Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm
Khái niệm giá thành
Giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ lãng chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm, công nghiệp, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành trong điều kiện công suất bình thường.
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất và quản lý sản xuất, là căn cứ quan trọng để xác định bán giá thành và xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất.
Trị giá SPDD đầu kỳ
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Sản phẩm dơ dang cuối kỳ -
Phân loại giá thành sản phẩm
Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm chia làm 3 loại.
-Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch Giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch xác định trước khí tiến hành sản xuất.
-Giá thành kế hoạch: là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành.
-Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở định mức của chi phí sản xuất hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. Việc tính giá định mức được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất chế tạo sản phẩm
Giá thành định mức: Là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp.
Là thước đo chính xác để đánh giá kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động và giúp cho việc đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế, kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Giá thành thực tế là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã sản xuất trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ Giá thành thực tế được tính toán sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm
Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.2.1.Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán.
Theo cách phân loại này giá thành sản phẩm chia làm 2 loại.
-Giá thành sản xuất (còn gọi là giá thành công xưởng): bao gồm chi phí ngyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung, tính cho sản phẩm hoàn thành, dịch vụ đã cung cấp.
-Giá thành sản xuất được sử dụng để ghi sổ kế toán thành phẩm đã nhập kho hoặc giao cho khách hàng và là căn cứ để doanh nghiệp tính giá vốn hàng bán, tính lợi nhuận gộp của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ.
-Giá thành toàn bộ: Là giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đã bán.
Giá thành toàn bộ của sản phẩm là căn cứ để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm ……………………………………………………………… 10 1 Đối tượng kế toán tổng hợp chi phí sản xuất ………………… 10 2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm
1.4.1.Đối tượng kế toán tổng hợp chi phí sản xuất (CPSX)
Trong doanh nghiệp, chi phí sản xuất phát sinh gắn liền với nơi diễn ra hoạt động sản xuất và sản phẩm được sản xuất Kế toán cần xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất để từ đó tổ chức thực hiện công tác tập hợp chi phí sản xuất, cung cấp số liệu cho việc tính giá thành sản phẩm Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn và chi phí sản xuất cần phải tập hợp nhằm để kiểm tra, giám sát chi phí sản xuất và phục vụ công tác tính giá thành sản phẩm
Thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là xác định nơi phát sinh chi phí và đối tượng chi phí.
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên cần thiết để công tác kế toán chi phí sản xuất Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thì mới có thể đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất từ khâu ghi chép ban đầu, mở sổ và ghi sổ kế toán, tổng hợp số liệu.
Căn cứ để xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất:
+Đặc điểm và công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất.
+Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp
+Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm
+Đặc điểm của sản phẩm (đặc tính kỹ thuật, đặc điểm sử dụng, đặc điểm thương phẩm…)
+Yêu cầu và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh Đối với ngành công nghiệp tập hợp chi phí sản xuất có thể là loại sản phẩm, dịch vụ, nhóm sản phẩm cùng loại, chi tiết, bộ phận sản phẩm, phân xưởng, giai đoạn công nghệ, đơn đặt hàng.
1.4.2.Đối tượng giá thành sản phẩm
-Đối tượng tính giá thành sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, dịch vụ để cung cấp cho khách hàng cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.
Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên để từ đó kế toán tổ chức các bản (thẻ) tính giá thành và lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp để tiến hành tính giá thành sản phẩm Để xác định đối tượng tính giá thành đúng đắn cần dựa vào các căn cứ sau:
-Đặc điển tổ chức sản xuất -Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
-Yêu cầu và trình độ quản lý.
-Trình độ ứng dụng máy vi tính trong công tác kế toán của doanh nghiệp.
nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ……………………………………………………………… 11 1.6 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
Bảng kê 3, 4, 5 Nhật ký chứng từ
NK7 Thẻ và sổ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra
Thực tế công tác Kế toán tại doanh nghiệp
Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Tại công ty Dệt kim Đông xuân Việt Nam tiền lượng của công nhân trực tiếp sản xuất được trả theo hình thức lương sản phẩm Lương sản phẩm được tính căn cứ vào đơn giá lương sản phẩm và sản lượng thực tế hoàn thành Đơn giá lương sản phẩm do phòng kế hoạch công ty tính toán Ngoài
6 4 số lương trả cho công nhân theo số sản phẩm hoàn thành, công ty còn trả lương theo sản phẩm trường hợp công nhân làm thêm giờ do yêu cầu.
Lương sản phẩm của công nhân được tính như sau:
Sản lượng thực tế hoàn thành từng phần việc x Đơn giá sản lượng từng phần việc
Tổng thu nhập của công nhân bao gồm: Lương sản phẩm, tiền lương nghỉ hưởng 100%, tiền làm thêm, tiền bồi thường độc hại, BHXH trả thay lương và các khoản khác.
Riêng khoản khấu trừ 6% BHXH, BHYT được tính trên tiền lương cơ bản cụ thể:
Lương cơ bản =Hệ số cấp bậc công việc x 290.000đ
Khấu trừ 6% BHXH, BHYT =lương cơ bản x 6%
*Các khoản trích theo lương:
-BHXH: Trích 20% trên tiền lương của người LĐ Trong đó 15% được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, còn lại 5% do người LĐ chịu và trừ vào tiền lương.
-BHYT: Cũng được tính dựa trên tiền lương của công nhân trong đó 2% do doanh nghiệp chịu và được tính vào chi phí sản xuất và 1% do người
LĐ chịu trừ vào lương.
-KPCĐ: Tỷ lệ trích là 2%, khoản này do công ty chịu và được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ.
Công thức tính như sau:
Tổng KPCĐ = Tổng số cán bộ CN x 365.000đ x 2% trong đó 365.000đ là lương bình quân theo quy định của công đoàn Sau đó lấy KBGĐ phân bổ cho từng đối tượng (phân xưởng).
*Chú ý: Với đối tường xây dựng (được coi là chi phí gián tiếp) và trung tâm thương mại (cửa hàng giới thiệu sản phẩm) thì tính trực tiếp trên tiền lương của người LĐ giống các khoản trích BHXH, BHYT, do đó khi tiến hành phân bổ KPCĐ cho các đối tượng thì phải trừ đi phần KPCĐ của hai đối tượng nêu trên.
Quá trình tính toán được thực hiện trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Biểu số 05). Để tập hợp và phân bổ chi phí công nhân trực tiếp, công ty sử dụng TK622 –CPCNTT TK622 được mở chi tiết theo từng xí nghiệp sản xuất.
TK622.1: CPCNTT sản xuất tại phân xưởng sợi A
TK622.2: CPCNTT sản xuất tại phân xưởng sợi B
TK622.3: CPCNTT sản xuất tại phân xưởng cơ điện
TK622.4: CPCNTT sản xuất tại phân xưởng dệt
TK622.5: CPCNTT sản xuất tại phân xưởng tẩy, nhuộm.
TK622.6: CPCNTT sản xuất tại phân xưởng cắt may.
Nhân viên kế toán sau khi tính toán tiền lương, bẳng này sẽ được chuyển lên phòng kế toán, kế toán lương kiểm tra lại số liệu trên bảng làm cơ sở lập bảng phân bổ tiền lương BHXH (Biểu số 05).
Tại công ty Dệt kim Đông xuân Hà Nội không có sự trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất nên không sử dụng TK335-chi phí phải trả và sẽ không có bút toán trích trước.
Sau đó bảng phân bổ tiền lương BHXH được kế toán tiền lương chuyển cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để ghi vào bảng kê số 04 –Ghi Nợ TK622 (Biểu số 06) Căn cứ vào số liệu trên bảng kê số 04 để vào NKCT số 07, từ đó làm cơ sở ghi sổ cái TK 622.
Kế toán chi phí sản xuất chung
Tại công ty Dệt kim Đông xuân Hà Nội, chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng phân xưởng sản xuất: Phân xưởng sợi A, Phân xưởng sợi
B, phân xưởng sợi Y, phân xưởng dệt, phân xưởng tẩy, nhuộm, phân xưởng cắt may.
Công ty sử dụng TK 627 –CPSXC để tập hợp CPSXC và chi tiết từng phân xưởng.
VD: -TK627.1-CPNV phân xưởng được mở chi tiết như sau:
-TK627.1-CPCNTTSX tại phân xưởng sợi A
-TK627.2-CPCNTTSX tại phân xưởng sợi B
-TK627.3-CPCNTTSX tại phân xưởng sợi Y
-TK627.4-CPCNTTSX tại phân xưởng dệt
-TK627.5-CPCNTTSX tại phân xưởng tẩy, nhuộm.
-TK627.6-CPCNTTSX tại phân xưởng cắt may.
*Chi phí nhân viên phân xưởng.
Biểu 05: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
TK 334 Phải trả CNV TK 338-Phải trả phải nộp khác Số
+Chi phí nhân viên phân xưởng ở công ty bao gồm: Toàn bộ tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng quản lý xí nghiệp như: Giám đốc, Phó Giám đốc, nhân viên kinh tế…
+Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ cũng được tính như đối với chi phí nhân công trực tiếp. Đối với nhân viên phân xưởng, việc tính lương cho bộ phận này dựa trên hình thức trả lương theo thời gian, lượng thời gian được xác định căn cứ vào bảng chấm công, mức độ hoàn thành công việc, chức vụ, trình độ chuyên môn của từng người.
Lương thời gian Hệ số lương x Mức độ tối thiểu x
Số ngày nghỉ trong tháng
22 ngày công Đối với nhân viên phân xưởng ngoài lương thời gian còn có các khoản tiền nghỉ lễ, thưởng….
Tiền lương nghỉ hưởng 100% Hệ số lương x Mức độ tối thiểu x
Số ngày nghỉ trong tháng
Tương tự như cách tính CPNCTT Dưới các xí nghiệp nhân viên kinh tế sau khi tính toán tiền lương, phụ cấp lương và các khoản khác sẽ tiến hành lập bảng thanh toán, kế toán tiền lương kiểm tra lại số liệu trên bảng để làm cơ sở lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH (biểu số 05) Số liệu trên bảng phân bổ được dùng để ghi vào bảng kê số 04 –TK627 (Biểu số 08)
Biểu số 08 Bảng kê số 4 (Trích TK 627)
*Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ.
-Chi phí vật liệu dùng cho sửa chữa: Bao gồm chi phí về vật liệu phụ, gang, thép, đồng….chi phí về nhiên liệu như: Than amoniac…chi phí phụ tùng thay thế như: máy, budi, bi… dùng cho sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ.
-CCDC là những chi phí về CCDC dùng cho nhu cầu chung ở các xí nghiệp SX Loại chi phí này được hạch toán vào TK 6273 và được mở chi tiếttheo từng xí nghiệp.
Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho trong tháng, tiến hành tập hợp, phân loại để lập bảng phân bổ NL, VL và CCDC (Biểu số 02)
*Chi phí khấu hao TSCĐ.
Hiện nay, công ty Dệt kim Đông xuân Việt Nam thực hiện việc trích khấu hao TSCĐ theo quyết định số 1062.TC/QĐ/CSTC ngày 14/01/1996 của Bộ trưởng BTC Căn cứ vào nguyên giá TSCĐ của công ty đã được các cơ quan chủ quản thông qua như sau: 15 năm đối với máy móc thiết bị, 50 năm đối với nhà xưởng vật liệu kiến trúc Phương pháp khấu hao mà công ty sử dụng là phương pháp khấu hao đường thẳng theo công thức sau:
Mức khấu hao cơ bản của TSCĐ trong năm
Nguyên giá Thời gian sử dụng
Mức khấu hao phải tính bình quân Mức khấu hao cơ bản của TSCĐ trong năm
Dựa vào phương pháp khấu hao trên, kế toán tiến hành tập hợp tính toán để lập bảng tính KHTSCĐ (Biểu số 09), chi tiết theo từng nơi sử dụng, Phân xưởng sợi A, phân xưởng sợi B, Phân xưởng sợi C, Phân xưởng dệt, Phân xưởng may, phân xưởng tẩy nhuộm…
Biểu số 09 Bảng tính khấu hao TSCĐ
Nơi sử dụng TSCĐ tính khấu hao Công Nợ TK
Máy móc thiết bị Nhà xưởng, VKT 6274
Biểu số 10 Bảng kê số 04
Biểu số 11 Nhật ký chứng từ số 07
Phần 1: Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp
TỔNG CÔNG TY DỆT KIM ĐÔNG XUÂN VIỆT NAM
Ghi có các TK đối ứng với
Tổng hợp chi phí sản xuất của toàn công ty:
Kế toán tiến hành tập hợp và phân bổ CPSC theo 3 khoản mục: CPNCTT, CPNVLTT, CPSXC.
Căn cứ vào dòng công nợ của TK 621, 622, 627 theo từng phân xưởng trên bảng kê số 04 (biểu số 10), kế toán tổng hợp xác định công nợ của từng tài khoản trên đề ghi vào các dòng, cột phù hợp trên NKCT số 7 (Biểu số 11), đông thời chuyển vào sổ cái TK154 (Biểu số 13)
DỆT KIM ĐÔNG XUÂN VIỆT NAM
Ghi có các TK đối ứng với TK nợ này
Số dư cuối kỳ Nợ Có 188.032.539.938
Hà nội, ngày 10 tháng 3 năm 2007
Người ghi sổ Kế toán trưởng
Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ
Công ty Dệt kim Đông xuân áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dơ dang theo chi phí kế hoạch, tức là căn cứ vào định mức tiêu hao cho các khâu, các bước công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm dơ dang.
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ x Đơn giá hạch toán
Dựa vào biên bản kiểm kê cuối kỳ và công thức trên ta có thể tính được Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ của từng loại sản phẩm
VD: Biên bản kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang tại phân xưởng sợi A(biểu số 14).
Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp 78 3.1 Sự cần thiết của việc thực hiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Dệt Kim Đông Xuân Việt Nam ……………………………………………………………… 78 3.1.1 Sự cần thiết của việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm …………………………………………………… 78 3.1.2 Các yêu cầu của việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm …………………………………… 79 3.2 Nhận xét chung về công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại côngty Dệt Kim Đông Xuân Việt
CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.
1) KHÁI NIỆM CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ CÁCH PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT CHỦ YẾU.
1.1 Khái niệm chi phí sản xuất.
Theo các nhà nghiên cứu kinh tế thế giới” Mọi hoạt động của con người tạo mà tạo ra thu nhập là hoạt động sản xuất”, nên sản xuất của một quốc gia bao gồm cả ngành sản xuất sản phẩm dịch vụ Trong quá trình hoạt động sản phẩm kinh doanh, doanh nghiệp phải khai thác và sử dụng nguồn lao động, vật tư, tài sản, tiền vốn, để thực hiện việc sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải bỏ ra các hao phí về lao động sống và lao động vật chất hoá cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoávà các chi phí cần thiết khác mà các doanh nghiệp chỉ ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ.
1.2 Cách phân loại chi phí sản phẩm chủ yếu.
Trong doanh nghiệp, chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại có tính kinh tế, mục đích sử dụng, công dụng trong quá trình sản xuất khác nhau Để phục vụ công tác quản lý chi phí sản phẩm , phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm, kế toán cần phải phân loại chi phí sản xuất
1.2.1 phân loại chi phí sản xuất theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí
Căn cứ vào nội dung tính chất kinh tế ban đầu của chi phí sản xuất sắp xếp các chi phí phát sinh có cùng nội dung tính chất kinh tế ban đầu của một yếu tố chi phí không phân biệt công dụng kinh tế của chi phí phát sinh Theo yêu cầu chức năng, chi phí sản xuất được phân chia thành các yếu tố cơ bản sau.
Chi phí nguyên liệu vật liệu bao gồm toàn bộ giá trị của các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, CCDC xuất dùng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo.
Chi phí nhân công: Gồm toàn bộ chi phí trả cho người lao động thường xuyên hay tạm thời, về tiền lương(tiền công); các khoản phụ cấp, cho tính chất lương, tiền ăn giữa ca và các khoản trích theo lương (KPCĐ, BHXH, BHYT) trong kỳ báo cáo. Đây là khoản mục chi phí trực tiếp ở công ty liên quan đến lợi ích của người lao động Do vậy việc hạch toán đúng, đủ chi phí nhân công có ý nghĩa quan trọng trong việc tính lương, trả lương chính xác, kịp thời cho người lao động, góp phần quản lý tốt quỹ thời gian lao động và quỹ tiền lương của công ty.
Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các chi phí về nhận cung cấp dịch vụ từ các đơn vị khác phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ báo cáo như ; điện nước, điện thoại và các dịch vụ khác.
- Chi phí bằng tiền: Bao gồm các chi phí sản xuất kinh doanh chưa được phản ánh ở các chỉ tiêu trên, đã chi bằng tiền trong kỳ báo cáo như; Tiếp khách, hội họp thuê quảng cáo.
Tác dụng của phân loại này:
- Trong phạm vi quản lý vĩ mô: Khôi phục quản lý chi phí sản xuất phân tích, đánh giá tình hình thực tiễn dự toán chi phí sản xuất theo yếu tố lập kế hoạch dự trữ vật tư, kế hoạch tiền mặt, kế hoạch sử dụng lao động.
- Trong phạm vi quản lý vĩ mô: Cung cấp tài liệu để tính toán thu nhập quốc dân do có sự tách biệt giữa sự hao phí lao động vật hoá và hao phí lao động sống.
1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế( theo khoản mục kinh phí)
Căn cứ vào tiêu thức phân loại này, mỗi khoản mục chi phí sản xuất phát sinh có cùng công dụng sản xuất kinh tế, không phân biệt nội dung kinh tế của chi phí đó.
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất trong doanh nghiệp được chia làm ba khoản mục chi phí sau.
- Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: Chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm
-Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: Các khoản chi phí phải trả người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, dịch vụ như: lương, các khoản trích theo lương, tiền ăn giữa ca và tài khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ).
-Khoản mục chi phí sản xuất chung: Gồm những chi phí phát sinh tại bộ phận sản xuất (phân xưởng, xí nghiệp) ngoài hai khoản mục trên, chi phí sản xuất chung bao gồm những nội dung sau:
-Chi phí nhân viên phân xưởng -Chi phí vật liệu dùng cho phân xưởng -Công cụ, dụng cụ sản xuất
-Khấu hao TSCĐ-Chi phí dịch vụ mua ngoài-Chi phí bằng tiền khác.
+Theo mối quan hệ với sản lượng sản xuất, khoản mục chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi.