1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mot so bien phap thuc day tieu thu xang dau va 70007

76 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 134,37 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU VỀ XÍ NGHIỆP BÁN LẺ XĂNG DẦU – CÔNG TY XĂNG DẦU KHU VỰC II (3)
    • 1. Lịch sử hình thành và phát triển của xí nghiệp (3)
    • 2. Chức năng và nhiệm vụ của xí nghiệp bán lẻ xăng dầu (4)
      • 2.1 Chức năng (4)
      • 2.2 Nhiệm vụ (4)
    • 3. Cơ cấu tổ chức và quản lý của xí nghiệp bán lẻ xăng dầu (5)
      • 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của xí nghiệp (0)
      • 3.2 Các phòng ban và chức năng các phòng ban (6)
        • 3.2.1 Ban Giám đốc (6)
        • 3.2.2 Phòng tổ chức hành chính (6)
        • 3.2.3 Phòng Kinh Doanh (7)
        • 3.2.4. Phòng kế toán – tài vụ (8)
        • 3.2.5. Phòng kỹ thuật (10)
        • 3.2.6 Các của hàng xăng dầu trực thuộc (11)
        • 3.2.7 Mạng lưới đại lý bán lẻ xăng dầu (13)
        • 3.2.8 Trạm sửa chữa và lắp đạt (14)
    • 4. Đặc điểm nghành nghề, hoạt động kinh doanh của xí nghiệp (14)
      • 4.1. Mặt hàng kinh doanh của xí nghiệp (14)
      • 4.2. Đặc diểm mặt hàng kinh doanh của xí nghiệp (15)
      • 4.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp (16)
        • 4.3.1 Về phương thức kinh doanh (16)
        • 4.3.2 Đặc điểm về nguồn vốn (17)
        • 4.3.3 Đặc điểm về lao động (18)
      • 4.4 Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận (20)
      • 5.1 Thị trường tiêu thụ xăng dầu tại TP.HCM và một số tỉnh lân cận (22)
      • 5.2 Tình hình cạnh tranh (25)
        • 5.2.1 Tổng quan tình hình cạnh tranh của xí nghiệp bán lẻ xăng dầu (25)
        • 5.2.2 Các đối thủ cạnh tranh trong nghành (26)
        • 5.2.3 Khách hàng (27)
        • 5.2.4 Nhà cung ứng (27)
        • 5.2.5 Đối thủ tiềm ẩn mới (28)
        • 5.2.6 Sản phẩm thay thế (28)
    • I. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp (29)
      • 1. Thực trạng tiêu thụ các loại sản phẩm của Xí nghiệp (29)
        • 1.1 Tình hình tiêu thụ (29)
        • 1.2 Tình hình thiêu thụ theo phương thức bán hàng (33)
      • 2. Tình hình tiêu thụ của các cửa hàng trực thuộc Xí nghiệp (35)
        • 2.1 Đánh giá về mạng lưới cửa hàng (35)
      • 3. Tiêu thụ qua hệ thống các đại lý xăng dầu (41)
        • 3.1 Đánh giá chung về các đại lý (41)
        • 3.2 Đánh giá tiêu thụ qua hệ thống các đại lý (42)
      • 4. Chính sách giá cả và ưu đãi của Xí nghiệp (43)
    • II. Thực trạng công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp bán lẻ (48)
      • 2. Quản lý hệ thống kênh tiêu thụ (53)
      • 3. Quản lý hoạt động bán hàng (55)
      • 4. Nhận xét (56)
  • CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM (29)
    • I. Định hướng sản xuất kinh doanh của công ty (59)
      • 1. Phương hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty (59)
    • II. Biện pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu – Công ty Xăng dầu Khu vực (60)
      • 1. Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý tiêu thụ và đội ngũ nhân viên làm công tác tiêu thụ hàng hóa (60)
      • 2. Hoàn thiện hệ thống thu thập và xử lý thông tin thị trường (62)
      • 3. Quản lý chặt chẽ công tác lập kế hoạch tiêu thụ (63)
      • 4. Phát triển và mở rộng các cửa hàng của Xí nghiệp (65)
      • 5. Xây dựng cơ cấu mặt hàng phù hợp (66)
      • 6. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm (67)
      • 7. Về vấn đề giá cả (68)
      • 8. Chính sách đối với đại lý bán lẻ (69)
      • 9. Tăng cường công tác quảng cáo, khuyến mãi (70)
      • 10. Tổ chức lại sản xuât kinh doanh (71)
  • KẾT LUẬN (72)

Nội dung

GIỚI THIỆU VỀ XÍ NGHIỆP BÁN LẺ XĂNG DẦU – CÔNG TY XĂNG DẦU KHU VỰC II

Lịch sử hình thành và phát triển của xí nghiệp

Công ty xăng dầu khu vực II được thành lập theo quyết định QĐ222/TVT-QĐ ngày 24/07/1975 của Tổng Cục vật tư và sau đó được Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam chính thức công nhận theo quyết định số 40/QĐ của Bộ Tài Chính.

Ngày 01/04/1976 Bộ Vật Tư có quyết định 82/VT-QĐ bổ sung hoàn chỉnh chức năng nhiệm vụ tổ chức bộ máy Công Ty Xăng Dầu Khu Vực II. Hiện nay Công ty là một đơn vị trực thuộc Tổng Công Ty xăng dầu Việt Nam thuộc Bộ Thương Mại.

Cùng với sự phát triển khoa học kĩ thuật và nền kinh tế thị trường, nhu cầu sử dụng nguồn nhiên liệu xăng dầu ngày càng gia tăng Nắm bắt được xu thế trên, Công Ty Xăng Dầu Khu Vực II tất yếu phải mở rộng mạng lưới kinh doanh phục vụ nhu cầu xã hội mà đó cũng là biện pháp mở rộng cạnh tranh và phát triển Trong bối cảnh đó, xí nghiệp bán lẻ xăng dầu ra đời và hoạt động dưới sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Công Ty Xăng Dầu Khu Vực II.

Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu được thành lập theo quyết định số 182/XDKV-QĐ ngày 14/07/1989 của Tổng Công Ty Xăng Dầu Việt Nam Xí nghiệp là một đơn vị kinh tế hạch toán theo chế độ hạch toán nội bộ dưới sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của Công Ty Xăng Dầu Khu Vực II.

Sự ra đời của xí nghiệp bán lẻ xăng dầu xuất phát từ thực trạng của quá trình đổi mới cơ chế kinh tế của cả nước nói chung và của ngành xăng dầu nói riêng Chủ trương của Nhả nước là xóa bỏ dần hình thức bao cấp về giá xăng dầu cho các đơn vị kinh doanh cũng như các đơn vị hành chính sự nghiệp theo hình thức chỉ tiêu hạch toán hàng năm sang hạch toán kinh tế.

