Tổng quan về Công ty Liên doanh sản xuất nguyên liệu giấy Việt Nhật Vũng Áng (Tên giao dịch VIJACHIP VA)
Đánh giá chung về tình hình hoạt động của công ty trong thời gian qua 3
1.1.1 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
* Những thuận lợi của công ty đó là:
Vì sản phẩm của công ty sản xuất xong sẽ được xuất khẩu trực tiếp bằng tàu sang Nhật Bản vì vậy điều kiện về cảng là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình sản xuất Điều kiện về cảng ở đây rất tốt vì đây là cảng nước sâu có thể tiếp nhận tàu có trọng tải 45000 DWT.
Trong quá trình sản xuất Tỉnh Hà Tĩnh đã hỗ trợ rất nhiều cho công ty, tạo mọi điều kiện để công ty có thể thực hiện tốt hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Bên cạnh đó thì cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty tương đối gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ kỹ thuật có kinh nghiệm dày dặn điều Đây là nhân tố quan trọng quyết định thành công của mọi công ty nói chung và VIJACHIP nói riêng.
* Những khó khăn của công ty:
Bên cạnh những thuận lợi thì trong quá trình hoạt động kinh doanh công ty cũng gặp phải một số khó khăn đó là:
Hiện nay ngày càng có nhiều nhà máy mở ra nên cạnh tranh nguyên liệu ngày càng gay gắt Nguồn cung nguyên liệu trở lên khó khăn.
Mặc dù khi xây dựng nhà máy hai công ty mẹ đã tính toán rất kỹ chi phí vận chuyển sau đó mới xây dựng nhưng thật sự là điều kiện xa xôi khó khăn trong quá trình vận chuyển rất nhiều.
Bên cạnh đó thì thời tiết khắc nghiệt nó cũng ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả hoạt động của công ty Như chúng ta biết những năm gần đây mưa bão thường xuyên xảy ra ở các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh mà số lượng công nhân làm việc ở bên ngoài trời của công ty thì khá nhiều Điều này đã ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động của công nhân.
1.1.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
Bảng biểu số 1.1: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Liên doanh sản xuất nguyên liệu giấy Việt Nhật Vũng Áng
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Thông qua bảng trên chúng ta có thể thấy là những năm gần đây tình hình sản xuất kinh doanh của công ty có một số biến động sau:
Doanh thu thuần của năm 2006 có giảm so với năm 2005 là: 193 610.18 USD nhưng đến năm 2007 thì đã tăng lên mạnh mẽ, tăng so với năm 2006 là:
1 817039.65 USD tương ứng với tốc độ tăng là: 20.74% Điều đó chứng tỏ thị trường của công ty đang ngày càng được mở rộng
Tương ứng với doanh thu thì lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2006 cũng giảm so với năm 2005 là: 38 987.72USD nhưng đến năm 2007 thì lợi nhuận đã tăng lên đáng kể Lợi nhuận của công ty năm 2007 đã tăng so với năm 2006 là: 129 712.09 USD tương đương với tốc độ tăng là: 47.91% Điều đó chứng tỏ hiệu quả hoạt động của công ty ngày càng được tăng cao Công ty đã thực hiện được các biện pháp tiết kiệm chi phí từ đó nâng cao được lợi nhuận.
Tổng tài sản của công ty năm 2007 giảm so với năm 2006 là:
1 013 218.52 USD tương đương với tốc độ giảm là: 22.58 %, năm
2006 giảm so với năm 2005là: 811 270.87USD tương đương với tốc độ giảm là: 15.31% Như vậy ta thấy trong những năm gần đây thì công ty không đầu tư vào tài sản cố định Có hiện tượng này là do công ty đã biết khai thác các tài sản cố định của công ty ngày càng có hiệu quả Tuy nhiên nếu công ty muốn ngày càng vững mạnh trong tương lai thì công ty nên đầu tư vào tài sản cố định nhiều hơn nữa.
Về nguồn vốn: Trong năm 2007 nguồn vốn chủ sở hữu tăng so với năm
2006 là: 181 249.76 USD tương đương với tốc độ tăng là: 9.4%, năm 2006 tăng so với năm 2005 là: 46 121.89 USD tương đương với tốc độ tăng là: 2.45% Tốc độ tăng này cho thấy là hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang ngày càng được nâng lên.
Trong năm 2007 số công nhân viên tăng lên là 20 người so với năm 2006 tương ứng với tốc độ tăng là: 9.09% năm 2006 số công nhân viên tăng lên:
20 người so với năm 2005 tương ứng với tốc độ tăng là: 10% Qua đây chúng ta có thể thấy số lượng công nhân viên của công ty ngày càng tăng lên chứng tỏ quy mô sản xuất của công ty ngày càng được mở rộng Bên cạnh đó thì thu nhập bình quân của mỗi một công nhân viên cũng ngày càng tăng lên, chất lượng cuộc sống của họ ngày càng được cải thiện
Qua việc phân tích trên chúng ta có thể thấy mặc dù hiệu quả hoạt động sản xuất của công ty là chưa ổn định nhưng nói chung thì hiệu quả hoạt động sản xuất của công ty đang ngày càng tăng lên Chứng tỏ phương hướng hoạt động sản xuất của công ty đang đi là đúng đắn Để đạt được điều đó là do sự lỗ lực cố gắng của tất cả các cán bộ công nhân viên trong công ty.
