1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nước uống tinh khiết sài gòn sapuwa

121 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 250,94 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ (3)
    • 1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ (3)
      • 1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ (3)
      • 1.2. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ (3)
    • 2. TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM (4)
      • 2.1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất (4)
        • 2.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất (4)
        • 2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất (4)
          • 2.1.2.1. Phân theo yếu tố chi phí (5)
          • 2.1.2.2. Phân theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm (6)
          • 2.1.2.3. Phân theo cách thức kết chuyển chi phí (7)
          • 2.1.2.4. Phân theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành (7)
      • 2.2. Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm (8)
        • 2.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm (8)
        • 2.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm (8)
          • 2.2.2.1. Phân theo thời điểm và nguồn số liệu để tính giá thành (9)
          • 2.2.2.2. Phân theo phạm vi phát sinh chi phí (9)
      • 2.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm (10)
      • 2.4. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (11)
      • 2.5. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (12)
      • 2.6. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (14)
        • 2.6.1. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất (14)
        • 2.6.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm (14)
          • 2.6.2.1. Phương pháp trực tiếp (15)
          • 2.6.2.2. Phương pháp tổng cộng chi phí (15)
          • 2.6.2.3. Phương pháp hệ số (0)
          • 2.6.2.4. Phương pháp tỷ lệ chi phí (16)
          • 2.6.2.5. Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ (17)
          • 2.6.2.6 Phương pháp liên hợp (17)
    • 3. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH (17)
      • 3.1. Tài khoản sử dụng và trình tự kế toán chi phí sản xuất (17)
        • 3.1.1. Tài khoản sử dụng (17)
        • 3.1.2. Trình tự kế toán chi phí sản xuất (18)
      • 3.2. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (19)
        • 3.2.1. Nội dung hạch toán (19)
        • 3.2.2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (20)
          • 3.2.2.1. Trường hợp DN hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê (20)
          • 3.2.2.2. Trường hợp DN hạch toán hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ (20)
      • 3.3. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (21)
        • 3.3.1. Nội dung hạch toán (21)
        • 3.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (21)
      • 3.4. Hạch toán chi phí sản xuất chung (22)
        • 3.4.1. Nội dung hạch toán (22)
        • 3.4.2. Kế toán chi phí sản xuất chung (23)
      • 3.5. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ (26)
        • 3.5.1. Phương pháp đánh giá theo sản lượng ước tính tương đương (26)
        • 3.5.2. Phương pháp đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu chính (27)
        • 3.5.3. Phương pháp đánh giá theo 50% chi phí chế biến (27)
        • 3.5.4. Phương pháp đánh giá theo chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp hoặc (28)
        • 3.5.5. Phương pháp đánh giá theo chi phí định mức hoặc kế hoạch (28)
    • 4. TỔ CHỨC HỆ THỐNG SỔ SÁCH HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM (28)
    • 5. SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI DN VỪA VÀ NHỎ SO VỚI MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP KHÁC (31)
      • 5.1. So với chế độ kế toán áp dụng cho các DN lớn (31)
      • 5.2. So với kế toán Pháp (32)
      • 5.3. So với kế toán Mỹ (33)
    • 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC UỐNG TINH KHIẾT SÀI GÒN SAPUWA (35)
      • 1.1. Quá trình hình thành và phát triển (35)
      • 1.2. Đặc điểm bộ máy quản lý và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh (36)
        • 1.2.1. Đặc điểm bộ máy quản lý (36)
        • 1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh (39)
      • 1.3. Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty SAPUWA (43)
        • 1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán (43)
        • 1.3.2. Tổ chức công tác kế toán (46)
    • 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY SAPUWA (49)
      • 2.1. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm (49)
        • 2.1.1. Chi phí sản xuất (49)
        • 2.1.2. Giá thành sản phẩm (50)
      • 2.2. Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty SAPUWA (51)
        • 2.2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (51)
          • 2.2.1.1. Nội dung chi phí (51)
          • 2.2.1.2. Tài khoản sử dụng (51)
          • 2.2.1.3. Phương pháp xác định chi phí nguyên vật liệu (52)
          • 2.2.1.4. Trình tự hạch toán và ghi sổ (53)
          • 2.2.1.5. Thực tế hạch toán chi phí NVL trực tiếp tại Công ty SAPUWA. 53 2.2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (54)
          • 2.2.2.1. Nội dung chi phí (62)
          • 2.2.2.2. Tài khoản sử dụng (62)
          • 2.2.2.3. Phương pháp tính lương (63)
          • 2.2.2.4. Phương pháp phân bổ tiền lương cho từng sản phẩm (64)
          • 2.2.2.5. Trình tự hạch toán và ghi sổ kế toán (64)
          • 2.2.2.6. Thực tế hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty SAPUWA (65)
        • 2.2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung (69)
          • 2.2.3.1. Nội dung chi phí (69)
          • 2.2.3.2. Tài khoản sử dụng (69)
          • 2.2.3.3. Phương pháp xác định chi phí sản xuất chung (69)
          • 2.2.3.4. Trình tự hạch toán và ghi sổ kế toán (70)
          • 2.2.3.5. Thực tế hạch toán chi phí sản xuất chung tại Công ty Sapuwa (70)
        • 2.2.4. Hạch toán tập hợp chi phí sản xuất toàn phân xưởng (80)
      • 2.3. Tính giá thành sản phẩm (83)
        • 2.3.1. Phương pháp tính giá thành sản phẩm (83)
        • 2.3.2. Trình tự hạch toán và ghi sổ kế toán (84)
        • 2.3.3. Thực tế hạch toán tính giá thành sản phẩm tại Công ty SAPUWA (84)
  • CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỂ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY SAPUWA (35)
    • 1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, CÔNG TÁC TẬP HỢP (90)
      • 1.1. Ưu điểm (91)
      • 1.2. Nhược điểm (95)
    • 2. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN (98)
      • 2.1. Sự cần thiết và yêu cầu của việc hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty SAPUWA (98)
        • 2.1.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty SAPUWA (99)
        • 2.1.2. Yêu cầu của việc hoàn thiện công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty SAPUWA (99)
      • 2.2. Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty SAPUWA (100)
  • KẾT LUẬN (110)

Nội dung

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

1.1 Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ

Có rất nhiều tiêu thức khác nhau để xác định một DN là DN lớn hay DN vừa và nhỏ, tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế - kỹ thuật, vào trình độ phát triển của từng nước trong thời gian cụ thể, vào vai trò của các DN vừa và nhỏ đối với nền kinh tế Tuy nhiên, khái quát lại, các tiêu thức này chủ yếu xoay quanh lượng vốn mà DN đó sử dụng vào SXKD, lượng lao động mà DN đó sử dụng hoặc doanh thu mà DN đó đạt được trong kỳ. Ở Việt Nam, theo Nghị định 90/2001/NĐ – CP, DN vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người Theo Nghị định này, thuộc DN vừa và nhỏ bao gồm:

- Các DN thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;

- Các DN thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước;

- Các hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;

- Các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.

1.2 Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Các DN vừa và nhỏ ở Việt Nam phát triển rất nhanh và ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân Cụ thể là:

- Thu hút một lượng vốn đầu tư khá lớn trong xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý;

- Đóng góp đáng kể cho hoạt động xuất khẩu, khơi dậy và làm sống lại nhiều làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống;

- Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, khai thác các tiềm năng về trí tuệ, tay nghề tinh xảo, vốn, … trong nhân dân;

- Bảo đảm công việc cho một lượng lao động đáng kể, tạo ra thu nhập ổn định cho người lao động.

TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

2.1 Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất

2.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất

Theo kế toán Việt Nam, chi phí SXKD là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động SXKD trong một thời kỳ nhất định (tháng, năm, quý) Nói cách khác, CPSX là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà DN phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn - chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ).

Trong đó, chi phí về lao động sống gồm: tiền lương, phụ cấp, trích BHXH, BHYT,KPCĐ… của công nhân sản xuất.

Chi phí về lao động vật hoá gồm: nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, khấu hao TSCĐ…

2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất

Do chi phí sản xuất kinh doanh có rất nhiều loại nên cần thiết phải phân loại chi phí nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và kế toán chi phí Phân loại chi phí là việc sắp xếp các loại chi phí khác nhau vào từng nhóm theo những đặc trưng nhất định Trên thực tế, có rất nhiều cách phân loại khác nhau, tuy nhiên, lựa chọn tiêu thức phân loại nào là phải dựa vào yêu cầu của công tác quản lý và hạch toán

Về mặt hạch toán, chi phí sản xuất thường được phân theo các tiêu thức sau:

2.1.2.1 Phân theo yếu tố chi phí Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu đồng nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh, chi phí được phân theo yếu tố Cách phân loại này giúp cho việc xây dựng và phân tích dự toán chi phí Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chia làm 7 yếu tố sau:

- Yếu tố nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ… sử dụng vào SXKD (trừ giá trị dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi cùng với nhiên liệu, động lực).

- Yếu tố nhiêu liệu, động lực sử dụng vào quá trình SXKD trong kỳ (trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).

- Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp lương: phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho người lao động.

- Yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ: phản ánh số trích trước theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho người lao động tính vào chi phí.

- Yếu tố khấu hao TSCĐ: phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho SXKD.

- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào SXKD.

- Yếu tố chi phí khác bằng tiền: gồm các chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động SXKD trong kỳ.

2.1.2.2 Phân theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm

Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân theo khoản mục Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng Theo quy định hiện hành, giá thành sản phẩm, dịch vụ bao gồm các khoản mục chi phí sau:

- Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ giá trị NVL (NVL chính, NVL phụ, nhiên liệu) DN sử dụng có liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ.

- Chi phí nhân công trực tiếp: gồm toàn bộ tiền lương và các khoản phụ cấp mang tính chất lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ cùng các khoản trích theo tỷ lệ quy định cho các quỹ KPCĐ, BHXH, BHYT (phần tính vào chi phí).

- Chi phí sử dụng máy thi công: chi phí này chỉ có đối với các DN xây lắp, phản ánh các khoản chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp công trình theo phương thức thi công hỗn hợp (vừa thủ công, vừa kết hợp bằng máy).

- Chi phí sản xuất chung: gồm toàn bộ các chi phí còn lại phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất sau khi đã loại trừ chi phí NVL và chi phí NCTT nói trên.

- Chi phí bán hàng: gồm các chi phí phát sinh liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ trong kỳ.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: bao gồm toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến quản trị kinh doanh và quản lý hành chính trong phạm vi toàn DN mà không tách được cho bất kỳ hoạt động hay phân xưởng nào.

2.1.2.3 Phân theo cách thức kết chuyển chi phí

Theo cách thức kết chuyển, toàn bộ chi phí SXKD được chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.

Chi phí sản phẩm là những chi phí gắn liền với các sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua Thuộc chi phí sản phẩm bao gồm chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung Chi phí sản phẩm được gọi là CPSX.

Chi phí thời kỳ là những chi phí làm giảm lợi nhuận trong một kỳ nào đó, nó không phải là một phần giá trị sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua nên được xem là các phí tổn, cần được khấu trừ ra từ lợi nhuận của thời kỳ mà chúng phát sinh Thuộc chi phí thời kỳ bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN.

Phân loại chi phí theo cách thức kết chuyển chi phí giúp cho DN xác định chính xác giá trị hàng tồn kho cũng như xác định kết quả tiêu thụ được chính xác.

2.1.2.4 Phân theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành Để thuận lợi cho việc lập kế hoạch và kiểm tra chi phí, đồng thời làm căn cứ để đề ra các quyết định kinh doanh, toàn bộ chi phí SXKD lại được phân theo quan hệ với khối lượng công việc hoàn thành Theo cách này, chi phí được chia thành biến phí và định phí.

KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH

3.1 Tài khoản sử dụng và trình tự kế toán chi phí sản xuất

3.1.1 Tài khoản sử dụng Để phản ánh chi phí SXKD, kế toán DN vừa và nhỏ sử dụng tài khoản TK

154 “ Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang ”

TK này sử dụng để phản ánh chi phí SXKD của DN; để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, xây lắp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và các hoạt động cung cấp dịch vụ khác CPSX hạch toán trên TK 154 được chi tiết theo địa điểm phát sinh (phân xưởng, bộ phận sản xuất, đội sản xuất, công trường, …), theo đối tượng sản xuất (sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, theo loại dịch vụ hay từng công đoạn dịch vụ, …) trong đó chi tiết theo từng khoản mục giá thành (chi phí NVL trực tiếp, chi phí NCTT, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí SXC)

Nội dung phản ánh của TK 154 như sau:

Bên Nợ: tập hợp các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí NCTT, chi phí SXC phát sinh trong kỳ.

- Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng, không sửa chữa được…

- Trị giá nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá gia công xong nhập lại kho.

- Giá thành thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho hoặc chuyển đi bán.

- Chi phí thực tế của khối lượng lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng.

Dư Nợ: phản ánh chi phí SXKD hiện còn dở dang cuối kỳ.

3.1.2 Trình tự kế toán chi phí sản xuất

Tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng ngành, nghề, từng DN, vào mối quan hệ giữa các hoạt động SXKD trong DN, vào trình độ công tác quản lý và hạch toán… mà trình tự kế toán chi phí ở các DN khác nhau thì không giống nhau Tuy nhiên, có thể khái quát trình tự kế toán CPSX qua các bước sau:

- Bước 1 : tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng sử dụng.

- Bước 2 : tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành SXKD có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ và giá thành đơn vị lao vụ.

- Bước 3 : tập hợp và phân bổ chi phí SXC cho các đối tượng liên quan.

- Bước 4: xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, tính ra tổng giá thành sản phẩm và giá thành đơn vị sản phẩm từng loại.

3.2 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí NVL trực tiếp là những chi phí về NVL chính, vật liệu phụ, nhiên liệu… sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện dịch vụ Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm, loại sản phẩm, lao vụ,…) thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng, theo số lượng sản phẩm… Công thức phân bổ như sau:

Chi phí vật liệu phân bổ cho từng đối tượng = Tiêu thức phân bổ của từng đối tượng x Tỷ lệ (hay hệ số) phân bổ

Hệ số phân bổ = Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ

Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng

3.2.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

3.2.2.1 Trường hợp DN hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

Có thể tóm tắt quy trình hạch toán kế toán NVL trực tiếp theo phương pháp KKTX bằng sơ đồ sau:

Xuất kho NVL trực tiếp dùng cho SX NVL dùng không hết nhập lại kho hoặc chuyển kỳ sau

Nhận NVL về không nhập kho mà xuất dùng trực tiếp Kết chuyển giá thành thực tế

TK 133 sản phẩm hoàn thành nhập

Thuế GTGT hay chuyển bán ngay được khấu trừ

Sơ đồ 1.2 Hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên

3.2.2.2 Trường hợp DN hạch toán hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Có thể tóm tắt quy trình hạch toán kế toán NVL trực tiếp theo phương pháp kiểm kê định kỳ qua sơ đồ sau:

Giá trị vật liệu Giá trị NVL Kết chuyển giá tăng trong kỳ dùng trực tiếp thành thực tế của chế tạo SP SP hoàn thành

Giá trị NVL chưa dùng cuối kỳ

Kết chuyển giá trị NVL chưa dùng đầu kỳ

Sơ đồ 1.3 Hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp kiểm kê định kỳ 3.3 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao lao động phải trả cho lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương (phụ cấp khu vực, phụ cấp đắt đỏ, độc hại, làm đêm, thêm giờ…) Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định với tiền lương phát sinh của lao động trực tiếp.

3.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Về chi phí NCTT, TK sử dụng và phương pháp tập hợp chi phí trong kỳ của 2 phương pháp KKTX và KKĐK giống nhau Có thể tóm tắt quy trình hạch toán chi phí NCTT qua sơ đồ sau:

Tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho công nhân SX

Kết chuyển giá thành thực tế

TK 338 của SP hoàn thành nhập kho hay chuyển bán ngay

Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định

Sơ đồ 1.4 Hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp

3.4 Hạch toán chi phí sản xuất chung

Chi phí SXC là chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh chung phát sinh ở phân xưởng, bộ phận, đội, công trường, … phục vụ sản xuất sản phẩm, dịch vụ, lao vụ Chi phí SXC bao gồm:

- Phí nhân viên phân xưởng: phản ánh các khoản tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp lương, phụ cấp lưu động phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận, đội sản xuất; tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận, đội sản xuất; khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được tính trên tỷ lệ quy định hiện hành (19%) trên tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng, bộ phận, đội sản xuất.

- Chi phí vật liệu: phản ánh chi phí vật liệu xuất dùng cho phân xưởng, như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, công cụ, dụng cụ thuộc phân xưởng quản lý và sử dụng, chi phí lán trại tạm thời…

- Chi phí dụng cụ sản xuất: phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ xuất dùng cho hoạt động quản lý của phân xưởng.

- Chi phí khấu hao TSCĐ: phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của phân xưởng.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận sản xuất như: Chi phí sửa chữa, chi phí thuê ngoài, chi phí điện nước, điện thoại, các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế…

- Chi phí bằng tiền khác: phản ánh các chi phí bằng tiền ngoài các chi phí đã kể trên phục vụ cho hoạt động của phân xưởng.

3.4.2 Kế toán chi phí sản xuất chung

Khi hạch toán, chi phí SXC được chi tiết theo định phí và biến phí Do chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong phân xưởng nên cần thiết phải phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng (sản phẩm, dịch vụ) theo tiêu thức phù hợp (theo định mức, theo tiền lương công nhân sản xuất thực tế, theo số giờ làm việc thực tế của công nhân sản xuất…). Đối với chi phí SXC biến đổi, kế toán sẽ phân bổ hết cho lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành theo công thức sau:

Mức biến phí sản xuất chung phân bổ cho từng đối tượng

Tổng tiêu thức sản xuất chung cần phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng x

Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng Đối với định phí SXC, trong trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất cao hơn mức công suất bình thường (mức công suất bình thường là mức sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong điều kiện sản xuất bình thường) thì định phí SXC được phân bổ hết cho số sản phẩm sản xuất theo công thức: Mức định phí sản xuất chung phân bổ cho từng đối tượng

Tổng định phí sản xuất chung cần phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng x

Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra nhỏ hơn mức công suất bình thường thì phần định phí SXC phải phân bổ theo mức công suất bình thường, trong đó số định phí SXC tính cho lượng sản phẩm chênh lệch giữa thực tế so với mức bình thường được tính vào giá vốn hàng tiêu thụ Công thức phân bổ như sau:

Mức định phí sản xuất chung phân bổ cho mức sản phẩm thực tế

Tổng định phí sản xuất chung cần phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ của sản phẩm x

Tổng tiêu thức phân bổ của mức sản phẩm sản xuất thực tế Mức chi phí SXC tính cho phần chênh lệch sản phẩm thực tế với công suất bình thường sẽ tính như sau:

Mức định phí sản xuất chung (không phân bổ) tính cho lượng sản phẩm chênh lệch

Tổng định phí sản xuất chung cần phân bổ

Mức định phí sản xuất chung phân bổ cho mức sản phẩm thực tế

Phần định phí SXC không phân bổ này sẽ được tính vào giá vốn hàng bán.

Có thể tóm tắt quy trình hạch toán chi phí SXC theo phương pháp KKTX và KKĐK qua sơ đồ sau:

Chi phí nhân viên Các khoản thu hồi ghi phân xưởng giảm chi phí sản xuất chung

Chi phí nguyên vật liệu

(phương pháp kê khai TK 632,155 thường xuyên)

TK 153 Cuối kỳ kết chuyển hoặc

Chi phí công cụ, dụng cụ phân bổ chi phí sản xuất

(tổng giá trị nhỏ) chung cố định (theo mức

TK 611 công suất bình thường)

Chi phí nguyên vật liệu

(phương pháp kiểm kê định kỳ) TK 632

Phân bổ chi phí trả trước vào chi phí sản xuất chung Khoản chi phí sản xuất

TK 214 chung cố định không

Chi phí khấu hao TSCĐ phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán

Các chi phí sản xuất khác mua ngoài phải trả,đã trả

Sơ đồ 1.5 Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung

3.5 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Sản phẩm dở dang là các chi tiết hoặc bộ phận sản phẩm đang gia công chế biến trên dây chuyền sản xuất hoặc tại các vị trí sản xuất, các bán thành phẩm tự chế nhập kho và những sản phẩm đã kết thúc giai đoạn sản xuất cuối cùng nhưng chưa làm thủ tục nghiệm thu nhập kho thành phẩm

TỔ CHỨC HỆ THỐNG SỔ SÁCH HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

* Sổ sách kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành:

Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm trong các DN vừa và nhỏ thường sử dụng các loại sổ sách sau:

- Sổ chi phí SXKD (mẫu số 20 – SKT/DNN): sổ này dùng để theo dõi chi phí SXKD của DN theo từng loại hoạt động, từng phân xưởng, hoặc theo từng sản phẩm, dịch vụ, …

- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (mẫu số 22 – SKT/DNN): bảng này dùng để tập hợp và phân bổ thù lao thực tế phải trả cho người lao động, các khoản trích nộp theo lương trong tháng cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ

- Bảng phân bổ nguyên, vật liệu; công cụ, dụng cụ (mẫu số 23 –

SKT/DNN): bảng này dùng để phản ánh giá gốc vật liệu, dụng cụ, công cụ xuất kho trong tháng và phân bổ cho các đối tượng sử dụng

- Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ (mẫu số 24 – SKT/DNN): dùng để phản ánh số khấu hao TSCĐ phải trích và phân bổ cho các đối tượng sử dụng hàng tháng.

