6 Định giá có chiết khấu bù trừ

Một phần của tài liệu Tiểu luận "Chính sách giá cả trong các công việc Marketing" pptx (Trang 28 - 31)

a . Định giá có chiết khấu và có chước giảm:

- Chiết khấu tiền mặt: là việc giảm giá cho khách hàng nào mua trả tiền mặt ngay hoặc thanh toán trước thời hạn thỏa thuận. Việc áp dụng giá chiếc khấu tiền mặt giúp cho doanh nghiệp tránh được tình trạng thiếu hụt tiền mặt, đồng vốn xoay nhanh hơn, hạn chế được các khoản nợ khó đòi.

- Chiếc khấu số lượng: Sẽ được giảm giá, chiến lược này nhắm kích thích nhu cầu, tăng thị phần, giảm bớt hàng tồn kho.

- Chiết khấu theo mùa: Là hình thức giảm giá cho các khách hàng mua sản phẩm trái mùa.

- Chước giảm: Có các loại chước giảm như chước giảm đổi hàng, chước giảm cổ đông…

Chước giảm đổi hàng là khi đưa hàng cũ đến mua hàng mới khách hàng được giảm giá.

Chước giảm cổ đông là những khoản tiền cổ đông mà nhà sản xuất trả cho nhà bán lẻ để đổi lấy một thỏa thuận làm nổi bật sản phẩm của nhà sản xuất theo một cách nào đó.

4.7 . Chiến lược định giá cho phối thức sản phẩm:

a. Định giá cho dòng sản phẩm.

Việc định giá sẽ được thực hiện cho từng dòng sản phẩm. Việc định giá theo dòng sản phẩm phải chú ý đến yếu tố khác biệt về chi phí hao tốn cho từng sản phẩm trong cùng một dòng sản phẩm.

b. Định giá sản phẩm tùy chọn.

Áp dụng cho những sản phẩm có phụ kiện đi kèm với sản phẩm chính mà những phụ kiện này

người mua có thể lựa chọn giữa nhiều thức khác nhau.

c. Định giá sản phẩm bổ trợ.

Sản phẩm bổ trợ chính là những sản phẩm được dùng với sản phẩm chính. Thông thường nếu doanh nghiệp sản xuất cả sản phẩm chính lẫn sản phẩm bổ trợ thì giá sản phẩm ch1inh sẽ được định ở mức thấp, giá sản phẩm bổ trợ được định ở mức cao, nghĩa là lợi nhuận dồn chủ yếu vào sản phẩm bổ trợ.

d. Định giá phó phẩm.

Phó phẩm là các sản phẩm có được trong quá trình sản xuất chế biến sản phẩm chính. Bằng cách định giá bán các phó phẩm giảm giá sản phẩm chính để tăng sức cạnh tranh.

e. Định giá sản phẩm trọn gói.

Giá trọn gói là giá một tập hợp các sản phẩm hau dịch vụ đồng bộ và bổ sung cho nhau. Về

nguyên tắc, giá trọn gói phải thấp hơn tổng mức giá của những sản phẩm riêng lẻ và chênh lệch này phải đủ lớn để khuyến khích khách hàng mua trọn gói. 5 . Thay đổi giá.

a. Chủ động thay đổi giá:

- Chủ động giảm giá: giúp doanh nghiệp tăng nhanh sản lượng bán ra. - Chủ động tăng giá: yếu tố tác động chủ yếu đến việc tăng giá sản phẩm là

tình trạng vật giá leo thang, chi phí đầu vào của doanh nghiệp liên tục tăng và đến một lúc nào đó doanh nghiệp phải tính đến việc tăng giá để bảo đảm mức lãi.

b. Phản ứng của người tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh trước việc thay đổi giá: Khi giảm giá sản phẩm, người tiêu dùng có thể có những suy nghĩ như sản phẩm đó đang “bị ế”, chất lượng có thể có vấn đề, sản phẩm giảm giá thì chất lượng cũng giảm theo, sản phẩm cũ,… và do đó họ sẽ dè đặt hơn khi mua sản phẩm. Khi tăng giá sản phẩm, người tiêu dùng có thể có những phản ứng trái ngược như tranh thủ mua nhiều hơn vì cho rằng giá có thể lên nữa.

c. Đáp ứng của doanh nghiệp với những thay đổi giá cả từ phía đối thủ cạnh tranh: Đối với sản phẩm thuần nhất

Đối với sản phẩm không thuần nhất

6. Phân hóa giá trong kinh doanh.

Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp thường làm cơ chế “giá mềm”. Cơ chế làm giá này thể hiện sự linh hoạt và uyển chuyển của các quyết định về giá trong kinh doanh. Một trong những biểu hiện của cơ chế làm giá linh hoạt này là doanh nghiệp thực hiện chính sách phân hóa giá trong kinh doanh. Phân hóa giá trong kinh doanh là việc xác định các mức giá bán khác nhau cho cùng một loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của thị trường và khách hàng. Các chính sách phân hóa giá có thể thực hiện qua nhiều cách khác nhau :

-Phân hóa giá theo thời gian :ở những thời điểm khác nhau,do quan hệ cung-cầu thay dỏi,giá bán của một loại sản phẩm được xác định theo những mức giá khác nhau.

-Phân hóa giá theo không gian: ở những vùng khác nhau, do đặc điểm tiêu dùng,quan hệ cung- cầu, tình hình cạnh tranh và kết cấu chi phí sản phẩm khác nhau, doanh nghiệp áp dụng giá bán sản phẩm khác nhau cho một loại hàng hóa.

-Phân hóa giá theo điều kiện phục vụ : để thỏa mãn nhu cầu đa dạng và tác động vào tâm lí của một nhóm khách hàng khác nhau, các doanh nghiệp thực hiện đa dạng hóa điều kiện phục vụ có mức giá phân biệt.

-Phân hóa giá theo đặc điểm của nhóm khách hàng : để làm giá phân biệt theo nhóm khách hàng khác nhau,doanh nghiệp có thể căn cứ vào các

tiềm thức liên quan trực tiếp tới khách hàng như; khách quen và khách lạ, theo giới tính, theo tuổi tác, theo thu nhập và địa vị xã hội, theo tâm lí của người tiêu dùng…Chiến lược phân hóa giá chỉ đạt hiệu quả cao cho doanh nghiệp nếu có các điều kiện sau:

+ Thị trường có thể phân khúc được và mỗi phân khúc phải có những khác biệt về nhu cầu rõ rệt.

+ Đối tượng được hưởng giá thấp thực sự mua sản phẩm để tiêu dùng chứ không phải mua đi bán lại để hưởng chênh lệch giá.

+ Giá trong các phân khúc doanh nghiệp định giá cao vẫn có thể cạnh tranh được về giá so với các đối thủ.

+ Doanh nghiệp thu được lợi nhuận từ việc bán giá khác nhau cao hơn so với không bán giá khác nhau.

+ Không gây phản ứng đáng kể ở đối tượng khách hàng phải mua giá cao. + Được luật pháp thừa nhận.

Kết Luận

Có thể khẳng định công cụ giá là công cụ giữ vai trò đặc biệt quan trọng để thực hiện nhiều mục tiêu có bản với những mức độ khác nhau của Marketing chiến lược nói riêng, của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của doanh nghiệp trên thị trường.

Một phần của tài liệu Tiểu luận "Chính sách giá cả trong các công việc Marketing" pptx (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w