1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những tác động của sự đổi mới công nghiệp đối với nền kinh tế xã hội bắc ninh

134 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Công Nghiệp Bắc Ninh Từ 1997 Đến 2010
Tác giả Bùi Thị Giang Tâm
Trường học ĐHSP Hà Nội
Chuyên ngành Lịch sử
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2010
Thành phố Bắc Ninh
Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 4,95 MB

Cấu trúc

  • A. MỞ ĐẦU (1)
    • 1. Lý do chọn đề tài (1)
    • 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề (2)
    • 3. Đối tượng và phạm vi của đề tài (5)
    • 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu (5)
    • 5. Đóng góp của khóa luận (6)
    • 6. Bố cục của khóa luận (7)
  • CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN XÃ HỘI BẮC NINH (8)
    • 1.1. Điều kiện tự nhiên (8)
      • 1.1.1. Vị trí địa lý (8)
      • 1.1.2. Địa hình, đất đai và khí hậu (9)
      • 1.1.3. Đặc điểm thủy văn (11)
    • 1.2. Điều kiện dân cư xã hội (13)
      • 1.2.1. Vài nét về lịch sử hình thành (13)
      • 1.2.2. Dân cư và xã hội (15)
    • 1.3. Tình hình công nghiệp trước năm 1997 (16)
      • 1.3.1. Công nghiệp Bắc Ninh trước năm 1986 (17)
      • 1.3.2. Công nghiệp Bắc Ninh từ năm 1986-1996 (23)
  • CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH CÔNG NGHIỆP BẮC NINH TRONG THỜI KỲ 1997 - 2010 (30)
    • 2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh (30)
    • 2.2. Kinh tế công nghiệp thời kỳ 1997 – 2010 (35)
      • 2.2.1. Tốc độ phát triển nghành công nghiệp (35)
      • 2.2.2. Cơ cấu công nghiệp (40)
        • 2.2.2.1. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế (40)
        • 2.2.2.2. Khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (49)
        • 2.2.2.3. Cơ cấu công nghiệp theo vùng lãnh thổ (52)
        • 2.2.2.4. Cơ cấu công nghiệp theo ngành (70)
        • 2.2.2.5. Lao động trong ngành công nghiệp (76)
    • 2.3. Chính sách phát triển công nghiệp (78)
  • CHƯƠNG 3: NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA SỰ ĐỔI MỚI CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ XÃ HỘI BẮC NINH (85)
    • 3.1. Tác động về kinh tế (85)
      • 3.1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa (85)
      • 3.1.2. Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển (88)
    • 3.2. Tác động về xã hội (98)
      • 3.2.1. Nâng cao chất lượng đời sống nhân dân (98)
      • 3.2.2. Phân hóa xã hội (100)
    • 3.3. Những hạn chế của công nghiệp Bắc Ninh (102)
      • 3.3.1. Biểu hiện (102)
      • 3.3.2. Nguyên nhân (105)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (110)
  • PHỤ LỤC (115)

Nội dung

KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN XÃ HỘI BẮC NINH

Điều kiện tự nhiên

Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, nằm gọn trong châu thổ sông Hồng, liền kề với thủ đô Hà Nội Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh.

- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang

- Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên và một phần Hà Nội

- Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương

- Phía Tây giáp thủ đô Hà Nội

Với vị trí như thế, xét tầm không gian lãnh thổ vĩ mô, Bắc Ninh có nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh:

- Nằm trên tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 18, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn và các tuyến đường thuỷ như sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và du khách giao lưu với các tỉnh trong cả nước.

- Gần thủ đô Hà Nội được xem như là một thị trường rộng lớn hàng thứ hai trong cả nước, có sức cuốn hút toàn diện về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, giá trị lịch sử văn hoá đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nước Hà Nội sẽ là thị trường tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng của Bắc Ninh về nông - lâm - thuỷ sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ Bắc Ninh cũng là địa bàn mở rộng của Hà Nội qua xây dựng các thành phố vệ tinh, là mạng lưới gia công cho các xí nghiệp của thủ đô trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh sẽ có tác động trực tiếp đến hình thành cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh về mọi mặt, trong đó đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ du lịch.

- Là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh là cầu nối giữa Hà Nội và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, trên đường bộ giao lưu chính với Trung Quốc và có vị trí quan trọng đối với an ninh quốc phòng.

Trong cấu trúc địa lý không gian thuận lợi như vậy sẽ là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong những tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy quá trình đô thị hoá của tỉnh Bắc Ninh Xét trên khía cạnh cấu trúc hệ thống đô thị và các điểm dân cư của tỉnh thì các đô thị Bắc Ninh sẽ dễ trở thành một hệ thống hoà nhập trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội và có vị trí tương tác nhất định với hệ thống đô thị chung toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

1.1.2 Địa hình, đất đai và khí hậu

Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm là 23,3°C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,9°C (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,8°C (tháng 1).

Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,1°C.

Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1400 - 1600mm nhưng phân bố không đều trong năm Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm.

Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1530 - 1776 giờ, trong đó tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng trong năm là tháng 1.

Hàng năm có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa ĐôngNam Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm gây mưa rào.

Nhìn chung Bắc Ninh có điều kiện khí hậu đồng đều trong toàn tỉnh và không khác biệt nhiều so với các tỉnh đồng bằng lân cận nên việc xác định các tiêu trí phát triển công nghiệp có liên quan đến khí hậu như hướng gió, thoát nước mưa, chống nóng, khắc phục độ ẩm dễ thống nhất các ngành công nghiệp trong vùng; việc xác định tiêu chuẩn qui phạm xây dựng công nghiệp có thể dựa vào qui định chung cho công nghiệp vùng đồng bằng Bắc bộ. Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình “Mức độ chênh lệch địa hình không lớn, vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3 - 7 m, địa hình trung du đồi núi có độ cao phổ biến 300 - 400m Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở 2 huyện Quế Võ và Tiên Du” [23; tr8] Ngoài ra còn một số khu vực thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ, Yên Phong. Đặc điểm địa chất mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng Tuy nhiên nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc, Bắc bộ nên cấu trúc địa chất lãnh thổ Bắc Ninh có những nét còn mang tính chất của vòng cung Đông Triều vùng Đông Bắc Toàn tỉnh có mặt các loại đất đá có tuổi từ Cambri đến đệ tứ song nhìn chung có thành tạo Kainozoi phủ trên các thành tạo cổ Đây là thành tạo chiếm ưu thế về địa tầng lãnh thổ Các thành tạo Triat phân bố trên ở hầu hết các dãy núi, thành phần thạch học chủ yếu là cát kết, sạn kết Bề dày các thành tạo đệ tứ biến đổi theo quy luật trầm tích từ Bắc xuống Nam ở các vùng núi do bị bóc mòn nên bề dày của chúng còn rất mỏng, càng xuống phía Nam bề dày có thể đạt tới 100 m, trong khi đó vùng phía Bắc (Đáp Cầu) bề dày chỉ đạt 30 - 50 m.

Với đặc điểm này địa chất của tỉnh Bắc Ninh có tính ổn định hơn so với Hà Nội và vùng đồng bằng Bắc bộ khác trong việc xây dựng các công trình nhà máy, xí nghiệp phục vụ cho hoạt động công nghiệp Và về mặt địa hình có thể hình thành 2 loại hình cơ bản trong hoạt động công nghiệp: khai thác (cát sỏi, than bùn ở ven sông), và công nghiệp chế biến ở những địa hình bằng phẳng giao thông thuận lợi

Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ lưới sông khá cao, trung bình 1,0 - 1,2 km/km² Có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình.

Sông Đuống: Có chiều dài 42 km nằm trên đất Bắc Ninh, tổng lượng nước bình quân 31,6 tỷ m³ Mực nước cao nhất tại bến Hồ tháng 8/1945 là 9,64m, cao hơn so với mặt ruộng là 3 - 4 m Sông Đuống có hàm lượng phù sa cao, vào mùa mưa trung bình cứ 1 m³ nước có 2,8 kg phù sa.

Sông Cầu: Tổng chiều dài sông Cầu là 290 km với đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 70 km, lưu lượng nước hàng năm khoảng 5 tỷ m³ Sông Cầu có mực nước trong mùa lũ cao từ 3 - 6 m, cao nhất là 8 m, trên mặt ruộng 1 -

2 m, trong mùa cạn mức nước sông lại xuống quá thấp (0,5 - 0,8 m).

Sông Thái Bình: thuộc vào loại sông lớn của miền Bắc có chiều dài

Điều kiện dân cư xã hội

1.2.1 Vài nét về lịch sử hình thành

Dưới các triều đại phong kiến trước đây, tỉnh Bắc Ninh được gọi là Kinh Bắc mà lịch sử đã để lại những di sản văn hoá truyền thống phong phú về mặt vật thể và phi vật thể với hệ thống thành quách ở thị xã Bắc Ninh, phòng tuyến sông Cầu (sông Như Nguyệt) nổi tiếng thời Lý chống lại các thế lực ngoại bang phương Bắc, hệ thống các đền chùa, miếu mạo ở các vùng Từ Sơn, Bắc Ninh - Thị Cầu, Dâu Keo và đặc biệt là hát dân ca quan họ nổi tiếng cùng các lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc như hội Lim, Đình Bảng

“Từ năm 1822 xứ Kinh Bắc được nhà Nguyễn đổi tên gọi thành tỉnhBắc Ninh, sau 2 năm trấn thành Bắc Ninh, thuộc thị xã Bắc Ninh ngày nay,được xây dựng lại bằng đá ong và hiện diện vị thế của mình bằng cột cờ cao17m” [24; tr254].

Dưới thời Pháp thuộc vào năm 1931 trấn Bắc Ninh được đổi tên thành tỉnh Bắc Ninh Thị xã Bắc Ninh được tổ chức thành một cứ điểm trọng yếu về quân sự của Bắc Kỳ và là một trung tâm chính trị, kinh tế vùng.- Năm

1938 thị xã Bắc Ninh được xếp vào thành phố thứ 5 của xứ Bắc Kỳ sau các đô thị: thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, thành phố Nam Định và thị xã Hải Dương.

Sau hoà bình lập lại năm 1954, tỉnh Bắc Ninh nói chung và thị xã Bắc Ninh nói riêng tiếp tục duy trì sự phát triển kinh tế suốt quá trình xây dựng chính quyền nhân dân và chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc

Vào năm 1962 tỉnh Bắc Ninh được sát nhập với tỉnh Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc Mặc dù không còn vị trí tỉnh lỵ như trước đây (lúc đó Bắc Giang trở thành tỉnh lỵ của tỉnh mới sát nhập), nhưng thị xã Bắc Ninh vẫn là một trung tâm kinh tế - xã hội quan trọng của Hà Bắc, nhất là trong mối quan hệ giao lưu với thủ đô Hà Nội.

- Đến năm 1997 tỉnh Hà Bắc lại được chia lại thành hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang theo Nghị quyết của Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 10 (ngày 15 - 11

- 1996) Từ đó thị xã Bắc Ninh lại trở thành thị xã của tỉnh Bắc Ninh mới.

Từ đó đến nay Bắc Ninh đã phát triển không ngừng quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của tỉnh mà tiêu biểu là việc xây dựng mới:

Khu vực hành chính và các khu dân cư mới ở thị xã Bắc Ninh.

Cải tạo và phát triển mạnh bộ mặt trung tâm của các thị trấn huyện lỵ, nhất là thị xã Từ Sơn.

Đang hình thành và phát triển một số khu công nghiệp tập trung quan trọng như khu công nghiệp Tiên Sơn, Quế Võ, Yên Phong….

Hệ thống kỹ thuật hạ tầng được cải tạo và nâng cấp đáng kể nhất là QL1A, QL 1B, QL 18, QL 38, và 11 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dải trên 350 km.Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật cấp nước, cấp điện cũng được đầu tư đáng kể.

Hệ thống di tích lịch sử văn hoá lâu đời của xứ Kinh Bắc xưa được khôi phục, bảo tồn và phát triển có hiệu quả, thu hút khách du lịch thập phương.

Ngoài ra với hàng trăm ngành nghề khác nhau của tỉnh Bắc Ninh cũng được khuyến khích phát triển tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển tiểu thủ công nghiệp như: ở Đông Hồ, Xuân Lai, Đại Bái, Đại Lâm, Đình Bảng, Đa Hội, Tương Giang, Phù Khê, Nội Duệ

1.2.2 Dân cư và xã hội

“Theo điều tra dân số 01/04/2009, Bắc Ninh có 1.024.151 người Bao gồm 503.200 nam (49,1%); 520.951 nữ (50,9%) Sau 10 năm, dân số Bắc Ninh tăng thêm 82.045 người Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giữa hai cuộc tổng điều tra (1999 và 2009) là 0,84%/năm Dân cư khu vực thành thị chiếm tỷ trọng 23,6%, khu vực nông thôn chiếm 76,4% ” [23; tr 39] Mật độ dân số của tỉnh ngày càng tăng, chỉ đứng sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tiền năng phát triển kinh tế nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của tỉnh lại dồi dào, đã tạo điều kiện cho cư dân nơi đây phát triển Bắc Ninh vốn là vùng có nhiều nghề thủ công nổi tiếng, vùng đất “trăm nghề” Hiện nay trên toàn tỉnh có trên 100 làng nghề, trong đó có 62 làng nghề truyền thống, nổi tiếng như: làng tranh dân gian Đông Hồ, làng gốm Phù Lãng, làng đồng Đại Bái, làng rèn Đa Hội, làng dệt Lũng Giang, Hồi Quan, Sơn mài Đình Bảng, chạm khắc Đồng Kỵ, làng nghề tre trúc Xuân Lai….Ngày nay một số làng nghề đã bị mai một, việc khôi phục và phát triển các làng nghề vừa để phát triển kinh tế địa phương vừa để phát triển tiềm năng du lịch được tỉnh quan tâm với việc quy hoạch, xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề tập trung.

Về chất lượng lao động: Năm 2010 Lực lượng lao động tốt nghiệp tiểu học 8,35%, tốt nghiệp trung học cơ sở 68,71%, tốt nghiệp trung học phổ thông 21,94% Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp/học nghề trở lên chiếm 22,9%; lao động qua đào tạo từ công nhân kỹ thuật có bằng trở lên chiếm 14,16%.

Với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội như trên: Kinh tế công nghiệp Bắc Ninh thời kỳ 1997 – 2010 phát triển có nhiều yếu tố thuận lợi và khó khăn Tỉnh Bắc Ninh đã cố gắng phát huy mọi tiềm năng và điều kiện thuận lợi cũng như khắc phục mọi khó khăn để thúc đẩy công nghiệp của tỉnh phát triển:

*Những điều kiện thuận lợi:

- Bắc Ninh là một tỉnh đồng bằng nằm trong tam giác kinh tế động lực

Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh có nhiều thế mạnh về giao thông, có đội ngũ lao động có trình độ khá và rất đa ngành với nhiều làng nghề truyền thống.

- Bắc Ninh đã sớm xác định đợc nhiệm vụ trọng tâm là tiến hành xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời triển khai quy hoạch các ngành kinh tế trong đó có quy hoạch phát triển công nghiệp, quy hoạch phát triển lới điện đến năm 2010, đồng thời cụ thể hoá những chính sách khuyến khích đầu t của Nhà nớc bằng những quy định phù hợp với đặc thù địa phơng, tạo đợc môi trờng thuận lợi thu hút nhanh và nhiều dự án vào đầu t trên địa bàn.

- Sự chỉ đạo điều hành tập trung của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh cùng với sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan bộ, ngành Trung ơng đã phát huy có hiệu quả nguồn nội lực của địa phơng, tạo bớc tăng trởng đột phá trong lĩnh vực phát triển công nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch tích cực cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh.

Tình hình công nghiệp trước năm 1997

Phần lãnh thổ Bắc Ninh trong tỉnh Hà Bắc (cũ) bao gồm các huyện: YênPhong, Thuận Thành, Gia Lương, Quế Võ, Tiên Sơn và thị xã Bắc Ninh.

Với diện tích khoảng 17,2% nhưng dân số trên địa bàn Bắc Ninh chiếm 39,2% dân số tỉnh Hà Bắc năm 1995 và mật độ dân số gấp 2,27 lần mật độ dân số tỉnh Hà Bắc

Mặc dù diện tích nhỏ, nhưng các hoạt động kinh tế trên địa bàn Bắc Ninh đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển của tỉnh Hà Bắc trong những năm trước năm 1997, nhất là trong sản xuất công nghiệp.

1.3.1 Công nghiệp Bắc Ninh trước năm 1986

Từ khi thành lập tỉnh đến những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, Công nghiệp của Hà Bắc nói chung (và phần lãnh thổ Bắc Ninh nói riêng) có 10 ngành công nghiệp sau đây:

2 Công nghiệp khai thác, chế biến kim loại

3 Công nghiệp hóa chất, phân bón và dược phẩm

4 Công nghiệp khai thác và chế biến lâm sản

5 Công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng

6 Công nghiệp sành, sứ, gốm và thủy tinh

7 Công nghiệp chế tạo và sửa chữa cơ khí

8 Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, bánh kẹo và thức ăn gia súc

9 Công nghiệp dệt da may mặc

Trên phạm vi lãnh thổ Hà Bắc thuộc phần Bắc Ninh, mạng lưới công nghiệp trung ương và địa phương được bố trí như sau:

Các nhà máy xí nghiệp công nghiệp ở Hà Bắc do trung ương quản lý gồm có:

Nhà máy do bộ thủy lợi quản lý, được xây dựng ở núi Và (Tiên Sơn). Nhiệm vụ của nhà máy là sửa chữa đại tu các loại máy kéo, công suất đại tu

Nhà máy do Bộ Giao thông quản lý, được xây dựng ở Dâu Keo (Thuận Thành) Nhiệm vụ của nhà máy là sửa chữa đại tu các loại xe ô tô, công suất đại tu 150 xe mỗi năm.

3 Nhà máy Quy Chế Từ Sơn:

Nhà máy do Bộ Cơ khí và luyện kim quản lý, được xây dựng ở thị trấn Từ Sơn (Tiên Sơn) Nhiệm vụ chính của nhà máy là sản xuất các loại bu long, ốc vít theo tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo độ chính xác cao.

4 Nhà máy xay Đáp Cầu:

Nhà máy do Bộ Lương thực quản lý, được xây dựng ở Đáp Cầu (Bắc Ninh) Nhiệm vụ chính của nhà máy là xay xát gạo, công suất khoảng 90 tấn /ngày.

5 Nhà máy thuốc lá Bắc Sơn:

Nhà máy do Bộ Thực Phẩm quản l, được xây dựng ở Đáp Cầu. Nhiệm vụ của nhà máy là sản xuất các loại thuốc lá từ nguồn nguyên liệu thuốc lá Hà Bắc.

Nhà máy máy Bộ Công nghiệp nhẹ quản lý được xây dựng ở Đáp Cầu Nhiệm vụ của nhà máy là may các loại quần áo dùng trong nước và xuất khẩu Công suất nhà máy theo thiết kế là 35000 mét vải/năm.

1 Công nghiệp khai thác và chế biến nhiên liệu:

- Mỏ than Yên Phụ Yên Phong:

Than bùn Yên Phụ được phát hiện từ khá sớm (năm 1964) Diện tích chứa than khoảng 20 ha, trữ lượng khoảng 157.160 tấn Than bùn Yên Phụ ngoài việc sử dụng làm chất đốt (dùng nung, gạch, ngói, vôi) còn có thể chế biến thành phân khoáng phục vụ cho thâm canh cây trồng tốt Trước năm

1986, mỏ than vẫn do huyện quản lý khai thác Sau năm 1986 thì do tỉnh quản lý Sản lượng than khai thác hàng năm không đáng kể Do điều kiện còn nhiều khó khăn, nên công nghệ chế biến than bùn thành phân khoáng chưa được thực hiện.

2 Công nghiệp chế tạo và sửa chữa cơ khí:

Vào đầu những năm 80 toàn tỉnh Hà Bắc có 5 cơ sở công nghiệp cơ khí quốc doanh làm nhiệm vụ sản xuất và sửa chữa các loại công cụ cho các ngành nông lâm, công nghiệp xây dựng ….Sản phẩm bao gồm các loại công cụ cải tiến và các loại công cụ cầm tay như: máy bơm nước các loại, bơm nước trừ sâu, xe cải tiến,xe trâu, máy chế biến màu, guồng tuốt lúa, máy nghiền thức ăn gia súc, phụ tùng máy nông nghiệp, phụ tùng xe đạp, cày bừa, cuốc, xẻng…Dưới đây là nhiệm vụ của từng nhà máy thuộc phạm vi lãnh thổ Bắc Ninh:

- Nhà máy Cơ khí Đáp Cầu:

Nhà máy xây dựng từ năm 1960 ở Thị Cầu (Bắc Ninh), sau đó chuyển sang Cổ Mễ - Đáp Cầu –Bắc Ninh Những năm đầu nhà máy sản xuất các loại công cụ như cày cuốc, xe bò, xe cải tiến, máy tuốt, máy đập lúa Từ năm 1965 đến nay sản xuất máy nghiền thức ăn gia súc, xe cải tiến và phụ tùng xe cải tiến Công suất nhà máy đạt 500 -1000 tấn sản phẩm/ năm (1980).

- Xí nghiệp cơ khí trùng tu:

Xí nghiệp được xây dựng năm 1966 ở Long Khám (Tiên Sơn), đến năm 1981 di chuyển về Đáp Cầu Sản phẩm chủ yếu là sửa chữa máy bơm nước các loại và sản xuất phụ tùng nổ thay thế Cồng suất sửa chữa 1000 lần máy/năm.

- Xí nghiệp dược phẩm Hà Bắc:

Xí nghiệp do Ty Y tế quản lý, được xây dựng năm 1960 tại thị xãBắc Ninh Trong những năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ xí nghiệp sơ tán về Phật tích (Tiên Sơn) Năm 1981 xí nghiệp lại di chuyển về địa điểm mới ở Vũ Ninh (Bắc Ninh) Sản phẩm chính của xí nghiệp là các loại thuốc chữa các bệnh thông thường, các loại thuốc bổ… Xí nghiệp đã có nhiều cố gắng sản xuất được một số loại thuốc kháng sinh (những năm 80).Giai đoạn này xí nghiệp còn cung cấp 1 lượng thuốc quan trọng phục vụ công tác phòng và chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh.

4 Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng:

Từ sau năm 1954, ngành công nghiệp khai thác và vật liệu xây dựng

TÌNH HÌNH CÔNG NGHIỆP BẮC NINH TRONG THỜI KỲ 1997 - 2010

Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh

Năm 1997 tỉnh Bắc Ninh đợc tái lập, trong điều kiện cú những yếu tố ảnh hởng không thuận lợi đến tình hình phát triển kinh tế của tỉnh, trong n- ớc, khu vực và thế giới Đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, khó khăn đó là vấn đề thị trờng, giá cả và đầu t phát triển Trên cơ sở những quy định, giải pháp điều hành của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn cho phát triển công nghiệp; xuất phát từ đặc thù địa phơng, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đã kịp thời cụ thể hoá bằng những Nghị quyết, quyết định phù hợp để chỉ đạo thực hiện mục tiêu phát triển công nghiệp trên địa bàn Cùng với sự năng động, mạnh dạn đầu t mới, đầu t mở rộng, đầu t đổi mới thiết bị công nghệ của các doanh nghiệp trong các khu vực kinh tế công nghiệp, nguồn nội lực đợc phát huy có hiệu quả góp phần quan trọng thúc đẩy công nghiệp Bắc Ninh phát triển có mức tăng trởng cao, bền vững và tạo sự chuyển dịch tích cực cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, từ năm 1998 đến 2010 dưới sự lãnh đạo của Nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh và Tỉnh ủy đã ban hành nhiều Nghị quyết, quyết định, khuyến khích giúp công nghiệp ổn định và phát triển.

* Các nghị quyết, quyết định nhằm phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, và làng nghề:

Trong những năm 1997-2010, kể từ khi tái lập tỉnh, thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, XVI về phát triển kinh tế xã hội của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa bộ mặt công nghiệp của Bắc Ninh có nhiều khởi sắc.

- Ngay 1 năm sau khi tỏi lập tỉnh cú Nghị quyết số 04/NQ-TU ngày 25/5/1998 của Tỉnh uỷ (Khoá XV) về phơng hớng và các giải pháp phát triển làng nghề tiểu thủ cụng nghiệp tỉnh Bắc Ninh.

Nội dung của Nghị quyết đã đề ra các phương hướng cần tập trung giải quyết là:

+ Củng cố các làng nghề hiện có, tập trung đầu tư các làng nghề có điều kiện tốt nhất Khôi phục các làng nghề cũ và xây dựng các làng nghề mới gắn liền với các làng nghề văn hóa du lịch Hình thành các cụm công nghiệp theo ngành hàng, trước hết là cụm hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu.

+ Quá trình sản xuất phải tập trung khai thác triệt để thị trường nội địa vừa phải chú trọng hàng ra thị trường thế giới, phấn đấu nâng cao dần tỷ trọng hàng hóa xuất nhập khẩu.

+ Phát triển làng nghề theo đa dạng hóa hình thức sở hữu, kết hợp giữa công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, đảm bảo môi trường sinh thái, giữ gìn cảnh quan thôn xóm và sức khỏe cho nhân dân.

- Vào năm 2000 và 2001 có 2 nghị quyết được ban hành:

Nghị quyết số 12/NQ-TU ngày 3/2/2000 của Ban thờng vụ Tỉnh uỷ v Nghị quyết số 02/NQ-TU của Tỉnh uỷ ngày 4/5/2001 về xây dựng và phátày triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Đây là cỏc nghị quyết chuyên đề cụ thể hóa Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, quán triệt và vận dụng chủ trơng của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào điều kiện cụ thể của địa phơng, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, phát huy các nguồn lực, tăng năng lực sản xuất, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế- xã hội Mục tiêu chủ yếu đề ra là:" Phấn đấu đến năm 2005, lấp đầy 50- 60 % diện tích đã quy hoạch của 2 khu công nghiệp tập trung Mỗi huyện có ít nhất một cụm công nghiệp đã đợc phê duyệt, các cụm khác có từ 5-10 nhà đầu t thuê mặt bằng sản xuất kinh doanh" Việc xây dựng và phát triển các khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp nhỏ và vừa, cụm công nghiệp làng nghề là chủ tr- ơng đúng đắn, phù hợp với đờng lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nớc, phù hợp với nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh

Qua quá trình triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong các Nghị quyết, Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành đã đều đạt khá toàn diện và vượt rất xa Các nhiệm vụ chủ yếu đề ra trong Nghị quyết,Quyết định đều được triển khai và thực khá toàn diện từng bước công nghiệp hóa hiện đại hóa Đồng thời trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, do nhu cầu về phát triển các khu đô thị, khu dân cư dịch vụ, các khu và cụm công nghiệp đã được quan tâm và bước đầu thực hiện tạo điều kiện cho sự phát triển ổn định, bền vững trong giai đoạn sau. Đến ngày 29/5/2006 Tỉnh uỷ (khoá XVII) Nghị quyết số 02/NQ-TU về " Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp gắn với đô thị theo hớng hiện đại ".

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ 17, Tỉnh ủy đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong thời gian tới là: Khai thác triệt để các lợi thế so sánh, tiếp tục phát triển đồng bộ các khu công nghiệp cụm công nghiệp cùng với việc quy hoạch các đô thị - dân cư- dịch vụ và gắn liền với quy hoạch phát triển giao thông vận tải, đồng thời tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi, thu hút lựa chọn các doanh nghiệp trong nước, nước ngoài có công nghệ tiên tiến và đảm bảo vệ sinh môi trường, có chính sách ưu tiên các doanh nghiệp mang lại nguồn thu ngân sách cao và giải quyết nhiều việc làm Khuyến khích đổi mới thiết bị công nghệ theo hướng hiện đại tạo điều kiện chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, tạo bước phát triển vượt bậc góp phần quan trọng để Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015.

Như vậy ta nhận thấy việc đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của tỉnh Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp thì Đảng bộ, các cơ quan, sở công thương luôn quan tâm và và chú trọng sự phát triển các khu, cụm công nghiệp và làng nghề.