- Thẻ tính giá thành sản phẩm (mẫu số 25 – SKT/DNN): sử dụng để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ Căn cứ để lập thẻ là thẻ tính giá thành kỳ trước và sổ chi tiết chi phí SXKD kỳ này cùng với biên bản kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang.

* Các hình thức tổ chức sổ:

Căn cứ vào đối tượng hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm, căn cứ vào yêu cầu quản lý của DN cũng như trình độ hạch toán chi phí của lao động kế toán mà sử dụng các hình thức tổ chức sổ sách cho phù hợp Theo chế độ hiện hành có 4 hình thức tổ chức sổ:

Chứng từ gốc về chi phí và các bảng phân bổ

Nhật ký chung Sổ chi phí SXKD (mở riêng cho từng đối tượng)

Bảng cân đối số phát sinh

Bảng tổng hợp chi tiết CPSX, bảng tính giá thành sản phẩm

Báo cáo tài chính Để tiện so sánh với thực tế Công ty thực tập, ta xem xét trình tự hạch toán theo hình thức sổ Nhật ký chung Trình tự hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm theo hình thức Nhật ký chung được thể hiện qua sơ đồ sau:

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Sơ đồ 1.6 Quy trình ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung

SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI DN VỪA VÀ NHỎ SO VỚI MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP KHÁC

5.1 So với chế độ kế toán áp dụng cho các DN lớn

Chế độ kế toán áp dụng đối với các DN vừa và nhỏ được ban hành theo Quyết định số 1177/TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 và Quyết định số 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 của Bộ Tài chính quy định, sửa đổi, bổ sung và thay thế một phần chế độ kế toán DN vừa và nhỏ theo Quyết định 1177/TC/QĐ/CĐKT Về bản chất, chế độ kế toán áp dụng đối với DN vừa và nhỏ này không khác nhiều so với chế độ kế toán theo Quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐ do Bộ Tài Chính ban hành ngày 01/11/1995 Tuy nhiên, do đặc thù khác biệt về quy mô, tổ chức và hoạt động của các DN vừa và nhỏ nên giữa các DN áp dụng theo hai chế độ kế toán này cũng có nhiều điểm khác nhau về phương pháp hạch toán. Đối với các DN vừa và nhỏ, kế toán không hạch toán chi phí sản xuất qua

TK 621 “Chi phí NVL trực tiếp”, TK 622 “Chi phí NCTT”, TK 627 “Chi phí

SXC” mà theo dõi trực tiếp trên TK 154 “Chi phí SXKD dở dang” Vì chỉ sử dụng TK 154 để tập hợp hết các CPSX trong kỳ nên trong quá trình vận dụng

TK này, yêu cầu kế toán phải sử dụng và phân chia TK 154 thành các tiểu khoản hợp lý trên cả hai khía cạnh là bộ phận tập hợp chi phí và phân loại chi phí.

Ngoài ra, theo quy định, DN vừa và nhỏ không phân biệt TK 641 “Chi phí bán hàng” và TK 642 “Chi phí quản lý DN” và chỉ sử dụng một TK duy nhất, đó là TK 642 “Chi phí quản lý kinh doanh” Theo từng mục tiêu cụ thể của từng DN mà TK 642 được phân chia thành các tiểu khoản nhỏ cho phù hợp.

5.2 So với kế toán Pháp

Theo kế toán Pháp, chi phí được định nghĩa là số tiền bỏ ra để mua các yếu tố cần thiết cho quá trình kinh doanh nhằm sinh lợi cho DN Các chi phí đó bao gồm:

- Chi phí mua nguyên, vật liệu, dự trữ sản xuất khác…

- Các phí tổn phát sinh trong quá trình SXKD: Chi phí tiền điện, nước, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí nhân viên…

Về trình tự hạch toán CPSX của kế toán Pháp nói chung cũng tương tự như kế toán Việt Nam Song về phương pháp hạch toán CPSX, kế toán tài chính Pháp chỉ sử dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho là KKĐK Còn phương pháp KKTX chủ yếu được sử dụng trong kế toán quản trị Pháp.

Về mặt giá thành, kế toán Pháp có phạm vi tính giá thành rộng hơn, ngoài giá phí sản xuất, giá thành trong kế toán Pháp còn bao gồm cả chi phí bán hàng Trong một đơn vị sản xuất, người ta phân chia giá thành theo 3 loại giá phí cơ bản:

- Giá phí tiếp liệu: bao gồm giá trị NVL mua vào ghi trên hoá đơn và các chi phí về mua như chuyên chở, bảo hiểm, bảo quản.

- Giá phí sản xuất: bao gồm giá phí vật liệu sử dụng trong sản xuất và các chi phí khác về sản xuất như nhân công, tu bổ sửa chữa, khấu hao…

- Giá phí phân phối: bao gồm các chi phí về tiêu thụ sản phẩm, chi phí vận chuyển, bao bì đóng gói, thuế, bảo hiểm Giá phí phân phối còn được gọi là giá phí tiêu thụ.

Giá thành sản phẩm bao gồm giá phí sản xuất và giá phí phân phối Do vậy, đối với cùng một sản phẩm do một nhà máy sản xuất ra, khi tính giá thành theo kế toán Pháp sẽ lớn hơn khi tính như trong kế toán Việt Nam Và khoản chênh lệch này đúng bằng chi phí bán hàng hay giá phí phân phối.

5.3 So với kế toán Mỹ

Theo kế toán Mỹ, chi phí được hiểu là thuật ngữ dùng để phản ánh giá trị của các nguồn lực đã hao phí để có được các hàng hoá hoặc dịch vụ Đôi khi, chi phí được xem như là cái giá phải trả cho việc tiến hành kinh doanh Do đó, chi phí còn được gọi là giá tiêu hao

Trong một xí nghiệp sản xuất, các chi phí liên quan trực tiếp đến việc chế tạo ra sản phẩm được gọi là CPSX

Nói chung, kế toán Việt Nam chủ yếu dựa trên hệ thống và phương pháp của kế toán Mỹ, do đó giữa 2 loại hình kế toán này có rất nhiều điểm tương đồng Về cách phân loại chi phí theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính, chi phí cũng được chia thành 2 loại: chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ Cách luân chuyển chi phí của kế toán Việt Nam cũng tương tự như kế toán Mỹ.

Về phương pháp hạch toán hàng tồn kho, kế toán Mỹ sử dụng cả 2 phương pháp KKTX và KKĐK Tuy nhiên, phương pháp KKĐK thường được áp dụng đối với các DN sản xuất với quy mô rất nhỏ.

Về phương pháp tính giá thành, theo kế toán Mỹ, giá thành cũng được chia thành 2 loại:

- Giá thành sản phẩm (giá phí sản xuất): bao gồm các giá phí liên quan đến quá trình SXKD.

- Giá thành chung cho kỳ: là các giá phí liên quan đến hoạt động bán hàng và các hoạt động chung của kỳ kế toán.

Tuy nhiên, có điểm khác biệt giữa kế toán Mỹ và kế toán Việt Nam, đó là theo Mỹ, kế toán chi phí được coi là cầu nối trung gian giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị, việc lập các báo cáo quản trị đóng vai trò không thể thiếu trong các DN Nhưng ở Việt Nam, hầu như chỉ có các DN lớn mới áp dụng hình thức kế toán quản trị vào việc quản lý SXKD, còn ở các DN có quy mô vừa và nhỏ, hiện mới đang triển khai, áp dụng kế toán quản trị ở mức sơ khai, chưa thực sự được mở rộng.

Nhìn chung, giữa các nước, quá trình hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm hầu hết đều giống nhau Song với đặc điểm kinh tế của mỗi nước khác nhau nên kế toán chi phí và giá thành tại mỗi nước cũng có những nét đặc trưng riêng biệt.

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC UỐNG TINH KHIẾT SÀI GÒN SAPUWA

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC UỐNG TINH KHIẾT SÀI GÒN SAPUWA

1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Tên tiếng Anh Địa chỉ Điện thoại

: Công ty Cổ phần Nước uống Tinh khiết Sài Gòn SAPUWA

: Saigon pure water private factory : 189/1 Hoàng Hoa Thám - Quận Ba Đình - Hà Nội : (84-4) 8 435 004

: (84-4) 8 233 097 : www.sapuwa.com Công ty Cổ phần Nước uống Tinh khiết Sài Gòn SAPUWA được tiến hành xây dựng, chuẩn bị từ năm 1990 và chính thức khai trương vào tháng 9 năm 1992 Công ty đặt trụ sở chính tại TP Hồ Chí Minh và nhiều chi nhánh khác tại các tỉnh thành trong cả nước như Hà Nội, Huế, Vũng Tàu Tại Hà Nội chi nhánh của Công ty có địa chỉ tại số 189/1 Hoàng Hoa Thám - Quận

SAPUWA là một trong những doanh nghiệp đầu tiên sản xuất kinh doanh nước uống tinh khiết tại Việt Nam, đồng thời cũng là doanh nghiệp đi tiên phong trong việc đưa vào sử dụng máy làm nước nóng lạnh cũng như sản xuất bình 5 gallons tại Việt Nam Đây cũng chính là bước đột phá đối với ngành kinh doanh nước uống tinh khiết tại Việt Nam sau này. Được thành lập năm 1992, đến năm 1993 sản phẩm SAPUWA đã đạt được huy chương vàng tại Hội chợ quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam Ngay trong năm đầu đi vào sản xuất, Công ty đã chứng tỏ được uy tín và chất lượng của mình.

Tháng 8 năm 1994 SAPUWA trở thành thành viên của Hiệp hội nước uống thế giới với tư cách là đại biểu quốc gia Việt Nam của Hiệp hội.

Năm 2000 sản phẩm SAPUWA đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn. Đặc biệt năm 2001 Công ty đã đạt được chứng nhận Hệ thống Quản lý chất lượng ISO 9002.

Năm 2002, sản phẩm SAPUWA tiếp tục đạt được giấy chứng nhận tiêu chuẩn Quốc tế về: "Thực phẩm, chất lượng và an toàn" (SQF 2000: 1997CM HACCP) và trở thành đơn vị sản xuất nước uống tinh khiết đầu tiên và duy nhất hiện nay tại Việt Nam nhận được các chứng nhận Quốc tế này.

1.2 Đặc điểm bộ máy quản lý và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

1.2.1 Đặc điểm bộ máy quản lý

Công ty SAPUWA là đơn vị hạch toán độc lập có đầy đủ tư cách pháp nhân, là đơn vị sản xuất kinh doanh có uy tín trên thị trường Do đó để đảm bảo cho công tác tổ chức điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh được tốt, bộ máy quản lý của Công ty phải được tổ chức theo kiểu trực tuyến, tức là mỗi phòng ban đều có một chức năng riêng biệt và chịu sự quản lý của trưởng phòng đó.

Phòng tổ chức Bộ phận sản xuất Phòng kinh doanh Phòng kế toán

Bộ phận giao hàng phận Bộ Market- ting phận Bộ dịch vụ

Có thể tóm tắt bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty SAPUWA qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy quản lý sản xuất tại Công ty SAPUWA

Chức năng của từng bộ phận trong Công ty như sau:

- Giám đốc: là người đứng đầu Công ty, giữ vai trò lãnh đạo chung toàn Công ty, trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và là người đại diện hợp pháp của Công ty.

- Trợ lý Giám đốc: là người tham mưu cho Giám đốc trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh và có trách nhiệm giúp Giám đốc tổng hợp tình hình hoạt động của Công ty.

- Phòng tổ chức: có trách nhiệm quản lý các khâu liên quan đến công tác hành chính như quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên, quản lý con dấu của Công ty, phụ trách công tác khen thưởng và bảo vệ tài sản của Công ty Ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ xây dựng điều lệ về tổ chức và hoạt động của Công ty, tham mưu cho Giám đốc về hình thức tổ chức nhân sự, tuyển chọn lao động…

- Bộ phận sản xuất: có nhiệm vụ tổ chức quản lý công nghệ và chất lượng sản phẩm, chỉ đạo và kiểm tra chất lượng sản phẩm, lưu trữ và quản lý hồ sơ dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm, giữ gìn bí mật dây chuyền sản xuất của Công ty Ngoài ra xưởng sản xuất nước phải có trách nhiệm sản xuất theo đúng kế hoạch do Công ty đề ra, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Phòng kinh doanh: gồm 3 bộ phận trực thuộc:

+ Bộ phận Marketing: có trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng chiến lược kinh doanh và chiến lược Marketing, nghiên cứu các chương trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tìm hiểu khách hàng và đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước.

+ Bộ phận dịch vụ khách hàng: có nhiệm vụ cung cấp cho khách hàng dịch vụ hậu mãi tốt nhất như chăm sóc khách hàng, thu thập ý kiến khách hàng đối với chất lượng sản phẩm, sau đó lập báo cáo và phương hướng giải quyết.

+ Bộ phận giao hàng: có nhiệm vụ dựa vào đơn đặt hàng tiến hành lập phiếu giao hàng cho nhân viên vận chuyển, theo dõi sản lượng nước tiêu thụ,tồn kho để báo cáo lại cho Bộ phận Marketing lập kế hoạch sản xuất.

- Phòng kế toán: có nhiệm vụ tổ chức hạch toán toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, lập báo cáo tài chính, theo dõi sự biến động của toàn bộ tài sản và nguồn hình thành tài sản Đây chính là công cụ quan trọng nhất trong quản lý kinh doanh, quản lý tài sản và cũng là bộ phận tham mưu cho lãnh đạo Công ty về công tác tài chính.

1.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

Về ngành nghề kinh doanh:

Công ty tiến hành đăng ký kinh doanh với những ngành nghề sau:

- Chuyên sản xuất nước giải khát, nước uống tinh khiết đóng chai phục vụ nhu cầu người tiêu dùng.

- Mua hàng tiêu dùng chuyên ngành nước uống.

- Chế biến, mua bán hàng lương thực thực phẩm.

- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá.

Mặc dù đăng ký nhiều danh mục hàng hoá kinh doanh song hiện nay Công ty mới chỉ tiến hành sản xuất và kinh doanh một số mặt hàng nhất định Công ty chuyên sản xuất nước uống tinh khiết nhãn hiệu SAPUWA các chủng loại: bình 5 gallons; chai 5l; thùng 1,5l; thùng 0,5l; thùng 0,33l Ngoài ra Công ty còn tiến hành kinh doanh, cung cấp các loại máy móc thiết bị phục vụ cho việc sử dụng nước theo yêu cầu của khách hàng Các loại máy này được Công ty nhập mua từ bên ngoài và bán kèm theo nước uống như giá đỡ (gồm giá Inox, giá gỗ, giá sắt), máy nóng lạnh, bình sứ, đôn sứ, vòi máy nóng lạnh… Nếu khách hàng có nhu cầu Công ty sẽ vận chuyển và lắp đặt tận nơi.

Về thị trường tiêu thụ: Đội ngũ cán bộ nhân viên, cộng tác viên Công ty SAPUWA là những chuyên gia hàng đầu được đào tạo trong các trường Đại học với chuyên ngànhQuản trị kinh doanh, Marketing, kinh tế, kế toán… và những công nhân lành nghề có kinh nghiệm, trách nhiệm, nhiệt tình trong công việc Do vậy, kể từ khi thành lập đến nay Công ty đã có hệ thống khách hàng rộng rãi nhưng chủ yếu là thị trường trong nước.

Thị trường trong nước vô cùng rộng lớn, sản phẩm của Công ty được phân phối khắp các tỉnh thành trong cả nước.

MỘT SỐ ĐỂ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY SAPUWA

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, CÔNG TÁC TẬP HỢP

Với đặc điểm là một đất nước với nền kinh tế thị trường cùng những quy luật của nó đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động SXKD, các DN buộc phải thường xuyên động não, tích cực, nhạy bén, năng động và thường xuyên cải tiến kỹ thuật, ứng dụng công nghệ để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Đứng trước hoàn cảnh đó, Công ty Cổ phần Nước uống Tinh khiết Sài Gòn SAPUWA cũng đã nhanh chóng đổi mới, hòa nhập với xu thế chung bằng cách đa dạng hoá các hoạt động SXKD, mạnh dạn đầu tư nhằm hiện đại hoá máy móc thiết bị và đổi mới quy trình công nghệ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường cũng như của người tiêu dùng Công ty đã không bó hẹp sản xuất theo khuôn khổ hoạt độngSXKD theo chỉ tiêu ngành giao cho là sản xuất các loại nước uống mà đã chủ động vươn ra tiếp cận thị trường với phương châm mọi mặt hoạt động của Công ty đều xuất phát từ khách hàng Nhưng trên hết công tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nước uống vẫn là nhiệm vụ quan trọng đầu tiên.

Qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Công ty Nước uống Tinh khiết Sài Gòn SAPUWA đã không ngừng vươn lên khẳng định mình là doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả Đạt được thành quả như hiện nay là nhờ Công ty đã có những định hướng đúng đắn cho chiến lược SXKD, gắn công nghệ kỹ thuật hiện đại với sản xuất, nắm bắt nhanh chóng thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng, từng bước chuyển dịch dây chuyền công nghệ Đồng thời công tác hạch toán kế toán của Công ty trong thời gian vừa qua với khả năng của mình đã hoàn thành tốt chức năng và nhiệm vụ được giao, giúp việc đắc lực cho lãnh đạo Công ty trong công tác quản lý tài chính, cung cấp thông tin về tài chính, kế toán một cách kịp thời và

Nguyễn Phương Trang Kế toán D – K44 chính xác, để từ đó lãnh đạo Công ty có những quyết định và chỉ đạo hoạt động SXKD một cách kịp thời Có thể thấy rõ điều này qua những mặt sau:

* Về công tác quản lý: Với đặc điểm là một DN có quy mô vừa, kinh doanh mặt hàng nước uống, đòi hỏi công tác quản lý phải rất chặt chẽ, Công ty đã thực hiện rất tốt công tác quản lý Công ty có sự phối hợp hiệu quả giữa phân xưởng sản xuất, phòng trưng bày sản phẩm, và đặc biệt với một đội ngũ nhân viên lái xe, giao hàng lớn, Công ty đã có những biện pháp quản lý chặt chẽ để tránh hao hụt sản phẩm, đồng thời có những chính sách khen thưởng hợp lý giúp cho đội ngũ nhân viên luôn làm việc với năng suất cao và tinh thần tốt Sự phân công phân nhiệm giữa các phòng ban cũng rất phù hợp với quy mô và đặc điểm sản xuất của Công ty.

* Về công tác kế toán nói chung: Trong hơn 10 năm hoạt động kinh doanh,

Công ty đã có những bước phát triển lớn, ngày càng giữ vị thế cao trên thị trường nội địa Để đạt được kết quả như vậy, đóng góp của Bộ phận kế toán của Công ty là không nhỏ Các nhân viên phòng kế toán không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, liên tục cập nhật chế độ kế toán và chính sách tài chính hiện hành, nắm vững Luật kinh doanh, áp dụng chế độ một cách linh hoạt, hợp lý cung cấp các thông tin tài chính kịp thời, chính xác cho Ban lãnh đạo để đưa ra những quyết định đúng đắn, có lợi cho Công ty Cụ thể như sau:

- Về bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán của Công ty được bố trí gọn nhẹ, hoạt động có nề nếp, cung cấp thông tin kịp thời phục vụ cho yêu cầu quản lý của Công ty Với hình thức tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung, Công ty chỉ phải mở một bộ sổ kế toán, tổ chức một bộ máy kế toán để thực hiện hết tất cả các giai đoạn hạch toán của mọi phần hành kế toán Các nhân viên kế toán với từng phần hành riêng biệt luôn làm đúng chức năng và nhiệm vụ được giao, thực hiện công việc hạch toán sau đó chuyển lên kế toán trưởng tổng hợp lại số liệu, kiểm tra, đối chiếu, xem xét

