1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh dược phẩm phương nam

52 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 772,5 KB

Nội dung

Các chi phí đầu vào tăng lên do lạm phát, kèm theo đó là việc thực hiệnmục tiêu tiết kiệm chi phí để giữ ổn định mức tăng lợi nhuận của các doanhnghiệp để tồn tại trên thị trường thì việ

Trang 1

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1GIỚI THIỆU 1

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1

1.2.1 Mục tiêu chung: 1

1.2.2 Mục tiêu cụ thể: 1

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.3.1 Phạm vi không gian: 2

1.3.2 Phạm vi thời gian: 2

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu: 2

CHƯƠNG 2PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 3

2.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh: 3

2.1.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh: 3

2.1.3 Phân tích khả năng sinh lợi: 6

2.1.4 Phân tích tình hình công nợ: 6

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu: 7

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu: 7

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM PHƯƠNG NAM 10

3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 10

3.1.1 Lịch sử hình thành: 10

3.1.2 Ngành nghề kinh doanh: 10

3.1.3 Cơ cấu tổ chức: 11

3.2 ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 12

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM PHƯƠNG NAM 14

4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU 14

4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA CÔNG TY 21

4.2.1 Giá vốn hàng bán: 22

Trang 2

4.2.2 Chi phí quản lý doanh nghiệp: 24

4.2.3 Chi phí khác: 25

4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY 25

4.4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN 27

4.5 PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÔNG TY 33

4.5.1 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA): 34

4.5.2 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: 35

4.5.3 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu: 35

4.6 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ CỦA CÔNG TY 37

4.6.1 Phân tích tình hình công nợ phải thu, phả trả trong ngắn hạn: 38

4.6.2 Vòng luân chuyển các khoản phải thu: 38

4.6.3 Kỳ thu tiền bình quân: 39

CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM PHƯƠNG NAM 40

5.1 NHỮNG MẶT ĐẠT ĐƯỢC VÀ TỒN TẠI 40

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO CÔNG TY 40

5.2.1 Sử dụng tốt nguồn vốn: 40

5.2.2 Giảm các khoản phải thu: 41

5.2.3 Tăng cường vốn cho công ty bằng cách vay vốn ngân hàng: 41

5.2.4 Kiểm soát tốt các khoản chi phí: 41

5.2.5 Đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm: 42

CHƯƠNG 6KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 43

6.1 KẾT LUẬN 43

6.2 KIẾN NGHỊ 43

6.2.1 Đối với nhà nước: 43

6.2.2 Đối với công ty: 44

DANH MỤC BẢNG

Trang 3

Bảng 3.1 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHHDƯỢC PHẨM PHƯƠNG NAM QUA 2 NĂM 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU

Bảng 4.4 CHI PHÍ CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM PHƯƠNG NAMQUA 2 NĂM 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 21

Bảng 4.6 LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM PHƯƠNGNAM QUA 2 NĂM 2011, 2012 VÀ 6 ĐẦU NĂM THÁNG 2013 25

Bảng 4.7 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÔNG

TY TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013……… 27Bảng 4.8 TỔNG HỢP NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬNCỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013………… 33Bảng 4.9 PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢCPHẨM PHƯƠNG NAM QUA 2 NĂM 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM

2013 33

Bảng 4.10 TÌNH HÌNH CÔNG NỢ CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨMPHƯƠNG NAM 37

DANH MỤC HÌNH

Trang 5

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Bước vào đầu năm 2012 kinh tế thế giới bộc lộ những dấu hiệu không bềnvững, suy thoái kép làm tăng trưởng kinh tế diễn ra chậm, khủng hoảng nợ ởChâu Âu diễn ra phức tạp, nền kinh tế Mỹ và Nhật Bản tăng trưởng chậm TạiViệt Nam lạm phát chóng mặt của năm 2011 đã được kiểm soát Để có được điềunày Chính phủ đã chấp nhận chính sách thắt chặt tiền tệ dẫn đến tăng trưởng tíndụng trong năm chỉ đạt 7% giảm 50% so với năm 2011, tăng trưởng kinh tế dừnglại ở mức 5,03% và gần 55.000 doanh nghiệp tuyên bố phá sản trong năm 2012.Mức lạm phát 18,3% trong năm 2011 đã tạm thời được kiểm soát vào năm

2012, tuy nhiên các mặt hàng thiết yếu như điện, nước, xăng dầu, dịch vụ y tếvẫn tăng giá Trước tình hình khó khăn như vậy việc giúp doanh nghiệp đứngvững thật sự không phải là một điều dễ dàng

Các chi phí đầu vào tăng lên do lạm phát, kèm theo đó là việc thực hiệnmục tiêu tiết kiệm chi phí để giữ ổn định mức tăng lợi nhuận của các doanhnghiệp để tồn tại trên thị trường thì việc phân tích hoạt động kinh doanh thật sựcần thiết trong lúc khó khăn này, bởi vì khi phân tích tình hình hoạt động củadoanh nghiệp thì chúng ta mới thấy được đâu là nguyên nhân, nguồn gốc phátsinh vấn đề để từ đó chúng ta có thể đưa ra hướng khắc phục kịp thời và hiệu

quả Vì những lý do đó tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu là: “Phân tích hiệu quả

hoạt động kinh doanh của công ty TNHH DƯỢC PHẨM PHƯƠNG NAM” để

1.2.2 Mục tiêu cụ thể:

Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và đánh giá kết quả hoạt độngkinh doanh của Công ty TNHH Dược phẩm Phương Nam

Trang 6

Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh củaCông ty trong thời gian tới.

