ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng và địa điểm
- Tất cả trẻ < 5 tuổi được chẩn đoán hen phế quản, đang có cơn hen phế quản cấp vào điều trị tại Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai.
2.1.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
- Bệnh nhân được chẩn đoán hen theo GINA 2009.
- Bệnh nhân đang có cơn HPQ cấp.
2.1.1.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán hen theo GINA 2009 [42].
- Lâm sàng: +Khò khè thường xuyên (> 1 lần 1 tháng), không biến đổi theo mùa.
+Ho hay khò khè do vận động,ho về đêm trong các đợt không nhiễm siêu vi
+ Nếu trẻ có các biểu hiện dị ứng như chàm, viêm mũi dị ứng hoặc trong gia đình có bố hoặc mẹ bị chàm hoặc có các cơ địa dị ứng khác thì khả năng trẻ bị hen nhiều hơn Một chỉ số lâm sàng đơn giản dựa trên việc xuất hiện khò khè trước 3 tuổi và sự có mặt của một yếu tố nguy cơ chính (tiền căn gia đình có cha mẹ bị hen hay chàm) hay 2 trong 3 yếu tố nguy cơ phụ (tăng bạch cầu đa nhân ái toan, khò khè trong đợt không bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng) là các triệu chứng tiên đoán xuất hiện bệnh hen khi trẻ lớn hơn.
- Các triệu chứng trên thường xảy ra và nặng hơn về đêm, làm trẻ thức giấc hoặc khi:
+ Tiếp xúc với lông súc vật
+ Tiếp xúc với hoá chất
+ Tiếp xúc với bụi nhà
+ Uống thuốc ( Aspirin hoặc các thuốc chống viêm không streroid khác) + Gắng sức, chạy nhảy đùa nghịch nhiều.
+ Tiếp xúc với dị nguyên hô hấp như phấn hoa.
+ Nhiễm virus đường hô hấp.
+ Hít phải khói thuốc lá, bếp than, củi, dầu….
+ Rối loạn cảm xúc mạnh như quá xúc động, quá vui, quá buồn…
2.1.1.3 Phân loại độ nặng của cơn hen cấp dựa vào các đặc điểm lâm sàng trước điều trị GINA 2009 [42].
1 Tinh thần Bình thường Kích thích, lơ mơ
3 Nói từng câu / từng từ Từng câu Từng từ
4 Mạch < 100 lần/phút >200 lần/phút ( 0 – 3 tuổi)
6.Sự thay đổi về khò khè Có thay đổi Yên lặng
- Chỉ cần 1 trong các dấu hiệu nặng thì được chẩn đoán là bệnh nặng.
- SaO2 được đo trước khi thở oxy hoặc dùng thuốc dãn phế quản.
- Sự phát triển của trẻ bình thường.
Bệnh lý kèm theo khi tham gia nghiên cứu ( thiếu máu, loạn nhịp, suy tim, tim bẩm sinh, bệnh gan, thận…).
Bệnh nhân nghi ngờ hoặc chắc chắn bị suy giảm miễn dịch, bị nhiễm HIV, đang diều trị thuốc ức chế miễn dịch, hoá trị liệu…
Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
2.1.2.1 Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3-2010 đến tháng 9-2010.
2.1.2.1 Địa điểm nghiên cứu: được thực hiện tại Khoa Nhi, Khoa Huyết học, Khoa Vi sinh Bệnh viện Bạch Mai.
Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu, so sánh giữa hai nhóm có nhiễm virus và không nhiễm virus
+ Các chỉ tiêu nghiên cứu:
Một số yếu tố liên quan đến đặc điểm lâm sàng
- Tiền sử dị ứng bản thân: viêm mũi dị ứng, chàm,mày đay và bệnh dị ứng khác.
- Tiền sử của gia đình: Tiền sử HPQ và VMDƯ của ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột.
Đánh giá ảnh hưởng của nhiễm virus đường hô hấp với triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và thời gian điều trị:
- Bệnh nhân được chia làm 2 nhóm:
+ Nhóm 1: bao gồm những bệnh nhân nhiễm virus.
+ Nhóm 2: bao gồm những bệnh nhân không nhiễm virus
- Chúng tôi so sánh sự khác nhau của 2 nhóm nhiễm virus đường hô hấp và không nhiễm virus đường hô hấp.
- Sự khác nhau về triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng.
- Sự khác nhau về mức độ nặng nhẹ của bệnh.
- Sự khác nhau về thời gian điều trị.
Chọn cỡ mẫu tiện ích : Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán HPQ dưới 5 tuổi đang có cơn HPQ cấp vào điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 3-2010 đến tháng 9-2010
2.2.3 Dụng cụ và phương tiện nghiên cứu:
- Mẫu bệnh án đã có sẵn.
- Dụng cụ cân đo tại Khoa Nhi BV Bạch Mai.
- Máy đo SpO2 pulmonary oxymetre của Nhật.
- Máy xét nghiệm tại các Khoa Cận lâm sàng BV Bạch Mai.
Phương pháp và kỹ thuật thu thập số liệu
+ Tiền sử dị ứng: Chàm
Mày đay và các bệnh dị ứng khác
- Tiền sử gia đình: Ông bà, bố mẹ, anh chị em bị hen phế quản, VMDƯ.
- Dấu hiệu khò khè cò cử:
+ Từ trước đến nay có biểu hiện khò khè.
+ Trong 12 tháng qua có bao nhiêu lần khò khè.
Khám lâm sàng, thu thập dữ liệu theo mẫu bệnh án
- Co kéo cơ hô hấp
- Nghe phổi: ran ẩm nhỏ hạt Ran ẩm to hạt Ran rít ran ngáy
- Sau đó xếp loại mức độ nặng nhẹ của cơn hen theo GINA 2009.
2.3.1.2 Lấy bệnh phẩm xét nghiệm:
- Được thực hiện theo qui trình của Bệnh viện Bạch Mai Kết quả được thẩm định theo tiêu chuẩn quốc tế và ghi theo mẫu bệnh án nghiên cứu.
- Kỹ thuật lấy dịch tỵ hầu:
+ Thời gian lấy bệnh phẩm: buổi sáng sớm sau khi trẻ dậy khi chưa làm vệ sinh mũi miệng.
+ Tư thế bệnh nhân ngồi đầu được giữ ở tư thế thẳng.
+ Luồn ống hút vào đường mũi với khoảng cách bằng 1/2 khoảng cách từ cánh mũi đến dái tai của trẻ.
+ Dùng bơm tiêm 5ml hút khoảng 1ml dịch tỵ hầu.
+ Cắt đầu ống sonde có chứa dịch tỵ hầu cho vào ống xét nghiệm vô khuẩn của khoa vi sinh và gửi ngay đến phòng xét nghiệm của khoa vi sinh.
2.3.1.2 Phân lập virus bằng kỹ thuật PCR dịch tỵ hầu
- Tất cả các bệnh nhân hen phế quản dưới 5 tuổi vào điều trị tại khoa Nhi Bệnh Viện Bạch Mai chúng tôi đều tiến hành làm PCR dịch tỵ hầu.
- Thiết bị và địa điểm: Nghiên cứu được tiến hành tại khoa nhi và khoa
THU NHẬN VÀ XỬ LÝ MẪU Nguyên lý: Dùng tăm bông và dung dịch bảo quản
TÁCH CHIẾT DNA Nguyên lý: Phương pháp tủa ( Chomczynski & Sacchi, 1987).
THỰC HIỆN REAL – TIME PCR Nguyên lý: Primer và Taqman probe đặc hiệu cho
MẪU ÂM TÍNH MẪU DƯƠNG TÍNH vi sinh Bệnh Viện Bạch Mai bằng kỹ thuật sinh học phân tử trên máy Bio Rad CFX96 TM Real – Time System CC3071.
Các virus phân lập: Cúm, Adenovirus, RSV.
- Phương pháp RT-PCR phát hiện virus cúm, RSV, Adenovirus là một kỹ thuật hiện đại và chính xác hiện nay.Qui trình được tiến hành như sau:
TÓM TẮT QUY TRÌNH PHÁT HIỆN ADENOVIRUS
TÓM TẮT QUY TRÌNH PHÁT HIỆN CÚM A – CÚM B - RSV
THU NHẬN VÀ XỬ LÝ MẪU Nguyên lý: Dùng tăm bông và dung dịch bảo quản
TÁCH CHIẾT RNA Nguyên lý: Phương pháp tủa ( Chomczynski & Sacchi, 1987).
THỰC HIỆN RT - PCR Nguyên lý: dùng enzyme phiên mã ngược chuyển RNA thành cDNA
THỰC HIỆN PCR Nguyên lý: Primer đặc hiệu cho mỗi tác nhân. ĐIỆN DI TRÊN GEL AGAROSE
MẪU DƯƠNG TÍNH MẪU ÂM TÍNH
Hình 2.1 Hình ảnh mẫu dương tính của virus Cúm A,B, RSV ( Mẫu 21 dương tính, mẫu 48 âm tính)
Hình 2.2 Hình ảnh mẫu dương tính của Adenovirus Giếng 1,3,4,5: Bệnh phẩm dương tính
Giếng 2,6 : Bệnh phẩm âm tính
Phân tích và xử lý số liệu
Số liệu thu thập được quản lý và xử lý theo phương pháp thống kê y học, trên phần mềm SPSS 10.0 với các thuật toán:
- Tính số trung bình và độ lệch chuẩn ( X ± SD)
- So sánh 2 trung bình bằng test t_Student.
- So sánh 2 tỷ lệ bằng kiểm định χ 2
- Đánh giá mối liên quan giữa hai biến số bằng phân tích đơn biến, sử dụng tỉ xuất chênh với khoảng tin cậy 95% ( OR,95%CI).
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ tháng 3 năm 2010 đến tháng 9 năm 2010 chúng tôi đã khám và điều trị cho 74 bệnh nhân HPQ ( được chẩn đoán theo tiêu chuẩn GINA 2009) Kết quả được trình bày trong các bảng và biểu đồ như sau
3.1 ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỘ NẶNG CỦA BỆNH
3.1.1 Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới
Bảng 3.1 Phân bố bệnh nhân theo giới
Giới Số lượng Tỷ lệ %
Bảng 3.2 Phân bố bệnh nhân theo tuổi
Tuổi Số lượng Tỷ lệ %
Nhận xét : Theo kết quả bảng 3.1 và 3.2 cho thấy HPQ gặp ở trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ, với tỷ lệ nam là 58,12% và nữ là 41,88%, tỷ số giữa nam/nữ là 1,39/1
Bảng 3.2 cũng cho thấy trẻ dưới 2 tuổi chiếm tỷ lệ 64,86%, nhóm trẻ 2 –
Biểu đồ 3.1 Phân bố bệnh nhân theo giới
Bảng 3.3 Tỷ lệ nhiễm virus
Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ nhiễm virus Nhận xét: Bảng 3.3 cho thấy tỉ lệ virus dương tính chiếm 83,78%, tỉ lệ virus âm tính là 16,22%
Bảng 3.4 Tỷ lệ nhiễm từng loại virus
Virus Dương tính Tỷ lệ %
Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ nhiễm từng loại virus
Nhận xét: Theo kết quả bảng 3.4 cho thấy tỷ lệ nhiễm cúm A cao nhất
( 55,1%), thứ 2 là RSV ( 28,58%), tỷ lệ nhiễm Adenovirus thấp hơn cúm A vàRSV ( 16,32%) Đặc biệt không có bệnh nhân nào dương tính với cúm B.