Xí Nghiệp Bán Lẻ Xăng Dầu được hình thành, đây là chủ trương kịp thời của Tổng Công Ty Xăng Dầu nhằm khắc phục những tình trạng yếu kém trong khâu điều hành và quản lý mạng lưới phân phối của cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên thị trường thành phố Hồ Chí Minh do Công Ty Xăng Dầu KhuVực II trực tiếp quản lý, để nhanh chóng tham gia vào lĩnh vực kinh doanh xăng dầu cạnh tranh với các đơn vị khác trên thị trường.

Chức năng và nhiệm vụ của xí nghiệp bán lẻ xăng dầu

Xí nghiệp là một doanh nghiệp Nhà Nước có chức năng bán lẻ xăng dầu, các sản phẩm hóa dầu và các dịch vụ kinh doanh khác phục vụ hỗ trợ cho các hoạt động tài chính.

Xí nghiệp được quyền sử dụng con dấu riêng, được quyền mở tài khoản ở ngân hàng, được chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện các mặt hoạt động theo phân cấp đúng pháp luật

Xí nghiệp được quyền ký các hợp động kinh tế và thực hiện chế độ hạch toán kế toán phụ thuộc.

Xí nghiệp có nhiệm vụ quy hoạch và mở rộng mạng lưới cung ứng của các của hàng bán lẻ xăng dầu, các đại lý trong và ngoài thành phố nhằm phát huy thế mạnh và tăng doanh số bán hàng.

Tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư, tổ chức kỹ thuật, tổ chức lao động phù hợp với phân cấp của công ty phục vụ hiệu quả công tác kinh doanh.

Tổ chức hạch toán theo đúng chế độ của nhà nước, nhằm duy trì đủ các báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của công ty nhằm quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả tài sản cố định vật tư.

Phó Giám đốc kinh doanh

Phó Giám đốc hành chính Phó Giám đốc kĩ thuật

Phòng kế toán tài vụ

Phòng tổ chức hành chính

CÁC CỬA HÀNG XĂNG DẦU

Tích cực cải tiến, áp dụng khoa học kỹ thuật để không ngừng nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, hoàn thành tốt nhiệm do công ty đề ra.

Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ đối với nhà nước và không ngừng nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.

Cơ cấu tổ chức và quản lý của xí nghiệp bán lẻ xăng dầu

3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của xí nghiệp

3.2 Các phòng ban và chức năng các phòng ban

Ban giám đốc gồm có: 01 Giám đốc và 03 phó giám đốc (01 phó giám đốc kinh doanh; 01 phó giám đốc tài chính; 01 phó giám đốc kĩ thuật)

- Chịu trách nhiệm trước Công ty Xăng dầu Khu vực II về việc quản lý và điều hành mọi hoạt động của xí nghiệp bán lẻ xăng dầu.

- Trực tiếp chỉ đạo công tác, kế hoạch thanh tra, bảo vệ, tổ chức cán bộ thi đua khen thưởng, đào tạo, quản lý kĩ thuật và công tác tài chính Thực hiện những quy định của Đảng và Nhà nước ban hành trong hợp tác liên doanh, liên kết, quan hệ với các quần chúng.

- Quyết định các mục tiêu đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật, sửa chữa lớn, công tác kinh doanh( kế hoạch kinh doanh, phương thức kinh doanh, khung giá, )

- Ban hành các quy chế về mặt quản lý cơ sở đề xuất, kiến nghị của các Phó Giám đốc được phân công.

Phó Giám đốc xí nghiệp

- Các Phó Giám đốc giúp các Giám đốc chỉ đạo xây dựng các biện pháp, tổ chức hoàn thiện tốt kế hoạch kinh doanh mà Công ty giao trên các mặt công tác được phân công.

3.2.2 Phòng tổ chức hành chính

Gồm có: 01 trưởng phòng; 02 phó phòng và các bộ phận nghiệp vụ Có các chức năng tham mưu giám đốc về:

- Công tác tổ chức cán bộ, tiền lương, thực hiện đầy đủ mọi chế độ chính sách của Nhà Nước và nghĩa vụ với cán bộ - công nhân viên đáp ứng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp

- Xậy dựng các nội quy, chế độ, thể lệ liên quan đến bộ máy quản lý của xí nghiệp.

- Xây dựng định mức lao động, kiểm tra việc phân công và phối hợp của công tác trong các phần hành nghiệp vụ Tuyển dụng lao động theo nhu cầu công việc, quản lý các hồ sơ lý lịch của cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp Thể hiện chế độ tiền lương, thưởng và phúc lợi.

- Tổ chức hướng dẫn kiểm tra việc chấp hành các chế độ chính sách, lao động tiền lương, hưu trí mất sức của Nhà nước ban hành.

- Tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ nghiên cứu đề xuất giám đốc về khen thưởng và kỷ luật đối với CB - CNV cuả Xí nghiệp.

- Quản lý tài sản, công cụ lao động của xí nghiệp, lập kế hoạch trang bị hàng năm cho các phòng ban và các cửa hàng xăng dầu trực thuộc

- Tiếp nhận, chuyển giao các công văn, lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo đúng luật của nhà nước, quản lý công tác văn thư , lưu trữ, con dấu và hệ thống thông tin liên lạc.

- Chịu trách nhiệm về công tác bảo vệ an ninh, bảo mật và thanh tra của

Xí nghiệp trong lĩnh vực hoạt động tổ chức Xí nghiệp.

Gồm 01 trưởng phòng; 02 phó phòng và các bộ phận nghiệp vụ

- Tổ chức chỉ đạo thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh theo đúng luật pháp của nhà nước và các quy định phân cấp của cơ quan cấp trên có hiệu quả

- Hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trong xí nghiệp (kể cả Đại lý bán lẻ xăng dầu) thực hiện theo đúng nguyên tắc, quy chế quản lý của Công ty, Xí nghiệp.

- Tham mưu cho Giám đốc xây dựng các phương án mở rộng và phát triển doanh nghiệp.

- Xây dựng kế hoạch phương án kinh doanh từng năm, quý, tháng trình giám đốc phê duyệt và triển khai thực hiện đảm bảo đúng nguyên tắc, hiệu quả nhằm không ngừng củng cố và phát triển doanh nghiệp.

- Tổ chức tiếp thị quảng cáo, thu thập thông tin giá cả thị trường và nhu cầu sử dụng xăng dầu đồng thời kiểm tra hướng dẫn việc sử dụng sản phẩm nhằm chiếm lĩnh thị trường và thu hút khách hàng.

- Nghiên cứu và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế theo đúng phát luật quy định

- Tổ chức thống kê, theo dõi quản lý chặt chẽ hàng hóa kinh doanh, báo cáo kịp thời chính xác, tổng hợp, phân tích đánh giá kết quả kinh doanh của

- Thường xuyên kiểm tra hướng dẫn việc thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tại các cơ sở, đại lý bán lẻ trong mạng lưới kinh doanh của xí nghiệp.

- Có trách nhiệm thực hiện đầy đủ mọi chế độ chính sách của nhà nước, của cơ quan đối với người lao động.

- Được ủy quyển ký các văn bản chứng từ thuộc nghiệp vụ kinh doanh của phòng.

3.2.4 Phòng kế toán – tài vụ

Gồm 01 trưởng phòng, 02 phó phòng và các bộ phận nghiệp vụ.

- Triển khai thực hiện công tác kế toán – tài vụ của xí nghiệp theo đúng pháp luật của nhà nước, những quy định phân cấp của cơ quan cấp trên, đồng thời chủ động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp đạt được hiệu quả.

- Hướng dẫn kiểm tra các phòng ban, đơn vị thực hiện tốt kết quả kinh doanh, kế toán tài chính, nghiêm chỉnh chấp hành đầy đủ pháp lệnh kế toán và thống kê, các chế độ, thể lệ của Nhà Nước về quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn.

- Có nhiệm vụ chỉ đạo thống nhất công tác kế toán và thống kê,kiểm tra kiểm sát kinh tế tài chính ở xí nghiệp theo đúng điều lệ tổ chức kế toán của Nhà Nước.

- Căn cứ kế hoạch được giao, hàng năm xây dựng kế hoạch tài chính của Xí nghiệp và triển khai thực hiện kế hoạch được duyệt của Xí nghiệp

Đặc điểm nghành nghề, hoạt động kinh doanh của xí nghiệp

4.1 Mặt hàng kinh doanh của xí nghiệp

Căn cứ vào phân cấp của công ty xăng dầu khu vực 2 trong văn thư số 156/XDKV- QD ngày 18/02/1993 Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu thực hiện bán hàng qua 2 kênh, đồng thời tổ chức các loại hình dịch vụ đẻ hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh cụ thể như sau :

▪ Tổ chức bán lẻ trực tiếp tại CHXD trực thuộc và bán qua hệ thống các sản phẩm xăng dầu:

- Xăng oto cac loại (Mogas 90-92-95)

- Dung môi (xăng công nghệ )

- Các loại dầu nhớt động cơ đặc chửng

- Mỡ máy bôi trơi và mỡ máy bảo quản.

▪ Tổ chức các loại hình dịch vụ tại CHXD trực thuộc

- Dịch vụ rửa xe, vô dầu mỡ tại các cửa hàng xăng dầu.

- Dịch vụ sửa chữa, cân chỉnh động cơ cho các lọai xe ô tô.

- Bán buôn bán lẻ các thiết bị nghành xăng dầu, thực hiện việc bảo trì, bảo dưỡng các loại trụ bơi trơn cho khách hàng theo yêu cầu.

- Kinh doanh vật liệu xậy dựng, bách hóa, nước giải khát phục vụ cho khách hàng khi mua xăng.

4.2 Đặc diểm mặt hàng kinh doanh của xí nghiệp

Sản phẩm xăng dầu là loại nhiên liệu sử dụng cho hầu hết các động cơ các ngành công nghiệp Đặc tính của nó là :

- Dễ cháy khi gặp lửa, dễ gây nổ khi gặp áp suất nén cao.

- Để đảm bảo tính chất an toàn cho máy móc khi sử dụng, tính lý hóa và kỹ thuật tuân thủ theo đúng quy định quốc tế về sản phẩm Xăng dầu – hóa chất

- Xăng dầu là sản phẩm dễ cháy nổ vì thế điều kiện tồn trữ và di chuyển khá phức tạp đòi hỏi các phương tiện vận chuyển ,cơ sở vật chất chuyên ngành phù hợp

- Quy trình quản lý phức tạp và tốn kém nhiều chi phí

4.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp

4.3.1 Về phương thức kinh doanh

Hoạt động kinh doanh của xí nghiệp thuộc 2 kênh : Kênh bán lẻ tại các cửa hàng xảng dầu trực thuộc và kênh bán lẻ qua đại lý

 Bán lẻ tại các cửa hàng xăng dầu

Kênh bán lẻ trực tiếp phục vụ nhu cầu khách hàng sử dụng cho phương tiện giao thông tại cửa hàng bán lẻ của Công ty Sản lượng xuất bán trên kênh bán lẻ trực tiếp chiếm 14% sản lượng xuất bán trực tiếp của Công ty với cơ cấu mặt hàng chủ yếu là Xăng và Diesel.

- Hệ thống cửa hàng bán lẻ của Công ty có mặt đều khắp các quận huyện tại TP.HCM phục vụ nhu cầu tiêu dùng của khách 24/24 với các hình thức

* Bán lẻ theo giá niêm yết thu tiền ngay : Bán lẻ cho tiêu dùng xã hội

(hệ thống cửa hàng bán lẻ của XNBL).

* Bán lẻ theo giá niêm yết thu tiền trước (dịch vụ cấp lẻ): áp dụng cho những khách hàng mua hàng và thanh toán tiền trước, gửi lô hàng đã mua tại cửa hàng để nhận dần theo giá bán lẻ tại thời điểm lập hóa đơn.

* Bán lẻ khác với giá niêm yết, thu tiền trước (bán lẻ giảm giá ): là phương thức bán cho các khách hàng có nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu ổn định, có ký hợp đồng với XNBL.

* Bán lẻ theo giá niêm yết, thu tiền sau (bán lẻ trả chậm ): là phương thức bán cho khách hàng nhận hàng trước, thanh toán tiền sau và có ký hợp đồng trả chậm với XNBL.

 Bán qua các đại lý

Xí nghiệp áp dụng hình thức đại lý bao tiêu và đại lý tự tổ chức bán lẻ tại cửa hàng của mình.

- Kênh bán Tổng đại lý: Đại lý phục vụ khách hàng và các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận Sản lượng xuất bán trên kênh bán Tổng đại lý - Đại lý chiếm 30% sản lượng xuất bán trực tiếp của Công ty với cơ cấu mặt hàng chủ yếu là Xăng và Diesel.

- Khách hàng của Công ty trên kênh bán tổng đại lý có 10 đơn vị - kênh bán đại lý gồm 73 đại lý - chiếm 25% thị phần tại thành phố Hồ Chí Minh Đây là nhóm khách hàng quan trọng góp phần tích cực trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh của Công ty - giúp Công ty phát triển thị phần ở những vùng thị trường mới.

- Khi có nhu cầu khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Công ty và sẽ nhận được sự phục vụ đầy đủ đảm bảo hoàn toàn về số lượng - chất lượng - tiến độ cung ứng cũng như được hưởng các chính sách về thù lao - chiết khấu cùng các dịch vụ chăm sóc khách hàng của Công ty

4.3.2 Đặc điểm về nguồn vốn

Bảng 1.2: Tình hình nguồn vốn của Xí nghiệp giai đoạn 2006 - 2008 Đvt: 1000.000 đồng

Năm Tổng số vốn Vốn cố định Vốn lưu động

Giá trị Tỉ trọng Giá trị tỉ trong

( Nguồn: Báo cáo tài chính Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta nhận thấy tổng số vốn của công ty đều tăng qua các năm và có sự thay đổi khá nhỏ tỷ trọng giữa vốn cố định và vốn lưu tăng 2,17% so với năm 2007 Về cơ cấu vốn, vốn cố định năm 2007 tăng 9.742,832 triệu đồng Nguyên nhân là do những năm gần đây công ty đã liên tục đầu tư cho các cửa hàng, nâng cấp bể chứa cột bơm hiện đại đạt tiêu chuẩn khu vực Tuy nhiên năm 2008 đã không có sự đầu tư nguyên nhân là năm 2007 Xí nghiệp đã làm ăn thua lỗ, và năm 2008 là một năm biến động lớn về giá cả xăng dầu nên Xí nghiệp đã dồn nguồn lực sang lĩnh vực khác quan trọng Vốn lưu động tăng đều trong năm 2007, 2008.

4.3.3 Đặc điểm về lao động

Bảng 1.3: Cơ cấu lao động tại Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu Đvt: người

Số lượng (người) Tỉ trọng

Tỉ trọng (%) lượngSố (người) trọngTỉ (%)

(Nguồn: Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu)

Từ năm 2006 đến nay tổng số lao động của Công ty tăng lên ngày càng nhiều Năm 2006tổng số lao động của Xí nghiệp là 945 lao động, năm 2007 là:964 lao động tăng 19 người so với năm 2006, năm 2008 là: 975 lao động tăng 11 lao động so với năm2007 Nguyên nhân sự gia tăng lao động của Xí nghiệp là do Xí nghiệp đang có xu hướng mở rộng hoạt động sản suất kinh doanh và cần thêm lao động để tìm hiểu phân tích tình hình thị trường.

Qua bảng cơ cấu lao động, ta nhận thấy tỷ lệ lao động có chuyên môn, trình độ đại học chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số lao động của công ty cụ thể năm 2006 chiếm 19,15%; năm 2007chiếm: 20.12 % và năm 2008 chiếm: 19.90% Hơn nữa, số lượng lao động có chuyên môn, trình độ đại học đều tăng qua các năm Nguyên nhân chính là do đặc điểm của Xí nghiệp cạnh tranh trong môi trường ngày càng khốc liệt, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường, tốc độ tăng trưởng trên địa bàn ngày càng cao Do đó, đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ nhân viên có kiến thức nghiệp vụ giỏi, khả năng giao tiếp đàm phán tốt, có khả năng lôi kéo khách hàng Số lượng lao động thời vụ ngày càng giảm đây là lao động được thuê để bán tại các cửa hàng Số lao động này chủ yếu là những người mới học hết cấp III, một số người mới học hết cấp II Song tỷ lệ lao động này hàng năm lại giảm đi rõ rệt cụ thể: năm 2006 chiếm: 15.66%, năm 2007 chiếm 12.86 % giảm 2.8% so với năm 2006 và sang năm 2008 chỉ còn 12.72 % giảm 0.15% so với năm 2007.Nguyên nhân là do những năm qua công ty đã không ngừng tổ chức bồi dưỡng nâng cao chuyên môn cho cán bộ công nhân của công ty để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.

4.4 Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận

Bảng 1.3: Đánh giá tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận Đvt: 1.000 đồng

Kinh doanh xăng dầu 2.268.142.750 3.075.216.870 135,58 3.527.148.526 114,70 4.586.724.852 130,04 Dầu mỡ nhờn, hóa chất 24.785.120 26.421.605 106,60 31.570.015 119,49 41.280.472 130,76 Kinh doanh Gas 5.621.480 9.128.520 162,39 12.970.256 142,08 11.085.296 85,47

Kinh doanh xăng dầu 71.250.126 80.675.480 113,23 87.248.150 108,15 98.236.125 112,59 Dầu mỡ nhờn, hóa chất 1.421.386 1.368.867 96,31 2.050.178 149,77 2.512.740 122,56

Kinh doanh xăng dầu 21.290.000 23.444.200 110,12 -4.172.925 -17,80 4.115.735 -98,63 Dầu mỡ nhờn, hóa chất 1.363.870 1.720.183 126,13 1.200.536 69,79 3.307.731 275,52

(Nguồn: Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu)

▪ Doanh thu năm 2005 đạt là 2.300.071.765 ngàn đồng trong đó kinh doanh xăng dầu đạt 2.268.142.750 ngàn đồng; kinh doanh dầu mỡ nhờn- hóa chất đat 24.785.120 ngản đồng; Gas đạt 5.621.480 ngàn đồng và kinh doanh dịch vụ đạt 1.522.415 ngàn đồng tương ứng chiếm tỉ trọng 98,61%; 1,08%; 0,24%; 0,07% trong tổng doanh thu.

Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp

1 Thực trạng tiêu thụ các loại sản phẩm của Xí nghiệp

Tiêu thụ có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xí nghiệp Theo quan điểm truyền thống thì tiêu thụ là làm sao bán hết sản phẩm với doanh thu tối đa và chi phí tối thiểu Do đó, để đánh giá được thực trạng tiêu thụ sản phẩm thì ta phải gắn tiêu thụ với kết quả hoạt động của Xí nghiệp. Được thành lập từ đầu những năm cải cách, mở cửa thị trường Xí nghiệp đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử cũng như chứng kiến sự phát triển đổi thay của thành phố và cả nước Là một Xí nghiệp có 100% vốn là của nhà nước, được tách ra từ Công ty Xăng dầu Khu vực II Do đó, ngay từ khi mới thành lập Xí nghiệp đã được thừa hưởng một thị trường cơ sở, đó chính là thị trường của công ty Sản phẩm thế mạnh của Xí nghiệp là xăng( Mogas92, Mogas 95 ) và dầu ( KO, DO, FO ) Ngoài ra còn có các sản phẩm là dầu mỡ nhờn, hóa chất và Gas Các sản phẩm của Xí nghiệp có chất lượng tốt do được nhập khẩu từ những nhà sản xuất có uy tín trên thế giới tuy nhiên giá cả các sản phẩm luôn cao hơn các đôi thủ Đây là một điểm yếu lớn của Xí nghiệp vì phần lớn người tiêu dùng hiện nay vẫn quan tâm đến giá cả nhiều hơn đến chất lượng đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế đang khủng hoảng như hiện nay.

Bảng 2.1: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty 2005-2008 Đvt: Lượng :M3/tấn; Tiền: 1.000.000 đồng

Diễn Giải 2006 2007 2008 so sánh 2007/2006 so sánh 2008/2007

Thực hiện Thực hiện Thực hiện Tăng/ giảm (%) Tăng/ giảm (%)

% Dầu hỏa (KO) 15.617 13.315 10.173 -2.302 85,26% -3.142 76,40% Diesel (DO) 91.300 96.085 99.562 4.785 105,24

2 Dầu mỡ nhờn, hóa chất 1.715 1.586 1.535 -129 92,48% -51 96,79%

Dầu mỡ nhờn, % hóa chất 26.422 31.570 41.280 5.148 119,49

KD dịch vụ tại CHXD 4.120 4.125 5.124 5 100,12

Dầu mỡ nhờn, % hóa chất 1.369 2.050 2.513 681 149,77

KD dịch vụ tại CHXD 2.425 32 32 -2.393 1,32% 0 100,44

Dầu mỡ nhờn, hóa chất 1.720 1.201 3.308 -520 69,79% 2.107 275,52

KD dịch vụ tại CHXD 2.615 2.016 1.983 -598 77,12% -33 98,36%

(Nguồn: Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu)

BIỂU ĐỒ BIẾN ĐỘNG TỔNG SẢN LUỢNG TIÊU THỤ ĐVT: m3/tấn

Trong năm 2007 tổng sản lượng tăng hơn năm 2006 là 11.227 m3/tấn, tương đương tăng 3,01% so với năm 2006; trong đó:

- Xăng dầu chính tăng 10.878 m3/tấn, tương ứng tăng 2,92% nhưng tỉ trọng lại giảm từ 99,36% năm 2006 xuống còn 99,28% năm 2007.

- Dầu mỡ nhờn, hóa chất giảm 129 m3/tấn, tương ứng giảm 7,52% và tỉ trọng cũng giảm từ 0,46% xuống còn 0.41%.

- Gas tăng 528m3/tấn, tương ứng tăng 78,57% và tỉ trọng đã tăng từ0,18% lên 0,31%.

Nhìn chung năm 2007 tiêu thụ các mặt hàng tăng trưởng đều so với năm 2006 tuy nhiên trong cơ cấu xăng, dầu chính thì mặt hàng xăng Moga90 đã giảm 36,923m3/tấn nguyên nhân là do từ năm 2006 xí nghiệp đã không còn đưa mặt hàng xăng này thêm vào thị trường nữa mà đây là lượng tồn kho từ năm trước còn lại Do nhu cầu sử dụng xăng chất lượng cao của người tiêu dùng đã làm cho mặt hàng Mogas92 và Mogas95 tăng mạnh

Doanh thu của Xí nghiệp chủ yếu là từ kinh doanh xăng dầu Trong năm 2007 doanh thu từ xăng dầu chiếm 98,64% tổng doanh thu của Xí nghiệp nhưng lợi nhuận lỗ 4.173 triệu đồng, trong khi doanh thu từ dầu mỡ nhờn, hóa chất chỉ chiếm 0,89% tổng doanh thu nhưng lợi nhuận thu được là 1.201 triệu đồng

Trong năm 2008 tổng sản lượng tiêu thụ tăng 19.644m3/tấn, tương đương tăng 5,08% so với năm 2007; trong đó:

- Xăng dầu chính tăng 19.262 m3/tấn tương đương tăng 5,02% ( trong đó Mogas tăng 5.704m3/tấn tương ứng tăng 2,41%; Mogas 95 tăng 9.586m3/tấn tương ứng tăng 30,74% và Diesel tăng 3.477 tương ứng tăng 3,62%) Tuy nhiên, nếu xét về tỉ trọng trong cơ cấu tổng sản lượng thì xăng dầu chính đã giảm từ 99,28% năm 2007 xuống còn 99,22% năm 2008.

- Dầu mỡ nhờn hóa chất giảm 51m3/tấn tương ứng giảm 3,21% so với năm 2007 và tỉ trọng cũng giảm từ 0,41% năm 2007 xuống còn 0,38% trong năm 2008.

- Gas đã giảm 224m3/tấn tương ứng giảm 18,67% so với năm 2007 và tỉ trọng đã giảm từ 0,31% năm 2007 xuống còn 0,24% năm 2008.

Dựa vào bảng đánh giá trên ta nhận thấy rằng mặt hàng xăng tăng đều trong các năm và tăng cao nhất là mặt hàng xăng Mogas 95 do đây là một mặt hàng có chất lượng do đó doanh nghiệp nên biết cách khai thác lợi thế của mặt hàng nay Tuy nhiên, đi kèm với sự tăng của mặt hàng xăng thì các mặt hàng dầu hỏa(KO), Mazut(FO), dầu mỡ nhờn- hóa chất, gas giảm mạnh đặc biệt là 3 mặt hàng dầu hỏa, Mazut, gas Nguyên nhân một phần là do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm giảm nhu cầu sử dụng các mặt hàng này nhưng điều đáng lo ngại hơn là do sự cạnh tranh ráo riết của các đối thủ về giá, chất lượng, mẫu mã, phương thức, chính sách bán hàng.

Với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường như hiện nay thì việc rất nhiều sản phẩm có mức tiêu thụ giảm sút đang cảnh báo với doanh nghiệp rằng thị phần có thể đang bị mất dần vào tay các đối thủ Và khi nhìn vào tỉ trọng các mặt hàng trong cơ cấu tổng sản lượng thì chỉ thấy Mogas95 tăng mạnh trong khi tất cả các mặt hàng khác đều giảm, việc mất cân đối lớn như vậy có thể là một rủi ro với doanh nghiệp nếu các đối thủ khác cũng tập trung vào mặt hàng này và làm giảm thị phần của doanh nghiệp giảm dẫn đến sự suy giảm của toàn bộ xí nghiệp.