Nguyễn Phương Trang Kế toán D – K44 đảm bảo tính chính xác cao Đồng thời hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung còn đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất đối với công tác kế toán, kiểm tra, xử lý và cung cấp thông tin kế toán một cách kịp thời, giúp Ban lãnh đạo nắm được tình hình Công ty một cách nhanh chóng Công ty cũng tổ chức bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho cán bộ và nhân viên kế toán. Đặc biệt, Công ty còn trang bị máy vi tính cho tất cả nhân viên trong phòng kế toán, đảm bảo mỗi người có một máy vi tính riêng Công ty cũng thuê người thiết kế phần mềm máy tính dành riêng cho Công ty SAPUWA Việc áp dụng phần mềm kế toán dành riêng cho Công ty đã giúp quá trình nhập liệu được nhanh chóng Các sổ kế toán và các báo cáo kế toán đều được phần mềm xử lý trực tiếp từ chứng từ gốc, đảm bảo cho việc lên sổ được dễ dàng, nhanh chóng, chính xác, tốn ít thời gian và công sức Nếu có sai sót, phần mềm sẽ báo lỗi và nhân viên kế toán chỉ cần xem lại số liệu trên chứng từ gốc, việc tìm chứng từ trên máy tính sẽ được thực hiện dễ dàng Việc lưu giữ số liệu trên máy vi tính cũng dễ dàng, không tốn kém, giảm được kinh phí lưu giữ, bảo quản…

- Về hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ

Hệ thống chứng từ mà Công ty đang sử dụng nói chung phù hợp với quy định của Nhà nước về mẫu mã, cách lập và quản lý chứng từ đối với DN vừa và nhỏ. Mọi chứng từ kế toán của Công ty đều được lập và sử dụng đúng mục đích, chức năng sản xuất và kinh doanh của Công ty.

Quá trình luân chuyển chứng từ đảm bảo kiểm soát chặt chẽ trách nhiệm của từng cán bộ tham gia vào quá trình luân chuyển.

Việc lưu trữ và bảo quản chứng từ được tổ chức một cách chặt chẽ, kiểm soát được trách nhiệm của từng cán bộ tham gia vào quá trình luân chuyển.

Việc lưu trữ và bảo quản chứng từ được tổ chức một cách chặt chẽ, theo đó các cán bộ kế toán là người trực tiếp chịu trách nhiệm trong việc tập hợp, sắp xếp chứng từ sao cho dễ theo dõi nhất.

- Về hệ thống tài khoản

Nguyễn Phương Trang Kế toán D – K44

Hệ thống TK của Công ty được thiết kế phù hợp, đảm bảo phản ánh đúng, đầy đủ và toàn diện tình hình sản xuất kinh doanh của DN Ngoài ra Công ty còn xây dựng mã sản phẩm, mã khách hàng, mã nhà cung cấp… rất chi tiết đảm bảo cho việc quản lý chặt chẽ, dễ dàng nhận diện những khách hàng lớn và quen thuộc.

- Về hệ thống sổ sách

Hiện Công ty đang áp dụng hình thức Nhật ký chung để ghi sổ, đây là hình thức ghi sổ đơn giản, áp dụng phổ biến nhất đối với DN có quy mô vừa và nhỏ.

- Về hệ thống báo cáo kế toán

Ngoài những báo cáo được lập theo Quy định của Bộ Tài chính (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Thuyết minh tài chính) Công ty còn lập một số báo cáo khác phục vụ công tác quản lý kinh doanh của Công ty như báo cáo quản trị với quy mô nhỏ…

Nhìn chung, công tác hạch toán kế toán của Công ty được thực hiện theo đúng chế độ Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty được thực hiện theo phương pháp KKTX, áp dụng hình thức sổ Nhật ký chung và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Hình thức kế toán này phù hợp với mô hình hoạt động SXKD quy mô vừa và nhỏ Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành trong quá trình SXKD của Công ty đều được lập chứng từ làm cơ sở pháp lý cho mọi số liệu được phản ánh trên các tài khoản, Sổ cái, các báo cáo tài chính Công ty sử dụng hệ thống tài khoản được thiết kế phù hợp với đặc điểm SXKD, với những TK chi tiết giúp cho việc hạch toán rành mạch, rõ ràng và dễ theo dõi, đồng thời Công ty cũng loại bỏ một số TK không phù hợp với hoạt động SXKD.

* Về công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm: Công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty đã đi vào nề nếp ổn định, ở một chừng mực nhất định, nó đã phản ánh đúng thực trạng của Công ty Là một Công ty với quy mô vừa, chu kỳ sản xuất thường xuyên, liên tục nên việc tập hợp chi phí và tính giá thành theo định kỳ hàng tháng là hợp lý, đảm bảo cung cấp

Nguyễn Phương Trang Kế toán D – K44 thông tin chính xác và kịp thời cho Ban lãnh đạo để đưa ra các quyết định đúng đắn

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN

2.1 Sự cần thiết và yêu cầu của việc hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty SAPUWA

Kế toán là một công cụ tài chính và quản lý đắc lực đối với nền kinh tế nói chung và đối với từng DN nói riêng Ngày nay, với sự phát triển kinh tế ngày càng nhanh, với điều kiện thế giới và trong nước đang ngày càng thay đổi, môi trường kinh doanh phức tạp, và trình độ của con người không ngừng nâng cao thì việc thay đổi công tác quản lý, phương pháp hạch toán kế toán luôn luôn là mục tiêu quan trọng Điều này thể hiện ở việc ban hành Luật kế toán, hệ thống các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và hàng loạt các thông tư hướng dẫn, và có sự thay thế các chuẩn mực cũ bằng các chuẩn mực mới phù hợp hơn Xét cụ thể, bất kỳ một DN nào cũng đều muốn mở rộng hoạt động SXKD, phát triển Công ty theo hướng có lợi để có thể tồn tại và giữ vị trí cao trên thương trường Để có thể tồn tại và phát triển, không có cách nào khác là phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến

Nguyễn Phương Trang Kế toán D – K44 thức, đúc kết kinh nghiệm của công tác quản lý hiện đại Vì vậy việc hoàn thiện công tác kế toán là tất yếu.

2.1.1 Sự cần thiết của việc hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty SAPUWA

Trong tình hình nền kinh tế năng động và phát triển với tốc độ cao như hiện nay, yêu cầu tất yếu đặt ra đối với mỗi DN là phải tiết kiệm chi phí, sản xuất có hiệu quả, hạ giá thành sản phẩm, từ đó mới có thể kinh doanh hiệu quả được Đối với Công ty SAPUWA, một Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh mặt hàng nước uống thì công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là một khâu vô cùng quan trọng Đây cũng là hoạt động phức tạp, đòi hỏi người kế toán cần có trình độ và kinh nghiệm để có thể thực hiện đúng và chính xác Do đó, để có thể phát huy hơn nữa vai trò của công tác kế toán nói chung, công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng, nhiệm vụ hoàn thiện phải được nhìn nhận một cách nghiêm túc và đúng đắn Hoàn thiện phải được xem như một công tác thường xuyên, nhìn nhận nghiêm túc và hoạt động có hiệu quả

2.1.2 Yêu cầu của việc hoàn thiện công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty SAPUWA

Tổ chức có khoa học công tác kế toán nói chung và công tác tập hợp CPSX, tính giá thành sản phẩm nói riêng là việc làm cần thiết đối với bất kỳ một DN sản xuất nào, nhằm phát huy vai trò, chức năng quan trọng của kế toán đối với công tác quản lý, điều hành SXKD Để có thể tổ chức tốt công việc hoạt động SXKD đòi hỏi phải không ngừng hoàn thiện công tác kế toán Với cơ chế quản lý kinh tế và chế độ kế toán hiện hành đòi hỏi việc hoàn thiện công tác tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm phải đáp ứng được yêu cầu sau:

- Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty không làm ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của Công ty và phải tôn trọng những chuẩn mực, quy tắc mà Nhà nước ban hành.

Nguyễn Phương Trang Kế toán D – K44

- Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty phải đảm bảo cung cấp số liệu một cách kịp thời, chính xác, đầy đủ, phục vụ cho việc quản lý, điều hành các mặt hoạt động kinh tế tài chính của DN.

- Số liệu của kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm phải đảm bảo là những số liệu đáng tin cậy, giúp các nhà quản lý DN điều hành và định hướng phát triển cho

DN trong các lĩnh vực: khách hàng, thị trường, đầu tư… đồng thời số liệu này cũng phải đáp ứng yêu cầu là cơ sở để lập BCTC của DN.

- Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty phải làm cho bộ máy kế toán gọn nhẹ nhưng vẫn phải đảm bảo công tác kế toán, nâng cao năng lực quản lý, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho DN.

- Việc hoàn thiện phải phù hợp với sự phát triển của Công ty trong tương lai, có nghĩa là các phương pháp tập hợp chi phí, phương pháp tính giá thành đặt ra không chỉ phục vụ tốt cho công tác quản lý hoạt động SXKD của DN trong hiện tại, mà còn phát huy được hiệu quả, tác dụng cùng với sự phát triển của Công ty.

- Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thàh phải đảm bảo tính khả thi; phù hợp với đặc điểm tổ chức, quy mô, trình độ năng lực của đội ngũ kế toán, phù hợp với trang bị máy móc hiện đại của Công ty.

2.2 Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty SAPUWA

Sau một thời gian thực tập tại Công ty, được tiếp xúc với thực tế công tác kế toán tại DN, đồng thời kết hợp với những kiến thức đã học được tại trường, em nhận thấy công tác kế toán trong doanh nghiệp cũng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể Tuy nhiên, bên cạnh đó, em cũng nhận thấy một số điểm không phù hợp và khác biệt giữa thực tế công tác kế toán tại Công ty với chế độ kế toán hiện hành Là một sinh viên, với kiến thức có hạn và chưa có nhiều kinh nghiệm kế toán thực tế, em xin đưa ra một số ý kiến nhằm khắc phục những mặt hạn chế trong công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty như sau:

Nguyễn Phương Trang Kế toán D – K44 Ý kiến 1: Về tổ chức bộ máy kế toán, do yêu cầu của công tác kế toán, bộ máy kế toán của Công ty nên được tổ chức một cách chặt chẽ, một nhân viên kế toán không nên kiêm nhiệm nhiều công việc Vì như thế sẽ làm giảm hiệu quả của việc đối chiếu số liệu giữa các nhân viên kế toán tại các phần hành kế toán khác nhau. Hơn nữa, do một nhân viên kế toán phải đảm nhiệm nhiều công việc nên việc tổ chức ghi sổ kế toán và hiệu quả làm việc sẽ không cao Công ty cần có sự phân công lại công việc giữa các nhân viên kế toán, nếu cần nên thuê thêm người. Ý kiến 2: Về TK sử dụng, như trên đã trình bày, để hạch toán chi phí NVL trực tiếp, kế toán không sử dụng TK riêng mà hạch toán trực tiếp vào TK 1541(Z01, Z02, Z04…) “Chi phí SXKD tính trực tiếp cho từng loại sản phẩm” Thiết nghĩ, để cho quá trình tập hợp chi phí SXKD được nhất quán và dễ theo dõi, Công ty nên sử dụng 1 TK riêng phản ánh chi phí NVL trực tiếp phải phân bổ.

Mặt khác, tập hợp chi phí SXC lại có quá nhiều TK như: 15481, 15483, 15484 làm cho việc theo dõi trở nên quá rườm rà và không cần thiết Việc sử dụng tài khoản cấp 2, cấp 3 của Công ty là không phù hợp Sau khi tập hợp chi phí SXC, kế toán lại tiến hành tổng hợp trên TK 1548 bao gồm toàn bộ chi phí SXC và chi phí NCTT Cuối cùng kế toán mới kết hợp với TK Chi phí NVL trực tiếp để tính chi phí SXKD dở dang cần phân bổ Điều này là rắc rối, phức tạp Thiết nghĩ, để công tác tập hợp CPSX tại Công ty nhanh chóng, thuận tiện, dễ theo dõi và chính xác hơn, Công ty nên thiết lập lại hệ thống TK chi tiết về chi phí SXKD như sau:

TK 1541 “Chi phí SXKD dở dang phải phân bổ - NVL trực tiếp”

TK 1542 “Chi phí SXKD dở dang phải phân bổ - nhân công trực tiếp”

TK 1543 “Chi phí SXKD dở dang phải phân bổ - sản xuất chung” Đối với TK chi phí NVL trực tiếp, do đặc điểm chi phí NVL trực tiếp là những NVL liên quan trực tiếp đến việc tạo ra từng loại sản phẩm, nó được tập hợp riêng biệt đối với từng loại sản phẩm mà không cần thông qua tiêu thức phân bổ nào cả.

Nguyễn Phương Trang Kế toán D – K44

Do đó, TK này đòi hỏi phải có TK Chi phí NVL trực tiếp cho từng loại sản phẩm (1541Z01, 1541Z02, …, 1541Z08). Đối với chi phí SXC, nếu do yêu cầu quản lý phải chi tiết theo vật liệu chung và các chi phí khác, kế toán có thể chi tiết TK 1543 thành 2 TK cấp 3 như sau:

TK 1543.1 “Chi phí SXC - vật liệu”

TK 1543.2 “Chi phí SXC khác”

Cuối kỳ, khi tiến hành tập hợp CPSX toàn phân xưởng, kế toán sử dụng TK

154 “Chi phí SXKD dở dang” và chi tiết đối với từng sản phẩm như sau:

TK 154Z01 “Chi phí SXKD dở dang – Bình 5 gallons”

TK 154Z02 “Chi phí SXKD dở dang – Chai 5 l”

TK 154Z04 “Chi phí SXKD dở dang – Thùng 0,5 l Vinema”

TK 154Z08 “Chi phí SXKD dở dang – Thùng 0,33 l Sapuwa”

Với hệ thống TK chi phí mới này, có thể theo dõi quá trình tập hợp CPSX theo sơ đồ TK sau:

Ngày đăng: 12/07/2023, 22:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w