GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI TÂN HƯNG
Thông tin chung
Tên công ty : Công ty TNHH XD và TM Tân Hưng
Tên tiếng anh : Tan Hung Comercial and Construct Lmt Company Địa chỉ : Quận Cầu Giấy - Thành phố Hà Nội.
- Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, công trình ngầm, công trình thuỷ, cầu cảng, nhà máy nước, hệ thống cấp thoát nước, hạ tầng cơ sở, đường dây tải điện đến 35KV;
- Trang trí nội ngoại thất, lắp đặt điện, nước, lắp đặt thiết bị cho các công trình;
- Khảo sát, thiết kế và tư vấn đầu tư xây dựng;
- Khai thác đá, cát, sỏi, sản xuất kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng, kinh doanh vật tư thiết bị tồn đọng, thanh xử lý;
- Nhập khẩu vật tư thiết bị phục vụ sản xuất của Công ty;
- Đầu tư xây dựng các công trình thuỷ điện đến công suất 100MW;
- Đầu tư xây dựng đường dây và trạm biến áp đến 110 KVA;
- Đầu tư phát triển hạ tầng và kinh doanh nhà, cho thuê văn phòng và nhà khách;
- Sản xuất bê tông, cấu kiện bê tông đúc sẵn và các sản phẩm từ xi măng, vữa;
- Gia công, lắp dựng các thiết bị cơ khí tiêu chuẩn và phi tiêu chuẩn.
- Đầu tư kinh doanh nhà.
- Tư vấn, khảo sát, thiết kế.
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH XD&TM Tân Hưng
- Ngày 19- 07-1989, Doanh nghiệp Xây dựng và sửa chữa nhà cửa Tân Hưng, tiền thân của Công ty TNHH XD & TM Tân Hưng Nhiệm vụ của công ty được xác định bước đầu là sửa chữa nhà nhở, nhà làm việc của bộ tổng tham mưu và sản xuất các loại công cụ chính xác và trang thiết bị cho cơ quan làm việc Mục tiêu ban đầu của công ty là:
- Đảm bảo công an việc làm, thu nhập ổn định đời sống của công nhân viên.
- Duy trì sự tồn tại và phát triển như một tổ chức kinh tế, giữ vững được đội ngũ cán bộ công nhân viên trong biên chế.
Buổi đầu thành lập công ty gặp nhiều khó khăn Nhận thức hầu hết cán bộ công nhân viên đều chưa yên tâm Tư duy kinh tế coò mang nặng kiểu bao cấp, trình độ của công nhân viên còn non yếu Công ty ban đầu chỉ là một tổ chức không có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng Thiết bị nhà xưởng cũ nát, hầu như không có gì Vốn lưu động không có, mà chỉ được cơ quan cấp trên ứng trước quỹ lương, đến cuối năm phải hoàn trả Trước những khó khăn trên, công ty với sự ủng hộ của cấp trên đã từng bước khắc phục khó khăn, xây dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề, dần dần khảng định được sự tồn tại của mình Ngày 30/05/1990 Tổng tham mưu trưởng đã ra quyết định 180QĐ/TM thành lập công ty TNHH xây dựng và thương mại Tân Hưng, hoạt động hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, tài khoản riêng.
- Ngày 11/02/1992: được bộ xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng số 70.
- Ngày 31/08/1993 của trọng tài kinh tế Hà Nội , công ty TNHH xây dựng và thương mại Tân Hưng đã có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, được phép mở tài khoản riêng tại các ngân hàng (kể cả ngoại tệ), có con dấu dân sự, được phép liên kết hợp tác sản xuất kinh doanh với mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước.
- Ngày 18/04/1996: đã có quyết định số 478QĐ – QB về tổ chức của công ty, ngoài các cơ quan chức năng còn có phạm vi hoạt động trên địa bàn cả nước.
- Ngày 22/12/1997, được Bộ kế hoạch và đầu tư cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài số 45/CCHN
Từ khi thành lập đến nay, mặc dù gặp phải không ít những khó khăn, kể cả nguyên nhân khách quan đến chủ quan, nhất là trong giai đoạn nền kinh tế nước ta chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường Nhưng được sự chỉ đạo kịp thời của cấp trên cũng với sự nỗ lực phấn đấu của công nhân viên. Công ty đã vượt qua khó khăn và luôn hoàn thành định mức chỉ tiêu hoàn thành thành mục tiêu kinh doanh, đạt tốc độ tăng trưởng 200% năm, tạo tích luỹ ban đầu quan trọng nhằm tăng cường lực lượng sản xuất, giải quyết đủ việc làm, cải thiện đời sống cho người lao động, đóng góp một phần cho ngân sách nhà nước. Đông thời công ty đã không ngừng xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên, tập trung tích luỹ để đầu tư cho trang thiết bị kỹ thuật, chú trọng phương tiện máy móc và công nghệ tiên tiến.
Trải qua quá trình hoạt động, với quy mô và tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật ngày càng lớn mạnh:
- Công ty được xếp hạng doanh nghiệp hạng 1;
- Được Bộ Xây dựng tặng bằng khen đơn vị đạt chất lượng cao công trình - sản phẩm xây dựng Việt Nam;
- Được tặng hai cờ chất lượng cao năm 1995, 1998;
Chiến lược phát triển trong tương lai của Công ty :
- Hoàn thiện và nâng cao năng lực thi công để có thể đảm đương những công trình có yêu cầu mỹ thuật, đặc biệt tiến tới đấu thầu quốc tế;
- Chuyển hướng đầu tư xây dựng dự án BOT, BO, BT.
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI TÂN HƯNG
1 Sản phẩm dịch vụ và thị trường
1.1 Sản phẩm và dịch vụ
Xuất phát từ nhận thức: Cạnh tranh lành mạnh trên thị trường xây dựng về thực chất là cạnh tranh về bảo đảm chất lượng sản phẩm, với khẩu hiệu
“Chất lượng công trình là điều kiện sống còn của công ty”, Ban Giám đốc đặc biệt coi trọng xây dựng chương trình bảo đảm chất lượng sản phẩm công trình, từ việc xây dựng và ban hành quy chế quản lý kỹ thuật và chất lượng công trình, đến kiểm tra giám sát nghiêm ngặt việc xây dựng kế hoạch và thực hiện các biện pháp, quy trình quy phạm sản xuất thi công, bảo đảm chất lượng trên từng sản phẩm Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát chỉ đạo thi công; phát huy chủ động, năng động của chỉ huy các cấp, cơ quan chức năng của Công ty và đội ngũ cán bộ kỹ thuật ở các đơn vị và công trường tiến hành chặt chẽ các khâu, từng bước áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 trong công tác tổ chức quản lý điều hành, kiểm tra giám sát vật liệu và quá trình sản xuất thi công Các cấp đề cao trách nhiệm, không cho phép làm sai quy trình, bỏ bớt công đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Nhờ sự chỉ đạo của Ban giám đốc, sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên. Công ty đã xây dựng hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng hàng loạt các công trình xây dựng có chất lượng cao như:
- Công trình Khách sạn Bàn Cờ - Quận Đống Đa - Hà Nội;
- Công trình Sân vận động Thiên Trường - Nam Định
- Dự án Khu chung cư cao tầng Mỹ Đinh - Từ Liêm - Hà Nội
Hoạt động khai thác đá xây dựng, sản xuất bê tông thương phẩm của Công ty trên thực tế ngoài việc để chủ động có trong tay nguyên liệu đầu vào đạt tiêu chuẩn xây dựng phục vụ cho các công trình xây dựng mà Công ty đang thực hiện còn được bán cho các đơn vị, doanh nghiệp khác như là mộ sản phẩm chính của Công ty.
Bên cạnh đó Công ty còn có những sản phẩm dịch vụ khác như: đầu tư kinh doanh nhà, khảo sát thiết kế và tư vấn xây dựng,
Trong 20 năm qua, thị trường Công ty luôn được giữ vững và phát triển ổn định Công ty luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền, quảng cáo xúc tiến bán hàng để mở rộng thị trường Bên cạnh đó, nhờ việc xác định chính xác mục tiêu của Công ty và nắm bắt được sự phát triển của nền kinh tế thị trường nên Công ty đã có những sự chuyển hướng đáng kể trong việc phát triển thị trường kinh doanh và sản xuất của mình:
- Mở rộng các mối quan hệ trong việc tìm kiếm các bạn hàng;
- Tham gia vào các gói thầu và những hợp đồng có giá trị từ thị trường dân sự;
- Phát triển công ty cả về mặt dịch vụ và hướng tới một thị trường đầy tiềm năng đó là đầu tư xây dựng kinh doanh nhà.
Bảng dưới đây sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn về sản phẩm, dịch vụ và thị trường của Công ty:
Bảng 1: Số lượng công trình đã thi công và đưa vào sử dụng của Công ty Tân Hưng ĐVT : Triệu đồng.