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Phạm vi không gian:

Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH Phương Nam Mà cụ thể hơn là tạiphòng kế toán của Công ty vì số liệu thu thập để sử dụng cho phân tích là dophòng chức năng này cung cấp

1.3.2 Phạm vi thời gian:

Đề tài được nghiên cứu dựa trên tình hình hoạt động kinh doanh của Công

ty từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2013 Việc phân tích kết quả hoạt động kinhdoanh của Công ty được chia thành các mốc thời gian như từ 2011 đến năm

2012, sáu tháng đầu năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013 là đủ để chúng ta cóthể thấy được sự biến động và thay đổi của kết quả hoạt động qua các thời kỳ

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích các chỉ tiêu như doanh thu, chi phí,lợi nhuận, các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi và tình hình các khoản phải thucủa Công ty

Trang 7

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh:

Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để phân tích toàn

bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp, nhằm làm rõ chấtlượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ

sở đó đề ra các phương pháp và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuấtkinh doanh ở doanh nghiệp

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là quá trình nhận thức và cải tạohoạt động trong kinh doanh một cách tự giác và có ý thức, phù hợp với điều kiện

cụ thể và yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan, nhằm đem lại hiệu quảkinh doanh cao hơn (Phạm Văn Dược, 2008, trang 9)

2.1.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh:

2.1.2.1 Chỉ tiêu doanh thu:

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hóa,cung ứng, dịch vụ sau khi trừ các khoản thuế thanh toán, giảm giá hàng bán,hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) và được khách hàng chấp nhận thanhtoán (không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền) (Nguyễn Thị Mỵ và Phan ĐứcDũng, 2006, trang 65)

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh có 3 chỉ tiêu:

- Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ:

+ Doanh thu bán hàng: là toàn bộ tiền bán hàng hóa sản phẩm dịch vụ lao

vụ đã được khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu hay chưathu tiền)

- Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ: phản ánh khoản tiền thực

tế doanh nghiệp thu được trong kinh doanh Theo QĐ số 167/2000/QĐ-BTC vàThông tư 89/2002/TT-BTC doanh thu thuần của doanh nghiệp được xác địnhtheo công thức:

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - các khoản giảm trừ

Trang 8

Các khoản giảm trừ bao gồm các khoản: chiết khấu thương mại, giảm giáhàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt (Nguyễn Thị Mỵ và PhanĐức Dũng, 2006, trang 66)

- Doanh thu hoạt động tài chính: bao gồm các khoản thu từ các hoạt độngliên kết, góp vốn cổ phần, cho thuê tài sản, lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay, thu từhoạt động mua bán chứng khoán (trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu) hoàn nhập dựphòng giảm giá chứng khoán đã trích năm trước nhưng không sử dụng hết

- Thu nhập khác: là các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thườngxuyên ngoài các khoản thu như: thu từ bán vật tư, hàng hóa, tài sản dôi thừa,công cụ dụng cụ đã phân bổ hết giá trị, bị hư hỏng hoặc không cần sử dụng cáckhoản phải trả nhưng không trả được vì nguyên nhân từ phía chủ nợ, thu hồiđược, hoàn nhập các khoản giảm giá hàng tồn kho, phải thu khó đòi năm trướcnhưng không sử dụng hết và các khoản thu bất thường khác (Nguyễn Thị Mỵ vàPhan Đức Dũng, 2006, trang 69)

2.1.2.2 Chỉ tiêu chi phí:

Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với sản xuất và lưuthông hàng hóa Đó là những hao phí lao động lao động xã hội được biểu hiệnbằng tiền trong quá trình hoạt động kinh doanh Chi phí của doanh nghiệp là tất

cả những chi phí phát sinh gắn liền với doanh nghiệp trong quá trình hình thành,tồn tại và hoạt động từ khâu mua nguyên vật liệu, tạo ra sản phẩm đến khi tiêuthụ nó (Nguyễn Thị Mỵ và Phan Đức Dũng, 2006, trang 157)

Chi phí hoạt động kinh doanh: gồm tất cả các chi phí có liên quan đến quátrình kinh doanh của doanh nghiệp như: chi phí giá vốn hàng bán, chi phí hoạtđộng tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp (Nguyễn Thị

Mỵ và Phan Đức Dũng, 2006, trang 158)

+ Giá vốn hàng bán phản ánh tổng giá vốn của hàng hóa, bất động sản đầu

tư, giá thành sản xuất và thành phẩm đã bán, chi phí trực tiếp của khối lượng dịch

vụ hoàn thành đã cung cấp, chi phí khác được tính vào giá vốn (Phạm VănDược, 2008, trang 291]

+ Chi phí bán hàng: chi phí này phản ánh các chi phí phát sinh trong quátrình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ bao gồm các chi phí đóng gói, vậnchuyển, giới thiêu, bảo hành sản phẩm Chi phí này bao gồm: chi phí nhân viên,

Trang 9

chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài (Nguyễn Thị Mỵ vàPhan Đức Dũng, 2006, trang 159)

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: chi phí này phản ánh các chi phí quản líchung của doanh nghiệp gồm các chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lýhành chính, chi phí chung khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp Chiphí này bao gồm: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồdùng văn phòng, thuế, phí và lệ phí, … (Nguyễn Thị Mỵ và Phan Đức Dũng,

Chi phí khác: là các khoản chi phí xảy ra không thường xuyên như chi phínhượng bán thanh lý tài sản cố định, chi phí tổn thất thực tế, chi phí thu hồi cáckhoản nợ đã xóa, chi phí thất thường khác (Phạm Thị Gái, 1997, trang 158)