Đặc điểm tổ chức và sản xuất kinh doanh của công ty
Chức năng, nhiệm vụ của công ty là: Sản xuất và xuất khẩu dăm gỗ
Dăm gỗ là một miếng gỗ nhỏ được cắt ra với kích cỡ khoảng 20mm (dài) x 10-20 mm (rộng) x 5mm(dầy) Dăm gỗ là nguyên liệu để sản xuất ra giấy. Ngành nghề kinh doanh của công ty là sản xuất dăm gỗ để xuất khẩu, toàn bộ dăm gỗ sản xuất được xuất khẩu 100 % chứ không được tiêu thụ trong nước. Để thực hiện được quá trình sản xuất thì công ty chia ra thành từng các đội bao gồm có đội bốc dỡ, đội cân và đội quét dọn tại phân xưởng Mỗi đội sẽ đảm nhiệm một vai trò nhất định trong quá trình sản xuất: Đội bốc dỡ thì sẽ tiến hành bốc gỗ từ xe tải và xếp vào bãi chứa gỗ trong nhà máy và thực hiện việc vận chuyển gỗ từ khu vực để gỗ đến máy băm dăm. Đội cân sẽ có nhiệm vụ là cân khối lượng của các xe chở gỗ.
Trong quá trình sản xuất thì sẽ có nhiều những rác bẩn được thải ra vì vậy mà cần có một đội quét rọn làm việc trong nhà máy.
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ quy trình sản xuất dăm gỗ
Quy trình sản xuất dăm gỗ gồm có 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1 là: Chuyển gỗ tới Nhà máy được tiến hành từ 7h- 16h:
Gỗ được vận chuyển tới khu vực chứa gỗ bằng xe tải Số lượng gỗ sẽ được tính đơn vị là tấn trên cơ sở cân xe tải tại cửa khu vực trữ gỗ
Giai đoạn 2 là: Vận chuyển gỗ từ bãi gỗ tới máy băm dăm được tiến hành từ 6h:45- 22h:45.
Hai công nhân dùng xe móc sẽ chuyển gỗ từ khu vực chất gỗ tới băng tải nhận gỗ
Giai đoạn 3: Băm gỗ được thực hiện từ 6h:45- 22h:45
Gỗ được đưa bằng tay vào băng tải tiếp nhận gỗ và được đưa tới máy băm dăm với công suất 80GMT/giờ Sau đó dăm được đưa tới bộ phận sàng lọc tại đó các dăm có kích cỡ nhỏ hơn quy định và bẩn sẽ được loại ra đi tới một băng tải khác và các dăm gỗ có kích cỡ lớn hơn quy định sẽ được đưa trở lại máy băm dăm bằng băng tải để băm lại Chỉ có các dăm có kích cỡ chuẩn mới được đưa ra khỏi nhà máy và được chất đống lại Dăm được chất thành đống được chất lại thành đống sẽ được chuyển tới bãi để dăm bằng xe xúc lật bánh lốp. Giai đoạn 4: Chuyển đổi gỗ sang dăm
Một m 3 gỗ tương đương với 1 tấn bạch đàn và 0.988 tấn keo tươi Hao hụt trong quá trình băm dăm là do bụi và các tạp chất khác… cho là khoảng 1.2%. Thuỷ phần được tính là 5% và phần còn lại 50% được tính là tấn khô (BDT) Do đó, một tấn gỗ thu được 0.494% BDT dăm bạch đàn và 0.488 BDT dăm keo.
Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Bất kì một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển tốt thì cần phải tổ chức được một bộ máy phù hợp với doanh nghiệp Bộ máy đó không chỉ bảo đảm hoàn thành được những nhiệm vụ của doanh nghiệp mà phải phù hợp với quy mô sản xuất, phù hợp với những đặc điểm kinh tế kỹ thuật, loại hình sản xuất cũng như tính chất công nghệ của doanh nghiệp. Đáp ứng yêu cầu trên, căn cứ vào đặc điểm quy mô sản xuất và đặc thù quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, Công ty Liên doanh sản xuất nguyên liệu giấy Việt Nhật đã lựa chọn hình thức tổ chức bộ máy quản lý của mình theo nguyên tắc trực tuyến chức năng nhằm đáp ứng nhu cầu chuyên môn hoá sản xuất, thuận tiện cho công tác hạch toán kế toán và công tác quản lý Đứng đầu công ty là tổng giám đốc của công ty: Là người đại diện pháp nhân của công ty trong việc đối ngoại với các tổ chức và các cá nhân bên ngoài, chụi trách nhiệm trước hai công ty mẹ, trước Nhà nước về điều hành hoạt động của Công ty, là người lãnh đạo cao nhất của Công ty.
Phó tổng giám đốc: Có trách nhiệm giúp đỡ Tổng giám đốc trong việc điều hành, quản lý hoạt động của công ty theo sự phân công của tổng Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giao. Trợ lý của tổng giám đốc và phó tổng giám đốc: Là người giúp việc cho tổng giám đốc và phó tổng giám đốc, làm các nhiệm vụ theo sự phân công của Tổng giám đốc và phó tổng giám đốc.
