1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mot so bien phap nham day manh xuat khau mat hang 65583

69 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Biện Pháp Nhằm Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Mặt Hàng Dứa Chế Biến Ở Tổng Công Ty Rau Quả, Nông Sản
Tác giả Lê Xuân Hoàn
Người hướng dẫn Th.S. Nguyễn Thị Liên Hương
Trường học Trường Đại Học
Thể loại chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2023
Thành phố Việt Nam
Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 80,01 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA (3)
    • I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP (3)
      • 1. Xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu (3)
        • 1.1. Khái niệm xuất khẩu (3)
        • 1.2. Vai trò của xuất khẩu (3)
        • 1.3. Các hình thức xuất khẩu hàng hoá (5)
      • 2. Nội dung của hoạt động xuất khẩu (8)
        • 2.1. Điều tra nghiên cứu thị trường (0)
        • 2.2. Lập phương án xuất khẩu (9)
        • 2.3. Tạo nguồn hàng (10)
        • 2.4. Lựa chọn đối tác giao dịch (10)
        • 2.5. Giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu (11)
        • 2.6. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu (12)
        • 2.7. Đánh giá thực hiện hợp đồng xuất khẩu (13)
      • 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp (13)
        • 3.1. Các yếu tố khách quan (0)
        • 3.2. Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp (13)
    • II. KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN (14)
      • 1. Quá trình hình thành và phát triển Tổng công ty rau quả, nông sản (14)
        • 1.1. Quá trình hình thành (14)
        • 1.2. Quá trình phát triển của Tổng công ty rau quả, nông sản (15)
      • 2. Chức năng, nhiệm vụ và các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty rau quả, nông sản (17)
        • 2.1. Chức năng (17)
        • 2.2. Nhiệm vụ (18)
        • 2.3. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty (18)
      • 3. Hệ thống tổ chức và điều hành của Tổng công ty rau quả, nông sản (19)
      • 4. Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty những năm gần đây (24)
  • CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DỨA CHẾ BIẾN CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN (27)
    • 1. Đặc trưng của sản phẩm dứa (27)
      • 1.1. Nguồn gốc và phân loại dứa (27)
      • 1.2. Đặc trưng của sản phẩm dứa (29)
    • 2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mặt hàng dứa chế biến trên thế giới (30)
      • 2.1. Tình hình sản xuất dứa trên thế giới (30)
      • 2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm dứa chế biến trên thế giới (34)
      • 2.3. Thực trạng và định hướng xuất khẩu mặt hàng dứa chế biến của Việt Nam (38)
    • 3. Thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng dứa chế biến của Tổng công (40)
      • 3.1. Vị trí của mặt hàng dứa chế biến trong Tổng công ty rau quả, nông sản (40)
      • 3.3. Thực trạng xuất khẩu mặt hàng dứa chế biến của Tổng công ty rau quả, nông sản (43)
    • 1. Kết quả đạt được (47)
    • 2. Những vấn đề còn tồn tại (48)
  • CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DỨA CHẾ BIẾN CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN (50)
    • I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ TIỀM NĂNG SẢN XUẤT, XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DỨA CHẾ BIẾN CỦA TỔNG CÔNG TY (50)
      • 1. Mục tiêu và phương hướng phát triển của Tổng công ty trong thời gian tới (50)
        • 1.1. Mục tiêu và phương hướng nhiệm vụ năm 2006 (50)
      • 2. Tiềm năng phát triển của mặt hàng dứa trong tương lai (51)
        • 2.1. Về địa lý (51)
        • 2.2. Về đất đai (52)
        • 2.3. Về khí hậu (52)
        • 2.4. Điều kiện về nhân lực (52)
    • II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DỨA CHẾ BIẾN CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN (52)
      • 1. Nâng cao chất lượng và chủng loại mặt hàng dứa chế biến (53)
        • 1.2. Tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm và công tác chế biến hàng xuất khẩu (53)
      • 2. Đa dạng hoá và mở rộng thị trường xuất khẩu (54)
      • 3. Huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn (56)
        • 3.1. Tăng cường huy động vốn trong kinh doanh (56)
        • 3.2. Nâng cao hiệu quả trong quản lý chi phí, vốn và lợi nhuận (56)
      • 4. Đa dạng phương thức kinh doanh và thanh toán (57)
      • 5. Nâng cao hiệu quả công tác lập phương án giao dịch và thực hiện hợp đồng (58)
        • 5.1. Công tác lập phương án giao dịch đàm phán (58)
        • 5.2. Công tác thực hiện hợp đồng (58)
      • 6. Tăng cường công tác hỗ trợ xuất khẩu (58)
      • 7. Các biện pháp khác (59)
        • 7.1. Giữ vững và nâng cao uy tín của Tổng công ty (59)
        • 7.2. Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ công nhân viên (59)
    • III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC VÀ BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (60)
      • 1. Có những chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất và chế biến các mặt hàng rau quả xuất khẩu nói chung và mặt hàng dứa chế biến nói riêng. 60 2. Trợ giúp nguồn vốn và tiêu thụ cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nói chung và xuất khẩu mặt hàng dứa chế biến nói riêng (60)
      • 3. Hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý xuất khẩu theo hướng đơn giản hơn, thông thoáng hơn và phù hợp hơn với cơ chế thị trường (63)
  • KẾT LUẬN (65)

Nội dung

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP

1 Xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu.

Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ để thanh toán Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hay đối với cả hai quốc gia Mục đích của hoạt động xuất nhập khẩu là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế, khi trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia có lợi thì họ sẽ tích cực tham gia vào hoạt động này.

Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng, cả về không gian lẫn thời gian Nó có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn nhưng cũng có thể kéo dài hàng năm Nó có thể được tiến hành trên phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia Nó diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng đến hàng tư liệu sản xuất.

1.2 Vai trò của xuất khẩu

Mục tiêu của các doanh nghiệp là bán được hàng và thu lợi nhuận mà thị trường thế giới là thị trường rộng lớn Hoạt động xuất khẩu đem lại những lợi ích cho doanh nghiệp như :

- Các doanh nghiệp trong nước có cơ hội cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng sản phẩm - những yếu tố đòi hỏi doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu sản xuất phù hợp với thị trường

- Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị kinh doanh, đồng thời có ngoại tệ để đầu tư lại quá trình sản xuất không những về chiều rộng mà cả về chiều sâu

- Ngoài ra, sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động và tạo thu nhập ổn định cho họ, thu về ngoại tệ để có điều kiện nhập máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu.

Thông qua các hợp đồng kinh tế các doanh nghiệp có cơ hội mở rộng buôn bán với bạn hàng trên thế giới không những tăng thu lợi nhuận mà còn học hỏi những kinh nghiệm kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngoài.

1.2.2 Đối với quốc gia xuất khẩu.

- Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, tạo tiền đề cho nhập khẩu và ảnh hưởng rất lớn đến quy mô nhập khẩu.

- Xuất khẩu tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua thuế xuất khẩu.

Xuất khẩu thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lý và phát triển sản xuất trong nước Các nước sẽ sản xuất nhiều hơn và đi vào chuyên môn hoá những sản phẩm mà họ có thế mạnh khi đó sẽ có lợi hơn trong xuất khẩu

Việt Nam là một nước đang phát triển, nông nghiệp lạc hậu đang còn chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế Xuất khẩu tạo điều kiện chuyển dịch nền kinh tế nước ta từ nông nghiệp là chủ yếu dần dần chuyển sang nền kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ phù hợp với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế thế giới.

1.2.3 Đối với nền kinh tế thế giới.

Do có những điều kiện khác nhau của các quốc gia khác nhau nên một quốc gia này có thế mạnh về lĩnh vực này nhưng lại yếu về lĩnh vực khác Vì vậy, để có thể khai thác được lợi thế và tạo ra sự cân bằng trong sản xuất và tiêu dùng, các quốc gia phải tiến hành trao đổi với nhau dựa trên lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo Ông nói rằng : "Nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với các quốc gia khác trong sản xuất hầu hết các loại sản phẩm thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia thương mại quốc tế để tạo ra lợi ích của chính mình" Và khi tham gia vào thương mại quốc tế thì "quốc gia có hiệu quả thấp trong sản xuất các loại hàng hoá sẽ tiến hành chuyên môn hoá sản xuất và tiến hành xuất khẩu các loại hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng có lợi thế tương đối hơn so với nước khác" Nói cách khác mọi quốc gia đều có thể tìm ra điểm có lợi để khai thác Chuyên môn hoá làm cho mỗi quốc gia đều khai thác lợi thế của mình một cách tốt nhất giúp tiết kiệm được nguồn lực như vốn, kỹ thuật, nhân lực… trong quá trình sản xuất hàng hoá và từ đó có thể thu được lợi ích từ hoạt động xuất khẩu Đồng thời làm cho lượng hàng hoá tiêu dùng trong mỗi nước tăng lên Do đó, tổng sản phẩm trên quy mô toàn thế giới cũng sẽ tăng và lượng hàng hoá tiêu dùng toàn thế giới cũng tăng.

