Đặc điểm sản phẩm của Công ty
* Danh mục sản phẩm : Sản phẩm In rất đa dạng được sản xuất theo hợp đồng gồm có:
- Các loại sách: Sách giáo khoa, Giáo trình, Truyện ngắn, Từ điển, Truyện Kim Đồng.
- Các loại Tạp chí, Đặc san, Báo như: Tạp chí sinh viên, Tạp chí thủy sản, Đặc san Văn hóa, Tạp chí về trẻ thơ, Báo Văn hóa, Tạp chí sân khấu điện ảnh,
- Các loại ấn phẩm khác như: tranh ảnh, bưu thiếp, nhãn màu cho các sản phẩm: rượu, bia, dầu ăn, bánh kẹo, xà phòng, tờ rơi, gấp quảng cáo, các ấn phẩm tuyên truyền,
- Các loại giấy tờ trong các đơn vị sản xuất kinh doanh như: Hợp đồng, đơn xin vay, khế ước
Công ty in và văn hoá phẩm là một doanh nghiệp thuộc ngành in hoạt động độc lập nhưng hiện nay trực thuộc Bộ văn hoá, thể thao và du lịch nên có những đặc thù riêng trong quá trình sản xuất. Đặc điểm cơ bản của công ty là chủ yếu in sản phẩm theo đơn đặt hàng của khách hàng mà không tiến hành in hàng loạt nhằm cung ứng cho thị trường theo con đường truyền thống
* Thời gian sản xuất : Đối với công tác tiêu thụ sản phẩm: do chủ yếu việc sản xuất tiến hành theo đơn đặt hàng của khách hàng nên sau khi ký kết hợp đồng, công ty phải
Chế bản Bình bản Phơi bản
Kiểm tra, Đóng gói, Nhập kho Gấp, Bắt, Khâu, Xén tổ chức thực hiện đúng theo hợp đồng đã ký kết Khi đến hạn, khách hàng sẽ đến nhận sản phẩm do đó công tác tiêu thụ sản phẩm tương đối đơn giản.
- Thời gian ngắn để hoàn thành 1 đơn đặt hàng thường là khoảng 3 ngày đến dưới 2 tuần.
- Thời gian trung bình để hoàn thành 1 đơn đặt hàng thường là khoảng
- Thời gian dài để hoàn thành 1 đơn đặt hàng thường là khoảng 1 tháng đến 2 tháng.
Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty
Là một doanh nghiệp có quy mô lớn, chủng loại sản phẩm đa dạng, do vậy hoạt động sản xuất của công ty được chia như sau
Sơ đồ Quy trình công nghệ In
( Nguồn được cung cấp bởi phòng Điều hành sản xuất)
+ Bộ phận trước in: Phân xưởng chế bản
+ Bộ phận in: Phân xưởng in
+ Bộ phận gia công sách: Phân xưởng sách, bao gồm các tổ: tổ lồng sách, máy gấp, gấp tay, khâu chỉ, đóng sách, bắt sách, máy vào bìa, máy dao, tổ bó gói, tổ vận chuyển, tổ dỡ lô, tổ cán láng. Đây là khối chủ lực và quan trọng nhất của công ty với số lượng lao động trên 200 người, doanh thu đạt gần 100 tỷ đồng.
* Dây chuyền công nghệ là In và gia công sách:
Hai dây chuyền có mối quan hệ khá chặt chẽ với nhau.
- Dây chuyền công nghệ in gồm khâu trước in và khâu in ( Sơ đồ 1-2) : Công ty sản xuất theo phương pháp tiên tiến là OFFSET, trình độ tự động hoá dây chuyền sản xuất được thể hiện qua hệ thống điều khiển ở mức tự động và bán tự động, trình độ kỹ thuật công nghệ ở mức trung bình, máy móc thiết bị được trang bị từ những năm của thập kỷ 90 và vẫn còn phát huy tác dụng trong cạnh tranh trên thị trường Dây chuyền công nghệ này bao gồm phân xưởng in và phân xưởng chế bản
+ Phân xuởng chế bản: là phân xưởng được đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại như máy tính, máy phơi, Tại đây, các bản thảo của khách hàng được đưa vào bộ phận sắp chữ điện tử để tạo ra các bản in mẫu Sau đó các bản in mẫu được sắp xếp theo một trình tự nhất định rồi mới được chuyển tới bộ phận sửa - chụp - bình bản để tạo nên các tờ in theo từng tiêu chuẩn kỹ thuật và được chuyển tới bộ phận phơi bản để hiện hình trên bản nhôm.
+ Phân xưởng in: là phân xưởng có vai trò trọng yếu trong toàn bộ quy trình sản xuất do các tổ máy in đảm nhận Khi nhận được bản khuôn in do phân xưởng chế bản chuyển sang, phân xưởng in sử dụng kết hợp bản in,giấy, mực để tạo ra các trang in theo yêu cầu.
- Dây chuyền gia công sách ( Sơ đồ 1-3) : đã được cơ khí hoá như gấp, bắt, khâu các tay sách, đóng ghim, phay gáy, vào bìa… đều bằng máy, chỉ còn khâu bắt sách và đóng gói là thủ công Thiết bị được bố trí hợp lý, cân đối với bộ phận trước.
Chuẩn bị bản thảo Bản gốc
Phim âm bản Chụp phôi
Ghép ảnh + chữ ấn phẩm cao cấp
Phơi bản in thử In
Sắp chữ bằng vi tính
Sơ đồ Công nghệ In
( Nguồn được cung cấp bởi phòng Điều hành sản xuất)
Ghép ảnh + chữ ấn phẩm thường
Gấp thành tay sách Bắt thành sách
Vào bìa mềm Cắt ba mặt
Kiểm tra (KCS) Đóng gói Ép
Sơ đồ Dây truyền gia công sách
( Nguồn được cung cấp bởi phòng Điều hành sản xuất)
Phòng Tổ chức hành chính
Phòng Kế hoạch vật tư
Phòng điều hành sản xuất
Phòng Kế toán Tài vụ
Các phân xưởng sản xuất có nhiệm vụ sản xuất và chịu sự quản lý trực tiếp của phòng Tại mỗi phân xưởng đều có Quản đốc và Phó quản đốc để theo dõi tình hình sản xuất.
- Tại phân xưởng phải bàn giao máy cho ca sau thì mới được về, nếu ca sau chưa đến thì phải bàn giao máy cho Tổ trưởng hoặc Quản đốc phân xưởng.
- Các phòng, các phân xưởng, các tổ sản xuất phải có trách nhiệm kiểm tra đô đốc công nhân, nhân viên trong phạm vi quản lý thực hiện các quy định.
- Tổ trưởng và trưởng ca thường xuyên kiểm tra, theo dõi nhắc nhở công nhân trong tổ về: sản xuất sản phẩm, năng suất lao động, thời gian làm việc, an toàn lao động,…
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY IN VÀ VĂN HOÁ PHẨM
Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại Công ty
IN VÀ VĂN HOÁ PHẨM:
2.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty :
Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của mỗi doanh nghiệp.
Tại Công ty In và Văn hoá phẩm việc tổ chức sản xuất được chia thành các phân xưởng khác nhau: phân xưởng chế bản, phân xưởng in, phân xưởng gia công sách Mỗi phân xưởng thực hiện một khâu của quy trình sản xuất Mặt khác, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty khá phức tạp, kiểu liên tục, các giai đoạn không thể tiến hành song song, sản phẩm chỉ được xác định khi đã qua giai đoạn cuối cùng Mặc dù chủng loại và sản phẩm của Công ty rất đa dạng như: sách, báo, nhãn mác, tờ rơi, tiêu đề thư,… nhưng chúng đều có một quy trình công nghệ như nhau Xuất phát từ đặc điểm này, Công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ và cho toàn khối in.
2.1.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp :
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu… được dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí phí riêng biệt( phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm, lại sản phẩm,lao vụ…) thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó Trường hợp vật liệu dùng có liên quan trực tiếp đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí không thể tổ chức hạch toán riêng biệt thì phải áp dụng các phương pháp phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng: phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng, theo số lượng sản phẩm…
Chi phí nguyên vật liệu phân bổ cho từng đối tượng Tổng tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng x
Tỷ lệ ( hệ số) phân bổ
Tỷ lệ phân bổ Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng
Trong quá trình sản xuất, khi có nhu cầu về loại nguyên vật liệu nào đó, bộ phận sản xuất lập Giấy đề nghị xuất vật tư và chuyển cho Phòng kế hoạch vật tư Phòng kế hoạch vật tư xem xét nếu thấy hợp lý thì chuyển cho thủ kho để tiến hành xuất kho Khi xuất, thủ kho ghi rõ ngày nhập kho, phiếu nhập kho của lô hàng đó vào giấy đề nghị xuất, sau đó chuyển cho Phòng kế hoạch vật tư để xác nhận đã xuất đúng số lượng chủng loại vật tư theo yêu cầu Định kỳ vào khoảng từ 3 đến 5 ngày, thủ kho tập hợp các giấy để nghị xuất vật tư chuyển cho Phòng kế toán tài vụ để kế toán viết phiếu xuất kho Hiện nay công ty sử dụng giá đích danh để tính giá vốn thực tê hàng xuất kho.
* Vật liệu công ty mua về được nhập theo giá mua thực tế:
Giá mua thực tế = Giá mua trên hóa đơn + chi phí vận chuyển (nếu có)
Do công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên trong trường hợp nguyên vật liệu được nhập từ nước ngoài thì giá mua thực tế còn bao gồm cả thuế nhập khẩu.
Bảng tính giá thành theo từng loại sản phẩm
Nhật ký chứng từ số 7
Sổ cái TK 621 Bảng tổng hợp chi phí NVLTT
Bảng phân bổ của Chi phí
Sơ đồ quy trình ghi sổ của kế toán CP NVLTT
(Nguồn được cung cấp từ phòng Kế toán tài vụ)
- Phiếu xuất kho (xuất từ kho) : Biểu 2-1 trang 16, Biểu 2.2 trang 17, Biểu 2.3 trang 18, Biểu 2.4 trang 19.
- Hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng thông thường (Mua vào không nhập kho mà sử dụng luôn ).
- Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ (Biểu 2-5 trang 20): Dùng số liệu trên Bảng phân bổ Nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ vào Sổ chi tiết TK 621 rồi Bảng kê số 4( Biểu 2-23 trang 63) và Nhật ký chứng từ số 7 (Biểu 2-25 trang 66, Biểu 2-26 trang 68) Cuối tháng, từ Nhật ký chứng từ số
7 vào Sổ Cái TK 621( Biểu 2-7 trang 25).
Biểu 2-1: Phiếu xuất kho VLC cho sản xuất Lê Hữu Phước lên đàng Đơn vị: Công ty In và Văn hóa phẩm
Bộ phận: Phòng kế hoạch - Vật tư
Mẫu số 02 - VT (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng
Họ và tên người nhận hàng: Ông Nguyễn Quốc Đạt Địa chỉ (Bộ phận): Sản xuất in
Lý do xuất kho: Theo định mức sản xuất Lê Hữu Phước lên đàng
Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá
Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Mực in TQ đen 180/P Kg 14 14 42.400 593.600
- Tổng số tiền (viết bằng chữ): Bốn mươi sáu triệu sáu trăm năm mươi chín nghìn không trăm năm mươi đồng.
- Số chứng từ gốc kèm theo: 1 (giấy đề nghị xuất vật tư)
Ngày 02 tháng 01 năm 2010 Thủ kho
Biểu 2-2: Phiếu xuất kho VLC cho sản xuất Bác Hồ ở Pháp Đơn vị: Công ty In và Văn hóa phẩm
Bộ phận: Phòng kế hoạch - Vật tư
Mẫu số 02 - VT (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ -
BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Họ và tên người nhận hàng: Ông Nguyễn Quốc Đạt Địa chỉ (Bộ phận): Sản xuất in
Lý do xuất kho: Theo định mức sản xuất Bác Hồ ở Pháp
Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá
Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất
1 Mực in TQ đen 180/P M0001 Kg 22 22 42.400 932.800
- Tổng số tiền (viết bằng chữ): Bẩy mươi mốt triệu hai trăm linh một nghìn năm trăm mười ba đồng.
- Số chứng từ gốc kèm theo: 1 (giấy đề nghị xuất vật tư)
Ngày 02 tháng 01 năm 2010 Thủ kho
Biểu 2-3: Phiếu xuất kho VLP cho sản xuất In Đơn vị: Công ty In và Văn hóa phẩm
Bộ phận: Phòng kế hoạch - Vật tư
Mẫu số 02 - VT (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ –
BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Họ và tên người nhận hàng: Ông Hoàng Văn Tân Địa chỉ (Bộ phận): Sản xuất in
Lý do xuất kho: Chạy máy
Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá
Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất
- Tổng số tiền (viết bằng chữ): Tám triệu hai trăm tám mươi tám nghìn bốn trăm năm mươi hai.
- Số chứng từ gốc kèm theo: 1 (giấy đề nghị xuất vật tư)
Biểu 2-4: Phiếu xuất kho CCDC cho sản xuất In Đơn vị: Công ty In và Văn hóa phẩm
Bộ phận: Phòng kế hoạch - Vật tư
Mẫu số 02 - VT (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) ơ
Họ và tên người nhận hàng: Ông Nguyễn Quốc Đạt Địa chỉ (Bộ phận): Sản xuất in
Lý do xuất kho: Xuất thay thế, sửa chữa Xuất tại kho:
Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá
Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất
- Tổng số tiền (viết bằng chữ): Sáu trăm sáu mươi tư nghìn đồng chẵn.
- Số chứng từ gốc kèm theo: 1 (giấy đề nghị xuất vật tư)
Ngày 05 tháng 01 năm 2010 Thủ kho
Cuối tháng, dựa vào các phiếu nhập, xuất kho kế toán lập bảng tổng hợpNhập - Xuất - Tồn và bảng phân bổ NVL, CCDC
Biểu 2-5: Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
BizB Đơn vị: Công ty In và Văn hóa phẩm
Bộ phận: Sản xuất in
Mẫu số 02 - VT (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU
Ghi Có TK Ghi Nợ TK
- Lê Hữu Phước lên đàng 46.659.050
- Từ số liệu trên Bảng phân bổ Chi phí NVL, CCDC (Bảng 2-5 trang
20) vào Bảng kê số 4( Biểu 2-22 trang 63) và Nhật ký chứng từ số 7( Biểu 2-
24 trang 66, Biểu 2-25 trang 68) và Sổ chi tiết TK 621( Biểu 2-6 trang 22) Từ Nhật ký chứng từ số 7 kế toán vào sổ cái TK621( Biểu 2-7 trang 25).
- Sổ chi tiết Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp ( Biểu 2-6 trang 22): Sổ này được mở chi tiết theo sản phẩm sản xuất trong kỳ.
Biểu 2-6: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 621 Đơn vị : Công ty In và Văn hoá phẩm Mẫu số S36 – DN Địa chỉ : 83 Hào Nam- ĐĐ- HN ( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH
- Tên phân xưởng: Sản xuất In Ngày tháng
Ghi Nợ Tài khoản ghi sổ
Số hiệu Ngày tháng đối ứng Tổng
Chia ra số tiền LHP lên đàng
- Số phát sinh trong kỳ 31/01 BPBNV
Xuất vật liệu sản xuất 152 140.327.95
-Cộng phát sinh trong kỳ
Người ghi sổ Kế toán trưởng
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên)
TK 621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí nguyên, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí: phân xưởng, bộ phận sản xuất, nhóm sản phẩm…
Bên Nợ: Tập hợp chi phí nguyên,vật liệu trực tiếpcho sản xuất sản phẩm.
- Giá trị vật liệu xuất dùng không hết.
- Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp.
Tài khoản 621 cuối kỳ không có số dư.
* Hạch toán các nghiệp vụ:
- Xuất kho nguyên,vật liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm:
Nợ TK 621 – Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp
Có TK 152 – Nguyên, vật liệu
- Trường hợp nhận nguyên vật liệu về không nhập kho mà xuất dung trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, căn cứ giá thực tế xuất dùng ghi:
Nợ TK 621 – Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp
Nợ TK 133(1) - Thuế GTGT được khấu trừ ( nếu có)
Có TK 331, 111, 112 - Vật liệu mua ngoài
Có TK 411 - Nguồn vốn hình thành
- Ghi giá trị vật liệu xuất dùng không hết nhập trả lại kho, ghi:
Nợ TK 152 – Nguyên, vật liệu
Có TK 621 – Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp
- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng để tính giá thành của sản phẩm hoàn thành, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 621 – Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp
- Bảng kê số 4( Biểu 2-22 trang 63): Dùng để tổng hợp số phát sinh Có của các Tài khoản 152, 153 đối ứng với Nợ các Tài khoản 621 được tập hợp theo từng phân xưởng sản xuất và chi tiết cho từng sản phẩm.
- Nhật ký chứng từ số 7 (Biểu 2-24 trang 66, Biểu 2-25 trang 68): Dùng để tổng hợp toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để phản ánh số phát sinh bên Có các Tài khoản đến chi phí sản xuất TK 152, 153 và dùng để ghi Nợ Tài khoản 621 Số liệu tổng cộng ở Nhật ký chứng từ số 7 được sử dụng để ghi Sổ Cái TK 621 (Biểu 2-7 trang 25 ).
Biểu 2-7 : Sổ cái TK 621 - CP NVLTT Đơn vị: Công ty In và Văn hóa phẩm Địa chỉ: 83 Hào Nam - ĐĐ - HN
Mẫu số S05 - DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-
BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Dùng cho hình thức Nhật ký - Chứng từ Tài khoản 621 - CP NVLTT
TK, đối ứng với Nợ TK này
(Ký, họ tên, đóng dấu)
2.1.3 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty :
Chi phí phân công trực tiếp là khoản thù lao của công nhân lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các sản phẩm lao vụ, dịch vụ ( là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân sản xuất sản phẩm) : tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất lương ( phụ cấp độc hại, phụ cấp làm đêm, phụ cấp làm thêm giờ…) Ngoài ra chi phí phân công trực tiếp còn gồm các khoản đóng góp cho quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ do doanh nghiệp chịu và được tính vào chi phí kinh doanh với tỉ lệ nhất định.
Chi phí phân công trực tiếp là một bộ phận cấu thành nên giá thành sản phẩm do đó việc tính toán đầy đủ, chính xác, kịp thời và hợp lý cũng như việc thanh toán kịp thời cho người lao động có ý nghĩa rất lớn trong vấn để quản lý lao động, quản lý tiền lương cũng như khuyến khích người lao động sản xuất tiến tới quản lí tốt chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận và cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên.
Hàng tháng công ty thực hiện thanh toán lương cho công nhân viên theo hai đợt: tạm ứng kỳ I vào ngày 16 hàng tháng và thanh toán số còn lại vào kỳ II ngày mùng 2 tháng sau.
Hiện nay công ty đang áp dụng hai hình thức trả lương cho công nhân viên: Đối với công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm: trả lương sản phẩm. Đối với cán bộ làm công tác quản lý: trả lương thời gian.
Ngoài ra, do phần khối lượng của công ty là in ấn theo các đơn đặt hàng nên nhu cầu huy động công nhân làm thêm giờ là rất lớn, nên công ty cũng xây dựng đơn giá làm thêm giờ cho công nhân trong thời gian làm thêm đó.
Công ty đang áp dụng mức lương cơ bản của Doanh nghiệp loại 1 là
+ Hình thức trả lương thời gian được tính theo công thức:
Mức lương cơ bản x Hệ số lương + Phụ cấp chức vụ x Số công
Số ngày làm việc trong tháng
- Phụ cấp chức vụ = Mức LCB x HSLx Tỷ lệ Đối với trưởng phòng: 0,5 Đối với phó phòng: 0,4 Đối với quản đốc phân xưởng: 0,2 Đối với phó quản đốc: 0, 15
- Phụ cấp khác = ( lương sản phẩm + lương thời gian) x hệ số SP Đối với quản đốc phân xưởng: 0,2 Đối với phó quản đốc phân xưởng: 0,15
- Đối với người ốm đau, thai sản, con ốm … hưởng BHXH:
Mức lương cơ bản x Hệ số lương + Phụ cấp chức vụ x số công x 75%
Số ngày làm việc trong tháng
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY IN VÀ VĂN HOÁ PHẨM
Đánh giá chung về thực trạng kế toán CPSX và tính giá thành sản xuất của sản phẩm tại Công ty
Qua tìm hiểu thực tế công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm ở Công ty In và Văn hoá phẩm, em thấy rằng nhìn chung việc quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty tương đối chặt chẽ, được thực hiện hợp lý và đầy đủ theo định kỳ hàng tháng đã cung cấp kịp thời, nhanh chóng cho ban lãnh đạo công ty, để từ đó lãnh đạo công ty nắm rõ tình hình biến động các khoản chi phí trong giá thành và tăng lợi nhuận cho Công ty.
Ngoài ra, đội ngũ nhân viên kế toán của Công ty được bố trí khoa học, hợp lý, trình độ cán bộ kế toán không ngừng được nâng cao, thường xuyên đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và luôn thực hiện tốt phần hành kế toán của mình Giữa phòng kế toán và bộ phận quản đốc phân xưởng có mỗi liên hệ chặt chẽ là cơ sở góp phần đáp ứng yêu cầu công tác kế toán, tránh trùng lặp trong hạch toán, dễ kiểm tra, đối chiếu Tuy nhiên bên cạnh đó cũng bộc lỗ những khuyết điểm đòi hỏi phải có giải pháp thiết thực hơn.
3.1.1 Những ưu điểm cơ bản:
* Về chứng từ tài khoản kế toán:
Hiện nay công ty đang sử dụng hệ thống tài khoản theo quyết định số 15/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính ban hành Trong việc tập hợp cho chi phí sản xuất, công ty phân theo 3 khoản mục:Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( TK 621), chi phí nhân công trực tiếp ( TK 622), chi phí sản xuất chung ( TK 627) để theo dõi.Trong đó TK 622 được theo dõi cụ thể cho từng bộ phận sản xuất giúp cho việc quản lý giờ công và tính tiền công được thuận lợi Còn TK 627 được chi tiết ra thành các tiểu khoản làm cho việc theo dõi các khoản chi phí được cụ thể, rõ ràng Các chi phí này đế cuối kỳ kế toán tập hợp vào TK 154 để phục vụ cho việc tính giá thành.
* Về bộ máy kế toán:
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán phù hợp với quy mô, đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo cho việc luân chuyển chứng từ một cách khoa học, hợp lý, đáp ứng nhanh chóng việc ghi chép, kiểm tra và đối chiếu số liệu.
