1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kế toán tscđ tại điện lực cao bằng

83 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 211,7 KB

Cấu trúc

  • PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỆN LỰC CAO BẰNG (26)
    • I. Quá trình hình thành và phát triển của Điện lực Cao Bằng (3)
    • II. Chức năng và nhiệm vụ tổ chức sản xuất kinh doanh của Điện lực Cao Bằng (5)
      • 2.1. Chức năng hoạt động (5)
      • 2.2. Nhiệm vụ tổ chức sản xuất kinh doanh (5)
    • III. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Điện lực Cao Bằng (6)
      • 3.1. Tình hình lao động (6)
      • 3.2. Tổ chức bộ máy quản lý (7)
        • 3.2.1. Ban giám đốc (8)
        • 3.2.2. Khối phòng chức năng (8)
        • 3.2.3. Khối đơn vị sản xuất (9)
        • 3.2.4. Khối chi nhánh điện (9)
    • IV. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc điểm quy trình công nghệ của Điện lực Cao Bằng (13)
      • 4.1. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh (13)
      • 4.2. Đặc điểm quy trình công nghệ (14)
    • V. Một số thành tựu của Điện lực Cao Bằng trong những năm qua và các chỉ tiêu đề ra trong năm tới (15)
      • 5.1. Một số thành tựu của Điện lực Cao Bằng trong những năm qua (15)
      • 5.2. Các chỉ tiêu đề ra của Điện lực Cao Bằng trong năm tới (15)
    • VI. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và thực hiện vận dụng chế độ kế toán của Điện lực Cao Bằng (16)
      • 6.2. Tình hình vận dụng chế độ kế toán (18)
        • 6.2.1. Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán (18)
        • 6.2.2. Chuẩn mực và Chế độ kế toán áp dụng (18)
        • 6.2.3. Các chính sách kế toán áp dụng (18)
        • 6.2.4. Danh mục tài khoản kế toán sử dụng trong quá trình hạch toán (19)
        • 6.2.5. Danh mục các chứng từ kế toán sử dụng trong quá trình hạch toán:.21 6.2.6. Danh mục sổ sử dụng trong quá trình hạch toán (22)
        • 6.2.7. Trình tự ghi sổ kế toán (23)
        • 6.2.8. Danh mục các báo cáo quyết toán (24)
  • PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI ĐIỆN LỰC (74)
    • I. Đặc điểm TSCĐ và yêu cầu nhiệm vụ của công tác quản lý, sử dụng và hạch toán TSCĐ tại Điện lực Cao Bằng (26)
      • 1.1. Đặc điểm TSCĐ tại Điện lực Cao Bằng (26)
      • 1.2. Yêu cầu, nhiệm vụ của công tác quản lý, sử dụng và hạch toán TSCĐ (26)
    • II. Phân loại và đánh giá TSCĐ tại Điện lực Cao Bằng (27)
      • 2.1. Phân loại TSCĐ (27)
      • 2.2. Đánh giá TSCĐ (30)
    • III. Chương trình quản lý và hạch toán TSCĐ trên phần mềm kế toán tại Điện lực Cao Bằng (31)
      • 3.1. Khả năng ứng dụng của chương trình (31)
      • 3.2. Mô hình chức năng hệ thống quản lý và hạch toán TSCĐ (32)
      • 3.3. Nội dung chủ yếu của việc hạch toán TSCĐ trên phần mềm kế toán (32)
    • IV. Kế toán tăng giảm TSCĐ tại Điện lực Cao Bằng (33)
      • 4.1. Kế toán tăng TSCĐ (33)
        • 4.1.1. Kế toán tăng TSCĐ do mua sắm (33)
          • 4.1.1.1. Thủ tục chứng từ (33)
          • 4.1.1.2. Tài khoản sử dụng (43)
          • 4.1.1.3. Kế toán chi tiết (43)
          • 4.1.1.4. Kế toán tổng hợp (47)
        • 4.2.1. Kế toán tăngTSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành (47)
          • 4.2.1.1. Thủ tục chứng từ (47)
          • 4.2.1.3. Kế toán chi tiết (50)
      • 4.2. Kế toán giảm TSCĐ (53)
        • 4.2.1. Thủ tục chứng từ (53)
        • 4.2.2. Tài khoản sử dụng (57)
        • 4.2.3. Kế toán chi tiết (58)
        • 4.2.4. Kế toán tổng hợp (58)
    • V. Kế toán khấu hao TSCĐ (58)
      • 5.1. Tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (58)
      • 5.2. Một số quy định của Điện lực Cao Bằng khi tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (59)
      • 5.3. Tài khoản sử dụng (60)
      • 5.4. Trích khấu hao TSCĐ (60)
      • 5.5. Các báo cáo được lập vào cuối kỳ theo quy định của Điện lực Cao Bằng (62)
    • VI. Công tác kiểm kê TSCĐ của Điện lực Cao Bằng (70)
      • 6.1. Giai đoạn I: Kiểm kê thực tế (70)
      • 6.2. Giai đoạn II: Làm báo cáo kiểm kê (71)
  • PHẦN III: MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TSCĐ TẠI ĐIỆN LỰC CAO BẰNG (0)
    • I. Nhận xét về công tác kế toán TSCĐ tại Điện lực Cao Bằng (74)
      • 1.1. Ưu điểm (74)
      • 1.2. Nhược điểm (77)
    • II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán TSCĐ tại Điện lực Cao Bằng (78)
  • KẾT LUẬN (80)

Nội dung

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỆN LỰC CAO BẰNG

Quá trình hình thành và phát triển của Điện lực Cao Bằng

Do đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và do lịch sử của tỉnh Cao Bằng nên các yếu tố đó đã ảnh hưởng nhiều tới quá trình hình thành và phát triển của Điện lực Cao Bằng.

Cao Bằng là một tỉnh miền núi vùng cao biên giới, nằm ở phía Đông bắc Bắc Bộ, xa các trung tâm kinh tế lớn của vùng Bắc Bộ nói riêng và của cả nước nói chung Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, dân cư chủ yếu là dân tộc ít người, trình độ dân trí còn thấp và không đồng đều giữa các vùng và các dân tộc, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn Đặc điểm địa lý tự nhiên: địa hình bị chia cắt mạnh và phức tạp bởi nhiều dãy núi cao, xen kẽ là sông ngòi và thung lũng hẹp, độ dốc lớn; khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, lục địa núi cao, một số vùng có khí hậu ôn đới, với những đặc trưng riêng so với các tỉnh miền núi khác thuộc vùng Đông bắc Ngoài ra do hệ thống giao thông trong tỉnh cả quốc lộ, tỉnh lộ và các tuyến đường liên xã rất khó khăn; do lịch sử Cao Bằng trong chiến tranh cơ sở vật chất bị phá huỷ nhiều Do những đặc điểm nêu trên nên trong quá trình đổi mới Điện lực Cao Bằng cũng như các ngành kinh doanh khác đều đi lên với xuất phát điểm thấp. Điện lực Cao Bằng trong những năm hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước đã ngày càng hoàn thiện về tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động kinh doanh để góp phần đưa Điện lực Cao Bằng phát triển, không ngừng tăng trưởng điện năng phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống của cán bộ công nhân viên từ đó góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân của tỉnh Cao Bằng nói riêng và của đất nước nói chung. Điện lực Cao Bằng thành lập ngày 09 tháng 03 năm 1968, tên gọi là công ty Điện lực Cao Bằng Năm 1975 tách làm hai đơn vị là Xí nghiệp xây lắp điện và Xí nghiệp Điện lực I, đến tháng 5 năm 1977 sát nhập hai xí nghiệp lại thành Sở Điện lực Cao Bằng trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Tháng 8 năm 1985 chuyển về trực thuộc công ty Điện lực I - Bộ Năng lượng với tên gọi là Điện lực Cao Bằng Ngày 30 tháng 6 năm 1993 thành lập lại theo quyết định số 496NL/TCCB-LĐ của Bộ Năng lượng với tên gọi là Điện lực Cao Bằng, ngành nghề kinh doanh là sản xuất, quản lý lưới điện, kinh doanh điện năng, xây lắp cải tạo đường dây và trạm điện, sửa chữa, đại tu thiết bị điện, thiết kế lưới điện phân phối.

Năm 1996 chuyển chức năng quản lý nhà nước sang cho Sở Công đến năm 1978) cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường bằng các tổ Điêzen với công suất lớn hơn và xây dựng một số trạm thuỷ điện tại địa phương đã đáp ứng phần nào việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nhưng đến tháng 2 năm 1979 chiến tranh biên giới Việt – Trung xảy ra, toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật ngành điện bị phá huỷ, sau năm 1979 phải khôi phục lại từ đầu. Đến năm 1988 cơ sở vật chất kỹ thuật do Điện lực Cao Bằng quản lý đã xây dựng tại thị xã có một trạm Điêzen, một trạm thuỷ điện công suất 3000KW, cấp điện cho khu vực thị xã và huyện Hoà An Tại các huyện: Quảng Hoà, Trùng Khánh, Hà Quảng xây dựng trạm thuỷ điện có công suất từ 100 – 500KW Còn lại 8 huyện dùng nguồn Điêzen nhỏ đặt tại các thị trấn công suất từ 50 – 100 KW.

Một số sự kiện đổi mới làm cơ sở cho sự phát triển kinh tế xã hội ở Cao BằngCao Bằng: Thực hiện nghị quyết 22 của Đảng về phát triển kinh tế văn hoá cho miền núi, công trình đường dây 110KV Thái Nguyên - Cao Bằng và trạm biến áp 16000KVA,110/35/10KV được khởi công xây dựng và đóng điện quốc gia về trung tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế, văn hoá xã hội ở địa phương phát triển Năm 1991 với việc lưới điện quốc gia đến trung tâm tỉnh Cao Bằng thì đến năm 1998 hầu hết các trung tâm huyện trong tỉnh đã sử dụng điện lưới quốc gia Đến nay điện lưới đã được mở rộng đưa điện đến trên 80% số xã và trên 60% số hộ có điện lưới quốc gia

Hiện nay để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện năng ngày một tăng của xã hội, Điện lực Cao Bằng đang khẩn trương bước vào nhiệm vụ to lớn về phát triển nguồn điện, lưới điện, xây dựng, cải tạo hệ thống các trạm biến áp và đường dây điện Có chính sách và biện pháp tích cực, hữu hiệu để sử dụng điện hợp lý, tiết kiệm Phát triển và nâng cấp mạng lưới, đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục và ổn định.

Ngoài sản xuất kinh doanh điện, trong những năm gần đây Điện lựcCao Bằng còn có thêm các dịch vụ khác như xây lắp điện, thông tin viễn thông, dịch vụ nhà khách, khách sạn,… Trong đó phải kể đến thông tin viễn thông, theo quyết định số 66/CP-CN ngày 19/01/2001 của thủ tướng chính phủ, Điện lực Cao Bằng được đầu tư và tham gia cung cấp các dịch vụ viễn thông công cộng trong nước và quốc tế Với sự nỗ lực của công nhân viên trong Điện lực mà năm 2005 Điện lực Cao Bằng bắt đầu trang bị đầy đủ các phương tiện vật chất kỹ thuật và đến năm 2006 dịch vụ thông tin viễn thông của Điện lực đã đi vào hoạt động và đạt được những thành tựu đáng kể, và

Chức năng và nhiệm vụ tổ chức sản xuất kinh doanh của Điện lực Cao Bằng

II Chức năng và nhiệm vụ tổ chức sản xuất kinh doanh của Điện lực Cao Bằng:

2.1 Chức năng hoạt động: Điện lực Cao Bằng là đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực 1 - Tổng công ty Điện lực Việt Nam, Điện lực Cao Bằng có chức năng nhiệm vụ sản xuất, quản lý vận hành và kinh doanh điện năng đối với hệ thống điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Điện lực Cao Bằng có chức năng kinh doanh chủ yếu:

- Xây lắp, cải tạo đường dây và trạm điện

- Sửa chữa, đại tu thiết bị điện

- Tư vấn thiết kế xây dựng lưới điện đến cấp điện áp 35KV theo giấy phép hành nghề

- Tư vấn giám sát thi công các công trình đường dây và trạm biến áp điện đến cấp điện áp 110KV

- Kinh doanh nhà khách, khách sạn

2.2 Nhiệm vụ tổ chức sản xuất kinh doanh:

Là đơn vị thành viên của Công ty Điện lực 1, Điện lực Cao Bằng có nhiệm vụ chính là kinh doanh bán điện cho các hộ tiêu dùng, cơ sở sản xuất, đồng thời có hoạt động truyền tải và phân phối điện năng Nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn trên cơ sở nguồn lực của Điện lực Cao Bằng và chỉ tiêu giao của Công ty; đồng thời chỉ đạo các chi nhánh trực thuộc xây dựng, thực hiện kế hoạch quý, năm nhằm thực hiện có hiệu quả và đồng bộ kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn Điện lực Cao Bằng

- Tổ chức thực hiện các dự án đầu tư phát triển theo kế hoạch của Công ty, đồng thời đề xuất, tham gia quy hoạch các dự án đầu tư phát triển thuộc phạm vi quản lý

- Bảo toàn và sử dụng có hiệu quả vốn được giao, hoàn thành các nghĩa vụ tài chính đối với Ngân sách Nhà nước

- Thực hiện bán điện theo biểu giá do Nhà nước quy định

- Tổ chức tốt công tác cán bộ, lao động, tiền lương và đào tạo

- Tổ chức tốt công tác phát triển điện nông thôn, miền núi.

Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Điện lực Cao Bằng

Để hiểu rõ về quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Điện lực Cao Bằng thì cần phải xem xét tới số lượng, chất lượng của lao động và tìm hiểu về tổ chức bộ máy quản lý ban trong Điện lực Cao Bằng.

Lao động là một trong những yếu tố quan trọng của sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp vì vậy mỗi doanh nghiệp cần phải chú trọng đến vấn đề tuyển dụng, đào tạo và nâng cao tay nghề người lao động Nhận thức được vấn đề này, mỗi năm phòng tổ chức lao động của Điện lực Cao Bằng luôn chú trọng thực hiện để đáp ứng được nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

- Tình hình số lượng và trình độ chuyên môn lao động của đơn vị được thể hiện qua bảng sau: Đơn vị tính: Người

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2004 Chênh lệch số lượng

Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu +/- %

+ Cao đẳng, trung cấp 181 24,97% 120 17,96% 61 50,83 + Công nhân kỹ thuật 365 50,34% 397 59,43% -32 8,06

Bảng 1.1: TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA ĐIỆN LỰC CAO BẰNG

- Tình hình tiền lương và thu nhập của người lao động được thể hiện ở bảng:

2 Các khoản thu nhập khác 3.106.683 2.701.667 405.016 15

4 Lao động bình quân năm 725 668 57 8,53

5 Tiền lương BQ người/tháng 2.157 1.676 481 28,7

6 Thu nhập BQ người/tháng 2.514 2.013 501 24,9

Bảng 1.2: TIỀN LƯƠNG VÀ THU NHẬP

Qua nghiên cứu tình hình lao động thông qua 2 bảng ở trên, cho thấy từ năm 2004 đến năm 2006 Điện lực Cao Bằng đã có sự tăng lên về số lượng, chất lượng lao động và đời sống của người lao động cũng được cải thiện từ đó cho thấy quy mô của Điện lực đang được mở rộng, thể hiện thông qua các số liệu cụ thể như sau:

- Về số lượng lao động: Tổng lao động năm 2006 tăng 57 người (tăng 8,53%) so với năm 2004 trong đó số lượng lao động trực tiếp tăng 42 người chiếm 6,28% và lao động gián tiếp tăng 12 người chiếm 2,25% Trong đó do thành lập mới 2 chi nhánh ở các huyện Phục Hoà, Trà Lĩnh tách từ chi nhánh Quảng Hoà và thành lập trung tâm viễn thông, lao động trực tiếp tăng lên nhiều hơn lao động gián tiếp đó là sự tăng lên hợp lý đối với một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

- Về chất lượng lao động: Trình độ lao động năm 2006 tăng lên so với năm 2004 thể hiện đó là bậc đại học tăng 24 người (tăng 22,22%), cao đẳng, trung cấp tăng 61 người (tăng 50,83%), công nhân kỹ thuật thì giảm đi 32 người (giảm 8,06% do một số lao động đã được đào tạo nâng cao)

- Về thu nhập của người lao động: Cả tiền lương bình quân (BQ) của người lao động/tháng và thu nhập bình quân người lao động/tháng năm 2006 đều tăng so với năm 2004 điều đó thể hiện Điện lực đã chú trọng cải thiện, năng cao đời sống của người lao động trong những năm qua.

3.2 Tổ chức bộ máy quản lý:

Mỗi doanh nghiệp dù là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hay doanh nghiệp thương mại, dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ cũng đều phải có một bộ máy tổ chức quản lý để doanh nghiệp duy trì hoạt động liên tục Điện lực CaoBằng là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh do đó trong nhiều năm hoạt động đã ngày càng hoàn thiện hơn về bộ máy tổ chức quản lý và với mỗi giai đoạn hoạt động, mỗi cơ chế quản lý khác nhau thì tổ chức bộ máy quản lý của Điện lực lại có sự khác nhau

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong Điện lực Cao Bằng:

Ban giám đốc gồm 3 người là Giám đốc và 2 Phó giám đốc.

- Giám đốc: Có trách nhiệm tổ chức các hoạt động theo sự phân cấp, uỷ quyền của công ty Điện lực 1 Chịu trách nhiệm trực tiếp trước công ty Điện lực 1, trước pháp luật về các hoạt động sản xuất kinh doanh của Điện lực, quản lý toàn bộ con người, phương tiện máy móc, tài sản cơ sở vật chất kỹ thuật, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của Điện lực.

- Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Là người giúp việc cho giám đốc, điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Điện lực, đảm bảo đúng chế độ chính sách của Nhà nước.

- Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật: Là người giúp việc cho giám đốc, điều hành mọi hoạt động kỹ thuật của Điện lực, đảm bảo cấp điện an toàn và liên tục Thay mặt khi giám đốc đi vắng hoặc được uỷ quyền giải quyết các công việc nội chính để điều hành mọi hoạt động của Điện lực.

Khối phòng chức năng bao gồm nhiều phòng và mỗi phòng có chức năng, nhiệm vụ khác nhau:

- Phòng hành chính quản trị (HCQT): Tham mưu giúp Giám đốc quản lý trong các lĩnh vực công tác hành chính, văn thư lưu trữ, tổng hợp, theo dõi tình hình hoạt động công tác và phục vụ các điều kiện làm việc của các phòng ban đơn vị trong Điện lực.

- Phòng kế hoạch và đầu tư (KH&ĐT): Tham mưu giúp Giám đốc về các công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng, cung ứng và quản lý vật tư, báo cáo thống kê.

- Phòng tổ chức lao động (TCLĐ): Tham mưu giúp Giám đốc quản lý trong các lĩnh vực công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ và nhân lực, tổ chức lao động và tiền lương, đào tạo, thi đua khen thưởng, kỷ luật.

- Phòng tài chính kế toán (TCKT): Tham mưu giúp Giám đốc quản lý công tác kinh tế tài chính và công tác hạch toán kế toán của toàn Điện lực.

- Phòng kinh doanh điện năng (KDĐN): Tham mưu giúp Giám đốc quản lý công tác kinh doanh điện năng, công tác điện nông thôn trong Điện lực - Phòng kỹ thuật (KT): Tham mưu giúp Giám đốc quản lý công tác kỹ thuật trong toàn Điện lực Cao Bằng.

Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc điểm quy trình công nghệ của Điện lực Cao Bằng

4.1 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh:

Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Điện lực Cao Bằng là sản xuất điện, quản lý lưới điện, kinh doanh điện năng, xây lắp cải tạo đường dây và trạm điện, sửa chữa, đại tu thiết bị điện, tư vấn thiết kế lưới điện đến 35KV, ngoài ra còn có kinh doanh nhà khách, khách sạn và kinh doanh viễn thông.