1.2 Tình hình thiêu thụ theo phương thức bán hàng Để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trên thị trường rộng lớn, cạnh tranh khốc liệt như TP.HCM và các tỉnh lân cận cũng như để đảm bảo nhu cầu của mọi đôi tượng khách hàng Xí nghiệp đã mở ra những phương thức bán hàng với những ưu đãi và thủ tục thông thoáng hơn Đó là bán lẻ thanh toán ngay, bán lẻ trả chậm có hợp đồng, bán lẻ dịch vụ cấp lẻ, bán lẻ giảm giá.

Bảng 2.2: Tình hình bản lẻ trực tiếp theo phương pháp bán Đvt: m3/tấn

Thanh toán ngay: Là hình thức bán lẻ tại cửa hàng cho các đối tượng là người tiêu dùng trực tiếp, thanh toán ngay tại cửa hàng Trong năm 2007 bán lẻ thu tiền ngay đạt 192.471m3/tấn, tăng 5.171m3/tấn tương đương tăng 2,76% Con số này tăng đều đến năm 2008 là 201.760m3/tấn, tăng 9.289m3/tấn tương đương tăng 4,83%

Bán lẻ trả chậm (trả sau): là hình thức áp dụng với khách hàng ký hợp đồng phải có tư cách pháp nhân, hình thức thanh toán trả chậm và không có giới hạn số lượng Trong năm 2007, hình thức bán trả chậm này đạt 14.410m3/tấn, tăng 4,8% so với năm 2006 ( với tổng số khách hàng là 179 tăng 47 khách hàng) Nhưng đến năm 2008 con số này đã tăng lên khá lớn 16.764m3/tấn , tăng 2.336m3/tấn tương ứng tăng 16,21% ( số khách hàng của cửa hàng đã tăng thêm 58 khách hàng ) so với 2007.

Bán lẻ giảm giá: là hình thức áp dụng cho mọi thành phần kinh tế có tư cách phấp nhân để ký hợp đồng Có thể thanh toán ngay hoặc thanh toán chậm Giá được giảm 1,2% bán lẻ cho xăng và 1,5% cho dầu lửa và diesel. Hình thức này trong năm 2007 đã đạt được 6.425m3/tấn tăng 28,99% nhưng lại giảm đáng kể vào năm 2008 (giảm 943m3/tấn tương đương với chỉ đạt 85,32%) Nguyên nhân của tình trạng này là do thởi điểm bán giá vốn sát với giá bán lẻ nên xí nghiệp đã không thực hiện.

Bán lẻ dịch vụ cấp lẻ: là hình thức áp dụng cho đối tượng mua với số lượng lớn và gửi tại cửa hàng để lấy dần theo nhu cầu sử dụng Năm 2007, hình thức này đạt 348m3/tấn tăng 17,97% và con số này đã tăng thêm 36,78% vào năm 2008 ( 476m3/tấn).

Qua bảng phân tích ta thấy rằng khả năng xuất bán trực tiếp tăng dần qua các năm, cụ thể là tổng lượng xuất bán cửa cả năm 2007 là 213.654m3/tấn , tăng tương ứng 7.328m3/tấn tương đương tăng 3,55%; đến năm 2008 tổng sản lượng này đã tăng lên 224.464m3/tấn, tăng 10.810m3/tấn tương ứng tăng 5,06% Điều này cho thấy mức độ tăng trưởng trên địa bàn thành phố là rất lớn mặc dù chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng như sự bất ổn về giá dầu thô trên thị trường thế giới Do dó Xí nghiệp cần chú trọng đầu tư cũng mở rộng thêm các cửa hàng để bắt kịp với sự đầu tư và mở rộng của thành phố

2 Tình hình tiêu thụ của các cửa hàng trực thuộc Xí nghiệp

2.1 Đánh giá về mạng lưới cửa hàng

Các của hàng bán lẻ xăng dầu của xí nghiệp hầu hết được xây dựng từ trước năm 1975 và có địa thế thuận lợi cho việc kinh doanh xăng dầu Trong thời gian gần đây xí nghiệp đã không ngừng đầu tư, nâng cấp hiện đại hóa, đến nay các của hàng đã khang trang, hiện đại đáp ứng được nhiệm vụ kinh doanh, tạo được bộ mặt mới cho Xí nghiệp và nâng cao uy tín với khách hàng Tuy nhiên, hiện nay số cửa hàng của xí nghiệp còn ít, cụ thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 435 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, trong đó của hàng của Xí nghiệp chỉ có 62 của hàng, chiếm tỉ trọng 14,25%.

BẢNG2.3: Mạng lưới cửa hàng bán lẻ trên địa TP.Hồ Chí Minh

Stt Quận/huyện Tổng số cửa hàng

(Nguồn: Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu) Đánh giá :

Hiện nay thành phố bao gồm 22 quận huyện trong đó các cửa hàng xăng dầu của xí nghiệp nằm tại 21/22 quận huyện, duy nhất chưa có ở quận 8. Các cửa hàng chủ yếu nằm trong khu vực nội thành 13/22 quận huyện tương ứng với 37/62 cửa hàng Đây là một thuận lợi lớn của xí nghiệp để tiêu thụ sản phẩm Tuy nhiên với mật độ còn rất mỏng đặc biệt như ở Quận (2,4,7,10,12, Cần Giờ, Nhà Bè) mới chỉ có một cửa hàng, Quận10 là (1/21); Quận 11 là (2/27); Q.Bình Chánh là (3/42) và Q.Tân Bình (4/47) Qua đây thấy được thị trường trên địa bàn thành phố là rất lớn và mức độ cạnh tranh cũng rất khốc liệt. Để làm rõ hơn cho việc đánh giá ta đi phân tích số liệu về sản lượng xuất bán trong 2 năm (2007 – 2008):

Bảng 2.4 :Bảng đánh giá sản lượng xuất bán tại các CHXD theo khu vực thành phố Đvt: m3/tấn

Khu vực Số lượng Tỉ trọng(%) Số lượng Tỉ trọng(%)

- Qua bảng tổng kết sản lượng của cửa hàng theo khu vực ở trên ta nhân thấy vị thế của cửa hàng đã ảnh hưởng rất lớn đến việc xuất bán các sản phẩm của xí nghiệp Mặc dù có đến 9 cửa hàng ở quận 5 nhưng sản lượng tiêu thụ trong năm 2008 chỉ đạt 34.541 m3/tấn tương đương chiếm 14,59% trong cơ cấu tổng sản lượng Trong khi đó chỉ với 7 cửa hàng, trong năm 2008 sản lượng tiêu thụ tại đây đã đạt 42.836 m3/tấn, chiếm 18,1%, cao nhất trong các quận huyện Tuy nhiên nếu xét bình quân trên cửa hàng thì cao nhất là quận I ( chỉ có 4 cửa hàng ) nhưng doanh số đạt được là 41.539m3/tấn, chiếm 17,55% trong tổng sản lượng tiêu thụ toàn thành phố Đây là một địa bàn trọng điểm về tiêu thụ xăng dầu.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM

Định hướng sản xuất kinh doanh của công ty

1 Phương hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty

Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu là một đơn vị trực thuộc Công ty xăng dầu khu Vực II Do đó, chiến lược của xí nghiệp phải nằm trong chiến lược chung của toàn công ty.

Nhận định được rằng thị trường thành phố Hồ Chí Minh với hơn tám triệu dân và hơn 100 nghìn công ty thuộc các thành phần kinh tế (chiếm hơn 30% tổng số công ty của cả nước) đăng ký hoạt động, với tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 10%/ năm TP Hồ Chí Minh đã và đang trở thành một đầu tàu kinh tế của cả nước trên con đường phát triển và hội nhập kinh tế thế giới cùng với đó các tỉnh như Bình Dương, Đồng Nai, Lâm Đồng…vũng đang dần trở thành những khu vực kinh tế trọng điểm với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm khá cao.

Dưới sự chỉ đạo của cấp trên cùng với quá trình tìm hiểu phân tích thị trường để phát huy được hết tiềm năng của mình và những lợi thế sẵn có của Công ty Ban lãnh đạo của xí nghiệp đã đề ra:

 Chiến lược kinh doanh của xí nghiệp từ năm 2008 – 2015: Đối với xí nghiệp bán lẻ nhiệm vụ trọng tâm là tổ chức công tác bán hàng ở hai kênh bán lẻ tại cửa hàng trực thuộc và bán qua đại lý Để tăng sản lượng bán, mở rộng thị phần, khẳng định vị trí ưu thế về bán lẻ củaPetrolimex SaiGon trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh, ngoài việc thực hiện chính sách kinh doanh năng động, điều hành linh hoạt, cụ thể là phối hợp tốt Công ty – Xí nghiệp – Cửa hàng và Khách hàng để duy trì thị phần và tăng sản lượng bán, Xí nghiệp cần xây dựng định hướng phát triển lâu dài, ổn định phù hợp với chức năng nhiệm vụ và lợi thế hiện có, đó là:

- Tập trung phát triển mở rộng mạng lưới cửa hàng bán lẻ xăng dầu, đây là mục tiêu trọng tâm chẳng những trước mắt mà lâu dài và là mục tiêu sống còn của Xi nghiệp Quyết tâm đến năm 2015 Xí nghiệp có khoảng 100 cửa hàng xăng dầu.

- Đẩy mạnh kinh doanh phụ, tạo uy tín cho các sản phẩm phụ ( kinh doanh dịch vụ, các sản phẩm dầu mỡ nhờn, hóa chất, gas…để tận dụng khai thác mọi tiềm năng hiện có, hỗ trợ kinh doanh chính và tăng thu nhập, tạo việc làm cho người lao động.

- Củng cố và nâng cao vai trò trách nhiệm, chất lượng cán bộ, sắp xếp lao động hợp lý, tinh giảm bộ máy quản lý gián tiếp, xây dựng đội ngũ bán hàng văn minh lịch sự.

Tăng nhanh doanh số bán sản phẩm đồng thời tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ với cơ cấu hợp lý Từng bước phát triển mở rộng thị trường, đáp ứng kịp thời đồng bộ nhu cầu thị trường Phấn đấu năm 2009 Xí nghiệp sẽ đạt và vượt kế hoạch tiêu thụ mà ban lãnh đạo Xí nghiệp đã đề ra.

Biện pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu – Công ty Xăng dầu Khu vực

1 Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý tiêu thụ và đội ngũ nhân viên làm công tác tiêu thụ hàng hóa.

Việc quản lý thuộc trách nhiệm trực tiếp của các nhà lãnh đạo với cấp dưới Người lãnh đạo có tài, nhân viên có kĩ năng, chuyên môn, trách nhiệm thì mới có sự phối hợp hài hoà, hiệu quả.

Do đó đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động nghiên cứu thị trường cần được xây dựng và đào tạo một cách bài bản để nâng cao tính chuyên môn hoá trong công tác lập kế hoạch, biết cách sắp xếp, phân bổ nguồn nhân lực vào các nhiệm vụ khác nhau, động viên, khuyến khích, kiểm tra quá trình thực hiện nhiệm vụ của các nhân viên Do đó đòi hỏi năng lực, chuyên môn của người quản lý phải giỏi Họ phải biết tiến hành phân giao trách nhiệm cho mỗi nhân viên chịu trách nhiệm về một khu vực thị trường cụ thể, đồng thời để kích thích tính năng động nhiệt tình của họ cần có các chính sách động viên, khen thưởng cho họ.

Nhà quản lý giỏi xong chưa đủ mà còn đòi hỏi đội ngũ nhân viên cũng phải có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ nghề nghiệp, có khả năng thu thập, xử lý tốt các thông tin phản hồi từ thị trường cho các cán bộ quản lý chức năng và các phòng ban có liên quan (phòng kinh doanh).

Do đó bên cạnh bồi dưỡng cán bộ quản lý công tác tiêu thụ thì cần chú trọng đội ngũ nhân viên nghiên cứu thị trường, nhân viên bán hàng Góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu kinh doanh của mình.

Có chương trình nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý qua việc cho đi học các lớp đào tạo lại, nâng cao, học tại chức về các nghiệp vụ quản lý trong doanh nghiệp kinh doanh thương mại.

Kích thích nhân viên tự học hỏi ở các trường do họ tự chọn để nâng cao trình độ, chuyên môn.

Có chương trình khuyến khích như tăng lương, tăng bậc cho những cán bộ giỏi, kích thích họ phấn đấu nâng cao kĩ năng của mình

Gửi cán bộ đến các đơn vị bạn học hỏi hoặc cho đi học nước ngoài.

Với nhân viên nghiên cứu thị trường và nhân viên bán hàng thì có thể thường xuyên mở các lớp tập huấn, trang bị về kiến thức mới về sản phẩm, dịch vụ, cách thức thu thập, xử lý thông tin như thế nào là hiệu quả.

2 Hoàn thiện hệ thống thu thập và xử lý thông tin thị trường

Thị trường là yếu tố quyết định mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là đối với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại

Doanh nghiệp có thành công hay không thể hiện ở quy mô thị trường hiện tại và tương lai của nó, tuổi thọ của doanh nghiệp đó trên thị trường Để có thể làm đựơc điều này thì công tác nghiên cứu và dự báo thị trường, mở rộng thị trường là một trong những nhiệm vụ được coi là trọng yếu của doanh nghiệp Vì thế công tác quản lý hoạt động này là rất cần thiết và quan trọng với doanh nghiệp Kết quả của các hoạt động này sẽ là cơ sở định hướng cho các kế hoạch, chiến lược sản xuất kinh doanh, tiêu thụ thành công của doanh nghiệp Từ đó tạo ra sức sống hay lợi nhuận cho doanh nghiệp và uy tín của doanh nghiệp đó trên thị trường. Để lượng hàng bán ra ngày một tăng, ổn định, thị phần Xí nghiệp ngày một lớn thì cần tổ chức tốt hơn công tác nghiên cứu thị trường.

Xí nghiệp cần tập trung vào những vấn đề sau:

Tìm kiếm những thông tin về dung lượng thị trường, những thông tin phục vụ cho việc phân tích đánh giá dự đoán nhu cầu sử dụng sản phẩm của từng khu vực thị trường gồm: Chiến lược phát triển kinh tế của vùng trong đó đặc biệt chú ý đến tốc độ để tăng trưởng kinh tế của khu vực và tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp trong vùng Tìm kiếm thông tin về chiến lược phát triển dài hạn và ngắn hạn của khách hàng khu vực dân dụng và công nghiệp Từ những thông tin này công ty xác định được tổng nhu cầu thị trường cần sử dụng và có các biện pháp khai thác một cạch hiệu quả các phân đoạn thị trường.

Phân tích đánh giá những yếu tố kinh tế chính trị xã hội ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp: nền kinh tế tăng trưởng, chính sách đầu tư nước ngoài thông thoáng sẽ thu hút vốn đầu tư Các nhu cầu khác sẽ tăng theo dẫn đến sử dụng nhiều sản phẩm của Xí nghiệp Phân tích đánh giá điểm mạnh, yếu của các đối thủ cạnh tranh như: công nghệ tài chính, con người, mạng lưới tiêu thụ, uy tín giá cả, dịch vụ trước và sau bán hàng đánh giá được qui mô thị phần của họ, hướng đi trong tương lai của các doanh nghiệp này từ đó đề ra phương hướng cho công tác nghiên cứu thị trường, cần đào tạo và tuyển chọn những cán bộ chuyên sâu về hình thức này Những người này phải năng động nhạy bén với những diễn biến của thị trường, có đầu óc phân tích xét đoán tổng hợp và có tinh thần cao trong công việc.

Phải không ngừng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho nghiên cứu thị trường như: dụng cụ phục vụ cho việc thống kê phân tích, in ấn tài liệu như máy tính, fax, máy in Đầu tư phương tiện để có thể tiếp cận thị trường nhanh nhất chính xác nhất như điện thoại, phương tiện di chuyển, kết nối thông tin Internet.

Xây dựng hệ thống tài liệu sách báo tạp chí phục vụ cho công tác nghiên cứu.

* Tăng thị phần của Xí nghiệp

Xí nghiệp phải giữ vững thị trường hiện tại của mình với các khách hàng truyền thống Xâm nhập sâu để thoả mãn nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng trong những năm tới, đặc biệt chú ý củng cố các mối quan hệ lâu dài Ổn định các bạn hàng có nhu cầu cầu tiêu dùng xăng dầu lớn như các cơ quan, trường học, nhà máy, xí nghiệp, tổ chức trên địa bàn thành phố và lân cận…

3 Quản lý chặt chẽ công tác lập kế hoạch tiêu thụ

Hiệu quả hoạt động tiêu thụ quyết định doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp, mà để hoạt động này diễn ra hiệu quả thì công tác quản lý tiêu thụ cần phải có kế hoạch cụ thể, rõ ràng.

Lập kế hoạch tiêu thụ có vai trò hết sức quan trọng Là cơ sở cho kế hoạch kinh doanh Nó quyết định tính logic, tính hệ thống của hoạt động tiêu thụ Từ đó mà quyết định tính hiệu quả của hoạt động tiêu thụ, quyết định lợi nhuận của Xí nghiệp Do đó cần làm tốt công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.

Hiện nay công tác lập kế hoạch tiêu thụ của Xí nghiệp còn nhiều hạn chế do mới chỉ căn cứ vào tình hình tiêu thụ thực tế năm trước mà đưa ra, đôi khi nó không chính xác do môi trường, nhu cầu người tiêu dùng, thị trường luôn thay đổi nhanh chóng Do đó, lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm phải dựa trên cơ sở nhiều nguồn thông tin khác nhau như: tình hình tiêu thụ thực tế năm trước, biến động môi trường, thu nhập người tiêu dùng, đòi hỏi hiện tại của họ, chiến lược của đối thủ cạnh tranh, nguồn lực của Xí nghiệp, những khó khăn vướng mắc của Xí nghiệp khi lập kế hoạch tiêu thụ.

Trong kế hoạch phải đưa ra các vấn đề cơ bản: khu vực thị trường, nhóm khách hàng, chủng loại sản phẩm với số lượng, giá cả cụ thể.

Khi xây dựng kế hoạch cần xem xét kỹ lưỡng các vấn đề sau:

Khách hàng và khu vực thị trường mà doanh nghiệp chủ tâm hướng vào, trong đó xác định rõ quy mô thị trường, khả năng hay nhu cầu có thể thanh toán của khách hàng Đây là yếu tố quan trọng vì nội dung tiêu thụ là đưa sản phẩm tới thị trường nơi có khách hàng có khả năng thanh toán và mua hết sản phẩm của doanh nghiệp.

Ngày đăng: 13/07/2023, 05:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9.Website: http://www.petrolimexsg.com.vn/ Link
1. GS. TS. Nguyễn Thành Độ, TS. Nguyễn Ngọc Huyền, Giáo trình Quản trị kinh doanh, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội 2004 Khác
2. PGS. TS. Trương Đoàn Thể, Giáo trình Quản trị sản xuất và tác nghiệp, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân Khác
3. PGS. TS. Phạm Thị Gái, Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh, Nxb Thống kê Khác
4. PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quân, ThS. Nguyễn Vân Điềm, Giáo trình Quản trị nhân lực, Nxb Lao động xã hội Khác
5. PGS. TS. Trần Minh Hạo, Giáo trình Marketing căn bản, Nxb Thống kê - 2000 Khác
6. Báo cáo kết quả kinh doanh của Xí nghiệp bán x ăng d ầu - C ông ty x ăng d ầu Khu V ực II Khác
7. Tạp chí thương mại 8. Tạp chí kinh tế phát triển Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w