Tổng giá trị hợp đồng
Thời gian thi công Chủ đầu tư
1 Khu chung cư 21 tầng - Mỹ Đình -
2 Khu chung cư 17 tầng - Mỹ Đình -
3 Nhà vườn và hạ tầng kỹ thuật Mỹ Đình - Từ Liêm -Hà Nội 10.988 2005 - 2008
II Công trình công nghiệp
1 Công trình Sông Thu - Đà Nẵng 6.145 2001 - 2004 Công ty
2 Các công trình thuộc CTCP
3 Nhà máy Z173 Công ty Hồng Hà 3.085 2003 - 2005 Công ty
4 Xưởng SX Đông Dược GMP 9.587 2006 - 2007 Công ty Traphaco
5 Nhà máy xi măng Sông Gianh 4.915 2004 BQLDA XM Sông
6 Trung tâm nhiệt đới Việt Nga 3.930 2005 - 2006 TT nhiệt đới Việt
1 Đường tuần tra BG Lào Cai 2.877 2003 - 2004 Bộ CHBP
2 Đường tuần tra BG đồn 701 - Kon
4 Gói thầu 5A: Hà Nội - Hưng Yên 11.730 2006 CTy CPĐT & PT
1 Bến cập tàu Hải đoàn 48 – BTLBP 6.561 2004 - 2006 BTL
Phó giám đốc công ty
Phó giám đốc công ty
Phó giám đốc công ty
Phòng tổ chức LĐ-TL
2 Hải đoàn 48 - Quy Nhơn 3.997 2004 - 2005 Hải đoàn 48 -
3 Dự án kè Sông Lô - Hà Giang 7.647 2003 - 2005 UBND tỉnh
4 Thuỷ điện Đăkhosa - Kon Tum 255 2003 - 2006 CTXD số 2
5 Bến cập tàu Cù Lao Chàm 2.070 2004 BCHQS
Nguồn : Phòng Tài chính
Công ty Tân Hưng được tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp đã được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn, các hoạt động của Công ty tuân thủ luật doanh nghiệp, các luật khác có liên quan và điều lệ của Công ty
Sơ đồ mô hình tổ chức bộ máy Công ty TNHH TM & XD Tân Hưng
Xí nghiệp trực thuộc công ty Chi nhánh miền
* Nhiệm vụ: Là thủ trưởng cao nhất của Công ty, thay mặt Công ty chịu trách nhiệm quản lý về mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Định kỳ phải có nhiệm vụ báo cáo lên cơ quan cấp trên, báo cáo các tình hình thực hiện kế hoạch trước Đại hội công nhân viên chức.
* Chức năng: Phụ trách các mặt công tác cụ thể như sau:
- Công tác tổ chức cán bộ lao động tiền lương;
- Công tác kế hoạch kinh doanh của Công ty;
- Công tác tài chính thống kê - kế toán;
- Chỉ đạo hoạt động tư vấn đầu tư của Công ty;
- Quản lý hoạt động của xí nghiệp tư vấn, đầu tư và thương mại.
Phụ trách công việc quản lý kỹ thuật, xây dựng các chỉ tiêu định mức về khoa học kỹ thuật cho từng công trình, nghiên cứu xây dựng các phương án, đầu tư chiều sâu và định hướng chiến lược cho các công trình của công ty, đồng thời phụ trách công tác đào tạo nâng cấp bồi dưỡng trình độ của nhân viên kỹ thuật toàn công ty
Công ty có 2 Phó Giám đốc giúp việc cho giám đốc ở 2 mảng kinh doanh của Công ty.
* Phó Giám đốc kế hoạch kỹ thuật:
- Chỉ huy các công trường trực thuộc ở miền Nam, Bắc;
- Chỉ huy trực tiếp phòng kế hoạch kỹ thuật.
* Phó Giám đốc kinh doanh:
- Chịu trách nhiệm phát triển thị trường và các hoạt đông kinh doanh của Công ty;
* Phòng Kế hoạch Kinh doanh
Là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty về công tác tổng hợp, kế hoạch phuc vụ cho các hoạt động SXKD của công ty; về tổ chức hệ thống văn bản pháp lý quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh; triển khai, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ và tổ chức thực hiện các quết định chỉ thị của Giám đốc công ty, đồng thời kiểm tra đôn đốc và chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng trong công ty bảo đảm cho cá hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất Nhập khẩu vật tư trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh.
* Phòng Kỹ thuật Công nghệ
Là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về tổ chức hệ thống quản lý kỹ thuật, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất; xây dựng và phát triển mô hình thi công chuyên phù hợp với định hướng của công ty, chỉ đạo nghiệp vụ, hướng dẫn tổ chức triển khai, kiểm tra đôn đốc bảo đảm cho các hoạt động thi công, sản xuất của công đạt tiến dộ và chất lượng kỹ, mỹ thuật, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp.
Là cơ quan tham mưu giúp Giám đốc tổ chức thực hiện toàn bộ công tác tài chính, kế toán, thống kê thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế trong công ty theo đúng pháp luật của Nhà nước và quy định của Quân đội.
- Là cơ quan tham mưu phục vụ về công tác hành chính hậu cần; giúp Giám đốc công ty quản trị công tác văn phòng, doanh trại, hậu cần và duy trì nề
1 1 nếp, chế dộ tác phong làm việc của cơ quan Công ty và văn phòng các Xí nhiệp đóng quân tại trụ sở Công ty.
- Tham mưu giúp việc cho ban giám đốc Công ty điều hành các công việc hành chính, văn thư bảo mật, lưu trữ tài liệu công văn;
- Là cơ quan đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị trong toàn công ty, hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy Công ty và sự chỉ đạo của Cục Chính trị BTTM.
* Phòng Tổ chức Lao động Tiền lương
- Chịu sự chỉ huy, quản lý của Giám đốc và chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan quân lực cấp trên; có chức năng làm tham mưu về công tác tổ chức lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội và tổ chức thực hiện trong toàn công ty.
Mỗi xí nghiệp này đều có 1 Giám đốc, 2 Phó Giám đốc và có các bộ phận giúp việc như kế hoạch, tài chính, kỹ thuật Đồng thời luôn huy động được lưc lượng lao động dồi dào tại các địa phương Các xí nghiệp này đều chịu sự quản lý trực tiếp của Công ty, mọi kế hoạch, chiến lược kinh doanh đều phải thông qua Ban Giám đốc.
TÌNH HÌNH BẢO TOÀN VÀ PHÁT TRIỂN VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CƠ CẤU CÁC NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY
1 Tình hình biến động vốn kinh doanh
Tình hình sử dụng và bảo toàn vốn kinh doanh có thể xem xét nhiều góc độ khác nhau nhưng quy lại là phân tích:
- Tình hình cơ cấu về kinh doanh
- Tình hình về khả năng thanh toán
- Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty Để đánh giá trình độ sử dụng vốn, việc phân bổ giữa các loại vốn trong các giai đoạn của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh có hợp lý không để từ đó đưa ra các chính sách, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì ta cần phân tích tình hình biến động của các loại vốn trong công ty.
Căn cứ vào bảng cân đối kế toán năm 1996, 1997, 1998, ta tính được bảng số liệu sau:
Tài sản Đầu năm Cuối năm So sánh tăng, giảm
II Các khoản phải thu 9.112.970.661 41.7 18.334.978.15
II Chi phí XDCB dở dang
Tổng cộng tài sản 21.847.165.12
II Các khoản phải thu 18.334.978.15
II Chi phí XDCB dở dang
III Ký cước, ký quỹ 19.000.000 0.1 19.000.000 0.1
Tổng cộng tài sản 58.740.495.29
II Các khoản phải thu 21.813.005.85
II Chi phí XDCB dở dang
Tổng cộng tài sản
Qua bảng số liệu ta thấy:
- Đầu năm 1996, công ty có kết cấu tài sản khá hợp lý Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm tỷ trọng 82.8% và TSCĐ + Đầu tư dài hạn chiếm 17.2% trên tổng tài sản Nhưng đến cuối năm 1996, TSLĐ và đầu tư ngắn hạn đã tăng tỷ trọng lên tới 88.4% trên tổng tài sản và tương ứng là tài sản cố định và đầu tư dài hạn lại giảm tỷ trọng, chỉ còn 11.6% Với đặc điểm là một công ty xây dựng, cần nhiều máy móc để thi công thì đây là điều không tốt Đến cuối 1997, tuy tỷ trọng TSCĐ & ĐTDH có tăng thêm một chút, đạt 15.3% nhưng vẫn chưa đạt mức độ hợp lý Công ty cần đầu tư hơn nữa cho cơ sở vật chất, máy móc thiết bị sản xuất để đáp ứng tốt được yêu cầu của sản xuất.