* Các Nghị quyết, quyết định về khuyến khích, hỗ trợ phát triển công nghiệp:

- Tháng 3/2001 Sở Công nghiệp Bắc Ninh đã xây dựng đề án "Chủ tr- ơng mở mang ngành nghề mới nhằm giải quyết việc làm cho ngời lao động khu vực nông thôn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2001 - 2005" Đề án đã thông qua Thờng vụ Tỉnh uỷ Bắc Ninh và ra kết luận cho các ngành liên quan tổ chức thực hiện. Để khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề tham gia đầu t sản xuất trong các KCN làng nghề, cụm công nghiệp vừa và nhỏ. UBND tỉnh đã giao cho các ngành liên quan hớng dẫn thủ tục trình tự theo h- ớng đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện

- Nghị quyết số 51/2002/NQ-HĐND ngày 26/7/2002 của HĐND tỉnh về việc thành lập, sử dụng và quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển công nghiệp Với việc thành lập Quỹ hỗ trợ đánh dấu mốc quan trọng trong công nghiệp Bắc Ninh Quỹ hỗ trợ giúp cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề… sẽ có nguồn hỗ trợ lớn Quỹ hỗ trợ có vai trò hỗ trợ về kinh phí xây dựng, hỗ trợ khi khủng hoảng, và ngoài ra còn là quỹ đầu tư vốn cho các cơ sở vật chất cho ngành công nghiệp Sự hình thành Quỹ hỗ trợ chứng minh được công nghiệp Bắc Ninh ngày càng được đầu tư quan tâm lớn.

Ngày 30/8/2002 UBND tỉnh ra các quyết định:

- Quyết định số 104/2002/QĐ-UB về u đãi khuyến khích đầu t đối với dự án đầu t chế biến nông sản thực phẩm và dự án đầu t vào vùng khó khăn (bổ sung quyết định số 60/2001/QĐ-UB). Đây là một quyết định đúng đắn trong phương hướng phát triển công nghiệp Bắc Ninh (đặc biệt là công nghiệp chế biến) Nguồn nông sản của tỉnh phong phú và đa dạng, với nghị quyết này đã kích thích ngành công nghiệp chế biến có điều kiện phát triển Bên cạnh đó còn khắc phục những nơi có khả năng sản xuất thấp đời sống khó khăn, thiếu việc làm ở vùng nông thôn.

- Quyết định số 105/2002/QĐ-UB về thành lập, sử dụng và quản lý quỹ khuyến công.

Việc triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích, hớng dẫn, hỗ trợ và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển công nghiệp nông thôn (còn gọi là hoạt động khuyến công) là chủ trơng đúng đắn, phù hợp với đờng lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nớc, phù hợp với nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh Quỹ khuyến cụng cú vai trũ to lớn cho cỏc ngành cụng nghiệp của tỉnh, đặc biệt là những ngành công nghiệp chủ chốt Quỹ luôn đưa ra chính sách, cũng như nguồn đầu tư khuyến khích các ngành công nghiệp triển vọng của tỉnh phát triển. Đặc biệt là khi Chính phủ ban hành Nghị định số 134/2004/NĐ-CP về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn Công tác này luôn đợc coi là nhiệm vụ quan trọng của các cấp, các ngành, đáp ứng đúng với yêu cầu của cuộc sống nên đã đạt đợc một số kết quả bớc đầu, đóng góp tích cực vào sự phát triển KT-XH của tỉnh, từng bớc làm thay đổi bộ mặt nông thôn theo h- íng CNH- H§H.

Kinh tế công nghiệp thời kỳ 1997 – 2010

2.2.1 Tốc độ phát triển nghành công nghiệp

Sau khi tỉnh đợc tái lập, lờng trớc đợc những khó khăn chung của đất nớc v từ đặc thù của địa phày ơng, Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo công tác xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển các ngành trong đó có quy hoạch phát triển công nghiệp và phát triển lới điện trên địa bàn Trên cơ sở những chế độ chính sách và giải pháp điều hành của Chính phủ, tỉnh Bắc Ninh đã cụ thể hoá bằng những quy định u đãi khuyến khích đầu t phát triển, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu t trong nớc, nớc ngoài, tranh thủ đợc sự giúp đỡ của các Bộ, Ban ngành Trung ơng và phát huy nguồn nội lực từ các thành phần kinh tế công nghiệp, thúc đẩy công nghiệp trên địa bàn phát triển với nhịp độ tăng cao và ổn định.

Tốc độ phát triển ngành công nghiệp ở mức cao đã góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong thời kỳ 1997-2010 Trong cơ cấu các ngành kinh tế thì tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm và tỷ trọng khu vực công nghiệp giữ được ổn định và có mức tăng trưởng cao Chỉ số phát triển giá trị sản xuất công nghiệp có sự thay đổi:

Năm 2005: cả nước (117,1%), đồng bằng sông Hồng (119,9%) và tỉnh Bắc Giang có chỉ số phát triển công nghiệp đạt 110,8% thì công nghiệp Bắc Ninh có chỉ số phát triển công nghiệp khá cao: đạt 123, 2% cao hơn chỉ số của cả nước, đồng bằng sông Hồng và cao hơn nhiều so với Bắc Giang – lãnh thổ của cùng Bắc Ninh lập nên tỉnh Hà Bắc thời kỳ trước năm 1997. Đến năm 2009: Công nghiệp Bắc Ninh vẫn giữ chỉ số phát triển công nghiệp cao đạt 127,0% trong khi đó chỉ số của nước: 116,7%, đồng bằng sông Hồng 122,1% và của Bắc Giang là 124,1%.

Giá trị sản xuất công nghiệp Bắc Ninh liên tục tăng mạnh thời kỳ 1997-2010

Giá trị sản xuất công nghiệp từ năm 1997-2005 Đơn vị tính: Triệu đồng

Khu vực Nhà nước trung ương

Ngoài Nhà nước Đầu tư nước ngoài

(Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Bắc Ninh năm 2005)

Dựa vào bảng thống kê ta nhận thấy:

Giai đoạn 1997-2005, giá trị sản xuất công nghiệp đã tăng 6.076.050 triệu đồng (tăng 11,67 lần) trong đó, chiếm chủ đạo giá trị đóng góp 2 năm (1997,1998) là khu vực kinh tế nhà nước trung ương và ngoài nhà nước. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ Tuy nhiên từ năm 1999-2005 thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng cao hơn Năm 2005 (khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 22,8%).

Giá trị sản xuất công nghiệp từ năm 2006-2010 Đơn vị tính: tỷ đồng

Ngoài Nhà nước Đầu tư nước ngoài

(Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Bắc Ninh 2010)

Sang đến giai đoạn 2006-2010, giá trị sản xuât công nghiệp Bắc Ninh có nhiều thay đổi Vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, tuy nhiên vào giai đoạn này cao nhất là năm 2009 với tổng giá trị sản xuất là 53.205,4 tỷ đồng Năm 2010 đã vượt 58,9% kế hoạch của năm và chỉ tăng 78,2% so với năm 2009.

Chiếm giá trị sản xuất lớn vẫn là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực ngoài nhà nước.

Cơ cấu kinh tế các ngành tỉnh Bắc ninh 1997-2010 Đơn vị: %

(Nguồn: Sở Công nghiệp tỉnh Bắc Ninh)

Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có sự thay đổi lớn tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp Năm

1997, chiếm tỷ trọng cao là ngành nông, lâm, thủy sản (45,05%), công nghiệp- xây dựng (chỉ đạt 23,77%) và dịch vụ chiếm 31,18% Nhưng trải qua 13 năm phát triển, đáp ứng quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước cũng như của tỉnh đề ra, cơ cấu các ngành công nghiệp có sự chuyển dịch đáng kể.

Cụ thể như sau: đến năm 2010, ngành nông nghiệp chỉ chiếm 18,29% trong cơ cấu và cụng nghiệp-xõy dựng vươn lờn đứng đầu đạt 51,06%, riêng công nghiệp đạt 42,46% v dày ịch vụ chiếm 30,65% Tốc độ phát triển bình quân của CN-XD giai đoạn (1997-2010) là 25,64%, riêng công nghiệp là 24,5%.

Thực hiện chiến lợc kinh tế - xã hội 10 năm (2001 - 2010), tình hình kinh tế - xã hội các tỉnh vùng Đồng bằng Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ vẫn tiếp tục ổn định và có mức tăng trởng cao Hầu hết các tỉnh đều có mức tăng trởng kinh tế (GDP) đạt và vợt mục tiêu kế hoạch tỉnh đề ra và cao hơn mức bình quân chung của cả nớc (7%) năm 2010 Một số tỉnh có mức tăng trởng cao: Tỉnh Nghệ An 11%, tỉnh Hải Dơng và tỉnh Quảng Ninh 12%, tỉnh Bắc Ninh tăng 14%, tỉnh Vĩnh Phúc tăng 19% so với năm 2009 Các tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp đạt mức tăng cao so với cùng kỳ nh: TP Hà Nội 24,2%, tỉnh Hng Yên 24,4%; Hải Phòng 25,1, Hà Tây 25,2%; Vĩnh Phúc 25,4%; Bắc Ninh 29,2% và Nghệ An 37,7% Trong đó:

- Khu vực công nghiệp quốc doanh Trung ơng trên địa bàn có mức tăng khá cao ở một số tỉnh: Hải Dơng, Hải Phòng 38%; tỉnh Bắc Ninh 68,9% và tỉnh Nghệ An tăng đột biến đến 363%, Hà Tĩnh tăng 364%.

