1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp phát triển kinh tế những năm tiếp theo của huyện phú xuyên hà nội

70 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Phát Triển Kinh Tế Những Năm Tiếp Theo Của Huyện Phú Xuyên Hà Nội
Năm xuất bản 2005-2008
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 94,11 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI Ở HUYỆN PHÚ XUYÊN TỪ (3)
    • 1. Giới thiệu về huyện Phú xuyên (3)
      • 1.1. Giớí thiệu vị trí địa lý (3)
      • 1.2. Điều kiện tự nhiên (3)
      • 1.3. Điều kiện xã hội (4)
    • 2. Quá trình hình thành, xây dựng và phát triển huyện Phú xuyên (4)
      • 2.1. Lịch sử hình thành huyện Phú xuyên về mặt hành chính Nhà nước (4)
      • 2.2. Sự hình thành Đảng bộ huyện đến nay (6)
      • 2.3. Quá trình xây dựng và phát triển (6)
    • 3. Cơ cấu tổ chức (8)
      • 3.1. Tổ chức bộ máy lãnh đạo, quản lý (8)
        • 3.1.1. Đại hội Đảng bộ huyện (8)
        • 3.1.2. Cơ quan lãnh đạo đảng bộ huyện giữa 2 kỳ đại hội (8)
        • 3.1.3. Hội đồng nhân dân (HĐND), Uỷ ban nhân dân huyện (9)
        • 3.1.4. Mặt trận và các đoàn thể (10)
        • 3.1.5. Thực hiện vai trò, chức năng lãnh đạo,chỉ đạo (10)
      • 3.2. Phương thức lãnh đạo, chỉ đạo (13)
        • 3.2.1. Về phương thức lãnh đạo (13)
    • 4. Kết quả lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu từ 2005 đến nay....1. Lãnh đạo phát triển kinh tế 14 1.1. Lãnh đạo phát triển kinh tế Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp và Xây dựng cơ bản (14)
      • 4.1.2. Về phát triển kinh tế nông nghiệp (15)
      • 4.2.1. Văn hóa, thông tin, tuyên truyền (17)
      • 4.2.2. Giáo dục - Đào tạo (18)
      • 4.2.3. Công tác Y tế, Dân số, gia đình và trẻ em (18)
      • 4.2.4. Công tác lao động, thương binh xã hội (18)
      • 4.3. Lãnh đạo đảm bảo an ninh, quốc phòng (19)
      • 4.4. Lãnh đạo xây dựng, củng cố Chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể (19)
        • 4.4.1. Công tác xây dựng Chính quyền (19)
        • 4.4.2. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân (20)
    • 5. Những đặc điểm, tình hình chi phối đến quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế huyện (20)
      • 5.1. Vị trí (20)
      • 5.2. Đặc trưng nông nghiệp (21)
      • 5.3. Hệ thống giao thông (21)
      • 5.4. Trình độ, kiến thức về quản lý kinh tế (21)
      • 5.5. Tập quán, thói quen (21)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KINH TẾ HUYỆN PHÚ XUYÊN TỪ NĂM 2005 - 2008 (22)
    • 1. Khái quát tình hình kinh tế của huyện Phú xuyên (22)
    • 2. Đánh giá các giải pháp phát triển kinh tế mà Huyện Phú xuyên đã đạt được (24)
      • 2.1. Các giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp 2005 - 2008 (24)
        • 2.1.1. Giải pháp quy hoạch kế hoạch sử dụng đất (24)
        • 2.1.2. Triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp (26)
        • 2.1.3. Giải pháp đảm bảo phát triển hệ thống thủy lợi (27)
        • 2.1.4. Giải pháp củng cố tổ chức hoạt động các HTX nông nghiệp (28)
        • 2.1.5. Kết quả sản xuất nông nghiệp 2005 - 2008 (30)
      • 2.2. Các giải pháp phát triển kinh tế Công nghiệp 2005 - 2008 (31)
        • 2.2.1. Giải pháp quy hoạch quỹ đất 1.000 ha cho phát triển công nghiệp (31)
        • 2.2.2. Giải pháp quy hoạch các dự án hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp (32)
        • 2.2.3. Giải pháp mở rộng nhân cấy nghề truyền thống trên địa bàn huyện (33)
        • 2.2.5. Kết quả sản xuất Công nghiệp - TT CN - XD 2005 - 2008 (35)
      • 2.3. Các giải pháp phát triển Thương mại - dịch vụ 2005 - 2008 (36)
        • 2.3.1. Khuyến khích đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại huyện (36)
        • 2.3.2. Khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ: tín dụng, ngân hàng, Bưu chính viễn thông, Điện lực (36)
        • 2.3.3. Tạo thuận lợi thủ tục hành chính cấp phép kinh doanh, dịch vụ theo (37)
        • 2.3.4. Tăng cường quản lý thị trường chống gian lận thương mại (37)
        • 2.3.5. Kết quả hoạt động thương mại 2005 - 2008 (38)
    • 3. Những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân (38)
      • 3.1. Ưu điểm (38)
      • 3.2. Những hạn chế cơ bản (39)
      • 3.3. Nguyên nhân (39)
        • 3.3.1. Nguyên nhân khách quan (39)
        • 3.3.2. Nguyên nhân chủ quan (40)
    • 1. Phương hướng chung về phát triển kinh tế (41)
    • 2. Một số giải pháp chính (41)
      • 2.1. Về Quy hoạch, phát triển kinh tế (41)
        • 2.1.1. Rà soát quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội đến 2010 và định hướng 2025 (41)
        • 2.1.2. Quy hoạch xây dựng vùng huyện Phú Xuyên, huyện ngoại thành của Thành phố Hà Nội đến 2025 (42)
        • 2.1.3. Giải pháp quy hoạch chi tiết các ngành, các lĩnh vức phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện (47)
      • 2.2 Giải pháp về sản suất nông nghiệp (53)
        • 2.2.1 Giải pháp về giống trong trồng trọt (53)
        • 2.2.2. Giải pháp đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản (54)
        • 2.2.3 Giải pháp củng cố, phát huy vai trò của các hợp tác xã nông nghiệp để hỗ trợ hộ nông dân trong sản xuất nông nghiệp (55)
      • 2.3. Giải pháp phát triển công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp làng nghề (58)
        • 2.3.1 Giải pháp phát triển công nghiệp (58)
        • 2.3.2. Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp làng nghề (59)
      • 2.4. Giải pháp phát triển thương mại dịch vụ (60)
        • 2.4.1. Đối với thương mại (60)
        • 2.4.2. Đối với du lịch (61)
        • 2.4.3. Đối với ngành dịch vụ khác (61)
      • 2.5. Giải pháp chăm lo đào tạo nguồi nhân lực (61)
      • 2.6. Giải pháp hạn chế gia tăng dân số (62)
    • 3. Những kiến nghị (63)
      • 3.1. Đề nghị Chính phủ (63)
      • 3.2. Đề nghị với Thành phố (63)
  • KẾT LUẬN (64)

Nội dung

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI Ở HUYỆN PHÚ XUYÊN TỪ

Giới thiệu về huyện Phú xuyên

1.1 Giớí thiệu vị trí địa lý

Huyện Phú Xuyên hiện nay là một đơn vị hành chính của Thủ đô, nằm ở phía Nam thành phố Hà nội, là cửa ngõ cách trung tâm thủ đô 40 Km; phía Bắc giáp huyện Thường Tín, Hà nội; phía Nam giáp huyện Duy tiên, tỉnh Hà Nam; Phía đông giáp với sông Hồng và huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên; phía Tây giáp huyện Ứng Hòa, Hà nội.

Huyện phú xuyên nằm trong vùng khí hậu đồng bằng bắc bộ, tương đồng với các quận nội thành Mùa đông lạnh rõ rệt so với mùa hạ, chênh lệch giữa nhiệt độ trung bình Diện tích đất tự nhiên 17.104,6 ha, trong đó diện tích đất canh tác trồng trọt là 11.329,9 ha chiếm 66,24%, đất ở 1.120,90 ha, chiếm 6,95%, đất chuyên dùng 3.235,9 ha chiếm 18,92% diện tích đất tự nhiên; còn lại đất chưa sử dụng Trước đây Phú xuyên là vùng đất trũng, có cốt đất thấp so với một số đơn vị lân cận, phía đông cao hơn phía tây huyện, nên hay bị ngập úng, lụt lội về mùa mưa bão Một số xã giáp sông Hồng có đất pha cát, còn gọi là đất màu diện tích khoảng 2000 ha

Thủy văn: chảy qua địa bàn huyện có trên 30 km các dòng sông đó là sông Hồng, sông Nhuệ, sông Duy tiên, sông Lương, sông Vân đình, Đồng thời Phú Xuyên có hệ thống giao thông đối ngoại vô cùng thuận lợi đó là tuyến đường sắt Bắc - Nam dài gần 12 km, tuyến đường thủy sông Hồng dài 17 km, tuyến đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ dài 7 km, đường quốc lộ 1A dài 12 km, đi qua trên địa bàn huyện, đó là những điều kiện quan trọng, rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện, nhất là phát triển sản xuất nông nghiệp.