Phòng kỹ thuật: Phòng kỹ thuật phòng có nhiệm vụ tham mưu trực tiếp cho ban lãnh đạo của Công ty trong công tác kế hoạch cung ứng vật tư, đề ra phương hướng, nội dung và chiến lược cụ thể cho từng sản phẩm về vấn đề khoa học kỹ thuật Đồng thời chụi trách nhiệm quản lý máy móc thiết bị, công cụ sản xuất, kết hợp với phòng kế toán để lên các phương án huy động, kế hoạch sử dụng vốn thu hồi vốn, huy động và sử dụng lao động cải tiến đổi mới trang thiết bị công ty một cách thích hợp và hiệu quả nhất.
Phòng sản xuất: Chức năng chính là dự kiến các kế hoạch sản xuất của công ty.
Phòng kế toán: Chức năng chính của phòng kế toán là tham mưu giúp việc cho lãnh đạo của Công ty trong công tác quản lý tài chính nhằm sử dụng đồng vốn hợp lý, đúng mục đích, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty được duy trì một cách liên tục và đạt hiệu quả kinh tế cao Bên cạnh đó thì phòng kế toán còn có một bộ phận chuyên làm công tác văn phòng.
Nhiệm vụ của phòng kế toán là ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Đồng thời theo dõi công nợ, định kỳ lập báo cáo tài chính, lưu trữ các tài liệu kế toán như chứng từ sổ sách, báo cáo kế toán và các tài liệu liên quan đến công tác kế toán và làm các công tác văn phòng khác Bên cạnh đó thì phòng còn có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh tế tài chính của công ty, phát hiện, ngăn ngừa kịp thời hiện tượng tham ô, lãng phí, vi phạm chính sách chế độ quản lý kinh tế và kỷ luật tài chính của Nhà nước.
Nhà máy sản xuất: Chịu sự giám sát trực tiếp của Phó tổng giám đốc và trợ lý của tổng giám đốc và phó tổng giám đốc về mọi mặt, chịu sự quản lý của các phòng ban theo chức năng cụ thể Nhà máy sản xuất gồm: Tổ bốc xếp gỗ, tổ cân, tổ quét dọn, tổ bảo vệ.
Các phòng ban của công ty được tổ chức chặt chẽ, có quan hệ mật thiết với nhau, tương tác phối hợp với nhau cùng giải quyết các công việc chung của công ty Cơ cấu tổ chức của công ty được khái quát theo sơ đồ sau:
Trợ lý của tổng GĐ và Phó tổng GĐ
Phòng kỹ thuật Đội bốc dỡ Đội cân Đội kỹ thuật Đội quét dọn
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức của công ty liên doanh sản xuất nguyên liệu giấy Việt Nhật Vũng Áng
Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Liên doanh sản xuất nguyên liệu giấy Việt Nhật Vũng Áng
Xuất phát từ những đặc điểm tổ chức quản lý, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mà công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung Theo đó toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của công ty đều được phòng kế toán theo dõi và hạch toán một cách cụ thể theo quy chế của công ty và theo quy định của Bộ tài chính về công tác kế toán thống kê trong doanh nghiệp
Kế toán thanh toán Kế toán vật tư Thủ quỹ
Việc áp dụng hình thức kế toán tập trung đã đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất trong công tác kế toán tạo điều kiện thuận lợi để phân công lao động và chuyên môn hoá nghiệp vụ cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác kế toán Đồng thời hình thức kế toán này cũng phù hợp với mô hình tổ chức quản lý theo của công ty
Phòng kế toán của công ty là đơn vị kế toán hoàn chỉnh phải tuân thủ theo quy chế của công ty quy định trong chế tài, quy định về quản lý kinh tế tài chính của nhà nước Phòng kế toán có nhiệm vụ hạch toán tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tổng hợp các chi phí sản xuất, lập BCTC.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Do việc áp dụng phần mềm kế toán Bravo nên cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty khá đơn giản.
Bộ máy kế toán của công ty chỉ bao gồm có 4 thành viên đó là:
Kế toán trưởng: Là người đứng đầu bộ máy kế toán tham mưu giúp cho Tổng giám đốc, tổ chức, chỉ đạo thực hiện tốt toàn bộ công tác kế toán, phân công và chỉ đạo trực tiếp tất cả các nhân viên kế toán của Công ty, theo dõi đôn đốc việc thực hiện quyết toán của công ty Đồng thời kế toán trưởng cũng là người chụi trách nhiệm trước tổng giám đốc, cấp trên và Nhà Nước về các thông tin Tài chính Kế toán trưởng thực hiện phần hành kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm (TK 154, TK621, TK 622, TK 627), kế toán tài sản cố định, cuối tháng tiến hành tổng hợp và lên các báo cáo.
Kế toán thanh toán: Nhiệm vụ của kế toán thanh toán là thực hiện xử lý các chứng từ có liên quan đến các nghiệp vụ giao dịch thanh toán Cụ thể hàng ngày Kế toán viên phụ trách các nghiệp vụ thanh toán tại Công ty, có nhiệm vụ tổng hợp số liệu từ các chứng từ gốc (như: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, bảng thanh toán tạm ứng…) để lập các chứng từ ghi sổ. Chứng từ gốc sau khi được sử dụng làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ sẽ được dùng để ghi vào sổ quỹ tiền mặt và các sổ chi tiết tài khoản 131, 141, 331… Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ cái các tài khoản 131, 138,141,331… Cuối tháng kế toán thanh toán sẽ tính tổng sổ phát sinh Nợ, tổng phát sinh Có và Bảng tổng hợp chi tiết và tiến hành lên sổ cái cho các tài khoản liên quan và lập Bảng cân đối phát sinh.
