Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học đảm bảo môn Ngữ văn.
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 1
Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, TốHữu có viết:
…“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc là phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”
( ThơTốHữu _ trang 532)
A. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
-Đề này cần
1.Nội dung ý nghĩa về lẽ sống “vay trả, nhận - cho”, sống phải có ích
.
Đã là chiếc lá thì phải làm xanh cho đời. Đã là con chim thì phải dâng cho đời tiếng ca
lảnh lót, “Tiếng chim hót trong bụi mận gai”.Đã là người thì phải có lẽ sống.Lẽ sống của con
người là phải sống có ích, sống có nhận, có cho, có vay, có trả.
2.Thế nào là lẽ sống đẹp “Có vay có trả,có ích cho đời”
Sống ở đời là đã, mắc nợ. Cha mẹ cho ta cuộc đời, nhân dân đất nước cho ta cho ta nơi ở
thanhbình,cuộc sống bình an, để ta học hành, vui chơi, ăn mặc, chữa bệnh v v Ta phải trả cho
đời bằng cuộc sống có ích, cống hiến
3.Chứng minh bằng thực tế và hình tượng vănhọc
Các anh hùng liệt sĩ Hoàng Văn Thụ,Võ Thị Sáu, Lý Tự Trọng, Nguyễn Văn Trỗi, Đặng
Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc v v là những tấm gương có lẽ sống đẹp.
Hình tượng cô thanh niên xung phong trong thơ Phạm Tiến Duật, “Người mẹ cầm sung”
của Nguyễn Thi về hình tượng người mẹ, chị Sứ v v
4.Phê phán lối sống chưa đẹp của một số bộ phận thanh niên
Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học đảm bảo môn Ngữ văn.
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 2
Một bộ phận thanh niên ngày nay chưa có lẽ sống đẹp, dẫn tới lối sống chưa đẹp. Họ đua
đòi, ăn chơi, lười học, lười làm việc, xa hoa, lãng phí. Họ nhận nhiều hơn cho, vay mà không trả.
Nhiều khi họ trở thành người bất hiếu, vô ơn bạc nghĩa, huỷ hoại cuộc đời họ và phá hoại xã hội
B. BÀI LÀM THAM KHẢO
I/ Mở bài
“Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Vậy
phải sống sao cho “khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ
thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn?”. Để trả lời với tất cả chúng ta câu hỏi đó, trong bài “Một khúc
ca xuân”, TốHữu đã tâm sự bằng những câu thơ giản dị mà rất sâu sắc:
…“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc là phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”
II/ Thân bài
1) Sống phải có ích
Bằng hình ảnh “Nếu là con chim, chiếc lá; Thì con chim phải hót, chiếc là phải xanh”, Tố
Hữu muốn khẳng định trước hết sống phải có ích cho đời. Là con chim không chỉ biết kêu mà
cao hơn nữa phải biết cất tiếng hót ca lanh lảnh hót cho đời, tạo nên những bản nhạc rộn rã tươi
vui cho đất trời. Cũng như vậy, đã là chiếc lá thì chiếc lá phải xanh tươi đưa lại sức sống cho
cây cối, làm mát mắt cho đời và hút nhiều thán khí, nhả ra nhiều ô-xy đem lại sự sống cho con
người và muôn loài vật trên trái đất này. Ngay cả những sinh vật hết sức nhỏ bé như thế, mà
chúng còn biết hiến dâng những gì tốt đẹp nhất, có ý nghĩa nhất giúp ích cho đời. Vậy, chúng ta
là những con người “Chúa tể của trần gian, kiểu mẫu của muôn loài” (Sêch-xpia), là “Hoa của
đất” (tục ngữ), là động vật duy nhất có trí tuệ và tâm hồn, chúng ta phải làm gì và sống ra sao
đây để cùng muôn loài tô điểm cho quê hương, đất nước, cho “Trái đất này là ngôi nhà của
chúng mình” ngày một tươi đẹp hơn.
2) Con người chúng ta phải có lẽ sống đẹp. Mà sống đẹp là có “vay” có “trả” và cao hơn
nữa sống là cống hiến, hy sinh cho đời.
Muốn sống cho xứng đáng tên gọi thiêng liêng cao quý của mình “Con người! Ôi hai tiếng ấy
vang lên mới tự hào và kiêu hãnh làm sao!” (Gor –ki), mỗi chúng ta phải có lẽ sống đẹp. Nghĩa
là phải biết ứng xử một cách đẹp đẽ giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng, với quê
Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học đảm bảo môn Ngữ văn.
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 3
hương đất nước. Nói như Tố Hữu, lẽ sống đẹp là lẽ sống có “vay” thì có “trả”, có “nhận”, thì
phải có “cho”, phải cống hiến hy sinh sức lực, tâm trí, thậm chí là cả sự sống của mình cho đời,
để đời ngày một “đàng hoàng”, “tươi đẹp hơn”.
Mỗi chúng ta giờ đây được sống trên đời, hít thở khí trời, đứng thẳng hai chân kiêu hãnh làm
người, chúng ta đã được nhận quá nhiều từ công sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà tổ
tiên, từ tình yêu thương đùm bọc của bà con, đồng bào, từ sự hy sinh của biết bao anh hùng liệt sĩ
đã đổ máu xương để xây dựng quê hương và giữ gìn đất nước thanh bình tươi đẹp như hôm
nay… Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta đã được thừa hưởng biết bao thành quả của người đi
trước để lại và người khác đem cho. Như thế là chúng ta đã “vay”, đã “mắc nợ” người thân, nhân
dân, đất nước nhiều rồi! Là con người vốn giàu nhân cách và lòng tự trọng, lẽ nào chúng ta nhắm
mắt ăn quỵt được sao? Không! Chúng ta phải “trả”, hơn nữa phải “cho” nhiều hơn những gì mà
chúng ta đã “vay”, đã “nhận”. Đó là hành động vừa đúng với nhân tâm, vừa hợp với Đạo lý “ăn
quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”. Cách đây hơn nửa thiên niên kỷ, thi hào dân tộc
Nguyễn Trãi, một người Việt Nam nhất trong những người Việt Nam nhất trong lịch sử quá khứ
cũng từng đã viết “Ăn lộc phải đền ơn kẻ cấy cày”, đó sao?
3)Chứng minh bằng thực tế.
Trong sự nghiệp xây dựng chính quyền và bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, ở Việt Nam
ta đã có biết bao con người sống rất đẹp cho đạo lý, lẽ sống “trả”, “vay” đó, như Hoàng Văn
Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Nguyễn Viết Xuân, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót,
Nguyễn Văn Trỗi, Lý Tử Trọng, Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc,…Họ sẵn sàng “cho”
cả cuộc đời, sẵn sàng đổ máu mình cho Tổ quốc đơm hoa Độc lập, kết trái tự do. “Và em
nữa. Lưng đèo Mụ Gia, ai biết tên em? Chỉ biết cô gái nhỏ anh hùng. Sống chết từng đêm;
Mà lòng thanh thản lạ: Đâu phải hy sinh, em vinh dự vô cùng”. (Tố Hữu – gửi TNXP).
Noi theo những tấm gương cao đẹp đó, giờ đây, những người đang sống lại tiếp tục hy
sinh, cống hiến tâm trí và sức lực của mình để làm giàu cho Tổ quốc:
“Ta lại hành quân như năm nào đánh Mĩ
Những sư đoàn không súng, lại xung phong
Ta lại thắng như những chàng dũng sĩ
Biến và hoang vu, thành cơm áo hoa hồng.”
(Tố Hữu).
Hàng ngày, hàng giờ trên đất nước ta có biết bao con người đã “cho” đi những giọt mồ
hôi thấm đẫm tâm não để “nhận” lại những công trình khoa học, những sản phẩm lao động;
hoặc “cho” đi những giọt máu đào nhân đạo để cho người bệnh có nụ cười ngọt ngào, vì sự
Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học đảm bảo môn Ngữ văn.
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 4
sống được hồi sinh; hoặc “cho” đi những đồng tiền mà mình tiết kiệm được để cho những
người nghèo, cơ nhỡ có những điều kiện vật chất tối thiểu để hướng cuộc đời về phía tương
lai.
4)Phê phán lối sống chưa đẹp của một số bộ phận thanh niên.
Bên cạnh biết bao con người ngày đêm miệt mài học tập, lao động, cống hiến tài năng
sức lực cho xã hội, đất nước, thì có một bộ phận không nhỏ của thanh niên lại chỉ biết “vay”
và “nhận”, thậm chí còn “nhận” quá nhiều mà không chịu “trả”. Họ đua đòi theo con đường
ăn chơi hưởng lạc: đến với vũ trường, tìm đến “nàng tiên nâu”. “cái chết trắng”, để tiêu vèo
hết cuộc đời trong chốc lát, vi những thú vui vô nghĩa, mà không hề biết hổ thẹn. Những
người có lối sống ích kỷ và bất nhân, vô ơn bạc nghĩa ấy thật đáng phê phán, lên án, phỉ nhổ.
III/ Kết luận
Như vậy, mấy câu thơ giản dị của TốHữu đã thể hiện một lẽ sống biết “vay”-“trả”; “cho”-
“nhận” đúng lương tâm và đạo lí rất đẹp của người Việt Nam xưa nay. Hiểu được lẽ sống đó,
mỗi chúng ta, ở từng cương vị cuộc sống khác nhau, hãy cống hiến hết sức mình, hãy “cho” thật
nhiều và gắng làm “Một mùa xuân nho nhỏ, lặng lẽ dâng cho đời” như nhà thơ Thanh Hải đã
viết:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”
Giáo viên: Nguyễn Quang Ninh.
Nguồn:
Hocmai.vn
. Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học đảm bảo môn Ngữ văn. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 1 Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu có viết: …“Nếu là con. cộng đồng, với quê Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học đảm bảo môn Ngữ văn. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 3 hương đất nước. Nói như Tố Hữu, lẽ sống đẹp là lẽ sống có “vay”. thật đáng phê phán, lên án, phỉ nhổ. III/ Kết luận Như vậy, mấy câu thơ giản dị của Tố Hữu đã thể hiện một lẽ sống biết “vay - trả”; “cho - “nhận” đúng lương tâm và đạo lí rất đẹp của người