1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nguồn vốn đầu tư trong doanh nghiệp

8 283 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 234 KB

Nội dung

Câu 11: … I. NỘI DUNG VỀ NGUỒN VỐN ĐẦU TRONG DN Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải cành tranh hết sức khốc liệt để có thể tồn tại và có được chỗ đứng trên thương trường mà một trong những yếu tố quyết định cho sự thành công của doanh nghiệp là sử dụng đồng vốn hiệu quả nhất, làm thế nào huy động nguồn ngân quỹ với chi phí thấp và phương tiện thanh toán nhanh nhất….Vấn đề này đối với các doanh nghiệp nhà nước lại càng khó khăn hơn khi mà việc huy động và sử dụng vốn vẫn mang tính bao cấp. Do vậy, để có thể tồn tại và phát triển xứng đáng với vai trò đầu tàu của nền kinh tế, các DNNN phải sử dụng hợp lí nguồn lực sẵn có, cải tiến máy móc thiết bị để không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành….Và trên hết là việc huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu phát triển trong doanh nghiệp nhà nước Nguồn hình thành vốn đầu chính là phần tích luỹ được thể hiện dưới dạng giá trị được chuyển hoá thành vốn đầu đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ các nguồn tập trung và phân phối vốn cho đầu phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu chung của nhà nước và của xã hội. Bản chất: Nguồn hình thành vốn đầu chính là phần tích luỹ được thể hiện dưới dạng giá trị được chuyển hoá thành vốn đầu đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ các nguồn tập trung và phân phối vốn cho đầu phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu chung của nhà nước và của xã hội. Vai trò: Để thực hiện hoạt động đầu phát triển thì phải có vốn. Vốn là chìa khoá để thực hiện mọi mục tiêu của doanh nghiệp. Vốn có tầm quan trọng đối với hoạt động kinh tế như máu trong cỏ thể người. Vốn còn là yếu tố quan trọng đồi với sự phát triển và tăng trưởng kinh tế: Y – C – G = I Một nghiên cứu khác cũng khẳng định vai trò của vốn đầu đến tăng trưởng và phát triển kinh tế, đó là hệ số ICOR= Vốn đầu tư/ GDP do vốn tạo ra. Từ đó suy ra: Mửc tăng GDP= Vốn đầu tư/ ICOR Huy động:Nguồn vốn trong Dn có rất nhiều hình thức huy động trong đó có thể đc chia thành 3 nguồn chính:nguồn vốn chủ sở hữu,nguồn vốn vay(vốn nợ) và tín dụng thuê mua. 1.Nguồn vốn chủ sở hữu gồm:vốn ban đầu;vốn từ lợi nhuận ko chia(lợi nhuận chưa phân phối);& phat hành cổ phiếu Về vốn ban đầu: Khi doanh nghiệp được thành lập bao giờ chủ doanh nghiệp cũng phải có một số vốn ban đầu nhất định, do các cổ đông_ chủ sở hữu góp. Khi nói đến nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao giờ cũng phải xem xét hình thức sở hữu của doanh nghiệp đó, vì hình thức sở hữu sẽ quyết định tính chất và hình thức tạo vốn của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp nhà nước, vốn góp ban đầu chính là vốn đầu của nhà nước. Chủ sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước chính là nhà nước.Đối với doanh nghiệp ngo ài NN, theo luật doanh nghiệp chủ sở hữu phải có số vốn cần thiết để xin đăng ký thành lập doanh nghiệp. Mỗi một cổ đông đóng góp là một chủ sở hữu của công ty và chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên giá trị cổ phần mà họ nắm giữ. Tuy nhiên, các công ty cổ phần cũng có một số dạng tương đối khác nhau do đó, cách thức huy động vốn của các công ty này cũng khác nhau. Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia: Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia là bộ phận lợi nhuận được sử dụng tái đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,là một phương thức tạo nguồn tài chính quan trọng và khá hấp dẫn của các doanh nghiệp, vì doanh nghiệp giảm đước chi phí, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài.Để có được lợi nhuận để lại thì trước tiên doanh nghiệp phải đang hoạt động, có lợi nhuận và được phép tiếp tục đầu tư. Đối với doanh nghiệp nhà nước việc tái đầu còn phụ thuộc vào chính sách tái đầu của nhà nước.Đối với công ty cổ phần việc để lại lợi nhuận liên quan đến một số yếu tố nhạy cảm. Đó là mối quan hệ giữa việc chi trả cổ tức và giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư. Khi công ty để lại lợi nhuận, tức là cổ đông không được nhận cổ tức, bù lại họ có quyền sở hữu số cổ phần tăng lên của công ty. Như vậy, giá trị ghi sổ của các cổ phiếu sẽ tăng lên cùng với việc tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ. Điều này một mặt khuyến khích cổ đông giữ cổ phiếu lâu dài, nhưng mặt khác dễ làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu trong thời kì trước mắt (ngắn hạn) do cổ đôg chỉ nhận được một phần cổ tức nhỏ hơn. Nếu tỷ lệ chi trả cố tức thấp, hoặc số lãi ròng không đủ hấp dẫn thì giá cổ phiếu có thể bị giảm sút.Khi giải quyết vấn đề này cần lưu ý một số yếu tố có liên quan như:Tổng số lợi nhuận ròng trong kỳ;Mức chia lãi trên một cổ phiếu của các năm trước;Sự xếp hạng cổ phiếu trên thị trường và tính ổn định của thị giá cổ phiếu của công ty, tâm lý và đánh giá của công chúng về cổ phiếu đó;Hiệu quả của việc tái đầu tư. Phát hành cổ phiếu: Là hoạt động tài trợ dài hạn của doanh nghiệp và là nguồn tài chính dài hạn rất quan trọng của doanh nghiệp.Cổ phiếu có thể là:cổ phiếu thường,cổ phiếu ưu tiên, hoặc ckhoan có thể chuyển đổi. 2. Nguồn vốn nợ: gốm có phát hành trái phiếu DN;tín dụng thương mại;tín dụng ngân hàng Phát hành trái phiếu công ty.Đối với các công ty nhà nước tồn tại dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn thì không được phép phát hành cổ phiếu mà chỉ có thể phát hnàh trái phiếu. Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành.G ô m:Trái phiếu có lãi suất cố định, Trái phiếu có lãi suất thay đổi, Trái phiếu có thể thu hồi ,Chứng khoán có thể chuyển đổi, Giấy bảo đảm, Trái phiếu chuyển đổi Nguồn vốn tín dụng ngân hàng: Vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất, không chỉ đối với sự phát triển của bản thân các doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sự hoạt động và phát triển của các công ty, các doanh nghiệp đều gắn liền với các dịch vụ tài chính do các ngân hàng thương mại cung cấp, trong đó có việc cung ứng các nguồn vốn tín dụng. Không một doanh nghiệp nào không vay vốn ngân hàng hoặc không sử dụng tín dụng thương mại nếu doanh nghiệp đó muốn tồn tại vững chắc trên thương trường. Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp thường vay ngắn hạn ngân hàng để đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đảm bảo có đủ vốn cho các dự án mở rộng hoặc đầu chiều sâu của doanh nghiệp.Vốn tín dụng NH có thể chia thành nhiều loại:vay ngắn hạn,dài hạn,trung hạn:vay để đtu TSCD. Đtu TSLD,vay theo dự án…Tuy nhiên nguồn vốn tín dụng NH cũng có nhiều hạn chế:thủ tục đi vay phức tạp, đảm bảo điều kiên cho vay,tình hình lãi suất vốn vay trên thị trường(cao thi ? thấp thì ?) Nguồn vốn tín dụng thương mại (Vốn chiếm dụng của nhà cung cấp) Tín do dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp, được biểu hiện dưới các hình thức mua bán chịu hàng hoá. Tín dụng thương mại xuất hiện là do sự tách biệt giữa sản xuất và tiêu dùng. Do đặc tính thời vụ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm khiến các doanh nghiệp phải mua bán chịu hàng hóa.Vai trò: Trong nền kinh tế thị trường hiện tượng thừa thiếu vốn ở các doanh nghiệp thường xuyên xảy ra, vì vậy hoạt động của tín dụng thương mại một mặt đáp ứng được nhu cầu vốn của các doanh nghiệp tạm thời thiếu, đồng thời giúp cho các doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hoá của mình. Mặt khác, sự tồn tại của hình thức tín dụng này giúp cho các doanh nghiệp khai thác được vốn nhằm đáp ứng kịp thời hoạt động sản xuất kinh doanh.Tuy nhiên hình thưc này còn có hạn chế đó là Dn cung cấp chỉ có g/hạn,nếu ng đi vay có nhu cầu cao hơn thi ko thể đáp ứng: khi thời hạn mà người cho vay muốn cung cấp và người đi vay có nhu cầu không phù hợp nhau thì tín dụng này không thể xảy ra;do cung cấp dưới hình thức hàng hóa, vì vậy mà doanh nghiệp chỉ có thể cung cấp được tín dụng cho một số doanh nghiệp nhất định, những doanh nghiệp cần hàng hoá đó để sử dụng cho sản xuất hoặc dự trữ để bán ra 3. Tín dụng thuê mua: Tín dụng thuê mua là hoạt động cho thuê máy móc thiết bị và các động sản khác phục vụ cho sản xuất kinh doanh được các tổ chức tín dụng mua theo yêu cầu của bên thuê. Bên thuê thanh toán tiền thuê cho tổ chức tín dụng trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thoả thuận và không được huỷ bỏ. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền sở hữu tài sản thuê, hoặc được mua lại tài sản thuê, hay tiếp tục thuê tài sản thuê theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng thuê mua. Trong suốt thời hạn thuê, quyền sở hữu tài sản cho thuê thuộc về TCTD II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA DNNN VIỆT NAM HIỆN NAY. Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích , do Nhà nước đầu 100% vốn hoặc giữ cổ phần chi phối trong doanh nghiệp để nhà nước có thể chi phối hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt các mục tiêu kinh tế - xã hội đặt ra. 1. Theo mục đích sử dụng. a. Đầu xây dựng cơ bản 1 phần lớn vốn đầu của doanh nghiệp nhà nước được sử dụng để đầu xây dựng cơ bản. Cụ thể từ năm 2001đến năm 2005 tổng lượng vốn sử dụng trên 85600 tỷ đồng, bình quân hàng năm bằng 125%, riêng năm 2006 đạt trên 30000 tỷ đồng bằng 137,8% so với năm 2005. b. Vốn lưu động bổ sung :từ năm 2001 đến năm 2005 lượng hàng tồn trữ tại các doanh nghiệp nhà nước là tương đối lớn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp khoảng từ 20% đến 25% và đang có su hướng giảm đần qua các năm . Đây là một tín hiệu tốt, nó thể hiện tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước đang trên đà phát triển, việc sản xuất và tiêu thụ ngày một thuận lợi c. Vốn đầu phát triển khác. * Đầu nghiên cứu triển khai