- Cuối năm 1006 so với đầu năm 1996 có sự tăng đột biến về tài sản là do có sự sáp nhập của 03 công ty với nhau, làm cho tốc độ tăng của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn vọt lên 186.7%(tương ứng tăng = 33.817.027.508đ) và TSCĐ + ĐTDH tăng với tốc độ 81.1%(tương ứng tăng = 3.049.302.661đ) Chính vì tốc độ
Page 22 of 67 tăng của TSLĐ + ĐTNH và TSCĐ + ĐTDH không cân đối với nhau nên dẫn tới tỷ trọng của TSCĐ và ĐTDH so với đầu 1996 giảm 5.6%
- Sau một thời gian sáp nhập, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã đi vào hoạt động ổn định nên cuối năm 1997 tốc độ tăng của tài sản đã hợp lý hơn: TSCĐ + ĐTDH tăng 1.8%(tương ứng tăng = 913.005.165đ) và TSCĐ + ĐTDH tăng 40.6%(tương ứng tăng = 2.770.643.215đ) Với tốc độ tăng như vậy, cuối năm 1997 TSLĐ + ĐTNH đã chiếm tỷ trọng 84.7% và TSCĐ + ĐTDH chiếm 15.3% Năm 1998 cơ cấu vốn: TSLĐ % ĐTNH là 81.6% còn TSCĐ & ĐTDH chiếm 18.4%.
- Nhưng muốn đánh giá chính xác hơn tính cân đối, hợp lý giữa các loại vốn cần phải xem xét cụ thể nội dung từng loại vốn, đặc biệt là vốn cố định vốn đầu tư dài hạn loại vốn quyết định quan trọng đến năng suất lao động của công ty.
- Phân tích tình hình biến động của vốn cố định và đầu tư dài hạn:
+ Đầu năm 1996: ta thấy TSCĐ & ĐTDH chiếm một tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng tài sản của công ty, với giá trị = 3.761.336.816đ, chiếm tỷ trọng 17.2% Trong đó chủ yếu là vốn cố định (chiếm 16.7%), còn chi phí xây dựng cơ bản dở dang chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, sự biến động của nó hầu như không làm ảnh hưởng đến sự cân đối kết cấu của các khoản mục vốn.
+ Trong năm 1996: mặc dù đã có sự sáp nhập thêm vào của 02 công ty và sự tuyệt đối của vốn cố định vẫn tăng với tốc độ 84.1% (tăng 3.063.988.661đ) nhưng tỷ trọng lại giảm xuống thấp (giảm5.3%), chỉ chiếm 11.4% trên tổng tài sản, thể hiện công ty chưa quan tâm đúng mức tới sự hợp lý giữa vốn lưu động và vốn cố định Mặt khác, xét về tỷ lệ hao mòn TSCĐ trên nguyên giá TSCĐ đầu 1996 (1.941.351.622/5.584.815.105) chiếm 34,7% và cuối 1996 cũng chiếm 34.2% chứng tỏ chất lượng tài sản cố định còn tương đối tốt, chưa bị cũ kỹ lạc hậu Tuy nhiên với chức năng xây lắp là chính mà tỷ trọng vốn cố định chỉ đạt 11.4% thì chứng tỏ cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty không đủ đáp ứng yêu cầu sản xuất,
Page 23 of 67 công ty cần đầu tư mua thêm máy móc – trang thiết bị sản xuất thi công để góp phần nâng cao số lượng và chất lượng công trình.
Biểu 9 Cơ cấu nguần vốn 2005 – 2007 ĐVT: … Đồng
Tài sản Đầu năm Cuối năm So sánh tăng giảm
- Nguyên giá TSCĐ hữu hình
II Chi phí XDCB dở dang
Tổng cộng tài sản
- Nguyên giá TSCĐ hữu hình
II Chi phí XDCB dở dang
III Ký cước, ký quỹ dài hạn
Tổng cộng tài sản
- Nguyên giá TSCĐ hữu hình
II Chí phí XDCB dở dang
III Ký cước, ký quỹ dài hạn
Tổng cộng tài sản
Cuối năm 1997: mặc dù tốc độ tăng của vốn cố định và đầu tư dài hạn đạt 40.6%(trong khi tài sản lưu động chỉ tốc độ tăng 1.8%) nhưng tỷ trọng VCĐ & ĐTDH cũng chỉ tăng thêm 3.7% trong đó vốn cố định chỉ tăng một chút, không đáng kể (tăng tỷ trọng 0.5% = 764.674.370đ) Bên cạnh đó chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng tỷ trọng 3.1% (tương ứng tăng 1.986.995.854đ) bởi vì công ty đang đầu tư xây dựng nhà tập thể, văn phòng cho thuê, nhà văn hoá của công ty Đây là một nhân tố tốt nhưng cần phải tăng 1 cách hợp lý – cân đối hơn với việc tăng tài sản cố định khác, nếu không thì công ty sẽ ở tình trạng vốn tập trung ứ đọng ở nhà xưởng quá nhiều mà lại ít vốn đầu tư cho mua sắm máy móc thiết bị thi công hiện đại để nâng cao năng suất lao động và đảm bảo tiến độ - chất lượng công trình.
3 Phân tích biến động các nguồn vốn. Để hình thành nên tài sản của công ty, công ty cần có nguần vốn, đó là nguần vốn để hình thành nên các loại tài sản Vốn & nguần vốn là 2 mặt của một vấn đề, cùng thể hiện toàn bộ nội dung năng lực sản xuất kinh doanh của công ty Mỗi loại tài sản được tài trợ bằng những nguần vốn xác định Có thể một loại tài sản được tài trợ từ nhiều nguần vốn hoặc một nguần vốn có thể tài trợ cho nhiều loại tài sản.
Việc nghiên cứu các nguần vốn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó giúp người quản lý biết được mỗi loại tài sản được hình thành từ đâu để từ đó có kế hoạch sử dụng & quản lý được chặt chẽ, hiệu quả Trong đó cần đặc biệt chú ý đếu nguần vốn chủ sở hữu.
Phân tích kết cấu và biến động của nguần vốn chủ sở hữu.
Nguần vốn chủ sở hữu là số tiền của các chủ sở hữu mà công ty không phải cam kết thanh toán, đây không phải là một khoản nợ Đối với doanh nghiệp NN thì nguần vốn chủ sở hữu bắt nguần từ ngân sách nhà nước cấp vốn để hoạt động và chịu sự kiểm soát của nhà nước
Biểu 10: Bảng phân tích nguần vốn chủ sở hữu
Tài sản Đầu năm Cuối năm So sánh tăng, giảm
B Nguần vốn chủ sở hữu
+ Ngân sách nhà nước cấp
+ Nguần vốn tự bổ xung
2 Quỹ phát triển kinh doanh
3 Quỹ khen thưởng phúc lợi
4 Nguần vốn đầu tư XDCB
+ Nguần vốn đầu tư XDCB
Tổng cộng tài sản
B Nguần vốn chủ sở hữu
+ Ngân sách nhà nước cấp
+ Nguần vốn tự bổ xung
4 Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc
5 Quỹ khen thưởng phúc lợi
6 Nguần vốn đầu tư XDCB
+ Nguần vốn đầu tư XDCB
Tổng cộng tài sản
B Nguần vốn chủ sở hữu
+ Nguần vốn tự bổ xung
2 Quỹ phát triển kinh doanh
4 Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc
5 Quỹ khen thưởng phúc lợi
6 Nguần vốn đầu tư XDCB
+ Nguần vốn đầu tư XDCB
Tổng cộng tài sản
Trong các nguần vốn thuộc nguần vốn chủ sở hữu thì nguần vốn kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất: 21.7% tương ứng = 4.765.124.752đ (đầu năm
1996) đây là một tất yếu khách quan, bất kỳ doanh nghiệp nào thì bao giờ nguần vốn kinh doanh cũng là nguần vốn cơ sở đầu tiên để doanh nghiệp có thể hoạt động, là nguồn vốn chủ yéu thể hiện khả năng tài chính của doanh nghiệp Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước, mới hoạt động được 6 năm nên tỷ trọng của nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp còn cao, chiếm 16.36% (tương ứng 3.578.668.996đ) Đến cuối năm 1996 thì tỷ trọng nguần vốn kinh doanh giảm 4.64% và nguần vốn ngân sách nhà nước cũng giảm theo (+0.46%), chiếm tỷ
Page 27 of 67 trọng 5.88% trên tông nguồn vốn, bởi cả năm trước công ty làm ăn có hiệu quả, quỹ phát triển kinh doanh nhiều nên đã tăng cường cho nguồn vốn tự bổ xung. Đến cuối 1997 thì điều này càng được thể hiện rõ ở chỗ: ngân sách nhà nước cấp và nguần vốn tự bổ xung đều tăng về giá trị nhưng tốc độ tăng của nguồn vốn tự bổ xung (tốc độ tăng 53.36%, tương ứng = 1.806.930.895đ) cao nhơn rất nhiều tốc độ tăng của nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp (tốc độ tăng 3.75%, tương ứng = 247.821.473đ) nhưng của nguần vốn tự bổ xung cuối năm 1997 tăng lên còn một phần là do công ty đánh giá lại vật tư hàng hoá.
- Quỹ phát triển kinh doanh của công ty đầu 1996 là 303.147.325đ (chiếm 1.39%) nhưng do trong năm đã chuyển sang nguồn vốn tự bổ xung nên cuối năm chỉ còn 282.445.147đ, chiếm 0.48% (chênh lệch giảm 20.702.178đ, tỷ trọng giảm 0.91%) Đến cuối 1997, quỹ phát triển kinh doanh tăng thêm 292.882.572đ, chiếm tỷ trọng 0.92% (tăng 0.44% tỷ trọng) cho thấy công ty đang làm ăn có lãi.
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
1 Hiệu quả sử dụng vốn
1.1 Tỷ số khả năng thanh toán của công ty: (Hth)
Hth = Tổng tài sản lưu động
Các khoản nợ ngắn hạn
- Năm 1996: Tỷ số thanh toán hiện thời của công ty là 1,1 Với tỷ số này thì 1 đồng vốn vay của công ty chỉ được đảm bảo bằng 1,1 đồng tài sản.
- Năm 1997: Mức đảm bảo có tăng lên 1 chút, đạt 1,25 đồng nhưng cả hai năm tỷ số thanh toán hiện thời đều không vượt quá tỷ số đủ đảm bảo khả năng thanh toán 2,1 điều đó cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty còn kém.
- Năm 1998: Mức thanh toán của công ty tăng khá 3,72%
- Nguyên nhân: Do khoản phải trả người bán chiếm tỷ trọng khá cao trên tổng nguần vay mà công ty lại không có các khoản nợ dài hạn và các nguần vốn tài trợ nào khác nên điều này đáng lo ngại.
- Năm 1997 mức đảm bảo cao hơn một chút thể hiện sự cố gắng của công ty trong việc giảm khoản vay ngắn hạn, giảm khoản phải trả người bán làm cho khoản nợ ngắn hạn năm 1997 giảm so với năm 1996 với tốc độ giảm (-10.54%), và công ty đã tăng nguần vốn bằng các nguần tự bổ sung được trích tăng từ quỹ phát triển sản xuất kinh doanh, thể hiện năm 1997 công ty làm ăn có hiệu quả.
1.2 Tỷ số khả năng thanh toán nhanh: (Hnh)
Hnh = Tài sản lưu động – Hàng tồn kho
Các khoản nợ ngắn hạn
- Năm 1996: Tỷ số khả năng thanh toán là 0.72 tức là cứ 1 đồng ngắn hạn phải trả thì đơn vị có sẵn 0.72 đồng để trả
- Năm 1997: Cứ 1 tỷ đồng ngắn hạn phải trả thì đơn vị có sẵn 0.85 đồng để trả, khả năng thanh toán nhanh so với năm 1996 cao hơn 0.13 đồng Nhưng nếu so với nguyên tắc cơ bản, tỷ lện này bằng 1/1 thì cả hai năm khả năng thanh toán nhanh của công ty đều hơi thấp.
- Năm 1998: Nhờ giảm hàng tồn kho, giảm nợ ngắn hạn nên khả năng thanh toán nhanh của công ty rất cao.
- Nguyên nhân: Bởi vì hàng tồn kho cả 2 năm đều chiếm tỷ trọng khá cao trên tổng tài sản của công ty (cuối năm 1996 chiếm 30.8%, cuối năm 1997 chiếm 72.2%) và khoản nợ ngắn hạn của công ty cũng chiếm tỷ trọng rất cao trên tổng nguần vốn (cuối năm 1996 chiếm 80.12%, cuối năm 1997 chiếm 67.45%) Tuy nhiên năm 1998 công ty đã cố gắng trong việc giảm hàng tồn kho không cần thiết và giảm khoản nợ ngắn hạn phải trả, tăng nguần vốn tự bổ sung Mặt khác khoản phải thu năm 1998 có tốc độ tăng trong khi đó nợ ngắn hạn năm 1998 lại giảm, công ty cần cố gắng nhiều hơn nữa để đảm bảo khả năng thanh toán tốt hơn, tạo sự tin tưởng hơn ở các khách hàng đối với công ty.
1.3 Tỷ lệ thanh toán nhanh bằng tiền mặt:
Tỷ lệ thanh toán nhanh bằng tiền mặt
Tỷ lệ thanh toán = TM
Trong cả 2 năm đơn vị đều không có sẵn tiền mặt để đảm bảo thanh toán ngay.
- Năm 1996: Với 1 đồng ngắn hạn phải trả thì năm 1996 công ty chỉ có sẵn 0.25 đồng tiền mặt để trả.
- Năm 1997: Cứ 01 đồng ngắn hạn phải trả thì có sẵn 0.28 đồng tiền mặt so với tỷ lệ tiêu chuẩn là 0.5/1 thì công ty còn có rất nhiều khả năng thanh toán ngay bằng tiền mặt.
- Năm 1998: Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt tăng lên là 0.34%
- Nguyên nhân: Do các khoản nợ phải trả của công ty quá lớn, chiếm tỷ trọng cao trên tổng nguần vốn nên mặc dù khoản mục tiền của công ty đã chiếm tỷ trọng không nhỏ trên tổng tài sản (cuối năm 1996 là 20.6%, cuối năm 1997 là 19.1%) mà vẫn không đảm bảo đủ khả năng thanh toán ngay, công ty cần tạo thêm nguần vốn vay dài hạn và tìm biện pháp tăng nguần vốn chủ sở hữu của công ty.
Qua phân tích ta thấy nói chung khả năng thanh toán của công ty năm 1997 có khả quan hơn năm 1996 nhưng vẫn không đảm bảo đủ khả năng tiêu chuẩn nói chung Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt tới uy tín của công ty, làmc ho các đối tượng cho công ty vay vốn hoặc để công ty chiếm dụng vốn không yên tâm, sẽ tìm cách thu hồi vốn về dẫn đến công ty bị thiếu vốn Công ty cần có biện pháp tích cực để tạo thêm nhiều nguần vốn khác cũng như thanh toán nhanh các công trình dở dang để thu hồi vốn, đầu tư phát triển sản xuất có hiệu quả để tăng thêm nguần vốn chủ sở hữu, đặc biệt là nguần tự bổ sung, có như vậy công ty mới tự chủ tốt hơn về khả năng tài chính cũng như khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 2005 – 2007
Biểu 5: Trích bảng kết quả hoạt động kinh doanh
- Các khoản giảm trừ thuế (thuế DT)
II Giá vốn hàng bán
III Lợi tức gộp (I – III)
IV Chi phí quản lý DN
V Lợi tức thuần từ HĐKD
- Thu nhập hoạt động TC
- Chi phí hoạt động TC
VI Tổng lợi tức trước thuế
VII Thuế lợi tức phải nộp
VIII Lợi tức sau thuế
Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy:
- Doanh thu 1997 tăng cao hơn 1996 là 10.070.623.980đ (tốc độ tăng 13.86%) thể hiện quy mô sản xuất của công ty đang được mở rộng Đồng thời các khoản giảm trừ cũng tăng lên với tốc độ 21.65% (tương ứng tăng = 582.568.692đ), còn cao hơn tốc độ tăng doanh thu: bởi vì năm 1997 nhà nước quy định tăng thuế suất doanh thu của nghành xây dựng, dẫn đến làm ảnh hưởng không tốt tới lợi nhuận của công ty, thể hiện ở việc doanh thu thuần chỉ tăng với tốc độ 13.56%.
- Gía vốn hàng bán năm 1996 chiếm 89.63% trên tổng doanh thu (65.117.501.961/72.648.876.613đ) nhưng đến năm 1997 đã hạ xuống chỉ còn chiếm 87.66% dẫn đến tốc độ tăng năm 1997 so với năm 1996 chỉ là 11.36% (thấp hơn tốc độ tăng doanh thu), chứng tỏ công ty đã cố gắng giảm bớt các chi phí để hạ giá thành sản phẩm, đây là ưu điểm cần phát huy.
- Vì hạ được giá thành sản phẩm nên lợi tức gộp năm 1997 so với 1996 có tốc độ tăng 43.12% (tương ứng tăng 2.087.272.188đ) tạo điều kiện tăng lợi nhuận ròng của công ty.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 1996 chiếm 2.46% trên tổng doanh thu, nhưng đến 1997 đã tăng lên 3.31% thể hiện công ty chưa tiết kiệm được chi phí quản lý doanh nghiệp Công ty cần sắp xếp lại bộ máy hành chính gọn nhẹ hơn, có biện pháp chi tiêu tiết kiệm để giảm bớt chi phí quản lý doanh nghiệp, góp phần tăng lợi nhuận của công ty.
- Lợi tức sau thuế của công ty năm 1997 cao hơn 1996 là 1.063.710.552đ, với tốc độ tăng 46.52% đây là chỉ tiêu quan trọng nhất đanh giá kết quả cuối cùng của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh Qua tốc độ tăng như trên ta thấy công ty đang đà làm ăn có hiệu quả Tuy nhiên công ty cần xem xét lại chi phí quản lý doanh nghiệp cho hợp lý hơn và giảm bớt khoản vay ngắn hạn để góp phần thúc đẩy tăng lợi tức của công ty hơn nữa.
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ BẢO TOÀN VÀ PHÁT TRIỂN VỐN CỦA CÔNG TY
1 Số vòng quay vốn lưu động: (Llđ)
Việc tăng vòng quay vốn lưu động có thể giúp doanh nghiệp giảm được lượng vốn lưu động cần thiết trong kinh doanh, giảm lượng vốn vay hoặc có thể mở rộng được quy mô kinh doanh trên cơ sở vốn hiện có.
Llđ = Doanh thu thuần báo hàng trong kỳ
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Vốn lưu động đầu năm
Vốn lưu động cuối năm
Vốn lưu động bình quân
- Năm 1996: Vốn lưu động của công ty quay 1.99 vòng, quá thấp so với mức bình quân của nghành (khoảng 4 vòng)
- Năm 1997: Mức quay vòng của vốn lưu động lại còn giảm thấp hơn năm
1996 ( -0.47 vòng), chỉ đạt 1.52 vòng chứng tỏ trình độ quản lý vốn lưu động của công ty còn kém.
- Năm 1998: Số vòng quay của vốn lưu động đạt 1.74 vòng
- Nguyên nhân: Sở dĩ xảy ra tình trạng này do hàng tồn kho và các khoản phải thu của công ty chiếm tỷ trọng cao trên tổng tài sản làm cho vòng quay hàng tồn kho của công ty thấp và kỳ thu tiền bình quân cao Công ty cần có biện pháp thanh toán gọn từng công trình để góp phần làm giảm chi phí sản xuất dở dang cũng như thu hồi đựơc khoản nợ của các chủ đầu tư, góp phần giải phóng vốn dự trữ và ứ đọng, thúc đẩy nhanh vòng quay vốn lưu động.
2 Hiệu suất sử dụng vốn cố định: (Hcđ)
Hiệu suất sử dụng vốn cố định phản ánh khả năng quản lý và sử dụng tài sản cố định của công ty.
Hcđ = Doanh thu thuần bán hàng trong kỳ
Nguyên giá bình quân vốn cố định
Vốn lưu động đầu năm
Vốn lưu động cuối năm
Vốn lưu động bình quân
Hiệu suất sử dụng vốn cố định
- Năm 1996: Hiệu suất sử dụng vốn cố định là 13.23% còn hơi thấp so với mức hợp lý
- Năm 1997: Hiệu suất sử dụng vốn cố định chỉ là 9.69% như vậy mức độ sử dụng vốn cố định năm 1997 không hiệu quả bằng năm 1996 Năm 1998 chỉ tiêu này đạt 8.56%
+ Tốc độ tăng của vốn cố định bình quân năm 1997 so với 1996 là 55.05%, cao hơn tốc độ phát triển của doanh thu thuần đạt 13.56%.
+ Vốn cố định tăng chủ yếu là do năm 1997 đơn vị đầu tư xây dựng các công trình nhà xưởng, nhà tập thể, nhà làm việc cho thuê…., tất cả các công trình còn đang dang dở, chưa hoàn thành làm cho chi phí xây dựng cơ chế dở dang tăng mạnh với tốc độ 19.256% Còn tăng do đầu tư mua sắm trang thiết bị máy móc thì rất thấp (chỉ có tốc độ tăng 11.4%), chưa góp phần làm tăng năng suất lao động, tăng số lượng công trình cũng như doanh thu của công ty, công ty cần quan tâm tới sự cân đối giữa các khoản trong việc tăng vốn cố định, tình trạng góp vốn của các đơn vị khác vào công ty là rất cao, nhưng các khoản góp vốn này lại toàn là nợ quá
Page 35 of 67 ngắn hạn do vậy mức độ an toàn tài chính của công ty không được đảm bảo Tuy hệ số nợ năm 1997 thấp hơn năm 1996 nhưng doanh lợi ròng so với vốn tự có của công ty năm 1997 cũng lại thấp hơn năm 1996.
Doanh lợi ròng/vốn tự có 1996 = 2.286.783.870
Doanh lợi ròng/vốn tự có 1997 = 3.350.494.422 = 0.16
Thực chất tổng số nợ ngắn hạn chủ yếu tài trợ cho nhu cầu của vốn sản xuất kinh doanh, tuy khoản nợ ngắn hạn năm 1997 thấp hơn năm 1996, khoản nguần vốn chủ sở hữu lại tăng lên, do vậy đảm bảo cho lợi tức thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 1997 cao hơn năm 1996 là 1.136.589.396đ, nhưng do thu nhập từ hoạt động tài chính năm 1997 lại giảm nên dẫn tới kết quả tổng cộng cuối cùng là hệ số doanh lợi ròng/vốn tự có bị giảm. Để thấy rõ hơn sự cân bằng tài chính của đơn vị cũng như việc đảm bảo các khoản vốn của những đơn vị tài trợ vốn, chúng ta xem tiếp hệ số nợ trên nguần vốn chủ sở hữu Ta thấy năm 1997 hệ số này thấp hơn năm 1996 là 1.96% (2.07 – 4.03) nhưng cả hai năm đều ở tỷ lệ cao hơn nhiều so với tỷ lện chuẩn (1/1) Như vậy qua phân tích trên cho ta thấy tình hình tài chính của đơn vị rất mất cân đối.
3 Phân tích đánh giá khả năng sinh lời của công ty.
Hệ số sinh lời là thước đo đầu tính hiệu quả của quá trình hoạt động của công ty, nó là kết quả của hàng loạt biện pháp quản lý và quyết định của công ty Hệ số sinh lời có nhiều dạng khác nhau, sau đây chúng ta chỉ phân tích một số dạng cơ bản.
3.1 Tỷ số lợi nhuận/doanh thu: (Pdt)
Chỉ số này là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động của công ty, là thước đo chỉ rõ năng lực của công ty trong vòng sáng tạo ra lợi nhuận là năng lực
Page 36 of 67 cạnh tranh Vì vậy khi nói tới khả năng hoạt động của công ty thì mọi đối tượng đều quan tâm tới chỉ số này.
Doanh thu tiêu thụ Đơn vị tính: …Đồng
- Năm 1996: Tỷ số lợi nhuận – doanh thu đạt 0.031, nghĩa là nếu ta tiêu thụ được 1 đồng sản phẩm thì thu được 0.031 đồng lãi thực.
- Năm 1997: Ta thấy tỷ số năm 1997 đạt 0.041, tăng cao hơn 1996 là 0.01, đồng nghĩa với hiệu quả hoạt động của công ty năm 1997 cao hơn năm 1996 Như năm 1998 mức doanh lợi tính theo doanh thu giảm chỉ còn 0.023.
- Nguyên nhân: Là do tỷ trọng giá vốn hàng bán trong tổng doanh thu năm
1997 đã giảm so với tỷ trọng năm 1996 là 1.97%, làm cho lãi gộp năm 1997 cao hơn 1996 là 1.055.176.508đ (có tốc độ tăng 33.68%), điều này dẫn tới tốc độ tăng của lợi nhuận ròng năm 1997 đạt 46.52% trong khi đó tốc độ tăng của doanh thu tiêu thụ chỉ đạt 13.86% (thấp hơn tốc độ tăng của lợi nhuận ròng là 32.66%).
Cả 02 tỷ số lợi nhuận doanh thu trên đều đạt mức trung bình của nghành, thể hiện công ty hoạt động có hiệu quả Tuy nhiên chi phí chiếm trong tổng doanh thu còn lớn, đặc biệt là chi phí quản lý, công ty năm 1997 còn chiếm tỷ trọng cao hơn năm 1996 Năm 1998 có chiều hướng giảm sút vì vậy công ty cần có biện pháp giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn nữa.
3.2 Tỷ số lợi nhuận vốn (P/v)
Chỉ tiêu này cho ta thấy hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn của công ty, mức thực lãi do 01 đồng vốn mang lại.
Số dư bình quân vốn
Lợi nhuận ròng Tổng vốn đầu năm
Tổng vốn cuối năm
Số dư bình quân vốn
Qua bảng phân tích trên, ta thấy:
- Năm 1996: Doanh lợi vốn của công ty là 0.057, nghĩa là cứ 1 đồng vốn đầu tư vào công ty thì mang lại 0.057 đồng lợi nhuận ròng.
- Năm 1997: Tỷ suất lợi nhuận vốn đạt 0.055, thấp hơn 1996 là 0.002 nhưng vẫn đạt mức trung bình của nghành.
- Năm 1998: Tỷ suất nhân lên vốn kinh doanh thấp hơn đạt 0.034
- Nguyên nhân: Sở dĩ doanh lợi vốn trong năm 1996 đạt cao là do tỷ số doanh lợi tiêu thụ sản phẩm của công ty đạt 0.031 và tỷ số sử dụng tài sản lại giảm đi, chỉ đạt 1.3 nên doanh lợi vốn của công ty bị giảm 0.002 tức là cứ 1 đồng vốn đầu tư vào công ty chỉ mang lại 0.055 đồng lợi nhuận ròng Như vậy để tiếp tục cải thiện doanh lợi vốn công ty có thể tăng số lợi nhuận công ty.
3.3 Tỷ số doanh lợi vốn chủ sở hữu (P/vsh)
Nguần vốn chủ sở hữu Đơn vị tính: … Đồng
Nguần vốn CSH đầu năm
Nguần vốn CSH cuối năm
Nguần vốn CSH bình quân
- Năm 1996: Tỷ số doanh lợi vốn chủ sở hữu là 0.2589, tức là cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu mang lại 0.2589 đồng lợi nhuận sau thuế.
- Năm 1997: tỷ số lợi nhuận vốn chủ sở hữu giảm 0.0495, chỉ đạt 0.2094.
- Năm 1998 đạt thấp hơn 1997 là 0.1098.
- Nguyên nhân: Do đầu tư vào tài sản cố định năm 1997 chưa phát huy được hiệu quả, hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm, năm 1997, vốn chủ sở hữu tăng lên chủ yếu là đảm bảo cho những tài sản cố định quản lý và cơ sở hạ tầng của đơn vị (máy vi tính, máy fax, nhà tập thể…), những tài sản này không tham gia trực tiếp vào sản xuất và tạo lợi nhuận, chính điều đó làm cho hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu giảm trong năm 1997 và 1998.
Do tầm quan trọng của tỷ số sinh lời đến uy tín cũng như năng lực cạnh tranh trên thương trường tương lai thì công ty phải phấn đấu hơn nữa để đưa tỷ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu tăng lên để giữ vững niềm tin của các đối tác đầu tư vào công ty, nhằm mục đích tăng trưởng vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, tạo năng lực cạnh tranh ngày càng mạnh đối với các đối thủ của mình.
III Nhận xét chung về tình hình bảo toàn và sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh của công ty.
Qua tìm hiểu thực trạng tình hình tài chính của công ty TNHH thương mại và xây dựng Tân Hưng trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 1997 em có nhận xét tổng quát như sau:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM BẢO TOÀN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH Ở CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI TÂN HƯNG
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚ
Là một doanh nghiệp tư nhân, mọi hoạt động đều do ban lãnh đạo công ty trực tiếp chỉ đạo theo đúng pháp luật hiện hành Trong thời gian trước mắt công ty được sự chỉ đạo trực tiếp của ban lãnh đạo công ty đề ra phương hướng phát triển.
1 Đẩy mạnh hoạt động xây dựng các hạng mục công trình Cán bộ công nhân viên của công ty phải tự nhận thức rằng phải từng bước nâng cao chất lượng công trình, bảo đảm mỹ quan và tiết kiệm chi phí cho công ty.
2 Tăng cường hoạt động khảo sát thiết kế và tư vấn đầu tư cho các phòng ban Trước mắt tích cực tham gia thiết kế, khảo sát các hạng mục công trình quan trọng đảm bảo đưa xây dựng các công tình theo đúng tiến độ đã đề ra
3 Tập trung đầu tư vật tư – tài chính cho việc khai thác đá ở mỏ đá Miếu Môn – Hà Tây nhằm đảm bảo vững chắc nguần đá trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty.
4 Quản lý sử dụng tốt các phương tiện vận chuyển hiện có nâng cao số xe sử dụng, ngày xe bình quan trong tháng giảm chi phí nhiên liệu và sử chữa để thực hiện tốt nhiệm vụ vận chuyển của công ty.
5 Dự kiến tăng doanh thu hàng năm của công ty từ 15 – 20 tỷ đồng năm Bảo đảm tiền lương thực tế năm sau cao hơn năm trước cho toàn thể công nhân viên trong công ty.
6 Bảo đảm và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty Nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Để thực hiện được các nhiệm vụ và mục tiêu trên đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ các biện pháp từ tổ chức, chỉ đạo chỉ huy kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị,
CÁC BIỆN PHÁP BẢO TOÀN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY
Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động được đều phải có vốn Nhưng vấn đề thiếu vốn là “bài ca không bao giờ dứt” đối với tất cả các doanh nghiệp và công ty TNHH xây dựng và thương mại Tân Hưng cũng không nằm ngoài quy luật đó Mặc dù trong 20 năm hoạt động vừa qua, công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc tạo nguần vốn để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên do phần lớn đó là nguần vốn chiếm dụng nên nguần đó sẽ không vững chắc và xảy ra tình trạng thiếu vốn Do vậy công ty càng cần có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng số vốn hiện có để mang lại hiệu quả cao nhất và góp phần mở rộng sản xuất.
1 Đối với vốn cố định
Tài sản cố định chỉ là 01 bộ phận trong tổng thể các bộ phận tạo nên hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị Tuy nhiên nó đóng vai trò rất quan trọng
Page 43 of 67 trong hoạt động sản xuất kinh doanh, có khi nó là động lực kích thích sản xuất kinh doanh phát triển, nhưng cũng có khi lại là yếu tố kìm hãm sự phát triển của công ty một khi nó được quản lý kém và sử dụng vốn không đúng mục đích Mà tài sản cố định là hình thái vật chất của vốn cố định, do vậy việc quản lý – sử dụng tốt tài sản cố định cũng như vốn cố định là một biện pháp góp phần hạn chết vấn đề thiếu vốn và mang lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn Muốn thực hiện việc đó công ty cần:
- Sử dụng vốn cố định sao cho hợp lý – cân đối, ưu tiên đầu tư cho trang thiết bị máy móc thi công vì nó trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất góp phần tăng năng suất và hạ thấp giá thành sản phẩm
- Hiện nay công ty đang tập hợp toàn bộ tài sản cố định về theo dõi ở phòng tài chính công ty do vậy việc quản lý thiếu thực tế chưa sát sao, khó có thể đảm bảo chính xác Công ty cần phân cấp quản lý tài sản cố định gia trách nhiệm rõ ràng cho các phòng ban, bộ phận và công nhân sử dụng tài sản cố định.
- Tăng cường công tác bảo dưỡng, sửa chữa máy móc nhằm đảm bảo thiết bị vận hành tốt, kéo dài thời gian sử dụng tài sản cố định, góp phần tiết kiệm chi phí.
- Công ty có một diện tích lớn nhất là mặt bằng nhà xưởng nằm rải rác ở nhiều nơi nhưng chưa có biện pháp tận dụng, khai thác tốt Công ty cần kiểm tra, sắp xếp lại văn phòng – nhà xưởng làm việc cho hợp lý tiết kiệm và tổ chức cho thuê những mặt bằng nhà xưởng, văn phòng còn lại để tăng thêm thu nhập cho công ty Những giải pháp cần thiết liên quan tới việc điều chỉnh cơ cấu tài sản cố định Bởi vì vậy xây dựng cơ cấu tài sản cố định hợp lý là điều kiện chủ yếu để khai thác đồng bộ, triệt để công suất máy móc, thiết bị, kho tàng Công ty cần phải phân tích cơ cấu tài sản cố định thực tế để kết hợp xem xét toàn diện với phương hướng kinh doanh, tình hình thị trường, khả năng các nguần tài trợ Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản cho phù hợp.
- Công ty đang thực hiện phương pháp khấu hao “tuyến tính cố định” với tất cả các tài sản cố định hiện có là chưa hợp lý và chưa phản ánh đúng mức độ hoa
Page 44 of 67 mòn của một số tài sản cố định Công ty cần quan tâm hơn tới hao mòn vô hình, nhất là trong thời đại khoa học kỹ thuật công nghệ như hiện nay Một số tài sản cố định (chẳng hạn như máy vi tính) có tốc độ đổi mới về công nghệ rất cao về giá trị cả thị trường luôn luôn giảm theo thời gian thì cần dùng phương pháp “khấu hao nhanh” để chóng thu hồi được vốn cố định, dùng vốn để quay vòng đầu tư cho tài sản cố định khác Giải pháp thu hồi vốn và bảo toàn vốn cố định, bao gồm nhiều nội dung mà công ty cần phải làm như tính đúng, tính đủ khấu hao tài sản cố định, trích lập và phân phối quỹ khấu hao hợp lý, xử lý bắt bồi thường cá nhân (đơn vị) thuộc công ty làm mất mát, hư hỏng tài sản cố định trước thời hạn thanh lý Đánh giá lại tài sản cố định khi thời giá thay đổi, đồng thời điều chỉnh hạch toán khấu hao tài sản cố định cho phù hợp.