Với sự nỗ lực của Điện lực Cao Bằng nên trong những năm gần đây Điện lực ngày càng phát triển và lớn mạnh, cụ thể đã đạt được những kết quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây được thể hiện qua bảng sau:

Chỉ tiêu Đv tính Thực hiện năm 2004 Thực hiện năm 2005 Thực hiện năm 2006

Bảng 1.3: KẾT QUẢ THỰC HIỆN SẢN XUẤT KINH DOANH ĐIỆN

Qua bảng kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh điện của Điện lực Cao Bằng đã cho thấy rõ hơn về quy mô sản xuất kinh doanh đang tăng lên của Điện lực, điều đó được thể hiện cụ thể trong các chỉ tiêu tăng lên trong năm

2005 so với năm 2004, năm 2006 so với năm 2005: Điện sản xuất của Điện lực năm 2005 có giảm đi đôi chút so với năm

2004 (do phụ thuộc nguồn nước) nhưng không đáng kể chỉ (giảm 0,23%), còn đến năm 2006 tăng lên đến 3,15% so với năm 2005 Về điện thương phẩm thì cả 3 năm đều tăng lên Sự tăng lên này là hợp lý vì số khách hàng sử dụng

Nhà máy điện của EVN Nhà máy điện ngoài EVN

Dự báo nhu cầu điện Giao giá hạch toán nội bộ Đo đếm và hạch toán Truyền tải điện

Khách hàng sử dụng điện

Các đơn vị điện lực trực thuộc Tổng Công ty điện lực Việt Nam

N điện trong 3 năm đều tăng từ đó làm cho doanh thu tiền điện tăng lên trung bình mỗi năm là trên 15%.

4.2 Đặc điểm quy trình công nghệ: Điện năng là một dạng năng lượng thứ cấp được sản xuất ra từ nhiều dạng năng lượng sơ cấp khác như than, dầu lửa, khí đốt, thuỷ năng, nguyên tử, gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, thuỷ triều, sóng biển … Không những vậy, điện năng còn là một loại hàng hoá đặc biệt, không thể tích trữ được trong kho như các loại hàng hoá khác Do quá trình sản xuất và tiêu dùng điện năng diễn ra đồng thời, khi tiêu dùng điện năng chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác: Nhiệt năng, cơ năng, quang năng… để thoả mãn nhu cầu cho sản xuất và đời sống.

Các Công ty trực thuộc Tổng Công ty mua điện từ Tổng Công ty và một số ít nhà máy điện ngoài ngành tới các đơn vị điện lực trực thuộc thông qua công ty truyền tải khu vực Các điện lực nhận điện từ lưới điện của Công ty sau đó phân phối theo các đường dây đến tận người tiêu dùng thuộc địa bàn quản lý Theo quy định của Tổng Công ty thì việc phân phối điện tại mỗi điện lực trực thuộc công ty được hạch toán phụ thuộc, tập hợp trên Công ty Sau đó Công ty hạch toán để xác định kết quả truyền tải và phân phối điện. Điện lực Cao Bằng là đơn vị hạch toán báo sổ trong công ty Điện lực 1 trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam Việc truyền tải, phân phối điện của Tổng Công ty điện lực Việt Nam (EVN) được thể hiện qua mô hình sau:

Mô hình 1.1: MÔ HÌNH MUA BÁN ĐIỆN CỦA EVN

Dòng công suất, điện năngHợp đồng có thời hạnGiao giá hạch toán và cấp kinh phíNộp hoặc thanh toán tiền.

Một số thành tựu của Điện lực Cao Bằng trong những năm qua và các chỉ tiêu đề ra trong năm tới

5.1 Một số thành tựu của Điện lực Cao Bằng trong những năm qua: Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, của ngành điện cũng như của tỉnh, cùng với sự nỗ lực cố gắng của cán bộ công nhân viên Điện lực Cao Bằng, Điện lực Cao Bằng đã đạt được những thành tựu đáng kể đó là:

- Lưới điện trong tỉnh đã được đầu tư xây dựng, tất cả các huyện thị của tỉnh đã có điện lưới quốc gia, số hộ dùng điện trong tỉnh cũng ngày càng phát triển, hoàn thành mục tiêu điện khí hoá nông thôn, đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn để đưa điện phục vụ cho những vùng sâu, vùng xa.

- Thường xuyên kiểm tra các thiết bị lưới điện theo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật, có các phương án để xử lý kịp thời các sự cố có thể xảy ra đảm bảo lưới điện được vận hành an toàn ổn định, thường xuyên liên tục, giảm thời gian mất điện thấp nhất Với việc thực hiện tốt công tác quản lý nên suất sự cố hàng năm đều giảm, tuy nhiên sự cố thoáng qua còn nhiều nhưng không có sự cố chủ quan và không có sự cố lớn.

- Do việc tổ chức bố trí lao động hợp lý, có đủ trình độ năng lực nên đã đạt được hiệu quả trong công việc và thu nhập bình quân của người lao động năm sau luôn cao hơn năm trước.

- Công tác an toàn bảo hộ lao động luôn được Điện lực Cao Bằng chú trọng quan tâm đảm bảo khi sản xuất phải tuyệt đối an toàn lao động và thực hiện tốt vệ sinh công nghiệp cho công nhân làm việc

- Việc thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng đã thúc đẩy phong trào thi đua lao động sản xuất kinh doanh của Điện lực Cao Bằng ngày càng phát triển, khuyến khích động viên người lao động nhiệt tình công tác, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, phát huy tài năng và trí tuệ sáng tạo của mỗi người để đóng góp có hiệu quả vào quá trình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh.

5.2 Các chỉ tiêu đề ra của Điện lực Cao Bằng trong năm tới: Để tiếp tục duy trì hoạt động, ngày càng đưa Điện lực phát triển trong những năm tiếp theo, năm 2006 Điện lực đã đề ra các chỉ tiêu kế hoạch cho năm 2007:

- Chỉ tiêu về kinh doanh điện:

+ Giá bán điện bình quân : 740,77 đ/Kwh

+ Tổng doanh thu bán điện : 68.892.000 (1000đ)

+ Tổng số khách hàng dùng điện : 65.982 Khách hàng.

- Chỉ tiêu về lao động và tiền lương:

+ Tổng số lao động : 823 lao động.

- Chỉ tiêu về kinh doanh viễn thông và nhà khách, khách sạn:

+ Lãi từ kinh doanh viễn thông : 280.000.000 đ

+ Lãi từ kinh doanh nhà khách : 72.000.000 đ

Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và thực hiện vận dụng chế độ kế toán của Điện lực Cao Bằng

6.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán: Để phát huy vai trò quan trọng trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó cần phải tổ chức bộ máy kế toán thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đã được giao, đáp ứng được yêu cầu quản lý trong nền kinh tế thị trường Do đó, việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ, chức năng hạch toán kế toán của Điện lực là do bộ máy kế toán đảm nhận.

Căn cứ vào nhiệm vụ, chức năng của phòng tài chính kế toán, năng lực của cán bộ, kế toán viên và trên cơ sở định hình khối lượng công tác kế toán cũng như chất lượng cần phải đạt được về hệ thống thông tin kế toán để thực hiện việc đáp ứng các hoạt động sản xuất kinh doanh của Điện lực Cao Bằng, tổ chức theo dõi hạch toán được kịp thời, chính xác đảm bảo cung cấp thông tin cho Ban giám đốc nắm, chỉ đạo công tác sản xuất kinh doanh, bộ máy kế toán của Điện lực gồm 11 người: Kế toán trưởng, phó phòng tài chính kế toán và các kế toán viên Kế toán trưởng phòng tài chính kế toán đã thống nhất phân công như sau:

- Kế toán trưởng: Làm nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về hoạt động công việc kế toán, là người đứng đầu bộ máy kế toán và là người phụ trách chung, chịu trách nhiệm toàn bộ các phần hành kế toán, các mối quan hệ liên quan đến công việc của phòng và thực hiện đúng chức năng quyền hạn của kế toán trưởng do Nhà nước ban hành Cụ thể kế toán trưởng trực tiếp giải quyết các công việc:

+ Công tác tài chính của Điện lực: Lập kế hoạch thu chi tài chính trình Giám đốc, điều hành công tác thu, chi tài chính, tham gia xây dựng và kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các quy chế quản lý tài chính của Điện lực.

+ Chỉ đạo công tác về đầu tư xây dựng cơ bản về thanh toán, quyết toán, thanh lý các hợp đồng kinh tế, các quy định giao khoán nội bộ, công tác thanh, xử lý tài sản cố định, vật tư thu hồi, công nợ,

- Phó phòng tài chính kế toán kiêm kế toán tổng hợp: Là người giúp việc cho kế toán trưởng, giải quyết các công việc sau:

+ Giải quyết một số công việc về tài chính khi trưởng phòng đi công tác: Tiền lương tháng, tiền lương tạm ứng các công trình đã có quyết định giao khoán, tiền mua xăng dầu và vật tư phục vụ cho sản xuất kinh doanh, ký hoá đơn bán hàng theo uỷ quyền của Giám đốc cho phòng tài chính kế toán khi trưởng phòng đi vắng.

+ Trực tiếp phụ trách công tác kế toán: Theo dõi chỉ đạo các kế toán viên đảm bảo công tác hạch toán báo cáo sản xuất kinh doanh, chỉ đạo công tác theo dõi ghi nhận doanh thu, xác định chi phí của nhà khách, khách sạn, theo dõi phối hợp với phòng kinh doanh xác định các khoản phải nộp, phải thu công ty, trực tiếp chỉ đạo công tác cấp phát, quyết toán vật tư cho các đơn vị, trực tiếp lập báo cáo tổng hợp tài chính sản xuất kinh doanh, báo cáo tổng hợp toàn Điện lực.

+ Phụ trách thẩm tra quyết toán các công trình sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên, thẩm tra giá vật tư.

- Kế toán tiền mặt: Theo dõi thanh toán, hạch toán vốn bằng tiền trên tài khoản 1111.

- Kế toán tiền gửi ngân hàng(TGNH): Theo dõi thanh toán, hạch toán vốn bằng tiền trên tài khoản 1121.

- Kế toán tiền lương: Theo dõi, hạch toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, tổng hợp lập báo cáo danh sách người chịu thuế thu nhập cá nhân theo tháng chuyển cho kế toán theo dõi thuế, công nợ từ tiền lương.

- Kế toán tài sản cố định (TSCĐ): Theo dõi, hạch toán tài sản cố định. Quản lý trên phần mềm quản lý tài sản cố định, thực hiện chương trình Quản lý tài sản cố định trên máy vi tính.

- Kế toán công nợ: Theo dõi các khoản nợ của từng đối tượng phải thu, phải trả khách hàng.

- Kế toán vật tư: Theo dõi chi tiết và phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn của từng nguyên liêu, vật liệu và công cụ, dụng cụ và thực hiện chương trình Quản lý vật tư trên máy vi tính.

- Kế toán xây dựng cơ bản: Theo dõi và hạch toán các công trình xây dựng cơ bản của Điện lực Cao Bằng, lập báo cáo đầu tư xây dựng cơ bản, kế toán theo dõi, thanh toán giải ngân vốn xây dựng cơ bản, thực hiện chi trả tiền đền bù hoa màu, tham gia thẩm tra giá công trình quyết toán hoàn thành.

- Thủ quỹ: Làm thủ quỹ, văn thư phòng.

Dựa vào việc phân công cụ thể, chi tiết các công việc cho các cán bộ công nhân viên cho thấy sự phân công này làm cho các nhân viên phòng tài chính kế toán có thể thực hiện tốt công việc theo đúng quy định đề ra.

Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp Kế toán xây dựng cơ bản

Kế toán tiền lương Kế toán công nợ

TSCĐ Kế toán vật tư

Kế toán tiền mặt Kế toán

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Điện lực Cao Bằng được thể hiện:

Sơ đồ 2.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN

CỦA ĐIỆN LỰC CAO BẰNG Ghi chú:

6.2 Tình hình vận dụng chế độ kế toán: Điện Lực Cao Bằng là đơn vị hạch toán phụ thuộc Hình thức sở hữu vốn là của Nhà nước và giá bán điện do Nhà nước quy định, khi có quyết định của Nhà nước mới được phép thay đổi hệ thống giá Vì vậy tình hình vận dụng chế độ kế toán tại Điện lực là tuân thủ theo Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam.

6.2.1 Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán:

Niên độ kế toán của Điện lực bắt đầu ngày 01/01, kết thúc ngày 31/12 năm tài chính Đơn vị tiền tệ sử dụng khi ghi chép kế toán là đồng Việt Nam.

6.2.2 Chuẩn mực và Chế độ kế toán áp dụng:

- Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán doanh nghiệp

- Về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán: Báo cáo tài chính được lập và trình bày phù hợp với các chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam

- Hình thức kế toán áp dụng: Kế toán trên máy vi tính

6.2.3 Các chính sách kế toán áp dụng:

- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Nguyên tắc giá gốc

- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ:

+ Đối với sản xuất kinh doanh: Giá bình quân gia quyền

+ Đối với xây dựng cơ bản: Giá đích danh

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kiểm kê định kỳ

- Nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định hữu hình là theo nguyên giá

- Phương pháp khấu hao tài sản cố định hữu hình là theo đường thẳng

- Phương pháp phân bổ chi phí trả trước là theo phương pháp đường thẳng

- Nguyên tắc ghi nhận lợi nhuận chưa phân phối: Là số lãi sau khi trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản điều chỉnh

- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu

+ Doanh thu bán hàng: Tuân thủ 5 điều kiện được quy định tại chuẩn mực kế toán số 14

+ Doanh thu cung cấp dịch vụ: Tuân thủ 4 điều kiện được quy định tại chuẩn mực kế toán số 14

+ Doanh thu hoạt động tài chính: Tuân thủ 2 điều kiện được quy định tại chuẩn mực kế toán số 14.

- Điện lực nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI ĐIỆN LỰC

Đặc điểm TSCĐ và yêu cầu nhiệm vụ của công tác quản lý, sử dụng và hạch toán TSCĐ tại Điện lực Cao Bằng

1.1 Đặc điểm TSCĐ tại Điện lực Cao Bằng:

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, cũng như của nền kinh tế quốc dân, TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ thuật có ý nghĩa và vai trò quan trọng Do vậy, việc cải tiến, hoàn thiện, đổi mới và sử dụng một cách có hiệu quả TSCĐ sẽ là một trong những nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế.

Ngành Điện lực có đặc điểm TSCĐ khác với các ngành kinh doanh khác đó là nguồn, lưới điện được xây dựng, lắp đặt ở khắp mọi nơi trên toàn đất nước, bao gồm nhiều chủng loại thiết bị và nhiều cấp điện áp khác nhau. Đối với nhà máy điện, lưới điện, nếu trang thiết bị bị trộm cắp, bị hư hỏng do cố ý hoặc không cố ý phá hoại đều dẫn đến tình trạng mất an toàn trong quá trình vận hành và không thể đảm bảo điều kiện cho người sản xuất điện cung cấp điện cho người tiêu dùng điện Do đó, việc bảo vệ trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện là một vấn đề hết sức quan trọng và thiết thực đối với mọi người dân, mọi tổ chức, mọi cấp, mọi ngành; nếu phát hiện và ngăn chặn kịp thời hành vi trộm cắp, làm hư hỏng các trang thiết bị điện, công trình điện lực sẽ hạn chế được những thiệt hại chung cho cả người sản xuất điện và người sử dụng điện.

Nhận thức được ý nghĩa và vai trò quan trọng của TSCĐ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, Điện lực Cao Bằng mỗi năm luôn chú trọng đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới công nghệ, cải tiến thiết bị sử dụng và lưới điện xây dựng, lắp đặt trong toàn tỉnh, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ để từ đó có thể nâng cao năng suất lao động và ngày càng đảm bảo duy trì lưới điện ổn định, liên tục.

1.2 Yêu cầu, nhiệm vụ của công tác quản lý, sử dụng và hạch toán TSCĐ:

TSCĐ trong Tổng Công ty Điện lực Việt Nam là cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ tài sản của Ngành. TSCĐ đóng vai trò quan trọng trong việc phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện các nhiệm vụ được Nhà nước giao. Để tăng cường công tác quản lý, bảo vệ an toàn TSCĐ và đảm bảo chất lượng thông tin kế toán, nâng cao vai trò kiểm tra giám sát bằng đồng tiền trong quá trình hình thành, sử dụng và đổi mới TSCĐ, công tác quản lý và hạch toán TSCĐ cần phải thực hiện các yêu cầu và nhiệm vụ sau đây:

- Tổ chức hạch toán, ghi chép, phản ánh tình hình TSCĐ hiện có của toàn đơn vị và sự biến động của các loại TSCĐ thuộc đơn vị quản lý theo nguyên giá, giá trị đã hao mòn, giá trị còn lại và các nguồn vốn hình thành từng TSCĐ Phân loại các TSCĐ hiện có trong đơn vị theo đúng quy định của Nhà nước

- Phản ánh được tình hình sử dụng TSCĐ trong Điện lực: TSCĐ đang sử dụng, TSCĐ chưa cần dùng, TSCĐ không cần dùng, TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh, quản lý dự án đầu tư, sự nghiệp và phúc lợi, TSCĐ đưa ra sửa chữa lớn, TSCĐ hư hỏng trước thời gian quy định hoặc TSCĐ đã hết thời gian sử dụng nhưng vẫn còn dùng được Từ đó có kế hoạch sử dụng TSCĐ đạt hiệu quả

- Tổ chức hạch toán TSCĐ phải đảm bảo thực hiện được việc tính trích và hạch toán chính xác kịp thời số khấu hao vào đối tượng chịu chi phí và giá trị hao mòn TSCĐ, giám sát việc sử dụng vốn khấu hao trong quá trình tái đầu tư và đầu tư mở rộng, nhằm không ngừng nâng cao năng lực sản xuất, hoàn trả các nguồn vốn vay và đảm bảo hiệu quả trong sản xuất kinh doanh

- Đối với TSCĐ đưa ra sửa chữa lớn, các đơn vị phải thực hiện đúng quy định của Nhà nước và Tổng Công ty về công tác quản lý chi tiêu sửa chữa lớn: đảm bảo hạch toán kịp thời, chính xác giá thành và quyết toán các công trình sửa chữa lớn hoàn thành

- Lập hồ sơ, tổ chức thanh xử lý TSCĐ và hạch toán kịp thời kết quả về thanh xử lý TSCĐ theo quy định của Tổng Công ty

- Thực hiện chế độ kiểm kê định kỳ và kiểm kê đánh giá lại TSCĐ theo quyết định của Nhà nước

- Thực hiện chế độ báo cáo kế toán TSCĐ

- Việc quản lý và tổ chức hạch toán TSCĐ sẽ được thực hiện bằng phần mềm máy tính, nhằm phục vụ kịp thời và chính xác những yêu cầu quản lý, hạch toán TSCĐ của Điện lực Cao Bằng.

Phân loại và đánh giá TSCĐ tại Điện lực Cao Bằng

2.1 Phân loại TSCĐ: Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, Điện lực Cao Bằng phải có đầy đủ các yếu tố đầu vào về mặt hiện vật, các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất bao gồm vật tư, yếu tố về lao động, tài sản cố định

TSCĐ ở Điện lực Cao Bằng gồm nhiều chủng loại thiết bị và nhiều cấp điện áp nên việc quản lý TSCĐ phải được phân loại một cách cụ thể Điện lực Cao Bằng tiến hành phân loại TSCĐ theo 3 cách:

- Phân loại theo hình thái:

TSCĐ tại Điện lực Cao Bằng chỉ bao gồm TSCĐ hữu hình và được phân thành các loại cụ thể như trong chế độ kế toán ban hành Bao gồm:

+ Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc là những TSCÐ của đơn vị được hình thành sau quá trình đầu tư xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, sân bãi, đường xá, cầu cống

+ Loại 2: Máy móc thiết bị là toàn bộ những máy móc thiết bị dùng trong hoạt động kinh doanh như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ

+ Loại 3: Phương tiện vận tải, truyền dẫn là các loại phương tiện vận tải gồm phương tiện vận tải đường bộ, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước

+ Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý là những thiết bị dụng cụ dùng trong quản lý hoạt động kinh doanh như máy vi tính phục vụ quản lý, dụng cụ đo lường

+ Loại 5: TSCĐ khác là các loại TSCÐ khác như thiết bị phục vụ sinh hoạt văn hoá thể thao, thiết bị phục vụ y tế

- Phân loại theo tính chất sử dụng:

+ TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh là những TSCĐ do đơn vị hiện đang quản lý, sử dụng phục vụ cho công việc sản xuất, sửa chữa, truyền tải, phân phối kinh doanh điện và sản xuất khác.

+ TSCĐ ngoài sản xuất kinh doanh là những TSCĐ do đơn vị hiện đang quản lý sử dụng phục vụ cho các lĩnh vực: Y tế, sự nghiệp, phúc lợi, nhà ở, các Ban quản lý dự án,

+ TSCĐ chưa cần dùng là những TSCĐ chưa dùng hoặc đã sử dụng nhưng hiện tại tạm thời chưa sử dụng, nhưng vẫn cần sử dụng khi có nhu cầu.

+ TSCĐ không cần dùng là những TSCĐ chưa dùng hoặc đã sử dụng nhưng dôi thừa so với yêu cầu, nhiệm vụ được giao mà đơn vị đang trực tiếp quản lý không có nhu cầu sử dụng.

+ TSCĐ chờ thanh lý là những TSCĐ đã hư hỏng không thể khôi phục lại được hoặc chi phí khôi phục, sửa chữa quá lớn không mang lại hiệu quả khi sử dụng.

- Phân loại theo nguồn vốn hình thành:

Căn cứ vào các nguồn vốn đã tham gia đầu tư cho việc xây dựng, mua sắm hình thành TSCĐ, được phân loại như sau:

+ TSCĐ hình thành từ vốn Ngân sách

+ TSCĐ hình thành từ vốn tự bổ sung của đơn vị

+ TSCĐ hình thành từ vốn vay

Với cách phân loại TSCĐ như trên có thể cung cấp cho những người quan tâm thấy được tình hình TSCĐ tại Điện lực Cao Bằng và cho biết được tỷ trọng của từng loại tài sản đối với mỗi cách phân loại

Tính đến ngày 31/12/2006 tổng TSCĐ của Điện lực Cao Bằng là: Đơn vị tính: đồng

STT Tên TSCĐ Nguyên giá Giá trị đã hao mòn Giá trị còn lại

1 TSCĐ đang dùng trong sản xuất kinh doanh 244.989.321.026 146.879.505.431 98.109.815.595

- Nhà cửa, vật kiến trúc 21.855.569.865 8.450.593.504 13.404.976.361

- Máy móc thiết bị (động lực, công tác, truyền dẫn, ) 209.735.732.278 128.995.603.030 80.740.129.248

- Công cụ, dụng cụ đo lường thí nghiệm, dụng cụ quản lý

- Thiết bị, phương tiện vận tải 7.711.485.904 4.828.638.436 2.882.847.468

Theo bảng số liệu ở trên ta thấy rằng: TSCĐ đang dùng trong sản xuất kinh doanh của Điện lực Cao Bằng là chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số TSCĐ của Điện lực, và điều này là phù hợp với một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh; trong đó tỷ trọng của máy móc thiết bị truyền dẫn là chiếm tỷ trọng lớn nhất phù hợp với nhiệm vụ chính của Điện lực là kinh doanh bán điện cho các hộ tiêu dùng, cơ sở sản xuất, đồng thời có hoạt động truyền tải và phân phối điện năng.

Trong bảng đã phân loại TSCĐ vừa theo hình thái và vừa theo tính chất sử dụng từ đó có thể thấy việc phân loại như vậy sẽ làm cho người sử dụng dễ dàng thu thập được thông tin và giúp cho những người quản lý có thể xem xét để ra các quyết định đổi mới, cải tạo, nâng cấp TSCĐ, đổi mới công nghệ, cải tiến thiết bị sử dụng và lưới điện xây dựng, lắp đặt trong toàn tỉnh, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.

Chương trình quản lý và hạch toán TSCĐ trên phần mềm kế toán tại Điện lực Cao Bằng

Nhằm đáp ứng công tác quản lý TSCĐ theo quy định của Tổng Công ty để đưa ra các thông tin tài sản một cách nhanh chóng, chính xác đáp ứng kịp thời nhu cầu quản lý, Điện lực Cao Bằng hạch toán chi tiết TSCĐ trên phần mềm quản lý TSCĐ, thực hiện chương trình Quản lý TSCĐ trên máy vi tính

3.1 Khả năng ứng dụng của chương trình:

- Theo dõi và cung cấp được số lượng và giá trị hiện có, tình hình biến động và chi tiết của toàn bộ TSCĐ

- Theo dõi nguyên giá, giá trị đã hao mòn và giá trị còn lại của tài sản theo từng nguồn vốn hình thành TSCĐ

- Trích khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh theo quy định. Phân bổ được khấu hao với TSCĐ dùng cho nhiều loại hình sản xuất và theo nhiều hình thức phân bổ khác nhau

Giá trị còn lại của tài sản cố định = Nguyên giá tài sản cố định - Giá trị hao mòn luỹ kế của tài sản cố định

- Hỗ trợ công tác khấu hao bổ sung, phân bổ giá trị cho từng tài sản theo nhiều tiêu thức tuỳ chọn

- Hệ thống cho phép tra cứu, theo dõi thông tin quá khứ của TSCĐ

- Hỗ trợ lập báo cáo tài chính và báo cáo quản trị về TSCĐ theo mẫu Tổng Công ty ban hành

- Đáp ứng công tác kiểm kê tài sản

- Hệ thống quản lý và hạch toán TSCĐ liên kết trực tiếp với hệ thống kế toán

3.2 Mô hình chức năng hệ thống quản lý và hạch toán TSCĐ:

Dựa trên những yêu cầu về mặt nghiệp vụ và phân tích nhu cầu thực tế về quản lý và hạch toán TSCĐ được áp dụng trong tất cả các đơn vị thuộc EVN Mô hình chức năng hệ thống quản lý và hạch toán TSCĐ bao gồm những chức năng chính sau:

3.3 Nội dung chủ yếu của việc hạch toán TSCĐ trên phần mềm kế toán:

- Tố chức đánh mã tài sản theo qui định của Tổng Công ty

- Tổ chức quản lý tất cả các loại tài sản trong đơn vị, phân theo đúng qui định

- Theo dõi quá trình tăng, giảm, luân chuyển nội bộ của tài sản trong suốt thời gian tồn tại của tài sản.

- Theo dõi nguyên giá, giá trị còn lại, giá trị đã hao mòn của từng tài sản theo nhiều nguồn vốn.

- Thực hiện tính khấu hao theo qui định của Tổng Công ty (Trích/Thôi trích khấu hao ngay khi tài sản tăng/giảm).

- Hỗ trợ phân bổ khấu hao theo nhiều loại hình theo nhiều cách : Phân bổ tại thời điểm tăng giảm, tại thời điểm cuối tháng, thiết lập một lần và dùng cho nhiều tháng.

- Tạo chứng từ, định khoản và tự động chuyển sang hệ thống kế toán.

- Hỗ trợ thực hiện khấu hao bổ sung.

Do đặc điểm TSCĐ của Điện lực nên để thực hiện tốt công tác quản lý và hạch toán TSCĐ thì theo quy định của Tổng Công ty, kế toán TSCĐ của Điện lực Cao Bằng thực hiện việc hạch toán TSCĐ trên chương trình kế toán và chương trình Quản lý TSCĐ phản ánh tình hình tăng, giảm, điều chỉnh TSCĐ, trích khấu hao TSCĐ, trích khấu hao bổ sung TSCĐ, kiểm kê TSCĐ Còn về công tác sửa chữa lớn TSCĐ của Điện lực Cao Bằng là do nhân viên kế toán khác đảm nhiệm. Điện lực Cao Bằng có số lượng TSCĐ lớn, nguồn, lưới điện được xây dựng, lắp đặt ở khắp mọi nơi trên toàn tỉnh, bao gồm nhiều chủng loại thiết bị và nhiều cấp điện áp khác nhau nên có rất nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan tới TSCĐ trong một tháng Nhưng do giới hạn của chuyên đề thực tập nên em chỉ trình bày các nghiệp vụ phát sinh nhiều trong kỳ đó là tình hình tăng, giảm TSCĐ và trích khấu hao TSCĐ trong tháng của TSCĐ.

Mỗi nghiệp vụ sẽ trình bày về các phần chủ yếu: Thủ tục chứng từ, Tài khoản sử dụng, Kế toán chi tiết, Kế toán tổng hợp.

Kế toán tăng giảm TSCĐ tại Điện lực Cao Bằng

4.1 Kế toán tăng TSCĐ: Điện lực Cao Bằng có các trường hợp tăng TSCĐ là: TSCĐ tăng do mua sắm, do đầu tư xây dựng cơ bản, do điều chuyển, do được biếu tặng, ngân sách cấp, do phát hiện thừa trong kiểm kê, do các nguyên nhân khác như đánh giá lại TSCĐ, nâng cấp TSCĐ Trong đó TSCĐ của Điện lực tăng lên chủ yếu do mua sắm và do đầu tư xây dựng cơ bản

4.1.1 Kế toán tăng TSCĐ do mua sắm:

* Trình tự luân chuyển chứng từ TSCĐ tăng do mua sắm:

- Căn cứ vào kế hoạch mua sắm TSCĐ, quyết định sử dụng nguồn vốn đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Điện lực tổ chức ký hợp đồng mua sắm TSCĐ Quá trình mua sắm phải thực hiện theo quy định của Nhà nước và của Tổng Công ty.

- TSCĐ được mua sắm về bộ phận cung ứng phải có đầy đủ các hồ sơ liên quan đến quá trình mua sắm TSCĐ của Điện lực.

- Khi đưa TSCĐ ra sử dụng, đơn vị phải có văn bản bàn giao TSCĐ cho bộ phận sử dụng Căn cứ quyết định, đơn vị tiến hành giao TSCĐ, lập biên bản giao nhận TSCĐ

- Căn cứ vào các hồ sơ trên, kế toán lập chứng từ hạch toán tăng TSCĐ đồng thời vào thẻ TSCĐ, sổ theo dõi TSCĐ, tính hao mòn và trích khấu hao theo quy định

* Thủ tục tăng TSCĐ do mua sắm:

Khi mua mới TSCÐ căn cứ các hồ sơ sau kế toán lập chứng từ hạch toán tăng TSCÐ, thẻ TSCÐ, sổ theo dõi TSCÐ, tính hao mòn và trích khấu hao theo quy định:

Hợp đồng mua sắm TSCÐ (nếu có) Biên bản nghiệm thu TSCÐ

Hoá đơn mua sắm TSCÐ Quyết định sử dụng nguồn vốn để mua sắm TSCÐ Quyết định tăng TSCĐ.

Theo ví dụ về mua xe ô tô Dae woo Lace tti SE 1.6 ngày 26/09/2006 có các mẫu chứng từ liên quan tới việc mua sắm xe ô tô:

Ngày 06/09/2006 Điện lực Cao Bằng ký hợp đồng mua sắm TSCĐ với công ty Trường Sinh.

Hôm nay, ngày 06 tháng 09 năm 2006 Tại: Công ty TNHH Trường Sinh, chúng tôi gồm:

BÊN A: CÔNG TY TNHH MINH TRƯỜNG SINH (BÊN BÁN)

- Địa chỉ : Km2 - Pháp Vân - Yên Sở - Hoàng Mai - Hà Nội

- Đại diện bởi : Ông Nguyễn Như Bội - Giám đốc

- Tài khoản số : 421101020509 - Ngân hàng NNo & PTNT Thanh trì - Hà Nội

BÊN B: ĐIỆN LỰC CAO BẰNG (BÊN MUA)

- Địa chỉ : Đường Pắc Bó - Phường Sông Bằng - Cao Bằng

- Đại diện bởi : Ông Lương Đức Danh - Giám đốc

- Tài khoản số : 42110100001000 - Ngân hàng NNo & PTNT tỉnh Cao Bằng

Sau khi thoả thuận, các bên đồng ý ký kết hợp đồng này với các điều khoản và điều kiện như sau: ĐIỀU 1: TÊN HÀNG - QUY CÁCH

- Bên A bán cho bên B xe ô tô du lịch DAEWOO 5 chỗ ngồi mới 100%, động cơ phun xăng điện tử, điều hoà nhiệt độ,

- Màu : Bạc ĐIỀU 2: SỐ LƯỢNG, GIÁ CẢ VÀ GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG

- Số lượng xe bên B mua là: 1 chiếc

- Tổng giá trị hợp đồng là : 22.680 USD ĐIỀU 3: ĐẶT CỌC VÀ THANH TOÁN

- Bên B thanh toán toàn bộ giá trị của hợp đồng cho Bên A trước khi nhận xe đăng ký.

- Thanh toán bằng VNĐ với tỷ giá USD được xác định trên cơ sở công bố tỷ giá bán ra của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm bên A nhận được tiền Chênh lệch tỷ giá khi thực hiện hợp đồng này (nếu có) do bên

- Thời gian: Sau khi bên A nhận đủ tiền theo hợp đồng và xuất hoá đơn

- Địa điểm: Tại trụ sở của bên bán ĐIỀU 5: THỜI ĐIỂN CHUYỂN QUYỀN SỞ HỮU

- Quyền sở hữu chiếc xe được chuyển từ bên A sang bên B sau khi bên

A nhận đủ toàn bộ số tiền theo hợp đồng

- Trong thời gian bên B chưa thanh toán đủ toàn bộ số tiền theo hợp đồng, xe vẫn thuộc quyền sở hữu của bên A và do bên A toàn quyền định đoạt ĐIỀU 6: KIỂM TRA GIÁM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CUỐI CÙNG

- Kiểm tra giám định cuối cùng về chất lượng xe theo kết luận của nhà sản xuất. ĐIỀU 7: BẢO HÀNH

- Xe được bảo hành 50.000km kể từ ngày xuất xưởng hoặc 02 năm đầu tiên kể từ ngày giao hàng tuỳ theo điều kiện nào đến trước. ĐIỀU 8: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN

8.1 Quyền và nghĩa vụ của bên A:

- Đảm bảo cho bên B được nhận xe sau khi đã nhận đủ tiền thanh toán theo hợp đồng này.

- Cung cấp cho bên B sổ bảo dưỡng, bảo hành, sách hướng dẫn sử dụng xe và các giấy tờ cần thiết khác liên quan đến xe sau khi bên B hoàn thành nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng này.

- Bên A có toàn quyền đơn phương huỷ hợp đồng nếu bên B vi phạm bất cứ điều khoản nào của hợp đồng này.

8.2 Quyền và nghĩa vụ của bên B:

- Chịu mọi chi phí liên quan đến việc đăng ký xe

- Thanh toán cho bên A theo đúng quy định tại Điều 3 của hợp đồng này - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về những sự kiện và hậu quả pháp lý liên quan đến việc lưu hành xe có thể xảy ra kể từ thời điểm bên B nhận xe từ bên A. ĐIỀU 9: CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

Hợp đồng chấm dứt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng

+ Khi bên A tuyên bố huỷ hợp đồng do bên B vi phạm một trong các điều khoản của hợp đồng mà bên A thấy cần thiết phải chấm dứt ĐIỀU 10: ĐIỀU KHOẢN CHUNG

- Các bên cam kết thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng này Nếu có gì cần sửa đổi bổ sung trong việc thực hiện hợp đồng này, các bên phải cùng nhau thoả thuận bằng văn bản

- Hợp đồng này được lập thành 03 bản bằng tiếng Việt, có giá trị như nhau Bên A giữ 02 bản, bên B giữ 01 bản.

- Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký.

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày 22/09/2006 khi có quyết định của Giám đốc Điện lực Cao Bằng về việc sử dụng vốn đầu tư phát triển (ĐTPT) cho việc mua xe ô tô mới, nhân viên phòng kế hoạch làm giấy đề nghị thanh toán có chữ ký của những người có liên quan để căn cứ vào đó kế toán tiền gửi ngân hàng lập chứng từ uỷ nhiệm chi thanh toán số tiền mua xe cho công ty Trường Sinh vào ngày25/09/2006.

CÔNG TY ĐIỆN LỰC 1 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐIỆN LỰC CAO BẰNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 2007 QĐ/ĐCB -TCKT, QLXD -

Cao Bằng, ngày 22 tháng 09 năm 2006

QUYẾT ĐỊNH CỦA GIÁM ĐỐC ĐIỆN LỰC CAO BẰNG

Căn cứ QĐ số 2278/QC - EVN/ĐL1-P3 ngày 09/09/2002 v/v ban hành quy chế phân cấp quản lý của Công ty Điện lực 1

Căn cứ vào nhu cầu trang bị năm 2006 để phục vụ công SXKD

Căn cứ vào nguồn vốn ĐTPT hiện có của Điện lực Cao Bằng

Xét đề nghị của trưởng phòng TCKT, KH

QUYẾT ĐỊNH Điều 1: Sử dụng nguồn vốn ĐTPT để mua sắm xe ô tô Lacetti 1.6 giá trị trước thuế GTGT là 330.912.818đ và thuế trước bạ 5%. Điều 2: Các ông (bà) trưởng các phòng KH, TCKT, HCQT theo chức năng thực hành QĐ này.

- Phòng KH, TCKT (Ký, ghi rõ họ tên)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN

Kính gửi: Giám đốc Điện lực Cao Bằng

Tên tôi là: Nông Văn Hùng Đơn vị: Phòng Kế hoạch

Xin thanh toán số tiền là: 364.014.000đ (Ba trăm sáu mơi tư triệu, mời bốn nghìn đồng chẵn)

Nội dung thanh toán: Trả tiền mua xe ô tô theo HĐ số CHD060012 ngày 06/09/2006.

(Giá xe chưa có thuế 22.680 USD * tỷ giá bán ra Ngân hàng Ngoại thương ngày 22/09/2006 là 16.050/USD)

Vậy đề nghị Ban giám đốc xem xét cho thanh toán số tiền trên.

Xin chân thành cảm ơn!

Cao Bằng, ngày 22 tháng 09 năm 2006

Giám đốc Kế toán trưởng Người xin t.toán

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Mẫu chứng từ số 4:

CHUYỂN KHOẢN, CHUYỂN TIỀN THƯ, ĐIỆN

Tên đơn vị trả tiền: Điện lực Cao Bằng

Tại Ngân hàng: NNo & PTNT tỉnh Cao Bằng

Tên đơn vị nhận tiền: Công ty TNHH Minh Trường Sinh

Tại Ngân hàng: NNo & PTNT tỉnh Cao Bằng

Số tiền bằng chữ: Ba trăm sáu mơi tư triệu, mời bốn nghìn đồng chẵn) Nội dung thanh toán: Chuyển trả tiền mua xe theo HĐ số CHD060012 (ngày 06/09/2006) Đơn vị trả tiền Ngân hàng

Kế toán Chủ tài khoản Ghi sổ ngày 25/09/2006

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Kế toán Tr.phòng kế toán

(Ký, ghi rõ họ tên)

Kế toán khấu hao TSCĐ

5.1 Tính và phân bổ khấu hao TSCĐ:

Trong quá trình tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ bị hao mòn, bị già cỗi theo thời gian Việc xác định giá trị hao mòn của TSCĐ là cần thiết vì giá trị hao mòn là tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, và gọi là khấu hao TSCĐ Khấu hao TSCĐ là để thu hồi lại, để hoàn lại nguồn vốn hình thành TSCĐ hay phần giá trụ giảm của tài sản đó đã đầu tư.

Mặt khác, khấu hao TSCĐ còn là nguồn quan trọng để doanh nghiệp thực hiện tái đầu tư TSCĐ và để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo cho TSCĐ luôn được đổi mới phù hợp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật.

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, TSCĐ của Điện lực bị hao mòn dưới tác động của nguyên nhân chủ quan và khách quan Khấu hao TSCĐ lại phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người quản lý Vì vậy, trong nền kinh tế thị trường hiện nay việc xác định đúng, chính xác và hợp lý khấu hao TSCĐ là cần thiết để có thể xác định đúng đắn chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ.

Chính vì vậy, Điện lực Cao Bằng đã tổ chức công tác khấu hao TSCĐ rất chặt chẽ và hợp lý Việc tính khấu hao TSCĐ của Điện lực Cao Bằng được thực hiện theo quyết định số 206/2003/QĐ - BTC do bộ tài chính ban hành. Trong quyết định này, việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày TSCĐ tăng hoặc giảm hoặc ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh, phải trích khấu hao TSCĐ ngay khi đưa tài sản vào sử dụng không tính theo nguyên tắc tròn tháng.

5.2 Một số quy định của Điện lực Cao Bằng khi tính và phân bổ khấu hao TSCĐ:

- Tất cả TSCÐ đang sử dụng trong đơn vị sản xuất kinh doanh đều phải trích khấu hao theo chế độ của Nhà nước và quy định của Tổng công ty.

- Những TSCÐ chưa cần dùng, không cần dùng được cấp trên cho phép đưa vào cất giữ hoặc chờ điều động cho đơn vị khác, TSCÐ chờ quyết định thanh lý thì đơn vị không phải trích khấu hao.

- Những TSCÐ đã trích đủ khấu hao thì không phải trích khấu hao.

- Một TSCÐ có thể dùng cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau dẫn đến có thể phải phân bổ khấu hao theo nhiều loại hình Việc xác định cần phân bổ bao nhiêu cho mỗi loại hình là do đơn vị xem xét quyết định.

- Tại các đơn vị sản xuất điện khấu hao phân bổ dựa theo loại hình.

- Các đơn vị sản xuất khác tỷ lệ phân bổ do đơn vị quyết định.

- Ðối với TSCĐ phục vụ cho các công trình phúc lợi xã hội thì việc phân bổ khấu hao không tính vào giá thành sản xuất Trong trường hợp này, TSCĐ vẫn phải tính khấu hao nhưng phần hao mòn của nó sẽ được chuyển sang tài khoản 466, tài khoản nguồn kinh phí hình thành TSCĐ

- Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng, giảm hoặc ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh

- Công thức trích khấu hao (áp dụng công thức tính theo đường thẳng) đối với tài sản tăng mới:

Nguyên giá Mức khấu hao = -

Như vậy mức khấu hao tháng của tài sản hiện có sẽ được tính bằng công thức sau:

Mức khấu hao trung bình hàng năm Khấu hao tháng = -

Do việc tính khấu hao của tài sản được xác định theo ngày bắt đầu tăng hoặc giảm của tài sản do đó mức khấu hao theo ngày đuợc tính:

Mức khấu hao tháng Khấu hao ngày = - x (Số ngày sử dụng)

- Tài khoản 214 - Hao mòn TSCĐ

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm giá trị hao mòn và giá trị hao mòn luỹ kế của các loại TSCĐ trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ.

- Ngoài ra kế toán TSCĐ còn sử dụng các tài khản khác:

Tài khoản 627134 - Chi phí sản xuất chung -Phân phối điện - Chi phí khấu hao TSCĐ

Theo số liệu về TSCĐ tăng lên trong tháng 9/2006 của Điện lực Cao Bằng (TSCĐ tăng lên do mua sắm, TSCĐ tăng lên do đầu tư xây dựng cơ bản), dựa trên các thông tin đã được nhập trong chương trình Quản lý TSCĐ ở phần trên, đến cuối tháng kế toán TSCĐ thực hiện trích khấu hao cho các tài sản đó

Cách thực hiện: Kế toán TSCĐ vào chương trình Quản lý TSCĐ và vào menu chọn "Khấu hao - Trích khấu hao tháng", sau đó tạo các chứng từ khấu hao tháng để kết chuyển sang chương trình kế toán, dựa trên số liệu chứng từ tạo các báo cáo liên quan tới kế toán TSCĐ Cụ thể việc thực hiện như sau:

- Vào menu chọn "Khấu hao - Trích khấu hao tháng"

Khi kế toán TSCĐ thực hiện xong thì theo đúng công thức trích khấu hao, chương trình sẽ xác định đúng mức khấu hao ngày của xe ô tô Lacetti SE 1.6 và nhà trực điện khu vực huyện Phục Hoà tỉnh Cao Bằng:

+ Mức khấu hao của TSCĐ tăng lên ngày 25/09/2006 - nhà trực điện khu vực huyện Phục Hoà tỉnh Cao Bằng:

15 Mức khấu hao tháng của nhà trực điện:

12 Vậy đến 30/09/2006 xác định được số khấu hao của nhà trực điện:

30 + Mức khấu hao của TSCĐ tăng lên ngày 28/09/2006 - xe ô tô Lacetti

10 Mức khấu hao tháng của xe ô tô:

12 Vậy đến 30/09/2006 xác định được số khấu hao của xe ô tô:

- Vào menu chọn "Khấu hao - Chứng từ khấu hao", để tạo các chứng từ khấu hao nhấn vào biểu tượng "Chứng từ khấu hao" bên trái màn hình Sau khi kiểm tra số liệu, nhấn nút "Chuyển số liệu sang kế toán" để thực hiện việc chuyển chứng từ Chứng từ khấu hao trong chương trình:

Các bút toán khấu hao

Họ tên: Nguyễn Thu Hiền Ngày lập: 30/09/2006

Bộ phận: Phòng TC-KT Ngày hiệu lực: 30/09/2006

Diễn giải TK nợ TK có Số tiền

Trích khấu hao nhà trực điện khu vực huyện Phục Hoà tỉnh Cao Bằng ghi sổ ngày 25/09/2006 6271 214 351.158

Trích khấu hao xe ô tô Lacetti SE 1.6 mua ngày 28/09/2006 6271 214 290.936

Khi số liệu được chuyển sang chương trình kế toán thì các thông tin trong chứng từ sẽ được thể hiện ở chứng từ ghi sổ:

Số chứng từ: Đơn vị: Điện lực Cao Bằng Ngày lập: 30/09/2006 Ngày hiệu lực: 30/09/2006

Họ tên: Nguyễn Thu Hiền Bộ phận: Phòng TCKT

STT Diễn giải TK nợ TK có Số tiền

Trích khấu hao nhà trực điện khu vực huyện Phục Hoà tỉnh

Cao Bằng ghi sổ ngày

Trích khấu hao xe ô tô Lacetti

Tổng số tiền: đ Bằng chữ:

Diễn giải: Trích khấu hao TSCĐ trong kỳ

Kèm theo chứng từ gốc

Người lập Kế toán trưởng

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) 5.5 Các báo cáo được lập vào cuối kỳ theo quy định của Điện lực Cao Bằng:

Công tác kiểm kê TSCĐ của Điện lực Cao Bằng

Để đánh giá thực trạng, cơ cấu, giá trị TSCĐ và các nguồn vốn hình thành TSCĐ do đơn vị đang quản lý và sử dụng, xác định chính xác TSCĐ hiện có, đối chiếu với sổ sách để xác định TSCĐ thừa thiếu và trên cơ sở đó lập các phương án xử lý những tồn tại về tài sản cố định, góp phần làm lành mạnh hoá tình hình tài chính của Điện lực, đánh giá tình hình bảo quản, sử dụng và đánh giá năng lực thực có của tài sản cố định trên cơ sở đó có biện pháp sử dụng hiệu quả TSCĐ

Do vậy, định kỳ hàng năm (ít nhất một lần vào cuối năm, trước khi lập báo cáo quyết toán) Điện lực Cao Bằng tiến hành kiểm kê toàn bộ tài sản cố định hiện có theo nguồn vốn hình thành TSCĐ theo quy định của Nhà nước và của Tổng Công ty Để từ đó xác định chính xác số tài sản thừa, thiếu, tài sản ứ đọng, mất phẩm chất, nguyên nhân và xử lý trách nhiệm, đồng thời để có căn cứ lập báo cáo tài chính.

Sau khi kết thúc năm tài chính - năm 2006, Điện lực Cao Bằng tiến hành kiểm kê TSCĐ Công tác kiểm kê TSCĐ được chia làm hai giai đoạn:

6.1 Giai đoạn I: Kiểm kê thực tế:

+ Trước khi bắt đầu kiểm kê, Điện lực Cao Bằng lập Ban kiểm kê, tiến hành kiểm tra lại toàn bộ các hồ sơ tài liệu của từng đối tượng TSCĐ, xác định tình trạng lập và ghi chép thẻ TSCĐ, các sổ sách kế toán tổng hợp.

+ Khi tiến hành kiểm kê, Ban kiểm kê phải trực tiếp xem xét, kiểm tra từng đối tượng TSCĐ, ghi chép đầy đủ, chính xác các chỉ tiêu trên phiếu kiểm kê và xác định số thực có trong kiểm kê Cụ thể: Ban kiểm kê xác định số lượng, chất lượng, giá trị TSCĐ hiện có của Điện lực đến thời điểm kiểm kê bao gồm: TSCĐ đang dùng trong sản xuất kinh doanh, TSCĐ đã khấu hao hết nhưng không còn sử dụng được, TSCĐ không cần dùng, chưa cần dùng , TSCĐ chờ thanh lý Xác định nguồn hình thành TSCĐ (NV ngân sách, NV tự bổ sung, NV vay).

+ Căn cứ vào số liệu trên sổ sách kế toán, Ban kiểm kê kết luận số liệu trên sổ sách kế toán là đúng với số thực có xác định trong kiểm kê.

6.2 Giai đoạn II: Làm báo cáo kiểm kê:

Căn cứ vào kết quả kiểm kê, khi có kết luận không có chênh lệch xảy ra giữa số liệu trên sổ sách với số thực có, kế toán TSCĐ tiến hành lập báo cáo kiểm kê Kế toán TSCĐ thực hiện việc in báo cáo kiểm kê trong chương trình Quản lý TSCĐ: Vào menu chọn "Cập nhật - Kiểm kê", sau đó chọn "Kiểm kê" để tạo hồ sơ kiểm kê, cuối cùng chọn "In" để in các báo cáo kiểm kê theo từng nhóm tài sản và toàn bộ tài sản của Điện lực trong năm 2006.

Các bảng kiểm kê và báo cáo kết quả kiểm kê theo mẫu quy định của Điện lực Cao Bằng nộp cho Tổng Công ty:

+ Bảng kê 01/TSCĐ-CS: Nhà cửa, vật kiến trúc thuộc TSCĐ

+ Bảng kê 02/TSCĐ-CS: Máy móc, thiết bị thuộc TSCĐ

+ Bảng kê 03/TSCĐ-CS: Phương tiện vận tải, truyền dẫn thuộc TSCĐ + Bảng kê 04/TSCĐ-CS: Công cụ, dụng cụ làm việc, dụng cụ quản lý thuộc TSCĐ

+ Bảng kê 05/TSCĐ-CS: TSCĐ hữu hình khác

+ Biểu 1c/BCKK-DN: Báo cáo kiểm kê TSCĐ

Mẫu báo cáo kiểm kê TSCĐ của Điện lực Cao Bằng kiểm kê tại thời điểm cuối năm 2006:

BÁO CÁO KIỂM KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Có đến thời điểm kiểm kê 0 giờ ngày 01 tháng 01 năm 2007 Đơn vị tính: đồng

STT Tên TSCĐ Theo sổ sách Theo kiểm kê

Nguyên giá Giá trị còn lại Nguyên giá Giá trị còn lại

1 TSCĐ đang dùng trong sản xuất kinh doanh 244.989.321.026 98.109.815.595 244.989.321.026 98.109.815.595

+ Nhà cửa dùng cho sản xuất 2.263.968.348 1.033.625.854 2.263.968.348 1.033.625.854 + Nhà cửa dùng làm nhà kho 747.258.000 693.765.434 747.258.000 693.765.434 + Nhà cửa dùng làm văn phòng 13.146.306.867 8.309.811.956 13.146.306.867 8.309.811.956

- Máy móc thiết bị động lực 42.679.015.028 11.838.855.402 42.679.015.028 11.838.855.402

- Máy móc thiết bị công tác 1.054.407.346 448.102.021 1.054.407.346 448.102.021

- Máy móc thiết bị truyền dẫn 166.002.309.904 68.453.171.825 166.002.309.904 68.453.171.825

- Công cụ dụng cụ động lực, thí nghiệm, dụng cụ quản lý 5.471.668.551 960.637.596 5.471.668.551 960.637.596

- Thiết bị và phương tiện vận tải 7.711.485.904 2.882.847.468 7.711.485.904 2.882.847.468

- TSCĐ khác đang dùng trong sản xuất kinh doanh 214.864.428 121.222.922 214.864.428 121.222.922

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TSCĐ TẠI ĐIỆN LỰC CAO BẰNG

Nhận xét về công tác kế toán TSCĐ tại Điện lực Cao Bằng

Qua một thời gian làm quen, tiếp cận với thực tế công tác quản lý và hạch toán TSCĐ, em nhận thấy việc hoàn thiện kế toán TSCĐ tại Điện lực luôn được chú trọng, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn trong quản lý TSCĐ Tuy nhiên trong quá trình hoàn thiện, kế toán TSCĐ của Điện lực Cao Bằng vẫn còn một số vấn đề cần giải quyết.

Trong thời gian nghiên cứu tìm hiểu công tác quản lý và hạch toán TSCĐ em thấy rằng kế toán TSCĐ tại Điện lực Cao Bằng bên cạnh việc áp dụng đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, áp dụng những nguyên tắc chủ yếu trong quản lý TSCĐ và hạch toán TSCĐ thể hiện những ưu điểm của công tác quản lý và hạch toán TSCĐ thì còn nhiều thiếu sót trong quá trình thực hiện thể hiện nhược điểm của công tác kế toán TSCĐ.

- Về bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm quy mô, yêu cầu sản xuất kinh doanh của Điện lực Hoạt động kế toán không chỉ đơn thuần phản ánh về mặt giá trị của các con số phát sinh mà còn thực hiện chức năng cung cấp thông tin giúp lãnh đạo Điện lực ra các quyết định đúng đắn, hợp lý

Các nhân viên trong phòng kế toán của Điện lực có trình độ chuyên môn cao, không ngừng học hỏi trau dồi kinh nghiệm thực tế cũng như luôn cập nhật thông tin một cách nhanh chóng để áp dụng vào công tác kế toán; các cán bộ kế toán được bố trí công việc phù hợp với trình độ để tạo hiệu quả công việc cao Có sự phối hợp hài hoà, đồng bộ giữa các phòng ban chức năng với nhau, giữa phòng kế toán với các phòng ban trong Điện lực và cùng dưới sự lãnh đạo thống nhất của ban giám đốc để hoàn thành công việc một cách nhanh chóng, hiệu quả.

- Hình thức kế toán áp dụng: Điện lực Cao Bằng áp dụng hình thức kế toán là hình thức chứng từ ghi sổ phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Điện lực Ngoài ra Điện lực đã sử dụng chương trình kế toán, chương trình Quản lý TSCĐ, chương trình Quản lý vật tư, đây là phần mềm kế toán áp dụng để trợ giúp cho các nhân viên kế toán để thuận tiện cho công tác kế toán tại Điện lực.

Mẫu chứng từ cũng như trình tự luân chuyển chứng từ luôn được các nhân viên kế toán áp dụng theo đúng quy định do Nhà nước và Tổng Công ty ban hành.Các loại sổ sách sử dụng và các báo cáo được lập theo đúng quy định và được ghi chép theo trình tự thời gian và nội dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Cỏc quy định trong cụng tỏc quản lý và hạch toán TSCĐ: là theo đỳng chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán do Bộ tài chính ban hành Thể hiện trên những nội dung sau:

Việc phân loại TSCĐ của Điện lực được tiến hành theo ba cách: Phân loại theo hình thái, phân loại theo tính chất sử dụng, phân loại theo nguồn vốn hình thành Mỗi cách phân loại trên đều thể hiện những ưu điểm nhất định và phù hợp với yêu cầu quản lý và hạch toán TSCĐ tại Điện lực.

Phân loại theo hình thái: Cách phân loại này giúp cho kế toán tổ chức hạch toán, ghi chép, phản ánh tình hình TSCĐ hiện có của toàn Điện lực và sự biến động của các loại TSCĐ thuộc Điện lực quản lý theo nguyên giá, giá trị đã hao mòn, giá trị còn lại Từ đó giúp cho người sử dụng thông tin có thể biết được kết cấu của TSCĐ trong Điện lực từ đó có phương hướng đầu tư TSCĐ một cách hợp lý để đổi mới công nghệ phục vụ cho sản xuất kinh doanh

Phân loại theo tính chất sử dụng: Cách phân loại này giúp phản ánh được tình hình sử dụng TSCĐ trong Điện lực về TSCĐ đang sử dụng, TSCĐ chưa cần dùng, TSCĐ không cần dùng, TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh,, TSCĐ hư hỏng trước thời gian quy định hoặc TSCĐ đã hết thời gian sử dụng nhưng vẫn còn dùng được để từ đó có kế hoạch sử dụng TSCĐ đạt hiệu quả.

Phân loại theo nguồn vốn hình thành: Cách phân loại này giúp cho Điện lực có biện pháp mở rộng, khai thác các nguồn vốn (nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn tự bổ sung, nguồn vốn vay, ), đồng thời có thể kiểm tra theo dõi tình hình thanh toán, chi phí các khoản vay đúng hạn Vì đối với TSCĐ được đầu tư bằng nguồn vốn vay buộc Điện lực phải trả một khoản lãi vay, nếu thời gian vay nợ càng dài thì lãi vay càng lớn Từ đó có thể thấy rằng cách phân loại theo nguồn vốn hình thành là rất cần thiết.

+ Việc xác định nguyên giá TSCĐ tăng lên được kế toán TSCĐ áp dụng theo đúng chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03, theo chế độ kế toán hiện hành và dựa vào từng trường hợp cụ thể mà kế toán xác định nguyên giá TSCĐ theo đúng quy định.

+ Kế toán TSCĐ áp dụng đúng các nguyên tắc chủ yếu trong quản lý TSCĐ làm cho công tác kế toán trong Điện lực được đơn giản hơn, thể hiện:

Mỗi TSCĐ trong Điện lực có bộ hồ sơ riêng (bộ hồ sơ gồm có Quyết định tăng TSCĐ của Giám đốc Điện lực, hợp đồng, hóa đơn mua sắm TSCĐ và các chứng từ khác có liên quan); TSCĐ được phân loại, thống kê, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ

Mỗi tài sản cố định đều theo dõi cả 3 chỉ tiêu: Nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại

Mọi TSCĐ cú liờn quan đến hoạt động kinh doanh đều được tớnh khấu hao, mức khấu hao TSCĐ được hạch toán vào chi phÝ kinh doanh trong kỳ và phương pháp khấu hao áp dụng cho từng TSCĐ mà Điện lực đã lựa chọn đăng kí đã được thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán TSCĐ tại Điện lực Cao Bằng

Thông qua nghiên cứu thực tiễn về công tác quản lý và hạch toán TSCĐ của Điện lực Cao Bằng em thấy rằng bên cạnh những ưu điểm còn có những nhược điểm Để ngày càng hoàn thiện kế toán TSCĐ tại Điện lực Cao Bằng thì trong thực tiễn công tác quản lý và hạch toán TSCĐ, kế toán TSCĐ cần tiếp tục phát huy những ưu điểm đạt được và tìm ra các tồn tại để kịp thời giải quyết.

Mặc dù khả năng nhìn nhận còn hạn chế, hiểu biết thực tế chưa nhiều xong em xin đưa ra một số kiến nghị về công tác quản lý và hạch toán TSCĐ tại Điện lực Cao Bằng.

- Kế toán TSCĐ cần thu thập chứng từ gốc liên quan đến TSCĐ một cách kịp thời để dựa vào đầy đủ các chứng từ liên quan đến tình hình tăng, giảm, điều chỉnh TSCĐ trong kỳ để căn cứ vào đó kế toán tiến hành cập nhật ngay vào chương trình Quản lý TSCĐ, cuối tháng thực hiện trích khấu hao TSCĐ, không làm ảnh hưởng tới chi phí phát sinh trong kỳ.

- Kế toán TSCĐ trước khi hạch toán tăng TSCĐ phải kiểm tra lại chứng từ để xem xét xem chứng từ đã hợp lý, hợp lệ chưa, trình tự luân chuyển chứng từ đã đúng chưa Trong trường hợp có sai sót về việc mua sắm mới TSCĐ chưa được cấp nguồn đã được hạch toán đó là do kế toán chưa kiểm tra chứng từ một cách chặt chẽ vì theo đúng quy định của Tổng Công ty thì căn cứ vào nhu cầu mua sắm, giám đốc Điện lực sẽ có quyết định

- Điện lực Cao Bằng trong khi thực hiện việc mua sắm mới TSCĐ vẫn xảy ra tình trạng có TSCĐ đã mua về sử dụng phục vụ cho sản xuất kinh doanh nhưng chưa được cấp nguồn Sự thiếu sót này một phần là do kế toán TSCĐ chưa kiểm tra chặt chẽ các chứng từ liên quan tới việc mua sắm mới TSCĐ Khi có kế hoạch mua sắm TSCĐ, và khi có quyết định sử dụng nguồn vốn đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì mới tiến hành mua sắm TSCĐ, quá trình mua sắm phải thực hiện theo quy định của Nhà nước và của Tổng Công ty; TSCĐ được mua sắm về bộ phận cung ứng phải có đầy đủ các hồ sơ liên quan đến quá trình mua sắm TSCĐ của Điện lực.

- Điện lực Cao Bằng nên tuân thủ các trình tự, thủ tục trong việc thanh lý TSCĐ quy định tại quy chế quản lý tài chính do Tổng Công ty Điện lực ban hành.

+ Khi tiến hành thanh lý TSCĐ, Điện lực Cao Bằng phải xác định giá trị thu hồi của TSCĐ và tiến hành hạch toán đúng thu nhập do thanh lý TSCĐ vào tài khoản có liên quan.

+ Theo quy định, khi chưa có quyết định thanh lý TSCĐ thì chưa được tiến hành bán thanh lý TSCĐ Trong trường hợp xảy ra tình trạng bán thanh lý TSCĐ khi chưa có quyết định thanh lý TSCĐ thì giám đốc Điện lực phải nhanh chóng xem xét để đưa ra biện pháp giải quyết kịp thời.

Ngày đăng: 12/07/2023, 22:23

w