Hệ thống thủy lợi phục vụ tưới, tiêu úng được sử dụng kết hợp đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, tiêu úng ngập gồm 43 trạm bơm trực tiếp đổ nước ra sông Nhuệ cho các xã phía tây huyện; trạm bơm Khai thái công xuất 25000 mét khối giờ tiêu úng cho diện tích 4.200 ha phía Đông ra sông Hồng, đồng thời có trạm bơm Thụy phú lấy nước sông Hồng để cấp nước tưới cho các xã miền Đông.

Toàn huyện có 50 ngàn hộ với dân số 20 vạn nhân khẩu; có 28 đơn vị hành chính ( trong đó có 26 xã, 2 Thị trấn ) với 160 thôn, xóm, khu dân cư Chia thành hai khu vực gồm 12 xã, thị trấn miền Đông, 16 xã vùng trung tây Tỷ lệ người lao động trong khu vực sản xuất nông nghiệp chiếm 60% lao động; bình quân mỗi năm tăng thêm khoảng 2.000 lao động.

Về giáo dục đào tao: Có một trường trung cấp nghề với 79 giáo viên, hàng năm đào tạo có khoảng 1200 học viên Huyện có 63 trường học phổ thông, trong đó trường Tiểu học: 29; trung học cơ sở: 29; Trung học phổ thông: 5 Gíao dục mầm non có 30 cơ sở, bằng 100% xã, thị trấn có trường học mầm non Tuy nhiên hiện nay vẫn còn một số nơi các cháu vẫn phải học nhờ, học tạm ở nhà văn hóa, hoặc đình làng, nhà dân.

Về y tế: có 1 bệnh viện cấp huyện, 1 phòng khám đa khoa, tổng số giường bệnh 120; Có 13/28 trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia về y tế 28/28 trạm y tế xã, thị trấn có bác sỹ

Trong vài năm gần đây tỉ lệ phát triển dân số tự nhiên ở mức dưới 1%; số hộ nghèo còn 8,4% theo tiêu chí mới; có 37 làng được công nhận làng nghề trong

98 làng có nghề/trên tổng số 138 làng toàn huyện Có hơn 6 ngàn hộ dân theo đạo công giáo gồm 25.200 khẩu, bằng 13% dân số của huyện

Quá trình hình thành, xây dựng và phát triển huyện Phú xuyên

2.1 Lịch sử hình thành huyện Phú xuyên về mặt hành chính Nhà nước

Phú Xuyên là huyện nằm ở trung tâm Đồng bằng châu thổ sông Hồng, đã trải qua 4 lần thay đổi với các tên gọi Phù lưu (thế kỷ XIII), Phù vân (1407 - 1428),Phú Xuyên (1516 - 1522), Phú Xuyên đầu thế kỷ XIX

Ngày 30/7/1954 huyện Phú Xuyên hoàn toàn giải phóng, thoát khỏi chế độ thực dân phong kiến áp bức bóc lột, người dân được sống cuộc sống tự do, bước vào xây dựng cuộc sống mới.

Từ đó đến nay, huyện Phú Xuyên tồn tại, phát triển với vị trí phía Bắc huyện cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 40 km Dường Quốc lộ 1A, đường cao tốcPháp Vân - Cầu Giẽ là đường giao thông huyết mạch giữa Hà Nội với các tỉnh phía Nam chạy qua giữa huyện, chia thành hai miền Tây và Đông Phú Xuyên.Song song với Quốc lộ 1A phía Tây có sông Nhuệ, phía Đông huyện là sôngHồng, con sông lớn nhất Đồng bằng Bắc bộ.

Trước cách mạng Tháng tám năm 1945, diện tích toàn huyện ước trên 150 km2, bao gồm 10 tổng, 72 xã, dân số gần 7 vạn người.

Về kinh tế, Phú Xuyên có một tiềm năng đất đai trù phú và một nguồn lao động dồi dào Về nông nghiệp, miền Đông huyện chiếm 17,4% diện tích canh tác, là vùng đất bãi phù xa màu mỡ, thuận lợi cho việc phát triển hoa màu, cây công nghiệp, chăn nuôi; miền trung Tây huyện với hơn 60% diện tích canh tác là vựa lúa quan trọng của Thành phố, có khả năng lớn về nuôi cá nước ngọt, gia cầm và gia súc Bên cạnh nông nghiệp nhân dân Phú Xuyên có trên 70 nghề thủ công, nhiều làng nghề thủ công lâu đời đã đi vào thành ngữ địa phương như: Nong Bái Đô, Bồ Bái Xuyên, Vải Hoàng Nguyên, Ren Thao Ngoại Đảng chú ý có một số nghề thủ công mỹ nghệ có giá trị cao như: Khảm, Sơn Mài ở Chuyên

Mỹ, nghề Thêu ren Hà Thao, Đại Đồng; nghề trồng râu nuôi Tằm ở các xã ven sông Hồng, sông Nhuệ, nghề dệt The, Lụa ở Văn Lãng, Phú Nhiêu, nghề May Vân Từ, đóng Giày Phú Yên

Nhân dân Phú Xuyên cần cù, nhiều tiềm năng kinh tế, nhưng trước cách mạng Tháng tám năm 1945 đời sống của các tầng lớp nhân dân lao động vô cùng cực khổ Thiên nhiên giành cho nhiều thuận lợi, song cũng đem lại không ít khó khăn: đất miền Đông màu mỡ nhưng bình quân ruộng đất rất thấp, hạn úng thất thường nhất là nạn vỡ đê là tai họa khủng khiếp thường xuyên đe dọa Chỉ tính trong vòng 10 năm, từ 1903 - 1913 đã xảy ra liên tiếp 3 vụ vỡ đê tại Cổ Liêu, Cát

Bi và Bộ Đầu Miền trung Tây ruộng đất nhiều song lại là vùng đồng chiêm trũng quanh năm lầy lội, người dân phải "Sống ngâm da, chết ngâm xương"; "Sáu tháng đi bằng chân, sáu tháng đi bằng tay", hầu hết ruộng đất chỉ cấy một vụ năng suất rất thấp lại thường xuyên bị úng lụt đe dọa nhiều năm mất trắng

Tai họa lớn hơn cả là nhân dân Phú Xuyên cũng như nhân dân cả nước phải sống trong cảnh nô lệ của chế độ thực dân phong kiến Suốt trong thời gian đô hộ, thực dân Pháp hầu như không chú ý đến việc cải thiện điều kiện lao động của nhân dân trong huyện, ngược lại chúng chỉ chú ý đến việc bóc lột và đàn áp nhân dân Chế độ thực dân phong kiến là nguyên nhân cơ bản làm cho nhân dân huyện Phú Xuyên sơ xác, kiệt quệ, tối tăm trong cảnh bùn lầy, nước đọng.

Từ khi đất nước hoàn toàn giải phóng; sau hơn 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, đặc biệt thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội Bộ mặt nông thôn Phú Xuyên từng bước phát triển Nông nghiệp chuyển từ sản xuất một vụ lúa thu hoạch bấp bênh

6 nay do có hệ thống thủy lợi nội đồng, hệ thống tưới tiêu hợp lý nên kinh tế nông nghiệp phát triển với hai vụ lúa năng suất trên 12 tạ/ha/năm, vụ đông đã trở thành vụ sản xuất chính thu hoạch hàng năm trên 100 tỷ đồng; chăn nuôi phát triển theo hướng tập trung; các ngành, nghề truyền thống được duy trì, phát triển, có chỗ đứng trên thị trường trong nước và xuất khẩu ra thị trường thế giới; hạ tầng cơ sở: điện, đường, trường, trạm, các công trình phúc lợi được nâng cấp, xây dựng từng bước đáp ứng, xứng tầm là một huyện ven đô; hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở ổn định, đáp ứng các nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới

2.2 Sự hình thành Đảng bộ huyện đến nay

Ngày 28/11/1945 Chi bộ đảng đầu tiên ở huyện Phú xuyên được thành lập gồm có 3 đảng viên, là tiền thân của Đảng bộ huyện bây giờ; tháng 3/1946 Ban Huyện uỷ được thành lập, đến nay Đảng bộ có trên 7.300 đảng viên và 89 tổ chức cơ sở đảng Ban chấp hành đảng bộ huyện (nhiệm kỳ 2005 - 2010) có 39 đ/c, Ban thường vụ có 11 đ/c Từ khi thành lập đến nay đảng bộ huyện Phú xuyên đã tiến hành 22 kỳ đại hội lãnh đạo xây dựng và phát triển huyện toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh quốc phòng; xây dựng đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể

2.3 Quá trình xây dựng và phát triển

Phú xuyên là một huyện thuộc 14 đơn vị hành chính của Tỉnh Hà tây trước đây Thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam về việc hợp nhất Hà tây và Hà nội để xây dựng Thủ đô xứng tầm với sự phát triển trong tương lai

Chấp hành Nghị quyết Quốc hội, kể từ ngày 01/8/2008 toàn bộ diện tích đất tự nhiên và dân số của Tỉnh Hà tây được hợp nhất với Hà nội, trong đó có huyện Phú xuyên

Việc trở thành một Huyện ngoại thành và là một trong 29 đơn vị hành chính của Thủ đô đã làm cho Đảng bộ và nhân dân địa phương phấn khởi, vì như vậy Phú xuyên sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn, song đó cũng là những thách thức không nhỏ Bởi quá trình xây dựng và phát triển huyện Phú xuyên cho đến nay thành tựu cũng nhiều, nhưng khó khăn còn lớn Cái khó khăn lớn đó cần vượt qua đó là một huyện với nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp; xa trung tâm; nguồn nhân lực, lao động ở trình độ hạn chế, kết cấu hạ tầng và hạ tầng xã hội còn khó khăn

Trải qua 63 năm xây dựng và phát triển, huyện Phú xuyên đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" năm 1996 và "Huân chương lao động hạng nhất" năm 2001 Nhiều phong trào thi đua, Phú xuyên luôn là đơn vị dẫn đầu, có sự ổn định về tình hình an ninh chính trị Phát huy truyền thống ấy, Đảng bộ và nhân dân Phú xuyên đang thể hiện quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thách thức, phấn đấu vươn lên giành những thành tựu to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế, giữ vững an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần xây dựng Thủ đô văn minh, tiến bộ hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng long - Hà nội vào năm 2010

Cơ cấu tổ chức

3.1 Tổ chức bộ máy lãnh đạo, quản lý

Mô hình tổ chức và bộ máy lãnh đạo, quản lý được thực hiện theo qui định của Trung ương và của Thành phố, bao gồm các cơ quan nằm trong hệ thống chính trị đó là Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy bân mặt trận

Tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội (gồm: Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Liên đoàn lao động).

3.1.1 Đại hội Đảng bộ huyện Đại hội Đảng bộ huyện thực hiện quyền lãnh đạo cao nhất theo nhiệm kỳ hoặc bất thường, theo quy định của Điều lệ Đảng (Đại hội 5 năm tiến hành 1 lần).

Có nhiệm vụ đánh giá kết quả lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng Đảng; tìm ra những ưu, khuyết điểm, nguyên nhân; đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu và các giải pháp cho thời gian tới Đại hội Đảng bộ huyện còn có nhiệm vụ bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, cơ quan lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện.

3.1.2 Cơ quan lãnh đạo đảng bộ huyện giữa 2 kỳ đại hội

Cơ quan lãnh đạo đảng bộ huyện giữa 2 kỳ đại hội là Ban chấp hành đảng bộ huyện gọi tắt là Huyện uỷ gồm 39 thành viên, các thành viên do Đại hội bầu ra khi đại hội, hoặc được cấp uỷ cấp trên chỉ định theo qui định của điều lệ đảng;

11 đồng chí trong Ban thường vụ, do Huyện uỷ bầu ra Trong quá trình hoạt động nếu thiếu số uỷ viên theo qui định của Trung ương, huyện chủ động báo cáo cấp uỷ cấp trên chỉ định bổ sung.

Hiện tại tổ chức cơ sở đảng thuộc đảng bộ huyện có 89 đơn vị Trong đó có : 28 đảng bộ xã, thị trấn; 7 đảng bộ cơ quan, doanh nghiệp; 54 Chi bộ cơ quan, đơn vị Cấp uỷ cơ sở được hình thành như huyện uỷ.

3.1.2.2 Giúp việc, tham mưu của Huyện uỷ

Giúp việc, tham mưu cho Huyện ủy và hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra cơ sở gồm các Ban xây dựng đảng đó là: Ban Tuyên giáo, Ban Tổ chức cán bộ,Ban Dân vận, Uỷ ban kiểm tra và Văn phòng cấp uỷ Biên chế theo qui định của Thành phố, thường được bố trí từ 36 - 38 người làm việc thuộc cơ quan huyện uỷ.

Ngoài số các đồng chí cán bộ chủ chốt các Ban được hình thành bằng bầu cử và thực hiện phân công, còn lại các đồng chí khác thuộc diện thi tuyển để trở thành công chức các ban xây dựng đảng của huyện uỷ Nếu điều động, bổ nhiệm nơi khác đến phải là công chức.

3.1.3 Hội đồng nhân dân (HĐND), Uỷ ban nhân dân huyện

HĐND, UBND huyện được tổ chức theo luật tổ chức HĐND, UBND và thực hiện theo Hiến pháp, Pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam HĐND huyện do nhân dân trực tiếp bầu cử bằng phổ thông đầu phiếu; HĐND huyện được xác định là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương thực hiện hai chức năng quyết định và giám sát trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng UBND huyện do HĐND huyện bầu ra; UBND huyện là cơ quan chấp hành của HĐND, là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước nói chung và Nghị quyết của Huyện ủy, HĐND huyện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng.

- Huyện ủy chỉ đạo HĐND huyện chuẩn bị trình Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy cho ý kiến về những định hướng, chủ trương quan trọng trong chương trình hoạt động, chương trình các kỳ họp và những quyết định quan trọng của HĐND về kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh, những vấn đề quan trọng khác của huyện trước khi HĐND huyện quyết đinh.

- Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyệ ủy chỉ đạo UBND huyện chuẩn bị trình Ban Thường vụ Huyện ủy cho ý kiến về các chương trình, kế hoạch, đề án, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh, mở rộng hợp tác quốc tế trước khi tổ chức thực hiện hoặc trình HĐND huyện quyết định.

- Trong quá trình chuẩn bị những vấn đề trên, HĐND và UBND huyện chủ động phối hợp lựa chọn những vấn đề xét thấy đặc biệt quan trọng hoặc nhạy cảm để báo cáo xin ý kiến Thường trực Huyện ủy trước khi chuẩn bị, quyết định.

- Tùy theo nội dung và tính chất quan trọng của kỳ họp HĐND và phiên họp UBND huyện, Bí thư hoặc Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy thay mặt BanChấp hành Đảng bộ huyện đến dự Hội nghị và phát biểu ý kiến chỉ đạo.

- Định kỳ hoặc khi có yêu cầu, UBND báo cáo với Thường trực, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh ở địa phương và những công việc chỉ đạo, điều hành của UBND huyện.

3.1.4 Mặt trận và các đoàn thể

Mặt trận Tổ quốc là liên minh chính trị các tổ chức chính trị, chính trị xã hội.

- Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy cho ý kiến chỉ đạo về những định hướng lớn trong từng thời kỳ; về chương trình nội dung hoạt động hàng năm của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh hàng năm; cho ý kiến về tổ chức cán bộ, về nhân sự cấp trưởng và cấp phó các đoàn thể trước khi trình Ban Thường vụ Huyện ủy quyết định.

Kết quả lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu từ 2005 đến nay 1 Lãnh đạo phát triển kinh tế 14 1.1 Lãnh đạo phát triển kinh tế Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp và Xây dựng cơ bản

4.1 Lãnh đạo phát triển kinh tế

Phát triển kinh tế luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm của đảng bộ huyện trong suốt quá trình lãnh đạo.Các chỉ tiêu kinh tế từ 2005 đến 2008 của huyện đã phấn đấu đến nay đều đạt và vượt so với chỉ tiêu Đại hội đảng bộ huyện lần thứ

4.1.1 Lãnh đạo phát triển kinh tế Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp và Xây dựng cơ bản

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng khá, kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản được quan tâm chăm lo, công tác xây dựng các cụm, điểm công nghiệp được Huyện ủy xác định là bước đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế của huyện.- Giá trị sản xuất CN - TTCN - XDCB: tăng bình quân hàng năm 9,3%.

- Về phát triển làng nghề: đến nay có 37 làng được công nhận làng nghề cấp thành phố trong số 98 làng có nghề/138 làng của toàn huyện.

- Xây dựng cụm, điểm công nghiệp: Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XXII: dành 10% diện tích đất nông nghiệp chuyển sang xây dựng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, đến nay đã có Quyết định thu hồi đất để xây dựng 2 cụm công nghiệp với diện tích:

+ Cụm công nghiệp Phú Xuyên 203ha

+ Cụm công nghiệp Đại Xuyên 68ha Triển khai giai đoạn một xây dựng được hạ tầng điểm công nghiệp làng nghề xã Chuyên Mỹ 2 ha/ tổng số 9 ha; đang lập qui hoạch điểm làng nghề Phú Túc, Phượng Dực.- Triển khai công tác xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng vùng huyện Phú Xuyên đến năm 2025 chờ thành phố phê duyệt qui hoạch Tham gia các qui hoạch phát triển giao thông, như trục đường phát triển kinh tế - xã hội Bắc - Nam của thành phố ( từ Phúc Thọ - Phú Xuyên ), đoạn qua Phú Xuyên dài 11km/ tổng chiều dài 65km; trục đường phát triển kinh tế phía Nam thành phố (Hà Đông - Phú Xuyên), đoạn qua Phú Xuyên dài 8km; trục đường Đỗ Xá - Quan Sơn đi qua Phú Xuyên khoảng 8km.Tham gia qui hoạch khu đô thị Minh Quang diện tích khoảng 308 ha, trong đó Phú Xuyên khoảng 80ha, khu đô thị Phú Xuyên khoảng 1.000 ha.

- Công tác xây dựng cơ bản từ đại hội đến nay đã được các cấp quan tâm chăm lo với tổng vốn huy động đầu tư đạt 250,247tỷ đồng ( năm 2006: 14,311tỷ, 2007: 76,076tỷ, 2008 tổng mức đầu tư đạt gần 200 tỷ đồng).

Trong đó tập trung xây dựng mới được 11 trụ sở làm việc của xã và thị trấn; xây mới và nâng cấp được 12 trạm y tế xã; số phòng học xây mới và nâng cấp tăng 11,5%, tính đến nay có 51,5% số phòng học được xây dựng kiên cố. Đầu tư xây dựng một số tuyến đường như Hoàng Long - Phú Túc - Chuyên Mỹ, đường trục xã Châu Can, Vân Từ đồng thời đang tập trung triển khai đầu tư nâng cấp và xây dựng một số tuyến đường liên xã: Nội Hợp - Thuỵ Phú, đường Truyền thống, đường Hồng minh - Tri trung, đường 428a, 428b, 429 (73 cũ) với tổng mức đầu tư gần 200 tỷ đồng.

4.1.2 Về phát triển kinh tế nông nghiệp

Phát triển kinh tế nông nghiệp vừa qua của huyện vẫn là định hướng cơ bản phát triển kinh tế chủ yếu trong những năm vừa qua của huyện Phú xuyên.Gía trị sản xuất của ngành nông nghiệp hàng năm đều tăng, bình quân hàng năm đạt 30%, cơ cấu kinh tế nông nghiệp thể hiện sự tiến bộ, trong đó giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XXII, kể từ 2005 đến nay huyện đã tập trung chỉ đạo đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất,nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp, áp dụng các biện pháp thâm canh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính trên địa bàn toàn huyện Tập trung chỉ đạo công tác dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi diện tích đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang mô hình kinh tế

1 6 trang trại chăn nuôi tập trung và nuôi trồng thuỷ sản Tổng diện tích chuyển đổi kinh tế trang trại là 1.176,9ha, trong đó: 948,8ha được Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt đề án chuyển đổi, chiếm 80% diện tích đất chuyển đổi Hiện nay toàn huyện có 222 trang trại trong đó 47 trang trại chăn nuôi, 106 trang trại nuôi trồng thủy sản, 62 trang trại phát triển kinh tế tổng hợp, 7 trang trại trồng cây ăn quả. Bước đầu cho hiệu quả thu nhập khá.

Tổng diện tích gieo trồng hàng năm 27.149ha, hệ số sử dụng đất đến năm

2007 đạt 2,8 lần Năng suất lúa bình quân 122,1tạ/ha/năm, riêng vụ xuân năm

2008 năng suất đạt 68,5tạ/ha, đây được coi là vụ có năng suất cao nhất trong những năm gần đây.

- Tổng sản lượng lương thực hàng năm đạt 110.000 tấn, bình quân lương thực đầu người gần 600kg/năm.

(Chỉ tiêu Đại hội đề ra bình quân lương thực đầu người 527kg/năm)

- Giá trị thu nhập bình quân trên 1 ha canh tác đạt 54 triệu đồng, một số diện tích chuyển đổi có hiệu quả đạt trên 100 triệu đồng/năm (Chỉ tiêu Đại hội 45,74 triệu đồng/ha canh tác/năm).

4.1.2.2 Về chăn nuôi gia súc, gia cầm

Trong những năm qua do dịch bệnh H5N1, dịch lở mồm, long móng đã làm hạn chế đến tốc độ phát triển chăn nuôi Do đó một số chỉ tiêu về chăn nuôi không đạt so với chỉ tiêu Đại hội đề ra, song huyện đã chỉ đạo công tác tuyên truyền phòng dịch, kiểm soát dịch bệnh có hiệu quả, không để dịch bệnh bùng phát Tiến hành triển khai dự án trồng cỏ nuôi bò, triển khai qui hoạch khu ấp nở gia cầm, giết mổ đại gia súc tập trung.

Giá trị ngành chăn nuôi xấp xỉ 200 tỷ đồng, đạt 59,35% (Chỉ tiêu Đại hội đề ra 337 tỷ đồng.), chiếm 39,3% giá trị sản xuất nông nghiệp.

4.1.2.3 Về nuôi trồng thủy sản:

Do vị trí huyện Phú xuyên là vùng đất thấp, cho nên Huyện ủy đã tập trung lãnh đạo chỉ đạo quyết liệt việc chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản Tổng diện tích nuôi thủy sản có đến năm 2008 là:

309 ha; bên cạnh diện tích chuyên nuôi thủy sản còn có diện tích kết hợp vừa trồng lúa vừa thả cá với diện tích: 670 ha Tốc độ tăng trưởng trong nuôi thủy sản đạt: 11,2%.

4.1.3 Lãnh đạo công tác tài chính, thương mại và dịch vụ

Huyện uỷ, Ban Thường vụ Huyện ủy bàn nhiều biện pháp cụ thể để lãnh đạo, chỉ đạo công tác thu, chi ngân sách; đồng thời chỉ đạo tăng cường công tác quản lý thu, chi ngân sách Nhà nước đến năm 2010; tích cực lãnh đạo, chỉ đạo việc khai thác các nguồn thu, đảm bảo các nguồn chi thường xuyên và chi cho đầu tư phát triển Thu ngân sách Nhà nước tăng hàng năm bình quân đạt: 40,85%; ngân sách huyện tăng: 48,127%

Thương mại - dịch vụ: các hoạt động thương mại - dịch vụ được duy trì, phát triển đa dạng, phong phú, đảm bảo nhu cầu phục vụ cho sản xuất, hàng hóa tiêu dùng, phục vụ đời sống ngày càng cao của nhân dân Giá trị thương mại - dịch vụ tăng bình quân hàng năm 12% (mục tiêu Đại hội 12,7%)

Tuy nhiên quá trình thực hiện còn bộc lộ những khó khăn sau:

Những đặc điểm, tình hình chi phối đến quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế huyện

Là huyện có vị trí xa trung tâm Thủ đô Hà nội, nên việc phát triển thương mại dịch vụ là vô cùng khó khăn, khả năng thu hút đầu tư vào địa bàn để phát triển công nghiệp chưa được các nhà đầu tư quan tâm Mặt khác tỷ lệ đô thị hóa thấp 8%, có 60% lao động trong khu vực nông nghiệp, năm 2005 có 845 lao động có trình độ đại học ( 1,36% tổng số lao động); 3.366 lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm 5,41%; Trung bình hàng năm có từ 2000-2.200 người bước vào tuổi lao động, số đi học các trường đại học cao đẳng và học nghề khoảng 800-900 người, còn lại trên 1 ngàn người phải tự tìm kiếm việc làm, số này bổ sung vào đội ngũ 5000-6000 lao động mỗi năm thiếu việc, đây là một khó khăn của huyện

Kinh tế phát triển chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp truyền thống, chưa có qui hoạch phát triển nông nghiệp một cách bài bản, cho nên giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đạt không cao; trình độ thâm canh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, các sản phẩm của nông nghiệp chưa có hàm lượng chất xám và đầu tư công nghệ cao.

Hệ thống giao thông kém phát triển, các trục đường liên xã bây giờ mới tập trung đầu tư và huy động Thành phố hỗ trợ đầu tư; hạ tầng nông thôn nhiều khó khăn.

5.4 Trình độ, kiến thức về quản lý kinh tế

Trình độ, kiến thức về quản lý kinh tế của đôi ngũ cán bộ còn bất cập, hạn chế, đa số là cán bộ trưởng thành từ cơ sở, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong chỉ đạo, lãnh đạo nói chung đặc biệt kinh nghiệm chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, nhưng khả năng chỉ đạo phát triển kinh tế về công nghiệp, đô thị, dịch vụ còn khó khăn. Đào tạo nguồn lao động có chất lượng cao còn thụ động, chưa tương xứng với trình độ sản xuất công nghiệp và xây dựng, quản lý đô thị.

Tập quán, thói quen sản xuất lâu đời của người dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, dù có làm nghề gì đi nữa vẫn phải có vài sào ruộng để trồng cấy mới yên tâm, nay chuyển sang thu hồi đất để xây dựng và phát triển công nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, dân chưa đồng thuận để thu hồi đất Có dự án xây dựng cụm công nghiệp 68 ha, là cụm công nghiệp đầu tiên của huyện nhưng triển khai

2 năm rồi vẫn chưa giải phóng được mặt bằng thu hồi đất.

THỰC TRẠNG KINH TẾ HUYỆN PHÚ XUYÊN TỪ NĂM 2005 - 2008

Khái quát tình hình kinh tế của huyện Phú xuyên

Trong 4 năm qua, kinh tế của huyện Phú xuyên có bước phát triển.Về cơ bản các chỉ tiêu kinh tế từ 2005 - 2008 được đảng bộ và nhân dân cố gắng lỗ lực phấn đấu vượt qua, so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII (nhiệm kỳ 2005 - 2010) thì các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu hàng năm đạt được mô tả ở biểu 1.

Biểu 1: Các chỉ tiêu chủ yếu đạt được trong các năm so với chỉ tiêu Đại hội

Chỉ tiêu Đại hội đến 2010

1 Tăng trưởng kinh tế hàng

3 Thu nhập Bq đầu người

Sản xuất công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp có mức tăng trưởng khá; kinh tế công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản được quan tâm chăm lo Đặc biệt sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề đã góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển Nhiều sản phẩm làng nghề có thương hiệu trên thị trường như dầy da Phú yên, may mặc Vân từ, khảm trai Chuyên mỹ, đồ gỗTân dân, Văn nhân, cơ kim khí Đại thắng được bày bán nhiều ở các quận nội thành Hà nội, Thành phố Hồ chí Minh và nhiều địa phương khác trên cả nước.Sản phẩm mây giang đan, cỏ tế Phú túc là những sản phẩm được xuất khẩu sang thị trường các nước Châu âu, Châu Phi, Châu Mỹ Kinh tế từ tiểu thủ công nghiệp đã góp phần giải quyết việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho người nông dân, ổn định tình hình chính trị ở cơ sở Đến nay trên địa bàn huyện có 37 làng được công nhận làng nghề theo tiêu chí cấp Thành phố trong số 98 làng có nghề (bằng 71%)/ 138 làng của toàn huyện Các nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống dược duy trì sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường trong nước và thế giới

Công tác xây dựng các cụm, điểm công nghiệp được huyện xác định là bước đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế của huyện kể từ 2005 trở lại đây Tuy nhiên phát triển công nghiệp chưa đạt so với yêu cầu đặt ra Giá trị sản xuất công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng cơ bản tăng bình quân hàng năm 9,3%.

Phát triển kinh tế nông nghiệp vẫn là nền kinh tế chủ yếu trong những năm vừa qua Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 30% Từ một vùng sản xuất 2 vụ lúa bấp bênh đến nay sản xuất nông nghiệp đã có 2 vụ lúa cho năng suất cao đạt 12 tấn/ha/năm trở lên, cây vụ đông đã trở thành vụ chính Công tác dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi diện tích đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi tập trung bước đầu cho hiệu quả thu nhập khá.

Thu ngân sách Nhà nước tăng bình quân hàng năm 40,85%; ngân sách huyện tăng 48,127% Kết quả thu ngân sách các năm mô tả tại biểu 2.

Biểu 2: kêt quả thu ngân sách năm 2005 - 2008

2008 ước thực hiện (Tỷ đồng)

Tổng thu ngân sách Nhà nước

Tổng thu ngân sách huyện 85 130 206,80 321,74

Các hoạt động thương mại - Dịch vụ phát triển đa dạng, phong phú, đảm bảo nhu cầu phục vụ cho sản xuất, hàng hóa tiêu dùng phục vụ đời sống ngày càng cao của nhân dân Giá trị thương mại - Dịch vụ tăng bình quân hàng năm 12%.

Giá trị tăng trưởng kinh tế tăng bình quân hàng năm 12,4%

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Tỷ trọng nông nghiệp giảm dần; công nghiệp, dịch vụ tăng (mô tả tại biểu 1).

Thu nhập bình quân đầu người hàng năm tăng 12,5%.

Đánh giá các giải pháp phát triển kinh tế mà Huyện Phú xuyên đã đạt được

2.1 Các giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp 2005 - 2008

2.1.1 Giải pháp quy hoạch kế hoạch sử dụng đất

2.1.1.1 Xây dựng các vùng sản xuất lúa tập trung

Do tính chất địa hình, thổ nhưỡng đồng ruộng huyện Phú Xuyên không đồng đều, có vùng trồng lúa đất cao chân vàm phù hợp với những giống lúa thuần, các giống lúa ngắn ngày; có vùng đất thấp, ruộng trũng thường xuyên ngập úng phù hợp với những giống lúa lai, dài ngày, cho nên cần lựa chọn các giống lúa cho năng suất, chất lượng cao, đồng thời lựa chọn các vùng đất, trình độ thâm canh của người dân ở các địa bàn xã, thị trấn để chỉ đạo gieo trồng thành vùng chuyên canh, vùng sản xuất tập trung

Mặt khác, những năm qua kinh tế của Phú xuyên chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, với kinh nghiệm nhiều năm và để ổn định sản xuất huyện đã chỉ đạo xây dựng từng vùng trồng lúa trên cơ sở các yếu tố tự nhiên và xã hội của từng vùng cho phù hợp. Để nông nghiệp có tính bền vững, lâu dài huyện phải chăm lo đến xây dựng thương hiệu các sản phẩm về nông nghiệp của huyện Phú Xuyên trên thị trường, nhất là các sản phẩm về lúa gạo, đỗ tương Do vậy xây dựng các vùng tập trung để phát huy thế mạnh ở từng địa phương.

2.1.1.2 Xây dựng vùng trồng rau, màu.

Phú xuyên có 8 xã miền Đông huyện gồm Minh tân, Bạch hạ, Quang lãng, Khai thái, Hồng thái, Thụy phú, Tri thủy, Văn nhân là những xã giáp sông Hồng, trước đây hay bị vỡ đê sông Hồng về mùa mưa nên đã cung cấp một lượng đất phù xa màu mỡ, có cốt đất cao, việc trồng lúa chỉ tính được một vụ Chính vì vậy Huyện ủy, UBND huyện đã chỉ đạo các xã này tập trung vào trồng rau, màu

Việc xây dựng vùng trồng rau, màu trước hết để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong huyện, sau đó rau màu của huyện còn đáp ứng cho thị trường ở các địa phương như Hà nam, Hưng yên, các Quận nội thành phố Hà nội.

Vùng trồng rau màu của huyện không chỉ đảm bảo rau xanh cho người, mà còn đảm bảo các loại rau, củ, quả cho cả chăn nuôi, vì phía Tây đất trũng, hay ngập úng.

Do có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, cây rau màu ở các xã ven sôngHồng đang phát triển khá Tuy nhiên đây mới chỉ là kinh nghiệm thực tiễn của nông dân chưa được áp dụng nhiều những tiến bộ, khoa học kỹ thuật, hoặc công nghệ cao vào sản xuất, do đó cần quy hoạch và xây dựng vùng trồng rau an toàn, rau sạch để cho thu nhập cao, đáp ứng nhu cầu của Thủ đô Đồng thời tổ chức cho người nông dân được đi thăm quan, học tập kinh nghiệm, được hướng dẫn khoa học kỹ thuật về sản xuất rau an toàn, rau sạch nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đủ tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm phục vụ cho yêu cầu của các khu đô thị và nội thành phố Hà nội Tiến tới có thể trồng rau, màu phục vụ cho xuất khẩu.

2.1.1.3 Thực hiện dồn điền đổi thửa, phát triển kinh tế trang trại Để từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và phát triển các mô hình kinh tế trang trại theo hướng tập trung, chuyên canh, trong những năm qua huyện tích cực chỉ đạo các xã, Thị trấn trên địa bàn huyện thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa Tập trung quyết liệt trong năm

2006, 2007 Mục đích của việc dồn điền, đổi thửa đó là chuyển dịch những ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn nhằm:

Giảm chi phí sản xuất cho người nông dân; tạo điều kiện để người nông dân nâng cao trình độ thâm canh trên diện tích đất mình được giao theo phân hạng đất và quản lý sử dụng lâu dài theo Nghị định 64/CP của Chính phủ; có điều kiện để áp dụng đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất thuận lợi Đồng thời quy hoạch, chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình sản xuất khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn.

Trong năm 2007, 2008 huyện tập trung chỉ đạo tổng kết mô hình kinh tế trang trại nhằm đánh giá thực chất hiệu quả phát triển các mô hình kinh tế trang trại Do có sự chuyển dịch rõ rệt về cơ cấu cây trồng vật nuôi, đặc biệt chuyển dịch 1.280 ha diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang các mô hình kinh tế trang trại(năm 2007 toàn huyện có 30 trang trại, năm 2008 đã có 219 trang trại) đã góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản làm thay đổi mạnh cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi, thủy sản lên 46,1% và giảm tỷ trọng giá trị sản xuất trồng trọt xuống còn 53,9%; làm tăng hệ số sử dụng ruộng đất từ 2,3 lần năm 2003 lên 2,9 lần năm 2007 Tăng giá trị sản xuất bình quân gấp 2 - 4 lần/đơn vị diện tích, góp phần nâng cao giá trị thu/ha canh tác (năm 2001 giá trị thu/1 ha canh tác là 28 triệu/năm, năm 2007 đạt 55,7triệu/ha/năm tăng gấp 2 lần Về hiệu quả xã hội,nhờ có phát triển kinh tế trang trại, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo

2 6 hướng sản xuất hàng hóa, sản lượng và giá trị sản lượng tăng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường trong huyện và thị trường lân cận Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, cơ cấu lao động nông thôn được thay đổi, đồng thời tạo điều kiện tích tụ ruộng đất, đó cũng là yếu tổ để sản xuất hàng hóa tập trung Ngoài lợi ích về kinh tế và xã hội, việc chuyển đổi cơ cầu và phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững sẽ góp phần khai thác và sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên Đồng thời cải tạo và bảo vệ tài nguyên môi trường Để nâng cao hiệu quả, thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển huyện xây dựng kế hoạch tổ chức cho các chủ trang trại đi thăm quan, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, đồng thời có chính sách hỗ trợ vốn cho các hộ nông dân làm kinh tế trang trại, chuyển dịch cây trồng vật nuôi, từng bước xây dựng một số trang trại làm vai trò đầu tầu, trọng điểm, điển hình, có thu nhập cao phấn đấu đến năm 2010 quy hoạch diện tích chuyển đổi là 1.382 ha trong đó mô hình trang trại theo hướng lúa - cá - chăn nuôi đạt 624,7 ha thuộc các xã vùng chiêm trũng; mô hình chăn nuôi tập trung 148,6 ha; mô hình nuôi thủy sản 250,5 ha (thuộc các xã ven sông Hồng, sông Nhuệ); mô hình rau an toàn 248,1 ha (các xã Minh Tân, Tri Thủy, Văn Nhân, Hồng Thái, Hoàng Long, Sơn Hà, Hồng Minh); mô hình trồng cỏ 52,9 ha (các xã Hồng Thái, Khai Thái, Quang Lãng); mô hình tròng hoa, cây cảnh 57,2 ha Nhằm phấn đấu đạt giá trị sản xuất bình quân 110 triệu đồng trở lên/ha/năm.

2.1.2 Triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp

2.1.2.1 Đưa các giống cây, con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, chăn nuôi

- Các cây con truyền thống thường cho năng xuất thấp, khả năng chịu hạn, chịu rét và phòng chống dịch bệnh kém, thời vụ kéo dài ngày Các giống cây con có giá trị kinh tế là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cần được đưa vào thực tiễn sản xuất có lợi cho nông dân, giảm bớt những khó khăn, vất vả "một nắng hai sương" cho người nông dân đó là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước phải quan tâm chăm lo

- Tiết kiệm chi phí trong sản xuất, cho năng xuất cao, thu nhập cao trên một đơn vị diện tích Thực tế để sản xuất được 1ha lúa, người nông dân phải bỏ ra rất nhiều các chi phí như làm đất, thủy lợi tưới tiêu, phân bón, giống, thuốc trừ sâu, các dịch vụ khác Qua số liệu thống kê cho biết nếu thu 1haT tr đồng, thì chí phí các khoản sẽ là 41,4 tr đồng, chưa kể công lao động của người dân bỏ ra để cấy 1ha lúa.

- Tạo nhiều việc làm cho người nông dân, không để người nông dân có thời gian dảnh dỗi như trước đây Có giống cây con mới, rút ngắn thời vụ, tăng vụ nuôi trồng khác, như vậy người nông dân không phải chờ đợi thời vụ dài ngày mà có điều kiện quay vòng liên tục Để khai thác hết tiềm năng sẵn có của các địa phương, thúc đẩy, khuyến khích nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo bước đột phá về giá trị hàng hóa các sản phẩm nông nghiệp; chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, đa dạng các loại cây, con có năng suất, giá trị hàng hóa và tiến tới xuất khẩu, thời gian tới huyện cần đầu tư, khuyến khích các hộ nông dân, các chủ trang trại áp dụng đưa các giống cây, con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất chăn nuôi Đồng thời tăng cường áp dụng các cơ chế chính sách hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp; khuyến khích chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tích cực về cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy mô tập trung; khuyến khích sản xuất các mặt hàng nông sản thực phẩm được chế biến và xuất khẩu

2.1.2.2 Áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp thâm canh mới trong trồng trọt làm giảm chi phí, tiết kiệm thời gian, cho năng xuất cao

Thực tế người nông dân trước đây chủ yếu sản xuất theo kinh nghiệm, cũng có những kinh nghiệm được tổng kết trở thành lý luận, nhưng cơ bản vẫn là bảo thủ, chậm cả tư duy nhận thức, nên phải tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất và đời sống trong nông thôn Việc làm này cũng muôn vàn khó khăn, huyện phải kiên trì bằng nhiều giải pháp triển khai mới thành công Ví dụ đưa phương pháp gieo sạ lúa, cấy bằng phương pháp SRI, tức cấy 1 dảnh, 1m 2 có từ 35 - 40 dảnh.

Tranh thủ sự giúp đỡ của các nhà khoa học trong và ngoài huyện nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn các đề tài, dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn Trong đó tập trung ưu tiên ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi; chế biến nông, lâm, thủy sản

Những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân

3.1.1 Kinh tế có bước tăng trưởng khá, bình quân hàng năm đạt 12%. 3.1.2 Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.

3.1.3 Các chỉ tiêu về kinh tế- xã hội đặt ra hàng năm đều đạt và vượt mức so với kế hoạch.

3.1.4 Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện nâng cao; bộ mặt nông thôn từng bước đổi mới; do có nhiều làng nghề phát triển nên đã giải quyết được nhiều lao động tại chỗ, ổn định tình hình nông thôn

3.2 Những hạn chế cơ bản

3.2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm có tăng nhưng phát triển chậm; tuy đạt và vượt chỉ tiêu đề ra, nhưng chất lượng tăng trưởng chưa cao tính theo số tương đối thì lớn, tăng trưởng đạt 2 con số đều trên 10%, nhưng số tuyệt đối lại thấp, chưa đáp ứng với yêu cầu của sự phát triển

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, chưa tạo được bước đột phá Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi còn chậm.

3.2.2 Đầu tư xây dựng cơ bản thiếu sự đồng bộ, còn dàn trải Cơ bản nhất là do huyện chưa chủ động về ngân sách, nguồn thu thấp, trung bình hàng năm thu chỉ đạt từ 35 - 40% yêu cầu chi, phần còn lại do Tỉnh, nay là Thành phố hỗ trợ Bởi vậy xin được đến đâu làm đến đó, thậm trí một số hạng mục phải thực hiện phân kỳ đầu tư kéo dài thời gian; hoặc phải bố trí để mỗi năm xã nào cũng có một vài công trình thi công, ngành nào cũng có vài dự án xây dựng.

3.2.3 Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn phát triển chưa đồng đều, phát triển tự do chưa theo định hướng qui hoạch; giá trị thu nhập của TTCN, làng nghề còn thấp, chủ yếu giá trị thu nhập bằng giá gia công hoặc giá làm thuê Chưa thu được thuế thu nhập làng nghề

Công tác xây dựng cụm, điểm công nghiệp nhất là cụm công nghiệp phát triển quá chậm, chưa giải phóng được mặt bằng để xây dựng một cụm, khu công nghiệp nào trên địa bàn.

Việc quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân từ huyện đến xã, thị trấn hiệu lực thấp, cải cách hành chính chuyển biến chậm, vẫn còn tình trạng gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp

- Do cơ chế, chính sách chung chưa đồng bộ, chưa ổn định, nên chưa tạo điều kiện cho các địa phương có sản xuất nông nghiệp phát triển ví dụ như các chính sách hiện nay đều nhằm vào hỗ trợ nông dân, ngân sách Nhà nước hàng

4 0 năm đầu tư cho phát triển kinh tế nông nghiệp nhưng không thu gì của nông nghiệp, nên không có vốn tái đầu tư; hoặc giá đất bồi thường giải phóng mặt bằng để xây dựng cụm, khu công nghiệp rất thấp dẫn đến người dân không đồng tình giao đất; các chính sách về vốn vay, điều kiện vay tuy có mở rộng nhiều hình thức linh hoạt nhưng không đáp ứng được yêu cầu của xã hội, vẫn cứng nhắc gò bó, chưa tháo gỡ về vốn cho người sản xuất.

- Phú xuyên là một huyện xa trung tâm, điều kiện về hạ tầng còn thấp kém do nguồn vốn đầu tư hàng năm trên địa bàn ít, chỉ khoảng 30 tỷ đồng trong khi đó yêu cầu phát triển mỗi năm Phú xuyên cần mức đầu tư từ 250- 300 tỷ đồng, nhưng thu ngân sách huyện chỉ đạt trên 20 tỷ đồng/năm Mặt khác do xa trung tâm nên thương mại dịch vụ cũng kém phát triển, sản xuất tiểu thủ công nghiệp chủ yếu giá sản phẩm thu được chỉ là giá gia công hoặc giá làm thuê; các thông tin đến với người dân, người lao động còn khó khăn.

- Sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế từng năm, từng thời kỳ, giai đoạn của cấp ủy đảng từ huyện đến cơ sở còn lúng túng, bị động, chưa chủ động tích cực, còn trông chờ ỷ lại; chỉ đạo cụ thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch lao động có lúc chưa quyết liệt và đồng bộ, thiếu tính qui hoạch.

- Chất lượng nguồn nhân lực, lao động thấp.

- Một số cán bộ, đảng viên chưa thực hiện tốt vai trò tiền phong, gương mẫu và trách nhiệm cao trong công việc, còn nói nhiều, làm ít, nói chưa đi đôi với làm chưa tận tâm, tận lực, trăn trở với nhiệm vụ được phân công, vai trò, vị trí mình đảm nhiệm hoặc còn nặng về hình thức báo cáo, nhưng thiếu giải pháp chỉ đạo cụ thể.

- Chưa chủ động tạo nguồn thu ngân sách để tự cân đối thu chi và tiết kiệm cho đầu tư phát triển Chỉ đạo thu ngân sách Nhà nước chưa làm quyết liệt, đồng bộ, cho nên một số địa phương dân thì rất giầu, nhưng xã thì nghèo vì thu ngân sách thấp hoặc không thu được.

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

KINH TẾ NHỮNG NĂM TIẾP THEO CỦA

HUYỆN PHÚ XUYÊN – HÀ NỘI

Phương hướng chung về phát triển kinh tế

Để góp phần thực hiện những chỉ tiêu kinh tế - xã hội của Thành phố đã đề ra đến năm 2010, phát huy tiềm năng thế mạnh của một huyện ngoại thành phía nam, huyện Phú Xuyên xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến 2010 và những năm tiếp theo, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phấn đấu cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - xây dựng là chủ lực, thương mại - dịch vụ là mũi nhọn, nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá, hiệu quả cao và bền vững.

Những mục tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế từ 2010 đến 2020: Đến 2010:

+ Tổng giá trị sản xuất đạt 2.511 tỷ đồng, tăng bình quân 12,2%/năm

Trong đó: Giá trị sản xuất CN - XD: 1.333 tỷ đồng, tăng 13,5%/năm

Giá trị sản xuất TM - DV: 469 tỷ đồng, tăng 12,7%/năm Giá trị sản xuất nông nghiệp: 709 tỷ đồng, tăng 7,2%/năm + Tổng giá trị gia tăng: 2.336 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 12,8%/năm + Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - xây dựng 43%; Thương mại - dịch vụ 27%; Nông nghiệp 30%.

+ Thu ngân sách Nhà nước tăng 15%/năm. Đến 2020:

+ Giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 12%/năm

+ Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - xây dựng trên 55%; Thương mại - dịch vụ trên 30%; Nông nghiệp giảm dưới 15%.

Một số giải pháp chính

2.1 Về Quy hoạch, phát triển kinh tế

2.1.1 Rà soát quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội đến 2010 và định hướng 2025

Ngày 19/11/2006 Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây ra Quyết định 1996/QĐ -UBND phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Xuyên đến 2010, định hướng đến 2020 Nội dung của quy hoạch này trên cơ sở quy hoạch kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tây Về cơ bản những nội dung trong quy hoạch

4 2 phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, nhưng trong điệu kiện và hoàn cảnh mới, huyện Phú Xuyên là huyện ngoại thành phía Nam Thủ đô Hà Nội Việc rà soát lại quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của huyện là cấp thiết, phải điều chỉnh lại một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội cho phù hợp với xu thế phát triển của Thủ đô Hà Nội.

- Đối với mục tiêu phát triển kinh tế:

+ Tốc độ tăng trưởng đặt ra từ 10% đến 12,8%/năm, nay điều chỉnh lại bình quân tăng trưởng từ 2010 đến 2020 trên 12%.

+ Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 9 triệu đồng/năm, năm

2020 đạt 22 triệu đồng/năm (giá cố định 1994).

+ Tỷ lệ huy động ngân sách tăng bình quân 15% đến 2015, tăng 20% đến năm 2020.

- Đối với mục tiêu phát triển xã hội:

+ Giảm tỷ lệ sinh thô mỗi năm 0,08%o, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên dưới 0,9%/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,5 - 2%; đến năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo còn

5 - 6% (Tiêu chí mới); nâng mức sống hộ thoát nghèo để trách tái nghèo.

+ Năm 2010 tỷ lệ đô thị hóa đạt 25 - 30%, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt 50% trong tổng số lao động Số lao động qua đào tạo nghề 30 - 35% Đến năm 2020 tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm 70%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trên 70%.

+ Mục tiêu nước sạch và vệ sinh môi trường: Nhanh chóng giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường làng nghề Đến năm 2010 có 90% dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh, 100% xã có điểm thu gom rác thải Quy hoạch một khu Xử lý chất thải của huyện với quy mô 25 - 30 ha để tập trung xử lý chất thải trong toàn huyện.

Từ những chỉ tiêu kinh tế tổng quát trên, trên cơ sở định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực: Kinh tế, công nghiệp, thương mại, nông nghiệp và định hướng phát triển các lĩnh vực xã hội: dân số, lao động, giáo dục đào tạo, y tế, môi trường bằng các giải pháp đồng bộ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng và các giải pháp khác để thực hiện có kết quả các mục tiêu kinh tế - xã hội đặt ra.

2.1.2 Quy hoạch xây dựng vùng huyện Phú Xuyên, huyện ngoại thành của Thành phố Hà Nội đến 2025

Từ ngày 01/8/2008, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cùng với 14 Thành phố, huyện của tỉnh Hà Tây hợp nhất về Thủ đô Hà nội, Phú Xuyên huyện ngoại thành phía Nam của Thành phố với vị thế và cơ hội phát triển mới Để hội nhập với xu thế phát triển của Thủ đô, Trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của cả nước, đồng thời khai thác thế mạnh về đất đai, lao động và các lợi thế khác của huyện, công tác lập quy hoạch vùng huyện Phú Xuyên được lãnh đạo huyện quan tâm đặc biệt Khó khăn nhất trong việc xây dựng vùng huyện Phú Xuyên là vừa đáp ứng nhu cầu phát triển thực tế của huyện trước mắt cũng như lâu dài nhưng không mâu thuẫn với quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội (quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội đang được xây dựng) Với vị trí cách trung tâm Thủ đô 35 km, quy hoạch vùng huyện Phú Xuyên đến năm 2025 được xác định là khu vực phát triển đô thị và công nghiệp trục phía Nam của vùng Thủ đô từ huyện Thanh Trì, huyện Thường Tín tới huyện Phú Xuyên Đây còn là hành lang phát triển công nghiệp, cảng, kho tàng gắn với hai hành lang kinh tế quốc gia (Trục đường 5 mới, Tây Bắc - vùng Thủ đô - Hải Phòng) và vùng Hà Nội - vùng Thành phố Hồ Chí Minh) Bên cạnh định hướng phát triển công nghiệp, đô thị, Phú Xuyên còn có tiềm năng lớn về sinh thái, nông nghiệp, làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch văn hóa, tín ngưỡng đặc trưng của vùng đồng bằng sông Hồng Đây cũng là vùng dự trữ, phát triển sinh thái tự nhiên trong tương lai của vùng Thủ đô gắn với sông Hồng, sông Nhuệ. Định hướng quy hoạch sử dụng đất đai là một trong những nội dung quan trọng của quy hoạch vùng huyện Với quỹ đất tự nhiên 17.104 ha (Trong đó đất nông nghiệp 11.000 ha) được coi là thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Xuyên, huyện ngoại thành phía Nam của Thủ đô Hà Nội Định hướng sử dụng quỹ đất cho phát triển đến năm 2025 phải đáp ứng được bốn yêu cầu sau:

* Thứ nhất: Có quỹ đất đáp ứng nhu cầu về phát triển công nghiệp của địa phương, nhu cầu phát triển chung của Thành phố trong đó việc di dời các cơ sở kinh tế ra khỏi nội thành cũng như việc xây dựng hạ tầng giao thông đô thị và các nhu cầu khác của Thành phố Hà Nội.

* Thứ hai: Duy trì quỹ đất nông nghiệp hợp lý để đảm bảo an ninh lương thực, giải quyết việc làm cho số lao động nông nghiệp chưa kịp chuyển đổi và để phục vụ nhu cầu lương thực, thực phẩm cho Thành phố, tạo cảnh quan sinh thái hài hòa với xu hướng đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng.

* Thứ ba: Bố trí quỹ đất đô thị nhà ở gắn với dịch vụ đáp ứng nhu cầu nhà ở cho nhân dân địa phương, nhà ở tái định cư, nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp.

* Thứ tư: Sử dụng quỹ đất phải phù hợp với phân vùng kinh tế của huyện, đáp ứng được với tiến độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phù hợp với dự báo tốc độ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và 2025.

2.1.2.1 Quy hoạch vùng đô thị và dân cư nông thôn

Vùng đô thị dịch vụ là vùng gắn với các trục hành lang kinh tế Quốc gia và vùng Cụ thể là khu vực phía Tây của hàng lang Bắc - Nam do có lợi thế gắn kết với đô thị phía Tây và phía Bắc Các đô thị dịch vụ thương mại sẽ hỗ trợ trực tiếp cho các cơ sở công nghiẹp, kho tàng khu vực phía Đông Các khu đô thị mới, trung tâm thương mại, giao dịch vùng, công nghiệp phụ trợ sẽ được bố trí khu vực này Trên cơ sở dân số sống ở đô thị năm 2008 là 17.273 người, quá trình công nghiệp hóa dự báo dân số đô thị 2015 là 160.000 người và đến 2025 là 332.000 người Với chỉ tiêu đất ở đô thị loại 3 là 75 m 2 /người, đô thị loại 4 là 100 m 2 /người, đô thị loại 5 (thị tứ) là 100 - 120 m 2 /người thì quỹ đất để xây dựng đô thị đến năm 2015 là 1.600 ha chiếm 9% tổng quỹ đất tự nhiên và đến 2025 là 2.580 ha chiếm 15,4% tổng quỹ đất tự nhiên của huyện Để quy hoạch các khu đô thị, dịch vụ mang tính hợp lý, mạng lưới đô thị vùng huyện đến năm 2025 được bố trí như sau:

- Đô thị mới Phú Xuyên với diện tích 1.500 ha gồm diện tích các xã: Quang Trung, Đại Thắng, Văn Hoàng, Phượng Dực Đây được xác định là đô thị loại 3, đô thị của vùng thủ đô mở rộng với dân số 200.000 người là nhiệm vụ cung cấp nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp, nhà ở chuyên gia, nơi cung cấp dịch vụ đô thị và các trường đào tạo nghề.

- Khu đô thị Thị trấn Phú Xuyên: Nằm ở trung tâm huyện với diện tích 480 ha gồm diện tích toàn bộ thị trấn Phú Xuyên và một phần diện tích của xã Phú Tiến, Vân Từ, Sơn Hà Đây là khu đô thị loại 4 thị trấn, huyện lỵ với dân số 60.000 người Khu đô thị này có chức năng cung cấp dịch vụ thương mại, kho bãi, tiếp vận quy mô vừa và cung cấp nhà ở cho công nhân.

- Khu đô thị mới Cầu Giẽ: Nằm ở phía Nam của huyện với diện tích xây dựng đô thị là 480 ha gồm phần lớn diện tích xã Châu Can và một phần diện tích của xã Phú Yên, xã Đại Xuyên được xác định là đô thị loại 4 với dân số dự kiến 60.000 người Đô thị này có chức năng dự kiến là trung tâm thương mại và nhà ở cho công nhân.

- Khu đô thị Thị trấn Phú Minh: Nằm ở phía Đông Bắc của huyện, giáp sông Hồng về phía Đông với quy mô 120 ha gồm toàn bộ đất của Thị trấn Phú

Những kiến nghị

Để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra đối với huyện Phú Xuyên trong những năm tới huyện Phú Xuyên đề nghị với Trung ương và Thành phố một số vấn đề sau:

- Sớm cụ thể hoá các chính sách đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khoá X.

- Sớm triển khai phê duyệt quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội để huyện có cơ sở triển khai quy hoạch vùng huyện.

- Quy hoạch và triển khai sớm tuyến đường lối từ đường Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường Hồ Chí Minh đi qua tỉnh Hưng Yên, qua huyện Phú Xuyên, Ứng Hoà, Mỹ Đức.

- Sớm có kế hoạch cải tạo, xử lý môi trường nước sông Nhuệ.

- Cho phép triển khai quy hoạch khu đô thị mới Phú Xuyên.

- Quyết định phê duyệt danh mục khu công nghiệp Phú Xuyên.

3.2 Đề nghị với Thành phố

- Bổ sung quy hoạch mở rộng tuyến đường 1A cũ kéo dài từ Thường Tín xuống Cầu Giẽ huyện Phú Xuyên.

- Có cơ chế hỗ trợ vốn đặc thù cho các huyện nông nghiệp để đầu tư: giao thông nông thôn, xoá phòng học nhờ, học tạm cho giáo dục, đầu tư cho các dự án xử lý môi trường, dự án rau sạch, nâng công suất điện

- Tăng cường cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn cho huyện.

- Sớm cho ý kiến quy hoạch vùng huyện Phú Xuyên và các dự án công nghiệp trên địa bàn huyện.

- Đẩy nhanh tiến độ dự án giao thông: Trục kinh tế Bắc - Nam và tuyến đường phía nam (của tỉnh Hà Tây cũ)

Ngày đăng: 12/07/2023, 17:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo Đại hội Đảng bộ huyện Phú Xuyên nhiệm kỳ 2005 - 2010 Khác
2. Ban chấp hành đảng bộ huyện Phú xuyên: Báo cáo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết đại hội nhiệm kỳ 2005 - 2010, Tháng 7/2008 Khác
3. Ban chấp hành đảng bộ huyện Phú xuyên: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội các năm 2005, 2006, 2007, 2008 Khác
4. Ban sưu tầm tài liệu lịch sử đảng huyện Phú Xuyên: Lịch sử cách mạng tháng 8 huyện Phú Xuyên, xuất bản tháng 10/1982 Khác
5. Ban chỉ huy quân sự huyện Phú xuyên: Lịch sử đấu tranh cách mạng huyện Phú xuyên, năm 1986 Khác
6. Ban chấp hành đảng bộ huyện Phú xuyên: Lịch sử Đảng bộ huyện Phú xuyên 1946-1954, xuất bản 1993 Khác
7. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Phú xuyên: Lịch sử cách mạng Đảng bộ và nhân dân huyện Phú xuyên năm 1954-1975, xuất bản 2001 Khác
8. Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam năm 1992 (sửa đổi), Nhà xuất bản chính trị quốc gia, xuất bản năm 2004 Khác
9. Luật TC HĐND - UBND do Quốc hội nước CHXHCNVN ban hành năm 2003 Khác
10. Luật MTTQ Việt Nam- Nhà xuất bản chính trị quốc gia, năm 1999 11. Tiến sỹ Đỗ Thị Thảo: Đất Phú Xuyên, người Phú Xuyên- Sở văn hóa thông tin Hà tây, năm 2005 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w