Kế toán vật tư: Theo dõi tình hình nhập- xuất- tồn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, dăm gỗ, theo dõi, kiểm tra việc ghi chép, xử lý các phiếu xuất, nhập kho và ghi chép lên sổ chi tiết, sổ tổng hợp TK 152, TK 153.
Trong phòng kế toán có một thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý tiền mặt, theo dõi nhập xuất tiền mặt, đồng thời kiêm công việc của kế toán tiền lương như:tổng hợp các bảng chấm công, tính lương, tính các khoản phụ cấp, trích các khoản BHYT, BHXH, lập bảng thanh toán tiền lương, chụi trách nhiệm thanh toán tiền lương cho người lao động theo qui định phụ trách TK 334, TK 338.
Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Liên doanh sản xuất nguyên liệu giấy Việt Nhật Vũng Áng (Tên
Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty liên doanh sản xuất nguyên liệu giấy Việt Nhật Vũng Áng
Việc tổ chức công tác tính giá thành một cách khoa học hợp lý không chỉ có ý nghĩa đối với yêu cầu quản lý chi phí, giá thành mà còn góp phần tăng cường quản lý tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn… một cách tiết kiệm, hiệu quả Đó là một trong những điều kiện quan trọng tạo ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất của Công ty Liên doanh sản xuất nguyên liệu giấy Việt Nhật Vũng Áng bao gồm nhiều loại chi phí với nội dung kinh tế khác nhau. Xác định đối tượng tập hợp chi phí thực chất là xác định những phạm vi giới hạn mà chi phí cần được tập hợp nó sẽ làm căn cứ cho kế toán các phần hành tham gia vào việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Công ty Liên doanh sản xuất nguyên liệu giấy Việt Nhật Vũng Áng là Công ty sản xuất với quy trình công nghệ đơn giản, tổ chức chuyên môn hoá cao chỉ sản xuất ra hai loại sản phẩm là dăm keo và dăm bạch đàn Từ đặc điểm đó Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty là toàn bộ quy trình sản xuất của Công ty.
Phương pháp tập hợp chi phí
Công ty sử dụng phương pháp trực tiếp để tập hợp chi phí cho đối tượng đã xác định Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh sẽ được tập hợp thẳng cho hai loại sản phẩm hoàn thành của Công ty là dăm keo và dăm bạch đàn. Đối tượng tính giá thành của Công ty ở đây cũng là dăm keo và dăm bạch đàn
Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty
2.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.1.1.1 Nội dung hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Đặc điểm nguyên vật liệu tại công ty.
Là công ty sản xuất dăm gỗ để xuất khẩu nên nguyên vật liệu chính để sản xuất là cây keo và cây bạch đàn.
Hàng ngày gỗ sẽ được vận chuyển tới bãi chứa gỗ sau đó từ bãi chứa gỗ gỗ sẽ được vận chuyển tới nhà máy băm dăm Mỗi xe có một phiếu nhập, số lượng phiếu nhập rất lớn Cuối ngày có một phòng riêng phụ trách nguyên liệu tổng hợp về mặt số lượng
Phương pháp tính giá nguyên liệu xuất kho
Giá trị nguyên vật liệu xuất kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền và hạch toán kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Chứng từ, sổ sách và báo cáo sử dụng
Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, hoá đơn mua hàng
Bảng kê nhập, xuất vật tư; Bảng tổng hợp nhập, xuất vật tư.
Sổ chi tiết, sổ cái của TK 152, TK 6211,TK 6212, TK621.
Tài khoản sử dụng Để theo dõi, tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ, Công ty sử dụng tài khoản 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và được chi tiết thành hai tài khoản là:
TK 6212 – Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, cưa gỗ lớn.
Tài khoản này có kết cấu như sau:
Bên nợ: Tập hợp CPNVLTT phát sinh trong kỳ
Bên có: Kết chuyển CPNVLTT
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất của Công ty đã được lập đầu tháng Tổ trưởng tổ bốc xếp gỗ cùng với tổ trưởng tổ kỹ thuật và thủ kho sẽ cho công nhân xuất kho nguyên vật liệu và lập phiếu xuất kho Do Công ty áp dụng phương pháp tính giá bình quân gia quyền nên Phiếu xuất kho chỉ bao gồm các chỉ tiêu về mặt số lượng mà không có các chỉ tiêu về mặt giá trị Trên mỗi phiếu xuất kho phải có chữ ký của ba người: Thứ nhất là đội trưởng đội bốc xếp gỗ, thứ hai là thủ kho, thứ ba là đội trưởng đội kỹ thuật Phiếu xuất kho được lập thành hai liên một liên lưu tại kho, một liên cuối ngày sẽ được chuyển lên cho phòng kế toán
Cụ thể dưới đây là mẫu phiếu xuất kho của Công ty:
Ngày 1 tháng 12 năm 2007 Ca: 1 Đơn vị tính: Tấn
STT Giờ làm việc Số giờ Số giờ mất điện Ghi chú
1 Xuất keo Lô D Máy A Nhóm I: ( Thống) 15
2 Xuất keo trực tiếp Máy A Tổng Máy A 107.76
3 Xuất keo Lô Công An I Máy A 34.35
7 Xuất keo trực tiếp Máy B
8 Xuất keo lớn đã xẻ Máy B
Tổ trưởng Tổ trưởng tổ V/CIII Người lập biểu
Bảng biểu số 2.1: Phiếu xuất kho Đơn giá bình quân cả kỳ
Giá trị vật liệu tồn kho đầu kỳGiá trị vật liệu nhập trong kỳ
Số lượng vật liệu tồn đầu kỳ Số lượng vật liệu nhập trong kỳ
Giá trị vật liệu xuất kho
= Đơn giá bình quân cả kỳ Số lượng vật liệu xuất kho x Đồng thời căn cứ vào nhu cầu sản xuất thủ quỹ thực hiện các thủ tục tạm ứng, tiến hành tạm ứng cho công nhân để công nhân đi mua các thiết bị phụ tùng phục vụ cho việc cưa các cây gỗ lớn như: lưỡi cưa, mỏ lết, phụ tùng thay thế (bulông, dây curoa, dây thép ).
Cuối ngày sau khi kế toán kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ sẽ tiến hành nhập các chứng từ vào máy Số liệu sau khi được cập nhật vào máy sẽ được máy tự kết chuyển vào các sổ chi tiết hàng tồn kho và sổ chi phí sản xuất kinh doanh.
Các phiếu xuất kho đến cuối tháng sẽ được tổng hợp vào bảng kê phiếu xuất Cuối tháng sau khi tổng hợp được toàn bộ các phiếu nhập xuất trong kỳ kế toán tính ra đơn giá của vật liệu xuất kho và giá trị của vật liệu xuất kho Máy sẽ tự kết chuyển giá trị của vật liệu xuất kho vào bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho và vào chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết và sổ Cái của TK 621. Đơn giá của vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ (kỳ dự trữ được xác định ở đây là 1 tháng) và được xác định theo công thức sau:
Số lượng bạch đàn tồn đầu kỳ là: 3 236.57 (tấn)
Giá trị bạch đàn tồn đầu kỳ: 144 236.87 (USD)
= 264 035.84 (USD) Đơn giá bình quân cả kỳ 144 236.87 173 692.63
Giá trị vật liệu xuất kho
Số lợng bạch nhập trong kỳ: 3 981.22 (tấn) Giỏ trị bạch đàn nhập trong kỳ: 173 692.63 (USD)
Công Ty LDSX Nguyên liệu giấy Việt - Nhật Vũng áng
Khu công nghiệp Cảng Vũng áng- Hà Tĩnh
Bảng kê phiếu xuất bảng kê xuất kho tháng 12 'Năm 2007
1 2 PX 31/12/2007 003 Xkho nguyên liệu tháng
PX 31/12/2007 003 Bạch đàn BD NGUYENLIE
Bảng biểu số 2.2: Bảng kê phiếu xuất
Công Ty LDSX Nguyên liệu giấy Việt - Nhật Vũng áng
Khu công nghiệp Cảng Vũng áng- Hà Tĩnh
Tổng hợp Nhập-Xuất-Tồn
Mã vt Tên vt ĐVT SL nhập Tiền nhập
USD SL xuÊt TiÒn xuÊt
USD Tồn cuối D cuối USD
Bảng biểu số 2.3: Bảng tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn
CÔNG TY LDSX NGUYÊN LIỆU GIẤY VIỆT - NHẬT VŨNG ÁNG
KHU CÔNG NGHIỆP CẢNG VŨNG ÁNG – HÀ TĨNH
CHỨNG TỪ GHI SỔ PK
Chứng từ gốc Trích yếu
Số hiệu tài khoản Số tiền
3 31/12/07 Xkho nguyên vật liệu tháng 12 6211 152 264 035.84
003 31/12/07 Xkho nguyên vật liệu tháng 12 6211 152 435 578.23
Bảng biểu số 2.4: Chứng từ ghi sổ PK số 009
Công Ty LDSX Nguyên liệu giấy Việt - Nhật Vũng áng
Khu công nghiệp Cảng Vũng áng- Hà Tĩnh
Tài khoản: 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Mã Ct Diễn giải TK đối ứng Số tiền
31/12 003 PX Nguyên liệu, vật liệu 152 699 614.07
31/12 12 TD Chi phí SX dở dang 154 699 740.17
Kế toán ghi sổ Ngày… tháng… năm…
Bảng biểu số 2.5: Sổ cái TK 621
2.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
2.3.2.1 Nội dung hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Một số vấn đề về tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty
Chi phí nhân công là một trong ba yếu tố không thể thiếu để cấu thành nên giá trị của thành phẩm Vì vậy, Công ty Liên doanh sản xuất nguyên liệu giấy Việt Nhật Vũng Áng luôn cố gắng thực hiện tốt việc hạch toán chi phí nhân công để khuyến khích người lao động làm việc, sử dụng hiệu quả lao động, nâng cao chất lượng lao động từ đó có thể hạ thấp giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo thu nhập cho người lao động.
Hiện nay chi phí NCTT của Công ty Liên doanh sản xuất nguyên liệu giấy Việt Nhật Vũng Ánglà những khoản tiền phải trả cho người lao động trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm của Công ty bao gồm: tiền lương và các khoản mang tính chất lương, các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ và các khoản này được tính vào chi phí sản xuất Ngoài ra công nhân trực tiếp còn nhận được tiền ăn ca nhưng kế toán không hạch toán khoản chi phí này vào chi phí nhân công trực tiếp mà hạch toán vào chi phí sản xuất chung, điều này không ảnh hưởng tới tổng chi phí sản xuất nhưng sai chế độ. Hiện nay Công ty đang áp dụng hai hình thức trả lương cho người lao động đấy là trả lương theo ngày và trả lương theo hình thức khoán Tuy nhiên hình thức phổ biến mà Công ty hay sử dụng đó là trả lương theo ngày
Lương cơ bản phổ biến của một công nhân là 45 USD/ tháng
Khi áp dụng hình thức khoánnếu vượt khối lượng công việc được khoán thì sẽ có thưởng thêm cứ 1 tấn vượt thì sẽ được thưởng 0.4 USD. Đối với công nhân thời vụ thì căn cứ vào hợp đồng lao động Công ty sẽ trả lương theo sự thoả thuận của hai bên, thường thì Công ty trả cho công nhân thời vụ là 45 USD/ tháng Khi vượt năng suất lao động thì cũng được thưởng thêm là 0.4 USD cho 1 tấn vượt.
Ngày làm việc trong một năm là 300 ngày Lịch làm việc trong một năm như sau:
Quỹ dự phòng (ngoài giờ…) 20% Quỹ tiền lương
Các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất được tính như sau:
BHXH: Căn cứ vào tiền lương cơ bản của số công nhân trực tiếp sản xuất Công ty trích 20 % , trong đó 15 % tính vào chi phí, 5 % trừ vào lương.
- BHXH tính vào chi phí SXKD = (Lương cơ bản +Phụ cấp ngoài lương) x 15%
- BHYT trích vào chi phí 2% lương cơ bản, thu qua lương 1% (Lương cơ bản + Phụ cấp)
- KPCĐ: trích vào chi phí 2% trên tổng số (Lương cơ bản + Phụ cấp)
VD: Trong tháng 12 năm 2007 căn cứ vào bảng chấm công của đội kỹ thuật thủ quỹ sẽ tính lương cho anh Phan Hải Dương như sau:
Tổng tiền lương trong tháng của anh là: (60$ + 10$ )/26 x79.5 193.46$
Các khoản giảm trừ vào lương của anh là :
Tổng tiền anh được lĩnh tháng 12 là : 193.46$ - (4.2$ + 18.62$) = 170.64$
Tính ra VND với tỷ giá 16.112 tại ngày 17 tháng 12 thì số tiền anh được lĩnh là: 2 749 352VND.
Chứng từ kế toán sử dụng:
Bảng chấm công của các tổ
Bảng lương công nhân: Dùng để tính lương, thưởng, phụ cấp và các khoản trích theo lương phải trả cho người lao động theo đơn giá thoả thuận và tình hình thực hiện công việc thực tế của người lao động
Sổ chi tiết, sổ cái TK 6221, TK 6222, TK 6223, TK 334, TK 338.
Lương làm việc sau 22:00 sẽ được tính thêm 50 %, làm thêm ngày lễ chủ nhật tăng 100%
Tài khoản kế toán sử dụng: Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng các tài khoản:
TK 622- Chí phí NCTT TK này được mởchi tiết thành 3 tài khoản cấp 2:
TK 6221 – Chi phí lương công nhân trực tiếp
Tk 6222 – Bảo hiểm xã hội, Kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế.
TK 6223 – Bảo hộ lao động công nhân.
Tài khoản này có kết cấu như sau:
Bên nợ: Tập hợp chi phí NCTT
Bên có: Kết chuyển chi phí NCTT
TK này không có số dư cuối kỳ.
TK 334: Phải trả công nhân viên
Bên nợ: Thanh toán tiền lương cho công nhân
Bên có: Tính ra lương phải trả cho công nhân sản xuất trực tiếp
2.3.2.2 Quy trình hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Hàng ngày tổ trưởng của các đội sẽ tiến hành chấm công cho công nhân của đội mình trên các Bảng chấm công Cuối tháng các đội đưa bảng chấm công về phòng kế toán để kiểm tra chế độ, chính sách, sau đó thủ quỹ sẽ tiến hành lập ra bảng lương công nhân.
Dưới đây là mẫu bảng lương công nhân của Công ty:
BẢNG LƯƠNG CÔNG NHÂN THÁNG 12 NĂM 2007
LƯƠNG THỜI GIAN CÁC KHOẢN GIẢM
TRỪ Lương Phụ Lương thời gian Tổng lương 6% BHXH Lương ST
T Họ tên cơ bản cấp Công Lương tháng trong và YT tạm ứng thời này cộng với tháng nay CN phải gian phụ cấp (tất cả) nộp
(USD) (USD) (USD) (USD) (USD) (USD)
Basic Allo Work Basic Total Insuarance Advance
No Name Sa wance days Sal salary Sal.
Bảng biểu số 2.6: Bảng lương công nhân tháng 12 năm 2007
Cuối tháng căn cứ vào bảng tính lương cho công nhân kế toán sẽ nhập số liệu vào máy và máy sẽ kết chuyển số liệu vào chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết và sổ cái của TK 622.
CÔNG TY LDSX NGUYÊN LIỆU GIẤY VIỆT - NHẬT VŨNG ÁNG
KHU CÔNG NGHIỆP CẢNG VŨNG ÁNG – HÀ TĨNH
CHỨNG TỪ GHI SỔ PK
Chứng từ gốc Trích yếu
Số hiệu tài khoản Số tiền
8 31/12/07 Phải lương công nhân tháng 12.07 6221 334 28 204.36
9 31/12/07 Phả trả BHXH 15% cho công nhân 12.07 6222 3383 1 787.72
Bảng biểu số 2.7: Chứng từ ghi sổ PK số 0007
Công Ty LDSX Nguyên liệu giấy Việt - Nhật Vũng áng
Khu công nghiệp Cảng Vũng áng- Hà Tĩnh
Sổ chi tiết tài khoản 622
Ngày Ct Ngày Gs Mã
Ct Diễn giải Tk Đ/ứ Ps Nợ
31/12/2007 31/12/2007 PK 228 Phai tra luong CN thang 12.07 334 28204.36 0.00 31/12/2007 31/12/2007 PK 229 Phai tra BHXH 15% cho CN thang 12.07 3383 1787.72 0.00 31/12/2007 - - TD 13 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
31/12/2007 - - TD 14 KÕt chuyÓn chi phÝ BHXH, BHYT, KPC§
Bảng biếu số 2.8: Sổ chi tiết TK 622
Công Ty LDSX Nguyên liệu giấy Việt - Nhật Vũng áng
Khu công nghiệp Cảng Vũng áng- Hà Tĩnh
Tài khoản: 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Diễn giải TK đối ứng
Phải trả công nhân tháng 334 28 204.36
13 Chi phí sản xuất dở dang 154 29 299.08
Kế toán ghi sổ Ngày… tháng… năm…
Bảng biếu số 2.9: Sổ cái TK 622
2.3.3 Kế toán chi phí sản xuất chung
2.3.3.1 Nội dung hạch toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí sản xuất chung bao gồm:
Chi phí bảo dưỡng trang thiết bị: Nhiên liệu, phụ tùng thay thế, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ.
Chi phí dịch vụ mua ngoài: Chi phí điện, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị
Chi phí chung khác: Tiền thuê đất, Chi phí bữa ăn công nhân và các chi phí bằng tiền khác.
Chứng từ sử dụng: Hoá đơn GTGT như hoá đơn điện, nước, hợp đồng thuê, phiếu chi.
Sổ sách kế toán sử dụng: chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết, sổ cái của các TK
Tài khoản sử dụng Để theo dõi và hạch toán chi phí sản xuất chung trong kỳ kế toán sử dụng
TK 627 – Chi phí sản xuất chung, tài khoản này được mở chi tiết thành các tài khoản cấp 2 theo yếu tố chi phí là:
TK 6272 – Chi phí sửa chữa bảo dưỡng trang thiết bị
TK 6273 – Chi phí công cụ dụng cụ
TK 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6278 – Chi phí chung khác
Kết cấu của TK này như sau:
Bên nợ: Chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ
Bên có: Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra còn có các TK liên quan như: 111,141, 152, 331…
Trình tự hạch toán các khoản mục chi phí sản xuất trong chi phí sản xuất chung như sau:
Hạch toán chi phí bảo dưỡng trang thiết bị:
Chi phí bảo dưỡng trang thiết bị của Công ty bao gồm: Chi phí về nhiên liệu, phụ tùng thay thế. Để hạch toán chi phí này Công ty sử dụng các tài khoản chi tiết của tài khoản
TK 62724 – Chi phí bảo dưỡng MMTB
Hàng ngày kế toán căn cứ vào các mua hàng hoá dịch vụ mua ngoài như: hoá đơn mua dầu, mua bulông, dao cắt, vòng bi… kế toán sẽ nhập vào máy Đến cuối tháng sau khi thực hiện các bút toán phân bổ tự động thì máy sẽ tự kết chuyển vào chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết và sổ cái của TK 6272.
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm .54 tại Công ty Liên doanh sản xuất nguyên liệu giấy Việt Nhật Vũng Áng (Tên
Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
3.2.2.1 Yêu cầu của việc hoàn thiện
Quy mô của mỗi doanh nghiệp là khác nhau, đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh cúa mỗi doanh nghiệp cũng khác nhau do vậy mà việc hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở mỗi Công ty cũng phải được thực hiện một cách linh hoạt và không giống nhau ở mỗi Công ty Tuy nhiên khi thực hiện các biện pháp hoàn thiện thì các Công ty phải dựa trên một vài các nguyên tắc sau đây:
Trước hết việc hoàn thiện tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Liên doanh sản xuất nguyên liệu giấy Việt Nhật Vũng Áng trước hết phải dựa trên các quy định của Nhà nước Việt Nam nói chung và của chế độ kế toán nói riêng.
