiệp nhỏ ở nông thôn là một hướng giải pháp cần được quan tâm đúng mức Khu công nghiệp nhỏ phù hợp với điều kiện phát triển và hoàn cảnh của nông thôn Việt Nam về: vốn, trình độ công nghệ, trình độ quản lý Khu công nghiệp nhỏ sẽ hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của nông nghiệp Nông phẩm được chế biến sẽ có giá trị và chất lượng được nâng lên, thời gian bảo quản lâu hơn, mở rộng khả năng tiêu thụ cả về không gian và thời gian, gắn kết được lợi ích kinh tế giữa người sản xuất nguyên liệu với các nhà máy chế biến công nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho dân cư nông thôn.
Phát triển các làng nghề
Vấn đề này như chúng tôi đã đề cập ở trên, muốn làng nghề phát triển phải tính đến nhiều nhân tố Trước hết, làng nghề phát triển phải xuất phát từ các nhu cầu của thị trường Thực tế là hiện có rất nhiều nghề truyền thống lâu đời, nhưng sản phẩm hiện nay hầu như không có nhu cầu trên thị trường Vấn đề này cần được quan tâm giải quyết theo hai hướng Thứ nhất, tập trung cải tiến sản phẩm, đa dạng, phong phú hướng tới đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng mà vẫn phát huy được những cốt lõi của sản phẩm làng nghề Thứ hai, chúng ta không thể thụ động ngồi chờ nhu cầu mà đã đến lúc cần có những biện pháp tổng thể để tạo cầu cho thị trường Đặc biệt chú trọng đến đặc điểm văn hóa và giá trị thủ công của sản phẩm Đây là hai xu hướng đang được người tiêu dùng trên toàn thế giới quan tâm, đặc biệt là khách hàng ở các nước phát triển, kể cả khối lượng rất lớn khách du lịch tới Việt Nam.
Vấn đề thứ hai, muốn phát triển làng nghề thì sản phẩm phải có năng lực cạnh tranh cao Đâu là cốt lõi năng lực cạnh tranh của sản phẩm làng nghề? Theo chúng tôi đó chính là tay nghề của nghệ nhân Vì vậy, muốn phát triển làng nghề trong cơ chế thị trường cạnh tranh toàn cầu thì không có cách nào khác là phải tập trung khôi phục và phát triển đội ngũ nghệ nhân, truyền nghề cho các thế hệ kế cận, song hành cùng các giải pháp markrting để quản bá văn hóa và bản sắc Việt Nam ra thế giới.
Còn một vấn đề nữa mang tính chất sống còn cho các làng nghề - đó chính là công nghệ Công nghệ thủ công – vừa là thế mạnh, vừa là điểm yếu của các làng nghề hiện nay Bí quyết gia truyền làm nên bản sắc sản phẩm của các làng nghề Tuy nhiên, giá trị của các bí quyết gia truyền này trong điều kiện bùng nổ thông tin và công nghệ như hiện nay là một vấn đề cần được xem xét Chúng ta gặp phải một bài toán rất khó đưa ra lời giải hoàn chỉnh Để sản phẩm thủ công cạnh tranh được về giá thành và tăng được thu nhập cho người lao động, cần phải đưa công nghệ hiện đại vào sản xuất thủ công Mà khi đã công nghiệp hóa thì liệu có còn giữ được bí quyết gia truyền nữa hay không? Vấn đề cốt lõi là làm thế nào để kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại và cương quyết tránh hiện tượng hành chính hóa, quyết định một cách duy ý chí Quyết định cuối cùng về hiện đại hóa phải thuộc về các nghệ nhân và bản thân làng nghề.
Phát triển nguồn nhân lực Đây là một giải pháp tích cực có tác động trực tiếp tới khu vực kinh tế ngầm Bởi vì nông thôn chúng ta hiện nay đang chiếm tới 70% lao động của các nước Và người
11 0 lao động ở nông thôn đang có hiện tượng dư thừa ngày càng nhiều, không có việc làm hoặc việc làm không có hiệu quả là nguồn gốc cơ bản phát sinh các hoạt động ngầm Làm thế nào để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn? Chúng tôi nghĩ giải quyết vấn đề này cần có cách tiếp cận hệ thống và toàn diện Trước hết, phát triển nguồn nhân lực tức là phát triển nhận thức, hiểu biết, kỹ năng sống và các tiềm năng của con người với mục đích làm cho cuộc sống của chính họ được nâng cao hơn, qua đó nâng cao chất lượng đời sống cộng đồng Quá trình hình thành và phát triển nguồn nhân lực luôn luôn có sự gắn kết hữu cơ với nhiều yếu tố như tốc độ tăng dân số, vấn đề sức khỏe, việc làm và thu nhập, các vấn đề an sinh xã hội, phát triển văn hóa Nâng cao dân trí ở nông thôn bằng xã hội hóa giáo dực đào tạo; phát động phong trào toàn dân tham gia học tập nâng cao học vấn, nâng cao trình độ nghề nghiệp, không ngừng đào tạo đội ngũ cán bộ nghiệp vụ chuyên môn và quản lý, đặc biệt là cán bộ quản lý nông nghiệp. Quan tâm hơn nữa tới việc đào tạo nghề cho nông dân Ngoài những kiến thức chung phải chọn những vấn đề riêng phù hợp với nông dân của từng nơi để đưa vào chương trình giảng dạy Tổ chức các trung tâm đào tạo nghề cho nông dân Khuyến nông, khuyến ngư là hình thức chuyển giao công nghệ hữu hiệu, đào tạo không chính thức để nâng cao kiến thức và kỹ thuật nghề cho nông, ngư dân, qua đó người dân có thêm thông tin toàn diện về chủ trương, chính sách, định hướng phát triển ngành nghề. Đào tạo nghề cần phải có kế hoạch cụ thể, phải dựa vào tình hình, xu hướng phát triển để dự báo nhu cầu số lượng, tỷ lệ lao động cần được đào tạo theo ngành nghề khác nhau Từ đó có kế hoạch và chương trình đào tạo, đồng thời đảm bảo cân bằng về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lãnh thổ của các loại lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật khác nhau Có thực hiện được như vậy thì công tác đào tạo và dạy nghề mới thực sự bổ ích, góp phần tạo cơ hội việc làm và giảm thiểu ảnh hưởng của các hoạt động phi chính qui.
Một số chính sách khác
Trước hết, phải nói đến chính sách về đất đai Đất đai sẽ quyết định hình thù và đặc điểm phát triển của nông thôn Chính sách sử dụng đất của chúng ta hiện đang mắc phải một số vấn đề Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa quá nhanh, tốc độ chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất công nghiệp nhiều nơi, nhiều vùng đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát Mất đất, mất ruộng, không có nghề nghiệp ổn định để chuyển đổi… đó chính là nền tảng cơ bản cho các hiện tượng tiêu cực phát sinh và là cội rễ của các hoạt động ngầm.
Qui hoạch đất nông nghiệp cần lưu ý một vài đặc điểm cơ bản sau.
Thứ nhất, không để quay trở lại tình trạng nông dân không có ruộng đất như một số tỉnh đã từng diễn ra Thứ hai, quá trình tích tụ ruộng đất tới một qui mô thích hợp cũng tạo ra sức hút lao động trong nông thôn Thứ ba, từng bước xây dựng và tiến tới hình thành mô hình hợp tác xã kiểu mới ở nông thôn dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau: 1) tự nguyện Chính từng hộ, từng người nông dân tự nguyện tham gia hợp tác xã, xuất phát từ lợi ích và phù hợp với điều kiện của chính họ; 2) dân chủ Trong hợp tác xã mỗi thành viên có quyền đóng góp ý kiến của mình vào phương hướng hoạt dộng của hợp tác; kiểm tra kiểm soát mọi hoạt động; 3) cùng có lợi Lợi nhuận phải được phân phối căn cứ theo đóng góp của mỗi thành viên về vốn, lao động.
CÁC GIẢI PHÁP CẤP THIẾT – NGẮN HẠN
(1)Cần khẳng định vai trò và vị trí rất quan trọng của khu vực kinh tế phi chính qui nói chung và kinh tế ngầm nói riêng trong sự phát triển kinh tế đất nước, thừa nhận sự tồn tại của nó như là một qui luật khách quan Phải coi đây là một phần hữu cơ của nền kinh tế, nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi để một số lĩnh vực (không phạm pháp) tiếp tục phát triển, một số lĩnh vực khác dần dần đi vào quĩ đạo của khu vực chính qui Việc làm này hết sức có ý nghĩa Thứ nhất, về mặt kinh tế, kinh tế phi chính qui có thể huy động được tiền lực vốn và lao động để phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh trình độ phát triển của chúng ta còn thấp Thứ hai, về xã hội, xét về một mặt nào đó khu vực này đóng góp không nhỏ cho việc xóa đói giảm nghèo, chia sẻ gánh nặng với khu vực chính qui và với Nhà nước Hơn nữa số đông người nghèo lại đang sống trong khu vực này, vì
11 4 vậy Nhà nước cần quan tâm hơn nữa để người nghèo không phải tham gia hoạt động ngầm mà vẫn có thể tồn tại và làm giàu cho bản thân cũng như đất nước.
(2)Tăng cường và hoàn thiện khung khổ chính sách pháp luật, tạo điều kiện cho khu vực chính quy được phát triển mạnh mẽ Khu vực chính qui có phát triển mạnh thì khu vực phi chính qui trong đó có kinh tế ngầm mới có cơ hội bước ra ánh sáng, chuyển hóa thành khu vực chính qui Trong bối cảnh tình hình hiện nay cho thấy, để làm được việc này, nhà nước cần đơn giản hóa hơn nữa thủ tục hành chính, thực hiện công khai, minh bạch, chính sách phải rõ ràng, dễ thực hiện và bình đẳng làm như vậy sẽ cùng lúc đạt được hai mục tiêu: i) hạn chế cơ hội cho sự quan liêu, phiền nhiễu và tham nhũng, cửa quyền của bộ máy hành chính nhà nước; ii) tạo cơ hội cho người dân thuận lợi, dễ dang hơn trong hoạt động sản xuất – kinh doanh cũng như trong cuộc sống thường ngày.
(3)Thúc đẩy cạnh tranh thị trường lành mạnh, xem đây là một trong những giải pháp quan trọng mang tính chất quyết định để thúc đấy khu vực kinh tế ngầm lành mạnh hóa Đồng thời, đây cũng là cơ chế tốt để hòa nhịp giữa hai khu vực kinh tế lớn: chính qui và phi chính qui trên con đường phát triển Khuyến khích hợp tác và tương trợ giữa khu vực chính quy và phi chính quy.
(4)Giảm nhẹ các loại thuế, phí các khoản nộp bắt buộc đối với các chủ thể kinh tế. Đây là một trong những động cơ chính thúc đẩy hoạt động ngầm phát triển Đồng thời, tạo điều kiện hình thành thói quen sống và hoạt động theo luật pháp, từ đó góp phần xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh, giáo dục đạo đức kinh doanh Rà soát và xóa bỏ triệt để các những lệ phí, phí vô lý, đặc biệt là các lệ phí cho chính quyền địa phương và cơ quan áp đặt trái với qui định của pháp luật.
(5)Thực hiện các chương trình hỗ trợ, ví dụ về đào tạo nghề, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ, giới thiệu và trưng bày sản phẩm Có thể xem xét phát triển một số thể chế đặc biệt để hỗ trợ cho khu vực này Ngoài các quĩ và chương trình quốc gia hiện có cần khuyến khích và phát triển thêm các chương trình hoặc quĩ cộng đồng địa phương hỗ trợ cho tự tạo việc làm, hỗ trợ học nghề cho người nghèo, đặc biệt là con em nghèo không có điều kiện theo học Khuyến khích các doanh nghiệp chính qui hợp tác và tài trợ cho các cơ sở phi chính qui thông qua hợp đồng gia công, hoặc cung cấp dịch vụ
(6)Tiến hành quy hoạch một cách hợp lý các khu chợ, trung tâm buôn bán, thương mại tại lòng, lề đường, vỉa hè nhất là ở các đô thị lớn để từng bước chính qui hóa các hoạt động này Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho các khu vực phi chính qui này phát triển, chứ không chỉ đơn thuần đưa các biện pháp hành chính cấm đoán như trong thời gian vừa qua.
(7)Chuẩn bị sẵn sàng chương trình và kế hoạch đối phó với sự gia tăng đột biến của các hoạt động phi chính thức trong thời gian tới, đặc biệt là thời điểm cuối năm
2008 và hết năm 2009, bởi tình trạng thất nghiệp sẽ gia tăng mạnh vào cuối năm 2008. Theo thông tin mới nhất (chưa chính thức) tại thời điểm đề tài nghiên cứu này đang hoàn thiện tháng 6-2008, có tới 60% các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, không đủ khả năng trả nợ ngân hàng và 20% loại hình doanh nghiệp này đang đứng trước nguy cơ phá sản hoàn toàn Nếu chúng ta không có sự chuẩn bị và điều chỉnh kịp thời các chính sách kinh tế vĩ mô, thì năm 2009 sẽ là một năm sóng gió của con tàu kinh tế Việt Nam.
(8)Một mảng lớn của khu vực kinh tế ngầm cần được triển khai nghiên cứu một cách nghiêm túc và bài bản, đó chính là khu vực các hoạt động phi kinh tế bao gồm chiếm đoạt tài sản, tội phạm lừa đảo hay tham nhũng Khu vực cấm địa này thường được các nghiên cứu né tránh Chính sự né tránh này đã làm cho tình hình ngày càng trở nên phức tạp và rất khó giải quyết Đã đến lúc cần có sự phối hợp hành động giữa các nhà khoa học, các cơ quan chức năng, các viện nghiên cứu để cùng mổ xẻ vấn đề, xây dựng nền tảng khoa học cho các quyết định quản lý nhà nước.
(9)Nhanh chóng thực hiện các biện pháp để đưa các thống kê về các hoạt động kinh tế chưa được quan sát vào thực tiễn, vào hệ thống thống kê chính thức ở nước ta. Đây sẽ là một bước nhảy vọt giúp quản lý và điều phối hiệu quả nền kinh tế phi chính thức.
Như vậy, chúng ta biết, khu vực kinh tế phi chính thức, trong đó có kinh tế ngầm vốn hình thành và phát triển ở nước ta từ rất lâu, với nhiều đặc điểm riêng và các yếu tố ảnh hưởng mang tính đặc thù Tuy nhiên, đây lại là một khu vực hết sức khó khăn trong nhận dạng, định lượng và kiểm soát Trên cơ sở phương pháp đã lựa chọn trong chương
II, kết quả khảo sát thực tế ở chương III, nhóm nghiên cứu đã tiến hành xác định độ lớn của kinh tế ngầm ở nước ta giai đoạn từ 1995 đến nay Dựa trên việc phân tích kết quả tính toán, kinh nghiệm khảo sát thực tế và phương hướng quản lý trong tương lai, đề tài
11 6 đã đề xuất hai nhóm giải pháp lớn: can bản (lâu dài) và cấp thiết (ngắn hạn) để tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế ngầm.