1.3 Các hình thức xuất khẩu hàng hoá

Căn cứ vào đặc điểm sở hữu hàng hoá trước khi xuất khẩu, nguồn hàng nhập khẩu và quan hệ giữa các bên trong hợp đồng xuất khẩu ta có các hình thức xuất khẩu sau :

- Xuất khẩu trực tiếp. Đây là hình thức xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ do chính doanh nghiệp sản xuất, các nhà xuất khẩu và các cá nhân, tổ chức nước ngoài trực tiếp quan hệ với nhau bằng cách gặp mặt, qua thư từ, điện tín để bàn bạc và thoả thuận một cách tự nguyện Nội dung thoả thuận không có sự ràng buộc với lần giao dịch trước, việc mua không nhất thiết phải gắn liền với việc bán Trong giao dịch, người ta làm một loạt các công việc như nghiên cứu tiếp cận trị trường, người mua hỏi giá và đặt hàng, người bán chào giá Sau đó hai bên hoàn giá chào và chấp nhận giá cuối cùng là ký kết hợp đồng Phương thức này có những ưu và nhược điểm sau : Ưu điểm :

Lợi nhuận thu được không phải chia do giảm được chi phí trung gian.

Chủ động trong việc sản xuất, tiêu thụ hàng hoá trong mọi điều kiện thị trường

Tiết kiệm được thời gian trong giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng Nhược điểm : Đòi hỏi năng lực và nghiệp vụ ngoại thương sâu rộng, có kinh nghiệm làm việc. Đối với thị trường mới giao dịch thường dễ mắc sai lầm và chịu thua thiệt

- Xuất khẩu qua trung gian.

Xuất khẩu qua trung gian là hình thức mà trong đó bên mua và bên bán thông qua người thứ ba thiết lập mối quan hệ và quy định các điều kiện mua bán Người trung gian được hưởng phần trăm theo giá trị hàng xuất đã được thoả thuận Giao dịch qua trung gian hiện nay chiếm khoảng 52% kim ngạch buôn bán trên thế giới. Ưu điểm :

Người trung gian thường có nhiều hiểu biết về thị trường, thủ tục pháp lý. Bên xuất khẩu hoặc nhập khẩu năng lực đang còn kém thì thông qua trung gian thường có lợi hơn.

Lợi nhuận bị chia sẻ hoặc doanh nghiệp không thể chắc chắn tin cậy vào người trung gian.

KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN

1 Quá trình hình thành và phát triển Tổng công ty rau quả, nông sản.

Năm 2003 là năm đầu tiên Tổng công ty rau quả, nông sản được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/7/2003, trên cơ sở sáp nhập Tổng công ty nông sản và thực phẩm chế biến và Tổng công ty rau quả Việt Nam theo quyết định số 66/2003/QĐ/BNN - TCCB ngày 11/6/2003 của Bộ trưởng

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Tên doanh nghiệp : Tổng công ty rau quả, nông sản.

Tên giao dịch quốc tế : Viet Nam National Vegetable, Fruit and Agricultural Product Corporation.

Viết tắt : VEGETEXCO VIET NAM.

Trụ sở giao dịch : Số 2 Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa, Hà Nội.

Tên cơ quan sáng lập : Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Tổng công ty rau quả Việt Nam được thành lập theo quyết định số 63/NNTCCB/QĐ ngày 11/2/1998 trên cơ sở hợp nhất công ty rau quả Trung ương, liên hiệp các xí nghiệp Phủ Quỳ và Tổng công ty xuất khẩu rau quả. Quyết định thành lập Tổng công ty là nhằm tạo nên sự thống nhất giữa ba khối (nông nghiệp, công nghiệp, kinh doanh xuất nhập khẩu) tạo nên sự phối hợp và thích ứng trong ngành.

Tổng công ty nông sản và thực phẩm chế biến được thành lập theo quyết định số 409 NNT - TTCP QĐ ngày 30/12/1995 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn trên cơ sở các đơn vị :

Công ty xuất nhập khẩu thực phẩm.

Công ty xuất nhập khẩu nông sản.

Công ty sản xuất và dịch vụ vật tư kỹ thuật.

Công ty vận tải và đại lý vận tải.

Công ty xây dựng và sản xuất vật liệu.

1.2 Quá trình phát triển của Tổng công ty rau quả, nông sản

1.2.1 Quá trình phát triển của Tổng công ty rau quả Việt Nam. a, Thời kỳ 1998 - 1990.

Tổng công ty hoạt động theo cơ chế bao cấp Sản xuất kinh doanh rau quả trong thời gian này đang nằm trong chương trình hợp tác rau quả Việt Xô

(1996 - 1990) mà Tổng công ty được Chính phủ giao làm đầu mối Vật tư chủ yếu phục vụ cho sản xuất công nông nghiệp đều do Liên Xô cung cấp Sản phẩm rau quả tươi và rau quả chế biến được xuất khẩu sang Liên Xô là chủ yếu (chiếm 97,7% kim ngạch xuất khẩu). b, Thời kỳ 1991 - 1995.

Cả nước ta bước vào hoạt động theo cơ chế thị trường Hàng loạt chính sách mới của Nhà nước ra đời và tiếp tục hoàn thiện Nền kinh tế của đất nước bắt đầu tăng trưởng từ nông nghiệp, công nghiệp, kinh doanh xuất nhập khẩu và đầu tư phát triển, đã tạo cơ hội và môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của Tổng công ty.

Nhưng Tổng công ty đã gặp phải rất nhiều khó khăn :

- Trước đây, Tổng công ty được nhà nước giao làm đầu mối nghiên cứu sản xuất, chế biến và xuất khẩu rau quả, nay do cơ chế thị trường, nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế cũng tích cực tham gia vào đầu tư kinh doanh xuất nhập khẩu rau quả Hơn nữa, nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng đầu tư 100% vốn vào lĩnh vực sản xuất và chế biến rau quả tạo thế cạnh tranh quyết liệt với Tổng công ty.

Sự hụt hẫng đột ngột về thị trường do Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan vỡ đã ảnh hưởng nặng nề tới sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu của Tổng công ty Cùng với việc chuyển hoạt động từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường đã gây cho Tổng công ty nhiều bỡ ngỡ lúng túng. Trong bối cảnh đó toàn Tổng công ty đã trăn trở, tìm những giải pháp, những bước đi thích hợp để trụ lại, ổn định và từng bước phát triển. c, Thời kỳ 1996 đến 2003.

Là thời kỳ hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90.

Bước vào thời kỳ này, Tổng công ty có những thuận lợi cơ bản sau :

Từ những bài học khởi đầu của 5 năm chập chững bước vào thời kỳ kinh tế thị trường Từ những thành công và cả những thất bại trong sản xuất kinh doanh, Tổng công ty đã tìm cho mình một hướng đi vững chắc hơn.

Hoạt động theo mô hình mới, lại được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ đạo xây dựng và phê duyệt định hướng phát triển Tổng công ty giai đoạn 1998 - 2000 và 2010 Chính phủ phê duyệt đề án phát triển rau quả và hoa cây cảnh thời kỳ 1999 - 2010, đã tạo cho Tổng công ty cơ hội phát triển mới về chất.

Tuy vậy thời kỳ này Tổng công ty cũng gặp không ít khó khăn :

Khủng hoảng tài chính của các nước trong khu vực, sự giảm giá liên tục hàng nông sản trên thị trường thế giới đã ảnh hưởng lớn tới sản xuất kinh doanh, đặc biệt là xuất khẩu của Tổng công ty.

Hết năm 1999 Chính phủ chấm dứt giao kế hoạch trả nợ Nga cho Tổng công ty, sự bao cấp cuối cùng về thị trường không còn nữa.

Sự không cân đối trong đầu tư cộng với thời tiết thất thường và thiên tai liên tục, lại bị cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn của các đơn vị ngoài Tổng công ty, làm cho Tổng công ty không đủ nguyên liệu sản xuất đẩy giá nguyên liệu cao lên, tăng giá thành chế biến, giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

-Nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh đầu tư, mở rộng thị trường, từng bước tháo gỡ những khó khăn, Tổng công ty đã cơ bản hoàn thành giai đoạnh 1 của dự án đầu tư 1998 - 2000 đưa Tổng công ty phát triển lên một tầm cao mới.

1.2.2 Quá trình phát triển của Tổng công ty nông sản và thực phẩm chế biến từ 1995 đến 2003. Để thực hiện nhiệm vụ nặng nề mà cấp trên giao phó, Tổng công ty tiến hành sắp xếp lại các đơn vị thành viên, ổn định tổ chức triển khai công tác kinh doanh tại văn phòng Tổng công ty cũng như ở các đơn vị thành viên.

Hoạt động kinh doanh của Tổng công ty thực hiện trên kế hoạch hàng năm đã xây dựng và được nhà nước phê duyệt Tuy nhiên Tổng công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn khi phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các doanh nghiệp khác Bên cạnh đó, sự thiếu vốn, hạn chế về cơ sở vật chất kinh doanh đã gây không ít khó khăn cho Tổng công ty.

1.2.3 Quá trình phát triển của Tổng công ty rau quả, nông sản từ 2003 đến nay.

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DỨA CHẾ BIẾN CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN

Đặc trưng của sản phẩm dứa

1.1 Nguồn gốc và phân loại dứa

Dứa là một loại cây ăn quả nhiệt đới Cây dứa có nguồn gốc từ Nam Mỹ, chủ yếu ở miền Nam Brazil, miền Bắc Achentina và Paragoay Ở nước ta hiện nay dứa là một trong 3 cây ăn quả hàng đầu là : dứa, cam quýt và chuối.

Dứa thuộc họ Bromeliaceae, chi Ananas Các giống dứa đang được trồng trọt hiện nay thuộc loài Ananas comosus Loài này được chia thành 7 nhóm trong đó có 3 nhóm chính là : nhóm dứa Cayen, nhóm dứa Queen (dứa hoàng hậu) và nhóm dứa Spanish (còn gọi là nhóm dứa Tây Ban Nha).

- Nhóm dứa Cayen: Lá dài, phần lớn không có gai, một số có ít gai ở đầu chóp lá Lá có phiến dày, lòng máng lá sâu có thể dài hơn 100cm Hoa có màu xanh nhạt, hơi đỏ Quả có dạng hình trụ, mắt rất nông Quả nặng bình quân 1,5 – 2kg, rất phù hợp cho chế biến làm đồ hộp Khi chưa chín quả có màu xanh đen, sau đó chuyển dần sang màu đỏ và đến lúc chín hoàn toàn quả có màu hơi pha đồng Cây đẻ yếu, trung bình chỉ có 1 – 2 chồi từ gốc.

- Nhóm dứa Queen: Lá hẹp, cứng, có nhiều gai ở mép Mặt trong của lá có ba đường vân trắng hình răng cưa chạy song song theo chiều dài của phiến lá.Hoa có màu xanh hồng Quả có nhiều mắt, mắt nhỏ và lồi, cứng, thịt quả có màu vàng, ít nước và có vị thơm hấp dẫn.

- Nhóm dứa Spanish: Lá mềm, dài, mép lá cong, hơi ngả về phía lưng Hoa có màu đỏ nhạt Quả ngắn, kích thước to hơn so với quả nhóm dứa Queen nhưng bé hơn nhóm dứa Cayen Khối lượng quả trung bình xấp xỉ 1kg Khi chín quả có màu nâu đỏ, sẫm hơn nhiều so với quả nhóm Cayen Quả có hình dạng cân đối, hơi hình trụ Thịt quả màu vàng trắng không đều, mắt quả sâu, vị hơi chua Các giống dứa trong nhóm này có phẩm chất kém nên chỉ sử dụng chủ yếu trong vườn gia đình, không nên trồng tập trung thành vùng lớn. Các giống dứa trồng phổ biến ở nước ta.

- Dứa hoa Phú Thọ: Còn được gọi là giống dứa Queen cổ điển Giống này có những đặc điểm điển hình của nhóm dứa Queen đó là quả nhỏ, mắt lồi và nhỏ, gai ở rìa lá nhiều và cứng Ưu điểm nổi bật của giống dứa này là thịt quả màu vàng, giòn, rất thơm và hấp dẫn, nên người ta thường trộn vào nước ép các loại quả khác để tạo ra mùi thơm hấp dẫn Giống này dễ tính, chịu được đất xấu, đất chua, dễ ra hoa trái vụ.

- Dứa hoa Na hoa (hoa Bali) thuộc nhóm Queen: Giống này mang các đặc tính của nhóm: mắt nhỏ, lồi, khi chín vỏ quả và thịt quả đều có màu vàng So với dứa hoa Phú Thọ lá ngắn và to hơn, quả cũng to hơn Bình quân khối lượng quả là 0,9 – 1,2kg/quả Khi chín nước trong thịt quả cũng nhiều hơn.

- Dứa Kiên Giang và dứa Bến Lức (thuộc nhóm dứa Queen): Trong điều kiện khí hậu ở các tỉnh phía Nam, cây sinh trưởng mạnh, quả có kích thước lớn hơn so với khi trồng ở các tỉnh phía Bắc Dứa này có những đặc điểm giống dứa Na hoa Quả dứa Kiên Giang có dạng hình trụ, mắt quả to hơn và thịt quả cũng nhiều nước hơn so với dứa Bến Lức Hai giống này được trồng phổ biến ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

- Dứa Cayen Chân Mộng : Lá phần lớn không có gai, trừ một ít gai ở đầu mút lá Phiến lá dày, lòng máng sâu, có nhiều phấn ở mặt dưới, nhất là ở phía gốc lá.

- Nhóm các giống dứa Spanish: Ở nước ta có nhiều giống, màu sắc vỏ quả khi chín có màu sắc rất khác nhau: đỏ vàng, vàng xanh, xanh tím, xanh đen, xanh lá mạ, … Khối lượng quả cũng rất khác nhau Phẩm chất quả rất khác nhau.

1.2 Đặc trưng của sản phẩm dứa Đây là một loại nông sản có nguồn dinh dưỡng cao, có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích Đây là một loại cây có hiệu quả kinh tế cao và ổn định, có thể sống ở những vùng đất khô cằn và khắc nghiệt như trên đồi, sườn núi… Nó thích hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới.

Dứa có thể dùng ngay hoặc qua chế biến, dứa tươi có thời gian bảo quản trung bình khoảng 30 ngày nên ngoài phục vụ cho tiêu dùng trong nước nó có thể xuất khẩu nhưng với lượng không lớn Sản phẩm dứa xuất khẩu chủ yếu là dứa đã qua chế biến.

- Các sản phẩm dứa đã qua chế biến là :

+ Dạng nguyên quả: Quả dứa để nguyên, gọt vỏ, bóc lõi, cắt bỏ hai đầu, quả dứa giữ nguyên hình dạng không bị dập nát hay vỡ nhỏ.

+ Dứa khoanh: Cắt khoanh ngang quả dứa đã gọt vỏ, bỏ lõi Đường kính của khoanh dứa lớn nhất không quá 2mm so với đường kính của khoanh dứa nhỏ nhất, bề dày của khoanh dứa không vượt quá 2mm so với khoanh dứa nhỏ nhất.

+ Dứa rẻ quạt: Lát cắt rẻ quạt xấp xỉ 1/2 lát dứa khoanh Các chỉ tiêu kỹ thuật tương tự lát dứa khoanh.

+ Dứa miếng: Là các miêng dứa được cắt từ các lát dứa, chúng tương đối đồng đều về kích thước và hình dạng, phần lớn có kích thước từ 8mm đến 13mm cả về chiều dài và độ dày

+ Dứa cắt khúc: Các miếng dứa ngắn và dày được cắt từ các lát dứa hay trực tiếp từ các quả dứa đã được gọt vỏ bỏ lõi, phần lớn có kích thước từ 13mm đến 38mm cả về chiều rìa và độ dày

+ Dứa nghiền: Là các phần tử nhỏ được cắt, mài hoặc nghiền nhỏ từ quả dứa đã bóc vỏ bỏ lõi.

+ Các sản phẩm nước dứa : Quả dứa nguyên sau khi được gọt vỏ bỏ lõi đem ép lấy nước và đóng hộp theo các phương thức khác nhau.

+ Nước dứa được đóng trong nước đường đậm

+ Nước dứa được đóng trong nước đường nhạt.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ mặt hàng dứa chế biến trên thế giới

2.1 Tình hình sản xuất dứa trên thế giới

Trong những năm gần đây diện tích trồng dứa và sản lượng dứa đã gia tăng đáng kể Năm 2000 diện tích trồng dứa của toàn thế giới vào khoảng hơn 800.000 ha, năm 2004 tăng lên hơn 1 triệu ha và hiện nay khoảng 1,3 triệu ha.

Tỉ lệ tăng về diện tích trồng dứa giữa các châu lục cũng có những thay đổi đáng kể, cụ thể là Châu á vào khoảng 48,3% diện tích toàn thế giới, Châu Phi 30%, Châu Mỹ là 7,6% Còn lại 14,1% là diện tích được phân bổ ở châu Âu và châu úc.

Cùng với sự mở rộng diện tích trồng là sự gia tăng sản lượng dứa trên toàn thế giới Năm 2003 tổng sản lượng toàn thế giới là 12.189.021 tấn, năm 2004 là 13.444.203 tấn và năm 2005 vừa qua là 16.290.241 tấn Trong đó Châu Á luôn chiếm tỉ lệ cao nhất ( trên 50%) Kết quả đó được thể hiện ở bản sau:

Bảng 3 Tình hình sản xuất dứa trên thế giới những năm gần đây.

Châu Á 6.241.977 51,21 6.895.062 51,29 8.356.873 51,3 Châu Phi 1.913.676 15,70 2.189.850 16,29 2.757.917 16,93 Châu Mỹ 1.446.816 11,87 1.587.216 11,81 1.889.607 11,60

Nguồn : Phòng xúc tiến thương mại Tổng công ty rau quả, nông sản.

Bảng 4 Bảng các nước sản xuất dứa lớn nhất thế giới năm 2004

Nguồn : Phòng xúc tiến thương mại Tổng công ty rau quả, nông sản.

Khu vực Châu Á các nước có sản lượng dứa lớn như Thái Lan, Philippin, Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia,Việt Nam và Malaysia Trong đó Thái Lan là nước có diện tích trồng dứa lớn thứ hai trên thế giới sau Nigeria nhưng lại là nước sản xuất và cung ứng dứa lớn nhất trên thế giới Năm 2003 sản lượng dứa của Thái Lan là 2.213 nghìn tấn, năm 2004 là 2.553 nghìn tấn và năm

2005 Thái Lan đạt sản lượng kỷ lục là 3.012 nghìn tấn do có một số vùng trồng dứa mới cho thu hoạch Năm 2005 cũng là năm Thái Lan có sản lượng dứa chế biến cao nhất với 2.693 tấn dứa tươi xuất khẩu, khối lượng xuất khẩu dứa đông lạnh đạt 2.183 tấn, dứa đóng hộp đạt khối lượng rất lớn 586.320 tấn, nước dứa là 197.203 tấn Thị trường xuất khẩu dứa tươi chủ yếu là Singapo và Hàn Quốc (chiếm tới 80% kim ngạch xuất khẩu) còn thị trường xuất khẩu dứa chế biến chủ yếu là EU và Mỹ.

Philippin cũng là một nước có sản lượng dứa lớn đứng thứ hai Châu Á và thứ ba thế giới (sau Thái Lan và Braxin), trong khi đó diện tích trồng dứa chỉ đứng thứ năm trên thế giới Năm 2004 Philippin có 50.441 ha trồng dứa với sản lượng 1.595 nghìn tấn Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Philippin là Mỹ và EU. Ấn Độ và Trung Quốc là hai nước sản xuất dứa lớn, sản lượng hàng năm đạt khoảng 1,3 triệu tấn và 1 triệu tấn lần lượt đứng thứ 4 và 5 trên thế giới. Tuy nhiên sản lượng dứa của hai quốc gia này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Hiện nay Việt Nam đứng vị trí thứ 7 về diện tích trồng dứa trên thế giới tuy nhiên chỉ xếp thứ 12 về sản lượng dứa Năm 2004 Việt Nam có 39.080 ha dứa, năm 2005 tăng lên 41.957 ha, năng suất trung bình đạt 10 tấn/ha Việt Nam là nước có năng suất dứa thuộc vào hàng thấp nhất thế giới (giai đoạn 96

- 97 chỉ đạt 7,8 tấn/ha) Chúng ta cần phải cố gắng nâng cao năng suất hơn nữa trong thời gian tới Sau đây là năng suất của một số quốc gia trồng dứa trên thế giới.

Bảng 5 Các nước sản xuất dứa đứng đầu Châu Á năm 2004, 2005

Diện tích (ha) Sản lượng

Diện tích (ha) Sản lượng

Nguồn : Phòng xúc tiến thương mại Tổng công ty rau quả, nông sản.

Khu vực Châu Mỹ có các nước sản xuất dứa lớn là Braxin và Mêhico. Trong đó Braxin là nước có diện tích trồng dứa lớn nhất thế giới và sản lượng đứng thứ 2 thế giới sau Thái Lan Sản lượng dứa hàng năm của Braxin chiếm khoảng 1/3 sản lượng dứa toàn thế giới Năm 2004 sản lượng dứa của Braxin là 1.840 nghìn tấn, diện tích trồng dứa là 61.365 ha Năm 2005 sản lượng là1.947 nghìn tấn và diện tích trồng tăng lên 61.600 ha Mehico có diện tích trồng dứa không lớn nhưng họ có năng suất vào loại cao nhất trên thế giới vào khoảng 42 tấn/ha.

Bảng 6 Các nước sản xuất dứa đứng đầu Châu Mỹ năm 2004, 2005.

Nguồn : Phòng xúc tiến thương mại Tổng công ty rau quả, nông sản.

Khu vực Châu Phi, nổi bật có Nigeria với diện tích trồng dứa lớn nhất thế giới, hàng năm sản lượng dứa của Châu Phi chiếm khoảng 1/4 tổng sản lượng toàn thế giới Do diện tích trồng lớn nhưng năng suất dứa của các nướcChâu Phi rất thấp nên sản lượng còn hạn chế Năm 2004 sản lượng dứa củaNigeria chỉ có 891 nghìn tấn trong khi đó diện tích trồng là 135.000 ha (cao nhất thế giới), những con số này không thay đổi nhiều vào năm 2005.

Bảng 7 Các nước sản xuất dứa đứng đầu Châu Phi năm 2004, 2005

Nguồn : Phòng xúc tiến thương mại Tổng công ty rau quả, nông sản.

Nhìn chung, diện tích trồng và sản lượng của các nước trên thế giới đặc biệt ở Châu Á có Thái Lan và một số nước Châu Mỹ rất cao và họ chiếm một tỉ trọng cũng rất cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu dứa của toàn thế giới. Điều này gây khó khăn cho Việt Nam chúng ta trong việc đẩy mạnh xuất khẩu vì chúng ta có diện tích trồng cũng khá cao nhưng năng suất lai rất thấp, thấp vào loại nhất thế giới vì thế mà chi phí cho sản xuất cao, giá thành sản phẩm cao rất khó cạnh tranh trên thị trường thế giới.

2.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm dứa chế biến trên thế giới

Do đặc điểm nhu cầu ở mỗi khu vực về các sản phẩm dứa là khác nhau nên thị trường tiêu thụ dứa có thể phân theo hai loại sản phẩm như sau :

2.2.1 Về sản phẩm dứa hộp.

Nhu cầu nhập khẩu dứa đóng hộp trên toàn thế giới năm 2005 đạt con số kỷ lục là 936.894 tấn trị giá 900 triệu USD và còn có xu hướng tăng vào những năm tới Thị trường nhập khẩu chủ yếu vẫn là EU và Mỹ

Bảng 8 Khối lượng nhập khẩu dứa đóng hộp thế giới các năm gần đây.

Nguồn : Phòng xúc tiến thương mại Tổng công ty rau quả, nông sản.

Bảng 9 Thị trường nhập khẩu dứa đóng hộp thế giới năm 2005

Nguồn : Phòng xúc tiến thương mại Tổng công ty rau quả, nông sản.

Châu Âu là khu vực nhập khẩu lớn nhất, năm 2005 tổng sản lượng nhập khẩu dứa đóng hộp của Châu Âu là 467.984 tấn chiếm hơn 49,91% tổng lượng nhập khẩu dứa đóng hộp của toàn thế giới và luôn có xu hướng tăng lên với tốc độ tăng trưởng bình quân cao hơn các khu vực khác Các nước nhập khẩu dứa đóng hộp lớn thuộc EU là Đức, Anh, Pháp, Italia, Bỉ và Hà Lan

Bảng 10 Khối lượng nhập khẩu dứa đóng hộp của một số nước EU. Đơn vị : Tấn

Nguồn : Phòng xúc tiến thương mại Tổng công ty rau quả, nông sản.

Hiện nay, Mỹ vẫn là nhà nhập khẩu dứa hộp lớn nhất trên thế giới, thị phần nhập khẩu chiếm khoảng 30% tổng khối lượng nhập khẩu toàn thế giới. Tại Châu Mỹ còn có Canada cũng có khối lượng nhập khẩu lớn chiếm khoảng 3,5% tổng lượng nhập khẩu toàn thế giới.

Tại Châu Á các nước nhập khẩu dứa hộp chủ yếu là Nhật Bản, HồngKông, Singapo và Hàn Quốc.

Bảng 11 Khối lượng nhập khẩu dứa đóng hộp của một số nước khác. Đơn vị : Tấn

Nguồn : Phòng xúc tiến thương mại Tổng công ty rau quả, nông sản.

2.2.2 Về sản phẩm nước dứa.

Thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng dứa chế biến của Tổng công

ty rau quả, nông sản.

3.1 Vị trí của mặt hàng dứa chế biến trong Tổng công ty rau quả, nông sản

Dứa là một mặt hàng chủ lực có vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này hàng năm chiếm tới 60% - 70% kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chế biến và đóng hộp và nó chiếm tỉ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty.

Nhìn chung tổng diện tích và sản lượng cao so với năng suất bình quân cả nước, vượt mức được 1482kg/ha trong năm 2002 Tổng diện tích và sản lượng dứa có thời kỳ bị sụt giảm do tình hình biến động trên thị trường thế giới mặt khác do Tổng công ty chưa quan tâm đổi mới giống dứa cho năng suất cao mà vẫn giữ mãi giống dứa cũ cho năng suất và chất lượng thấp (chỉ khoảng 10 tấn/ha) nên một mặt khong cạnh tranh được với xuất khẩu của Thái Lan, đồng thời do năng suất thấp nên dẫn đến chi phí đầu vào cho các nhà máy chế biến cao Tuy nhiên, trong những năm gần đây Tổng công ty đã chú trọng đầu tư vào cải tiến giống dứa, máy móc thiết bị hiện đại

Bảng 15 Sản lượng, diện tích thu hoạch qua các năm của Tổng công ty.

Sản lượng (Tấn) 24.775 30.646 32.436 48.978 44.364 Diện tích thu hoạch (ha) 2.976 3.186 3.373 4.116 4.118

Nguồn : Phòng xúc tiến thương mại Tổng công ty rau quả, nông sản.

Các đơn vị có sản lượng dứa lớn là Công ty thực phẩm xuất khẩu ĐồngGiao sản xuất 24.577 tấn dứa quả năm 2005 chiếm 55,4% tổng sản lượng dứa toàn Tổng công ty, Công ty Kiên Giang chiếm 20,1% và Công ty Tân Bình chiếm 23,1%.

Tổng công ty đang chuẩn bị thực hiện dự án vùng dứa nguyên liệu 800 ha ở Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Kiên Giang, Dự án vùng dứa nguyên liệu 500 ha tại Sơn Động Công ty thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang … và tiếp tục đầu tư đổi mới dây chuyền thiết bị sản xuất nước dứa cô đặc và dứa hộp tại Công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao; tại Quảng Nam Công ty xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm chế biến Đà Nẵng.

Với sự đầu tư như vậy, trong tương lai sản phẩm dứa chế biến vẫn duy trì là một sản phẩm xuất khẩu có thế mạnh trong Tổng công ty.

3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu dứa chế biến của Tổng công ty rau quả, nông sản

3.2.1 Các yếu tố khách quan

- Đối thủ cạnh tranh : Hiện nay Việt Nam có những đối thủ lớn trong xuất khẩu dứa chế biến là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippin, Braxin. Đây là những quốc gia có sản lượng dứa lớn, công nghệ sản xuất hiện đại nên chi phí sản xuất rẻ hơn chúng ta vì thế Tổng công ty thường yếu thế hơn trong cạnh tranh trên thị trường thế giới

- Các quan hệ kinh tế quốc tế.

Hiện nay, Việt Nam đang mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới với việc ký kết nhiều hiệp định thương mại đã tao đIũu kiện thuận lợi cho thương mại song phương phát triển Vì thế cũng như nhiều mặt hàng xuất khẩu khác, mặt hàng dứa chế biến có điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu Điển hình như xuất khẩu dứa chế biến sang thị trường Mỹ những năm gần đây tăng mạnh hơn so với những năm 90 của thế kỷ trước nhờ hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ được ký kết.

- Môi trường khoa học công nghệ.

Với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, nhiều thành tựu khoa học tiên tiến đã ra đời thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành nghề nói chung và ảnh hưởng đến xuất khẩu dứa chế biến nói chung Tổng công ty rau quả,nông sản đã có nhiều dự án đầu tư vào dây chuyền công nghệ hiện đại phục vụ chế biến dứa ở Công ty thực phẩm chế biến Đồng Giao và nhiều công ty trực thuộc khác đã làm cho năng suất dứa chế biến ở những nhà máy này tăng mạnh.

3.2.2 Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp

- Nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

Vào thời điểm 1/1/2005 tổng số lao động của toàn Tổng công ty là 7.415 người Trong đó số lao động tham gia sản xuất và xuất khẩu dứa chế biến khoảng 1.700 người chiếm 23% tổng số lao động của toàn Tổng công ty Đây là một tỷ lệ khá lớn, với điều kiện dồi dào về nguồn nhân lực như vậy sẽ rất thuận lợi cho Tổng công ty mở rộng sản xuất, tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dứa chế biến trong tương lai Nhưng trình độ và sự tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại của lao động trong Tổng công ty còn hạn chế vì thế phải thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo lại làm phát sinh chi phí và một số nhà máy chế biến dứa chưa đạt năng suất như mong muốn.

- Tiềm lực về tài chính.

Bảng 16 Tình hình đầu tư vào xuất khẩu dứa chế biến của Tổng công ty những năm gần đây.

Vốn đầu tư vào sản xuất và xuất khẩu dứa chế biến

Nguồn : Phòng xúc tiến thương mại Tổng công ty rau quả, nông sản.

Những năm gần đây Tổng công ty đã chú trọng đầu tư vào dây chuyền công nghệ sản xuất dứa chế biến, tỉ trọng đầu tư vào sản xuất và xuất khẩu mặt hàng dứa chế biến của Tổng công ty 3 năm vừa qua khá cao tác động làm cho năng suất dứa chế biến tăng, giá thành sản phẩm hạ hơn làm cho kim ngạch xuất khẩu tăng lên Tuy nhiên nguồn vốn tự huy động trong Tổng công ty còn ít, phần lớn là đi vay và vốn của nhà nước cung cấp nên một phần lợi nhuận phải trả lãi làm ảnh hưởng đến việc mở rộng đầu tư sản xuất vào năm sau.

3.3 Thực trạng xuất khẩu mặt hàng dứa chế biến của Tổng công ty rau quả, nông sản

Nguồn hàng cho xuất khẩu dứa chế biến của Tổng công ty là do các đơn vị thành viên cung cấp, trong đó các khu vực cung cấp chủ yếu là Nông trường Đồng Giao, Bắc Giang, Hà Tĩnh và Kiên Giang tại đây các đơn vị cuat Tổng công ty đã được đầu tư trang thiết bị dây chuyền chế biến các mặt hàng dứa hộp và nước dứa đạt tiêu chuẩn quốc tế để cung cấp nguồn hàng cho Tổng công ty xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

3.3.2 Về kim ngạch xuất khẩu.

Dứa luôn là một mặt hàng chủ lực có vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này hàng năm chiếm tới 60% - 70% trong tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chế biến và đóng hộp của Tổng công ty trong những năm gần đây và được khẳng định trong tương lai.

Bảng 17 Kết quả xuất khẩu mặt hàng dứa chế biến của Tổng công ty những năm gần đây. Đơn vị tính : Nghìn USD.

Tổng kim ngạch xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu dứa chế biến

Nguồn : Phòng xúc tiến thương mại Tổng công ty rau quả, nông sản.

Tuy tỉ trọng có thất thường trong các năm vừa qua nhưng sản lượng xuất khẩu dứa chế biến của Tổng công ty vẫn đạt được ở mức cao và do Tổng công ty ngày càng mở rộng xuất khẩu nhiều loại sản phẩm nên tỉ trọng xuất khẩu dứa chế biến không ổn định cộng với điều kiện thời tiết làm ảnh hưởng đến nguyên liệu cho chế biến Năm 2004 là năm mà Tổng công ty có sản lượng dứa cao nhất (48.978 tấn) đồng thời cũng là năm mà kim ngạch xuất khẩu dứa chế biến cao nhất (10.348 nghìn USD) do có một số vùng dứa mới trồng cho thu hoạch cộng với điều kiện thời tiết nắng nhiều thuận lợi cho dứa phát triển và cho năng suất cao Năm 2001 là năm mà Tổng công ty có kim ngạch xuất khẩu thấp nhất chỉ đạt 5.124 nghìn USD, bằng 49,51% so với năm

2004 do vùng dứa nguyên liệu lúc này vẫn chủ yếu là những giống dứa cho năng suất thấp, mà thời gian này Tổng công ty chưa phổ biến trồng những giống dứa mới cho năng suất cao như dứa Cayen, dứa Queen Diện tích trồng cho thu hoạch thì ít chỉ có 2.976 ha, bằng 72,3% so với năm 2004 vì thế nó ảnh hưởng làm cho kim ngạch xuất khẩu thấp Năm 2005, tuy diện tích dứa cho thu hoạch còn tăng hơn so với năm 2004 (4.118 ha) nhưng do ảnh hưởng của thời tiết xấu nên cây dứa cũng như nhiều loại nông sản khác không đạt năng suất như chỉ tiêu đặt ra do đó kim ngạch xuất khẩu dứa chế biến giảm mạnh chỉ đạt 7.184 nghìn USD bằng 69,4% so với năm 2004, năm 2005 thị trường xuất khẩu của Tổng công ty cũng bị thu hẹp hơn so với năm 2004. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2005 giảm so với năm 2004.

3.3.3 Về cơ cấu mặt hàng dứa chế biến của Tổng công ty.

Các mặt hàng dứa chế biến của Tổng công ty hiện nay bao gồm : Dứa đông lạnh; dứa hộp các loại; và nước dứa cô đặc các loại.

Bảng 18 Cơ cấu các mặt hàng dứa chế biến xuất khẩu.

Sản phẩm Khối lượng (Tấn)

Nguồn : Phòng xúc tiến thương mại Tổng công ty rau quả, nông sản.

Qua bảng trên ta thấy, tỉ trọng xuất khẩu sản phẩm dứa hộp trong tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm dứa chế biến là cao nhất trong cả thời kỳ từ năm 2003 đến năm 2005, nó luôn chiếm hơn 45% tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm dứa chế biến, cao nhất có năm 2003 chiếm tới 59,36% nước dứa là mặt hàng chiếm tỉ trọng cao thứ hai và cuối cùng là dứa đông lạnh Đây cũng là một tín hiệu thể hiện thị trường thế giới ưa thích sử dụng sản phẩm dứa hộp và nước dứa hơn nên Tổng công ty nên tập trung đẩy mạnh xuất khẩu những sản phẩm này Nhìn chung mà nói, các sản phẩm dứa chế biến của Tổng công ty cũng có đủ về chủng loại nhưng sản lượng còn thấp và xuất khẩu rất nhỏ lẻ.

3.3.4 Về thị trường xuất khẩu.

Kết quả đạt được

Trong quá trình hoạt động, Tổng công ty rau quả, nông sản đã tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu với các mặt hàng mới như : hỗn hợp chôm chôm và dứa, dạng nguyên quả, dứa khoanh, dứa rẻ quạt, nước dứa, dứa đông lạnh … chất lượng của các sản phẩm này ngày càng được nâng cao Do vậy Tổng công ty rau quả, nông sản đã đáp ứng được phần lớn các yêu cầu về chất lượng trong hợp đồng. Để đạt được những kết quả nói trên, ngoài việc phấn đấu để nâng cao chất lượng cảm quan ( màu sắc, hương vị, hình thái) của sản phẩm, Tổng công ty cũng tích cực nâng cao, đổi mới chất lượng bao bì, nhãn hiệu

Trong quan hệ ngoại thương những năm vừa qua, Việt Nam đã mở rộng quan hệ với nhiều nước trong đó có một số thị trường kim ngạch ngày càng tăng với các loại mặt hàng phong phú và đa dạng như Mỹ, trung Quốc,Hàn Quốc …

Tổng công ty đã chú ý xây dựng những mặt hàng mang tính chiến lược như dứa và chú trọng đầu tư vào các xí nghiệp chế biến dứa Do vậy, doanh số và kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng, thu nhập và đời sống của cán bộ công nhân viên được nâng lên,

Bên cạnh những thành tựu đạt được Tổng công ty vẫn còn các hạn chế và khó khăn trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của mình Vì vậyTổng công ty cần sớm đề ra cách khắc phục các khó khăn và hạn chế này.

Những vấn đề còn tồn tại

Sản phẩm dứa là sản phẩm mang tính thời vụ cần được tập trung khai thác triệt để mới có hiệu quả kinh tế cao Vì vậy căn cứ vào thời vụ, đặc tính của dứa, cần xác định rõ kế hoạch thu hoạch, vận chuyển, kho tàng, chế biến và xuất khẩu …sao cho phù hợp Ngoài ra do ảnh hưởng xấu của khí hậu không thuận lợi và khả năng chế biến vẫn còn hạn chế nên đã gây không ít khó khăn cho Tổng công ty trong việc xuất khẩu sản phẩm dứa sang những thị trường mới và đòi hỏi chất lượng cao.

Do phải tự lực về nguồn vốn và nguồn giống để phát triển sản xuất và không còn những thị trường ưu tiên cho xuất khẩu như trước nữa Thị trường thế giới đã được phân chia, mặc dù là tự do gia nhập nhưng Tổng công ty vẫn phải vấp phải bức tường cạnh tranh quyết liệt của các đối thủ Trong bối cảnh đó Tổng công ty phải hoàn toàn vươn lên bằng chính nội lực của mình mà không có sự hỗ trợ củaNnhà nước, Tổng công ty phải tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm của mình trong đó có sản phẩm dứa chế biến.

Mặt khác chất lượng hàng hoá bảo đảm là vấn đề khó khăn của mặt hàng xuất khẩu, hệ thống chỉ tiêu sản phẩm ở trong nước vẫn chưa ổn định và thống nhất Tổng công ty lại ít chú ý đến các tiêu chuẩn khác cần thiế của sản phẩm như : Ký kiệu, mẫu mã, nhãn mác … nên mặt hàng dứa chế biến đã gặp không ít khó khăn khi thâm nhập và tồn tại ở các thị trường khó tính như Mỹ,Châu Âu, Nhật Bản.

Khả năng nắm bắt và khai thác thông tin thị trường còn yếu nên nó làm cho hoạt động tìm kiếm khách hàng và nhiều khi đánh mất khách hàng chỉ vì thông tin chậm hơn so với đối thủ cạnh tranh Tổng công ty còn chậm trong hoạt động chào hàng và quảng cáo sản phẩm dứa tại các thị trường mới và khả năng chiếm lĩnh thị trường của các đối thủ khác như Thái Lan Bên cạnh đó sự ít hiểu biết về văn hoá, luật pháp và điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu đã dẫn đến những vi phạm đáng tiếc và gây thiệt hại trong hoạt động xuất khẩu

Ngoài ra công viêc giao dịch thường không gặp trực tiếp mà chủ yếu là thông qua thư từ, điện tín, fax và việc ký kết thực hiện hợp đồng xuất khẩu còn chậm, thường diễn ra bằng thời gian quy định Do vậy không nắm chắc được hàng hoá và thị trường điều này sẽ đưa ra các quyết định không xác thực làm cho việc đàm phán phải thực hiện nhiều lần gây lãng phí.

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DỨA CHẾ BIẾN CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN

PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ TIỀM NĂNG SẢN XUẤT, XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DỨA CHẾ BIẾN CỦA TỔNG CÔNG TY

1 Mục tiêu và phương hướng phát triển của Tổng công ty trong thời gian tới.

1.1 Mục tiêu và phương hướng nhiệm vụ năm 2006

Năm 2006 là năm đầu tiên của kế hoạch nhà nước 2006 - 2010, năm đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 10 được tiến hành, năm đầu tiên Tổng công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con Tổng công ty sẽ bao gồm công ty mẹ, 6 công ty con; 17 công ty liên kết trong đó có 5 công ty liên doanh, 8 công ty nhà nước còn lại sẽ thực hiện sắp xếp đổi mới thành công ty liên kết Công ty mẹ bao gồm Cơ quan văn phòng Tổng công ty và 3 đơn vị trực thuộc : Công ty Vegetexco, Công ty giống rau quả, Xí nghiệp chế biến và xuất nhập khẩu điều Bình Phước.

Năm 2006 cũng là năm hội nhập quốc tế và khu vực của Việt Nam được mở sang một trang mới, thực hiện hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung ( CEPT) cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Việt Nam sẽ là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO Tổng công ty rau quả, nông sản phải đối mặt với những thách thức khi hội nhập với nhiều biến động và cạnh tranh gay gắt, những khó khăn về nhiên liệu, thời tiết, khí hậu, vốn, … nhưng Tổng công ty cũng có nhiều cơ hội để đảy mạnh xuất khẩu do nhu cầu rau quả, nông sản trên thị trường thế giới tiếp tục tăng Những biến đổi giữa đồng VND và USD sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt

Nam tạo điều kiện mở rộng thị trường, mở rộng sản xuất Đồng thời chúng ta cũng có cơ hội nhiều hơn nắm bắt những tiến bộ công nghệ mới về kỹ thuật chế biến cũng như về quản lý.

Khắc phục và vượt qua những khó khăn, phát huy các thuận lợi tận dụng các cơ hội, toàn Tổng công ty phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch năm 2006.

Những mục tiêu chủ yếu của Tổng công ty về xuất khẩu dứa chế biến trong năm 2006:

- Tổng diện tích gieo trồng : 12.000 ha.

- Diện tích trồng mới dứa : 1.200 ha tăng 13% so với năm 2005.

- Sản lượng dứa quả : 35.000 tấn tăng 5% so với năm 2005.

- Kim ngạch xuất khẩu dứa chế biến : 14.000 tấn tăng 34,8% so với năm 2005.

2 Tiềm năng phát triển của mặt hàng dứa trong tương lai.

Tiềm năng sản xuất mặt hàng rau quả Việt Nam là khá lớn, Việt Nam là một trong các vùng có truyền thống trồng các cây ăn quả như dứa, cam quýt,… và có nguồn gen di truyền thực vật phong phú đa dạng về cây ăn quả, rau gia vị và hoa kể cả các loài phong lan quý hiếm… nếu được đầu tư phát triển lâu dài thì Việt Nam sẽ hứa hẹn trở thành một trung tâm sản xuất rau quả lớn Tiềm năng này được thể hiện ở một số khía cạnh sau :

Việt Nam là quốc gia thuộc vùng Đông Nam Á, đất nước có chiều dài trên 15 vĩ độ, mấy ngàn km giáp với biển Đông cùng với địa hình từ núi cao đến đồng bằng đã tạo nên những thuận lợi về địa lý - sinh thái so với nhiều nước khác, do vậy có một diện tích đất đồi và đất đỏ bazan rộng lớn phù hợp trồng các loại cây như dứa Mặt khác các hệ thống giao thông đườcg bộ,đường biển, hàng không rất thuận tiện cho phát triển thương mại giao lưu xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế và khu vực.

Tiềm năng đất nông nghiệp của cả nước là 10/11 triệu ha trong đó có gần 8 triệu ha cây trồng hàng năm.

Hiện nay Việt Nam mới chỉ sử dụng 65% quỹ đất nông nghiệp Với số lượng đất nông nghiệp như vậy sẽ tạo điều kiện phát triển trồng trọt Mặt khác chất lượng có tầng dầy kết cấu tơi xốp, chất dinh dưỡng cao nhất là đất đỏ bazan, đất xám phù hợp cho trồng dứa Những điều kiện này kết hợp với nguồn khí hậu nóng ẩm sẽ là cơ sở phát triển tốt cây dứa và thâm canh tăng vụ nếu chúng ta biết khai thác hợp lý khoa học tiết kiệm nguồn đất

Việt Nam là đất nước có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, khí hậu của Việt Nam có tính đa dạng phân biệt rõ rệt từ Bắc vào Nam với một mùa Đông đầy lạnh giá ở miền Bắc, khí hậu kiểu Nam Á ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long Điều kiện khí hậu này đã cho phép trồng được nhiều loại cây ăn quả nhiệt đới, ôn đới vì thế có tiềm năng phát triển những vùng chuyên canh dứa.

2.4 Điều kiện về nhân lực

Việt Nam có số dân hơn 80 triệu người, cơ cấu dân cư trẻ, hơn 70% dân số sống bằng nghề nông là nguồn lực dồi dào cho sản xuất nông nghiệp Bên cạnh đó người Việt Nam có truyền thống cần cù lao động, thông minh sáng tạo, có khả năng nắm bắt nhanh công nghệ, có nhiều kinh nghiệm trong nông nghiệp Đây là một thuận lợi lớn cho Việt Nam hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp tiên tiến tạo ra nhiều mặt hàng phong phú chất lượng cao.

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DỨA CHẾ BIẾN CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN

Đối với Tổng công ty rau quả, nông sản xuất khẩu mặt hàng dứa chế biến là hoạt động khá quan trọng và là hoạt động chính của Tổng công ty, góp phần tạo nguồn vốn cho phát triển kinh tế Song với tình hình sản xuất và xuất khẩu mặt hàng dứa chế biến như hiện nay vẫn chưa phát huy hết tiềm năng của Tổng công ty, do đó đòi hỏi phải có sự nỗ lực từ phía nhà nước và toàn thể Tổng công ty Để hoạt động kinh doanh xuất khẩu mặt hàng dứa chế biến của Tổng công ty có hiệu quả em xin đưa ra một số biện pháp sau:

1 Nâng cao chất lượng và chủng loại mặt hàng dứa chế biến.

1.1 Tổ chức tốt nguồn cung cấp dứa quả, chuẩn bị chu đáo khâu chế biến và xuất khẩu

Mặc dù hiện nay nguồn cung cấp tương đối dồi dào, nhưng để tránh những biến động về nguồn hàng do diện tích gieo trồng bị thu hẹp, nhiều đơn vị được phép kinh doanh mặt hàng này… do vậy , các công ty thành viên cần phải kết hợp chặt chẽ với bộ phận sản suất trong trường hợp dự báo khả năng xuất khẩu mặt hàng dứa chế biến có nhiệu thuận lợi, giá cả tăng trên thị trường quốc tế, ngoài việc kết hợp ký kết hợp đồng xuất khẩu với người sản xuất, tổng công ty cũng nên cấp vốn cho đơn vị sản xuất mở rộng diện tích gieo trồng để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm Mặt khác, cần giám định sản phẩm một cách nghiêm túc trong khâu thu hoạch vì đây là yếu tố quyết định đến chất lượng xuất khẩu mặt hàng dứa chế biến của Tổng công ty

Các hoạt động chế biến, bao bì sản phẩm cũng phải được tiến hành khẩn chương để chuẩn bị sẵn sàng cho xuất khẩu Khi tiến hành sản xuất chế biến và xuất khẩu mặt hàng dứa thì Tổng công ty cần phải nắm rõ các vấn đề như: bán cho ai? bán như thế nào? số lượng bao nhiêu?

Ngoài ra, Tổng công ty cần tăng cường hơn nữa công tác nghiên cứu để phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng dứa quả.

1.2 Tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm và công tác chế biến hàng xuất khẩu

Nâng cao chất lượng sản phẩm là vấn đề quan trọng nhằm quyết định xem sản phẩm của mình có thể thâm nhập, thích nghi và đáp ứng được nhu cầu thị trường hay không Vì chỉ có những sản phẩm có chất lượng cao mới có thể đứng vững trên thị trường Hiện nay mặt hàng dứa chế biến của Tổng công ty được tiêu thụ ở những thị trường khó tính như: Mỹ, EU, Nhật… do đó Tổng công ty cần phải chú ý đến những điểm sau để nâng cao chất lượng sản phẩm của mình

- Để đảm bảo yêu cầu chất lượng cũng như yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm Tổng công ty cần phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật như: cải tạo, phổ biến giống tốt, xây dựng quy trình thâm canh thích hợp,…… hướng dẫn sử dụng và sản xuất.

- Chế biến rau quả ở nước ta có vị trí quan trọng trong đẩy mạnh công cuộc CNH- HDH đất nước Công nghiệp chế biến nông sản nói chung và chế biến dứa nói riêng còn nhằm mục đích tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, giải quyết công ăn việc làm , tănng thu nhập cho người lao động, tăng tích luỹ cho ngân sách nhà nước, tăng kim ngạch xuất khẩu… Tổng công ty cần phải đầu tư vốn để nâng cao và mở rộng dây chuyền chế biến dứa hơn nữa một phần để nâng cao hiệu quả trồng trọt, mặt khác làm tăng hiệu quả xuất khẩu.

- Về công tác bảo quản: nâng cao công tác bảo quản là hoạt động rất quan trọng để đảm chất lượng hàng hoá tuy nhiên Công tác bảo quản của Tổng công ty còn nhiều tồn tại làm giảm doanh thu và gây thiệt hại đến xuất khẩu.

- Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm…cũng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm đặc biệt trong cơ cấu mặt hàng dứa chế biến của Tổng công ty có sản phẩm dứa đông lạnh yêu cần điều kiện bảo quản khắt khe Do vậy, cần phải có thiết bị làm lạnh để xử lý nhiệt độ từ lúc chế biến đến lúc tiêu thụ.

2 Đa dạng hoá và mở rộng thị trường xuất khẩu. Để đạt mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thị phần của mình, Tổng công ty cần phải có chiến lược đa dạng hoá thị trường xuất khẩu với những biện pháp sau :

- Giữ vững các thị trường quen thuộc và truyền thống như thị trường Nga,

Mỹ, Tổng công ty phải tìm biện pháp nhằm chiếm lại thị phần đối với một số thị trường đã mất và không ngừng lấy lại uy tín ở thị trường cũ, mở rộng thị trường mới có triển vọng.

- Tổng công ty cần chú trọng công tác nghiên cứu thị trường và công tác xúc tiến bán hàng cho các mặt hàng trong đó có mặt hàng dứa chế biến nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu Đối với Tổng công ty rau quả, nông sản đây là điểm yếu căn bản làm cho các hoạt động xuất khẩu dứa diễn ra một cách thụ động làm ảnh hưởng tới lợi ích của Tổng công ty Để khắc phục điểm yếu này đòi hỏi phải có chiến lược đúng đắn trong xúc tiến xuất khẩu Bên cạnh đó, Tổng công ty cũng cần cập nhật những thông tin mới về tình hình giá cả, cung cầu trên thị trường cạnh tranh. Để thực hiện tốt vấn đề về thị trường Tổng công ty cần có phòng nghiên cứu và điều tra thị trường, tổng hợp tin tức và xử lý thông tin để đưa ra các định hướng sản xuất cũng như các quyết định kinh doanh kịp thời, chính xác và đạt hiệu quả cao.

Tổng công ty cần có những thông tin chính xác về các tình hình :

- Thị trường có triển vọng nhất đối với xuất khẩu mặt hàng dứa chế biến cùng với các điều kiện về số lượng, chất lượng, giá cả…

- Tình hình cạnh tranh giữa các đối tác hiện tại và tương lai.

- Tình hình sản xuất, đầu tư, áp dụng công nghệ mới cũng như trình độ tổ chức quản lý các phương thức, điều kiện mua bán, chiến lược kinh doanh của bạn hàng.

- Biến động chính trị, kinh tế xã hội của các nước.

- Chính sách hải quan, chính sách thuế của các nước. Để thu thập được các thông tin Tổng công ty nên chú trọng các điểm sau :

- Tổng công ty phải có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ có khả năng chọn lọc, tập hợp, phân tích thông tin qua các báo cáo kết quả kinh doanh của Tổng công ty, báo cáo của các cơ quan quản lý cấp trên, các tài liệu chuyên ngành …

- Tổng công ty nên tổ chức nhân viên xuống tiếp xúc trực tiếp với các bạn hàng có quan hệ với mình, khảo sát thị trường, …

- Tham gia triển lãm quốc tế, các hội nghị chuyên đề do nước ngoài tổ chức hay thu thập thông tin qua các bạn hàng ở tại nước mình Các thông tin thực tế sẽ bổ sung và làm chính xác thêm các thông tin ở văn phòng.

Tiếp đó Tổng công ty phải biết xử lý thông tin, có như vậy mới có được các quyết định chính xác về thị trường, bạn hàng, phân loại để xác minh những thị trường bán hàng có triển vọng, loại bỏ những thị trường kém hấp dẫn và sắp xếp thứ tự thị trường đã lựa chọn theo cấp bậc ưu tiên Trong quá trình này, Tổng công ty nên quan tâm nhiều về điều kiện tài chính, khả năng tiêu thụ, uy tín địa vị trên thị trường … để so sánh và rút ra quyết định về việc đặt quan hệ với thị trường và bạn hàng nào.

3 Huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

3.1 Tăng cường huy động vốn trong kinh doanh

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC VÀ BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

1 Có những chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất và chế biến các mặt hàng rau quả xuất khẩu nói chung và mặt hàng dứa chế biến nói riêng.

Sản xuất là nguồn tạo ra hàng hoá xuất khẩu Nó ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô, cơ cấu và chất lượng hàng xuất khẩu Vì vậy để nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thì bên cạnh việc đầu tư gieo trồng Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn cho việc phát triển công nghiệp chế biến mặt hàng dứa theo chiều sâu, từng bước nâng chất lượng sản phẩm Vì vậy Nhà nước và Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cần có các biện pháp hỗ trợ Tổng công ty như cho vay tín dụng, đầu tư và miễn giảm thuế ưu đãi với các sản phẩm nông sản, bên cạnh đó cũng nên có những biện pháp thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài như hình thức liên doanh liên kết.

Ngoài ra Nhà nước và Bộ NN và PTNN cũng phải có những hỗ trợ Tổng công ty trong công tác quy hoạch vùng nguyên liệu để tạo điều kiện thuận lợi cho chế biến đảm bảo kịp thời, đủ về số lượng và đúng về chất lượng. Đầu tư cho công nghiệp chế biến, từng bước nâng cao tỉ lệ hàng chế biến trong tổng thể hàng xuất khẩu Thực tế cho thấy, Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu là xuất khẩu nguyên liệu dưới dạng thô nên việc mở rộng thị trường xuất khẩu đã ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu Vì thế, trong thời gian tới Việt Nam cần phải đẩy mạnh và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chế biến để tăng giá trị hàng xuất khẩu

Khuyến khích đầu tư liên doanh vào lĩnh vực sản xuất và chế biến sẽ đem lại nhiều thuận lợi mà trước hết phải kể đến vốn và công nghệ sản xuất thích hợp Ngoài ra, các liên doanh còn giúp Việt Nam giải quyết các vấn đề khó khăn như giống cây trồng chất lượng cao, kỹ thuật thâm canh, bí quyết trong chế biến sản phẩm …

Nhà nước phải đảm bảo tốt dịch vụ cung ứng các loại vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu, máy móc và công cụ sản xuất đáp ứng cho nhu cầu nhân dân Thêm vào đó, cũng cần coi trọng công tác nghiên cứu cơ bản và dự báo tình hình tiêu thụ rau quả trên thị trường thế giới Trên cơ sở đó cung cấp thông tin cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế trong nước, hướng dẫn cho người sản xuất đầu tư phát triển các mặt hàng mà thị trường thế giới đang có nhu cầu.

2 Trợ giúp nguồn vốn và tiêu thụ cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nói chung và xuất khẩu mặt hàng dứa chế biến nói riêng.

- Tạo điều kiện về vốn cho các doanh nghiệp.

Mặt hàng rau quả là mặt hàng mà việc sản xuất, thu mua mang tính thời vụ đậm nét với chu kỳ sản xuất tương đối dài Trong khi đó, hoạt động xuất khẩu diễn ra suốt năm và đạt được giá cao hơn vào các kỳ giáp vụ Vì vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này phải có lượng vốn lớn đủ sức mua trong kỳ thu hoạch và dự trữ cho xuất khẩu cả năm Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp do thiếu vốn nên hoạt động kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn, nhiều khi chỉ trông chờ vào xuất khẩu uỷ thác cho tư thương.

Mặt khác, tại các ngân hàng còn diễn ra tình trạng ứ đọng vốn Nhưng vì các doanh nghiệp không đáp ứng được các đòi hỏi khắt khe về thủ tục vay vốn, thế chấp tài sản…nên không được vay vốn Vì vậy, nhà nước cần phải đưa ra các biện pháp khuyến khích ngân hàng cho các doanh nghiệp vay vốn để sản xuất thu mua hàng xuất khẩu Trong trường hợp giá nông sản trên thị trường thế giới có xu hướng giảm mà giá trong nước lại tăng thì Nhà nước nên có chính sách bình ổn giá.

- Tạo điều kiện về tiêu thụ hàng hoá.

Nhà nước phải đóng vai trò tích cực hơn nữa trong việc phối hợp với các doanh nghiệp tìm kiếm và mở rộng thị trường, giúp các doanh nghiệp giải quyết được các khó khăn ở tầm vĩ mô Qua đó tạo điều kiện cho họ tiếp cận thị trường và giới thiệu hàng hoá của mình cho nước ngoài. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại và cung cấp thông tin về thị trường thế giới cho các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực này Có thể nói, thị trường thế giới biến động phức tạp, nhưng ở Việt Nam những thông tin về thị trường này còn chậm, thiếu và chưa chính xác Cho nên trong thời gian tới Nhà nước cũng như các Bộ Ngành có liên quan cần đặc biệt chú ý đến công tác nghiên cứu và khảo sát thị trường thế giới Đồng thời cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp thăm dò và tìm kiếm thị trường.

Lập quỹ hỗ trợ cho xuất khẩu và các quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng rau quả và dứa chế biến ở Việt Nam quỹ này đã thành lập và đi vào hoạt động song hiệu quả còn thấp vì các quỹ này chưa đủ mạnh để có thể trợ giá cho người sản xuất Đối với Tổng công ty do nguồn vốn có hạn nên bị hạn chế trong việc xuất khẩu cho các khách hàng không có khả năng thanh toán ngay, do vậy vai trò của quỹ hỗ trợ xuất khẩu đối với Tổng công ty rất quan trọng nên cần phải phát triển quỹ này.

3 Hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý xuất khẩu theo hướng đơn giản hơn, thông thoáng hơn và phù hợp hơn với cơ chế thị trường.

Những quy định về xuất nhập khẩu, các hàng rào thương mại, thủ tục Hải quan và cơ chế thanh toán là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Để tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu mặt hàng dứa chế biến được tốt hơn, Nhà nước ta cần phải đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách và các quy định xuất khẩu.

Hệ thống các văn bản pháp lý, quy định phải đảm bảo được tính đồng bộ, nhất quán trong việc khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia sản xuất hàng xuất khẩu, tránh tình trạng khuyến khích xuất khẩu một mặt hàng nào đấy Cần khuyến khích xuất khẩu trực tiếp và khuyến khích đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Trong thực tế có vô số các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm nhiệm vụ cung ứng vật liệu đầu vào hoặc bán thành phẩm nhưng không được ưu đãi Vì thế, Nhà nước cần xem xét, có chính sách khuyến khích đối với các doanh nghiệp này.

Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất khẩu Trên thực tế, công tác quản lý xuất khẩu của Nhà nước còn một số bất cập với diễn biến của hoạt động xuất khẩu còn nhiều nhược điểm phải khắc phục Các thủ tục hải quan vẫn là những trở ngại lớn và các thủ tục hành chính rườm rà phức tạp, gây lãng phí thời gian, công sức cho các đơn vị xuất khẩu đã cản trở tiến độ thực hiện hợp đồng xuất khẩu của Tổng công ty nên nó làm mất nhiều cơ hội thuận lợi và khách hàng lớn.

Về lâu dài, các quy định về quản lý xuất khẩu hiện hành phải được bổ xung sửa đổi và tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu phát triển thuận lợi.Đối với các mặt hàng có hạn nghạch, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn phải trực tiếp lựa chọn ra các doanh nghiệp đáng tin cậy có đủ điều kiện về vốn, mạng lưới thu mua, kho dự trữ và bảo quản hàng hoá để giao hạn nghạch Mặt khác, luôn có sự giám sát chặt chẽ và phối hợp hoạt động giữa các doanh nghiệp nhằm tránh tình trạng tranh giành khách hàng bằng cách hạ giá bất hợp lý gây thiệt hại cho chính doanh nghiệp cũng như nhà nước. Ngoài ra chế độ phân bổ hạn ngạch cần phân bổ từ đầu năm vì nó giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu dứa chế biến cũng như Tổng công ty đề ra phương hướng phát triển trong năm, tạo ra sự nhạy bén trong kinh doanh.

Cuối cùng là những chính sách thuế của Nhà nước, hiện nay hệ thống thu thuế có rất nhiều bất cập đặc biệt là đối với thuế xuất khẩu một phần nào đã tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường làm Tổng công ty nhiều lúc bị ép giá trên thị trường quốc tế Trong thời gian tới xu hướng cắt giảm thuế sẽ được thực hiện rộng rãi trong khu vực và trên thế giới nhằm khuyến khích trao đổi mua bán giữa các nước, mặt khác đó cũng là yêu cầu bắt buộc để tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO.

Ngày đăng: 12/07/2023, 20:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w