2.1.2.3 Chỉ tiêu lợi nhuận:

Lợi nhuận được hiểu một cách đơn giản là một khoản tiền dôi ra giữa tổngthu và tổng chi trong hoạt động của doanh nghiệp

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh có 2 phần:

+ Lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ: đây là khoản chênh lệch giữadoanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi giá thành toàn bộ sản phẩm(bao gồm giá vốn hàng hóa và chi bán hàng và quản lý doanh nghiệp)

+ Lợi nhuận hoạt động tài chính là số thu lớn hơn chi của các hoạt động tàichính, bao gồm các hoạt động cho thuê tài sản, mua, bán trái phiếu, chứng khoán,mua bán ngoại tệ, lãi tiền gửi ngân hàng thuộc vốn kinh doanh, lãi cho vay thuộccác nguồn vốn và quỹ, lãi cổ phần và lãi do góp vốn liên doanh, hoàn nhập số dưkhoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn (Nguyễn Thị

Mỵ và Phan Đức Dũng, 2006, trang 247)

Trang 10

Lợi nhuận khác: là khoản thu nhập khác lớn hơn các chi phí khác, bao gồmcác khoản phải trả không có chủ nợ, thu hồi lại các khoản nợ khó đòi đã đượcduyệt bỏ các khoản vật tư, tài sản thừa sau khi đã bù trừ hao hụt, mất mát các vật

tư cùng loại, chênh lệch thanh lý, nhượng bán tài sản, các khoản lợi tức các nămtrước phát hiện năm nay, số dư hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hang tồnkho, phải thu khó đòi, khoản tiền trích bảo hành sản phẩm còn thừa khi hết hạnbảo hành (Nguyễn Thị Mỵ và Phan Đức Dũng, 2006, trang 248)

2.1.3 Phân tích khả năng sinh lợi (Trần Ngọc Thơ, 2003, trang 128):

2.1.3.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:

Lợi nhuận ròng

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =

Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này nói lên 1 đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận

2.1.3.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản:

Lợi nhuận ròng

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản =

Tổng tài sản

Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lợi trên 1 đồng vốn đầu tư vào công ty

2.2.2.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu:

2.1.4.1 Phân tích tình hình công nợ phải thu, phải trả trong ngắn hạn:

Tình hình thanh toán của doanh nghiệp phản ánh rõ nét chất lượng hoạtđộng tài chính của doanh nghiệp Nếu hoạt động tài chính tốt, doanh nghiệp sẽ ítcông nợ, ít bị chiếm dụng vốn Ngược lại, nếu hoạt động tài chính kém, công nợphải thu, phải trả sẽ dây dưa, kéo dài (Phạm Văn Dược, 2008, trang 312)

Trang 11

2.1.4.2 Vòng luân chuyển các khoản phải thu:

Vòng luân chuyển các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoảnphải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp, và được xác định bằng công thức:

Doanh thu thuần

Vòng quay các khoản phải thu =

Số dư bình quân các khoản phải thu

2.1.4.3 Kỳ thu tiền bình quân:

Phản ánh thời gian của một vòng luân chuyển các khoản phải thu, nghĩa là

để thu được các khoản phải thu cần một khoản thời gian là bao lâu (Phạm ThịGái, 1997, trang 217]

Thời gian của kỳ phân tích

Kỳ thu tiền bình quân =

Số vòng quay các khoản phải thu

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu:

Thu thập số liệu thứ cấp thông qua: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh, Bảng cân đối kế toán qua các năm 2010 - 2013 do phòng kế toán củacông ty cung cấp

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu:

2.2.2.1 Phương pháp so sánh:

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phântích hoạt động kinh doanh Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ trước đượclựa chọn làm căn cứ để so sánh, được gọi là gốc so sánh Tùy theo mục đích củanghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh thích hợp Các gốc so sánh có thể là: tài liệunăm trước, nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu; các mục tiêu đã

dự kiến (kế hoạch, dự báo, định mức) nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với

kế hoạch, dự toán, định mức

Các chỉ tiêu kỳ được so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ phân tích,

và là kết quả mà doanh nghiệp đã đạt được, hoặc có thể chỉ tiêu kế hoạch hướngđến tương lai

Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được sửdụng phải đồng nhất Về mặt thời gian: các chỉ tiêu được tính trong cùng một

Trang 12

tiêu, phải cùng một phương pháp tính toán chỉ tiêu, phải cùng một đơn vị tính.

Về mặt không gian: các chỉ tiêu cần được quy đổi về cùng quy mô và điều kiệnkinh doanh tương tự như nhau (Phạm Văn Dược, 2008, trang 17)

a Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối:

Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của cácchỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô của các hiện tượngkinh tế Phạm Văn Dược, 2008, trang 19)

b Phương pháp so sánh bằng số tương đối:

Là kết quả của phép chia, giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của cácchỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển,mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế (Phạm Văn Dược, 2008, trang 19)

2.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn:

Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên chỉ tiêuphân tích bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị gốc sang

kỳ phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi Sau đó, sosánh chỉ tiêu vừa tính được với trị số của chỉ tiêu khi chưa có biến đổi của nhân

tố cần xác định sẽ tính được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó

Nguyên tắc sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn:

- Xác định đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng lên chỉ tiêu kinh tế phân tích vàthể hiện mối quan hệ các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích bằng mộtcông thức nhất định

Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng trong công thức theo trình tự nhất định vàchú ý: nhân tố lượng thay thế trước, nhân tố chất lượng thay thế sau Nguyễn Thị

Mỵ - Phan Đức Dũng, 2006, trang 24 – 25)

Trong đề tài này, hai nhân tố số lượng tiêu thụ và giá bán ảnh hưởng đếndoanh thu được phân tích bằng phương pháp này

Đối tượng phân tích: I = I1 – I0

Trong đó: I là mức chênh lệch tuyệt đối về doanh thu giữa kỳ phân tích và

kỳ gốc

I1: Doanh thu kỳ phân tích; I0: Doanh thu kỳ gốc

Ảnh hưởng của nhân tố số lượng: (Q1 – Q0) x P0

Trong đó: Q1 và Q0 là số lượng tiêu thụ kỳ phân tích và kỳ gốc

Trang 13

P0 là giá bán sản phẩm kỳ gốc

Ảnh hưởng của nhân tô giá bán: (P1 – P0) x Q1

Trong đó: P1 và P0 là giá bán sản phẩm kỳ phân tích và kỳ gốc

Q1 là sản lượng tiêu thụ kỳ phân tích

Trang 14

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM PHƯƠNG NAM3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

3.1.1 Lịch sử hình thành:

- Tên tiếng việt: Công ty TNHH Dược Phẩm Phương Nam

- Địa chỉ: 366 CMT8, P Bùi Hữu Nghĩa, Q Bình Thủy, Tp Cần Thơ

Năm 2007: Công ty Dược phẩm Phương Nam nhận giấy chứng nhận đạtchuẩn GMP, GLP, GSP

Năm 2013: Công ty TNHH Dược phẩm Phương Nam đạt danh hiệu HàngViệt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn

3.1.2 Ngành nghề kinh doanh:

- Thuốc sát trùng ngoài da

- Mỹ phẩm

Trang 15

3.1.3 Cơ cấu tổ chức:

Hình 3.1 Sơ đồ quản lý công ty

- Phòng giám đốc: đứng đầu là giám đốc cũng là người có quyền hạn caonhất chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho các trưởng phòng của các phòng ban và chịutrách nhiệm về mọi hoạt động của đơn vị mình trước pháp luật

- Phòng kinh doanh: phụ trách công tác marketing như quảng cáo, tiếp thịsản phẩm, hàng hóa của công ty, chăm sóc khách hàng, nghiên cứu hoạch địnhchiến lược phát triển của công ty phù hợp với xu hướng phát triển xã hội

- Phòng kế toán: tổ chức công tác hạch toán kế toán của đơn vị theo đúngchế độ và điều lệ kế toán hiện hành của Bộ tài chính quy định, theo dõi ghi chéptình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, từ đó đề xuất với bangiám đốc phương hướng khắc phục những khó khăn, khuyết điểm, phát huy vàkhai thác những khả năng tiềm tàng để có những quyết định đúng đắn

đạo, quản lý và điều hành sản xuất, quản lý vận hành máy móc, thiết bị của phânxưởng, hệ thống thiết bị phụ trợ an toàn, bố trí đầy đủ hợp lý nhân lực, thực hiệncác tiêu chuẩn sản xuất theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế

Phó giám đốc

Phòng kinh doanh Xưởng sản xuất

Nhân viên Nhân viên

Phòng Kế toán

Nhân viên

Giám đốc

Trang 16

3.2 ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

CỦA CÔNG TY

Bảng 3.1 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH

DƯỢC PHẨM PHƯƠNG NAM QUA 2 NĂM 2011, 2012 VÀ

6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

06 Tháng 2012

06 Tháng 2013

So sánh 2012/ 2011

06 Tháng 2013 /06 Tháng 2012

-Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Dược Phẩm Phương Nam

Từ bảng số liệu 3.1 ta thấy hoạt động kinh doanh của công ty có nhiều biến

động và đang có chiều hướng không tốt cho lắm Doanh thu năm 2011 là 6.867

triệu đồng, sang năm 2012 doanh thu đạt mức 11.147 triệu đồng, một mức tăng

rất là cao là do trong năm năm này lượng hàng của công ty bán ra rất là cao, chủ

yếu là khoảng thời điểm gần cuối năm Sang 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu đạt

5.489 triệu đồng tăng 985 triệu đồng, tương ứng tăng 21,84% so với 6 tháng đầu

năm 2012 Tuy nhiên tốc độ tăng lên của doanh thu trong khoảng thời gian gần

đây thấp hơn tốc độ tăng lên của giá vốn hàng bán Giá vốn hàng bán năm 2012

Trang 17

là 8.384 triệu đồng, tăng 3.493 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 71,42%, trong khi

đó doanh thu năm này chỉ tăng 4.281 triệu đồng, tương ứng tăng 62,34% so vớinăm 2011, điều này công ty cần nên xem xét lại Giá vốn trong 6 tháng đầu năm

2013 tăng 23,48%, tăng cao hơn tốc độ tăng lên của doanh thu (21,84%) so với 6tháng cùng kỳ năm trước Cùng với đó là việc chi phí quản lí doanh nghiệp cũngtăng qua các năm, điều này đã làm ảnh hưởng đến sự tăng lên lợi nhuận của công

ty, mà cụ thể là 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận của công ty âm 185 triệu đồng.Đây là một điều không mấy khả quan cho công ty, và để thấy rõ hơn sự biếnđộng của từng khoản mục doanh thu, chi phí, lợi nhuận ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn

ở chương 4

Một khoản mục cũng sẽ tác động đến doanh thu nữa là lợi nhuận khác,trong những khoảng thời gian gần đây khoản mục này có xu hướng tăng lên, vàviệc này cũng góp phần làm cho lợi nhuận của công ty tăng lên Lợi nhuận kháccủa công ty = thu nhập khác – chi phí khác, mà các khoản mục này phát sinh rấtthất thường và cũng rất khó để kiểm soát được

Trang 18

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG

TY TNHH DƯỢC PHẨM PHƯƠNG NAM4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU

Hiện nay, sản phẩm chủ yếu của công ty TNHH Dược Phẩm Phương Nam

là thuốc sát trùng ngoài da và mỹ phẩm với các nhãn hiệu như: Dung dịch sátkhuẩn Povidon, Dung dịch vệ sinh phụ nữ Thảo dược, thuốc rửa phụ khoaPovidon, kem trị nấm Clotrimazol, nước Oxy già, cồn 90 xanh và trắng, cồn 70,kem trị mụn Newgi, dầu trị gàu Newgitar, kem dưỡng da, kem trị nứt gót chânNewgel, kem trị nám Newgel, …

Doanh thu là kết quả đầu ra của quá trình sản xuất kinh doanh Tổngdoanh thu của công ty bao gồm:

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

- Doanh thu hoạt động tài chính

- Thu nhập khácNhìn vào bảng số liệu (bảng 4.1) bên dưới ta thấy tổng doanh thu của công

ty tăng qua các năm Cụ thể năm 2011 là 6.869 triệu đồng, sang năm 2012 doanhthu này dạt 11.182 triệu đồng, tăng 4.313 triệu đồng, tương ứng tăng 4.522 triệuđồng so với năm 2011 Sáu tháng đầu năm 2013 cũng có bước tăng trưởng tốt,đạt 5.530 triệu đồng, tăng 1.008 triệu đồng, tăng 22,29% so với năm 6 tháng đầunăm 2012

Để đạt được mức tăng trường trong thời kỳ kinh tế gặp nhiều khó khăn vàlạm phát như hiện nay là một điều không dễ dàng, nhất là trong hoàn cảnh Bộ Y

Tế hạn chế việc tăng giá bán ra với các công ty dược phẩm trong khi giá cácnguyên liệu đầu vào ngày một tăng lên rất cao, đó là cả một quá trình phấn đấu,

cố gắng nỗ lực không ngừng của toàn thể nhân viên và ban lãnh đạo công ty

Trang 19

Bảng 4.1 DOANH THU CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM PHƯƠNG

NAM QUA 2 NĂM 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012

06 Tháng 2012

06 Tháng 2013

So sánh 2012/ 2011 06 Tháng 2013 /06 Tháng 2012

Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Dược Phẩm Phương Nam

Trong tổng doanh thu thì doanh thu bán hàng luôn chiếm tỷ trọng cao

nhất và là nguồn thu chính của công ty Vì vậy tăng trưởng của doanh thu bán

hàng tác động rất mạnh đến sự tăng trưởng của tồng doanh thu

Theo bảng số liệu 4.1 ta thấy doanh thu bán hàng luôn tăng lên, cụ thể năm

2010 là 6.864, sang năm 2012 doanh thu này tăng lên 11.147 triệu đồng, tăng

4.283 triệu đồng, tương ứng tăng 62,40% Sáu tháng đầu năm 2013 doanh thu

này tiếp tục tăng lên 5.489 triệu đồng, tăng 985 triệu, tương ứng tăng 21,87% Sự

tăng trưởng này là do trong khoảng thời gian gần đây công ty đầu tư nhiều vào

các hoạt động như marketing, quảng bá sản phẩm của công ty được đẩy mạnh, hệ

thống kênh phân phối bán hàng được mở rộng, sản lượng sản xuất gia tăng qua

các năm, đồng thời lượng tiêu thụ tăng cao do nhu cầu chăm sóc sức khỏe của

người dân tăng, môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn đến các bệnh ngoài da ngày

càng tăng, cùng với đó là việc công ty có được các hợp đồng lớn trong các bệnh

viện, nhà thuốc Các khoản giảm trừ của doanh thu bán hàng của công ty khá là

nhỏ, không ảnh hưởng nhiều đến sự tăng trưởng của doanh thu thuần Chính

những nguyên nhân đó đã giúp cho doanh thu bán hàng của công ty tăng qua các

năm, làm cho tổng doanh thu không ngừng tăng lên

Trang 20

Trong những năm qua doanh thu tài chính và chi phí tài chính của công

ty không phát sinh Nghĩa là trong những năm qua công ty không gửi tiền vàongân hàng hay vay nợ của ngân hàng mà chỉ sử dụng vốn chủ sở hữu để phục vụcho hoạt động sản xuất kinh doanh, chứng tỏ công ty không chịu áp lực bởinhững khoản vay đến hạn trả như các doanh nghiệp khác Tuy nhiên, xét theophương diện tài chính thì công ty quản trị tài chính chưa tốt vì không sử dụng lợiích của đòn bẩy tài chính, vay nợ có thể giúp công ty bổ sung nguồn vốn kinhdoanh nhằm thúc đẩy năng lực tài chính, thúc đẩy năng lực cạnh tranh, đóng thuế

ít hơn, …

Thu nhập khác của công ty chiếm một tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu tổngdoanh thu, và đang có xu hướng tăng lên Năm 2012 thu nhập khác là 35 triệuđồng tăng 30 triệu đồng, tương ứng tăng 600% so với năm 2011, 6 tháng đầunăm 2013 mức thu này đạt 41 triệu đồng, tăng 23 triệu đồng, tương ứng tăng127,78% so với 6 tháng đầu năm 2012 Khoản thu nhập này tăng trong khoảngthời gian gần đây là do thu từ các khoản thu từ thanh lý tài sản, nhập thừa nguyênvật liệu, bán các phế liệu trong quá trình sản xuất, … Tuy nhiên các khoản thunày thường sinh bất thường rất khó kiểm soát được Việc thu nhập khác tăng lêncũng góp phần giúp tổng doanh thu của công ty tăng lên

 Trong cơ cấu tạo nên doanh thu bán hàng của công ty thì nguồn thu chủyếu là thu từ kinh doanh các sản phẩm thuốc sát trùng ngoài da và mỹ phẩm vớicác nhãn hiệu như: Dung dịch sát khuẩn Povidon, Dung dịch vệ sinh phụ nữThảo dược, thuốc rửa phụ khoa Povidon, kem trị nấm Clotrimazol, nước Oxy già,cồn 90 xanh và trắng, cồn 70, kem trị mụn Newgi, dầu trị gàu Newgitar, kemdưỡng da, kem trị nứt gót chân Newgel, kem trị nám Newgel, … Do công ty cónhiều nhãn hiệu và mỗi nhãn hiệu có mức giá bán khác nhau để thuận tiện choviệc nghiên cứu nên tác giả sử dụng cách tính giá trung bình cho 2 nhóm sảnphẩm chính của công ty là thuốc sát trùng ngoài da và mỹ phẩm

Trang 21

Bảng 4.2 GIÁ BÁN VÀ SỐ LƯỢNG THUỐC CỦA CÔNG TY TNHH

DƯỢC PHẨM PHƯƠNG NAM QUA NĂM 2011, 2012 VÀ

6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

2011

Năm 2012

06 tháng 2012

06 tháng 2013

Giá thuốc sát trùng Nghìn đồng 7.200 9.550 9.550 10.750

Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Dược Phẩm Phương Nam

Hiện nay công ty đang tập trung vào việc sản xuất kinh doanh thuốc sáttrùng ngoài da, cho nên doanh thu của loại sản phẩm này luôn chiếm tỷ trongcao, còn về sản xuất mỹ phẩm thì công ty chỉ mới xâm nhập trong khoảng thờigian gần đây nên doanh thu của sản phẩm này chưa chiếm tỷ trọng cao

Từ bảng 4.1 và 4.2 ta thấy doanh thu của sản phẩm thuốc sát trùng ngoài daluôn tăng qua các năm, cụ thể năm 2011 là 4.807 triệu đồng, sang năm 2012 tănglên 7.358 triệu đồng, tăng 2.551 triệu đồng, tương ứng tăng 53,09% so với năm

2011 Điều này là do trong năm 2012 số lượng bán tăng lên, tăng 102.813 chai,cùng với đó là giá bán ra của công ty cũng tăng lên, tăng 2.350 đồng/chai so vớinăm 2011 Sáu tháng đầu năm 2013 doanh thu loại thuốc này đạt 3.952 triệuđồng, nếu so với khoảng 6 tháng đầu năm 2011 thì doanh thu chỉ tăng 798 triệuđồng, tăng 25,30% Mặc dù sản lượng và giá bán có tăng lên nhưng với mức tănglên không thật sự cao, tăng 37.426 chai và 1.200 đồng/chai là do trong khoảngthời gian này nguồn giá cả các nguyên liệu đầu vào tăng cao, công tác vay vốncủa công ty gặp nhiều khó khăn, không thể vay được vốn và công ty gặp phải sựcanh tranh lớn từ các công ty dược phẩm lớn trong khu vực như: Công ty DượcHậu Giang, Domesco, công ty dược phẩm Cửu Long, … Nên đã ảnh hưởng đến

sự tăng lên của số lượng cũng như những chỉ đạo của Bộ Y tế khi không cho cáccông ty tăng giá quá cao

Doanh thu của sản phẩm mỹ phẩm cũng tăng lên trong khoảng thời giangần đây Năm 2012 doanh thu này đạt 3.790 triệu đồng, tăng 1.730 triệu đồng,tương ứng tăng 83,99% so với năm 2011 Sáu tháng đầu năm 2013, doanh thunày chỉ tăng 186 triệu đồng, tương ứng tăng 13,77% so với 6 tháng đầu năm

Trang 22

2012 (1.251 triệu đồng) Số lượng bán ra trong năm 2012 tăng lên cao so với nămtrước đó, tăng 115.530 chai (số lượng bán ra năm 2011 là 188.913 chai), cùngvới đó là giá bán ra cũng tăng hơn so với năm trước, giá bán năm 2012 là 12.450nghìn đồng/chai, tăng 1.545 đồng/chai, sang 6 tháng đầu năm 2013 số lượng bánmặc dù có tăng nhưng không nhiều, số lượng bán ra trong những tháng đầu năm

2013 là 109.389 chai, tăng 835 chai, gia bán ra cũng không tăng nhiều, tăng1.600 chai, tuy mức giá có tăng cao hơn năm trước đó nhưng việc số lượng bán

ra tăng không cao nên đã ảnh hưởng nhiều đến việc tăng lên của doanh thu Sốlượng bán ra trong đầu năm tăng không cao là do công ty đang gặp phải sự cạnhtranh khá gay gắt từ các công ty kinh doanh cùng ngành dược phẩm và các công

ty chuyên kinh doanh các loại mỹ phẩm

Nhìn chung công ty đang rất cố gắng trong việc tăng giá bán ra một cáchphù hợp để có thể giúp công ty có thể duy trì hoạt động và có thế vượt qua giaiđoạn khó khăn như hiện nay, do giá nguyên liệu đầu vào ngày một tăng cao vàcông ty cũng không có được nguồn vốn dồi dào để cạnh tranh được với các đốithủ

Nhưng qua việc doanh thu của công ty tăng lên qua các năm, số lượng bántăng ra cho thấy công ty đang rất tích cực, cố gắng đưa công ty vượt qua thửthách Doanh thu của 2 loại sản phẩm tăng qua các năm đã góp phần làm chodoanh thu bán hàng tăng lên, việc doanh thu bán hàng tăng lên, cùng với đó làcác loại sản phẩm rất là chất lượng nên lượng hàng bán bị trả lại của công ty rất

là ít, hàng bán bị trả lại chủ yếu phát sinh từ chất lượng sản phẩm không đủ tiêuchuẩn, bao bì đóng gói không đúng qui cách, … điều này đã làm cho doanh thuthuần tăng lên qua các năm Số lượng sản phẩm công ty bán ra tăng lên là dotrong những năm gần đây công ty không ngừng đẩy mạnh hoạt động marketing,quảng bá thương hiệu công ty đến người tiêu dùng, giúp sản phẩm công ty đượcbiết đến nhiều hơn, giúp sản phẩm có thêm được nhiều khách hàng mới Trongnhững năm qua công ty luôn tham gia đầy đủ các hội thảo, hội nghị chuyên đềgiới thiệu về các sản phẩm, nhờ vậy được nhiều bệnh viện, các phòng khám biếtđến, đặt hàng mua với số lượng lớn và gia tăng qua các năm Công ty cũng đẩymạnh hoạt động quảng bá sản phẩm của mình trên các phương tiện truyền thông,trang web, xây dựng trang web công ty theo hướng đơn giản, tiện lợi, cung cấp

Trang 23

đầy đủ thông tin về sản phẩm của công ty Và qua những trang web này, hìnhảnh, thương hiệu sản phẩm của công ty được nhiều người biết đến, giúp cho công

ty tìm được nhiều khách hàng và đối tác mới

Một nguyên nhân nữa là công ty đẩy mạnh hoạt động xúc tiến bán hàng,xây dựng các kênh phân phối qua các các đại lý, các nhà thuốc được đảm bảo vìthế việc cung ứng sản phẩm ra thị trường được xuyên suốt, nên việc tiêu thụ hànghóa được đẩy mạnh Thêm vào đó là việc trong những năm gần đây công ty mởrộng hoạt động sản xuất của mình, khi lấn sang lĩnh vực mỹ phẩm, tuy đây là lĩnhvực mới nhưng nó đang có bước phát triển qua từng năm Bên cạnh đó, các sảnphẩm của công ty có uy tín, chất lượng, được sản xuất theo quy trình hiện đại vàđạt các tiêu chuẩn: GMP – WHO, ISO 9001:2008, … nên được khách hàng rất

ưa chuộng, tin tưởng Vì vậy, với việc sản xuất được mở rộng, số lượng sản xuấtgia tăng, sản phẩm được hàng tiêu thụ cao đã giúp cho cho doanh thu bán hàngcủa công ty tăng trưởng qua các năm Theo bảng số liệu 4.2 ta thấy việc tiêu thụsản phẩm trong năm 2012 chủ yếu tăng vào thời gian từ nửa năm đến cuối năm,

và việc sản phẩm được tiêu thụ nhiều vào thời điểm từ giữa năm đến cuối năm là

do trong khoản thời gian này thời tiết biến động rất là nhiều, nắng nóng, ô nhiễmkhông khí, khói bụi … nên rất dễ phát sinh các bệnh ngoài da nên nhu cầu trongkhoản thời gian này khá là cao

4.1.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của công ty:

Hai nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của công ty là giá bán và số lượngbán ra của các sản phẩm

Bảng 4.3 ẢNH HƯỞNG CỦA 2 NHÂN TỐ SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ BÁN ĐẾN DOANH THU BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM

PHƯƠNG NAM

Đơn vị tính: Triệu đồng

Trang 24

Nguồn: tác giả tự tính theo công thức đã trình bày ở chương 2 và

dựa vào số liệu trong bảng 4.2 Ghi chú: Q 11, Q 12, Q 6/2012 và Q 6/2013 lần lượt là số lượng bán ra qua các năm 2011,

2012, 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

P 11 , P 12 , P 6/2012 và P 6/2013 lần lượt là giá bán ra qua các năm 2011, 2012, 6

tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

+ Thuốc sát trùng ngoài da:

Như vậy, trong năm 201 số lượng tiêu thụ tăng làm doanh thu tăng 741

triệu đồng, đồng thời giá bán tăng làm doanh thu tăng một lượng là 1.810 triệu

đồng Trong năm này nhân tố giá có ảnh hưởng rất lớn đối với doanh thu, nhân tố

này đóng góp 1 khoản khá lớn vào sự tăng lên của doanh thu

Sáu tháng đầu năm 2013 giá bán tăng làm doanh thu tăng 441 triệu đồng,

cùng với đó là sự tăng lên của số lượng nên góp phần làm cho doanh thu tăng lên

357 triệu đồng Điều này cho ta thấy trong khoảng thời gian năm 2012 và 6 tháng

đầu năm 2013 sự đóng góp của giá bán vào việc tăng lên của doanh thu là rất lớn,

vì trong khoảng thời gian này số lượng bán ra của công ty không thật nhiều do

chịu sự cạnh tranh từ các công ty lớn, và nguồn vốn của công ty cũng không

được mạnh vì thế không thể trang bị trang thiết bị công nghệ, máy móc cho hoạt

động sản xuất và nó đã làm ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất ra của công ty

+ Mỹ phẩm:

Trong năm 2012 số lượng của các sản phẩm mỹ phẩm được tiêu thụ mạnh

nên đã góp phần làm doanh thu tăng lên 1.260 triệu đồng, trong khi đó nhân tố

giá bán chỉ giúp cho doanh thu tăng lên 1 khoản là 470 triệu đồng Do trong năm

này giá bán của sản phẩm tăng không cao, một phần là do đây là sản phẩm mới

của công ty, và nếu tăng giá quá cao thì sẽ dẫn đến khó tiêu thụ được, cạnh tranh

không lại những sản phẩm đã có mặt từ trước, vì trên thị trường hiện nay có rất là

nhiều công ty chuyên kinh doanh về mỹ phẩm

Sáu tháng đầu năm 2013 có sự thay đổi, khi sự đóng góp của nhân tốc giá

bán vào sự tăng lên của doanh thu nhiều hơn sự đóng góp của nhân tố số lượng

Trang 25

Điều này là do trong khoản thời gian này là số lượng bán ra của công ty tăng rấtthấp, cùng với đó là việc tăng lên tương đối của giá bán Giá bán tăng lên là dochi phí nguyên liệu đầu vào tăng lên rất là cao do tình hình lạm phát, cũng như lànguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài tăng cao

Nhìn chung đối với các loại thuốc sát trùng thì nhân tố giá bán luôn giữ vaitrò quan trọng vì nó luôn đóng góp cho doanh thu một khoản rất cao, cao hơn sựđóng góp của nhân tố số lượng Đối với sản phẩm mỹ phẩm thì trong năm 2012nhân tố số lượng giữ vai trò chủ yếu đối với việc tăng lên của doanh thu, nhưngsang 6 tháng đầu năm 2012 có sự thay đổi đôi chút khi nhân tố giá đóng gópnhiều hơn nhân tố số lượng

4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA CÔNG TY

Để đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thì song songvới việc phân tích tình hình biến động của doanh thu, chúng ta phải phân tíchtình hình biến động của chi phí qua các năm và đánh giá sự biến động đó so với

sự biến động của doanh thu

Chi phí là những khoản chi ra bằng tiền trong quá trình hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp nhằm tạo ra những sản phẩm để đạt được kết quảkinh doanh nhất định Trong doanh nghiệp, có các loại chi phí như: giá vốn hàngbán, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính Trong quá trình hoạt độngkinh doanh, để doanh thu có thể gia tăng thì tất nhiên phải kéo theo sự gia tăngcủa chi phí, nhưng nếu chi phí tăng với tốc độ thấp hơn tốc độ tăng của doanh thuthì sẻ giúp công ty đạt được lợi nhuận cao Việc tính toán đúng các khoản chi phí

bỏ ra giúp doanh nghiệp phác thảo được viễn cảnh kinh doanh của doanh nghiệp.Phân tích biến động chi phí qua các năm là đi xem xét, đánh giá để tìm hiểu, xácđịnh rõ mức độ tăng giảm của chi phí

Bảng 4.4 CHI PHÍ CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM PHƯƠNG NAM

QUA 2 NĂM 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

Trang 26

Chi phí quản

nghiệp 1.968 2.595 1.101 1.461 627 31,86 360 32,70Chi phí tài

chính - - - - - - -

-Tổng chi phí 6.859 10.980 4.547 5.715 4.121 60,08 1.168 25,69

Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Dược Phẩm Phương Nam

Số liệu bảng 4.4 cho ta thấy tổng chi phí luôn tăng lên, năm 2011 là 6.859triệu đồng, năm 2012 tăng lên 10.980 triệu đồng, tương ứng tăng 60,08% Sáutháng đầu năm 2013 tổng chi phí cũng tăng lên 5.715 triệu đồng, tăng 1.168 triệuđồng, tăng 1.168 triệu đồng, tương ứng tăng 25,69% Tổng chi phí của công tytăng lên chủ yếu là do giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp tăngcao

Trong tổng chi phí thì chi phí giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ lệ cao Chiphí này được hình thành từ các khoản mục như: chi phí nguyên vật liệu, chi phínhân công trực tiếp, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài,chi phí khác

4.2.1 Giá vốn hàng bán:

Giá vốn hàng bán luôn tăng lên trong những năm gần đây, cụ thể năm 2011

là 4.891 triệu đồng, sang năm 2012 tăng lên 8.384, tăng 3.493 triệu đồng, tăng71,42% Sáu tháng đầu năm 2013 giá vốn hàng bán tăng lên 4.254 triệu đồng,tăng 809 triệu đồng, tương ứng tăng 23,48% so với 6 tháng đầu năm 2013 Giávốn tăng qua hàng năm là do trong những năm gần đây hoạt động sản xuất đượcđẩy mạnh để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường của thị trường Vì vậy ,chi phí khấu hao tài sản cố định tăng, số lượng nguyên liệu sản xuất tăng mạnh

để đáp ứng sự phát triển sản xuất của công ty Giá nguyên liệu đầu vào cũng tăngcao qua các năm do nguyên liệu của công ty chủ yếu là nhập khẩu từ các công tynước ngoài như các dược chất: Glycerin, Solium dihydrophosphat, Menthol,Polyvinylpyrrolidon, Acid clohydric, Vaselin, Dinatri hydrophosphat, Acid citricmonohydrate, Vitamin E, Vitamin A, Linh Chi, Dầu olive, Tinh dầu bạc hà, …

do đó nguồn nguyên liệu của công ty không thể nào tự chủ được và phải phụthuộc rất nhiều vào các đối tác Một nguyên nhân nữa là trong khoảng thời giangần đây công ty thực hiện chính sách nâng lương cho công nhân theo từng năm,

Ngày đăng: 29/05/2014, 17:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w