các hoạt động khoa học công nghệ:thực tế vẫn chưa được chú trọng đầu tư, các hoạt động này chỉ chiến khoảng từ 1% đến 3% tổng lượng đầu của doanh nghiệp. * Đầu phát triển nguồn nhân lực:tự thêm * Đầu phát triển tài sản vô hình:tài sản vô hình của doanh nghiệp là 1 yêu tố quan trọng nó quyết định khả năng tiêu thụ của sản phẩm và giá cả của chúng trên thị trường. Vì lẽ đó hàng loạt các DNNN đang đầu rất mạnh tay để nâng cao giá trị tài sản vô hình trong doanh nghiệp bao gổm: thương hiệu, hoạt động marketing, quảng cáo phân phối… chiếmkhoảng từ 18% đến 22% tổng lượng đầu của doanh nghiệp * Đầu ra ngoài doanh nghiệp Việc liên doanh liên kết với các doanh nghiệp khác đang dần trở thành 1 su hướng mới trong chiến lược phát triển của các doanh nghiệp nhà nước. Hiện nay 1 bộ phận lớn các doanh nghiệp thực hiện liên doanh liên kết tạo thành những tập đoàn lớn mạnh như tập đoàn Bảo Việt, Tập đoàn pertronimex V.V… Ngoài ra 1 xu hướng khác đang hình thành và ngày càng phát triển mạnh mẽ đó là đầu ra nước ngoài. Đây là một hướng đi mới là một tín hiệu tốt cho nền kinh tế Việt Nam, nó khẳng định các doanh nghiệp nhà nước đang ngày càng lớn mạnh đủ tiềm lực kinh tế để kinh doanh ở những thị trường mới, không chỉ quẩn quanh ở “ao làng” nữa. 2. Theo nguồn gốc sở hữu vốn Vốn chủ sở hữu: Đứng trước cơ chế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt thì sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước có khi làm giảm khả năng cạnh tranh trong phần đông các DNNN. Một thực tế là, DNNN làm ăn thua lỗ, đến cuối năm 2004 chỉ còn 25% DNNN đang hoạt động có hiệu quả, “cơ chế tái bao cấp” trở thành phổ biến, việc khoanh nợ, giãn nợ, xoá nợ đã gây thiệt hại không nhỏ cho ngân sách Nhà nước, Những năm gần đây, đặc biệt từ năm 2001, số lượng DNNN được cổ phần hoá tăng đáng kể, nhưng nhìn chung việc triển khai còn khá chậm. Tính đến 31/12/2005, cả nước mới cổ phần hoá được 2.935 DNNN. Số doanh nghiệp được cổ phần hoá tăng nhiều, nhưng số vốn mới chiếm 12% tổng số vốn trong các DNNN Vốn n ợ: Theo báo cáo của Bộ Tài chính, năm 2007, tổng vốn chủ sở hữu của 70 tập đoàn, tổng công ty nhà nước là 323 nghìn tỷ đồng, nhưng số vốn huy động của các doanh nghiệp này đã lên tới hơn 448 nghìn tỷ đồng, gấp 1,4 lần vốn chủ sở hữu. Một số tập đoàn, tổng công ty có hệ số vay nợ trên vốn chủ sở hữu quá cao. Có 28/70 tập đoàn, tổng công ty còn đầu vốn ra ngoài doanh nghiệp, chủ yếu vào lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm với giá trị hơn 23.344 tỷ đồng, gấp 8,7 lần vốn chủ sở hữu. tín dụng thuê mua: tìm hiểu thêm . vai trò của vốn đầu tư đến tăng trưởng và phát triển kinh tế, đó là hệ số ICOR= Vốn đầu tư/ GDP do vốn tạo ra. Từ đó suy ra: Mửc tăng GDP= Vốn đầu tư/ ICOR Huy động :Nguồn vốn trong Dn có rất nhiều. có hiệu quả nguồn vốn đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước Nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tích luỹ được thể hiện dưới dạng giá trị được chuyển hoá thành vốn đầu tư đáp ứng. nhiều hình thức huy động trong đó có thể đc chia thành 3 nguồn chính :nguồn vốn chủ sở hữu ,nguồn vốn vay (vốn nợ) và tín dụng thuê mua. 1 .Nguồn vốn chủ sở hữu gồm :vốn ban đầu ;vốn từ lợi nhuận ko chia(lợi

Ngày đăng: 30/05/2014, 08:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w