- Khu vực có vốn đầu t nớc ngoài: Tỉnh Hà Tây có mức tăng 46,2%,Hải Dơng 62,2%, Nam Định 84,6% và Hà Tĩnh 625%.

- Khu vực công nghiệp quốc doanh địa phơng: Nghệ An, Hà Tây, Hải Phòng có mức tăng 20,3%, Quảng Ninh 27,5% và Bắc Ninh 83,2%.

- Khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh: Tỉnh Hà Tĩnh có mức tăng 23,6%, Hng Yên 38,7% và Vĩnh Phúc 49,6%

Qua đây ta nhận thấy so với các tỉnh trong cùng khu vực Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ thì công nghiệp Bắc Ninh đã đạt được những thành tựu đáng kể: Đứng vào danh sách các tỉnh có mức tăng trưởng cao (đạt 29,2%) Đặc biệt là trong khu vực công nghiệp quốc doanh địa phương.

2.2.2.1 Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế

2.2.2.1.1 Khu vực công nghiệp Quốc doanh

* Khu vực công nghiệp Quốc doanh Trung ương

Sau 5 năm tái lập tỉnh, công nghiệp quốc doanh trung ương Bắc Ninh đạt được nhiều thành tựu lớn Đến năm 2002: Sản xuất phát triển và có mức tăng trởng cao, so với năm 2001 thỡ năm 2002 (68,7%) Đây là mức tăng cao nhất của khu vực kể từ khi tỉnh Bắc Ninh đợc tái lập Năng lực mới đợc tăng thêm và đã đợc phát huy sản xuất trong năm:

+ Nhà máy gạch Granít (KCN Tiên Sơn) công suất 3 triệu m 2 /năm, vốn đầu t 209 tỷ đồng đã đi vào hoạt động chính thức trong quý I/2002 Sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ thuận lợi tại khu vực miền Bắc, miền Trung và tham gia xuất khẩu sang thị trờng Châu Âu, Đông Nam Á.

+ Công ty chế biến nguyên liệu gốm sứ (KCN Tiên Sơn) công suất 70.000 tấn/năm, vốn đầu t 30 tỷ đồng đã đi vào sản xuất chính thức trong quý II/2002, sản phẩm chính là chế biến nguyên liệu phục vụ sản xuất gốm sứ, hơn 70% sản phẩm cung cấp cho nhà máy gạch granít Giá trị sản xuất cả năm của công ty đạt 19 tỷ đồng.

+ Nhà máy sản xuất kết cấu thép (KCN Quế Võ) của công ty lắp máy và xây dựng 69-1, công suất 4.000 tấn sản phẩm/năm, vốn đầu t 19 tỷ đồng đã đi vào sản xuất Sản phẩm chủ yếu l máy móc thiết bị và xây dựng cácày dự án đầu t.

Các doanh nghiệp khác sản xuất ổn định và có mức tăng trởng khá so với cùng kỳ năm trớc:

Chính sách phát triển công nghiệp

Trên cơ sở khai thác và phát huy lợi thế nhất định về địa lý, nguồn nhân lực và công nghiệp làng nghề, tỉnh Bắc Ninh đã tập trung chú trọng phát triển công nghiệp nhằm tạo ra tăng trưởng cao và giải quyết việc làm cho người lao động Từ năm 1997-2010, tỉnh Bắc Ninh đã tiến hành thực hiện các chính sách phát triển công nghiệp, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trên địa bàn tỉnh.

 Chính sách thu hút đầu tư phát triển công nghiệp:

- Đầu tư phát triển công nghiệp tập trung:

Một trong những chính sách quan trọng để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp đó là quy hoạch và đầu tư phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn Hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã đầu tư vốn ngân sách hỗ trợ công tác quy hoạch và thẩm định phê duyệt quy hoạch chung và chi tiết các khu công nghiệp trên địa bàn, xây dựng quy hoạch tổng thể về các khu công nghiệp làm cơ sở để xây dựng quy hoạch sử dụng đất trình Chính Phủ phê duyệt.

Sự khác biệt của Bắc Ninh là ngay từ đầu, khi quy hoạch các khu công nghiệp đã gắn với quy hoạch các khu dân cư và dịch vụ Với mục tiêu đề ra là xây dựng các khu công nghiệp không chỉ là dành cho các nhà máy, xí nghiệp mà bên cạnh đó còn có khu dân cư và dịch vụ phục vụ nhu cầu cho người lao động, hình thành thực thể kinh tế xã hội hoàn chỉnh tạo sự phát triển bền vững hòa nhập với sự phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Trong quản lý đã hình thành Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh để quản lý các khu công nghiệp tập trung và ban quản lý các khu công nghiệp huyện để quản lý các khu công nghiệp vừa và nhỏ (cụm công nghiệp) Việc xúc tiến thu hút đầu tư được quan tâm đầu tư thông qua các hình thức và các kênh thông tin khác nhau Thông qua thu hút đầu tư phát triển các khu công nghiệp, tỉnh Bắc Ninh đã chọn lọc các dự án có quy mô, ngành nghề sản xuất phù hợp và sử dụng có hiệu quả hơn quỹ đất.

- Chính sách đầu tư phát triển làng nghề truyền thống:

Khu vực kinh tế làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn.Sản xuất phi nông nghiệp và dịch vụ ở các làng nghề đã giải quyết thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn, nâng cao sức cạnh tranh, giảm sức cạnh tranh, giảm sức ép bất lợi về đô thị hóa, tăng phúc lợi xã hội cho người dân ở thôn, xã có làng nghề Bắc Ninh thực sự coi chính sách phát triển làng nghề làm

“hạt nhân” của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và công nghiệp hóa nông thôn.

Với thế mạnh của tỉnh là các làng nghề truyền thống, năm 1998 Tỉnh ủy đã có Nghị quyết 04-NQ/TU về phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, hướng tới xây dựng, phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề, tiểu thủ công nghiệp Với việc thực hiện Nghị quyết này, Bắc Ninh đã phục hồi nhiều ngành nghề truyền thống và phát triển nhiều làng nghề mới hình thành, lan tỏa thành phố nghề, xã nghề, vùng nghề.

- Chính sách điều chỉnh cơ cấu phát triển ngành công nghiệp:

Trong thực thi chính sách phát triển công nghiệp địa phương, các cơ quan quản lý tỉnh Bắc Ninh luôn chú trọng điều chỉnh cơ cấu ngành nhằm hiện đại hóa công nghệ, phát triển các lĩnh vực có hiệu quả và tác động đến sự phát triển các lĩnh vực có hiệu quả và tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương Tỉnh đã có chính sách ưu tiên phát triển 7 nhóm ngành chủ yếu: chế biến nông sản, sản phẩm thuốc lá, dệt may, sản xuất đồ gỗ, sản xuất kim loại, sản xuất từ phi kim loại, vật liệu xây dựng, giấy.

Tỉnh đã đề ra một số cơ chế ưu đãi, khuyến khích đầu tư để thu hút các ngành mới, công nghệ cao. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp bổ trợ, cơ khí chế tạo, đồng thời phát triển mạnh nhóm ngành có lợi thế về nguồn nguyên liệu địa phương, có khả năng thu hồi vốn nhanh, có cơ hội chọn đối tác đầu tư bên ngoài.

Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ nhất là nguyên liệu từ nông lâm nghiệp, các ngành nghề truyền thống như gốm mỹ nghệ, chế biến lượng thực thực phẩm, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt, may mặc và da giầy…., khuyến khích công nghệ sạch tiết kiệm năng lượng. Đối với ngành công nghệ cao: chú trọng phát triển các ngành công nghiệp phần mềm, thiết bị tin học, tự động hóa (sản xuất các thiết bị tự động, rô bốt), vật liệu từ tính cao cấp, vật liệu kỹ thuật cao, sứ polyme cách điện, vật liệu mới, polyme tổng hợp…. Đối với ngành công nghiệp cơ khí: Đầu tư chiều sâu những cộng đoạn cần thiết để nâng cao chất lượng các nhà máy cơ khí hiện có đáp ứng nhu cầu máy móc thiết bị, dụng cụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp và thủ công mỹ nghệ của tỉnh.

Coi trọng phát triển các ngành sản xuất phụ kiện cho ngành dệt may, giày da, các ngành cơ khí chế tạo thiết bị và phụ tùng như các thiết bị cho sản xuất ô tô, xe máy, sản xuất thiết bị điện, linh kiện điện tử, sản xuất động cơ nổ, động cơ điện, thiết bị chế biến nông, thủy sản…, thiết bị cho công nghiệp sản xuất vật liệu xi măng, cho sản xuất sản phẩm gốm sứ các loại, vật liệu nội thất và vật liệu lợp, thiết bị cho công nghiệp dược phẩm…. Đối với công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống: Ưu tiên đầu tư đổi mới trang thiết bị và công nghệ để nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của các sản phẩm của các xí nghiệp hiện có….Các xí nghiệp đầu tư mới phải đi ngay vào công nghệ hiện đại Các ngành sản xuất bia, nước giải khát sẽ chủ yếu đầu tư chiều sâu đối với các xí nghiệp đang có, không xây dựng thêm nhà máy mới.

 Chính sách tiếp cận đất đai:

Bắc Ninh đã sớm có quy hoạch sử dụng đất phù hợp thúc đẩy phát triển công nghiệp thông qua các hình thức: Khu công nghiệp, cụm công nghiệp và cấp đất cho doanh nghiệp riêng rẽ Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh đến năm 2010 đã được chính phủ phê duyệt tại Nghị định 09/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006.

Với quy hoạch sử dụng đất đã được tỉnh xây dựng, đảm bảo đủ quỹ đất thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp đáp ứng các mục tiêu đề ra Tỉnh đã có điều tiết hợp lý về giá đất thuê để xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng và giá cho thuê lại đất trong các khu công nghiệp nên đã thu hút được các nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh thuê mặt bằng.

 Chính sách khoa học công nghệ:

Vào những năm 2008, 2009, 2010 tỉnh Bắc Ninh đã thực sự quan tâm tới phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ Khoa học công nghệ đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển công nghiệp Bắc Ninh Các chính sách về khoa học công nghệ tập trung vào hai lĩnh vực chính là đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng trong quản lý Cụ thể là:

- Các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, xử lý chất thải bảo vệ môi trường:

Từ năm 2006-2010, đã triển khai được 8 dự án hỗ trợ các doanh nghiệp tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, khôi phục và phát triển nghề thủ công truyền thống, giải quyết hàng trăm việc làm cho người lao động. Đồng thời, đã hoàn thành việc triển khai áp dụng công nghệ thích hợp để xử lý nước thải từ sản xuất, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA SỰ ĐỔI MỚI CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ XÃ HỘI BẮC NINH

Tác động về kinh tế

3.1.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướngcông nghiệp hóa hiện đại hóa

Hơn 10 năm qua, các cơ sở công nghiệp phát triển nhanh chóng cả về quy mô và chất lượng nên tăng trưởng giá trị tăng trưởng giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp luôn cao hơn mức bình quân chung toàn tỉnh về tăng trưởng GDP Đồng thời giữ vững vai trò quan trọng trong việc đưa kinh tếBắc Ninh tăng trưởng ổn định với nhịp độ cao ở giai đoạn sau này Năm

1997, toàn ngành công nghiệp mới đạt mức tăng trưởng 11,39%, liên tục trong 2 năm 1999 và 2000 đã đạt mức tăng trưởng rất cao (+62,09% và 40,76%) Giai đoạn 2001-2005, mức tăng trưởng đã thấp hơn nhưng vẫn duy trì ở mức từ 18-24%, đến năm 2010 là 73,5%.

Do đạt được mức tăng cao và nhanh nên tỷ lệ đóng góp vào mức tăng trưởng kinh tế của ngành công nghiệp cũng gia tăng nhanh chóng.

- Trong nội bộ ngành công nghiệp, bước đầu chuyển dịch theo hướng hình thành và phát triển một số ngành và sản phẩm mới như sản xuất máy móc, thiết bị điện, sản xuất các sản phẩm từ cao su plastic, lắp ráp sản phẩm thiết bị điện, khí ga…Đến nay, đã đáp ứng được những nhu cầu tiêu dùng thiết yếu trên địa bàn và đang từng bước mở rộng thị phần ra thị trường trong nước và cho xuất khẩu Một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa là sự xuất hiện và phát triển với tốc độ cao của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Tỉ trọng giá trị tăng thêm cũng như giá trị sản xuất của khu vực này ngày càng tăng trong toàn ngành công nghiệp Từ chỗ chưa có cơ sở sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài tham gia sản xuất trên địa bàn (trước năm 1996), năm 1996 đã xuất hiện 1 cơ sở, năm 2000 có 6 cơ sở, năm 2005 có 18 cơ sở, năm 2010 là 37 cơ sở.Sự hiện diện của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần nâng cao trình độ công nghệ, xây dựng mô hình quản lý tiên tiến, cách thức sản xuất kinh doanh hiện đại, khai thác tiền năng và huy động mọi nguồn lực sẵn có của địa phương như lao động, đât đai … vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đã kéo theo chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế Cơ cấu lao động, cơ cấu GDP của ngành kinh tế đã có cùng xu hướng chuyển dịch Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành kinh tế vẫn chậm hơn nhiều so với chuyển dịch GDP theo ngành kinh tế.Vai trò của sản xuất công nghiệp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa không chỉ biến đổi cơ cấu GDP mà nó cũng có vai trò tương tự đối với biến đổi cơ cấu lao động thời kỳ 1997-

2010 Do quá trình phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trên địa bàn Bắc Ninh đúng định hướng nên các loại hình kinh tế của ngành công nghiệp phát triển đa dạng, nhất là khối doanh nghiệp.

Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài tăng nhanh và đều ở các ngành công nghiệp cấp 2, còn có sự phân bố rộng hơn ở nhiều địa phương, đặc biệt là ở vùng vốn xưa nay là thuần nông Huyện Lương Tài, Gia Bình, Quế

Võ trước đây là hoạt động sản xuất kinh doanh phổ biến là nông nghiệp, số lượng các cơ sở sản xuất phi nông lâm, thủy sản tương đối ít Số cơ sở mới thành lập thường tập trung ở các khu công nghiệp làng nghề như: Quảng Bố (Lương Tài), ở Đại Bái (Gia Bình), khu công nghiệp đa nghề ở Quế Võ.

Nền công nghiệp phát triển được thể hiện đưa công nghệ hiện đại vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề Sự hiện đại hóa về công nghệ máy móc biểu hiện rõ sản xuất công nghiệp trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Ví dụ: khu công nghiệp Quế Võ, Yên Phong, Tiên Sơn, đặc biệt là sự hiện đại hóa máy móc trong khu công nghệ cao Hanaka sản xuất dây bọc thép của tập đoàn Hanaka uy tín trong nước và khu vực Sự hiện đại hóa còn biểu hiện tại các làng nghề, tiêu biểu là các làng nghề đúc đồng Đại Bái, đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, sản xuất giấy Phong Khê Làng nghề đúc đồng đại bái nổi tiếng với truyền thống sản xuất thủ công thì ngày nay ứng dụng máy móc khá nhiều vào quy trình đúc đồng tạo ra những sản phẩm chất lượng và mẫu mà đẹp Sản xuất giấy ở Phong Khê: các hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn ứng dụng nhiều máy móc nhập về châu Âu như máy quay giấy, nghiền giấy…Hàng năm tạo ra sản lượng lớn không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu Đồ gỗ Đồng Kỵ, tuy xuất phát là một làng nghề thủ công, đồ gỗ mỹ nghệ sử dụng lao động chân tay là chủ yếu.Nhưng ngày nay, sản phẩm ngày càng đa dạng phong phú nhờ ứng dụng máy móc hiện đại từ Trung Quốc, Đài Loan.

Công nghiệp phát triển đã làm thay đổi cảnh quan của tỉnh từ năm

1997 – 2010: Các khu công nghiệp có quy mô lớn hơn hiện đại hơn Số lượng khu công nghiệp cũng gia tăng Các làng nghề được quan tâm thích đáng, quy hoạch thành các khu cụm công nghiệp làng nghề.

Công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại hóa công nghiệp hóa còn thúc đẩy các ngành du lịch, giáo dục đào tạo phát triển Nhiều hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trng cấp nghề được hình thành: trường cao đẳng công nghệ Bắc Hà, trường công nhân kỹ thuật …

Do đạt được tốc độ tăng trưởng cao như vậy, đã đem một khối lượng hàng hóa và dịch vụ lớn hơn, phong phú hơn và chất lượng hơn, mặc dù nhu cầu hàng tiêu dùng cũng như nguyên vật liệu cho sản xuất ngày càng tăng và đa dạng Tổng doanh thu của tất cả các hoạt động kinh tế ngày càng tăng, trong đó doanh thu của ngành công nghiệp liên tục tăng nhanh hơn Đây chính là yếu tố góp phần quyết định làm cho kinh tế tăng trưởng ổn định ở mức cao trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

3.1.2 Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển

Sự phát triển của công nghiệp còn kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác.

Công nghiệp phát triển tạo đà cho nông nghiệp phát triển Một mặt nông nghiệp đã đáp ứng được nhu cầu lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho tiêu dùng Hơn cả, nông nghiệp đã cung cấp cho nguyên liệu cho công nghiệp chế biến (nhất là công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm).

Do tác động mạnh mẽ của ngành công nghiệp mà nông nghiệp đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa từng bước gắn sản xuất với thị trường Nếu như những năm 2000 trở về trước, sản xuất nông nghiệp chủ yếu tập trung vào sản xuất các loại cây lương thực có hạt nhằm bảo đảm an toàn lương thực và dự trữ một phần cho chăn nuôi Từ năm 2001 đến 2010, để đáp ứng nhu cầu cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến ngành nông nghiệp đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, cơ cấu mùa vụ, đa dạng hóa thâm canh nên kết quả sản xuất nông nghiệp đã từng bước thay đổi theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường. Đến năm 2010, trên địa bàn tỉnh đã hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung như: lúa nếp thơm (1.500 ha Từ Sơn, Yên Phong, Tiên Du); lúa tám xoan (200 ha ở Quế Võ); vùng rau ven thành phố Bắc Ninh (Hòa Đình, Xuân Ổ, Khắc Niệm…) Sản xuất nông nghiệp theo mô hình trang trại ngày càng được nhân rộng trong toàn tỉnh Chăn nuôi lợn, gia cầm theo phương thức bán công nghiệp, công nghiệp quy mô vừa và lớn đang dần thay thế chăn nuôi kiểu truyền thống, quy mô nhỏ Chăn nuôi bò trước đây chủ yếu sử dụng làm sức kéo phục vụ sản xuất trồng trọt thì đã chuyển sang kết hợp tăng gia lấy thịt và sức kéo.

Cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển mạnh theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Cơ cấu nội bộ các ngành trồng trọt và chăn nuôi chuyển dịch theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế

Với sự phát triển của ngành công nghiệp, cơ giới hóa trong nông nghiệp đã có những thay đổi rõ rệt

Nhờ sự ứng dụng kết quả của công nghiệp (các sản phẩm của ngành công nghiệp: máy móc, thiết bị, phân bón, hóa chất…) và tiến bộ khoa học kỹ thuật mà kinh tế nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh có sự chuyên môn hóa cao.

Cơ giới hóa máy móc trong nông nghiệp: số máy cày được ứng dụng tăng đã đưa tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu làm đất tăng nhanh 32% năm 1997 đã tăng lên 75% năm 2010 Nhiều hợp tác xã có tỷ lệ làm đất bằng máy đạt trên 90% Cơ giới hóa trong tưới, tiêu cũng phát triển ở mọi nơi Máy móc phục vụ nông nghiệp được ứng dụng phổ biến trong nông nghiệp Những năm trước 1997, máy tuốt lúa chủ yếu chỉ đạp bằng chân thì nay đã được thay thế bằng động cơ điezen, máy tuốt lúa liên hợp dễ cơ động trên đồng ruộng và thôn xóm Việc vận chuyển vật tư, phân bón, nông sản…cũng được cơ giới hóa từng phần

Tác động về xã hội

3.2.1 Nâng cao chất lượng đời sống nhân dân

Nhu cầu lao động của sản xuất công nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong sự vận động của thị trường lao động trên địa bàn. Hiện nay, quá trình cơ cấu lại các ngành kinh tế, cơ cấu lại khu vực doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động phù hợp với nền kinh tế thị trường vẫn đang tiếp diễn Hơn nữa, các ngành nghề công nghiệp và dịch vụ với hình thức kinh doanh có tính tổ chức xã hội chưa cao đạt quy mô lớn về số lượng lao động, trong khi lao động nông lâm ngư nghiệp tự làm còn chiếm tỷ lệ cao Vì vậy mức cầu lao động của khu vực sản xuất công nghiệp tuy vẫn còn thấp nhưng có xu hướng vận động tiến bộ hơn.

Hơn 10 năm qua, số cơ sở sản xuất công nghiệp tăng nhanh đã thu hút được nhiều lao động, nhất là lao động từ ngành nông nghiệp Và tác động tích cực là giải quyết việc làm cho người lao động Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm giảm nhanh chóng.

Thời kỳ trước năm 1997, đây là những năm đầu thực hiện cơ chế quản lý kinh tế mới Giai đoạn này kinh tế bắt đầu bùng nổ, tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm đạt 6,44% (1986-1997) Cùng với tăng trưởng là sự cải thiện đáng kể thu nhập bình quân đầu người Theo số liệu của cuộc điều traKhảo sát mức sống hộ gia đình hàng năm thì thu nhập bình quân đầu người một tháng ở Bắc Ninh liên tục tăng: Năm 1994 là 1504,0 nghìn đồng, năm

1995 là 195,o nghìn đồng, năm 1996 là 215,05 nghìn đồng Chỉ tiêu này đem so sánh với cả nước tương ứng các năm các chỉ bằng 94,58 %, 94,61% và 94,86% Tốc độ tăng bình quân thu nhập đầu người một tháng ở Bắc Ninh hàng năm (1994 – 1997) là 16,13 %.

Thời kỳ 1997 – 2002, mở đầu là sự kiện tỉnh Bắc Ninh được tái lập (1/1997) Cuối năm 1997 khủng hoảng tài chính tiền tệ của khu vực xảy ra. Bắc Ninh ban hành nhiều nghị quyết, văn bản quy phạm pháp luật quan trọng nhằm “xây dựng tỉnh Bắc Ninh là tỉnh công nghiệp vào năm 2015”. Trong thời kỳ này số lượng các cơ sở kinh tế tăng đột biến khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và dân doanh phát huy được vai trò và thế mạnh của mình Tăng trưởng kinh tế đạt tấc độ tăng bình quâ hàng năm rất cao (13,5%) Nhờ vậy, thu nhập bình quân đầu người một thán ở Bắc ninh tăng lên liên tục: Năm 1999 là 260,5 ngàn đồng và năm 2002 là 326,5 ngàn đồng.

Thời kỳ từ năm 2002 đến 2005, trong quãng thời gian này có nhiều doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp đi vào sản xuất; nhiều ngành dịch vụ có múc tăng trưởng cao nên tăng trưởng kinh tế đạt tấc độ tăng bình quân hàng năm là 14,12% Nhờ vậy thu nhập bình quân đầu người bình quân đầu người một tháng bình quân tăng liên tục: Năm 2004, là 487,6 nghìn đồng và năm 2005 đạt 265,0 nghìn đồng đến năm 2004, thu nhập bình quân đầu người một tháng ở Bắc Ninh đã vượt mức bình quân cả nước và đứng thứ 3 vùng đồng bằng sông Hồng (sau Hà nội và Hải Phòng).

Về thu nhập, ở khối doanh nghiệp thu nhập bình quân một lao động tháng cao hơn nhiều so với khu vực sản xuất kinh doanh cá thể và hộ gia đình

Tính chung, thu nhập bình quân một lao động /tháng ngành công nghiệp năm 2005 đạt 1.082 ngàn đồng, và đến năm 2010 đã tăng lên 1.675 ngàn đồng Trong 3 khu vực thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có thu nhập giảm là do hầu hết các doanh nghiệp mới thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2001 đến 2005 đều có quy mô nhỏ, lại chủ yếu là lắp ráp và gia công sản xuât Mặt khác có 8 doanh nghiệp đi vào hoạt động vào thời gian cuối năm 2005 nên sản xuất chưa ổn định và hiệu quả chưa cao Tuy nhiên từ năm 2005-2010, các doanh nghiệp đã đi vào quỹ đạo ổn định, lại có sự đầu tư vốn nước ngoài cao, nhu cầu cần nguồn lao động lớn do vậy thu nhập của lao động trong khu vực này đã được tăng lên đáng kể.

Theo các nguồn thu, tỉ trọng thu nhập từ tiền lương, tiền công tăng khá nhanh và tỉ trọng thu từ nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm đáng kể. Năm 1996 tỷ trọng thu từ tiền công, tiền lương chiếm 11,92%, năm 2004 lên đến 25,64% Trong khi đó thu từ nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ 49,04% năm 1996 xuống còn 23,24% Như vậy, cơ cấu nguồn thu nhập có xu hướng chuyển dịch cơ cấu GDP và lao động tăng tỷ trọng các ngành công ghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp Đây là sự chuyenr dịch cơ cấu kinh tế tích cực cần duy trì và thúc đẩy nhanh hơn trong tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Đi đôi với tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống công tác xóa đói giảm nghèo được tiến hành và đạt kết quả cao Bên cạnh các ngành nghề trong nông thôn được quan tâm, tổ chức phát triển thông qua xây dựng các khu, cụm công nghiệp Vì thế đã làm cho đời sống kinh tế của các hộ nghèo đói, các hộ chính sách, các hộ còn khó khăn được nâng lên và yên tâm sản xuất.

Công nghiệp phát triển tạo ra mặt hàng phong phú đa dạng cung ứng kịp thời cho đời sống của nhân dân Các sản phẩm phục vụ trực tiếp như Thực phẩm, đồ uống…và các sản phẩm phụ vụ gián tiếp cho sản xuất kinh doanh như máy móc, thiết bị…

Công nghiệp phát triển làm xã hôi có sự phân hóa mạnh mẽ, theo xu thế và quy luật chung xã hội càng phát triển, thì sự phân biệt giàu nghèo càng rõ rệt Bộ phận giàu có càng giàu hơn (chủ các công ty, doanh nghiệp,…) trong khi đó vẫn tồn tại những bộ phận nghèo nàn với mức thu nhập và đời sống thấp như: công nhân, nông dân thiếu việc làm…

Sự phân hóa xã hội còn thể hiện sự đa dạng các tầng lớp xã hội: Khi công nghiệp và các làng nghề phát triển thì sẽ có rất nhiều tầng lớp như công nhân, nông dân, trí thức, bộ phận lao động tự do không rõ ngành nghề.

Sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và thủ công nghiệp làm tăng thêm thợ thủ công và công nhân trong tỉnh.

Sự phân tầng giai cấp gày càng rõ rệt biểu hiện số lượng công nhân tăng cao còn bộ phận nông dân giảm mạnh Bên cạnh đó tỉnh còn có một số bộ phận lao động nhập cư đến từ các tỉnh khác nhau như: Thái Bình, Hưng Yên, Bắc Giang…một bộ phận không nhỏ lao động trong các khu công nghiệp không chỉ số lượng bộ phận công nhân tăng mà đội ngũ lao động dịch vụ phục vụ công nghiệp cũng tăng theo Trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp có hai bộ phận lao động chính: Lao động trực tiếp và lao động gián tiếp Do ứng dụng khao học kỹ thuật và công nghệ cao nên số lượng lao động sản xuất trực tiếp ít hơn số lượng lao động gián tiếp Phần lớn các nhà áy sản xuất đều có dây chuyền hiện đại nên bộ phận lao động gián tiếp có vị trí vai trò quan trọng

Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội Bắc Ninh biểu hiện không chỉ trong các vùng dân cư sống gần các khu công nghiệp mà còn xuất hiện trong các làng nghề Điều này tạo cho chính quyền địa phương những áp lực cần phải giải quyết khéo léo.

Nhìn tổng thể có thế nhận định rằng phân hóa xã hội Bắc Ninh không sâu sắc và rõ rệt Công nghiệp Bắc Ninh có sự phát triển đồng đều, mỗi huyện đều hình thành các khu công nghiệp và cụm công nghiệp, đặc biệt với sự phân bố 62 làng nghề khắp tỉnh giúp cho kinh tế - xã hội Bắc Ninh phát triển vững bền Nếu như so sánh với nền công nghiệp Bắc Giang (phần lãnh thổ Hà Bắc trước năm 1997) thì càng khẳng định sự bền vững của nền công nghiệp Bắc Ninh Công nghiệp Bắc Giang chủ yếu phát triển trên trục đường quốc lộ 1A không hình thàng các khu công nghiệp ở các huyện đặc biệt số lượng làng nghề truyền thống ít hơn rất nhiều so với Bắc Ninh. Chính vì vậy sự phân hóa của tỉnh Bắc Giang khá sâu sắc. Đây có thể coi là nét đặc trưng đối với các tỉnh có nền kinh tế công nghiệp phát triển như Bắc Ninh Tình trạng phân hóa xã hội ngày càng gia tăng tỉ lệ thuận với sự phát triển của nền kinh tế công nghiệp Nhìn vào những số liệu này ta thấy thời gian và mức độ gia tăng sự phân hóa xã hội ở Bắc Ninh là tương đối chậm và diễn ra trong thời gian khá dài Tuy nhiên, nó có sự tác động nhất định đối với sinh hoạt của nhân dân mặc dù là chưa rõ rệt.

Những hạn chế của công nghiệp Bắc Ninh

Trong hơn 10 năm qua, ngành công nghiệp Bắc Ninh đã khẳng định được vị trí và vai trò lớn trong tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao đời dân cư và giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội… Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nó còn bộc lộ một số yếu kém và khó khăn như sau:

- Các cơ sỏ sản xuất công nghiệp Bắc Ninh tuy phát triển nhanh về số lượng nhưng còn mang nặng tính tự phát, sản xuất kinh doanh thiếu ổn định.

Theo kết quả điều tra các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể 1/10/2005 và điều tra doanh nghiệp 1/3/2006, trên địa bàn Bắc Ninh có 20.964 cơ sở cá thể và 539 doanh nghiệp hiện đang hoạt động sản xuất công nghiệp Các cơ sở này tập trung chủ yếu trong các ngành công nghiệp chế biến 20.963 cơ sở, chiếm 99,9% Trong ngành công nghiệp chế biến, tập trung chủ yếu ở các ngành: chế biến thực phẩm đồ uống (27,4%), ngành may mặc (8%), ngành chế biến lâm sản (7,3%), sản xuất giường, tủ, bàn ghế (30%)…Cơ cấu các cơ sở theo ngành công nghiệp của Bắc Ninh phân bố không đều, tập trung nhiều ở các ngành cần vốn đầu tư không lớn, sản phẩm sản xuất là các mặt hàng thiết yếu nhằm phục vụ trực tiếp cho nhu cầu tiêu dùng của dân cư, khả năng đem lại lãi suất cao và độ rủi ro thấp Những ngành chế biến nông, lâm sản xuất khẩu và một số ngành có hàm lượng công nghệ cao (sản xuất máy móc thiết bị, kỹ thuật điện, điện tử, thiết bị chính xác…) rất cần để tăng thêm năng lực sản xuất nhưng lại chưa được chú ý đúng mức Các cơ sở ở các ngành này đã lại ít có quy mô quá nhỏ, kỹ thuật công nghệ chưa cao.

Doanh nghiệp thuộc khu vực Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối ổn định và có định hướng rõ ràng hơn Một số các doanh nghiệp thuộc khu ngoài Nhà nước liên tục thay đổi ngành nghề, sản phẩm trong sản xuất kinh doanh.

Một số doanh nghiệp được thành lập, nhất là sau khi có Luật Doanh nghiệp chưa có định hướng sản xuất kinh doanh rõ ràng, thành lập theo phong trào Theo số liệu điều tra doanh nghiệp của năm 2006 thì số lượng doanh nghiệp của năm 2005 là 860 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, nhưng doanh nghiệp thực tế hoạt động 539, chiếm 63% so với số doanh nghiệp đã được cấp giấy phép kinh doanh, còn lại 37% số doanh nghiệp tuy đã được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh nhưng chưa đi vào hoạt động hoặc là doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, giải thể và sáp nhập Hầu hết các doanh nghiệp này đều là doanh nghiệp ngoài Nhà nước có quy mô nhỏ, hình thành mang tính tự phát…

- Quy mô cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ, lại phân bố chưa đều:Công nghiệp đạt tăng trưởng nhưng thiếu toàn diện và tính bền vững;một số khu vực sản xuất trên địa bàn đạt kế hoạch sản xuất dưới mức đề ra.Xét tổng thể về giá trị sản xuất công nghiệp và kim ngạch xuất khẩu của tỉnhBắc Ninh thì thành phần vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ lệ rất cao (hiện đã chiếm gần một nửa GTSXCN toàn tỉnh và trên 90% kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn), khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thành phần kinh tế này bị ảnh hưởng nặng nhất Trong khi đó phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa, quy mô nhỏ, năng lực về tài chính hạn chế, trong bối cảnh khủng hoảng đã gặp rất nhiều khó khăn.

Chính vì vậy cần phải nghiên cứu các chính sách để có sự phát triển hài hoà, đồng bộ các thành phần kinh tế trên địa bàn.

- Các cơ sở sản xuất công nghiệp trong điều kiện thị trường chưa phát triển đầy đủ:

- Thị trường lao động: Nguồn nhân lực của Bắc Ninh khá dồi dào, trong đó phổ biến là lực lượng lao động trẻ Cung về lao động lớn hơn nhiều so với cầu, thu nhập bình quân 1 lao động chưa phải là cao Từ năm 2005 -

2010 trên địa bàn tỉnh ngành công nghiệp tiếp cận lao động bình quân mỗi năm trên 3.500 lao động Trong khi các cơ sở còn thiếu lao động tay nghề cao, có kỹ thuật và được đào tạo hệ thống, thì lực lượng lao động của tỉnh lại quá yếu về thiếu trình độ tay nghề Hiện nay, các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn, nhất là các khu công nghiệp đã phải sử dụng người lao động trên địa bàn, nhất là các khu công nghiệp đã phải sử dụng người lao động có trình độ tay nghề, trình độ quản lý ở các tỉnh khác … Như vậy, lao động trên địa bàn vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của sản xuất công nghiệp Hiện tại đang mất cân đối cung- cầu của thị trường lao động kỹ thuật.

Lao động thu hút vào khối doanh nghiệp mỗi năm tăng nhanh, nhưng cơ cấu lao động có trình độ kỹ thuật, lao động được đào tạo lại chưa phù hợp, điều đó cho thấy nhiệm vụ đào tạo lại chưa phù hợp, điều đó cho thấy nhiệm vụ đào tạo nghề cho người lao động cần tiếp tục được chú ý quan tâm hơn nữa, đặc biệt là đối với lao động trong khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước.

- Thị trường vốn: Mặc dù, trên địa bàn hiện nay mạng lưới ngân hàng thuộc các thành phần kinh tế trải khắp các địa phương Một số chi nhánh ngân hàng được đặt tại các khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp làng nghề, nhưng hoạt động tín dụng vẫn còn hạn chế.

Như trên đã phân tích, nguồn vốn của doanh nghiệp sản xuất hiện nay rất thấp Số doanh nghiệp có vốn đầu tư dưới 10 tỷ đồng chiếm tới 90,25%,doanh nghiệp có trên 50 tỷ đồng chỉ chiếm có 3,06% Thực trạng đó nguyên nhân do tiềm lực của các nhà đầu tư chưa mạnh, còn có một nguyên nhân quan trọng là thị trường vốn tuy đã hình thành nhưng chưa hoàn chỉnh, chưa đủ sức đáp ứng nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp.

Nguồn vốn tín dụng, tập trung chủ yếu cho các cơ sở thuộc khu vực Nhà nước Còn ưu thế về vốn vẫn tập trung chủ yếu cho khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Khu vực ngoài Nhà nước và các cơ sở cá thể rất khó tiếp cận với nguồn tín dụng Do vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh khu vực này luôn đặt trong tình trạng thiếu vốn sản xuất…

- Thị trường đất đai và bất động sản Đối với các cơ sở công nghiệp thì đất đai, mặt bằng sản xuất là yếu tố quan trọng hàng đầu Ngay sau khi tái lập tỉnh, Bắc Ninh đã có chủ trương quy hoạch các khu công nghiệp Đến năm 2010 đã có 15 khu công nghiệp tập trung, 28 khu công nghiệp làng nghề và cụm công nghiệp vừa và nhỏ được quy hoạch và đẩy nhanh tiến độ “lấp đầy” Tuy nhiên một số cơ sở sử dụng mặt bằng sản xuất hiện nay chưa hiệu quả (Tiến độ đầu tư xây dựng chậm, xây dựng không đúng quy hoạch được duyệt, một số cơ sở đã được đất nhưng không đầu tư xây dựng…)

Việc mở rộng quyền của cơ sở sản xuất trong việc chuyển nhượng, cho thuê, thuế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của cơ sở sản xuất cùng với việc đẩy nhanh quá trình cấp chứng nhận quyền sử dụng đất còn hạn chế…

- Thị trường dịch vụ: Các loại hình dịch vụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh chậm phát triển Nên nhìn chung các cơ sở sản xuất công nghiệp còn lúng túng trong việc tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật công nghiệp, dịch vụ cung cấp thông tin về thị trường, giá cả, môi trường đầu tư…

Có 4 nguyên nhân cơ bản:

Ngày đăng: 10/07/2023, 07:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w