1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghi luan van hoc

25 8,9K 55

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 178,5 KB

Nội dung

à Hy sinh cho con tất cả mà không hề tính toán… 3.0 * Bình luận: - Trong thực tế , người mẹ nào cũng luôn yêu thương con mình.Bởi lẽ, những đứa con chính là món quà vô giá mà Thượng đế b

Trang 1

Bersot nói: “Trong vũ trụ có lắm kỳ quan, nhưng kỳ quan đẹp nhất là

trái tim của người mẹ” Ý kiến của anh/chị về câu nói trên?

Câu 1: (8 điểm)

* Yêu cầu chung:

1 Yêu cầu về kĩ năng

Biết cách viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng, đạo

lí Bố cục bài văn hợp lí, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả,

dùng từ, ngữ pháp

2 Yêu cầu về kiến thức

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ các ý

chính sau đây:

* Giới thiệu vấn đề nghị luận:

- Bàn về vẻ đẹp của tình mẫu tử, Bersot nói: “Trong vũ trụ có lắm kỳ

quan, nhưng kỳ quan đẹp nhất là trái tim của người mẹ”.

- Câu nói của Bersot đã ca ngợi và khẳng định tình cảm thiêng liêng

trong trái tim của người mẹ dành cho con trong cuộc đời

0.5

* Giải thích nội dung câu nói của Bersot:

- Hiểu nghĩa của kỳ quan (có thể là một công trình kiến trúc hoặc cảnh

vật) đẹp đến mức kỳ diệu hiếm thấy

- Bersot nói: “Trong vũ trụ có lắm kỳ quan” có nghĩa cái đẹp đến mức

kỳ diệu hiếm thấy (ở những công trình kiến trúc hay cảnh vật tự

nhiên) là không ít, nhưng kỳ quan tuyệt hảo nhất là trái tim người mẹ

à Nội dung chính của câu trên là nhằm nói về trái tim người mẹ: kỳ

quan tuyệt hảo nhất

2.5

* Phân tích, chứng minh để thấy được vẻ đẹp tuyệt hảo và thiêng liêng

của tình mẹ: Trái tim người mẹ ở đây là tình cảm của mẹ dành cho

con Đó là tình yêu thiêng liêng nhất không gì có thể sánh được (học

sinh có thể liên hệ với thực tế để nói về đức hi sinh của mẹ suốt đời

cho con)

- Mang nặng đẻ đau…

- Chăm nuôi con khôn lớn…

- Gần gũi chia sẻ những buồn vui với con …

- Lo lắng, dõi theo con từng bước trong cuộc đời

à Hy sinh cho con tất cả mà không hề tính toán…

3.0

* Bình luận:

- Trong thực tế , người mẹ nào cũng luôn yêu thương con mình.Bởi lẽ,

những đứa con chính là món quà vô giá mà Thượng đế ban tặng cho

họ.Nhưng không phải người con nào cũng hiểu được sự thiêng liêng

vô giá từ tình thương của mẹ

- Tuy nhiên, trong thực tế cũng có những bà mẹ bỏ rơi con cái của

mình từ khi mới sinh ra, hoặc vì một ham muốn tầm thường, thấp kém

1.5

Trang 2

nào đó mà lợi dụng con cái của mình – nhưng đó là hiện tượng cá biệt

cần phê phán

- Câu nói của Bersot là lời khẳng định và ngợi ca, tôn vinh sự cao đẹp

của tình mẹ Thức tỉnh những người làm con nào còn vô tâm, bất hiếu

với bậc sinh thành ra mình…

- Đây là một câu nói hay, sâu sắc và ý nghĩa…về đạo lý ở đời của tất

cả những ai là con trên thế gian này với người mẹ của mình

- Chúng ta cần phải có những suy nghĩ, tình cảm, trách nhiệm đúng

mực của mình để đáp lại tình cảm thiêng liêng của mẹ đã dành cho

con

0.5

Câu 1: ( 3 điểm)

Viết một bài văn ngắn ( khoảng 600- 700 chữ) trình bày suy nghĩ của em về

“nơi dựa” của mỗi người trong cuộc sống, từ ý nghĩa của văn bản sau:

Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?

Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào…

Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn

tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.

Và cái miệng nhỏ líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.

Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn

bà kia sống.

Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?

Đôi mắt anh có cái ánh riêng của dôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.

Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.

Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp

nhăn chứa đựng bao nôi cực nhọc gẳng gỏi một đoèi.

Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến

sĩ kia đi qua những thử thách.

( Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB văn học, Hà Nội, 1983)

* Yêu cầu về kĩ năng

- Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội

- Bố cục và hệ thống ý rõ ràng

- Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận ( giải thích, chứng minh, bình luận…)

- Hành văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục

- Không mắc lỗi diễn đạt, không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, trình bày rõ ràng

* Yêu cầu về kiến thức.

- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: Nơi dựa của mỗi người trong cuộc sống.

- Ý nghĩa của văn bản: Ở biểu hiện bên ngoài, người phụ nữ là nơi dựa cho cậu bé, người

Trang 3

chiến sĩ là nơi dự cho bà cụ Tuy nhiên, ở khía cạnh tinh thần, cậu bé cũng là nơi dựa cho người phụ nữ, bà cụ cũng là nơi dựa cho người chiến sĩ.

- Nơi dựa là nơi để mỗi người nương tựa, là nơi tiếp cho họ sức mạnh, niềm tin, động lực sống, nơi mang lại cảm giác ấm áp, bình yên

Có những nơi dựa khác nhau: những người thân yêu; những kỉ niệm, những giá trị thiêng liêng; những không gian, vật chất cụ thể, ưu điểm, mặt mạnh của bản thân…

- Nơi dựa giúp con người cảm thấy bình yên thanh thản, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, có động lực phấn đấu vươn lên…

Ai cũng cần có nơi dựa và mỗi người đều có thể là nơi dựa cho người khác

- Phê phán những người chỉ biết dựa dẫm, lệ thuộc vào người khác hoặc những người chọnnhững nơi dựa không tốt

- Cần trân trọng những nơi dựa tốt đẹp mà mình có được, đồng thời cũng là nơi dựa ý nghĩa cho người khác

* Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa với những bài làm đảm bảo yêu cầu về kĩ năng.

Câu 2 (3 điểm)

Nói về lòng ghen tỵ có người cho rằng: “giữa lòng ghen tỵ và sự thi đua có một

khoảng xa cách như giữa xấu xa và đức hạnh ” còn Et-môn- đô- đơ khuyên : “Đừng

để con rắn ghen tỵ luồn vào trong tim Đó là con rắn độc làm gặm mòn khối óc và đồi

bại con tim”.Hãy phát biểu những suy nghĩ của em về vấn đề nêu trên bằng một bài

văn ngắn không quá một trang giấy thi

Mở bài : (0,25đ)

-Dẫn dắt giới thiệu 2 ý kiến trên khái quát được ý nghĩa của cả 2 câu nói không

nên để cho lòng ghen tỵ tồn tại dù chỉ là trong suy nghĩ mỗi người (0,25đ)

Thân bài :(2,5đ)

-Nêu khái niệm về ghen tỵ và những biểu hiện của lòng ghen tỵ (0,75đ)

-Phân biệt giữa ghen tỵ và thi đua: giữa ghen tỵ và thi đua có một khoảng xa cách

như giữa xấu xa và đức hạnh ( 1đ)

-Tác hại của lòng ghen tỵ :đừng để cho con rắn ghen tỵ luồn vào trong tim

(0,5đ)

- Từ đó nhắc nhở mọi người ý thức sống đúng đắn (0,25đ)

Kết bài : (0,25đ)

-Khẳng định lại giữa ghen tỵ và thi đua là một khoảng cách và giá trị lời khuyên

của Et- môn -đô -đơ

-Nêu ý thức của mình trong việc trau dồi đạo đức

Trang 4

Câu 1(4đ): Tiến sĩ Thân Nhân Trung đời vua Lê Thánh Tông ở thế kỉ

XV đã từng khẳng định: Hiền tài là nguyên khí quốc gia

Hãy viết một bài nghị luận ngắn nêu suy nghĩ của em về điều được nói đến trong câu nói trên.

Yêu cầu về nội dung:

* Giải thích:

- “Người hiền tài” là người có đức độ, tài năng Nếu chỉ có tài mà không có đức,chỉ chăm lo cho bản thân mình thì không giúp ích được gì cho quốc gia, có khi cònlàm hại là đằng khác Ngược lại nếu chỉ có đức mà không có tài thì làm việc gìcũng khó thành công, không là được việc lớn

- “Nguyên khí của quốc gia”(nguyên: căn nguyên, cái gốc; khí: trạng thái tinhthần): người hiền tài là cái gốc, là yếu tố quyết định làm nên một quốc gia vữngmạnh

- Ý cả câu: khẳng định, đề cao vai trò của những người có đức, có tài đối với vậnmệnh của đất nước

ta chẳng thấm gì so với những mất mát, bất hạnh của người khác

* Bàn về vai trò to lớn của người hiền tài với đất nước:

- Bằng khả năng tìm tòi, sáng tạo làm thay đổi vận mệnh của đất nước, thúc đẩy sựphát triển của khoa học, kĩ thuật, văn hoá, xã hội: các nhà khoa học với các phátminh, các nghệ sĩ với những tác phẩm lớn …

- Bằng khả năng lãnh đạo, tập hợp, dẫn dắt quần chúng thực hiện thành côngnhững kế hoạch, dự định, biến ước mơ thành hiện thực: như Trần Hưng Đạo đãcùng vua tôi nhà Trần lãnh đạo nhân dân đánh tan quân xâm lược Mông - Nguyên

ở thế kỉ XIII; hay Bác Hồ lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng tháng Támthắng lợi …

- Bằng uy tín và đức độ trở thành tấm gương sáng có tác dụng cảm hoá, giáo dụcsâu sắc, tạo ảnh hưởng lớn với cộng động trong hiện tại và tương lai: Chu Văn An,Bác Hồ

- Người hiền tài chính là nhân tố có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự pháttriển của mỗi quốc gia và nhân loại Lời nói của Thân Nhân Trung được khắc trênbia đá vừa khẳng định điều ấy, vừa thể hiện sự tôn vinh, ngưỡng mộ của nhân dânvới nhân tài đất nước

- HS bàn về chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với nhân tài đất nước

- Với người học sinh cần phải ra sức học tập, trau dồi tri thức, rèn luyện đạo đức

để mai sau lập nghiệp để trở thành “nguyên khí” quốc gia …

Trang 5

Câu 1 (3 điểm)

Bạn về có nhớ ta chăng,

Ta về nhớ bạn như trăng nhớ trời

Viết một bài văn ngắn không quá hai trang giấy thi nêu suy nghĩ của

em về vấn đề được gợi ra từ hai câu thơ trên.

* Yêu cầu nội dung

- Xác định được rõ vấn đề nghị luận: Tình bạn trong cuộc sống

- Xây dựng một văn bản phải đảm bảo nội dung sau:

-Trong đời sống tinh thần của con người,có rất nhiều tình cảm thiêng liêng như tình cha con,tình thầy trò,bạn bè Nhu cầu về tình bạn là nhu cầu cần thiết và quan trọng,vì vậy mà trong ca dao có nhiều câu,nhiều bài rất cảm động về vấn đề này : Bạn về

có nhớ ta chăng, Ta về nhớ bạn như trăng nhớ trời

- Có những tình bạn lưu danh muôn thuở trong văn chương như Lưu Bình với Dương Lễ,như Nguyễn Khuyến với Dương Khuê Trong cuộc sống xung quanh ta cũng

có rất nhiều tình bạn đẹp

- Vậy thế nào là một tình bạn đẹp ? Theo tôi,trước hết đó phải là một tình cảm chân thành trong sáng,vô tư và đầy tin tưởng mà những người bạn thân thiết dành cho nhau.Tình bạn bước đầu thường được xây dựng trên cơ sở cảm tình nhiều hơn Trong số bạn bè chung trường,chung lớp,ta chỉ có thể chọn và kết thân với một vài người.Đó là những người mà ta có thiện cảm thực sự,hiểu ta và có chung sở thích với ta,mặc dù là cùng hoặc không cùng cảnh ngộ

- Tình bạn trong sáng không chấp nhận những toan tính nhỏ nhen,vụ lợi và sự

đố kị hơn thua.Hiểu biết,thông cảm và sẵn sàng chia sẻ vui buồn sướng khổ với nhau,đó mới thực sự là bạn tốt.Còn những kẻ : Khi vui thì vỗ tay vào Đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai, thì không xứng đáng được coi là bạn

- Một tình bạn đẹp phải biết thông cảm chia sẻ, giúp đỡ nhau vượt quamọi khó khăn để cùng tiến bộ

Câu 2:

Viết bài văn ngắn khoản một trang giấy thi trình bày suy nghĩ về câu nói sau:

Con người sinh ra không phải để tan biến như một hạt cát vô danh Họ sinh

ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu trong tim người khác.

* Về nội dung kiến thức:

- Giải thích ý nghĩa câu nói: Bằng cách nói hình ảnh so sánh, ẩn dụ, câu nói khẳngđịnh con người sinh ra không chỉ để sống một cuộc đời tầm thường, vô vị Đã sinh

ra trong cuộc đời, con người phải khẳng định vai trò tích cực của mình với xã hội,những người xung quanh, phải sống có ích, tốt đẹp

Trang 6

+ Khi có quan niệm sống có ích, sống tốt đẹp ta sẽ thấy cuộc đời đẹp, đángsống.

+ Có cống hiến cho đời bằng những việc làm cụ thể, con người mới có thể

in dấu của mình trong xã hội Và biết sống cho người khác, vì người khác là yêu tốquan trọng có ý nghĩa quyết định để con người in dấu trong tim người khác

- Nêu dẫn chứng minh họa:

+ Cha mẹ in dấu trong tim con cái bằng sự chăm sóc, nuôi dưỡng, tình yêuthương, dạy dỗ chu đáo

+ Có những anh hùng dân tộc in dấu trên mặt đất và trong tim chúng tabằng những hành động chiến đấu phi thường và sự hy sinh anh dũng

+ Các bậc vĩ nhân in dấu trên mặt đất và trong tim chúng ta bằng sự nghiệplừng lẫy, sự đóng góp lớn lao cho cuộc đời bằng tấm gương đạo đức sáng ngời:Bác Hồ, Lê-nin,………

+ Những kẻ sống chủ nghĩa cá nhân, những tên bạo chúa, những tên sốngvới tham vọng điện cuồng Những người sống mà như chết hay sống lay lắt trongcuộc đời, ăn bám gia đình và xã hội không bao giờ in dấu lại trên mặt đất, indấu trong tim người khác

- Nhận thức hành động đúng can có:

Mỗi người sinh ra cần có quan niệm sống tốt đẹp, tích cực, để lại danhthơm, tiếng tốt; biết sống vì người khác, biết đóng góp công sức cho cuộc đờichung (Như học tập, lao động tốt, giúp đỡ người khác, lên tiếng với hành độngxấu chắc chắn sẽ được in dấu lại trên mặt đất, in dấu trong tim người khác

Con đường cùng: Là hoàn cảnh bế tắc, không có lối thoát

- Ranh giới: Là những khó khăn trở ngại

- Sức mạnh: là ý chí, nghị lực, niềm tin vào cuộc sống của con người

Câu nói của Nguyễn Khải đã đề cao vai trò của ý chí nghị lực giúp con người vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống

Trang 7

- Phí phân những con người yếu đuối, dễ gục ngê trước hoăn cảnh khó khăn,

- Cần có niềm tin văo cuộc sống, thường xuyín rỉn luyện ý chí, nghị lực trước những thử thâch trong cuộc sống “ không có hoăn cảnh tuyệt vọng ,chỉ có con người tuyệt vọng trước hoăn cảnh”

Cđu 2 (3,0 điểm):

NGƯỜI ĂN XIN

Một người ăn xin đê giă Đôi mắt đỏ hoe, nước mắt ông giăn giụa, đôi môi tâi nhợt, âo quần tả tơi Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết Ông vẫn đợi tôi Tôi chẳng biết lăm thế năo Băn tay tôi run run nắm chặt lấy băn tay run rẩy của ông:

- Xin ông đừng giận châu! Châu không có gì cho ông cả.

- Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

- Châu ơi, cảm ơn châu! Như vậy lă châu đê cho lêo rồi.

- Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được câi gì đó của ông.

(Tuốc-ghí-nhĩp, dẫn theo Ngữ văn 9, tập một,

NXB Giâo dục, Hă Nội, 2005, trang 22)

Hêy viết một đoạn văn níu những suy ngẫm của em về những điều được gợi ra trong cđu chuyện trín.

Yíu cầu:

* Hình thức: Viết đúng kiểu băi nghị luận.

* Nội dung: Học sinh có thể viết theo nhiều câch khâc nhau, song cần đảm bảo những ý

sau:

- Phđn tích hănh động, cử chỉ, thâi độ, của 2 nhđn vật trong truyện: Anh thanh niín vẵng giă ăn xin

Từ việc phđn tích trín, học sinh níu suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống toât ra từ truyện

- Truyện nói về thâi độ sống, câch ứng xử của con người với con người

+ Sự đồng cảm, tình yíu thương chđn thănh vă câch ứng xử lịch sự lă món quă quýgiâ mă ta tặng cho người khâc

+ Vă khi trao món quă tinh thần ấy cho người khâc thì ta cũng nhận được món quă qủgiâ như vậy

-> Lời khuyín về câch sống, thâi độ sống đối với mọi người

- Cđu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc sống hiện tại?

Cđu 3 ( 3.0 điểm):

Cđu chuyện: Cậu bĩ vă cđy si giă

Bờ ao đầu lăng có một cđy si giă Thđn cđy to, cănh lâ xum xuí, ngả xuống mặt nước Một cậu bĩ đi ngang qua Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoây

Trang 8

khắc tên mình lên thân cây Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:

- Chào cậu bé Tên cậu là gì nhỉ?

- Cháu tên là Ngoan.

- Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!

Mặt cậu bé rạng lên Cậu nói:

- Cảm ơn cây.

- Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? - Cây hỏi.

Cậu bé rùng mình, lắc đầu:

- Đau lắm, cháu chịu thôi!

- Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?

(Theo Trần Hồng Thắng)

Khi nội dung câu chuyện được khép lại cũng chính là lúc một bài học làm người có ý nghĩa sâu sắc được mở ra Em hãy viết một bài văn nghị luận về bài học đó.

1 Về kiến thức:

- Trên cơ sở nắm diễn biến và mối liên hệ của các sự việc, thí sinh cần xácđịnh được bài học toát lên từ câu chuyện đặc biệt là ở lời thoại cuối cùng của nhânvật cây si: “Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?” Bàihọc đó là: những gì mà bản thân mình không muốn thì đừng bắt người khác phải

nhận ( thí sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau về nội dung bài học).

- Thí sinh phải xác định được nội dung bài học được rút ra từ câu chuyệnchính là vấn đề nghị luận mà người làm bài phải triển khai thông qua hệ thốngluận điểm, luận cứ và các phép lập luận Vấn đề nghị luận ấy có thể được triểnkhai bằng nhiều luận điểm và luận cứ khác nhau miễn là có sức thuyết phục Sauđây là một số gợi ý:

+ Từ câu chuyện thí sinh có thể xác định được trong cuộc sống, có nhiều điều

mà bản thân mình không muốn nhận ( sự đau đớn, khổ đau, mất mát, bất hạnh )

Và dù vẫn có lúc không tránh được nhưng bản thân mỗi người không ai mong những điều đó đến với mình

+ Không nên đem lại cho người khác những điều mà mình không muốn (nỗi đau đớn, khổ đau, sự mất mát hay bất hạnh…) dù vô tình hay cố ý

+ Không được ích kỷ hay thờ ơ, dửng dưng, vô tình trước hậu quả của những lời nói hay hành động mà chính bản thân mình đã gây nên đối với người khác và phải biết đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để thấu hiểu, sẻ chia và thông cảm…

Trang 9

+ Mỗi con người không chỉ biết đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho bản thân mà còn cần biết đem lại cho người khác niềm vui, niềm hạnh phúc…

+ Bài học rút ra cho bản thân trong quan hệ với người khác

2 Về kỹ năng:

+ Có kỹ năng xác định được vấn đề nghị luận.

+ Hiểu đúng yêu cầu của đề, biết làm một bài văn nghị luận trong đó có sự kếthợp một cách nhuần nhuyễn các phép lập luận như giải thích, chứng minh, phântích, bình luận…

+ Có kỹ năng triển khai luận điểm, luận cứ, bố cục sáng rõ, diễn đạt trôichảy, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả

Câu 2 ( 3 điểm):

Phương ngôn Bun- ga- ri có câu: Khi ta tặng bạn hoa hồng tay ta còn vương mãi mùi hương Viết một bài văn nghị luận khoảng 600 từ, nêu suy nghĩ của mình được gợi ra từ câu nói trên.

* Yêu cầu: Nghị luân xã hội

- Điều gợi ra từ câu phương ngôn: Hãy giành những gì tốt đẹp

nhất cho những người xung quanh

- Lấy dẫn chứng trong văn học và trong đời sống

* Cần làm rõ:

- Giải thích:

+ Hoa hồng- biểu tượng cho cái đẹp và những giá trị tinh thần

của con người ( niềm vui, hạnh phúc)

+ Khi ta tặng hoa hồng cho ai đó cũng có nghĩa là ta mang đến

cho họ niềm vui, hạnh phúc

+ Tay ta còn vương mãi mùi hương: niềm vui không mất đi, còn

đọng mãi trong ta

-> Khi mang đến cho người khác niềm vui và những điều tốt đẹp

thì tự bản thân ta cũng cảm thấy hạnh phúc

- Khẳng định sự đúng đắn của câu nói

+ Thông thường chúng ta vẫn cho rằng muốn được hạnh phúc

thì trước hết phải tạo cho bản thân niềm vui trong đời sống vật

chất lẫn tinh thần Nhưng ngược lại khi làm cho người khác

được vui thì mình cũng thấy hạnh phúc Sự thật là khi ta mang

lại niềm vui cho người khác thì niềm vui ta cảm nhận đã tự nhân

đôi

+ Dẫn chứng: Không nhất thiết phải tặng người khác những món

quà đắt tiền hay phải bỏ ra quá nhiều thời gian hoặc công sức để

đem lại cho người khác niềm vui Có rất nhiều cách khiến người

khác vui: Một lời chào buổi sáng, một nụ cười thân thiện, một

cử chỉ giúp đỡ người nghèo, nhường ghế xe buýt cho người

già hay một việc làm tình nguyện tại trại trẻ khuyết tật

- Sự sẻ chia niềm vui và hạnh phúc với người khác chính là biểu

Trang 10

hiện của một cách ứng xử văn hoá tốt đẹp của một tinh thần vì

cộng đồng

- Liên hệ trong cuộc sống hôm nay, liên hệ bản thân

* HS cần đảm bảo các ý sau:

1.Giải thích câu nói :

+ Thế kỉ mới: đặt trong chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của

tác giả Vũ Khoan, đây là nhóm từ chỉ thế kỉ XXI, thế kỉ của

khoa học ,công nghệ, của sự hội nhập toàn cầu…

+ Nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại: chỉ thái độ coi trọng, tôn

trọng quá mức ( sùng), bác bỏ, tẩy chay, chê bai ( bài) Yếu tố

bên ngoài( ngoại) Đặt trong văn cảnh, có thể hiểu “ ngoại” là

các yếu tố nước ngoài

+ Nội dung câu nói: khẳng định cả hai yếu tố ( sùng ngoại, bài

ngoại) đều không thể chấp nhận được, vì nó cản trở sự phát triển

của đất nước

Câu 2 (2 điểm):

Người xưa nói : ''Đừng thấy việc thiện nhỏ mà không làm , đừng thấy việc ác nhỏ mà làm''

Em có suy nghĩ gì về lời khuyên trên

- Học sinh giải thích, chứng minh và kết luận được:

+ Việc thiện là việc làm mang đến lợi ích chính đáng, mang lại niềm vui,tình cảm ấm áp cho mình và những người xung quanh, góp phần làm cho xãhội trở nên tốt đẹp

+ Việc ác là những việc làm gây nên những mất mát tổn thương, những hậuquả tiêu cực cho những người xung quanh Làm việc ác có thể có lợi chomình, nhưng lại có hại cho người khác

+ ý nghĩa của câu nói: khẳng định một cách dứt khoát rằng:

Chớ làm điều ác, nên làm việc thiện

+ Làm việc thiện lương tâm luôn thanh thản, thoải mái Làm việc ác lươngtâm luôn bị day dứt, lo sợ, ám ảnh

+ Đây là một lời khuyên có ý nghĩa thiết thực với mỗi người Bởi vì tathường cứ hay vô tình với những điều tưởng như nhỏ nhoi xung quanhnhưng thực ra trong cuộc sống việc thiện hay ác không phụ thuộc vào mức

độ lớn hay nhỏ mà phụ thuộc vào bản chất của nó Đã là việc ác thì dù lớnhay nhỏ vẫn là ác, vẫn bộc lộ sự ích kỷ, dã tâm của người thực hiện và việcthiện dù là việc nhỏ hay lớn thì nó cũng luôn biểu hiện tấm lòng, cái tâmthơm thảo của con người

+ Nhắc nhở mọi người hãy cảnh giác với những suy nghĩ có tính chất nguỵbiện của chính mình

+ Có thái độ dứt khoát trong hành động, thái độ chỉ làm việc thiện khônglàm việc ác dù là nhỏ nhất

Trang 11

- Học sinh giải thích, chứng minh và kết luận được:

+ Việc thiện là việc làm mang đến lợi ích chính đáng, mang lại

niềm vui, tình cảm ấm áp cho mình và những người xung quanh,

góp phần làm cho xã hội trở nên tốt đẹp

+ Việc ác là những việc làm gây nên những mất mát tổn thương,

những hậu quả tiêu cực cho những người xung quanh Làm việc

ác có thể có lợi cho mình, nhưng lại có hại cho người khác

+ ý nghĩa của câu nói: khẳng định một cách dứt khoát rằng:

Chớ làm điều ác, nên làm việc thiện

+ Làm việc thiện lương tâm luôn thanh thản, thoải mái Làm việc

ác lương tâm luôn bị day dứt, lo sợ, ám ảnh

+ Đây là một lời khuyên có ý nghĩa thiết thực với mỗi người Bởi

vì ta thường cứ hay vô tình với những điều tưởng như nhỏ nhoi

xung quanh nhưng thực ra trong cuộc sống việc thiện hay ác không

phụ thuộc vào mức độ lớn hay nhỏ mà phụ thuộc vào bản chất của

nó Đã là việc ác thì dù lớn hay nhỏ vẫn là ác, vẫn bộc lộ sự ích kỷ,

dã tâm của người thực hiện và việc thiện dù là việc nhỏ hay lớn thì

nó cũng luôn biểu hiện tấm lòng, cái tâm thơm thảo của con người

+ Nhắc nhở mọi người hãy cảnh giác với những suy nghĩ có tính

chất nguỵ biện của chính mình

+ Có thái độ dứt khoát trong hành động, thái độ chỉ làm việc thiện

không làm việc ác dù là nhỏ nhất

Chứng minh bằng dẫn chứng thực tế: Việc làm ác của Trịnh Hâm ,

Bùi Kiệm …Những con người tốt bụng ông Ngư , ô Tiều …

Liên hệ rút ra bài học cho bản thân trong cuộc sống về giá trị của việc thiện, có ý

thức làm nhiều việc thiện, lên án những việc làm ác, có thái độ sống tích cực, biết

quan tâm chia sẻ, cư xử độ lượng với những người xung quanh

- Giới thiệu về tác giả Lỗ Tấn và tác phẩm Cố hương

- Hình ảnh con đường là hình ảnh biểu tượng mang tính triết lí và suy ngẫm sâu

sắc của tác giả

2 Thân bài: Cần làm rõ các ý:

Trang 12

- Hình ảnh con đường theo nghĩa đen là con đường thực, con đường ra đi của giađình và nhân vật tôi.

- Theo nghĩa bóng là con đường tương lai của cả dân tộc, của thế hệ trẻ Conđường đó kì thực không có nhưng người ta đi mãi cũng thành đường thôi Nghĩa là

để thành con đường ấy trước hết phải có niềm tin, niềm hi vọng vào tương lai phíatrước Sau đó phải có nhiều người cùng đi, cùng kiên trì một hướng mới có thểhình thành một con đường mới

- Phải chăng Lỗ Tấn đang ngầm muốn nói đến những phong trào dân chủ tiến bộkhông ngăn cách giữa người và người sẽ được thế hệ trẻ đi theo để cứu cả dân tộc

- Liên hệ thực tế cuộc sống về những tấm gương đã tạo nên những con đườngthành công cho dân tộc ( Hồ Chí Minh…)

Người có đức hy sinh không chỉ có tấm lòng nhân ái mà còn

là người biết đặt quyền lợi của người khác, của cộng đồng

lên trên quyền lợi của bản thân mình…(0,5 đ)

- Khẳng định: đức hy sinh là tình cảm cao đẹp, là

phẩm chất cao đẹp của con người Người có đức hy sinh

luôn được moi người yêu mến, trân trọng, có tác dụng cảm

hóa cái xấu,Bắc nhịp cầu nhân ái xóa bỏ hận thù (0,5 đ)

- Liên hệ thực tế để thấy: (1 đ)

/ Có nhiều tấm gương giàu đức hy sinh, quên mình

vì người khác, vì sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước

Bác Hồ chính là biểu tượng cao đẹp nhất của con người hy

sinh quên mình vì nhân dân, vì dân tộc.

/ Tuy nhiên trong cuộc sống cũng còn một số người

có lối sống ích kỷ, chỉ nghĩ đến quyền lợi của cá nhân

mình…

- Đức hy sinh từ lâu đã trở thành tình cảm có tính chất

Ngày đăng: 29/05/2014, 07:23

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w