- Khấu hao tài sản cố định là biện pháp để bảo đảm thu hồi vốn và toàn vốn cố định nhằm tái sản xuất tài sản cố định có hiệu quả
- Hiện nay công ty (cũng như phần lớn các doanh nghiệp) đang áp dụng phương pháp khấu hao cơ bản và sửa chữa lớn Theo phương pháp này hàng năm tài sản cố định sẽ được tính khấu hao theo một tỷ lệ nhất định Hạn chế pưhơng pháp này là chậm thu hồi vốn đầu tư tài sản cố định, chưa tính đến hao mòn vô hình của tài sản cố định, phân bổ khấu hao chưa hợp lý.
- Xin được nêu ra một vài phương pháp khấu hao khác (đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới và các nước công nghiệp phát triển) để công ty nghiên cứu, xem xét nhằm lựa chọn phương pháp khấu hao cho phù hợp. a Phương pháp 1: Phương pháp đường thẳng
VD: Một tài sản cố định nguyên giá là 55 triệu thời gian sử dụng được xác định là
Theo phương pháp này số tiền khấu hao hàng năm đồng đều trong suốt 10 năm Giá trị khấu hao 1 năm = Tổng giá trị thiết bị - Ttrị giá phế thải
Trị giá phế thải là giá trị thu hồi được kinh doanh thanh lý tài sản cố định ta có:
KH = 55 triệu – 5 triệu = 5 triệu/năm
10 năm b Phương pháp 2: Phương pháp bách phân tần số giảm nhân 2 Đây là phương pháp khấu hao gia tốc tính theo mọi tỷ lệ khấu hao cố định, trên trị giá thuần tuý của tài sản cố định vào cuối năm trước Tỷ lệ khấu hao theo đường thẳng (10 năm hữu dụng) là 10% Vậy tỷ lệ khấu hao theo phương pháp này là 10% x 2 = 20% tỷ lệ này được tính trên tần số giảm dần của giá trị tài sản cố định không trừ trị giá phế thải.
Theo ví dụ trên thì năm 1: KH = 55tr x 20 % = 11 triệu
3: KH = (55tr – 11tr – 8,8tr) x 20% = 7,05 triệu
Và cứ như vậy cho đến hết Theo phương pháp này tài sản cố định chưa khấu hao hoàn toàn vào năm thứ 10. c Phương pháp 3: Phương pháp bách phân số nghạch
* Xác định tổng tiền khấu hao
* Chia các niên số theo chiều nghịch cho tổng niên số sau đó nhân với giá trị TSCĐ trừ trị giá phế thải
Số tiền khấu hao năm 1:
Số tiền khấu hao năm 2: d Phương pháp 4: Phương pháp khấu hao theo đơn vị sản xuất
MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN NHẰM ĐẢM BẢO NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
Thực hiện cơ chế tín dụng trên toàn bộ nguồn vốn tổng công ty
Để chấn chỉnh việc thực hiện cơ chế tín dụng trong toàn công ty, các cấp quản lý cần triển khai tiếp mấy việc sau:
- Làm thông suốt nhận thức và xây dựng quan điểm đúng về trách nhiệm sử dụng vốn tổng công ty đến từng tập thể và người lao động đang sử dụng vốn tổng công ty Làm thế nào để mọi người trong toàn công ty cùng thống nhất về nguyên tắc Nhận vốn của công ty mẹ thì phải kèm theo điều kiện về bảo toàn, phát triển
Page 57 of 67 vốn Đó vừa là sự khảng định pháp lý về một điều kiện của sự tồn tại và nghĩa vụ đóng góp của một công ty thành viên.
- Xác định cụ thể bước triển khai cơ chế tín dụng trong năm tới
- Cơ chế tín dụng được coi là kỷ luật bắt buộc đối với đơn vị trong công ty
Thiết lập quỹ dự phòng tài chính và quỹ bảo toàn lao động
Thiết lập quỹ dự phòng tài chính: Để bảo đảm bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, việc thiết lập quỹ dự phòng tài chính là rất cần thiết dùng để:
Dự phòng giảm giá, rủi ro, đối với các khách hàng phá sản công ty không đòi được nợ Để trang trải rủi ro và phí tổn có thể phát sinh nhưng chưa xác định được thời gian và nghạch số phí tổn Công ty phải quyết toán để lập các khoản dự phòng rủi ro và phí tổn không chậm trễ, trước kết thúc liên độ.
Trong hoạt động kinh doanh không phải lúc nào cũng “thuận buồm xuôi gió” nên không tránh khỏi sự tranh chấp và chắc chắn là công ty phải chịu án phí hoặc tiền bồi thường.
Có những rủi ro mà công ty cần sẵn sàng chấp nhận do tính chất hoạt động của mình nhưng thời gian phát sinh và phí liên quan đến rủi ro chưa xác định (như chi phí bảo hành, đóng gói, vận chuyển thêm…)
Và một dự định nữa của phòng tài chính là để bù đắp vào nguần vốn mà doanh nghiệp bảo toàn thiếu, chứ không phải lấy vào vốn XDCB Mặt hàng quỹ dự phòng còn có thể giải toả sự căng thẳng về vốn tăng lên đột ngột cho các đơn vị, xí nghiệp thành viên.
Quỹ dự phòng tài chính được lấy từ lợi nhuận của công ty (lợi nhuận trước khi chịu thuế lợi tức)
Nhưng các khoản dự phòng đều có thời hạn nhất định, nếu quá mà không sử dụng thì sẽ trở thành vốn chết do đó phải quay về cội nguần của nó là lợi tức đem ra phân phối và sử dụng.
- Hình thành quỹ bảo trợ lao động:
Hai điều kiện cơ bản quyết định sự sống còn của mỗi doanh nghiệp là vốn và lao động (lao động biết kinh doanh và quản lý)
Nguần hình thành quỹ bảo trợ lao động có căn cứ và được tích góp nhất là trích một phần từ khoản thu tín dụng vốn công ty mẹ như đã trình bày trên.
Quỹ bảo trợ lao động đương nhiên được sử dụng chi trợ cấp cho mọi loại lao động mà trước mắt vì lý do năng lực, sức khoẻ nên không sắp xếp được hoặc khó sắp xếp vào các khâu trong công tác hoặc bản thân người lao động muốn nghỉ tại nhà (nhưng chưa muốn nghỉ hưu)…Mức độ trợ cấp hàng tháng sẽ tuỳ thuộc nguần quyết định Nhưng ít nhất có thể đảm bảo như mức trả lương với khu vực hành chính sự nghiệp.
Công ty có vai trò tập chung chỉ đạo và điều hành quỹ bảo trợ lao động, sở dĩ đặt ra điều nfy vì vốn tổng công ty bình quân theo đầu người giữa các đơn vị, xí nghiệp thuộc công ty đang không giống nhau
Công ty tập chung chỉ đạo thống nhất việc hình thành và sử dụng quỹ bảo trợ lao động các đơn vị.
Giao trách nhiệm chi quỹ bảo trợ lao động cho đơn vị hạch toán kinh tế
Công ty thực hiện việc điều hành quỹ bảo trợ lao động giữa các phòng ban trong công ty.
Tăng cường công tác quản lý
a Tập chung quản lý tài chính và quản lý hiệu quả kinh doanh
- Tài chính bao gồm vốn và nghĩa vụ tài chính, phải được quản lý tập chung tại các đầu mối hạch toán kinh tế thể hiện:
Việc cung cấp ứng vốn cho nơi sử dụng được quản lý chặt chẽ.
Sử dụng lãi suất tín dụng đối với mọi nguần vốn được sử dụng quản lý thu đủ cả vốn lẫn lãi các khoản vay.
Quản lý chặt chẽ và nghiêm minh việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính ở khâu cửa hàng như nộp thuế, trích nộp khấu hao cơ bản lên công ty, trích nộp bảo hiểm xã hội, nộp kinh phí lên công ty…
Mọi việc trên được quy chế hoá, kiểm tra đôn đốc kịp thời, có chế độ thưởng phạt thoả đáng Hiệu quả kinh tế cần được quản lý tập chung tại các cửa hàng, trạm, xưởng, không phân tán, phó thác cho tổ khoán hoặc nhóm khoán.
Trưởng phòng ở cấp này là chủ thể quản lý, chịu trách nhiẹm về sử dụng vốn và hiệu quả kinh tế trước giám đốc công ty Do đó phải kiện toàn thêm nữa vai trò tổ chức, kiểm tra đôn đốc và vai trò tự chịu trách nhiệm của cấp chỉ huy trực tiếp kinh doanh này. b Thống nhất áp dụng một cơ chế khoán thích hợp
Mỗi đơn vị hạch toán là một đầu mối quản lý, cần thiết phải đề ra mục tiêu, nhiệm vụ biện pháp tiến hành nhiệm vụ để cấp trực tiếp kinh doanh thực hiện
Một hình thức khoán thích hợp phải kết hợp được 3 yêu cầu:
- Khoán công việc rõ ràng, khoán sản phẩm hoặc khoán doanh số mua, bán hàng chi phí, khoán quyền hạn, trách nhiệm trong quá trình thực hiện công việc. Trong chi phí có thể khoán việc tự trả lương hoặc đơn vị sẽ trả lương.
- Phải thể hiện được rõ các yêu cầu quản khoán, nhất là quản lý chặt chẽ việc hoàn vốn và thu đủ lãi tín dụng Giao cụ thể trách nhiệm tạo nguần nộp thuế và xác định đủ với mức hợp lý các khoản phải đóng góp theo yêu cầu bắt buộc.
- Nói rõ quyền lợi của người nhận khoán, như được cửa hàng chia lương được hưởng thu nhập vượt khoán theo mức độ nào.
Cùng với quyền lợi, cầu nêu cao tính kỷ luật trong việc thực hiện quy chế khoán, kèm theo những điều phạt trong trường hợp hàng hoá không hoàn thành các yêu cầu khoán và quản. c Từng bước đưa dần khấu hao vô hình và tỷ lệ trích khấu hao cơ bản
Tình hình hiện nay không cho phép công ty chỉ nghĩ đến hao mòn hữu hình vì thời gian tính khấu hao sẽ kéo dài trong khi những tiến bô khoa học kỹ thuật hiện nay cho phép cứ trung bình 5 năm lại tạo được 1 thế hệ máy móc thiết bị mới Như vậy cách tính khấu hao như hiện nay thì sau 5 – 7 năm công ty làm sao có thể đủ tiền đổi mới kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm để cạnh tranh trên thị trường.
Có thể trong điều kiện hiện nay việc đưa hao mòn vô hình phải từng bước dần vì nếu đưa ngay toàn bộ vào lập tức thì giá thành sẽ bị “đội lên”, lợi nhận “không có lãi” ảnh hưởng tới thu nhập người lao động, gia tăng sẽ khó tiêu thụ sản phẩm. d Tăng cường công tác hạch toán và kiểm tra
- Công tác hạch toán cần được chấn chỉnh trên các mặt
Tổ chức thu nhập, phản ánh chỉ tiêu kinh tế, phải đạt được yêu cầu đúng đủ, kịp thời, khắc phục tình trạng quyết toán sai, phải sửa chữa như hiện nay.
Nghiêm chỉnh lập lại kỷ luật báo cáo nhanh các chỉ tiêu kinh tế - tài chính hàng tháng.
- Tổ chức thường xuyên công tác kiểm tra
Các cửa hàng, xưởng tự kiểm tra theo yêu cầu chỉ đạo của công ty (1 tháng 1 lần) Công ty kiểm tra cửa hàng, xưởng trực thuộc (1 quý 1 lần).
- Việc phân tích đánh giá hoạt động kinh tế của cửa hàng, đơn vị xí nghiệp hầu như bị bỏ qua, vì vậy khuyết điểm và tồn tại trong kinh doanh và trong quản lý chưa phân tích, uốn nắn kịp thời, nên hàng htáng, hàng quý công ty nên phân tích đánh giá lại các hoạt động kinh tế nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh Hệ thống kế toán công ty cũng xác lập mối quan hệ thông tin kinh tế kịp thời, chỉ đạo kịp thời, chỉ đạo thống nhất hơn về chuyên môn nghiệp vụ.
Để quá trình thanh toán được nhanh chóng và thuận lợi công ty cần
- Xem xét đơn đặt hàng và tiến hành công tác thống kê
- Thoả thuận với khách hàng về trình tự thanh toán
- Tổ chức cơ cấu thích hợp và đào tạo nhân viên đủ khả năng thực hiện các chức năng chuyên môn cho từng bộ phận.
- Tổ chức tốt hoạt động thanh toán.
Việc thực hiện tốt các nhiệm vụ đó cho phép xây dựng mối quan hệ tốt hơn với khách hàng, mở rộng quan hệ giao dịch và qua đó tăng khả năng ban hàng ra. Một thiếu sót thường gặp trong quản lý tách rời hoạt động của bộ phận Marketting và bộ phận thanh toán Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nếu bộ phận tiêu thụ tạo cho khách hàng những điều kiện thanh toán thích hợp sử dụng các thủ thuật về giá cả để thay đổi thời hạn thanh toán…có thể lôi cuốn khách hàng, tăng bán ra Điều quan trọng là phải xác định được toàn bộ các điều kiện thanh toán thích hợp
Sự phối hợp chặt chẽ vừa các bộ phận tiêu thụ, marketting và thanh toán không những tạo điều kiện phục vụ tốt hơn, nâng cao hiệu quả hoạt động trong từng bộ phận mà còn cho phép quản lý chặt chẽ các khoản nợ phải đòi Ngay từ khi đặt quan hệ giao dịch, bộ phận thanh toán cần xác định rõ cá nhân nào trong khách hàng chịu trách nhiệm thanh toán và đặt mối quan hệ trực tiếp với họ Mối liên hệ cá nhân đó cần phải được đặt trước thời hạn phải thanh toán theo hợp đồng Cần nắm vững số nợ, điều kiện thanh toán những khó khăn mà bạn hàng có thể gặp phải và khả năng giải quyết các khó khăn đó của họ Nhân viên của bộ phận thanh toán cần tiến hành đều đặn các cuộc gặp gỡ với đại diện của các khách hàng lớn và cố gắng giải quyết các khó khăn của họ.
Trong bất kỳ trường hợp nào, cần có hệ thống kiểm tra nhằm phát hiện các sai sót trong bộ phận thanh toán và kịp thời giải quyết.
Xây dựng chiến lược Marketting, tìm kiếm thời cơ hấp dẫn
Các doanh nghiệp có thể nhận thấy cơ hội kinh doanh ở khắp mọi nơi, nhưng mỗi doanh nghiệp không thể nào theo đuổi tất cả các khả năng đó (có thể thu được lợi nhuận) đã được phát triển và các khả năng đó không phải tất cả để thực sự trở
Page 62 of 67 thành thời cơ hấp dẫn của doanh nghiệp Để nâng cao hiệu quả hoạt động, chúng ta cần phải nghiên cứu và lựa chọn trong vô vàn những thời cơ đó, những thời cơ hấp dẫn nhất để thực hiện hoạt động kinh doanh Vì vậy đòi hỏi cần nghiêu cứu kỹ nhu cầu cũng như tình hình biến động của thị trường trước khi quyết định đầu tư vốn vào kinh koanh.
Qua tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH xây dựng và thương mại Tân hưng, ta thấy công ty làm ăn ngày càng có hiệu quả và đang dần dần thích ứng với cơ chế thị trường Hoạt động của công ty rất đa dạng vừa trang trí nội thất, thiết kế, sản xuất đồ mộc, cơ khí và kinh doanh vật tư…Trong năm 1998, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nhưng công ty không ngừng vươn lên, tìm kiếm các đối tác xây dựng để tạo việc làm cho cán bộ công nhân viên trong công ty, tao thu nhập ổn định cho người lao động và không ngừng nâng cao đời sống vật chất – tinh thần cho công nhân viên toàn công ty
Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tân Hưng đã giải quyết khá tốt các quan hệ tài chính trong phạm vi hoạt động của mình, điều này được thể hiện trong
Page 63 of 67 việc tổ chức, quản lý và sử dụng hiệu quả nguần vốn của công ty Với những thành quả đạt được, công ty đang góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước Tuy vẫn còn những hạn chế cần khắc phục nhưng với những kết quả đạt được công ty đã và đang khảng định hướng đi, mở rộng quy mô hoạt động của đơn vị mình
Trong thời gian học tập tại trường, dưới sự giảng dậy của các Thầy Cô và qua thời gian thực tập tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Tân Hưng, với sự hướng dẫn tận tình của các anh chị em trong phòng tài chính kế toán, bản thân em đã học được nhiều kinh nghiệm từ thực tế về phương pháp quản lý tài chính, phương pháp hạch toán và đánh giá khả năng tài chính của đơn vị kinh doanh. Nhưng do khả năng Ban giám đốc Công ty thông cảm, đóng góp ý kiến và tập khoá luận này để em hoàn chỉnh hơn những kiến thức đã được ghi nhớ khi học tại trường và vận dụng tốt trong công việc thực tế sau này.