3.1.3 Tỷ lệ từng loại virus (+) theo tuổi
Bảng 3.5 Tỷ lệ từng loại virus (+) theo tuổi
Nhận xét: Kết quả bảng 3.5 cho thấy tỷ lệ nhiễm từng loại virus ở 2 nhóm tuổi là tương đương nhau Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (
3.1.4 Tiền sử dị ứng bản thân
Biểu đồ 3.4: Tiền sử dị ứng bản thân
Nhận xét: Tiền sử bản thân mà chúng tôi khai thác bao gồn tiền sử
VMDƯ, tiền sử chàm, tiền sử mề đay và dị ứng khác Kết quả biểu đồ 3.4 cho thấy trong số 74 bệnh nhân nghiên cứu có 41 bệnh nhân có kèm theo VMDƯ chiếm 55,41% , 34 bệnh nhân có kèm theo chàm chiếm tỉ lệ 45,99%, mề đay và một số bệnh dị ứng khác chiếm 45,99%
Bảng 3.6 Liên quan tiền sử bản thân và độ nặng Độ nặng
Mề đay và dị ứng khác 11 40,7
Nhận xét: Bảng 3.6 cho thấy tỉ lệ bệnh nhẹ và nặng ở các nhóm bệnh dị ứng là như nhau Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)
3.1.5 Triệu chứng cơn HPQ cấp
Bảng 3.7 Triệu chứng cơn HPQ cấp
Co kéo cơ hô hấp 46 95,83 21 80,77 67 90,54 0,048
Biểu đồ 3.5 Tỉ lệ của các triệu chứng lâm sàng
Nhận xét: Bảng 3.7 cho thấy các triệu chứng ho, khò khè, sốt, chảy mũi, mạch nhanh, nhịp thở nhanh, co kéo cơ hô hấp, ran ẩm, ran rít gặp với chiếm tỉ lệ cao ( > 50%) Trong đó triệu chứng khò khè và ran rít gặp 100% Các triệu chứng còn lại ( tím, kích thích, mạch nhanh) gặp dưới 50%.
Tuy nhiên chỉ có các triệu chứng kích thích, nhịp thở nhanh co kéo cơ hô hấp và ran ẩm là có sự khác biệt giữa 2 nhóm tuổi, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ( P < 0,05)
3.2 ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỄM VIRUS VÀ ĐỘ NẶNG CỦA BỆNH
3.2.1 Ảnh hưởng nhiễm virus và độ nặng
Bảng 3.8 Ảnh hưởng nhiễm virus và độ nặng
Nhận xét: Bảng 3.8 cho thấy trong nhóm virus dương tính ( dương tính với 1 virus trở lên) tỷ lệ bệnh nhân nặng chiếm 75,81%, nhóm virus âm tính ( không có dương tính với loại virus nào) có tỉ lệ bệnh nhân nặng là 0% Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ( P = 0,001).
Biểu đồ 3.6 Ảnh hưởng của nhiễm virus đến độ nặng cơn HPQ cấp
3.2.2 Ảnh hưởng số virus dương tính và độ nặng
Bảng 3.9 Ảnh hưởng số virus dương tính và độ nặng
Nhận xét: Kết quả bảng 3.9 cho thấy tỉ lệ bệnh nhân nặng ở nhóm nhiễm 2 virus trở lên chiếm 96,88%, ở nhóm chỉ nhiễm 1 virus chiếm 53,33% Sự không khác biệt này không có ý nghĩa thống kê ( P > 0,05).
3.2.3 Ảnh hưởng của từng loại virus và độ nặng
Bảng 3.10 Ảnh hưởng nhiễm Adenovirus và độ nặng
Bảng 3.11 Ảnh hưởng nhiễm virus cúm A và độ nặng
Virus Có Có P OR Độ nặng
Bảng 3.12 Ảnh hưởng nhiễm RSV và độ nặng
Nhận xét: Bảng 3.10 cho thấy với Adenovirus sự khác biệt tỷ lệ bệnh nhân nặng ở hai nhóm virus dương tính và âm tính không có ý nghĩa thống kê ( P > 0,05)
Bảng 3.11 cho thấy nhiễm virus cúm A có nguy cơ làm bệnh nặng cao gấp 5,43 lần không nhiễm cúm A( p = 0,001).
Biểu đồ 3.7 Liên quan giữa virus cúm A và độ nặng
Tương tự bảng 3.12 cho thấy nhóm bệnh nhân dương tính với RSV có số bệnh nhân nặng là 26 chiếm 92,86%, nhóm âm tính với RSV chiếm 45,65% Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với ( OR = 15,476, 95% CI: 2,623 – 91,312,
Biểu đồ 3.8 Liên quan giữa RSV và độ nặng
3.3 MỐI LIÊN QUAN CỦA NHIỄM VIRUS VÀ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ
Nghiên cứu của chúng tôi tất cả 74 bệnh nhân có cơn HPQ cấp và điều trị tại khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai, chúng tôi đều tiến hành làm PCR dịch tỵ hầu ngay thời điểm bệnh nhân vào để có sự tương ứng với các triệu chứng lâm sàng khai thác được ở thời điểm đó, kết quả được mô tả ở các bảng sau:
3.3.1 Liên quan giữa sốt và nhiễm virus
Bảng 3.13 Liên quan giữa sốt và nhiễm virus
Nhận xét : Kết quả bảng 3.10 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có sốt ở nhóm virus
( + ) chiếm tỉ lệ 88,71%, nhóm virus ( - ) chiếm 66,67% Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với ( OR: 3,93, 95% CI, 0,89 – 17,33, P > 0,05).
3.3.2 Liên quan giữa chảy mũi và nhiễm virus
Bảng 3.14 Liên quan giữa chảy mũi và nhiễm virus
Nhận xét : Từ bảng 3.14 cho thấy nhóm virus dương tính tỉ lệ bệnh nhân có triệu chứng chảy mũi chiếm 53,33%, nhóm âm tính có tỷ lệ chảy mũi 41,67%, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với ( OR: 1,6, 95% CI 0,45 – 5,68; P > 0,05).
3.3.3 Liên quan giữa kích thích và nhiễm virus
Bảng 3.15 Liên quan giữa kích thích và nhiễm virus
Nhận xét: Kết quả bảng trên cho thấy nhóm virus dương tính bệnh nhân có triệu chứng kích thích chiếm 54,84%, số bệnh nhân có triệu chứng kích thích ở nhóm virus âm tính chiếm tỉ lệ 0%, sự khác biệt này có ý nhĩa thống kê ( P = 0,001).
3.3.4 Liên quan giữa triệu chứng co kéo cơ hô hấp và nhiễm virus
Bảng 3.16.Liên quan giữa co kéo cơ hô hấp và nhiễm virus
(+) 1 virus trở lên (-) cả 3 virus
Nhận xét: Bảng 3.16 cho thấy bệnh nhân có co kéo cơ hô hấp ở nhóm có virus dương tính chiếm 91,94% , ở nhóm có virus âm tính chiếm 83,33% Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ( p > 0,05).
3.3.5 Liên quan giữa tím và nhiễm virus
Bảng 3.17 Liên quan giữa tím và nhiễm virus
Nhận xét: Từ bảng 3.17 cho thấy nhóm virus dương tính tỷ lệ bệnh nhân bị tím là 32,26%, nhóm virus âm tính tỉ lệ bệnh nhân có tím là 0% Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P = 0,016.
3.3.6 Liên quan giữa nhịp thở và nhiễm virus
Bảng 3.18 Liên quan giữa nhịp thở và nhiễm virus
Nhận xét: Kết quả bảng 3.18 cho thấy có sự khác biệt về tỷ lệ bệnh nhân nhân có nhịp thở tăng ở nhóm virus dương tính ( 83,87%) và nhóm virus âm tính ( 41,67%) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với ( OR = 7,28, 95% CI 1,72 – 30,84; P = 0,01)
3.3.7 Liên quan giữa mạch và nhiễm virus
Bảng 3.19 Liên quan giữa mạch và nhiễm virus
(+) 1 virus trở lên (-) cả 3 virus
Nhận xét: Kết quả bảng 3.19 cho thấy sự bệnh nhân có triệu chứng mạch nhanh có virus dương tính chiếm 91,94% và nhóm có virus âm tính chiếm 75%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ( OR: 3,8, 95% CI, 0,738 – 19,57, P > 0,05).
3.3.8 Liên quan giữa SpO 2 và nhiễm virus
Bảng 3.20 Liên quan giữa SpO 2 và nhiễm virus
Nhận xét: Kết quả bảng 3.20 cho thấy những bệnh nhân có SpO2 < 90% đều nằm trong nhóm virus dương tính, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với
3.3.9 Liên quan giữa số lượng bạch cầu và nhiễm virus
Bảng 3.21 Liên quan giữa nhiễm virus và số lượng bạch cầu
Số lượng bạch cầu tăng
Số lượng bạch cầu không tăng
Số lượng bạch cầu trung bình 10924,240 ± 13342,620 9090,833 ± 2691,247 > 0,05
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỘ NẶNG CỦA BỆNH
3.1.1 Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới
Bảng 3.1 Phân bố bệnh nhân theo giới
Giới Số lượng Tỷ lệ %
Bảng 3.2 Phân bố bệnh nhân theo tuổi
Tuổi Số lượng Tỷ lệ %
Nhận xét : Theo kết quả bảng 3.1 và 3.2 cho thấy HPQ gặp ở trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ, với tỷ lệ nam là 58,12% và nữ là 41,88%, tỷ số giữa nam/nữ là 1,39/1
Bảng 3.2 cũng cho thấy trẻ dưới 2 tuổi chiếm tỷ lệ 64,86%, nhóm trẻ 2 –
Biểu đồ 3.1 Phân bố bệnh nhân theo giới
Bảng 3.3 Tỷ lệ nhiễm virus
Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ nhiễm virus Nhận xét: Bảng 3.3 cho thấy tỉ lệ virus dương tính chiếm 83,78%, tỉ lệ virus âm tính là 16,22%
Bảng 3.4 Tỷ lệ nhiễm từng loại virus
Virus Dương tính Tỷ lệ %
Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ nhiễm từng loại virus
Nhận xét: Theo kết quả bảng 3.4 cho thấy tỷ lệ nhiễm cúm A cao nhất
( 55,1%), thứ 2 là RSV ( 28,58%), tỷ lệ nhiễm Adenovirus thấp hơn cúm A vàRSV ( 16,32%) Đặc biệt không có bệnh nhân nào dương tính với cúm B.
3.1.3 Tỷ lệ từng loại virus (+) theo tuổi
Bảng 3.5 Tỷ lệ từng loại virus (+) theo tuổi
Nhận xét: Kết quả bảng 3.5 cho thấy tỷ lệ nhiễm từng loại virus ở 2 nhóm tuổi là tương đương nhau Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (
3.1.4 Tiền sử dị ứng bản thân
Biểu đồ 3.4: Tiền sử dị ứng bản thân
Nhận xét: Tiền sử bản thân mà chúng tôi khai thác bao gồn tiền sử
VMDƯ, tiền sử chàm, tiền sử mề đay và dị ứng khác Kết quả biểu đồ 3.4 cho thấy trong số 74 bệnh nhân nghiên cứu có 41 bệnh nhân có kèm theo VMDƯ chiếm 55,41% , 34 bệnh nhân có kèm theo chàm chiếm tỉ lệ 45,99%, mề đay và một số bệnh dị ứng khác chiếm 45,99%
Bảng 3.6 Liên quan tiền sử bản thân và độ nặng Độ nặng
Mề đay và dị ứng khác 11 40,7
Nhận xét: Bảng 3.6 cho thấy tỉ lệ bệnh nhẹ và nặng ở các nhóm bệnh dị ứng là như nhau Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)
3.1.5 Triệu chứng cơn HPQ cấp
Bảng 3.7 Triệu chứng cơn HPQ cấp
Co kéo cơ hô hấp 46 95,83 21 80,77 67 90,54 0,048
Biểu đồ 3.5 Tỉ lệ của các triệu chứng lâm sàng
Nhận xét: Bảng 3.7 cho thấy các triệu chứng ho, khò khè, sốt, chảy mũi, mạch nhanh, nhịp thở nhanh, co kéo cơ hô hấp, ran ẩm, ran rít gặp với chiếm tỉ lệ cao ( > 50%) Trong đó triệu chứng khò khè và ran rít gặp 100% Các triệu chứng còn lại ( tím, kích thích, mạch nhanh) gặp dưới 50%.
Tuy nhiên chỉ có các triệu chứng kích thích, nhịp thở nhanh co kéo cơ hô hấp và ran ẩm là có sự khác biệt giữa 2 nhóm tuổi, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ( P < 0,05)
ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỄM VIRUS VÀ ĐỘ NẶNG CỦA BỆNH
3.2.1 Ảnh hưởng nhiễm virus và độ nặng
Bảng 3.8 Ảnh hưởng nhiễm virus và độ nặng
Nhận xét: Bảng 3.8 cho thấy trong nhóm virus dương tính ( dương tính với 1 virus trở lên) tỷ lệ bệnh nhân nặng chiếm 75,81%, nhóm virus âm tính ( không có dương tính với loại virus nào) có tỉ lệ bệnh nhân nặng là 0% Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ( P = 0,001).
Biểu đồ 3.6 Ảnh hưởng của nhiễm virus đến độ nặng cơn HPQ cấp
3.2.2 Ảnh hưởng số virus dương tính và độ nặng
Bảng 3.9 Ảnh hưởng số virus dương tính và độ nặng
Nhận xét: Kết quả bảng 3.9 cho thấy tỉ lệ bệnh nhân nặng ở nhóm nhiễm 2 virus trở lên chiếm 96,88%, ở nhóm chỉ nhiễm 1 virus chiếm 53,33% Sự không khác biệt này không có ý nghĩa thống kê ( P > 0,05).
3.2.3 Ảnh hưởng của từng loại virus và độ nặng
Bảng 3.10 Ảnh hưởng nhiễm Adenovirus và độ nặng
Bảng 3.11 Ảnh hưởng nhiễm virus cúm A và độ nặng
Virus Có Có P OR Độ nặng
Bảng 3.12 Ảnh hưởng nhiễm RSV và độ nặng
Nhận xét: Bảng 3.10 cho thấy với Adenovirus sự khác biệt tỷ lệ bệnh nhân nặng ở hai nhóm virus dương tính và âm tính không có ý nghĩa thống kê ( P > 0,05)
Bảng 3.11 cho thấy nhiễm virus cúm A có nguy cơ làm bệnh nặng cao gấp 5,43 lần không nhiễm cúm A( p = 0,001).
Biểu đồ 3.7 Liên quan giữa virus cúm A và độ nặng
Tương tự bảng 3.12 cho thấy nhóm bệnh nhân dương tính với RSV có số bệnh nhân nặng là 26 chiếm 92,86%, nhóm âm tính với RSV chiếm 45,65% Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với ( OR = 15,476, 95% CI: 2,623 – 91,312,
Biểu đồ 3.8 Liên quan giữa RSV và độ nặng.
MỐI LIÊN QUAN CỦA NHIỄM VIRUS VÀ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ
Nghiên cứu của chúng tôi tất cả 74 bệnh nhân có cơn HPQ cấp và điều trị tại khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai, chúng tôi đều tiến hành làm PCR dịch tỵ hầu ngay thời điểm bệnh nhân vào để có sự tương ứng với các triệu chứng lâm sàng khai thác được ở thời điểm đó, kết quả được mô tả ở các bảng sau:
3.3.1 Liên quan giữa sốt và nhiễm virus
Bảng 3.13 Liên quan giữa sốt và nhiễm virus
Nhận xét : Kết quả bảng 3.10 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có sốt ở nhóm virus
( + ) chiếm tỉ lệ 88,71%, nhóm virus ( - ) chiếm 66,67% Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với ( OR: 3,93, 95% CI, 0,89 – 17,33, P > 0,05).
3.3.2 Liên quan giữa chảy mũi và nhiễm virus
Bảng 3.14 Liên quan giữa chảy mũi và nhiễm virus
Nhận xét : Từ bảng 3.14 cho thấy nhóm virus dương tính tỉ lệ bệnh nhân có triệu chứng chảy mũi chiếm 53,33%, nhóm âm tính có tỷ lệ chảy mũi 41,67%, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với ( OR: 1,6, 95% CI 0,45 – 5,68; P > 0,05).
3.3.3 Liên quan giữa kích thích và nhiễm virus
Bảng 3.15 Liên quan giữa kích thích và nhiễm virus
Nhận xét: Kết quả bảng trên cho thấy nhóm virus dương tính bệnh nhân có triệu chứng kích thích chiếm 54,84%, số bệnh nhân có triệu chứng kích thích ở nhóm virus âm tính chiếm tỉ lệ 0%, sự khác biệt này có ý nhĩa thống kê ( P = 0,001).
3.3.4 Liên quan giữa triệu chứng co kéo cơ hô hấp và nhiễm virus
Bảng 3.16.Liên quan giữa co kéo cơ hô hấp và nhiễm virus
(+) 1 virus trở lên (-) cả 3 virus
Nhận xét: Bảng 3.16 cho thấy bệnh nhân có co kéo cơ hô hấp ở nhóm có virus dương tính chiếm 91,94% , ở nhóm có virus âm tính chiếm 83,33% Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ( p > 0,05).
3.3.5 Liên quan giữa tím và nhiễm virus
Bảng 3.17 Liên quan giữa tím và nhiễm virus
Nhận xét: Từ bảng 3.17 cho thấy nhóm virus dương tính tỷ lệ bệnh nhân bị tím là 32,26%, nhóm virus âm tính tỉ lệ bệnh nhân có tím là 0% Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P = 0,016.
3.3.6 Liên quan giữa nhịp thở và nhiễm virus
Bảng 3.18 Liên quan giữa nhịp thở và nhiễm virus
Nhận xét: Kết quả bảng 3.18 cho thấy có sự khác biệt về tỷ lệ bệnh nhân nhân có nhịp thở tăng ở nhóm virus dương tính ( 83,87%) và nhóm virus âm tính ( 41,67%) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với ( OR = 7,28, 95% CI 1,72 – 30,84; P = 0,01)
3.3.7 Liên quan giữa mạch và nhiễm virus
Bảng 3.19 Liên quan giữa mạch và nhiễm virus
(+) 1 virus trở lên (-) cả 3 virus
Nhận xét: Kết quả bảng 3.19 cho thấy sự bệnh nhân có triệu chứng mạch nhanh có virus dương tính chiếm 91,94% và nhóm có virus âm tính chiếm 75%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ( OR: 3,8, 95% CI, 0,738 – 19,57, P > 0,05).
3.3.8 Liên quan giữa SpO 2 và nhiễm virus
Bảng 3.20 Liên quan giữa SpO 2 và nhiễm virus
Nhận xét: Kết quả bảng 3.20 cho thấy những bệnh nhân có SpO2 < 90% đều nằm trong nhóm virus dương tính, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với
3.3.9 Liên quan giữa số lượng bạch cầu và nhiễm virus
Bảng 3.21 Liên quan giữa nhiễm virus và số lượng bạch cầu
Số lượng bạch cầu tăng
Số lượng bạch cầu không tăng
Số lượng bạch cầu trung bình 10924,240 ± 13342,620 9090,833 ± 2691,247 > 0,05
Nhậnxét: Số lượng bạch cầu tăng gặp ở cả hai nhóm virus dương tính và âm tính , tương tự số lượng bạch cầu trung bình ở hai nhóm bệnh nhân có virus dương tính và âm tính cũng không có sự khác biệt ( P > 0,05).
3.3.10 Liên quan giữa số lượng bạch cầu ưa axid và nhiễm virus
Bảng 3.22 Liên quan giữa bạch cầu ưa axid và nhiễm virus
Nhận xét: Bảng 3.22 cho thấy nhóm bệnh nhân có virus (+) có số lượng bạch cầu ưa acid tăng chiếm 70,97%, nhóm có virus âm tính có số lượng bạch cầu ưa acid tăng chiếm 16,66%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với ( p = 0,02)
3.3.11 Liên quan giữa thời gian điều trị và nhiễm virus
Bảng 3.23 Liên quan giữa thời gian điều trị và nhiễm virus
Số ngày điều trị trung bình Virus (+) virus (-) P
Biểu đồ 3.9 Ảnh hưởng của nhiễm virus đến số ngày điều trị
Nhận xét: Bảng 3.23 cho thấy bệnh nhân có cơn HPQ cấp do virus có thời gian điều trị trung bình cao hơn nhóm có virus âm tính, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ( P = 0,01).
BÀN LUẬN
Một số đặc điểm dịch tễ của đối tượng nghiên cứu liên quan đến độ nặng của cơn HPQ
độ nặng của cơn HPQ
- Hen phế quản là một bệnh đã biết từ lâu đời nay.Hen gặp ở mọi lứa tuổi, mọi chủng tộc tuy nhiên hen gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn Hen ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi là vấn đề chưa được quan tâm đúng mức về chẩn đoán cũng như điều trị Lứa tuổi này có nguy cơ nhập viện và tử vong cao nhất so với các lứa tuổi khác [24].
- Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: trong 74 bệnh nhân có 43 bệnh nhân nam, 31 bệnh nhân nữ, như vậy HPQ gặp ở trẻ nam nhiều hơn ở trẻ nữ với tỷ lệ 1,39/1 Nhóm bệnh nhi dưới 2 tuổi chiếm tỉ lệ 64,86%, nhóm 2-5 tuổi chiếm 35,14%, tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 20,26±10,51 tháng ,tuổi nhỏ nhất 9 tháng , tuổi lớn nhất 5 tuổi
- Như vậy giới tính có ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của các tác giả nước ngoài:
+ Theo T.Harju và tỷ lệ hen ở trẻ nam cao hơn nữ 2,37/1 ( ở trẻ 0 tuổi), 1,89/1 ( ở trẻ từ 1 – 4 tuổi) [45].
+ Theo Allan Becker và cộng sự [29] nghiên cứu 230 bệnh nhân có 46 bệnh nhân hen dưới 1 tuổi chiếm tỉ lệ 20%, 53 bệnh nhân hen dưới 2 tuổi chiếm 23%
- Tương tự với các tác giả trong nước:
+ Nghiên cứu của Trần Anh Tuấn, Hoàng Trọng Kim ( 2006) về đặc điểm HPQ ở trẻ dưới 2 tuổi tại bệnh viện Nhi Đồng I – TPHCM: tỷ lệ nam/nữ mắc HPQ 2,2/1, tuổi trung bình 14,7 ± 4,1 tháng, nhỏ nhất 7 tháng, lớn nhất
+ Nghiên cứu của Nguyễn Tiến Dũng ( 2005) trong 50 bệnh nhân HPQ vào điều trị nội ngoại trú tại khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ nam nữ 1,3/1 [8].
+ Nghiên cứu của Lê Thị Hồng Hanh ( 2002) tỷ lệ nam/nữ mắc HPQ 1.33/1 [15].
+ Nghiên cứu tác giả Phan Quang Đoàn, Tôn Kim Long ( 2006) về tỷ lệ mắc hen trong học sinh một số trường học ở Hà Nội cho thấy tỷ lệ nam/nữ 1,34/1 [13].
Như vậy tuổi được chẩn đoán hen ở trẻ em ngày càng thấp, điều này chứng tỏ HPQ ở trẻ em đặc biệt trẻ là trẻ nhỏ ngày càng được quan tâm.
Virus là một trong những yếu tố nguy cơ gây khởi phát cơn hen hay gặp nhất ở trẻ em đặc biệt là trẻ có cơ địa dị ứng Có ít nhất 15 họ virus ( với 290 typ huyết thanh) có liên quan khởi phát HPQ, trong đó hay gặp RSV, virus cúm, Adenovirus [40].
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trong 74 bệnh nhi có cơn HPQ cấp có 62 bệnh nhi dương tính với ít nhất 1 virus chiếm 83,78%, 12 bệnh nhi âm tính với cả 4 loại virus chiếm 16,22% Trong số bệnh nhi dương tính, có 54 bệnh dương tính với virus cúm A chiếm 55,1%, với RSV là 28 bệnh nhân chiếm 28,58%), với Adenovirus là 16 bệnh nhân chiếm 16,32%) Đặc biệt không có bệnh nhân nào dương tính với virus cúm B.
Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Khetsuriani và cộng sự [51], nghiên cứu 65 bệnh nhân HPQ, 63% bệnh nhân có nhiễm virus. Johnston và cộng sự tỉ lệ nhiễm virus ở bệnh nhân HPQ là 80-86% [50].
+ Theo nghiên cứu của Tan: tỉ lệ bệnh nhi HPQ nhiễm Adenovirus chiếm 24%, virus cúm 36% [63]
+ Gerardo và cộng sự nghiên cứu 100 bệnh nhân HPQ từ 2-17 tuổi, có 75% có virus dương tính, trong đó nhóm 2-6 tuổi có tỉ lệ ( cúm A 21,2%, cúm
+ Theo Cacballal (2001) và Caroline (2001), tỉ lệ nhiễm RSV ở trẻ em 40-45% [30,31].
+ Nghiên cứu của Chakrabarti (2002), tỉ lệ nhiễm Adenovirus ở những bệnh nhân có triệu chứng ho gà là 23% [33]
Tỉ lệ nhiễm cúm A cao nhất lý giải những vụ dịch cúm được ghi nhận hàng năm với mức độ lan rộng và nghiêm trọng thay đổi,tỉ lệ tử vong cao.Nhưng có sự khác biệt về tỉ lệ dương tính giữa cúm A và cúm B có lẽ do sự biến dổi đáng chú ý của kháng nguyên H và N của cúm A, còn cúm
B ít biến đổi, do đó cúm B ít gây bệnh và gây bệnh nhẹ hơn [32] Ngoài ra tỉ lệ nhiễm virus còn ảnh hưởng bởi mùa trong năm, thường cao vào mùa đông- xuân: RSV, cúm A thường gặp vào mùa đông , Adenovirus gặp quanh năm [40].
Tuy nhiên ở hai nhóm tuổi này tỉ lệ nhiễm virus tương đương nhau.Theo nghiên cứu của Glezen và cộng sự [41] , với RSV tỉ lệ nhiễm trong năm đầu đời là 50%, cho đến năm thứ 3-4, tỉ lệ cũng từ 30-50%, không có sự chênh lệch đáng kể [45].
4.1.3 Liên quan tiền sử dị ứng bản thân và độ nặng
Những trẻ có cơ địa dị ứng như VMDƯ, viêm xoang dị ứng, thể tạng tiết dịch, chàm, mề đay cũng là những điều kiện thuận lợi gây hen [16] Qua hỏi bệnh chúng tôi thấy có những trẻ bị viêm mũi dị ứng, chàm từ lúc còn rất nhỏ, khi chưa có biểu hiện các bệnh hô hấp
Tất cả 74 bệnh nhân chúng tôi nghiên cứu đều có ít nhất một tiền sử dị ứng bản thân bao gồm viêm mũi dị ứng, chàm, mề đay và dị ứng khác ( dị ứng thuốc, dị ứng thức ăn, viêm kết mạc dị ứng ) Trong số các bệnh dị ứng này thì viêm mũi dị ứng là chủ yếu (>55,4%), chàm (40,7%), mày đay và dị ứng khác (40,7%) Tuy nhiên không phải trẻ nào có tiền sử dị ứng đều bị bệnh ở mức độ nặng hơn.
Theo Trần Quỵ và Nguyễn Tiến Dũng [21] thì tỉ lệ HPQ có kèm VMDƯ là 8,7%, và của Lê Thị Hồng Hanh [15] là 26,8% Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả cao hơn có thể do nhóm tuổi nghiên cứu nhỏ hơn, hệ miễn dịch phát triển chưa hoàn chỉnh
Tương tự, theo Donald Y.M Leung (2003) [36] 50% bệnh nhân viêm mũi dị ứng có HPQ Theo Gerardo và cộng sự, trẻ HPQ có kèm VMDƯ chiếm tỉ lệ 69% [40]
Liên quan nhiễm virus và triệu chứng lâm sàng cơn HPQ cấp
4.3.1 Liên quan triệu chứng sốt và nhiễm virus
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, bảng 3.11 cho thấy tỉ lệ sốt ở cả hai nhóm bệnh nhân có virus (+) và virus (-) tương đối cao 88,71% và66,67%, tỉ lệ chung là 85,13% Tỉ lệ bệnh nhân có sốt là như nhau ở cả hai nhóm (p> 0,05) Như vậy nhiễm virus cũng làm tăng triệu chứng sốt nhưng chưa loại trừ yếu tố bội nhiễm?
4.3.2 Liên quan chảy mũi và nhiễm virus
Trong nghiên cứu của chúng tôi ở nhóm bệnh nhân có nhiễm virus thì tỉ lệ chảy mũi có cao hơn nhóm bệnh nhân có virus âm tính, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) Có thể do bệnh nhân HPQ có kèm theo viêm mũi dị ứng nên cũng có triệu chứng chảy mũi Theo Bacharier và cộng sự ho ,chảy mũi là triệu chứng hay gặp trong HPQ ở trẻ nhỏ [28].
4.3.3 Liên quan triệu chứng kích thích và nhiễm virus
Nghiên cứu của chúng tôi số bệnh nhân có triệu chứng kích thích đều rơi vào nhóm có virus dương tính Theo chúng tôi trẻ bị nhiễm virus làm cơn HPQ nặng lên, co thắt phế quản nhiều hơn dẫn đến tắc ngẽn đường dẫn khí làm trẻ kích thích vật vã do thiếu oxy.
4.3.4 Liên quan co kéo cơ hô hấp và nhiễm virus
Trẻ nhỏ có cơn HPQ cấp dễ có co kéo cơ hô hấp do cơ hô hấp phát triển chưa đầy đủ
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi trẻ có triệu chứng co kéo cơ hô hấp ở cả hai nhóm virus (+) và (-) là như nhau và gặp với tỉ lệ cao 91,94% và 83,33% Nghiên cứu Bacharier thở khó khăn khiến trẻ ăn uống khó, quấy khóc là triệu chứng cần hỏi ở trẻ dưới 2 tuổi [28].
4.3.5 Liên quan tím và nhiễm virus
Theo nghiên cứu của chúng tôi, có 20 bệnh nhân có biểu hiện tím đều ở nhóm có virus dương tính Điều này chứng tỏ nhiễm virus làm cơn hen nặng lên rõ rệt, trẻ khó thở nhiều, gây tím tái Do vậy phải cho bệnh nhân thở oxy kịp thời khi có biểu hiện tím , giảm tình trạng thiếu oxy kéo dài.
4.3.6 Liên quan nhịp thở và nhiễm virus
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, nhịp thở tăng gặp ở nhóm bệnh nhân có virus (+) 83,87% , cao hơn nhóm có virus (-) 41,67% Nhiễm virus làm cơn HPQ nặng lên dẫn tới nhịp thở tăng Đây là triệu chứng quan trọng để đánh giá tình trạng bệnh nặng sớm.
4.3.7 Liên quan mạch và nhiễm virus
Từ bảng 3.17 cho thấy mạch nhanh hay không nhanh gặp ở cả hai nhóm virus dương tính và âm tính với tỉ lệ tương đương nhau Như vậy nhiễm virus không ảnh hưởng đến triệu chứng mạch nhanh bởi lẽ mạch nhanh còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh nhân kích thích, sốt? Đây là triệu chứng rất dễ bị bỏ qua , đặc biệt là trẻ nhỏ, mặc dù rất quan trọng để đánh giá mức độ nặng của bệnh.
4.3.8 Liên quan SpO2 và nhiễm virus Đây là chỉ số rất dễ thăm dò và đánh giá Chúng tôi đánh giá SpO2 = 90% là trung bình và nhẹ Qua nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân có chỉ số SpO2 giảm dưới 90% nằm ở nhóm có virus dương tính Chứng tỏ nhiễm virus làm cơn hen nặng lên nhiều, bệnh nhân bị thiếu oxy biểu hiện SpO2 giảm rõ rệt.
Ảnh hưởng của nhiễm virus và triệu chứng cận lâm sàng
Triệu chứng cận lâm sàng chúng tôi nghiên cứu là công thức máu ngoại vi, đánh giá số lượng bạch cầu, bạch cầu ái toan.
Bảng 3.18 cho thấy số lượng bạch cầu trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 10,92 ± 1,3 G/l ở nhóm virus dương tính và 9,09 ±2,69 G/l, mặt khác số lượng bạch cầu không tăng chiếm 77,03%, như vậy số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi đa số không tăng, điều này hợp lý vì bệnh nhân chúng tôi nghiên cứu hầu hết bị nhiễm virus đường hô hấp.
Bảng 3.19 cho thấy bạch cầu ưa acid tăng chủ yếu ở nhóm virus dương tính với tỉ lệ 70,97%, cao hơn hẳn ở nhóm virus âm tính là 16,66% Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của các tác giả nước ngoài:
+ Theo M.Teran et al (1999): nhiễm virus làm tăng số lượng bạch cầu ưa acid và làm tăng hoạt động của bạch cầu ưa acid trong đường hô hấp [65].
+ Nghiên cứu của Wark et al (2002): trong cơn hen cấp số lượng bạch cầu ưa acid tăng lên và có hiện tượng “ sưng phồng”, không như bạch cầu đa nhân thì giảm và tiêu đi [68].
+ Theo S.Phipps et al (2007): sau khi nhiễm RSV, số lượng bạch cầu ưa acid tăng rõ rệt, làm giảm rối loạn chức năng đường hô hấp và bạch cầu ưa acid được coi như một yếu tố bảo vệ [62].
Ảnh hưởng của nhiễm virus và thời gian điều trị
Thời gian điều trị trung bình của nhóm bệnh nhân có nhiễm virus là 6,52 ± 1,89 ngày , còn ở nhóm có virus âm tính là 4,75 ±0,86 ngày Như vậy nhiễm virus làm thời gian điều trị lâu hơn Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Wark et al (2002): so sánh giữa hai nhóm bệnh nhân có cơn HPQ cấp có virus dương và virus âm tính, thấy nhóm virus dương tính làm trầm trọng bệnh hơn, FEV1% thấp hơn, nhập viện nhiều hơn và thời gian điều trị dài hơn [68].
Cũng theo Calvo et al (2005), số ngày điều trị trung bình của trẻ bị HPQ cấp do virus là 6 ± 5,4 [34] Theo nghiên cứu này, triệu chứng sốt, số ngày điều trị và tỉ lệ sử dụng kháng sinh ở nhóm chỉ nhiễm RSV cao hơn nhóm có thêm virus đồng nhiễm.