Thông qua công tác hạch toán kế toán mà các thông tin tình hình sản xuất của Công ty được phản ánh kịp thời và phục vụ cho việc đưa ra các quyết định chính xác và phù hợp Bên cạnh đó, công tác phân tích tài chính của Công ty tốt cho thấy những ưu nhược điểm của việc sản xuất kinh doanh.
Công tác đào tạo nhân viên phòng kế toán ngày càng được nâng cao trình độ tay nghề nên các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được hạch toán đầy đủ, chính xác.Việc tổ chức báo cáo với cấp trên luôn đúng thời hạn, đầy đủ, rõ ràng.
* Về sổ sách kế toán:
Là một công ty tương đối lớn, các nghiệp vụ phát sinh hàng tháng rất nhiều, do vậy công ty sử dụng hình thức Nhật ký - Chứng từ Đây là hình thức kế toán phức tạp, công việc ghi sổ tương đối vất vả so với các hình thức ghi sổ khác Tuy nhiên, trên cơ sở tuân thủ quy định chung của chế độ kế toán về mẫu sổ, kế toán của công ty đã thực hiện phản ánh CP NVLTT và CP NCTT ngay trên Bảng kê số 4 vì vậy không cần sử dụng đến các sổ chi tiết đối với hai khoản mục chi phí này giúp giảm bớt được khối lượng công việc ghi chép không cần thiết, nâng cao hiệu quả công việc.
Sổ sách kế toán được ghi chép rõ ràng, không tẩy xóa, nếu có sửa chữa thì theo đúng chế độ, việc nhập số liệu trên máy tính được thực hiên một cách chính xác, khoa hoc, hợp lý Việc bảo quản sổ sách luôn được chú trọng, tất cả sổ sách được để trong tủ tài liệu ngăn nắp, các chứng từ số liệu được bảo mật, phân loại sổ sách rõ ràng giúp cho việc sử dụng hay kiểm tra được dễ dàng.
* Đối với kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành:
- Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên đã đáp ứng được yêu cầu theo dõi thường xuyên, liên tục tình hình chi phíđặc biệt là chi phí NVL.
- Công ty cũng đã xác định rõ đối tượng kế toán CPSX và kỳ tính giá thành phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ của công ty Giúp kế toán làm việc có hiệu quả và đáp ứng được những yêu cầu quản lý và phù hợp với tình hình thực tế của công ty
Các chi phí phát sinh trong kỳ kế toán được phân loại một cách chí hợp lý cho các đối tượng chi phí, đơn giản, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tính giá thành sản phẩm cuối kỳ.
Bên cạnh những ưu điểm đó thì vẫn còn một số điểm chưa hoàn chỉnh, chưa đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện đổi mới kinh tế hiện nay từ đó dẫn tới một số khó khăn trong công tác quản lý công ty.
3.1.2 Những hạn chế cần hoàn thiện:
Công ty không tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất Tiền lương công nhân nghỉ phép khi phát sinh sẽ được hạch toán trực tiếp vào TK 622 và vào các dịp nghỉ lễ, tết, hè số công nhân nghỉ phép trong thời gian này sẽ nhiều lên, ảnh hưởng đến chi phí giá thành Do đó việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất một cách hợp lý đều đặn sẽ hạn chế được những biến động của CP sản xuất và giá thành.
Trong các khoản trích theo lương, Công ty chưa có Bảo hiểm thất nghiệp như theo quy định mới của Bộ Tài chính.
Hàng tồn kho của Công ty cũng chiếm tỷ trọng lớn , nguyên vật liệu còn tồn lại nhiều chậm luân chuyển làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Ngoài ra, Công ty còn chưa có trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho vào TK 159 - Dự phòng giảm giá hang tồn kho.
Hiện nay Công ty chưa tiến hành trích trước chí phí sửa chữa lớn
TSCĐ Điều nay có thể gây tăng chi phí sản xuất lên Do vậy dể giảm thiểu rủi ro, và chi phí sản xuất tăng vọt Công ty nên trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ.