1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ke toan nguyen vat lieu cong cu dung cu tai cong 161750

73 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Thiên Thành
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Liên
Trường học Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Thiên Thành
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại báo cáo tốt nghiệp
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 120,09 KB

Cấu trúc

  • PHẦN I............................................................................................................................................2 (3)
    • 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý (6)
    • 1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán (7)
    • 1.5 Đặc điểm công tác kế toán tại công ty (9)
      • 5.5.9. Các tài khoản kế toán Công ty đang sử dụng (11)
      • 5.5.10. Hệ thống chứng từ kế toán Công ty đang sử dụng (11)
      • 5.5.11. Các báo cáo kế toán Công ty đang sử dụng (11)
  • CHƯƠNG II..................................................................................................................................12 (13)
    • I. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu, CCDC ở Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Thiên Thành (13)
      • 1.1. Phân loại nguyên vật liệu, CCDC ở Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Thiên Thành (13)
        • 1.1.1. Vị trí của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đối với quá trình xây lắp (13)
        • 1.1.2. Phân loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ (14)
      • 1.2. Đánh giá nguyên vật liệu, CCDC ở Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Thiên Thành (15)
    • II. Tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Thiên Thành (19)
      • 2.1. Tổ chức công tác kế toán vật liệu, CCDC ở Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Thiên Thành (19)
      • 2.2. Trình tự nhập - xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng ở Công ty (27)
        • 2.2.1. Thủ tục nhập kho (27)
        • 2.2.2. Thủ tục xuất kho (27)
      • 2.3. Hạch toán chi tiết vật liệu công cụ dụng cụ tại Công ty (31)
        • 2.3.1. Tổ chức kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của Công ty (31)
          • 2.3.1.1. Phương pháp thẻ song song được Công ty áp dụng (31)
      • 2.4. Tổ chức hạch toán tổng hợp vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty (48)
      • 2.5. Tổ chức kiểm kê vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Thiên Thành (54)
  • CHƯƠNG IV..................................................................................................................................56 (58)
    • I. Nhận xét về phương pháp hạch toán Vật liệu, CCDC tại Công ty (58)
      • 1.1. Nhận xét chung về công tác quản lý Công ty (58)
      • 1.2 Những ưu điểm và tồn tại trong công tác hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công (59)
    • II. Một số ý kiến góp phần hoàn thiện kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Thiên Thành (0)
  • KẾT LUẬN (70)

Nội dung

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Sơ đồ tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý

Tổ chức bộ máy trong công ty bao gồm:

* Giám đốc: là người đứng đầu trong công ty, chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động sản xuất của công ty theo quyết định của hội đồng quả trị, nghị quyết của đại hội cổ đông, điều lệ của công ty và pháp luật.

* Phó giám đốc: giúp giám đốc quản lý 1 hoặc nhiều lĩnh vực hoạt động của công ty theo sự phân công của giám đốc về nghiệp vụ và công việc được giao.

* Phòng tổ chức hành chính: giúp giám đóc quản lý về nhân sự, lao động và các chế độ tiền lương, phân phối thu nhập, chế độ BHXH, bảo hộ lao động, đào tạo cán bộ, cung ứng các loại văn phòng phẩm cho công ty.

* Phòng kế hoạch vật tư kỹ thuật: giám sát các công trình thi công, quyết toán các công trình được nghiệm thu, làm thủ tục đấu thầu các công trình.

* Phòng kế toán tài vụ: ghi chép tính toán phản ánh các số liệu hiện có,tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra, phân tích tình hình hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ công tác lập và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch phục vụ thi công.

* Các đội thi công Đội trưởng là người chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về việc mình giải quyết.

Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán củ công ty được tổ chức với hình thức kế toán tập chung. Theo hình thức này toàn bộ công tác kế toán đều được tiến hành tập chung tại phòng kế toán tài vụ Tại các đội sản xuất, nhân viên kế toán đội làm nhiệm vụ thu nhận, tập hợp chứng từ ban đầu gửi lên phòng kế toán tài vụ.

Phòng lế toán tài vụ gồm 5 người , mỗi người gắn với chức năng và nhiệm vụ riêng có liên quan mật thiết với nhau trong công việc để giải quyết công việc một cách hiệu quả nhất, kịp thời cung cấp thông tin

- Kế toán thanh toán và tiền lương

- Kế toán tổng hợp tập hợp chi phí và TSCD

Thủ quỹ KT thanh toán & tiền lương Kế toán vật tư KT tổng hợp tập hợp CP & TSCĐ

Bộ máy kế toán của công ty được khái quát bằng sơ đồ sau:

Chức năng nhiệm vụ của từng thành viên.

- Kế toán trưởng : Là người phụ trách chung điều hành toàn bộ phòng kế toán , thực hiện quản lý tài chính kế toán , hạch toán kế toán tuân thủ theo qui định của pháp luật cũng như điều lệ của công ty , có nhiệm vụ phối hợp hoạt động của các nhân viên kế toán , phối hợp hoạt động giữa các nôị dung của công tác kế toán nhằm đảm bảo sự thống nhất về mặt số liệu và quy trình kế toán Ngoài ra kế toán trưởng còn có trách nhiệm đôn đốc kiểm tra công tác kế toán của các nhân viên trong phòng kế toán.

- Phó phòng:Là người thực hiện nhiệm vụ do kế toán trưởng phân công,thay thế kế toán trưởng khi kế toán trưởng vắng mặt.Nhiệm vụ tổng hợp toàn bộ số liệu từ các kế toán chi tiết ,từ toàn bộ các đơn vị, các công trình của công ty để lập báo cáo tài chính hàng kỳ trình kế toán trưởng, thủ trưởng đơn vị ký duyệt,hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho các bộ phận kế toán.Một số nhiệm vụ giao ký duyệt thay kế toán trưởng như:Theo dõi ,tổng hop và báo cáo các khoản thu nộpNSNN;theo dõi, tổng hợp ký duyệt lương cho công trường trong công ty căn cứ vào khối lượng duyệt của phòng kỹ thuật, phòng kế hoạch và xem xét của văn phòng công ty;theo dõi tổng hợp tình hình thu nộp BHXH,BHYT của cán bộ CNV trong công ty; các khoản tiền cán bộ CNV cho công ty vay vốn SXKD.

- Thủ quỹ (kiêm thủ kho ) : nhiệm vụ giữ gìn bảo quản tiền mặt tại quỹ , làm công tác thu chi quỹ đúng nguyên tắc Phát lương bảo hiểm tạm ứng cho người cung cấp khi có đủ chứng từ hợp lệ , theo dõi sự biến động tiền mặt tại quỹ Cuối tháng tập hợp , khoá sổ rút số dư đối chiếu với sổ sách thu chi.

- Kế toán thanh toán và tiền lương :Có trách nhiệm tổng hợp số liệu từng đội thi công căn cứ vào bảng chấm công , cuối tháng lập bảng thanh toán tiền lương ,đồng thời là kế toán thanh toán, kế toán lương còn phải chịu trách nhiệm theo dõi các giao dịch của công ty với các nhà cung cấp và khách hàng , cuối tháng lập tổng hợp số liệu chuyển kế toán tổng hợp và làm báo cáo với cấp trên.

- Kế toán vật tư : có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập xuất tồn vật tư để đảm bảo hạch toán chính xác các khoản mục chi phí NVL trực tiếp và chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ tổng hợp chứng từ gốc , lấy số liệu cho kế toán tổng hoẹp ghi vào sổ nhật ký chung và sổ cái.

Đặc điểm công tác kế toán tại công ty

- Đơn vị tiền tệ sử dụng là đồng Việt Nam (VNĐ)

- Kê khai nộp thuế theo phương pháp khấu trừ

- Phương pháp kế toán tài sản cố định theo nguyên giá

- Phương pháp khấu hao TSCĐ: phương pháp khấu hao đường thẳng (khấu hao tuyến tính)

- Phương pháp tính VAT : Theo phương pháp khấu trừ

- Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

- Xác định hàng tồn kho theo giá thực tế, nguyên tắc đánh giá theo hoá đơn

- Hình thức sổ kế toán mà công ty đang áp dụng là hình thức Sổ nhật ký chung

* Hệ thống sổ sách kế toán sử dụng:

Việc lựa chọn hình thức sổ sách kế toán thích hợp sẽ tạo điều kiện cho việc hệ thống hóa sử lý thông tin ban đầu từ đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty khối lượng ghi chép các nghiệp vụ phát sinh tương đối nhiều và không thể cập nhập thường xuyên nên tổ chức hệ thống sổ sách thích hợp có vai trò rất quan trọng để cung cấp kịp thời thông tin và báo cáo định kỳ xuất phát từ những đặc điểm trên công ty đã áp dụng Hình thức sổ kế toán là sổ nhật ký chung Tất cảc các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật ký chung, theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó

* Sổ kế toán tổng hợp Công ty đang sử dụng

- Sổ cái các tài khoản

Sơ đồ ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán sổ nhật ký chung

Sổ NK đặc biệt Sổ NK chung Sổ, thẻ KTchi tiết

Sổ cái Bảng tổng hợp số liệu chi tiết

Bảng cân đối số phát sinh

Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra.

(1) Hàng tháng căn cứ chứng từ gốc hợp lệ lập điều khoản kế toán rồi ghi và sổ nhật ký chung theo thứ tự thời gian rồi từ sổ nhật ký chung ghi vào sổ cáoi.

(2) tổng hợp cần mở thêm các sổ nhật ký đặc biệt thì cũng căn cứ vào chứng từ gốc để ghi vào sổ nhật ký đặc biệt rồi cuối tháng từ sổ nhật ký đặc biệt ghi vào sổ cái.

(3) Các chứng từ cần hạch toán chi tiết đồng thời được ghi vào sổ kế toán chi tiết

(4) Lập bảng tổng hợp số liệu chi tiết từ các sổ kế toán chi tiết

(5) Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh các tài khoản

(6) Kiểm tra đối chiếu số liệu sổ cái và bảng tổng hợp số liệu chi tiết

(7) Tổng hợp số liệu lập bảng báo cáo kế toán

5.5.9 Các tài khoản kế toán Công ty đang sử dụng

Toàn bộ các tài khoản cấp I, II, có liên quan hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp theo quyết định số 15/2007/QĐ - ngày 20 tháng 3 năm 2007 của

Bộ trưởng Bộ Tài Chính.

5.5.10 Hệ thống chứng từ kế toán Công ty đang sử dụng

Hệ thống chứng từ Công ty hiện đang sử dụng được ban hành theo quyết định số 15/2007/QĐ - BTC ngày 20 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.

5.5.11 Các báo cáo kế toán Công ty đang sử dụng

* Báo cáo kế toán tài chính:

- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Bảng thuyết minh báo cáo tài chính

* Báo cáo kế toán quản trị:

- Báo cáo cân đối chi phí sản xuất

- Báo cáo phải thu, phải trả

- Báo cáo chi phí SXKD dở dang

- Báo cáo quản trị về TSCĐ

- Bảng tổng hợp biến động về tài sản

- Báo cáo tình hình nghĩa vụ với cấp trên

- Báo cáo tình hình sử dụng quỹ lương

- Báo cáo tình hình sử dụng quỹ BHXH, CĐoàn, phải thu, phải nộp khác…

Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu, CCDC ở Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Thiên Thành

1.1 Phân loại nguyên vật liệu, CCDC ở Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Thiên Thành

1.1.1 Vị trí của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đối với quá trình xây lắp

Là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây lắp nên vị trí của vật liệu, công cụ dụng cụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chiếm một vị trí hết sức quan trọng Chi phí về vật liệu, công cụ dụng cụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng gía trị công trình Việc sử dụng vật liệu, công cụ dụng cụ là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành lên sản phẩm công trình

Nguyên vật liệu là một bộ phận trọng yếu của tư liệu sản xuất, là đối tượng của lao động đã qua sự tác động của con người Trong đó vật liệu là những nguyên liệu đã trải qua chế biến và được chia thành vật liệu chính, vật liệu phụ, nguyên liệu hay gọi tắt là nguyên vật liệu Việc phân chia nguyên liệu thành vật liệu chính, vật liệu phụ không phải dựa vào đặc tính vật lý, hoá học hay khối lượng tiêu hao mà là sự tham gia của chúng vào cấu thành sản phẩm.

Và trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vật liệu bị tiêu hao toàn bộ và chuyển giá trị một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Khác với vật liệu, công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ tiêu chuẩn quy định về giá trị và thời gian sử dụng của tài sản cố định Công cụ dụng cụ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh mà vẫn giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu, giá trị thì dịch chuyển một lần hoặc dịch chuyển dần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ Song do giá trị nhỏ, thời gian sử dụng ngắn nên có thể được mua sắm, dự trữ bằng nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp như đối với nguyên vật liệu.

Trong quá trình xây lắp chi phí về nguyên vật liệu, CCDC thường chiếm tỷ trọng lớn từ 65% - 70% trong tổng giá trị công trình Do vậy việc cung cấp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ kịp thời hay chậm chễ có ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thi công, kế hoạch sản xuất của Công ty

Việc cung cấp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ còn cần quan tâm đến chất lượng, bởi chất lượng các công trình phụ thuộc trực tiếp vào chất lượng của vật liệu mà chất lượng công trình là một điều kiện tiên quyết để Công ty có uy tín và tồn tại trên thị trường

Trong cơ chế thị trường hiện nay việc cung cấp vật liệu cần đảm bảo giá cả hợp lý là điều kiện doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ có vị trí hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nếu thiếu nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ thì không thể tiến hành được các hoạt động sản xuất nói chung và qúa trình thi công xây lắp nói riêng.

1.1.2 Phân loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

Với cơ chế mở của thị trường hiện nay nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ hết sức đa dạng và phong phú, được đáp ứng từ nhiều nguồn trong và ngoài nước Bởi vậy việc phân loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tùy vào mục đích sử dụng, tính năng và hiệu quả kinh tế của mỗi doanh nghiệp để quản lý một cách khoa học và hệ thống là một yêu cầu thiết thực. Đáp ứng yêu cầu chung trong việc quản lý và hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của của công ty nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của Công ty được phân loại như sau:

A Công cụ, dụng cụ Đối với công cụ dụng cụ là một bộ phận của tư liệu lao động có giá trị nhỏ và thời gian sử dụng ngắn ( không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định) giá trị dưới

10 triệu đồng Ví dụ như: Puly, tời, giàn giáo, cà lê, mỏ lết, các loại máy móc trang thiết bị văn phòng như máy tính, máy in, máy fax, điện thoại

Là đối tượng lao động chủ yếu trong quá trình sản xuất kinh doanh, là cơ sở vật chất cấu thành lên thực thể chính của sản phẩm.

Trước hết đối với vật liệu, căn cứ vào nội dung kinh tế, vai trò của chúng trong quá trình thi công xây lắp, căn cứ vào yêu cầu quản lý của Công ty thì nguyên vật liệu được chia thành các loại sau:

*) Vật liệu: Tại Công ty không phân loại thành NVL chính, NVL phụ mà được gọi chung là vật liệu (vật tư) Bao gồm hầu hết các loại vật liệu mà Công ty sử dụng như: xi măng, sắt, thép, dây điện, ống nước, sứ cách điện … Trong mỗi loại được chia thành nhiều nhóm khác nhau, ví dụ: xi măng trắng, xi măng đen, xi măng PCB30, xi măng PCB40 , thép  14, thép 16, thép  18,  32, thép tấm; Ống nước  32, 60 ; Dây điện, cáp điện,

*) Nhiên liệu: Là loại vật liệu khi sử dụng có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho các loại máy móc, xe cộ như xăng, dầu DIEZEN

*) Phụ tùng thay thế: Là các chi tiết phụ tùng của các loại máy móc thiết bị mà

Công ty sử dụng Bao gồm phụ tùng thay thế các loại máy móc thi công và phụ tùng thay thế cho các loại xe ô tô như: mũi khoan, săm lốp ô tô

*) Phế liệu thu hồi: Bao gồm các loại sắt vụn khi gia công chế biến các chi tiết phục vụ cho công trình của Xưởng cơ khí

1.2 Đánh giá nguyên vật liệu, CCDC ở Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Thiên Thành

Trong quá trình thi công xây lắp các công trình, thông qua công tác kế toán nguyên vật liệu công cụ, dụng cụ từ đó có thể đánh giá những khoản chi phí chưa hợp lý, lãng phí hay tiết kiệm Bởi vậy việc tập trung quản lý chặt chẽ vật liệu, công cụ dụng cụ ở tất cả các khâu thu mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng vật liệu, công cụ dụng cụ nhằm hạ thấp giá thành sản xuất ở mức tối ưu.

Lựa chọn vật liệu, công cụ dụng cụ phù hợp với năng lực sản xuất, giá cả hợp lý giảm mức tiêu hao vật liệu, công cụ dụng cụ trong sản xuất mà vẫn đáp ứng về chất lượng là cơ sở tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp

Tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Thiên Thành

cụ tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Thiên Thành

2.1.Tổ chức công tác kế toán vật liệu, CCDC ở Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Thiên Thành Để đảm bảo sử dụng vật tư đúng mức, đúng tiêu chuẩn về các yêu cầu kỹ thuật và tiết kiệm, các đội xây lắp lập bảng kế hoạch mua vật tư dựa trên dự toán khối lượng xây lắp và định mức tiêu hao vật tư Đội thi công công trình chủ động chuẩn bị vật liệu thi công, do đội tự mua hoặc vật liệu Công ty xuất thẳng tới công trình.

Thực hiện theo đúng tiêu chuẩn hệ thống chất lượng ISO 9001: 2000 qui trình mua vật liệu, công cụ dụng cụ của Công ty được tiến hành theo các bước như sau:

1 Căn cứ vào kế hoạch thi công các hạng mục công trình các Đội xây lắp lập phiếu yêu cầu mua vật tư, công cụ dụng cụ trình Giám đốc Công ty.

2 Giám đốc Công ty xem xét, phê duyệt và chuyển cho Ban Vật tư, kinh tế kế hoạch.

3 Ban vật tư, kinh tế kế hoạch căn cứ vào giá trị của phiếu yêu cầu mua vật tư, công cụ dụng cụ để phân loại như sau:

+) Nếu giá trị lớn phải tiến hành tổ chức đấu thầu theo qui định luật đấu thầu của Nhà nước Việt Nam.

+) Nếu giá trị vừa, nhỏ, lẻ tiến hành chào giá cạnh tranh các nhà cung cấp vật tư, CCDC (tối thiểu phải có 3 phiếu báo giá) Cơ sở này phải có đầy đủ tư cách pháp nhân, khả năng cung cấp và đảm bảo yêu cầu về chất lượng,khối lượng, chủng loại và kỹ thuật.

4 Hội đồng giá xét duyệt giá bao gồm những thành viên sau:

1 - Giám đốc Công ty Chủ tịch Hội đồng

2 - Phó giám đốc Kinh tế XN Phó chủ tịch Hội đồng

3 - Trưởng Ban Tài chính kế toán Ủy viên thường trực

4 - Trưởng phòng Kinh tế kế hoạch Ủy viên

5 - Trưởng phòng Kỹ thuật Ủy viên

Sau khi lựa chọn được nhà cung cấp tiến hành thương thảo và ký kết hợp đồng.

5 Nhà cung cấp mang vật tư, CCDC đến cho Công ty Sau khi vật tư, CCDC về đến Công ty phải có Hội đồng nghiệm thu để kiểm soát về mặt qui cách, chất lượng, số lượng Hội đồng nghiệm thu bao gồm những thành viên sau: 1- Phó Giám đốc Kỹ thuật Chủ tịch Hội đồng

2 - Ban Tài chính kế toán Cử 1 thành viên - ủy viên

3 - Ban Kỹ thuật Cử 1 thành viên - ủy viên

4 - Ban Kinh tế kế hoạch Cử 1 thành viên - ủy viên

Theo chế độ chứng từ kế toán quy định ban hành theo (Quyết định số

15/2007/ QĐ - BTC ngày 20/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) các chứng từ kế toán về vật liệu, công cụ dụng cụ của Công ty bao gồm:

- Phiếu nhập kho vật liệu, công cụ dụng cụ

- Phiếu xuất kho vật liệu, công cụ dụng cụ

Ngoài ra để quản lý chặt chhẽ công tác kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ còn có thêm một số chứng từ qui định của Công ty kèm theo chứng từ gốc như:

- Giấy yêu cầu vật tư, công cụ dụng cụ

- Biên bản thống nhất về giá cả, chất lượng, chủng loại của vật tư, CCDC

- Hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán vật tư, CCDC

- Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ dụng cụ Đối với các chứng từ có tính chất bắt buộc kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ của Công ty đã lập kịp thời, đầy đủ theo đúng quy định về biểu mẫu, nội dung phương pháp lập Và phải chịu trách nhiệm tính hợp lý, hợp pháp của các chứng từ về các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh.

Mọi chứng từ kế toán về vật liệu, công cụ dụng cụ phải được tổ chức luân chuyển theo trình tự và thời gian hợp lý Sự thống nhất, nhất quán trong quá trình hạch toán phải được sự phân công của Kế toán trưởng trong việc phản ánh, ghi chép và tổng hợp số liệu kịp thời của các bộ phận cũng như các cá nhân có liên quan. Để phục vụ thi công công trình Mỗ Lao trong tháng 02/2010 thủ tục mua vật liệu, công cụ dụng cụ được tiến hành theo các bước sau:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY

DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI THIÊN

Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam Độc lập -Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN THỐNG NHẤT GIÁ CẢ, CHỦNG LOẠI, CHẤT LƯỢNG HÀNG CẦN MUA

Hôm nay, ngày 03 tháng 02 năm 2010, tại Văn phòng Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Thiên Thànhtiến hành cuộc họp thống nhất giá vật tư Hội đồng giá Công ty gồm các thành viên sau:

1- Ông: Trần Xuân Chính Giám đốc Công ty - C.tịch H.đồng

2 - Ông: Hoàng Văn Khối Phó GĐ Công ty - Phó C.tịch HĐ

3 - Ông: Ngô Đình Khương Trưởng ban KTTC - Ủy viên

Sau khi xem xét phiếu báo giá ngày 02 tháng 02 năm 2010của cửa hàng vật liệu xây dựng Tây Đô và ngày 03 tháng 02 năm 2010của Công ty TNHH Quảng Tây.

Hội đồng giá Công ty thống nhất mua của Công ty TNHH Quảng Tây với giá cả và chủng loại như sau:

Loại vật liệu ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

Số tiền bằng chữ: ( Một trăm ba mươi mốt triệu, bốn trăm bảy mươi ngàn,năm trăm đồng chẵn)

BAN KTKH BAN TCKT BAN KTCG PHÓ CTHĐ CHỦ TỊCH HĐ

(Ký, họ và tên) (Ký, họ và tên) (Ký, họ và tên) (Ký, họ và tên) (Ký, họ và tên)

(Tương tự các trường hợp đồng mua vật liệu, công cụ dụng cụ tiếp theo đều được hội đồng giá của Công ty thống nhất thông qua và có biên bản làm việc như trên).

Ban Kinh tế kế hoạch tiến hành thảo hợp đồng mua bán cung cấp vật tư, vật liệu phục vụ cho Công trình Mỗ Lao theo mẫu hợp đồng sau:

Biểu số 02: Hợp đồng mua bán

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ

XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam Độc lập -Tự do - Hạnh phúc

(V/v: cung cấp vật tư, vật liệu phục vụ công trình Mỗ lao) Căn cứ:

- Luật thương mại số: 36/2006/QHK11 ngày 14 tháng 06 năm 2006 của Quốc hội Nhà nước Việt Nam.

- Luật dân sự số: 33/2006/KHK11 ngày 14 tháng 06 năm 2006 của Quốc hội Nhà nước Việt Nam.

- Khả năng và nhu cầu của các bên.

I Bên Mua hàng: Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Thiên Thành (gọi tắt là bên A) Đại diện ông: Trần Xuân Chính Chức vụ: Giám đốc Địa chỉ: Khu Đô thị Văn Quán - Văn Mỗ - Hà Đông -Hà Tây

II Bên bán hàng: Công ty TNHH Quảng Tây (gọi tắt là bên B) Đại diện ông: Nguyễn Thế Sang Chức vụ: Giám đốc Địa chỉ: Số 62 - Nguyễn Trãi - Hà Đông - Hà Tây

Hai bên cùng thống nhất hợp đồng mua bán với nội dung sau: Điều 1: Nội dung giá trị hợp đồng

Bên A đồng ý mua cho bên B một số lượng hàng hóa theo giá cả thỏa thuận (kèm theo phụ lục) như sau:

STT Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

Tổng giá trị hợp đồng: 131.470.500 đồng

Bằng chữ ( Một trăm ba mươi mốt triệu, bốn trăm bảy mươi ngìn, năm trăm đồng chẵn)

Giá trên đã bao gồm VAT 5%

Khối lượng trên là tạm tính Khi thanh toán căn cứ khối lượng thực tế giao nhận của hai bên. Điều 2: Điều 3:

(Ký, họ và tên) ĐẠI DIỆN BÊN B (Ký, họ và tên)

(Tương tự cho tất cả các trường hợp mua vật liệu, công cụ dụng phục vụ cho công trình Mỗ Lao Công ty đều ký hợp đồng mua bán theo mẫu hợp đồng trên.

Vật liệu về đến Công ty Hội đồng nghiệm thu tiến hành kiểm tra bằng các phương pháp cân, đong, đo, đếm thực tế hoặc có những công cụ dụng cụ thuộc thiết bị đo lường Công ty phải thuê Trung tâm đo lường chất lượng Việt Nam kiểm tra và có biên bản kèm theo.

Nhận xét về phương pháp hạch toán Vật liệu, CCDC tại Công ty

1.1 Nhận xét chung về công tác quản lý Công ty

Với xu thế hội nhập toàn cầu sự cạnh tranh đối với mỗi doanh nghiệp không chỉ còn giới hạn trong một sân chơi của của một Tổng công ty, một tập đoàn hay là một quốc gia mà là cả một thị trường quốc tế rộng lớn Cũng như con người được trả lại về với môi trường tự nhiên nếu như không có kinh nghiệm, sự chắt lọc tinh hoa trong cuộc sống chắc chắn sẽ bị qui luật đào thải.

Ban lãnh đạo Công ty cùng toàn thể công nhân viên luôn luôn xác định vị trí và vai trò của mình trong Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Thiên Thành Là một đơn vị chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây lắp điện nước phục vụ cho các công trình của Tổng công ty Với quá trình hình thành và phát triển tiến tới sắp kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Công ty đã trải qua rất nhiều sóng gió, song với tất cả tâm huyết của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty đã đứng vững, không ngừng phát triển và khẳng định được vị trí của mình trên thị trường bằng các công trình có chất lượng cao.

Với một tinh thần hội nhập cao Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Thiên Thành đã không ngừng học hỏi, cải tiến, phát huy những sáng kiến trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý Công ty Và trong đó đóng góp một phần không nhỏ của Bộ phận kinh tế kế hoạch, tài chính kế toán, có đầy đủ năng lực dự thầu và trúng thầu các công trình vừa và lớn tạo nhiều công ăn việc làm cho doanh nghiệp Với vai trò hết sức quan trọng đã cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời giúp cho lãnh đạo Công ty đưa ra những quyết định đúng đắn và nắm bắt được cơ hội kinh doanh

Sự nhạy bén và linh hoạt trong công tác quản lý kinh tế đã giúp Công ty dần hoà nhịp bước đi của mình với nhịp điệu phát triển kinh tế của Đất nước, hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao, chủ động trong sản xuất kinh doanh, và đời sống của CBCNV không ngừng được cải thiện

Mục tiêu xây dựng và cải tiến hệ thống tiêu chuẩn chất lượng luôn là phương châm hàng đầu của Ban lãnh đạo Công ty Đề ra các biện pháp chính tập trung chỉ đạo để quản lý doanh nghiệp như sau:

- Biện pháp sắp xếp đổi mới doanh nghiệp

- Biện pháp kinh tế tài chính tín dụng

- Biện pháp tuyển dụng đào tạo

- Biện pháp quản lý K.thuật, công nghệ, chất lượng và an toàn l.động

- Biện pháp quản lý kế hoạch, vật tư

Có được những định hướng đó việc quản lý doanh nghiệp của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Thiên Thành đã đi vào nề nếp và đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trong công tác xây dựng Đảng, công tác hoạt động Công đoàn Được cấp phát nhiều bằng khen của Tổng Công ty và của Bộ Xây dựng.

1.2 Những ưu điểm và tồn tại trong công tác hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Thiên Thành

Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán Công ty không ngừng nâng cao, hoàn thiện công tác hạch toán kế toán, đặc biệt là hạch toán chi phí sản xuất trong đó phần lớn là trách nhiệm của kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ.

Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Thiên Thành với sự hướng dẫn nhiệt tình của Ban Tài chính kế toán, được tìm hiểu và tiếp cận thực tế với công tác hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ Em xin trình bày một số nhận xét, và đưa ra một số kiến nghị nhỏ góp phần hoàn thiện phương pháp hạch toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ của Công ty

Với kinh nghiệm thực tế còn non nớt, dưới giác độ là một sinh viên thực tập, em xin mạnh dạn đưa ra một số đánh giá về những ưu điểm và những tồn tại cần tiếp tục hoàn thiện trong hạch toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ của Công ty

Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Thiên Thành như sau:

- Xác định được vị trí và tầm quan trọng của kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ, của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Thiên Thànhđã xây dựng như các thủ tục thu mua, xuất nhập, tồn kho vật liệu, công cụ dụng cụ nên việc tổ chức và hạch toán vật liệu, công cụ của Công ty tương đối chặt chẽ và chính xác.

- Các nghiệp vụ kinh tế của kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh số liệu đã được phản ánh theo đúng hệ thống tài khoản do Bộ tài chính quy định.

- Hệ thống sổ kế toán từ chi tiết đến sổ tổng hợp đầy đủ cung cấp các số liệu, thông tin kịp thời về tình hình sản xuất giúp lãnh đạo định hướng và đưa ra các phương án giải quyết tố ưu.

- Hồ sơ kế toán được bảo mật, bảo vệ cẩn thận khi cần thiết đối chiếu, tra cứu dễ dàng, tiện lợi và đảm bảo độ chính xác cao.

- Việc lập dự toán định mức vật liệu theo đúng qui định của Nhà nước cũng như của nghành xây dựng cơ bản qui định Nên thất thoát và hao hụt vật liệu, công cụ ngoài định mức hiếm khi xảy ra (Trừ trường hợp bất khả kháng do thiên tai, bão lũ ảnh hưởng của thời tiết) Và dựa và số liệu định mức của các công trình trước để đúc rút kinh nghiệm cho các công trình sau.

- Công tác tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong việc tính giá thành sản xuất

XN đã chấp hành theo đúng các quy định, chuẩn mực K toán của Nhà nước như:

-Nguyên tắc cơ sở dồn tích

-Nguyên tắc hoạt động liên tục

-Nguyên tắc trọng yếu Được quy định trong chuẩn mực kế toán số 01- chuẩn mực chung.

- Thời gian hoàn nhập chứng từ về chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được qui định rõ ràng, cụ thể sự phối hợp giữa kế toán với các chủ công trình nên kế toán theo dõi thuế nắm vững và cập nhật số liệu hạch toán trong máy và các số liệu kê khai với cơ quan thuế đảm bảo sự thống nhất phản ánh chính xác, kịp thời các khoản thuế GTGT đầu vào, đầu ra và các khoản phải nộp NSNN Theo đúng các chính sách, quy định, điều luật hiện hành về thuế của Nhà nước Việt Nam qui định.

Một số ý kiến góp phần hoàn thiện kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Thiên Thành

Đi sâu vào phân tích tình hình thực tiễn việc hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Thiên Thành Một lần nữa em xin được khảng định kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của các doang nghiệp nói chung và trong ngành xây lắp nói riêng đóng một vai trò hết sức quan trọng.

Từ việc tổ chức thu mua, bảo quản và sử dụng nguyên vật liệu để đảm bảo được chất lượng và hiệu quả trong sản xuất là sự đóng góp của tất cả các thành viên của Công ty và trong sự đóng góp ấy một phần không nhỏ là nhiệm vụ của kế toán vật liệu, CCDC.

Tổ chức, quản lý, sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ một cách khoa học có hệ thống sẽ tiết kiệm được chi phí, giảm giá thành và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Đó chính là mục đích của mỗi doanh nghiệp hiện nay. Đứng trước sự hội nhập kinh tế thế giới mỗi một doanh nghiệp không phân biệt lớn nhỏ là thành phần dân doanh hay nhà nước đều cần có một sức cạnh tranh quyết liệt, sự cạnh tranh ấy là sự sống còn hay chấp nhận qui luật đào thải Tồn tại, đúng vững và giữ được uy tín trên thị trường người lãnh đạo và người quản lý kinh tế cần có một cái nhìn nhận đúng đắn, toàn diện và khoa học không cho phép tính chủ quan trong cơ chế thị trường hiện nay

Trong bối cảnh kinh tế của năm 2010sự sụp đổ tài chính của Nước Mỹ kéo theo ảnh hưởng tài chính kinh tế toàn cầu, Việt Nam không loại không loại khỏi vòng ảnh hưởng Dự báo trong mấy năm tới sẽ là giai đoạn rất khó khăn và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Là một người cán bộ quản lý kinh tế đứng trong một doanh nghiệp cần phải phát huy hết khả năng của mình đóng góp xây dựng doanh nghiệp đó chính là lợi ích cá nhân cũng như lợi ích tập thể và toàn xã hội.

Ngày đăng: 17/07/2023, 06:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w