Bên cạnh đó thì việc hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành tạiCông ty Liên doanh sản xuất nguyên liệu giấy Việt Nhật Vũng Áng phải phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng Công ty trong từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển của Công ty Nói chung thì việc hoàn thiện công tác kế toán ở mọi Công ty đều nhằm một mục tiêu cuối cùng là nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đó Muốn thực hiện được điều đó thì công tác kế toán của Công ty phảỉ gắn liền với đặc điểm hoạt động kinh doanh cũng như quy mô của Công ty
3.2.2.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty liên doanh sản xuất nguyên liệu giấy Việt Nhật V ũng Áng
Về cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
Như phân tích ở trên thì chúng ta thấy bộ máy của Công ty hiện nay làm việc vẫn rất hiệu quả Tuy nhiên để đảm bảo cho công tác kế toán được nhanh chóng, chính xác kịp thời cũng như giám bớt khối lượng công việc kế toán cho Kế toán trưởng thì Công ty nên tuyển thêm nhân viên kế toán và giao cho mỗi người chỉ nên phụ trách một số phần hành cụ thể như thế hiệu quả của công tác kế toán sẽ được nâng cao hơn Điều này không những đảm bảo cho tính chuyên môn hoá cao trong bộ máy kế toán, tránh xảy ra nhầm lẫn của các nhân viên kế toán trong quá trình làm việc do phải làm việc quá nhiều mà còn đáp ứng được yêu cầu của công ty trong quá trình mở rộng sau này.Hiện nay công ty đang phải giao cho thủ quỹ kiêm nhiệm một phần công việc của kế toán tiền lương, như vậy là đã vi phạm nguyên tắc kiêm nhiệm trong kế toán.
Về hình thức kế toán áp dụng
Hiện nay công ty đang sử dụng hình thức chứng từ ghi sổ, tuy nhiên công tác vận dụng hình thức này chưa đảm bảo tuân thủ theo đúng chế độ.Thực chất của hình thức hạch toán mà công ty đang sử dụng là thực hiện theo hình thức hạch toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính Đó là hình thức thứ 5 mà Bộ tài chính đã quy định trong quyết định số 15 Trình tự ghi sổ theo hình thức này đó là:
Hàng ngày kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng chứng từ cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp ( Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái…) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính khi đã in ra giấy.
Thực hiện các thao tác để in các BCTC theo quy định.
Hiện nay trình tự ghi sổ kế toán của Công ty thực hiện về cơ bản là giống như trên Vì vậy, trong thời gian tới em nghĩ công ty nên ghi nhận lại hình thức hạch toán kế toán của mình là hình thức hạch toán trên máy vi tính. Khi ghi nhận theo hình thức này thì việc theo dõi kiểm tra đối chiếu số liệu của công ty giữa các chứng từ sổ sách của Công ty với nhau sẽ dễ dàng hơn, đồng thời làm giảm nhẹ khối lượng công việc của kế toán.
Về hệ thống chứng từ sổ sách của Công ty
Ngoài ra đối với các phiếu nhập kho thì công ty có thể mở thêm một chứng từ ghi sổ để tập hợp các phiếu nhập kho trong tháng như vậy Công ty vẫn có thể theo dõi hàng ngày số lượng nhập là bao nhiêu đồng thời phù hợp với hình thức chứng từ ghi sổ mà công ty đang áp dụng
Công ty không lập thẻ tính giá thành mà chỉ lập bảng tính giá thành.Bảng tính giá thành chưa cho thấy khái quát được tổng chi phí cơ cấu của mỗi loại chi phí trong 1 tấn dăm là bao nhiêu
Bên cạnh đó thì mặc dù có hai loại sản phẩm nhưng Công ty lại mở có một bảng tính giá thành điều này làm cho việc theo dõi các sản phẩm khó khăn hơn Vì vậy trong tương lai theo ý kiến của em Công ty nên lập hai thẻ tính giá thành cho hai loại thành phẩm là dăm keo và dăm bạch đàn theo mẫu sau đây:
Tháng … năm … Tên sản phẩm, dịch vụ :…
Chỉ tiêu Tổng số tiền
Chia ra theo khoản mục
1 Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ
2.Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ
3.Chi phí SXKD dở dang cuối
4 Giá thành sản phẩm trong kỳ
5.Giá thành 1 tấn dăm khô
Người lập bảng Kế toán trưởng
Bảng biểu số 2.29: Thẻ tính giá thành
Hiện nay công ty mới chỉ lập bảng lương cho công nhân viên chứ chưa lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương Công ty chỉ lập bảng này thì sẽ gây khó khăn cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành Vì vậy trong thời gian theo em thì Công ty nên lập bổ sung Bảng này Theo quyết định số 15 của Bộ Tài Chính thì bảng này có mẫu như sau:
Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương
Số TK Có TK 334 - Phải trả người lao động TK 338 - Phải trả, phải nộp khác TK Tổng cộng
Cộng KPCĐ BHXH BHYT Cộng
Người lập bảng Kế toán trưởng
Về hệ thống báo cáo
Như chúng ta đã biết thì đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì hệ thống báo cáo quản trị đều có một vai trò rất quan trọng Nó là căn cứ để cho các nhà quản trị ra quyết định quản lý, điều hành kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp Tuy nhiên ở Công ty thì hệ thống báo cáo mới chỉ dừng lại ở hệ thống báo cáo tài chính còn chưa có hệ thống báo cáo quản trị Mặc dù để lập được hệ thống này thì khối lượng công việc của phòng kế toán sẽ tăng lên đáng kể tuy nhiên trong thời gian tới em nghĩ Công ty vẫn nên xây dựng hệ thống này.
Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu chính Để đảm bảo cho việc tập hợp chi phí cho mỗi sản phẩm không bị nhầm lẫn và phức tạp cũng như để tiện cho việc theo dõi và kiểm soát mỗi loại sản phẩm thì công ty nên:
Mở TK 152 - Nguyên vật liệu trực tiếp thành hai tài khoản cấp 2 là:
Và mở TK 155 - Thành phẩm thành hai TK chi tiết là: